Công ty AASC đã hoạt động song song với sự hình thành và phát triển của kiểm toán Việt Nam, AASC luôn là một trong những đơn vị đi đầu trong lĩnh vực này. Để duy trì, nâng cao khả năng cạnh tranh, AASC đã và đang nỗ lực hoàn thiện, hợp lý hoá bộ máy tổ chức cũng như công tác kiểm toán tại công ty. AASC đang từng bước chuẩn hoá quy trình kiểm toán của Công ty theo hướng phù hợp với chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và các chuẩn mực kiểm toán quốc tế được chấp nhận, nâng cao trình độ của KTV. AASC đang hoàn thiện dần dịch vụ kiểm toán cả về quy mô chất lượng nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
Trong cuộc kiểm toán,TTPT được đánh giá là một thủ tục tiên tiến, đem lại hiểu quả cao trong công việc thu thập bằng chứng kiểm toán. Trong mỗi giai đoạn kiểm toán, TTPT hướng tới những mục tiêu khác nhau, thực hiện các phương pháp khác nhau nhằm thu thập bằng chứng kiểm toán có giá trị sử dụng cao, góp phần nâng cao hiệu quả, rút ngắn thời gian, tiết kiệm chi phí của cuộc kiểm toán.
112 trang |
Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 1016 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thủ tục phân tích trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Dịch vụ tư vấn Tài chính, Kế toán và Kiểm toán (AASC), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hình thức vay ngắn hạn sang vay dài hạn. Đồng thời TSCĐ tăng lên 9.833.989.919 tương ứng 34,95% mà chủ yếu là tăng vào máy móc thiết bị và phương tiện vận tải truyền dẫn như vậy doanh nghiệp đã vay dài hạn để đầu tư vào tài sản cố đinh. Điều này là đáng khả quan vì doanh nghiệp đang mở rộng quy mô SXKD. Tuy nhiên tỷ suất Nợ phải trả / Tổng nguồn vốn là 57,26%, đây là tỷ lệ cao, doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn bên ngoài do vậy không có tính tự chủ đồng thời rủi ro trong kinh doanh cao. Kiểm toán thực hiện đối chiếu số dư vay của Công ty với xác nhận số dư vay của ngân hàng, kiểm tra việc tính toán và hạch toán lãi vay của Công ty và đối chiếu với các Bảng tính lãi của Ngân hàng. Qua kiểm tra kiểm toán nhận thấy: Các khoản lãi vay tại Ngân hàng Công thương và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xăng dầu PETROLIMEX đang được Công ty hạch toán theo nguyên tắc thực chi. Trong năm, Công ty có một khoản vay Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xăng dầu PETROLIMEX theo HĐ 28/HĐTD với hạn mức tín dụng là 30 tỷ và mục đích là vay vốn lưu động. Trong lần giải ngân thứ 5, thứ 6, thứ 7 của Ngân hàng với số tiền 6 tỷ, 2 tỷ và 10 tỷ, Công ty đã dùng để trả tiền mua lô đất tại Sân bay Cát Bi. Các khoản tiền này được trả cho người bán lô đất qua ngân hàng và ngay sau khi giải ngân khoản vay. Toàn bộ tiền lãi vay của các lần giải ngân này được Công ty đưa vào giá vốn của mảnh đất. Khoản mục thuế và các khoản phải nộp nhà nước tăng lên 2.796.774.126 tương ứng 93.96% đây là tăng lên đáng kể trong khi đó doanh thu tăng lên 41,07% và lợi nhuận tăng 74,25%, vì vậy khoản mục nảy có khả năng sảy ra sai sót cần kiểm tra chi tiết
Chi phí bán hàng giảm đi 101,803,620 tương ứng 7,7% , trong khi đó chi phí quản lý doanh nghiệp tăng lên 33,24% có thể do doanh nghiệp hoạch toán nhầm sang chi phí quản lý doanh nghiêp, nhưng sau khi kết hợp các kỹ thuật thu thập bằng chứng khác, KTV tìm ra nguyên nhân do doanh nghiệp cắt giảm chi phí quảng cáo và chiết khấu thương mại cho khách hàng.
Sau khi phân tích sơ bộ Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và đưa ra một số tỷ suất tài chính, KTV xác định rủi to cụ thể cho từng TK.
Biểu 2.22 Xác định rủi ro chi tiết
TT
Rủi ro chi tiết được xác định
Các TK bị ảnh hưởng
1
Phải trả người lao động có thể bị khai tăng
Phải trả người lao động, giá vốn hàng bán, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng
2
Thuế và các khoản phải nộp nước có thể bị khai tăng
Thuế và các khoản phải nộp nhà nước, lợi nhuận sau thuế.
3
Hạch toán nhầm chi phí bán hàng sang chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp
Qua xem xét thấy rằng khoản mục Thuế và các khoản phải nộp nhà nước có sai lệch lớn, có khả năng chứa đựng rủi ro, KTV tiến hành kiểm tra chi tiết khoản mục này
2.2.2.3 Giai đoạn thực hiện kiểm toán
Công ty XYZ là khách hàng truyền thống do vậy trong giai đoạn này KTV không cần tốn nhiều thời gian cho các thủ tục kiểm tra chi tiết. Dựa trên những hiểu biết vốn có, những số liệu cung cấp, sự giải trình của nhà quản lý, số dư của các TK trong tháng, KTV có thể phát hiện ra những chênh lệch bất thường.
Bước 1: Xác định khoản mục sai sót cần kiểm tra: Qua phân tích sơ bộ trên thì KTV nhận thấy khoản mục Thuế và các khoản phải nộp nhà nước là TK chứa đựng những sai sót trọng yếu ảnh hưởng tới BCTC.
Bước 2: Xây dựng số ước tính của KTV
Công ty đã tính riêng thuế TNDN của hoạt động kinh doanh bất động sản dựa trên doanh thu bán đất, giá vốn bán đất và các chi phí liên quan đến hoạt động bán đất. Gía vốn bán đất bao gồm các chi phí: chi phí mua đất, thuế đất, chi phí đo đạc, chi phí lãi vay, tiền lương. Tiền lương được phân bổ theo mức kế hoạch 150đ/1000đ doanh thu. Các chi phí liên quan khác bao gồm các chi phí quản lý chung được phân bổ theo tỷ lệ doanh thu bán đất/Tổng doanh thu bán hàng hóa dịch vụ. Theo số liệu Công ty tính thì số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cho hoạt động kinh doanh bất động sản là 3.373.756.703 VNĐ. Theo số liệu kiểm toán tính sau khi trừ đi số lãi vay mà theo kiểm toán là không phù hợp khi tính vào chi phí hoạt động bán đất thì số thuế phải nộp cho hoạt động kinh doanh đất là 3.470.972.480 VNĐ. Số tiền chênh lệch là 7.215.777 VNĐ.
