Đề tài Thừa kế theo pháp luật trong tư pháp quốc tế và thực tiễn ở Viêt Nam

A. PHẦN MỞ ĐẦU. 1. Lý do chọn đề tài. Thừa kế di sản chính là sự chuyển dịch tài sản và quyền sở hữu tài sản của cá nhân người đã chết cho cá nhân, tổ chức có quyền hưởng thừa kế; người thừa kế trở thành chủ sở hữu của tài sản được hưởng theo di chúc hoặc theo pháp luật. Với ý nghĩa có tầm quan trọng như vậy, nên trong bất kỳ chế độ xã hội có giai cấp nào, vấn đề thừa kế cũng có vị trí quan trọng trong các chế định pháp luật nói chung và bản thân nó cũng phản ánh phần nào bản chất chế độ xã hội đó, thậm chí còn phản ánh được tính chất từng giai đoạn trong quá trình phát triển của một chế độ xã hội nói riêng. Trên thế giới nói chung chế định thừa kế là một trong những chế định quan trọng của pháp luật dân sự các nước.Trong tư pháp quốc tế nó vẫn giữ nguyên vai trò của nó nhưng được nhìn nhận với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài khi: ít nhất một trong các bên để lại thừa kế hoặc bên nhận thừa kế là người nước ngoài hoặc thường trú ở nước ngoài; tài sản thừa kế tồn tại ở nước ngoài; di chúc được lập ở nước ngoài. Ở nước ta, từ năm 1945 đến nay pháp luật thừa kế được xây dựng và hoàn thiện phù hợp với các quan hệ xã hội xã hội chủ nghĩa (XHCN), theo đó quyền và lợi ích về tài sản của công dân được chú ý bảo vệ phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Lịch sử đã cho thấy rằng, quyền thừa kế nói chung và quyền thừa kế theo pháp luật nói riêng của công dân Việt Nam có sự biến đổi theo hướng ngày càng mở rộng và có sự phụ thuộc vào thành quả phát triển kinh tế - xã hội qua các thời kỳ và được mở rộng tương ứng với quan điểm, cách nhìn nhận đúng đắn hơn đối với mối quan hệ giữa người có tài sản để lại và những người thừa kế. Trong những năm qua Nhà nước ta đã đề ra và thực hiện nhiều chủ trương, đường lối nhằm đổi mới toàn diện đất nước, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần; nhiều hình thức sở hữu được thừa nhận như một quy luật tất yếu, trong đó hình thức sở hữu tư nhân đã có được vị trí quan trọng. Việc thực hiện tốt các chủ trương, đường lối đó đã tạo thêm cơ sở cho sự phát triển quyền thừa kế của công dân Việt Nam. Với cơ chế thị trường mở pháp luât luật nước ta cụ thể hóa vấn thừa theo pháp luật trong tư pháp quốc tế để phù hợp với thông lệ quốc tế, hội nhập kinh tế với các nước trên thế giới. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài này để nghiên cứu góp phần nhỏ bé của mình vào chế định thừa kế phù hợp với xã hội và thông lệ quốc tế. 2. Ý nghĩa nghiên cứu đề tài. Việc nghiên cứu đề tài "thừa kế theo pháp luật trong tư pháp quốc tế và thực tiễn ở Viêt Nam” nhằm làm rõ loại hình thừa kế di sản tuân theo các nguyên tắc, điều kiện, trình tự và thủ tục do pháp luật quy định, mà không phụ thuộc vào sự định đoạt ý chí của người có tài sản để lại. Đó chính là việc vừa hệ thống hóa các quy phạm pháp luật thừa kế Việt Nam và thế giới, vừa phân tích và đánh giá hiệu quả điều chỉnh của chế định pháp luật về thừa kế, từ đó một mặt góp phần hoàn chỉnh lý luận khoa học đối với chế định pháp luật quan trọng này, mặt khác, giải quyết tốt vấn đề lý luận cũng giúp cho việc thi hành, áp dụng cũng như hoàn thiện các qui định về thừa kế theo pháp luật, nâng cao hiệu quả điều chỉnh của chúng. 3. Đối tượng nghiên cứu. Trong đề tài này tôi tập trung nghiên cứu về thừa kế theo pháp luật của một số nước trên thế giới và thừa kế theo pháp luật của Việt Nam, qua đó so sánh pháp luật của các nước đó với pháp luật Việt Nam.Tìm hiểu thực tiễn áp dụng thừa kế theo pháp luật trong tư pháp quốc tế tại Việt Nam và Tòa Án nhân dân thành phố Huế - tỉnh thừa thiên Huế. Bằng cách đi sâu vào nghiên cứu phần lý luận, thực tiễn và đưa ra các hạn chế từ đó ra các giải pháp để hoàn thiện hơn nữa về pháp luật thừa kế trong tư pháp quốc tế. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Xây dựng các khái niệm thừa kế, khái niệm quan hệ pháp luật thừa kế, khái niệm quyền thừa kế và khái niệm thừa kế theo pháp luật . Phân tích, lập luận để làm rõ quá trình xây dựng và phát triển những qui định pháp luật thừa kế trong tư pháp quốc tế Việt nam và một số nước trên thế giới 4. Phương pháp nghiên cứu. Để hoàn thành đề tài “ thừa kế theo pháp luật trong tư pháp quốc tế và thực tiễn ở Việt Nam” tôi đã sử dụng một số biện pháp sau: Phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp, phương pháp lịch sử. 5. Kết cấu đề tài. Đề tài này gồm ba phần: phần A là phần mở đầu; phần B là phần nội dung; phần C là phần kết luận. Phần B gồm 3 chương: Chương 1 là thừa kế theo pháp luật trong tư pháp quốc tế. Chương 2 là thực tiễn áp dụng theo pháp luật kế tại Việt Nam và địa bàn kiến tập. Chương 3 là hạn chế, nguyên nhân và giải pháp; phần thứ ba là phần kết luận. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đaị học Huế (2009), Giáo trình tư pháp Quốc tế, Nxb Công An nhân dân. 2. Đại học luật Hà Nội (2008), Giáo trình Tư pháp quốc, Nxb Tư pháp. 3. Nguễn Thị Hồng Trinh (2010), Tập bài giảng tư pháp quốc tế, Đại hcj Huế. 4. Quốc Hội nước Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1995), Bộ luật dân sự, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 5. Quốc Hội Nước Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Bộ luật dân sự, Hà Nội. 6. Tòa Án nhân dân thành phố Huế (2011), Báo cáo về số liệu về giải quyết các vụ việc thừa kế có yếu tố nước ngoài. 7. TS. Đỗ Văn Đại – PGS.TS. Mai Hồng Quỳ (2006), Tư pháp quốc tế Việt Nam, Nxb đại học quốc gia Tp Hồ Chí Minh. 8. www.thuake.org.

doc32 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 6849 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thừa kế theo pháp luật trong tư pháp quốc tế và thực tiễn ở Viêt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các quy phạm pháp luật thừa kế Việt Nam và thế giới, vừa phân tích và đánh giá hiệu quả điều chỉnh của chế định pháp luật về thừa kế, từ đó một mặt góp phần hoàn chỉnh lý luận khoa học đối với chế định pháp luật quan trọng này, mặt khác, giải quyết tốt vấn đề lý luận cũng giúp cho việc thi hành, áp dụng cũng như hoàn thiện các qui định về thừa kế theo pháp luật, nâng cao hiệu quả điều chỉnh của chúng. 3. Đối tượng nghiên cứu. Trong đề tài này tôi tập trung nghiên cứu về thừa kế theo pháp luật của một số nước trên thế giới và thừa kế theo pháp luật của Việt Nam, qua đó so sánh pháp luật của các nước đó với pháp luật Việt Nam.Tìm hiểu thực tiễn áp dụng thừa kế theo pháp luật trong tư pháp quốc tế tại Việt Nam và Tòa Án nhân dân thành phố Huế - tỉnh thừa thiên Huế. Bằng cách đi sâu vào nghiên cứu phần lý luận, thực tiễn và đưa ra các hạn chế từ đó ra các giải pháp để hoàn thiện hơn nữa về pháp luật thừa kế trong tư pháp quốc tế. