Đề tài Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam từ 2000 đến nay - Thực trạng và giải pháp

FDI đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt nam: Các công ty FDI đã đóng góp 13.3% vào GDP, 35% vào sản phẩm công nghiệp, 23% vào xuất khẩu, 15% vào tổng số thu ngân sách của năm 2001 nhưng chỉ tạo được 0.3% tổng số việc làm do hầu hết các ngành,các lĩnh vực mà các chủ ĐTNN đầu tư vào cần nhiều vốn chứ không phải là lao động . Nói một cách gián tiếp, FDI đã cung cấp thêm một số việc làm thông qua nhà thầu phụ hoặc bên cung cấp. Một mặt nó đã đạt được một thành công cho Việt nam khi xem xét đến cổ phần thế chấp FDI tại Việt nam (năm 1999) là 56 US$ cao hơn Thái Lan (49US$), Malaysia (47 US$), Trung Quốc (41 US$) và cao gấp đôi số trung bình của ASEAN (21US$). Mặt khác, FDI được thu hút vào Việt nam theo chuẩn khu vực tương đối ít (FDI vaò Việt nam bằng 2% FDI vào Trung Quốc) nhưng số lượng FDI ít ỏi này có tầm quan trọng lớn đối với nền kinh tế quốc dân như số liệu đã minh hoạ do mô hình kinh tế nhỏ của Việt nam (GDP năm 2000 là 30.3 tỉ US$, IMF).

doc57 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1419 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam từ 2000 đến nay - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trường an toàn và đem lại nhiều lợi nhuận.Vào những năm 60 các nước đang phát triển ở Mỹ Latinh đạt được tốc độ tăng trưởng cao hấp dẫn dòng FDI tập trung chảy vào khu vực này.Đến cuối những năm 70,đầu những năm 80,FDI có xu hướng chuyển sang Đông Nam á là nơi được đánh giá có sự phát triển kinh tế năng động và triển vọng rất lớn,cộng thêm vào đó là tình hình tương đối ổn định về mặt chính trị.Tuy nhiên,cơn bão tài chính tiền tệ Châu á năm 1997 và kéo theo đó là suy thoái kinh tế,người ta đã phải chứng kiến sự rút vốn ồ ạt của nhiều chủ đầu tư quốc tế.Đến nay,nền kinh tế các nước Mỹ Latinh và vùng Caribe bắt đầu khởi sắc,các quốc gia khủng hoảng ở Châu á đang phục hồi báo hiệu dòng FDI sắp tới sẽ trở lại với những quốc gia này. Mục II: Thực trạng và những vấn đề đang đặt ra trong quá trình thu hút và sử dụng FDI ở Việt Nam từ 2000 đến nay. Quy mô đầu tư và thực trạng cấp giấy phép đầu tư tại Việt Nam thời gian qua: Theo số liệu báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu Tư,tính đến 25/09/2002 Tổng vốn đăng ký kể cả cấp mới và bổ sung đạt 1,487 tỷ USD.Trong đó: +Cấp mới : Theo báo cáo cho biết ,trên địa bàn cả nước có 478 dự án(tăng 27% so với cùng kỳ năm 2001) được cấp giấy phép đầu tư với tổng vốn đăng ký là 886 triệu USD(chỉ bằng 45% so với cùng kỳ năm 2001) +Tăng vốn : Cho đến nay,nhiều dự án ĐTNN do hoạt động ổn định , hiệu quả nên đã có 181 lượt dự án điều chỉnh tăng vốn với tổng vốn đăng ký đạt thêm là 601 triệu USD. +Đến 25/09/2002.Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp 21 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký là 94,3 triệu USD chiếm 10,6% tổng vốn đầu tư đăng ký.UBND các tỉnh cấp giấy phép cho 294 dự án(chiếm 61,5% số dự án) với tổng vốn đầu tư đăng ký là 375,7 triệu USD(chiếm 42%).Ban quản lý các KCN-KCX cấp giấy phép cho 163 dự án(chiếm 34%) với vốn đăng ký là 416 triệu USD(chiếm 46,9%) Qua các số liệu trên ta rút ra một số nhận xét sau: Số lượng vốn đăng ký mới kể cả vốn bổ sung đạt hơn 1,4 tỷ USD ,đây là một kết quả không nhỏ song có thể thấy rằng số dự án tăng 27% so với cùng kỳ năm 2001 nhưng số vốn đăng ký lại giảm (chỉ bằng 45% so với cùng kỳ năm 2001) Bởi vì,do các dự án được cấp mới trong 9 tháng đầu năm 2002 có quy mô vốn đầu tư khá nhỏ trong khi đó năm 2001 có hai dự án điện đầu tư theo hình thức BOT là dự án điện Phú Mỹ 3 và dự án Phú Mỹ 2.2 với tổng vốn đầu tư là 834,8 triệu USD (Báo cáo cuối năm 2001 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho nên việc số lượng dự án tăng song số vốn đầu tư lại không bằng năm trước là điều có thể hiểu được. Các dự án bổ sung vốn chỉ có 181 lượt dự án song số vốn bổ sung là 601 triệu USD bằng 2/3 số vốn đăng ký mới(Với số dự án cấp giấp phép mới là 478 dự án) qua đó ta thấy rằng các dự án năm 2001 đang hoạt động là các dự án tương đối lớn so với quy mô nhỏ hơn nhiều của dự án năm 2002. Mục tiêu của Việt Nam hiện nay là thu hút khoảng trên 2 tỉ đô-la Mỹ đầu tư nước ngoài mỗi năm. Năm ngoái, chỉ tiêu này đạt được nhờ việc cấp phép cho một số dự án có quy mô lớn như hai dự án điện Phú Mỹ đầu tư theo hình thức BOT có tổng vốn đầu tư 834,8 triệu đô-la Mỹ; dự án tổ hợp nhà máy điện, dệt sợi Formosa với vốn đầu tư 245 triệu đô-la Mỹ; và dự án điện thoại di động CDMA 230 triệu đô-la Mỹ... Năm nay, tính đến 25 tháng 9, Việt Nam mới chỉ thu hút được tổng cộng 886 triệu đô-la Mỹ vốn đầu tư mới. Mặc dù vậy, đến cuối năm nay Việt Nam vẫn có thể đạt được chỉ tiêu thu hút 2 tỉ đô-la Mỹ nếu căn cứ vào ý định của một số nhà đầu tư nước ngoài: chẳng hạn dự án Formosa dự định tiếp tục thực hiện giai đoạn 2 với vốn đầu tư khoảng 1 tỉ đô-la Mỹ, dự án thép cán mỏng của China Steel khoảng 500 triệu đô-la Mỹ, dự án hoá chất sản xuất DAP và LAB khoảng 200 triệu đô-la Mỹ, một số nhà đầu tư Nhật đang dự định mở sân golf ở Vĩnh Phúc, Công ty Pouchen Đài Loan dự định đầu tư xây dựng nhà để bán thí điểm với tổng vốn khoảng 200-300 triệu đô-la Mỹ... Những dự án này vẫn còn đang nằm trên giấy và muốn trở thành hiện thực cần có nỗ lực của cả nước chủ nhà Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài. . Sơ đồ 1: Vốn đăng ký và thực hiện qua thời kỳ 2000-2002 Quan sát đồ thị ta thấy số dự án đăng ký qua các năm đang tăng lên với mức độ tăng thấp tổng vốn đăng ký cũng có xu hướng tăng lên song rất chậm Số vốn bổ sung qua các năm 2000,2001,2002 tương đối ổn định điều này chứng tỏ rằng các dự án đang thực hiện tương đối hiệu quả do đó các nhà đầu tư của các dự án này vẫn tăng vốn đều đặn hàng năm.