Đề tài Thúc đẩy xuất khẩu càphê của Việt Nam

Cây càphê vốn từ lâu được xem như một loại cây Công nghiệp ngắn ngày xuất khẩu chủ lực của Việt Nam với giá trị xuất khẩu hàng năm ngày càng cao,đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam ra nước ngoài.Nó có tác động to lớn đối với hoạt động xuất khẩu nói riêng và đối với cả nền kinh tế nói chung : - Nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa thì rất cần tới nguồn ngoại tệ mạnh phục vụ cho qua trình này.Xuất khẩu cà phê tạo một nguồn thu ngoại tệ khá lớn hàng năm cho nền kinh tế đảm bảo cán cân thanh toán quốc tế,nhập khẩu nhiều máy móc thiết bị,công nghệ tiên tiến phục vụ cho nền sản xuất còn chậm phát triển trong nước. - Xuất khẩu cà phê đòi hỏi phải đầu tư vào sản xuất theo hướng chuyên môn hóa hình thành những vùng chuyên canh với quy mô lớn với trang bị đồng bộ của khoa học kĩ thuật ,áp dụng cơ khí hóa,hiện đại hóa quá trình sản xuất đến các khâu sau thu hoạch,tiêu thụ,thúc đầy các ngành công nghiệp phục vụ như sản xuất máy bơm nước tưới,máy chế biến đẩy nhanh quá trình chuyển đồi nền kinh té từ nôngnghiệp lạc hậu sang nước công nghiệp.

doc52 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1002 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thúc đẩy xuất khẩu càphê của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u kiện tự nhiên.Với đặc tính của Sản xuất nông nghiệp chịu nhiều tác động từ điều kiện tự nhiên thời tiết đất đai,dịch bệnh,hạn hánthì cây cà phê không nằm ngoài tác động trên.Sự tác động này ảnh hưởng tới sản lượng và chất lượng cà phê xuất khẩu cảu nước ta ngay từ khâu sản xuất đến khâu thu gom chế biến,thực hiện quá trình xuất khẩu.Một ví dụ điển hình là mùa khô năm 2006,hàng ngàn ha cà phê trồng ở vùg Tây nguyên đã bị thiếu nước tưới,thậm chí còn bị cháy cho nhiệt độ quá cao và thời tiết hanh khô. III.1.2 Các yếu tố thuộc về chủ trương chính sách của nhà nước: Các chính sách của nhà nước có tác động lớn tới hoạt động sản xuất cũng như trong quá trình xuất khẩu cà phê. Trước khi gia nhập WTO,trong giai đoạn 1999-2001,VN trợ cấp dưới hình thức thưởng xuất khẩu đối với 7 mặt hàng nông sản trong đó có cà phê.Hỗ trợ lãi suất mua tạm trữ xuất khẩu đối với cà phê.Nhưng đến giai đoạn 2003-2005,những hỗ trợ đó đã bị loại bỏ dần.Ngoài ra qua khảo sát của dự án hỗ trợ kĩ thuật nâng cao năng lực thể chế giúp VN gai nhập WTO cho thấy,giá trị trợ cấp cao nhất dành cho hai nhóm hàng là cà phê và gạo.Tuy nhiên,có thể thấy trợ cấp của nhà nước còn ít và còn có khả năng để điều chỉnh mọt cách hợp lí có lợi cho sản xuất. Sau khi gia nhập WTO,Tổ chức này yêu cầu việc trợ cấp phải có chương trình cụ thể,tiêu chí rõ ràng.WTO cũng quy định hỗ trợ trực tiếp cho nông dân nhưng nhà nứoc thương hỗ trợ thông qua doanh nghiệp nên nông dân chỉ là người được hưởng lợi gián tiếp.Vì vậy,nhà nước chuyển số tiền trợ cấp xuát khẩu và trợ cấp nội địa hóa trước đây sang phát triển thủy lợi,kiện toàn giao thông,nâng cao chất lượng giống cây tròng,phát triển công nghệ sau thu hoạch,xây dựng các kho đệm để dự trữ cà phê cho bà con nông dân,tránh để họ phải bán ồ ạt khi vào vụ Ngoài ra nhà nước còn áp dụng chính sach hỗ trợ tín dụng(mà ưu điểm của nó là lãi suất thấp) đối với các doanh nghiệp xuất khẩu,trong đó có hình thức cho vay ngắn hạn và bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu.Chính sách tín dụng này là sự ưu đãi của nhà nước nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp,tổ chức kinh tế và các nhân phát triển sản xuất khinh doanh hàng xuất khẩu theo chính sách xuất khẩu của nhà nước. Bên cạnh đó nhà nước còn có các chính sách hỗ trợ về thuế,ưu đãi về thuế xuất khẩu GTGT,có các chính sách để bình ổn giá mua nguyên liệu phục vụ cho sản xuất,bình ổn giá thu mua cà phê cho nông dân,tạm trữ,đầu tư phát triển hệ thống tiêu thụ trên toàn quốc,phát triển trao đổi buôn bán thông suốt trên thị trường trong nứoc tạo điều kiện mở rộng thị trường thế giới. Trong xu thế hội nhập nền kinh tế thế giới,nứơc ta cũng từng bước tiến vào sân chơi chung của cả thế giới.Năm 2006 VN trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO,mở ra những cơ hội mới cho cả nền kinh tế nước ta khi bứoc vào luồng quay của nền kinh tế toàn cầu.Các mối quan hệ song phương đa phương được mở rộng tạo điều kiện thuận lợi nhất định cho xuất khẩu cà phê nói riêng và quan hệ thương mại quốc tế nói chung.Có được bước tiến quan trọng như vậy là do những chủ trương định hướng đúng đắn cảu Đảng và Nhà nước trong quá trình xây dựng nền kinh tế định hướng XHCN. III.1.3 Các yếu tố về khoa học công nghệ. Để tăng năng suất cà phê thì 1 yếu tố cực kì quan trọng là khoa học công nghệ.Khoa học công nghệ thúc đẩy tăng sản xuất cả vè quy mô và chất lượng.Khoa học công nghệ tạo ra những cây giống cà phê tốt nhất có khả năng chống chịu sâu bệnh.Công nghệ tạo khả năng tiết kiệm thời gian ,tăng năng suất lao động,giảm giá thành sản xuất,cơ khí hóa các quá trình tưới tiêu,thu hoạch,chế biến đảm bảo một cách tốt nhất chất lượng cà phê xuất khẩu tránh thất thoát không đang có trong qua trìh chế biến đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt về mặt chất lượng của các thị trường khó tính trên thế giới ghóp phàn làm tăng giá trị của việc xuất khẩu cà phê. III.2 Các nhân tố thuộc về cầu và giá cả của thị trường thế giới III.2.1 Các thị trường nhập khẩu cà phê của VN Trước năm 1986,nước ta thực hiện chính sách kinh tế kế hoạch hóa tập trung,quan hệ ngoại giao và thương mại chủ yếu với các nước XHCN nên thị trường xuất khẩu bị hạn chế.SAu khi chuyển sang thời kì đổi mới,xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần,mở rộng quan hệ với tất cả các nước trên thế giới trên cơ sở hai bên cùng có lợi thì thị trường nhập khẩu cảu VN ngày càng tăng.Năm 1995,nước ta là thành viên chính thức của ASEAN; năm 1998,tham gia APEC; năm 2001,đạt được hiệp định thương mại song phương với Hoa Kì và đạc biệt năm 2006,VN trở thành thành viên chính thức thứ 150 của WTO,chính sự hợp tác song phương đa phương tốt đẹp đó đã mở rộg thị trường xuất khẩu cho VN. Thị trường nhập khẩu cà phê của nước ta đã mở rộng ngoài những thị trường chủ yếu như EU trong đó đặc biệt là Anh,Đức,Phápthị trường Hoa Kìsang thị trường đầy tiềm năng là Maroc.Ngày nay ngay cả những nước xuất khẩu cà phê lớn trên Thế Giới cũng đã xem xét đén việc nhập khẩu cà phê của Việt Nam như Braxin hay Comlombia(do giá thành cà phê của VN rẻ hơn nhiều so với các nước xuát khẩu cà phê khác).Tuy nhiên