Đề tài Thiết lập cấu trúc vốn và các biện pháp giảm thấp chi phí sử dụng vốn tại công ty cổ phần cảng rau quả
ứng với mỗi mức độ đòn bẩy tài chính khác nhau thì sẽ cho chúng ta một mức thu nhập khác nhau của chủ sở hữu. nhìn vào bảng trên ta thấy rằng với mức độ đòn bẩy từ khoảng 45% đến 60% là đem lại thu nhập cao nhất cho chủ sở hữu với tỷ suất sinh lời là từ 16.17% đến 16.56% hay thu nhập trên mỗi cổ phần là từ 16.170 đồng đến 16.560 đồng. như vậy bây giờ ta thấy rằng mức độ đòn như giai đoạn trước là không còn phù hợp với giai đoạn khi công ty đã phát triển đã tạo được vị thế của mình trên thị trường. nếu ở giai đoạn này mà công ty vẫn còn duy trì cấu trúc vốn như ở giai đoạn khởi sự thì tỷ suất sinh lời trên vốn cổ phần (roe) chỉ vào khoảng 15.94% mà thôi chưa đạt được mục tiêu tối đa hóa thu nhập cho cổ đông.
84 trang |
Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 958 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thiết lập cấu trúc vốn và các biện pháp giảm thấp chi phí sử dụng vốn tại công ty cổ phần cảng rau quả, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợ vay giảm và tỉ trọng vốn cổ phần tăng lên mà như ta đã thấy ở trên vốn cổ phần có chi phí cao hơn nợ rất nhiều (chi phí sử dụng vốn cổ phần năm 2003 là 23.78%, năm 2004 là 22.27%; chi phí sử dụng nợ bình năm 2003 là 13.97%, năm 2004 là 15.18%). Chính điều này làm cho chi phí sử dụng bình quân của Doanh nghiệp năm 2004 này giảm đi so với năm 2003.
Như vậy, chi phí sử dụng vốn cùng với cấu trúc vốn năm thay đổi đã tác động đến thu nhập của chủ sở hữu như thế nào? Để biết được điều này chúng ta tiếp tục phân tích tác động của cấu trúc vốn đến thu nhập và rủi ro của chủ sở hữu.
IV. PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC VỐN ĐẾN DOANH LỢI VÀ RỦI RO:
Trước khi phân tích tác động của cấu trúc vốn đến thu nhập và rủi ro của chủ sở hữu ta sẽ xem xét tình hình hoạt động của Doanh nghiệp để xem Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả cấu trúc vốn như hiện nay hay không? Bởi vì kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh được phản ánh qua tỉ suất sinh lời trên tổng tài sản, cho nên trước tiên chúng ta cần phải biết tỉ suất sinh lời này của Doanh nghiệp như thế nào?
Phân tích tỉ suất sinh lợi trên tổng tài sản:
Với cấu trúc như trên, tỉ suất sinh lợi trên tổng tài sản của Công ty qua hai năm như sau:
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
2003
2004
Chênh lệch
Số
tiền
Tỉ
trọng
Số
tiền
Tỉ
trọng
Số
tiền
Tốc độ tăng giảm
Vốn cổ phần
25.273
62.6%
25.735
72.17%
462
1.83%
Nợ dài hạn
15.101
37.4%
9.923
27.83%
-5.178
-34.28%
Tổng nguồn vốn
40.374
100%
35.658
100%
-4.716
-11.68%
Với cấu trúc vốn như trên tỉ số sinh lời đạt được qua hai năm của Công ty là :
ĐVT : triệu đồng
Chỉ tiêu
2003
2004
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT)
8.119
7.517
Lợi nhuận sau thuế (EAT)
6.009
5.732
Tổng tài sản
40.374
35.685
EBIT/ Tổng tài sản
20.11%
21.06%
EAT/ Tổng tài sản
14.88%
16.06%
Từ bảng phân tích trên ta có thể rút ra những nhận xét như sau:
Nhìn vào bảng tỉ suất sinh lời ta thấy qua hai năm Doanh nghiệp đều hoạt động có lời và tỉ suất sinh lời trên tổng tài sản năm 2004 này cao hơn năm 2003 (năm 2004 tỉ suât sinh lời trước thuế và lãi vay trên tổng tài sản (ROA) là 21.06%, trong khi năm 2003 thì tỉ số này chỉ bằng 20.11% đặc biệt là cao hơn chi phí sử dụng nợ rất nhiều (năm 2003 rD = 13.97%, năm 2004 rD = 15.18%) điều này cho thấy Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả . Như vậy về số tuyệt đối thu nhập trước thuế và lãi vay năm 2004 thấp hơn so với năm 2003 nhưng về số tương đối thì tỉ suất sinh lợi trước thuế và lãi vay trên tổng tài sản năm 2004 lại cao hơn năm 2003 điều này cho chúng ta thấy rằng năm 2004 Công ty sử dụng tổng tài sản có hiệu quả hơn năm 2003 bởi vì năm 2004 sử dụng nguồn vốn ít hơn năm 2003 nhưng lại tạo ra tỉ suất sinh lợi cao hơn.
Năm 2004 không những tạo ra tỉ suất sinh lời trước thuế và lãi vay trên tổng tài sản (ROA) cao hơn năm 2003 (năm 2004 tỉ suất sinh lời sau thuế trên tổng tài sản là 16.06% trong khi đó năm 2003 thì tỉ suất sinh lời sau thuế trên tổng tài sản chỉ là 14.88%). Điều này cho ta thấy rằng tổng thu nhập mà chủ sở hữu được hưởng trên tổng tài sản năm 2004 cao hơn năm 2003.
Như vậy, liệu rằng tỉ suất sinh lợi trước thuế và lãi vay trên tổng tài sản cùng với tỉ suất sinh lời sau thuế trên tổng tài sản năm 2004 cao hơn năm 2003 thì tỉ suất sinh lời sau thuế trên vốn cổ phần và thu nhập trên mỗi cổ phần của chủ sở hữu năm 2004 có cao hơn năm 2003 hay không? Để trả lời được câu hỏi này chúng ta sẽ xem xét tiếp vấn đề sau đây.
Phân tích tác động của cấu trúc vốn đến thu nhập và rủi ro của chủ sở hữu thông qua phân tích mối quan hệ giữa EBIT và EPS:
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
2003
2004
Chênh lệch
số
tiền
Tốc độ tăng giảm
Tổng doanh thu
160.543
175.293
14.750
9.19%
Tổng chi phí
152.524
167.776
15.352
10.07%
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay
8.119
7.517
-602
-7.41%
Lãi vay
2.110
1.506
-604
-28.63%
Lợi nhuận trước thuế
6.009
6.011
2
0.03%
Thuế thu nhập Doanh nghiệp
0
279
279
-
Lợi nhuận sau thuế
6.009
5.732
-277
-4.61%
Vốn cổ phần
25.273
25.735
462
1.83%
Tỉ suất sinh lợi trên vốn cổ phần (ROE)
23.78%
22.27%
-1.51%
6.35%
Số lượng cổ phần
252.730
257.350
4.620
1.83%
Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS)
23.780
đồng
22.270
đồng
150
đồng
6.35%
Chúng ta cần lưu ý trong bảng phân tích trên chỉ có thu nhập trên mỗi cổ phần có đơn vị tính là đồng còn những chỉ tiêu khác trong bảng đều được tính theo đơn vị là triệu đồng.
