MỞ ĐẦU
1- TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đầu tư quốc tế hiện nay đang là vấn đề nóng bỏng và được quan tâm
trên toàn thế giới, không chỉ ở những nước đang phát triển mà cả những nước
đã phát triển, không chỉ ở những nước nghèo và lạc hậu mà cả ở những nước
có tiềm lực kinh tế to lớn và nền kinh tế hiện đại. Đầu tư quốc tế có vai trò to
lớn, góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế và mang lại những tác động tích cực
đối với những nước tiếp nhận vốn đầu tư và nước xuất khẩu đầu tư. Vai trò
đầu tư quốc tế đặc biệt có ý nghĩa sâu sắc đến sự phát triển kinh tế ở những
nước đang chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị
trường và các nước kinh tế đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Để đạt
được một sự phát triển nhất định cả về kinh tế và xã hội đòi hỏi các nước này
phải thực thi một chiến lược vốn phù hợp, triệt để khai thác các nguồn vốn đầu
tư một cách hợp lý và có hiệu quả.
Tiền Giang đang bước vào thời kỳ phát triển mới, đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng
dân chủ văn minh. Trong bối cảnh đó nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển là hết
sức quan trọng và cấp bách. Tuy nhiên trong những năm gần đây đầu tư nước
ngoài vào Tiền Giang có những vấn đề cần quan tâm, đặc biệt là vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài.
Thứ nhất: lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đang có dấu hiệu
chựng lại, cả về quy mô và số lượng các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Thứ hai: hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chưa cao,
mức thu vào ngân sách từ khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài còn
thấp.
Theo quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Tiền Giang, để tốc độ
tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân giai đoạn 2001-2010 là 9-10% thì nhu
cầu vốn cho đầu tư phát triển là 50.562 tỷ đồng. Trong giai đoạn này vốn ngân
sách chỉ có thể đáp ứng được khoảng 10.845 tỷ đồng (khoảng 21,40%) còn lại
là vốn đầu tư của các doanh nghiệp, vốn tín dụng và vốn đầu tư nước
ngoài Do đó trước mắt và về lâu dài, Tiền Giang cần phải có những giải
pháp hữu hiệu nhằm thu hút hơn nữa nguồn vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm tạo nên một lực đẩy cho sự phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh.
2- MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Vấn đề cơ bản mà đề tài mong muốn là đưa ra các giải pháp nhằm đẩy
mạnh việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, đồng thời nâng cao hơn
nữa hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong điều kiện nền
kinh tế Tiền Giang.
3- ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài có liên quan đến nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau như kinh tế,
tài chính, luật pháp, . và cả những vấn đề ở phạm vi quốc tế. Tuy nhiên đề tài
chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu tập trung vào hoạt động đầu tư trực tiếp nước
ngoài và nguồn vốn đầu tư nước ngoài tại Tiền Giang giai đoạn 1991-2003
kèm theo những giải pháp tài chính ở phạm vi tỉnh, những vấn đề khác chỉ
được giải quyết khi có liên quan.
4- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng xuyên suốt trong đề tài là
phương pháp: tổng hợp - phân tích, phương pháp logic, hệ thống. Đề tài còn
sử dụng các tài liệu, các công trình nghiên cứu trong tỉnh có liên quan đến đề
tài nghiên cứu.
5- CÁC ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
+ Đề tài đã trình bày và phân tích có hệ thống các vấn đề lý luận thuộc
phạm vi huy động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tổng hợp một số kinh
nghiệm của các nước lân cận Việt Nam, các tỉnh lân cận Tiền Giang và các
tỉnh có nhiều kinh nghiệm trong huy động vốn đầu tư nước ngoài, trên cơ sở
đó rút ra những bài học có thể áp dụng vào hoàn cảnh của Tiền Giang.
+ Phân tích thực trạng huy động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và các
giải pháp Tiền Giang đã áp dụng để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài,
những mặt đạt được và những hạn chế trong các giải pháp thu hút vốn đầu tư
nước ngoài tại Tiền Giang.
+ Đưa ra các giải pháp có tính khả thi nhằm tăng cường thu hút vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển kinh tế xã hội tỉnh Tiền Giang.
6- KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được trình bày theo kết cấu sau:
Chương I: Đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế
Chương II: Thực trạng về huy động, quản lý và sử dụng vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài tại Tiền Giang.
Chương III: Các giải pháp cơ bản nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài tại Tiền Giang.
91 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1971 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển kinh tế xã hội tỉnh Tiền Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c trong khu vực cũng tiến
hành sửa đổi, bổ sung pháp luật của mình theo hướng mở rộng. Và điều đáng
chú ý nữa là, phần lớn các nước trong khu vực nhất là nước láng giềng Trung
Quốc-quốc gia có nhiều tiềm năng về mọi mặt đã là thành viên tổ chức
Thương mại thế giới (WTO), nên đầu tư vào các nước này, các nhà đầu tư
được hưởng nhiều điều kiện ưu đãi hơn hẳn nước ta.
Xét về mặt vĩ mô, cải thiện môi trường đầu tư cần thực hiện một số vấn
đề bức xúc hiện nay là: xóa bỏ cơ chế hai giá; không phân biệt nhà đầu tư
trong nước và nước ngoài; quy mô, hình thức đầu tư thế nào cũng phải cùng
chịu sự điều chỉnh của một luật thống nhất. Chính sự tồn tại ba loại hình
doanh nghiệp (DN nhà nước, DN tư nhân và DN có vốn đầu tư nước ngoài)
hoạt động theo quy định của từng luật riêng (Luật DN, Luật DN nhà nước,
Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam) hiện nay vô tình tạo ra ba “sân chơi”
mà không ai có thể bước qua sân chơi của ai. Ba “sân chơi” này tạo nên sự
phân biệt đối xử ngay từ khâu thành lập cho tới khi thực hiện đầu tư.
Một thực tế tồn tại là: “Doanh nghiệp trong nước chỉ cần có vốn là
thành lập được Công ty ngay. Luật Doanh nghiệp quy định các thủ tục đăng
ký kinh doanh rất đơn giản, rõ ràng, cụ thể. Nhưng doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài muốn xin cấp giấy phép hoặc đăng ký cấp phép thì vấn đề trở
nên không rõ ràng, không nhất quán, phức tạp. Hoặc là doanh nghiệp trong
nước có quyền chủ động xuất khẩu, nhập khẩu và tiêu thụ sản phẩm; doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bị khống chế tiêu thụ sản phẩm nội địa,
không được xuất khẩu sản phẩm của doanh nghiệp khác”. Do đó cần xây dựng
một luật thống nhất để tạo sự thống nhất cho mọi doanh nghiệp. Một vấn đề
khác của môi trường đầu tư thuộc vể vĩ mô mà các nhà đầu tư nước ngoài
quan tâm là lộ trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước để họ có thể hoạch
định kế hoạch đầu tư.
Vì vậy cần công bố công khai lộ trình và các doanh nghiệp được sắp
xếp cổ phần hóa cho nhà đầu tư biết cũng là cách quảng bá để thu hút vốn đầu
tư. Cần có chính sách và biện pháp để đẩy nhanh việc cổ phần hóa các doanh
nghiệp nhà nước; tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị
trường chứng khoán. Xem xét đến việc mở rộng lĩnh vực hoạt động của các
doanh nghiệp FDI, nhất là về dịch vụ, cho phù hợp với lộ trình gia nhập WTO
của Việt Nam.
+ Tiếp tục hoàn chỉnh bổ sung hệ thống luật và các văn bản dưới luật
theo hướng đồng bộ, nhất quán, thông thoáng. Cần rà soát lại các văn bản đã
69
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển kinh tế xã hội tỉnh Tiền Giang
ban hành, điều chỉnh, bổ sung những quy định chưa hợp lý hoặc còn chồng
chéo.
+ Tiếp tục nghiên cứu, soạn thảo, ban hành những bộ luật mới còn thiếu
và những văn bản có liên quan, trước mắt là luật chống phá giá, luật chống
độc quyền nhằm làm lành mạnh hoá môi trường đầu tư.
b- Kiến nghị về đào tạo
Về vấn đề đào tạo, kiến nghị Chính phủ các nội dung sau:
+ Thứ nhất, cần thành lập một trung tâm đào tạo chính quy đội ngũ cán
bộ quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài theo những tiêu thức riêng phù hợp
với đòi hỏi của thực tiễn và gần với những chuẩn mực quốc tế.
+ Thứ hai, cần đổi mới hệ thống giáo dục ở bậc đại học theo hướng
quốc tế hóa, đặc biệt là khối trường quản lý kinh tế, nơi cung cấp cán bộ quản
lý cho lĩnh vực đầu tư nước ngoài.