các nước này cũng là nhữg đối thủ cạnh tranh lớn của xuất khẩu cà phê VN,và VN vẫn phải chia sẻ thị trường cà phê với các đối thủ đó. III.2.2 Về giá cả thị trường Tình hình kinh tế thế giới,những biến động về giá cả thị trường có ảnh hưởng lớn tới giá cả cà phe trên thị trường thế giới.Nền kinh tế thế giới sẽ có tác động làm tăng giá cả cà phê,làm tăng giá trị cũng như khả năng thanh toán.Tỉ giá hối đoái cũng là một rào cản,hay cơ hội ,thách thức của xuất khẩu cà phê.Nếu tỉ giá hối đoái tăng thì với mức giá cũ ta sẽ thu được nhiều tiền VND,thúc đẩy xuất khẩu.Ngược lại,nếu tỷ giá giảm sẽ gây giảm lượng xuất khẩu,các doanh nghiệp xuất khẩu làm ăn ít có lãi,thậm chí ko có lãi. CHƯƠNG HAI THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM I.Thực trạng sản xuất cà phê của Việt Nam I.1 Thực trạng sản xuất cà phê I.1.1 Về diện tích trồng cà phê: Trong thời kì những năm 1960-1970,cây cà phê được phát triển ở một số nông trường quốc doanh của các tỉnh miền Bắc,khi cao nhất (1964-1966)đã đạt tới 13.000 ha song không bền vững do sâu bệnh ở cà phê Arabica và do các yếu tố tự nhiên khong phù hợp với càphê Robusta nên một số lớn diện tích cà phê đã phải thanh lí. Cho đến năm 1975,đất nước thống nhất,diện tích cà phê của cả nước có khoảng trên 13.000 ha,cho sản lượng 6.000 tấn Sau năm 1975,cà phê ở Việt Nam được phát triển mạnh tại các tỉnh Tây Nguyên nhờ có vốn từ các hiệp định hợp tác liên chính phủ với các nước Liên Xô cũ,CHDC Đức,Tiệp Khắc và Ba Lan.Đến năm 1990 đã có 119.300 ha.Trên cơ sở này,từ năm 1986 phong trào trồng cà phê phát triển mạnh trong nhân dân.Đến năm,sau gần 20 năm đổi mới,cả nước đã có khoảng 390.000 ha. Tính đến thời điểm năm 2007 thì diện tích trồng cà phê đã lên đến 506.000 ha,tăng 10.000 ha so với năm 2006.Trong đó các tỉnh Tây nguyên chiếm đến 90% diện tích đất trồng với khoảng 450.000 ha. Có thể thấy diện tích trồng cà phê hiện nay luôn có nhiều biến động,điều đó phụ thuộc vào giá cà phê xuất khẩu,khi được giá thì nông dân thi nhau trồng cà phê,nhất là trong thời gian gần đây,có lúc giá cà phê xuất khẩu lên cao tới 42.000vnd/kg.Để kiểm soát diện tích trồng cà phê nhằm kiểm soát lượng cung cà phê, mới đây bộ trưởng Cao Đức Phát chỉ thị các địa phương khẩn trương kiểm tra,ngăn chặn tình trạng tự phát mở rộng diện tích trồng mới cà phê ở Tây Nguyên và Tây Bắc.Từ nay đến 2010,không mở thêm diện tích trồng cà phê,chỉ trồng tái canh đối với các diện tích cà phê bị già cỗi,sâu bệnh,năng suát thấp hoặc cải tạo,trồng thay thé các vườn cà phê giống cũ.Ngoài ra kiên quyết xử lí các trường hợp phá rừng trồng cà phê mới. I.1.2 Về năng suất cà phê Cách đây 25 năm,một phần tư thế kỉ,vấn đề phát triển cây cà phê được đặt ra với những bước khởi đầu rầm rộ,chủ yếu là tại địa bàn hai tỉnh Đăklăk và Gia lai Kontum ở Tây Nguyên.Vào thời gian này cả nước mới có không đầy 20ngàn ha phát triển kém,năng suất thấp,với sản lượng chỉ khoảng 4.000-5.000 tấn.Đến nay năm 2000 cả nước đã có 5000.000ha cà phê hầu hết sih trưởng khỏe,năng suất cao,tổng sản lượng đạt 80 vạn tấn. Ta có thể thấy sự phát triển rất nhanh của càphê ViệtNam trong các niên vụ gần đây qua diễn biến diện tích và sản lượng càphê Việt Nam từ năm 1995 đến năm 2006 như sau : Năm Tổng diện tích (ha) Năng suất trung bình(tấn/ha) Tổng sản lượng (tấn) 1995 205000 1.81 245000 1996 285500 2.00 280000 1997 385000 2.57 400000 1998 485000 2.00 410000 1999 529000 1.75 500000 2000 533000 1.87 720000 2001 535000 1.86 900000 2002 500000 2.00 750000 2003 450000 1.71 720000 2004 900000 2005 910000 2006 >500000 930000 Biểu đồ sau cho thấy sự biến dộng về diện tích và sản lượng cà phê của Việt Nam qua các thời kì từ năm 1980 cho đến năm 2004: Biểu đồ 2: Diện tích, sản lượng cà phê Việt Nam qua thời kỳ 1980-2004 I.1.3 Về giống cà phê: Đối với cà phê,điều kiện tự nhiên,địa lí khí hậu của nước ta cho phép trồng được hai loại cà phê là cà phê chè(Arabica) và cà phê vối (Robusta) trên các vùng riêng biệt.Việc thực hiện cung cấp những giống cây cà phê có chất lượng tốt nhất được giao cho các viện nghiên cứu,trong đó nổi bật là viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên. Viện là nơi thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu khoa học và ứng dụng thực nghiệm, chọn lọc những giống cà phê có năng suất cao, chất lượng tốt, kháng bệnh tốt phục vụ cho phát triển sản xuất bền vững. Từ công tác nghiên cứu và thực nghiệm, một số giống cà phê có những đặc điểm ưu tú đã được trồng, các giống kém hiệu quả đang được loại bỏ và cải tạo bằng dòng vô tính, nâng cao hiệu quả kinh tế. Nhờ vậy, trong những năm gần đây, sản lượng cà phê của Việt Nam đã tăng nhanh, chất lượng được nâng cao và tăng sức cạnh tranh trên trường quốc tế. Trong chương trình thu thập loại cây theo hướng cải thiện kích cỡ hạt cà phê thương phẩm, nâng cao chất lượng, Viện đã khảo sát các tập đoàn giống, thí nghiệm so sánh dòng vô tính, thí nghiệm khu vực hoá để đánh giá tính thích ứng. Đến nay, Viện đã chọn được 5 dòng vô tính thích ứng đáp ứng về yêu cầu chất lượng sản phẩm phục vụ xuất khẩu. Ngoài việc chọn giống cà phê vối, trong thời gian qua, Viện đã lai tạo, chọn lọc giống cà phê chè Catimor. Trong đó có việc lai tạo giữa giống cà phê Catimor với các loại cà phê chè có nguồn gốc hoang dại từ Êtiôpia (Bắc Phi) với mục đích kết hợp được các đặc điểm thấp cây, tán nhỏ, cho năng suất cao, khả năng thích ứng tốt, kháng được bệnh rỉ sắt, cho hạt to và phẩm chất cao hơn hẳn giống Catimor.Các loại cây giống lai đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho khu vực hoá từ năm 2000. I.2 Thực trạng thu mua và chế biến cà phê xuất khẩu của Việt Nam Cả nước hiện có 152 đơn vị trực tiếp xuất khẩu cà phê,bao gồm các đơn vị thành viên của các Tổng công ty có thu gom xuất khẩu.Trong đó nhóm 10 doanh nghiệp xuất khẩu hàng đầu như : Vinacafe, 2/9Đaklăk, Intimex, Atlantic, Xí nghiệp tổng hợp Hà Nội tại thành phố HCM, Thái Hòa, Tín Nghĩa Đồng Nai Mặc dù cà phê Việt Nam có khối lượg xuất khẩu lớn,trong đó chủ yếu là cà phê Robusta nhưng chất lượng cà phê xuất khẩu còn chưa đồng đều,đặc biệt là số lượng cà phê xuất khẩu bị thải loại còn chiếm tỉ lện cao (80%) trong tổng số cà phê xuất khẩu bị thải loại của thế giới.Một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng cà phê nhân xuất khẩu như kĩ thuật trồng trọt và thu hái chưa tốt,tình trạng thu hái đồng loạt quả xanh,quả non còn khá phổ biến,cơ sở vật chất phục vụ sơ chế bảo quản cà phê còn thiếu thốn,cơ chế giá thu mua cà phê tươi