Đề tài Thu hút FDI vào Bắc Ninh - Phân tích dưới góc độ Marketing

LỜI NÓI ĐẦU Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được coi là một nguồn vốn quan trọng, cần phải được huy động cho quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế không chỉ với quốc gia đang phát triển như Việt Nam mà với tất cả các quốc gia trên thế giới. Những lợi ích thu được từ tiếp nhận vốn FDI đã thúc đẩy tất cả các quốc gia tham gia vào một cuộc “đua tranh” quyết liệt để đón đầu dòng vốn này. Đề tài “Thu hút FDI vào Bắc Ninh- phân tích dưới góc độ Marketing”đưa ra một cách tiếp cận mới về thu hút FDI- cách tiếp cận của Marketing. Trong đó nghiên cứu mỗi địa phương như một sản phẩm trong thị trường thu hút FDI. Bằng việc phân tích lí thuyết và nghiên cứu Bắc Ninh- một địa phương được đánh giá là “điểm đến thành công” về thu hút FDI trong thời gian vừa qua ở Việt Nam, đề tài này hi vọng sẽ chỉ ra những giải pháp cần thiết để các địa phương có thể Marketing mình tới các nhà đầu tư một cách có hiệu quả nhất. Đề tài này được thiết kế thành ba chương:  Chương 1: Các vấn đề lí luận  Chương 2: Phân tích thực trạng thu hút FDI ở Bắc Ninh dưới góc độ Marketing  Chương 3: Giải pháp nhằm thu hút có hiệu quả vốn FDI vào Bắc Ninh Tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo Hoàng Thu Hà đã có những ý kiến đóng góp quý báu cho tôi trong quá trình hoàn thành đề tài này.

docx61 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2170 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thu hút FDI vào Bắc Ninh - Phân tích dưới góc độ Marketing, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ối hợp giữa các cấp, các ngành, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở trong công tác giải quyết việc làm và đào tạo nghề hiệu quả chưa cao. 1.2. Tài nguyên thiên nhiên Vị trí địa lí lí tưởng là tài nguyên nổi bật của Bắc Ninh . Bắc Ninh là một tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ. Bắc Ninh cách thủ đô Hà Nội chưa đầy 25 km. Hà Nội sẽ là thị trường tiêu thụ sản phẩm rộng lớn cho các doanh nghiệp ở Bắc Ninh . Đồng thời Bắc Ninh cũng sẽ trỏ thành thành phố vệ tinh trong việc sản xuất các sản phẩm công nghiệp phụ trợ cho các xí nghiệp của Hà Nội Bắc Ninh còn nằm trên hai con đường quốc lộ quan trọng nhất ở đồng bằng Bắc Bộ. đó là quốc lộ 1A nối Hà Nội với cửa khẩu Hữu Nghị Quan của Trung Quốc. Quốc lộ 18 nối liến sân bay quốc tế Nội Bài với tỉnh Quảng Ninh nơi có vịnh Hạ Long- một di sản thiên nhiên của nhân loại và cảng nước sâu Cái Lân, cảng nước sâu lớn nhất Việt Nam. Bắc Ninh sẽ là cầu nối giữa Hà Nội và các tỉnh đồng bằng bắc bộ, và tiếp cận với thị trường Trung Quốc đầy tiềm năng. Bắc Ninh còn nằm trong vùng kinh tế trọng điểm: Hà Nội- Hải Nguồn: website của ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh Phòng- Quảng Ninh. Năm 2002, Bắc Ninh cùng với VĨnh Phúc và Hải Dương đã được kết nạp vào vùng kinh tế trọng điểm phía bắc. Đây cũng là 6 địa phương thu hút FDI nhiều nhất miền Bắc. đây sẽ là cơ hội lớn để Bắc Ninh tham gia chuỗi giá trị trong sản xuất với các địa phương này. Tài nguyên đất: Bắc Ninh là tỉnh có diện tích nhỏ nhất trong 64 tỉnh thành của cả nước với tổng diện tích vào khoảng 803.87 km2, chỉ bằng0.2% diện tích cả nước, thậm chí còn nhỏ hơn cả Hà Nội. theo thống kê của tỉnh, cơ cấu sử dụng đât là: đất nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao 64.7% đất lâm nghiệp chỉ chiếm 0.7%; đất ở: 23.5%; đất chưa sử dụng11.2%. diện tích nhỏ khiến Bắc Ninh trở thành địa phương có mật độ dân số cao thứ ba trên cả nước, chỉ sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, mật độ dân số bình quân là 1200 người /1km2. 1.3. Cơ sở hạ tầng Cơ sở hạ tầng cũng được coi là một thế mạnh của Bắc Ninh trong thu hút FDI, đặc biệt là hệ thống giao thông thuận lợi, hiện đại và đa dạng. Giao thông đường bộ: quốc lộ 1A được xây dựng theo chuẩn đường cao tốc với bốn làn xe, kéo dài suốt chiều dọc đất nước. đoạn qua Bắc Ninh nối Hà Nội với Lạng Son và vòng sang Trung Quốc. Quốc lộ 18 nối Bắc Ninh với cảng Cái Lân và vịnh Hạ Long. Quốc lộ 17 nối Bắc Ninh với cảng Hải Phòng, cảng xuất nhập khẩu quan trọng nhât miền Bắc. Đường sắt: tuyến đường sát đi qua Bắc Ninh là trụng giao thông quan trọng từ Việt Nam sang Trnng Quốc và tư đó tới các nước Đông Âu. Đường thủy: hệ thống song Cầu, song Đuống, sông Thái Bình tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông đường thủy 1.4. Khu công nghiệp: Với mô hình khu công nghiệp (KCN), đô thị và dịch vụ cùng với lợi thế vị trí địa lý thuận lợi, các KCN Bắc Ninh tập trung xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ để nơi này thực sự là điểm đến của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. KCN Tiên Sơn với diện tích 600 ha là KCN đầu tiên được thành lập ở Bắc Ninh và cũng là KCN duy nhất đến thời điểm này được đầu tư đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật như: đường trung tâm 37,5m, hệ thống thoát nước, trạm điện 110/60MVA, trạm cấp nước sạch 6.500m3 ngày đêm và các dịch vụ hỗ trợ như: bưu chính, ngân hàng, trung tâm kho vận… với vốn đầu tư hạ tầng đã thực hiện hơn 708 tỷ đồng, đạt hơn 85% tổng vốn đầu tư. Vào tháng 8 năm 2007 KCN Tiên Sơn sẽ triển khai xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung với công suất 4.000m3/ngày đêm, dự kiến sẽ hoàn thành đưa vào sử dụng trong quý I/2008, đảm bảo xử lý nước thải đạt mức độ tiêu chuẩn cột A TCVN 5945-2005, vượt hơn một bậc theo quy định trước khi thải ra ngoài mương tiêu. KCN Tiên Sơn hiện đang thu hút trên 100 dự án trong đó có 64 dự án đã đi vào sản xuất kinh doanh ổn định. Tỉnh Bắc Ninh và Công ty liên doanh trách nhiệm hữu hạn Việt Nam - Singapore (chủ đầu tư cơ sở hạ tầng) đang khẩn trương hoàn thiện hồ sơ và triển khai công tác chuẩn bị khởi công. KCN VSIP giai đoạn 1 có diện tích 400ha, dự kiến sẽ hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng, công trình công cộng vào cuối năm 2008, thu hút khoảng 250 nhà đầu tư trong đó phần lớn là nhà đầu tư Nhật Bản, tạo việc làm cho khoảng 30 nghìn người. Đây là KCN sạch, hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại kết hợp giữa công nghiệp, đô thị và dịch vụ, là môi trường sản xuất tốt, không gây ô nhiễm chủ yếu tập trung vào các ngành mũi nhọn như: điện, điện tử, dược phẩm, phụ tùng ô tô, cơ khí chính xác, thực phẩm, bao bì, công nghiệp hàng tiêu dùng và công nghiệp nhẹ. Khu đô thị được chia làm hai khu, A và B. Khu A là khu đô thị cung cấp các dịch vụ, thương mại, nhà ở có tiêu chuẩn của một đô thị công nghiệp quốc tế bao gồm hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị, trường học, nhà