Đề tài Thiết lập mô hình ngân hàng đầu tư tại Việt Nam

MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH DANH MỤC PHỤ LỤC LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ 1 1.1. Tổng quan về ngân hàng đầu tư 1 1.1.1. Khái niệm: 1 1.1.2. Các nghiệp vụ ngân hàng đầu tư 1 1.1.2.1. Nghiệp vụ ngân hàng đầu tư. (Invesment Banking) 1 1.1.2.2. Nghiệp vụ đầu tư ( Sale & Trading) 2 1.1.2.3. Nghiệp vụ nghiên cứu ( Research) 3 1.1.2.4. Nghiệp vụ ngân hàng bán buôn ( Merchant Banking) 3 1.1.2.5. Nghiệp vụ quản lý đầu tư ( Investment Management) 3 1.1.2.6. Nghiệp vụ nhà môi giới chính ( Prime Brokerage) 4 1.1.3. Các dòng sản phẩm đầu tư 4 1.1.3.1. Phân theo tính chất thanh toán: . 4 1.1.3.2. Phân theo tính chất biến động giá: 4 1.1.3.3. Phân theo lịch sử phát triển: 4 1.1.4. Đặc tính của ngân hàng đầu tư 4 1.1.5. Phân biệt ngân hàng đầu tư và các định chế tài chính khác. 7 1.1.5.1 Phân biệt ngân hàng đầu tư và công ty chứng khoán 7 1.1.5.2 Phân biệt ngân hàng đầu tư và ngân hàng thương mại: 9 1.2. Mô hình hoạt động của ngân hàng đầu tư. 13 1.2.1. Mô hình tổ chức của ngân hàng đầu tư 13 1.2.2. Cơ cấu tổ chức của ngân hàng đầu tư 14 1.2.2.1. Cơ cấu tổ chức bộ phận kinh doanh 14 1.2.2.2. Cơ cấu tổ chức bộ phận quản trị rủi ro 15 1.2.2.3. Cơ cấu tổ chức bộ phận điều hành 15 1.2.3. Môi trường hoạt động của ngân hàng đầu tư 15 1.2.3.1. Các nhà cung cấp 15 1.2.3.2. Khách hàng của ngân hàng đầu tư 17 1.2.3.3. Các sản phẩm thay thế 17 1.2.4. Quản lý hoạt động và rủi ro trong ngân hàng đầu tư 18 1.2.4.1 Khung quản lý tài chính của ngân hàng đầu tư 18 1.2.4.2. Hệ thống chỉ số đánh giá các hoạt động cơ bản 18 CHƯƠNG 2: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA MÔ HÌNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ TRÊN THẾ GIỚI 20 2.1. Thực trạng hoạt động của các ngân hàng đầu tư toàn cầu 20 2.1.1. Giai đoạn trước khủng hoảng tài chính toàn cầu (2007- 2009) 20 2.1.2. Giai đoạn hậu khủng hoảng 29 2.2. Bài học kinh nghiệm từ sự sụp đổ của các ngân hàng đầu tư lớn trên thế giới 31 2.2.1.Nguyên nhân sụp đổ của ngân hàng đầu tư trên thế giới. 31 2.2.1.1. Nguyên nhân chính của khủng hoảng toàn cầu 31 2.2.1.2. Sự sụp đổ của Lehman Brothers 33 2.2.2. Bài học kinh nghiệm 35 2.3. Các quan điểm về ngân hàng đầu tư và khủng hoảng tài chính 37 2.3.1. Phía các chuyên gia 37 2.3.2. Phía các ngân hàng đầu tư 39 2.3.2.1. Các quyết định kinh doanh rủi ro 39 2.3.2.2. Cách thức giải quyết khủng hoảng 40 2.3.2.3. Không may mắn 41 2.3.2.4. Các nhân tố khác 41 2.3.3. Phía nhà quản lý 41 CHƯƠNG 3: XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ TIỀM NĂNG CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM 42 3.1. Xu hướng hình thành và phát triển 42 3.1.1. Tổng quan nền kinh tế Việt Nam 42 3.1.2. Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đối với Việt Nam 47 3.2. Tiềm năng của ngân hàng đầu tư tại Việt Nam 48 3.2.1. Tiềm năng 48 3.2.2. Thị trường vốn ở Việt Nam. 51 3.2.3. Các dòng sản phẩm 54 3.2.3.1. Thị trường trái phiếu 54 3.2.3.2. Thị trường trái phiếu chuyển đổi 60 3.2.3.3. Thị trường sản phẩm phái sinh 62 3.2.4. Dịch vụ ngân hàng đầu tư tại Việt Nam 63 3.2.4.1. Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn (SSI) 64 3.2.4.2. Công ty chứng khoán ngân hàng Sài Gòn Thương Tín 65 3.2.5. Các ngân hàng đầu tư quốc tế tại Việt Nam 66 3.3. Một số đề xuất cho mô hình ngân hàng đầu tư tại Việt Nam 67 3.3.1. Lộ trình xây dựng 67 3.3.2. Những giải pháp vĩ mô 69 3.3.2.1. Môi trường pháp lý 69 3.3.2.2. Phát triển thị trường trái phiếu 70 3.3.2.3. Giải pháp cho thị trường phái sinh 71 3.3.3. Giải pháp cụ thể 74 3.3.3.1. Cơ chế quản lý rủi ro và an toàn vốn 74 3.3.3.2. Hoạt động định mức tín nhiệm 76 3.3.3.3. Giám sát cơ chế hoạt động 77 3.3.3.4. Một số đề xuất 79 KẾT LUẬN PHẦN PHỤ LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

pdf106 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1527 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thiết lập mô hình ngân hàng đầu tư tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Việt Nam để hợp tác. Để đạt được mục tiêu đó cần phải có giải pháp cụ thể như sau: 3.3.3.1.Cơ chế quản lý rủi ro và an toàn vốn. Khác với NHTM, hệ số đòn bẩy tài chính gộp của NHĐT thường rất cao bởi đây là một mô hình kinh doanh siêu lợi nhuận nhưng cũng đầy rủi ro. Trước khủng hoảng tài chính 2008, hệ số đòn bẩy tài chính của những NHĐT lớn tại Mỹ thường từ 25 – 30 lần trong khi đó ở NHTM tối -75- đa chỉ được phép 12,5 lần. Những quy định khắc khe này được đặt ra bởi Hiệp ước Basel II (hiệp ước về an toàn vốn và tăng cường quản trị toàn cầu hóa tài chính cũng như việc khai thác tối đa tiềm năng lợi nhuận và hạn chế rủi ro). Sự thất bại của các ngân hàng lớn tại Mỹ trong thời gian vừa qua cũng bởi họ không quan tâm đến việc áp dụng Hiệp ước này. Nhìn nhận từ vấn đề đó, thiết nghĩ trong thời gian sắp tới vấn đề an toàn vốn và cơ chế quản lý rủi ro ở các ngân hàng đầu tư ở Việt Nam phải được đặt lên hàng đầu. - Duy trì mức vốn tối thiểu hợp lý: (cao hơn vốn pháp định) thực hiện được điều này ngoài sự “tự giác” của các NHĐT đòi hỏi cơ quan quản lý là UBCKNN phải có sự giám sát một cách chặt chẽ. Việc duy trì một mức vốn hợp lý sẽ giúp cho các NHĐT có thể tối ưu hóa lợi nhuận đồng thời có thể xoay sở kịp thời nếu có điều bất trắc xảy ra. NHĐT không có được chức năng huy động tiền gửi như NHTM vì thế tự trang bị nguồn vốn cho mình là một điều rất cần thiết, chủ yếu NHĐT thường tập trung nguồn vốn của mình cho quá trình chứng khoán hóa, đây là một kênh huy động vốn trung dài hạn hiệu quả, siêu lợi nhuận nhưng cũng chứa nhiều rủi ro tiềm ẩn. Vì thế cần phải biết “tự lượng sức mình” và dừng đúng lúc. Ta có thể liên hệ một ví dụ điển hình là ngân hàng HSBC, khi nền kinh tế Mỹ chớm dấu hiệu của khủng hoảng, các nhà lãnh đạo của HSBC đã ngay lập tức dừng lại quy trình chứng khoán hóa, thu hẹp hoạt động đầu tư cho vay cầm cố, thậm chí còn bán ra các trái phiếu bất động sản và tăng dự phòng cho các khoản nợ cầm cố xấu ở Mỹ thêm 20% lên mức 10,6 tỷ USD. Trong khi đó các ngân hàng đầu tư khác, đặc biệt là Lehman Brothers thì ào ạt nhảy vào quy trình này để mong kiếm lời trên thị trường nhà đất. Và thành công đã thuộc về người có tầm nhìn sáng suốt là HSBC, đứng đầu danh sách những ngân hàng lớn nhất thế giới 2008, vị trí mà Citigroup giữ vững trong suốt 4 năm liền. - Thiết lập hệ thống quản trị rủi ro nội bộ hiệu quả: Nếu bộ phận kinh doanh là kênh tìm kiếm lợi nhuận về cho ngân hàng đầu tư thì bộ phận quản trị rủi ro là kênh duy trì hoạt động của ngân hàng đầu tư. Việc thiết lập một hệ thống quản trị rủi ro hợp lý phải dựa theo quy mô tổ chức hoạt động của ngân hàng, tách bạch bộ phận kinh doanh và bộ phận quản trị. Đặt ra hạn mức rủi ro cụ thể cho từng sản phẩm dịch vụ cung cấp, hạn mức quyền hạn quyết định đối với từng cấp bậc từ nhân viên cho đến nhà quản lý. Các danh mục được đánh giá là rủi ro thì phải được lượng hóa thường xuyên và điều chỉnh phù hợp theo từng thời kỳ, từng giai đoạn của nền kinh tế. Tốt nhất mỗi NHĐT nên xây dựng cho mình một hệ thống quản trị rủi ro phù hợp với văn hóa, tính chất và môi trường hoạt động của riêng mình dựa trên sự tham khảo của các mô hình NHĐT nước ngoài như Goldman Sachs, JP Morgan, Morgan Stanley,.. -76- - Các giải pháp quản trị rủi ro cụ thể:  Sử dụng các sản phẩm phái sinh như là những công cụ quản lý rủi ro hiệu quả nhằm đưa các trạng thái rủi ro về trong hạn mức quy định.  