chưa khuyến khích người sản xuất quan tâm đến chất lượng ,nhất là khâu thu hoạch,phơi sấy, phân loại.Cụ thể,theo thống kê qua sàn giao dịch LIFFE ở London của Anh thì trong niên vụ 2006-2007,trong tổng số 708.300 bao cà phê(mỗi bao nặng 60kg)bị loại ra thì Việt Nam chiếm tới 88%,tức tương đương hơn 37.000 tấn,tăng 19% so với lượng cà phê Việt Nam bị loại ra trong niên vụ trước. Hiện nay,mỗi năm Việt Nam xuất khẩu 800.000-900.000 tấn cà phê nhân,với 1% tạp chất,lượng cà phê bị thải ra vào khoảng 8.000-9.000 tấn.Phần lớn các tạp chất trong cà phê là bụi bám,vỏ cà phê,cùi cà phê do chưa được sang quạt sạch ở nhà máy chế biến. Mặt khác,hầu hết cà phê của Việt Nam hiện nay dựa trên thỏa thuận giữa bên mua và bên bán,việc phân loại chất lượng theo tỉ lệ hạt đen,hạt vỡ là các phân loại đơn giản và lạc hậu mà hầu hết các nước xuất khẩu đánh tụt cấp chất lượng của các lô hàng và làm giảm uy tín chất lượng chung của cà phê Việt Nam. Cục trồng trọt Bộ NN&PTNT cho biết,một trong những giải pháp chính để nâng cao chất lượng cà phê Việt Nam là áp dụng tiêu chuẩn TCVN 4193:2005 để tạo điều kiện cải thiện chất lượng,nâng cao uy tín và sức cạnh tranh của cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới II. Thực trạng xuất khẩu cà phê của Việt Nam II.1. Kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam Cà phê là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.Năm 2007,Việt Nam đã xuất khẩu 1.2tr tấn cà phê,đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1.8 tỉ USD,tăng 22.3% về lượng và 50% về kim ngach so với năm ngoái,chiếm 42% tổng kim nhạch xuất khẩu nông sản ở Việt Nam. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam từ niên vụ 1992-1993 đến niên vụ 2002-2003 như sau: Niên vụ Xuất (tấn) Kimngạch(1000USD) Đơn giá bình quân(USD/MT) 1992-1993 116.000 92.000 793 1993-1994 165.000 226.000 1.369 1994-1995 212.038 558.296 2.633 1995-1996 221.496 402.000 1.815 1996-1997 336.242 402.800 1.198 1997-1998 395.418 601.400 1.521 1998-1999 404.206 554.970 1.373 1999-2000 653.678 537.970 825 2000-2001 670.381 381.907 436,8 2001-2002 713.753 263.269 368,8 2002-2003 691.492 428.633 619,9 Mặc dù hàng năm kim ngạch xuất khẩu cà phê chiếm không lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam (năm 2001 là 2,6%, năm 2002 là 2,0%, năm 2003 là 2,54% và đến năm 2007 là 10%), nhưng việc xuất khẩu cà phê vẫn có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam, nó vừa cho phép tận dụng lợi thế của nền kinh tế vừa tạo ra lực lượng ngoại tệ phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở Việt Nam. Tỷ lệ cà phê xuất khẩu chiếm 90% sản lượng cà phê gieo trồng của cả nước. Tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu còn chiếm tỷ lệ rất khiêm tốn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam (hàng năm chỉ chiếm dưới 10%). Mặt khác, cà phê xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là cà phê Rubusta (cà phê vối), sản lượng xuất khẩu tăng với tốc độ cao. So với lượng cà phê vối trên thị trường thế giới, Việt Nam chiếm tỷ trọng ngày càng lớn, trở thành nước đứng đầu về sản xuất và xuất khẩu loại cà phê này.Nếu như trước năm 2005 cà phê là mặt hàng cókim ngạch xuất khẩu lớn thứ 9,chiếm 2,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước và lớn thứ 3 thế giới với thị phần trên 4% sau Braxin( 17%) và Comlombia(10%) thì đến nay Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 2 thế giới chỉ sau Braxin. Theo kế hoạch của Bộ công thương,kim ngạch xuất khẩu cà phê trong năm 2008 của Việt Nam dự kiến đạt đến 1.8 tỉ USD,với khối lượng xuất khẩu đạt 1.1 tr tấn,giảm 8.3% về lượng và 1.3 % về giá.Nhưng nếu bám sát tình hình giá đang tăng nhanh và có phản ưnứg kịp thời,kim ngạch xuất khẩu sẽ giảm ít hơn dự kiến.Bộ công thương cũng đang bám sát tình hình này để phối hợp cùng Hiệp hội Cà phê và Ca cao Việt Nam thông tin đến các doanh nghiệp Việt Nam. Dưới đây là biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa tình hình sản xuất,khối lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê từ năm 1990 đến năm 2003: Biểu đồ 3: Tình hình sản lượng sản xuất, khối lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê từ năm 1990 đến 2003 II.2 Gía cà phê xuất khẩu của Việt Nam Việt Nam vốn được coi là có ưu thế về giá cà phê xuất khẩu do chi phí sản xuất thấp,năng suất lao động cao,giá nhân công rẻ Biểu đồ 4 phản ánh tình hình dao động của giá cà phê bình quân theo tháng trên thị trường quốc tế (Pw) và giá cà phê ở thị trường trong nước (Pd) trong thời kỳ 1990-2005. Nhìn chung, giá cà phê trong nước vận động theo cùng xu hướng với giá cà phê trên thị trường quốc tế, xu hướng này ngày càng chặt chẽ hơn khi mà Việt Nam trở thành một trong những nước hàng đầu về sản xuất và xuất khẩu cà phê Robusta, đặc biệt là sau chính sách tự do hoá thị trường cà phê xuất khẩu từ những năm đầu thập kỷ 90, tiếp theo đó những biến động lớn trên thị trường cà phê quốc tế ngay lập tức tác động đến thị trường cà phê trong nước Biểu đồ 4: Mối quan hệ giữa giá cà phê ở thị trường trong nước và thị trường quốc tế Trong thời kỳ 1990-2005 giá cả cà phê ở thị trường trong nước cũng dao động rất lớn, mức giá cà phê cao nhất là năm 1994, với mức bình quân 22 ngàn đồng/kg, trong khi đó mức giá thấp nhất là 3,23 ngàn đồng trong năm 2002. Trong thời kỳ 1998-2005 giá cà phê có xu hướng giảm xuống mức kỷ lục trong lịch sử ngành cà phê nước ta, giá bình quân cho cả thời kỳ này chỉ đạt 6,63 ngàn đồng/kg. Mức giá này thấp hơn nhiều so với giá thành sản xuất cà phê hiện nay, dẫn đến tình trạng thua lỗ trầm trọng cho người sản xuất cà phê. Ta có thể thấy rõ hơn về sự bất ổn về giá cà phê thu mua trong nước với sản lượng qua bảng sau : Năm Sản lượng ( nghìn tấn) Giá thu mua nội địa (vnd) 1999 500 12.000-21.500 2000 720 6.000-11.000 2001 900 4.400-6.500 2002 750 7.400-7.600 2003 720 8.000-9.000 2004 900 11.000-12.000 10/05-09/06 910 26.000-26.800 10/06-03/07 930 26.500-27.000 Trong năm 2008 dự báo giá cà phê thế giới sẽ tiếp tục tăng cao và đây là cơ hội để các nhà xuất khẩu cà phê Việt Nam tính toán tăng nhanh lượng xuất khẩu vào những thời điểm được giá nhất, mang lại hiệu quả tốt nhất. Thông thường, khi giá cà phê tăng cao, nhu cầu lớn, các yêu cầu về chất lượng cũng bớt nghiêm ngặt. Hiện nay, giá cà phê đang tăng rất nhanh. Giá cà phê giao trong tháng 12 năm 2007 đối với cà phê Arabica đã đạt 2.846 USD/tấn, tăng 68 USD/tấn so với đầu tháng; giá cà phê Robusta đạt 2.248 USD/tấn,tăng 13 USD/tấn.Giá chào cà phê Robusta của Việt Nam cho các đơn hàng sắp tới tăng bình quân 30-50 USD/tấn. Dự báo cũng cho thấy, nguồn cung cà phê giảm mạnh ở các nước xuất khẩu lớn, do niên vụ này hầu hết các nước đều giảm sản lượng, trong đó Brazil giảm tới 23%, Việt Nam giảm 4%, Indonesia giảm 19%... Trong khi đó, nhu cầu tiêu dùng tại các nước sản xuất cà phê cũng đang tăng cao khiến một số nước như Indonesia dự kiến phải nhập khẩu khoảng 60.000 tấn cà phê trong quý 1-2008. Sản lượng thiếu cũng dẫn đến nhiều quỹ đầu tư và các nhà rang xay sẽ tăng mua để dự trữ. Hiện nay giá cà phê Việt Nam trên thị trường quốc tế là 1.456 USD/tấn(cao hơn so với cùng kì năm ),ta có thể thấy mức giá này thấp hơn nhiều so với mức giá trên thị trường thế giới.