Đề tài Thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm của công ty Viễn thông Quân đội (Vietteltelecom)

LỜI CẢM ƠN! 1 I. LÝ LUẬN VỀ TIÊU THỤ HÀNG HÓA CỦA MỘT DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ. 5 1.1. Định nghĩa 5 1.2. Tiêu thụ hàng hóa là quá trình bao gồm nhiều hoạt động 5 1.3. Kết quả tiêu thụ hàng hóa trong doanh nghiệp 6 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới tiêu thụ hàng hóa trong DNTMDV 6  Giá cả hàng hóa 6  Chất lượng hàng hóa và bao gói 6  Mặt hàng và chính sách mặt hàng kinh doanh 6  Dịch vụ trong và sau bán hàng 6  Mạng lưới phân phối của doanh nghiệp 6  Vị trí điểm bán 6  Quảng cáo 7  Hoạt động của những người bán hàng và đại lí 10  Các nhân tố khác 10 II. THỰC TRẠNG VỀ TIÊU THỤ HÀNG HÓA CỦA CÔNG TY VIỄN THÔNG VIETTEL (VIETTELTELECOM). 10 2.1. Khai quát chung về tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty Viettel. 10  Lịch sử phát triển 11  Triết lý kinh doanh 12  Quan điểm phát triển 12  Hoạt động xã hội 13 2.2. Quảng cáo và điểm bán đã ảnh hưởng đến tiệu thụ hàng hoá của công ty viễn thông Viettel. 13  Quảng cáo và khuyến mại. 14  Chiến dịch PR của Viettel 14 ã Kết quả của chiến dịch PR, Quảng cáo và khuyến mại. 16  Điểm bán: 16 Viettel đã đưa ra chính sách đối với điểm bán: 17 Chính sách hỗ trợ về biển hiệu 17  Hệ thống điềm bán. 18 +) Những hạn chế 19 III. GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG CÒN HẠN CHẾ VÀ THÚC ĐẨY TIÊU THỤ SẢN PHẨM. 20 3.1. Kiểm soát vấn đề xuất hàng cho những đại lý, địa điểm bán sản phẩm, chống xuất hàng tràn lan 20 3.2. Quảng cáo hiệu quả, chính xác, thiết thực với sản phẩn của công ty 20 3.3. Xây dựng bộ máy tổ chức như một cơ thể khỏe mạnh: 20 3.4. Cách tốt nhất để ổn định dài lâu là thường xuyên thay đổi: 20 3.5. Thay đổi trước khi buộc phải thay đổi: 20 3.6. IT là lõi:. 21 3.7. Dùng văn hóa để lấp các lỗ hổng hệ thống: 21 3.8. Khó khăn để duy trì đoàn kết: 21 3.9. Học nghề là việc của cá nhân, dùng người là việc của công ty: 21 IV. KẾT LUẬN 22 :confused::confused::confused:

doc20 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2278 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm của công ty Viễn thông Quân đội (Vietteltelecom), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN! Chúng em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của của cô giáo Đinh Thị Hương Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy hiệu trưởng trường Thương Mại. Xin chân thành cảm ơn các thầy (cô) giáo trong nhà trường đã tạo điều kiện giúp chúng em thực hiện và giúp đỡ chúng em hoàn thành đề tài này./. MỤC LỤC I. LÝ LUẬN VỀ TIÊU THỤ HÀNG HÓA CỦA MỘT DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ. 1.1. Định nghĩa Tiêu thụ hàng hóa là hoạt động đặc trưng ,chủ yếu của doanh nghiệp thương mại. Là khâu cuối cùng của hoạt động kinh doanh hàng hóa. Tiêu thụ hàng hóa được thực hiện thông qua hoạt động bán hàng của doanh nghiệp nhờ đó mà hàng hóa được chuyển thành tiền, thực hiện vòng chu chuyển vốn trong doanh nghiệp ,chu chuyển tiền tệ trong xã hội.thúc đẩy vòng quay của quá trình tái sản xuất và tái sản xuất mở rộng sức lao động 1.2. Tiêu thụ hàng hóa là quá trình bao gồm nhiều hoạt động Nghiên cứu thị trường nghiên cứu người tiêu dùng: Muốn tiêu thụ được hàng hóa ta phải biết thi trường cần gì? Hướng tới đối tượng khách hàng nào? Và kinh doanh như thế nào? Lựa chọn và xác lập kênh phân phối: Đây là hành vi đặc biệt quan trọng cuả doanh nghiệp nó quyết định phần thị trường mà doanh nghiệp đó có được Các chính sách và hình thức bán hàng: Doanh nghiệp có nhiều sự lựa chọn đó là chính sách khuyến mãi hậu mãi ra sao?.... Các hình thức quảng cáo Hoạt động bán hàng và nghiên cứu người bán hàng 1.3. Kết quả tiêu thụ hàng hóa trong doanh nghiệp Kết quả tiêu thụ hàng hóa trong doanh nghiệp là khối lượng hàng hóa mà doanh nghiệp thực hiện trong thời gian nhất định Trong đó: M là doanh thu bán hàng Pi là giá bán 1 đơn vị hhóa loại I Qi là số lượng bán ra của hhóa loại i 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới tiêu thụ hàng hóa trong DNTMDV Giá cả hàng hóa Chất lượng hàng hóa và bao gói Mặt hàng và chính sách mặt hàng kinh doanh Dịch vụ trong và sau bán hàng Mạng lưới phân phối của doanh nghiệp Vị trí điểm bán Điều này đặc biệt quan trọng nếu như bạn sẽ mua một công ty bán lẻ. Địa điểm kinh doanh có tầm quan trọng như thế nào đối với sự thành công của công ty? Địa điểm của công ty bạn định mua tốt như thế nào? Ở đó có đủ chỗ đỗ xe để tạo thuận tiện cho khách hàng đến với công ty không? Công ty phụ thuộc như thế nào vào việc bán hàng cho các khách hàng trong khu vực? Triển vọng kinh doanh trong tương lai ở khu vực này ra sao? Liệu nơi này có đang trong quá trình thay đổi nhanh chóng từ khu chung cư mới sang toà nhà văn phòng hay không? Địa điểm kinh doanh này liệu có trở nên cuốn hút hơn hay ít cuốn hút hơn do có những thay đổi ở khu vực lân cận hay không? Trong kinh doanh cũng như trong quân sự, những yếu tố cơ bản để đảm bảo sự thành công là: thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Nếu làm đúng thời cơ biết lựa chọn đúng đắn thời điểm kinh doanh và quản lý kinh doanh tốt là cái đảm bảo vững chắc của sự đứng vững của doanh nghiệp. Không ít nhà kinh doanh cho rằng lựa chọn điểm kinh doanh tốt là yếu tố đảm bảo cho sự