Bước 3:Xác định số chênh lệch có thể chấp nhận được
Biểu 2.23 Tính mức trọng yếu( Đơn vị tính:VNĐ)
Khoản mục
Tỷ lệ %
Số tiền
Ước tính mức trọng yếu
Thấp nhất
Cao nhất
Tối thiểu
Tối đa
Lợi nhuận trước thuế
4.0
8.0
18,189,733,649
727,589,346
1,455,178,692
Doanh thu
0.4
0.8
160,754,363,149
643,017,453
1,286,034,905
TSLĐ và ĐTNH
1.5
2.0
50,387,293,880
755,809,408
1,007,745,878
Nợ ngắn hạn
1.5
2.0
42,553,675,327
638,305,130
851,073,507
Tổng tài sản
0.8
1.0
83,469,662,618
667,757,301
834,696,626
Mức ước lượng:
638,305,130
834,696,626
Lựa chọn mức trọng yếu là:
834,696,626
(Nguồn: File kiểm toán Công ty XYZ năm 2007)
Biểu 2.24 Phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục (Đơn vị tính VNĐ)
Khoản mục
Hệ số
Số tiền
Mức trọng yếu ước lượng ban đầu
Báo cáo thừa
Báo cáo thiếu
Tiền và các khoản tương đương tiền
1
2,789,597,513
7,377,062
7,377,062
Các khoản đầu tư tài chính
1
5,838,605,600
15,440,132
15,440,132
Các khoản phải thu thương mại
2
11,144,967,480
58,945,503
58,945,503
Các khoản phải thu nội bộ
1
-
-
-
Các khoản phải thu khác
3
1,519,882,561
12,057,941
12,057,941
HTK
3
33,481,709,376
265,626,103
265,626,103
Chi phí trả trước
1
239,431,587
633,174
633,174
Thuế GTGT được khấu trừ
1
-
-
-
Thuế và các khoản phải thu NN
1
-
-
-
Tài sản khác
2
362,433,350
1,916,902
1,916,902
TSCĐ
2
28,135,736,151
148,809,327
148,809,327
Bất động sản đầu tư
1
-
-
-
Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
1
-
-
-
Vay nợ ngắn hạn
1
1,600,000,000
4,231,183
4,231,183
Vay nợ dài hạn
1
4,890,000,000
12,931,554
12,931,554
Phải trả thương mại
2
23,181,617,172
122,607,094
122,607,094
Thuế và các khoản phải nộp NN
1
2,976,467,809
7,871,238
7,871,238
Phải trả người lao động
2
13,416,025,083
70,957,079
70,957,079
Chi phí phải trả
1
-
-
-
Các khoản phải trả nội bộ
1
-
-
-
Các khoản phải trả khác
3
1,379,565,263
10,944,738
10,944,738
Dự phòng phải trả
1
-
-
-
Thuế thu nhập hoãn lại phải trả
1
-
-
-
Chênh lệch tỷ giá
1
-
-
-
Vốn chủ sở hữu (không bao gồm CLTG)
1
35,677,051,526
94,347,594
94,347,594
Ước lượng mức trọng yếu
834,696,626
834,696,626
(Nguồn: File kiểm toán Công ty XYZ năm 2007)
Số tiền chênh lệch giữa ước tính của KTV và thực tế là: 7.215.777 < 7,871,238 (mức độ trọng yếu phân bổ cho khoản mục Thuế và các khoản phải nộp nhà nước).
Như vậy khoản mục Thuế và các khoản phải nộp nhà nước không có vấn đề trọng yếu phát sinh ảnh hưởng tới thông tin trên BCTC.
2.2.2.4 Giai đoạn kết thúc kiểm toán
KTV tiến hành soát xét lại BCTC để có cái nhìn tổng quát hơn về công tác kế toán tại đơn vị XYZ:
Biểu 2.25 So sánh các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán (Đơn vị tính VNĐ)
TÀI SẢN
31/12/2007
01/01/2007
Chênh lệch
%
TÀI SẢN NGẮN HẠN
50,387,293,880
37,484,884,756
12,902,409,124
25.61
Tiền và các khoản tương đương tiền
2,789,597,513
1,367,487,485
1,422,110,028
50.98
Tiền
2,789,597,513
1,367,487,485
1,422,110,028
50.98
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
1,181,605,600
-
1,181,605,600
100.0
Đầu tư ngắn hạn
1,250,089,600
-
1,250,089,600
100.0
Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn
(68,484,000)
-
(68,484,000)
100.0
Các khoản phải thu ngắn hạn
12,579,448,041
8,936,608,956
3,642,839,085
28.96
Phải thu khách hàng
6,812,957,430
4,109,139,690
2,703,817,740
39.69
Trả trước cho người bán
4,332,010,050
3,852,000,000
480,010,050
11.08
Các khoản phải thu khác
1,477,181,561
1,018,170,266
459,011,295
31.07
Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi
(42,701,000)
(42,701,000)
-
0.00
Hàng tồn kho
33,481,709,376
26,954,520,315
6,527,189,061
19.49
Hàng tồn kho
33,481,709,376
26,954,520,315
6,527,189,061
19.49
TSNH khác
354,933,350
226,268,000
128,665,350
36.25
TSNH khác
354,933,350
226,268,000
128,665,350
36.25
TÀI SẢN DÀI HẠN
33,082,368,738
18,679,985,844
14,402,382,894
43.53
Các khoản phải thu dài hạn
42,701,000
65,919,459
(23,218,459)
-54.37
Phải thu dài hạn của khách hàng
-
23,218,459
(23,218,459)
Phải thu dài hạn khác
42,701,000
42,701,000
-
0.00
TSCĐ
28,135,736,151
18,301,746,232
9,833,989,919
34.95
TSCĐ hữu hình
26,998,744,666
17,994,003,946
9,004,740,720
33.35
- Nguyên giá
37,698,724,571
26,084,561,076
11,614,163,495
30.81
- Giá trị hao mòn luỹ kế
(10,699,979,905)
(8,090,557,130)
(2,609,422,775)
24.39
Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
1,136,991,485
307,742,286
829,249,199
72.93
Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
4,657,000,000
-
4,657,000,000
100.0
Đầu tư dài hạn khác
4,657,000,000
-
4,657,000,000
100.0
TSDH khác
246,931,587
312,320,153
(65,388,566)
-26.48
Chi phí trả trước dài hạn
239,431,587
312,320,153
(72,888,566)
-30.44
TSDH khác
7,500,000
-
7,500,000
100.0
TỔNG CỘNG TÀI SẢN
83,469,662,618
56,164,870,600
27,304,792,018
32.71
NGUỒN VỐN
31/12/2007
01/01/2007
364
0.92
NỢ PHẢI TRẢ
47,792,611,092
31,791,095,210
16,001,515,882
33.48
Nợ ngắn hạn
42,553,675,327
30,194,444,650
12,359,230,677
29.04
Vay và nợ ngắn hạn
1,600,000,000
3,720,000,000
(2,120,000,000)
-132.5
Phải trả người bán
3,553,732,366
4,199,244,203
(645,511,837)
-18.16
Người mua trả tiền trước
19,627,884,806
13,722,294,285
5,905,590,521
30.09
Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
2,976,467,809
179,693,683
2,796,774,126
93.96
Phải trả người lao động
13,416,025,083
7,266,679,972
6,149,345,111
45.84
Các khoản phải trả, phải nộp khác
1,379,565,263
1,106,532,507
273,032,756
19.79
Nợ dài hạn
5,238,935,765
1,596,650,560
3,642,285,205
69.52
Vay và nợ dài hạn
4,890,000,000
1,300,000,000
3,590,000,000
73.42
Dự phòng trợ cấp mất việc làm
348,935,765
296,650,560
52,285,205
14.98
VỐN CHỦ SỞ HỮU
35,677,051,526
24,373,775,390
11,303,276,136
31.68
Vốn chủ sở hữu
35,484,697,468
24,258,932,029
11,225,765,439
31.64
Vốn đầu tư của chủ sở hữu
17,400,000,000
17,400,000,000
-
0.00
Thặng dư vốn cổ phần
804,502,460
804,502,460
-
0.00
Quỹ đầu tư phát triển
3,818,617,710
2,930,444,722
888,172,988
23.26
Quỹ dự phòng tài chính
587,575,598
422,457,467
165,118,131
28.10
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
12,874,001,700
2,701,527,380
10,172,474,320
79.02
Nguồn kinh phí
192,354,058
114,843,361
77,510,697
40.30
Quỹ khen thưởng, phúc lợi
192,354,058
114,843,361
77,510,697
40.30
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN
83,469,662,618
56,164,870,600
27,304,792,018
32.71
(Nguồn: File kiểm toán Công ty XYZ năm 2007)
Biểu 2.26:So sánh các chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
(Đơn vị tinh VNĐ)
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2006
CL
%
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
160,754,363,149
94,729,223,647
66,025,139,502
41.07
2. Các khoản giảm trừ
-
-
-
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
160,754,363,149
94,729,223,647
66,025,139,502
41.07
4. Giá vốn hàng bán
134,176,252,475
84,593,935,506
49,582,316,969
36.95
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
26,578,110,674
10,135,288,141
16,442,822,533
61.87
6. Doanh thu hoạt động tài chính
73,397,831
21,362,635
52,035,196
70.89
7. Chi phí tài chính
1,121,999,297
847,960,167
274,039,130
24.42
Trong đó: Chi phí lãi vay
956,240,225
847,960,167
108,280,058
11.32
8. Chi phí bán hàng
1,321,305,315
1,423,108,935
(101,803,620)
-7.70
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp
6,283,651,170
4,195,136,060
2,088,515,110
33.24
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
17,924,552,723
3,690,445,614
14,234,107,109
79.41
11. Thu nhập khác
298,064,126
1,273,867,489
(975,803,363)
-327.38
12. Chi phí khác
32,883,200
561,162,953
(528,279,753)
-1606
13. Lợi nhuận khác
265,180,926
712,704,536
(447,523,610)
-168
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
18,189,733,649
4,403,150,150
13,786,583,499
75.79
15. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
3,227,731,949
550,393,770
2,677,338,179
82.95
16. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
-
-
-
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
14,962,001,700
3,852,756,380
11,109,245,320
74.25
Lãi cơ bản trên cổ phiếu
8,599
2,262
6,337
73.69
(Nguồn: File kiểm toán Công ty XYZ năm 2007)
Qua phân tích KTV thấy rằng những vấn đề phát hiện vào giai đoạn lập KHKT đều đã được giải thich hợp lý.