Đó là một tín hiệu đáng mừng và cũng là một thực tế chứng minh rằng doanh nghiệp nước ngoài còn đứng vững thì tức là ở đó vẫn còn chỗ để kinh doanh thu lợi nhuận. Bảng 1: Một số chỉ tiêu về Đầu tư trực tiếp nước ngoài qua giai đoạn 2000-2002 Chỉ tiêu 2000 2001 09-2002 Dự kiến năm 2002 Năm2001 so với năm 2000(%) 9 tháng đầu năm2002 so với cùng kỳ 2001(%) 1.Số dự án 365 460 478 - +26 +27 2.Vốn đăng ký mới 1.987 2.436 886 - +22.6 -55 3.Tăng vốn 600 580 601 - -3.3 +20 4.Còn hiệu lực 36.514 38.177 20.700 - - - 5.Vốn thực hiện 2.100 2.300 1.650 2.345 +9,5 +3 6. Doanh thu 6.167 7.400 6.500 8.400 +20 +12 7.Xuất khẩu 3.300 3.560 3.079 4.200 +7,88 +12 8. Nộp ngân sách 260 250,87 286 460 -3,5 +14 9. Lao động trực tiếp đến cuối năm( 1.000 người) 327 380 460 - +16,21 +19 Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư Cơ cấu FDI tại Việt Nam - Cơ cấu FDI theo ngành: Phân tích cơ cấu đầu tư theo nghành cho thấy: các dự án có mặt ở hầu khắp mọi nghành của nền kinh tế quốc dân và đang có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá,hiện đại hoá đất nước. Các nhà đầu tư nước ngoài đã tập trung vào các ngành (dầu khí, công nghiệp sản xuất và chế biến như may và giầy da, thực phẩm và giải khát) chiếm khoảng 2.743 dự án với tổng số vốn cam kết là 23 tỉ US$, tương ứng 60% dự án và 55% số vốn đã cam kết. Ngành nông nghiệp, đánh cá và lâm nghiệp chỉ chiếm 11% tổng số dự án (462 dự án) và 3,6% tổng số vốn đã cam kết. Ngành thứ ba (khách sạn, nhà hàng, giao thông, viễn thông và các ngành dịch vụ khác như bảo hiểm v.v...) chiếm khoảng21,6% tổng số dự án và 40% tổng số vốn đã cam kết (Sơ đồ 2) Sơ đồ 2: Số lượng dự án theo ngành đến ngày 2 / 7 /2002 Nguồn: Báo đầu tư Việt nam số 563/29tháng 7- 4/8/2002 Như vậy,có thể nói rằng hầu hết các dự án đều là các dự án công nghiệp có quy mô nhỏ.Các dự án xây dựng ở nước ta trong giai đoạn này như năm 2002 chỉ có 29 dự án cho tới thời điểm này nhưng vốn đăng ký là 3.195 triệu USD với quy mô trung bình của một dự án là hơn 110 triệu USD chủ yếu là các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng như xây dựng cầu Thanh Trì do Liên doanh Obayashi và Sumitomo Construction của Nhật Bản đảm nhiệm,bên cạnh đó các dự án về lĩnh vực dịch vụ tuy có ít hơn về số lượng dự án song quy mô của các dự án là lớn hơn nhiều so với các dự án công nghiệp và các dự án nông nghiệp.Mặt khác,Nhà nước lại khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông lâm ngư nghiệp với rất nhiều ưu đãi thì lại có rất ít dự án đăng ký.Điều này cho thấy các nhà đầu tư đang còn chưa mấy hào hứng với thị trường nông lâm thuỷ sản cho nên họ vẫn còn “bỏ ngỏ” một thị trường rộng lớn với hơn 70% dân số đang sống bằng nông nghiệp.Chẳng hạn,trong thị trường chế biến thức ăn cho gia súc,gia cầm hiện nay cả một trị trường Miền Bắc rộng lớn chỉ có duy nhất một nhà máy sản xuất và chế biến thức ăn cho gia cầm.Song điều đáng mừng là ngày 26/10/2002 nhà máy chế biến thức ăn gia súc Con heo vàng có cơ sở sản xuất tại Thành phố Hải phòng đi vào hoạt động.Có thêm một nhà máy mới đồng nghĩa với việc thì trường này sẽ giảm bớt đi phần nào tình trạng cầu thì nhiều nhưng chẳng đáp ứng được bao nhiêu,còn lại là hầu hết phải đi nhập các loại thức ăn gia súc của Mỹ và Châu Âu. - Cơ cấu FDI theo vùng: Tới thời điểm này, tất cả 61 tỉnh và thành phố của Việt nam đã thu hút được FDI, nhưng thực tế các nhà đầu tư nước ngoài tập trung đầu tư theo địa lý cho một số vùng kinh tế chủ chốt ở phía Nam như thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu và một số vùng kinh tế chủ chốt ở phía Bắc như Hà nội, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng và Quảng Ninh, trong khi đó miền Trung chỉ thu hút được một số lượng FDI rất nhỏ (Bảng 2). Bảng 2: Cấu trúc FDI theo tỉnh / thành phố đến ngày 2/7/2002 Thành phố/tỉnh Dự án (%) Vốn (%) Tổng số 100.00 100.00 Bà rịa - Vũng Tàu 2.36 4.73 Bình Dương 16.44 7.05 Đồng Nai 10.54 13.73 Hải Dương 1.12 1.30 Hải Phòng 3.20 3.38 Hà Nội 12.30 20.42 T.P Hồ Chí Minh 34.11 26.56 Lâm Đồng 1.60 2.20 Quảng Ngãi 0.15 3.44 Thanh Hoá 0.21 1.15 Khác 17.98 16.05 Nguồn : Báo Đầu tư VN, số 563/29/7-4/8/2002 Phân tích đầu tư nước ngoài trên cơ sở FDI theo vùng cho thấy các nhà đầu tư không chỉ trong năm 2002 đầu tư mạnh vào các vùng kinh tế trọng điểm như TPHCM,Hà Nội…mà đã đầu tư rất nhiều các dự án lớn vào các khu vực này,điều này cũng dễ hiểu bởi lẽ các khu vực này tập trung rất nhiều các khu công nghiệp lớn với đầy đủ cơ sở hạ tầng và chính sách ưu đãi,Ví dụ như ở Hà Nội cho đến nay đã thu hút được thêm 50 dự án tăng 66,7% số dự án cấp phép và 40,8% vốn đăng ký và thu hút được 13 dự án FDI mới với tổng trị giá 223,1 triệu USD vào Khu công nghiệp Sài Đồng B tập trung vào một số ngành gia công chính là may mặc xuất khẩu ,sản xuất kinh kiện điện tử.Đặc biệt,dự án Vietnam Semi Conductor sản xuất tấm bán dẫn vốn đầu tư 30 triệu USD ,đây là dự án lớn nhất từ trước tới nay của các nhà đầu tư Hoa Kỳ.Dự án sản xuất sứ vệ sinh TOTO của Nhật Bản cũng là dự án lớn được cấp giấy phép trong 9 tháng qua với tổng số vốn 23 triệu USD,công suất 400.000 sản phẩm/năm,trong đó 50% sản phẩm xuất khẩu đầu tư vào KhuCN Thăng Long. Việt nam đã triển khai một hệ thống các khu công nghiệp trên toàn quốc để cung cấp cơ sở hạ tầng phù hợp cho các nhà đầu tư. Cho tới nay Việt nam đã triển khai một hệ thống các khu công nghiệp, có 67 khu công nghiệp đã được triển khai. Trong số đó có 1 khu công nghiệp 100% vốn nước ngoài, 14 khu công nghiệp liên doanh(ví dụ KCN Nhơn Trạch 1,Hố Nai, các KCN Amata,Loteco…) và 52 khu công nghiệp do phía Việt nam chủ sở hữu(KCN Biên Hoà 2, Gò Dầu , Nhơn Trạch 2 ,Nhơn Trạch 3…).Tỉ lệ chiếm giữ của các khu công nghiệp này là 35% với 870 dự án đầu tư nước ngoài và 9 tỉ US$ vốn cam kết. 85 % dự án được cấp giấy phép trong các khu công nghiệp này là các công ty 100% vốn nước ngoài. - Cơ cấu FDI theo đối tác đầu tư: FDI đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt nam: Các công ty FDI đã đóng góp 13.3% vào GDP, 35% vào sản phẩm công nghiệp, 23% vào xuất khẩu, 15% vào tổng số thu ngân sách của năm 2001 nhưng chỉ tạo được 0.3% tổng số việc làm do hầu hết các ngành,các lĩnh vực mà các chủ ĐTNN đầu tư vào cần nhiều vốn chứ không phải là lao động . Nói một cách gián tiếp, FDI đã cung cấp thêm một số việc làm thông qua nhà thầu phụ hoặc bên cung cấp. Một mặt nó đã đạt được một thành công cho Việt nam khi xem xét đến cổ phần thế chấp FDI tại Việt nam (năm 1999) là 56 US$ cao hơn Thái Lan (49US$), Malaysia (47 US$), Trung Quốc (41 US$) và cao gấp đôi số trung bình của ASEAN (21US$). Mặt khác, FDI được thu hút vào Việt nam theo chuẩn khu vực tương đối ít (FDI vaò Việt nam bằng 2% FDI vào Trung Quốc) nhưng số lượng FDI ít ỏi này có tầm quan trọng lớn đối với nền kinh tế quốc dân như số liệu đã minh hoạ do mô hình kinh tế nhỏ của Việt nam (GDP năm 2000 là 30.3 tỉ US$, IMF). Cho đến nay, 73 nước và nền kinh tế trên thế giới đã và đang đầu tư vào Việt nam, nhưng Châu á chiếm 64%, châu Âu chiếm 21%, Mỹ và các nước vùng Caribê chiếm 13%. Singapo là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất với 254 dự án với vốn đã đăng ký là 6.9 tỉ US$, tiếp theo là Đài loan, Nhật bản, Hồng kông và Hàn Quốc. 5 nền kinh tế đứng đầu về đầu tư tại Việt nam này đã đầu tư 2.062 dự án (59.7% tổng số dự cán được cấp giấy phép) với tổng số vốn cam kết là 22.6 tỉ US$ (53.5% tổng số vốn cam kết). 