+ Thứ ba, có kế hoạch và vận dụng nhiều hình thức bồi dưỡng cho các
nhà quản lý và cán bộ làm kinh tế đối ngoại của ta về hệ thống luật, đặc biệt
về Luật Đầu tư, Luật Thương mại và các luật quốc tế khác để họ thông thạo và
không thua thiệt trong giao dịch, đàm phán, trong ký kết hợp đồng và khi giải
quyết các tranh chấp quốc tế.
c- Kiến nghị khác
+ Chính phủ sớm triển khai thực hiện dự án đường xe lửa thành phố Hồ
Chí Minh - Mỹ Tho;
+ Sớm triển khai thực hiện dự án mở rộng và nâng cấp Quốc lộ 50 nhằm
có điều kiện khai thác kinh tế biển của tỉnh.
♦ Kiến nghị Bộ ngành Trung ương
+ Bộ Bưu chính Viễn thông nghiên cứu phát triển và hoàn thiện hệ
thống thông tin liên lạc nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc của các nhà
đầu tư, điều chỉnh mức cước phí thông tin và bưu điện theo hướng phù hợp với
người sử dụng, hoàn thiện các biện pháp khai thông và mở rộng mạng internet.
+ Ngân hàng nhà nước Trung ương nghiên cứu đổi mới và hoàn thiện
hơn hệ thống tín dụng ngân hàng để phù hợp với hoạt động tín dụng quốc tế
nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu cho các nhà đầu tư. Đảm bảo thực hiện tốt việc
cân đối ngoại tệ, đảm bảo việc chuyển đổi ngoại tệ cho nhà đầu tư nước ngoài
để trả lãi, trả nợ gốc cho nước ngoài, mua nguyên vật liệu, vật tư cho sản xuất,
chuyển lợi nhuận ra nước ngoài. Tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư nước
ngoài vay vốn ở các ngân hàng thương mại của địa phương, xác định các hạn
mức vay phù hợp yêu cẩu sản xuất và khả năng trả nợ của doanh nghiệp có
70
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển kinh tế xã hội tỉnh Tiền Giang
vốn ĐTNN để giảm bớt vốn vay nước ngoài hiện nay chúng ta chưa giám sát
được.
♦ Kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh
Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các ngành và địa phương thực hiện các
công việc đã được nêu trong phần giải pháp.
KẾT LUẬN CHƯƠNG III
Để thu hút vốn ĐTTTNN cho phát triển kinh tế xã hội của Tiền Giang
cần thiết phải thực hiện hàng loạt các biện pháp đồng bộ nhằm tối ưu hoá các
lợi thế để làm hấp dẫn hơn môi trường đầu tư, trong các giải pháp đưa ra trong
chương này, tôi tập trung nhiều ở giải pháp cải thiện môi trường đầu tư với
mong muốn cải thiện tốt môi trường đầu tư tỉnh Tiền Giang.
71
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển kinh tế xã hội tỉnh Tiền Giang
KẾT LUẬN
Vốn ĐTTTNN có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội
của Việt Nam nói chung, Tiền Giang nói riêng. Những năm qua vốn ĐTTTNN
vào Tiền Giang có xu hướng chựng lại, kinh tế của tỉnh phát triển chậm. Tỉnh
đã có nhiều chính sách ưu đãi nhằm thu hút đầu tư nhưng kết quả đạt được rất
thấp. Đề tài thu hút vốn ĐTTTNN cho phát triển kinh tế - xã hội của Tiền
Giang được nghiên cứu một cách có hệ thống trên những cơ sở lý luận khoa
học nhằm xây dựng các giải pháp thu hút vốn ĐTTTNN cho Tiền Giang
những năm tới được nhiều hơn.
Đề tài đã tập trung đi sâu nghiên cứu cơ sở lý luận về ĐTTTNN và tăng
trưởng kinh tế, kinh nghiệm thu hút ĐTTTNN của một số nước châu Á, một
số tỉnh lân cận Tiền Giang và các tỉnh của Việt Nam có nhiều kinh nghiệm
trong thu hút ĐTTTNN; tham khảo ý kiến của các nhà đầu tư nước ngoài đang
hoạt động tại Tiền Giang; nghiên cứu thực trạng về môi trường đầu tư của
Tiền Giang trên các lĩnh vực về vị trí địa lý, về cơ sở hạ tầng, về lao động, về
môi trường pháp lý, môi trường tài chính…; nghiên cứu thực trạng về thu hút
đầu tư nước ngoài trên địa bàn Tiền Giang giai đoạn 1993-2003. Trong nội
dung này đã đi sâu phân tích thực trạng về số doanh nghiệp, vốn đầu tư phát
triển qua các năm, hiệu quả về kinh tế và hiệu quả về mặt xã hội của các dự án
ĐTNN, những hạn chế của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tác động đến
môi trường đầu tư của Tiền Giang; những nguyên nhân dẫn đến các doanh
nghiệp có vốn ĐTNN giải thể, thua lỗ.
Từ phân tích thực trạng, xác định được những kết quả đạt được và
những khó khăn trong thu hút đầu tư nước ngoài, những bài học kinh nghiệm,
đề tài đề xuất các giải pháp cơ bản thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cho
phát triển kinh tế - xã hội của Tiền Giang là: Phải quy hoạch các dự án FDI
theo ngành và theo vùng, xác định những dự án, địa phương cần khuyến khích
và hạn chế đầu tư; thực hiện chính sách “4 sẵn sàng” về cung cấp thông tin, về
72
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển kinh tế xã hội tỉnh Tiền Giang
đất đai, về lao động và sẵn sàng giúp đỡ các nhà đầu tư trong quá trình thực
hiện dự án; tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư như đầu tư nâng cấp đường sá,
bến cảng, nhà hàng, khách sạn, hệ thống thông tin liên lạc…, cải cách thủ tục
hành chính trong cấp phép đầu tư, trong quá trính thực hiện các dự án đầu tư,
chính sách chế độ ban hành ưu đãi cho nhà đầu tư phải ổn định, minh bạch, rõ
ràng…; Tiếp tục tuyên truyền quảng bá, giới thiệu về tiềm năng, chính sách
thu hút đầu tư của tỉnh trên website, các phương tiện thông tin đại chúng và
dưới hình thức định kỳ lãnh đạo tỉnh họp mặt các nhà đầu tư để tháo gỡ những
khó khăn vướng mắc nhằm tạo tình cảm tốt đẹp của nhà đầu tư đối với tỉnh,
họp mặt các Việt kiều yêu nước của tỉnh để thăm hỏi đồng thời mời gọi đầu
tư; việc đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng được nhu cầu của khu vực có vốn
ĐTTTNN là hết sức quan trọng, tỉnh cần nâng cấp hệ thống các trường dạy
nghề của tỉnh, đào tạo nâng cao trình độ của đội ngũ giảng viên các trường dạy
nghề, cần xác định nhu cầu lao động cho từng ngành nghề mà tổ chức đào tạo
cho phù hợp, tránh đào tạo tràn lan; ngoài các giải pháp đã nêu trên cần phải
xây dựng và phát triển thị trường vốn; xây dựng hành lang pháp lý chung cho
các doanh nghiệp, không phân biệt doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế
nào, doanh nghiệp trong nước hay ngoài nước…
Các giải pháp thu hút vốn ĐTTTNN trình bày trên đây khi được triển
khai đồng bộ và có sự phối hợp tốt của các ngành và địa phương trong tỉnh, có
sự hỗ trợ của Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương, hy vọng rằng sẽ góp
một phần nhỏ cho việc thu hút vốn ĐTTTNN của tỉnh Tiền Giang những năm
tới đạt được kết quả cao hơn.
---------------------------------------------------------------------
73
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển kinh tế xã hội tỉnh Tiền Giang
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1- Giáo trình Tài chính doanh nghiệp do tập thể tác giả khoa Tài chính
doanh nghiệp trường Đại học Tài chính - Kế toán biên soạn – Nhà xuất bản tài
chính 1996;
2- Từ điển quản lý tài chính ngân hàng do Nhà Xuất bản ngoại văn -
Viện tiền tệ tín dụng ấn hành;
3- Tài chính trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa - Bộ Tài
chính - thông tin chuyên đề, Hà Nội 1996;
4- Luật Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam – 22/11/1996.
5- Quyết định 53/1999/QĐ-TTg ngày 26/3/1999 của Thủ tướng Chính
phủ về một số biện pháp khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài.
6- Tài chính với việc phát huy nội lực nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế
- Bộ Tài chính - Viện nghiên cứu tài chính – Nhà xuất bản tài chính, Hà Nội
1998.
7- Lê Hữu Quang Huy (1999) “ Tối ưu hoá các lợi thế để làm hấp dẫn
hơn môi trường đầu tư nước ngoài”, Thời báo kinh tế Sài Gòn – 22/4/1999.