Phân tích xoát xét ta có kết quả sau:
Khoản mục tiền tăng lên 1.422.110.028 tương ứng 50,98%
KHOẢN MỤC
12/31/2007
1/1/2007
VND
VND
Tiền mặt
37,123,169
468,045,213
Tiền gửi ngân hàng
2,752,474,344
899,442,272
Tiền đang chuyển
-
-
Cộng
2,789,597,513
1,367,487,485
Theo bảng trên ta thất tiền tăng lên là do tiền gửi ngân hàng, trong khi đó tiền mặt giảm, điều này là khả quan vì tăng tiền gửi ngân hàng tạo ra sự an toàn cho doanh nghiệp đồng thời thể hiện sự minh bạch trong thanh toán. KTV đối chiếu số liệu trên sổ chi tiết TK tiền mặt với Biên bản kiểm kê tiền mặt, sổ quỹ tiền mặt. Kiểm tra các phiếu thu, phiếu chi, các chứng từ tiền mặt đối chiếu với sổ quỹ, sổ chi tiết tiền mặt. Thì Khoản mục Tiền mặt không có vấn đề trọng yếu phát sinh.
- Chi phí SXKD dở dang: tăng 829.249.199 tương ứng 72,93%, đây là một sự tăng lên đáng kể vì vậy Kiểm toán thực hiện phỏng vấn, kiểm tra phương pháp tập hợp, phân bổ các chi phí sản xuất, phương pháp xác định giá trị dở dang và kết chuyển chi phí sản xuất sang giá vốn. Đồng thời kiểm tra sổ sách và các chứng từ liên quan đến việc tập hợp chi phí.
Qua kiểm tra kiểm toán phát hiện không có vấn đề trọng yếu phát sinh ở khoản mục này.
2.2.3 Tổng kết quá trình vận dụng TTPT trong kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH dịch vụ tư vấn tài chính, kế toán và kiểm toán
AASC là một trong những doanh nghiệp đầu tiên hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán, với sự vận dụng đầy đủ và hiệu quả các giai đoạn kiểm toán vào quá trình thực hành và đặc biệt sự vận dụng TTPT trong các giai đoạn kiểm toán một cách sáng tạo, linh hoạt đã giúp KTV tại AASC thực hiện hiệu quả nhiệm vụ của mình.
AASC đã thực hiện đúng các chuẩn mực kế toán, kiểm toán Việt Nam và chuẩn mực kiểm toán quốc tế. Qua hai ví dụ trên, có thể thấy phương pháp kiểm toán của AASC đối với mỗi khách hàng là giống nhau đó là tuân theo quy trình phân tích chung, kỹ thuật phân tích tuy nhiên có sự vận dụng linh hoạt sáng tạo phù hợp với từng khách hàng trong từng trường hợp cụ thể.
Tại công ty ABC, đây là khách hàng kiểm toán lần đầu vì vậy có sự thu thập các thông tin tài chính và phi tài chính kỹ càng đầy đủ hơn đồng thời tiến hành phân tích các tỷ suất tài chính một cách sâu sắc để có cái nhìn cụ thể về tình hình kinh doanh của đơn vị. Do ABC là khách hàng mới nên KTV chú trọng vào việc phân tích rủi ro trong kinh doanh đặc biệt trong giai đoạn lập KHKT, KTV áp dụng TTPT một cách tối đa để tránh rủi ro kiểm toán.
Tại công ty XYZ là khách hàng truyền thống chinh vì vậy KTV không đi vào tìm hiểu các thông tin tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, hệ thống KSNB mà đi chi tiết cụ thể vào từng khoản mục. Khách hàng XYZ không có bút toán điều chỉnh sau khi kiểm toán vì vậy ở giai đoạn kết thúc kiểm toán TTPT xoát xét được thực hiện như là một bước tổng kết các nguyên nhân chênh lệch của các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán. Với khách hàng có bút toán điều chỉnh, KTV sẽ tiến hành phân tích một lần nữa đặc biệt đối với những khách hàng có sự điều chỉnh trọng yếu KTV sẽ phân tích lại các tỷ suất để xác định rủi ro trong kinh doanh và đưa ra ý kiến của mình trong thư quản lý, tư vấn cho khách hàng có hướng kinh doanh có lợi và an toàn nhất.
Với cùng một quy trình thống nhất nhưng KTV đã kết hợp khéo léo, sáng tạo TTPT và các trắc nghiệm khác để mang lại bằng chứng kiểm toán hiệu quả và có độ tin cậy nhất. Điều đó được thể hiện trong giai đoạn kết thúc kiểm toán, KTV nhận thấy doanh nghiệp XYZ không có những sai phạm trên chính BCTC ban đầu, còn tại công ty ABC được phân tích trên BCTC đã được điều chỉnh.
Biểu 2.27 Khái quát trình tự vận dụng TTPT vào các giai đoạn
Lập KHKT
TTPT sơ bộ
Thu thập thông tin tài chính và phi tài chính
So sánh thông tin
Phân tích kết quả
Thực hiện KHKT
TTPT chi tiết
Xác định khoản mục và sai sót kiểm tra
Xây dựng số ước tính kiểm toán
Xác định số chênh lệch có thể chấp nhận được
Xác định chênh lệch trọng yếu để kiểm tra
Kiểm tra số chênh lệch trọng yếu
Đánh giá kết quả kiểm tra
Kế thúc kiểm toán
Rủi ro kiểm toán cao
Rủi ro kiểm toán thấp
So sánh thông tin
Phân tích kết quả
Không thực hiện TTPT
TTPT soát xét
của cuộc kiểm toánCHƯƠNG 3 MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ VỀ THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH, KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN
3.1 Nhận xét và đánh giá chung
Sau 16 năm thành lập và phát triển đã có được một số lượng khách hàng đông đảo trong nhiều lĩnh vực: sản xuất, thương mại, ngân hàng, chứng khoán, tài chính, bảo hiểm Để đạt được thành công như vậy là do AASC đã xây dựng qui trình kiểm toán hợp lý, chặt chẽ trên cơ sở lý thuyết kiểm toán, các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, chuẩn mực kiểm toán quốc tế được chấp nhận và các qui định của Bộ Tài chính. Đồng thời trong quá trình thực hiện kiểm toán, KTV của AASC luôn luôn vận dụng chuẩn mực kiểm toán một cách linh hoạt sáng tạo phù hợp với tình hình thực tế của khách hàng. Măc dù Công ty đã thực hiện theo đúng quy trình kiểm toán đã lập sẵn với những ưu điểm của nó xong chưa thực hiện xuyên suốt và toàn diện. Cụ thể là trong những trường hợp bó hẹp thời gian kiểm toán thì việc thực hiện theo quy trình có giảm bớt. Để khắc phục hiện tượng trên, đối với khách hàng thường xuyên, AASC đã tiến hành các cuộc kiểm toán 6 tháng đầu năm và 9 tháng cuối năm trước, để cuối năm khi tiến hành kiểm toán, KTV giảm bớt khối lượng công việc, công tác kiểm toán hiệu quả hơn; đáp ứng được yêu cầu của khách hàng về thời gian công bố BCKT; đồng thời luôn cập nhật thông tin về khách hàng, kịp thời phát hiện được các sai sót.
AASC luôn luôn đặt mục tiêu thực hiện dịch vụ chất lượng cao nhất nhằm phát hiện những điểm yếu, những điểm còn thiếu sót, còn chưa đúng, chưa hợp lý trong công tác quản lý điều hành, trong hệ thống kế toán và hệ thống KSNB của khách hàng để từ đó đưa ra những đề xuất hợp lý và đúng đắn nhất nhằm giúp khách hàng khắc phục những tồn tại mà Công ty nhận thấy trong quá trình kiểm toán.