Sử dụng các mô hình toán thống kê nhằm đo lường rủi ro. Một chỉ số thông dụng trong quản trị rủi ro mà các ngân hàng đầu tư quốc tế thường dùng là giá trị chịu rủi ro (VaR – Value at Risk) – mô hình lượng hóa rủi ro hiệu quả. Từ việc xác định VaR một các thường xuyên và liên tục ngân hàng đầu tư có thể phát hiện ra những rủi ro tiềm ẩn và đưa chúng về mức chấp nhận được.  Nhằm hạn chế những nhược điểm còn tồn đọng của chỉ số VaR (phân tích trên điều kiện bình thường dựa vào những dữ liệu trong quá khứ), các ngân hàng đầu tư nên áp dụng thêm các phân tích tình huống và phân tích thử nghiệm đối với các sự kiện bất thường của thị trường.  Thiết lập hạn mức rủi ro khác nhau tương ứng với từng đối tác, tiến hành ký kết các thỏa thuận cấn trừ các khoản phải thu, phải trả với cùng một khách hàng. Thường xuyên theo dõi tình hình tài chính của khách hàng nhằm đo lường các khoản lỗ tiềm ẩn liên quan đến việc thanh toán các hợp đồng có kỳ hạn, các giao dịch tính dụng và hợp đồng phái sinh với khách hàng.  Đầu tư về công nghệ thông tin và nguồn nhân lực một cách chuyên nghiệp. Trong thời gian tới các CTCK cần chú trọng nhiều hơn đến vấn đề đào tạo xây dựng đội ngũ, bởi vì muốn hoạt động hiệu quả trong lĩnh vực NHĐT, đòi hỏi phải nâng cao kỹ năng của cán bộ nhân viên. Ở Việt Nam, để tìm được người giỏi trong lĩnh vực này rất khó nên việc lên kế hoạch cho chương trình đào tạo nhân sự là rất cần thiết. Ngoài ra, cần thúc đẩy tìm kiếm và tuyển dụng nhân tài cả trong nước và nước ngoài để xây dựng đội ngũ cho mảng NHĐT hiện nay ở các CTCK ngày càng thực sự lớn mạnh hơn nữa. Cần đầu tư nâng cấp hệ thống trang thiết bị công nghệ thông tin, các phần mềm tiện ích có liên quan nhằm phục vụ cho công tác quản lý và vận hàng toàn hệ thống. 3.3.3.2. Hoạt động định mức tín nhiệm Công ty định mức tín nhiệm trong môi trường hoạt động của NHĐT được xem như trọng tài, những người cầm cân nẩy mực, bởi thông thường các nhà đầu tư sẽ nhìn vào báo cáo nhận xét đánh giá của họ để đưa ra quyết định nên chọn NHĐT nào cho phù hợp. Việc đảm bảo sự minh bạch giữa NHĐT và công ty định mức tín nhiệm là một điều không hề dễ dàng, hay nói cách khác khó phát hiện ra các NHĐT có liên kết với các công ty định mức tín nhiệm để che giấu sự -77- thật hay không? Để làm được việc này một lần nữa phải nhờ đến sự giám sát của nhà nước. Cần đưa ra những quyết định nhằm hạn chế vai trò của các tổ chức định mức tín nhiệm trong các nghiệp vụ mang tính chất quan trọng. Ví dụ: tháng 6/2008 Ủy ban chứng khoán quốc gia Mỹ đã đưa ra một dự thảo quyết định mới, hạn chế các tổ chức định mức tín nhiệm đưa ra định mức cho các trái phiếu cơ cấu, ngoại trừ có đầy đủ thông tin về sản phẩm và gốc phái sinh. Ngoài ra, để hạn chế mâu thuẩn lợi ích, tổ chức định mức tín nhiệm không được phép tham gia đồng thời dịch vụ cơ cấu sản phẩm và định mức tín nhiệm cho chính sản phẩm mà họ cơ cấu. 3.3.3.3.Giám sát cơ chế hoạt động. Theo xu hướng sắp tới, Ủy ban chứng khoán Việt Nam là cơ quan quản lý cao nhất của các NHĐT. Vì thế việc thiết lập một hệ thống giám sát chặt chẽ hoạt động của các NHĐT là một điều cần thiết bởi xét cho cùng thì NHĐT là một công ty tài chính hoạt động mang tính chất rủi ro, có tầm ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế. Thiết nghĩ cần phải thiết lập một hệ thống giám sát theo chiều dọc, quy định những ràng buộc cụ thể về mức độ rủi ro trong hoạt động như tỷ lệ vốn dự trữ, hệ số đòn bẩy tài chính, lĩnh vực hoạt động và đặc biệt là việc chấp hành kỷ luật tài chính của các NHĐT. Tuy nhiên giám sát không có nghĩa là nhà nước can thiệp quá sâu vào hoạt động của các NHĐT vì như vậy sẽ hạn chế sự phát triển năng động vốn có của mô hình này. Để làm được việc này, đòi hỏi UBCKNN phải chỉnh sửa hoặc ban hành những luật, chỉ thị cũng như các hướng dẫn liên quan một cách cụ thể và rõ ràng. Tài chính doanh nghiệp hiện đại cho ta thấy rằng, lý thuyết chi phí đại diện và bất cân xứng thông tin là một điều khá quen thuộc trong các công ty cổ phần, NHĐT không nằm ngoài số đó. Lý thuyết này chỉ ra mâu thuẫn quyền lợi giữa nhà quản lý và các cổ đông. Chính sự bất cân xứng thông tin này đã làm cho các nhà đầu tư phải gánh chịu rủi ro một cách nặng nề. Lehman Brothers là một ví dụ điển hình, khi giá trị cổ phiếu gần như bằng không nhưng các nhà lãnh đạo vẫn nhận được những mức lương thưởng khổng lồ. Để tránh được việc này, trong hoạt động của các ngân hàng đầu tư ở Việt Nam, chế độ thông tin cần phải được minh bạch hóa, cơ chế quản lý rõ ràng, phải gắn liền quyền lợi của nhà quản lý với quyền lợi của cổ đông như việc thưởng bằng cổ phần thay bằng tiền mặt hoặc hiện vật giá trị,… Cuộc khủng hoảng tài chính tại các thị trường phát triển và các giai đoạn khó khăn của hệ thống ngân hàng, các công ty Chứng Khoán Việt Nam cho thấy những yếu kém trong hệ thống giám sát hiện hành. Do đó, trong lộ trình thành lập NHĐT ở Việt Nam, cần chú trọng xây dựng hệ thống giám sát cho định chế tài chính mới này. Trong hệ thống tài chính của Việt Nam, công cụ điều tiết và giám sát chủ yếu là cấp phép. Theo đó, các tổ chức tài chính phải được cấp phép và hoạt động theo giấy phép. Cấp phép đem lại một số rào cản trong việc tham gia thị trường của -78- các định chế tài chính tại Việt Nam thông qua các yêu cầu về vốn, thẩm định chủ sở hữu và quản lý để kiểm tra tính phù hợp. Việc cấp phép còn được thực hiện chi tiết đến các sản phẩm của các tổ chức tài chính. Sau cấp phép, việc giám sát được thực hiện chủ yếu trên quá trình kiểm tra giấy tờ và thanh tra tại chỗ, cũng như quá trình thanh tra thuế. Những công ty tài chính có vốn nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam, khi cấp phép cơ quan giám sát cũng rất tin tưởng vào vị thế của họ trên thị trường thế giới và không thể dự đoán trước được sự sụp đổ có thể xảy ra. Đây là một điểm yếu mà cơ quan chức năng cần chú ý đến bên cạnh việc tập trung vào các ngân hàng và tổ chức tài chính trong nước. Ngoài ra, hệ thống soát