Từ bảng phân tích trên ta có thể rút ra những nhận xét như sau:
Nhìn chung qua hai năm ta thấy thu nhập của chủ sở hữu cụ thể là ROE và EPS của Công ty là khá cao (năm 2003 ROE = 23.78%, EPS = 23.780 đồng, năm 2004 tuy thu nhập của chủ sở hữu có giảm đi chút ít nhưng vẫn cao là ROE = 22.27%, EPS = 22.270 đồng). Như vậy qua hai năm Công ty làm ăn khá hiệu quả mang lại thu nhập cao cho chủ sở hữu. Năm 2004 ROE thấp hơn năm 2003 là 1.51% hay đã giảm đi 6.35% như vậy thì có phải năm 2004 có phải thu nhập của chủ sở hữu đang biến động theo chiều hướng xấu hay không? Để biết được điều này chúng ta sẽ lần lượt phân tích các yếu tố tác động đến thu nhập của chủ sở hữu.
Thứ nhất là như đã phân tích ở phần trên ta thấy vốn cổ phần của Công ty năm 2004 đã tăng 462 triệu hay tăng 1.83% so với năm 2003.
Thứ hai là do lợi nhuận sau thuế (EAT) lại không tăng lên mà ngược lại còn giảm đi 277 triệu đồng hay giảm 4.61% so với năm 2003 (năm 2003 EAT = 6.009 triệu đồng đến năm 2004 thì EAT giảm còn 5.732 triệu đồng). Mà ta biết rằng ROE = cho nên tử số giảm (EAT giảm), mẫu số tăng (vốn cổ phần tăng) sẽ làm cho ROE giảm đi nhanh hơn nữa.
Như vậy, cả vốn cổ phần AET đều góp phần làm cho ROE giảm đi. Tuy nhiên chúng ta cũng chưa có thể kết luận rằng khi ROE năm 2004 giảm đi so với năm 2003 thì năm 2004 Doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả hơn năm 2003. Bởi vì chúng ta vừa phân tích trên ROE giảm một phần là do EAT giảm và lợi nhuận sau thuế này cũng chính là phần tổng thu nhập mà chủ sở hữu nhận được, và EAT của Doanh nghiệp giảm đi so với năm 2003 còn chịu tác động của rất nhiều nhân tố khác nữa như : EBIT, lãi vay, thuế thu nhập Doanh nghiệp . Để có một kết luận chính xác hơn, bây giờ chúng ta sẽ xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến EAT :
Thứ nhất là : lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) :
Như chúng ta đã biết EBIT của Doanh nghiệp là do doanh thu và chi phí quyết định. Nhìn vào bảng phân tích ta thấy rằng EBIT năm 2004 đã giảm đi 602 triệu đồng hay giảm 7.41% so với năm 2003 (như vậy EBIT của Doanh nghiệp giảm có phải là do năm 2004 Doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả hay không? Nguyên nhân là do đâu?
- Ta thấy rằng năm 2004 doanh thu của Công ty đã tăng 14.720 triệu đồng hay tăng 9.19% so với năm 2003 (năm 2003 doanh thu của Công ty đạt được là 160.543 triệu đồng, năm 2004 thì doanh thu đạt được đã tăng lên được là 175.293 triệu đồng), điều này cho chúng ta thấy rằng việc kinh doanh của Doanh nghiệp hiệu quả hơn so với năm 2003.
Vậy vấn đề còn lại chắc chắn là do chi phí của Doanh nghiệp có vấn đề cho nên mới làm cho EBIT năm 2004 giảm đi so với năm 2003. tình hình chi phí của Doanh nghiệp như sau :
Tình hình chi phí (không bao gồm lãi vay).
ĐVT : triệu đồng
Chỉ tiêu
2003
2004
Giá vốn hàng bán
133.022
151.633
Chi phí bán hàng
4.170
4.311
Chi phí quản lý Doanh nghiệp
14.561
10.550
Chi phí tài chính
310
43
Chi phí khác
361
1.239
Tổng chi phí
152.424
167.776
Như vậy nhìn vào bảng tóm tắt tình hình chi phí tại Công ty ta thấy rằng chi phí năm 2004 tăng 15.352 triệu đồng hay tăng 10.07% so với năm 2003 là do tuy các chi phí như chi phí bán hàng, chi phí quản lý Doanh nghiệp , ta thấy năm 2004 Doanh nghiệp đã quản lý tốt hơn nhưng còn về giá vốn hàng bán (chi phí chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng chi phí của Doanh nghiệp) lại tăng lên rất nhiềuhay nói cách khác là Doanh nghiệp đã kiểm soát giá vốn hàng bán chưa tốt. Chính điều này đã làm cho chi phí của Doanh nghiệp tăng nhiều hơn số tiền tăng của doanh thu mà EBIT = Doanh thu – Chi phí do đó mà làm cho EBIT đạt được năm 2004 thấp hơn năm 2003.
Như vậy ta có thể kết luận rằng tuy việc kinh doanh của Doanh nghiệp năm 2004 có hiệu quả hơn năm 2003 nhưng do Doanh nghiệp kiểm soát giá vốn hàng bán chưa tốt nên đã làm cho EBIT năm 2004 giảm đi so với năm 2003. khi EBIT năm 2004 giảm đi so với năm 2003, nó cũng góp phần làm cho lợi nhuận sau thuế giảm (EAT) do đó cũng làm cho ROE giảm.
Thứ hai là : Lãi vay
Do năm 2004 Doanh nghiệp không những không vay thêm nợ mới mà còn trả bớt một phần nợ cho nên chắc chắn phần lãi vay năm 2004 này sẽ giảm đi so với năm 2003, cụ thể là lãi vay năm 2004 giảm đi 604 triệu hay giảm đi 28.63% so với năm 2003 (năm 2003 lãi vay là 2.110 triệu đồng đến năm 2004 lãi vay giảm còn 1.506 triệu đồng.
Ta thấy rằng tuy EBIT năm 2004 thấp hơn 602 triệu đồng so với năm 2003 nhưng do lãi vay của Doanh nghiệp năm 2004 này giảm đi 604 triệu đồng so với năm 2003 nên đã làm cho lợi nhuận trước thuế (EBT) của Doanh nghiệp tăng lên 2 triệu đồng (năm 2003 EBT = 6.009 triệu đồng, năm 2004 EBT = 6.011 triệu đồng)
Như vậy qua phân tích trên ta thấy nợ vay giảm làm cho lãi vay của Công ty giảm theo, lãi vay của Công ty năm 2004 này giảm đi có tác động đến lợi nhuận sau thuế của Doanh nghiệp là làm tăng lợi nhuận sau thuế của Doanh nghiệp. Do đó lãi vay giảm có tác động làm tăng ROE năm 2004.
Thứ ba là thuế thu nhập Doanh nghiệp :
Như chúng ta đã biết thuế thu nhập Doanh nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến lợi ích của việc sử dụng nợ vay. Khi sử dụng nợ vay Công ty sẽ được hưởng lợi từ tấm chắn thuế là Thuế suất thuế thu nhập Doanh nghiệp x Lãi vay .
Tuy nhiên ta thấy trong năm 2003 Công ty không phải đóng thuế thu nhập Doanh nghiệp điều này cũng có nghĩa là trong năm 2003 khi sử dụng nợ vay Doanh nghiệp không có hưởng được lợi gì từ tấm chắn thuế cả. Trong trường hợp này sử dụng nợ và cổ phần là như nhau thậm chí sử dụng nợ Doanh nghiệp còn phải tốn chi phí trả lãi vay trong khi đó nếu thay bằng vốn cổ phần thì Doanh nghiệp không phải tốn chi phí này. Như vậy ta thấy rằng trong trường hợp Doanh nghiệp được miễn thuế thu nhập Doanh nghiệp thì sử dụng vốn cổ phần sẽ có hiệu quả hơn là sử dụng nợ dài hạn.