(tham khảo bảng số liệu dưới đây) Loại Kì hạn Thị trường 22/05/07 21/5/07 Đơn vị tính Abrica Giao tháng 7/07 Tại NewYork 111,55 112,0 Uscent/lb Robusta Giao tháng 7/07 Tại London 1.713 1.740 USD/T Abrica Robusta Giao tháng 7/07 Tại Tokyo 19930 24680 20030 24700 Yên/69kg Yên/100kg II.3 Thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam Cà phê Việt Nam đã xuất khẩu sang 71 nước và vùng lãnh thổ, trong đó mười nước dẫn đầu về nhập khẩu cà phê Việt Nam chủ yếu là các nước trong khốI EU và Mỹ, so với những năm 1992, 1993 khi thị trường xuất khẩu cà phê Việt Nam tập trung vào các nước Singapore, HongKong, Nhật Bản chiếm 60% trong mười nước nhập khẩu lớn nhất. Điều đó cho thấy uy tín của ngành cà phê Việt Nam ngày càng nâng lên từ thị trường trung gian vào được thị trường tiêu thụ trực tiếp và có dung lượng lớn mặc dù đây là những thị trường yêu cầu chất lượng, vệ sinh an toàn rất cao. Thị trường nhập khẩu cà phê của Việt nam ngày càng được mở rộng. Ngoài các nước ở châu Âu và Hoa Kỳ, cà phê VN còn xuất khẩu sang vùng Trung Cận Đông, châu Phi, một số nước trong Hiệp hội ASEAN và vùng Trung Mỹ. Đặc biệt là một số nước sản xuất cà phê ở Châu Mỹ Latinh cũng mua cà phê Việt nam như: Ecuador, Mexico, Nicaragua và Peru,. 10 nước nhập khẩu hàng đầu của ngành cà phê Việt Nam niên vụ 2002 – 2003 ê TT Nước Số lượng (tấn) Trị giá (USD) Thị phần (%) 1 Đức 106.059 66.429.372 15.34 2 Mỹ 83.991 51.704.900 12,15 3 Bỉ 60.161 33.152.589 8,70 4 Tây Ban Nha 59.794 36.819.818 8,65 5 Ba Lan 59.179 35.279.792 8,27 6 Italia 51.641 32.947.315 7,47 7 Pháp 38.754 24.008.977 5,60 8 Hàn Quốc 35.310 22.138.266 5,11 9 Anh 28.890 14.670.583 3,46 10 Philippin 20.303 13.053.775 2,94 10 nước nhập khẩu hàng đầu của ngành cà phê Việt Nam niên vụ 2005 – 2006 STT Nước nhập khẩu Khối lượng (kg) Trị giá (USD) Thị phần (%) 1 Đức 114,382,986 123,556,217.57 14.57 2 Tây ban nha 88,526,631 95,978,804.50 11.28 3 Hoa kỳ 87,931,685 86,829,730.95 11.20 4 Italia 56,123,382 62,641,146.08 7.15 5 Ba lan 40,495,644 45,027,200.04 5.16 6 Hàn quốc 38,491,394 41,282,412.76 4.90 7 Nhật bản 31,133,034 36,638,648.12 3.97 8 Anh 25,865,756 26,627,078.49 3.29 9 Bỉ 21,667,934 24,141,153.20 2.76 10 Pháp 18,720,491 20,249,119.82 2.38 Thị phần 10 nước nhập khẩu cà phê Việt Nam hàng đầu vụ 2005-2006 (Theo C/O) Thời điểm tháng 1/2008, 10 nước dẫn đầu nhập khẩu cà phê VN là: Thị trường Tháng 1/2008 Lượng(tấn) Trị giá ( tr USD ) Đức 20.965 38.445 Mỹ 19.845 36.535 Tây Ban Nha 12.016 21.602 Italia 11.720 21.297 Thụy Sỹ 9.142 16.497 Anh 6.669 12.092 Singapore 6.578 11.952 Bỉ 6.490 11.719 Nhật Bản 5.407 10.025 Hàn Quốc 5.355 9.074 Như vậy có thể thấy,thị trường nhập khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam hiện nay là các nước EU,thường chiếm hơn 50% kim ngạch xuất khẩu cà phê của cả nước.Trog đó nước nhập khẩu lớn nhất vẫn là Đức,Hoa Kì,Tây Ban Nha Ngoài ra trong những năm gần đây,Việt Nam đã xuất khẩu sang một số thị trường mới đầy tiềm năng như Maroc.Hiệp hội Cà phê Việt Nam cho biết, trong vài năm trở lại đây, lượng nhập khẩu cà phê Việt Nam của Marốc có chiều hướng tăng nhanh. Năm 2007, nước ta đã xuất khẩu vào thị trường này 10.494 tấn cà phê với tổng giá trị 18,8 triệu USD, tăng 90% so với năm 2006 và chiếm khoảng 30% thị phần cà phê robusta nhập khẩu của nước này. Hiện cà phê đang đứng đầu trong cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Marốc, chiếm 41% tổng giá trị xuất khẩu. Theo Hiệp hội Cà phê Việt Nam, nếu hoạt động xúc tiến thương mại được triển khai tốt, xuất khẩu cà phê của Việt Nam vào Marốc có thể đạt 13.000-14.000 tấn/năm. III. Đánh giá thực trạng xuất khẩu cà phê của Việt Nam III.1 Khó khăn *Chất lượng cà phê xuất khẩu còn thấp,chủng loại chưa đa dạng. Mặc dù chất lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam ngày càng cải thiện,nhưng vẫn thua kém Braxin cả về chất lượng lẫn sự đa dạng về chủng loại.Chất lượng cà phê Việt Nam vẫn bị đánh giá thấp trên thị trường thế giới,chất lượng xuất khẩu không ổn định,chưa xuất theo tiêu chuẩn xuất khẩu quốc tế nên bị ép cấp,ép giá,làm giảm giá trị xuất khẩu.Khâu tổ chức thu mua trong nước chưa tốt,dẫn đến đầu vụ người trồng phải bán vội cà phê với giá thấp Nước ta là nước xuất khẩu cà phê Robusta lớn nhất thế giới,nhưng hiện nay nhu cầu về cà phê Robusta thấp hơn nhiều so với Abrica.Trong khi có 90% diện tích càphê Robusta được trồng ở vùng Tây nguyên và Đông Nam bộ,thì chỉ có 10% diện tích cà phê Abrica được trồng ở những vùng Trung du Bắc Bộ,Bắc Trung bộ và đồng bằng sông HồngNgoài ra thì loại cà phê có tên gọi là cà phê chồn(Kopi Luwak) vẫn chưa trồng được,đây là loại càphê đắt và hiếm trên thế giới.Các sản phẩm cà phê xuất khẩu của Việt Nam vẫn chủ yếu là cà phê rang xay(cà phê phin-chiếm 2/3 thị trường)và cà phê hòa tan(chiếm 1.3 thị trường) Có nhiều yếu tố liên quan đến chất lượng cà phê cần phải giải quyết như : tuyển chọn giống cà phê có chất lượng cao, khu sản xuất cà phê xuất khẩu tập trung với quy mô lớn, kỹ thuật trồng và chăm sóc, kỹ thuật và công nghệ chế biến từ sau thu hoạch đến bảo quản, dự trữ và chế biến xuất khẩu cũng như quá trình vận chuyển bến cảng xếp dỡ *Hệ thống thu mua còn hoạt động kém chuyên nghiệp. Hệ thống đại lí thu mua cà phê hình thành tự phát,chủ yếu là các đại lí tư nhân,hệ quả là khi giá thị trường biến động mạnh dẫn đến đổ vỡ chạy theo dây chuyền từ đại lí tới nhà xuất khẩu.Nhiều công ti kinh doanh xuất khẩu cà phê thiên về kú hợp đồng theo phương thức giao hàng trước,chốt giá sau(thực chất là đàu cơ lên giá,nhiều trường hợp dẫn đến thua lỗ nặng trong kinh doanh )Các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu của ta cũng đang gặp phải sự cạnh tranh từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có