xét khách hàng đầu tư cũng chưa đủ mạnh. Do đó, để nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống giám sát điều tiết thị trường tài chính hiện nay đối với định chế mô hình đầu tư. Chính phủ cần giao cho UBCKNN quản lý định chế mới này và UBCKNN cần chú trọng việc nâng cao công tác quản lý, giám sát qua các biện pháp sau: - Trước tiên, cần bổ sung các yêu cầu về tính minh bạch và chế độ báo cáo, đặc biệt đối với chế độ kiểm toán hai lần một năm. - Thứ hai, thực hiện giám sát và điều tiết dựa trên rủi ro theo các tiêu chuẩn quốc tế. - Thứ ba, nâng cao tầm quan trọng của hệ thống cảnh báo sớm và tăng cường theo dõi hoạt động của ngân hàng đầu tư một cách có hệ thống. - Thứ tƣ, tăng cường hợp tác và phối hợp với các cơ quan chức năng khác như Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, Ngân hàng nhà nước,…trong việc xử lý các vấn đề tài chính. Đồng thời, tăng cường hợp tác và phối hợp quốc tế. Trong giai đoạn mới thành lập, công tác điều tiết và giám sát hoạt động của NHĐT kỳ vọng vào sự hợp tác quốc tế, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm trong giám sát và theo dõi những hoạt động xuyên biên giới với các tổ chức tài chính hoặc ngân hàng nước ngoài. Ví dụ các ngân hàng đầu tư quốc tế muốn thành lập các chi nhánh tại thị trường Việt Nam. Để cấp phép hoạt động cho công ty này, UBCKNN có thể viết thư trao đổi thông tin với cơ quan giám sát của nước đó, để có thể khẳng định rằng ngân hàng đó hoạt động tốt không, có uy tín không. Dựa vào những thông tin được cung cấp, UBCKNN có cơ sở để cấp phép cho ngân hàng đó hoạt động tại Việt Nam dưới dạng ngân hàng đầu tư - Thứ năm, cần tính đến là nâng cao năng lực của cán bộ giám sát. Đây là đội ngũ vẫn còn thiếu về lượng và yếu về chất, - Thứ sáu, UBCKNN cần thực hiện nhiều giải pháp để quản lý chặt hoạt động, tăng cường công tác quản lý, giám sát hoạt động của NHĐT như rà soát, phân loại NHĐT để có ứng xử -79- phù hợp, yêu cầu các ngân hàng báo cáo thường xuyên, trực tiếp kiểm tra hoạt động, yêu cầu các NHĐT nâng cao năng lực tài chính hoặc rút bớt nghiệp vụ để đảm bảo tiêu chí hoạt động theo quy định. Yêu cầu các NHĐT đảm bảo chỉ tiêu an toàn tài chính theo quy định và tăng cường công tác kiểm tra việc thực thi này. - Thứ bảy, thường xuyên kiểm tra các phương án, quy trình thực hiện, các biện pháp quản trị rủi ro các nghiệp vụ của NHĐT có tuân thủ quy định của pháp luật hay không. Thông qua công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình hoạt động của các NHĐT để có biện pháp chấn chỉnh kịp thời. - Cuối cùng, UBCKNN cần nghiên cứu, xem xét xây dựng các văn bản pháp luật có liên quan đến các vấn đề phát sinh trong việc thực hiện các nghiệp vụ NHĐT. 3.3.3.4. Một số đề xuất. Xuyên suốt chương 3 của đề tài, tác giả đã chỉ ra được tiềm năng của ngành ngân hàng đầu tư ở Việt Nam, đồng thời tác giả cũng đã vạch ra lộ trình cùng những giải pháp cụ thể và thiết thực cho việc thành lập định chế tài chính này trong thời gian tới. Do đó, để kết thúc đề tài này, tác giả có một số đề xuất như sau đối với các cơ quan chức năng, đặc biệt là UBCKNN: Với những tiềm năng hiện nay của thị trường tài chính Việt Nam thì việc hướng tới thành lập ngân hàng đầu tư là một điều cấp thiết. - Cải thiện hành lang pháp lý thông thoáng hơn nữa để thu hút đầu tư nước ngoài nhằm phát triển thị trường vốn. - Cần có định hướng cụ thể về mặt pháp lý nhằm giúp cho các CTCK dễ dàng trong việc chủ động chuyển đổi hình thức hoạt động. Cụ thể hơn là ban hành những thủ tục pháp lý bao gồm những bước nào? Điều kiện chuyển đổi? Thời gian chuyển đổi? - Chú trọng tới việc đào tạo đội ngũ nhân viên hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán và ngân hàng đầu tư thông qua việc tài trợ các dự án giáo dục có liên quan. - Tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng đầu tư quốc tế có mặt tại Việt Nam và có chính sách ưu đãi trong thời gian hoạt động để học hỏi kinh nghiệm tổ chức, khả năng quản lý trong kinh doanh. - Bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư thông qua các chính sách cụ thể. - Xử lý nghiêm khắc các trường hợp không tuân thủ kỷ luật tài chính và có dấu hiện thiếu minh bạch trong quá trình hoạt độ -80- KẾT LUẬN Trong khi sự sụp đổ của các ngân hàng đầu tư Mỹ trong năm 2008 khiến thị trường tài chính thế giới e ngại thì ở Việt Nam mô hình này lại đang hợp thời, hứa hẹn nhiều tiềm năng phát triển. Tuy nhiên xác định con đường đi cho ngân hàng đầu tư tại Việt Nam là một bài toán không hề đơn giản. Giờ đây, các ngân hàng đầu tư Mỹ đã tồn tại trong một “thân xác” mới là ngân hàng tổng hợp, thực hiện cả nghiệp vụ ngân hàng đầu tư và ngân hàng thương mại. Lịch sử ngân hàng đầu tư thuần của Mỹ cho thấy, các ngân hàng đầu tư nắm giữ tỷ lệ tài sản dài hạn quá lớn (chẳng hạn cố phiếu trong ngành bất động sản), nhưng lại không có chức năng huy động vốn ngắn hoặc trung hạn (như một cách dự trữ vốn phòng hộ), nên khi thị trường bất động sản sa sút họ không thể xoay xở kịp để trả đúng hạn các khoản nợ đã vay để đầu tư vào lĩnh vực này. Vì vậy, sự chuyển đổi mô hình từ ngân hàng đầu tư thuần sang ngân hàng đa năng giúp tạo tính thanh khoản thường xuyên cho ngân hàng, tạo được sự cân bằng. Có thể nhận định rằng, trong khi ở Mỹ khái niệm “ngân hàng đầu tư” đã trở thành một nỗi đau không muốn khơi lại thì ở Việt Nam mô hình này dường như đang là xu hướng của tương lai. Ngân hàng đầu tư tại Việt Nam sẽ được hình thành bằng nhiều con đường khác nhau. Thứ nhất là mô hình ngân hàng đầu tư “thuần” tại nội địa, tập trung vào 3 chức năng chính: i) hợp tác với các ngân hàng đầu tư nước ngoài nhằm hỗ trợ các khách hàng quốc tế có ý quan tâm đến Việt Nam; ii) tư vấn cho các quỹ đầu tư và tập đoàn tài chính nước ngoài quan tâm đến Việt Nam và iii) tham vấn cho doanh nghiệp Việt Nam và các quỹ đầu tư địa phương trong việc huy động vốn, M&A hoặc liên doanh. Thứ hai là ngân hàng đầu tư quốc tế thành lập công ty con tại Việt Nam và lập liên doanh để thực hiện những nghiệp vụ ngân hàng đầu tư khác nhau. Con đường thứ ba hình thành ngân hàng đầu tư là từ các công ty chứng khoán hàng đầu ở Việt Nam. Ba con đường này sẽ phát triển ra sao trong thời gian tới? Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài “Thiết lập mô hình ngân hàng đầu tư tại Việt Nam” tác giả đã phần nào lý giải được vấn đề trên. Bên cạnh đó, tác giả đã khái quát được lý thuyết tổng quan về ngân hàng đầu tư, thực trạng của hoạt động của ngân hàng đầu tư trên thế giới và ở Việt Nam trong những năm gần đây, qua đó đề ra những giải pháp thiết thực nhằm vẽ nên một bức tranh tươi sáng về mô hình ngân hàng đầu tư ở Việt Nam trong thời gian tới. Tác giả hy vọng đề tài này sẽ giúp cho đọc giả có cái nhìn rõ nét hơn về ngành ngân hàng đầu tư ở Việt Nam hiện tại và trong tương lai./. -81- PHỤ LỤC Phụ lục 1: Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng đầu tƣ trên thế giới Vào thế kỷ XIX thị trường chứng khoán bị chi phối bởi một vài công ty nhỏ. Một số công ty nổi tiếng lúc bấy giờ là Rothschilds, the Barings and the Browns. Đa số những công ty này có nguồn gốc xuất xứ từ việc giao thương ở Đại Tây Dương vào thế kỷ 18. Họ nhập khẩu hàng hóa từ châu Âu, đặc biệt là từ Anh theo yêu cầu của những nhà sản xuất, sau đó xuất khẩu trở lại những sản phẩm hoàn thành. Lúc bây giờ, luật thương mại của Anh và Mỹ vào thế kỷ 18 còn có tầm ảnh hưởng lớn đến vấn đề đất đai và phân cấp xã hội trong sự phát triển của nó. Bồi thẩm đoàn được tự do tùy tiện phán quyết thay vì làm cho bản án trong các tranh chấp bán buôn được giải quyết theo hướng của trọng tài thương mại. Nó đặc biệt khó khăn cho các chủ nợ để theo đuổi người phải thi hành của mình thông qua tòa án. Vì thế họ cần một sự thay đổi cho thói quen pháp lý này. Những thương gia Đại Tây Dương là những người tiên phong trong lĩnh vực này. Bởi họ hoạt động giao thương trên nhiều lãnh địa khác nhau, không có trụ sở cố định và do vậy không chịu sự kiểm soát của một tổ chức cụ thể nào. Nếu họ phải tuân theo các hợp đồng kinh tế dài hạn dưới sự quản chế của tòa án lãnh địa thì rõ ràng họ sẽ gặp khó khăn trong quá trình hoạt động. Do đó họ đã thuyết phục các thương gia bản địa thực hiện các thỏa thuận ràng buộc thông qua các hợp đồng kinh tế mang tính phi lục địa và nhờ sự can thiệp của một tổ chức trung gian đóng vai trò giám sát và thực thi pháp luật. Những nghiên cứu gần đây cho thấy giao dịch trung cổ Châu Âu được thiết kế cho việc thực thi pháp luật tư nhân trong việc mua bán các viên kim cương hoặc trong các ngành công nghiệp. Việc làm ăn của họ dựa trên mối quan hệ uy tín tuy nhiên cũng phải tuân theo các thỏa thuận cam kết trong dài hạn. Do đó, những người trồng bông đã dựa vào mối quan hệ của mình với các thương gia để vận chuyển và bán hàng của mình. Họ có nhiệm vụ phải báo cáo trung thực về chất lượng của lô hàng, và sẽ chịu phạt nếu có sự gian dối. Nếu việc kinh doanh thuận lợi, họ sẽ duy trì tốt mối quan hệ buôn bán, bằng cách giữ chân các thương gia ở lại với mình. Đồng thời, để theo đuổi công việc kinh doanh hàng hóa của mình, các thương nhân Đại Tây Dương đã phát triển và duy trì các mối quan hệ gần gũi, danh tiếng của mình với các nhà cung ứng. Để rồi từ đó họ thu thập được một lượng thông tin lớn về các khách hàng đang hoạt động trong lĩnh vực mình kinh doanh. Từ đó họ sử dụng các mối quan hệ và thông tin của mình có được để tiến hành cho vay và thực hiện kinh doanh thông qua việc hoán đổi tiền tệ. Mầm móng của ngân -82- hàng đã bắt đầu xuất hiện từ đây. Và những thương gia Đại Tây Dương lúc này đã trở thành những chuyên gia trong lĩnh vực tài chính. Những tiến bộ trong lý thuyết và thực thi luật pháp đã khiến những hợp đồng thương mại hàng hóa trở nên đơn giản hơn trước, đồng thời vào thế kỷ 19, thông tin giữa châu Âu và châu Mỹ cũng được cải thiện hơn nhiều, do đó đã phần nào phá hủy lợi thế cạnh tranh thông tin về các mối quan hệ của các thương gia đã gầy dựng trước đó. Vậy nên các thương nhân đã dựa vào danh tiếng của mình để gầy dựng nên một thị trường mới. Đó là thị trường tài chính. Những tiến bộ của nền công nghiệp và sự mở rộng chi tiêu của nhà nước là điều kiện tuyệt vời cho thị trường tài chính phát triển trong thời điểm này. Tài chính doanh nghiệp hiện đại dạy cho ta thấy rằng thông tin là một điều hết sức quan trọng khi một công ty cần tăng vốn: những nhà đầu tư chỉ chấp nhận bỏ tiền túi của mình để góp vốn mạo hiểm một khi họ nắm được thông tin về tiềm năng thương mại của dự án cũng như khả năng quản lý vẹn toàn của bên nhận đầu tư. Do đó họ cần có thông tin trước khi đưa ra những quyết định mang tính trọng đại. Trong khi một số tài sản như: quặng kim loại, đất đai, máy móc,…có thể đem ra trao đổi mua bán một cách dễ dàng song tài sản thông tin thì không như vậy. Bởi lẽ khó có thể chứng minh tại tòa rằng một người đã cố tình tạo ra những thông tin cần thiết để củng cố các giao dịch hay tương tự như việc ngăn chặn người này bán cùng một thông tin nhiều lần và do đó làm giảm giá trị thông tin, gây thiệt hại cho người mua. Và tất nhiên sẽ không tồn tại bất cứ sân chơi nào trong đó một người có thể bán tài sản thông tin của mình, không có nhà đầu tư nào chuẩn bị sẵn sàng cho việc làm này. Trong trường hợp không tồn tại luật quy định giá trị các tài sản thông tin có liên quan, cần thiết phải trở lại loại hình tự thực thi pháp luật dựa trên cơ sở thỏa thuận như đã nêu ở bên trên. Và để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng này của các nhà đầu tư, các thương nhân Đại Tây Dương đã tiến hành thực thi khả năng của mình bằng cách triển khai các mối quan hệ, thu thập thật nhiều thông tin và cho ra đời một thị trường thông tin tư nhân. Vào giữa thế kỷ 19, nhiều người được xem như những “thương gia ngân hàng” (Merchant Bankers) đã quyết định trở thành những chuyên gia tài chính (Specialist Financers). Từ đó đánh giá sự ra đời của các quỹ hoạt động của ngân hàng đầu tư như ngày hôm nay. Sau đó, các nhà đầu tư tiềm năng trong việc phát hành các chứng khoán lần đầu, cần có sự đảm bảo chất lượng trong việc phát hành và kỳ vọng số chứng khoán này mang lại giá trị cao trong tương lai. Ngay cả khi không thể thực hiện được việc này, ngân hàng đầu tư thường biết người có thể làm nhờ vào những mối quan hệ giá trị của mình. -83- Mặc dù các ngân hàng đầu tư đầu tiên hoạt động trong những môi trường chính trị, luật pháp và công nghệ khác nhau nhưng cơ chế của nó được mô tả giống như những người đặt nền tảng cho các dịch vụ chứng khoán hiện đại. Phụ lục 2: Đạo luật Glass – Steagall (1933) Đạo luật Glass-Steagall (GSA) của Mỹ được ban hành năm 1933 và trở thành một trong những trụ cột pháp lý cơ bản trong lĩnh vực ngân hàng với việc phân tách hoạt động của ngân hàng thương mại và các công ty chứng khoán. Bối cảnh lịch sử ra đời Glass-Steagall Đạo luật GSA được ban hành trong bối cảnh lịch sử nước Mỹ vừa trải qua một cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất trong lịch sử với ¼ dân số bị thất nghiệp, hệ thống ngân hàng gặp phải những vấn đề nghiêm trọng. Thị trường chứng khoán sụp đổ vào ngày 29/10/1929 (ngày thứ 3 đen tối) châm ngòi cho một cuộc đại khủng hoảng kinh tế. Trên 11.000 ngân hàng bị phá sản hoặc phải sáp nhập, giảm số lượng ngân hàng xuống 40% từ 25.000 xuống còn 14.000 trong một thời gian ngắn. Các chính quyền tiểu bang phải đóng cửa hàng loạt các ngân hàng quốc doanh. Tại phiên điều trần của Quốc hội Mỹ đầu năm 1933, các ngân