Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước, ĐTTTNN đã đóng góp một phần vô cùng quan trọng thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển. ĐTTT từ EU vào VIệt Nam thời gian qua đã và đang đóng góp vào sự nghiệp đó và ngày càng có những biến chuyển tốt đẹp hơn. EU trong những năm gần đây, đặc biệt là khi Việt Nam tham gia vào WTO, EU đã coi Việt Nam như là một đối tác chiến lược của họ trong khu cực Đông Nam Á. Năm 2006 và đầu năm 2007 nguồn vốn FDI cũng như ODA của EU đổ vào nước ta tăng lên rõ rệt. Chiến lược đầu tư của các nhà đầu tư EU cũng thể hiện sự dài hạn và quy mô vốn đầu tư trên một dự án cũng lớn hơn trước.
Gia nhập WTO đã tạo ra một môi trường pháp lý công bằng hơn cho Việt Nam khi quan hệ với các nước khác trên thế giới, đặc biệt là những nước lớn như EU, Mỹ, Đồng thời nó thể hiện sự hộI nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới. Điều này làm cho các nhà đầu tư nước ngoài yên tâm hơn khi quyết định đầu tư vào Việt Nam.
103 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1406 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của EU vào Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vẫn là các dự án vừa và nhỏ, EU chưa coi Việt Nam là một địa điểm đầu tư trọng điểm, khi so sánh với các nước Trung Quốc, Malaysia, Singapore… (EU là đối tác đứng đầu về số vốn đầu tư tại các nước này). Có ý kiến cho rằng đầu tư EU tại Việt Nam có tính chất thăm dò, các nhà đầu tư EU thực sự chưa có kế hoạch lâu dài tại Việt Nam. Nhận xét này dường như có cơ sở khi thực tế cho thấy một đặc diểm nổi bật của các nhà đầu tư EU là rất quan tâm khai thác thị trường nội địa của Việt Nam. Đại đa số các dự án thành công của EU tại Việt Nam như đã nói ở trên đã phần nào chứng minh điều đó. Cũng vì lẽ đó mà các nhà đầu tư EU tại Việt Nam chưa quan tâm đến việc xây dựng các khu công nghiệp phụ trợ phục vụ cho sản xuất hàng hoá xuất khẩu. Trong giai đoạn 2001 – 2004 FDI từ EU vào Việt Nam có xu hướng giảm mạnh.
Bảng 13 Vốn FDI của một số nước và khu vực tại Việt Nam trong giai đoạn 2001-2004
(Đơn vị tính: triệu USD)
Nước
2001
2002
2003
2004
EU
1.015
49,4
64
94,2
ASEAN
145,1
192,7
102,7
230,5
Mỹ
113,2
142,7
65
74,9
Đài Loan
46,3
312,3
388
460,7
Nhật Bản
163
102
100
254,4
Hàn Quốc
114,4
267,3
344
365,1
Tổng vốn đăng ký
2.600
1.620
1.900
4.100
(Nguồn: www.delvn.cec.eu.int và www.mpi.gov.vn, số liệu của năm 2005)
Theo số liệu của bảng trên, nếu FDI của EU vào Việt Nam năm 2001 chiếm 39% tổng số vốn đầu tư vào Việt Nam thì tỷ trọng này sụt giảm nghiêm trọng vào các năm tiếp theo: năm 2002 tỷ trọng này là 3%, năm 2003 là 3,37%, năm 2004 là 2,23% và chỉ tăng lên 13,8% vào năm 2005. Vậy, nguyên nhân vì sao mà tỷ trọng đầu tư vào Việt Nam lại giảm sút như thế? Có rất nhiều lý do khác nhau, trong đó lý do chủ yếu là EU trong giai đoạn này thực hiện chiến lược mở rộng về phía đông.
Đến giữa năm 2002, EU mở rộng sang phía Đông với việc két nạp thêm 10 thành viên mới, dân số tăng thêm 75 triệu người, bằng 20% dân số hiện có, diện tích lãnh thổ tăng thêm 24% so với hiện nay, GDP gần 9000 tỷ EURO (tương đương khoảng 11.000 tỷ USD) chiếm 27,8% GDP thế giới, 30% thương mại toàn cầu (nguồn: http: www. Europa.eu.int). Việc EU mở rộng sang phía đông đã có ảnh hưởng tới Việt Nam. Sau đây, chúng ta sẽ tìm hiểu khái quát về tình hình 10 nước mới gia nhập EU.
* Khái quát tình hình 10 nước gia nhập EU
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một loạt các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu ra đời. Các nước này nhanh chóng xây dựng nền kinh tế tập trung theo mô hình Xô Viết dựa trên công hữu về tư liệu sản xuất, quản lý theo kế hoạch, là thành viên của SEV. Trong suốt thập kỷ 1950 – 1956 của thế kỷ 20, cơ chế kế hoạch hoá tập trung và sự hợp tác giữa các nước xã hội chủ nghĩa có tác dụng tích cực, các nước xã hội chủ nghĩa đã thu được những thành tựu to lớn và hệ thống lớn mạnh vô cùng. Tuy nhiên đến thập kỷ 70, đặc biệt là đến thập kỷ 80, nền kinh tế các nước xã hội chủ nghĩa bị khủng hoảng trầm trọng và sâu sắc, dẫn đến khủng hoảng về chính trị xã hội, đặc biệt là vào cuối những năm 1989 và đầu 1990, ở các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu đã diễn ra những đảo lộn về chính trị xã hội, các nước này đã đều chính thức cải cách chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường theo mô hình phương Tây.
Những năm 50 của thế kỷ 20, khu vực quốc doanh chiếm 87 – 97% sản xuất công nghiệp, đóng góp 70% thu nhập quốc dân. Sau cải cách thì khu vực tư nhân chiếm vị trí quan trọng hơn theo đánh giá của Uỷ ban Châu Âu, đến cuối năm 2002 – khu vực tư nhân với hơn 3 triệu doanh nghiệp, thu hút hơn 70% lao động, chiếm 76% GDP.
Trong lĩnh vực Tài chính tiền tệ trước cải cách, hệ thống giá cả phổ biến là được diều chỉnh trực tiếp theo mệnh lệnh hành chính và được trợ giá. Đồng tiền không có khả năng chuyển đổi, tồn tại hệ thống ngoại tệ nhiều tỷ giá theo áp đặt của Nhà nước. Sau chuyển đổi được tự do hoá giá cả, tự do hoá nội, ngoại thương…
Ngân sách nhà nước của các nước Đông Âu bị thâm hụt nghiêm trọng; nhà nước buộc phải giải quyết thâm hụt ngân sách một cách phi lạm phát nhờ sự phát hành các trái khoán của mình trên thị trường trong nước và nước ngoài. Điều này đã dẫn đến việc gia tăng các khoản nợ của Chính phủ trong nước và nước ngoài. Ví dụ: Hungary,Bungari, Ba Lan nợ nước ngoài năm 1994 với GDP đã đạt con số lần lượt là 91%, 83,1%, 70,4%. Vượt quá xa so với ngưỡng nguy hiểm 20% do EU đặt ra cho các nước muốn gia nhập. Để giảm thiếu hụt cho ngân sách nhà nước, các nước Đông Âu đã cải cách hệ thống thuế để phân bổ gánh nặng cho các đối tượng chịu thuế. Nhưng sau này, trong giai đoạn 1997 – 2002 các nước đều cải cách hệ thống thuế theo hướng hoà hợp vói hệ thống thuế của EU cũng như giảm bớt sự can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế bằng cách giảm dần gánh nặng thuế. Việc hiện đại hoá hệ thống hành chính quản lý thuế cũng như việc hoà hợp dần thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt với EU vẫn được tiếp tục hướng tới thực hiện toàn bộ Acquis về thuế.
Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, ngân hàng nhà nước ở các nước Đông Âu thường đảm nhiệm cả chức năng của ngân hàng trung ương lẫn chức năng của ngân hàng thương mại. Hệ thống Ngân hàng Đông Âu rất yếu kém vốn ít, tỷ lệ nợ xấu hay nợ khó đòi rất nguy hiểm. Trong giai đoạn 1994 – 1995 số nợ tại cộng hoà Séc được coi là khó đòi; Ba Lan 16% tổng các khoản cho vay đựoc phân loại là lỗ, 22% là khó đòi, 24% là thấp hơn tiêu chuẩn vào năm 1991. Sau cải cách cơ cấu của hệ thốngạngan hàng thương mại thì các Ngân hàng đã đạt được những thành tựu tương đối to lớn, đảm bảo cung cấp vốn cho các doanh nghiệp, tỷ lệ nợ xấu giảm và chỉ chiếm tỷ lệ thấp. Năm 2002, Ba Lan đã đạt được sự hoà hợp về Acquis, về sự độc lập của ngân hàng trưng ương trong chính sách tài chính tiền tệ.