tiềm lực tài chính mạnh,am hiểu thị trường,dang tham gia thu mua xuất khẩu cà phê(hiện các DN FDI chiếm khoảng 10% số lượng xuất khẩu),, * Khả năng điều tiết thị trường còn kém Việc nông dân đã biết giữ trữ hàng lại,không tranh nhau ồ ạt bán ra là điều rất đáng mừng,tuy nhiên tất cả đó chỉ là tự phát.Mỗi người nông dân không có thông tin cụ thể về số lượng cung-cầu,vì vậy sẽ dẫn đến nguy cơ số lượng hàng trữ lại quá nhiều,giá cao khong bán,đến khi gái xuống thì sẽ hối tiếc. Các nước sản xuất cà phê lớn trên thé giới như Braxin hay Colombia đều có chính sách điều hành toàn ngành rất tốt.Nhưng ở Việt Nam,nông dân tự phát tiêu thụ,thích bán thì bán,nhà nươc không điều tiết được *Thương hiệu cà phê Việt Nam trên trường quốc tế còn chưa mạnh,cơ sở pháp lí chưa rõ ràng Theo các chuyên gia kinh tế,VN tuy là nước dẫn đầu về sản lượng cà phê xuất khẩu nhưng vẫn chưa có một thương hiệu riêng cho mình.VN vẫn chạy theo số lượng mà bỏ quên chất lượng và thương hiệu.Trong khi đó,với tiềm lực sẵn có,Chính phủ và các doanh nghiệp chịu đầu tư thì Việt Nam chỉ cần 5năm là đủ cho một thương hiệu cà phê toàn cầu. Do hiểu biết hạn chế về phía doanh nghiệp và thiếu chuyên gia giỏi về thương hiệu. Mặc dù doanh nghiệp Việt Nam bắt đầu nhận thức được tầm quan trọng của thương hiệu song việc đầu tư cho thương hiệu còn khá dè dặt. Việc phát triển thương hiệu cần nhiều thời gian và hệ thống, trong khi đó các doanh nghiệp Việt Nam thường chỉ đăng ký nhãn hiệu sản phẩm khi sản phẩm của mình bán chạy trên thị trường. Không chỉ có các doanh nghiệp mà các nhà cung cấp dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực này cũng ít về số lượng và kém về chất lượng, thiếu kỹ năng và chuyên môn. Phần lớn các công ty tư vấn chỉ đơn thuần giúp các doanh nghiệp đăng ký nhãn hiệu, rất ít công ty chuyên sâu về phát triển thương hiệu. Còn các công ty tư vấn nước ngoài tuy có chuyên nghiệp và chuyên môn cao song lại có hạn chế về hiểu biết tâm lý và văn hoá bản địa nên cũng chưa cung cấp được dịch vụ hỗ trợ một cách có hiệu quả. Thứ ba là cơ sở pháp lý về sở hữu trí tuệ còn chung chung và tương đối sơ sài, nhiều văn bản hướng dẫn thi hành dưới luật chưa cụ thể chi tiết. Cơ chế sử lý vi phạm còn quá yếu. Hiện tại có nhiều cơ quan cunmgf thực thi việc bảo hộ thương hiệu như Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT), Quản lý thị trường, Công an kinh tế, Thanh tra khoa học công nghệ, Bộ đội biên phòng, Hải quan, Toá án.Tuy nhiên, không có cơ quan nào chịu trách nhiệm chính về vấn đề này. Các them phán thường thiếu kiến thức chuyên môn về sở hữu trí tuệ, vì vậy khi xét xử phải phụ thuộc vào ý kiến . Mãi cho đến những năm gần đây,một số doanh nghiệp trong đó có Vinacafe,Neslte cà phê,cà phê Trung Nguyên..mới bắt đầu quảng bá thương hiệu một cách tích cực trên thị trường thế giới. III.2 Thuận lợi * Thuận lợi về vị trí địa lí khNước ta có nửa triệu ha canh tác cà phê, sản xuất ra khoảng 1 triệu tấn/năm, điều đó cho thấy năng suất cà phê của Việt Nam cao nhất thế giới, và cạnh tranh với Brazil vị trí dẫn đầu thế giới về sản lượng. Cà phê vối (Robusta) vốn có nguồn gốc ở những vùng thấp, nóng ẩm, thế nhưng khi Việt Nam đưa lên vùng đất cao nguyên, độ cao 500-700m so với mực nước biển, thì cà phê vối lại đạt năng suất vượt trội. Nhờ đó, Việt Nam mau chóng trở thành nước chiếm vị trí tuyệt đối về sản xuất cà phê vối, sản lượng hàng năm đạt trên 52 triệu bao. Trước kia, người tiêu dùng không ưa chuộng cà phê vối, nên giá bán cà phê vối rất thấp. Những năm gần đây, nhiều nước đã sử dụng cà phê vối trộn với cà phê chè (Arabica) để chế cà phê hoà tan, thấy rằng chất lượng cà phê chế biến thơm ngon hơn, mà giá thành lại hạ. Vì vậy, nhu cầu cà phê vối ngày càng tăng mạnh trên thị trường, giúp cho giá thu mua cà phê loại này tăng. Thời vụ thu hoạch cà phê ở phía Bắc bán cầu là từ tháng 10 đến hết tháng 12, vì vậy niên vụ tiêu thụ được tính từ tháng 10 năm trước đến hết tháng 9 năm sau. Ở phía Nam bán cầu, thời vụ thu hoạch cà phê từ tháng 4 đến hết tháng 7, niên vụ tiêu thụ được tính từ tháng 4 năm trước đến hết tháng 3 năm sau. Việt Nam chiếm vị trí độc tôn về sản xuất cà phê ở Bắc bán cầu, trong khi các đối thủ cạnh tranh đều nằm ở phía Nam bán cầu, đây là một ưu thế cho nước ta. Niên vụ 2007-2008, các nước phía Nam bán cầu mất mùa cà phê, nhờ vậy Việt Nam có được cơ hội chi phối thị trường thé giới. * Giá thành sản xuất rẻ Việt Nam có ưu thế đặc biệt về giá thành sản xuất do năng suất thuộc loại cao nhất thế giới(trên 2 tấn/ha so với chỉ 7-8 tạ/ha của các nước như Braxin,Colombia).Ngoài ra chi phí lao động cũng thấp.Mức chênh lệch giữa giá cà phê Việt Nam và giá UFFE khoảng từ 150 USD đến 200USD/tấn Theo tìm hiểu, cà phê không thuộc mặt hàng hạn chế nhập khẩu do đây là sản phẩm ưu thế xuất khẩu của Việt Nam. Giá cà phê tại Việt Nam vốn vẫn thấp hơn giá thế giới và là nước đứng thứ nhì về xuất khẩu cà phê trên thế giới. Ngoài ra còn phải kể đến các nhân tố khác như chính sách hỗ trợ của nhà nước,môi trường kinh doanh xuất khẩu,tình hình biến động trên thị trường thế giới có lợi cho ngành xuất khẩu cà phê ở Việt Nam Nhà nước có chính sách hỗ trợ trong khuôn khổ cho phép của WTO của WTO.Khi tham gia WTO,Việt Nam sẽ được hưởng lợi do được miễn trừ khỏi quy định cấm trợ cấp xuất khẩu vì là nước đang phát triển có thu nhập bình quân đầu người dưới 1000USD/1 người.Ngoài ra tỉ giá hối đoái giữa đồng USD và VND luôn có Sự kiểm soát của nhà nước nhằm khuyến khích xuất khẩu. Môi trường kinh doanh tại VIệt Nam cũng được đánh giá là khá ổn định,điều này cho phép các doanh nghiệp yên tâm thực hiện đầu tư vào ngành cà phê u.a có một thương hiệu riêng cho mình. VN vẫn chạy theo số lượng mà bỏ quên chất lượng và thương hiệu. chuyên gia kinh tế, VN tuy là nước dẫn đầu về sản lượng cà phê xuất khẩu nhưng vẫn chưa có Theo các huyên gia kinh tế, VN tuy là nước dẫn đầu về sản lượng cà phê xuất khẩu nhưng vẫn chưa có một thương hiệu riêng cho mình. VN vẫn chạy theo số lượng mà bỏ quên chất lượng và thương hiệu. CHƯƠNG BA GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM TỚI I.Giải pháp phía nhà nước(đẩy mạnh hỗ trợ của nhà nướcđốivới doanh nghiệp xuất khẩu cà phê) I.1 Tổ chức chỉ đạo,quản lí nhà nước,đầu tư tài chính và tín dụng đối với ngành cà phê Thực tiễn đã cho thấy,quản lí nhà nước đối với ngành hàng còn kém hiệu lực,thiếu thống nhất,chưa đồg bộ.Công tác quy hoạch,kế hoạch cũng còn nhiều yếu kém dẫn đến sự hạn chế phát triển của ngành.Không ít nguồn