thành công của bán hàng  ‘‘nhà rộng không bằng đông khách’’ luôn là tâm niệm của các nhà kinh doanh. Khi tìm địa điểm kinh doanh mỗi vị trí đều có sự thích hợp với kinh doanh nhất định. Thông thường các trung tâm thành phố nên đặt các trung tâm thương mại, khu thương mại ven đô do giá thuê rẻ hơn, thuận tiện đi lại thích hợp dịch vụ vui chơi, giải trí hấp dẫn khách vãng lai. Những dãy phố thương mại thường kinh doanh mặt hàng cùng loại, những khu vực đông dân cư trên đường giao thông là những nơi có thể đặt địa điểm kinh doanh vì người dân có thói quen mua hàng gần chỗ ở hặc nơi làm việc tiện đi lại để giảm bớt chi phí tiển bạc và thời gian mua sắm Vị trí điểm bán là tài sản vô hình của donh nghiệp tuy nhiên việc lựa chọn điểm bán tốt sẽ đem lại kết quả cao cho hoạt động tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp. Quảng cáo Quảng cáo là một trong những công cụ quan trọng nhất của hoạt động chiêu thị. Quảng cáo chuyển các thông tin có sức thuyết phục đến các khách hàng mục tiêu của Công ty. Công tác quảng cáo đòi hỏi sự sáng tạo rất nhiều. Đó là một nghệ thuật: Nghệ thuật quảng cáo. Chi phí cho quảng cáo rất lớn. Ví dụ ở Hoa Kỳ chi phí cho quảng cáo năm 1991 là 126,4 tỷ đô la, trong đó: Báo chí chiếm 24,1% (30,4 tỷ đô la), truyền hình chiếm 21,7% (27,4 tỷ đô la) Quảng cáo là một phương tiện hỗ trợ đắc lực cho cạnh tranh. Mục đích của quảng cáo là để thu hút sự chú ý của khách hàng, thuyết phục họ về những lợi ích, sự hấp dẫn của sản phẩm nhằm thay đổi hoặc củng cố thái độ và lòng tin tưởng của người tiêu thụ về sản phẩm của Công ty, tăng lòng ham muốn mua hàng của họ và đi đến hành động mua hàng, Quảng cáo được thực hiện theo nguyên tắc A.I.D.A đây là 4 chữ đầu của các từ. A - Attention (tạo ra sự chú ý) I - Interest (làm cho thích thú) D - Desire (Gây nên sự ham muốn) A - Action (Dẫn đến hành động mua hàng) Những quyết định chủ yếu trong hoạt động quảng cáo bao gồm +) Quyết định về mục tiêu quảng cáo Mục tiêu quảng cáo phải xuất phát từ các mục tiêu trong kinh doanh của Công ty và các mục tiêu marketing. Ví dụ: mục tiêu doanh số, lợi nhuận, thị phần, các mục tiêu này nâng cao uy tín của Công ty, của sản phẩm…Các mục tiêu quảng cáo thường được phân loại thành mục tiêuđể thông tin mục tiêu để thuyết phục hay mục tiêu để nhắc nhở. - Quảng cáo thông tin hình thành mạnh mẽ vào giai đoạn giới thiệu sản phẩm nhằm tạo nên nhu cầu ban đầu. Nó có thể giới thiệu cho thị trường bết về một sản phẩm mới, về cách sử dụng mới của một sản phẩm hoặc sự thay đổi về giá cả. - Quảng cáo thuyết phục cần thiết và rất quan trọng trong giai đoạn cạnh tranh nhằm tạo ra sự ưa chuộng nhãn hiệu hoặc thuyết phục khách hàng mua ngay. Quảng cáo thuyết phục có thể dùng thể loại so sánh. Ví dụ: hãng Toyota đã so sánh loại xe Lexus của họ với loại xe Mercedes của Đức cả về giá cả lẫn chất lượng (động cơ chạy êm như thế nào). Quảng cáo so sánh cũng được sử dụng nhiều đối với các loại thuốc khử mùi hôi, kem đánh răng, rượu và các loại thuốc giảm đau. - Quảng cáo nhắc nhở rất quan trọng trong giai đoạn trưởng thành (bão hòa) của sản phẩm để nhắc nhở khách hàng luôn luôn nhớ đến nó đầu tiên, nhắc họ nhớ đến địa điểm mua nó đầu tiên, nhắc họ nhớ đến địa điểm mua nó ở đâu v.v… +) Quyết định về ngân sách quảng cáo Sau khi xác định các mục tiêu quảng cáo rồi, doanh nghiệp có thể quyết định ngân sách quảng cáo cho mỗi sản phẩm nhằm hòan thành mục tiêu bán hàng. Có 4 phương pháp để xác định ngân sách: - Phương pháp tùy khả năng: Nhiều Công ty xác định ngân sách quảng cáo có tùy theo khả năng Công ty có thể chi được. Phương pháp này bỏ qua ảnh hưởng của quảng cáo đối với khối lượng tieu thụ, nó dẫn đến ngân sách quảng cáo hàng năm hông ổn định. - Phương pháp tính theo phần trăm của doanh số, ví dụ, 5% hay 10% của doanh số năm tới. Ưu tiên của phương pháp này là chi phí quảng cáo gắn liền với kết quả hoạt động kinh doanh (với doanh số, lợi nhuận…) và đảm bảo sự ổn định cạnh tranh. - Phương pháp cân bằng cạnh tranh. Một số Công ty xác định ngân sách quảng cáo của họ ngang bằng với mức chi của các hãng cạnh tranh cùng cỡ. Tuy nhiên, do uy tín, tài lực, cơ may và mục tiêu của từng Công ty khác nhau rất xa nên chắc chắn kết quả chiêu thị sẽ khác nhau. - Phương pháp mục tiêu và công việc. Phương pháp này đòi hỏi nhà marketing lập ngân sách bằng cách: - Xác định mục tiêu của doanh nghiệp - Xác định những công việc, chương trình cần thực hiện để đạt mục tiêu (quảng cáo trên báo, radio, TV như thế nào…) - Ước tính chi phí để hòan thành công việc tổng số chi phí này chính là ngân sách quảng cáo đề nghị cho năm tới. +) Quyết định về lời rao quảng cáo. Quyết định về lời rao quảng cáo thường gồm 3 bước: tạo ra lời rao, đánh giá và tuyển chọn lời rao, thực hiện lời rao. Việc tạo lời rao đòi hỏi giải quyết 3 vấn đề: Nói cái gì (nội dung lời rao), nói thế nào cho hợp lý (cấu trúc lời rao) và nói thế nào cho có hiệu quả (hình thức thực hiện lời rao) Về nội dung lời rao Cần thiết kế, phác họa những sự gợi dẫn để có được những đáp ứng mong muốn. Có 3 loại gợi dẫn: + Gợi dẫn sự hợp lý: Sản phẩm đem lại những ích dụng theo yêu cầu (bền, tiết kiệm, có giá trị… Ví dụ: “ổn áp Lioa chất lượng ngoại, giá nội”, “Giá mà mọi thứ đều bền như Electrolux”. + Những gợi dẫn tạo xúc cảm. Những gợi dẫn tạo xúc cảm kích thích những tình