Các nước Đông Âu hình thành và phát triển thị trường tài chính dựa vào các ngân hàng đa năng có quy mô lớn. Các nước Đông Âu tiến hành tự do hoá hoạt động kinh tế đối ngoại, mở cửa nền kinh tế, hội nhập với khu vực và thế giới là nội dung quan trọng. Trước khi gia nhập, Cộng hoà Séc là nước ứng viên Châu Âu được đánh giá đạt hiệu quả tốt nhất trong việc thực hiện hoà hợp vói các tiêu chuẩn về kỹ thuật cũng như chất lượng hàng hoá của EU, có tới 99% tiêu chuẩn của Séc hoà hợp với tiêu chuẩn của EU. Về dỡ bỏ hành rào phi thuế quan, Cộng hoà Séc cũng tiến bộ nhất, mức thuế trung bình cho tất cả các loại hàng hoá theo MFN là 6,1%, trong đó nông sản 13,5%, thuỷ sản 0,1%, công nghiệp 4,5%. Trong khi mức thuế trung bình cho tất cả các hàng hoá của EU là 6,3%, nông sản 16,2%, thuỷ sản 12,4%, công nghiệp 3,6%. Năm 2002 của Sovakia là 80% tiêu chuẩn của EU đựoc thực hiện, Hungary đạt 90% tiêu chuẩn của EU…
Nếu tính theo mức độ liên kết thương mại hay tỷ trọng của EU trong XNK với từng nước:
Ví dụ: Hungary năm 1989, các nước xã hội chủ nghĩa 44%, EC 27%, đến năm 2000 các nước xã hội chủ nghĩa 7,8%, còn EU 75%. Nhờ ưu đãi về buôn bán hàng công nghiệp vói EU, tỷ lệ mặt hàng này trong cơ cấu xuất khẩu của Hungary với EU tăng mạnh từ 11,9% (1991) lên 57% (1999), tỷ lệ xuất khẩu máy móc từ EU sang Hungary năm 1999 là 63%, năm 2000 là 65,9%...
Ba Lan tỷ trọng xuất khẩu sang EU và nhập khẩu từ EU năm 1997 là 64% và 63,8%; đến năm 2001 là 69,2%, và 61,4% tuy nhiên thâm hụt cán cân thương mại khá lớn. Cũng trong năm 2001, kim ngạch xuất khẩu của Ba Lan vào EU đạt 26,5 tỷ EURO, nhập khẩu 35,4 tỷ EURO, mức thâm hụt là 8,9 tỷ EURO, giảm so với năm 200 là 10,5 tỷ EURO. Trong trao đổi hàng hoá hai chiều, máy móc thiết bị điện chiếm tỷ trọng lớn, đặc biệt là xuất khầu hàng hoá này vào EU tăng lên 23% kể từ năm 1997. Nông sản 70% từ Ba Lan sang EU và 96% ngược lại là miễn thuế hoặc được hưởng ưu đãi.
Trong giai đoạn này, các nước Đông Âu đã nhận được rất nhiều sự trợ giúp của EU. Trong đó, FDI của EU đầu tư vào Đông Âu tuy có giảm về số lượng nhưng luôn tăng lên về tỷ lệ, trừ năm 2003 và trong số các nước dầu tư vào CEEC 10 thì EU 15 chiếm tới 50% vốn FDI. Trong giai đoạn 2002 – 2006 các nước này nhận đựoc 70 tỷ EURO, trong đó 29 tỷ hỗ trợ cho các chương trình trước hội nhập và 41 tỷ cho các chương trình sau hội nhập.
Trong những năm 1995 – 1999, đặc biệt là sau năm 2000, các nước Trung và Đông Âu đã trỏ thành những nước có tỷ lệ FDI/GDP cao nhất trong số các nước đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi, bằng khoảng 4 – 6% GDP, trung bình là 5,5 GDP. Các nước trong giai đoạn này đạt tỷ lệ FDI/người rất cao.
Bảng 14 FDI vào các nước Đông Âu
Nước
Tổng FDI 31/12/2001 (triệu EURO)
FDI/người (EURO)
Bungari
4.423
548
Séc
30.103
2.920
Estonia
2.625
1.928
Hungary
24.287
2.386
Latpia
2.981
1.271
Eithuania
3.155
908
Ba Lan
38.439
994
Rumani
8.852
397
Slovakia
6.285
1.163
Việt Nam và các nước Đông Âu có quan hệ từ lâu đời, cùng nằm trong khối SEV. Đây là một điều kiện tốt sẽ góp phần thúc đẩy quan hệ giữa Việt Nam và EU ngày càng phát triển về cả chiều rộng và chiều sâu.
2.2.2 Thực trạng thu hút FDI của EU – 27 vào Việt Nam
Đến giữa năm 2004, EU mở rộng sang phía đông và đến tháng 01 năm 2007 kết nạp thêm Bulgaria và Romania thì tiềm năng hợp tác phát triển kinh tế đã lớn nay còn được tăng cường thêm sau khi EU mở rộng, Bởi lẽ trong số các nước gia nhập EU vào tháng 5/2004 hầu hết là các nước có quan hệ lâu đời với Việt Nam, đó là các nước Đông Âu thành viên của SEV. Hàng hoá của Việt Nam khi xuất sang 1 nước thì có thể xuất sang 26 nước thành viên còn lại. Do vậy, các nước thành viên mới của EU sẽ là “cửa ngõ ” quan trọng để Việt Nam có thể tiếp cận thuận lợi hơn nữa các nguồn vốn, đặc biệt là vốn FDI, xúc tiến đầu tư hiệu quả hơn với các thành viên khác của EU. Đặc biệt trong năm 2006 Việt Nam đã thể hiện thiện sự hộI nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giớI vớI hai sự kiện nổI bật là tổ chức thành công hộI nghị APEC và là thành viên thứ 15 của WTO.
Như đã nói, tính từ năm 1988 đến tháng 6/2006, cả nước đã cấp giấy phép đầu tư cho trên 7.550 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn cấp mới 68,9 tỷ USD, trong đó có 6.390 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký là 53,9 tỷ USD, vốn thực hiện (của các dự án còn hoạt động) đạt trên 28 tỷ USD (nếu tính cả các dự án đã hết hiệu lực thì vốn thực hiện đạt trên 36 tỷ USD). Riêng năm 2006 Việt Nam thu hút được 10,2 tỷ USD vốn đăng ký, có tớI hơn 12.000 dự án mớI được cấp giấy chứng nhận đầu tư và được tăng vốn, vốn thực hiện lần đầu tiên vượt ngưỡng 4 tỷ USD. Đây được đánh giá là một năm vượt trộI về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Nếu phân theo ngành thì lĩnh vực công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng lớn nhất, chiếm 67,7% về số dự án và 61,1% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo là lĩnh vực dịch vụ chiếm 19,7% về số dự án và 31,7% về vốn đầu tư đăng ký. Lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp chiếm 12,5% về số dự án và 7,1% về vốn đầu tư đăng ký.
Nếu phân theo hình thức đầu tư: hình thức 100% vốn nước ngoài chiếm 75,4% về số dự án và 53,1% về tổng vốn đăng ký; hình thức liên doanh chiếm 21,4% về số dự án và 36,6% về vốn đăng ký; số còn lại thuộc lĩnh vực hợp doanh, BOT, công ty cổ phần và công ty quản lý vốn.
Nếu phân theo đối tác đầu tư thì có 74 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, trong đó các nước Châu Á chiếm 76,5% về số dự án và 69,8% vốn đăng ký; các nước Châu Âu chiếm 10% về số dự án và 16,7% về vốn đăng ký; các nước Châu Mỹ chiếm 6% về số dự án và 6% vốn đăng ký, trong đó Mỹ chiếm 4,5% về số dự án và 3,7% vốn đăng ký, còn lại là các nước khác. Ngoài ra, Việt kiều từ 21 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau chủ yếu từ Đức, Nga, Pháp đã đầu tư 147 dự án với tổng vốn đàu tư đăng ký 513,88 triệu USD, hiện còn 108 dự án đang hoạt động với tổng vốn đầu tư đaăg ký là 382,8 triệu USD chỉ bằng 0,7% vốn đăng ký của các nước. Nếu phân theo địa phương thì các thành phố lớn có điều kiện kinh tế thuận lợi thuộc các vùng kinh tế trọng điểm vẫn là những công ty dẫn đầu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, thứ tự như sau:
Thứ nhất, TP Hồ Chí Minh chiếm 31,28% về số dự án, 24,35% về tổng vốn đăng ký và 21,7% về tổng vốn thực hiện.