trẻ, bệnh viện, công viên, công trình công cộng, nhà ở, biệt thự…Khu B là đô thị có quy hoạch chuẩn tạo điều kiện cho việc giãn dân của khu dân cư liền kề và đô thị Từ Sơn trong tương lai. Hiện nay, tỉnh Bắc Ninh có 10 KCN, đô thị và dịch vụ được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận thành lập với tổng diện tích 7.276 ha, trong đó diện tích KCN là 6.022 ha, khu đô thị là 1.254 ha. Ba KCN, đô thị, dịch vụ mới nhất vừa được Thủ tướng phê duyệt là các KCN, đô thị và dịch vụ Đại Kim, Nam Sơn - Hạp Lĩnh, Yên Phong II với diện tích từ 1.000 đến 1.200 ha, trong đó diện tích KCN là từ 766 đến 1.000 ha. Các KCN ở Bắc Ninh hiện đã thu hút được 190 dự án trong nước và 79 dự án vốn đầu tư nước ngoài thuộc 15 nước và vùng lãnh thổ; trong đó có 102 dự án đang hoạt động. Đến năm 2015, toàn tỉnh phấn đấu xây dựng 17 KCN tập trung và hơn 40 khu, cụm công nghiệp nhỏ, vừa, làng nghề. ( sơ đồ các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh) 2. Nhu cầu thị trường: Nếu xét về quy mô dân số thì Bắc Ninh với dân số nhỏ hơn 1 triệu dân, Bắc Ninh không phải là một thị trường tiêu thụ hấp dân. Nhưng chính địa thế tuyệt vời đã mở rộng thị trường của các dự án của Bắc Ninh mở rộng sang các địa phương ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ và Hà Nội thì trường lớn thứ hai trên cả nước. III. Bắc Ninh chưa có sự định vị về môi trường kinh doanh của địa phương Cũng như nhiều địa phương khác, Bắc Ninh chưa thấy được tầm quan trọng của định vị địa phương trong chiến lược thu hút FDI của địa phương mình. Chính vì vậy mà tình hình chung là các địa phương đều chưa định vị hoặc định vị thiếu thuyết phục về môi trường kinh doanh của địa phương. Thay vì tìm cách định vị những yếu tố lợi thế riêng biệt, đọ đáo của địa phương, khắc sâu chúng vào trong tâm trí nhà đầu tư- đặc biệt là các nhà đàu tư tiềm năng, các địa phương đều cạnh trạnh với nhau bằng cách thực hiện tràn lan các ưu đãi đầu tư. Nói cách khác các dịa phương trong đó có Bắc Ninh đều quan tâm tới chiến lược cạnh tranh về “giá” chứ chưa có sự quan tâm thỏa đáng tới cạnh tranh về chất lượng và cạnh tranh bằng sự khác biệt hóa. IV. Quy trình và thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư và các chính sách ưu đãi đầu tư Quá trình phân phối trong thu hút FDI của địa phương đã được Bắc Ninh thực hiện khá hiệu quả và tạo được sự hài lòng cho các nhà đầu tư 1. Nội dung và thủ tục đăng kí đầu tư Một trong những nguyên nhân tạo nên bước “đột phá” về thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài là tỉnh đã triển khai đồng bộ “cơ chế một cửa”. Các cơ quan đầu mối giúp UBND tỉnh quản lý các dự án FDI như Ban quản lý các khu công nghiệp, sở Kế hoạch và Đầu tư đã bố trí cán bộ chuyên trách có năng lực, có kinh nghiệm cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư, hướng dẫn lập hồ sơ, giải quyết các thủ tục nhanh gọn. Ban quản lý các khu công nghiệp thực hiện cơ chế “một cửa, tại chỗ”, giảm thời gian thẩm định, cấp giấy phép đầu tư xuống còn 3-7 ngày. Khi có dự án đầu tư, Ban tiếp nhận hồ sơ rồi gửi đến các cơ quan chức năng xem xét hẹn ngày để nhà đầu tư tiếp xúc trực tiếp thảo luận, bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp vơi tình hình thực tế, rồi cấp phép trong ngày. Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện “một cửa” trong việc cấp giấy phép đầu tư, giải quyết các thủ tục hành chính sau khi cấp giấy phép, tạo thuận lợi cho nhà đầu tư triển khai dự án, sớm đi vào sản xuất, kinh doanh như chuẩn bị mặt bằng, tạo hạ tầng cơ sở hiện đại…Với cách làm này đã giải quyết kịp thời những vướng mắc phát sinh, tạo được sự thống nhất, đồng bộ trong việc thẩm định dự án, được các nhà đầu tư đồng tình. 2. Chính sách ưu đãi đầu tư của tình Bắc Ninh Giá đất cho thuê được xác định với mức giá thấp nhất theo khung giá đất. Các Nhà đầu tư được miễn tiền thuê đất trong KCN Tiên Sơn trong 10 năm đầu và giảm 50% tiền thuê đất trong các năm tiếp theo, ngoài ra được xem xét cho chậm nộp tiền thuê đất. Các Nhà đầu tư được hỗ trợ về vốn đầu tư bằng 30% số thuế VAT thực nộp vào ngân sách tỉnh trong 02 năm đầu kể từ khi sản xuất kinh doanh Các Nhà đầu tư được hỗ trợ vốn bằng 100% số thuế thu nhập doanh nghiệp thực nộp Ngân sách cho 01 năm và hỗ trợ 50% cho 02 năm tiếp theo kể từ khi có thu nhập chịu thuế (ngoài thời hạn miễn giảm theo quy định của Nhà nước) Hỗ trợ 50% kinh phí đào tạo nghề trong nước cho lao động tuyển dụng tại địa phương (tối đa 1 triệu đồng/ người). Các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước trên địa bàn tỉnh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được xét hỗ trợ từ 10%-30% tiền đền bù thiệt hại về đất từ Ngân sách Tỉnh. Hỗ trợ một phần kinh phí di dời doanh nghiệp từ địa phương khác vào KCN. Tạo điều kiện vay vốn ưu đãi từ các nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển. Hỗ trợ xúc tiến thương mại và khai thác thị trường trong và ngoài nước. Nhà đầu tư khi đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân và các công trình hạ tầng ngoài hàng rào KCN được miễn, giảm tối đa các loại thuế theo quy định. So sánh ưu đãi đầu tư của Bắc Ninh với một số địa phương khác trong khu vực. Tiêu chí Bắc Ninh Hải Phòng Hải Dương Vính Phúc 1.Tiền thuê đất miễn tiền thuê đất trong KCN Tiên Sơn 10 năm đầu và giảm 50% tiền thuê đất trong các năm tiếp theo Giảm tiền thuê đát trong 15 năm, cho thuê với mức thấp nhất trong khung Miễn tiền thuê đất trong 8-13 năm, một số dự án được miễn 100% tiền thuê đát 2.kinh phí đào tạo nghề Hỗ trợ 50% kinh phí đào tạo nghề , tối đa là 1 triệu đồng đào tạo miễn phí tại các trường dạy nghề hoặc ỗ trợ 30% chi phí đào tạo Hỗ trợ 50% kinh phí đào tạo nghề , tối đa là 1 triệu đồng Hỗ trợ đào tạo 500.000 đồng/người 3, thời gian cấp phép không quá 10 ngày không quá 3 - 5 ngày. không quá 10 ngày từ 5 đến 20 ngày tùy lọa dư án Ưu đãi đầu tư là một hoạt động cần thiết nhằm khuyến khích và thu hút các nhà đầu tư. Tuy nhiên trong thời gian qua, các địa phương đã đua nhau “ trải thảm đỏ” để thu hút các nhà đầu tư bằng việc thực hiện các ưu đãi đầu tư một cách tràn lan và không hiệu quả. Cuối năm 2005, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1387 về việc xử lý các quy định về ưu đãi, khuyến khích đầu tư trái pháp luật do UBắc Ninh D các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành. Theo đó, 32 tỉnh thành đã phải hủy bỏ, bãi bỏ ngay các quy định về ưu đãi, khuyến khích đầu tư trái pháp luật đã ban hành. Tìm hiểu về các chính sách ưu đãi đầu tư của một số địa phương khác cho thấy một kết quả là các địa phương khác cũng có những ưu đãi tương tự như Bắc Ninh , thậm