Đề tài Thù lao lao động: hệ thống tiền lương, tiền thưởng, các trương trình phúc lợi, dịch vụ, bảo hiểm xã hội và tác dụng khuyến khích lao động

Công ty cổ phân Nam Thắng là một công ty còn rất trẻ nhưng với hơn 1400 công nhân viên trong công ty với tinh thân làm việc hăng hái có tinh thần trách nhiệm kỷ luật rất cao. Vì vậy đây là môi trường thực tập lý tưởng để em có thể nắm bắt hiểu sâu hơn những kiến thức đã học đồng thời từ đó cũng giúp em rèn luyện tác phong làm việc. Với thời gian thực tập 4 buổi/ tuần cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị trong phòng tổ chức hành chính hoàn thành nhiệm vụ thực tập trong giai đoạn một cụ thể với công việc như sau: + Tuần đầu tiên tìm hiểu cơ cấu tổ chức các phòng ban, phân xưởng và nơi làm việc của các bộ phận trên. Sau đó tìm hiểu tình hình thực tế ở các phân xưởng về các vấn đề, bố trí nơi làm việc, các điều kiện làm việc của người lao động, số lượng người làm việc trong một tổ, trên một đây truyền, các thao tác người công nhân phải thực hiện. Cụ thể công ty có 4phân xưởng PXmay gồm 13 tổ mỗi tổ có từ 30 - 32 người, PXcắt có 4 tổ mỗi tổ có tù 15-18 người PXđế có 2 tổ , PX hoàn thiện (PX gò) có 2 đây truyền mỗi truyền có 4 tổ mỗi tổ 28-30 người. Và dưới đây là sơ đồ chu trình của sản phẩm Sau khi nguyên vật liệu qua PX cắt bán thành phẩm tới PX may và PX đế. PX may có nhiệm vụ may các chi tiết nhỏ lại sao cho thành mũi giầy ở công đoạn này người ta chia nhỏ ra thành rất nhiều công đoạn tuỳ thuộc vào mã hàng mà người ta chia. PX đế sau khi cắt xong đam sang xử lý hoặc nhập trực tiếp về bán thành phẩm của hai PX may và đế được chuyển tới PX hoàn thiện là công đoạn cuối cùng của sản phẩm cuối công đoạn người ta đóng gói xuất trực tiếp hoặc cho nhập kho. Tuần thứ 2,3,4 tham thực hiện công việc phòng giao đó là công việc tuyển sinh: mới đầu phjải xuống các PX tìm hiểu kỹ về các công đoạn, điều kiện làm việc, lương , bảo hiểm, kỷ luật lao động, các nội quy quy chế của công ty. Trong đợt này công ty tuyển sinh công nhân May và công nhân ở PX hoàn thiện với số lượng tương đối lớn hơn 200 công nhân để chuẩn bi cho chi nhấnh ở Hưng Yên. Trong quá trình đi tuyển sinh phải thông báo xuông các địa phương sau đó phải giải thích các công việc họ sẽ làm các vấn đề về lương, các chế độ khác, cũng như việc họ học nghề xong có tạo được công ăn việc làm cho họ. Ngoài ra người lao động còn hỏi rất nhiều về các vấn đề khác và giải thích cho họ hiểu về các nội quy quy chế của cônh ty quyền hạn trách nhiệm của công ty đối với họ và nghĩa vụ của họ đối công ty. Tuy có sự giúp đỡ của thầy Mai Quốc Tránh cũng với các anh chi trong công ty. Nhưng với thời gian ngắn và nội dung thực tập của đợt 1 mang tính tổng quát không đi sâu vào một vấn đề cụ thể. Để có thể hiểu sâu sắc hơn các vấn đề trong giai đoạn thực tập chuyên đề em xin chọn đề tài sau: Thù lao lao động: hệ thống tiền lương, tiền thưởng, các trương trình phúc lợi, dịch vụ, bảo hiểm xã hội và tác dụng khuyến khích lao động

doc22 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1193 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thù lao lao động: hệ thống tiền lương, tiền thưởng, các trương trình phúc lợi, dịch vụ, bảo hiểm xã hội và tác dụng khuyến khích lao động, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
báo cáo tổng hợp phân i: Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp. I. Vài nét khái quát về Công ty Công ty TNHH Nam Thắng với phương diện hạch toán kinh tế độc lập tự chủ về tài chính và có tư cách pháp nhân. Công ty khai trương và bắt đầu đi vào hoạt động từ 19/05/1996 theo quyết định số 2806/gp- ub do uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội cấp. Công ty có trụ sở chính tại 57 Hạ Đình km số 8 đường Nguyễn Trãi quận Thanh Xuân Hà Nội. Với số vốn ban đâu là 5tỷ đồng Sau một thời gian kinh doanh liên tục có lãi trong nhiều năm và đến năm 2000 công ty TNHH Nam Thắng đã chuyển thành công ty cổ phần Nam Thắng nhăm tiếp tục thu hút vốn đầu tư từ các cổ đông đẻ mở rộng sản xuất. Công ty chuyên sản xuất giày thể thao xuất khẩu sang thị trường EU và hiện nay đang mở rộng sang cả thị trường Mỹ. Công ty nhận đơn đặt hàng dưới hai hình thức: thứ nhất công ty nhân gia công (nhập nguyên vật liệu suất thành phẩm) thứ hai công ty mua nguyên vật liệu suất thành phẩm. Nguyên vật liệu của công ty trực tiếp nhập khẩu 100% từ các nước Trung Quốc, Hàn Quốc và một số nước EU phục vụ cho sản xuất, tổ chức sản xuất và xuất khẩu sản phẩm Để tiếp tục đáp ứng nhu cầu thị trường mới và tạo thêm chỗ làm mới công ty tiếp tục mở rộng sản xuất và mở thêm nhiêu nhánh cả trong và ngoài nước cụ thể chi nhánh Nam Hoa ở Phố Nối Hưng Yên và một số chi nhanh ở Trung Quốc, Hàn Quốc và Liên bang Nga. Ngay từ khi đi vào hoạt động công ty đã thu hút và đưa vào đào tạo nghề cho gần 800 lao động, hơn 30 người vừa mới tốt nghiệp các trường Đại học được tuyển dụng vào bộ máy quản lý và cho đến nay số lao động trong công ty tăng trên 1300 lao động Thời gian đầu: công ty thực sự gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Bởi một lẽ tay nghề công nhân còn thấp, đội ngũ cán bộ nhân viên phần lớn tuổi còn trẻ do mới tốt nghiệp ra trường nên chưa có nhiều kinh nghiệm về chuyên môn. Sau thời gian đào tạo nghề, xắp xếp, tổ chức lại bộ máy quản lý và hoàn thiện cơ sở vật chất, kỹ thuật. Công ty đã thực hiện các đơn hàng xuất khẩu với kết quả kinh doanh năm sau cao hơn năm trước. Đáng nể hơn là 100% giầy thể thao do Công ty sản xuất và gia công được xuất sang thị trường Châu Âu như các nước: Đức, Italia, Pháp, Tây Ban Nha, v.v... Đây đúng là thị trường rất khó tính, luôn đòi hỏi cao về chất lượng, kỹ thuật cũng như về thời gian xuất hàng. Và trong thời gian tới công ty còn xuất