Đến năm 2004 thì Công ty phải nộp thuế thu nhập Doanh nghiệp, đến lúc này thì chủ sở hữu mới thật sự nhận được lợi ích từ tấm chắn thuế khi sử dụng lãi vay. Tuy nhiên trong năm 2004 này Doanh nghiệp đã giảm sử dụng nợ vay là thuế suất thuế thu nhập Doanh nghiệp cũng không cao khoảng 4.64% cho nên khoản sinh lợi từ tấm chắn thuế cũng không là bao nhiêu mà ngược lại Công ty phải đóng thuế thu nhập trên phần thu nhập của chủ sở hữu là 279 triệu đồng.
Như vậy do năm 2004 Doanh nghiệp phải nộp thuế thu nhập Doanh nghiệp còn năm 2003 thì Doanh nghiệp không phải nộp bất kỳ khoản thuế thu nhập nào hết cho nên đã làm cho thu nhập sau thuế năm 2004 thấp hơn 277 triệu đồng hay thấp hơn 4.61% so với năm 2003 (năm 2003 thu nhập sau thuế là 6.009 triệu đồng, năm 2004 thu nhập sau thuế là 5.732 triệu đồng).
Từ những phân tích trên ta rút ra kết luận là : Tổng thu nhập của chủ sở hữu (EAT), thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS), tỉ suất sinh lợi trên vốn cổ phần (ROE) năm 2004 giảm đi so với năm 2003 là do năm 2004 Công ty đã sử dụng nhiều vốn cổ phần hơn và giảm sử dụng nợ, EBIT Công ty đạt được thấp hơn và phải chịu thuế thu nhập cao hơn so với năm 2003.
Phân tích tác động của cấu trúc vốn đến thu nhập và rủi ro của chủ sở hữu thông qua mối quan hệ của EBIT – EPS khi giả định năm 2004 Công ty cũng được miễn thuế như năm 2003.
Phân tích đến đây chúng ta cũng chưa có thể kết luận chính xác năm nào hoạt động có hiệu quả hơn bởi vì chúng ta thấy rằng thuế suất thuế thu nhập Doanh nghiệp hai năm là khác nhau, năm 2003 Doanh nghiệp được miễn thuế thu nhập Doanh nghiệp còn năm 2004 thì Doanh nghiệp phải nộp thuế thu nhập Doanh nghiệp là khoảng 4.64%. Để có thể đưa ra kết luận chính xác năm nào Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn thì chúng ta chưa thể trả lời ngay được. Sở dĩ ta thấy EAT năm 2004 thấp hơn EAT năm 2003 là do tác động của yếu tố khách quan bên ngoài mà thôi.
Do đó để biết năm nào Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn ta sẽ giả định cả hai năm yếu tố khách quan này tác động đến Doanh nghiệp là như nhau, cụ thể là ta sẽ giả định năm 2004 Doanh nghiệp cũng được miễn thuế thu nhập như năm 2003. Với giả định này thì kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp qua hai năm như sau :
ĐVT : triệu đồng
Chỉ tiêu
Trước giả định
Sau giả định
2003
2004
2003
2004
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT)
8.119
7.517
8.119
7.517
Lãi vay (R)
2.110
1.506
2.110
1.506
Lợi nhuận trước thuế (EBT)
6.009
6.011
6.009
6.011
Thuế thu nhập Doanh nghiệp (T)
0
279
0
0
Lợi nhuận sau thuế (EAT)
6.009
5.732
6.009
6.011
Vốn cổ phần
25.273
25.735
25.273
25.735
Tỉ suất sinh lợi trên vốn cổ phần (ROE)
23.78%
22.27%
23.78%
23.35%
Số lượng cổ phần
2523.730
257.350
252.730
257.350
Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS)
23.780 đồng
22.270 đồng
23.780 đồng
23.350 đồng
Tỉ suất sinh lời trên tổng tài sản với giả định cả hai năm đều được miễn thuế thu nhập Doanh nghiệp :
ĐVT : triệu đồng
Chỉ tiêu
Trước giả định
Sau giả định
2003
2004
2003
2004
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT)
8.119
7.517
8.119
7.517
Lợi nhuận sau thuế (EAT)
6.009
5.732
6.009
6.011
Tổng tài sản
40.374
35.685
40.374
35.685
EBIT/tổng tài sản (ROA)
20.11%
21.06%
20.11%
21.06%
EAT/tổng tài sản
14.88%
16.06%
14.88%
16.85%
Từ hai bảng phân tích trên ta có thể rút ra nhận xét sau :
- Với điều kiện cả hai năm Doanh nghiệp đều được miễn thuế thu nhập Doanh nghiệp ta thấy lợi nhuận sau thuế (EAT), tỉ suất sinh lợi sau thuế trên tổng tài sản, tỉ suất sinh lợi trên vốn cổ phần (ROE), và thu nhập trên mỗi cổ phần đã cao hơn trước khi giả định. Điều này cho chúng ta thấy rằng thực chất Công ty đã hoạt động có hiệu quả hơn thực tế.
- Thực tế ta thấy lợi nhuận sau thuế đạt được năm 2004 thấp hơn năm 2003, nhưng với giả định cả hai năm đều được miễn thuế thì ta thấy ngược lại lợi nhuận sau thuế đạt được năm 2004 đã cao hơn năm 2003. Như vậy ta có thể nói rằng năm 2004 Công ty không những đạt được lợi nhuận sau thuế hay nói cách khác là Công ty đã tạo ra được tổng thu nhập cho chủ sở hữu cao hơn năm 2003 mà còn tạo ra được tỉ suất sinh lời sau thuế trên tổng tài sản cao hơn năm 2003. ngoài ra ta thấy tuy nguồn vốn năm 2004 đã giảm đi so với năm 2003 nhưng lợi nhuận sau thuế và tỉ suất sinh lợi trên tổng tài sản không những không giảm đi mà còn tăng lên (cả về mặt số tuyệt đối lẫn số tương đối). Điều này càng chứng tỏ rằng năm 2004 Công ty sử dụng tổng nguồn vốn có hiệu quả hơn năm 2003 rất nhiều.
Tuy với giả định này ta thấy tổng thu nhập của chủ sở hữu năm 2004 cao hơn năm 2003 nhưng tỉ suất sinh lời trên vốn cổ phần (ROE) và thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) năm 2004 vẫn thấp hơn năm 2003. Nguyên nhân là do năm 2004 Doanh nghiệp đã giảm tỉ trọng nợ dài hạn trong cấu trúc vốn hay nói cách khác là Công ty đã giảm việc sử dụng đòn bẩy tài chính trong cấu trúc vốn (tỉ lệ nợ năm 2004 là 27.83%, năm 2003 là 37.4%) cho nên dù với giả định trên thì ROE và EPS năm 2004 vẫn thấp hơn so với năm 2003 :
Vậy câu hỏi đặt ra là tại sao Công ty không gia tăng mức độ đòn bẩy tài chính để gia tăng thu nhập cho Công ty?