chí có nhiều ưu đãi hấp dẫn hơn. Đến đây cần thiết phải trả lời các câu hỏi: ưu đãi như thế nào là hợp lí? Ưu đãi có thật sự tác động tới các nhà đầu tư hay không? V. Xúc tiến đầu tư chưa được thực hiện có hiệu quả 1. Các cơ quan xúc tiến đầu tư của Bắc Ninh Hiện nay tình có hai đầu mối thực hiện hoạt động xúc tiến đàu tư là: Trung tâm xúc tiến đầu tư thuộc ban quản lí các khu công nghiệp để hỗ trợ cho các nhà đầu tư vào các khu công nghiệp Trung tâm xúc tiến đầu tư thuộc sở kế hoạch và đầu tư của tỉnh để hỗ trọ các nhà đầu tư ngoài các khu công nghiệp 2. Các hoạt động xúc tiến đầu tư của Bắc Ninh Các cơ quan xúc tiến đầu tư của tỉnh đã thực hiện một số kĩ thuật xúc tiến đầu tư: Tham gia các cuộc triển lãm, hội thảo đầu tư. Quảng cáo trên các phương tiện truyển thông riêng của ngành và của khu vực. Ban quản lí các KCN Bắc Ninh đã xây dựng website song ngữ Việt – Anh giới thiệu về các khu công nghiệp ở Bắc Ninh cũng như các thông tin cập nhập về chủ trương chính sách của tỉnh về đầu tư và quàng cáo miễn phí cho hoạt dộng của các doanh nghiệp trong địa bàn các KCN Các đoàn khảo sát tới nước có nguồn đầu tư: như chuyến công tác của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Công Ngọ cùng đoàn đại biểu gồm các quan chức, doanh nghiệp của tỉnh và đại diện một số cơ quan Trung ương tới thực hiện một chương trình xúc tiến đầu tư tại Hàn Quốc từ ngày 2 đến 10/8./2007 Hội thảo thông tin chung về cơ hội đầu tư. Xây dựng được danh mục các dự án gọi vốn đầu tư giai đoạn 2001-2005 và giai đoạn 2006-2010 Xuất bản các ấn phẩm thông tin tuyên truyền về môi trường đầu tư trong nước và nước ngoài, giới thiệu chung hình ảnh về Bắc Ninh làm cơ sở cho việc vận động đầu tư. Tuy nhiên các hoạt động xúc tiến đầu tư mới chỉ dừng lại ở các kĩ thuất xây dựng hình ảnh còn các kĩ thuật tạo nguồn hầu như không được quan tâm. Hơn nữa các kĩ thuật này được sử dụng độc lập mà chưa có sự kết hợp hài hòa như môt tổng thề các giải pháp. 3. Hiệu quả của hoạt động xúc tiến chưa cao Các website có nội dung chưa phong phú. Trang web của BQL các khu công nghiệp của Bắc Ninh còn nghèo nàn về nội dung và chưa thực sự thỏa mãn nhu cầu thông tin của các nhà đầu tư. phần nói về các KCN mới chỉ dừng lại ở các thông tin như danh mục các dự án đang hoạt động, danh mục các dự án bị rút giấy phép…các thông tin này không có nhiều giá trị đối với các nhà đầu tư. các thông tin như giá cả các dịch vụ của KCN, các thủ tục đăng kí, số điện thoại liên lạc và tư vấn, hcác nhà đầu tư nào được ưu tiên, các chính sách hỗ trợ cho nhà đầu tư nhanh chóng tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì không tìm thấy. ngay cả danh mục gọi vốn đầu tư cũng không được tìm thấy trong tài liệu này. Trang web chính thức của UBND tỉnh Bắc Ninh thì chỉ dừng lại giới thiệu chung về điều kiện kinh tế- xã hội- tự nhiên của Bắc Ninh nhưng thông tin quá chậm cập nhập. Các thông tin về lao động, dân số, các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô…đều có số liệu từ năm 2001- trong khi bây giờ đã là năm 2008 Danh mục gọi vốn đầu tư trong giai đoạn 2006-2010: đây được coi là thông tin cần thiết và quan trọng nhưng lại không được tìm thấy ở hai trang web trên. Chưa bàn đến nội dung của danh mục này có thực sự hướng tới nhà đầu tư hay không nhưng đây chắc chắn phải là một tài liệu cần công bố rộng rãi. CHƯƠNG BA: NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT FDI CÓ HIỆU QUẢ A. Nghiên cứu điểm mạnh điểm yếu, cơ hội và thách thức của Bắc Ninh trong thu hút FDI I. Xu hướng của dòng chảy FDI vào Việt Nam hiện nay. Một số xu hướng đáng quan tâm về dòng chảy FDI vào Việt Nam hiện nay: 1. V iệt Nam tiếp tục là một điểm đầu tư hấp dẫn. Việt Nam vẫn tiếp tục được đánh giá là môi trường đầu tư hâp dẫn đối với các nhà đầu tư FDI. Việt Nam đứng thứ 9 trong số các quốc gia châu Á về thu hút FDI. Năm 2007, FDI vào Việt Nam tăng kỉ lục đạt 20.3 tỉ USD. Một làn song FDI đã đổ bộ vào Việt Nam ngay sau khi Việt Nam gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO. Việt Nam cũng được đánh giá là môi trường đàu tư hâp dẫn: vị trí địa lí thuận lợi, ổn định về chính trị và kinh tế vĩ mô, nguồn lao động dồi dào, các chính sách ưu đãi đầu tư của chính phủ, thị trường rộng lớn và đầy tiềm năng…là các thế mạnh mà Việt Nam cần khai thác và phát huy để thu hút nhiều FDI hơn nữa. Tuy nhiên, thiếu nguồn trầm trọng nguồn nhân lực chất lượng cao, cơ sở hạ tầng thiếu đồng bộ, hệ thống pháp lí chưa hoàn thiện, luật bản quyền và sỏ hứu trí tuệ chưa được coi trọng là những điểm yếu mà Việt Nam cần nhanh chóng khắc phục. 2. Trung Quốc cộng một- Và Việt Nam Trung Quốc- một trong những quốc gia thu hút FDI nhiều nhất trên thế giới đang mất dần ưu thế thu hút FDI. Từng là một “nhà máy sản xuất khổng lồ của thế giới”, là sự chọn lựa đầu tiên của các nhà đầu tư quốc tế khi muốn mở rộng hoạt động ra phạm vi toàn cầu, nhưng nay Trung Quốc đang mất dần ưu thế này vào tay các nước đang nổi lên ở khu vực châu Á, nhất là Ấn Độ và các nước Đông Nam Á…Một số nguyên nhân của xu hướng suy giảm là: Chi phí sản xuất ở Trung Quốc ngày càng cao, đặc biệt là chi phí nhân công Các nhà đàu tư đang tiến hành đàu tư tại Trung Quốc muốn tìm một thị trường khác để mở rộng sản xuất kinh doanh để phân tán rủi ro. Thị trường Trung Quốc bị đánh giá có chỉ số rủi ro cao : do iệc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ còn chưa được thực hiện đầy đủ; bất ổn xã hội ở các vùng nông thôn, nhất là ở các tỉnh miền Tây; nguy cơ đồng nhân dân tệ có khả năng tăng giá mạnh. Sự trỗi dậy mạnh mẽ của các nền kinh tế ở Châu Á- như Ấn Độ và các quốc gia Đông Nam Á Chính vì các lí do trên mà các nhà đàu tư đang theo đuổi chiến lược “Trung Quốc cộng một” - nghĩa là ngoài việc đầu tư ở Trung Quốc, họ còn chọn một nước khác, chủ yếu là một nước ở khu vực Asean để đầu tư. Đây là một cơ hội lớn cho Việt Nam- một quôc gia nằm kề Trung Quôc và cũng có những lợi thế trong thu hút FDI tương tự như Trung Quốc. 3.Vốn đầu tư vào Việt Nam có xu hướng tập trung vào công nghệ cao, dịch vụ và bất động sản. Một cuộc chạy đua đầu tư vào Việt Nam giữa nhiều tập đoàn sản xuất công nghệ cao đang diễn ra với vốn đầu tư lên đến hàng tỷ USD: các nhà đàu tư như Sanyo, Matsushita, Sony, Fujitsu, Toshiba, Panasonic, Nidec… đã sớm xây dựng nhà máy ở Việt Nam trong nhiều năm qua và giờ đây tiếp tục rót thêm nhiều vốn mở rộng đầu tư với quy mô lớn hơn. tập đoàn bán dẫn hàng đầu thế giới Intel (Mỹ) cho khởi công xây dựng nhà máy tại SHTP với số vốn 1 tỷ USD.Foxconn – “đại gia” gia công các sản phẩm điện tử lớn nhất thế giới như máy nghe nhạc Ipod, điện thoại di động Nokia, máy tính xách tay, máy ảnh Sony… dự kiến đầu tư dự án 5 tỷ USD. Các nhà đàu tư công nghệ cao quan tâm tới Việt Nam vì nhiều nguyên nhân : hính sách cởi mở trong thu hút đầu tư và tận dụng thời cơ VN gia nhập WTO, Yếu tố chi phí lao động thấp, hạ giá thành sản phẩm, thị trường rộng lớn và không ngừng lớn mạnh khi thu nhập và đời sống của người dân được cải thiện từ sự phát triển ổn định của nền kinh tế Thu hút FDI trong quý 1 năm 2008 được hơn 5 tỷ USD, nhưng 90% trong số đó là đàu tư vào lĩnh vực bất động sản.