sang Mỹ và một số thị trương khác, họ khộng chỉ đòi hỏi thời gian xuất hàng chất lượng sản phẩm mà còn cả vấn đề công nhân sản xuất ra sản phẩm đó là những người không bị bóc lột quá đáng đối sử với công nhân tệ mạc nghĩa là người công nhân phải đảm bảo môi trường làm việc, mức tiền công ... Tuy còn nhiều khó khăn thời gian qua Nam Thắng đang từng bước vượt trội lên trên với thành tích nổi bật của mình đó là: Đã đào tạo được đội ngũ hàng ngày thanh niên rất trẻ trở thành những người thợ lành nghề, làm việc có tổ chức, có kỷ luật và có năng suất lao động cao.Không chỉ có vậy mà Nam Thắng còn đào tạo nghề nghiệp và tạo công ăn việc làm ổn định cho hàng nghìn thanh niên từ nông thôn đến thành thị. Cụ thể: Năm 1998 đã tạo thêm 200 chỗ làm việc mới Năm 1999 đã lên tới 450 chỗ Năm 2000 có tăng thêm 300 chỗ Năm 2001 có tăng chút ít tới 180 chỗ làm mới Nhớ không ngừng cải tiến và nâng cao năng lực quản lý nên Công ty cổ phần Nam Thắng ngày càng thực hiện rất tốt các yêu cầu về chất lượng sản phẩm và lịch xuất khẩu hàng. Do vậy mà uy tín của Công ty cổ phần Nam Thắng trên thị trường giầy thể thao xuất khẩu ngày càng được củng cố và nâng cao, được nhiều bạn hàng biết đến. Công ty đang từng bước cải thiện vị trí của mình trên thương trường quốc tế do vậy đòi hỏi hệ thống quản lý của Nam Thắng phải liên tục được cải tiến để tạo ra các điều kiện cho người lao động làm việc với năng suất và thu nhập cao hơn đặc biệt quan tâm sát sao tới việc nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho anh - chị em, ân cần động viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi để anh chị em tham gia các khoá đào tạo nâng cao tay nghề, bậc thợ, thúc đẩy nâng cao năng suất sản lượng nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống tốt hơn cho người lao động. Cho đến nay Với chỉ có 30 cán bộ quản lý và kỹ thuật đã đảm bảo cho quá trình sản xuất của gần 1.300 người hoạt động nhịp nhàng và ăn kóp với nhau, sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng tiêu chuẩn xuất khẩu, xuất hàng đúng lịch theo thị hiếu và yêu cầu của khách hàng. Và trong 6 tháng đầu năm công ty đã ký thêm rất nhiều hợp đồng, cố gắng tạo công ăn việc làm cho công nhân liên tục không có thời gian giao vụ với mức lương tối thiểu sao đảm bảo cuộc sống. Mặt khác, không những để đảm bảo quyền lợi cũng như những nghĩa vụ của người lao động, các chính sách pháp luật của Nhà nước, nghị quyết của Đảng, Công đoàn được quán triệt tới từng người lao động mà còn động viên được nhiều lao động tham gia các cuộc thi tìm hiểu về Đảng, Đoàn, về Thủ đô Hà Nội và các cuộc thi khác do Liên đoàn lao động quận phát động. Mỗi người lao động khi vào Công ty đều được học về Luật lao động, hướng dẫn sử dụng vận hành máy móc, thiết bị, được học an toàn lao động, vệ sinh môi trường, phòng cháy công nghiệp, được bố trí, xắp xếp vào những vị trí hợp lý, phù hợp với khả năng, trình độ chuyên môn tay nghề của mỗi người, được trang bị đầy đủ áo bảo hộ lao động, khẩu trang, găng tay, kính ... Vì vậy: Trong các năm qua Công ty chưa xảy ra 1 trường hợp lao động nặng và sự cố cháy - nổ nghiêm trọng nào. Ban chấp hành công đoàn kết hợp với Ban lãnh đạo Công ty luôn chăm lo, cải thiện điều kiện cho người lao động làm việc tốt, khám sức khoẻ định kỳ, phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Hàng năm Công ty còn tổ chức cho anh chị em công nhân đi thăm quan, nghỉ mát, tổ chức thăm hỏi động viên kịp thời các anh chị em công nhân và thân nhân gia đình họ khi ốm đau, tai nạn hoặc có việc hiếu - hỷ. Không chỉ tự khẳng định mình trong các lĩnh vực nội bộ mà còn tham gia vào các hoạt động xã hội và đã đạt được một số thành tích như: tổ chức các hoạt động văn hoá thể thao (giải cầu lông; đá cầu; đá bóng; văn nghệ trong toàn Công ty và giao lưu với các đơn vị bạn). II. Mô hình bộ máy quản lý của Công ty 1. Cơ cấu tổ chức bộ máy Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty quán triệt kiểu cơ cấu trực tuyến-chức năng nhằm tránh tình trạng tập trung quá mức chồng chéo trùng lặp và bỏ sót nên các chức năng quản lý được phân cấp phù hợp cho bộ phận phòng ban thành viên. Hệ thống tham mưu trực tuyến bao gồm: Ban giám đốc Công ty các quản đốc phân xưởng và các chuyền trưởng, tổ trưởng. Hệ thống chức năng bao gồm các phòng chức năng của Công ty, các phòng ban (bộ phận) quản lý phân xưởng. Về ban lãnh đạo gồm có một giám đốc và ba phó giám đốc là phó giám đốc kinh tế và phó giám đốc kỹ thuật cùng với một trợ lý giúp việc cho giám đốc. Công ty bao gồm tám phòng ban chức năng là: phòng kinh doanh; phòng xuất nhập khâủ; phòng tài chính-kế toán; phòng tổ chức; văn phòng; phòng sản xuất, phòng kỹ thuật, phòng kcs. Các phòng bộ phận quan hệ hợp tác thống nhất trên tổng thể toàn Công ty và chịu sự chỉ đạo trực tiếp duy nhất từ Giám đốc, có trách nhiệm thực thi các nhiệm vụ được giao và làm cố vấn cho Giám đốc về các lĩnh vực hoạt động của mình. Đồng thời, có trách nhiệm gián tiếp tham gia cùng các đơn vị nghiệp vụ khác trong hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn Công ty. Cơ cấu này thể hiện sự phân công-phân cấp phù hợp với năng lực cán bộ và các điều kiện đặc thù của Công ty trong hiện tại và các năm tới. Khi các điều kiện thay đổi thì cơ cấu có thể được điều chỉnh cho phù hợp. Dưới đây là sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty. Chú thích: Quan hệ trực tuyến Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty Hội đồng Quản trị Giám đốc Phòng GĐ kỹ thuật Phó GĐ sản xuất Phó GĐ tài chính Phòng kỹ thuật Phòng KCS Phòng tổ chức hành chính Phòng sản xuất Phòng kế hoạch Phòng Cơ điện Phòng tài chính kế toán Phòng đối ngoại X-N-Khẩu PX cắt PX May PX Đế PX Gò Các tổ SX Các tổ SX Các tổ SX Các tổ SX 2. Chức năng- nhiệm