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Xây dựng các khái niệm thừa kế, khái niệm quan hệ pháp luật thừa kế, khái niệm quyền thừa kế và khái niệm thừa kế theo pháp luật... Phân tích, lập luận để làm rõ quá trình xây dựng và phát triển những qui định pháp luật thừa kế trong tư pháp quốc tế Việt nam và một số nước trên thế giới 4. Phương pháp nghiên cứu. Để hoàn thành đề tài “ thừa kế theo pháp luật trong tư pháp quốc tế và thực tiễn ở Việt Nam” tôi đã sử dụng một số biện pháp sau: Phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp, phương pháp lịch sử. 5. Kết cấu đề tài. Đề tài này gồm ba phần: phần A là phần mở đầu; phần B là phần nội dung; phần C là phần kết luận. Phần B gồm 3 chương: Chương 1 là thừa kế theo pháp luật trong tư pháp quốc tế. Chương 2 là thực tiễn áp dụng theo pháp luật kế tại Việt Nam và địa bàn kiến tập. Chương 3 là hạn chế, nguyên nhân và giải pháp; phần thứ ba là phần kết luận. B. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ. 1.1. Khái niệm. 1.1.1. Khái niệm về thừa kế. Theo từ điển luật học của nhà xuất bản từ điển bách khoa : Thừa kế là sự truyền lại tài sản của người đã chết cho người khác theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật. Theo bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005 điều 631 quy định : Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt về tài sản của mình cho người thùa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. 1.1.2. Khái niệm về thừa kế trong tư pháp quốc tế. Thừa kế trong tư pháp quốc tế là việc chuyển quyền và nghĩa vụ từ một hoặc một số chủ thể luật quốc tế đã chấm dứt sự tồn tại sang một hoặc một số chủ thể luật quốc tế mới. Thừa kế trong tư pháp quốc tế thường xảy ra trong các trường hợp có chính biến thay đổi chế độ xã hội như các cuộc cách mạng tư sản, cách mạng giải phóng dân phóng dân tộc hoặc hợp nhất hai hoặc nhiều quốc gia có chủ quyền thành một quốc gia mới, hoặc tách, chia nhỏ một quốc gia thành các quốc gia độc lập cos chủ quyền. Đối tượng trong tư pháp quốc tế là chủ quyền hoàn toàn, toàn vẹn và tuyệt đối về lãnh thổ, quyền độc lập và tự quyết của dân tộc mà không có sự can thiệp của nước ngoài, quyền và nghĩa vụ theo các điều ước quốc tế, tư cách, quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong các tổ chức quốc tế mà nhà nước cũ đã cam kết. “ Theo từ điển luật học ” của nhà xuất bản từ điển bách khoa. Theo giáo trình tư pháp quốc tế đại học luật Hà Nội ( nhà xuất bản tư pháp năm 2006) thì : thừa kế trong tư pháp quốc tế là thừa kế có yếu tố nước ngoài. Quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài được căn cứ vào các yếu tố sau: - Các bên tham gia quan hệ thừa kế ( có thể một hoặc hai bên) là người nước ngoài, cơ quan hoặc tổ chức, pháp nhân hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài. - Đối tượng của quan hệ thừa kế là di sản ở nước ngoài. - Sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ thừa kế xảy ra ở nước ngoài, theo pháp luật nước ngoài… Theo giáo trình tư pháp quốc tế của trung tâm đào tạo từ xa đại học Huế (nhà xuất bản Công An năm 2009) thì : Thừa kế trong tư pháp quốc tế cũng được nhìn nhận đối với nhưng quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài khi : ít nhất một trong các bên để lại thừa kế hoặc bên nhận thừa kế là người nước ngoài hoặc thường trú ở nước ngoài ; di chúc được lập ở nước ngoài. 1.1.3. Khái niệm về thừa kế theo pháp luật trong tư pháp quốc tế. Dưới góc độ pháp lý, tồn tại những đặc điểm khác nhau của hệ thống pháp luật của các nước, pháp luật điều chỉnh quan hệ thừa kế ở các nước trên thế giới không đồng nhất với nhau do vậy dẫn đến xung đột pháp luật về thừa kế. Để giải quyết vấn đề này, dựa vào đặc điểm xã hội của từng nước khác nhau, các quốc gia đề ra nguyên tắc của mình. Như vậy theo tôi thừa kế theo pháp luật trong tư pháp quốc tế là việc các nước đưa ra các nguyên tắc giải quyết các xung đột về thừa kế, nhằm điều chỉnh quan hệ quan hệ thừa kế một cách thực chất thống nhất và giải quyết tốt, hoàn chỉnh quan hệ thừa kế đó. 1.2. Đặc điểm. Thừa kế theo pháp luật được đặt ra trong trường hợp không có di chúc hoặc di chúc không hợp pháp. Pháp luật các nước quy định khác nhau về diện và hàng thừa kế, thời điểm mở thừa. Do sự quy định khác nhau như vậy nên dẫn đến hiện tượng xung đột pháp luật về thừa kế. Đặc biệt các nước quy định khác nhau về di sản thừa kế để lại, hai loại di sản thừa kế mà đa số các nước trên thế giới đều được thừa nhận đó là: động sản và bất động sản nó quy định rất khác nhau giữa pháp luật các nước, hiện tượng xung đột pháp luật cũng xuất hiện ở đây. Để giải quyết vấn đề thừa kế theo pháp luật của các nước, các nước quy định cụ thể trong luật hình thức lẫn nội dung, quy định cụ thể các xung đột dẫn chiếu tới luật nội dung, các quy phạm thực chất thống nhất thì khó xây dựng hiện tượng xung đột pháp luật thường xảy ra, do vậy các nước quy định cụ thể quy phạm xung đột pháp luật của nước mình để giải quyết. 1.3. Ý nghĩa. Thừa kế theo pháp luật trong tư pháp quốc tế là một chế định quan trọng của dân luật các nước nước và cũng là một chế định quan trọng trong tư pháp quốc tế. Chế định thừa có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với chế định với chế dịnh sở hữu. Sự gắn bó đó biểu hiện ở chổ việc để thừa kế sẽ dẫn đến quyền sở hữu từ người để lại thừa kế cho người được hưởng thừa kế chỉ có thể là đối tượng của sở hữu.Từ đó thấy rõ tính “ tối thượng” của chế định sở hữu trong mối quan hệ với chế định thừa kế, không có quyền sỡ hữu sẽ không phát sinh quan hệ thừa kế. Thừa kế trong tư pháp quốc tế có ý nghĩa rất quan trọng trong pháp luật của mỗi quốc gia. Về nguyên tắc , các quan hệ nảy sinh trong lĩnh vực thừa kế trong phạm vi quốc gia nào do pháp luật về thừa kế của quốc gia đó điều chỉnh. Mỗi quốc gia đều có quyền ban hành các quy tắc giải quyết các vấn đề lien quan đến thừa kế trong phạm vi lãnh thổ của nước mình.Tuy nhiên do điều kiện giao lưu quốc tế mà quan hệ thừa kế vượt ra ngoài phạm vi lãnh thổ của các quốc gia,do vậy các nước xây dựng chế định thừa kế trong tư pháp quốc tế nhằm đáp ứng diều kiện giao lưu quốc tế đó. 1.4. Lịch sử hình thành thừa kế theo pháp luật trong tư pháp quốc tế. Đối với trên thế giới thì thừa kế theo pháp luật trong tư pháp quốc tế được nhìn nhận và được các nước quan tâm đến từ lâu đời, từ khi xuất hiện giao lưu quốc tế các nước với nhau. Ở Việt Nam, trước ngày Bộ Luật Dân Sự Việt Nam ra đời là pháp lệnh về thừa kế 1990 quy định về thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài nó được ghi nhận nhưng chưa rõ ràng và cụ thể. Tại điều 37 pháp lệnh về thừa kế 1990 quy định : quyền thừa kế của người nước ngoài “ Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam bảo hộ quyền thừa kế của người nước ngoài đối với tài sản có trên lãnh thổ Việt Nam theo quy chế về người nươc ngoài tại Việt nam, điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc công nhận”. Như vậy pháp lệnh về thừa kế 1990 quy định còn mập mờ, chưa phân định quyền thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài, chưa nói đến tài sản do người thừa kế để lại và người có quyền được hưởng di sản thừa kế. Trước ngày Bộ Luật Dân Sự việt Nam có hiệu lực, vấn đề thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài được đề cập trong một số văn bản. “ Tuy nhiên, pháp luật nước ta trong thời kỳ đó đề cập trên nguyên tắc chung nhất, còn thiếu những quy định chi tiết, đặc biệt là quy phạm xung đột để làm cơ sở để giải quyết đối với các vụ việc cụ thể thừa kế có yếu tố nước ngoài”. Từ ngày Bộ Luật Dân Sự Việt Nam có hiệu lực một loạt quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được điều chỉnh bởi các quy phạm xung đột nhưng chế định thừa kế còn trống. Để đảm bảo an toàn pháp lý cho các chủ thể, của các quan hệ dân sự quốc tế, việc hoàn thiện Tư Pháp Quốc Tế Việt nam là cần thiết. Bộ Luật Dân Sự Việt Nam 1995 chỉ quy định những vấn đề lien quan đến quyền sở hữu và nó được quy định tại điều 833: khoản 1 quy định: việc xác lập, chấm dứt quyền sở hữu, nội dung quền sở hữu đối với tài sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản đó trừ trường hợp pháp luật Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam có quy định khác. Khoản 2 quy định: quền sở hữu tài sản đối với động sản trên đường vận chuyển được xác định theo pháp luật của nước nơi động sản được chuyển đến, nếu không có thõa thuận khác. Khoản 3 quy định: việc phân biệt tài sản là động sản hoặc bất động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản đó. Sau mười năm ra đời và áp dụng Bộ Luật Dân Sự Việt Nam 1995 không còn phù hợp với thực tế nữa nên Bộ Luật Dân Sự Việt Nam 2005 ra đời thay thế Bộ Luật Dân Sự 1995. Chế định thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài được quy định cụ thể. Tại điều 767 của Bộ Luật Dân Sự 2005 quy định khá rõ ràng và chi tiết, ngoài ra vấn đề thừa kế có yếu tố nước ngoài cũng được quy định trong các hiệp định tương trợ mà Việt Nam đã ký kết. 1.5.1. Quy định của pháp luật các nước về thừa kế theo pháp luật trong tư pháp quốc tế. Thừa kế theo pháp luật được đặt ra trong trường hợp không có di chúc hoặc di chúc không hợp pháp. Theo quy định pháp luật một số nước, di sản của người đã mất để lại được chia thành động sản và bất động sản; để giải quyết xung đột pháp luật liên quan đến những đối tượng trên người ta áp dụng các nguyên tắc khác nhau. Một số nước khác không biệt di sản thành động sản và bất động sản mà áp dụng nguyên tắc chung thống nhất. Ở các nước theo hệ thống pháp luật chung ( common law ) như: Anh, Mĩ, Achentia… để giải qyết vấn đề về thừa kế , pháp luật các nước này phân di sản thừa kế ra hai loại : bất động sản và động sản. Đối với bất động sản luật được áp dụng để xác định quyền thừa kế là nơi có tài sản ( lex rei sitae ). Cách giải quyết này cũng áp dụng nhiều nước khác như Pháp. Có điểm cần lưu ý là, trong khi áp dụng các nguyên tắc trên để giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế, các nước đó có thể áp dụng các nguyên tắc khác nhau để giải quyết phân định về vấn đề thừa kế nguwoif ta thường gọi là giải quyết xung đột về định danh. Chẳng hạn ở Anh, Mĩ nội dung của bất động sản được xem căn cứ vào nguyên tắc luật nơi có vật ( Lex fori ). Đối với một số nước ở Tây Âu như Cộng hòa liên bang Đức, Italia, Bồ Đào Nha… việc giải quyết vấn đề về thừa kế có yếu tố nước ngoài dựa trên nguyên tắc thống nhất về di sản thừa kế. Điều này có nghĩa là pháp luật các nước này không phân chia di sản thừa kế ra các loại khác nhau để giải quyết, mà thống nhất giải quyết toàn bộ di sản theo một nguyên tắc là: Luật nhân thân của người để lại di sản thừa kế, cụ thể là luật quốc tịch của người để lại di sản thừa kế ( Lex patriae). Cách giải quyết trên vấn đề thừa kế cũng được một số nước khác áp dụng, chẳng hạn như Nhật Bản, Ai Cập…. Ở các nước Đông Âu , căn cứ vào điều 34 luật về tư pháp quốc tế của Ba Lan năm 1965 và điều 17 luật tư pháp quốc tế và tố tụng dân sự quốc tế của Tiệp Khắc (cũ ) năm 1964 … nguên tắc thống nhất về di sản thừa kế và giải quyết theo luật quốc tịch của người để lại di sản thừa kế vào thời điểm người đó chết cũng được áp dụng .Ở một số nước như Anbani, Hunggari… việc áp dụng các nguyên tắc kể trên có kèm theo bảo lưu như sau: Đối với những vụ thừa kế có lien quan đến phần đất đai trên lãnh thổ quốc gia này phải áp dụng luật của chính các nước để giải quyết ( chẳng hạn điều 14 Bộ luật Dân Sự Anbani năm 1964 ). Theo pháp luật của Liên Bang Nga , các quan hệ thừa kế xác định theo luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có nơi cư trú cuối cùng. Đối với việc thừa kế các công trình xây dựng nằm trên lãnh thổ Nga được xác định theo pháp luật Nga. Luật pháp của nước Mông Cổ cũng được quy định tương tự , theo điều 405 Bộ luật dân sự Mông Cổ. Một số vấn đề đặt ra là trong trường hợp công trình xây dựng nằm ngoài sẽ được giải quyết theo pháp luật của nước nào?. Trên thực tiễn và lý luận, khi giải quyết các vụ việc liên quan đến các công trình xây dựng ở nước ngoài, các tòa án nước Nga áp dụng luật của nước nơi có các công trình đó. Như vậy, từ quy định xung đột một chiều , qua thực tiễn tư pháp, các tòa án Nga đã “biến” nó thành quy phạm xung đột hai chiều và nếu quan niệm rằng khái niệm bất động sản ở Nga được kiến giải là tất cả các công trình xây dựng thì rõ ràng nguyên tắc luật nơi có vật ( Lex rei sitae ) là nguyên tắc được áp dụng để giải quyết các vấn đề xung đột về thừa kế đối với bất động sản. 1.5.2. Quy định trong các hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam là thành viên. Các Hiệp Định Tương trợ Tư Pháp được ký kết giữa Việt Nam với các nước thường dành một phần riêng để điều chỉnh các quan hệ thừa kế giữa công dân, pháp nhân của các nước.Đến năm 2006 Việt Nam đã ký kết 14 hiệp định tương trợ tư pháp, giải quyết các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân gia đình giữa công dân, pháp nhân Việt Nam với công dân, pháp nhân nước đã ký kết. Có thể nói rằng, trong các hiệp định này, vấn đề thừa kế có yếu tố nước ngoài đã được cụ thể hóa thành một hệ thống các quy phạm khá đầy đủ điều chỉnh khá kịp thời các quan hệ về thừa kế phát sinh giữa các bên hữu quan. Nguyên tắc chỉ đạo trong vấn đề thừa kế được ghi nhận trong các hiệp định này là nguyên tắc bình đẳng giữa công dân các bên trong quan hệ thừa kế. Nguyên tắc này biểu hiện cụ thể như sau: Công dân nước ký kết bình đẳng với công dân nước ký kết kia trong việc lập hoặc hủy bỏ di chúc đối với tài sản đang có và các quyền cần thực hiện ở nước ký kết kia, cũng như về khả năng được nhận tài sản hoặc các quyền theo cùng những điều kiện mà nước ký kết kia dành cho công dân nước mình. Cùng với các quy định trong các hiệp định lãnh sự, các hiệp định tương trợ tư pháp mà nước ta đã ký kết cũng đưa ra thêm nhiều các quy phạm thực chất thống nhất nhằm bảo hộ quyền thừa kế về tài sản của công dân nước hữu quan. Tuy nhiên, điểm quan trọng nhất các hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự, hôn nhân - gia đình, hình sự là chúng đã được ghi nhận các quy phạm xung đột nhằm giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế. Căn cứ vào điều 45 Hiệp định giữa Việt Nam và Đức; điều 35 Hiệp định giữa Việt Nam và Nga; điều 35 giữa Việt Nam và Séc; điều 34 giữa Việt Nam và Cu Ba; điều 43 giữa Việt Nam và Bunggari và điều 45 Hiệp định giữa Việt Nam và Hunggari. Các hiệp định thống nhất quy định xung đột pháp luật về quyền thừa kế theo pháp luật được giải quyết như sau: Quyền thừa kế dối với bất động sản được xác định theo pháp luật của nước ký kết mà