Rủi ro tài chính của Công ty :
Bởi vì khi gia tăng đòn bẩy cũng đồng nghĩa với việc gia tăng rủi ro tài chính gia tăng. năm 2004 này ta thấy EPS và ROE của Công ty giảm vậy mức rủi ro tài chính của Doanh nghiệp sẽ như thế nào? Để biết được mức độ rủi ro tài chính của Doanh nghiệp ta sẽ so sánh mức độ giảm của nợ vay dài hạn so với mức độ giảm của EPS. Mức độ giảm của nợ dài hạn và EPS như sau :
2003
2004
Tốc độ giảm
Nợ dài hạn
15.101
9.923
-34.29%
EPS
23.780
22.270
-6.35
Từ bảng phân tích ta có thể rút ra nhận xét là :
Năm 2004 nợ giảm hay nói cách khác rủi ro tài chính giảm đi 34.29% trong khi đó thì ta thấy EPS chỉ có giảm đi 6.35%. vậy ta thấy rủi ro tài chính của Công ty đã giảm nhiều hơn so với thu nhập mà chủ sở hữu nhận được, điều này cũng có nghĩa là chủ sở hữu chấp nhận mất đi một ít thu nhập để đổi lấy sự an toàn cao hơn cho mình.
Từ những nhận xét trên cho ta rút ra kết luận là việc đánh đổi giữa thu nhập và rủi ro tài chính như trên của Công ty là hợp lý. Sau đây là những tác động của việc giảm rủi ro tài chính :
- Do nợ vay năm 2004 đã giảm nhiều so với năm 2003 cho nên áp lực trả lãi vay của Công ty năm 2004 cũng sẽ giảm đi rất nhiều so với năm 2003. điều này sẽ thuận lợi cho Công ty trong những năm sau nếu năm sau Công ty muốn vay thêm nợ bởi vì năm 2004 này nợ vay dài hạn của Công ty tương đối thấp và khả năng thanh toán nợ của Công ty như chúng ta đã phân tích khá tốt, rủi ro tài chính của Công ty sẽ thấp. Chính vì vậy mà các chủ nợ sẽ dễ dàng cho Doanh nghiệp vay thêm các khoản vay mới khi Doanh nghiệp cần vì họ tin rằng Doanh nghiệp sẽ có khả năng thanh toán cho họ.
- Như chúng ta đã biết rủi ro tài chính nguy hiểm hơn rủi ro kinh doanh rất nhiều bởi vì đối với rủi ro kinh doanh nếu Công ty tạo ra EBIT thấp điều này cho thấy là Doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả nhưng ta có thể khắc phục hậu quả bằng cải tổ sắp xếp lại qui trình sản xuất, kiểm soát chi phí kỹ càng hơn . Nhưng với rủi ro tài chính một khi Công ty mất khả năng thanh toán nợ đến hạn và lãi vay thì Công ty sẽ nhanh chóng lâm vào tình trạng phá sản bởi vì tất cả các hoạt động của Doanh nghiệp đều bị đình trệ lại do Doanh nghiệp không còn vốn để tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất vay thêm nợ mới thì chủ nợ từ chối . Đối với Công ty đang phân tích, rủi ro tài chính của Công ty giảm thấp là điều đáng mừng bởi vì Công ty có thể tránh được những nguy hiểm nói trên.
Như vậy ta thấy rủi ro tài chính có tác động rất lớn đến Công ty, do đó khi sử dụng đòn bẩy tài chính Công ty cần cân nhắc thật kỹ khả năng của chính Doanh nghiệp ra sao để có một cấu trúc vốn hợp lý và tối đa hóa thu nhập cho chủ sở hữu vừa tối thiểu hóa rủi ro tài chính.
Độ nghiêng đòn bẩy tài chính (DFL) :
Như đã phân tích ở trên, khi Công ty giảm sử dụng nợ vay thì thu nhập của chủ sở hữu sẽ giảm đi. Tuy nhiên chúng ta chỉ biết là giảm nhưng không biết là giảm bao nhiêu, chúng ta cũng không biết khi EBIT giảm đi một đồng thì thu nhập của chủ sở hữu sẽ giảm đi bao nhiêu đồng. để biết được thu nhập của chủ sở hữu giảm đi bao nhiêu ta sẽ xem xét độ nghiêng của đòn bẩy tài chính (DFL). Độ nghiêng đòn bẩy tài chính được tính như sau :
DFL =
DFL2003 =
DFL2003 =
DFL2004 =
DFL2004 =
Như vậy do năm 2004 Công ty đã giảm sử dụng nợ vay trong cấu trúc vốn cho nên độ nghiêng đòn bẩy tài chính năm 2004 thấp hơn năm 2003 (DFL2004 = 1.25 lần, DFL2003 = 1.35 lần), điều này cũng chứng tỏ là mức sử dụng đòn bẩy của Công ty năm nay đã giảm xuống.
Qua độ nghiêng của đòn bẩy tài chính cho chúng ta biết như sau : năm 2003 DFL = 1.35 lần cho chúng ta biết rằng khi EBIT tăng hay giảm đi 1 đồng thì thu nhập của chủ sở hữu sẽ tăng lên hay giảm xuống 1.35 đồng, năm 2004 DFL = 1.25 lần cho chúng ta biết rằng khi EBIT tăng lên hay giảm xuống 1
đồng thì thu nhập của chủ sở hữu tăng lên hay giảm đi so với năm 2003 cho nên ta có thể nói rằng EBIT năm 2004 giảm đi một đồng thì thu nhập của chủ sở hữu đã giảm 1.25 đồng. Như vậy ta thấy rằng mức độ khuyếch đại thu nhập cho chủ sở hữu năm 2003 cao hơn mức khuyếch đại thu nhập cho chủ sở hữu năm 2004.Ngoài ra ta thấy năm 2004 Công ty giảm sử dụng nợ là hợp lý bởi vì EBIT năm 2004 đã giảm đi so với năm 2003, do đó nếu Công ty không giảm nợ vay hay tiếp tục duy trì mức nợ vay như cũ thì thu nhập của chủ sở hữu không phải giảm chỉ có 1.25 đồng khi EBIT giảm một đồng mà thu nhập của chủ sở hữu sẽ giảm nhiều hơn so với mức hiện tại là 1.25 đồng.
Phân tích điểm EBIT hòa vốn :
Qua việc phân tích tác động của cấu trúc vốn đến thu nhập và rủi ro của chủ sở hữu thông qua phân tích mối quan hệ giữa EBIT và EPS cho chúng ta biết rằng những tác động của đòn bẩy tài chính đến thu nhập của chủ sở hữu nhưng chúng ta không biết được xu hướng của hiện tượng cũng như không biết được với mức EBIT nào đó mà Công ty đạt được thì cấu trúc vốn hay mức đòn bẩy nào sẽ mang lại thu nhập cao cho chủ sở hữu. Để biết được với cấu trúc vốn hay mức đòn bẩy nào sẽ mang lại thu nhập cao cho chủ sở hữu chúng ta sẽ đi vào phân tích điểm EBIT hòa vốn.
Điểm hòa vốn được xác định như sau :
Năm 2003 :
ESPhòa vốn = =
Năm 2004 :
ESPhòa vốn = =
Từ hai phương trình trên ta có thể xác định được điểm hòa vốn như sau :
=
Kết quả tìm được điểm hòa vốn như sau :
EBIT = 19.888 triệu đồng
EPS = 70.346 triệu đồng
Để dễ dàng cho việc phân tích điểm hòa vốn ta sẽ vẽ đồ thị như sau :
Bảng số liệu :
2003
2004
Điểm hòa vốn
EBIT
8.119 triệu đồng
7.517 triệu đồng
19.888 triệu đồng
EPS
23.780 đồng
22.270 đồng
70.346 đồng
Đồ thị :
Như vậy từ điểm EBIT hòa vốn cũng như qua đồ thị cho chúng ta thấy rằng :
* Nếu EBIT của Công ty đạt được vượt quá điểm hòa vốn (EBIT > 19.888 triệu đồng) thì Công ty nên chọn đòn bẩy tài chính hay cấu trúc vốn của năm 2004 bởi vì tác động của đòn bẩy tài chính năm 2004 có hiệu quả hơn đòn bẩy tài chính năm 2003, nghĩa là nó khuyếch đại thu nhập cho chủ sở hữu nhiều hơn, thu nhập trên mỗi cổ phần sẽ cao hơn nếu chọn cấu trúc vốn như năm 2004. hay nói cách khác cùng với mức độ EBIT đạt được nếu Công ty chọn cấu trúc vốn như năm 2004 sẽ tạo ra thu nhập trên mỗi cổ phần cao hơn so với việc Công ty chọn cấu trúc vốn như năm 2003.