vụ- quyền hạn của các bộ phận trong bộ máy 2.1 Hội đồng quản trị Hàng năm tổ chức họp một lần tại cuộc họp đại hội cổ đông của công ty thông báo tình hình hình hoạt động của công ty và đưa ra kế hoạch cho năm tới. Thường hội đồng cổ đông họp vào cuối quí 4 Hội đồng quản trị: Có quyền quyết định chiến lược phát triển, các phương án đầu tư, các giải pháp phát triển thị trường, quyết định sắp xếp cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ, bổ nhiệm, cắt chức, quy chế quản lý nội bộ, bổ nhiệm (cắt chức) Giám đốc và các chức danh quản lý quan trọng trong Công ty. 2.2. Giám đốc Giám đốc là người có quyền điều hành cao nhất trong Công ty, chỉ đạo mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn Công ty từ việc xây dựng chiến lược, tổ chức thực hiện đến việc kiểm tra-đánh giá, điều chỉnh và lựa chọn chiến lược, lựa chọn các phương án và huy động các nguồn lực để tổ chức thực hiện. Giám đốc chịu trách nhiệm về hoạt động quản lý và các cán bộ do Giám đốc trực tiếp ký bổ nhiệm và đề nghị bổ nhiệm, bao gồm: các Phó Giám đốc, các Trưởng - Phó phòng ban Công ty, Chánh phó Giám đốc các Xí nghiệp, Chánh phó Quản đốc phân xưởng. Giám đốc là đại diện cao nhất cho pháp nhân của Công ty, là người đại diện chủ sở hữu, chủ tài khoản và chịu trách nhiệm trước Nhà nước Giám đốc được sử dụng hình thức và phương pháp uỷ quyền phân cấp cho các cấp, các cá nhân. Giám đốc chịu trách nhiệm cuối cùng về các hoạt động đã uỷ quyền. Giám đốc trực tiếp chỉ đạo các bộ phận sau: + Phòng kinh doanh + Phòng xuất - nhập khẩu + Phòng tài chính - kế toán + Phòng tổ chức 2.3. Phó giám đốc tài chính - Là người được uỷ quyền đầy đủ để điều hành Công ty khi Giám đốc đi vắng. - Chỉ đạo xây dựng kế hoạch và phương án hoạt động của các lĩnh vực được phân công phụ trách. - Trình - báo cáo các phương án hoạt động để được Giám đốc phê duyệt. - Chỉ đạo thực hiện các phương án đã được phê duyệt. - Kiến nghị, đề xuất các phương án liên quan đến cơ cấu tổ chức và nhân sự đối với các lĩnh vực mình phụ trách. - Phó Giám đốc trực tiếp chỉ đạo các bộ phận sau: + Phòng Kế toán tài chính + Phòng Đối ngoại xuất nhập khẩu 2.4. Phó Giám đốc Kỹ thuật Phó Giám đốc Kỹ thuật phụ trách về các lĩnh vực sau: + Nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng để triển khai thiết kế, chế tạo thử các sản phẩm mới + Thí nghiệm đo lường các tiêu chuẩn hoá + Xử lý các vấn đề liên quan đến môi trường sinh thái + Quy trình công nghệ, định mức kinh tế - kỹ thuật Phó Giám đốc Kỹ thuật có trách nhiệm tổ chức chỉ đạo nghiên cứu mẫu mốt, cải tiến thiết kế với năng lực công nghệ ở Công ty. Phó Giám đốc Kỹ thuật trực tiếp chỉ đạo các bộ phận: + Phòng kỹ thuật + Phòng kcs 2.5 Trợ lý Giám đốc Trợ lý Giám đốc thực hiện ba chức năng chủ yếu: + Chức năng thư ký tổng hợp + Chức năng văn thư liên lạc + Chức năng tham mưu Trợ lý Giám đốc thực hiện những nhiệm vụ cơ bản sau: + Nắm bắt mọi vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, làm báo cáo tổng hợp hàng ngày trình Giám đốc. + Trợ lý có nhiệm vụ lưu giữ thông tin. + Là người truyền tải các thông tin, quyết định của Giám đốc tới các cấp có liên quan, các bộ phận trong Công ty. + Thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu, phân tích, tổng hợp và đưa ra các ý kiến tham mưu cho Giám đốc Công ty. + Có trách nhiệm giữ gìn tuyệt đối các bí mật thông tin sản xuất kinh doanh của Giám đốc. 2.7. Phòng Tài chính - Kế toán Phòng Tài chính - Kế toán đặt dưới sự quản lý trực tiếp của Giám đốc Công ty, là cơ quan tham mưu quan trọng nhất giúp Giám đốc nắm rõ thực lực tài chính của Công ty trong quá khứ, ở hiện tại cũng như hình ảnh trong tương lai, làm cơ sở để Giám đốc ra các quyết định tài chính. * Nhiệm vụ của bộ phận tài chính - Lập kế hoạch về cơ cấu các bộ phận tài sản của Công ty, theo dõi các biến động về tài sản, phân tích và đè xuất các kiến nghị để Giám đốc ra các quyết định thay đổi, điều chỉnh, bổ sung tài sản của Công ty. Đặc biệt tập trung, theo dõi và đề xuất các giải pháp xử lý tài sản cố định, thanh lý vật tư, hàng hoá chậm luân chuyển. - Lập kế hoạch huy động các nguồn vốn cho Công ty. Tổ chức phân tích cơ cấu các nguồn vốn, hiệu quả sử dụng các nguồn vốn. - Kiểm soát tình hình sử dụng các nguồn vốn, đề xuất các giải pháp ngắn hạn và dài hạn cho việc tăng nhanh vòng quay vốn kinh doanh. - Đảm bảo và phát triển vốn Nhà nước giao cho Công ty, phát triển chúng phù hợp với yêu cầu kinh doanh. - Thực hiện các nhiệm vụ kiểm toán viên nội bộ đối với các Báo cáo tài chính mà bộ phận kế toán xây dựng, chịu trách nhiệm về tính trung thực của các Báo cáo tài chính do bộ phận kế toán xây dựng trước Giám đốc. - Là bộ phận đầu não trong việc tiếp nhận, nghiên cứu và tổ chức triển khai các quyết định tài chính của cấp trên đối với Công ty. - Chịu trách nhiệm về tính trung thực của Báo cáo tài chính tổng hợp cũng như chứng từ tài chính - kế toán. Là đơn vị trực tiếp kiểm tra, thanh tra tài chính cấp trên. * Nhiệm vụ của Kế toán: - Thực hiện nghiệp vụ kế toán vật tư, đảm bảo các nghiệp vụ mua, nhập - xuất vật tư đúng quy định ở mọi quá trình xuất hiện nghiệp vụ. - Xây dựng kế hoạch chi phí, thực hiện các nghiệp vụ kế toán chi phí ở tất cả các nơi phát sinh chi phí, các loại chi phí. - Thực hiện nhiệm vụ kế toán thu - chi tiền mặt phát sinh trong kinh doanh cả với nội bộ lẫn các quan hệ với các tổ chức kinh doanh ngoài Công ty. - Xây dựng Bảng cân đối tài sản theo các thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm), phát hiện lợi nhuận và các nhân tố tăng lợi nhuận. - Lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ, xác định số dư tiền mặt tại các thời điểm theo yêu cầu quản lý (ngày, tuần, tháng, quý, năm). - Xây dựng, tập hợp các số liệu thống kê giúp cho công