cảm tích cực để đưa đến việc mua. Ví dụ: sợ sâu răng dẫn đến việc đánh răng thường xuyên. + Những gợi dẫn đạo đức. Những gợi dẫn đạo đức hướng đến cái thiện nơi khách hàng. Ví dụ: có ý thức bảo vệ môi trường, mua vé ủng hộ lũ lụt. Về cấu trúc lời rao Hiệu quả của quảng cáo phụ thuộc khá nhiều vào cấu trúc của lời rao. Thứ nhất, có nên đưa ra kết luận rõ ràng hay để khách hàng tự kết luận lấy. Đưa ra kết luận thường hiệu quả hơn. Thứ hai, trình bày luận chứng theo kiểu đơn tuyến hay song tuyến? Thường đơn tuyến hiệu quả hơn. Thứ ba, nên đưa luận chứng đanh thép nhất vào đầu hay cuối điệp truyền. Hình thức lời rao. Cần triển khai một hình thức sinh động cho lời rao. Trong quảng cáo in ấn, nhà marketing phải quyết định tiêu đề, lời lẽ, minh họa và màu sắc. Để thu hút sự chú ý có thể sử dụng những cách như tính độc đáo và tương phản hình ảnh và tiêu đề lôi cuốn, hình thức hấp dẫn, kích cỡ và vị trí của lời rao hợp lý. Lời rao cần phải đáng tin cậy, được ưa thích, tạo nên sự tin tưởng hòan tòan nơi khách hàng. Thực hiện lời rao nên như thế nào? Kết quả của lời rao quảng cáo không những chủ tùy thuộc vào những gì được nói mà còn tùy thuộc vào cách thức dược nói như thế nào? Cần có một văn phòng một ngữ điệu và một sự trình bày hợp lý để thực hiện lời rao. Nếu lời rao được truyền trên ti vi người trình bày phải chú y sự biểu lộ của nét mặt, cử chỉ, trang phục tư thế và kiểu tóc. Có thể dựng lên một khung cảnh, một kiểu dáng hay một hình ảnh mang tính nghệ thuật với sắc đẹp, tình yêu, thiên nhiên, sự trong sáng…. +) Quyết định về phương tiện quảng cáo. Tùy theo khách hàng mục tiêu và loại sản phẩm kinh doanh mà Ciông ty có thể chọn phương tiện quảng cáo cho phù hợp. các loại phương tiện quảng cáo thường được sử dụng: báo chí, Radio, Tivi, phim ảnh quảng cáo, Quảng cáo bằng thư gửi qua bưu điện, Quảng cáo bằng Pano, ap phichvv... +) Đánh giá hiệu quả của quảng cáo Để đánh giá hiệu quả của quảng cáo cần phân tích xem mục tiêu của quảng cáo có đạt được không? Đích cuối cùng của quảng cáo là làm cho việc bán hàng được nhiều hơn nhằm tăng doanh số và lợi nhuận. Hiệu quả của quảng cáo phụ thuộc vào hai yếu tố: Hiệu quả của tin tức của lời rao quảng cáo. Và hiệu quả của phương tiện quảng cáo. Hiệu quả của tin tức quảng cáo nghĩa là tin tức quảng cáo đã đưa ra được những lợi ích, ưu việt của sản phẩm làm thu hút sự chú ý của khách hàng, có thể còn làm thay đổi quan điểm ý kiến, sự ưa thích và thái độ của họ đối với sản phẩm. Hiệu quả của phương tiện: Phương tiện quảng cáo mà thích hợp với nội dung và tin tức quảng cáo đồng thời có tác dụng nhanh, mạnh tới khách hàng thì quảng cáo sẽ có hiệu quả, ít tốn kém hơn. Quảng cáo còn mang lại hiệu quả là nâng cao uy tín và gấy tiếng tăm cho doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi trong cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường. Trong đó quảng cáo và vị trí điểm bán là 2 nhân tố quan trọng nhất mà Viettel chú trọng nhất: Hoạt động của những người bán hàng và đại lí Các nhân tố khác II. THỰC TRẠNG VỀ TIÊU THỤ HÀNG HÓA CỦA CÔNG TY VIỄN THÔNG VIETTEL (VIETTELTELECOM). 2.1. Khai quát chung về tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty Viettel. Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) trực thuộc Tổng Công ty Viễn thông Quân đội Viettel được thành lập ngày 05/4/2007, trên cở sở sát nhập các Công ty Internet Viettel, Điện thoại cố định Viettel và Điện thoại di động Viettel. Với mục tiêu trở thành nhà cung cấp dịch vụ viễn thông hàng đầu Việt Nam, Viettel Telecom luôn coi sự sáng tạo và tiên phong là những kim chỉ nam hành động. Đó không chỉ là sự tiên phong về mặt công nghệ mà còn là sự sáng tạo trong triết lý kinh doanh, thấu hiểu và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.   Trụ sở giao dịch: Số 1, Giang Văn Minh, Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại: 04. 62556789 Fax: 04. 62996789 Email: gopy@viettel.com.vn Website: www.viettel.com.vn Tên cơ quan sáng lập: Bộ Quốc phòng Quyết định số 43/2005/QĐ-TTg ngày 02/03/2005 của Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt Đề án thành lập Tổng công ty Viễn thông Quân đội và Quyết định số 45/2005/QĐ-BQP ngày 06/04/2005 của Bộ Quốc Phòng về việc thành lập Tổng công ty Viễn thông Quân đội. * Hoạt động kinh doanh: - Cung cấp dịch vụ Viễn thông; - Truyễn dẫn; - Bưu chính; - Phân phối thiết bị đầu cuối; - Đầu tư tài chính; - Truyền thông; - Đầu tư Bất động sản; - Đầu tư nước ngoài. Lịch sử phát triển 11:38' 24/06/2008 (GMT+7) Năm 1989: Công ty Ðiện tử thiết bị thông tin, tiền thân của Tổng Công ty Viễn thông Quân đội (Viettel) được thành lập. Năm 1995: Công ty Ðiện tử thiết bị thông tin được đổi tên thành Công ty Ðiện tử Viễn thông Quân đội (tên giao dịch là Viettel), chính thức được công nhận là nhà cung cấp viễn thông thứ hai tại Việt Nam, được cấp đầy đủ các giấy phép hoạt động. Năm 2000: Viettel có giấy phép cung cấp thử nghiệm dịch vụ điện thoại đường dài sử dụng công nghệ VoIP tuyến Hà Nội – Hồ Chí Minh với thương hiệu 178 và đã triển khai thành công. Sự kiện này đánh dấu lần đầu tiên ở Việt Nam, có thêm một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông giúp khách hàng cơ hội được lựa chọn. Đây cũng là bước đi có tính đột phá mở đường cho giai đoạn phát triển mới đầy năng động của Công ty viễn