Thứ hai, TP Hà Nội chiếm 10,83% về số dự án, 16,3% tổng vốn đăng ký và vốn thực hiện chiếm 14,1%.
Thứ ba, Đồng Nai chiếm 11,4% về số dự án, 16,3% tổng vốn đăng ký, 14,1% tổng vốn thực hiện.
Thứ tư, Bình Dương chiếm 17,87% về số dự án, 9,77% tổng vốn đăng ký và 6,6 tổng vốn thực hiện.
Các dự án đầu tư vào các khu công nghiệp - khu chế xuất (không kể các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp) còn hiệu lực, chiếm 33,8% về số dự án và 35,5% tổng vốn đầu tư đăng ký của cả nước.
Năm 2005, cả nước thu hút được trên 5,8 tỷ USD, tăng trên 25% so với năm 2004, vượt gần 35% mục tiêu ban đầu (4,5 tỷ USD) đề ra cho cả năm 2005, trong đó vốn cấp mới đạt trên 4 tỷ USD, vốn bổ sung đạt 1,8 tỷ USD. Đặc biệt đến tháng 11/2005 vốn FDI của EU vào VIệt Nam đã tăng gần 10 lần so với năm 2004.
Năm 2006, Việt Nam đã thu hút được 10,2 tỷ USD vốn đăng ký đầu tư trực tiếp nước ngoài vượt xa con số dự kiến kế hoạch (6,5 tỷ USD), bằng cả hai năm 2004 – 2005 cộng lạI, hay là bằng 2/3 kết quả của cả 5 năm 2001 – 2005 cộng lại. VớI 1.200 dự án mớI được cấp giấy chứng nhận đầu tư và được tăng vốn. Trong đó, phần cấp mớI chiếm 740 dự án và hơn 7,5 tỷ USD, đạt bình quân mỗI dự án trên 10 triệu USD, lớn gấp đôi quy mô năm 2005.Đây là lần đầu tiên tổng vốn FDI thực hiện vượt ngưỡng 4 tỷ USD.
Từ năm 2004 đến tháng 10/2006, nguồn vốn FDI nói chung và nguồn vốn FDI của EU nói riêng vào Việt Nam có xu hướng tăng lên. Năm 2004, EU đầu tư vào Việt Nam với tổng số dự án là 58 chiếm 7,9%, với tổng vốn đăng ký 333,6 triệu USD, chiếm 8,8% tổng vốn đăng ký, và vốn thực hiện là 325,7 triệu USD chiếm 11,4% tổng vốn thực hiện. Con số này tăng lên rõ rệt trong năm 2005 với tổng số dự án là 114, chiếm 11,75% tổng số dự án, vốn đăng ký đạt 1402,6 triệu USD, chiếm 20,5% tổng vốn đăng ký, trong đó vốn cấp mới là 1121,6 triệu USD và vốn tăng thêm là 286,7 triệu USD.
Bảng 15 FDI từ các nước thành viên của EU vào Việt Nam năm 2005 (triệu USD)
(tính tới ngày 31/12/2005 - chỉ tính các dự án còn hiệu lực)
Nước
Số dự án
Tổng vốn đăng ký
Vốn cấp mới
Vốn tăng thêm
Áo
2
1,1
0,6
0,5
Đức
14
21,7
14,8
6,9
Đan Mạch
9
35,6
27,7
7,9
Hà Lan
10
125,6
33,0
92,6
Italia
4
10,7
10,1
0,6
Lucxambua
2
771,9
770,5
1,4
Pháp
22
28,2
24
4,2
Quần đảo Virgin thuộc Anh
43
375,6
206,8
168,8
Tây Ban Nha
1
2,4
2,4
Vương quốc Anh
7
29,8
26,0
3,8
EU – 25
114
1402,6
1121,6
286,7
(Nguồn: Cục ĐTNN - Bộ KH&ĐT)
Về lĩnh vực đầu tư
EU tập trung đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp sau đó là dịch vụ và cuối cùng là nông – lâm nghiệp. Trong lĩnh vực công nghiệp có tới 275 dự án, chiếm 54,89% tổng dự án, 58,97% tổng vốn đầu tư, 47,17% vốn pháp định và 12,22% vốn thực hiện; trong đó công nghiệp dầu khí và công nghiệp nặng có tổng vốn đầu tư và vốn thực hiện là lớn nhất, còn xây dựng thu hút được ít lượng vốn đầu tư nhất chỉ chiếm 3,17% vốn thực hiện, và chiếm gần 1,53% vốn thực hiện.
Ở lĩnh vực dịch vụ, thu hút được 167 dự án với tổng vốn đầu tư trên 2,4 tỷ USD, chiếm gần 34,53% tổng vốn đầu tư, 46,85% tổng vốn pháp định, 18,87% tổng vốn thực hiện. Trong đó, tập trung nhiều nhất ở ngành giao thông vận tải – bưu điện có 12 dự án, với tổng số vốn đầu tư 136.161.126 USD, vốn đầu tư tực hiện đạt trên 139 triệu USD. Nó chiếm tỷ lệ trong lĩnh vực dịch vụ lần lượt là: 6,8%, 71,27%, 18,87%. Tiếp đó đến ngành Tài chính – Ngân hàng có 17 dự án với tổng vốn đầu tư là 219.350.000 USD, vốn đầu tư thực hiện đạt 203.255.654 USD, chiếm tỷ lệ trong tổng ngành dịch vụ là: 9,65%, 9,05%, 26,56%. Ngành Y tế - Giáo dục chỉ thu hút được 22 dự án, vốn đầu tư là 78.305.633 USD, vốn thực hiện đạt trên 21 triệu USD.
Còn trong lĩnh vực dịch vụ thu hút được ít nhất tính cả về số dự án đầu tư cũng như vốn đầu tư thực hiện.
Nếu so sánh về lĩnh vực tham gia đầu tư trong các dự án có vốn FDI của EU trong giai đoạn EU – 15 với giai đoạn EU – 25 thì chúng ta chưa thấy sự cải thiện đáng kể nào về mức độ tập trung vào ngành công nghiệp và dịch vụ. Trong đó, các lĩnh vực mà EU có thế mạnh như xây dựng, giáo dục, chế biến vẫn còn thu hút được ít cả về số dự án cũng như tổng số vốn.
Bảng 16 FDI EU phân theo ngành
(tính tới ngày 31/12/2005 - chỉ tính các dự án còn hiệu lực)
STT
Chuyên ngành
số dự án
TVĐT
VPĐ
ĐTTH
1
Công nghiệp
275
4.134.838.157
1.923.842
2.928.385.440
CN dầu khí
6
1.317.983.340
810.983.340
1.514.217.633
CN nhẹ
87
243.731.426
122.620.007
116.006.506
CN nặng
115
1.962.497.426
681.260.318
1.018.690.057
CN thực phẩm
37
388.300.140
229.076.031
217.533.086
Xây dựng
30
222.325.815
79.754.146
61.938.158
2
Nông, lâm nghiệp
50
456.335.633
243.873.430
361.315.772
Nông, lâm nghiệp
47
453.485.633
242.698.430
361.265.772
Thuỷ sản
3
2.850.000
1.175.000
50.000
3
Dịch vụ
176
2.421.163.298
1.910.472.530
765.210.904
GTVT, Bưu điện
21
1.361.611.296
1.317.394.389
139.012.086
Khách sạn,du lịch
21
206.207.482
84.978.657
175.457.620
Tài chính, Ngân hàng
17
219.350.000
215.395.000
203.255.654
Văn hoá – Y tế - Giáo dục
22
78.305.766
38.494.256
21.172.055
XDVăn phòng – Căn hộ
9
235.486.794
96.789.034
78.577.733
Dịch vụ khác
86
320.201.794
157.421.194
147.735.756
Tổng số
501
7.012.337.088
4.078.039.802
4.054.912.116
(Nguồn: Cục ĐTNN - Bộ KH&ĐT)
Về hình thức đầu tư
Tính đến ngày 31/12/2005, EU đầu tư vào Việt Nam đầu tư vào Việt Nam dưới các hình thức 100% vốn nhà nước, liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh, BOT, công ty cổ phần. Trong đó, chủ yếu là đầu tư dưới hình thức 100% vốn nhà nước chiếm 63,67% về số dự án, 26,4% vốn đăng ký, 23,63% vốn pháp định và 22,17% vốn đầu tư trực tiếp; tiếp đó đến hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh chiếm 31,24% số dự án, 20,45% vốn đăng ký, 16,26% vốn pháp định và 20,99% vốn thực hiện; sau đó đến hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh, BOT & công ty cổ phần.