tác quản lý. - Thực hiện kế toán các khoản thuế, bảo hiểm và các nghĩa vụ ngân sách khác.Các lĩnh vực quản lý tài chính Các nghiệp vụ kế toán * Mối liên hệ công tác: - Phòng Tài chính - Kế toán thực hiện mối liên hệ nghiệp vụ liên quan đến tất cả các phòng ban, bộ phận, xí nghiệp trong nội bộ Công ty. - Thực hiện các quan hệ với các cơ quan tài chính cấp trên với tư cách là một bộ phân tham mưu về tài chính - kế toán cho Giám đốc Công ty. - Thực hiện các quan hệ với các cơ quan hữu quan khác: ngân hàng, cơ quan kiểm toán, bảo hiểm, các công ty thuộc Tổng Công ty. 2.6. Phòng sản xuất Phòng sản xuất chịu sự quản lý trực tiếp của Giám đốc Công ty, thực hiện hai chức năng : + Chức năng phục vụ cho sản xuất kinh doanh trực tiếp của Công ty + Chức năng sản xuất kinh doanh Phòng sản xuất Kinh doanh có nhiệm vụ: + Lập danh mục các chủng loại nguyên phụ liệu đầu vào cho ngành da- giày, trên cơ sở đó, xây dựng kế hoạch kinh doanh hằng năm cho Công ty. + Tổ chức thu thập, nghiên cứu thông tin để phát hiện các loại nguyên phụ liệu mới đựợc ứng dụng trong ngành. + Xây dựng kế hoạch và phương án cung cấp các hoá chất nguyên phụ liệu cho Công ty để đảm bảo kịp thời kế hoạch sản xuất cho Công ty. + Thực hiện nhập khẩu trực tiếp hoá chất và nguyên liệu phục vụ cho sản xuất của Công ty. + Bảo toàn và phát triển nguồn tài chính. Về mối liên hệ công tác, Phòng Kinh doanh có hai mối liên hệ chính: +Quan hệ trong nội bộ: Với Giám đốc, với các phòng ban chức năng. + Quan hệ bên ngoài Công ty để thực hiện các nhiệm vụ được giao trong quyền hạn của phòng. 2.8. Phòng Kế hoạch Phòng Kế hoạch chịu sự quản lý trực tiếp của Phó Giám đốc sản xuất thực hiện các chức năng cơ bản sau: + Chức năng lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tháng, quý, năm của Công ty. + Chức năng quản lý tồn kho nguyên vật liệu và thành phẩm. + Chức năng tổ chức thực hiện kinh doanh bán hàng, phục vụ thị trưòng nội địa. Nhiệm vụ của Phòng Kinh doanh: - Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ từng danh mục, chủng loại mặt hàng theo từng tháng, quý, năm. - Là đầu mối trong việc xây dựng các kế hoạch chiến lược dài hạn cho Công ty. - Bảo toàn và phát triển các nguồn tài chính Công ty giao cho Phòng đúng Pháp luật Nhà nước. - Trực tiếp quản lý bộ phận xây dựng cơ bản. Dưới đây là mô hình tổ chức Phòng Kế hoạch: 2.9 Phòng Tổ chức: Phòng Tổ chức trực thuộc sự quản lý của Giám đốc Công ty, thực hiện chức năng, nhiệm vụ cơ bản sau: + Tham mưu cho Giám đốc trong việc đổi mới, kiện toàn cơ cấu tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của Công ty. + Theo dõi, phát hiện các bất cập trong cơ cấu tổ chức của bộ máy Công ty. + Thực hiện các vấn đề về nhân sự: Đào tạo - tuyển dụng - sa thải nhân sự; đề ra quy chế về các loại định mức lao động. Ban hành quy chế lương, thưởng, phụ cấp phù hợp với từng điều kiện của từng xí nghiệp, xưởng, phân xưởng và toàn Chế độ chính sách Tổ chức Bộ phận Bảo vệ Nhân sự đào tạo l.động t.lương Phó phòng Phó phòng Trưởng phòng *Mối liên hệ công tác: Cũng như các phòng khác, Phòng Tổ chức có mối liên hệ công tác nội bộ với Giám đốc và các tổ chức, với các phòng chức năng, các xí nghiệp, xưởng. Về mối liên hệ bên ngoài Công ty có Tổng Công ty và các cơ quan quản lý địa phương. 2.9 Phòng kcs Phòng KCS chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Phó Giám đốc Kỹ thuật, thực hiện các chức năng, nhiệm vụ sau: - Thực hiện chức năng quản lý chất lượng thống nhất trong toàn Công ty, xây dựng quy trình kiểm tra chất lượng cho từng khâu, từng bộ phận và hướng dẫn thực hiện theo ISO - 9002. - Thực hiện công tác thống kê chất lượng, phân tích diễn biến chất lượng nguyên vật liệu, vật tư được cung ứng, bán thành phẩm trên dây chuyền sản xuất và thành phẩm nhập kho, xác định nguyên nhân ảnh hưởng tới chất lượng, đề xuất với lãnh đạo Công ty và các đơn vị trong Công ty các biện pháp nâng cao chất lượng. 2.10.Phòng Kỹ thuật phòng Kỹ thuật chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Phó Giám đốc Kỹ thuật, thực hiẹn các chức năng cơ bản sau: - Nghiên cứu cơ bản: là các nghiên cứu mang tính phát hiện mới, sáng tạo mới các nguyên lý, các nguyên vật liệu, các kiểu dáng mới để tiếp tục cho các nghiên cứu ứng dụng triển khai. - Nghiên cứu ứng dụng, sao chép, tức là, từ các sản phẩm, các kết quả nghiên cứu cơ bản đã có, Trung tâm triển khai, cải tiến thay đổi nhỏ để áp dụng vào sản xuất sản phẩm phù hợp với thị trường và năng lực của Công ty. - Phối hợp với các xí nghiệp để tổ chức triển khai quá trình chế thử mẫu, chuyển giao công nghệ cho các xí nghiệp để sản xuất hàng loạt, tham gia kiểm, soát điều chỉnh quy trình công nghệ kỹ thuật nhằm sản xuất ra các sản phẩm đúng với các chuẩn mực chế thử. Phòng Kỹ thuật có nhiệm vụ: + Xây dựng phưong án tổ chức và thu thập thông tin về sản phẩm, công nghệ, vật liệu, xu thế mẫu mốt. Đặc biệt là các dự báo về các mẫu mốt sản phẩm da-giày làm cơ sở cho các nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng. + Triển khai kế hoạch nghiên cứu ứng dụng. + Nghiên cứu mẫu mã theo đơn đặt hàng của khách hàng. + Phân tích kiểm tra hoá chất, xăng keo, cao su đầu vào, kiểm tra cơ - lý bán thành phẩm. + Xây dựng quy trình công nghệ và chuyển giao công nghệ cho các xí nghiệp. + Xây dựng việc theo dõi việc thực hiện các định mức tiêu dùng các loại nguyên vật liệu cho chế taọ sản phẩm. 2.10 Văn phòng Công ty Văn phòng Công ty là cơ quan tham mưu, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Phó Giám đốc Kinh tế, hoạt động trong lĩnh vực hành chính - tổng hợp và đối ngoại, phát hiện những vấn đề nảy sinh và tham mưu về phương án giải quyết. * Mối liên hệ công tác: Để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, phải xác định rõ mối