thông quân đội và của chính Viettel Telecom. Thương hiệu 178 đã gây tiếng vang lớn trong dư luận và khách hàng như một sự tiên phong phá vỡ thế độc quyền của Bưu điện, khởi đầu cho giai đoạn cạnh tranh lành mạnh trong lĩnh vực viễn thông tại thị trường Việt Nam đầy tiềm năng. Năm 2003: Thực hiện chủ trương đầu tư vào những dịch vụ viễn thông cơ bản, Viettel đã tổ chức lắp đặt tổng đài đưa dịch vụ điện thoại cố định vào hoạt động kinh doanh trên thị trường. Viettel cũng thực hiện phổ cập điện thoại cố định tới tất cả các vùng miền trong cả nước với chất lượng phục vụ ngày càng cao. Năm 2004: Xác đinh dịch vụ điện thoại di động sẽ là dịch vụ viễn thông cơ bản, Viettel đã tập trung mọi nguồn lực để xây dựng mạng lưới và chính thức khai trương dịch vụ vào ngày 15/10/2004 với thương hiệu 098. Với sự xuất hiện của thương hiệu điện thoại di động 098 trên thị trường, Viettel một lần nữa đã gây tiếng vang lớn trong dư luận và khách hàng, làm giảm giá dịch vụ, nâng cao chất lượng chăm sóc khách hàng, làm lành mạnh hóa thị trường thông tin di động Việt Nam. Năm 2005: Thủ tướng Phan Văn Khải đã ký quyết định thành lập Tổng Công ty Viễn thông quân đội ngày 02/3/2005 và Bộ Quốc Phòng có quyết định số 45/2005/BQP ngày 06/4/2005 về việc thành lập Tổng Công ty Viễn thông quân đội. Năm 2007: Năm thống nhất con người và các chiến lược kinh doanh viễn thông! Trong xu hướng hội nhập và tham vọng phát triển thành một Tập đoàn Viễn thông, Viettel Telecom (thuộc Tổng Công ty Viễn thông quân đội Viettel) được thành lập kinh doanh đa dịch vụ trong lĩnh vực viễn thông trên cơ sở sát nhập các Công ty: Internet Viettel, Điện thoại cố định Viettel và Điện thoại di động Viettel. Đến nay, Viettel Telecom đã ghi được những dấu ấn quan trọng và có một vị thế lớn trên thị trường cũng như trong sự lựa chọn của những Quý khách hàng thân thiết: -Dịch vụ điện thoại đường dài trong nước và quốc tế 178 đã triển khai khắp 64/64 tỉnh, thành phố cả nước và hầu khắp các quốc gia, các vùng lãnh thổ trên thế giới. -Dịch vụ điện thoại cố định, dịch vụ Internet…phổ cập rộng rãi đến mọi tầng lớp dân cư, vùng miền đất nước với hơn 1,5 triệu thuê bao -Dịch vụ điện thoại di động vượt con số 20 triệu thuê bao, trở thành nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động số 1 tại Việt Nam. Triết lý kinh doanh 17:03' 20/06/2008 (GMT+7)     Viettel Telecom là một thành viên trong đại gia đình VIETTEL, bởi vậy, chúng tôi tự hào được truyền tải và thực hiện những giá trị cốt lõi trong triết lý kinh doanh của VIETTEL: Tiên phong, đột phá trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ hiện đại, sáng tạo đưa ra các giải pháp nhằm tạo ra sản phẩm, dịch vụ mới, chất lượng cao, với giá cước phù hợp đáp ứng nhu cầu và quyền được lựa chọn của khách hàng. Luôn quan tâm, lắng nghe khách hàng như những cá thể riêng biệt để cùng họ tạo ra các sản phẩm, dịch vụ ngày càng hoàn hảo. Nền tảng cho một doanh nghiệp phát triển là xã hội. VIETTEL cam kết tái đầu tư lại cho xã hội thông qua việc gắn kết các hoạt động sản xuất kinh doanh với các hoạt động xã hội, hoạt động nhân đạo. Sẵn sàng hợp tác, chia sẻ với các đối tác kinh doanh để cùng phát triển. Chân thành với đồng nghiệp, cùng nhau gắn bó, góp sức xây dựng mái nhà chung Viettel. Quan điểm phát triển 09:33' 24/06/2008 (GMT+7) Kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng Phát triển có định hướng và chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng. Phát triển nhanh, liên tục cải cách để ổn định. Kinh doanh định hướng vào nhu cầu thị trường. Lấy con người là yếu tố chủ đạo để phát triển. Hoạt động xã hội11:36' 24/06/2008 (GMT+7)   Tham gia các hoạt động xã hội, nhân đạo đi đôi với phát triển sản xuất, kinh doanh là một trong những triết lý kinh doanh căn bản thấm đẫm tính nhân văn của Viettel. Bởi vậy, trong suốt chặng đường phát triển của mình, Viettel luôn có các hoạt động cụ thể hỗ trợ, ủng hộ những người có hoàn cảnh khó khăn.  Trong giai đoạn vừa qua, Viettel Telecom đã làm tốt công tác chăm sóc giúp đỡ các gia đình chính sách, xây dựng nhà tình nghĩa, nhà trẻ mẫu giáo, nhà tình thương, với tổng số tiền lên đến hàng trăm tỷ đồng…Với phương châm “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa”, Công ty đã tham gia tích cực quyên góp tiền, ủng hộ quỹ “Vì người nghèo”, quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”,  chủ động phối hợp với Đài truyền hình Việt Nam xây dựng quỹ “Tấm lòng Việt” bằng tiền trích từ quỹ số đẹp, chương trình phẫu thuật "Vì nụ cười trẻ thơ", chương trình mổ tim nhân đạo "Trái tim cho em"… Ngoài ra, cán bộ, công nhân viên công ty cũng đã đóng góp hàng trăm triệu đồng ủng hộ hoạt động từ thiện, nhân đạo, giúp đỡ đồng bào bị thiên tai, bão lụt, nạn nhân chất độc màu da cam... những việc làm đó đã thể hiện tốt trách nhiệm xã hội của Viettel.  