5 nước đầu tư lơn tiếp theo là Pháp, British Virgin Islands, Hà Lan, Nga và Vương Quốc Anh. Các nhà đầu tư “top ten” chiếm 75% tổng số dự án đã cấp giấy phép và tổng số vốn đã cam kết (Bảng số 3). Bảng số 3: 10 nước và lãnh thổ có số vốn FDI lớn tính đến 2 / 7 /2002 Nước và lãnh thổ Số lượng dự án Vốn (tỉ $) Singapore 254 6,907.67 Đài Loan 832 5,298.33 Nhật Bản 339 4,119.02 Hàn Quốc 403 3,461.86 Hồng Kông 234 2,819.21 Pháp 117 2,039.57 B.V. Island 144 1,759.48 Hà Lan 42 1,655.56 Nga 41 1,506.36 Vương Quốc Anh 40 1,171.56 Nguồn : Báo đầu tư Việt nam số 563/29/7-4/8/2002 Tuy nhiên trong 9 tháng đầu năm 2002 Đài Loan có vốn đầu tư gần 196 triệu USD chiếm 20% và đứng thứ nhất trong số 32 nước đầu tư vào Việt Nam.Sau đó là Hàn Quốc(95 dự án,vốn đầu tư 181 triệu USD),Malaysia(20 dự án,vốn đầu tư 86 triệu USD),Nhật Bản (37 dự án,vốn đầu tư 85 triệu USD)…Chứng tỏ rằng khu vực châu á vẫn là khu vực tập trung hầu hết các nhà đầu tư nước ngoài của Việt Nam - Cơ cấu FDI theo hình thức đầu tư: Theo hình thức đầu tư thì bức tranh về ĐTNN tại Việt Nam đang chuyển biến theo khuynh hướng.Hình thức 100% vốn nước ngoài ngày càng tăng,hình thức liên doanh ngày càng giảm.Về mặt pháp lý, có ba hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt nam: Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC), liên doanh (JV) và doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài. Đối với ngành dầu khí và viễn thông, hình thức BCC phải được áp dụng theo đúng Luật ĐTNN, trong khi đó một loạt các ngành khác như giao thông, du lịch và một số ngành khác thì Luật ĐTNN ngầm định JV như là một hình thức đầu tư. Đối với các hoạt động khác, các nhà đầu tư tự do lựa chọn hình thức đầu tư cũng như mô hình và địa điểm đầu tư. Như vậy, các nhà đầu tư nước ngoài ngày càng thích hình thức sở hữu toàn bộ sau khi thấy những khó khăn mà công ty liên doanh gặp phải với đối tác phía Việt nam. Để có một cái nhìn tổng quan hơn ta xem xét thu hút FDI của Việt Nam qua các giai đoạn nhỏ.Kể từ khi luật đầu tư nước ngoài ra đời 12/1987 *Giai đoạn 1988-1992: Hình thức liên doanh đóng vai trò chủ đạo,chiếm trên 70% tổng số dự án ĐTNN,hình thức 100% vốn nước ngoài chỉ chiếm 12%. *Giai đoạn 1993-1996: Số dự án 100% vốn nước ngoài tăng lên 38% *Giai đoạn 1996-1999: Số dự án 100% vốn nước ngoài chiếm tới 64% tổng số dự án. *Riêng năm 2001 số dự án 100% vốn nước ngoài đã lên đến 1858 dự án so với 1043 dự án liên doanh gấp 1,78 lần. Hầu hết các công ty liên doanh đều tiến hành hoạt động với doanh nghiệp nhà nước VN (SOEs) (98% số dự án), các công ty liên doanh với khu vực kinh tế tư nhân là rất ít và hạn chế. Sáu dự án BOT đã được áp dụng cho ngành cung cấp điện và nước, nhưng thời gian và các cuộc đàm phán phức tạp đã làm cho hình thức này không được phổ biến trong các nhà đầu tư. Khác với Trung Quốc, đầu tư từ Hồng Kông, Đài Loan và người TQ ở nước ngoài đóng một vai trò chủ yếu trong FDI, đầu tư của người Việt nam ở nước ngoài thì quá ít. Nguyên nhân: Nguyên nhân khách quan: Sự giảm sút ĐTNN vào Việt Nam là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực,cuộc khủng hoảng có nguy cơ lan rộng toàn cầu và gây hậu quả nặng nề cho các quốc gia,buộc các nhà đầu tư nước ngoài xem xét cân nhắc lại các chiến lược đầu tư tập trung của mình.Hiện nay Đầu tư trực tiếp nước ngoài từ các nước Châu á vào Việt Nam chiếm 67% vốn đầu tư,trong đó các nước ASEAN chiếm khoảng 23%,Nhật Bản,Hàn Quốc,Đài Loan và HồngKông chiếm 40,5%.Do khủng hoảng kinh tế nên FDI của các nền kinh tế trong khu vực giảm đi rõ rệt vì các công ty mẹ phá sản hoặc gặp khó khăn do chính sách của Chính Phủ hạn chế ĐTNN và cũng do khó khăn trong huy động vốn của các tổ chức tài chính quốc tế và vay từ các ngân hàng ,để ổn định tình hình kinh tế trong nước và tránh nguy cơ khủng hoảng của sự mất giá của hàng loạt các đồng tiền Châu á như đồng Bath của TháiLan,Đồng Ringit của Indonesia… các nhà đầu tư rút vốn về nước hoặc cắt giảm dần vốn đầu tư để có thể bảo toàn vốn của mình,do đó tốc độ đầu tư vào Việt Nam giảm sút rất mạnh sau năm 1997 và đến 2000 đã bắt đầu có sự tăng trưởng trở lại và qua năm 2001 và 9 tháng của năm 2002 cho thấy Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam đang khởi sắc hứa hẹn đóng góp nhiều cho nền kinh tế quốc dân. Thị trường xuất khẩu truyền thống của Việt Nam bị ảnh hưởng bởi tình trạng suy thoái kinh tế và khủng hoảng ,đặc biệt là khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam ở thị trường nước ngoài bị suy giảm do các đồng tiền trong khu vực bị mất giá nghiêm trọng cho nên hàng hoá xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn ĐTNN bị giảm sút,hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp không cao,thị trường tiêu thụ thu hẹp lại. Chiều hướng dịch chuyển của dòng vốn đầu tư quốc tế đã làm cho sự cạnh tranh trong thu hút DFI trên thế giới và khu vực tăng lên mạnh mẽ.Bên cạnh đó, Việt Nam nằm trong khu vực có nhiều “nền kinh tế mới nổi” và thị trường lớn như ấn Độ,Indonesia …,và đặc biệt là Trung Quốc (một thị trường rộng lớn hơn 1,3 tỷ người với GDP hơn 1000 tỷ USD,tốc độ tăng trưởng cao 7% năm, là thành viên của WTO và đang xúc tiến khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA)…Tất cả những điều đó đã và đang đặt Việt Nam trước thách thức cạnh tranh gay gắt. Tại khu vực Đông Nam á, với triển vọng thực hiện khu vực mậu dịch tự do AFTA bắt đầu từ năm 2003, các nhà đầu tư khu vực cũng phải tính toán nhiều trước khi quyết định đầu tư vào nước nào có giá lao động rẻ hơn nhưng có mức thuế quan ngang bằng với nước khác. Một nhà đầu tư ở Malaysia đã từ bỏ ý định đầu tư một nhà máy sản xuất kẹo tại Việt Nam trị giá 10 triệu USD vì ông ta tính toán rằng với việc thực hiện AFTA, mức thuế quan của sản phẩm sẽ giảm nhiều và như vậy việc đầu tư sản xuất mới tại một nước khác sẽ tốn kém và ít hiệu quả hơn là tập trung phát triển việc tiếp thị, kinh doanh sản phẩm tại nước đó. Sự suy giảm kinh tế và lâm vào suy thoái của các cường quốc kinh tế như Mỹ trong những năm gần đây,đặc biệt là kể từ sau vụ khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 11-09-2001 đã làm cho nền kinh tế Mỹ nói riêng và kinh tế thế giới nói chung có dấu hiệu một sự suy thoái cả về kinh tế và nguồn vốn đầu tư quốc tế.Theo dự báo của các nhà kinh tế học thì nền kinh tế Mỹ chưa thể nào phục hồi lại mức tăng trưởng được,và tổng mức đầu tư giảm khá mạnh do sự quan ngại của các nhà đầu tư về tình trạng gian lận trong công tác kiểm toán và tài chính ở các tập đoàn lớn như Tập đoàn năng lượng khổng lồ EnRon,Tập đoàn viễn thông Worldcom…Đặc biệt là sự e ngại Mỹ sẽ lún sâu vào cuộc chiến tranh với Irắc gây nên tình trạng suy giảm về chỉ số NASDAQ và Dow Jones trên thị trường chứng khoán NewYork (NYSE) tạo nên phản ứng dây chuyền suy giảm hàng loạt các chỉ số chứng khoán của các thị trường khác như chỉ số Nikkei của Nhật Bản đã giảm thấp nhất trong 20 năm qua. Bên cạnh đó cường quốc Nhật Bản vẫn chưa lấy lại được sức mạnh của mình sau khi “nền kinh tế bong bóng” của họ vỡ ra vào những năm 1999-2000 hàng loạt các công ty chứng khoán như công ty CK Himaichi, các ngân hàng lớn đồng loạt phá sản…do đó nguồn vốn FDI trên thế giới giảm mạnh,không phải ngoại lệ FDI vào Việt Nam cũng giảm khá mạnh.Xét về nguồn gốc đầu tư Nhật Bản là đối tác hàng đầu trong đầu tư FDI và ODA cho Việt Nam trong thời gian qua.