hàng và các công ty chứng khoán được coi là nguyên nhân chính dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế với việc lạm dụng lòng tin của công chúng. Hai thượng nghị sỹ Mỹ, Cater Glass và Henry Steagall là tác giả chính của Đạo luật Glass- Steagall. Đạo luật GSA ra đời là một cải cách quan trọng nhất trong nhiệm lỳ của Tổng thống Roosevelt, nhằm đối phó với những thách thức của hệ thống tài chính và nền kinh tế lúc bây giờ. Tuy nhiên, đạo luật này vẫn chưa giải quyết được vấn đề căn bản nhất của hệ thống ngân hàng Mỹ đó là việc thiết lập hệ thống các ngân hàng quy mô nhỏ ở các tiểu bang, không cho phép thành lập ngân hàng hoạt động trên toàn quốc. Đây được coi là nguyên nhân cơ bản dẫn tới sự đổ vỡ của hệ thống ngân hàng với 90% ngân hàng có quy mô tổng tài sản dưới 2 triệu USD. Trong khi đó, Canada với hệ thống ngân hàng hoạt động trên phạm vi toàn quốc đã tạo ra các ngân hàng lớn và có khả năng chống đỡ với các cuộc khủng hoảng. Với các chuẩn đoán về nguyên nhân khủng hoảng như trên, Đạo luật GSA đưa ra 2 thay đổi mấu chốt là việc phân tách hoạt động của ngân hàng thương mại với công ty chứng khoán và tiến trình thành lập tổ chức bảo hiểm tiền gửi liên bang (FDIC). Mục tiêu và lý do hình thành Đạo luật Glass-Steagall Các quan điểm ủng hộ Đạo luật GSA cho rằng ngân hàng thương mại và công ty chứng khoán là nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế do các mâu thuẫn lợi ích từ việc vừa kinh -84- doanh ngân hàng, vừa kinh doanh chứng khoán. Do đó đạo luật này ban hành hạn chế các lạm dụng sau:  Ngân hàng thương mại tham gia đầu tư vào chứng khoán có thể dẫn đến rủi ro và cuối cùng người gánh chịu là các khách hàng gửi tiền tiết kiệm;  Ngân hàng có thể chấp nhận cho vay các khoản vay không đủ tiêu chuẩn cho các doanh nghiệp khó khăn mà ngân hàng đang nắm giữ chứng khoán nhằm cứu giá chứng khoán hoặc cải thiện tình hình tài chính của các doanh nghiệp này;  Quyền lợi tài chính của ngân hàng trong việc đầu tư, phân phối chứng khoán có thể dẫn đến việc các ngân hàng ép các khách hàng của mình đầu tư vào các chứng khoán mà bản thân ngân hàng muốn bán ra. Các lý do chính được đưa ra bao gồm:  Rủi ro và sự an toàn của ngân hàng thương mại: các ngân hàng tham gia vào bảo lãnh phát hành và nắm giữ cổ phiếu doanh nghiệp có thể dẫn đến rủi ro cho các khách hàng gửi tiền và chính phủ phải đứng ra cứu vớt. Hơn nữa sự sụp đổ của các ngân hàng thương mại có thể làm mất niềm tin của dân chúng vào hệ thống ngân hàng và dẫn tới đổ vỡ hệ thống tài chính;  Mâu thuẩn lợi ích dẫn đến lạm dụng: ngân hàng cung cấp các dịch vụ ngân hàng đầu tư có thể dẫn đến mâu thuẫn lợi ích như trình bày tại phần trên, gây ảnh hưởng tới khách hàng bao gồm khách hàng đi vay, khách hàng gửi tiền và các ngân hàng đại lý;  Mâu thuẫn cạnh tranh: Một số công ty chứng khoán muốn ngăn cản ngân hàng thương mại tham gia vào thị phần của họ;  Sự hỗ trợ của Cục Dự trữ Liên bang: Hoạt động của chứng khoán rất rủi ro trong khi sự hỗ trợ của Cục Dự trữ Liên bang chỉ có giới hạn;  Sự cạnh tranh không công bằng: Ngân hàng thương mại được trợ cấp một phần bảo hiểm tiền gửi do đó được phép huy động vốn nhàn rỗi trong dân rẻ hơn thông qua các khoản tiết kiệm. Do đó, nếu cho phép kinh doanh ngân hàng đầu tư, họ có thể cạnh tranh tốt hơn các đối thủ ngân hàng đầu tư khác không có hoạt động ngân hàng thương mại;  Sự tập trung quyền lực: Sự cho phép này sẽ tạo nên một quyền lực lớn của các ngân hàng thương mại và dẫn đến việc họ thôn tính các ngân hàng đầu tư. Việc này sẽ dẫn đến độc quyền cạnh tranh và hoạt động không hiệu quả, ảnh hưởng quyền lợi của khách hàng. Quá trình cải tổ Đạo luật Glass-Steagall Quá trình cải tổ Đạo luật GSA là một quá trình tranh cãi qua nhiều năm. Một trong những nguyên nhân trì hoãn sự thay đổi có lý do chính trị và tranh chấp quyền lực. Tại Mỹ, Cục Dự trữ Liên bang (FED) và Bảo hiểm tiền gửi Liên bang (FIDC) là hai cơ quan giám sát hệ thống ngân -85- hàng thương mại, trong khi đó Ủy ban Chứng khoán Quốc gia (SEC) lại là cơ quan giám sát hoạt động các công ty chứng khoán. Câu hỏi đặt ra là, nếu cho phép sáp nhập ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư thành lập mô hình ngân hàng tổng hợp thì cơ quan nào sẽ nắm quyền giám sát ngân hàng tổng hợp? Sau một thời gian tranh luận, cuối cùng Cục Dự trữ Liên bang đã chiến thắng với kết luận của cựu Chủ tịch Alan Greenspan rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cần thực hiện vai trò là cơ quan giám sát tổng hợp. Một nguyên nhân nữa làm bế tắc quá trình thay đổi là Đạo luật Tái đầu tư cộng đồng (Community Reinvestment Act – CRA) ra đời vào năm 1977, quy định các ngân hàng thương mại phải cung cấp tín dụng cho mọi thành phần giàu nghèo trong xã hội thay vì chỉ tập trung vào những người giàu và công ty lớn. Thượng nghị sĩ Phill Gramm, Chủ tịch Ủy ban Ngân hàng và Tiền tệ của Quốc hội là người phản đối gay gắt quan điểm này, trong khi đó đến thời Tổng thống Bill Clinton lại ủng hộ, thậm chí muốn mở rộng đạo luật CRA. Mặc dù có những cản trở trên song trước sức ép từ nhu cầu tăng tính cạnh tranh của hệ thống ngân hàng thương mại, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cũng đã có những động thái nới bỏ dần các rào cản của Đạo luật GSA cho phép các ngân hàng thương mại thành lập các công ty con (Section 20 subsudiaries) để kinh doanh chứng khoán, tuy nhiên với hạn chế doanh thu nhất định. Năm 1987, các hoạt động phát hành chỉ cho phép với các chứng khoán Cấp 1 bao gồm trái phiếu chính quyền địa phương, thương phiếu, các chứng khoán có vay thế chấp mua nhà làm đảm bảo. Năm 1988, phát hành chứng khoán được mở rộng sang các chứng khoán Cấp 2 bao gồm tấc cả các loại chứng khoán vốn và chứng khoán nợ. Ban hành doanh thu từ hoạt động chứng khoán của các ngân hàng bị giới hạn 5% tổng doanh thu, sau đó 10% năm 1989 và nâng lên 25% năm 1997. Cuối cùng đến năm 1999, cựu Tổng thống Bill Clinton đã ký Đạo luật Gramm-Leach-Billey (GLB) bãi bỏ Đạo luật GSA. Đây là một cuộc cải cách có tầm quan trọng trong hệ thống tài chính Mỹ và mở đường cho việc các ngân hàng thương mại mở rộng hoạt động của mình sang các lĩnh vực chứng khoán và bảo hiểm thông qua hàng loạt các cuộc mua bán, sáp nhập ở quy mô rất lớn. Việc liên kết này tạo nên các tập đoàn tài chính (Financial Holding Structure) với hoạt động đa dạng. Các hoạt động trong từng mảng nghiệp vụ bao gồm ngân hàng thương mại, bảo hiểm, công ty chứng khoán sẽ do từng cơ quan chức năng quản lý theo ngành dọc. -86- Phụ lục 3: Giới thiệu một số ngân hàng đầu tƣ lớn trên thế giới Top 10 ngân hàng đầu tư hàng đầu thế giới. Những ngân hàng này đã chứng minh mình là nhà lãnh đạo thế giới trong lĩnh vực ngân hàng đầu tư thông qua việc