- một thị trường màu mõ với các nhà đầu tư. Đó là do nhu cầu về bất động sản tăng liên tục trong khi cầu thì nhỏ bé, và hạn hẹp. Gia tăng đầu tư vào bất động sản đồng nghĩa với đẩy mạnh khu vực dịch vụ còn đang rất khiêm tốn của Việt Nam so với các nền kinh tế khác. Hơn nữa, việc đầu tư khai thác khu vực này sẽ tạo sẽ tạo ra làn sóng đầu tư mới vào lĩnh vực công nghiệp, ví dụ sản xuất vật liệu xây dựng, thiết bị nội thất, đồ gia dụng... góp phần làm giảm áp lực tăng giá, tạo sự tăng trưởng mạnh mẽ cho nền kinh tế. Tuy nhiên đứng ở góc độ khác, thì sự gia tăng vốn đàu tư vào bất dộng sản lại cho thấy tính hấp dẫn của đầu tư vào các lĩnh vực khác: công nghiệp chế biến, nông nghiệp… do cơ sở hạ tầng yếu kém, và những bất ổn của môi trường kinh tế vĩ mô gần đây gây ra nhiều khó khăn cho các nhà sản xuât. II.Ma trận SWOT phân tích môi trường đầu tư ở Bắc Ninh Từ việc phân tích xu hướng vận động của dòng chảy vốn FDI vào Việt Nam trong thời gian tới cũng như phân tích tình hình môi trường đầu tư của Bắc Ninh ta có thể dựng mô hình Ma trận SWOT phân tích môi trường đầu tư ở Bắc Ninh như sau: Điểm mạnh Có vị trí địa lí lí tưởng Nguồn lao động dồi dào, chi phí nhân công rẻ Cơ sở hạ tầng hoàn thiện Thủ tục hành chính trong hoạt động quản lí đầu tư được thực hiện “một cửa, tại chỗ” Cơ hội Việt Nam gia nhập WTO xu thế của dòng vốn FDI Tiếp túc chảy mạnh vào VN: đặc biệt là từ các nước châu Á; Hàn Quốc, NHật Bản, Đâi Loan, Hồng Kông, Trung Quốc Việt Nam và các nước ASEAN trở thành điểm đầu tư ưa thích của các nhà đầu tư để phân tán rủi ro từ đầu tư vào Trung Quốc Dòng vốn tiếp tục được hấp thụ mạnh ở các ngành: công nghệ cao, dịch vụ có giá trị gia tăng cao: ngân hàng, tài chính, bảo hiểm Điểm yếu Thiếu nguồn lao động có chất lương cao Chưa định vị đươc hình ảnh của địa phương Nghèo về tài nguyên thiên nhiên Nguy cơ : Sự cạnh tranh gay gắt về thu hút FDI ở các địa phương trong cả nước Nhiều địa phương có được ưu thế vượt trội về nguồn nhân lực, tài nguyên thiên nhiên Các nhà đầu tư ngày càng đòi hỏi cao về môi trường đầu tư     III. Quan điểm thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) của Bắc Ninh giai đoạn 2006-2010.     Dự kiến giai đoạn 2006-2010 phấn đấu thu hút 60-80 dự án đầu tư nước ngoài, với tổng vốn đầu tư khoảng 200-250 triệu USD.    Trong 5 năm tới (2006-2010), tiếp tục quy hoạch, đầu tư xây dựng các KCN nhỏ và vừa, Cụm công nghiệp làng nghề trên địa bàn toàn tỉnh. Dự kiến đến năm 2010: Số các KCN tập trung và Khu đô thị công nghiệp là 12, với tổng diện tích: 3.641,3 ha. Số các KCN làng nghề, Cụm công nghiệp vừa và nhỏ là 53, với tổng diện tích: 1.711,4 ha (trong đó phát triển thêm 29 khu, cụm công nghiệp với diện tích quy hoạch: 1133,8 ha).     Tập trung thu hút đầu tư nước ngoài vào các Khu, Cụm công nghiệp đã hình thành theo quy hoạch được phê duyệt.    Xây dựng và triển khai thực hiện chương trình xúc tiến, kêu gọi đầu tư ở trong nước và nước ngoài, nhằm thu hút các tập đoàn công nghiệp lớn với công nghệ cao như: Mỹ, Nhật Bản, Canada, Pháp, Đức… -Khuyến khích các dự án đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, thương mại, dịch vụ, các dự án đầu tư vào những vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn. -Tăng cường đối thoại trực tiếp giữa cơ quan quản lý Nhà nước với Doanh nghiệp nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn cho Doanh nghiệp trong quá trình đầu tư cũng như sản xuất kinh doanh. -Các ngành chức năng tham mưu đề xuất UBND tỉnh ban hành các chính sách mới phù hợp, đơn giản, dễ thực hiện, tránh chồng chéo nhiều văn bản khác nhau. B. Xây dựng giài pháp cạnh tranh tổng thể trong thu hút FDI của Bắc Ninh I. Lựa chọn nhà đầu tư mục tiêu Phân tích ma trận SWOT của Bắc Ninh trong thu hút FDI ta có thể lấy làm căn cứ để lựa chọn nhà đầu tư mục tiêu: + Ưu tiên cho các dự án đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp chế biến phục vụ cho thị trường trong nước và xuất khẩu: chế biến các nông sản để nâng cao giá trị của nông sản địa phương, chế biến các đầu vào cho sản xuất công nghiệp. Nằm trong tam giác kinh tế Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh, Bắc Ninh có thể tham gia vào chuỗi giá trị ở phía cung của các tỉnh này bằng cách cung cấp các linh kiện và phụ kiện phục vụ cho sản xuất. Đây là lĩnh vực có thể tận dụng nguồn lao động dồi dào của Bắc Ninh. + Ưu tiên các dự án đầu tư vào lĩnh vực du lich- một thế mạnh của tỉnh nhưng chưa được khai thác. Bắc Ninh là một vùng đất cổ giàu truyền thống văn hiến, hiếu học-khoa bảng. Văn hoá Bắc Ninh phong phú và đặc sắc với những làn điệu dân ca Quan họ mượt mà, tranh dân gian Đông Hồ phong phú về chủng loại và màu sắc, quê hương của chùa tháp- lễ hội và những làng nghề thủ công - mỹ nghệ. Nền văn hóa đậm đà và độc đáo nhưng chưa được khai thác là một khoảng “ trống” đang chờ đợi các nhà đầu tư. +Ưu tiên cho các dự án đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ cao: đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao đang là một trong những xu hướng nổi trội của FDI vào Việt Nam hiện nay. Các nhà đầu tư đang tìm một thị trường tiêu thụ rộng lớn, một địa điểm sản xuất có cơ sở hạ tầng hiện đại với những dịch vụ tốt nhất phục vụ cho sản xuât kinh doanh. Bắc Ninh- vói vị trí địa lí và các thế mạnh của mình hoản toàn có thể thu hút được các nhà đầu tư. Các dự án đầu tư của tập đoàn Canon, Foxconn, và Sam sung vào Bắc Ninh trong thời gian gần đây là minh chứng rõ nét cho nhận định này. Tuy nhiên điểm yếu lớn nhất của Bắc Ninh là thiếu một nguồn nhân lực chất lượng cao. Vì vậy điều mà Bắc Ninh cần làm là xây dựng một cơ chế ưu đãi để thu hút và giữ chân được người tài, xa hơn là mục tiêu đào tạo một nguồn nhân lực chất lượng cao. +Ưu tiên cho các dự án xây dựng khu đô thị và các khu vui chơi giải trí: Bắc Ninh chỉ cách Hà Nội 25 km. vì vậy hoàn toàn có thể xây dựng Bắc Ninh thành một thành phố vệ tính để phục vụ cho nhu cầu sinh sống và giải trí của nhân dân Bắc Ninh và cho một bộ phận dân cư “ quá tải” ở Hà Nội dang thiêu trầm trọng nhà ở và các khu giải trí. II.Hoàn thiện và phát triển sản phẩm hướng