* Nếu Công ty đạt được mức EBIT là 19.888 triệu đồng thì Công ty chọn cấu trúc vốn như năm 2003 hay năm 2004 là như nhau bởi vì mức độ khuyếch đại thu nhập cho chủ sở hữu của hai cấu trúc vốn đó là như nhau. Lúc này thu nhập trên mỗi cổ phần sẽ là 70.346 đồng.
* Nếu EBIT của Công ty đạt được không vượt quá điểm hòa vốn nhưng cao hơn lãi vay năm 2003 (lãi vay2003 < EBIT < 19.888 triệu đồng) thì Công ty nên chọn cấu trúc vốn như năm 2003 bởi vì tác dụng của đòn bẩy tài chính năm 2003 có hiệu quả hơn nghĩa là nó khuyếch đại thu nhập của chủ sở hữu nhiều hơn, thu nhập trên mỗi cổ phần sẽ cao hơn nếu Công ty chọn cấu trúc vốn như năm 2003. hay với cùng một mức EBIT đạt được nếu Công ty chọn cấu trúc vốn như năm 2003 thì thu nhập trên mỗi cổ phần sẽ cao hơn so với Công ty chọn cấu trúc vốn như năm 2004.
* Nhưng nếu EBIT của Công ty đạt được không đủ bù đắp chi phí lãi vay năm 2003 (EBIT < lãi vay năm 2003) thì Công ty nên xem xét lại cấu trúc vốn của mình cũng như là xem xét lại hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp, bởi vì một cấu trúc vốn như vậy không những không trang trải lãi vay thì làm sao có thể tạo ra thu nhập cho chủ sở hữu. Một cấu trúc vốn như vậy là không hợp lý do đó nếu Doanh nghiệp lâm vào tình trạng như thế này thì cần phải xem xét tái cấu vốn trở lại nếu Doanh nghiệp đó không muốn đi vào con đường phá sản sớm.
Đối với tình hình thực tế của Công ty, mức EBIT đạt được của Công ty qua hai năm nằm trong khoản (lãi vay2003 < EBIT < 19.888 triệu đồng) thì Công ty chọn cấu trúc vốn như năm 2003 sẽ tạo được thu nhập cho chủ sở hữu cao hơn cấu trúc vốn như năm 2004 với điều kiện là EBIT của Công ty không đổi hoặc tăng. Nhưng do năm 2004 EBIT Công ty đạt được có phần giảm sút đi so với năm 2003 cho nên năm 2004 Công ty giảm sử dụng nợ là hoàn toàn hợp lý.
Tóm lại qua việc phân tích điểm EBIT hòa vốn sẽ giúp cho Công ty thiết lập một cấu trúc vốn hợp lý hơn cho mình để có thể tối thiểu hóa rủi ro và tối đa hóa thu nhập cho chủ sở hữu ứng với từng mức EBIT thay đổi của Công ty nay ứng với từng giai đoạn phát triển của Công ty. Bởi vì ứng với từng giai đoạn phát triển của Công ty cũng như dựa vào nhu cầu của thị trường Công ty có thể dự đoán được mức EBIT mà Công ty đạt được trong giai đoạn sắp tới là bao nhiêu. Từ đó Công ty sẽ cân nhắc xem xét Công ty nên duy trì cấu trúc vốn với tỉ trọng bao nhiêu nợ bao nhiêu vốn cổ phần là tối ưu hợp lý để tối đa hóa thu nhập cho chủ sở hữu đồng thời cũng giúp cho Công ty sử dụng nguồn vốn c ủa mình một cách hiệu quả.
Lợi ích từ tấm chắn thuế khi sử dụng đòn bẩy tài chính :
Như chúng ta đã biết khi chúng ta sử dụng và gia tăng nợ thì Doanh nghiệp sẽ xuất hiện và gia tăng rủi ro tài chính. Vậy câu hỏi đặt ra là tại sao Công ty lại sử dụng nợ? Bởi vì một trong những lợi ích của việc sử dụng nợ là khi sử dụng nợ Công ty luôn nhận được một khoản sinh lời từ tấm chắn thuế (khoản sinh lời từ tấm chắn thuế của lãi vay = lãi vay x thuế suất thuế thu nhập Doanh nghiệp) khoản sinh lời này cũng chính là khoản lãi vay mà nhà nước trả cho chủ nơ ïdùm Doanh nghiệp.
Đối với Công ty đang phân tích do Công ty mới chuyển sang hình thức Công ty cổ phần cho nên trong khoản thời gian này Công ty đang được hưởng chế độ ưu đãi về thuế thu nhập Doanh nghiệp. Do đó khoản sinh lời từ tấm chắn thuế trong giai đoạn này là không cao. Cụ thể qua hai năm như sau :
Năm 2003 Doanh nghiệp được miễn thuế thu nhập Doanh nghiệp cho nên năm 2003 Công ty hưởng được khoản sinh lời từ tấm chắn thuế.
Còn đối với năm 2004 Công ty có đóng thuế thu nhập Doanh nghiệp nhưng mức thuế suất rất thấp chỉ khoảng 4.64%, do đó khoản sinh lợi từ tấm chắn thuế của lãi vay mà Công ty được hưởng cũng rất thấp là 4.64% x 1.506 = 69,88 triệu đồng.
Tóm lại Công ty đang trong giai đoạn được hưởng chế độ ưu đãi về thuế cho nên khoản sinh lợi từ tấm chắn thuế mà Công ty được hưởng là rất thấp. Giải pháp tốt nhất cho Công ty trong giai đoạn này là Công ty nên sử dụng nhiều vốn cổ phần và sử dụng ít nợ vay bởi vì sử dụng nhiều lãi vay mang lại lợi ích cho Công ty không nhiều mà ngược lại còn gia tăng rủi ro tài chính cao hơn phần lợi được hưởng.
Vậy chúng ta sẽ xem xét lại cấu trúc vốn như hiện tại của Công ty là hợp lý chưa ?
Nhìn vào cấu trúc vốn của Công ty qua hai năm ta thấy tỉ trọng vốn cổ phần chiếm một tỉ trọng lớn và ngày càng gia tăng (năm 2003 tỉ trọng vốn cổ phần là 62.6%, năm 2004 tỉ trọng vốn cổ phần là 72.17%). Như vậy cấu trúc vốn này là phù hợp với giai đoạn Công ty đang hưởng chế độ ưu đãi về thuế như hiện nay.
Một cấu trúc vốn có thể tối ưu ở giai đoạn này nhưng chưa hẳn đã tối ưu ở giai đoạn khác, ứng với mỗi giai đoạn phát triển của Doanh nghiệp chỉ có một cấu trúc vốn tối ưu. Một trong những việc quan trọng của các chuyên gia tài chính là phải nghiên cứu xem Công ty của mình đang ở giai daọn nào để thiết lập một cấu trúc vốn tối ưu vừa có thể tối thiểu hóa rủi ro và có thể tối đa hóa giá trị Doanh nghiệp.