Là một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kiểm toán, công tác kiểm toán chủ yếu theo mùa và theo từng hợp đồng cụ thể từ khắp các tỉnh thành trong cả nước nên tổ chức bộ máy hành chính gọn nhẹ đảm bảo theo dõi và thực hiện tốt các công việc của mình và tiết kiệm được chi phí hành chính.
Về tổ chức công tác kế toán tại công ty là phù hợp với đặc thù của ngành kiểm toán. Công ty có bộ phận kế toán trực thuộc phòng tổng hợp để tránh bộ máy cồng kềnh không cần thiết tiết kiệm chi phí mà vẫn đảm bảo thực hiện công tác kế toán tài chính cho hoạt động toàn công.
Tại AASC, giấy tờ làm việc được trình bày, sắp xếp và đánh tham chiếu một cách khoa học theo trình tự từ tổng quát đến chi tiết, từ kết luận các bằng chứng kiểm toán cụ thể. Trong mỗi hồ sơ kiểm toán, giấy làm việc được xếp theo thứ tự sau: trang tổng hợp, trang kết luận, chương trình kiểm toán và cuối cùng là các giấy tờ làm việc khác mô tả chi tiết các bước công việc mà KTV thu thập được từ phía khách hàng. Việc sắp xếp như vậy người sử dụng thấy ngay được kết luận của KTV và căn cứ đưa ra kết luận đó đồng thời những ngưới soát xét công việc kiểm toán có thể dễ dàng kiểm tra, đánh giá công việc KTV đã làm. Hiện nay, công việc của KTV thực hiện phần lớn trên máy vi tính nên đem lại hiệu quả cao, rút ngắn thời gian thực hiện và tiết kiệm công sức của KTV.
Nhận xét và đánh giá về công việc của KTV
Ở giai đoạn chuẩn bị kiểm toán, công việc lập KHKT được thực hiện khá tốt, AASC đã xây dựng hệ thống câu hỏi đánh giá hệ thống KSNB chi tiết cho từng khoản mục, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí mà vẫn đem lại hiểu quả cao. Đồng thời đúng với từng khách hàng cụ thể, AASC có sự vận dụng linh hoạt, sáng tạo thêm bớt các thử nghiệm kiểm soát để cho việc đánh giá hệ thống KSNB đạt được mục tiêu đề ra.
Chương trình kiểm toán cũng được thiết kế sẵn cho từng khoản mục trên BCTC và được cụ thể hoá thành các thủ tục. Song khi kiểm toán BCTC tại mỗi khách hàng, KTV lại có sự sửa đổi các thủ tục đó cho phù hợp với điều kiện cụ thể. Căn cứ vào từng trường hợp KTV cân nhắc lựa chọn các thủ tục sao cho phù hợp với từng cuộc kiểm toán.
Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, KTV AASC đã thực hiện kiểm toán một cách toàn diện các BCTC trên cơ sở bám sát KHKT và chương trình kiểm toán chi tiết đã lập. Mặc dù thời gian thực hiện cho mỗi cuộc kiểm toán hạn chế nhưng KTV đã vận dụng linh hoạt các phương pháp kỹ thuật kiểm toán để thu thập được các bằng chứng đầy đủ và đáng tin cậy cần thiết cho việc đưa ra ý kiến của KTV. Quá trình kiểm toán được thực hiện với các thủ tục kiểm soát, TTPT và thủ tục kiểm tra chi tiết. Công việc kiểm toán tại AASC được tiến hành theo khoản mục, các khoản mục này được thực hiện bởi các KTV khác nhau nhưng giữa các KTV có sự phối hợp chặt chẽ.
Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán, KTV tổng hợp công việc đã thực hiện và kết quả thu được để phát hành BCKT.
Để BCKT được phát hành tuân theo chuẩn mực, AASC thực hiện soát xét rất kỹ lưỡng kết quả do KTV và trợ lý kiểm toán đã thực hiện. Để đưa ta ý kiến kiến kiểm toán cuối cùng, phải có sự soát xét của ba cấp là KTV chính, trưởng phòng kiểm toán và Ban giám đốc. Sau khi BCKT chính thức phát hành KTV vẫn tiếp tục theo dõi các sự kiện sau ngày phát hành báo cáo và xem xét sự ảnh hưởng đến BCKT.
3.2. Nhận xét về quá trình vận dụng TTPT trong kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH dịch vụ Tư vấn Tài chính, Kế toán và Kiểm toán
3.2.1 Nhận xét về quá trình vận dụng TTPT trong giai đoạn lập KHKT
Ưu điểm:
Việc thực hiện TTPT trong giai đoạn lập KHKT, KTV đã đạt được những mục tiêu của TTPT sơ bộ:
Đạt được sự hiểu biết về nội dung của BCTC.
Nắm bắt được các thông tin chung về nghành nghề kinh doanh của KH
Thấy được sự biến động trọng yếu trong hoạt động SXKD, cách thay đổi về chính sách kế toán, về bộ máy quản lý của KH
Đánh giá khả năng hoạt động liên tục của KH
Phân tích và tìm ra các biến động bất thường để tiến hành phân tích chi tiết trong giai đoạn thực hiện kiểm toán.
AASC đã sử dụng tối đa kỹ thuật phân tích ngang để phân tích các chỉ tiêu trên BCTC giữa 2 niên độ kế toán, vì vậy có cái nhìn khái quát về những biến động bất thường, để từ đó có KHKT cụ thể cho từng khoản mục.
Nhược điểm:
Trong giai đoạn này các KTV hầu hết chỉ đánh giá sơ bộ bằng các TTPT ngang, kiểm tra tính hợp lí và phân tích các tỷ suất nhưng chủ yếu chỉ dừng lại ở một số các tỷ suất như: tỷ suất thanh toán, tỷ suất khả năng sinh lợi, cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn mà chưa tiến hành phân tích các tý suất khác để phân tích rủi ro trong kinh doanh (hệ số thu hồi nợ, thời gian thu hồi nợ, hệ số thanh toán lãi vay) hoặc các tỷ suất thể hiện kết quả sản suất (tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch sản xuất theo mặt hàng, hệ số đều đặn của sản xuất, hệ số sai hỏng theo hiện vật hoặc theo giá trị), điều này sẽ giảm tầm nhìn của KTV đối với một số biến động tình hình tài chính, cũng như không có cái nhìn sâu sắc về ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh và tình hình sản xuất tại đơn vị.
KTV mới chỉ tiến hành phân tích đối với Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh mà không tiến hành phân tích Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Trong khi đó Phân tích Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giúp KTV biết khả năng tạo tiền, tình hình quản lí các tài sản và trách nhiệm pháp lí ngoài vốn hiện thời, chi tiết các khoản đầu tư vào tài sản sản suất và các khoản đầu tư tài chính của doanh nghiệp từ đó đánh giá sơ bộ về tình hình tài chính, dự kiến các rủi ro có thể xảy ra, đua ra các ước tính của mình. Theo Quyết định số 167/2000/QĐ-BTC ngày 25/12/200 của Bộ Tài chính quy định là Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo bắt buộc và khuyến khích các doanh nghiệp lập. Tuy nhiên tại thời điểm kiểm toán rất nhiều doanh nghiệp chưa lập mà thường được lập sau khi đã được kiểm toán vì vậy KTV không thể tiến hành TTPT đối với báo cáo này dẫn tới việc thực hiện cuộc kiểm toán một cách tràn lan và giảm hiệu quả công việc.
Trong giai đoạn này KTV đã nhận thức được tầm quan trọng của việc thu thập thông tin tài chính và phi tài chính của đơn vị, tuy nhiên KTV mới chỉ tiến hành thu thập các thông tin chung chung mà chưa tiến hành thu thập các thông tin phi tài chính một cách chi tiết và chưa có sự so sánh đánh giá cụ thể đối với toàn ngành và đối với các đối thủ cạnh tranh của khách hàng.