tới khách hàng mục tiêu Trong Marketing có ba chiến lược cạnh tranh thường được sử dụng đó là Cạnh tranh về giá Cạnh tranh về chất lượng Cạnh tranh về sự khác biệt Trong thu hút đầu tư FDI, cạnh tranh về giá có thể được thể hiện ở các chi phí để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà đầu tư tại địa phương như chi phi: tiền thuê đất, chi phí sử dụng lao động, chi phí sử dụng đất, nước, các cơ sở hạ tang của địa phương… ở một góc độ nào đó, đây cũng giống như “giá” của môi trường đầu tư. các địa phương trong thời gian vừa qua đã chạy theo một cuộc cạnh tranh gay gắt về “giá” một cách không hiệu quả. Bởi lẽ, giá cả chỉ là một yếu tố nhà đầu tư quan tâm khi xem xét một quyết định đầu tư chứ không phải là yếu tố quyết định. Cạnh tranh về giá không đem lại hiệu quả lâu dài trong thu hút đầu tư mà còn gây ra sự thiệt hại cho ngân sách nhà nước. chiến lược cạnh tranh hiệu quả nhât là cạnh tranh về chất lượng và cạnh tranh về sự khác biệt hóa. Sự khác biệt hóa chỉ có thể trở thành một yếu tố cạnh tranh khi địa phương nhận diện được điêm khác biệt của mình, biết phát huy nó một cách hiệu quả. Tuy nhiên không phải địa phương nào cũng có được những điểm khác biệt đáng giá, trong trường hợp đó thì cạnh tranh về chat lượng là chiến lược cạnh tranh bền vững nhất. cạnh tranh về chất lượng là nâng cao chất lượng sản phẩm, mà cụ thể trong trường hợp này là nâng cao tính hấp dẫn của các nhân tố cấu thành môi trường đầu tư của địa phương. Bắc Ninh có một điểm khác biệt hóa đắt giá là vị trí địa lí lí tưởng nhưng một điềm khác biệt hóa là chưa đủ để thu hút FDI có hiệu quả. Mặt khác, điểm khác biệt hóa này chỉ có thể được phát huy tác dụng khi đồng hành với chất lượng tốt của môi trường đầu tư. Cải thiện chất lượng môi trường đầu tư của Bắc Ninh để hướng tới khách hàng mục tiêu trong thời gian tới cần tập trung vào hai nhân tố mà Bắc Ninh còn hạn chế đó là : 1. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phải là ưu tiên hàng đầu của Bắc Ninh Các dự án đầu tư công nghệ cao được Bắc Ninh coi là khách hàng mục tiêu. Mà các dự án công nghệ cao thường đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao,. Nhưng đây không phải là thế mạnh của Bắc Ninh , vì vậy nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phải là ưu tiên hàng đầu của Bắc Ninh trong thời gian tới để thu hút có hiệu quả các dự án này. Muốn làm được điều đó, Bắc Ninh cần phải: Quy hoạch hệ thống cơ sở dạy nghề, có cơ chế chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho các trường, cơ sở dạy nghề phát triển; Tăng cường liên kết giữa các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước, gắn đào tạo với yêu cầu của thị trường lao động. Đẩy mạnh xã hội hóa lĩnh vực dạy nghề, huy động nguồn nhân lực của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước tham gia phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm cho người lao động. Tạo điều kiện thuận lợi cho các bộ, ngành, hiệp hội trung ương triển khai nhanh các dự án đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh Thành lập quỹ hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực và giải quyết việc làm của tỉnh. Thực hiện chính sách ưu đãi, thu hút nhân tài về công tác lao động tại tỉnh. Hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động ở những nơi chuyển mục đích sử dụng đất, đối tượng là hộ nghèo, gia đình chính sách... 2. Tiếp tục duy trì và phát huy quy trình :” một cửa, tại chỗ” Quy trình “một cửa” với những trợ giúp tối đa từ phía các cơ quan quản lý địa phương đã tạo ra cho Bắc Ninh bước đột phá mới trong công tác thu hút đầu tư nước ngoài.Trong thời gian tới bắc NInh cần tiếp tục thực hiện phương: “Không để cho các nhà đầu tư nước ngoài khi đến Bắc Ninh tìm kiếm cơ hội rồi phải ra đi không trở lại” bằng những cải cách toàn diện và đồng bộ trong thủ tục hành chính, không chỉ trong khâu đăng kí và cấp chứng nhận đầu tư cho nhà đàu tư mà trong tất cả các khâu: hải quan, thuế, giải phóng mặt bằng… nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho chủ đầu tư thực hiện công việc sản xuất kinh doanh III. Xác định định vị rõ ràng và hiệu quả 1. Yêu cầu của định vị Định vị địa phương phải tập trung vào ba yếu tố chính Phải nhấn mạnh được cơ hội mà địa phương cam kết sẽ mang đến cho nhà đầu tư khi họ đến đầu tư ở địa phương Phải nhấn mạnh được lợi thế so sánh hay những điểm khác biệt của địa phương so với các địa phương khác. Phải phản ánh được quyết tâm của thảnh phố trong việc nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư. Định vị của Bắc Ninh phải thể hiện được điều mà Bắc Ninh muốn xuất hiện trong đầu nhà đầu tư khi họ nghĩ về địa phương. Định vị phải dựa trên khả năng của địa phương và cả tỉnh hình bên ngoài: xu thế dòng vốn FDI, các chiến lược cạnh tranh trong thu hút FDI của các địa phương khác, hành vi của các nhà đầu tư… muốn định vị thành công đòi hỏi Bắc Ninh cần phải “biêt mình, biết ta” 2. Căn cứ để định vị môi trường đầu tư của Bắc Ninh Để định vị cho địa phương trước tiên cần phải trả lời câu hòi: Câu hỏi 1: Đâu là lợi thế của Bắc Ninh ? : Phân tích về môi trường kinh doanh của Bắc Ninh ở phần hai cho thấy hai ưu thế của Bắc Ninh đó là: Vị trí địa lí lí tưởng Thủ tục tiến hành đăng kí và triển khai hoạt động đầu tư nhanh chóng và thông thoáng. Câu hỏi 2: Đâu là các Yếu tố nhà đầu tư cấn nhắc khi lựa chọn địa điểm đầu tư? Một cuộc điều tra được tiến hành với 22 doanh nghiệp FDI ở một số KCN tại Bắc Ninh được thực hiện bởi ban quản lí các khu công nghiệp Bắc Ninh về môi trường đầu tư đã thu được kết quả như sau(các tiêu chí được sắp xếp theo thứ tự quan trọng giảm dần): Sẵn có diện tích đất cần cho sản xuất Thủ tục hành chính nhanh gọn, cơ chế 1 cửa tiện liên hệ Vị trí địa lý thuận lợi (khoảng cách đến cảng biển, sân bay, khu đô thị, Hà nội) Điều kiện cơ sở hạ tầng: Quy hoạch hạ tầng KCN tốt có sẵn đường, điện, viễn thông. Lao động địa phương (kỹ năng và thái độ) Có sẵn nhà xưởng để thuê Giá thuê đất rẻ, Chính sách ưu đãi của tỉnh: thuế, đất, tín dụng Điều thú vị là tổ hợp các tiêu chí 1, 2, 6 cho thấy các nhà đầu tư quan tâm nhất đến các yếu tố để có thể nhanh chóng đi vào sản xuất kinh doanh. Trong khi đó các yếu tố cổ điển thường sử dụng để kêu gọi và thu hút đầu tư như: Giá thuê đất rẻ, Chính sách ưu đãi của tỉnh: thuế, đất, tín dụng đang dần mất đi tính hấp dẫn vì sức ép cạnh tranh, các tỉnh bạn cũng đưa ra các điều kiện giống như vậy. (Nguồn: kết quả điều tra lấy ý kiến của các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp Bắc Ninh ) Ngoài ra còn một nhân tô khiến nhà đầu tư quan tâm đó chính là phân tán rủi ro từ đầu tư vào Trung