người để lại di sản thừa kế là công dân khi chết. Quyền thừa kế đối với tài sản là bất động sản được xác định theo pháp luật của nước ký kết nơi có bất động sản. Việc phân biệt tài sản là động sản hay bất động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản. Như vậy, nếu tài sản thừa kế nằm trên lãnh thổ Việt Nam, pháp luật Việt Nam sẽ được áp dụng để xác định động sản và bất động sản. Nếu tài sản nằm ngoài nước hữu quan thì áp dụng pháp luật của nước đó. Đối với điều ước quốc tế đa phương, ví dụ như công ước La-hay năm 1990. Đây là công ước đầu tiên có mục đích thống nhất hóa nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế. Theo quy định của công ước này, luật được áp dụng để điều chỉnh các quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài kể cả đối với di sản là động sản hay bất động sản là luật nhân thân của người để lại di sản thừa kế, mà cụ thể là luật quốc tịch của người để lại di sản thừa kế ( Lex-patriaae). Nguyên tắc trên còn được ghi nhận trong hang loạt các công ước La-Hay tiếp theo như công ước 1904, công ước 1925, công ước 1928… Tuy nhiên trên thực tế, công ước La Hay cũng như công ước khác cho đến nay vẫn chưa có hiệu lực pháp luật, bởi vì trong lĩnh vực thừa kế, quyền lợi của các nước tư bản luôn luôn va chạm nhau gay gắt. Ngoài ra các hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam đã ký kết như: hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và Liên Bang Nga, hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và Mông Cổ, hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và Hàn Quốc…. Các hiệp định trên quy định các quy phạm xung đột dẫn chiếu đến hệ thống pháp luật được điều chỉnh một cách thống nhất. 1.5.3. Quy định của pháp luật Việt Nam về thừa kế theo pháp luật trong tư pháp quốc tế. Thừa kế là một chế định quan trọng của pháp luật dân sự, quan hệ có yếu tố nước ngoài cũng là một cấu thành pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Tuy nhiên, trên thực tế trước đây, phần thứ bảy Bộ luật dân sự 1995 không có bất kỳ quy định nào về thừa kế có yếu tố nước ngoài, do đó khi có tranh chấp phát sinh, nhiều Tòa Án không biết vận dụng căn cứ pháp lý nào để giải quyết các vụ kiện về thừa kế có yếu tố nước ngoài và căn cứ vào Quyết định số 122/CP của Chính Phủ đã xác định nguyên tắc chung là nước Việt Nam bảo đảm người nước ngoài được hưởng thừa kế đối với di sản thừa kế có trên lãnh thổ Việt Nam để lại và việc thừa kế của công dân Việt Nam đối với tài sản ở nước ngoài mà do người thân của họ để lại ở nước ngoài cũng được cho phép và bảo hộ. Tuy nhiên pháp luật nước ta trong thời kỳ đó mới chỉ để đề cập trên nguyên tắc chung nhất, còn thiếu những quy định chi tiết, đặc biệt là những quy phạm xung đột để làm cơ sở giải quyết đối với những vụ việc cụ thể về thừa kế có yếu tố nước ngoài. Hiện nay được quy định tại Bộ Luật Dân Sự 2005, tại khoản 3 điều 2 Bộ luật dân sự 2005: “ Bộ luật dân sự được áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài , trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác”. Tiếp đó, điều 758 Bộ luật dân sự 2005 cũng nêu rõ: “ quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự có ít nhất một trong các bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc là các quan hệ dân sự giữa các bên tham gia là công dân, tổ chức Việt Nam nhưng căn cứ xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài”. Như vậy, theo những quy định nêu trên thì các điều khoản của Bộ luật dân sự liên quan đến chế định thừa kế đồng thời cũng là cơ sở pháp lý để áp dụng giải quyết các vụ việc về thừa kế có yếu tố nước ngoài xảy ra. Nhà nước ta bảo đảm quyền thừa kế về quyền bình đẳng thừa kế; mọi cá nhân đều có quyền để lại tài sản của mình cho người khác theo pháp luật hoặc theo di chúc. Đây là nguyên tắc chung trong lĩnh vực quyền thừa kia cũng được áp dụng đối với các trường hợp khi các quan hệ đó có yếu tố nước ngoài và mặc nhiên có nghĩa Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ quyền thừa kế của người nước ngoài đối với tài sản có trên lãnh thổ Việt Nam. Tuy nhiên, trong từng trường hợp cụ thể, do chế định quyền sở hữu có quy định khác nhau giữa địa vị pháp lý của người Việt Nam với người nước ngoài, cho nên quyền thừa kế của người nước ngoài cũng có khác với quyền thừa kế của công dân Việt Nam. Ví dụ, đối việc thừa kế quyền sử dụng đất đối với người nước ngoài theo Bộ luật dân sự 1995 không được đặt ra. Về việc thừa kế của công dân Việt Nam đối với tài sản ở nước ngoài, pháp luật của nước ta không có các quy định cấm mà trên thực tế Nhà Nước ta cho phép và bảo hộ công dân Việt Nam hiện đang cư trú trong nước được nhận các di sản thừa kế mà người thân của họ để lại ở nước ngoài. Một số nội dung cơ bản của quan hệ thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài được điều chỉnh bởi pháp luật Việt Nam: Về năng lực hưởng thừa kế: người nước ngoài có năng lực hưởng thừa kế tại Việt Nam như công dân Việt Nam ( theo tinh thần điều Bộ luật dân sự Việt Nam). Đối với di chúc của công dân Việt Nam đang ở nước ngoài phải có chứng nhận của cơ quan lãnh sự, đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước đó. Tuy có thể áp dụng các quy định chung của Bộ luật dân sự để điều chỉnh các quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài nhưng do không có quy phạm xung đột điều chỉnh các quan hệ này nên trong thực tiễn có thể phát sinh một số vấn đề thừa kế mà Tòa Án khó xác định luật áp dụng. Để giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo điều 767 Bộ luật dân sự Việt Nam 2005 được quy định như sau : Khoản 1. “Thừa kế theo pháp luật phải tuân theo pháp luật của nước có người để lại di sản thừa kế có quốc tịch trước khi chết”. Như vậy là chúng ta đã lựa chọn công thức “luật theo quốc tịch” của người để lại di sản. Cụ thể là, người để lại di sản mang quốc tịch nước nào thì áp dụng pháp luật của nước đó. Chúng tôi cho rằng, thực hiện quy phạm xung đột nói trên là không có lợi cho công dân nước ta khi để lại di sản hoặc được thừa kế di sản là bất động sản ở nước ngoài. Việc xác định người thừa kế, hàng thừa kế, thời điểm mở thừa kế, quyền và nghĩa vụ của người thừa kế, người quản lý tài sản thừa kế được thực hiện theo pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch trước khi chết. Tôi xin được nêu ví dụ làm dẫn chứng: một người Hàn Quốc kết hôn người Việt Nam, sinh sống và có tài sản tiền, vật dụng sinh hoạt cá nhân tại Việt Nam, chẳng may người đó bị tai nạn và họ không kịp để lại di chúc, vợ và con của họ yêu cầu Tòa Án Việt Nam chia di sản của người đó, trong trường hợp này thì Tòa Án Việt Nam áp dụng thủ tục quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự 2004 của Việt Nam, nhưng các vấn đề về diện, hàng thừa kế …thì áp dụng luật Hàn Quốc. Về vấn đề thừa kế đối với bất động sản, phù hợp với thông lệ quốc tế, khoản 2 điều 767 Bộ luật dân sự 2005 quy định: “quyền thừa kế đối với bất động sản phải tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó”. Như vậy, đối với di sản thừa kế mà người để lại di sản thừa kế là bất động sản ở nước ngoài thì phải tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó, quyền thừa kế có được nhận hay không còn phụ thuộc vào pháp luật nước nơi có bất động sản. Ví dụ, ông Peter công dân nước Pháp có 500m2 đất ở tại Việt Nam , năm 2010 ông chết và để lai 500m2 đất đó cho bà Niu công dân Pháp. Vậy việc thừa kế đối với 500m2 đất trên phải tuân theo pháp luật Việt Nam. Theo pháp luật nước ta, cá nhân không được quyền sở hữu đất, vì vậy, để giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế, chúng ta nên lựa chọn công thức “luật theo nơi ở của bất động sản” bằng quy phạm xung đột với nội dung: Quyền thừa kế đối với bất động sản được điều chỉnh theo pháp luật của nước, mà bất động sản ở nước này. Còn quyền thừa kế đối với động sản, thì chúng ta nên lựa chọn công thức “luật theo quốc tịch” của người để lại di sản bằng quy phạm xung đột với nội dung: Quyền thừa kế đối với động sản được điều chỉnh theo pháp luật của nước, mà người để lại di sản là công dân”. Bộ luật dân sự năm 2005 còn đưa ra nguyên tắc áp dụng luật trong trường hợp thừa kế theo pháp luật mà di sản không có người thừa kế. Khoản 3 quy định: “di sản không người thừa kế là bất động sản thuộc về nhà nước nơi có bất động sản đó” và khoản 4 quy định: “di sản không có người thừa kế là động sản thuộc về nhà nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch trước khi chết”. Khoản 3 và khoản 4 Bộ luật dân sự năm 2005 phân biệt hai trường hợp: đối với bất động sản thì thuộc về nhà nước nơi có bất động sản; đối với động sản thì thuộc về nhà nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch. Với quy định này di sản không có người thừa kế có thể thuộc về nhà nước Việt Nam nếu người để lại động sản là công dân Việt Nam hoặc di sản là bất động sản có tại Việt Nam. Trong quá trình nghiên cứu quy định về quyền tiếp nhận di sản không người thừa kế của nhà nước nhiều ý kiến cho rằng cần có sự thống nhất giữa các quốc gia. Về tư cách nhà nước trong việc tiếp nhận di sản không người thừa kế là vấn đề đang được tiếp tục nghiên cứu để lựa chọn phương án phù hợp với pháp luật Việt Nam. CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM VÀ TẠI TÒA ÁN NHÂN DAN THÀNH PHỐ HUẾ TỪ NĂM 2008 ĐẾN 2010. 2.1. Thực tiễn giải quyết tranh chấp về thừa kế theo pháp luật trong tư pháp quốc tế tại Việt Nam. Trong những năm qua xu thế chung của thế giới là mở rộng giao lưu quốc tế, số lượng người nước ngoài sinh sống tại các nước ngày càng gia tăng. Tại Việt Nam, số lượng người nước ngoài sinh sống và làm việc tại đây ngày càng nhiều và người Việt Nam làm ăn tại nước ngoài cũng đông, do vậy vấn đề thừa kế có yếu tố nước ngoài luôn được đật ra đối với hệ thống pháp nước ta. Thực tiễn giải quyết các vụ việc có yếu tố nước ngoài ở nước ta từ năm 2008 đến năm 2010 của nước ta được thể hiện qua biểu đồ sau: Tôi xin đưa ra một vài nhận xét, từ năm 2008 đến năm 2010 số lượng các việc về thừa kế có yếu tố nước ngoài tăng giảm không đồng đều. Năm 2008 tổng số vụ việc thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài là 55, trong đó: giải quyết 20 vụ việc và còn lại là 35 vụ việc không được giải quyết. Trong 20 vụ việc được giải quyết có 10 vụ việc bị đình chỉ, 5 vụ việc ủy thác tư pháp, 3 việc được công nhận, 2 vụ việc đưa ra xét xử. Trong năm 2009 có 47 vụ việc, trong đó có 15 vụ việc được giải quyết, còn lại 35 vụ viêc. Trong 15 vụ việc được giải quyết thì có 7 vụ việc đình chỉ, 3 vụ việc ủy thác tư pháp, 2 vụ việc đưa ra xét xử, 3 vụ việc công nhận. Trong năm 2010 tổng số là 53 vụ việc, trong đó giải quyết là 19 và còn lại là 34 vụ việc. Trong 19 vụ việc được giải quyết thì có đình chỉ 13, ủy thác tư pháp 5, đưa ra xét xử 1. Như vậy trong những năm qua vấn đề giả quyết các vụ việc về thừa kế có yếu tố nước ngoài ở nước ta giải quyết chưa được triệt để, vấn đề ủy thác tư pháp luôn được đặt ra. Các Tòa Án áp dụng pháp còn nhiều thiếu sót và vướng mắc, số lượng vụ việc không được giải quyết ngày càng gia tăng, trong cùng một vụ việc nhưng phải giải quyết nhiều lần và các bản án có hiệu lực pháp luật rồi nhưng bị đình chỉ. Tôi xin đưa ra ví dụ trong thực tiễn như sau : Ngày 14 tháng 5 năm 2008, tại trụ sỡ Tòa Án nhân dân tối cao mở phiên tòa Giám Đốc Thẩm xét xử vụ án dân sự về “tranh chấp thừa kế tài sản” giữa các đương sự ( theo bản qns Phúc Thẩm số 87/2008/DSPT ngày 23 tháng 4 năm 2007 của Tòa Phúc Thẩm Tòa Án nhân dân tối cao tại Hà Nội). Nguyên đơn bà: Lê Thu Khuê, sinh năm 1943, trú tầng 2, nhà số 6, phố Cát Dài Bị đơn: 1. Ông Hoàng Vết Phẩm, sinh năm 1944, trú tại tầng 1, nhà số 6, phố Cát Dải, (Nay là nhà số 8 phố Hai Bà Trưng) thành phố Hải Phòng. 2. Bà Hoàng Thúy Phương, sinh năm 1947, trú tại tầng 1 nhà số 6, phố Cát Dài, (Nay số 8 phố Hai Bà Trưng) thành phố Hà Nội. Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. 1. Cụ Lê Thị Tý sinh năm 1924, trú tại số 22/10 đường Nguyễn Văn Thành, phường 9, Bình Thạnh thành phố Hồ Chí Minh. 2. Cụ Lê Quang Trí, sinh năm 1934, trú tại công hòa Pháp. 3. Cụ Lê Quang Minh, mất năm 2005. 4. Hoàng Viết Thú, sinh năm 1918, chết năm 2006. 5. Bà Lê Thu Bích, sinh năm 1950, trú tại 21, lộ C21 khu tập thể nhà máy thủy tinh, ngõ 3B, Đường Đà Nẵng , phường Cầu Tre, thành phố Hải Phòng. 6. Bà Hoàng Thúy Ngọc, sinh năm 1954, công tác tại Ủy Ban Nhân Dân phường Ngô Quyền, thị xã Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc. 7. Bà Hoàng Thúy Nga, sinh năm 1943, trú tại số 149/42 Lê Văn thành phố Hồ Chí Minh. Nhận thấy Tại đơn kiện ngày 10-12-1993 và quá trình giải quyết vụ án, cụ Lê Quang Nhân (sau khi cụ Nhân chết thì con của cụ Nhân là bà Thu Khuê) trình bày.Sinh thời cha mẹ cụ là Lê Quang Thứ và cố Tô Thị Khang có 6 người con chung gồm: 1. Cụ Lê Thị Thìn, chết năm 1991, chồng là cụ Hoàng Viết Thứ gồm bốn người con chung: Hoàng Thúy Nga, Hoàng Viết Phẩm, Hoàng Thúy Phương và Hoàng Thúy Ngọc. 2. Cụ Lê Quang Nhân, chết năm 2005, vợ Nguyễn Thị Hiến có chín người con chung gồm: Lê Thu Khuê, Lê Thu Bích, Lê Thu Hạnh, Lê Quang Hiệp, Lê Thu Hà, Lê Quang Huy, Lê Thu Hải, Lê Quang Dũng, Lê Quang Hùng. 3. Lê Thị Tý. 4. Lê Thị Vi, hiện đang định cư tại Cộng Hòa Pháp. 5. Lê Quang Trí, hiện đang định cư tại Cộng Hòa Pháp. 6. Lê Quang Minh, đã chết. Cố Khang chết năm 1972, cố Thứ chết năm 1977 đều không để lại di chúc. Về tài sản : trước khi Nhà Nước cải tạo công thương nghiệp, cố Thứ và cố Khang có ngôi nhà cho thuê tại Hải Phòng. Thực hiện chính sách cải tạo công thương nghiệp, cố Thứ đã giao toàn bộ nhà mà hai cố cho thuê cho Nhà Nước quản lý. Sau đó Nhà Nước giao lại cho cố cụ Thứ và cố Khang quản lý sử dụng nhưng không phải trả tiền thuê nhà. Sau đó vợ chồng cố Thứ, cụ Nhân và cụ Thìn và các con của cụ Thìn, cụ Nhân cùng quản lý sử dụng. Năm 1972 cố Tố Thị Khang chết, năm 1977 cố Lê Quang Thứ chết. Sau hai cụ chết thì các con của cụ Nhân tiếp tục sử dụng tầng hai của ngôi nhà, cụ Thìn và các con của cụ sử dụng tầng một. Năm 1991 cụ Thìn chết, mâu thuẫn giữa hai gia đình căng thẳng, cụ Nhân khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế. Phía bị đơn là các con của cụ Thìn ( do ông Phẩm và bà Phương đại diện), cho rằng chỉ có phần diện tích