CHƯƠNG III
Các Biện Pháp Tái Cấu Trúc Vốn và Giảm Thấp Chi Phí sử dụng vốn tại CTCP Cảng Rau Quả
Qua những gì đã phân tích từ số liệu thực tế tại Công ty cổ phần Cảng Rau quả ta thấy được những ưu điểm, lợi thế cũng như những tồn tại hiện nay của Công ty. Bên cạnh việc tiếp tục phát huy những ưu điểm, thế mạnh của Công ty thì việc khắc phục những tồn tại những điều còn chưa hợp lý của Công ty hiện nay là điều cấp bách nhất cần phải làm.
Qua những số liệu thực tế đã phân tích và nhận xét ở trên, tôi xin đưa ra một số giải pháp có thể nâng cao lợi nhuận cho Công ty bằng các biện pháp tái cấu trúc vốn và giảm thấp chi phí sử dụng vốn của Công ty dựa vào những điểm mà bản thân tôi cho là chưa hợp lý tại Công ty.
Nếu so với kinh nghiệm các Ban lãnh đạo của Công ty, cùng với bộ phận quản lý đầy tài năng và kinh nghiệm của Công ty thì kiến thức về kinh tế của tôi là quá nhỏ bé. Do đó những gì tôi phân tích, cũng như những biện pháp mà tôi đưa ra có thể là không chính xác, không thực tế và đôi khi không hợp lý so với thực tế. Nhưng với sự nổ lực của bản thân và sự hướng dẫn tận tình của giáo viên hướng dẫn, tôi hi vọng những giải pháp này sẽ mang đến cho Công ty một vài lợi ích hay thậm chí chỉ mang đến cho Công ty một số ý tưởng mới cũng đều là thành công đối với tôi.
I. TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY CÔNG TY CÓ NÊN TÁI CẤU TRÚC VỐN LẠI HAY KHÔNG ?
Từ những phân tích ở phần thực trạng ta thấy tình hình tài chính cũng như tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ở giai đoạn này là khá tốt (cụ thể là rủi ro tài chính của Công ty đang được giảm thấp, các chỉ số khả năng thanh toán của Công ty khá cao có thể thanh toán được các khoản nợ ngắn hạn và nợ đến hạn, tỷ suất sinh lời cũng rất cao). Tuy năm 2004 tỷ suất sinh lời trên vốn cổ phần (ROE) và thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) có giảm đi chút ít nhưng các tỷ số này vẫn rất cao. Việc giảm tỉ suất sinh lời này cũng được xem là một chiến lược của Công ty bởi vì tỉ suất sinh lời giảm đi rất ít nhưng rủi ro tài chính của Công ty thì lại giảm đi rất nhiều.
Các tỷ suất sinh lời và chi phí sử dụng nợ của Công ty qua hai năm 2003 – 2004 :
CHỈ TIÊU
2003
2004
ROE
23.78%
22.27%
rD
13.97%
15.18%
ROA
20.11%
21.06%
Qua bảng trên ta thấy rằng cả hai năm tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) cao hơn chi phí sử dụng nợ vay (rD) rất nhiều, điều này cho thấy Công ty sử dụng nợ vay rất có hiệu quả. Với điều kiện ROA > 0, ROA > rD nếu Công ty gia tăng sử dụng nợ vay hay nói cách khác là nếu Công ty gia tăng sử dụng đòn bẩy sẽ khuyếch đại thu nhập của chủ sở hữu lên rất cao so với hiện nay. Câu hỏi đặt ra là Công ty có nên tái cấu trúc vốn lại, gia tăng mức độ sử dụng nợ trong cấu trúc vốn ở giai đoạn hiện nay hay không. Câu trả lời là Công ty chưa nên tái cấu trúc vốn trong giai đoạn hiện nay là vì các lý do sau :
* Trong giai đoạn này Công ty mới chuyển đổi sang hình thức Công ty cổ phần cho nên Công ty cần phải xem xét thật chu đáo trước khi quyết định gia tăng nợ vay. Như chúng ta đã biết trong giai đoạn này mục tiêu chính quan trọng nhất của Công ty chưa phải là tối đa hóa lợi nhuận hay tối đa hóa thu nhập cho chủ sở hữu mà mục tiêu chính của Công ty trong giai đoạn này là làm sao để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh làm sao tiếp cận được thị trường tạo lập chỗ đứng vững chắc trên thị trường và đặc biệt là phải làm sao tạo được niềm tin của Công ty đối với các nhà đầu tư cũng như với khách hàng và các chủ nợ.
Trong giai đoạn này nếu Công ty gia tăng sử dụng nợ vay thì rủi ro tài chính của Công ty sẽ tăng cao lên. Đối với một Công ty mới chuyển sang hình thức Công ty cổ phần như Công ty chúng ta thì việc này chưa nên bởi vì Công ty chưa tạo được nhiều niềm tin cho nhà đầu tư, rủi ro tài chính gia tăng thì thử hỏi có nhà đầu tư nào dám bỏ tiền ra đầu tư vào Công ty của mình dù cho tỉ suất sinh lời của nó là rất cao. Do đó trong giai đoạn này Công ty không nên mạo hiểm với rủi ro gia tăng sử dụng nợ làm cho rủi ro tài chính của Công ty gia tăng, chỉ cần một sơ suất nhỏ cũng có thể làm cho Công ty lâm vào tình trạng khó khăn khủng hoảng. Cho nên để giảm thiểu rủi ro Công ty nên sử dụng nhiều vốn cổ phần và ít sử dụng nợ vay trong cấu trúc vốn như hiện nay là khá hợp lý.
Ngoài ra cũng còn một lý do khá quan trọng là trong thời gian này Công ty đang được hưởng chế độ ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp của công ty rất thấp, cho nên các khoản sinh lời từ tấm chắn thuế của lãi vay trong giai đoạn này mà Công ty được hưởng cũng sẽ rất thấp. Trong thời gian này nếu công ty gia tăng sử dụng nợ vay chỉ làm cho rủi ro tài chính mà công ty phải gánh chịu sẽ cao hơn rất nhiều lần so với khoản lợi từ tấm chắn thuế mà công ty được hưởng hay nói cách khác là khoản lợi mà công ty được hưởng không tương xứng với phần rủi ro mà công ty phải gánh chịu.
Từ những phân tích trên chúng ta thấy rằng một cấu trúc vốn có tỉ trọng nợ chiếm tỉ trọng nhỏ (khoảng 1/3 trong tổng nguồn vốn) như hiện nay là khá hợp lý trong giai đoạn hiện nay. Do đó trong giai đoạn này chúng ta cần duy trì cấu trúc vốn như hiện nay chưa cần thiết phải tái cấu trúc vốn lại.
Tuy nhiên ông bà ta thường nói là “có gan thì làm giàu” nếu ta mạo hiểm một chút biết đâu sẽ đem lại thành công lớn hơn cho công ty.
GIẢI PHÁP CHO CÔNG TY TRONG GIAI ĐOẠN NÀY LÀ TÌM KIẾM NGUỒN VỐN MẠO HIỂM
Tuy nhiên nếu ta xét lại với những kết quả sản xuất mà công ty đang đạt được như hiện nay (ROA hai năm vừa qua tương đối cao) công ty cuả chúng ta tại sao không nghĩ đến một bước đột phá mới ngay trong giai đoạn này?.
Như chúng ta đã biết hiện nay công ty chúng ta vừa sản xuất một số sản phẩm vừa phải mua thêm một số sản phẩm khác từ một số công ty trong nước mà công ty không thể sản xuất được để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu thị trường nước ngoài. Những mặt hàng mà công ty phải mua từ các công ty trong nước để xuất khẩu bao giờ chi phí cao hơn là công ty tự sản xuất rồi xuất khẩu. Chính vì lý do đó mà tôi xin đề nghị một giải pháp để nâng cao thu nhập cho Công ty là đầu tư thêm một Trang thiết bị mới để sản xuất những mặt hàng này xuất khẩu. Như thế sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí và quan trọng hơn nữa là Công ty sẽ đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của thị trường.