Quốc. 3. Xây dựng định vị cho Bắc Ninh : Căn cứ vào các phân tích ở trên, xin đề xuất một số định vị cho môi trường đầu tư của Bắc Ninh như sau: Bắc Ninh là cửa ngõ nối Hà Nội với đồng bằng bắc bộ và thị trường Trung Quốc rộng lớn, là nơi dễ dàng tiếp cận cả hai thị trường này. Bắc Ninh – thành phố vệ tinh của Hà Nội và tam giác kinh tế Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh Bắc Ninh sẽ là địa bàn phân tán rủi ro hợp lí của Trung Quốc Bắc Ninh cam kết mang đến cho khách hàng những điều kiện tốt nhất để tiến hành hoạt động đầu tư có hiệu quả. Phạm vi phân phối Tiếp tục đẩy mạnh công cuộc cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế "Một cửa". Việc áp dụng cơ chế “một cửa liên thông” không chỉ cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư mà còn tạo bước chuyển tích cực trong cải cách thủ tục hành chính, đồng thời xây dựng sự tín nhiệm của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp vào bộ máy quản lý Nhà nước để mô hình “một cửa liên thông” hoạt động hiệu quả cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa ba cơ quan là Sở KH-ĐT, Công an và Cục Thuế. Đội ngũ cán bộ tiếp nhận, thụ lý hồ sơ và trả kết quả phải có trình độ chuyên môn cao, thái độ phục vụ văn minh, chuyên nghiệp, cơ sở vật chất được trang bị hiện đại... tiến tới xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử phục vụ công tác đăng ký kinh doanh và hậu kiểm doanh nghiệp của các cơ quan chức năng, đồng thời xây dựng mô hình hành chính công hiện đại phù hợp với thời kỳ hội nhập hiện nay Hoàn thiện về thể chế và có những hướng dẫn cụ thể liên quan đến công tác tổ chức theo dõi các dự án Rà soát, bổ sung, hoàn thiện cơ chế thu hút đầu tư vào tỉnh theo hướng vừa thông thoáng, hấp dẫn, an toàn hơn cho các nhà đầu tư và phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh vừa đảm bảo đúng quy định của pháp luật, có tính khả thi cao, ổn định trong thời gian dài. Đấu tranh có hiệu quả chống các hành vi tiêu cực, tham nhũng, gây phiền hà và kiên quyết xử lý, thay thế kịp thời những cán bộ năng lực yếu hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm không hoàn thành nhiệm vụ. tránh để tình trạng thực hiện chính sách “một cửa” nhưng vẫn còn nhiểu “ổ khóa”. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, coi đây là một trong những yếu tố quyết định đến môi trường đầu tư của tỉnh. Quy hoạch, xây dựng trước các khu tái định cư gắn với quy hoạch khu dân cư đô thị phục vụ công tác giải phóng mặt bằng; đầu tư hạ tầng nông thôn cho các địa phương có đất chuyển đổi sang làm công nghiệp, dịch vụ để thúc đẩy tiến độ bồi thường, giải phóng mặt bằng cho dự án. Thành lập bộ phận chuyên trách thực hiện giải phóng mặt bằng ở những địa phương có nhiều dự án đầu tư, như: thị xã Bắc Ninh , huyện Lương Sơn Giữ vững an ninh chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường thuận lợi cho các dự án triển khai hoạt động; kiên quyết bảo vệ lợi ích chính đáng, hợp pháp của các doanh nghiệp khi đầu tư vào tỉnh. V. Tăng cường hoạt động xúc tiến đầu tư Hoạt động xúc tiến đầu tư như một chiếc cầu nối lôi cuốn các công ty nước ngoài, là “bà mối” giúp cho các chủ đầu tư nước ngoài và các đối tác trong nước có thể gặp nhau một cách nhanh chóng và rút ngắn thời gian “tìm hiểu”, hoạt động xúc tiến đầu tư đem đến cho các nhà đầu tư nước ngoài cái nhìn toàn cảnh về môi trường đầu tư của địa phương, những lợi thế và triển vọng. Tầm quan trọng của hoạt động xúc tiến như vậy đòi hỏi Bắc Ninh cần dành sự quan tâm thích đáng tới hoạt động xúc tiến đầu tư. 1. Nguyên tắc cần quán triệt trong hoạt động xúc tiến đàu tư Có hai nguyên tắc cần quán triệt trong hoạt động xúc tiến đầu tư là: Khách hàng là thượng đế- Không chỉ trong hoạt động xúc tiến đầu tư mà trong mọi hoạt động khác của Marketing địa phương cần phải quán triệt nguyên tắc: luôn đặt khách hàng – nhà đầu tư ỏ vị trí trung tâm. Các tài liệu xúc tiến đầu tư cũng cần phải hướng tới nhà đầu tư mục tiêu chứ không phải được xây dựng dựa trên mong muốn của người làm chính sách. Cần phải hiểu nhà đầu tư mục tiêu cần thông tin gì và cố gắng đáp ứng một cách tốt nhất thông tin của họ. Hoạt dộng xúc tiến đầu tư cần phải tập trung hướng vào các nhà đầu tư mục tiêu của địa phương, chứ không nhất thiết phải dàn trải nguồn lực mỏng để tiếp cận mọi nhà đầu tư. 2. Các biện pháp nâng cao năng lực xúc tiến đầu tư Thành lập Quỹ xúc tiến đầu tư, quỹ hỗ trợ đầu tư, quỹ hỗ trợ xuất khẩu của tỉnh và xây dựng chương trình vận động đầu tư thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, mạng Internet; đề nghị Thủ tướng Chính phủ thành lập cơ quan Hải quan tại địa phương. Thiết lập quan hệ với các cơ quan quản lí nhà nước về đầu tư của Việt Nam và của một số nước để trao đổi thong tin và kinh nghiệm.Thiết lập quan hệ với các công ty tư vấn pháp luật, dịch vụ đầu tư quốc tế…để tìm kiếm thong tin về các đối tác tiềm năng… Tổ chức văn phòng xúc tiến đầu tư tại một số nước và khu vực trọng yếu, tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế. có các đoàn đi xuc tiến đầu tư ở quốc gia tiềm năng Đào tạo nâng cao náng lực của đội ngũ cán bộ xúc tiến đầu tư 3. Các biện pháp năng cao hiệu quả của hoạt động xúc tiến đầu tư - Xây dựng và công bố danh mục dự án gọi vốn ĐTNN tỉnh Bắc Ninh là bước cụ thể hoá và là một phần của công tác quy hoạch thu hút đầu tư nước ngoài. Chuẩn bị đầy đủ và chu đáo các thông tin về đối tác của tỉnh và dự án kêu gọi đầu tư. - Đã thành lập trung tâm thông tin - tư vấn xúc tiến đầu tư giúp các doanh nghiệp trong giai đoạn chuẩn bị dự án như xác định dự án, nghiên cứu khả thi, thẩm định và phê duyệt. Có hướng dẫn rõ ràng và cụ thể giúp cho quá trình sàng lọc các nghiên cứu khả thi và các báo cáo thẩm định. Đa dạng hoá các hoạt động xúc tiến đầu tư trên các diễn đàn trong nước và nước ngoài dưới các hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp, bằng các phương tiện tuyên truyền khác nhau như: đài, báo, sách hướng dẫn, internet... Đẩy mạnh vận động đầu tư một cách chủ động theo các chương trình, dự án. (Nguồn: Sở Kế hoạch Đầu tư Tỉnh Bắc Ninh ) \\\ KẾT LUẬN Trên đây là một số giải pháp đề xuất để năng cao năng lực thu hút FDI của Bắc Ninh tiếp cận dưới góc độ của lí thuyết Marketing. phần trình bày về thu hút FDI dưới góc độ Marketing hoàn toàn có thể áp dụng để phân tích cho các địa phương khác hay thậm chị ở phạm vi lớn hơn là cho các quốc gia. Tuy nhiên quan trọng nhất là câc giải pháp này được thực hiên như thế nào. Thu hút được các nhà đầu tư mới chỉ là thành công bước đầu, Bắc Ninh cần phải thực hiện thật tốt những chính sách đề ra, để tạo môi trường kinh doanh