Đề tài Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam

Thực tiễn đã chứng minh, dòng vốn đầu tư trực tiếp có vai trò rất tích cực đối với sự phát triển kinh tế của các nước đang phát triển và Việt Nam không là một ngoại lệ. Dòng vốn này có tác dụng tăng lượng vốn đầu tư trong nền kinh tế, hoàn thiện, minh bạch hóa thị trường tài chính, nâng cao năng lực, hiệu quả quản lí của nhà nước .Thực tế gần đây, cùng với việc ban hành Luật Đầu tư chung (2005) có hiệu lực từ 1/7/2006, việc đẩy nhanh tốc độ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, cam kết tiếp tục mở rộng nền kinh tế sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, Việt Nam đã hứa hẹn nhiều triển vọng cho sự vận động của các luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức không nhỏ đối với một nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường như Việt Nam. Để trở thành một địa chỉ hấp dẫn đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp cần rất nhiều điều kiện. Tuy nhiên so với yêu cầu, hiện tại Việt Nam còn rất nhiều việc phải làm: đẩy mạnh cải cách kinh tế mà trọng tâm là cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước, việc xây dựng, hoàn thiện luật pháp, thể chế, đảm bảo tính rõ ràng, công bằng đối với các nhà đầu tư nước ngoài và việc minh bạch hóa thị trường tài chính , tạo sự yên tâm cho các nhà đầu tư.

doc67 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1641 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g nước và từng giai đoạn. Đồng thời, để đạt được mục tiêu đặt ra lâu dài của chính sách đầu tư, trong nhiều trường hợp, các chính phủ phải chấp nhận sự thua thiệt ở mức độ nhất định các khoản lợi ích ngắn hạn. Việc cho phép thành lập các xí nghiệp nước ngoài sở hữu hoàn toàn nhằm tăng khối lượng vốn đầu tư thu hút từ bên ngoài, cải tiến chất lượng sản phẩm, thu hút được công nghệ nguồn… nhưng đổi lại các lợi ích thu được là những thua thiệt về lợi ích của nước sơ tại do hoat động chuyển giá nội bộ công ty xuyên quốc gia, việc trốn lậu thuế và khả năng lũng đoạn thị trường của các xí nghiệp này. Các hình thức đầu tư nên được tạo điều kiện phát triển mạnh hiện nay ở Việt Nam là sáp nhập và mua lại, phát triển hình thức quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ tương hỗ, quỹ bảo hiểm đầu tư… và các hình thức đầu tư khác trên thị trường chứng khoán. 2.3.3. Cần coi trọng việc bảo hộ lợi ích của các nhà đầu tư nước ngoài Việc nhà đầu tư nước ngoài lựa chon một hình thức đầu tư nào đó là sự thể hiện đầy đủ quan điểm của nhà đầu tư mà trực tiếp là các khoản lợi ích thu được tối ưu của họ từ hoạt động đầu tư được tiến hành. Việc bảo hộ lợi ích, thể hiện ở việc cho phép nhà đầu tư có đủ các quyền năng để thực hiện các hình thức đầu tư hợp lí ở những lĩnh vực tạo lợi ích lớn nhất cho họ. Cụ thể là: Đối với lĩnh vực khai thác, thăm dò đầu khí ngoài khơi - một lĩnh vực có nhiều rủi ro, hình thức hợp đồng phân chia sản phẩm là hình thức hợp lí. Đối với lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng, các lĩnh vực cung ứng các dịch vụ, tiện ích công cộng, bảo vệ môi trường sinh thái, cung cấp nguồn nước, năng lượng… hìnht hức BOT, BTO, BT là những hình thức nên áp dụng Đối với lĩnh vực có khả năng thu lợi nhuận độc quyền hoặc độc quyền nhóm trên một đoạn thị trường nhất định vốn là thế mạnh của các công ty xuyên quốc gia, có thể sử dụng được danh tiếng và thương hiệu mạnh của các tập đoàn này, khai thác năng lực cạnh tranh cao của chúng, bảo hộ được tài sản trí tuệ, bí quyết công nghệ, bí quyết thương mại… hình thức tổ chức kinh tế 100% vốn đầu tư nước ngoài là hợp lí. Đối với lĩnh vực có khả năng phân chia thị trường, khó có khả năng thu lợi nhuận độc quyền mà chỉ có khả năng thu lợi nhuận bình quân, chia sẻ rủi ro hoặc để tận dụng kiến thức và kinh nghiệm của đối tác về thị trường, kĩ năng quản lí, chuyển giao công nghệ… hình thức liên doannh là hình thức bộc lộ những ưu thế cao hơn so với các hình thức khác. Đối với lĩnh vực dịch vụ đặc thù như cung ứng dịch vụ tư vấn, nghiên cứu – phát triển… hình thức công ty hợp danh là sự lựa chọn tối ưu… 2.3.4. Việc qui định hình thức đầu tư cần gắn với các điều kiện thực hiện hình thức đó và cần có cơ chế điều tiết, kiểm soát thích hợp. Các điều kiện thực hiện bao gồm điều kiện về tổ chức, biện pháp khuyến khích về tài chính, đội ngũ nhân sự bao gồm cán bộ quản lí và công nhân, mức độ ủng hộ của chính phủ thông qua việc cho phép các hoạt động đầu tư diễn ra ở các lĩnh vực nhất định… tức là mức độ mở cửa thị trường để đầu tư. Đồng thời cần đào tạo và phát triển những nhân sự có đủ những phẩm chất, năng lực cần thiết để cùng tham gia điều hành hoạt động liên doanh, có khả năng để học hỏi kinh nghiệm của đối tác nước ngoài và phối hợp hữu hiệu trong việc ra quyết định. Cần có cơ chế điều tiêt, kiểm soát các hình thức này một cách phù hợp để hướng hoạt động đầu tư theo đúng mục tiêu đặt ra theo từng ngành, từng khu vực…, tạo điều kiện để nhà đầu tư chuyển đổi hình thức đầu tư khi cần thiết, tránh tình trạng tuỳ tiện áp đặt các hình thức đầu tư không phù hợp, gây tốn kém chi phí để điều chỉnh trong tương lai. Cần có đội ngũ cán bộ quản lí nhà nước có đủ năng lực thực hiện và bộ máy quản lí nhà nước ở cấp trung ương và địa phương có đủ hiệu lực thực hiện. Cần thay đổi cơ bản nhận thức phổ biến hiện nay trong các nhà hoạch định chính sách đầu tư Việt Nam là “ khả năng quản lí đến đâu tạo điều kiện phát triển các hình thức đầu tư đến đó”.Chính nhận thức này làm ảnh hưởng rất lớn đến khả năng mở rộng và đa dạng hoá linh hoạt các hình thức đầu tư, làm tăng them mức độ trì trệ của bộ máy quản lí, khó đưa ra được những thay đổi có tính chất đột phá nhằm tạo chuyển biến cơ bản trong thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam hiện nay 2.3.5. Cần phát triển mạnh khoa học pháp lí về đầu tư nước ngoài để tăng tính chủ động và sang tạo của các nhà hoạch định chính sách trong việc đưa ra các hình thức đầu tư nước ngoài phù hợp với điều kiện Việt Nam. Việc phát triển khoa học pháp lí cần dựa trên thực tiễn hoạt động kinh tế và kinh doanh quốc tế có liên quan đến đầu tư tại Việt Nam, các chính sách kinh tế, tập quán kinh doanh, trình độ phát triển các giao dịch về đầu tư nước ngoài, thực tiễn đầu tư của các nước trên thế giới cũng như các qui định quốc tế về đầu tư được qui định trong các hiệp định quốc tế hoặc các thông lệ quốc tế. Vì thế, cần chú trọng đào tạo đội ngũ luật gia, trang bị kiến thức pháp luật, phương pháp luật tư duy pháp lí sang