Bảng 17 FDI của EU phân theo hình thức đầu tư vào Việt Nam
(tính tới ngày 31/12/2005-chỉ tính các dự án còn hiệu lực)
Hình thức đầu tư
Số dự án
TVĐT
VPĐ
ĐTTH
Công ty cổ phần
1
55.558.000
55.558.000
6.000.000
BOT
3
1.075.000.000
307.355.000
691.230.774
Liên doanh
157
1.433.992.138
663.022.711
851.187.465
100% vốn nước ngoài
519
1.851.459.546
963.777.651
898.913.966
HĐHTKD
21
2.596.327.404
2.088.326.440
1.607.579.911
Tổng số
501
7.010.337.088
4.078.039.802
4.054.912.116
(Nguồn: Cục ĐTNN - Bộ KH&ĐT)
Về địa điểm đầu tư:
Nguồn vốn FDI của EU có mặt ở 42 tỉnh, thành phố của cả nước. Trong đó, tập trung chủ yếu vẫn là ở các khu kinh tế trọng điểm, gần thị trường tiêu thụ. Thành phố Hồ Chí Minh đứng đầu trong việc thu hút nguồn vốn FDI từ EU với 189 dự án chiếm 37,72% tổng số dự án, gần 2,1 tỉ USD tổng vốn đầu tư, chiếm 29,65%. Tiếp đến là Hà Nội với 107 dự án, chiếm 21,36% tổng số dự án, chiếm vốn đầu tư gần 1tỷ USD, chiếm 14,22% tổng vốn đầu tư. Sau đó là các tỉnh Đồng Nai, Bình Dưong, Tây Ninh, Hải Phòng…
Các nước đầu tư chủ yếu vào Việt Nam trong EU- 25 là Pháp, Hà Lan, Vương Quốc Anh, Luc Xam Bua, Đức, Đan Mạch, Bỉ, Italia, Séc, Thuỵ Điển, Ba Lan, Áo, Tây Ba Nha, Hungari, Phần Lan, CH Sip, Slôvakia. Trong đó Pháp là nước đứng đầu về số dự án đầu tư (162 dự án) và tổng vốn đầu tư (trên 2 tỉ USD), Hà Lan đứng thứ 2 về vốn đầu tư và đứng thứ nhất về vốn đầu tư thực hiện, Vương Quốc Anh đứng thứ 2 về số dự án đầu tư (69 dự án) và đứng thứ 3 về tổng vốn đầu tư, tiếp sau là Luc Xăm Bua, Đức…
Về hiệu quả vốn đầu tư:
Các dự án có nguồn vốn đầu tư từ EU vẫn được đánh giá là có hiệu quả. Nó thể hiện thông qua việc các doanh nghiệp của EU luôn tăng số vốn đầu tư vào các dự án đang hoạt động để mở rộng sản xuất. Chỉ tính năm 2005 số vốn tăng thêm là 286,7 triệu USD (bảng 15) từ đó cho thấy các doanh nghiệp EU tin tưởng vào môi trường đầu tư ở Việt Nam và họ thu được lợi nhuận từ việc đầu tư này. Cũng trong năm 2005, số dự án được cấp mới 1.121,6 triệu USD, chiếm 23,84% tổng số vốn cấp mới của cả nước. Và chỉ tính các dự án của Anh, Bỉ, Pháp đã thu hút được 1.419 người lao động (bao gồm cả người nước ngoài), tổng doanh thu của các doanh nghiệp này là trên 12 triệu USD, giá trị xuất khẩu đạt 11.352.014 USD, giá trị nhập khẩu là 837.039 USD, đóng thuế cho ngân sách nhà nước 1,04 triệu USD (chưa tính số thuế đã nộp của các văn phòng đại diện và chi nhánh của các đơn vị có vốn FDI tại tỉnh Lâm Đồng).
2.3 Đánh giá chung về thu hút FDI vào Việt Nam
2.3.1 Ưu điểm
Nguồn vốn FDI của Việt Nam có tác dụng thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển kinh tế theo chiều sâu. Nó thúc đẩy quá trình thúc đẩy phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hóa, tăng dần tỷ lệ công nghiệp và dịch vụ, giải quyết việc làm cho người lao động và trong quá trình thực hiện dự án nó góp phần nâng cao kinh nghiệm quản lý tiên tiến cho người lao động Việt Nam. Đặc biệt đây là nguồn vốn từ những nước có công nghệ nguồn nên nó sẽ giúp nâng cao trình độ công nghệ cho nền sản xuất nước nhà góp phần tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành. Từ đó nâng cao được sức cạnh tranh cho hàng hoá Việt Nam ở trong nước cũng như nước ngoài.
Cùng với việc thu hút nguồn vốn FDI nó là điều kiện để mở rộng thị trường xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt sau khi EU mở rộng, bao gồm 27 quốc gia thành viên đây quả là một thị trường tiêu thụ rộng lớn.
FDI của EU có mặt ở hầu hết các tỉnh và thành phố của cả nước, nó góp phần cân đối nguồn vốn FDI giữa các vùng miền trong cả nước.
Các dự án FDI của EU đa số là các dự án vừa và nhỏ nhưng hiệu quả hoạt động được đánh giá là đạt hiệu quả cao. Trong năm 2006 và đầu năm 2007 nguồn vốn này chảy vào Việt Nam tăng lên khá rõ rệt thể hiện một làn sóng đầu tư mớI. Đây là một dấu hiệu tốt cho thu hút FDI của Việt Nam.
Trong việc phát triển hệ thống các kênh phân phối hàng hoá và dịch vụ ở thị trường Việt Nam thì các dự án FDI của EU cũng đóng một vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển và góp phần hoàn thiện hơn nữa thị trường này.
Ngoài ra, nó còn góp phần rất lớn trong việc đa dạng hoá các đối tác đầu tư vào Việt Nam và thực hiện phần nào mục tiêu thu hút nguồn vốn FDI từ những nước có công nghệ nguồn của Đảng và nhà nước ta đã đề ra.
2.3.2 Nhược điểm
Bên cạnh các ưu điểm trên thì các dự án của EU cũng còn có những nhược điểm sau:
Các dự án FDI đa số là các dự án vừa và nhỏ chưa tương xứng với tiềm lực của phía EU và mong muốn của Việt Nam.
FDI của EU hầu hết đầu tư vào Việt Nam với mục tiêu để khai thác thị trường nội địa hơn là xuất khẩu ra nước ngoài.
Các nhà đầu tư EU chưa quan tâm đến việc xây dựng các ngành công nghiệp phụ trợ phục vụ cho việc sản xuất khẩu hàng hoá lâu dài tại Việt Nam, đặc biệt là xuất khẩu.
Các dự án FDI thì chưa tập trung vào các thế mạnh của EU. Đồng thời nó chỉ chủ yếu tập trung ở những ngành nhằm khai thác thị trường nội địa và có thời gian thu hồi vốn ngắn. Mặt khác, đầu tư tập trung vào các địa phương có điều kiện kinh tế xã hội thuận lợi, vùng kinh tế trọng điểm. Nguồn vốn này chưa thực sự ổn định qua các năm tuy có xu hướng gia tăng trở lại từ năm 2003 sau khi liên tiếp giảm về tỷ lệ đầu tư và lượng vốn đầu tư trong giai đoạn 2000 - 2002.
EU không phải là đối tác có nguồn vốn đầu tư lớn vào Việt Nam. Điều này khác hẳn trong quan hệ của EU với Trung Quốc và các nước ASEAN khác. Tuy nhiên, cuốI năm 2006 và đầu năm 2007 các nhà đầu tư EU đầu tư vào Việt Nam nhiều hơn vớI quy mô trên một dự án cũng lớn hơn.
2.3.3 Nguyên nhân
2.3.3.1 Do xu hướng đầu tư chung của thế giới
Trong giai đoạn 2000 - 2003 nguồn vốn FDI từ EU vào Việt Nam suy giảm nghiêm trọng là do nền kinh tế thế giới tăng trưởng thấp trong năm 2001 – 2002 và nguy cơ bất ổn về chính trị cao. Trong thời kỳ này nguồn vốn FDI của thế giới giảm mạnh trong 3 năm liên tiếp 2001 – 2003. Mặt khác trong giai đoạn này, kinh tế các nước EU có xu hướng giảm sút và chỉ duy trì mức tưng trưởng thấp, nguồn vốn FDI mà các nước EU đưa ra ngoài cũng giảm sút. Bên cạnh đó, trong thời kỳ này EU thực hiện các biện pháp nhằm hỗ trợ chiến lược mửo rộng về phía Đông nên hàng năm phía chi một lượng NS tương đối lớn cho các nước này và giành các biện pháp ưu tiên đầu tư FDI vào các nước đó.