Trong giai đoạn mới chuyển sang hình thức Công ty cổ phần nhu cầu giai đoạn hiện nay Công ty chúng ta chưa thể tạo được chỗ đứng vững chắc trên thị trường cũng như chưa tạo được niềm tin đối với các nhà đầu tư cho nên khó có thể huy động được các nguồn vốn từ những nhà đầu tư thông thường cho các dự án mới của Công ty. Theo tôi giải pháp để huy động nguồn vốn đầu tư cho dự án mới trong giai đoạn hiện nay là Công ty nên tìm kiếm các nguồn vốn mạo hiểm từ những nhà đầu tư ưa thích mạo hiểm để tài trợ cho dự án mới của Công ty. Hiện nay các sản phẩm của Công ty chúng ta đã có mặt ở một số nước trên thế giới cho nên theo tôi Công ty chúng ta không những có thể huy động nguồn vốn này trong nước mà còn có thể huy động được từ một số nhà đầu tư yêu thích mạo hiểm từ các nước. Tuy nhiên khi tìm kiếm nguồn vốn này Công ty của chúng ta phải thể hiện cho các nhà đầu tư này thấy rằng sự mạo hiểm của họ không phải là cuộc phiêu lưu mạo hiểm vô can cứ mà Công ty chúng ta phải cho họ thấy rằng sự mạo hiểm ấy dựa trên một số nền tảng nhất định như :
Công ty phải cho các nhà đầu tư thấy Công ty chúng ta có một đội ngũ quản lý tốt, có năng lực, trình độ chuyên môn và dày dặn kinh nghiệm.
Công ty phải thuyết phục các nhà đầu tư phải tạo niềm tin cho họ thấy rằng việc đầu tư của Công ty là hiệu quả, sản phẩm làm ra của dự án này sẽ tạo cho Công ty một vị trí tốt trên thị trường.
Đặc biệt hơn là phải cho họ thấy rằng cơ hội đầu tư này sẽ mang lại một khoản sinh lời rất đáng kể cho họ.
CÁC BIỆN PHÁP NHẰM GIA TĂNG THU NHẬP CHO CHỦ SỞ HỮU TRONG GIAI ĐOẠN NÀY :
Trong giai đoạn này các biện pháp cần làm để gia tăng thu nhập cho chủ sở hữu trong giai đoạn này là làm sao gia tăng thu nhập trước thuế và lãi vay (EBIT) càng cao càng tốt. Như chúng ta đã biết EBIT = doanh thu – chi phí, do đó để tăng EBIT chúng ta sẽ tìm ra các biện pháp để tăng doanh thu của Công ty lên và các biện pháp để giảm chi phí của Công ty xuống.
Sau đây là các biện pháp gợi ý để giúp gia tăng doanh thu cho Công ty :
Cách một : Để gia tăng doanh thu cho Công ty ta có thể gia tăng giá bán, nhưng cách này chỉ có thể áp dụng trong ngắn hạn mà thôi bởi vì theo lý thuyết kinh tế học cho ta thấy rằng giá bán tỉ lệ nghịch với cầu về sản lượng, nghĩa là sự gia tăng về giá bán sẽ làm cho sản lượng tiêu thụ sản phẩm giảm đi do đó nếu chúng ta áp dụng gia tăng giá bán trong dài hạn điều này đôi khi còn có tác dụng ngược lại. Bởi vì hoạt động chính của Công ty chúng ta là sản xuất và mua các sản phẩm dệt may để xuất khẩu ra thị trường nước ngoài khi tăng giá bán thì sản phẩm của Công ty sẽ khó có thể cạnh tranh được với các mặt hàng từ các nước khác đặc biệt là các sản phẩm dệt may có xuất xứ từ Trung Quốc. Hiện nay các sản phẩm dệt may của Trung Quốc mẫu mã cũng như chất lượng rất đa dạng và phong phú giá cả lại rất rẻ đang tràn ngập thị trường rất nhiều nước trên thế giới khi đó chắc chắn là Công ty chúng ta khó có thể cạnh tranh được với Trung Quốc nguy cơ mất thị trường là rất cao. Nếu Công ty chúng ta áp dụng chính sách tăng giá bán để tăng doanh thu thì rõ ràng đây không phải là một giải pháp tối ưu.
Cách hai : Chúng ta nên tăng doanh thu bằng cách mở rộng thị trường cả trong lẫn ngoài nước.
Bấy lâu nay Công ty chúng ta vẫn chỉ chú trọng vào việc xuất khẩu các sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ và hàng tiêu dùng ra thị trường nước ngoài và rất ít quan tâm đến việc bán các sản phẩm này ngay tại thị trường trong nước. Chúng ta nên chú ý rằng nước ta dân số rất đông trên 80 triệu dân, đây cũng là một thị trường rất màu mở nếu chúng ta biết cách khai thác thích hợp. Do đó ngoài việc mở rộng thị trường xuất khẩu Công ty cũng nên tìm phương pháp để thâm nhập thị trường nội địa nếu làm được điều này sẽ mang lại cho Công ty một doanh thu rất đáng kể.
Trong hai cách tăng doanh thu trên thì cách thứ hai là tối ưu hơn bởi vì khi chúng ta mở rộng thị trường cả trong và ngoài nước không những giúp cho doanh thu chúng ta tăng lên mà còn có thể giúp cho Công ty tạo dựng được một chỗ đứng ngày càng vững chắc tạo điều kiện thuận lợi khi Công ty tham gia niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Bởi vì khi đó sẽ giúp nhà đầu tư vững tâm hơn khi đầu tư vào chứng khoán của Công ty.
Các biện pháp giảm thấp chi phí Doanh nghiệp :
Bên cạnh việc tăng doanh thu để gia tăng EBIT cho Công ty thì việc tìm ra giải pháp để giảm thấp chi phí Công ty cũng góp phần vào việc gia tăng EBIT cho Công ty.
Trong tổng chi phí của Công ty thì giá vốn hàng bán chiếm một tỉ trọng cao nhất do đó giải pháp đầu tiên đưa ra đó là biện pháp giảm thấp giá vốn hàng bán như. Ngoài ra Công ty cũng nên có những biện pháp quản lý chi phí trên từng đơn vị sản phẩm cũng như là chi phí bán hàng và quản lỳ doanh nghiệp để có thể giảm thấp chi phí đến mức tối thiểu. Như thế giá thành sản phẩm của Công ty có thể hạ đi rất nhiều giúp cho sản phẩm của Công ty có thể cạnh tranh với sản phẩm dệt may của Trung Quốc.
Câu hỏi đặt ra là với cấu trúc vốn như trong giai đoạn này có còn phù hợp và tối ưu cho Công ty trong giai đoạn sau hay không? Để trả lời được câu hỏi này chúng ta sẽ xem xét tiếp phần sau :
II. CẤU TRÚC VỐN CỦA CÔNG TY TRONG GIAI ĐOẠN SAU :
Trong giai đoạn khi mới chuyển sang hình thức Công ty cổ phần, một cấu trúc vốn có tỉ trọng vốn cổ phần nhiều, tỉ trọng nợ vay dài hạn ít để giảm thiểu rủi ro tài chính cho Công ty là khá hợp lý. Nhưng trong giai đoạn sau một cấu trúc vốn như vậy chưa chắc đã hợp lý bởi vì khi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng phát triển và ổn định hơn, Công ty ngày càng có được chỗ đứng ở thị trường trong nước và thị trường nước ngoài, hoạt động sản xuất kinh doanh ít rủi ro hơn và tạo được niềm tin đối với các nhà đầu tư. Đến lúc này khi Công ty muốn đầu tư cho một dự án mới thì Công ty có thể huy động vốn một cách bình thường không cần thiết phải tìm đến các nhà đầu tư mạo hiểm. Ở giai đoạn này Công ty sẽ xem xét khi huy động vốn thì Công ty sẽ cần vay nợ hay phát hành cổ phần mới và vay bao nhiêu nợ phát hành bao nhiêu nợ là hợp lý.