tạo, linh hoạt, hìnht hành tầm nhìn xa, khả năng trông rộng về tính chất pháp lí của các giao dịch kinh tế cho các nhà quản lí doanh nghiệp và quản lí nhà nước, đầu tư nhiều hơn vào phát triển khoa học pháp lí thông qua việc triển khai hệ thống các đề tài nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu triển khai và tổng kết thực tiễn, nghiên cứu tình huống có tính đặc thù về các vấn đề như quyền sở hữu, quyền hưởng lợi, quyền lựa chọn và chuyển đổi hình thức đầu tư tài sản, quyền tham gia thị trường chứng khoán, vấn đề bảo hộ đầu tư nước ngoài, các qui định về cạnh tranh, bản chất sinh lợi của các loại tài sản… Cần đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm các nước về ban hành pháp luật, qui định về hình thức đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các nước có nền khoa học pháp lí phát triển về lĩnh vực đầu tư để đón đầu trong việc đưa ra các qui định hợp lí, tiếp nhận có chọn lọc các kinh nghiệm quốc tế này để áp dụng vào Việt Nam. Cần có cơ chế giảm thiểu những rủi ro trong nghiên cứu và rút ngắn tối đa khoảng cách tụt hậu về tư duy khoa học pháp lí trong xây dựng, ban hành và áp dụng các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài Chương 2 :Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài- FDI vào Việt Nam 2.1.Thành tựu và đóng góp của dự án FDI vào Việt Nam Kể từ khi Luật đầu tư nước ngoài được ban hành (1988) đến hết ngày 28/02/2006, Việt Nam đã thu hút được trên 6.090 dự án(còn hiệu lực) với mức vốn đăng ký đạt hơn 52,3 tỷ USD và vốn thực hiện đạt trên 28 tỷ USD. Các doanh nghiệp FDI đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, trở thành một thành phần kinh tế trong hệ thống kinh tế quốc dân. Khu vực đầu tư nước ngoài đã trở thành bộ phận hữu cơ năng động của nền kinh tế, có tốc độ tăng trưởng cao và vị trí ngày càng quan trọng trong nền kinh tế . Đầu tư nước ngoài đã đóng góp 27% kim ngạch xuất khẩu (không kể dầu khí), 33% giá trị sản xuất công nghiệp, 22% vốn đầu tư xã hội và hơn 14% GDP của cả nước, tạo thêm việc làm cho hơn 80 vạn lao động trực tiếp và hàng chục vạn lao động gián tiếp khác.Đầu tư trực tiếp vào Việt Nam (1992 – 2002) (Nguồn: MPI) Khu vực FDI đã làm tăng khả năng cung ứng hàng hoá cho thị trường, giảm nhu cầu nhập khẩu hang hoá thiết yếu, góp phần bình ổn thị trường, nâng cao đời sống xã hội. Mức đóng góp của khu vực đầu tư nước ngoài vào thu ngân sách ngày càng tăng về giá trị tuyệt đối và tương đối, tạo khả năng chủ động trong cân đối ngân sách, giảm bội chi.Trong thời gian vừa qua, dòng ngoại tệ vào Việt Nam thông qua FDI vẫn lớn hơn rất nhiều dòng ngoại tệ từ Việt Nam đầu tư ra nước ngoài; cộng thêm việc mở rộng nguồn thu gián tiếp từ FDI (qua khách thăm quan, tìm hiểu cơ hội đầu tư, tiền cho thuê đất, tiền lương cho lao động thuộc khu vực đầu tư nước ngoài, tiền cung cấp nguyên vật liệu địa phương và các dịch vụ thu ngoại tệ tại chỗ khác) đã góp phần cải thiện cán cân thanh toán của đất nước. Mặc dù phần lớn doanh nghiệp FDI đang trong thời kỳ hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, nhưng nguồn thu ngân sách từ khu vực FDI liên tục tăng, tính bình quân chiếm từ 7-8% nguồn thu ngân sách (nếu tính cả nguồn thu từ dầu khí, tỷ lệ này đạt gần 30% thu ngân sách). Chỉ tính riêng trong 5 năm gần đây (2001-2005),các dự án ĐTNN đã đạt doanh thu khoảng 74,061USD. Xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp có vốn FDI tăng bình quân 20%/năm, đã làm cho tỷ trọng của khu vực kinh tế này trong tổng giá trị xuất khẩu cả nước tăng liên tục trong các năm qua.So sánh giá trị xuất khẩu và đóng góp cho GDP như trên với tỷ trọng trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội mới thấy hết hiệu quả của khu vưc kinh tế có vốn ĐTNN. Chính vì vậy, cần phải khuyến khích các dự án ĐTNN hoàn thành và đưa vào sử dụng, vì những dự án này sẽ mang lại lợi ích lớn về kinh tế cho đất nước, đẩy mạnh chuyển giao công nghệ, rút ngắn được tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Hiện nay, các doanh nghiệp ĐTNN đang hoạt động có hiệu quả và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế đất nước.Chỉ tính riêng trong năm 2005 đã đạt tổng doanh thu khoảng 18 tỷ USD (không kể dầu khí), ngang bằng năm 2004. Hơn nữa cả vốn và lao động được bồi bổ thêm đáng kể. Cụ thể là trong năm 2005, khu vực kinh tế ĐTNN đã thực hiện được 6,338 tỷ USD vốn đầu tư , tăng trên 50% so với năm 2004. Nhờ hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh được tăng cao hơn mà trong năm 2005, chủ đầu tư của 607 dự án trong khu vực ĐTNN đã đề nghị và được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt cho tăng thêm vốn đầu tư để mở rộng quy mô hoạt động, với tổng vốn đầu tư tăng them 2,070 tỷ USD, tăng 3,5% so với năm trước. Điều đó cho thấy, nhiều nhà ĐTNN muốn làm ăn lâu dài tại Việt Nam. Theo một báo cáo của Bộ KH&ĐT, trong 5 tháng đầu năm nay cả nước đã thu hút thêm hơn 2,412 tỷ USD vốn đầu tư đăng ký mới, bao gồm cả vốn bổ sung của những dự án cũ. Trong đó, riêng phần mới cấp phép có 281 dự án, với tổng vốn đăng ký trên 2 tỷ USD,tăng 8,5% về số dự án và tăng 19,5% về vốn so với cùng kỳ năm trước. Lĩnh vực công nghiệp và xây dưng chiếm 74,3% số dự án và 66,1% tổng số vốn đăng ký mới; lĩnh vực dịch vụ chiếm tương ứng là 21,1%và 33,4%; phần còn còn lại thuộc lĩnh vực nông-lâm- thuỷ sản. Đáng chú ý, trong số dự án cấp giấy phép không chỉ có một số dự án có quy mô vốn đầu tư lớn, và còn gắn liền với việc chuyển giao công nghệ cao, như tập đoàn Intel 605 triệu USD, Công ty Tây Hồ Tây 314 triệuUSD, Winvest Invesment 300 triệuUSD, công ty PanasonicCommution 76,36 triệu USD… Cũng theo báo cáo trên, doanh thu (không kể dầu khí) của các doanh nghiệp FDI trong tháng 5/2006 ước đạt 2,55 tỷ USD, đưa tổng doanh thu của khu vực FDI trong năm tháng đầu năm 2006 lên 9,8 tỷ USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2005.Trong năm tháng đầu năm 2006, giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực FDI tiếp tục tăng trưởng với nhịp độ cao, đạt 18% so với cùng kỳ năm trước, vượt trội so với mức tăng trưởng chung 15,9% của toàn ngành công nghiệp. Kim ngạch xuất khẩu hang hoá của các doanh nghiệp FDI trong 5 tháng đầu năm 2006 tăng 29,5% so với cùng kỳ năm trước, cũng vượt trội so với mức tăng trưởng chung của cả nước là 24,3%. Sau một năm, kể từ tháng 5/2005 đến nay, không kể dầu khí, tỷ trọng của doanh nghiệp FDI trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước(theo giá sánh năm 1994) đã tăng từ 28,9% lên gần 30,3%; đồng