quan hệ công tác giữa văn phòng với các phòng chức năng của Công ty và các xí nghiệp thành viên. Với tư cách là bộ phận đảm nhiệm chức năng hành chính - tổng hợp, Văn phòng có quan hệ với tất cả các bộ phận trong Công ty. Yêu cầu phải có sự phối hợp chặt chẽ với nhau vì quyền lợi phát triển chunh của toàn Công ty và của mỗi bộ phận. 2.13. Xưởng Cơ điện Xưởng Cơ điện chịu sự chie đạo trực tiếp của Giám đốc, thực hiện các chức năng sau: + Duy trì năng lực hoạt động của tất cả các thiết bị hiện có trong Công ty bao gồm cơ, điện, hơi, nước. + Phát triển năng lực thiết bị của cơ, điện, hơi, nước. + Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ tay nghề cho đội ngũ cán bộ công nhân sửa chữa bảo dưỡng thiết bị cho công ty. Nhiệm vụ của xưởng Cơ điện: + Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sửa chữa dự phòng cho toàn bộ máy móc thiết bị. + Thực hiện phân loại máy móc thiết bị theo các tiêu thức như: mức độ hiện đại, tình trạng năng lực còn lại thực tế, quy mô, khả năng lắp lẫn phụ tùng linh kiện. + Trên cơ sở kế hoạch sửa chữa, tiến hành sửa chữa. + Tổ chức nghiệm thu, bàn giao máy móc, thiết bị mới hoặc sau sửa chữa bảo dưỡng. Phân II:tình hình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty I- tình hình hoạt động của công ty trong năm 2001 1- Tình hình tiêu thụ sản phẩm Để đạt kết quả cao trong việc tiêu thụ sản phẩm đòi hỏi phòng kể hoạch và phòng sản xuất phối hợp nhau làm sao khi hàng sản xuất phải kịp thời gian giao hàng với yêu cầu mẫu mã chất lựơng số lượng phải đảm bảo theo yêu cầu của khách hàng. Sau đây tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty trong 3 năm gần đây: Bảng kết quả tiêu thụ sản phẩm Chỉ tiêu đơn vi tính 1999 2000 2001 Tỷ giá USD/VNĐ Giá bán bình quân Tổng số lượng xuất khẩu Giá vốn bán hành Tổng doanh thu Đồng USD Đôi triệu đồng triệu đồng 14000 5,5 206607 14120,169 16233,340 14500 4,9 171090 96170,428 12155,969 15000 5 200500 12181,333 15037,5 Từ bảng trên ta thấy tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty phụ thuộc vào 3 yếu tố tỷ giá USD/VNĐ tỷ lệ này càng thấp sẽ có lợi cho việc xuất khẩu măt ta thấy công ty nhập 100% nguyên vật liệu từ nước ngoài vì thế nó làm cho nguyên vật liệu chính cao, bên cạnh đó giá bán bình quân/ đôi giảm làm cho lượng sản phẩm năm 2000 tiêu thụ giảm so năm 1999 là 35517 đôi. Nhưng năm 2001 số lượng sản phẩm tiêu thụ cao hơn vì giá thành đợn vị sản phẩm tăng lên và ngoài việc gia công sản phẩm công ty còn nhập nguyên vật liệu xuất thành phẩm làm cho khối lượng đơn đặt hàng tăng lên, giá bình quân trên đơn vị cũng tăng lên 29410 đôi tuy vẫn còn thấp hơn năm 1999 nhưng đay cũng là đấu hiệu khả quan trong việc tiêu thụ sản phẩm cho các năm tiếp theo 2 .Phân tích tình hình sử dụng lao Với đặc thù của ngành may mặc đa phân sử dụng lao động thủ công nhiều vì thế để có thể tận dụng tối đa mọi nguồn lực của công ty thì việc bố trí sắp xếp lao động hợp lý là rất quan trọng. Đối với công ty cổ phân Nam Thắng là một công ty chuyên sản xuất giầy ra xuất khẩu vì thế số lao động nữ ở đây chiếm đa phân tới 90%, độ tuổi còn rất trẻ từ 18 - 25 Tuổi cho thấy đội ngũ lao động tương đối trẻ, bậc thợ của công nhân trung bình là 4/6. Với việc bố trí 2 ca làm việc trong một ngày mỗi ca làm việc là 8giờ/ngay (ca sáng từ 6giờ đến 14 giờ ca chiều từ 14 giờ đến 22 giờ) nếu trong trường hợp để kịp thời gian giao hàng mà phải làm tăng ca thì không quá 12 giờ/ngày. sau đây là bảng cơ cấud lao động của doanh nghiệp trong mấy năm gần đây. Cơ cấu lao độngcủa công ty Chỉ tiêu 1999 2000 2001 Tổng số cán bộ công nhân viên Lao động gian tiếp Lao động trực tiếp Nam Nữ 1103 139 964 223 880 1420 134 1286 284 1136 1455 135 1320 300 1155 Qua bảng trên ta thấy tình hình lao động của công ty luôn tăng điều này cho thâys quy mô của công ty ngày càng được mở rộng và thu hút thêm nhiều lao động. Với số lượng ban đầu của công ty chỉ có 800 lao động đến năm 2001 số lượng lao động tăng lên 1455 lao động tăng 655 lao động tăng 81,5% cơ cấu lao động trong công ty lao động chiếm hơn 80% và số lao động gián tiếp chiếm hơn 10%. Tình hình sử dụng lao động trong công ty sử dụng tối đa nguồn nhân lực trong công ty với việc bố trí 2 ca làm việc một ngày. Công nhân được làm việc trong điều kiện môi trường thuận lợi nhất tuân thủ các điều kiện về an toàn vệ sinh công nghiệp. Thời gian làm việc không quá 12giờ/ ngay và một tuần ít nhất được nghỉ một ngày đối với lao động quản lý. Trong điều kiện có việc đột biến xẩy ra giám đốc điều động làm thêm thời gian và trong thời gian làm việc nay người lao động được trả lương gấp đôi so với thời gian bình thường. Ngoài ra công ty còn có thời gian ngừng việc do thiếu nguyên vật liệu hoặc hàng chưa xuất được thì công nhân nghỉ việc thời gian này chiếm 10% thời gian làm việc bình quân năm.dưới đây là tình hình sử dụng lao động của công ty Tình hình sử dụng lao động trong công ty Chỉ tiêu đv tính 2000 2001 Lao động sử dụng bình quân năm Trình đọ trên đại học Trinh độ đại học Trình đọ trung cấp Công nhân kỹ thuật Đào tạo đậy nghề Cho nghỉ thôi việc mất sức Thu nhập bình quân năm Người Người Người Người Người Người Người 1000đ 1420 1 18 30 45 200 10 550 1455 1 18 28 42 80 20 600 Nhìn bảng trên ta thấy số lao động có trình độ đại học chiếm 1,26% trên tổng số lao động, công nhân kỹ thuật chiếm 3,03% và trình độ trung học chiếm 2,01%. Ngoài ra công ty còn thường xuyên tuyển mới và tạo thêm rất nhiều để đáp ứng với công việc. Cơ cấu chuyên môn của doanh nghiệp không có gì thay đổi nhiều. Vì hàng năm công ty đa số tuyển thêm công nhân còn cán bộ quản lý hầu như không thay đổi. Tuy nhiên năm 2002 để chuẩn bị cho nguồn nhân lực cho các chi nhanh của công ty ở nước ngoài và một chi nhánh ở Hưng Yên thì ngoài việc tuyển, đào tạo thêm cán bộ công nhân còn phải nâng cao thêm cho một số cán bộ công nhân sau này chuyển sang làm ở các chi nhánh nước ngoài. 