3.2.2 Nhận xét về quá trình vận dụng TTPT trong giai đoạn thực hiện kiểm toán
Ưu điểm
Các TTPT được sử dụng trong giai đoạn này mang lại bằng chứng kiểm toán rất đa dạng, hữu ích, có tính thuyết phục và tùy theo vào nội dung các phần hành và quy mô loại hình DN mà KTV lựa chọn các TTPT thích hợp như: phân tích xu hướng, phân tích hợp lý Đồng thời, so với việc áp dụng thủ tục kiểm tra chi tiết, TTPT tỏ ra tiết kiệm hơn về mặt thời gian lẫn công sức và đây chính là một trong những yếu tố giúp Công ty cạnh tranh tốt trên thị trường. Đặc biệt KTV vận dụng kinh hoạt sáng tạo TTPT trên từng khoản mục đối với từng khách hàng nhằm đạt được hiệu quả cao nhất.
Nhược điểm:
Trong giai đoạn này KTV mới chỉ so sánh số liệu của đơn vị và số ước tính mà chưa so sánh với số kể hoạch vì vậy KTV không thể đánh giá một cách chính xác tình hình SXKD của đơn vị. Trong chương tình kiểm toán của AASC đã xây dựng TTPT trên, song do hạn chế về thời gian nên KTV đã không tiến hành bước so sánh đó.
KTV chỉ so sánh số liệu giữa 2 năm kế toán mà không xem xét sự biến động qua từng tháng cũng như không lập các biểu đồ số liệu của đơn vị vì vậy KTV khó có thể nhận biết được các biến động bất thường trong năm.
3.2.3 Nhận xét về quá trình vận dụng TTPT trong giai đoạn kết thúc kiểm toán
Mục tiêu cơ bản của thu tục phân tích trong giai đoạn kết thúc kiểm toán dó là để giúp các KTV đánh giá lần cuối các thông tin trình bày trên BCTC một cách tổng thể và phát triển những sai phạm chưa được phát hiện trong các giai đoạn trước khi tiến hành đưa ra ý kiến về sự trung thực và hợp lý của các thông tin trên BCTC của DN. Trên cơ sở các điều chỉnh, KTV đưa ra Bảng cân đối kế toán và BCKQKD sau điều chỉnh và tiến hành phân tích để kiểm tra tính hợp lý của các thông tin trên đó.
TTPT trong giai đoạn này có giúp KTV đánh giá khả năng tiếp tục hoạt động của công ty khách hàng một lần nữa trước khi đưa ra BCKT
3.3. Một số ý kiến hoàn thiện TTPT trong kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH dịch vụ Tư vấn Tài chính, Kế toán và Kiểm toán
3.3.1 Một số kiến nghị đối với Công ty TNHH dịch vụ Tư vấnTtài chính, Kế toán và Kiểm toán
Sau khi nghiên cứu tìm hiểu từ lý luận đến thực tiễn quy trình và phương pháp vận dụng TTPT tại công ty AASC, từ những phân tích ưu nhược điểm của quá trình vận dụng TTPT em xin đưa ra một số ý kiến nhằm góp phần hoàn thiện việc thực hiện thủ tục này như sau:
3.3.1.1 Giai đoạn lập KHKT:
- KTV cần thu thập một cách đầy đủ, chi tiết các thông tin về môi trường kinh doanh cũng như các đối thủ cạnh tranh, lập biểu thông tin và đánh giá phân tích các thông tin đó (thu thập thông qua thông tin của ngành kinh doanh của khách hàng, qua phương tiện thông tin đại chúng và qua các bộ phận khác của khách hàng). Lập biểu thông tin bao gồm:
+ Tổng cầu đối với sản phẩm được sản xuất
+ Tình trạng cạnh tranh: có bao nhiêu đối thủ cạnh tranh, quy mô của chúng ra sao, sức mạnh của chúng như thế nào, liệu môi truờng cạnh tranh có quyết liệt, mức khó khăn như thế nào của doanh nghiệp trên thị trường, tình trạng sản phẩm của khách hàng trên thị trường, mức thỏa dụng của người tiêu dùng đối với sản phẩm của khách hàng
+ Yêu cầu về thời gian
+ Yêu cầu về phương tiện vận tải
+ Yêu cầu về tiền vốn
Từ những thông tin trên KTV đưa ra những đánh giá về vị trí của khách hàng trong môi trường kinh doanh và những thuận lợi khó khăn, những rủi ro mà khách hàng có thể gặp phải
- Ngoài việc phân tích các tỷ suất: tỷ suất thanh toán, tỷ suất khả năng sinh lợi, cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn KTV nên tiến hành phân tích các tỷ suất sau:
Tỷ suất thanh toán: Ngoài tỷ suất thanh toán nhanh và thanh toán hiện hành KTV nên tiến hành phân tích tỷ suất thanh toán tức thời vì tỷ suất thanh toán tức thời cho KTV đánh giá được tính hợp lý của việc sử dụng vốn bằng tiền trong thanh toán. Điều đó không chỉ giúp KTV kiểm tra được khoản mục tiền mà còn đánh giá được tình trạng tài chính của khách hàng
Tỷ suất thanh toán tức thời
=
Vốn bằng tiền
Nợ ngắn hạn
Các tỷ suất giúp KTV nhìn nhận rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp
Hệ số nợ ngắn hạn trên tổng tài sản ngắn hạn
=
Tổng số nợ ngắn hạn
Tổng tài sản ngắn hạn
Hệ số thu hồi nợ
=
Doanh thu thuần (giá vốn – bán hàng trả chậm)
Tổng số các khoản nợ phải thu
Thời gian thu hồi nợ bình quân (ngày)
=
Thời gian của kỳ phân tích (ngày)
Hệ số thu hồi nợ
Hệ số quay vòng hàng tồn kho
=
Doanh thu thuần (giá vốn hàng bán)
Trị giá hàng bán tồn kho bình quân
Thời gian HTK bình quân (ngày)
=
Thời gian bình quân kỳ phân tích (ngày)
Hệ số quay vòng HTK
Hệ số thanh toán lãi vay
=
Lãi thuần từ hoạt động SXKD (trước thuế) + chi phí lãi vay
Lãi vay phải trả
Tỷ suất sinh lời: KTV nên tiến hành phân tích thêm tỷ xuất ROS nhằm mục đích có sự đánh giá toàn diện về khả năng sinh lời từ các nguồn lực của đơn vị
Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS)
=
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
Doanh thu thuần
Các tỷ suất thể hiện kết quả sản xuất:
Tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch sản suất theo mặt hàng
Sản lượng thực tế trong giưới hạn kế hoạch
=
X 100
Sản lượng kế hoạch
Dùng chỉ tiêu này để so sánh tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất mặt hàng giữa các thời kỳ và so sánh giữ các doanh nghiệp có cùng một đặc điểm sản xuất.
Hệ số sai hỏng theo giá trị
Giá trị thiệt hại do sản phẩm hỏng
=
Giá thành sản xuất của toàn bộ sản phẩm
Tuy công ty đã xây dựng việc thực hiện TTPT thành quy trình chuẩn, nhưng trong quá trình kiểm toán thực tế các KTV của AASC mới chỉ sử dụng phân tích hợp lý và phân tích xu hướng. Trong giai đoạn này TTPT chỉ thực hiện giữa số liệu của năm nay so với năm trước. việc phân tích này không giúp KTV hiểu được bản chất và tính hợp lý của các nghiệp vụ phát sinh.
Mặt khác, phân tích dọc thường chỉ áp dụng theo chuỗi thời gian mà không phân tích thông qua các đơn vị trong một ngành do đó nhiều khi KTV không thể đánh giá đúng thực trạng hoạt động của KH. Do vậy, đối với mỗi khách hàng, dù lớn hay nhỏ, tình hình kinh doanh phức tạp hay đơn giản, KTV cũng nên sử dụng triệt để các tỷ suất tài chính trong phân tích. Đồng thời, do mỗi lĩnh vực có những đặc điểm riêng nên công ty cũng cần xây dựng cho mình một hệ thống các tỷ xuất tài chính phù hợp với từng ngành,lĩnh vực kinh doanh, KTV có cơ sở và tạo nên một sự thống nhất trong công việc.