Trong giai đoạn 2004 – 2007 nguồn vốn FDI mà Việt Nam thu hút được nói chung và từ EU nói riêng có xu hướng tăng lên, nằm trong xu hướng tăng chung của toàn thế giới. Theo UNCTAD cho biết, dòng vốn ĐTQT năm 2005 tăng 29% đạt 897 tỷ USD, dòng vốn FDI vào khu vực Châu Á tăng 11%. Trong giai đoạn này nền kinh tế EU cũng đạt được tốc độ tăng trưởng cao hơn trước, tháng 9/2006 EU đạt tốc độ tăng trưởng 0,9% trong khi đó Mỹ là 0,7%, Nhật là 0,2%.
2.3.3.2 Nền kinh tế nước ta đạt mức tăng trưởng cao và ổn định
Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà tăng trưởng đạt tốc độ tăng trưởng cao qua các năm, giai đoạn 2001 – 2005 trung bình tốc độ tăng trưởng là 7,5%, năm 2006 đạt 8,43%, phấn đấu trong giai đoạn 2006 – 2010 tốc độ này là 8%. Tốc độ tăng trưởng cao và ổn định là biểu hiện của môi trường đầu tư đạt hiệu quả cao đó là nguyên nhân kéo dòng vốn FDI chảy mạnh vào Việt Nam, nơi có tỷ suất lợi nhuận đầu tư cao. Đây cũng chính là động cơ của tất cả các nhà ĐTNN.
2.3.3.3 Môi tường đầu tư của Việt Nam ngày càng được cải thiện
Điểm hấp dẫn các nhà ĐTNN là sự ổn định về chính trị xã hội, sự đảm bảo về an ninh, sức lao động chất lượng cao với chi phí thấp cũng với việc hoàn thiện hệ thống luật pháp đã tạo ra môt trương pháp lý đầy đủ, rõ ràng cho nhà ĐTNN. Tuy nhiên, các Văn bản dưới luật thì lại chưa rõ ràng, chưa thực sự minh bạch, còn chồng chéo, đây là nguyên nhân cản trở nhà ĐTNN khi đầu tư vào Việt Nam.
2.3.3.4 Chuyên môn của các cán bộ Ban, Ngành quản lý dự án FDI
Các cán bộ Ban, Ngành quản lý dự án FDI chưa có chuyên môn cao, chưa đủ năng lực để đánh giá được hoạt động thực tế của cá doanh nghiệp. Đồng thời có hiện tượng chồg chéo về chức năng và nhiệm vụ giữa các Bộ, Ban, Ngành, chưa có sự liên kết theo chiều ngang gây ra sự khác nhau giữa các quy định về cùng một vấn đề gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc thực thi pháp luật.
2.3.3.5 Hoạt động xúc tiến đầu tư
Hoạt động xúc tiến đầu tư đã được triển khai tích cực ở nhiều Ngành, nhiều Cấp trong nước và nước ngoài, như việc tổ chức thành công diễn đàn hợp tác, đầu tư và triễn lãm ĐTTTNN đã cung cấp thông tin về môi trường đầu tư Việt Nam nhằm thu hút ĐTNN; cuộc đối thoại giữa Chính phủ Việt Nam với các nhà ĐTNN tổ chức vào tháng 4/2005 nhằm phát hiện và xử lý kịp thời những khó khăn mà nhà ĐTNN gặp phải. Các vị lãnh đạo cao cấp của Việt Nam và các nước thành viên EU đã có những cuộc gặp gỡ thăm viếng, trao đổi xung quanh vấn đề ĐTTTNN. Việt Nam và EU đã ký kết hiệp định khung, hiệp định song phương. Tuy nhiên, Việt Nam chưa tổ chức được những cuộc vận động xúc tiến nào có quy mô lớn ở chình các nước thành viên EU, làm cho các nhà đầu tư này chưa thấy được thiện chí của Chính phủ Việt Nam cũng như những thông itn đầy đủ về môi trường đầu tư tại Việt Nam. Do vậy không khỏi ngần ngại khi đầu tư vào Việt Nam.
2.3.3.6 Về vấn đề chính sách và tham nhũng
Các chính sách dài hạn của Việt Nam thường được xác định một cách ổn định và rõ ràng nhưng các chính sách ngắn hạn thì lại thường xuyên thay đổi. Đây cũng là một nguyên nhân làm cho nhà ĐTNN có thái độ dò xét trong việc ĐT, đặc biệt đối với những nhà đầu tư của EU. Mặt khác, tệ quan liêu ở một bộ phận cán bộ nhà nước đã gây khó khăn không nhỏ cho các nhà ĐTNN.
Trong thời gian gần đây, tham nhũng là vấn đề nổi cộm ở Việt Nam, đây là nguyên nhân làm giảm tính hấp dẫn của môi trường ĐT việt Nam. Vì nếu Chính phủ tham nhũng sẽ dẫn đến sự không tin tưởng vào sự lãnh đạo của Chính phủ, rất dễ gây ra bất ổn về chính trị.
2.3.3.7 Quá trình hộI nhập vào nền kinh tế thế giớI
VớI việc tổ chức thành công hộI nghị APEC Việt Nam đã rất thành công trong việc quảng bá hình ảnh của quốc gia mình. Nó đã tạo ra một làn sóng đầu tư thứ nhất. Đặc biệt, vào ngày 11/01/2007 Việt Nam chính thức là thành viên thứ 150 của WTO đã tạo ra một làn sóng đầu tư thứ hai cho năm 2006. Điều đó đã làm cho nguồn vốn FDI trong năm 2006 và đầu năm 2007 tăng vượt trội.
Chương 3:
Định hướng và giải pháp tăng cường thu hút FDI từ EU vào Việt Nam
3.1 Triển vọng đầu tư của EU vào Việt Nam khi Việt Nam là thành viên của WTO
Việt Nam là thành viên của WTO có nghĩa là Việt Nam đã chấp nhận một sân chơi bình đẳng trên mọI phương diện. Điều này đã làm cho các nhà đầu tư nước ngoài nói chung và các nhà đầu tư EU nói riêng thực sự cảm thấy yên tâm khi bổ vốn đầu tư vào Việt Nam. Từ cuối năm 2006, khi Việt Nam kết thúc các vòng đàm phán cuối cùng của mình để ra nhập WTO và là thành viên chính thức vào ngày 11/01/2007, đã thổi vào một luồng sóng đầu tư mới. Nếu như trong những tháng đầu năm 2006 tưởng như không thể hoàn thành được kế hoạch thu hút 6,5 tỷ USD thì đến cuối năm con số thu hút được đã vượt quá xa kế hoạch này, đạt 10,2 tỷ USD. Trong đó, vốn cấp mới đạt trên 7,838 tỷ USD, và vốn tăng thêm đạt trên 2,362 tỷ USD (theo bài Quản lý kinh tế - GS. TSKH Nguyễn Mại). Hơn nữa, năm 2006 là năm thu hút được nhiều nhất những dự án có quy mô đầu tư lớn, có ý nghĩa quan trọng với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Như các dự án: dự án thép Posco – 1,126 tỷ USD, dự án Intel hơn 1 tỷ (cả vốn cấp mớI và vốn bổ sung), dự án khu đô thị mới Hà Tây – trên 1,1 tỷ USD … Ngoài ra, thu hút trên 4 tỷ USD của kiều hối, 4,4 tỷ hỗ trợ phát triển chính thức, xuất khẩu đạt gần 40 tỷ USD, lần đầu tiên vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội đạt trên 38% mức cao nhất kể từ trước tới nay.
Hiệu ứng của việc gia nhập WTO còn thể hiện rõ nét hơn trong những tháng đầu năm 2007. Kết thúc quý I/2007 cả nước đã thu hút thêm 2,503 tỷ USD vốn đầu tư đăng ký, tăng 22% so với cùng kỳ năm trước, vốn thực hiện đạt 1,02 tỷ USD tăng 27% vốn thực hiện của cùng kỳ năm trước. Tổng doanh thu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt gần 6 tỷ USD (chưa kể dầu mỏ và khí đốt), tăng 21% so vớI quý I/2006. Đáng chú ý là số lượng nhà đầu tư tìm kiếm cơ hộI đầu tư cũng tăng lên đáng kể, dự kiến khoảng trên 20 tỷ USD. Đáng chú ý là các dự án: tập đoàn Pacific Land (Anh) dự kiến đầu tư khu sinh học Nam Thăng Long vớI tổng vốn đầu tư khoảng 1 tỷ USD, tập đoàn Compell (Đài Loan) dự kiến đầu tư 500 triệu USD vào dự án sản xuất điện tử, tập đoàn Poxconn (Đài Loan) dự kiến đầu tư 5 tỷ USD xây dựng 2 thành phố công nghệ sản xuất các đồ điện tử cao cấp tạI Bắc Ninh, Bắc Giang, giai đoạn đầu đăng ký đầu tư 1 tỷ USD,… (theo bài “Hơn 2,5 tỷ vốn FDI” trên tờ ThờI báo kinh tế Việt Nam, số 71(2065) - thứ 6 ngày 23/03/2007).