2.2. Quảng cáo và điểm bán đã ảnh hưởng đến tiệu thụ hàng hoá của công ty viễn thông Viettel. Viettel đã áp dụng và thực hiện chương trình xúc tiến hỗn hợp trong marketing là sự kết hợp tổng hợp các hoạt động bao gồm: - Quảng cáo - Khuyến mại - Chào hàng hay bán hàng cá nhân - Tuyên truyền Tòan bộ các hoạt động xúc tiến trên phải được phối hợp để đạt tác dụng truyền thông tối đa tới người tiêu dùng. Hiệu năng của các công cụ xúc tiến thay đổi tùy theo thị trường. Trong thị trường hàng tiêu dùng, quảng cáo được xem là công cụ quan trọng nhất. Trong thị trường hàng công nghiệp, vị trí quan trọng nhất thuộc về chào hàng và bán hàng cá nhân. Các hoạt động xúc tiến hỗn hợp chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của việc công ty chọn chiến lược đẩy hay chiến lược kéo để tiêu thụ sản phẩm của mình Chiến lược đẩy đòi hỏi Công ty quảng cáo, khuyến mại tốt đối với giới buôn bán để đẩy sản phẩm đi qua các trung gian phân phối. Nhà sản xuất quảng cáo sản phẩm một cách năng động đến các nhà bán sỉ, các nhà bán sỉ quảng cáo năng động đến các nhà bán lẻ, các nhà bán lẻ quảng cáo năng động đến người tiêu dùng để đẩy hàng hóa đến với họ. Quảng cáo và khuyến mại. Viettel hiện là mạng di động lớn nhất nước ta. Chỉ trong 1 thời gian ngắn Viettel đã vượt mặt các mạng di động có trước như Mobifone,Vinafone. Có được điều đó là nhờ Viettel có những chính sách PR rất hiệu quả. Viettel thường là DN di động đi đầu trong các chương trình khuyến mãi. Ví dụ như tặng tiền nghe (100đ/ph) => mặc dù giá trị k lớn nhưng nó làm người dùng có ấn tượng việc viettel chia sẻ lợi nhuận với khách hàng.Rồi vào những dịp lễ Viettel cũng có những chương trình khuyến mãi nạp thẻ..Viettel cũng rất quan tâm đến đối tượng người dân có thu nhập thấp. Chẳng hạn như sinh viên thì hiện nay ở HN Viettel có sử dụng gói cước dành cho sv,chỉ cần mang thẻ sv đến địa điểm đăng kí của Viettel là bạn được quyền dùng gói cước giá rẻ mà mỗi tháng còn được cộng vào tài khoản 25k cho đến khi bạn ra trường.Viettel cũng là nhà tài trợ cho đội bong đá Thể Công, 1 đội bóng cũng của quân đội đang chơi ở V-league, điều này làm cho tên tuổi Viettel luôn được nhắc đến... Viettel chiếm được cảm tình của đa số khách hàng từng sử dụng dịch vụ của mình bởi tác phong làm việc nhanh nhẹn, đúng giờ, theo đúng tác phong của người lính. Bên cạnh đó, Viettel còn hướng đến nhu cầu khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho những khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ của mình nhưng khả năng chi trả lại không cho phép thông qua các chương trình khuyến mãi được duy trì liên tục. Tình cảm của công chúng đối với Viettel ngày càng tăng lên. Chiến dịch PR của VIettel Khi đọc câu khẩu hiệu (slogan) “Hãy nói theo cách của bạn – Say it your way” , không ai tin đó là một slogan của một công ty Việt Nam bởi nó quá “Tây”. Thế nhưng đó là slogan của một công ty Việt Nam chính hiệu, mà còn là một slogan của một công ty của quân đội. Những chuyên gia xây dựng thương hiệu gọi đùa đó là câu chuyện của “gã nhà quê” làm thương hiệu. +) “Nhà quê” nhưng “chơi trội” Trước năm 2003, trước khi bắt tay vào việc xây dựng thương hiệu cho Công ty Viễn thông Quân đội (Viettel), kiến thức về thương hiêu của những lãnh đạo công ty này gần như bằng con số 0 tròn trĩnh. Phải thuê một công ty nước ngoài có nhiều kinh nghiệm để tư vấn W Thomson (JWT) - Công ty quảng cáo lớn nhất thế giới có mặt tại Việt Nam - đã được chọn. Đối với đại đa số các công ty Việtnam, việc thuê một công ty quảng cáo nươc ngoài làm thương hiệu là một việc làm quá “xa xỉ”. Trong trường hợp một công ty quân đội vốn có kiểu marketing “nhà quê” như Viettel thì việc thuê JWT có thể coi là một hành động “chơi trội”. +) Đi ngược lại truyền thống Một trong những yêu cầu cực kỳ quan trọng trong quá trình xây dựng thương hiệu của Viettel là đưa ra điểm khác biệt giữa Viettel và các công ty viễn thông khác. rong nhiều năm, ngành viễn thông là một ngành độc quyền với sự thống trị hoàn toàn của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông (VNPT). Những khách hàng sử dụng dịch vụ viễn thông như điện thoại cố định, điện thoại di đông, internet… bị gọi là thuê bao và bị coi như những con số chứ không như những con người. Điều này dường như ít người chú ý tới bởi họ chỉ có một nhà cung cấp, không có cơ hôi để lựa chọn, cũng không có quyền phàn nàn. “Tôi muốn các khách hàng của Viettel được tôn trọng hơn. Họ là những cá thể riêng biệt với những đặc điểm riêng, nhu cầu riêng của họ. Họ phải được phục vụ riêng chứ không phải kiểu phục vụ đám đông. Họ là những khách hàng chứ không phải là những con số”. Về mặt ý tưởng, Viettel thực sự đã tạo nên môt cú “đi ngược truyền thống” và đưa ra những vấn đề nhạy cảm mà mọi người chưa để tâm tới. +) “Caring Innovator”: xây dựng tầm nhìn của thương hiệu (brand vision): sự kết hợp của văn hoá phương Đông và phương Tây.“Say it your way” được Viettel đón nhận 1 cách khá nồng nhiệt. Ông Nguyễn Mạnh Hùng nói: “Đó là 1 slogan để đời của chúng tôi, nó không chỉ đáp ứng nhu cầu hướng tới những nhu cấu riêng biệt của từng khách hàng mà còn thể hiện sự quan tâm lắng nghe của Viettel đối với nhu cầu đó. Mặt khác, đối với chính nội bộ của Viettel, slogan này cũng thể hiện sự quan tâm, lắng nghe đến các nhu cầu, ý kiến, ý tưởng sáng tạo của từng cá nhân và cho phép họ được thể hiện theo cách riêng của mình. Tuy nhiên đúng là slogan này có xu hướng thể hiện văn hóa phương Tây nhiều hơn. +) “Dấu ngoặc kép” Với ý tưởng của dấu ngoặc kép logo của Viettel được thiết kế với hình elipse biểu tượng cho sự chuyển động liên tục, sáng tạo không ngừng (văn hóa phương Tây) và cũng biểu tượng cho âm dương hòa quyện vào nhau (văn hóa phương Đông). 