cung cấp nhiều loại dịch vụ liên quan đến quản lý đầu tư, mua bán, nghiên cứu đa dạng hóa rủi ro, và quản lý danh mục đầu tư. Bank of America (Bank of America Merrill Lynch) là một công ty dịch vụ tài chính, ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất ở Mỹ, và là ngân hàng lớn thứ hai về vốn hóa thị trường. Bank of America có mặt tại hơn 150 quốc gia. Mua lại ngân hàng đầu tư Merrill Lynch năm 2008, Bank of America đã trở thành nhà quản lý tài sản lớn nhất thế giới và là “ông lớn” trong giới ngân hàng đầu tư. Barclays Capital là một công ty dịch vụ tài chính toàn cầu của Anh hoạt động tại Châu Âu, Bắc Mỹ, Trung Đông, Mỹ Latin, Australia, Châu Á và Châu Phi, được xếp hạng là tốp 25 công ty lớn nhất thế giới do tạp chí Forbes Global 2000 bình chọn năm 2008. Đồng thời Barclays Capital là nhà cung cấp dịch vụ tài chính lớn thứ tư trên thế giới với tổng giá trị tài sản lên tới 3700 tỷ đô la. BNP Paribas là một trong những tập đoàn ngân hàng toàn cầu lớn nhất trên thế giới, trụ sở chính tại Paris và một trụ sở lớn thứ hai tại London. Nó là kết quả của sự hợp nhất giữa Banque Nationale de Paris (BNP) và Paribas. Trong năm 2008 BNP Paribas đã được xếp hạng là công ty lớn nhất tại Pháp và xếp thứ 13 thế giới do tạp chí Forbes Global 2000 bình chọn. Tháng 4/2009, BNP Paribas mua lại 75% cổ phần của Fortis Bank, trở thành ngân hàng hàng đầu châu Âu. Citigroup là một công ty dịch vụ tài chính lớn của Mỹ, trụ sở chính tại New York. Citigroup đã được hình thành từ một trong những vụ sáp nhập lớn nhất thế giới trong lịch sử bằng sự kết hợp ngân hàng khổng lồ Citicorp và tập đoàn tài chính Travelers Group, ngày 07 tháng 4 1998. Citigroup Inc có một mạng lưới dịch vụ tài chính lớn nhất thế giới, trải đều trên 140 quốc gia với khoảng 16.000 văn phòng trên toàn thế giới. Credit Agricole là tập đoàn ngân hàng bán lẻ lớn nhất ở Pháp, lớn thứ hai ở châu Âu và lớn thứ tám trên thế. Credit Suisse được thành lập bởi Alfred Escher vào năm 1856 dưới tên Schweizerische Kreditanstalt. Ngân hàng này là sự kết hợp của 3 mảng hoạt động chính. Đó là ngân hàng đầu tư, ngân hàng tư nhân, và quản lý tài sản. Deutsche Bank là một ngân hàng quốc tế với trụ sở chính tại Frankfurt, Đức. Ngân hàng cung cấp sản phẩm tài chính và các dịch vụ như bán hàng, kinh doanh; sáp nhập và mua lại; sản phẩm -87- quản lý rủi ro, chẳng hạn như các sản phẩm phái sinh, tài chính doanh nghiệp, quản lý tài sản, ngân hàng bán lẻ, quản lý quỹ, ngân hàng giao dịch. Goldman Sachs, được thành lập năm 1869, là ngân hàng đầu tư toàn cầu và công ty chứng khoán tham gia vào các ngân hàng đầu tư, chứng khoán, dịch vụ, quản lý đầu tư và dịch vụ tài chính chủ yếu khác. JP Morgan Chase là một trong những công ty dịch vụ tài chính lâu đời nhất trên thế giới và đã hoạt động tại 60 quốc gia. Nó là nhà lãnh đạo trong các dịch vụ tài chính với tổng tài sản lên tới 2000 tỷ đô la, số lượng tiền gửi xếp thứ 3 ở Mỹ đứng sau sau Wells Fargo và Bank of America. Morgan Stanley là một nhà cung cấp dịch vụ tài chính toàn cầu có trụ sở tại New York. Nó phục vụ một nhóm đa dạng gồm các tập đoàn, chính phủ, các tổ chức tài chính, và cá nhân. Morgan Stanley cũng hoạt động ở 36 nước trên thế giới và quản lý giá trị tài sản lên tới 779 tỷ đô la. Phụ lục 4: Tham khảo mô hình tổ chức của Morgan Các khách hàng có tổ chức Các nhà đầu tƣ cá nhân Quản lý tài sản Dịch vụ ngân hàng đầu tƣ  Huy động vốn  Cho vay khách hàng;  Tư vấn tài chính gồm tư vấn M&A, tái cơ cấu doanh nghiệp, kinh doanh bất động sản và tài trợ dự án. Đầu tƣ, tài trợ và các hoạt động tạo lập thị trƣờng  Chứng khoán vốn và các sản phẩm liên quan.  Các sản phẩm có thu nhập cố định và các sản phẩm liên quan, bao gồm hợp đồng ngoại hối và hàng hóa. Các sản phẩm khác  Xây dựng các chỉ số Khách hàng  Cá nhân  Các doanh nghiệp và tổ chức vừa và nhỏ. Các sản phẩm và dịch vụ  Tư vấn đầu tư và môi giới  Dịch vụ tư vấn lập kế hoạch tài chính và quản lý gia sản  Các sản phẩm cho vay và tín dụng  Quản lý tiền mặt và dịch vụ ngân hàng  Tư vấn kế hoạch hưu Dịch vụ và sản phẩm quản lý tài sản  Chứng khoán vốn  Các sản phẩm có thu nhập cố định  Các sản phẩm đầu tư thay thế Ba kênh phân phối cơ bản:  Kênh phân phối trực tiếp thông qua các đại diện của Morgan Stanley  Kênh phân phối gián tiếp thông qua các bên môi giới thứ ba, ngân hàng, nhà thành lập kế hoạch tài chính, và các tổ chức trung gian khác  Bán hàng cho các tổ chức -88- chuẩn và các công cụ phân tích rủi ro.  Nghiên cứu  Ngân hàng bán buôn trí  Dịch vụ ủy thác Nguồn: Morgan Stanley Phụ lục 5: Các nhân tố đánh giá định mức tín nhiệm Để đưa ra định mức tín nhiệm, tổ chức đánh giá phải thực hiện quá trình thẩm định kỹ lưỡng sử dụng các thông tin tài chính và phi tài chính. Đổi với phân tích tài chính, có hai chỉ số quan trọng đối với quá trình định mức tín nhiệm trái phiếu đó là:  Mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính (hệ số nợ/vốn chủ sở hữu); và  Mức độ sử dụng đòn bẩy tiền mặt (hệ số thu nhập/chi phí lãi vay). Đòn bẩy tài chính thể hiện tỷ lệ tổng công nợ/tổng vốn chủ sỡ hữu của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có tỷ lệ nợ trên vốn cao sẽ mức độ rủi ro cao. Các chỉ số tương quan tới định mức tín nhiệm Đòn bẩy tài chính Hệ số thu nhập/chi phí lãi vay Định mức Tổng nợ/Tổng TS Nợ dài hạn/TS EBITDA/Lãi vay EBIT/Lãi vay AAA 23% 13% 26,5 21,4 AA 38% 28% 12,9 10,1 A 43% 34% 9,1 6,1 BBB 48% 43% 5,8 3,7 BB 63% 57% 3,4 2,1 B 75% 70% 1,8 0,8 CCC 88% 69% 1,3 0,1 Nguồn: S&P Corporate Rating Criteria 2002 dựa trên số liệu thống kê 1998-2000 Hệ số thu nhập/chi phí lãi vay được thể hiện thông qua chỉ số EBITDA (thu nhập trước lãi, thuế và chi phí khấu hao) và EBIT (thu nhập trước lãi và thuế)/chi phí lãi vay trong kỳ. Một doanh nghiệp có hệ số thu nhập/chi phí lãi vay cao thể hiện sự sẵn có của dòng tiền mặt để thanh toán lãi vay. Trong thực tế nhiều doanh nghiệp phá sản không phải do làm ăn thua lỗ mà do việc quản lý dòng tiền mặt không tốt dẫn đến rủi ro thanh khoản và default các khoản công nợ khi đến hạn. -89- Việc sử dụng đòn bẩy tài chính ở một mức độ quá cao tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, đặc biệt khi thị trường rơi vào chu kỳ khủng hoảng. Phụ lục 6: Những cơ hội và thách thức của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập Gia nhập Tổ Chức Thương Mại Quốc Tế (WTO) đồng nghĩa với việc Việt Nam tham gia vào một sân chơi mới với nhiều cơ hội và cũng không ít thách thức. Cơ hội Sau một thời gian dài nỗ lực, Việt Nam đã chính thức gia nhập WTO từ tháng 1/2007, đó là một tiến trình lớn lao của Việt Nam trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Môi trường đầu tư cũng được cải thiện với nhiều trọng tâm trong việc thu hút