(hầu hết các tập đoàn lớn của Nhật như Mitsui, Mitsubishi, Sumitomo, Nissho Iwai... đã mở Văn phòng đại diện tại Việt Nam) với tổng vốn đầu tư 10 năm qua lên tới 4 tỷ 563 triệu USD và tổng vốn thực hiện gần 3 tỷ 148 triệu USD. Như vậy, Nhật Bản là nước có tỷ lệ vốn thực hiện trên vốn đầu tư (73,4%) thuộc loại cao so với mức thực hiện trung bình của tất cả các nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam (51,6%). Do vậy, khi nước ta tham gia lộ trình AFTA với thuế suất thuế nhập khẩu sản phẩm điện tử nguyên chiếc chỉ còn 0 - 5% vào năm 2006 và không hạn chế nhập khẩu từ các nước ASEAN, sẽ khiến các nhà đầu tư Nhật Bản phải cân nhắc việc có tiếp tục đầu tư mới ở VN nữa hay không. Bởi họ đã có các nhà máy lắp ráp và sản xuất linh kiện quy mô lớn (hàng triệu sản phẩm/năm) ở các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Singapore, Indonesia... đang hoạt động rất hiệu quả, nhiều chỉ tiêu đạt mức cao hơn so với xây dựng một nhà máy mới ở Việt Nam. Trong khi đó, điều kiện sản xuất kinh doanh của các liên doanh lắp ráp điện tử Nhật Bản ở Việt Nam có một số dấu hiệu chứng tỏ ngày càng trở nên ít hấp dẫn do cung - cầu đang có xu hướng bão hoà và thị trường (nhất là đối với hàng điện tử gia dụng) bị thu hẹp dần do phải chia sẻ với các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài khác. Với sự cạnh tranh ngày một khốc liệt, sản phẩm của các công ty Nhật Bản tuy có ưu thế về chất lượng, thương hiệu, nhưng lại yếu thế hơn về giá so với sản phẩm của các công ty nước ngoài khác như Samsung, LG, Daewoo (Hàn Quốc), TCL (Trung Quốc)... Đặc biệt, một số sản phẩm điện tử mang thương hiệu Việt Nam(VTB…) cũng đã bắt đầu có vị thế và đang dần chiếm được chỗ đứng nhất định trên thị trường. Bằng chứng rất rõ ràng là năm 2001, trong khi doanh thu của các doanh nghiệp điện tử Việt Nam tăng tới 122% so với năm 2000 thì doanh thu của các liên doanh điện tử Nhật Bản lại không tăng. Các lĩnh vực đầu tư trước đây được coi là hấp dẫn nay đã bị lấp đầy và dẫn đến dư thừa ví dụ như các ngành như dệt may,công nghiệp lắp ráp ôtô,xe máy…cho nên dẫn tới tình trạng cạnh tranh trong các ngành này hết sức gay gắt, trong khi đó các nghành lĩnh vực khác còn chưa được các nhà ĐTNN quan tâm do thị trường đầu tư mới chưa xuất hiện hoặc chưa được khai thông. Nguyên nhân chủ quan: Theo nhận định của các chủ đầu tư thì vấn đề Chi phí kinh doanh cao là bất lợi đầu tiên đối với đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. JETRO của Nhật Bản đã thường xuyên công bố bảng so sánh chi phí kinh doanh giữa các nước trong khu vực và chi phí thanh toán các cuộc điện thoại quốc tế, phí Internet, phí cảng vụ quá cao. Việt Nam vẫn có hệ thống giá kép đối với giới đầu tư nước ngoài và áp dụng Luật khác về xúc tiến đầu tư trong nước cho giới đầu tư trong nước. Chính phủ cam kết sẽ từng bước xóa bỏ hệ thống giá kép và thống nhất hai luật đầu tư. Cơ sở hạ tầng ở Việt Nam nhìn chung đã được nâng cấp nhưng chất lượng một số hàng hóa và dịch vụ công không cao. Tính ổn định thấp, nhiều biến động, khả năng cung cấp điện lực không ổn định gây ra chi phí tăng đáng kể đối với người sử dụng và cản trở giới đầu tư xúc tiến đầu tư công nghệ cao vào Việt Nam. Bảng 4: So sánh chi phí kinh doanh giữa các nước(Tháng 12 năm 2000 - Đơn vị: USD) Hà nội Hồ Chí Minh Thượng Hải Singapo Băng Cốc Kuala Lumpur Jakarta Manila Lương công nhân/tháng 94 113 248 468 176 329 64 228 Lương kỹ sư/tháng 251 221 447 1.313 378 668 190 344 Lương quản lý trung bình/tháng 511 488 453 2,163 727 1407 723 620 Chi phí thuê văn phòng /tháng/m2 23 16 24 42 13 17 19 28 Chi phí thuê nhà cho đại diện nước ngoài 1850 1800 1500 2,285 1420 920 2000 1970 Chi phí điện thoại quốc tế (một cuộc điện thoại 3 phút sang Nhật Bản) 8,52 8,52 4,3 2,23 3,11 2,61 2,59 3,78 Chi phí điện kinh doanh/ KWh 0,07 0,07 0,035 0,05 0,03 0,06 0,017 0,09 Vận chuyển côngtenơ (40/ft/côngtenơ) (từ nhà máy tới cảng Yukohama) 1825 1,375 880 670 1466 895 1252 994 Giá xăng dầu thường/ Lít 0,31 0,31 0,3 0,74 0,34 0,29 0,138 0,35 Thuế thu nhập cá nhân (thuế suất cao nhất,%) 50 50 45 29 37 29 30 33 Nguồn: JETRO Thật vậy ta thấy tình trạng suy giảm vốn đầu tư nước ngoài xuất phát từ những vấn đề còn tồn tại ở Việt Nam chứ không phải do ảnh hưởng từ các yếu tố bên ngoài. Hạn chế lớn nhất là chi phí hạ tầng ở Việt Nam cao hơn nhiều so với Trung Quốc và các nước trong khu vực. Đơn cử, cước điện thoại quốc tế gọi từ TP HCM đi Nhật Bản là 8,52 USD/3 phút đầu, gọi từ Thượng Hải chỉ 4,3 USD, phí vận chuyển ở Việt Nam cũng cao gần gấp đôi... Trong khi đó, thuế thu nhập cá nhân và thuế doanh nghiệp ở Việt Nam được xếp vào loại cao nhất khu vực, chiếm tới 50% lợi nhuận của các công ty.Bên cạnh đó,chi phí về lao động không còn là một nhân tố thu hút FDI như thời gian đầu nữa,bởi vì một số nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp sau: Lợi thế của chi phí lao động thấp đang mất dần vì lương tăng lên nhưng sức sản xuất tăng chậm hơn khiến cho chi phí lao động tăng dần lên cộng thêm trình độ tay nghề và vốn ngoại ngữ không cao cho nên “lợi thế so sánh” này đang mất dần,tình trạng hiện nay vẫn là “thừa thầy thiếu thợ” thừa sinh viên mới ra trường nhưng thiếu công nhân lành nghề.Do vậy,lương kỹ sư ở TPHCM và Hà Nội tuy thấp hơn Bangkok nhưng nếu tính thêm trình độ chuyên môn và yếu tố khác vào sẽ tạo lợi thế cạnh tranh nghiêng về phía ThaiLan. Mặc dù một số sửa đổi đã được thực hiện nhưng Luật đầu tư nước ngoài ở Việt Nam vẫn không có khả năng cạnh tranh so với các luật đầu tư khác trong khu vực. Các kế hoạch sáp nhập và mua sắm vẫn hết sức bị hạn chế, một nhà đầu tư nước ngoài chủ có quyền mua tối đa là 30% cổ phần