8- Đức Hùng (1999) “ Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư” – Báo đầu
tư, số 23 ngày 18/3/1999.
9- Một số vấn đề về Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam - Bộ Kế
hoạch và Đầu tư – thông tin chuyên đề.
10- Các tài liệu trong hội thảo “ Định giá chuyển giao và chuyển giá”
ngày 12/10/1999 tại phân viện nghiên cứu tài chính thành phố Hồ Chí Minh.
11- Báo cáo tình hình hoạt động của các DN có vốn ĐTNN tại Tiền
Giang từ 1993-2003 của Sở Kế hoạch và Đầu tư và Ban Quản lý các Khu công
nghiệp Tiền Giang;
74
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển kinh tế xã hội tỉnh Tiền Giang
12- Báo cáo tình hình sử dụng lao động trong các doanh nghiệp FDI tại
Tiền Ginag giai đoạn 1993-2003 của Sở Lao động thương binh và Xã hội Tiền
Giang;
13- Niên giám thống kê - Cục Thống kê Tiền Giang năm 1993-2004
14- Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội Tiền Giang 2001-2010 - Sở Kế
hoạch và Đầu tư Tiền Giang.
15- Quyết định số 4016/2001/QĐ-UB ngày 8/11/2001, Quyết định số
4017/2001/QĐ-UB ngày 8/11/2001 và Quyết định số 2141/2003/QĐ-UB ngày
18/6/2003 của UBND tỉnh Long An.
16- Quyết định số 2613/2004/QĐ-UB ngày 4/8/2004 của UBND tỉnh
Long An về việc ban hành quy định một số chính sách ưu đãi đầu tư trong
nước và nước ngoài tại tỉnh Long An.
17- Quyết định số 45/2001/QĐ-UB ngày 8/6/2001 và Quyết định số
03/2002/QĐ-UB ngày 10/01/2002 của UBND tỉnh Cần Thơ về việc sửa đổi,
bổ sung Quy định thực hiện một số chính sách khuyến khích và ưu đãi phát
triển sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn Cẩn Thơ.
18- Quyết định số 38/2003/QĐ-UB ngày 29/4/2003 của UBND tỉnh
Cần Thơ về việc ban hành chính sách thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp
tập trung và các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp địa phương.
19- Quyết định số 110/2004/QĐ-UB ngày 15/4/2004 của UBND tỉnh
Cần Thơ về việc ban hành Quy định thực hiện một số chính sách khuyến
khích và ưu đãi phát triển sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp trên địa
bàn Cần Thơ.
20- Quyết định 2642/2003/QĐ-UB ngày 19/8/2003 Chủ tịch UBND
tỉnh Vĩnh Long về việc ban hành chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư
của tỉnh Vĩnh Long.
75
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển kinh tế xã hội tỉnh Tiền Giang
Phụ lục 1- Kinh nghiệm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của 4
con rồng châu Á: Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Hongkong (NICs)
♦Hàn Quốc
Chính sách thu hút đầu tư quốc tế của Hàn Quốc tập trung vào những
mặt sau:
- Tích cực thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu chế xuất.
- Thu hút kỹ thuật nước ngoài.
- Tạo nên các điểm thông thoáng trong luật đầu tư, cụ thể:
+ Chế độ tự phê chuẩn, cho phép đầu tư nước ngoài: trong 10
ngày tự động phê chuẩn đối với các dự án có mức đầu tư dưới 1 triệu USD,
không có nhu cầu miễn giảm thuế và tỷ trọng góp vốn dưới 50% vốn đầu tư.
+ Miễn giảm thuế đối với các hạng mục đầu tư có khả năng cải
thiện cán cân thanh toán quốc tế, có khoa học kỹ thuật tiên tiến và những hạng
mục đầu tư có vốn lớn.
- Thay đổi các lĩnh vực ưu tiên thu hút vốn đầu tư nước ngoài theo yêu
cầu phát triển kinh tế mỗi thời kỳ, đầu tiên là những ngành sản xuất những sản
phẩm lắp ráp, dần dần hướng vào các ngành chế biến, công nghiệp nặng và
những ngành có hàm lượng kỹ thuật cao.
- Tập trung thu hút vốn thông qua các tập đoàn kinh tế lớn và hùng
mạnh.
♦- Đài Loan
- Ban hành Luật đầu tư với những ưu đãi về thuế.
- Thu hút đầu tư nước ngoài tập trung vào việc xây dựng và hình thành
các khu công nghiệp và khu chế xuất với lượng vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài chiếm xấp xỉ 80% vốn đầu tư.
♦- Singapore
Singapore coi việc tận dụng vốn đầu tư nước ngoài để phát triển kinh tế
như một quốc sách. Các biện pháp mở rộng đầu tư quốc tế chủ yếu là:
- Tuỳ theo từng giai đoạn phát triển khác nhau mà Chính phủ xác định
những ngành kinh tế mũi nhọn, cần ưu tiên phát triển mà có những chính sách
khuyến khích đầu tư thích hợp:
+ Trong thập niên 60, dùng những biện pháp thuế ưu đãi để khuyến
khích đầu tư vào các ngành chế biến, lắp ráp, sử dụng nhiều lao động.
+ Trong thập niên 70, khuyến khích đầu tư vào ngành chế tạo, sử dụng
nhiều kỹ thuật và vốn.
76
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển kinh tế xã hội tỉnh Tiền Giang
+ Từ thập niên 80 đến nay tập trung vào những ngành mang tính thời
đại, những ngành kỹ thuật cao sử dụng công nghệ hiện đại, điện tử, máy tính,
cơ khí chính xác, ...
+ Từ thập niên 90 đến nay tập trung vào ngành công nghệ thông tin, kỹ
thuật hiện đại.
- Chính phủ đưa ra quy chế “Những công nghiệp tiên phong” dành cho
những xí nghiệp hoạt động trong các khu vực mũi nhọn, nên được miễn thuế
từ 5 đến 10 năm, chủ yếu là lĩnh vực luyện kim, chế tạo máy, hàng không vũ
trụ, đóng tàu, thiết bị vận tải, thiết bị quang học, điện- điện tử, hoá chất và hoá
dầu.
+ Cho phép các xí nghiệp nước ngoài được tự do chuyển vốn, lãi cổ
phần về nước, có sự đảm bảo cho công cuộc đầu tư bởi Chính phủ Singapore.
+ Tận dụng ưu thế sẵn có, Singapore tự biến mình thành một cảng biển
quan trọng, nơi trung chuyển hàng hoá lý tưởng từ Tây sang Đông, do đó trở
thành một khu thương mại tổng hợp hấp dẫn được nhiều nhà đầu tư nước
ngoài quan tâm.
♦- Hongkong
Chính sách thu hút đầu tư quốc tế của Hongkong tập trung ở những
điểm sau:
- Chủ trương biến Hongkong trở thành khu vực tự do thương mại và đầu
tư.
- Việc đầu tư được nhà cầm quyền trao cho người muốn đầu tư theo triết
lý Laissez-faire (để mặc họ làm) và tự do kinh doanh. Việc lập ra một công ty
hết sức đơn giản.
- Hongkong không vay nợ như những nước khác mà tập trung vào hai
nguồn vốn nước ngoài đáng lưu ý: một là của những nhà kinh doanh người
Hoa hải ngoại và hai là những công ty đa quốc gia Mỹ.
- Sức hấp dẫn của chính Hongkong đối với hoạt động đầu tư quốc tế là
giá lao động rẻ và mức thuế tương đối thấp.
-------------------------------------------------------------------
77
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển kinh tế xã hội tỉnh Tiền Giang
Phụ lục 2- Kinh nghiệm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của
một số nước thuộc khối Asean.
♦ Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Thái Lan
Chính sách thu hút đầu tư quốc tế của Thái Lan là:
- Ban hành chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài từ năm 1954,
năm 1972 ban hành Luật Đầu tư và sửa đổi vào các năm 1986 và 1989. Theo
Luật Đầu tư thì người nước ngoài được tự do đầu tư vào các ngành thuộc
nhóm B và C, không được phép đầu tư kinh doanh vào các ngành thuộc nhóm
A (trồng lúa, khai thác muối từ mỏ, buôn bán nông sản trong nước, buôn bán
bất động sản, xây dựng, ...). Gần đây từ ngày 03/3/2000 Uỷ ban Kinh doanh
của người nước ngoài ở Thái Lan và Bộ Thương mại Thái Lan đã quyết định
cho phép các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được đầu tư thêm 34
ngành nghề (trước đây ưu tiên cho các nhà đầu tư nội địa) với điều kiện họ
phải đóng góp khoản đầu tư tối thiểu là 25% trong tổng dự án.
- Chính sách đầu tư luôn được sửa đổi phù hợp với các kế hoạch phát
triển kinh tế xã hội của đất nước.