tốt nhất cho nhà đầu tư, giữ chân họ, thỏa mãn nhu cầu của họ. Bởi chỉ có như thế thì những dự án đầu tư FDI mới thực sự mang lại những tác động tích cực cho sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Và một khi lợi ích của các nhà đầu tư được đảm bảo thì họ sẽ chính là những nhà “Marketing” tôt nhất cho địa phương tới các nhà đầu tư khác. PHỤ LỤC DANH MỤC DỰ ÁN GỌI VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) TỈNH BẮC NINH THỜI KỲ 2005-2010 STT 1 Tên dự án: Mục tiêu dự án: Địa điểm thực hiện: Tổng vốn đầu tư: Hình thức đầu tư: Thời gian thực hiện: Thị trường tiêu thụ: DỰ ÁN PHÁT TRIỂN PHẦN MỀM CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Sản xuất phần mềm công nghệ thông tin Khu Công nghệ thông tin Từ Sơn 20.000.000 USD 100% vốn nước ngoài; liên doanh 2005 – 2010 Trong nước và xuất khẩu. 2 Tên dự án: Mục tiêu dự án: Địa điểm thực hiện: Tổng vốn đầu tư: Hình thức đầu tư: Thời gian thực hiện: Thị trường tiêu thụ DỰ ÁN LẮP RÁP, SẢN XUẤT LINH KIỆN-THIẾT BỊ VIỄN THÔNG Lắp ráp, sản xuất thiết bị viễn thông các loại Khu Công nghiệp Yên Phong; Khu Công nghiệp Từ Sơn; Khu Công nghiệp Quế Võ 20.000.000 USD 100% vốn nước ngoài; liên doanh 2005 – 2010 Trong nước và xuất khẩu. 3 Tên dự án: Mục tiêu dự án: Địa điểm thực hiện: Tổng vốn đầu tư: Hình thức đầu tư: Thời gian thực hiện: Thị trường tiêu thụ DỰ ÁN LẮP RÁP, SẢN XUẤT ĐIỆN THOẠI CỐ ĐỊNH, ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG Sản xuất, lắp ráp các loại điện thoại cố định và điện thoại di động Khu Công nghiệp Yên Phong; Khu Công nghiệp Từ Sơn; Khu Công nghiệp Quế Võ 5.000.000 USD 100% vốn nước ngoài; liên doanh 2005 – 2010 Trong nước và xuất khẩu. 4 Tên dự án: Mục tiêu dự án: Địa điểm thực hiện: Tổng vốn đầu tư: Hình thức đầu tư: Thời gian thực hiện: Thị trường tiêu thụ DỰ ÁN SẢN XUẤT LINH KIỆN CHÍNH XÁC CÔNG NGHỆ IN, DỤNG CỤ QUANG HỌC Sản xuất các linh kiện chính xác cung cấp cho các hãng máy in và các loại máy móc, thiết bị dụng cụ quang học Khu Công nghiệp Từ Sơn; Khu Công nghiệp Yên Phong 10.000.000 USD 100% vốn nước ngoài; liên doanh 2005 – 2010 Trong nước và xuất khẩu. 5 Tên dự án: Mục tiêu dự án: Địa điểm thực hiện: Tổng vốn đầu tư: Hình thức đầu tư: Thời gian thực hiện: Thị trường tiêu thụ DỰ ÁN SẢN XUẤT ĐỒ ĐIỆN TỬ GIA DỤNG Sản xuất các loại đồ điện tử gia dụng: Điện lạnh, máy giặt, vô tuyến và các loại đồ gia dụng khác Các huyện: Yên Phong, Thuận Thành 5.000.000 USD 100% vốn nước ngoài; liên doanh 5.000 – 10.000 sp/năm 2005 – 2010 Trong nước và xuất khẩu 6 Tên dự án: Mục tiêu dự án: Địa điểm thực hiện: Tổng vốn đầu tư: Hình thức đầu tư: Thời gian thực hiện: Thị trường tiêu thụ DỰ ÁN LẮP RÁP, SẢN XUẤT MÁY VI TÍNH Lắp ráp, sản xuất các loại máy vi tính Khu Công nghệ thông tin Từ Sơn; Khu Công nghiệp Quế Võ 10.000.000 USD 100% vốn nước ngoài; liên doanh 2005 – 2010 Trong nước và xuất khẩu. 7 Tên dự án: Mục tiêu dự án: Địa điểm thực hiện: Tổng vốn đầu tư: Hình thức đầu tư: Công suất Thời gian thực hiện: Thị trường tiêu thụ DỰ ÁN SẢN XUẤT THÉP CÁN NGUỘI Sản xuất các loại băng cuộn cán nguội Các huyện: Thuận Thành, Quế Võ, Lương Tài và Gia Bình 10.000.000 USD 100% vốn nước ngoài; liên doanh 100.000 tấn/năm 2005 – 2010 Trong nước và xuất khẩu. 8 Tên dự án: Mục tiêu dự án: Địa điểm thực hiện: Tổng vốn đầu tư: Hình thức đầu tư: Thời gian thực hiện: Thị trường tiêu thụ DỰ ÁN SẢN XUẤT VẬT LIỆU CAO CẤP PHỤC VỤ CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO Sản xuất vật liệu cao cấp, thép thuỷ tinh, ống thép thuỷ tinh và bồn chứa lớn… Khu Công nghiệp Yên Phong; Khu Công nghiệp Quế Võ. 5.000.000 USD 100% vốn nước ngoài; liên doanh 2005 – 2010 Trong nước và xuất khẩu 9 Tên dự án: Mục tiêu dự án: Địa điểm thực hiện: Tổng vốn đầu tư: Hình thức đầu tư: Thời gian thực hiện: Thị trường tiêu thụ DỰ ÁN SẢN XUẤT GẠCH MEN TỔNG HỢP Sản xuất gạch men các loại Các huyện: Gia Bình, Thuận Thành và Yên Phong 10.000.000 USD 100% vốn nước ngoài; liên doanh 2005 – 2010 Trong nước và xuất khẩu. 10 Tên dự án: Mục tiêu dự án: Địa điểm thực hiện: Tổng vốn đầu tư: Hình thức đầu tư: Thời gian thực hiện: Thị trường tiêu thụ DỰ ÁN LẮP RÁP, SẢN XUẤT PHỤ TÙNG Ô TÔ Sản xuất linh phụ kiện động cơ, phụ tùng ô tô Khu Công nghiệp Yên Phong; Khu Công nghiệp Quế Võ 10.000.000 USD 100% vốn nước ngoài; liên doanh 2005 – 2010 Trong nước và xuất khẩu. 11 Tên dự án: Mục tiêu dự án: Địa điểm thực hiện: Tổng vốn đầu tư: Hình thức đầu tư: Thời gian thực hiện: Thị trường tiêu thụ DỰ ÁN LẮP RÁP, SẢN XUẤT PHỤ TÙNG XE MÁY Sản xuất linh phụ kiện động cơ, phụ tùng xe máy Khu Công nghiệp Yên Phong; Khu Công nghiệp Quế Võ 8.000.000 USD 100% vốn nước ngoài; liên doanh 2005 – 2010 Trong nước và xuất khẩu. 12 Tên dự án: Mục tiêu dự án: Địa điểm thực hiện: Tổng vốn đầu tư: Hình thức đầu tư: Thời gian thực hiện: Thị trường tiêu thụ DỰ ÁN SẢN XUẤT SƠN CHẤT LƯỢNG CAO, SƠN CHUYÊN DÙNG Sản xuất, tiêu thụ sơn chất lượng cao, sơn chuyên dùng Khu Công nghiệp Từ Sơn; Khu Công nghiệp Quế Võ; Khu Công nghiệp Yên Phong 7.000.000 USD 100% vốn nước ngoài; liên doanh 2005 – 2010 Trong nước và xuất khẩu 13 Tên dự án: Mục tiêu dự án: Địa điểm thực hiện: Tổng vốn đầu tư: Hình thức đầu tư: Thời gian thực hiện: Thị trường tiêu thụ DỰ ÁN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC TRONG NUÔI TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN CÁC SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP Áp dụng công nghệ sinh học hiện đại vào trồng và chế biến các loại rau sạch Các huyện, thị trong tỉnh 4.000.000 USD 100% vốn nước ngoài; liên doanh 2005 – 2010 Trong nước và xuất khẩu 14 Tên dự án: Mục tiêu dự án: Địa điểm thực hiện: Tổng vốn đầu tư: Hình thức đầu tư: Thời gian thực hiện: Thị trường tiêu thụ DỰ ÁN SẢN XUẤT PHỤ LIỆU NGÀNH MAY MẶC, GIẦY DÉP Sản xuất các phụ liệu phục vụ ngành may mặc và giầy dép Các huyện: Yên Phong, Quế Võ và Lương Tài, 3.000.000 USD 100% vốn nước ngoài; liên doanh 2005 – 2010 Trong nước và xuất khẩu 15 Tên dự án: Mục tiêu dự án: Địa điểm thực hiện: Tổng vốn đầu tư: Hình thức đầu tư: Thời gian thực hiện: Thị trường tiêu thụ DỰ ÁN SẢN XUẤT VẢI GIẢ DA Sản xuất các loại vải giả da phục vụ cho hàng may mặc thời trang Cụm Công nghiệp Võ Cường, thị xã Bắc Ninh 5.000.000 USD 100% vốn nước ngoài; liên doanh 2005 – 2010 Trong nước và xuất khẩu 16 Tên dự án: Mục tiêu dự án: Địa điểm thực hiện: Tổng vốn đầu tư: Hình thức đầu tư: Công suất Thời gian thực hiện: Thị trường tiêu thụ DỰ ÁN SẢN XUẤT CÁC SẢN PHẨM TỪ DA, GIẢ DA Sản xuất các sản phẩm từ da và giả da phục vụ cho ngành hàng may mặc, giày dép … Các Cụm Công nghiệp trên địa bàn tỉnh 5.000.000 USD 100% vốn nước ngoài; liên doanh 10.000 – 15.000 sp/năm. 2005 – 2010 Trong nước và xuất khẩu. 17 Tên dự án: Mục tiêu dự án: Địa điểm thực hiện: Tổng vốn đầu tư: Hình thức đầu tư: Thời gian thực hiện: Thị trường tiêu thụ DỰ ÁN SẢN XUẤT GIẦY THỂ THAO XUẤT KHẨU Sản xuất các loại giầy thể thao phục vụ xuất khẩu Khu Công nghiệp Từ Sơn; Cụm Công nghiệp Tiên Du; Khu Công nghiệp Yên Phong 4.000.000 USD 100% vốn nước ngoài; liên doanh 2005 – 2010 Trong nước và xuất khẩu. 18 Tên dự án: Mục tiêu dự án: Địa điểm thực hiện: Tổng vốn đầu tư: Hình thức đầu tư: Công suất Thời gian thực hiện: Thị trường tiêu thụ DỰ ÁN TRỒNG, CHẾ BIẾN RAU SẠCH Trồng và chế biến các loại rau sạch như: Cải bắp, súp lơ, cà chua, ngô, dưa chuột bao tử… Các Các huyện, thị trong tỉnh 3.000.000USD Liên doanh 3.000 – 5.000 tấn/năm. 2005 – 2010 Trong nước và xuất khẩu. 19 Tên dự án: Địa điểm thực hiện: Tổng vốn đầu tư: Hình thức đầu tư: Thời gian thực hiện: Thị trường tiêu thụ DỰ ÁN TRỒNG DÂU, NUÔI TẰM, ƯƠM TƠ Các huyện: Yên Phong, Tiên Du 4.000.000 USD 100% vốn nước ngoài; Liên doanh 2005 – 2010 Trong nước và xuất khẩu. 20 Tên dự án: Mục tiêu dự án: Địa điểm thực hiện: Tổng vốn đầu tư: Hình thức đầu tư: Thời gian thực hiện: Thị trường tiêu thụ DỰ ÁN SẢN XUẤT HÀNG ĐỒ GỖ MỸ NGHỆ Sản xuất, tiêu thụ các loại đồ gỗ mỹ nghệ phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu Các huyện: Yên Phong, Từ Sơn và Tiên Du 5.000.000USD Liên doanh 2005 – 2010 Trong nước và xuất khẩu 21 Tên dự án: Mục tiêu dự án: Địa điểm thực hiện: Tổng vốn đầu tư: Hình thức đầu tư: Thời gian thực hiện: Thị trường tiêu thụ DỰ ÁN SẢN XUẤT ĐỒ GỖ GIA DỤNG Sản xuất, tiêu thụ các loại đồ gỗ gia dụng phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu Khu Công nghiệp Yên Phong; Khu Công nghiệp Từ Sơn; Cụm Công nghiệp Tiên Du 3.000.000 USD 100% vốn nước ngoài; liên doanh 2005 – 2010 Trong nước và xuất khẩu. 22 Tên dự án: Mục tiêu dự án: Địa điểm thực hiện: Tổng vốn đầu tư: Hình thức đầu tư: Thời gian thực hiện: Thị trường tiêu thụ DỰ ÁN CHĂN NUÔI CHẾ BIẾN THỊT LỢN XUẤT KHẨU Cung cấp sản phẩm thịt lợn mảnh, lợn sữa, lợn choai đông lạnh và các sản phẩm chế biến từ thịt lợn để xuất khẩu Các huyện: Tiên Du, Gia Bình 4.000.000USD Liên doanh 2005 – 2010 Trong nước 23 Tên dự án: Mục tiêu dự án: Địa điểm thực hiện: Tổng vốn đầu tư: Hình thức đầu tư: Thời gian thực hiện: Thị trường tiêu thụ DỰ ÁN SẢN XUẤT THỨC ĂN CHO TÔM, CÁ Sản xuất và cung cấp các loại thức ăn cho tôm cá Các huyện: Tiên Du, Yên Phong 3.000.000 USD Liên doanh 2005 – 2010 Trong nước và xuất khẩu 24 Tên dự án: Mục tiêu dự án: Địa điểm thực hiện: Tổng vốn đầu tư: Hình thức đầu tư: Thời gian thực hiện: Thị trường tiêu thụ DỰ ÁN SẢN XUẤT DỊCH TRUYỀN TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ GMP Sản xuất các loại thuốc dịch truyền đạt tiêu chuẩn GMP Khu Công nghiệp Quế Võ; Khu Công nghiệp Từ Sơn 5.000.000 USD 100% vốn nước ngoài; liên doanh 2005 – 2010 Trong nước và xuất khẩu 25 Tên dự án: Mục tiêu dự án: Địa điểm thực hiện: Tổng vốn đầu tư: Hình thức đầu tư: Thời gian thực hiện: Thị trường tiêu thụ DỰ ÁN SẢN XUẤT THUỐC VÀ NGUYÊN LIỆU HUỐC KHÁNG SINH ĐẠT TIÊU CHUẨN GMP Sản xuất, tiêu thụ thuốc kháng sinh B-Lactam... Các huyện: Quế Võ, Thuận Thành và Yên Phong 5.000.000 USD 100% vốn nước ngoài; liên doanh 2005 – 2010 Trong nước và xuất khẩu. 26 Tên dự án: Mục tiêu dự án: Địa điểm thực hiện: Tổng vốn đầu tư: Hình thức đầu tư: Thời gian thực hiện: Thị trường tiêu thụ DỰ ÁN SẢN XUẤT HOÁ DƯỢC ĐA NĂNG Sản xuất các mặt hàng hoá dược Thị xã Bắc Ninh và huyện Yên Phong 4.000.000 USD 100% vốn nước ngoài; liên doanh 2005 – 2010 Trong nước và xuất khẩu. 27 Tên dự án: Mục tiêu dự án: Địa điểm thực hiện: Tổng vốn đầu tư: Hình thức đầu tư: Thời gian thực hiện: Thị trường tiêu thụ DỰ ÁN SẢN XUẤT THIẾT BỊ ĐIỆN TỬ Y TẾ Sản xuất các loại thiết bị điện tử cho ngành y tế Khu Công nghiệp Từ Sơn; Khu Công nghiệp Quế Võ; Khu Công nghiệp Yên Phong 5.000.000 USD 100% vốn nước ngoài 2005 – 2010 Trong nước và xuất khẩu 28 Tên dự án: Mục tiêu dự án: Địa điểm thực hiện: Tổng vốn đầu tư: Hình thức đầu tư: Thời gian thực hiện: DỰ ÁN XÂY DỰNG ĐÀO TẠO CÔNG NHÂN KỸ THUẬT Đào tạo đa dạng các loại hình lao động kỹ thuật có tay nghề cao Thị xã Bắc Ninh, Các huyện: Từ Sơn, Tiên Du 10.000.000 USD 100% vốn nước ngoài; liên doanh 2005 – 2010 29 Tên dự án: Mục tiêu dự án: Địa điểm thực hiện: Tổng vốn đầu tư: Hình thức đầu tư: Thời gian thực hiện: DỰ ÁN XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG KHU DU LỊCH VĂN HOÁ QUAN HỌ - PHẬT TÍCH Xây dựng quần thể khu du lịch văn hoá quan họ - Phật Tích Huyện Tiên Du 5.000.000 USD 100% vốn nước ngoài; liên doanh 2005 – 2010 30 Tên dự án: Mục tiêu dự án: Địa điểm thực hiện: Tổng vốn đầu tư: Hình thức đầu tư: Thời gian thực hiện: DỰ ÁN XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG KHU DU LỊCH VĂN HOÁ QUAN HỌ ĐỒNG TRẦM Xây dựng quần thể khu du lịch văn hoá quan họ Đồng Trầm Thị xã Bắc Ninh 4.000.000 USD 100% vốn nước ngoài 2005 – 2010 31 Tên dự án: Mục tiêu dự án: Địa điểm thực hiện: Tổng vốn đầu tư: Hình thức đầu tư: Thời gian thực hiện: DỰ ÁN XÂY DỰNG KHÁCH SẠN BẮC NINH Xây dựng khách sạn đạt tiêu chuẩn 4 sao Thị xã Bắc Ninh 5.000.000 – 10.000.000 USD 100% vốn nước ngoài 2005 – 2010 32 Tên dự án: Mục tiêu dự án: Địa điểm thực hiện: Tổng vốn đầu tư: Hình thức đầu tư: Thời gian thực hiện: DỰ ÁN XÂY DỰNG KHÁCH SẠN ĐỀN BÀ CHÚA KHO Xây dựng khách sạn phục vụ du lịch, giải trí Thị xã Bắc Ninh 2.000.000 USD 100% vốn nước ngoài 2005 – 2010 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Marketing căn bản-Philip Kolter- Nhà xuất bản thống kê Giáo trình Marketing căn bản- Đại học kinh tế quốc dân- PGS. TS Trần Minh Đạo- Nhà xuất bản giáo dục Giáo trình đầu tư nước ngoài- Vũ Chí Lộc- Nhà xuât bản giáo dục Những giải pháp chính trị và kinh tế nhằm thu hút có hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam - PTS Nguyến Khắc Toàn, PGS. PTS Chu Văn Cấp- Nhà xuất bản chính trị quốc gia- Hà Nội - 1996 website của UBND tỉnh Bắc Ninh- www.bacninh.gov.vn Luật đàu tư nước ngoài - website của ban quản lí các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh- www.bacninh-iza.gov.vn “Tiếp thị đất nước để thu hút FDI”- www.dddn.com.vn/Desktop.aspx/TinTuc/Kinhnghiem-Tt/Tiep_thi_dat_nuoc_de_thu_hut_FDI “FDI vào Việt Nam- chuyển hướng công nghệ cao”- “ Cách tiếp cận Marketing trong thu hút FDI” - www.ebook4u.vn/ Chương trình học _ Marketing places- Đại học Quốc Gia Hà Nội - Trung Quốc mất dần lợi thế trong thu hút FDI - Thư viện điện tử: wikipedia- www.wikipedia.org/ website của bộ kế hoạch và đầu tư- www.mpi.gov.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxDT02.docx