3. Phân tích tình lương, thưởng, kỷ luật lao động trong công ty Công ty áp dụng chế độ trả lương theo sản phẩm dưói hình thức phân tích các bước công việc từ đó đưa ra các đơn giá tiền lương cho các công đoạn. Ngoài ra nêu làm thêm giờ công nhân sẽ được tính mức lương sản phẩm cộng thêm với % tăng năng suất đơn gia này tuỳ thuộc vào từng mã hàng. Đối lao động gián tiếp ăn lương theo hệ số % sản phẩm làm ra của công nhân. công ty thường xuyên khuyến khích cho những sáng kiến về cải tiến kỹ thuật đồng thời thướng cho những đói tượng hoàn thành suất sắc nhiệm vụ, và các ngày lễ tết công ty có quà ... Dưới đây bảng hệ số lương của phân xưởng cắt Hệ số lương sản phẩm công nhân gián tiếp px cắt Chức vụ Số lượng Hệ số lương sp Tổ trưởng Công nhân phụ Phó quản đốc Thống kê Trưởng ca Lao công Tổ phục vụ Tổ bồi Kho giao nhận 4 12 2 2 1 2 6 3 4 1,96 1,4 3,5 và 3,0 2,22 và 1,75 2,8 1,25 1,4 1,47 và 1,4 1,96 và 1,58 Kỷ luật lao động trong công ty áp dụng hình thức ABC đối với loại A hoàn thành 100% sản lượng giao khoán đảm báo đủ ngày giờ làm việc chấp hành tốt nội quy quy chế của công ty, loại B hoàn thành 90%-100% ngoai ra không vi phạm gì, loai C hoàn thành từ 80% - 90% công việc được giao vi phạm nội quy quy chế của công ty 2 lân nhưng không làm ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh. Loại D vi phạm nội quy của công ty 3 lần trở lên hoặc 1 lần làm ảnh hưởng tới kết quả sản xuất kinh doanh vi phạm vệ sinh lao động công nghiệp ...Nếu ai ở loại thì sẽ hưởng mức trợ cấp trách nhiệm hoặc không được hưởng gì nếu loại D. Các hình thức kỷ luật lao động trong công ty khiển trách trong trường hợp người lao động vi phạm thời gian làm việc 3 lân trong tháng đi muộn về sớm. Không tuân theo các quy định về về vệ sinh an toàn trong lao đông, nói truyện trong giờ làm việc mà đã nhắc nhở 1-2 lần ... chuyển đi làm đi công việc khác với mức lương thấp hơn trong trường hợp người lao động không hoàn thành nhiệm vụ được giao trong nhiều lân, nhiều lần vi phạm nội quy quy chế của công ty làm ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh, sa thải nghỉ không lý do quá 7 ngày hoặc có hành vi ăn cắp tài sản, không tuân thủ các quy định về an toàn lao động mặc dù đã nhắc nhở và khiển trách trước đó... Hình thức sử lý kỷ luật tổ trưởng hoặc quản đốc lập biên bản về các hành vi phạm của người lao động rồi gửi lên phòng tổ chức giải quyết và các quyết định sa thải người lao động phải được trình qua trưởng phòng tổ chưc và giám đốc. Khi đưa ra các hình thức kỷ luật biết trong trương hợp người lao động bị sa thải công ty có tránh nhiệm thanh toán toàn tiền lương và người lao động nộp lai thẻ và tài liêu có liên qua đến công ty. Trong trường hợp bi chuyển đi làm công việc khác với mức lương thấp hơn thì không được quá 60 ngày hết thời hạn người lao động lại bố trí công việc cũ hoặc công việc mới nhưng với mức lương cao hơn. Công ty Nam Thắng hiện tượng vi phạm kỷ luật lao động là do công nhân thiếu ý thức hay vi phạm thời gian làm việc đồng thời còn một số trương hợp lấy cắp nguyên vật liệu.... 4. Tình hình sử dụng tài sản cố định của công ty Bảng :Tình hình tài sản cố định năm 2001 Tên TSCĐ Nước sản xuất Tháng sử dụng Nguyên giá Số lượng ồ nguyên giá Tỷ lệ % Sd Mức KH (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) I) Phân xưởng cắt 1- Máy cắt (48 x 30) KD-P3 Hàn Quốc 09/96 59.752.745 1.075.549.410 10 8.962.912 2- Máy cắt (58 x 20) KD-P3 " 06/96 61.318.314 2 122.636.620 10 1.021.972 3- Máy cắt YG 501 " 05/00 69.539.800 4 278.159.200 10 2.317.993 4- Máy tạo biến bồi 290.335.472 1 290.335.475 10 2.419.462 5-Máy in tần suất cao " 06/96 98.623.479 3 295.870.437 10 2.465.587 6- Máy lạng da KM 76 " " 11.171.886 8 89.375.088 10 744.792 7- Máy đánh bóng da KD-P1 " " 25.195.045 1 25.195.045 10 209.659 8-Máy gấp mép YG - 802 " " 35.753.033 2 71.506.066 10 595.884 9- Máy hút bụi " " 16.353.412 1 16.353.412 7 194.683 10- Máy thuê đồng bộ Nhật Bản 06/96 1.108.248.750 1 1.108.248.750 10 9.235.406 11- Máy điều hoà phicôl Mỹ " 7.685.000 2 15.370.000 5 256.167 II) Phân xưởng May 1- Máy B1K KM123B Hàn Quốc 06/96 4.869.551 183 891.127.833 8 9.282.582 2- Máy B2K KM 740 " " 11.574.425 25 289.360.625 8 5.014.173 3- Máy ziczắc DPK-3 " " 10.102.593 17 171.744.081 8 1.789.001 4- Máy ziczắc TJ 52 " 2000 6.716.701 6 40.300.206 8 419.794 5- Máy trụ 1km KM 817B Đài Loan 06/96 11.863.755 37 438.958.935 8 4.572.489 6- Máy trụ 2 km KM 827B Hàn Quốc " 11.574.425 112 1.296.335.600 8 13.504.496 7- Máy tán ôzê " " 24.936.931 2 49.873.931 8 519.519 8- Máy đốt chỉ SK 25 " " 868.011 15 13.020.165 4 271.253 9- Máy đột ôzê KD-105 " " 14.340.710 8 114.725.680 8 1.195.059 10- Máy tán ôzê " " 24.936.931 2 49.873.862 8 519.519 11- Máy dập Rivê " " 1.200.000 1 1.200.000 8 12.500 12- Máy mài lăn nhám Hàn Quốc 06/96 31.489.200 1 31.489.200 10 262.410 13- Máy mài tấm lót " " 48.034.800 1 48.034.800 10 400.290 14- Máy ép đế " " 120.386.072 3 361.158.216 10 3.009.652 15- Máy nén khí " " 54.000.000 1 54.000.000 10 450.000 16- Máy nén khí " " 22.000.000 1 22.000.000 10 183.333 IV) Phân xưởng đế 1- Máy ép đế thuỷ lực " " 130.226.625 1 130.226.625 10 1.085.222 2- Máy ép đế " " 120.386.072 1 120.386.072 10 1.003.217 3- Máy mài đế " " 7.908.040 6 47.448.240 10 395.402 4- Máy ép dán " " 48.463.200 1 48.463.200 10 403.860 V) Phân xưởng cơ điện 1- Máy mài cầm tay Việt Nam 06/96 1.027.170 1 1.027.170 4 21.399 2- Máy mài 2 đá " " 736.560 1 736.560 4 15.908 3- Máy khoan " " 719.019 2 1.438.038 4 29.959 4- Máy cắt sắt " " 1.081.000 2 2.162.000 4 45.042 5- Quạt công nghiệp Hàn Quốc " 1.669.600 57 95.167.200 