- Điểm lưu ý là số dự án đầu tư nước ngoài tại Thái Lan hàng năm đều
gia tăng nhưng phần đóng góp của các doanh nghiệp bản xứ liên tục tăng về
tuyệt đối và tỷ trọng trong vốn pháp định của các xí nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài và ngược lại, phần đóng góp của nước ngoài trong vốn pháp định
giảm mạnh qua các năm.
Những tồn tại trong lĩnh vực đầu tư quốc tế của Thái Lan là:
- Phiền hà về thủ tục đăng ký cấp giấy phép, thường thời gian xét duyệt
giấy phép còn khá dài.
- Sử dụng dịch vụ công cộng khó khăn (điện, nước, điện thoại,...)
- Chế độ thuế khoá còn thiếu và không rõ ràng.
- Khó khăn khi xin thị thực chuyển ngoại tệ ra nước ngoài.
- Hạ tầng cơ sở (đường xá, bến cảng,...) đã phát triển nhưng chưa đáp
ứng nhu cầu phát triển kinh tế nhanh.
♦ Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Indonesia
- Luật đầu tư nước ngoài ra đời năm 1967, trong đó thời hạn hoạt động
của xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thể lên đến 30 năm, trường hợp đặc
biệt có thể đến 60 năm.
- Khuyến khích hình thức liên doanh đầu tư, phần góp vốn của các chủ
đầu tư tối thiểu là 20% vốn pháp định vào thời điểm thành lập và tăng ít nhất
là 51% trong vòng 15 năm sau khi hoạt động.
78
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển kinh tế xã hội tỉnh Tiền Giang
- Cho phép công ty nước ngoài có thể độc lập kinh doanh xuất khẩu.
- Miễn thuế nhập khẩu và thuế doanh thu đối với hàng nhập khẩu đem
vào vốn góp đầu tư. Chính phủ ban hành các biện pháp chính sách về thương
mại và đầu tư, bãi bỏ thuế quan đối với rất nhiều mặt hàng, dùng chính sách
giảm thuế để khuyến khích đầu tư vào các khu vực kém phát triển.
- Nới lỏng các lĩnh vực đầu tư và phạm vi kinh doanh, đồng thời nâng
đỡ các nhà đầu tư trong nước để họ đủ sức cạnh tranh với các nhà tư bản nước
ngoài.
♦ Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Malaysia.
Tốc độ phát triển kinh tế năm 1985 là -1% do hạn chế thu hút vốn đầu
tư nước ngoài.
Hiện nay vốn đầu tư nước ngoài chiếm hơn ½ tổng số vốn đầu tư của cả
nước. Kinh nghiệm của Malaysia rút ra để tăng nhanh tốc độ đầu tư của nước
ngoài là:
- Xây dựng một hệ thống chính trị ổn định và đoàn kết dân tộc.
- Xây dựng hệ thống giáo dục vững mạnh.
- Xây dựng hạ tầng cơ sở hiện đại.
- Có kế hoạch phát triển dài và ngắn hạn với mục tiêu rõ ràng.
- Có chương trình khuyến khích đầu tư tích cực chẳng những cho người
nước ngoài mà còn cho các nhà đầu tư trong nước.
♦ Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Trung Quốc.
Trung Quốc là nước láng giềng với ta và cùng chuyển tiếp từ nền kinh
tế tập trung sang nền kinh tế thị trường. Trung Quốc giàu tài nguyên thiên
nhiên và dư thừa sức lao động nhưng lại thiếu vốn và yếu về kỹ thuật. Do đó
yêu cầu khuyến khích đầu tư nước ngoài đã trở thành một chủ trương quan
trọng, mang tính chiến lược cho việc phát triển kinh tế. Sức thu hút vốn đầu tư
bắt nguồn từ những chính sách sau:
- Chính sách ưu đãi của Chính phủ về nhiều mặt, trong đó thuế là yếu tố
hấp dẫn.
- Khẩn trương khắc phục những thủ tục hành chính rườm rà thông qua
thành lập một cơ quan tổng hợp của Chính phủ bao gồm nhiều đại diện của
các cơ quan hữu quan để thẩm định và xét duyệt các dự án đầu tư, đồng thời
thành lập cơ quan dịch vụ làm tư vấn đầu tư. Từ thủ tục phải có 70 con dấu,
quy trình mới được cải tiến mang tính nhảy vọt, chỉ cần một dấu của cơ quan
tổng hợp của Chính phủ.
79
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển kinh tế xã hội tỉnh Tiền Giang
- Hàng loạt các đặc khu kinh tế đã ra đời như Thẩm Quyến, Sán Đầu,
Hạ Môn, và Hải Nam kèm theo những chính sách ưu đãi nhiều mặt đối với các
khu vực này. Xem miền duyên hải là cánh cửa mở ra thế giới bên ngoài với
nhiều chế độ khuyến khích đầu tư.
- Giải quyết khẩn trương vấn đề cơ sở hạ tầng, hệ thống viễn thông ở
các thành phố lớn được hiện đại hoá.
- Mở rộng cho địa phương một số thẩm quyền nhằm phát huy tính chủ
động sáng tạo của từng địa phương (có thể quyết định hoặc phê chuẩn những
dự án đầu tư dưới 30 triệu USD và chỉ cần báo cáo cho Trung ương biết).
Đến nay Trung Quốc là nước thu hút được nhiều vốn nước ngoài vào
đầu tư, thúc đẩy kinh tế phát triển với tốc độ nhanh.
Phụ lục 2- Kinh nghiệm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của một số
nước thuộc khối Asean.
♦ Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Thái Lan
Chính sách thu hút đầu tư quốc tế của Thái Lan là:
- Ban hành chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài từ năm 1954,
năm 1972 ban hành Luật Đầu tư và sửa đổi vào các năm 1986 và 1989. Theo
Luật Đầu tư thì người nước ngoài được tự do đầu tư vào các ngành thuộc
nhóm B và C, không được phép đầu tư kinh doanh vào các ngành thuộc nhóm
A (trồng lúa, khai thác muối từ mỏ, buôn bán nông sản trong nước, buôn bán
bất động sản, xây dựng, ...). Gần đây từ ngày 03/3/2000 Uỷ ban Kinh doanh
của người nước ngoài ở Thái Lan và Bộ Thương mại Thái Lan đã quyết định
cho phép các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được đầu tư thêm 34
ngành nghề (trước đây ưu tiên cho các nhà đầu tư nội địa) với điều kiện họ
phải đóng góp khoản đầu tư tối thiểu là 25% trong tổng dự án.
- Chính sách đầu tư luôn được sửa đổi phù hợp với các kế hoạch phát
triển kinh tế xã hội của đất nước.
- Điểm lưu ý là số dự án đầu tư nước ngoài tại Thái Lan hàng năm đều
gia tăng nhưng phần đóng góp của các doanh nghiệp bản xứ liên tục tăng về
tuyệt đối và tỷ trọng trong vốn pháp định của các xí nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài và ngược lại, phần đóng góp của nước ngoài trong vốn pháp định
giảm mạnh qua các năm.
Những tồn tại trong lĩnh vực đầu tư quốc tế của Thái Lan là:
- Phiền hà về thủ tục đăng ký cấp giấy phép, thường thời gian xét duyệt
giấy phép còn khá dài.
- Sử dụng dịch vụ công cộng khó khăn (điện, nước, điện thoại,...)
80
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển kinh tế xã hội tỉnh Tiền Giang
- Chế độ thuế khoá còn thiếu và không rõ ràng.
- Khó khăn khi xin thị thực chuyển ngoại tệ ra nước ngoài.
- Hạ tầng cơ sở (đường xá, bến cảng,...) đã phát triển nhưng chưa đáp
ứng nhu cầu phát triển kinh tế nhanh.
♦ Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Indonesia
- Luật đầu tư nước ngoài ra đời năm 1967, trong đó thời hạn hoạt động
của xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thể lên đến 30 năm, trường hợp đặc
biệt có thể đến 60 năm.
- Khuyến khích hình thức liên doanh đầu tư, phần góp vốn của các chủ
đầu tư tối thiểu là 20% vốn pháp định vào thời điểm thành lập và tăng ít nhất
là 51% trong vòng 15 năm sau khi hoạt động.
- Cho phép công ty nước ngoài có thể độc lập kinh doanh xuất khẩu.
- Miễn thuế nhập khẩu và thuế doanh thu đối với hàng nhập khẩu đem
vào vốn góp đầu tư. Chính phủ ban hành các biện pháp chính sách về thương
mại và đầu tư, bãi bỏ thuế quan đối với rất nhiều mặt hàng, dùng chính sách
giảm thuế để khuyến khích đầu tư vào các khu vực kém phát triển.
- Nới lỏng các lĩnh vực đầu tư và phạm vi kinh doanh, đồng thời nâng
đỡ các nhà đầu tư trong nước để họ đủ sức cạnh tranh với các nhà tư bản nước
ngoài.