thời trong tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước cũng tăng từ 32,76% lên gần 35,77%. Mặt khác, tổng số lao động trực tiếp trong khu vực FDI đã gia tăng từ 819.000 người ở thời điểm cuối tháng 5/2005 lên 1.057.000 người hiện nay. Kể từ sau khủng hoảng tài chính khu vực năm 1997, xu hưóng dòng vốn FDI vào Việt Nam tiếp tục phục hồi và tăng trưởng. Các vùng trọng điểm kinh tế vẫn là đầu tàu trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, làm động lực phát triển kinh tế của nước ta,tạo sức lan toả của đầu tư nước ngoài sang những vùng có điều kiện kinh tế khó khăn.Chỉ tính riêng trong năm 2005(tinh đến ngày 20/12/2005)trong tổng số 798 dự án được cấp phép, ngoại trừ 1 dự án dầu khí ngoài khơi thì 797 dự án còn lại được thực hiện trên 40 ỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Dẫn đầu là TPHCM với 243 dự án được cấp phép,tỉnh Bình Dương với 140 dự án,tỉnh Đồng Nai với87 dự ánvà tỉnh Tây Ninh với 26 dự án .Tại khu vực phía bắc, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hưng Yên là các địa phương dẫn đầu về số dự án FDI được cấp phép hoạt động, trong đó Hà Nội có 103 dự án,Vĩnh Phúc 24 dự án , Hải Phòng có 21 dự án.Các tỉnh có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn cũng thu hút được các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài như Lào Cai 5 dự án, Cao Bằng 3 dự án, Đắc Nông 2 dự án… Cơ cấu đầu tư nước ngoài trong năm nay đã có sự chuyển biến theo hướng tăng tỷ trọng của lĩnh vực dĩch vụ, chỉ tính riêng năm 2005(tính đến ngày 20/12/2005),số dự án ĐTNN đầu tư vào ngành dịch vụ cấp mới là 193 dự án chiếm 24,19% với tổng vốn đầu tư gần 1,5 tỷ USD và 50 dự án tăng vốn chiếm 9,77% với tổng vốn tăng thêm gần 228 triệu USD. Biểu đồ 3 : Cơ cấu đầu tư trực tiếp theo nghành 1988-2006 Theo Cục Đầu tư nước ngoài(Bộ Kế hoạch và Đầu tư), nhiều dự án lớn về đầu tư nước ngoài sẽ đổ vào Việt Nam trong thời gian tới. Dự kiến năm 2007 cả nước sẽ thu hút trên 12 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trong tháng 2/2007 có 38 lượt dự án bổ sung thêm vốn với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 360 triệu USD gấp 3 lần tổng vốn tăng thêm so với cùng kỳ 2006 Thái Lan là nhà đầu tư có số vốn đăng ký lớn nhất trong 2 tháng đầu năm 2007, chiếm 33,8% tổng vốn đăng ký(dự án giấy Kraf Vina của tập đoàn SCG SamCement tại Bình Dương với số vốn 220 triệu USD). Vốn đầu tư đăng ký tập trung vào lĩnh vực công nghiệpchiếm 49% dich vụ chiếm 45% số còn lại thuộc lĩnh vưc nông-lâm – ngư nghiệp. Bình Dương là địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút đầu tư nước ngoài với vốn đầu tư chiếm 35% tổng vốn đăng ký, tiêp theo là Bà Rịa Vũng Tàu 27% và Thái Nguyên 16%. Biểu đồ 4 : Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo địa phương 1988-2006 Bên cạnh đó, trong tháng 2/2007 các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đã góp vốn thực hiện là 350 triệu USD tăng 34% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu của các doanh nghiệp ĐTNN trong tháng 2/2007 ước tính đạt 1.980 triệu USD tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái và thu hút thêm 9000 lao động đưa tổng số lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài lên 1.145.000 người tăng 11% so với cùng kỳ năm trước. Nhìn chung tình hình thu hút đầu tư nước ngoài 2 tháng đầu năm 2007 được đánh giá khả quan với vốn cấp mới và tăng thêm là 1,91 tỷ USD tăng 45% so với cùng kỳ năm trước.Nhiều người hy vọng 2007 là năm bội thu về thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Việt Nam. Theo ông Phan Hữu Thắng Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, năm 2006 cả nước thu hút được 11 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và năm 2007 đang phấn đấu thu hút từ 12 tỷ trở lên. Cũng theo ông Thắng hiện nay có nhiều nhà đầu tư lơn đang tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Viêt Nam với các dự án lớn. Tại Hà Nội, Tập đoàn Gamuda(Malaixia) dự kiên đầu tư 1 tỷ USD xây dựng khách sạn,trung tâm hội nghị, văn phòng căn hộ cao cấp và Tập đoàn River(Nhật Bản) xin đầu tư xây dựng khách sạn 5 sao với vốn 500 triệu USD. Tại Bắc Ninh và Bắc Giang, tập đoàn Foxcon(Đài Loan) dự kiến đầu tư 5 tỷ USD xây dựng thành phố công nghệ sản xuất các sản phẩm điện tử cao cấp, trong giai đoạn đầu (năm 2007) đầu tư 1 tỷ USD. Ngoài ra còn rất nhiều dự án lớn khác của tập đoàn Trung Quốc đầu tư vào Viêt Nam. Biểu đồ 5 : Cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài theo nước 1988-2006 Thời gian tới Cục Đầu tư nước ngoài sẽ kết hợp với 14 tập đoàn truyền thong nước ngoài và trong nước tổ chức hội nghị về thu hút đầu tư nước ngoài tại TPHCM nhằm thong qua đó đẩy mạnh thu hút đầu tư vào Việt Nam. 2.2.Những thuận lợi của Việt Nam khi thu hút FDI Thu hút đầu tư nước ngoài là một trong những thành tích ấn tượng của Việt Nam trong năm 2006, với con số kỉ lục 10,2 tỷ USD. Vượt xa kế hoạch và con số dự báo. Tuy nhiên, cũng xin lưu ý con số hơn 10 tỷ USD mới chỉ dừng lại ở cam kết. FDI và ODA cùng đạt mức kỉ lục trong năm là những dấu hiệu rất quan trọng và tích cực đối với Việt Nam. Điều này chứng tỏ các tổ chức quốc tế, các chính phủ và các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá tích cực hơn về môi trường đầu tư của Việt Nam. Không còn nghi ngờ gì nữa các nhà đầu tư nước ngoài đang kỳ vọng vào Việt Nam.Họ đang đến với nhưng dự án lớn hơn và chắn chắn hơn thông qua cái gọi là “làn sóng đầu tư thứ hai”.Nhật Bản, Hàn Quốc,Mỹ…là những cái tên được nhắc đến nhiều nhất trong vài năm trở lại đây. 2.2.1.Vậy đâu là những lí do khiến các doanh ngiệp nước ngoài chọn Việt Nam là điểm sáng đầu tư? Điều đầu tiên, sự ổn định chính trị và an toàn trong một thế giới còn nhiều bất ổn là lợi thế của Việt Nam. Và nó được nhiều nhà đầu tư quan tâm, nhất là với những công ty muốn tìm nhưng địa điểm để xây dựng những trung tâm sản xuất lớn để xuất khẩu.Ngoài ra, tiềm năng từ nguồn nhân lực, chi phí lao động có tính cạnh tranh là lý do chủ yếu thu hút các nhà đẩu tư dến Việt Nam nhiều hơn. Năm 2006,Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO,cơ hội thu hút FDI cũng lớn hơn. Lí do là Việt Nam phải cải cách các chính sách liên quan đến đầu tư theo hướng giảm thiểu các rào cản trái với các quy định của WTO, đồng thời bãi bỏ sự phân biệt đối xử theo MFN (chế độ đối xử tối huệ quốc)và NT (đối xứ quốc gia). Việc tuân thủ nguyên tắc minh bạch hóa và tính dự báo các quy định, chính sách, thể chế thương mại sẽ giúp các nhà đầu tư yên tâm hơn khi đầu