lực cho ngành đã bị sử dụng lãng phí,kém hiệu quả thậm chí gây những tổn thất nặng nề(như dự án phát triển cà phê chè ở vùng trung du và miền núi phía Bắc).Khi quy hoạch không đúng,cây trồng,vật nuôi bố trí không phù hợp với những điều kiện sản xuất thì chi phí sản xuất tăng lên,năng suất thấp,chất lượng sản phẩm kém,khó xuất khẩu và nếu có xuất khẩu được thì bị đối tác gây khó dễ và dìm giá,doanh thu thấp và tất nhiên giá trị gia tăng thu được từ sản phẩm xuất khẩu cũng sẽ thấp.Do vậy,đổi mới và hoàn thiện công tác quản lí nhà nước và các chính sách và giải pháp về tổ chức chỉ đạo đối với ngành hàng là một trong những giải pháp quan trọng trong nâng cao giá trị gia tăng mặt hàng xuất khẩu Theo đó cần tập trung vào các vấn đề sau : - Phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chủ quản trong quản lí nhà nước đối với ngành hàng.Hoàn thiện chiến lược phát triển,quy hoạch của ngành hàng trong thời kì chiến lược,gắn với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước.Trên cơ sở chiến lược,các quy hoạch ,tiến hành xây dựng các kế hoạch trung và ngắn hạn,bố trí sản xuất theo không gian và thời gian.Các chiến lược,các quy hoạch,kế hoạch của ngành hàng là khung pháp lý để từng địa phương,từng đơn vị cá nhân cụ thể vận dụng phù hợp với những đièu kiện thực tế của mình - Hỗ trợ việc quy hoạch các vùng sản xuất tập trung chuyên môn hóa các vùng sản xuất đặc sản có giá trị cao.Lựa chọn những vùng có điều kiện sản xuất thích hợp nhất để tập trung phát triển ngành hàng theo hướng chuyên canh tập trung quy mô lớn,cung cấp khói lượng hàng hóa lớn,có giá trị cho xuất khẩu Đối với cà phê,điều kiện tự nhiên,địa lí khí hậu của nước ta cho phép trồng được cả hai loại cà phê là cà phê chè Arabica và cà phê vối Robusta trên các vùng riêng biệt.Việt Nam có điều kiện thuận lợi cho việc tròng cà phê vối ở vùng khí hậu nóng ẩm phía Nam và trồng cà phê chè ở cùng khí hậu ôn hòa ở miền núi phía Bắc và rải rác ở một số vùng có độ cao 800-900m so với mặt biển.Tập trung xây dựng và củng cố vùng cà phê vối Tây Nguyên,Đông Nam Bộ,nơi có tiềm năng đất đỏ Bazan màu mỡ,có nguồn lao động dồi dào,khí hậu nhiệt đới nóng ẩm,nhiệt độ cao,lượng mưa lớn,cây cà phê vối sinh trưởng khỏe và cho năng suất rất cao.Hỗ trợ xây dựng và phát triển vùng cà phê chè Sơn La,Điện Biên(nơi có độ cao 600m so với mặt biển,cso điều kiện giống vùng Sao Paulo cảu Braxin);vùng cà phê chè Lâm Đồng,Gai Lai,M’Drak,Đăk Nông;vùng cà phê chè Trị Thiên(Khe Sanh và ALưới) và vùng cà phê chè Nghệ An(Phủ Quỳ).Như vậy ở mỗi miền,chúng ta đều có thể xây dựng những vùng cà phê chè thích hợp.Thực tế những năm qua cho thấy cà phê chè ở những vùng này đều có chất lượng tốt,nhất là ở Khe Sanh,Đà Lạt.Giống càphê Bourbon ở đây đã cho những sản phẩm được người uống khen ngợi,với hương vị có thể so sánh ngang các loại cà phê có vị dịu của vùng Trung Mĩ. Chính phủ ,các Bộ,ngành phải chỉ đạo chặt chẽ việc tuân thủ ,thực hiện các chiến lược,quy hoạch của ngành hàng mọt cách nghiêm ngặt nhất ;kiên quyết xử lí nghiêm minh đối với những địa phương đơn vị không tuân thủ;thường xuyên kiểm tra giám sát và điều chỉnh kịp thời phủ hợp với yêu cầu và khả năng của từng giai đoạn,từng thời điểm.Giải pháp này sẽ ghóp phần hạn chế những lãng phí,tổn hại,kém hiệu quả trong đầu tư do tính tự phát,tính tùy tiện trong phát triển,qua đó nâng cao giá trị gia tăng. Phải có các chính sách và giải pháp hứong tới gắn kết sản xuất vùng nguyên liệu với công nghiệp chế biến trên các phương diện như :khong gian lãnh thổ,năng lực cảu vùng sản xuất nguyên liệu với năng lực của các cơ sở chế biếnhỗ trợ quy hoạch lại hệ thống cơ sở chế biến hàng cà phê xuất khẩu,tránh hiện tượng các cơ sở chế biến thủ công ‘’bung ra’’ như thời gian vừa qua,tránh các cuộc chiến vè nguyên liệudẫn đến chất lượng sản phẩm chế biến thấp khó xuất khẩu và giá xuất khẩu thấp. Trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế xã hội,chiến lược phát triển của ngành hàng,nhà nước cần ưu tiên đầu tư,tăng tỉ trọng vốn đầu tư và có kế hoạch đầu tư trọng điểm.Không đầu tư dàn trải,không đầu tư mang tính cạnh tranh quốc tế theo hướng hỗ trợ bằng lãi suất tín dụng thấp,trợ giá,bán cho người sản xuất vật tư nông nghiệp với giá thấp hơn giá thị trườngĐiều đó là sự vi phạm vào những quy định cam kết của WTO.Cách tốt nhất của chính sách đầu tư là nên đầu tư qua xây dựng cơ sở hạ tầng trong vùng sản xuất;đầu tư cho phát triển khoa học kĩ thuật và công nghệ;đầu tư cho đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động;đầu tư vào các lĩnh vực văn hóa xã hội,cải thiện điều kiện sống và làm việc cho người lao độngnên nghiên cứu quy hoạch ,xây dựng những vùng chuyên canh trên cơ sở đó,đầu tư thỏa đáng vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật,văn hóa ,xã hội cho những vùng đó.Những đầu tư đó sẽ có tác dụng nâng cao năng suất cây trồng,nâng cao năg suất lao động mà lại ko vi phạm vào những quy định của WTO về bảo hộ nông nghiệp,qua đó nâng cao giá trị gia tăng hàng cà phê xuất khẩu. Phải tạo ra những cơ ché chính sách về tài chính thông thoáng để khơi thông các nguồn vốn đầu tư,từ ngân sách nhà nước,từ các tổ chức quốc tế thông qua các chương trình tài trợ.Từ các ngành,các doanh nghiệp trong tái đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của từng vùng. Về tín dụng,các ngân hàng và tổ chức tín dụng cần huy động nhiều hơn các nguồn vốn trung và dài hạn để phục vụ cho vay đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở từng vùng sản xuất.Có chính sách hựop lí đẻ huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân thông qua lãi suất linh hoạt,hấp dẫn.Mở rộng hệ thống các bàn tiết kiệm đến từng địa phương,tạo điều kiệ cho việc huy động vốn và cho vay.Có chính sách và giải pháp linh hoạt để động viên khuyến khích các tổ chức và ngân hàng,tín dụng chủ động giành một tỉ lệ vốn cho việc thâm nhập vào hoạt động kinh tế của các địa phương,các doanh nghiệp với tư cách vừa là cổ đông,vừa là nhữgn người cho vay,vừalà những người trực tiếp tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh. Về chính sách lãi suất tín dụng cần phải được tự do hóa thoe sự điều tiết khách quan của quan hệ cung-cầu về vốn,từng bước phát triển thị trường vốn,thị trường tín dụng nông thôn (giữa các tổ chức tín dụng với các doanh nghiệp,với người sản xuất kinh doanh trong nông thôn).