♦ Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Malaysia.
Tốc độ phát triển kinh tế năm 1985 là -1% do hạn chế thu hút vốn đầu
tư nước ngoài.
Hiện nay vốn đầu tư nước ngoài chiếm hơn ½ tổng số vốn đầu tư của cả
nước. Kinh nghiệm của Malaysia rút ra để tăng nhanh tốc độ đầu tư của nước
ngoài là:
- Xây dựng một hệ thống chính trị ổn định và đoàn kết dân tộc.
- Xây dựng hệ thống giáo dục vững mạnh.
- Xây dựng hạ tầng cơ sở hiện đại.
- Có kế hoạch phát triển dài và ngắn hạn với mục tiêu rõ ràng.
- Có chương trình khuyến khích đầu tư tích cực chẳng những cho người
nước ngoài mà còn cho các nhà đầu tư trong nước.
4 Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Trung Quốc.
Trung Quốc là nước láng giềng với ta và cùng chuyển tiếp từ nền kinh
tế tập trung sang nền kinh tế thị trường. Trung Quốc giàu tài nguyên thiên
nhiên và dư thừa sức lao động nhưng lại thiếu vốn và yếu về kỹ thuật. Do đó
81
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển kinh tế xã hội tỉnh Tiền Giang
yêu cầu khuyến khích đầu tư nước ngoài đã trở thành một chủ trương quan
trọng, mang tính chiến lược cho việc phát triển kinh tế. Sức thu hút vốn đầu tư
bắt nguồn từ những chính sách sau:
- Chính sách ưu đãi của Chính phủ về nhiều mặt, trong đó thuế là yếu tố
hấp dẫn.
- Khẩn trương khắc phục những thủ tục hành chính rườm rà thông qua
thành lập một cơ quan tổng hợp của Chính phủ bao gồm nhiều đại diện của
các cơ quan hữu quan để thẩm định và xét duyệt các dự án đầu tư, đồng thời
thành lập cơ quan dịch vụ làm tư vấn đầu tư. Từ thủ tục phải có 70 con dấu,
quy trình mới được cải tiến mang tính nhảy vọt, chỉ cần một dấu của cơ quan
tổng hợp của Chính phủ.
- Hàng loạt các đặc khu kinh tế đã ra đời như Thẩm Quyến, Sán Đầu,
Hạ Môn, và Hải Nam kèm theo những chính sách ưu đãi nhiều mặt đối với các
khu vực này. Xem miền duyên hải là cánh cửa mở ra thế giới bên ngoài với
nhiều chế độ khuyến khích đầu tư.
- Giải quyết khẩn trương vấn đề cơ sở hạ tầng, hệ thống viễn thông ở
các thành phố lớn được hiện đại hoá.
- Mở rộng cho địa phương một số thẩm quyền nhằm phát huy tính chủ
động sáng tạo của từng địa phương (có thể quyết định hoặc phê chuẩn những
dự án đầu tư dưới 30 triệu USD và chỉ cần báo cáo cho Trung ương biết).
Đến nay Trung Quốc là nước thu hút được nhiều vốn nước ngoài vào
đầu tư, thúc đẩy kinh tế phát triển với tốc độ nhanh.
Phụ lục 4
GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT CÁC LIÊN DOANH NƯỚC NGOÀI
GIAI ĐOẠN 1993 – 2003:
Tính đến 31/12/2003 Tiền Giang đã thu hút được 16 dự án đầu tư theo
Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam gồm:
1. Công ty Liên doanh NTD-Mỹ Tho.
2. Công ty Liên doanh sản xuất vải không dệt.
3. Công ty TNHH Bia Foster’s Tiền Giang: tiền thân là Công ty liên
doanh Bia BGI-TG.
4. Công ty Liên doanh gạo sấy (AGRIPESCO).
5. Công ty liên doanh xay xát chế biến lương thực xuất khẩu Tam Long
(UNIFOOD).
6. Công ty chế biến gạo Việt Nguyên.(VINARICE)
7. Xí nghiệp chế biến Tiên Ky.
8. Công ty Liên doanh Việt Thắng.
9. Công ty TNHH Đài Liên.
82
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển kinh tế xã hội tỉnh Tiền Giang
10. Công ty TNHH BADAVINA..
11. Chi nhánh Công ty TNHH Chăn nuôi C.P Việt Nam (THAILAN)
12. Công ty Liên doanh TNHH May MSA Nhà Bè.
13. Công ty TNHH Nam of London.
14. Công ty TNHH ANAM (TP Mỹ Tho, liên doanh 100% vốn nước
ngoài của Hàn Quốc).
15. Công ty Liên doanh giặt tẩy NBN Nhà Bè.
16. Công ty SANYA.
(không tính Công ty điện tử Mỹ Tho (MYSECO) có Quyết định thành
lập, chưa triển khai đã có QĐ thu hồi giấy phép).
Trong 16 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nêu trên có 02 doanh
nghiệp là Công ty liên doanh NTD-Mỹ Tho, Công ty liên doanh sản xuất vải
không dệt đã giải thể trước thời hạn trong năm 1992.
+ CÔNG TY LIÊN DOANH NTD MỸ THO: ngành nghề sản xuất
kinh doanh tạm nhập linh kiện xe ô tô, tân trang xe cũ và xuất khẩu. Công ty
được hình thành trên cơ sở liên doanh giữa Xí nghiệp cơ khí Giồng Dứa của
Tỉnh Đội Tiền Giang và Ông Nguyễn Trí Dũng (Việt kiều ở Nhật), giấy phép
đầu tư do Ủy ban Nhà nước về Hợp tác và đầu tư cấp tháng 04/1990 với vốn
đầu tư đăng ký là 350.000 USD, trong đó vốn pháp định là 75.000 USD, thời
hạn liên doanh là 20 năm, nhiệm vụ chủ yếu là tân trang xe ô tô theo phương
thức tạm nhập tái xuất xe. Liên doanh họat động trên 01 năm, đối tác nước
ngoài chưa góp đủ vốn pháp định, liên doanh có khó khăn về thị trường tiêu
thụ sản phẩm và liên doanh giải thể trước thời hạn.
+ CÔNG TY LIÊN DOANH SẢN XUẤT VẢI KHÔNG DỆT: liên
doanh giữa Xí nghiệp may Mỹ Tho với 02 Công ty của Đài Loan, giấy phép
đầu tư do Ủy ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư cấp tháng 05/1991, vốn đầu
tư đăng ký là 450.000 USD trong đó vốn pháp định là 450.000 USD (phía Việt
Nam góp 45%), mặt hàng chủ yếu là sản xuất SIMILY. Sau 02 năm hoạt động
hai bên đã góp đủ vốn pháp định, Công ty không tìm được thị trường trong
nước cũng như xuất khẩu để tồn tại và phải giải thể trước thời hạn vào tháng
11/1993.
+ CÔNG TY LIÊN DOANH BIA FOSTER’S TIỀN GIANG: tiền
thân của nó là CÔNG TY LIÊN DOANH RƯỢU BIA BGI-TG thành lập
trên cơ sở liên doanh giữa XN Liên hợp xuất khẩu rau quả Tiền Giang với Cty
SOCIETE DES BRASSERIES ET GLACIERES INTERNATIONALES
(Công ty Bia đá quốc tế BGI) trụ sở đặt tại Pháp, được cấp giấy phép đầu tư
vào tháng 01/1992 với vốn đầu tư đăng ký là 43 triệu USD, vốn pháp định 13
triệu USD trong đó XN Liên hiệp Rau quả xuất khẩu góp 3,9 triệu USD (30%)
bằng trị giá quyền sử dụng đất.
Liên doanh đi vào hoạt động giai đoạn đầu chiếm lĩnh thị trường tiêu
thụ bia trong nước, hàng năm đóng góp số thu đáng kể cho ngân sách của tỉnh
nhưng kết quả sản xuất kinh doanh liên tục bị lỗ, mức lỗ vượt vốn pháp định
83
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển kinh tế xã hội tỉnh Tiền Giang
(theo báo cáo của Công ty số lỗ của liên doanh đến cuối năm 1996 là 231,9 tỷ
đồng).
Trước tình hình 5 năm hoạt động kinh doanh, liên doanh liên tục lỗ với
mức lỗ vượt vốn pháp định, vào tháng 9/1997 XN Liên hiệp Rau quả xuất
khẩu Tiền Giang chuyển nhượng phần vốn góp trong liên doanh cho Cty bia
BGI Pháp, thu hồi 1 phần số vốn góp (khoảng 15 tỷ đồng Việt Nam) và ngay
sau đó Cty bia BGI Pháp chuyển nhượng tiếp toàn bộ vốn trong doanh nghiệp
cho Cty FBG Holding Pty. Ltd của Úc 51% còn lại 49% vốn của Công ty Bia
BGI Pháp trở thành Công ty 100% vốn nước ngoài với tên mới là Công ty
Bia FOSTE’S TIỀN GIANG và đăng ký vốn đầu tư lên 65 triệu USD, trong
đó vốn pháp định là 26 triệu USD, tăng sản lượng từ 50 triệu lít bia và nước
ngọt/ năm lên 65 triệu lít bia và nước ngọt/năm.