7 1.132.943 6- Hệ thống điện 301.833.501 301.833.501 5 5.030.552 VI) Bộ phận gián tiếp 1- Máy điều hoà 1 cục 06/96 5.979.285 11 65.772.135 5 1.096.202 2- Máy điều hoà 2 cục x 20.666.690 1 20.666.690 5 344.445 3- Máy điều hoà 2 cục 200 23.922.000 2 47.844.000 5 797.400 4- Máy điện thoại cố định 06/96 1.650.000 6 9.900.000 4 206.250 5- Máy vi tính x 10.000.000 8 80.000.000 5 1.333.333 6- Fax x 6.300.000 1 6.300.000 5 105.000 7- Máy in x 5.450.000 2 10.900.000 5 181.666 8- Điện thoại tổng đài 06/96 700.000 1 700.000 5 11.667 9- Thiết bị ngoại vi nối ghép x 37.799.532 37.799.532 5 629.992 5. Tình hình sử dụng tài chính của công ty Phân tích tài chính của doanh nghiệp là một trong những nội dung cơ bản của hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty. Thông qua phân tích tình hình tài chính để thấy rõ được tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng như khó khăn, triển vọng của doanh nghiệp Bảng 2.: Bảng cân đối kế toán năm 2001 Tài sản Mã số Số đầu kỳ Số cuối kỳ A- Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 100 21.204.074.537 16.146.057.972 I- Tiền 110 85.334.601 9.904.497 1- Tiền mặt 111 32.458.197 9.142.223 2- Tiền gửi Ngân hàng 112 52.876.404 762.274 II- Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120 III- Các khoản phải thu 130 11.483.904.603 10.372.160.502 1- Phải thu của khách hàng 131 2.866.522.843 1.648.613.130 2- Trả trước cho người bán 132 11.694.950 3- Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ 133 158.529.235 72.058.843 4- Các khoản phải thu khác 138 8.447.157.575 8.651.488.529 5- Dự phòng các khoản phải thu khó đòi 139 IV- Hàng tồn kho 140 6.972.709.869 2.221.508.725 1- Vật liệu công cụ 142 1.118.479.477 221.896.271 2- CP sản phẩm kinh doanh dở dang 144 1.614.083.331 1.295.264.962 3- Thành phẩm, hàng hoá tồn kho 145 4.240.147.061 704.347.492 4- Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 149 V- Tài sản lưu động khác 150 2.662.125.464 3.542.484.248 B- Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 200 16.609.967.906 16.596.737.867 I- Tài sản cố định 210 11.155.085.942 10.106.722.015 1- Nguyên giá 211 17.340.863.358 17.518.816.592 2- Giá trị hao mòn luỹ kế 213 6.185.777.416 7.412.094.577 II- Đầu tư tài chính dài hạn 220 2.306.045.990 2.306.045.990 III- Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn 229 IV- CP xây dựng cơ bản dở dang 230 3.148.835.974 4.183.969.862 ồ tài sản 250 37.814.042.443 32.742.795.839 Nguồn vốn Mã số Số đầu kỳ Số cuối kỳ A- Nợ phải trả 300 34.697.306.480 29.585.541.654 I- Nợ ngắn hạn 310 34.697.306.480 29.585.541.654 1- Vay ngắn hạn 311 15.745.097.504 14.842.837.000 2- Phải trả cho khách hàng 313 17.089.057.481 13.978.571.260 3- Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 315 2.038.573 20.318.573 4- Phải trả cho người lao động 316 669.907.768 784.451.967 5- Các khoản phải trả khác 318 1.213.562.220 II- Nợ dài hạn 320 0 0 1- Vay dài hạn 321 0 0 2- Nợ dài hạn khác 328 0 0 B- Nguồn vốn chủ sở hữu 400 3.116.735.963 3.157.254.185 1- Nguồn vốn kinh doanh 411 6.548.297.191 6.548.297.191 2- Chênh lệch tỷ giá và đánh giá lại tài sản 412 101.515.364 104.564.375 - Chênh lệch tỷ giá 413 0 - Chênh lệch đánh giá lại tài sản 414 0 3- Các quỹ 415 0 4- Lãi chưa sử dụng 416 3.330.045.864 3.286.478.631 ồ nguồn vốn 430 37.814.642.443 32.742.795.839 Bảng3: Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2000 Phần I: Lãi lỗ (Đơn vị: 1000đ) Chỉ tiêu Mã số Luỹ kế từ đầu năm Tổng doanh thu 01 15037500 Trong đó: Doanh thu hàng xuất khẩu 02 15037500 Các khoản giảm trừ: 03 15.626 + Chiết khấu 04 0 + Giảm giá 05 0 + Giá trị hàng hoá bán bị trả lại 06 0 + Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu 07 12.626 1- Doanh thu thuần 10 15009248 2- Giá vốn hàng bán 11 12181333 3- Lợi tức gộp 20 2.827.915 4- Chi phí bán hàng 21 915.168 5- Chi phí quản lý doanh nghiệp 22 1.569.180 6- Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 30 343.567 - Thu nhập hoạt động tài chính 31 0 - Chi phí hoạt động tài chính 32 0 7- Lợi nhuận hoạt động tài chính 40 0 + Các khoản thu nhập 41 0 + Chi phí bất thường 42 0 8- Lợi nhuận bất thường 0 9- Tổng lợi nhuận trước thuế 343.567 10- Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp (Đang nằm trong diện miễn giảm 11- Lợi nhuận sau thuế 343.567 6.Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước (Đơn vị: 1000đ) Chỉ tiêu Mã số Số luỹ kế từ đầu năm Số cuối kỳ Phải nộp Còn phải nộp Còn phải nộp Nộp thừa I- Thuế 10 104760 104760 0 0 1- Thuế giá trị gia tăng phải nộp 11 Trong đó: + Thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu 12 2- Thuế tiêu thụ đặc biệt 13 3- Thuế xuất - nhập khẩu 14 106260 106260 0 0 4- Thuế thu nhập doanh nghiệp 15 5- Thuế thu trên vốn 16 6- Thuế tài nguyên 17 7- Thuế nhà đất (môn bài) 18 8500 8500 8- Tiền thuê đất 19 9- Các thuế khác 20 II- Các khoản phải nộp khác 30 1- Các khoản phụ thu 31 2- Các khoản lệ phí 32 3- Các khoản phải nộp khác II - Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 1. Yếu tố con người Trong bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào thì yếu tố con người bao giờ cũng là một yếu tố mang tính quyết định bởi con người là chủ thể của hoạt động và kết quả của mỗi hoạt động phụ thuộc vào bản thân từng người. Công ty cổ phần Nam Thắngcó một đội ngũ cán bộ công nhân viên khá lớn trên 1400 người với nhiều độ tuổicòn rất trẻ, nhiều trình độ khác nhau Về đội ngũ các cán bộ quản lý, phần lớn đều đã qua đại học có trình độ chuyên môn và có năng lực quản lý, xuất kinh doanh và đặc biệt đã có uy tin trên thị trường quốc tế với đội ngũ lãnh đạo Công ty không ngại khó khăn tìm hướng đi mới, làm lại từ đầu. Những chính sách chiến lược hợp lý, những kế hoạch sát với thực tế đã khiến Công ty