Bằng phân tích số liệu của đơn vị so với toàn ngành có thể lập theo mẫu sau:
Biểu3.1 : Phân tích số liệu của đơn vị so với toàn ngành
Chỉ tiêu
Năm trước
Năm nay
Đơn vị
ngành
Chênh lệch
Tỷ lệ
Đơn vị
ngành
Chênh lệch
Tỷ lệ
(1)
(2)
(3)
(4)=(2)-(3)
(5)=(4)-(3)
(6)
(7)
(8)=(6)-(7)
(9)=(8)-(7)
KTV nên tiến hành phân tích các chỉ tiêu trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ:
Phân tích Bảng lưu chuyển tiền tệ cho phép KTV trả lời được những vấn đề quan trọng liên quan đến tiền như:
Liệu doanh nghiệp có đủ tiền để chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn cho nhà cung cấp và những chủ nợ khác mà không phải đi vay không?
Doanh nghiệp có thể quản lí được các TK phải thu, bảng kiểm kê, ...
Doanh nghiệp có những khoản đầu tư hiệu quả cao không?
Doanh nghiệp có thể tự tạo ra được dòng tiền tệ để tài trợ cho các khoản đầu tư cần thiết mà không phụ thuộc vào vốn từ bên ngoài không?
Doanh nghiệp có đang thay đổi cơ cấu nợ không? Về cơ bản, bảng lưu chuyển tiền tệ giải thích sự vận động tiền tệ từ cân bằng tiền đầu kì đến mức cân bằng cuối kì (tiền tệ bao gồm tiền và các khoản tương đương tiền như đầu tư ngắn hạn, các khoản đầu tư có độ thanh khoản cao, thông thường là các khoản đầu tư đáo hạn dưới ba tháng.
Mối liên hệ giữa dòng tiền và các hoạt động SXKD:
Các TK phải thu và lưu chuyển tiền tệ: Sự thay đổi của các TK phải thu có thể là yếu tố quyết định đến dòng lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động SXKD của công ty. Theo phương pháp gián tiếp, doanh thu bán hàng tích luỹ thường gồm các khoản doanh thu không phát sinh tiền, nó tạo nên sự thay đổi trong cân bằng của các TK phải thu. Khi doanh thu được ghi nhận, TK phải thu tăng và khi tiền thu về, TK phải thu giảm. Chúng ta có thể đưa ra nguyên tắc sau: Khi có một sự giảm trong TK phải thu, lượng tiền thu từ khách hàng luôn lớn hơn doanh thu tích luỹ, do vậy, số giảm phải được tính vào dòng tiền từ hoạt động SXKD. Khi có một sự tăng của TK phải thu, lượng tiền thu từ khách hàng luôn nhỏ hơn doanh thu tích luỹ, do vậy, số tăng phải ghi giảm trừ vào dòng tiền từ hoạt động SXKD.
HTK và lưu chuyển tiền tệ: Sự thay đổi của HTK cũng là một yếu tố chính ảnh hưởng đến lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động SXKD của công ty. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh chi phí mua hàng trong thời kì, trong khi đó SFC phản ánh số tiền trả cho người cung cấp trong cùng kì. Chi phí này có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn lượng tiền trả. Do hầu hết hàng hoá mua theo phương pháp mua chịu, để cân bằng chi phí mua hàng với số tiền trả cho nhà cung cấp đòi hỏi việc xem xét những thay đôỉ trong cả TK hàng hoá và TK phải trả. Cách đơn giản nhất để ghi nhận ảnh hưởng của những thay đổi HTK là khi mua hàng (lượng HTK tăng cuối cùng dẫn đến giảm lượng tiền và khi bán hàng dẫn đến giảm HTK và tăng lượng tiền. Tương tự, khi vay của nhà cung cấp dẫn đến tăng lượng tiền phải trả, tăng tiền và khi trả, giảm khoản phải trả, giảm tiền. Một sự tăng hoặc khoản phải trả phải được ghi giảm hoặc ghi thêm vào dòng lưu chuyển tiền tệ.
Chi phí trả trước và dòng lưu chuyển tiền tệ: Theo phương pháp kế toán ghi tích luỹ, tổng số chi phí phải trả có thể khác với dòng tiền liên quan đến chi phí trả trước. Một số chi phí được thanh toán trước khi nó được ghi nhận (VD: tiền thuê trả trước). Khi thực hiện thanh toán, cân bằng TK chi phí trả trước tăng, khi chi phí được ghi nhận, chi phí trả trước giảm. Khi có một sự giảm trong TK chi phí trả trước hoặc TK tài sản SXKD, số tiền chi phí trả trước luôn nhỏ hơn chi phí trả đúng hạn, do đó, khoản giảm phải được ghi thêm vào dòng tiền từ hoạt động SXKD. Ngược lại, nó phải ghi trừ.
Chú ý: một sự tăng trong TK hàng hoá không dự tính trước có thể là một nguyên nhân khác làm kết quả kinh doanh vượt quá tốc độ dòng tiền từ hoạt động SXKD. Sự gia tăng hàng hoá có thể là một dấu hiệu cho thấy lượng tăng doanh thu theo kế hoạch không được thực hiện.
Mối liên hệ giữa dòng tiền và các tài sản hiện tại khác và các tài sản khác:
Các tài sản hiện tại khác luôn gồm những khoản hoạt động như lãi suất phải thu. Những tài sản khác (không phải tài sản hiện tại) có thể hoặc không thể gồm những khoản hoạt động như những khoản phải thu dài hạn của khách hàng. Tương tự với các khoản phải thu, khi các TK này phản ánh một sự tăng ròng, số tiền thu được luôn nhỏ hơn doanh thu tích luỹ, khoản giảm được ghi trừ vào dòng tiền từ hoạt động SXKD. Ngược lại, khoản thiếu hụt phải ghi thêm. Với những tài sản gồm những tài sản không hoạt động như trang thiết bị thanh lí, sự thay đổi của nó không được coi thuộc khoản dòng tiền từ hoạt động SXKD mà nó ảnh hưởng đến dòng tiền từ hoạt động đầu tư.
Mối quan hệ giữa dòng tiền và các TK phải trả: Khi việc mua hàng được ghi nhận, khoản phải trả tăng và khi trả tiền, khoản phải trả giảm. Khoản phải trả bằng lượng tiền công ty vay từ nhà cung cấp qua việc mua hàng. Khi có sự tăng trong TK phải trả, số tiền trả cho nhà cung cấp luôn nhỏ hơn giá trị số hàng mua trên TK; do đó khoản tăng phải được cộng vào dòng tiền từ hoạt động SXKD, và ngược lại.
Mối liên hệ giữa chi phí tích luỹ và dòng tiền: Đối với một số chi phí được trả sau khi chúng được ghi nhận (như chi phí tiền lương tích luỹ), khi chi phí được ghi nhận, cân bằng trong chi phí trách nhiệm pháp lý tích luỹ tăng, khi thanh toán, các chi phí này giảm. Khi có sự tăng ròng trong khoản chi phí phải trả trong kì, số tiền trả cho chi phí luôn nhỏ hơn chi phí được ghi nhận; do đó, khoản tăng phải được ghi thêm vào dòng tiền từ hoạt động SXKD. Ngược lại, khoản giảm được ghi trừ. So sánh thu nhập ròng với dòng tiền từ hoạt động SXKD để đánh giá sự phù hợp giữa thu nhập ròng và dòng tiền từ hoạt động SXKD.
Chất lượng tỉ lệ thu nhập = (Dòng tiền từ hoạt động SXKD / Thu nhập ròng)
Chỉ số này cho biết tỉ lệ thu nhập phát sinh từ tiền sau đó được sử dụng cho các hoạt động đầu tư mới hoặc trả nợ tài chính. Khi tỉ lệ này khác 1, cần phải tìm ra những nguồn gây ra sự khác nhau đó, liệu tỉ lệ này có thay đổi theo thời gian và nguyên nhân của sự thay đổi, những sự biến động của các khoản phải thu, hàng hoá và các khoản phải trả là bình thường không và có lời giải thích hợp lí cho những thay đổi này không.
Việc phát triển lâu dài của doanh nghiệp thường được tài trợ từ ba nguồn chính: tiền từ hoạt động SXKD của chính doanh nghiệp, từ phát hành cổ phiếu và từ vay mượn dài hạn. Các nguồn lực tài chính được sử dụng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến độ rủi ro và khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Bảng lưu chuyển tiền tệ cho thấy ban quản lí đã lựa chọn phương cách nào để tài trợ sự phát triển của doanh nghiệp. Các thông tin trên có thể giúp đánh giá cấu trúc vốn và tiềm năng phát triển của doanh nghiệp.