đầu tư vào Việt Nam. Gia nhập WTO đã đem lại nhiều cơ hội thuận lợi cho Việt Nam, điều này được thể hiện ở các điểm sau đây: Thứ nhất, Việt Nam trở thành thành viên của WTO sẽ khắc phục được tình trạng bị phân biệt đối xử trong buôn bán quốc tế. Ví dụ như sự đối xử tối huệ quốc (MFN) không điều kiện, thuế quan thấp cho hàng xuất khẩu của Việt Nam, thúc đẩy việc thâm nhập thị trường cho hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam, cải thiện cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại với các nước, sự đối xử theo hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập và củng cố cải cách kinh tế Việt Nam. Đặc biệt, các Hiệp định của Vòng đàm phán Uruguay đã đem lại cho Việt Nam các lợi ích như: Đẩy mạnh thương mại và quan hệ của Việt Nam với các thành viên khác trong WTO và đảm bảo nâng cao vai trò quan trọng của Việt Nam trong các hoạt động kinh tế và chính trị toàn cầu như là một thành viên của WTO. Thứ hai, gia nhập WTO sẽ tạo điều kiện mở rộng thị phần quốc tế cho các sản phẩm Việt Nam và thúc đẩy thương mại phát triển. Việt Nam sẽ có cơ hội xuất khẩu những mặt hàng tiềm năng ra thế giới nhờ được hưởng những thành quả của các vòng đàm phán giảm thuế và hàng rào phi thuế, tăng cường tiếp cận thị trường của WTO, đặc biệt trong các lĩnh vực hàng dệt may và nông sản. Cơ hội xuất khẩu bình đẳng sẽ có những ảnh hưởng tích cực đến hoạt động của các doanh nghiệp trong nước, sản xuất sẽ được mở rộng và tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Bên cạnh việc mở rộng xuất khẩu hàng hóa trong nước, Việt Nam còn tận dụng được cơ hội từ nhập khẩu như lựa chọn nhập các loại hàng hóa có kỹ thuật cao, công nghệ tiên tiến để nhanh chóng phát triển các ngành có công nghệ cao, ngành mũi nhọn, nhanh chóng đuổi kịp các nước phát triển trên thế giới. Thứ ba, Việt Nam sẽ có lợi từ việc cải thiện hệ thống giải quyết tranh chấp khi có quan hệ với các cường quốc thương mại chính. Việc tham gia WTO sẽ cho phép Việt Nam cải thiện vị trí của mình trong các cuộc đàm phán thương mại, có điều kiện tiếp cận các quy tắc công bằng và -90- hiệu quả để giải quyết các tranh chấp thương mại. Những nguyên tắc của WTO đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam cũng sẽ có lợi vì sẽ nhận được một số ưu đãi đặc biệt như được miễn trừ sự ngăn cấm trợ cấp xuất khẩu. Tuy nhiên, nếu hàng hóa thuộc loại cạnh tranh, sự miễn trừ này sẽ bị loại bỏ trong thời gian 8 năm. Thứ tư, Việt Nam sẽ có lợi gián tiếp từ yêu cầu của WTO về việc cải cách hệ thống ngoại thương, bảo đảm tính thống nhất của các chính sách thương mại và các bộ luật của Việt Nam cho phù hợp với hệ thống thương mại quốc tế. Các quy định của WTO sẽ loại bỏ dần những bất hợp lý thương mại, thúc đẩy cải thiện hệ thống kinh tế và đẩy nhanh quá trình chuyển đổi từ hệ thống kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường. Thứ năm, Việt Nam sẽ có điều kiện thu hút vốn, kinh nghiệm quản lý và công nghệ mới… của nước ngoài. Trong những năm qua, khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực sự đã trở thành một trong những động lực tăng trưởng sản xuất công nghiệp Việt Nam. Đầu tư nước ngoài đã tác động mạnh mẽ tới tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, chiếm gần 30% vốn đầu tư xã hội, 35% giá trị sản xuất công nghiệp, 20% xuất khẩu và giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần chủ yếu vào việc chuyển giao công nghệ, đầu tư nghiên cứu và phát triển ở Việt Nam trong những năm qua. Sự xuất hiện của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng có tác động tích cực như: tăng mức độ cạnh tranh trên thị trường, giúp các doanh nghiệp và các nhà quản lý doanh nghiệp trong nước học hỏi thêm về cách thức quản lý sản xuất, tiếp thị, tiếp thu công nghệ, kiểu dáng sản phẩm, phục vụ khách hàng… Sáu là, nâng cao khả năng cạnh tranh và tính hiệu quả trong nền kinh tế, đồng thời tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp Việt Nam. Tự do hóa thương mại của WTO sẽ tạo điều kiện cho hàng hóa của các nước thành viên dễ dàng thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Điều này gây sức ép buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải chấp nhận mức độ cạnh tranh khốc liệt, làm cho họ trở nên năng động hơn trong việc tạo sản phẩm mới, cải tiến các dịch vụ, hạ giá thành sản phẩm… Thách thức Bên cạnh đó, Việt Nam còn phải thực thi đầy đủ các cam kết của mình, đặc biệt là các cam kết trong một số lĩnh vực như dịch vụ, sở hữu trí tuệ, các biện pháp đảm bảo thương mại công bằng, an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh dịch tể, kiểm dịch động thực vật và hàng rào kỹ thuật thương mại…nên việc thực thi sẽ rất khó khăn. Điều này không chỉ yêu cầu Việt Nam phải thông qua các luật lệ, quy định phù hợp với WTO và nền kinh tế thị trường, mà còn đòi hỏi tình hình thực -91- tiễn phải đáp ứng được các yêu cầu của WTO. Cụ thể, Việt Nam phải nâng cao đáng kể năng lực cho các cơ quan có liên quan cũng như thay đổi cơ bản về quản lý và tổ chức, đầu tư đáng kể cho nguồn nhân lực, hợp lý hóa công tác tổ chức thương mại và phân bổ ngân sách. Nếu không, sẽ phát sinh hai vấn đề: Thứ nhất, Việt Nam không thể thực hiện các nghĩa vụ WTO của mình và thứ hai là Việt Nam không thể tận dụng được hết các cơ hội khi gia nhập WTO, từ đó sẽ dẫn đến những hậu quả hết sức nghiêm trọng, có thể gây tổn hại cho nền kinh tế. Để sớm đạt mục tiêu gia nhập WTO nhằm mở rộng thị trường cho hàng hóa, doanh nghiệp Việt Nam được đối xử bình đẳng, thu hút vốn và công nghệ, đòi hỏi có sự phối hợp chặt chẽ đồng bộ của tất cả các bộ, các ngành từ khâu chuẩn bị đàm phán và đổi mới cơ chế chính sách cho phù hợp với các cam kết quốc tế, đến sự chuẩn bị cho nền kinh tế sẵn sàng đương đầu với các thách thức, sự vươn lên vượt bậc của các doanh nghiệp với sự hỗ trợ của Nhà nước và sự tranh thủ thái độ thiện chí của các nước thành viên WTO để đưa ra những yêu cầu hợp lý phù hợp với điều kiện Việt Nam. Hệ thống kết cấu hạ tầng của Việt Nam mặc dù đã được đầu tư nhiều trong một vài năm trở lại đây nhưng vẫn còn yếu kém, chưa đáp ứng được nhu cầu của các nhà đầu tư và doanh nghiệp đặc biệt là hệ thống cấp điện, nước, đường giao thông, cảng biển, hệ thống kết cấu hạ tầng ngoài hàng rào các khu công nghiệp. Các doanh nghiệp đều đánh giá kết cấu hạ tầng yếu kém của Việt Nam là cản trở lớn nhất đối với thu hút đầu tư nói chung và FDI nói riêng. Tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực đã qua đào tạo, đặc biệt là công nhân kỹ thuật và kỹ sư ngày càng rõ rệt, không chỉ ở các khu kinh tế mới hình thành mà còn ở cả những trung tâm công nghiệp như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương… Mặt hạn chế này đã tồn