Trong sản xuất công nghiệp, các doanh nghiệp có vốn ĐTNN đã đóng góp 51.976 tỷ đồng (giá so sánh 1994), chiếm 40% tổng giá trị sản xuất công nghiệp quý I năm 2007 của cả nước và tăng 19,5% so với cùng kỳ năm 2006. Đáng chú ý là, nếu loại trừ dầu mỏ và khí đốt, khu vực doanh nghiệp ĐTNN đóng góp trên 44.284 tỷ đồng, chiếm hơn 34,1% (quý I/2006 chiếm 30,9%) và tăng 23,8% (quý I//2006 tăng 21,2%), nghĩa là quy mô của khu vực doanh nghiệp này đã lớn lên “trông thấy”, cả về tỷ trọng lẫn tốc độ tăng trưởng.
Còn về xuất khẩu, trong quý I năm 2007, khu vực doanh nghiệp ĐTNN đã đóng góp 5,865 tỷ USD, tăng 13,5%. Nếu không tính dầu thô, khu vực này đạt 4,133 tỷ USD, chiếm gần 40% (quý I/2006 chiếm 35,4%) tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước và tăng 31,7% (quý I/2006 cũng tăng 31,7% ). Hơn nữa, trong 3 tháng đầu năm nay, đã có hơn 9.000 lao động được thu hút vào các doanh nghiệp ĐTNN, nâng tổng số lao động trực tiếp trong khu vực doanh nghiệp này lên 1,154 triệu người, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước. Rõ ràng, khu vực doanh nghiệp ĐTNN tại Việt Nam đang phát triển mạnh cả về bề rộng lẫn chiều sâu. Với những gì đã và đang đạt được, trong thời gian tới cùng với việc nước ta là thành viên của WTO nguồn vốn đầu tư sẽ tiếp tục tăng mạnh hơn. Bên cạnh những lợi thế là có một nền chính trị - xã hội ổn định, nằm ở trung tâm của khu vực kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới, đã đạt được tốc độ tăng trưởng cao chỉ sau Trung Quốc… Việc Việt Nam là thành viên của WTO có những lý do sau để tin rằng nguồn vốn từ EU vào nước ta tăng lên:
Thứ nhất, là một nước tuy còn ở trình độ phát triển thấp, độ mở của nền kinh tế cao và đang trên đà phát triển nhanh, nên rất “đói” vốn đầu tư, tạo ra những cơ hội vàng cho các nhà đầu tư nước ngoài. Các số liệu thống kê của Ngân hàng Thế giới (WB) mới công bố cho thấy, với xấp xỉ 83 triệu dân năm 2005, xếp hạng thứ 13 thế giới, nhưng quy mô GDP của Việt Nam mới đạt 254 tỷ USD (tính theo sức mua tương đương), xếp hạng thứ 37 thế giới, còn GNI bình quân đầu người chỉ mới đạt 620 USD/năm, xếp hạng thứ 166 trong tổng số 208 nền kinh tế có số liệu so sánh. Trong khi đó, số liệu thống kê của WTO cho thấy, Việt Nam được xếp thứ 50 trong 50 quốc gia xuất khẩu hàng hoá nhiều nhất thế giới.
Nhìn từ khía cạnh khác, trong khi độ mở ở đầu ra xuất khẩu của nền kinh tế nước ta năm 2000 mới là 47,82%, thì trong năm 2005 đã tăng lên 61,14%. Trong khi đó, độ mở nhập khẩu tăng từ 51,73% năm 2000 lên 69,69% năm 2005. Tất cả những điều nói trên có nghĩa là, nền kinh tế nước ta là một nền kinh tế còn ở trình độ phát triển rất thấp, nhưng đang phát triển nhanh theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu và xuất khẩu dựa trên cơ sở đẩy mạnh nhập khẩu. Nói cách khác, tiềm năng mở rộng thị trường của nước ta hiện nay còn rất lớn và tự chúng ta không đủ vốn để khai thác, do đó tạo ra cơ hội vàng cho các nhà đầu tư nước ngoài. Đó không chỉ là những cơ hội trong đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu, mà còn là những cơ hội trong đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất những nguyên, phụ liệu phải nhập khẩu với quy mô ngày càng lớn, cũng như những cơ hội đầu tư sản xuất hàng loạt hàng hoá, dịch vụ đáp ứng những nhu cầu đang tăng nhảy vọt của một thị trường có quy mô dân số đứng thứ hai trong khu vực. Mặt khác, theo đánh giá mới đây nhất của Hội nghị Thương mại và Phát triển Liên hợp quốc (UNCTAD), Việt Nam được xếp vào nhóm nước có tiềm năng FDI thấp, nhưng hiệu quả hoạt động của khu vực FDI cao. Đây chắc chắn là một “liều thuốc kích thích” các nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam kinh doanh trong bối cảnh nước ta trở thành thành viên WTO.
Thứ hai, dưới con mắt của nhiều chiến lược gia, do Việt Nam ngày càng có vai trò tích cực hơn, nhiều ảnh hưởng hơn trong ASEAN, nên có vị trí quan trọng trong việc duy trì ảnh hưởng đối với khu vực châu Á của các trung tâm kinh tế thế giới như Mỹ và Nhật Bản, EU, cũng như của các cường quốc kinh tế khu vực.
Thứ ba, tham gia vào WTO Việt Nam phải thực hiện các cam kết mở cửa các thị trường như tài chính, điện lực, bưu điện… những lĩnh vực có thế mạnh của EU mà trước đây là độc quyền của nhà nước. Đồng thời, cho phép đầu tư dưới nhiều hình thức đầu tư hơn sẽ tạo cho nhà đầu tư chủ động hơn trong việc kinh doanh của mình.
Thứ tư, với khuôn khổ thể chế và nguyên tắc hoạt động của WTO, các nhà đầu tư EU họ sẽ yên tâm hơn khi tiến hành hoạt động đầu tư. Vì môi trường kinh tế vĩ mô sẽ phải điều chỉnh để phù hợp vớI các cam kết, các thể chế và nguyên tắc của WTO. Và như vậy họ sẽ không phải quá lo lắng về những thay đổi trong chính sách ngắn hạn của chính phủ. Từ đó, các nhà đầu tư EU có chiến lược đầu tư dài hạn hơn ở Việt Nam.
Tóm lại, với những lợi thế đó chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng nguồn vốn đầu tư từ EU vào Việt Nam tiếp tục tăng mạnh trong thờI gian tới.
3.2 Quan điểm về thu hút FDI của Đảng và Nhà nước
Trong Nghị quyết đại biểu toàn quốc khẳng định “trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần của nước ta một thành phần mới xuất hiện và hình thành ngày càng rõ nét trong những năm gần đây: thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài”. Phù hợp với chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, các thành phần kinh tế, trong đó có thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hộI chủ nghĩa, của phát triển lâu dài, hợp tác cạnh tranh (ĐCSVN: VKĐHĐBTQ lần thứ 9, NXB. Chính trị quốc gia, HN, 2001, tr 31). Ở đây Đảng đã thể hiện sự coi trọng thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài và xem nó như một bộ phận, một nhân tố không thể thiếu trong sự nghiệp xây dựng đất nước. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương “tạo điều kiện để kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phát triển thuận lợi, hướng vào xuất khẩu, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xây dựng gắn với thu hút công nghệ hiện đại, tạo thêm nhiều việc làm, cải thiện môi trường kinh tế và pháp lý để thu hút mạnh vốn đầu tư nước ngoài”(tr 99). Đồng thờI, ở trang 239 còn khẳng định nnhững đóng góp của thành phần kinh tế này trong sự nghiệp phát triển kinh tế chung của đất nước: “Trong thời gian qua FDI đã đóng vị trí quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế của nước ta (1996 -2000), vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI được thực hiện đạt 10 tỷ USD”, “các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã tạo ra 34% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp, khoảng 23 % kim ngạch xuất khẩu (chưa kể dầu khí) và đóng góp trên 12% GDP cả nước. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã thu hút trên 35 vạn lao động trực tiếp và hàng chục vạn lao động gián tiếp làm việc cho các ngành xây dựng, thương mại và dịch vụ liên quan, góp phần quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao trình độ công nghệ, trình độ quả lý và mở rộng thị trường”.