của doanh nghiệp Nhà nước đã được cổ phần hóa, thậm chí tại doanh nghiệp Nhà nước của cùng một ngành nơi mà một nhà đầu tư nước ngoài có thể sở hữu hoàn toàn một doanh nghiệp. Dường như hạn chế này được xem là thái quá trong khi làn sóng sát nhập và mua bán đang diễn ra sôi động trong khu vực. Liên doanh với công ty tư nhân trong nước yêu cầu thủ tục cấp phép đặc biệt, tiêu tốn nhiều thời gian và khó khăn. Quyền phân phối bị hạn chế, yêu cầu trong nước chỉ có thể đạt được một cách chậm chạp do sự phát triển chậm của các nhà cung cấp trong nước. Một số ngành và thị trường vẫn chưa mở cửa cho giới đầu tư nước ngoài. Hình thức công ty được phép hoạt động một cách hợp pháp căn cứ vào Luật đầu tư nước ngoài cho đến nay là một công ty trách nhiệm hữu hạn, dự án thí điểm về cổ phần hóa JVs cần phải được thông qua và thực hiện. Thị trường chứng khoán ở thành phố Hồ Chí minh vẫn hoạt động với quy mô nhỏ và hạn chế đối với đầu tư nước ngoài. Dù có sự cải thiện rõ rệt trong những năm gần đây (đặc biệt là Luật doanh nghiệp và tự do hóa thương mại được đánh giá cao). Các quy định về pháp lý ở Việt Nam đang thay đổi nhanh chóng, khả năng dự đoán kém và độ phù hợp không cao đặc biệt là trong các quy định về thuế, ngoại hối, lao động, đất đai và pháp lý Công tác xúc tiến đầu tư ra nước ngoài chưa được chú trọng đúng mức.Nếu so sánh với các nước ASEAN,nhất là các nước ThaiLan,Indonesia,Malaysia,Singapore đã dành một khoản chi phí đầu tư khá lớn cho công tác xúc tiến đầu tư.Cụ thể như trong việc xuất bản tài liệu xúc tiến đầu tư,đưa lên Internet,đĩa CD-Rom,xây dựng mạng lưới xúc tiến ở nước ngoài,lập các văn phòng đại diện.Chẳng hạn Malaysia,hàng năm dành khoảng 10 triệu USD cho hoạt động xúc tiến đầu tư và có tới 14 văn phòng ở các nước Mỹ ,Nhật, Anh, Italia,trong khi đó Việt Nam chưa dành nhiều kinh phí cho hoạt động này.Cho đến nay,Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam mới chỉ có 2 văn phòng đại diện ở Nhật Bản và Singapore. Hơn nữa, tệ quan liêu, và tính minh bạch thấp là những điểm yếu đáng kể của môi trường kinh doanh ở Việt Nam: việc thực thi luật pháp không phù hợp và đồng bộ trong nước, việc giải thích và thực thi luật định lệ thuộc đáng kể vào các cơ quan trong nước hoặc các quan chức Nhà nước cấp thấp hơn. Chẳng hạn như cán bộ hải quan ở các cảng vụ khác nhau lại áp dụng thuế suất khác nhau cho cùng một sản phẩm (Thủ tục vận chuyển cập cảng Việt Nam phải mất tới 127 trang giấy tờ khác nhau và tài liệu so với 7 trang của các cảng vụ của các nước ASEAN). Mục III : Một số giải pháp nâng cao khả năng Thu hút vốn FDI ở Việt Nam 1- Giữ vững ổn định môi trường chính trị Sự ổn định chính trị rất quan trọng đối với môi trờng đầu tư vì nó mang lại sự ổn định của hệ thống luật lệ và của các chính sách vĩ mô.Đây là yêu cầu rất quan trọng,bởi lẽ mỗi khi tình hình chính trị không ổn định,nhất là thể chế chính trị không ổn định.Điều này đồng nghĩa với việc các nhà đầu tư nước ngoài có thể phải đối mặt với sự thiệt hại về mặt lợi ích thậm chí là mất trắng( trong trường hợp bị quốc hữu hoá).Sự bất ổn định về chính trị sẽ kéo theo nhiều những tác động tiêu cực khác nhau,ảnh hưởng không tốt tới nền kinh tế đất nước trong đó có khu vực đầu tư nước ngoài. Kinh nghiệm của hầu hết các nước cho thấy rằng khi tình hình chính trị mất ổn định,thậm chí có dấu hiệu bất ổn thì các nhà đầu tư sẽ không đầu tư hoặc ngừng việc đầu tư của mình.Chẳng hạn,khi sự kiện Thiên An Môn xảy ra,mấy năm sau đó Trung Quốc mới thu hút lại được các nhà đầu tư.Hay sự lộn xộn ở Nga vào giai đoạn 1987-1993 khi mà Liên Xô sụp đổ tình hình chính trị xã hội rối ren thì Nga chỉ thu hút được 2,7 tỷ USD đầu tư nước ngoài dù đây là một thị trường rộng lớn và tiềm năng. Như vậy yếu tố chính trị là tiêu chí mà các nhà ĐTNN rất quan tâm, ổn định thể hiện ở sự bền vững của chính phủ, mức độ đấu tranh giữa các đảng phái.Nếu các điều kiện khác của môi trường đầu tư không đổi thì chính trị càng ổn định thì lòng tin của các nhà đầu tư vào nền kinh tế ngày càng cao. Đối với Việt Nam từ khi thực hiện sự nghiệp đổi mới,sự ổn định chính trị luôn được đặt lên hàng đầu và theo đánh giá của Cơ quan Tư vấn về Rủi ro Chính trị và Kinh tế ở Hồng Công (viết tắt là PERC ) đã xếp Việt Nam lên vị trí đầu tiên của các nước ít bị thiệt hại sau sự kiện 11 tháng 9 và là nước có nền chính trị ổn định nhất đây được coi như là một “lợi thế so sánh” cần phát huy.Song bên cạnh đó ,Việt Nam đang phải đối mặt với một trong bốn nguy cơ mà Đảng ta đã xác định chính là Diễn biến hoà bình và sự phá hoại của các thế lực phản động ở trong nước cũng như quốc tế.Chẳng hạn,các vụ dụ dỗ người dân tộc ở Tây Nguyên đi biểu tình đòi lập khu tự trị,rồi hàng loạt các vụ vượt biên trái phép của người dân tộc sang Lào và Campuchia. Hoạt động tuyên truyền tài liệu chống phá chính quyền của Nguyễn Văn Lý…v.v.Bởi vậy,để giữ vững ổn định chính trị cần phải kiên quyết trừng trị thẳng tay với bọn phản động giữ vững an ninh chính trị đồng thời tiếp tục thực hiện đổi mới mạnh mẽ hơn nữa cả về kinh tế ,chính trị,văn hoá tư tưởng,đặc biệt là đổi mới hệ thống chính trị,thực hiện nền cải cách hành chính quốc gia.Yếu tố quyết định sự thành công ,đó là tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tăng cường Nhà nước pháp quyền của dân ,do dân ,vì dân,thực hiện dân giàu nước mạnh,xã hội công bằng văn minh,kịp thời ngăn chặn âm mưu của các thế lực phản động ,đảm bảo quốc phòng ,an ninh, bảo vệ chủ quyền quốc gia,từng bước đi lên chủ nghĩa xã hội. 2- Hoàn thiện môi trường luật pháp Tính hấp dẫn của một quốc gia trước hết phải được thể hiện ở luật pháp.Đối với mọi quốc gia luật đầu tư nước ngoài là một bằng chứng cụ thể của sự mở cửa và là cái mà tất cả các nhà đầu tư đều quan tâm.Đối với nước ta ,kể từ khi luật đầu tư nước ngoài được công bố(tháng 12-1987),các cơ quan quản lý đã thường xuyên theo dõi tình hình thực tế,kịp thời kiến nghị sửa đổi bổ sung,và đặc biệt là sửa đổi bổ sung một số điều (vào tháng 6-1990 ,tháng 12-1992, nhất là Nghị định số 24/2000/NĐ-CP ngày 31/07/2000) nên về cơ bản Luật đã phù hợp với tình hình mới,hấp dẫn đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài.Tuy nhiên,vẫn còn nhiều vấn đề mà chúng ta cần phải đề cập bổ sung sửa đổi kịp thời những hạn chế đã và đang cản trở hoạt động DFI trong giai đoạn thu hút Đầu tư trực tiếp nước ngoài khó khăn hiện nay.Cụ thể là: Mộtlà, Cho phép thành lập liên doanh hoạt động trong nhiều lĩnh vực thay vì chỉ hoạt động trong một lĩnh vực nhất định.Cho đến nay,theo qui định của luật pháp hiện hành ở Việt Nam thì hầu như không cho phép các nhà đầu tư thành lập các doanh nghiệp đa mục tiêu hay đa dự án.