tại từ các giai đoạn trước nhưng trong thời gian gần đây càng trở nên bức xúc hơn trong điều kiện nhiều dự án ĐTNN, đặc biệt là các dự án lớn đi vào triển khai thực hiện. Công tác giải phóng mặt bằng là mặt hạn chế chậm được khắc phục của môi trường đầu tư của ta. Trên thực tế, công tác quy hoạch sử dụng đất đã được các địa phương quan tâm nhưng vẫn còn thiếu và chưa đồng bộ với quy hoạch ngành, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của địa phương nói chung và thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI nói riêng. Nhiều địa phương đang lâm vào trình trạng khó khăn trong việc bố trí đủ đất cho các dự án quy mô lớn như đã cam kết trước khi cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Căn cứ các yếu tố thuận lợi và khó khăn đã phân tích nêu trên và chủ trương của Chính phủ về việc tập trung thực hiện các giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế khoảng 6,5% năm 2010, có thể kỳ vọng kết quả thu hút ĐTNN vào Việt Nam trong năm 2010 sẽ tích cực hơn so với năm 2009. -92- Về thu hút vốn đầu tư vào (bao gồm cả tăng vốn mở rộng sản xuất) dự kiến đạt khoảng 22 – 25 tỉ USD, tăng 10% so với 2009 với trọng tâm là thu hút các dự án sử dụng công nghệ cao và có khả năng tạo ra các sản phẩm có sức cạnh tranh. Vốn thực hiện năm 2010 dự kiến sẽ tăng hơn năm 2009 do dòng vốn đăng ký của các năm trước đều ở mức cao và trong điều kiện nền kinh tế thế giới có xu hướng phục hồi. Dự kiến vốn thực hiện năm 2010 đạt khoảng 11 tỉ USD, tăng 10% so với ước thực hiện năm 2009. Phụ lục 7: Một số giao dịch thành công của các ngân hàng đầu tƣ quốc tế tại Việt Nam STT Mô tả hợp đồng Quy mô (Triệu USD) Phí (Trệu USD) Ngân hàng đầu tƣ Năm Bảo lãnh phát hành chứng khoán nợ cho chính phủ 1 Phát hành trái phiếu cho chính phủ bằng USD 750 4.9 Credit Suisse 2005 Bảo lãnh phát hành chứng khoán nợ cho doanh nghiệp 1 Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) trái phiếu VND kỳ hạn 15 năm 125 n/a HSBC 2006 2 Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) trái phiếu VND kỳ hạn 10 năm 62 n/a Deutsche Bank, Vinacapital, HSBC, An Binh Securities 2006 3 Ngân hàng Techcombank trái phiếu VND kỳ hạn 3 năm 100 n/a HSBC 2007 4 Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) trái phiếu VND kỳ hạn 5 năm 80 n/a Citi Bank, An Binh Securities 2008 5 Tập đoàn tàu thủy Việt Nam (Vinashin) trái phiếu VND kỳ hạn 10 năm 188 n/a Deutsche Bank 2007 -93- 6 Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) trái phiếu VND kỳ hạn 10 năm 188 n/a Deutsche Bank 2007 Thu xếp vốn vay 1 Tổng công ty xây dựng Sông Đà xây dựng nhà máy xi măng 109 n/a Natexis Banques 2005 2 Tập đoàn tàu thủy Việt Nam (Vinashin) vay USD nước ngoài kỳ hạn 8 năm 600 n/a Credit Suisse 2007 Tƣ vấn cổ phần hóa, nhà đầu tƣ chiến lƣợc 1 Tập đoàn bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt) 425 n/a Credit Suisse 2007 2 Ngân hàng ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) 750 n/a Credit Suisse 2007 3 Công ty bảo hiểm Bảo Minh (BMI) 5 n/a Rothschild 2007 4 Ngân hàng đồng bằng Sông Mekong (MHB) 150 n/a Deutsche Bank 2007 5 Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) 750 1.8 Morgan Stanley 2007 6 Hãng hàng không Pacific Airlines và Jesta 50 n/a Morgan Stanley 2007 7 Ngân hàng công thương Việt Nam (Viettin) 500 n/a J.P. Morgan 2007 8 Công ty thông tin di động Mobifone n/a n/a Credit Suisse 2008 Nguồn: cẩm nang ngân hàng đầu tư (n/a: không tìm thấy số liệu) -94- DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. MBA Mạc Quang Huy, Cẩm nang ngân hàng đầu tư, NXB Thống Kê 2009. 2. GS.TS Trần Ngọc Thơ, Tài chính doanh nghiệp hiện đại, NXB Thống Kê 2006. 3. Thạc sĩ Nguyễn Quốc Tòng, Đôi điều về thị trường chứng khoán Việt Nam, NXB Thanh Hóa 2009. 4. PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Trang, Quản trị rủi ro tài chính, NXB Thống Kê 2006. 5. PGS. TS Nguyễn Hồng Sơn, TS. Nguyễn Mạnh Hùng, xu hướng phát triển ngành dịch vụ trên thế giới hiện nay và những vấn đề đặt ra đối với sự phát triển của ngành dịch vụ Việt Nam.. 6. Đặng Hữu Mẫn, trường ĐH Kinh Tế Đà Nẵng, cuộc khủng hoảng tín dụng nhà đất ở Mỹ và những kiến nghị đối với Việt Nam, tạp chí khoa học và công nghệ đại học Đà Nẵng 12/2009. 7. Niên giám thống kê 2009 của Tổng Cục Thống Kê. 8. Investment Banking and Security Market Development: Does finance follow industry? By Bharat N Anand – Harvard University and Alexander Galetovic – Universidad de Chile, February 2001. 9. Investment Banking and Securities Issuance, Jay R. Ritter, University of Florida Gainesville. 10. Investment banking: Institutions, Politics and Law. By Alan Morrison and William J Wilhelm Jr. Newyork: Orford University Press, 2007. 11. Investment Banking: Past, Present, and Future, by Alan D. Morrison, Saïd Business School, University of Oxford and William J. Wilhelm, Jr., McIntire School of Commerce, University of Virginia. 12. Investment Banking regulation after Bear Stearns, Dwight Jaffee & Mark Perlow. 13. Cause of Financial Crisis, Mark Jickling – Specialist in Economics, January 29, 2009. 14. Adapting to change in the Investment Banking Industry, by Justin Han, Justin Itz, Kedar S. kulkarni, November 2002. 15. Banking 2008, International Financial Services London Research, February 2008. 16. China Investment Banking Industry Report 2007 – 2008. 17. Evolution capital advisors launches startup focused investment bank, completes multiple transactions in Cleantech, Telecom and Digital Media sectors in 2007. 18. Doing business 2010 report. 19. Global banking trend after crisis, Deutsche Bank Research, June 2009. 20. The international Financial Crisis: Its cause and what to do about it? 21. The unofficce guide to investment banking, issued by Deutsche Bank. 22. Strategic Challenges Of The Japaness Investment Banking Industry by Yasutaka Suehiro. -95- 23. Các trang web: (Thông tin kinh tế - TTCK) (Báo công thương) (Tạp chí kinh doanh) (Diễn đàn World Business Portal) (Ngân hàng Citibank Việt Nam) (Ngân hàng Deutsche Bank) (Báo Diễn đàn Doanh nghiệp) (Ngân hàng HSBC Việt Nam) (Tổng cục thống kê) (Cơ sở dữ liệu luật Việt Nam) (Bộ tài chính Việt Nam) (Tạp chí kinh tế Sài Gòn) (Sàn kinh doanh trực tuyến) (Ngân hàng nhà nước Việt Nam) (Công ty chứng khoán Sài Gòn) (Tài chính Việt Nam) (Thời báo kinh tế Sài Gòn) (Thomson Finance) (Báo đầu tư chứng khoán) (Tạp chí phát triển kinh tế, UEH) (Công ty chứng khoán Bản Việt) (Báo đầu tư Việt Nam) (Chuyên trang tài chính của CNN) (Học liệu mở Fulbright, UEH) (Công ty đầu tư tài chính) (Công ty chứng khoán Vietstock) (Thời báo kinh tế Việt Nam)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfCONG TRINH NGAN HANG DAU TU.pdf
Tài liệu liên quan