Từ khi chuyển thành Công ty bia FOSTER’S TIỀN GIANG vào năm
1997 đến nay, mặc dù đăng ký tăng sản lượng bia, nước ngọt lên 65 triệu lít/
năm nhưng thực tế đạt được rất thấp không quá 25-27 triệu lít bia, doanh thu
hàng năm chưa vượt qua mức 15 triệu USD/ năm, kết quả sản xuất kinh doanh
của Công ty từ năm 1997 đến nay liên tục bị lỗ tuy nhiên có đóng góp tích cực
số thu thuế tiêu thụ đặc biệt cho ngân sách tỉnh.
+ CÔNG TY LIÊN DOANH GAỌ SẤY (AGRIPESCO), liên doanh
giữa Công ty Thuốc trừ sâu Tiền Giang với Công ty AGRO COMODITIES
PTE.LTD của Singapore để chế biến gạo sấy và các loại nông sản xuất khẩu,
cấp giấy phép đầu tư vào tháng 4/1993 do Ủy ban nhà nước vể Hợp tác và
Đầu tư cấp, có vốn đầu tư đăng ký là 3 triệu USD, vốn pháp định 1 triệu USD,
mỗi bên góp 50% vốn pháp định.
Trong suốt thời gian hoạt động kinh doanh, liên doanh lỗ liên tục vượt
hơn vốn pháp định. Đến cuối năm 1998 phải ngừng hoạt động, bên Tiền
Giang mua lại phần hùn của đối tác nước ngoài với mức giá là 97.000 USD,
sau đó giao cho Công ty Thuốc trừ sâu Tiền Giang quản lý và chuyển nhượng
cho Ông Phạm Minh Nam quốc tịch Anh thành lập Công ty Nam of
LONDON.
+ CÔNG TY LIÊN DOANH XAY XÁT CHẾ BIẾN LƯƠNG
THỰC XUẤT KHẨU (UNIFOOD), liên doanh giữa Công ty Lương thực
Tiền Giang và Công ty Hasrat Sempurna Sdn. Bhd của Malaysia, được cấp
giấy phép đầu tư vào tháng 11/1993, vốn đầu tư đăng ký là 3,36 triệu USD,
vốn pháp định 1,76 triệu USD, mỗi bên góp 50% vốn pháp định, Công ty
Lương thực góp bằng giá trị tài sản của nhà máy xay xát Tam Long.
Khi đi vào sản xuất kinh doanh, liên doanh này liên tục bị lỗ và không
có khả năng khắc phục được. Theo số liệu của Công ty báo cáo đến cuối năm
2000 Công ty đã lỗ trên 22,1 tỷ đồng, so với vốn pháp định 19,255 tỷ đồng đã
84
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển kinh tế xã hội tỉnh Tiền Giang
vượt gần 3 tỷ đồng, tình trạng lỗ kéo dài, không có khả năng khắc phục nên
Công ty xin chấm dứt hoạt động để giải thể.
Ngày 9/02/2001, Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang đã ra quyết định số
441/QĐ.UB cho phép liên doanh chấm dứt hoạt động sản xuất kinh doanh
trước thời hạn và giao cho Hội đồng quản trị Công ty liên doanh có trách
nhiệm thành lập Ban thanh lý để tiến hành việc thanh lý, giải thể Công ty theo
quy định của Luật đầu tư nước ngoài.
Nhằm hỗ trợ cho liên doanh trong việc đánh giá, định giá tài sản thanh
lý của Công ty, Ủy ban nhân dân tỉnh có Quyết định số 2154/QĐ.UB ngày 30
tháng 5 năm 2001 cho thành lập Ban thẩm định giá để xác định giá trị các tài
sản của công ty.
Ban thẩm định giá tiến hành xác định giá trị các tài sản: nhà xưởng, vật
kiến trúc, máy móc thiết bị sản xuất, công cụ văn phòng, công cụ đo lường-
kiểm nghiệm, công cụ phục vụ thu mua, phương tiện công tác, chi phí san lấp
mặt bằng và vật tư với giá trị được xác định là 10.157 tỷ đồng, nhưng thực tế
chỉ bán được công cụ lao động và tài sản văn phòng vừa đủ trang trải chi phí
thanh lý, số tài sản còn lại là nhà xưởng, vật kiến trúc, máy móc thiết bị đã
bàn giao cho ngân hàng Maybank theo hợp đồng thế chấp tài sản để kết thúc
quá trình giải thể.
+ CÔNG TY CHẾ BIẾN GẠO VIỆT NGUYÊN (VINARICE),
ngành nghề SXKD là chế biến xuất khẩu gạo thơm, liên doanh giữa 4 Công ty
của 4 tỉnh là Công ty Lương thực Tiền Giang, Công ty Lương thực Long An,
Công ty xuất nhập khẩu vật tư nông nghiệp Đồng Tháp, Công ty xuất nhập
khẩu thủy sản An Giang với Vietnam Resources Agriproduct Corporation
Ltd.ở Hongkong, được cấp Giấy phép đầu tư từ tháng 6/1994, có vốn đầu tư
đăng ký ban đầu là 10 triệu USD, vốn pháp định 10 triệu USD, trong đó các
bên VN góp 45% vốn pháp định mỗi Công ty của 4 tỉnh góp 1,25 triệu USD.
Đến tháng 9/1998, liên doanh xin điều chỉnh tăng vốn đầu tư lên 22
triệu USD, chủ yếu là bổ sung phần vốn vay 12 triệu USD, vốn pháp định vẫn
giữ nguyên là 10 triệu USD, nhưng thay đổi tỉ lệ góp vốn của các bên trong
vốn pháp định, phần góp vốn của các bên Việt Nam giảm còn 33,75% vốn
pháp định.
Tháng 8/2000 các bên tham gia liên doanh đề nghị điều chỉnh vốn góp
được Ban quản lý khu công nghiệp Tiền Giang đồng ý, bên nước ngoài góp
65%, Công ty lương thực TG và Công ty xuất nhập khẩu lương thực vật tư
nông nghiệp Đồng Tháp góp 12,5%, Công ty Lương thực Long An góp 5%,
Công ty xuất nhập khẩu nông thủy sản An Giang góp 6%. Công ty Lương
thực Tiền Giang góp đủ vốn pháp định là 1,25 triệu USD, bằng 11,25% vốn
pháp định (trong đó có 0,5 triệu USD là giá trị quyền sử dụng đất), Cty XNK
Nông thủy sản An Giang đã góp đủ vốn pháp định 600.000 USD (6%); Công
85
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển kinh tế xã hội tỉnh Tiền Giang
ty Lương thực Long An chỉ góp 200.000 USD (so với mức vốn cam kết góp
500.000 USD thì còn thiếu 300.000 USD) và Cty XNK lương thực- vật tư
nông nghiệp Đồng Tháp mới góp 200.000 USD( so với mức vốn đã cam kết
góp là 1.125.000 tỷ đồng thì còn thiếu 925.000 USD). Bên nước ngoài đã góp
đủ 6.650.000.USD.
Liên doanh này chính thức đi vào sản xuất kinh doanh từ tháng
12/1996. Đến cuối năm 1998, trước tình hình thiếu nguyên liệu lúa để chế
biến gạo thơm và giá gạo thơm không cạnh tranh được so với gạo thơm của
Thái Lan, liên doanh chuyển qua chế biến gạo trắng xuất sang thị trường Nhật.
Nhìn chung, từ ngày thành lập đến cuối năm 2000, sản lượng gạo chế
biến xuất khẩu hàng năm của Cty luôn đạt thấp, dưới 20.000 tấn/ năm (cao
nhất năm 1999 đạt 34.044 tấn), chưa đến 22% công suất của Nhà máy
(90.000 tấn/ năm) nên công ty liên tục lỗ với mức lỗ theo theo báo cáo của
Công ty đến cuối năm 2001 là 3.088.754 USD, trong đó phần khấu hao đã
trích 1.774.224 USD.