Điều này gây khó khăn cho nhà đầu tư vì: Nó buộc các chủ đầu tư phải thành lập một thực thể pháp luật mới đối với mỗi dự án và như vậy chí phí thành lập sẽ tăng thêm rất nhiều.Thêm vào đó qui định này sẽ làm chậm trễ các dự án đầu tư vì các dự án chỉ được phép triển khai khi có Giấy phép đầu tư. Hai là,Cần xem xét lại nguyên tắc nhất trí Hội đồng quản trị của doanh nghiệp liên doanh.Theo điều 14 Luật đầu tư nước ngoài qui định : “Những vấn đề quan trọng nhất trong tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp liên doanh gồm: Bổ nhiệm, miễn nhiệm Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc thứ nhất, Kế toán trưởng; sửa đổi, bổ sung điều lệ doanh nghiệp; duyệt quyết toán thu chi tài chính hàng năm và quyết toán công trình; vay vốn đầu tư do Hội đồng quản trị quyết định theo nguyên tắc nhất trí giữa các thành viên Hội đồng quản trị có mặt tại cuộc họp”.Do qui định này quá trình ra quyết định quá trình ra quyết định thường bị chậm lại và nhiều cơ hội bị bỏ lỡ dẫn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp kém hiệu quả.Hơn nữa,qui định nhất trí đối với các vấn đề then chốt này đã làm cho các nhà đầu tư rất lo ngại do quyền phủ quyết dành cho mỗi thành viên HĐQT có thể nhanh chóng làm cho việc ra Nghị Quyết khó khăn gây ra mâu thuẫn giữa các bên,kết quả có thể làm liên doanh phải ngừng hoạt động hoặc là rút giấy phép trước thời hạn. Ba là,Cần thiết phải đa dạng các hình thức đầu tư nước ngoài mới để thu hút thêm nguồn vốn FDI từ nhiều kênh khác nhau.Nghiên cứu thực hiện các hình thức Công ty hợp danh,đặc biệt thí điểm việc chuyển đổi doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này được đăng ký tại thị trường chứng khoán.Sửa đổi, bổ sung Nghị định số 103/1999/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 1999 của Chính phủ về giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước, theo hướng cho phép nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài mua, nhận khoán kinh doanh, quản lý, thuê các doanh nghiệp trong nước. Bốn là,Nâng cao tính hiệu quả của hoạt động ban hành các văn bản quy phạm pháp luậtvà đặc biệt là khâu thực thi các văn bản pháp luật thông qua việc nghiêm khắc xử lý các sai phạm trong quá trình thực thi luật pháp. ; kiên quyết xử lý nghiêm khắc các trường hợp sách nhiễu, cửa quyền, tiêu cực và vô trách nhiệm của cán bộ công quyền.Bởi vì dù văn bản pháp luật có đúng tới đâu mà thực thi sai thì như vậy hiệu quả là bằng không thậm chí còn tác động ngược trở lại.Cho đến nay, đó chính là nhược điểm phổ biến của các văn bản dưới luật của chúng ta. Có quá nhiều văn bản dưới luật khiến cho các doanh nghiệp nước ngoài khó có thể nắm bắt kịp thời để áp dụng. Chẳng hạn, theo điều 43, Luật Đầu tư nước ngoài sửa đổi, mức thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài giảm từ 5%, 7%, 10% xuống còn 3%, 5% và 7% và luật sửa đổi chính thức có hiệu lực từ 1-7-2000. Tuy nhiên, các doanh nghiệp nước ngoài than phiền là họ phải chờ đợi khi ban hành văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành và Bộ Kế hoạch và Đầu tư phê chuẩn việc sửa đổi giấy phép mới được hưởng mức thuế đó. Thậm chí ngày áp dụng giảm tỷ lệ thuế còn trễ hơn ngày ghi trong luật. Lẽ ra, các điều khoản ưu đãi trong các văn bản luật phải tương ứng với luật và ngày hiệu lực phải là ngày hiệu lực của luật chứ không phải là ngày ban hành văn bản dưới luật. 3- Xây dựng và hoàn thiện từng bước cơ sở hạ tầng kĩ thuật: Nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng, đặc biệt trong vấn đề cung cấp năng lượng và nước sạch, kết nối Internet cũng là một trong những ưu tiên hàng đầu. Đồng thời với việc cải thiện hạ tầng “phần cứng”, quá trình cải tạo “phần mềm” hạ tầng cũng phải được đẩy mạnh. Việt Nam phải giảm giá và phí cho tất cả các loại hàng hoá và dịch vụ công cộng như cước viễn thông quốc tế, Internet, phí ra vào cảng... ngang mức khu vực. Các loại phí ngoài luật cũng phải được xoá bỏ. Những cải cách về hành chính công phải tạo được những kết quả rõ ràng cho cộng đồng doanh nghiệp như những cải cách về hệ thống luật pháp đã đạt được mà mở đầu là Luật Doanh nghiệp. Tất cả những yêu cầu trên phải được thực hiện nhằm mục tiêu giữ cho môi trường kinh doanh luôn có tính cạnh tranh. 4- Chính sách phát triển nguồn nhân lực hợp lý đáp ứng yêu cầu mới. Trước mắt,Xây dựng Đề án tổ chức đào tạo công nhân lành nghề làm việc cho các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài, trước hết là phục vụ cho các khu công nghiệp lớn.Song song đó có kế hoạch gửi cán bộ đi đào tạo tại các trường,các viện nghiên cứu chuyên nghành và ngoại ngữ.Đội ngũ này phải được chọn lựa qua thi tuyển. Lâu dài, ban hành ngay các văn bản hướng dẫn thực hiện chính sách, quy định về hợp tác đầu tư với nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học.Nên có kế hoạch đào tạo chuyên nghành đầu tư nước ngoàI trong các trường đại học lớn (như trường ĐHKTQD) theo chương trình mới và cơ bản hoà nhập với các nước trong khu vực cũng như với các nước phát triển,từ đó để chuẩn bị tốt hơn đội ngũ về lĩnh vực này cho đất nước. 5- Xây dựng đồng bộ các chính sách thu hút FDI( chính sách về thuế ,chính sách đất đai, chính sách hỗ trợ tài chính…) và phối hợp nhịp nhàng giữa các Bộ,ngành. Xây dựng chính sách thuế rõ ràng và hợp lý,nên thống nhất một mức thuế VAT thay cho 4 mức hiện nay.Vấn đề thuế, hải quan được các nhà ĐTNN đề cập nhiều nhất. Cụ thể là đối với các DN trong lĩnh vực điện tử, việc quy định áp thuế theo tỉ lệ nội địa hóa trong tiến trình hội nhập AFTA còn nhiều mâu thuẫn. Ví dụ nếu tỉ lệ nội địa hóa đạt dưới 20% thì phụ tùng nhập khẩu bị tính thuế 40%. Trong khi đó, thuế suất nhập khẩu thành phẩm đồ điện gia dụng khi gia nhập AFTA là 20%, như vậy, nhập thành phẩm sẽ rẻ hơn nhập phụ tùng. Không những thế, những phụ tùng, nguyên phụ liệu được các DN đặt mua từ các DN trong KCX (không phải tốn đôla đi nhập khẩu), vẫn không được xem là hàng nội địa và áp thuế suất khá cao (như thuế nhập khẩu). Tình trạng này sẽ làm cho việc phát triển công nghiệp lắp ráp và sản xuất phụ tùng gặp trở ngại lớn. Đổi mới và hoàn thiện chính sách tiền tệ liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng tiếp tục giảm dần, tiến tới xóa bỏ việc bắt buộc kết hối ngoại tệ khi có đủ điều kiện. Sử dụng linh hoạt, có hiệu quả các công cụ, chính sách tiền tệ như tỷ giá, lãi suất theo các nguyên tắc của thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động FDI cần tránh