tư vào Việt Nam. Khi trở thành thành viên của WTO, Việt Nam cũng sẽ mở cửa thị trường dịch vụ, kéo theo một làn sóng đầu tư nước ngoài vào nhiều ngành kinnh tế như phân phối, bảo hiểm, ngân hàng, vận tải, viễn thông…Theo đó sự cạnh tranh quyết liệt trên thị trường dịch vụ cũng góp phần không nhỏ làm tăng tính hấp dẫn của môi trường kinh doanh. Nhờ dó, chi phí của các dịch vụ về viễn thông , giá thuê văn phòng… giảm mạnh, qua đó giúp các nhà đầu tư giảm chi phí kinh doanh và tăng khả năng cạnh tranh. Cũng trong năm 2006,Việt Nam sẽ hoàn tất lộ trình giảm thuế để gia nhập khu vực mậu dịch tự do ASIAN. Đồng thời hình thành khu vực mậu dịch tự do giữa các nước ASIAN với các nước Trung Quốc Nhật, Hàn Quốc. Như vậy, hàng hóa sản xuất tại Việt Nam có thể tự do gia nhập các nước ASIAN khác và trong tương lai không xa sẽ là các nước trong WTO trên toàn thế giới. Ngoài những lí do trên, thị trường trong nước phát triên mạnh, đặc biệt là thị trường điện tử, viễn thông và xây dựng, do kinh tế tăng trưởng mạnh và đời sống người dân được nâng cao, đã lôi cuốn đã lôi cuốn sự lưu tâm của nhiều nhà đầu tư. Điều này phần nào giải thích lí do ngành sản xuất thiết bị điện tư, viễn thông, địa ốc thu hút nhiều nhà đầu tư trong thời gian qua. 2.2.2.Ngoài ra, một lí do nữa phải kể đến là nỗ lực của nhà nước Việt Nam nhằm cải thiện môi trường đầu tư và thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Đó là sự nỗ lực hết mình để đáp ứng nhà đầu tư. Nỗ lực tích cực về phía nhà nước Việt Nam được xem như là các điều kiện cần và đủ-chủ yếu liên quan đến các vấn đề chính sách vĩ mô-được xây dựng một cách rõ ràng và nhất quán để chuyển biến những tiềm năng thành hiện thực. 2.2.2.1 Nhà nước đã có chủ trương tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, mở cửa thị trường theo các cam kết quốc tế. Quốc hội đã thông qua Luật Đầu tư chung và Luật Doanh nghiệp thống nhất, tạo ra “một sân chơi bình đẳng” và “có thể tiên đoán” được cho các nhà đầu tư và kinh doanh trong và ngoài nước. Theo Luật Đầu tư mới, sẽ mở rộng phạm vi về ngành nghề, địa bàn, phương thức cho các nhà đầu tư lựa chọn. Từ đó, có thể tăng cường sức lan tỏa của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FIE) trong nền kinh tế, thực hiện chuyển giao công nghệ. Cũng vì thế, luật đầu tư được đánh giá là thực sự cởi mở và thông thoáng hơn các luật hiện hành. 2.2.2.2.Thực hiện chủ trương chung của Đảng và nhà nước ta trong quá trình đổi mới, việc phân công thực hiện đầu tư đã được tiến hành mạnh mẽ. Trong lĩnh vực thu hút vốn đầu tư nước ngoài, việc phân cấp này được giao trách nhiệm cho các địa phương, ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế. Chẳng hạn, trước đây các địa phương chỉ được cấp phép các dự án có vốn từ 5 -10triệu USD. Thì nay thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội đã được quyết định các dự án đầu tư lớn hơn. Ban quản lý các khu công nghiệp được quyết định các dự án có vốn đầu tư lên đến 40 triệu USD. Nhờ vậy đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư. Thậm chí đã có những địa phương thí điểm cấp phép qua mạng, khiến việc cấp phép đầu tư được nhanh chóng hơn. Trong luật đầu tư mới, phần lớn chỉ còn có đăng kí đầu tư với quy trình đơn giản và thời hạn ngắn, quy mô đầu tư phải xem xét được nâng lên mức cao. Chỉ với các dự án lớn, có vốn đến khoảng 200 triệu USD (300 tỉ đồng) chiếm chừng 2% doanh nghiệp mới cần phải thẩm định. Sẽ tăng cường khuyến khích đầu tư bằng biện pháp hậu kiểm cũng làm đơn giản hơn các thủ tục thẩm định. Các vấn đề tranh chấp cũng được xử lý theo thông lệ quốc tế. 2.2.2.3.Sự thay đổi lớn trong việc cải thiện môi trường đầu tư ở Việt Nam là sự lắng nghe và tôn trọng của chính phủ xung quanh các ý kiến từ các doanh nghiệp. Cầu nối này trước đây chỉ thể hiện ở cấp chính phủ thì nay hầu hết các địa phương trọng điểm như thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai… đều có. Đây là điều mà không phải ở bất cứ quốc gia nào cũng có được. Khi một nhà đầu tư nước ngoài mang một số tiền lớn cùng với công nghệ và máy móc đến một nơi “đất khách quê người” làm ăn thì thái độ thiện chí của chủ nhà sẽ tạo nên sự an tâm cho họ. Mặt khác, sự lắng nghe này còn có ý nghĩa quan trọng ở chỗ chính phủ đã biết vận dụng vào thực tế nhằm cải thiện môi trường đầu tư thông qua những điều chỉnh trong chính sách. 2.2.2.4.Đồng thời Việt Nam không chỉ phải lo tốt các điều kiện bên trong mà phải còn lo tốt hoạt động xúc tiến đầu tư, tiếp thị với nhà đầu tư bên ngoài và ngược lại. Bởi lẽ hai công việc này sẽ hỗ trợ, bổ sung cho nhau. Hiện cục đầu tư nước ngoài đang triển khai thiết lập ba trung tâm xúc tiến đầu tư tại cả 3 miền Bắc Trung Nam. Mục tiêu là xây dựng nên những địa chỉ tin cậy của các nhà đầu tư, quan tâm đến tâm tư nguyện vọng của nhà đầu tư, cung cấp các dịch vụ miễn phí cho nhà đầu tư. Cục đầu tư nước ngoài cũng đang khảo sát và sẽ sớm tổng kết những vướng mắc, từ các loại hình dịch vụ cho đến hệ thống luật lệ, chính sách, quản lý điều hành… trình lên chính phủ để rà soát điều chỉnh lại, làm sao xây dựng cho được một môi trường đầu tư hết sức thông thoáng, thoải mái... Nếu chúng ta tạo điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ các nhà đầu tư đang làm ăn phát đạt tại Việt Nam thành công, tức là làm tốt được “chân trong” sẽ tạo hiệu ứng tốt cho công tác xúc tiến đầu tư ra bên ngoài. Lấy sự thành công của khu chế xuất Linh Trung làm ví dụ. Hiện công ty hạ tầng đã làm hoàn tất Khu chế xuất Linh Trung 1,2 và đang xây dựng Linh Trung 3 tại Tây Ninh. Sự thành công này có được là do đơn vị kinh doanh hạ tầng đã không bỏ mặc nhà đầu tư, không thực hiện theo kiểu cho thuê đất xong rồi thôi mà họ đã đồng hành hỗ trợ nhà đầu tư tất cả các khâu: cung cấp dịch vụ, làm visa, giải quyết các quan hệ lao động. Từ kinh nghiệm của Khu chế xuất Linh Trung có thể thấy rằng sau khi cấp phép chúng ta không thể để các nhà đầu tư phải tự xoay xở những vướng mắc nhỏ nhặt nhưng lại gây khó chịu, ảnh hưởng tâm lý nhà đầu tư… Những nỗ lực như trên thực sự đã được các nhà đầu tư nước ngoài công nhận, khi ông Norio Hattori, Đại sứ Nhật tại Việt Nam, ghi nhận Việt Nam hiện là Quốc gia có khả năng cạnh tranh cao về thu hút FDI trong khu vực. Trong khi chỉ cách đây 3 năm, môi trường đầu tư tại đây không có gì hấp dẫn so với các lân cận.Như vậy, thị trường Việt Nam thực sự sẽ tự do hơn, mở cửa hơn và tính cạnh tranh cũng cao hơn rất nhiều. Để các nhà đầu tư nước ngoài đã, đang, sẽ đến Việt Nam. Và sẽ tuyệt vời hơn khi Việt Nam