3.3.1.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán
- KTV nên tiến hành so sánh số liệu thực tế và số liệu kế hoạch của đơn vị và đưa ra bảng thông tin sau:
Biểu 3.2 So sánh số liêu thực tế với số liệu kế hoạch
Số liệu thực tế
Số kế hoạch
Chênh lệch
Nguyên nhân
chênh lệch
Ghi chú sai
phạm
Tuyệt đối
Tương đối
KTV cần tiến hành thu thập các số liệu qua các tháng, qua nhiều năm để từ đó có cái nhìn tông quát về sự biến động trong năm và trong một thời kỳ kinh doanh (ví dụ 5 năm). Bên cạnh đó KTV nên lập biểu đồ thể hiện mối liên hệ giữa 2 chỉ tiêu ví dụ giữa doanh thu bán hàng và chi phí bán hàng, giữa tổng mức tiền lương và số công nhân bình quân năm, giữa HTK và chi phí lưu kho qua các tháng và qua các năm nhằm xem xét tính hợp lý của các biến động. Mẫu biều đồ có thể như sau:
Biểu 3.3 Biểu đồ biến động giữa doanh thu và chi phí bán hàng trong năm
Doanh thu
Chi phí
bán hàng
Tháng
1
12
Doanh thu
Chi phí bán hàng
Biểu 3.4 Đồ thị sự biến động của Chi phí sản xuất chung và Chi phí nhân công trực tiếpvà chi phí nguyên vật liệu qua các năm
- Mức độ trọng yếu: Trong khi tiến hành TTPT, chỉ có chênh lệch có giá trị cao hơn mức độ trọng yếu mới phải kiểm tra, như trong nhiều trường hợp, những chênh lệch nhỏ hơn mức độ trọng yếu lại cho thấy khả năng tồn tại các sai phạm mang tính dây chuyền mà tổng ảnh hưởng của nó là trọng yếu. Việc không cần nhắc đến BCTC có thể dẫn đến sai phạm nhỏ mà tổng của nó có thể ảnh hưởng trọng yếu cho từng chu trình cụ thể dựa vào kinh nghiệm và óc xét đoán nghề nghiệp của mình.
- Về phương pháp chọn mẫu: Sau khi xác định rằng chênh lệch giữa ước tính KTV và số liệu ghi trên sổ sách của khách hàng là trọng yếu, KTV sẽ tiến hành kiểm tra chi tiết để tìm ra sai phạm có thể có. Trong quá trình thức hiện kiểm tra chi tiết, KTV dựa trên phần mềm chọn mẫu dựa trên Tiêu chuẩn đánh giá kiểm toán MUS để đánh giá mức độ sai phạm trọng yếu cho toàn bộ các khoản mục trên BCTC. Song nhiều khi tổng thể lại bao gồm nhiều nghiệp vụ nhỏ hơn mức độ trọng yếu được đánh giá, khi đó phần mềm chọn mẫu tỏ ra không hiệu quả. Khi đó, thông thông thường KTV sẽ chọn mẫu theo kinh nghiệm, phần lớn trong số này đều là các khoản có giá trị lớn và chiếm tỷ trọng khoảng 70% trong tổng thể và những khoản khác có giá trị trung bình chiếm phần lớn trong tổng thể lại không được kiểm tra. Như vậy, vấn đề đặt ra là có thể trong số còn lại không được kiểm toán (30%) có tồn tại sai phạm vào mức trọng yếu cần xem xét mà không được KTV xem xét.
Do vậy để việc chọn mẫu hiệu quả hơn, KTV có thể áp dụng nhiều tiêu chuẩn chọn mẫu hơn chứ không nên chú trọng quá nhiều vào giá trị của các phần tử trong tổng thể.
Để đánh giá cỡ mẫu hiệu quả hơn KTV nên xem xét thêm các nhân tố:
Tổng sai sót mà KTV sẵn sàng chấp nhận. Tổng mức sai sót càng thấp thì cỡ mẫu càng lớn cần được chọn.
Lượng sai sót mà KTV chấp nhận tìm thấy trong tổng thể càng lớn, cỡ mẫu cần đạt được để đưa ta mức đánh giá hợp lý về lượng sai sót thực tế trong tổng thể càng lớn. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự đánh giá của KTV về lượng sai sót mong đợi bao gồm bản chất các giá trị được xác định, kết quả các thử nghiệm kiểm soát, kết quả của các thủ tục kiểm toán được áp dụng trong các niên độ trước và kết quả các thử nghiệm cơ bản khác.
3.3.2 Một số kiến nghị đối với công ty khách hàng
Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam có tâm lý chung là không muốn công khai tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình. Điều này làm cho KTV gặp nhiều khó khăn khi tiến hành thu thập các thông tin cần thiết cho cuộc kiểm toán. Vì vậy khách hàng cần cung cấp cho KTV các tài liệu cần thiết cho cuộc kiểm toán một cách đầy đủ, kịp thời và trung thực. Đó là yếu tố hết sức quan trọng để KTV có thể thực hiện được TTPT cũng như cuộc kiểm toán được hiệu quả. Theo chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 520, một trong những nhân tố ảnh hưởng tới mức độ tin cậy vào kết quả của TTPT là đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát. Nhưng thực tế hiện nay ở Việt Nam, hoạt động của hệ thống KSNB còn nhiều hạn chế. Do đó, KTV hầu như không thể giảm bớt khối lượng công việc mà còn phải thực hiện đánh giá hệ thống KSNB của đơn vị khách hàng rất cụ thể trước khi tiến hành TTPT. Vì vậy, các công ty khách hàng nên thiết lập một hệ thống KSNB tốt để đảm bảo độ tin cậy của các thông tin cung cấp và giúp cho kết quả phân tích của KTV đáng tin cậy hơn.
Các khách hàng - doanh nghiệp - chưa chú trọng đến chất lượng kiểm toán mà vẫn nặng về quan tâm phí kiểm toán bởi hiểu biết về kiểm toán phần lớn là chưa đầy đủ. Để đảm bảo lợi nhuận trong kinh doanh các công ty kiểm toán bắt buộc phải cắt giảm thời gian kiểm toán, cắt giảm thủ tục kiểm toán số lượng các bằng chứng kiểm toán bị thu hẹp, kết quả này dẫn đến rủi ro kiểm toán cao.
3.3.3 Một số kiến nghị đối với các bên hữu quan khác
* Kiến nghị đối với nhà nước:
Cùng với sự phát triển của ngành kiểm toán tại Việt Nam, môi trường pháp lý cho kiểm toán độc lập cũng dần từng bước được hoàn thiện. Tuy nhiên hệ thống luật pháp liên quan đến kế toán, kiểm toán tại Việt Nam chưa thực sự hoàn chỉnh, đồng bộ và vẫn còn thay đổi. Việc áp dụng vào thực tiễn các doanh nghiệp chưa hiệu quả do đôi khi nhà nước ban hành các chuẩn mực nhưng lại không có các Thông tư hướng dẫn kịp thời. Đôi khi chúng còn mâu thuẫn với nhau gây khó khăn cho người thực hiện.
Các yếu tố ảnh hưởng từ cơ quan quản lý
Việc kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán độc lập còn bị buông lỏng :
Việc quản lý kiểm toán viên không chặt chẽ dẫn đến tình trạng cho thuê bằng kiểm toán viên, làm việc nhiều công ty cùng một lúc ...
Điều kiện thành lập công ty kiểm toán trở nên dễ dàng hơn kể từ khi có luật kiểm toán ra đời.
Các vấn đề trên làm cho chất lượng dịch vụ kiểm toán còn thấp và ít được sự tin cậy của công chúng. .
Môi trường kinh tế ảnh hưởng đến các hoạt động của KTV như :
Mức độ công khai hoá thông tin còn thấp: Do mức độ công khai hoá thông tin ở VN còn tương đối thấp nên thông tin sẵn có ít, chất lượng thấp ảnh hưởng đến các xét đoán và đánh giá của KTV, tạo ra những hạn chế về phạm vi kiểm toán.
Mức độ công khai hoá thông tin còn làm giảm hiệu quả và ý nghĩa của hoạt động kiểm toán ở chỗ nó làm cho các chủ thể trong nền kinh tế không có thói quen sử dụng các BCTC và báo cáo kiểm toán cho công việc của mình.