Quan điểm này tiếp tục được khẳng định tại Hội nghị lần thứ 9 BCHTW (khoá IX) tháng 1/2004: “tạo chuyển biến cơ bản trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài… thực sự coi kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là một bộ phận hữu cơ trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta.” (ĐCSVN: VKĐH lần thứ 9 BCHTW (khoá IX), NXB.Chính trị quốc gia, HN, 2004, tr 94).
Trên thực tế Đảng và Nhà nước ta luôn thực hiện nhiều công cụ, biện pháp để thành phần kinh tế có vốn FDI phát triển. Cụ thể là việc ban hành luật pháp và chính sách về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, về quyền lợi và trách nhiệm của nhà đầu tư,… Đặc biệt, Đảng và Nhà nước ta tham gia tích cực vào ký kết các hiệp định song phương và đa phương nhằm tạo hành lang pháp ký thông thoáng cho các nhà đầu tư. Năm 2006, với việc Việt Nam là thành viên của WTO và luật đầu tư chung có hiệu lực đã tạo ra một hành lang thông thoáng hơn nữa cho thành phần kinh tế này phát triển mạnh mẽ trong thờI gian tới.
3.4 Giải pháp
FDI chiếm hơn 20% vốn đầu tư toàn xã hội, đóng góp 14% GDP, hơn 1/3 kim ngạch XK (không kể dầu thô), đóng góp 1 tỷ USD/ năm vào ngân sách, tạo việc làm cho hang vạn lao động. Như vậy, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đóng một vai trò rất quan trọng và là một động lực tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam. Dự báo, trong giai đoạn 2006 – 2010, để thực hiện được mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra, Việt Nam cần thu hút 23 – 25 tỷ USD vốn FDI đăng ký với 17,5 – 19 tỷ USD thực hiện (viện kinh tế thế giới).
3.4.1 Giải pháp từ phía Nhà nước
3.4.1.1 Xác định rõ mục tiêu và nhiệm vụ thu hút FDI của Đảng và nhà nước ta.
Trong đó xác định rõ mục tiêu dài hạn, ngắn hạn một cách cụ thể, nhất quán. Từ đó, đề ra những nhiệm vụ cần làm trong từng giai đoạn để đạt được mục tiêu đó.Và nó phải được thể hiện qua các văn kiện, văn bản pháp luật, các thông tư,…
3.4.1.2 Xây dựng hệ thống luật pháp chính sách theo hướng minh bạch hoá, thông thoáng, phù hợp với các Điều ước quốc tế, để tăng cường thu hút FDI. Trong đó:
Việt Nam cần hoàn thiện hệ thống chính sách về ĐTTTNN với việc luật đầu tư chung được ban hành vào tháng 7 vừa qua, đã đưa sinh khí mới vào cho hoạt động đầu tư của Việt Nam. Trong luật này đã có nhiều điểm hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài như: không có sự phân biệt đối xử giữa các hình thức đầu tư, nhà đầu tư được tạo điều kiện tiếp cận các nguồn lực đầu tư, mở rộng và đảm bảo quyền lợi nhà đầu tư, áp dụng các mức giá thống nhất giữa các nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước,… Đặc biệt trong luật đầu tư chung các doanh nghiệp nước ngoài đã được mở rộng các hình thức pháp lý kinh doanh là: 100% vốn, liên doanh, BOO, BTO, BOT, BT, mua cổ phần và góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đàu tư, đầu tư thực hiện M&A, và các hình thức khác. Tuy nhiên, trong luật trên lại quy định những dự án đầu tư vào Việt Nam đầu tiên phải là những dự án mới, như vậy nó đã hạn chế một phần những hình thức trên đặc biệt là hình thức M&A. Nhưng đây lại là hình thức đầu tư có thế mạnh nhất của EU và nó cũng là hình thức đầu tư được dự báo là sẽ gia tăng lớn nhất trong thời gian tới. Với quy định này chúng ta đã tự tạo ra cho mình sự khác biệt với xu hướng chung của thế giới. Theo tôi nếu chúng ta muốn thu hút được nhiều FDI trong giai đoạn tới thì Việt Nam nên thực sự mở rộng các hình thức pháp lý của các dự án FDI, đặc biệt là hình thức M&A.
Cần đổi mới quy trình làm luật: pháp luật chỉ có hiệu lực thực tế khi nó phản ánh đúng thực tế cuộc sống, giải quyết được những vấn đề bức xúc của cuộc sống đang đặt ra. Vì vậy, nên thay đổi dần quá trình xây dựng pháp luật theo kiểu từ trên xuống bằng quá trình từ dưới lên. Nghĩa là các sang kiến pháp luật, nội dung các quy phạm pháp luật phải bắt nguồn từ doanh nghiệp,thực sự tạo thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp.
Kinh nghiệm tốt nhất của quốc tế là thăm dò ý kiến rộng rãi của công chúng và những đối tượng bị pháp luật điều chỉnh trước khi ban hành văn bản pháp luật để đảm bảo việc quy định được minh bạch, công bằng. Ví dụ ở Anh thường sử dụng các “hòm phiếu góp ý” để thu thập các ý kiến đống góp của công chúng và của doanh nghiệp. Ở Việt Nam, hầu hết các quy định được ban hành nội bộ hoặc nếu mở rộng thì tham khảo ý kiến của một số bộ, ngành có liên quan. Trong một số trường hợp, văn bản dự thảo các quy định, chính sách được gửi đến một số doanh nghiệp đại diện để lấy ý kiến đóng góp, nhưng việc làm này tưong đối “hình thức” và hầu hết các doanh nghiệp đều cảm thấy ý kiến của họ không được xem xét và đưa vào quy định thực sự.
3.4.1.3 Xây dựng hệ thống thông tin để cung cấp cho các nhà đầu tư nước ngoài về thông tin các dự án cần thu hút
Bằng cách thành lập một cơ quan thông tin hoặc các trang web giới thiệu, quảng bá mời gọi các nhà đầu tư. Trong đó, cung cấp đầy đủ các thông tin về các dự án mời gọi đầu tư, các mong muốn của bên phía Việt Nam về phía đối tác đầu tư, thời gian đấu thầu, thủ tục tham dự thầu,…Đồng thời cơ quan này là nơi tìm hiểu thông tin về phía đối tác như: các chiến lược đầu tư, năng lực tài chính, lĩnh vực có thế mạnh… Từ đó góp phần lựa chọn đối tác thích hợp cho từng dự án cụ thể, góp phần năng cao hiệu quả của các dự án FDI.
3.4.1.4 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Xu hướng chung của thế giới là các nhà ĐT thường đưa vốn ra nước ngoài với mục đích tận dụng nguồn lao động chất lượng cao với giá thành rẻ và các nhà ĐT EU cũng vậy. Nhưng một thực tế là nguồn lao động Việt Nam có hiện tượng vừa thiếu lại vùa thừa; thiếu lao động có tay nghề cao (cái mà nhà ĐTNN cần) và thừa lao động phổ thông (cái mà Việt Nam có). Vậy một giải pháp để tăng cường thu hút FDI từ EU là phải đào tạo cho người lao động để nâng cao tay nghề. Tong những năm gần đây, CHính phủ đã có những chính sách để thaàn lập và nâng cấp chất lượng đào taoh ở các trường đại học, sau đại học, cao đẳng, trung cấp, các trường dạy nghề và đã bước đầu nâng cao được phần nào chất lượng nguồn nhân lực của VIệt Nam. Tuy nhiên, để có một nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu của các nhà ĐTNN, đặc biệt là các nhà ĐT của EU thù cần phải có những nỗ lực nhiều hơn nũa. Trong đó, Chíng phủ nên thực hiện các chương trình hợp tác với Chính phủ các nướ phát triển và các doanh nghiệp nước ngoài để đào tạo công nhân kỹ thuật cao (như dự án hợp tác phát triển nguồn nhân lực của Chính phủ Việt Nam - Nhật Bản để đào tạo công nhân kỹ thuật cao), đồng thời có những chương trình phối hợp với những doanh ngiệp cụ thể để đào tạo công nhân phục vụ cho dự án trước khi dự án đi vào hoạt động, kết hợp thu hút các dự án FDI vào lĩnh vực bệnh viện, trường học phục vụ cho người nước ngoài sinh sống và làm việc.