Trước tình hình lỗ kéo dài, Công Ty xin tạm ngưng hoạt động và đã
được Bộ Kế hoạch và Đầu tư ra văn bản số 6466/BKH-KCN ngày 24/09/2002
xác nhận việc Công ty đăng kí tạm ngừng hoạt động trong 3( ba) năm kể từ
ngày 01 tháng 01 năm 2002. Ngày 24/09/2002 Hội đồng quản trị Công ty có
Nghị quyết bán toàn bộ tài sản Vinarice và ưu tiên bán cho một đối tác tham
gia liên doanh. Trên cơ sở này, Công ty Lương thực Tiền Giang đã trình báo
và được Tổng Công ty lương thực Miền Nam phê chuẩn đồng ý mua lại
Vinarice theo giá 950.000 USD. Công ty lương thực Tiền Giang lập dự án vay
vốn Ngân hàng Công thương, Quỹ Đầu tư phát triển và sử dụng vốn tự có để
mua lại nhà máy Vinarice tu chỉnh và trang bị thêm máy móc sản xuất cho
phù hợp với yêu cầu thực tế.
+ XÍ NGHIỆP CHẾ BIẾN TIENKY, ngành nghề SXKD là chế biến
bột trái cây xuất khẩu, liên doanh giữa Công ty Rau quả Tiền Giang với đối
tác Viện Hàn Lâm khoa học Ucraina, được cấp giấy phép đầu tư vào tháng
1/1996, có vốn đầu tư đăng ký là 2,115 triệu USD, vốn pháp định 1,795 triệu
USD, mỗi bên góp 50% vốn pháp định.
Dự án này chậm được 2 bên triển khai, đến ngày 25 tháng 1 năm 2000
hai bên có biên bản xác nhận phần vốn góp mỗi bên là 987.504 USD, Xí
nghiệp hoàn thành xây dựng cơ bản để đi vào hoạt động. Sản lượng chế biến
của Xí nghiệp đạt rất thấp chưa đến 10% công suất nhà máy, mới sản xuất
được khoảng 45 tấn bột khóm, bột chuối và một số trái cây xuất khẩu sang thị
trường Ucraina, tổng giá trị các chuyến hàng trên là 61.000 USD theo phương
thức trả chậm.
Theo báo cáo của Ban Giám đốc Xí nghiệp thì mặt hàng bột trái cây
khó tiêu thụ tại thị trường Ucraina, bên mua hàng lại chậm thanh toán tiền
mua hàng, để nợ kéo dài hơn một năm mà không thanh toán làm cho Xí
86
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển kinh tế xã hội tỉnh Tiền Giang
nghiệp không còn vốn để tiếp tục sản xuất nên phải ngừng sản xuất. Trước
tình hình khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm, bên Việt Nam là Công Ty Rau
quả Tiền Giang đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh cho Xí nghiệp chấm dứt hoạt
động để thanh lý, giải thể Xí nghiệp trước thời hạn, đề nghị này của Công ty
Rau Quả Tiền Giang đã được UBND tỉnh cho chủ trương chấp thuận.
Tuy nhiên để được chấm dứt hoạt động trước thời hạn, hai bên liên
doanh phải thống nhất và lập hồ sơ xin chấm dứt hoạt động theo qui định của
Luật Đầu tư nước ngoài tại VN để trình UBND tỉnh phê duyệt. Sở Kế hoạch
và Đầu tư đã có văn bản hướng dẫn Xí nghiệp về trình tự và thủ tục chấm dứt
hoạt động, thanh lý giải thể Xí nghiệp trước thời hạn. Ngày 17/6/2003 Liên
doanh có quyết định giải thể trước thời hạn tiến hành lập hồ sơ xin chấm dứt
hoạt động theo qui định của pháp luật.
+ CÔNG TY LIÊN DOANH VIỆT THẮNG, liên doanh giữa Công ty
TNHH Thương mại dịch vụ Trường Thanh ở TP Hồ Chí Minh với đối tác Yi
Sun Co. Ltd. ở Đài Loan, được cấp Giấy phép đầu tư vào tháng 1/1997, với
tổng vốn đầu tư đăng ký là 3 triệu USD, vốn pháp định 2 triệu USD, bên Việt
Nam góp 30%, Bên nước ngoài góp 70% vốn pháp định, dự án đầu tư xây
dựng Trung tâm thể thao- văn hóa và các dịch vụ giải trí tại tầng 3 Trung tâm
thương mại Mỹ Tho.
Lúc đầu dự án được triển khai nhanh về xây dựng cơ bản và lắp đặt
thiết bị (ước giá trị đã đầu tư khoảng 1,5 triệu USD) nhưng sau đó hai bên
không thống nhất được phần góp vốn của mỗi bên, bên Việt Nam không cử
thành viên của mình tham gia Ban Giám đốc - làm Phó Giám đốc như điều lệ
liên doanh qui định.
Hai bên không giải quyết được mâu thuẫn nội bộ nên từ tháng 3 năm
1998 đến nay, Công ty đã tự ngừng hoạt động mà không có báo cáo cơ quan
cấp giấy phép đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã nhiều lần có văn bản yêu cầu
các bên có giải pháp khắc phục để thực hiện giấy phép đầu tư và mời hai bên
họp giải quyết nhưng không có lần nào hai bên cùng đến dự họp ( có bên này
thì không có bên kia).
Đến nay hai bên vẫn chưa tiến hành họp giải quyết tình trạng Công Ty
Việt Thắng ngừng hoạt động và không báo cho cơ quan cấp phép, nếu hai bên
không đưa ra biện pháp khắc phục tình trạng ngừng hoạt động của Công Ty
Việt Thắng, theo Điều 52 luật ĐTNN và Điều lệ doanh nghiệp, Nghị quyết số
09/2001/NQ-CP ngày 28/08/2001 của Chính phủ về việc tăng cường thu hút
và nâng cao hiệu quả đầu tư nước ngoài thời kỳ 2001-2005, Sở Kế hoạch và
Đầu tư sẽ đề nghị UBND tỉnh thu hồi giấy phép đầu tư Công Ty Việt Thắng.
+ CÔNG TY TNHH ĐÀI LIÊN, ngành nghề kinh doanh là sản xuất
cá giống và nuôi cá bống tượng xuất khẩu, liên doanh giữa doanh nghiệp tư
nhân Khách sạn nhà hàng Đài Liên ở Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng với
87
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển kinh tế xã hội tỉnh Tiền Giang
đối tác là Ông Chu Ta Hsiung ( Đài Loan), dự án được cấp giấy phép đầu tư
vào tháng 7 năm 1998, với vốn đầu tư đăng ký 180.000.USD, vốn pháp định
126.000 USD, bên nước ngoài góp 60%, bên Việt Nam góp 40% vốn pháp
định.
Do việc nuôi thử nghiệm cá bống tượng không có kết quả, đến tháng 6
năm 2000 Công ty đăng ký bổ sung nuôi tôm, cá nước ngọt xuất khẩu. Trong
năm 2001, Công ty tiến hành nuôi tôm càng xanh nhưng kết quả đạt thấp.
Công ty xin tạm ngưng hoạt động đến tháng 9/2004 do có khó khăn về vốn và
thị trường.
+ CÔNG TY TNHH BADAVINA, ngành nghề SXKD là chế biến và
xuất khẩu thủy hải sản, đây là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài do Công ty
Jin Myung Fisheries Ltd. ( Hàn Quốc) thành lập để sản xuất chả cá đông lạnh
xuất khẩu và bột cá làm thức ăn cho gia súc. Đây là dự án đầu tiên được
UBND tỉnh Tiền Giang cấp giấy phép đầu tư theo phân cấp của Chính phủ,
thành lập trong Khu công nghiệp Mỹ Tho vào tháng 7/1999, với vốn đầu tư
đăng ký 500.000 USD, vốn pháp định 350.000 USD. Vốn góp thực tế đến
31/12/2001 là 499.729 USD. Trong năm 2001, dự án đi vào sản xuất và xuất
khẩu sản phẩm sang Hàn Quốc, năm 2003 Công ty đạt kim ngạch xuất khẩu
1.595.485 USD.
+ CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH CHĂN NUÔI C.P VIỆT NAM
(THAILAN), ngành nghề hoạt động là sản xuất, tổ chức gia công và kinh
doanh gà thịt, gà đẻ trứng, gia cầm khác, lợn giống, thức ăn gia súc và dụng
cụ chăn nuôi. Đây là dự án 100% vốn nước ngoài của Công ty TNHH Chăn
nuôi C.P Việt Nam (ThaiLan), được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy phép
đầu tư vào tháng 8 năm 2000, với vốn đầu tư 10 triệu USD, đầu tư tại Khu
công nghiệp Mỹ Tho.
Dự án được khởi công xây dựng từ tháng 9 năm 2000, đến nay đã xây
dựng hoàn thành cơ bản Nhà máy trong Khu công nghiệp Mỹ Tho và mở Văn
phòng giao dịch ngoài Khu công nghiệp Mỹ Tho để tạo điều kiện tiếp thị và
giao dịch thuận tiện với khách hàng trong việc tổ chức gia công chăn nuôi và
kinh doanh theo chức năng.
Tháng 2 năm 2003 do sản xuất kinh doanh của Công ty có xu hướng
phát triển, Công ty có đề nghị điều chỉnh giấy phép xin tăng vốn đầu tư, vốn
pháp định của Công ty vào cuối năm 2003 là 18.801.818 USD.