3 màu trên logo cũng có những ý nghĩa đặc biệt: màu xanh (thiên), màu vàng (địa), và màu trắng (nhân). Theo đúng bát quái thì thiên ứng với màu đỏ nhưng đuợc đổi thành màu xanh để tông màu phù hợp với bố cục và biểu trưng của quân đội. +) “Gã nhà quê lột xác” Kể từ khi hoàn thành việc xây dựng tầm nhìn thương hiệu, slogan và logo, Viettel dường như bắt đầu 1 cuộc sống mới. Trong số các công ty viễn thông mới hoạt động, Viettel là công ty duy nhất đi vào tâm trí khách hàng với 1 ý tưởng rất khác biệt vế cá thể hóa việc phục vụ các dịch vụ viễn thông và về sự lắng nghe nhu cầu của từng khách hàng tại Việt Nam. Kết quả của chiến dịch PR, Quảng cáo và khuyến mại. Viettel thành công như hiện nay phần lớn là dựa vào PR và quảng cáo. Về sản phẩm hay dịch vụ thì ngay cả mobi hay vina cũng đa dạng không kém, cạnh tranh mà. Như các gói cước hay các dịch vụ chăm sóc khách hàng, khuyến mại....đều na ná như nhau. Nhưng Viettel ngay từ lúc mới bắt đầu nhảy vào thị trường này đã gây ấn tượng rất mạnh rồi. Bắt đầu là slogan " say it your way ". Chắc chắn tất cả mọi người, dù có sử dụng viettel hay không đều biết đến và thuộc slogan này. Viettel rất chú trọng quảng cáo. Từ lúc bắt đầu cho đến tận bây giờ, hình ảnh, biểu tượng, slogan của viettel vẫn tràn đầy trên tivi, báo, trên pano ap-phích. Chả cần ngồi trước tivi hay đọc tờ báo. Cứ ra đường thì kiểu gì cũng bắt gặp hình ảnh viettel. Bên cạnh đó là các điểm giao dịch khách hàng nhìn rất nổi bất và dày đặc. Đây cũng là một cách quảng cáo rất hiệu quả, khắc sâu hình ảnh viettel vào tâm trí khách hàng Thành công tiếp theo của viettel là ngay từ khi bước chân vào thị trường di động, viettel đã chọn tập khách hàng mục tiêu là sinh viên và tầng lớp " bình dân ". Với hiện thực lúc đó, di động được coi là xa xỉ với giá cước đắt thì viettel đã hoàn toàn đánh trúng tâm lí khách hàng. Bên cạnh đó, đây là tập khách tiềm năng không những có thể phát triển sản phẩm với nhiều hình thức khác nhau còn giúp quảng bá tên tuổi viettel rất hiệu quả Vettel thành công còn là nhờ vào có chiến thuật kinh doanh tốt. đẩy mạnh kinh doanh thông qua các chương trình quảng cáo ,khuyến mãi, giảm giá cước. Hiện nay đối thủ lớn nhất của viettel là mobilfone tiếp đến là những mạng khác như Vina, Vietnam... Thị trường mạng di động là một thi trường lớn và rất màu mỡ nhưng để có thể cạnh tranh được hiện nay viettel dang ap dụng rất nhiếu chính sách kinh doanh trong đó có chính sách marketing vị xã hội .để quảng bá và khuyếch trương hình ảnh công ty cũng như gây được thiện cảm đối với công chúng Viettel liên tục tài trợ cho các chương trình nhân đạo ví dụ như chương trình trái tim cho em của đài truyền hình Việt Nam tổ chức năm trứơc hay chương trình như chưa hề có cuộc chia ly ... hay tài chợ cho các chương trình giải trí nhu chúng tôi là chiến sĩ ,hay một số các chương trình ca nhạc khác ... Viettel không ngừng đầu tư cơ sở vật chất để phấn đấu trỏ thành một mạng lớn mạnh nhất giảm thiểu sự cố ngẽn mạng vào những dịp lễ tết thực hiện đúng với khẩu hiệu "hãy nói theo cách của bạn ". Ngoài ra không ngừng phấn đấu vì lợi ích cộng đồng thông qua các chương trình nhân đạo và từ thiện. Đó là những thiện cảm mà Viettel đã gây dựng được với công chúng. Điểm bán: Viettel đã đưa ra chính sách đối với điểm bán: 1.Sản phẩm dịch vụ Điểm bán cung cấp Kênh Điểm bán chỉ thực hiện kinh doanh các sản phẩn Viettel: - Bộ kít di động trả trước (Bộ kít đấu nối tự động và đấu nối qua Sim đa năng) - Thẻ cào ( thẻ cào giấy và thẻ cào điện tử) - Các sản phẩm Viettel cung cấp qua kênh Điểm bán (Sumo sim, Zik, D-com 3G,…) 2.Quyền và nghĩa vụ của Điểm bán: - Được cung cấp biển hiệu theo quy định của Viettel (nếu đủ điều kiện quy định) - Có quyền yêu cầu Viettel bảo hành, sửa chữa, thay thế đối với những hư hại do các nguyên nhân khách quan. - Ký cam kết treo bảng hiệu của Viettel tại vị trí dễ quan sát. - Ký Cam kết treo biển tối thiểu trong thời hạn 1 năm tính từ thời điểm Viettel cung cấp biển hiệu. - Bồi thường thiệt hại thực tế (giá trị biển hiệu) và phạt 500.000đ/lỗi đối với các vi phạm: Tự ý tháo dỡ biển hiện trong thời gian thỏa thuận, Treo biển hiệu khác che khuất biển hiệu Viettel cung cấp, Cố ý gây hư hại biển hiệu của Viettel trong thời gian thỏa thuận 3.Phân loại và tần suất chăm sóc điểm bán: - Điểm bán loại đặc biệt: tối thiểu 3 lần/tuần - Điểm bán loại I: tối thiểu 2 lần/tuần - Điểm bán loại II: tối thiểu 1 lần/tuần - Điểm bán loại III: tối thiểu 1 lần/ 2 tuần 4.Độ phủ của Điểm bán: - Đối với thành phố, thị xã: 1 Điểm bán/300m - Đối với xã: 1 Điểm bán/thôn, ấp - Đối với huyện, thị trấn: 1 Điểm bán/500m - Đối với khu vực đường quốc lộ: 1 Điểm bán/2 km Chính sách hỗ trợ về biển hiệu a.Viettel trang bị hình ảnh cho Điểm bán: 20%-40% Điểm bán được trang bị biển hiệu +) Chi phí hỗ trợ lắp biển cho 1 Điểm bán tối đa là 3 triệu đồng. +) Chi phí duy trì hình ảnh: Viettel hỗ trợ 300.000đ/tháng tiền điện đối với điểm bán có treo biển hộp đèn và 100.000đ/tháng đối với điểm bán có treo biển của Viettel (loại không có đèn). (Tiền hỗ trợ sẽ được cộng vào tài khoản bán hàng của Sim đa năng) b. Điều kiện trang bị bảng biển: +) Điểm bán có vị trí thuận lợi để treo biển; Mặt đường 2 chiều; Mật độ người qua lại đông đúc; Thuộc khu vực mua sắm…vv. +) Điểm bán ưu tiên treo biển của Viettel tại vị trí đẹp nhất. +) Điểm bán kinh doanh tốt sản phẩm/dịch vụ của Viettel. c. Điều kiện