Định hướng cơ bản của chính sách lãi suất tín dụng trên cơ sở thỏa thuận dựa trên mức sinh lời cảu từng hoạt động sản xuất kinh doanh,cảu từng dự án đầu tư sản xuất kinh doanh;không nên quy định xứng nhắc ấn định mức trần như hiện nay.Cần giảm dần việc cho vay ưu đãi quá rộng cho sản xuất kinh doanh xuất khẩu như hiện nay.Cần chuyển dần những hỗ trợ thông qua lãi suất bằng hỗ trợ về các nguồn lực như đất đai,hạ tầng,công nghê I.2 Các giải pháp nhằm giảm chi phí giao dịch,kinh doanh cho doanh nghiệp xuất khẩu cà phê - Mở cửa thị trường dịch vụ ,cho phép sự tham gia một cách mạnh mẽ hơn nữa của các doanh nghiệp nước ngoài vào hoạt động kinh doanh cung ứng các dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu tại Việt Nam như dịch vụ logistics,dịch vụ vận tải đa phương thức.dịch vụ giao nhận,kho vận;từng bước xóa bỏ tình trạnh độc quyền trong kinh doanh ở một số lĩnh vực như bưu chính viễn thông,điện,kinh doanh cảng biểnđể nâng cao hiệu quả hoạt động trong những lĩnh vực này và từ đó giảm chi phí kinh doanh cho các doanh nghiệp xuất khẩu. - Xây dựng và thực hiện chương trình hiện đại hóa và cải cách thủ tục hải qua,lộ trình rút ngắn thời gian tiến hành các thủ tục hải quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu để phấn đấu đến năm 2010 giảm thời gian tiến hành các thủ tục hải quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam xuống đạt mức trung bình khu vực ASEAN thong qua việc tăng cường áp dụng các biện pháp để tiến hành hải quan điện tử,hải quan một cửa - Sớm triển khai kí kết các thỏa thuận về thanh toán quốc tế qua ngân hàng với một số thị trường cuât khẩu của Việt Nam hiện còn đang gặp khó khăn trong giao dịch cà bảo đảm thanh toánnhư Trung Quốc,Nga và các nước Trung Đông,châu Phi;đồng thời kí kết các thỏa thuận song phương và công nhận lẫn nhau về tìm kiểm dịc thực vật,vệ sinh an toàn thực phẩm. I.3 Các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách tài chính ,tín dụng và đầu tư phục vụ xuất khẩu. - Về chính sách tín dụng: Đổi mới chính sách tín dụng theo hứong xóa bỏ bao cấp,thực hiện nguyên tắc lãi suất theo thị trường nhưng bảo đảm các chức năng sau + Cấp tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ,với thời gian trả nợ dài hơn,điều kiện tiếp cận vốn thuận lợi hơn. + Bảo lãnh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ,với thời gian trả nợ dài hơn,điều kiện tiếp cận vốn thuận lợi hơn. + Bảo lãnh cho các doanh nghiệp xuất khẩu để vay vốn tại các ngân hàng thương mại. + Cấp tín dụng cho các nhà nhập khẩu. Theo hướng này,đề nghị Chính phủ giao cho Bộ công thương cùng thống nhát với Bộ Tài Chính,Bộ Kế hoạch và đầu tư và các Bộ quản lí hoạt động của các ngành sản xuất để xác định danh mục các sản phẩm xuất khẩu được tiếp cận nguồn tín dụng này. Về chính sách thuế : Hướng dẫn và tổ chức triển khai thực hiện tốt chính sách hoàn thuế đối với các nhà nhập khẩu nguyên liệu để cung cấp cho các nhà sản xuất hàng xuất khẩu trong nước. Về chính sách tỉ giá : Trước mắt,cần thực hiện công tác điều hành tỉ giá theo hướng dẫn bảo đảm giữ ổn định tỉ giá trong trường hợp cần thiết điều chỉnh thì chỉ điều chỉnh tỉ giá ở biên độ nhỏ và có thể hướng giảm giá đồng tièn nội tệ. Về chính sách đầu tư : Ban hành danh mục các lĩnh vực,dự án đầu tư trọng điểm quốc gia cũng như các chính sách khuyến khích đầu tư vào các lĩnh vực ưu tiên,cụ thể là tập trung vào đầu tư sản xuất các mặt hàng xuất khẩu có nhiều tiềm năng và có thị trường xuất khẩu lớn.Giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì,phối hợp với Bộ Công Thương và các Bộ quản lí hoạt động của các ngành sản xuất xác định danh mục này.Đây cũng sẽ là danh mục các lĩnh vực,dự án đầu tư được vay vốn từ Ngân hàng Phát triển mà chính phủ đã có chủ trương thành lập. II. Giải pháp phía Hiệp hội cà phê – ca cao Việt Nam (Đẩy mạnh vai trò của hiệp hội). Hiệp hội ngành cà phê cần tập trung vào công tác kiện toàn tổ chức bộ máy,đổi mới phương thức hoạt động để nâng cao hiệu quả hoạt động thực hiện tốt vai trò là người hỗ trợ Doanh Nghiệp,là đại diện và cầu nối hữu hiệu giữa cộng đồn doanh nghiệp với các cơ quan quản lí nhà nước cũng như các tổ chức nghề nghiệp trong và ngoài nước.Để làm được điều này,hiệp hội cần tích cực triển khai thực hiện mọt số giải pháp chủ yếu sau : Trên cơ sở Luật về hội Dự kiến được Quốc hội thông qua ,Hiệp hội cần nghiên cứu và tổ chức triển khai phương án kiện toàn tổ chứ bộ máy hiện có để thực hiện tốt hơn vai trò hỗ trợ cho doanh nghiệp. Tập trung làm tốt chức năng là người đại diện,bảo vệ lợi ích của các hội viên trước các vụ kiện từ phíc nhà nhập khẩu Quốc Tế. Làm tốt công tác tổ chức thông tin ngành hàng và xúc tiến thương mại để nâng cao hiệu quả và vai trò của Hiệp hội trong hợt động hỗ trỡ các doanh nghiệp định hướng sản xuất,tìm kiếm thị trường Đẩy mạnh hoạt động hợp tác quóc tế với các tốt chức,hiệp hội ngành nghề trong khu vực và trên thế giới nhằm tranh thủ hỗ trợ về tài chính,kĩ năng chuyên môn,công nghệ và kinh nghiệm hoạt động Cần củng cố và hoàn thiện để Hiệp hội thực sự là cầu nối giữa các doanhnghiệp các hội viên và Nhà nước,cùng tham gia với cơ quanNhà nước trong việc đưa ra các chủ trương chính sách,các văn bản pháp quy mà Hội viên là đối tượng thi hành. Hiệp hội hỗ trợ địa phương,doanhnghiệp xây dựng những thương hiệu mạnh cho mỗi loại sản phẩm.Tăng cường sự liên kết chặt chẽ giữa các hiệp hội trong việc tổ chức thăm dò,khảo sát các thị trường lớn,tránh tình trạng khảo sát tìm kiếm thị trường manh mún như hiện nay.Tổ chức phổ biến các kiến thức mới về xúc tiến thương mại như khảo satư thị trường,xây dựng thương hiệu quốc gia,mở văn phòng đại diện,nâng cao năng lực phân tích và dự báo thị trường. *Chính sách hỗ trợ cho người nông dân để giảm bớt khó khăn khi gia nhập: - Cải thiện chất lượng giáp dục,đào tạo nghề,chăm sóc y tế,sức khỏe cho dân cư nôg thôn để giảm bớt được rủi ro đói nghèo và giúp họ hòa nhập được vào lực lượng lao động công nghiệp thành thị - Cải thiện cơ sở hạ tầng nông thon để tăng liên kết nông thôn-thành thị,thu hút đầu tư công nghiệp về nông thôn. - Tăng cường công tác nghiên cứu ứng dụng nông nghiệp,khuyến nông,sản xuất và marketing sản phẩm mới để tăng thu nhập cho hộ nông dân sản xuất nông nghiệp,đặc biệt là từ các hoạt động sản xuất hướng xuất khẩu. - Trợ cấp cho những hộ nghèo các phương tiện tham gia vào sản xuất,trong một thời gian ngắn.Những trợ cấp này ko vượt quá 10% tổng giá trị sản phẩm làm ra. - Cài thiện công tác tài chính nông thôn,cắt giảm thuế và các nghĩa vụ tài chính trả từ nông dân. III. Giải pháp từ phía doanh nghiệp. Cả nước hiện có 152 đơn vị trực tiếp