Mặt khác, nên có những tuyên truyền cho người lao động để tự bản thân họ học tập nâng cao trình độ, cho họ thấy những cái được và mất của việc Việt Nam gia nhập WTO sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến những người lao động này. Vì lẽ đó, Việt Nam cần phải xoá bỏ quy định về tỷ lệ người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, nên nếu họ không có dủ năng lực chuyên môn họ sẽ bị người lao động nước ngoài lầy mất việc làm ngay trên đất nước của mình.
3.4.1.5 Chủ động xây dựng các ngành công nghiệp phụ trợ
Chúng ta nên có một kế hoạch cụ thể, chủ động xây dựng các ngành công nghiệp phụ trợ, có như vậy mới chủ động trong nguyên liệu là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất. Có như vậy các nhà đầu tư nước ngoài mới yên tâm khi họ đầu tư vào các dự án sản xuất hàng xuất khẩu.
3.4.2 Giải pháp từ phía doanh nghiệp
3.4.2.1 Doanh nghiệp nâng cao tính chủ động trong việc tìm và chọn đốI tác đầu tư
Doanh nghiệp chính là nơi diễn ra các hoạt động sản xuất kinh doanh, nơi thực thi các chính sách. Vì vậy, muốn cho đất nước phát triển thì trước hết doanh nghiệp phải phát triển. Trong xu thế hội nhập hiện nay đã và đang đem lại rất nhiều thuận lợi nhưng cũng đem lại rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp của chúng ta. Mà muốn tồn tại và phát triển doang nghiệp phải biết tận dụng những thuận lợi như là liên doanh, liên kết để tiếp thu kinh nghiệm quản lý, tiếp cận thị trường, được chuyển giao công nghệ… Để có được những điều đó doạnh nghiệp phải tự mình xem xét, lựa chon đối tác phù hợp, phục vụ cho mục đích, cho chiến lược phát triển của công ty mình. Nên có một kế hoạch cụ thể chi tiết trong liên doanh, mà tốt nhất là chia kế hoạch ra làm nhiều giai đoạn nhỏ để thực hiện. Doanh nghiệp phải tìm hiểu kỹ đối tác trước khi liên doanh, liên kết, có thể tìm thông tin bằng nhều cách như là: qua các trang Web, các bài báo, các bản báo cáo tài chính, có thể thì qua các mốI quan hệ cá nhân… Các thông tin cần phảI có như là: công nghệ sử dụng trong liên doanh là gì? chiến lược của họ là gì?, có phù hợp với mong muốn của doanh nghiệp mình không, nếu có thì phù hợp ở những điểm nào?, doanh nghiệp cần đạt được những gì khi liên doanh?, …
3.4.2.2 Nâng cao trình độ chuyên môn của các cán bộ, công nhân trong doanh nghiệp, trước khi liên doanh, liên kết, hợp tác
Vì khi liên doanh, liên kết, hợp tác, một trong những cái mà doanh nghiệp mong muốn đạt được đó là tiếp thu được kinh nghiệm quản lý tiên tiến. Nhưng để tiếp thu được những kinh nghệm đó thì cán bộ, công nhân viên phải có một trình độ chuyên môn nhất định. Do vậy, phải tổ chức nâng cao trình độ chuyên môn cho họ trước khi đưa họ vào tiếp thu những cái mới.
Kết Luận
Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước, ĐTTTNN đã đóng góp một phần vô cùng quan trọng thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển. ĐTTT từ EU vào VIệt Nam thời gian qua đã và đang đóng góp vào sự nghiệp đó và ngày càng có những biến chuyển tốt đẹp hơn. EU trong những năm gần đây, đặc biệt là khi Việt Nam tham gia vào WTO, EU đã coi Việt Nam như là một đối tác chiến lược của họ trong khu cực Đông Nam Á. Năm 2006 và đầu năm 2007 nguồn vốn FDI cũng như ODA của EU đổ vào nước ta tăng lên rõ rệt. Chiến lược đầu tư của các nhà đầu tư EU cũng thể hiện sự dài hạn và quy mô vốn đầu tư trên một dự án cũng lớn hơn trước.
Gia nhập WTO đã tạo ra một môi trường pháp lý công bằng hơn cho Việt Nam khi quan hệ với các nước khác trên thế giới, đặc biệt là những nước lớn như EU, Mỹ,… Đồng thời nó thể hiện sự hộI nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới. Điều này làm cho các nhà đầu tư nước ngoài yên tâm hơn khi quyết định đầu tư vào Việt Nam.
Để thu hút được nguồn vốn FDI nói chung và nguồn vốn FDI của EU nói riêng vào Việt Nam thì Việt Nam phải tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư của mình theo hướng ngày càng thông thoáng, các cơ chế chính sách phảI rõ ràng, cụ thể, có tính ổn định lâu dài, tập trung đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao tính chủ động của doanh nghiệp trong việc tìm chọn đốI tác đầu tư… Có như vậy chúng ta mới có thể khai thác và sử dụng một cách hiệu quả nguồn vốn này.
Với những gì đã và đang đạt được chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng rằng nguồn vốn FDI nói chung và nguồn vốn FDI của EU nói riêng vào Việt Nam ngày càng tăng cả về chất lượng và số lượng.
Danh Mục Tài Liệu Tham Khảo
I/ Sách
Các nước Đông Âu ra nhập EU và những tác động đến Việt Nam, PGS. Nguyễn Quang Thuấn, TS Nguyễn An Hà, NXB. KHXH, 2005.
Đầu tư trực tiếp của các công ty xuyên quốc gia ở các nước đang phát triển, Nguyễn Ngọc Diên, Bùi Thanh Sơn, Nguyễn Thái Yên Hương, Chính trị quốc gia, 1996.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Trung Quốc từ 1979 đến nay, Nguyễn Kim Bảo, KHXH, 2000.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam: thực trạng và giải pháp, Trần Xuân Tùng, Chính trị quốc gia, 2005.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài vớI công cuộc công nghệp hoá, hiện đại hóa ở Việt Nam, Nguyễn Trọng Xuân, KHXH, 2002.
Định hướng phát triển các hình thức ĐTTTNN ở Việt Nam, LATSKT - Ngô Công Thành, 2005.
Giải pháp tăng cường thu hút ĐTTTNN ở Việt Nam, LATSKH - Nguyễn Thị Kim Mã, 2005.
Niên giám thống kê 2005: Statistical yearbook of Viet Nam 2005, NXB, Thống kê, 2006.
Xu hướng toàn cầu hoá ĐTTTNN: cơ hội và thách thức đối với ĐTTTNN vào Việt Nam, LATSKT – Ngô Thị Việt Hoa,2006.
II/ Báo và tạp chí
1/ Tạp chí đầu tư
Dậy sóng FDI, Tiền HảI, ra thứ 6/29/12/06.
Đòi hỏi một chiến lược đầu tư mang tính dài hạn, Bảo Giang, ra thứ 6/29/12/06.
Dự báo động thái 2007, Minh Nhung, số 33 (1612), ngày 16/03/07.
Hiệu ứng từ gia nhập WTO, Trung Đức, ra thứ 4/07/03/07.
2/ Kinh tế và dự báo
ĐTTTNN một năm 2005 một năm nhìn lại, Nguyễn Anh Tuấn, số 1/2006.
Nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng FDI của Việt Nam trong tiến trình hội nhập, ThS. Nguyễn Xuân Thắng, số 3/2006.
3/ Nghiên cứu Châu Âu
Chính sách phát triển vùng của EU, ThS. Hà Hoàng HảI, số 4 (70) 2006.
Hoạt động ĐTTTNN của các nước EU giai đoạn 2001 – 2004, Đinh Mạnh Tuấn, Hồ Thanh Hương, số 2 (68) 2006.
Những đặc điểm cơ bản của thể chế chính trị EU, Đặng Minh Đức, số 2 (68) 2006.
Thực trạng hoạt động ĐTTTNN của EU tạI Việt Nam, Nguyễn Như Đến, số 2 (68)2006.
Vai trò của EU trong nền kinh tế thế giới và những vấn đề, Bùi Hồng Hạnh, 2 (68)2006.
4/ ThờI báo kinh tế Việt Nam
Hơn 2,5 tỷ USD vốn FDI, Thuỳ Trang, số 71 (2065).
Quý I xuất khẩu 10,4 tỷ USD, Dương Ngọc, số 76 (2070).
Xuân mới, trời quang, gió lộng, buồm căng, Hà Đăng, số 39 – 44 (tháng 2/2007).
III/ Website
http:// www.mpi.com.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 31874.doc