hỗ trợ chi phí duy trì hình ảnh: +) Đối với Điểm bán được trang bị biển hộp đèn: Phải bật điện hàng ngày trong khoảng thời gian: 18h đến 20h (Huyện); 18h đến 21h (TP/TX). Viettel sẽ ngừng hỗ trợ ngay khi phát hiện vi phạm. +) Đối với ĐB treo biển không có đèn: Bảng biển của ĐB còn mới, đảm bảo mỹ quan và được treo ở vị trí đẹp mắt. Hệ thống điềm bán. Ngày 15.10.2009, hệ thống bán lẻ Viettel đã chạm đến mốc 3 triệu máy điện thoại di động. Đây là một thành công đáng nói của Viettel khi chỉ mới tham gia vào lĩnh vực bán lẻ điện thoại di động từ tháng 5.2006, sau hơn rất nhiều so với các hệ thống khác. Tính đến quý 3 năm 2009, theo đánh giá của các chuyên gia nghiên cứu thị trường, mảng bán lẻ điện thoại di động của Viettel đã chiếm đến gần 30% thị phần. Tăng trưởng trung bình hiện tại là 10%-15%/ tháng. Thành công của Hệ thống bán lẻ Viettel được khẳng định bằng con số 3 triệu khách hàng. Có thể nói, đây là một con số rất khả quan trong một thời gian ngắn tham gia vào thị trường bán lẻ. Cũng nhân sự kiện này, Viettel đã dành tặng 1 chiếc điện thoại smartphone Nokia N97 cho khách mua hàng thứ 3 triệu tại hệ thống bán lẻ điện thoại di động Viettel, cùng 30 chiếc điện thoại Samsung cho 15 khách hàng cận trên và 15 khách hàng cận dưới liền. Thông tin chi tiết được đăng tải trên website bán hàng trực tuyến www.vio.com.vn. Được biết, mới đây Viettel đã xây dựng tổng đài 5055 để hỗ trợ khách hàng được tốt nhất. Chỉ cần soạn tin nhắn theo cú pháp vio tên tỉnh gửi 5055 bạn có thể biết ngay địa chỉ siêu thị Viettel gần nhất. Ngày 20/2/2011, Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) khai trương thêm 2 siêu thị trên địa bàn Hà Nội, nâng tổng số siêu thị Viettel lên 110 siêu thị trên toàn quốc. Siêu thị 514 Nguyễn Trãi (Thanh Xuân) với diện tích 140 m2 nằm ở vị trí đắc địa tại ngã tư của đường Nguyễn Trãi và đường Khuất Duy Tiến, nơi tập trung các nhà máy và trường đại học rất thuận tiện cho khách hàng. Siêu thị 199 Nguyễn Thị Minh Khai (Hai Bà Trưng) là siêu thị có mặt tiền rộng nhất trong các siêu thị của Viettel tại Hà Nội với 13,6 m, tổng diện tích là 210m2. Không chỉ cung cấp mặt hàng điện thoại, máy tính xách tay, các loại phụ kiện, hệ thống siêu thị Viettel còn phục vụ khách hàng các dịch vụ viễn thông của Viettel, như điện thoại cố định, di động, Internet... Hàng ngày, hệ thống này cung cấp hàng ngàn máy điện thoại và máy tính xách tay cho người tiêu dùng trên toàn quốc với giá tốt nhất và thường xuyên có nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn cho khách hàng. Mặt hàng chủ lực là sản phẩm của những thương hiệu Nokia, Apple, BlackBerry, SamSung, Sony- Ericsson, LG, Motorola, Q-Mobile… máy tính laptop, các loại phụ kiện (pin, sạc, bao da, tai nghe bluetooth…). Như vậy điểm bán sản phẩm của công ty Viễn thông Viettel là hệ thông các kênh phân phối rộng khắp Việt Nam như: ở các siêu thị, các trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm lớn nhỏ đến các cửa hàng giao dịch nhỏ lẻ trên toàn quốc với mật độ là dày đặc với điều kiện địa lý thuận lợi phù hợp, nơi đông đúc dân cư, đáp ứng nhu cầu của hầu hết mọi lứa tuổi, đáp ứng hầu hết mọi tầng lớp trong xã hội. Với điểm thuận lợi là tiện dụng, giảm chi phí (đi lại, thời gian, giá cả…) cho người mua… điều này có ảnh hưởng rất to lớn đến tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp. Hiện tại, Viettel đang sở hữu hệ thống bán lẻ có quy mô lớn nhất Việt Nam với 110 siêu thị lớn và mạng lưới gần 700 cửa hàng phân bổ tới tận tuyến huyện tại 63/63 tỉnh, thành phố. +) Những hạn chế Bên cạnh sự tích cực, ảnh hưởng tốt của quảng cáo và vị trí điểm bán cũng có những mặt tiêu cực và hạn chế như: Do quảng cáo là một kênh thông tin đại chúng nên sự lan truyền thông tin rất nhanh, nên những chính sách quyết định đã đưa ra và đã được thực hiện trong quá trình bán hàng bị sai sót thì hậu quả sửa chưa sẽ khó. VD: Thẻ nạp tiền của Viettel bị lỗi hàng loạt Hồi đầu tháng 12/2010, khách hàng của Viettel đã từng bức xúc vì thẻ nạp báo lỗi không nạp được tiền. Tuy nhiên, theo đại diện Viettel Telecom, lỗi hồi tháng trước không giống với lỗi lần này. Lần trước là do Viettel bị mất một số lượng thẻ lớn và lượng thẻ này được phát tán rất nhanh với giá rẻ. Tuy nhiên, để hạn chế tình trạng này, phía nhà mạng đã truy cập vào số seri của các thẻ bị mất và mã hóa chúng sang một tài khoản khác, nhằm tạo nên sự cố lỗi thẻ để khách hàng ra đổi lại. Quảng cáo thường có tính khuyếch trương sản phẩm nên các sản phẩm và hay rơi và tình trạng quảng cáo “1” chất lượng “0” Tình hình điểm bán, vị trí bán cũng là một vấn đề nhức nhối. Nhiều cửa hàng đại lý bán sản phẩm của Viettel nhưng không có giấy phép kinh doanh, vi phạm hợp đồng… Bên cạnh đó Cơ sở vật chất còn phải thuê mướn, thiếu thốn, nhân lực còn mỏng. Bị hạn chế và thụ động trong việc triển khai kinh doanh do phải thuê lại nội hạt của Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông. Việc thuê luồng nội hạt bị gây khó khăn và còn hạn chế về số lượng luồng. Dịch vụ của Công ty hiện nay phải nói là vẫn chưa có gì nổi trội hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Điều này khiến Công ty cần phải tốn nhiều chi phí hơn để quảng bá dịch vụ của Công ty…Thị trường dịch vụ viễn thông ở Việt Nam ngày càng sôi động, cùng với dịch vụ của Vietel tổng cục Bưu