tình trạng sáp nhập, tổ chức mới, giải thể khá tuỳ tiện, mà không tính đến hiệu quả của sự thay đổi với tâm lý của nhà đầu tư cũng như khả năng của việc quản lý Nhà nước đối với FDI. Kinh nghiệm của Nhật Bản cho thấy để tiến hành hoạt động kinh tế ra bên ngoài có sự phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức: Bộ Ngoại giao, Bộ Công thương, Bộ Tài chính. Bộ Ngoại giao đóng vai trò như là người mở đường thiết lập các mối quan hệ với nước ngoài, đặt cơ sở nền tảng cho quan hệ kinh tế. Bộ Công thương (bao gồm công nghiệp và thương mại) nghiên cứu chiến lược sau đó triển khai và thực hiện, Bộ Tài chính: thẩm định và chuyển tiền. Tuy về hoạt động FDI ra bên ngoài là công việc của các công ty tư nhân nhưng vai trò của 3 Bộ ngành là rất lớn, đóng vai trò như là người chỉ đạo, hỗ trợ, tổ chức và kiểm soát. ở Việt Nam, để tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả hoạt động FDI cần có phối hợp chặt chẽ và thống nhất giữa các bộ ngành: Bộ Ngoại giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ ngành kinh tế và các bộ khác, đặc biệt là Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thương mại, Bộ Công nghiệp và Bộ Tài chính. 6- Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến Đầu tư trực tiếp nước ngoài: Đa dạng hoá các hoạt động xúc tiến đầu tư thông qua các hoạt động đối ngoại của lãnh đạo Đảng và Nhà nước, các diễn đàn quốc tế, các hoạt động hợp tác xúc tiến đầu tư trong khuôn khổ hợp tác AIA, ASEAN, APEC, ASEM, các cuộc hội thảo về đầu tư ở trong và ngoài nước; sử dụng tổng hợp các phương tiện xúc tiến đầu tư qua truyền thông đại chúng, mạng Internet, tiếp xúc trực tiếp Đẩy mạnh việc tuyên truyền giới thiệu về hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài để tạo dựng hình ảnh mới về Việt Nam; tạo sự đánh giá thống nhất về đầu tư trực tiếp nước ngoài trong dư luận xã hội Các tỉnh cần phát triển các mô hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài khác nhau chứ không nên cạnh tranh với nhau để thu hút mọi nguồn đầu tư nước ngoài. Ví dụ, thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội có thể nghiêng về thu hút đầu tư nước ngoài vào các dịch vụ mang tính chuyên môn cao như tư vấn pháp lý, đào tạo, đầu tư vào công nghệ cao và không nên cạnh tranh với các tỉnh khác để thu hút đầu tư vào dệt may. 7- Nâng cao năng lực quản lý,điều hành của bộ máy quản lý Nhà nước(Cải cách thủ tục hành chính, tinh giảm biên chế…) : Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý Nhà nước ở Trung ương và địa phương trong quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài; phân định rõ quyền hạn, trách nhiệm của từng cơ quan trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh; thực hiện chế độ giao ban định kỳ giữa các Bộ, ngành Trung ương với các địa phương có nhiều dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài; duy trì thường xuyên việc tiếp xúc trực tiếp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước với nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài Sự gia tăng chi phí đầu tư trong quá trình thực hiện dự án đầu tư do sự nhũng nhiễu và thủ tục hành chính quá phiền phức và kéo dài. Dự án khí đốt Nam Côn Sơn phải mất đến 10 năm mới được phê chuẩn trong khi, theo nhận định của các nhà phân tích nước ngoài, một dự án tương tự chỉ mất khoảng 3 năm hay sớm hơn để được thông qua tại Trung Quốc, hoặc sớm hơn nữa tại các nước đang phát triển khác.Bởi vậy,Cần phải nhanh chóng đổi mới bộ máy quản lý đầu tư nước ngoài theo hướng tinh giản gọn nhẹ,có hiệu lực.Thực hiện nghiêm túc có hiệu quả Quyết Định của Thủ tướng Chính Phủ về thực hiện cơ chế cấp giấy phép đầu tư trên nguyên tắc “một cửa,một dấu” tránh tình trạng “một cửa nhiều khoá”càng làm cho các nhà đầu tư không biết gõ cửa ở đâu?.Thiết nghĩ Việt Nam nên học tập kinh nghiệm ThaiLan thành lập riêng hẳn một cơ quan phụ trách riêng về đầu tư nước ngoài,chỉ cần thông qua cơ quan này các nhà đầu tư cung cấp tất cả những giấy tờ mà các cơ quan Bộ,ban nghành khác yêu cầu và Cơ quan này sẽ thay mặt cho nhà ĐTNN trực tiếp liên hệ với các cơ quan tổ chức có liên quan từ đó mà Nhà Nước có thể thu được một khoản phí rất lớn hợp pháp,đồng thời nhà ĐTNN cũng sẽ rất thoải mái khi xác định rõ ràng chi phí cho việc hoàn thành giấy phép đầu tư. Kết luận Xem xét vấn đề thu hút vốn FDI của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay chúng ta nhân thấy rằng bức tranh về FDI đang ngày càng khởi sắc hơn đó là điều đáng mừng ,tuy số vốn và số dự án đã giảm đi rất nhiều so với thời kỳ đỉnh cao thu hút FDI giai đoạn 1995-1996 với tổng vốn FDI lên tới trên 8 tỷ USD mỗi năm thì trong giai đoạn này mục tiêu 2001-2005 nước ta thu hút được 12 tỷ USD vốn FDI cho đầu tư phát triển như vậy mỗi năm trung bình phải thu hút được 2 tỷ USD.Để đạt mục tiêu trên không khó nhưng cũng không hề đơn giản.Điều quan trọng không phải là không có cơ hội để thực hiện được mục tiêu này thậm chí có thể vượt xa nếu chúng ta nắm bắt được những cơ hội này và tận dụng nó một cách có hiệu quả.Bởi vậy,mấu chốt của vấn đề của thu hút FDI cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá là phải tăng cường cải thiện môi trường đầu tư,dù các yếu tố khách quan như tình hình suy giảm FDI trên thế giới mà theo dự báo của UNCTAD thì không thể phục hồi trong những năm tiếp theo bằng mức năm 2000 được nhưng chúng ta phải nhận thấy một điều quan trọng là nhân tố chủ quan vẫn là yếu tố chủ yếu gây nên những bất cập trong Đầu tư trực tiếp nước ngoài gây nên tình trạng ảm đạm đối với FDI của Việt Nam thời gian.Một ví dụ điển hình là khi Đầu tư trực tiếp nước ngoài đang thăng hoa thì chúng ta vội tạo ra những rào cản bất hợp lý như hạn chế nghành nghề đầu tư,bổ sung danh mục đầu tư có điều kiện,áp đặt tỉ lệ xuất khẩu ,tỉ lệ nội địa hoá,nâng giá đất…Đó là những cú “sốc” trong cộng đồng nhà ĐTNN về tính không thể tiên liệu và không sòng phẳng trong chính sách của Nhà Nước. Tuy nhiên FDI tự nó chưa phải là giải pháp duy nhất quyết định sự phát triển kinh tế,nó cần đặt trong tổng thể các mối quan hệ giữa bên trong và bên ngoài,giữa việc phát triển các nguồn lực trong nước là chính với chính sách mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại là quan trọng nhằm thu hút các nguồn lực bên ngoài,tính đặc thù của sự vận động nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã cho thấy rằng:chỉ riêng Luật đầu tư nước ngoài thông thoáng,Luật xuất nhập khẩu theo hướng tự do thương mại,dễ dàng cho các nhà đầu tư cư trú,đi lại…và bản thân các biện pháp,chính sách ưu đãi … tự nó chưa