giữ chân họ, khiến họ có thể kéo thêm những người khác “xếp hàng” đến đây. 2.3.Một số hạn chế trong thu hút FDI tại Việt Nam. Mặc dù đã đạt được những thành tựu vượt bậc,ngoài mong đợi,thế nhưng có thể nói những gì Việt Nam đạt được vẫn chưa xứng với tiềm năng,chúng ta hoàn toàn có khả năng làm được hơn thế. Môi trường đầu tư và kinh doanh tuy đã tiếp tục được cải thiện nhưng vẫn có những dự án vì những lý do nào đó, sau khi nhà đầu tư khảo sát tại Việt Nam đã thôi không đầu tư nữa hoặc chuyển sang đầu tư nước khác. Đó chính là vì Việt Nam vẫn còn những tồn tại ,những hạn chế làm các nhà đầu tư nản lòng Việt Nam là một trong số rất ít các nước đang phát triển được các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá cao về các lợi thế đầu tư, đặc biệt là trên 4 phương diện: sự ổn định chính trị, vị trí địa lý, khả năng khống chế tỷ lệ lạm phát và quản lý tỷ giá. Tuy nhiên, Việt Nam cũng là một trong các quốc gia còn yếu trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, hiệu quả của các dịch vụ hành chính, cơ sở hạ tầng, hệ thống thuế và khung pháp luật cho hoạt động đầu tư nước ngoài, một số nhà đầu tư có tâm lý chờ đợi các văn bản hướng dẫn thi hành các luật mới. Ngoài ra, các tình trạng đình công chưa được ngăn chặn kịp thời; tình trạng tranh chấp kéo dài và triển khai dự án chậm chưa được xử lý dứt điểm cũng gây ảnh hưởng xấu đối với môi trường đầu tư. Một điều nữa là chính sách thu hút ĐTNN của các nước trong khu vực quả thật có những điểm hấp dẫn hơn. Nếu nhìn lại, có thể thấy trong vấn đề này Trung Quốc có lợi thế hơn ta khi thị trường trong nước của họ lớn hơn ta rất nhiều. Đấy cũng là lý do khiến một số nhà đầu tư rút khỏi Việt Nam để chuyển hướng sang Trung Quốc. -Tỷ lệ các dự án đầu tư nước ngoài có sử dụng công nghệ cao, công nghệ nguồn còn thấp. Trong số các đối tác nước ngoài, thì Châu Âu và Hoa Kỳ đầu tư chưa lớn và chưa tương xứng với tiềm năng của họ. -Nhìn chung, tiến độ thực hiện dự án còn chậm so với luận chứng kinh tế kỹ thuật của dự án. Những dự án được cấp trước thời kỳ khủng hoảng tài chính khu vực vẫn không triển khai hoặc mới chỉ triển khai một số ít hạng mục. Nhiều dự án bất động sản vẫn dậm chân tại chỗ do vướng cơ chế chính sách. Một số dự án gặp vướng mắc kéo dài chưa được xử lý dứt điểm gây ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư. Kết quả là chênh lệch giữa vốn đăng ký và vốn thực hiện còn lớn; tốc độ tăng vốn thực hiện chưa cao. -Một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không thực hiện đúng những quy định của luật pháp về việc sử dụng lao động là người Việt Nam; như kéo dài thời gian học nghề, trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định, không thực hiện đúng chế độ bảo hiểm xã hội, kéo dài thời gian lao động trong ngày, thậm chí có những hành động xử phạt trái với pháp luật và đạo lý. Trong khi đó, nhiều người lao động không nắm được quy định của pháp luật, cộng thêm việc thiếu các tổ chức công đoàn, các cán bộ của Bên Việt Nam không bảo vệ được quyền lợi chính đáng của người lao động..., đó chính là những nguyên nhân chủ yếu xảy ra các tranh chấp về lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. -Tỷ lệ các dự án giải thể trước thời hạn vẫn còn ở mức cao, nhất là các dự án được cấp phép trong những năm trước khủng hoảng. -Chủ trương phân cấp đầu tư trong thời gian qua đã cho thấy đây là một chính sách đúng đắn cần được phát huy và mở rộng, nhưng cũng đã bộc lộ những vấn đề mới, như việc ban hành văn bản vượt khuôn khổ pháp luật, việc quản lý về đầu tư nước ngoài tại các địa phương còn khác nhau, không được xử lý một cách thống nhất, cạnh tranh trong thu hút đầu tư giữa các địa phương đã ảnh hưởng đến lợi ích chung.. -Hệ thống pháp luật chưa đầy đủ thiếu đồng bộ và hay thay đổi đã làm các nhà đầu tư nước ngoài thiếu tin tưởng và an tâm khi đầu tư vào Việt Nam -Bộ máy quản lý nhà nước quá cồng kềnh,thủ tục hành chính quá rườm rà,chậm cải tiến,còn tồn tại không ít những luật lệ địa phương -Công tác quản lý của nhà nước vừa buông lỏng vừa chồng chéo,vừa can thiệp thô bạo vào hoạt đông kinh doanh của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài . -Công tác xây dựng thẩm định và xét duyệt dự án đầu tư nước ngoài chậm được thống nhất và tiêu chuẩn hoá trên phạm vi cả nước -Cơ sở hạ tầng yếu kém( thiếu sân bay, bến cảng hệ thống giao thông…), việc đi lại khó khăn, điều này làm rất nhiều nhà đầu tư nản lòng -Chưa tạo ra được động lực để kích thích hướng dẫn cho các nhà đầu tư, môi trường cạnh tranh chưa có , quy mô các dự án còn nhỏ . -Chưa xác định được rõ nơi đâu (nước nào ) và ai là những nhà đầu tư tiềm năng để đưa ra chiên lược thích ứng , có trọng điểm kêu gọi đầu tư. Vẫn chưa xác định những lợi thế đang có, để hoạch định chiến lược dài hạn ; còn rất nhiều lúng túng ,thiếu tự tin khi giới thiệu tiềm năng và nguồn nhân lực . -Cơ cấu nghành nghề còn đơn điệu , chưa có những chương trình giới thiệu và quảng bá hình ảnh đất nước một cách thuyết phục , hệ thống thông tin dữ liệu còn nghèo nàn , chưa được quan tâm đúng mức . -Hoạt động xúc tiến đầu tư phân tán , rời rạc , thiếu tính liên kết ; còn nặng về hình thức, nhưng thiếu tính chuyên nghiệp . Các giải pháp thu hút đầu tư thiên về ban phát , mời mọc ban đầu , nhẹ xây dựng thiết kế và tinh thần trách nhiệm của bộ máy . -Thiếu thân thiện cởi mở với các nhà đầu tư, vẫn còn lắm thủ tục nhiễu khê, phiền phức trong việc đón tiếp ,làm việc với người nước ngoài -Về nhận thức , mới chỉ thấy đầu tư nước ngoài là cần , nhưng vẫn chưa thấy đến mức phải tập trung chỉ đạo từ phân tích đánh giá đến xây dưng chương trình (đồng bộ ) và tổ chức thực hiện . Kinh nghiệm về thu hút vốn đầu tư nước ngoài còn thiếu -Một yếu tố nữa cũng làm cho việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong thời gian qua là ĐTNN vẫn còn tập trung tại các vùng kinh tế trọng điểm . Tại các vùng kinh tế có lợi thế về điều kiện tự nhiên và kết cấu hạ tầng và thị trường tiêu thụ hấp dẫn các nhà đầu tư còn các vùng thứ yếu chưa được quan tâm . Điều này cho thấy các chính sách khuyến khích đầu tư vào các tỉnh miền núi , vùng sâu, vùng xa chưa mang lại kết quả . Điều này đòi hỏi trong thời gian tới cần có những giải pháp hữu hiệu hơn nữa nhằm hạn chế tình trạng mất cân đối về ĐTNN giữa các vùng kinh tế . -Đội ngũ cán bộ hoạt động trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài còn nhiều bất cập đã ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường đầu tư của Việt Nam và hạn chế hiệu quả đầu tư