Ở giai đoạn đầu các cổ đông có thể hy sinh thu nhập của mình để phát triển hoạt động kinh doanh để tiếp cận thị trường nhưng khi Công ty ngày càng phát triển và ổn định thì đến lúc này các cổ đông cũng sẽ yêu cầu mức thu nhập cao hơn. Do đó Công ty cần phải làm sao gia tăng thu nhập cho cổ đông, một trong những giải pháp cho vấn đề này là tái cấu trúc vốn lại để có được một cấu trúc vốn tối ưu mang lại thu nhập cao cho cổ đông.
Chúng ta cũng nên nhớ rằng Công ty chỉ được hưởng chế độ ưu đãi về thuế trong thời gian ngắn do đó trong thời gian sau này Công ty sẽ phải đóng thuế thu nhập Doanh nghiệp như bao Doanh nghiệp khác là 28%. Đến lúc này khi gia tăng sử dụng nợ trong cầu trúc vốn Công ty sẽ hưởng được một khoản sinh lợi từ tấm chắn thuế là khá lớn bằng với thuế suất thuế thu nhập Doanh nghiệp nhân với lãi vay. Như vậy chúng ta càng gia tăng nợ thì khoảng sinh lời từ tấm chắn thuế này mà Công ty tiết kiệm được cũng gia tăng theo, nhưng khi đó thì rủi ro tài chính của Công ty cũng ngày càng gia tăng theo. Câu hỏi đặt ra là chúng ta cần phải gia tăng bao nhiêu nợ hay nói cách khác nợ chiếm tỉ trọng là bao nhiêu trong tổng nguồn vốn là phù hợp (vừa tối đa hóa thu nhập cho chủ sở hữu vừa giảm thiểu rủi ro cho Công ty).
Trong giai đoạn khi hoạt động sản xuất kinh doanh đã phát triển ổn định thì tổng nguồn vốn Công ty dự kiến ước tính trong giai đoạn này là khoảng 60.000 triệu đồng. Với tổng nguồn vốn là 60.000 triệu đồng Công ty cũng ước tính mức thu nhập hoạt động (EBIT) trung bình mỗi năm dự kiến là khoảng 12.000 triệu đồng.
Khi Công ty sử dụng mức đòn bẩy ngày càng cao thì rủi ro tài chính của Công ty cũng ngày càng gia tăng. Do đó các chủ nợ cũng sẽ đòi hỏi mức sinh lời ngày càng cao hơn ứng với mức rủi ro gia tăng đó. Công ty cũng đã ước tính được là ứng với từng mức độ đòn bẩy tài chính thì chi phí sử dụng nợ dài hạn của Công ty cũng gia tăng như sau :
ĐVT : triệu đồng
Mức độ sử dụng đòn bẩy
15%
30%
45%
60%
75%
90%
Nợ dài hạn
9.000
18.000
27.000
36.000
45.000
54.000
CPSD nợ
12%
15%
17%
18%
20%
23%
Lãi vay
1.080
2.700
4.590
6.480
9.000
12.420
Ứng với mức độ đòn bẩy thì thu nhập của chủ sở hữu ước tính được như sau :
ĐVT : triệu đồng
Mức độ sử dụng đòn bẩy
15%
30%
45%
60%
75%
90%
EBIT
12.000
12.000
12.000
12.000
12.000
12.000
Lãi vay
1.080
2.700
4.590
6.480
9.000
12.420
EBT
10.920
9.300
7.410
5.520
3.000
- 420
Thuế (28%)
3.058
2.604
2.075
1.546
840
-
Lãi ròng
7.862
6.696
5.335
3.974
2.160
-
Vốn cổ phần
51.000
42.000
33.000
24.000
15.000
6.000
ROE
15.42%
15.94%
16.17%
16.56%
14.4%
-
SL cổ phần
510.000
420.000
330.000
240.000
150.000
60.000
EPS
15.420 đồng
15.940 đồng
16.170 đồng
16.560 đồng
14.400 đồng
-
Chúng ta cần lưu ý là chúng ta giả sử rằng tất cả cổ phiếu mà Công ty phát hành đều có mệnh giá lá 100.000 đồng. tất cả các đơn vị tính ở trên là triệu đồng chỉ có EPS là tính theo đơn vị đồng.
Ứng với mỗi mức độ đòn bẩy tài chính khác nhau thì sẽ cho chúng ta một mức thu nhập khác nhau của chủ sở hữu. Nhìn vào bảng trên ta thấy rằng với mức độ đòn bẩy từ khoảng 45% đến 60% là đem lại thu nhập cao nhất cho chủ sở hữu với tỷ suất sinh lời là từ 16.17% đến 16.56% hay thu nhập trên mỗi cổ phần là từ 16.170 đồng đến 16.560 đồng. như vậy bây giờ ta thấy rằng mức độ đòn như giai đoạn trước là không còn phù hợp với giai đoạn khi Công ty đã phát triển đã tạo được vị thế của mình trên thị trường. Nếu ở giai đoạn này mà Công ty vẫn còn duy trì cấu trúc vốn như ở giai đoạn khởi sự thì tỷ suất sinh lời trên vốn cổ phần (ROE) chỉ vào khoảng 15.94% mà thôi chưa đạt được mục tiêu tối đa hóa thu nhập cho cổ đông.
Từ các vấn đề trên cho chúng ta rút ra kết luậ là ứng với mỗi giai đoạn phát triển của Công ty chỉ có một cấu trúc vốn tối ưu và một cấu trúc vốn có thể tối ưu trong giai đoạn này nhưng chưa chắc đã tối ưu trong giai đoạn khác, Công ty cần phải nắm bắt cũng như là biết Công ty đang ở giai đoạn phát triển nào để có thể thiết lập một cấu trúc vốn tối ưu vừa có thể tối đa hóa thu nhập vừa có thể tối thiểu hóa rủi ro cho chủ sở hữu.
KẾT LUẬN
Qua những nội dung phânt ích thực trạng tại Công ty, nhìn chung tình hình kinh doanh của Công ty Cảng Rau quả trong thời gian qua rất hiệu quả. Hoạt động của Doanh nghiệp có lãi và đóng góp nhiều cho ngân sách nhà nước, cung cấp nhiều việc làm và không ngừng nâng cao mức sống cho người lao động. Đặc biệt là hoạt động xuất khẩu Hàng thủ công mỹ nghệ và cho mướn kho bãi của Công ty đã mang về cho nhà nước lượng ngoại tệ đáng kể .
Hiện nay Công ty đang cố gắng hết sức để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cố gắng sử dụng vải và nguyên liệu sản xuất trong nước để giảm chi phí, tăng lợi nhuận. Đồng thời Công ty cũng cố gắng nâng cao chất lượng hàng hóa để tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường may mặc trong nước cũng như nước ngoài, cố gắng tìm kiếm và ký kết hợp đồng mua đứt bán đoạn nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng số lần luân chuyển của vốn lưu động nâng cao sức ạnh tranh của Công ty.