+ CÔNG TY LIÊN DOANH TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MAY
MSA-NHÀ BÈ: là liên doanh giữa Công ty May Nhà Bè thành phố Hồ Chí
Minh với Công ty trách nhiệm hữu hạn MSA Hàn Quốc thành lập theo giấy
phép đầu tư số 09/GP-TG ngày 25/5/2002 của UBND tỉnh Tiền Giang, xây
dựng tại cụm công nghiệp Trung An, thành phố Mỹ Tho, thời gian hoạt động
của Công ty là 50 năm. Ngành nghề SXKD của Công ty là sản xuất và gia
88
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển kinh tế xã hội tỉnh Tiền Giang
công sản phẩm may mặc xuất khẩu, ít nhất 80% sản phẩm của Công ty là xuất
khẩu. Vốn đầu tư là 1.200.000 USD trong đó vốn pháp định là 600.000 USD.
Trong quá trình thực hiện đầu tư, Công ty đề nghị tăng vốn đầu tư được
UBND tỉnh Tiền Giang phê duyệt tại Quyết định số 09/GPDC1-TG ngày
14/5/2004 với vốn đầu tư là 2.200.000 USD trong đó vốn pháp định là
1.460.000 USD. Hiện nay Công ty đã đầu tư xây dựng xong và đi vào sản xuất
kinh doanh.
+ Công ty TNHH NAM OF LONDON: do ông Phạm Minh Nam
quốc tịch Anh góp vốn thành lập theo giấp phép số 02/GP-KCN-TG ngày
30/9/2002 của Ban Quản lý các Khu công nghiệp Tiền Giang. Mục tiêu và
phạm vi kinh doanh của Công ty là sản xuất, gia công, kinh doanh xuất khẩu
hàng may mặc và thêu ren để xuất khẩu; kinh doanh, phân phối máy móc thiết
bị ngành may và chuyển giao công nghệ kỹ thuật cao cho các nhà sản xuất
may mặc ở Việt Nam.
Địa điểm của công ty đặt tại Khu công nghiệp Tiền Giang, thời gian
hoạt động của liên doanh là 40 năm, vốn đầu tư đăng ký là 2.000.000 USD,
trong đó vốn pháp định là 2.000.000 USD. Trong quá trình thực hiện đầu tư,
Công ty đề nghị tăng vốn đầu tư được Ban Quản Lý các Khu công nghiệp
Tiền Giang phê duyệt tại Quyết định số 02/GPĐC1-KCN-TG ngày 09/4/2003
với vốn đầu tư là 4.959.340 USD. Hiện nay Công ty đã đầu tư xây dựng xong
và đi vào sản xuất kinh doanh.
+ CÔNG TY LIÊN DOANH GIẶT TẨY NBN-NHÀ BÈ: là liên
doanh giữa Công ty May Nhà Bè thành phố Hồ Chí Minh và Công ty TNHH
Thiên Nam tại tỉnh Bình Dương với Công ty NORTON LIMITED HONG
KONG thành lập theo giấy phép đầu tư số 12/GP-TG ngày 05/9/2003 của
UBND tỉnh Tiền Giang, xây dựng tại cụm công nghiệp Trung An, thành phố
Mỹ Tho, thời gian hoạt động của Công ty là 25 năm. Chức năng của Công ty
là gia công giặt tẩy, wash quần áo, ít nhất 80% sản phẩm của Công ty là xuất
khẩu. Vốn đầu tư là 1.250.000 USD trong đó vốn pháp định là 1.000.000
USD. Trong quá trình thực hiện đầu tư, Công ty đề nghị tăng vốn đầu tư được
UBND tỉnh Tiền Giang phê duyệt tại Quyết định số 09/GPĐC1-TG ngày
14/5/2004 với vốn đầu tư là 2.200.000 USD trong đó vốn pháp định là
1.460.000 USD. Hiện nay Công ty đã đầu tư xây dựng xong và đi vào sản xuất
kinh doanh.
+ CÔNG TY TNHH ANAM: 100% vốn Hàn Quốc, vốn đầu tư
1.061.936 USD trong đó vốn pháp định là 381.580 USD, dự kiến thuê đất tại
Mỹ Phong TP Mỹ Tho, chuyên sản xuất và gia công hàng may mặc, hiện nay
chưa triển khai giấy phép.
+ CÔNG TY TNHH SANYA: là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
thành lập theo Giấy phép đầu tư số 10/GP-TG ngày 31/12/2002 của UBND
tỉnh Tiền Giang, vốn đầu tư là 80.000 USD trong đó vốn pháp định 80.000
89
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển kinh tế xã hội tỉnh Tiền Giang
USD để kinh doanh lắp ráp máy điều hòa, địa điểm đặt tại huyện Tân Phước.
Hiện nay Công ty ngưng hoạt động do khó khăn về thị trường.
+ CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM TROPICAL VIỆT NAM:
thành lập theo giấy phép số 03/GP-KCN-TG ngày 30/4/2004 của của Ban
Quản lý các Khu công nghiệp Tiền Giang. Đây là doanh nghiệp 100% vốn
nước ngoài do ông DATO TAN BOON PIN quốc tịch Malaysia, thường trú tại
MaLaysia góp vốn thành lập. Tổng vốn đầu tư đăng ký của Công ty là
3.200.000 USD trong đó vốn pháp định là 1.000.000 USD, thời gian hoạt động
là 46 năm, địa điểm đầu tư tại Khu công nghiệp Mỹ Tho. Mục tiêu và phạm vi
kinh doanh của Công ty là chế biến, đóng hộp, đông lạnh và sơ chế nông sản,
thịt các loại; 80% sản phẩm của Công ty là xuất khẩu.
Phụ lục 5: 100 quốc gia và MNC có giá trị tăng thêm hàng đầu thế giới.
Xếp Quốc gia/MNC Giá trị Xếp Quốc gia/MNC Giá trị
hạng tăng thêm hạng tăng thêm
1 Mỹ 9810 51 Cộng hoà Séc 51
2 Nhật Bản 4765 52 Các Tiểu VQ 48
Ả Rập
3 Đức 1866 53 Bangladesh 47
4 Anh 1427 54 Hungary 46
5 Pháp 1294 55 Ford Motor 44
6 Trung Quốc 1080 56 Daimer Chrysler 42
7 Ý 1047 57 Nigeria 41
8 Canada 701 58 General Electric 39
9 Brazil 595 59 Toyota Motor 38
10 Mexico 575 60 Cô Oét 38
11 Tây Ban Nha 561 61 Rumani 37
12 Hàn Quốc 457 62 Royal Dutch/Shell 36
13 Ấn Độ 457 63 Maroc 33
14 Úc 388 64 Ucraina 32
15 Hà Lan 370 65 Siemens 32
16 Đài Loan 309 66 Việt Nam 31
17 Argentina 285 67 Li Băng 31
18 Nga 251 68 BP 30
19 Thuỵ Sĩ 239 69 Wal Mart Store 30
20 Thuỵ Điển 229 70 IBM 37
90
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển kinh tế xã hội tỉnh Tiền Giang
21 Bỉ 229 71 Volkswagen 24
22 Thổ Nhĩ Kỳ 200 72 Cuba 24
23 Áo 189 73 Hitachi 24
24 Ả Rập Xê Út 173 74 TotalFinaElf 23
25 Đan Mạch 163 75 Verizon 23
Communications
26 Hồng Kông 163 76 Matsushita Electric 22
Industrial
27 Na Uy 162 77 Mitsui & Company 20
28 Ba Lan 158 78 E.On 20
29 Indonesia 153 79 Oman 20
30 Nam Phi 126 80 Sony 20
31 Thái Lan 122 81 Mitsubishi 20
32 Phần lan 121 82 Uruguay 20
33 Venezuela 120 83 Cộng hoà Dominic 20
34 Hy Lạp 113 84 Tunisia 19
35 Israel 110 85 Philip Morris 19
36 Bồ Đào Nha 106 86 Slovakia 19
37 Iran 105 87 Croatia 19
38 Ai Cập 99 88 Gutemala 19
39 Ireland 95 89 Luxembourg 19
40 Singapore 92 90 SBC 19
Communications
41 Malaysia 90 91 Itochu 18
42 Colombia 81 92 Kazaktn 18
43 Philippin 75 93 Slovenia 18
44 Chi Lê 71 94 Honda Motor 18
45 Exxon Mobil 63 95 Eni 18
46 Pakistan 62 96 Nissan Motor 18
47 General Motors 56 97 Toshiba 17
48 Peru 53 98 Syri 17
49 Algeria 53 99 GlaxoSmithKline 17
50 New Zealand 51 100 BT 17
Nguồn: World Investment Report 2002-UNCTAD.
91
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 43400.pdf