quốc tế ở Việt Nam. Chương 3: Một số giải pháp để nâng cao khả năng thu hút FDI ở Việt Nam Thời gian qua chúng ta đã đạt được những thành tựu quan trọng đáng biểu dương song bên cạnh đó vẫn còn không ít mặt hạn chế mà em đã trình bày trong những nội dung trước.Vì vậy trong thời gian tới để tăng cường lượng vốn FDI nên tiến hành các nhóm biện pháp lớn sau đây: 3.1.Về pháp luật chính sách: Hoàn thiện đồng bộ hệ thống pháp luật, nhất là luật đầu tư để có thể thu hút các nhà đầu tư nước ngoài Cần triển khai thực hiện tốt Luật doanh nghiệp và luật đầu tư chung, ban hành các Nghị định và thông tư hướng dẫn hai luật nói trên, tuyên truyền, phổ biến nội dung của các luật mới; kịp thời hướng dẫn cụ thể về chuyển đổi thủ tục hành chính ,củng cố,hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý đầu tư nước ngoài phù hợp với quy định của luật mới.Coi trọng việc giữ vững sự ổn định, không làm ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp FDI khi áp dụng các luật mới . Ban hành chính sách ưu đãi, khuyến khích mọi thành phần kinh tế,nhất là kinh tế tư nhân và đầu tư nước ngoài phát triển cơ sở hạ tầng, kinh doanh bất động sản đáp ứng nhu cầu và thực tế hội nhập kinh tế quốc tế. Bổ sung cơ chế,chính sách xử lý các vấn đề pháp lý có liên quan đến việc thực hiện các cam kết của nước ta trong lộ trình AFTA và các cam kết đa phương và song phương trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế,nhất là mở cửa trong lĩnh vực dịch vụ như:bưu chính viễn thông ,vận chuyển hàng hoá, y tế giáo dục đào tạo v.v… Đẩy mạnh việc đa dạng hoá hình thức đầu tư để khai thác thêm các kênh đầu tư mới như cho phép thành lập công ty hợp danh, đầu tư nước ngoài theo hình thức mua lại và sáp nhập….Sớm ban hành quy chế công ty quản lý vốn để điều hành chung các dự án.Tổng kết việc thực hiện thí điểm cổ phần hoá các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài để nhân rộng. Đặc biệt quan trọng ở Việt Nam là giải quyết các vấn đề liên quan đến giải phóng mặt bằng và đền bù Xây dựng các cơ sở hạ tầng một cách đồng bộ và hiện đại,xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài 3.2.Về quản lý nhà nước trong hoạt động đầu tư nước ngoài Đối với các nhà đầu tư những ưu đãi về thuế,tiền thuê đất,về thời hạn thuê đất ,về thời hạn của dự án,về giá nhân công rẻ…vẫn rất quan trọng nhưng quan trọng hơn là hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước,từ Trung ương đến địa phương .Quản lý nhà nước còn bao gồm cả việc xử lý vi phạm pháp luật,nhưng cần tách bạch giữa vi phạm của cá nhân thực hiện dự án với ,hoặc liên quan đến dự án với chính lợi ích khi được triển khai của dự án sẽ mang lại .Cần coi việc xử lý vi phạm là bắt buộc chứ không phải là để đối phó với các nhà đầu tư,cản trở các hoạt động kinh doanh và đầu tư của doanh nghiệp.Cân nhận thức rõ,bản chất của vốn FDI là của tư nhân ,do đó họ có quyền trong việc lựa chọn địa điểm đầu tư.Chỉ cầc phải chờ đợi hoặc gặp trở ngại mà không rõ khi nào xử lý xong họ sẽ chuyển đầu tư của mình sang địa điểm khác . Cần có những biện pháp cải cách hành chính hợp lý và đơn giản hoá,gọn nhẹ hoá bộ máy quản lý nhà nước Thống nhất và tiêu chuẩn hoá việc xây dựng thẩm định và xét duyệt các dự án đầu tư Đẩy mạnh việc triển khai phân cấp quản lý nhà nước giữa chính phủ và chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; chú trọng vào công tác, hướng dẫn kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật của các đia phương tránh tình trạng ban hành chính sach ưu đãi vượt khung; giảm dần sự tham gia trực tiếp của cơ quan quản lý trung ương đến địa phương thông qua tổ chức tập huấn, đào tạo ngắn hạn. Tiếp tục thực hiện nghiêm túc chỉ thị 13 củ thủ tướng chính phủ,trong đó có việc tiến hành đều đặn chương trình giao ban vùng,duy trì,nâng cao chất lượng các cuộc đối thoại với cộng đồng các nhà đầu tư,kịp thời giải quyết các khó khăn vướng mắc trong hoạt động kinh doanh của nhà đầu tư. Thực hiện có hiệu quả cơ chế một cửa và giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh giúp các doanh nghiệp triển khai dự án thuận lợi;khuyến khích họ đầu tư có chiều sâu,mở rộng sản xuất để đạt hiệu quả kinh tế-xã hội cao hơn. Đây là cách tốt nhất để chứng minh có sức thuyết phục về môi trường đầu tư nước ngoài ở Việt Nam đối với các nhà đầu tư tiềm năng . Hỗ trợ, thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài bằng cơ chế chính sách khuyến khích, ưu đãi trong lập quỹ,vay vốn đầu tư, đơn giản hoá thủ tục hành chính trong việc cấp phép, mở rộng chế độ đăng ký cấp phép. Tiếp tục mở rộng việc ứng dụng công nghệ tin học vào công tác quản lý nhằm nâng cao hiệu quả điều hành hoạt động đầu tư nước ngoài ở cả trung ương lẫn địa phương . 3.3.Đổi mới và đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư Tiếp tục tăng cường và đổi mới công tác vận động và xúc tiến đầu tư chú trọng các đối tác chiến lược,cũng như tăng cường quảng bá hình ảnh của đất nước Việt Nam đối với các nhà đầu tư quốc tế.Cùng với việc tổ chức các cuộc hội thảo giới thiệu về môi trường đầu tư chung tại các địa bàn và đối tác đã được nghiên cứu,qua các kinh nghiệm đầu tư, cần tăng cườn vận động trực tiếp các tập đoàn lớn đầu tư vào các dự án cụ thể .Có thể nói hướng thu hút đầu tư có hiệu quả nhất của Việt Nam là tập trung vào các doanh nghiệp nhỏ và vừa,các ngành có sử dụng nhiều nhân công,các ngành chế biến và lắp ráp. Đặc biệt cần đẩy mạnh hơn nữa thu hút đầu tư của các ngành sử dụng nhiều nhân công vì giá nhân công thấp là điểm hấp dẫn nhất của Việt Nam (giá nhân công ở Trung Quốc cũng có xu hướng nâng lên và hiện đã cao hơn ở Việt Nam).Một số ngành có thể lưu ý là :dệt may, lắp ráp điện tử máy móc.Một khi thu hút được các nhà máy lắp ráp sẽ gián tiếp thu hút các nhà sản xuất và cung cấp. Bên cạnh việc tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư trên các mặt chính sách và pháp luật,hạ tầng cơ sở, đào tạo nhân lực thì một yếu tố quyết định thành công là việc giải quyết kịp thời các vướng mắc của các nhà đầu tư.Vì sự hài long và thành công của các nhà đầu tư là một minh chứng sinh động nhất để tiếp tục thuyết phục và thu hút các nhà đầu tư khác vào Việt Nam Ngoài việc có những ưu đãi đầu tư thuận lợi, Việt Nam cần có những chương trình xúc tiến phù hợp kể cả việc các nhà lãnh đạo cao cấp tiếp cận và gặp gỡ để bàn bạc trực tiếp,có thể kết hợp với những chuyến đi thăm,làm việc nước ngoài của những nhà lãnh đạo Đảng , chính phủ để tổ chức các cuộc hội thảo giới thiệu môi trường đầu tư,mời các nhà lãnh đạo Đảng ,Nhà