tầng hai mới là di sản thừa kế của cố Thứ và cố Khang, còn tầng một là của Nhà Nước và của Ủy Ban Nhân Dân thành phố Hải Phòng quản lý nên không phải là di sản thừa kế, không đồng ý yêu cầu của nguyên đơn. Trong quá trình giải quyết vụ án ngày 23-7-1986 cụ Minh đã nhường kỷ phần thừa kế cụ Nhân và cụ Thìn, ngày 27-6-1992 cụ Tý nhường kỷ phần thừa kế cho cụ Nhân, ngày 20-6-1996 cụ Vy nhường kỷ phần thừa kế cho các con cụ Thìn( có chữ ký của cụ Vy và chứng thực của Bộ Ngoại Giao Cộng Hòa Pháp), ngày 21-10-1996 cụ TRÍ nhường kỷ phần thừa kế cho cụ Nhân và các con của cụ Nhân và cụ Thìn có xác nhận Tòa Thị Chính Ecouflant nước Cộng Hòa Pháp. Tại Bản Án dân sự sơ thẩm số 02/DSST ngày 16-7-1996 Tòa Án nhân dân thành phố Hải Phòng quyết định: Cụ Lê Thị Thìn được sở hữu nhà số 8, tầng một, đường Cát Dài, Lê Chân, Hải Phòng trị giá 316.837.000 đồng, nhưng được hưởng di sản thừa kế 201.356.666 và phải trả phần chênh lệch trị giá 115.030.333 cho cụ Lê Quang Nhân. Phần thừa kế con cụ Thìn chia cho các thừa kế như sau: Thúy, Phương, Phẩm, Nga, Ngọc mỗi người hưởng 40.271.333 đồng. Cụ Lê Quang Nhân được sở hữu tầng hai trị giá 1666.899.334 đồng. Ngày 25-7-1996 bà Khuê kháng cáo, cụ Minh kháng cáo yêu cầu hủy việc nhường kỷ phần thừa kế. Tại quyết định số 57/TDC ngày 12-5-1999 tòa Phúc Thẩm tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội quyết định tạm đình chỉ vụ án chờ chính sách mới của nhà nước về giao dịch dân sự có yếu tố nước ngoài tham gia vào thời điểm xác lập trước ngày 1-7-1991. Tại quyết định số 1060/2007/QĐ-PT ngày 4-6-2007 Tòa Án nhân dân tối cao Hà Nội về giao dịch nhà ở được xác lập trước ngày 1-7-1991 có người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia. Tại bản án dân sự Phúc Thẩm số 87/2007/DS-PT ngày 23-4-2007 tòa phúc thẩm tòa án nhân dân tối cao Hà Nội quyết định: áp dụng điều 8 nghị quyết số 755/2005/QĐ-UBTVQH và điều 8 khoản 1 nghi định số 127/2005/NĐ-CP sửa bản án như sau: Không chấp nhận đơn khởi kiện của nguyên đơn. Sau khi xét xử phúc thẩm, ngày 10-5-2007 bà Khuê có đơn khiếu nại bản án Phúc Thẩm. Quyết định 14/2008/KD-DS ngày 24-1-2008 hủy bản án Phúc Thẩm, Sơ Thẩm, Giám Đốc Thẩm, giao hồ sơ cho Tóa Án thành phố Hải Phòng xét xử lại theo đúng quy định của pháp luật. 2.2. Thực tiễn giải quyết tranh chấp thừa kế theo pháp luật trong tư pháp quốc tế tại Tòa Án nhân dân thành phố Huế. Huế nằm ở dải đất hẹp của miền trung Việt Nam và là thành phố tỉnh lỵ của Thừa Thiên - Huế. Thành phố là trung tâm quan trọng về nhiều mặt của miền Trung như văn hoá, chính trị, kinh tế, giáo dục, y tế, du lịch, khoa học kỹ thuật, đào tạo... Đây là địa bàn có nền kinh tế phát triển. với số lượng dân số đông vấn đề quan hệ quốc tế được mở rộng, trong những năm qua người dân tại địa bàn xuất cảnh và nhập cảnh nhiều, do vậy các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài ngày càng nhiều, đặc biệt là vấn đề giả quyết về thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài. Tòa Án nhân dân thành phố Huế có trụ sở tại số 60 đường Nguyễn Huệ, thành phố Huế, đây là nơi giải quyết các vụ việc dân sự trong đó bao gồm cả vấn đề về thừa kế có yếu tố nước ngoài. Từ năm 2008 đến năm 2010 số lượng giải quyết vụ việc về thừa kế theo pháp luật tại Tòa Án nhân dân thành phố Huế như sau: Năm Tổng số Giải quyết Còn lại 2008 4 2 2 2009 3 1 2 2010 5 4 1 Nguồn: số liệu thống kê Tòa Án nhân dân thành phố Huế năm 2008-2010 Như vậy, tôi xin đưa ra một vài nhận xét về thực tiễn xét xử về thừa kế có yếu tố nước ngoài trong năm 2008 đến 2010 tại Tòa Án nhân dân thành phố Huế số vụ việc giải quyết về thừa kế có xu hướng giảm và số vụ việc không được giải quyết còn nhiều. Đây là một trong những tồn tại mà tại Tòa Án nhân dân thành phố Huế còn gặp phải. Trong năm 2008, tổng số vụ việc giải quyết về thừa kế là 4 vụ việc, trong đó giải quyết chỉ được 2 vụ việc và còn lại 2 vụ việc không được giải quyết. Trong 2 vụ có 1 vụ đình chỉ giải quyết, 1 vụ đưa ra xét xử. Trong năm 2009, tổng số vụ việc về thừa kế là 3 vụ việc, trong đó thụ lý giải quyết 1 vụ việc và 2 vụ việc không được giải quyết. Trong năm 2010, tổng số là 5 vụ việc, trong đó giải quyết chỉ được 4 vụ việc và còn lại là 1 vụ việc . Trong 4 vụ việc giải quyết có 2 vụ việc bị đình chỉ và 1 vụ đưa ra xét xử. Như vậy, trong những năm trên thì việc giải quyết các vụ việc về thừa kế đạt được những thành quả nhất định,Tòa Án nhân dân thành phố huế đã giải quyết một cách công khai, minh bạch và đảm bảo sự công bằng và quyền lợi của các bên đương sự. Những tồn tại mà Tòa Án nhân dân thành phố Huế còn vấp phải đó là số vụ việc không được giải quyết còn nhiều. Sự công nhận ở giai đoạn tiền tố tụng và giai đoạn hòa giải còn ít, nhất là trong năm 2010 vụ viêc công nhận không có, các vụ việc đưa ra xét xử nhiều. Trên là những thành tựu và nhược điểm trong giải quyết tranh chấp vê thừa kế mà Tòa Án nhân dân thành phố Huế đã đạt được và một số hạn chế còn tồn tại CHƯƠNG 3: HẠN CHẾ, NGUYÊN NHÂN VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC THỰC HIỆN CHẾ ĐỊNH THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM. 3.1. Hạn chế. Thứ nhất, trước ngày Bộ luật dân sự (BLDS) Việt Nam có hiệu lực, vấn đề thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài được đề cập trong một số văn bản. “Tuy nhiên, pháp luật nước ta thời kỳ đó mới chỉ đề cập trên nguyên tắc chung nhất, còn thiếu những quy định chi tiết, đặc biệt là các quy phạm xung đột để làm cơ sở giải quyết đối với những vụ việc cụ thể về thừa kế có yếu tố nước ngoài”. Từ ngày BLDS có hiệu lực, một loạt quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được điều chỉnh bởi các quy phạm xung đột nhưng “chế định thừa kế còn hạn chế”. Thứ hai, Bộ luật Dân Sự Việt Nam năm 2005 ra đời quy định còn chung chung , vấn đề về thừa kế có yếu tố nước ngoài chưa được cụ thể hóa. Thừa kế theo pháp luật thì Bộ luật Dân Sự 2005 chỉ giành trọn một điều khoản duy nhất để điều chỉnh. Các quy phạm xung đột dẫn chiếu chưa được rõ ràng. Thứ ba, các văn bản hướng dẫn giải quyết về thừa kế trong tư pháp quốc tế nói chung và thừa kế theo pháp luât trong tư pháp quốc tế nói riêng còn ít ỏi, chưa đảm bảo để điều chỉnh các quan hệ pháp luật dân sự về thừa kế có yếu tố nước ngoài. Thứ tư, các hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam gia nhập , gia và ký kết thì chưa được nhiều , trong khi đó để ký kết hoặc tham gia được một hiệp định thì chúng ta phải nghiên cứu tìm hiểu với thời gian dài. Vấn đề đặt ra ở đây là: hiệp định đó đi vào áp dụng trong thực tiễn như thế nào, có phù hợp với thông lệ quốc tế và xã hội của Việt Nam hay không. Đó cũng là một trong những hạn chế mà Viêt Nam còn gặp phải. Thứ năm, các cơ quan Tòa Án áp dụng pháp luật chưa được triệt để, còn nhiều thiếu sót trong việc áp dụng pháp luật. Sự am hiểu pháp luật nước ngoài của các Thẩm Phán còn chưa cao. Thứ sáu, vấn đề về ủy thác Tư Pháp còn nhiều bất cập, các vụ việc về thừa kế có yếu tố nước ngoài còn ách tắc hàng loạt và cần được ủy thác tư pháp. Con đường ủy thác tư pháp theo pháp luật Việt Nam thông qua cơ quan tư pháp, theo đó, Tòa Án