điện cho phép một số doanh nghiệp cùng kinh doanh các dịch vụ viễn thông nên dịch vụ của công ty gặp rất nhiều khó khăn về thị trường. III. GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG CÒN HẠN CHẾ VÀ THÚC ĐẨY TIÊU THỤ SẢN PHẨM. 3.1. Kiểm soát vấn đề xuất hàng cho những đại lý, địa điểm bán sản phẩm, chống xuất hàng tràn lan… 3.2. Quảng cáo hiệu quả, chính xác, thiết thực với sản phẩn của công ty… Bên cạnh đó. 3.3. Xây dựng bộ máy tổ chức như một cơ thể khỏe mạnh: Một tổ chức mạnh cũng giống như cơ thể một con người khỏe mạnh vậy. Nó phải có bộ não thông minh, tức là lãnh đạo phải sáng suốt, có tầm nhìn, có chiến lược. Chân tay khỏe mạnh tức là các bộ phận giúp việc, các đơn vị trực thuộc phải linh hoạt, cơ động và thích ứng nhanh với những thay đổi của tổ chức. 3.4. Cách tốt nhất để ổn định dài lâu là thường xuyên thay đổi: Khi doanh nghiệp lớn lên, sẽ xuất hiện tư tưởng quan liêu, thiếu sự gần gũi giữa những người lãnh đạo với những người ở dưới và sẽ dẫn đến suy giảm sức mạnh về tổ chức. Viettel đã sớm nhìn ra vấn đề này nên lựa chọn của Viettel là thường xuyên thay đổi để tổ chức quen với việc thay đổi. Và mỗi lần thay đổi là một lần “rung sóc” để tổ chức được gọn nhẹ hơn, hợp lý hơn, hiệu quả hơn. 3.5. Thay đổi trước khi buộc phải thay đổi: Trong môi trường cạnh tranh sự thay đổi diễn ra từng ngày, từng giờ. Nhất là trong thời đại “thế giới phẳng” hiện nay, sự thay đổi còn nhanh hơn nữa và đặc biệt là rất khó phán đoán. Sức mạnh ngày hôm nay không phải là tiền, là quy mô mà là khả năng thay đổi, thích ứng nhanh. Vì vậy, Viettel phải thường xuyên thay đổi để thích ứng với môi trường thay đổi. Liên tục tư duy để điều chỉnh chiến lược và cơ cấu lại tổ chức cho phù hợp. Do vậy làm chủ được quá trình và giữ được ổn định. 3.6. IT là lõi: Không có sự khác biệt tức là chết. Ở kỷ nguyên 2G, khác biệt của Viettel là vùng phủ. Nhưng đến kỷ nguyên 3G, khác biệt chính là các dịch vụ VAS – sản phẩm của IT. Vùng phủ thì có thể học được nhưng VAS hay nói cách khác là IT thì không học được vì đó là trí tuệ, là sự sáng tạo, là đẳng cấp. Nguồn sống của các công ty viễn thông hiện nay (vốn chỉ dựa trên thoại và tin nhắn) đã bắt đầu cạn kiệt.Viettel đã tạo ra con đường, nhưng chính chúng ta cũng phải tạo ra nội dung chạy trên con đường đó. 3.7. Dùng văn hóa để lấp các lỗ hổng hệ thống: Một tổ chức chỉ duy trì được văn hóa của mình khi các vấn đề của nó được ứng xử căn cứ trên cơ sở văn hóa. Văn hóa của một tổ chức chỉ có thể lan tỏa và có ý nghĩa khi nó thường xuyên được sử dụng để chỉnh sửa các lỗ hổng của hệ thống. Mỗi thành viên trong một tổ chức chỉ hiểu được giá trị thực sự của văn hóa tổ chức khi văn hóa ấy xuất hiện thường xuyên trong mọi lĩnh vực, mọi hoạt động của tổ chức ấy. 3.8. Khó khăn để duy trì đoàn kết: Khó khăn thì đội ngũ mới cùng trăn trở, suy nghĩ. Khó khăn đòi hỏi chúng ta phải chung sức, chung lòng, cùng gánh vác, chia sẻ, động viên nhau. Khó khăn thì hiệp lực, hiệp tâm, hiệp trí để giải quyết. Con người chỉ thực sự gắn bó với nhau khi thực sự khó khăn. Khi đứng trước việc khó, con người mới có xu hướng đi tìm những người đồng chí hướng. Còn khi không có khó khăn, con người chỉ có xu hướng đi tìm những người đồng sở thích mà thôi. 3.9. Học nghề là việc của cá nhân, dùng người là việc của công ty: Chúng ta nhận ra rằng nếu Viettel tổ chức đào tạo, người đi học sẽ có tư thế bị động, coi việc học là để “cho” Viettel, không phải “cho” mình, vì thế không dồn hết tâm lực để học. Viettel vì tổ chức đào tạo cho đám đông nên không thể cá thể hóa đáp ứng việc lấp kiến thức cho từng cá nhân. Vì vậy mà cả lợi ích của tập thể và cá nhân đều không đạt được. Nay, chúng ta thay đổi cách làm, việc học là việc của cá nhân. Nếu cá nhân được Viettel xếp vào vị trí nào đương nhiên phải có trách nhiệm hoàn thiện kiến thức đáp ứng được công việc của vị trí đó. Phần việc của Viettel là sắp xếp các cá nhân phù hợp với năng lực, sở thích, trình độ, kinh nghiệm của họ sao cho kích thích cá nhân đó sẽ tiếp tục phát huy được các thế mạnh và tiếp tục tự trau dồi những gì còn thiếu… IV. KẾT LUẬN Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, thực hiện chế độ hạch toán kinh tế theo cơ chế thị trường với sự quản lý của Nhà nước đòi hỏi các doanh nghiệp một mặt phải tự trang trải được các chi phí, mặt khác phải thu được lợi nhuận, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Mục tiêu đó chỉ có thể đạt được trên cơ sở quản lý chặt chẽ các loại tài sản, vật tư, chi phí, quản lý chặt chẽ quá trình tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ của doanh nghiệp. Nâng cao chất lượng thông tin kế toán thông qua hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, thúc đẩy lưu chuyển hàng hoá quay vòng nhanh, mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp và trở thành mục tiêu mà các doanh nghiệp đều muốn đạt được. Vì thời gian thảo luận có hạn cộng thêm năng lực và kinh nghiệm thực tế chưa nhiều nên bài viết này chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Nhóm 3 chúng em rất mong được sự chỉ bảo tận tình của các thầy (cô) giáo, sự góp ý chân thành của các bạn trong nhóm phản biện để bài viết này được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN NHÓM 03

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTL KTTMDV.doc
Tài liệu liên quan