nước phát biểu tại các cuộc hội thảo nhằm xây dựng hình ảnh tốt về sự quan tâm của chính phủ đối với đầu tư nước ngoài.Các cơ quan nhà nước phải coi xúc tiến đầu tư là chức năng đầu tiên của mình ,thành lập quỹ xúc tiến đầu tư chung trên phạm vi toàn quốc,với việc xúc tiến đầu tư theo từng thời kỳ,có từng địa chỉ cụ thể ,tập trung vào vận dụng các đối tác đầu tư phù hợp với mục tiêu đặt ra ,nhất là các đối tác có công nghệ cao ,công nghệ nguồn: Đối với các đối tác lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản,EU…cần có các dự án lớn định hướng vào các tập đoàn xuyên quốc gia hang đầu của từng nước để trao đổi trực tiếp nhằm trong một thời gian ngắn các nhà đầu tư có thể đi đến quyết định đầu tư Phối hợp triển khai đề án kết nối kinh tế Việt Nam-Singapore nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh thu hút đầu tư nước ngoài Nâng cao trang thông tin website về đầu tư nước ngoài .Biên soạn lại các tài liệu về đầu tư nước ngoài như:guidebook, in tờ gấp giới thiệu về cơ quan quản lý đầu tư, cập nhật các thông tin về chính sách, pháp luật liên quan đến đầu tư nước ngoài … Nghiên cứu các địa bàn tiềm năng ở nước ngoài để hướng dẫn hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả . 3.4.Giải pháp về lao động tiền lương Sớm xem xét bổ sung ban hành các chính sách về tiền lương,bảo hiểm, nhà ở và một số chính sách xã hội khác, đồng thời tăng cường công tác thanh tra việc thực hiện các chính sách đó để bảo vệ lợi ích chính đáng,cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho công nhân,lao động làm việc cho trong các doanh nghiệp FDI 3.5.Giải pháp về thuế Chính sách và luật thuế phải đáp ứng được quá trình hội nhập và mở cửa thị trường.Chính sách pháp luật thuế hiện hành được sửa đổi bổ sung theo hướng giảm điều tiết nhưng mở rộng đối tượng chịu thuế, tiến gần đến mục tiêu đảm bảo nghĩa vụ thuế công bằng,bình đẳng hơn giữa các thành phần kinh tế, giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài,giữa người trong nước và người nước ngoài, thực hiện đúng các cam kết hợp tác, hội nhập kinh tế quốc tế và lộ trình cắt giảm thuế nhập khẩu theo CEPT/AFTA, EU, Hoa Kỳ và đặc biệt là WTO. Để đảm bảo chính sách nhất quán mở cửa thị trường nói chung và thực hiện nghiêm túc các cam kết quốc tế, cần phải tiếp tục hoàn thiện hệ chính sách pháp luật thuế theo hướng đồng bộ, cơ cấu hợp lý,khuyến khích đầu tư,xuất khẩu, đổi mới công nghệ , đồng thời hiện đại hoá công tác quản lý thuế ,hải quan nhằm đảm bảo chính sách động viên FDI phù hợp với điều kiện Việt Nam và tiến dần tới thông lệ quốc tế. Tóm lại quyết tâm xây dựng để tạo nên sự bền vững của dòng vốn FDI vào Việt Nam trong giai đoạn sắp tới còn rất nhiều việc phải làm. Dòng vốn đó nếu được đón nhận bằng môi trưòng thuận lợi về pháp lý và về quản lý nhà nước sẽ đảm bảo sự tăng trưởng với tốc độ cao và sự bền vững KẾT LUẬN Bài viết đã đưa ra một cái nhìn tổng quan, nhiều mặt về vốn FDI tại Việt Nam: các quan niệm về vốn FDI, những tác động tích cực, tiêu cực của nó tới nền kinh tế cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến dòng chảy của nguồn vốn này. Trong thời gian gần đây vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam cũng đã tăng rất mạnh. Tuy nhiên, để có thể thu hút thêm nguồn vốn FDI tương xứng với tiềm năng của nền kinh tế và thị trường, Việt Nam cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động cải thiện môi trường đầu tư, đặc biệt là khung pháp lý. Thực tiễn đã chứng minh, dòng vốn đầu tư trực tiếp có vai trò rất tích cực đối với sự phát triển kinh tế của các nước đang phát triển và Việt Nam không là một ngoại lệ. Dòng vốn này có tác dụng tăng lượng vốn đầu tư trong nền kinh tế, hoàn thiện, minh bạch hóa thị trường tài chính, nâng cao năng lực, hiệu quả quản lí của nhà nước….Thực tế gần đây, cùng với việc ban hành Luật Đầu tư chung (2005) có hiệu lực từ 1/7/2006, việc đẩy nhanh tốc độ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, cam kết tiếp tục mở rộng nền kinh tế sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, Việt Nam đã hứa hẹn nhiều triển vọng cho sự vận động của các luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức không nhỏ đối với một nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường như Việt Nam. Để trở thành một địa chỉ hấp dẫn đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp cần rất nhiều điều kiện. Tuy nhiên so với yêu cầu, hiện tại Việt Nam còn rất nhiều việc phải làm: đẩy mạnh cải cách kinh tế mà trọng tâm là cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước, việc xây dựng, hoàn thiện luật pháp, thể chế, đảm bảo tính rõ ràng, công bằng đối với các nhà đầu tư nước ngoài và việc minh bạch hóa thị trường tài chính , tạo sự yên tâm cho các nhà đầu tư. Tuy vậy, do tính bất ổn của dòng vốn FDI, bên cạnh việc thực hiện các giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp, Việt Nam cũng rất cần lưu tâm đến các chính sách, biện pháp để kiểm soát và quản lí nguồn vốn này. Chính phủ nên nghiên cứu và sử dụng các biện pháp kinh tế mà nên tránh các biện pháp hành chính mang tính áp đặt vốn rất dễ gây tâm lí lo lắng cho các nhà đầu tư. Tất cả những giải pháp, cả thu hút và kiểm soát, cần được thực hiện một cách đồng bộ và quyết liệt. Chỉ khi thực hiện được như vậy, Việt Nam mới có thể biến vốn FDI thành một công cụ đắc lực cho phát triển kinh tê-xã hội ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế PHỤ LỤC Phụ lục 1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo ngành 1988-2006 (tính tới ngày 18/12/2006 - chỉ tính các dự án còn hiệu lực) STT Chuyên ngành Số dự án TVĐT Đầu tư thực hiện I Công nghiệp 4,602 38,010,684,688 19,858,295,353 CN dầu khí 31 1,993,191,815 5,452,560,006 CN nhẹ 1933 9,702,132,768 3,484,308,827 CN nặng 2007 18,897,265,482 6,826,903,464 CN thực phẩm 275 3,252,939,416 1,958,634,568 Xây dựng 356 4,165,155,207 2,135,888,488 II Nông, lâm nghiệp 831 3,884,827,395 1,914,766,029 Nông-Lâm nghiệp 718 3,558,305,715 1,749,012,196 Thủy sản 113 326,521,680 165,753,833 III Dịch vụ 1,380 18,578,177,854 7,010,219,246 Dịch vụ 594 1,516,928,487 377,005,126 GTVT-Bu điện 186 3,373,432,735 720,973,796 Khách sạn-Du lịch 164 3,289,109,568 2,316,773,832 Tài chính-Ngân hàng 64 840,150,000 729,870,077 Văn hóa-Ytế-Giáo dục 226 980,095,862 381,562,825 XD Khu đô thị mới 6 3,077,764,672 51,294,598 XD Văn phòng-Căn hộ 120 4,433,346,984 1,859,671,662 XD hạ tầng KCX-KCN 20 1,067,349,546 573,067,330 Tổng số 6,813 60,473,689,937 28,783,280,628 Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư Phụ lục 2 Đầu tư trực tiếp nớc ngoài theo địa phương 1988-2006 (tính tới ngày 18/12/2006 - chỉ tính các dự án còn hiệu lực) STT Địa phương Số dự án TVĐT Vốn pháp định Đầu tư thực hiện 1 Tp.HCM 2057 14.148.535.638 6.326.323.614 6.369.884.073 2 Hà Nội 757 10.123.771.781 4.259.017.212 3.526.297.026 3 Đồng Nai 780 9.063.710.469 3.645.637.294 4.092.308.781 4 Bình Dương 1256 6.038.289.952 2.634.966.413 2.029.302.621 5 Bà Rịa-Vũng Tàu 140 4.604.922.896 1.881.795.111 1.270.694.513 6 Hải Phòng 218 2.190.160.585 930.191.033 1.247.991.624 7 Dầu khí 30 1.961.191.815 1.604.191.815 5.452.560.006 8 Hải Dơng 108 1.253.846.029 455.963.733 394.664.277 9 Hà Tây 58 1.222.347.707 418.729.282 212.528.786 10 Long An 117 1.029.788.114 423.204.743 423.859.429 11 Vĩnh Phúc 107 851.932.514 356.994.809 413.432.958 12 Thanh Hóa 23 725.502.144 230.507.687 410.351.460 13 Đà Nẵng 81 700.271.294 286.388.775 175.201.090 14 Quảng Ngãi 9 590.213.689 328.155.000 12.026.572 15 Quảng Ninh 79 585.484.030 263.299.554 331.756.732 16 Khánh Hòa 66 482.551.154 172.749.880 303.491.981 17 Kiên Giang 9 454.538.000 199.478.000 394.290.402 18 Tây Ninh 113 419.768.608 280.869.062 185.835.279 19 Bắc Ninh 57 409.054.349 163.345.402 168.961.650 20 Hng Yên 74 321.901.325 148.088.134 120.120.141 21 Phú Thọ 40 312.717.987 164.180.290 205.655.466 22 Nghệ An 19 255.625.001 111.207.458 109.994.123 23 Lào Cai 34 251.101.040 90.022.247 25.536.321 24 Quảng Nam 36 246.155.071 105.137.233 58.762.841 25 Thừa Thiên-Huế 32 230.848.462 88.294.999 142.240.118 26 Phú Yên 33 217.906.313 109.118.655 117.142.280 27 Thái Nguyên 20 211.160.472 82.723.472 43.132.565 28 Bình Thuận 43 201.986.683 76.308.064 33.526.740 29 Lâm Đồng 79 178.721.862 106.393.776 85.172.948 30 Cần Thơ 39 116.625.876 64.694.250 55.640.905 31 Lạng Sơn 25 95.901.376 46.619.058 17.936.061 32 Bình Phớc 28 83.494.440 44.587.380 15.051.506 33 Tiền Giang 11 83.419.340 35.115.729 93.994.982 34 Nam Định 11 69.599.022 29.752.142 14.047.500 35 Ninh Bình 7 65.807.779 26.494.629 6.100.000 36 Hòa Bình 12 51.651.255 19.421.574 13.161.062 37 Quảng Trị 11 44.614.500 18.197.100 4.288.840 38 Thái Bình 18 43.590.506 15.442.200 3.080.000 39 Hà Tĩnh 10 41.695.000 18.460.000 1.595.000 40 Vĩnh Long 12 40.995.000 19.085.000 10.276.630 41 Hà Nam 11 40.859.490 21.743.165 3.807.156 42 Bình Định 15 37.688.500 16.567.000 20.305.000 43 Bắc Giang 28 36.762.820 25.378.820 12.425.893 44 Bạc Liêu 7 34.142.476 20.886.517 32.212.302 45 Quảng Bình 4 32.333.800 9.733.800 25.490.197 46 Ninh Thuận 8 30.471.000 12.908.839 6.040.442 47 Bến Tre 6 29.344.048 10.354.175 5.514.621 48 Tuyên Quang 2 26.000.000 5.500.000 - 49 Sơn La 5 25.070.000 9.171.000 15.674.654 50 Gia Lai 5 20.500.000 10.660.000 19.100.500 51 Bắc Cạn 6 17.572.667 8.104.667 3.220.331 52 Yên Bái 7 17.125.688 8.542.081 7.197.373 53 An Giang 4 15.161.895 4.846.000 15.552.352 54 Kon Tum 3 15.080.000 10.015.000 2.248.043 55 Đắc Nông 5 14.950.770 10.891.770 3.074.738 56 Trà Vinh 8 11.057.701 10.893.701 1.917.147 57 Cao Bằng 7 10.820.000 7.520.000 1.200.000 58 Đắc Lắc 1 10.668.750 3.168.750 10.668.750 59 Đồng Tháp 9 9.203.037 7.733.037 1.514.970 60 Hà Giang 2 5.925.000 2.633.000 - 61 Sóc Trăng 3 5.286.000 2.706.000 2.055.617 62 Lai Châu 2 3.000.000 2.000.000 180.898 63 Hậu Giang 3 1.763.217 1.211.232 1.054.000 64 Cà Mau 2 1.375.000 1.375.000 930.355 65 Điện Biên 1 129.000 129.000 - Tổng số 6.813 60.473.689.937 26.505.824.363 28.783.280.628 Nguồn: Cục Đầu tư nươc ngoài – Bụ̣ kờ́ hoạch và đầu tư Phụ lục 3 Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo nước từ 1988- 2006 (tính tới ngày 18/12/2006 - chỉ tính các dự án còn hiệu lực)  STT Nước, vùng lãnh thổ Số dự án TVĐT 1 Đài Loan 1550 8,112,354,485 2 Singapore 452 8,076,009,191 3 Hàn Quốc 1263 7,799,430,566 4 Nhật Bản 735 7,398,914,136 5 Hồng Kông 375 5,279,515,576 6 BritishVirginIslands 275 3,225,637,154 7 Hà Lan 74 2,365,339,122 8 Pháp 178 2,197,723,735 9 Hoa Kỳ 306 2,111,463,152 10 Malaysia 200 1,647,851,050 11 Cayman Islands 19 1,630,083,740 12 Vơng quốc Anh 79 1,360,181,531 13 Thái Lan 142 1,335,913,904 14 Trung Quốc 407 1,069,172,512 15 Samoa 24 909,066,668 16 Luxembourg 15 803,816,324 17 Thụy Sỹ 42 744,621,029 18 Australia 124 681,204,248 19 British West Indies 5 511,131,090 20 CHLB Đức 80 368,754,832 21 Canada 54 340,238,658 22 Liên bang Nga 47 278,323,841 23 Bermuda 5 270,322,867 24 Philippines 27 241,058,899 25 Mauritius 25 188,803,600 26 Đan Mạch 35 178,794,364 27 ấn Độ 17 133,393,710 28 Indonesia 13 130,092,000 29 Channel Islands 14 96,500,788 30 Ba Lan 8 92,721,948 31 Brunei 26 82,360,000 32 Bỉ 27 80,349,379 33 Cook Islands 3 73,570,000 34 Barbados 1 65,643,000 35 Saint Kitts & Nevis 3 56,685,000 36 Italia 21 55,738,988 37 Thụy Điển 11 36,693,005 38 Cộng hòa Séc 8 36,628,673 39 Liechtenstein 2 35,500,000 40 Thổ Nhĩ Kỳ 5 33,450,000 41 New Zealand 12 32,597,000 42 Na Uy 13 32,031,918 43 Irắc 2 27,100,000 44 Ukraina 6 23,954,667 45 Lào 8 23,353,528 46 Belize 4 21,000,000 47 Grand Cayman 1 20,000,000 48 Bahamas 3 18,850,000 49 Phần Lan 3 16,335,000 50 Isle of Man 1 15,000,000 51 Panama 5 13,450,000 52 Srilanca 4 13,014,048 53 Ma Cao 6 12,700,000 54 Aó 10 12,075,000 55 Dominica 2 11,000,000 56 Saint Vincent 1 8,000,000 57 Israel 5 7,560,786 58 Tây Ban Nha 5 6,889,865 59 Cu Ba 1 6,600,000 60 Campuchia 3 3,700,000 61 Guatemala 1 1,866,185 62 Hungary 3 1,806,196 63 Nam T 1 1,580,000 64 Guinea Bissau 1 1,192,979 65 Syria 3 1,050,000 66 St Vincent & The Grenadines 1 1,000,000 67 Turks&Caicos Islands 1 1,000,000 68 Slovakia 1 850,000 69 Bungary 1 720,000 70 Guam 1 500,000 71 Malysia 1 500,000 72 Síp 1 500,000 73 Belarus 1 400,000 74 Ireland 1 200,000 75 Achentina 1 120,000 76 CHDCND Triều Tiên 1 100,000 77 Rumani 1 40,000 Tổng số 6,813 60,473,689,937 Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO -Giáo trình “Kinh tế quốc tế” PGS.TS Đào Đức Bìch, TS Nguyễn Thường Lạng, NXB Lao động – xã hội, 2005. -Giáo trình“Quan hệ kinh tế quốc tế: lý thuyết và thực tiễn”, GS-TS Tô Xuân Dân, TS. Vũ Chí Lộc, NXB Hà Nội, 1997 - Tạp chí Ngân Hàng số 1,2 năm 2000 - TS. NguyÔn V¨n D©n (Chñ biªn) (2001), Nh÷ng vÊn ®Ò cña toµn cÇu ho¸ kinh tÕ, NXB Khoa häc – X· héi -Th«ng tư sè 04/2001/TT-NHNN ngµy 18-5-2001 cña Ng©n hµng Nhµ níc híng dÉn vÒ Qu¶n lý ngo¹i hèi ®èi víi doanh nghiÖp cã vèn ®Çu t níc ngoµi vµ bªn níc ngoµi tham gia hîp ®ång hîp t¸c kinh doanh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docB0076.doc
Tài liệu liên quan