Việt Nam sẽ chuyển hồ sơ đến Bộ Tư Pháp, Bộ Tư Pháp chuyển đến Bộ Ngoại Giao, Bộ Ngoại Giao chuyển đến Đại Sứ Quán ở nước cần ủy thác, Đại Sứ Quán lại chuyển hồ sơ đến cơ quan Tư Pháp của nước bạn để thu thập chứng cứ xác minh. Nếu thuận lợi thì hồ sơ lần lượt chuyển về ngược lại cho Tòa Án Việt Nam. Cứ như thế chuyển đi chuyển lại thì mất cả năm cho một lần ủy thác, đủ thời gian làm cho một vụ việc quá hạn theo pháp luật Tố Tụng dân sự Việt Nam. Thứ bảy, về phía đương sự thì chậm cung cấp thông tin, cung cấp không chính xác, cung cấp thiếu sót, không chịu trả chi phí cho hoạt động tố tụng tại Tòa Án. Các đương sự nói riêng và người dân Việt Nam nói chung sự hiểu biết pháp luật còn thấp, trình độ daan trí chưa cao, ý thức nâng cao tìm hiểu pháp luật còn yếu. 3.2. Nguyên nhân. Thứ nhất, trong cơ chế thị trường thế giới ngày càng mở rộng, giao lưu quốc tế ngày càng phát triển mà hệ thống pháp luật nước ta thì chưa theo kịp với thông lệ quốc tế, sự yếu kém đó làm cho các chế định pháp luật nói chung và chế định thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài nói riêng không phù hợp với thực tiễn hiện tại nữa. hệ thống pháp luật nước ta quy định chưa rõ ràng. Sự phân chia di sản thừa kế thành động sản và bất động sản quy định chưa chi tiết. Thứ hai, các văn bản hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền còn quá cũ không còn phù hợp với thực tế của đất nước và thế giới, bên cạnh đó văn bản hướng dẫn về thừa kế có yếu tố nước ngoài còn ít ỏi. Thứ ba, cán bộ tìm hiểu pháp luật nước ngoài còn chưa nhiều, trình độ chưa cao, trong chế định thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài chưa được quan tâm nhiều, nếu có quan tâm thì quan tâm không được cao. Thứ tư, còn đường ủy thác tư pháp theo pháp luật nước ta còn quá dài, phải qua nhiều chặng đường khác nhau dẫn đến sự tốn kém về thời gian, con đường ủy thác tư pháp của nước ta nói trên quá phức tạp trong khi đó các nước trên thế giới thì con đường ủy thác tư pháp của họ đơn giản, thời gian ngắn, các nước trên thế giới họ thường dùng thông qua các con đường như: ủy thác trực tiếp giữa các cơ quan Tòa Án với nhau của các nước liên quan; ủy thác thông qua con đường Ngoại Giao; ủy thác bằng đại diện đặc biệt. Thứ năm, các hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam ký kết còn ít, việc thúc đẩy sự đàm phán, ký kết các hiệp hiệp định tương trợ tư pháp của nước ta diễn ra chưa nhiều. Thứ sáu, trình độ dân trí nước ta còn thấp, sự hiểu biết về pháp luật của người dân còn yếu kém. 3.3. Những giải pháp. 3.3.1. Giải pháp về hoàn thiện hệ thống pháp luật. Thứ nhất, khai thác những quy phạm xung đột đã được quy định trong pháp luật, một trong những quy phạm xung đột đã tồn tại mà chúng ta có thể khai thác là Điều 766, khoản 1, Bộ luật dân sự Việt Nam 2005. Theo điều khoản này, “việc xác lập, chấm dứt quyền sở hữu, nội dung quyền sở hữu đối với tài sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản đó, trừ trường hợp pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quy định khác”. Điều 766, khoản 1 không định nghĩa thế nào là “việc xác lập” quyền sở hữu đối với tài sản. Vậy, thông qua việc giải thích luật, chúng ta có thể hoàn thiện Tư pháp quốc tế nước ta về vấn đề xung đột pháp luật về thừa kế theo pháp luật và nếu chúng ta theo giải pháp này, chúng ta có quy phạm xung đột sau: Vấn đề thừa kế theo pháp luật được điều chỉnh bởi pháp luật của nước nơi có tài sản. Đây cũng là giải pháp được thừa nhận tại Mê-hi-cô, Pa-na-ma, U-ru-goay và Vê-nê-du-ê-la. Để hiểu rõ thêm giải pháp này, tôi xin lấy một ví dụ minh họa. Năm 1975, anh A sang sống cùng gia đình tại Pháp và sau đó nhập quốc tịch Pháp. Với sự mở cửa, anh A về Việt Nam cư trú từ năm 1995. Do tai nạn, anh A qua đời tại Việt Nam năm 2001 và để lại di sản bao gồm: Một ngôi nhà ở ngoại ô Pháp (di sản P); một căn hộ cùng một số động sản tại Hà Nội (di sản V và v); một số động sản quý tại một ngân hàng Thụy Sĩ (di sản t) và một số động sản gửi chị gái đang làm ăn tại Đức (di sản d). Do không tự thỏa thuận được với nhau, con anh A, quốc tịch Pháp và em trai anh A quốc tịch Việt Nam yêu cầu Tòa án đứng ra giải quyết vấn đề thừa kế. Áp dụng giải pháp bằng cách giải thích pháp luật, chúng ta dẫn đến kết quả sau: Vấn đề thừa kế nêu trên được điều chỉnh bởi pháp luật nơi có tài sản, cụ thể là di sản P được điều chỉnh bợi pháp luật Pháp, di sản t được điều chỉnh bởi pháp luật Thụy Sĩ, di sản d được điều chỉnh bởi pháp luật Đức và di sản V, v được điều chỉnh bởi pháp luật Việt Nam. Ngoài giải pháp khai thác quy phạm xung đột đã tồn tại bằng cách giải thích luật, để hoàn thiện. Thứ hai, Giải pháp hoàn thiện bằng cách thiết lập quy phạm xung đột mới. Khi hoàn thiện Tư pháp quốc tế nước ta bằng cách thiết lập quy phạm xung đột mới có hai giải pháp sau: a. Giải pháp có thể sử dụng khi không phân biệt di sản là động sản hay bất động sản là chúng ta cho phép pháp luật của nước mà người để lại thừa kế có quốc tịch điều chỉnh vấn đề thừa kế. Đây là giải pháp được thừa nhận tại An-ba-ni (trừ trường hợp khi di sản là bất động sản ở An-ba-ni, An-giê-ri, Đức (nhưng luật Đức có thể được chọn để áp dụng khi di sản là bất động sản ở Đức), Andora, Áo, Bun-ga-ri, Cuba, Ai Cập, Tây-ban- nha, Phần Lan, Gha-na, Hy Lạp, Hung-ga-ri, In-đô-nê-xi-a, I-ran, Ý, Nhật, Gioóc-đa-ni, Li- băng, Ma-li, Ma-rốc, Mô-ri-ta-ni, Ni-giê-ri-a, Phi-líp-pin, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Xê-nê-gan, Xlo-va-ki, Thụy Điển, Xi-ri, Tiệp Khắc, Thổ Nhĩ Kỳ (trừ trường hợp di sản là bất động sản ở Thổ Nhĩ Kỳ), Va-ti-căng, Nam Tư (cũ) b. Phân biệt di sản là động sản hay bất động sản. Giải pháp có thể sử dụng khi phân biệt di sản là động sản hay bất động sản là chúng ta cho phép pháp luật của nước mà người để lại thừa kế có nơi cư trú cuối cùng điều chỉnh di sản là động sản và pháp luật của nước nơi có tài sản điều chỉnh di sản là bất động sản. Giải pháp này được thừa nhận tại Nam Phi, Úc, Ba-ha-ma, Bỉ, Ca-na-da, Trung Phi, Trung Quốc, Công-gô, Bờ biển Ngà, Mỹ, Pháp, Ga-bông, Ma-li, Ấn Độ, Ix-ra-en, Ai-len, Luýchc-xăm-bua, Ma-đa-gát-xca, Ca-lê-đô-ni, Anh, Xu-đăng, U-ru-goay…. Áp dụng giải pháp này vào ví dụ nêu trên, chúng ta có kết luận sau: Di sản là bất động sản được điều chỉnh bởi pháp luật nơi có tài sản, cụ thể ở đây là di sản P ở Pháp được điều chỉnh bởi pháp luật Pháp và di sản V ở Việt Nam được điều chỉnh bởi pháp luật Việt Nam. Đối với di sản là động sản, pháp luật Việt Nam là pháp luật điều chỉnh vì nơi cư trú cuối cùng của người để lại thừa kế là Việt Nam, cụ thể là pháp luật Việt Nam điều chỉnh vấn đề thừa kế đối với di sản d ở Đức, di sản t ở Thụy Sĩ và di sản v ở Việt Nam. Thứ ba, Giải pháp của xung đột pháp luật về thừa kế theo pháp luật nên lựa chọn trong Tư pháp quốc tế Việt Nam. Vì di sản ở nước ngoài nên bản án của Tòa án sẽ có thể phải được thừa nhận ở nước nơi có di sản, nhất là khi di sản là bất động sản. Các nước đều đưa ra điều kiện để thừa nhận bản án nước ngoài, do đó việc chọn pháp luật để điều chỉnh quan hệ thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài nên tính đến