luôn hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu đề ra tạo đà cho những bước phát triển tiếp theo. Công ty cũng đã có những mối quan hệ tốt đẹp với nhiều nước trên thế giới. Về đội ngũ công nhân lao động, 100% đều đã qua phổ thông, ý thức lao động tốt, tỷ lệ lao động có tay nghề cao chiếm một phần đáng kể trong Công ty. Do đó, năng suất lao động của công nhân khá cao (một phần do chính sách trả lương theo sản phẩm), sản phẩm làm ra đạt chất lượng cao theo đúng tiêu chuẩn đề ra, ít sản phẩm lỗi, hỏng. Hơn nữa, nhờ những chính sách quan tâm, ưu đãi của lãnh đạo, công đoàn Công ty (tặng quà nhân ngày sinh nhật, thưởng theo lương,...) nên đã chiếm được lòng tin của người lao động, nâng cao tinh thần trách nhiệm, hết mình vì sự phát triển lâu bền của Công ty. Bên cạnh đó vẫn còn hiện tượng một số công nhân thiếu trách nhiệm tình thân kỷ luật chưa cao và hạn chế của công nhân là tác phong công nghiệp kém 2. Yếu tố nguyên vật liệu Nguyên vật liệu trong ngành da-giày là một yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng sản phẩm, qua đó, ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Công ty cổ phần Nam Thắng phải nhập nguyên vật liệu trực tiếp từ nước ngoài. Việc đặt mua nguyên vật liệu từ nước ngoài gặp rất nhiều khó khăn, ngày giao hàng chậm hoặc do việc vận chuyển không thuận lợi làm cho việc sản xuất kinh doanh không được liên tục làm ảnh hưởng tới việc hoàn thành kế hoạch sản xuất thời gian giao hàng... 3. Yếu tố công nghệ Yếu tố công nghệ cũng là một yếu tố rất quan trọng quyết định tới chất lượng sản phẩm, ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh. Quy trình sản xuất giày phải trải qua rất nhiều giai đoạn. Mỗi một công đoạn có những đặc điểm, yêu cầu riêng khá phức tạp và khắt khe. Và điều quan trọng hơn là trình độ hiểu biết, khả năng, kinh nghiệm của cán bộ quản lý cũng như việc đứng máy của mỗi công nhân. Không thể tạo ra một sản phẩm có chất lượng cao, đúng thông số kỹ thuật đã định mà không có một chút gì về công nghệ. Do đó hàng năm ngoài thiết bị có công ty thường xuyên nhập thêm công nghệ hiện nhằm đáp yêu cầu ngày một nâng cao năng suất chất lượng để đáp ứng yêu cầu của khách hàng hiện nay hiện nay 4. Môi trường chính sách - pháp luật Pháp luật là công cụ để Nhà nước điều chỉnh các mối quan hệ xã hội trong đó có các hoạt động sản xuất kinh doanh. Các chính sách của Nhà nước về kinh tế sẽ giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đi đúng hướng. Nhìn chung, luật pháp của Nhà nước ta còn nhiều bất cập gây nhiều phiền hà cho các công ty sang ký kết hợp đồng. Một số chính sách kinh tế còn chưa có tác dụng thúc đẩy sự phát triển Phân III: Tóm tắt lại quá trình thực tập giai đoan 1 trong công ty Công ty cổ phân Nam Thắng là một công ty còn rất trẻ nhưng với hơn 1400 công nhân viên trong công ty với tinh thân làm việc hăng hái có tinh thần trách nhiệm kỷ luật rất cao. Vì vậy đây là môi trường thực tập lý tưởng để em có thể nắm bắt hiểu sâu hơn những kiến thức đã học đồng thời từ đó cũng giúp em rèn luyện tác phong làm việc. Với thời gian thực tập 4 buổi/ tuần cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị trong phòng tổ chức hành chính hoàn thành nhiệm vụ thực tập trong giai đoạn một cụ thể với công việc như sau: Nguyên vật liệu các loại Xuất trực tiếp Kho thành phẩm PX cắt PX gò PX đế PX may + Tuần đầu tiên tìm hiểu cơ cấu tổ chức các phòng ban, phân xưởng và nơi làm việc của các bộ phận trên. Sau đó tìm hiểu tình hình thực tế ở các phân xưởng về các vấn đề, bố trí nơi làm việc, các điều kiện làm việc của người lao động, số lượng người làm việc trong một tổ, trên một đây truyền, các thao tác người công nhân phải thực hiện. Cụ thể công ty có 4phân xưởng PXmay gồm 13 tổ mỗi tổ có từ 30 - 32 người, PXcắt có 4 tổ mỗi tổ có tù 15-18 người PXđế có 2 tổ , PX hoàn thiện (PX gò) có 2 đây truyền mỗi truyền có 4 tổ mỗi tổ 28-30 người. Và dưới đây là sơ đồ chu trình của sản phẩm Sau khi nguyên vật liệu qua PX cắt bán thành phẩm tới PX may và PX đế. PX may có nhiệm vụ may các chi tiết nhỏ lại sao cho thành mũi giầy ở công đoạn này người ta chia nhỏ ra thành rất nhiều công đoạn tuỳ thuộc vào mã hàng mà người ta chia. PX đế sau khi cắt xong đam sang xử lý hoặc nhập trực tiếp về bán thành phẩm của hai PX may và đế được chuyển tới PX hoàn thiện là công đoạn cuối cùng của sản phẩm cuối công đoạn người ta đóng gói xuất trực tiếp hoặc cho nhập kho. Tuần thứ 2,3,4 tham thực hiện công việc phòng giao đó là công việc tuyển sinh: mới đầu phjải xuống các PX tìm hiểu kỹ về các công đoạn, điều kiện làm việc, lương , bảo hiểm, kỷ luật lao động, các nội quy quy chế của công ty. Trong đợt này công ty tuyển sinh công nhân May và công nhân ở PX hoàn thiện với số lượng tương đối lớn hơn 200 công nhân để chuẩn bi cho chi nhấnh ở Hưng Yên. Trong quá trình đi tuyển sinh phải thông báo xuông các địa phương sau đó phải giải thích các công việc họ sẽ làm các vấn đề về lương, các chế độ khác, cũng như việc họ học nghề xong có tạo được công ăn việc làm cho họ. Ngoài ra người lao động còn hỏi rất nhiều về các vấn đề khác và giải thích cho họ hiểu về các nội quy quy chế của cônh ty quyền hạn trách nhiệm của công ty đối với họ và nghĩa vụ của họ đối công ty. Tuy có sự giúp đỡ của thầy Mai Quốc Tránh cũng với các anh chi trong công ty. Nhưng với thời gian ngắn và nội dung thực tập của đợt 1 mang tính tổng quát không đi sâu vào một vấn đề cụ thể. Để có thể hiểu sâu sắc hơn các vấn đề trong giai đoạn thực tập chuyên đề em xin chọn đề tài sau: Thù lao lao động: hệ thống tiền lương, tiền thưởng, các trương trình phúc lợi, dịch vụ, bảo hiểm xã hội và tác dụng khuyến khích lao động

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC848.doc
Tài liệu liên quan