đủ tạo ra sức thu hút mạnh mẽ và tác dụng thuận lợi đối với FDI.Khả năng tranh thủ và sử dụng có hiệu quả FDI đòi hỏi sự nỗ lực toàn diện và triển khai trên nhiều hướng,trên nhiều lĩnh vực khác nhau:tự nhiên,xã hội,khoa học - kỹ thuật,chính trị – ngoại giao,kinh tế,môi trường…Điều quan trọng ở đâu môi trường hấp dẫn hơn ở đó sẽ thu hút được nhiều vốn Đầu tư trực tiếp nước ngoài đó là hiện thực khách quan. Mục lục Trang Lời mở đầu Mục I: Tổng quan Đầu tư trực tiếp nước ngoàI 1)Khái niệm & đặc điểm 2)Các hình thức Đầu tư trực tiếp nước ngoài 3)Tác động Đầu tư trực tiếp nước ngoài 4)Nhân tố ảnh hưởng FDI 5)Xu hướng vận động của luồng FDI trên thế giới Mục II: Thực trạng và những vấn đề đang đặt ra trong quá trình thu hút của Việt Nam từ 2000 đến nay 1)Quy mô đầu tư và thực trạng cấp giấy phép đầu tư tại Việt Nam thời gian qua 2)Cơ cấu FDI tại Việt Nam 3)Nguyên nhân Mục III: Một số giải pháp nâng cao khả năng Thu hút vốn FDI ở Việt Nam Kết luận Tài liệu tham khảo Tài liệu tham khảo Vũ Chí Lộc – Giáo trình đầu tư nước ngoài – Trường ĐH ngoại thương – NXB Giáo dục 1997 PTS Nguyễn Khắc Thân,PGS.PTS Chu Văn Cấp – Những giải pháp chính trị-kinh tế nhằm thu hút có hiệu quả FDI vào Việt Nam – NXB Chính trị quốc gia 1996 PTS Nguyễn Trường Sơn – Trường ĐHKHXH&NV,khoa kinh tế - Đầu tư trực tiếp nước ngoài với tăng trưởng kinh tế Việt Nam – NXB Thống kê 1997 TS Nguyễn Thị Hường - ĐHKTQD – Giáo trình Quản trị dự án và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài-FDI- NXB Thống kê 2002 Luật Đầu tư nước ngoài- Bộ Kế hoạch & Đầu tư Một số vấn đề mới về FDI tại Việt Nam – Bộ Kế hoạch & Đầu tư 1996 TSKH Nguyễn Quang Thái – Bộ Kế hoạch & đầu tư - Đầu tư và hiệu quả đầu tư những năm 1995 – 2001 - T/c Ngiên cứu kinh tế số 286 – T3/2002 ThS Nguyễn Liên Hoa – Phát triển đầu tư cơ sở hạ tầng nhằm thu hút vốn FDI – T/c Phát triển kinh tế số 115/2001 TS Trần Đức Hạnh – Tác động của quá trình hội nhập KTQT đến hoạt động thương mại và đầu tư của Việt Nam - T/c Phát triển kinh tế số 115/2001 TS Trần Kim Hải – Một số mặt trái của FDI và ảnh hưởng của nó đến an ninh kinh tế nước ta – T/c Kinh tế & dự báo số 7/2000 Tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý cho FDI - T/c Kinh tế & dự báo số 8/2000 Ngô Công Thành - Xu hướng vận động và phát triển của các hình thức Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam - T/c Phát triển kinh tế số 3/2001 ThS Nguyễn Hữu Lộc – Các nhân tố thu hút FDI vào Việt Nam.Phân tích lý thuyết và thực tiễn - T/c Phát triển kinh tế số 10/2000 ThS Bùi Đường Ngiêu – Hiệu quả đầu tư và thực trạng hệ số ICOR ở nước ta – T/c Ngiên cứu kinh tế số 265,T6/2000 Nguyễn Xuân Trung – Phó vụ trưởng vụ Đầu tư nước ngoài – Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam.Kết quả và giải pháp thúc đẩy - T/c Kinh tế & dự báo số 10+11/2000 Nguyễn Trọng Xuân – Viện kinh tế học - Đầu tư trực tiếp nước ngoài với công nghiệp hóa,hiện đại hoá ở Việt Nam - T/c Ngiên cứu kinh tế số 268,T9/2000 Hà Lê - FDI vào Việt Nam.Tổng quan năm 1999 giải pháp thu hút vốn – T/c Thương Mại số 1/2000 TS Đoàn Thị Hồng Vân – 13 năm thu hút FDI thành tựu và những điều trăn trở - T/c Phát triển kinh tế số 128/2001 Trần Minh – Viện kinh tế học – Xu hướng vận động của FDI trong bối cảnh khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Châu á - T/c Ngiên cứu kinh tế số 264,T5/2000 ThS Nguyễn Văn Thanh – Những thay đổi và thách thức với FDI trong bối cảnh toàn cầu hoá - T/c Ngiên cứu kinh tế số 264,T5/2000 TS Nguyễn Thị Hường - ĐHKTQD – Một số giải pháp ngăn ngừa và hạn chế rủi ro trong triển khai thực hiện các dự án Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam - T/c Kinh tế & dự báo số 12/2001 Nguyễn Trọng Xuân - Viện kinh tế học – Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam thời kỳ 1988-1999 – T/c Những vấn đề kinh tế thế giới số 2(64)2000 ThS Đỗ Thị Thuỷ ,TS Lê Tuyết Hoa . ảnh hưởng của vốn FDI đến Cán cân thanh toán của Việt Nam – T/c Ngân hàng số 1+2/2000 www.dei.gov.vn - Thuỳ Chi – Việt Nam sẽ là một trong những thị trường hấp dẫn nhà đầu tư(19/06/2001) www.dei.gov.vn - Tin từ Thời báo Kinh tế Sài Gòn Số 28/2002 (603), ngày 4/7/2002 – Thu hút FDI giảm mạnh www.laodong.com.vn - Bích Hằng(Ngày 26/09/2002) – FDI vướng nhiều , gỡ chậm . www.vir.com.vn -Trung Lưu- Vì sao sức hấp dẫn của hình thức liên doanh giảm. www.vnexpress.net.vn ,16/08/2002 – Phong Lan – Thu hút FDI Việt Nam sẽ phải cạnh tranh khốc liệt www.dei.gov.vn Tăng cường hợp tác đầu tư và thương mại Việt Nam - ASEM (Tạp chí Kinh tế, số 28 - 29, ngày 6/9/2001) www.dei.gov.vn - Foreign capital injection sought for major agricultural projects (Vietnam News - March 4, 2002) www.dei.gov.vn - Tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả đầu tư ASEAN - Lưu Tiền Hải - Tạp chí Kinh tế, số 28 - 29, 9/2001 www.business.gov.vn - Trung tâm thông tin Doanh nghiệp -Nhận định về những lợi thế và thách thức của Việt Nam tại Diễn đàn Đầu tư – Thương mại Việt Nam 2002 www.laodong.com.vn,09/07/2002 - Doanh nghiệp FDI sẽ được thế chấp quyền sử dụng đất ở nước ngoài? www.mot.gov.vn ,22/05/2002 - Kinh tế FDI ở Việt Nam và một số kiến nghị về mặt tài chính www.dei.gov.vn , Bộ Kế hoạch & Đầu tư - Hợp tác đầu tư song phương và đa phương của Việt Nam www.vneconomy.com - 13/08/2001 - Đầu tư trực tiếp nước ngoài vướng ở đâu ? www.cpv.org.vn - TS. Nguyễn Xuân Thiện, Đại học Quốc gia Hà nội - Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam vấn đề và giải pháp (Trích từ Tạp chí Châu á - TBD số 1,T2/2001) www.mot.gov.vn - 31/07/2002 - Đầu tư nước ngoài: Dự án tăng nhưng vốn giảm. www.cpv.org.vn - Trần Xuân Thắng,Tổng cục trưởng cục thuế – Chính sách thuế và Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam. www.business.gov.vn - 19/04/2002 - Chính phủ thực hiện các biện pháp thúc đẩy đầu tư nước ngoài www.vietnamnews.vnagency.com.vn - 20/08/2002 - Long-term growth strategy for FDI www.vneconomy.com - 04/07/2001 – Chiến lược nâng cao hiệu quả thu hút Đầu tư trực tiếp nước ngoài. www.dei.gov.vn ,Thu Thủy, Báo Sài Gòn Giải phóng số 8937, ngày 21/5/2002 , Cần cải thiện môi trường đầu tư nhanh hơn nữa www.dei.gov.vn - Bút Sơn, Thời báo Kinh tế Việt Nam số 40 (918), ngày 3/4/2002 -Công nghiệp trong điều kiện hội nhập tranh thủ FDI và dựa vào nguồn nhân lực www.laodong.com.vn - 22/08/2002 – Bốn cản ngại đầu tư nước ngoài www.laodong.com.vn - 22/05/2001 – Năm trường hợp doanh nghiệp FDI và hợp doanh được mua ngoại tệ tại ngân hàng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docC0209.doc
Tài liệu liên quan