việc làm thế nào để bản án của Tòa án có nhiều cơ hội được thừa nhận ở nước ngoài nơi có di sản, nếu không việc đưa ra bản án cũng vô ích. Mặt khác, khi di sản ở nước ngoài, công tác xét xử đôi khi phải dùng đến biện pháp ủy thác tư pháp, do đó nên có chút thiện chí với hệ thống pháp luật nước ngoài nơi có di sản để các biện pháp ủy thác có thể gặp thuận tiện. Vậy phương hướng thứ ba mà chúng ta nên làm là sử dụng một tiêu chí chọn pháp luật mà theo đó bản án của Tòa án nước ta có nhiều cơ hội được thừa nhận ở nước nơi có di sản và các biện pháp ủy thác tư pháp không gặp nhiều bất lợi. Thứ tư, Giải pháp kiến nghị lựa chọn cho xung đột pháp luật về thừa kế theo pháp luật trong Tư pháp quốc tế Việt Nam. Nếu sử dụng giải pháp khai thác quy phạm xung đột đã tồn tại, chúng ta có quy phạm xung đột về thừa kế theo pháp luật là: Thừa kế theo pháp luật được điều chỉnh bởi pháp luật nơi có di sản. Giải pháp này có thể được chấp nhận vì chúng ta đã thấy rằng quan hệ thừa kế là một quan hệ tài sản đồng thời đơn giản vì chỉ cần giải thích rộng Điều 766 khoản 1 BLDS. Thứ năm, vấn đề về ủy thác tư pháp chúng ta nên lựa chọn con đường ủy thác trực tiếp giữa các cơ quan Tòa Án liên quan, áp dụng đối với các nước nước đã ký kết hiệp định tương trợ tư pháp và bằng con đường ủy thác tư pháp thông qua con đường Ngoại Giao đối với các nước chưa ký hiệp định tương trợ tư pháp quốc tế. Vậy theo tôi, các giải pháp vừa nêu trên là một giải pháp phù hợp nhất trong bối cảnh nước ta hiện nay vì nó có nhiều ứu điểm so với những giải pháp đã nghiên cứu. 3.3.2. Giải pháp về việc áp dụng pháp luật. Thứ nhất, việc áp dụng pháp luật nước ngoài, vì pháp luật nước ta được áp dụng thường xuyên trong thực tế và chúng ta có thiện chí với pháp luật của nước mà người để lại thừa kế có quốc tịch hay của nước nơi có di sản là bất động sản: Ở đây chúng ta cho pháp luật nước ngoài thẩm quyền điều chỉnh nhưng thực tế chúng ta lại áp dụng pháp luật nước ta và lý do của thực tế này là vì pháp luật nước ngoài cho phép chúng ta áp dụng pháp luật nước ta. Thứ hai, áp dụng triệt để các quy định pháp luật hiện tại trong Bộ Luật dân sự 2005 và các văn bản hướng dẫn liên quan, áp dụng thống nhất trong việc giải quyết các vụ việc thừa kế có yếu tố nước ngoài. Một khó khăn khi dùng tiêu chí dẫn chiếu quốc tịch một cá nhân là đôi khi chúng ta không xác định được quốc tịch của cá nhân này. Nếu hoàn cảnh này xảy ra, theo tôi, chúng ta nên quy định thêm như sau: Trong trường hợp không xác định được quốc tịch thì pháp luật điều chỉnh quan hệ thừa kế về động sản là pháp luật của nước mà người để lại thừa kế có nơi cứ trú cuối cùng và, trong trường hợp không xác định được quốc tịch cũng như nơi cư trú cuối cùng, pháp luật điều chỉnh quan hệ thừa kế theo pháp luật về động sản là pháp luật của Tòa án, tức là pháp luật Việt Nam. Giải pháp luân phiên này cũng cho phép pháp luật nước ta có cơ hội được áp dụng thường xuyên. Nói tóm lại, với hoàn cảnh nước ta hiện nay, giải pháp hợp lý nhất trong việc giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo pháp luật là phân biệt di sản thành động sản và bất động sản và việc điều chỉnh hai loại di sản này là như sau: Thừa kế về bất động sản được điều chỉnh bởi pháp luật của nước nơi có tài sản. Thừa kế về động sản được điều chỉnh bởi pháp luật của nước mà người để lại thừa kế có quốc tịch. Trong trường hợp không xác định được quốc tịch thì pháp luật điều chỉnh quan hệ thừa kế về động sản là pháp luật của nước mà người để lại thừa kế có nơi cư trú cuối cùng và, trong trường hợp không xác định được quốc tịch cũng như nơi cư trú cuối cùng, pháp luật điều chỉnh quan hệ thừa kế theo pháp luật về động sản là pháp luật của Tòa án. Để đảm bảo an toàn pháp lý cho các chủ thể trong quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài, chúng ta nên luật hóa giải pháp trình bày ở trên và trong khi chờ đợi, Tòa án tối cao có thể thừa nhận giải pháp này thông qua thông tư hoặc công văn hướng dẫn áp dụng luật như đã làm trong những vấn đề khác hoặc sử dụng một vụ việc cụ thể để làm án lệ. 3.3.3. Các giải pháp khác. Thứ nhất, tăng cường ký kết các điều ước quốc tế, tham gia đàm phán, trao đổi thương lượng để ký các điều ước quốc tế song phương và đa phương. Ký kết các điều ước quốc tế thận lợi trong việc giải quyết tranh chấp dễ dàng và không tốn kém về thời gian. Thứ hai, nâng cao trình độ về pháp luật nước ngoài cho các Thẩm Phán, bồi dưỡng thêm về đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động áp dụng pháp luật và hoạt động tố tụng. Thứ ba, nâng cao trình độ dân trí, bồi dưỡng pháp luật cho người dân và thường xuyên tuyên truyền pháp luật cho người dân để họ am hiểu hệ thống pháp luật nước ta sâu sắc hơn. C. PHẦN KẾT LUẬN Qua việc nghiên cứu chế định thừa kế theo pháp luật trong tư pháp quốc tế ở các nước trên thế giới cũng như tại địa bàn kiến tập, đã cho thấy được tổng quan về thực trạng thừa kế và những vấn đề lý luận đặt ra Đảng và nhà nước ta những biện pháp khắc phục nhằm nâng cao hơn nữa về chế định thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài, nhằm mở rộng giao lưu hợp tác quốc tế. Qua đề tài cho thấy một phần lớn số vụ việc giải quyết về thừa kế có yếu tố nước ngoài chưa đáp ứng yêu cầu thực tế của các đương sự. Đảng và nhà nước ta đã không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật, tập trung nghiên cứu, sửa đổi, ký kết các điều ước quốc tế nhằm nâng cao tính khả thi trong việc giải quyết các vụ việc về thừa kế. Trong đó nâng cao chất lượng đội ngủ cán bộ nghiên cứu pháp luật, trình độ Thẩm Phán. Qua thực tế trên địa bàn kiến tập tôi đã thu được những kiến thức về thực tiễn và những khó khăn vướng mắc trong thực thi pháp luật cũng như việc áp dụng pháp luật vào thực tế, qua đó tôi đã đưa ra hạn chế, nguyên nhân và những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc giải quyết các vụ việc về thừa kế có yếu tố nước ngoài. Khó khăn còn nhiều, thách thức còn lớn. Song cùng với cả hệ thống chính trị, toàn Đảng, toàn dân ta luôn nâng cao, hoàn thiện trong việc giải quyết vụ việc về thừa kế có yếu tố nước ngoài một cách nhanh chóng và triệt để, giải quyết một cách công bằng và dân chủ, làm cho hệ thống pháp luật nước ta ngày càng được áp dụng vào thực tiễn một cách triệt để hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đaị học Huế (2009), Giáo trình tư pháp Quốc tế, Nxb Công An nhân dân. 2. Đại học luật Hà Nội (2008), Giáo trình Tư pháp quốc, Nxb Tư pháp. 3. Nguễn Thị Hồng Trinh (2010), Tập bài giảng tư pháp quốc tế, Đại hcj Huế. 4. Quốc Hội nước Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1995), Bộ luật dân sự, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 5. Quốc Hội Nước Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Bộ luật dân sự, Hà Nội. 6. Tòa Án nhân dân thành phố Huế (2011), Báo cáo về số liệu về giải quyết các vụ việc thừa kế có yếu tố nước ngoài. 7. TS. Đỗ Văn Đại – PGS.TS. Mai Hồng Quỳ (2006), Tư pháp quốc tế Việt Nam, Nxb đại học quốc gia Tp Hồ Chí Minh. 8. www.thuake.org.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbài niên luận.doc