Các thể chế thị trường của VN còn tương đối yếu, đặc biệt là các thị trường tài chính.
Vì vậy:
Cơ quan Nhà nước cần sớm xây dựng các cơ chế giám sát chất lượng dịch vụ của kiểm toán viến và các công ty kế toán, kiểm toán.
Ban hành quy định về rủi ro kiểm toán bắt buộc đối với các công ty
Hiện nay Quốc hội đã ban hành Luật kiểm toán. Đồng thời hoạt động kiểm toán luôn gắn liền với hoạt động kế toán, do đó sự có mặt của các chuẩn mực kế toán đầy đủ cũng rất cần thiết và quan trọng để hiểu điều tiết quản lý kiểm toán.
Cần thắt chặt điều kiện thành lập công ty kiểm toán nếu không có thể làm giảm sút chất lượng kiểm toán và thậm chí có thể gây những hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh trong ngành nghề.
Tăng cường công tác quản lý kiểm toán viên, chấm dứt tình trạng cho thuê chứng chỉ kiểm toán viên, hoặc một kiểm toán viên đăng ký hành nghề cho nhiều công ty kiểm toán cùng một lúc.
Các cơ quan chức năng cần sớm ban hành những văn bản dưới luật hướng dẫn cụ thể việc thực hiện các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động kiểm toán đặc biệt là các chế tài xử lý trong trường hợp có vi phạm. Thực tế, qua các cuộc kiểm tra, các cơ quan có thẩm quyền đã phát hiện ra những trường hợp vi phạm pháp luật kiểm toán, nhưng vì thiếu những chế tài ban hành nên không có căn cứ để xử lý.
* Đối với vai trò Hội kế toán Việt Nam và hội KTV hành nghề Việt Nam
Hiện nay, kết quả họat động của các hội này vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của công cuộc đổi mới. Hiệp hội nghề nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng trong quản lý hoạt động và chất lượng của kiểm toán độc lập. Do đó cần sớm hoàn chỉnh các văn bản pháp lý liên quan đến Hiệp hội kiểm toán VN. Hội sẽ thực hiện tổ chức việc kiểm tra và giám sát chất lượng hoạt động của các công ty thành viên. Hội cũng là đầu mối trong đào tạo và quản lý kiểm toán viên.
KẾT LUẬN
Công ty AASC đã hoạt động song song với sự hình thành và phát triển của kiểm toán Việt Nam, AASC luôn là một trong những đơn vị đi đầu trong lĩnh vực này. Để duy trì, nâng cao khả năng cạnh tranh, AASC đã và đang nỗ lực hoàn thiện, hợp lý hoá bộ máy tổ chức cũng như công tác kiểm toán tại công ty. AASC đang từng bước chuẩn hoá quy trình kiểm toán của Công ty theo hướng phù hợp với chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và các chuẩn mực kiểm toán quốc tế được chấp nhận, nâng cao trình độ của KTV. AASC đang hoàn thiện dần dịch vụ kiểm toán cả về quy mô chất lượng nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
Trong cuộc kiểm toán,TTPT được đánh giá là một thủ tục tiên tiến, đem lại hiểu quả cao trong công việc thu thập bằng chứng kiểm toán. Trong mỗi giai đoạn kiểm toán, TTPT hướng tới những mục tiêu khác nhau, thực hiện các phương pháp khác nhau nhằm thu thập bằng chứng kiểm toán có giá trị sử dụng cao, góp phần nâng cao hiệu quả, rút ngắn thời gian, tiết kiệm chi phí của cuộc kiểm toán.
Trong nội dung bài viết, em đã trình bày cơ sở lý luận về TTPT và thực trạng thực hiện TTPT tại AASC, đồng thời em cũng nêu lên một số kiến nghị của mình nhằm hoàn thiện quy trình thực hiện TTPT tại AASC. Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng bài viết của em không thể tránh khỏi những sai sót và hạn chế do giới hạn về kiến thức cũng như thực tế của bản thân. Em mong có sự nhận xét và góp ý của các thầy cô và các anh chị trong phòng Kiểm toán II tại AASC nhận xét và góp ý cho em hoàn thành tốt hơn chuyên đề của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT:
1. Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam
2. GS.TS Nguyễn Quang Quynh (2006), Kiểm toán tài chính, NXB Tài chính, Hà Nội.
3. GS.TS Nguyễn Quang Quynh (2005), Lý thuyết kiểm toán, NXB Tài chính, Hà Nội.
4. PGS.TS Nguyễn Năng Phúc (2007), Phân tích kinh doanh, NXB Tài chính, HÀ Nội.
5. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, NXB ĐH KTQD.
6. ThS. Phan Trung Kiên, Kiểm toán- lý thuyết và thực hành.
7.Victorz Burk & Herbert Witt (2000), Kiểm toán nội bộ, NXB Tài chính.
8. AASC, Chương trình kiểm toán.
9. AASC (2001), Các tài liệu đào tạo nội bộ.
10. AASC (2001), Hồ sơ kiểm toán mẫu.
11. AASC (2007), Hồ sơ kiểm toán khách hàng ABC, XYZ.
TIẾNG ANH:
1. Alvin A.Arens & James K.Loebbecke (2001), kiểm toán, NXB Thống kê, Hà Nội.
2. William F. Messier, Jr., DBA, CPA, Auding A systermatic Approach
Phụ Lục 2.1 MẪU GIẤY SOÁT XÉT
Soát xét của Trưởng phòng/Ban Giám đốc
Khách hàng Ref
Niên độ kế toán KTV
Ngày
STT
Các vấn đề
Ý kiến của KTV
Ý kiến của Trưởng phòng/Phó phòng
Ý kiến của Ban Giám đốc
Ý kiến
Tham chiếu
Ý kiến
Ký/ngày
Ý kiến
Ký/ngày
I
Kết quả kiểm toán năm trước
II
Các sai sót phát hiện năm nay
Lập BCTC
Tiền
Khoản phải thu
HTK
..
III
Kết luận chung
Phụ lục 2.2 Các vấn đề kiểm toán được đánh ký hiệu tham chiếu bằng số La Mã
Nội dung
Ký hiệu
tham chiếu
BCKT
I
Thư quản lý
I
Tổng kết công việc kiểm toán của niên độ
II
Các sự kiện phát sinh sau khi phát hành BCKT năm trước
III
Những vấn đề chưa rõ, cần được giải quyết
IV
Các sự kiện phát sinh sau niên độ kế toán của năm được kiểm toán
V
Những vấn đề cần lưu ý cho cuộc kiểm toán năm sau
VI
Các bản giải trình của doanh nghiệp
VII
KHKT
VIII
Các Biên bản hợp với khách hàng
IX
Các Biên bản họp HĐQT
X
Các tài liệu khác
XI
Phụ lục 2.3 Các phần hành được đánh ký hiệu tham chiếu bằng chữ cái in hoa
Nội dung
Ký hiệu tham chiếu
BCTC của khách hàng
A
Tóm tắt HTKSNB của khách hàng
Tìm hiểu và đánh giá môi trường kiểm soát
Bộ phận kế toán
Ngân quỹ
TSCĐ
Kho
Bán hàng
Mua hàng
Đầu tư
Nhân sự
Vay
Quản lý sản xuất
B
B1
B2
B3
B4
B5
B6
B7
B8
B9
B10
B11
Tiền
C
Các khoản đầu tư tài chính
D
Các khoản phải thu
E
HTK
FA
Chi phí sản xuất, tính giá thành, sản phẩm dở dang
FB
TSNH khác
G
Bất động sản đầu tư
H
TSCĐ
I
Chi phí XDCB dở đang
J
TSDH khác
K
Công nợ nội bộ
L
Lương và các khoản theo lương
M
Các khoản nợ phải trả khác
N
Phải trả người bán
Chi phí phải trả
Phải trả khác
N1
N2
N3
Các loại thuế
Thuế phải nộp
VAT đầu vào
O
O1
O2
Các khoản vay/nợ
P
Nguồn vốn, quỹ và lợi nhuận chưa phân phối
Q
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
R
Giá vốn hàng bán
S
Doanh thu và chi phí hoạt động Tài chính
T
Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
U
Thu nhập và chi phí khác
V
Khác
Y
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 8364.doc