xuất khẩu cà phê, bao gồm các đơn vị thành viên của các Tổng công ty có thu gom xuất khẩu. Trong đó nhóm 10 doanh nghiệp xuất khẩu hàng đầu như: Vinacafe, 2/9 Daklak, Intimex, Atlantic V.N, Xí nghiệp tổng hợp Hà Nội tại Thành phố Hồ Chí Minh, Thái Hòa, Tín Nghĩa Đồng Nai...Có thể nhận thấy các vấn đề chung mà các doanh nghiệp này cần phải giải quyết như sau III.1 Nâng cao chất lượng cà phê thông qua thực hiện nghiêm chỉnh tiêu chuẩn chất lượng Cục Trồng trọt Bộ NN&PTNT cho biết, một trong những giải pháp chính để nâng cao chất lượng cà phê là áp dụng tiêu chuẩn TCVN 4193:2005 để tạo điều kiện cải thiện chất lượng, nâng cao uy tín và sức cạnh tranh của cà phê Việt Nam trên thi trường thế giới. Đây là hệ thống tiêu chuẩn mới, trong đó áp dụng cách tính lỗi khuyết tật để đánh giá chất lượng, phù hợp với cách đánh giá chất lượng chung của Hội đồng cà phê thế giới (ICO). Việc áp dụng tiêu chuẩn mới còn được xem là bước đột phá để hướng dẫn nông dân thay đổi tạp quán tư duy sản xuất và nâng cao chất lượng cà phê cũng là xu hướng tất yếu trong quá trình hội nhập. Thật ra TCVN 4193:2005 đã ban hành từ năm 2006 nhưng đến nay mới có khoảng 10% số doanh nghiệp xuất khẩu cà phê trong nước áp dụng và chỉ chiếm 1-2% sản lượng cà phê xuất khẩu. Mặt khác, phần lớn các hợp đồng xuất khẩu cà phê của Việt Nam hiện nay vẫn theo hình thức thoả thuận về chất lượng dựa theo cách phân loại cũ, chủ yếu dựa trên 3 tiêu chí: độ ẩm, tỷ lệ hạt đen, hạt vỡ, chưa theo tiêu chuẩn mới,điều đó dễ khiến các doanh nghiệp xuất khẩu bị ép giá khi giao dịch với đối tác. III.2 Xây dựng quảng bá thương hiệu Giới kinh doanh cà phê cũng đánh giá rằng cạnh tranh giữa các nhà sản xuất cà phê tại Việt Nam đang ngày càng trở nên khốc liệt. Do đó mỗi nhãn hiệu phải nỗ lực hết sức mình nhằm xây dựng thương hiệu riêng và chiếm lĩnh thị trường. Hiện nay tại Việt Nam,Trung Nguyên là thương hiệu khá mạnh,có đến 500quán ở khắp 64 tỉnh thành trên cả nước. Ngoài ra, quán cà phê Trung Nguyên còn có mặt tại Thái Lan, Campuchia, Singapore và Nhật. Sản phẩm cà phê Trung Nguyên hiện được xuất đi 16 quốc gia trên thế giới. Với việc nhượng quyền thương hiệu thành công tại Singapore và Nhật, Trung Nguyên là thương hiệu đầu tiên nhượng quyền thương hiệu ở nước ngoài và là công ty đầu tiên ở Việt Nam áp dụng mô hình kinh doanh nhượng quyền thương hiệu. Với cà phê hòa tan G7, sản phẩm mới nhất hiện nay, Trung Nguyên đang hướng đến thị trường các quốc gia có nền kinh tế phát triển như: Mỹ, Anh, Pháp III.3 Đa dạng hóa sản phẩm,mẫu mã bao bì đổi mới Việt Nam vốn chủ yếu xuất khẩu cà phê nhân,cà phê rang và cà phê rang xay.Đây là một loại sản phẩm cà phê thô,do đó chưa làm tăng được thương hiệu cà phê của các doanh nghiệp Việt Nam trên trường quốc tế.Do đó các doanh nghiệp phải tiến hành đa dạng hóa sản phẩm để tạo thương hiệu riêng cho mình. Cà phê bột pha phin kiểu truyền thống vốn có tiền lệ là không có nhiều thay đổi trong thành phần chất lượng mà chủ yếu tìm kiếm sự mới lạ trong phong cách trình bày bao bì sản phẩm. Thế nhưng thời gian gần đây, giới sản xuất chế biến cà phê đã bắt đầu áp dụng những công nghệ mới để tạo nên những hương vị cà phê tổng hợp đặc sắc riêng. Một số nhãn hiệu như cà phê Bảo Lộc, cà phê Buôn Mê Thuột, Trung Nguyên... đang đưa ra thị trường các sản phẩm cà phê bột pha trộn giữa cà phê Moka và Robusta; hoặc cà phê ướp hương lài, bưởi... Doanh nghiệp cà phê Thu Hà cũng vừa đưa ra thị trường loại sản phẩm mới sản xuất theo công nghệ hút chân không của tiêu chuẩn châu Âu. Đây là loại sản phẩm kết hợp cả hai hương vị của cà phê Moka và Robusta Đổi mới "mãnh liệt" hơn cả là loại cà phê hòa tan, đáp ứng nhu cầu uống cà phê kiểu công nghiệp trong cuộc sống hối hả bộn bề hiện nay. Tháng 4, Công ty Vinacafe đã giới thiệu sản phẩm cà phê sâm 4 trong 1 nhằm mang đến cho người thưởng thức cà phê một hương vị hòa tan mới. Tin từ Vinacafe cho thấy, hiện tại người tiêu dùng đã chấp nhận loại cà phê sâm hòa tan qua lượng tiêu thụ gia tăng gấp đôi so với tháng trước. Không chịu thua kém, giữa tháng 6, Công ty Nestlé "đột phá" thị trường bằng 3 sản phẩm Nescafé 3 trong 1 mới, khác nhau ở khẩu vị đậm vừa, đậm đà và rất đậm.Cũng theo Nestlé, không chỉ ở Việt Nam mà tại những thị trường xuất khẩu khác, người tiêu dùng cũng đòi hỏi nhà sản xuất phải đa dạng hóa sản phẩm cho phù hợp với từng đối tượng, đồng thời vẫn phải đảm bảo chất lượng và nhất là hương vị đặc trưng của cà phê Việt Nam Rõ rang người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi trong sự cạnh tranh đổi mới sản phẩm của các doanh nghiệp.Điều này cho thấy đây là một hướng đi đúng đắn cho các doanh nghiệp trong tương lai. Mỗi doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh,đều phải luôn chú trọng nâng cao năng lực cạnh tranh cho mình,nhất là trong thời kì hội nhập.Trên đây chỉ là một số giải pháp thiết yêu nhằm nâng cao sức cạnh tranh,phát triển thị trường xuất khẩu. KẾT LUẬN Qua đề tài “ Thúc đẩy xuất khẩu cà phê của Việt Nam”,em đã trình bày được những khái niệm chung nhất về vai trò của xuất khẩu hàng hóa nói chung và xuất khẩu cà phê nói riêng đối với nền kinh tế của đất nước,những cơ hội thách thức cũng như những nhân tố ảnh hưởng đến việc xuất khẩu cà phê ở Việt Nam.Qua đó phân tích thực trạng xuất khảu cà phê của Việt Nam thông qua tình hình thu mua chế bién cũng như sản lượng,kim ngach,thị trườngcủa cà phê xuất khẩu của Việt Nam,để từ đó đánh giá thực trạng xuất khẩu cà phê.Đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu cà phê của Việt Nam trên thị trường quốc tế. Qua đề án này,chúng ta thấy được tầm quan trọng của xuất khảu cà phê trong nền kinh tế quốc dân.Ngoài ra cũng thấy rõ những thành tựu đã đạt được của ngành cà phê Việt Nam,bên cạnh đó là những hạn chế cần khắc phục để nâng cao vị thé của cà phê Việt Nam để đây thực sự là nguồn thu lớn của đất nước,phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước theo định hướng XHCN Khi thực hiện đề tài này,tuy đã có sự đầu tư nhưng cũng ko tránh khỏi những khiếm khuyết.Vậy nên em rất mong nhận được sự chỉ bảo và sửa chữa của thầy giáo.Một lần nữa em xin cảm ơn thầy đã chỉ bảo cung cấp phương pháp luận,và thư viện đã cung cấp cho em tài liệu để em thực hiện đề án này. Em xin chân thành cảm ơn! Danh mục tài liệu tham khảo 1.Giáo trình Kinh Tế thương mại(2007)/chủ biên Gs-TS Hoàng Đức Thân 2.Giáo trình Thương Mại quốc tế (2007)/chủ biên TS Trần Văn Hòe 3.Điều tra năng lực công nghệ chế biến nông sản (2005)-cục chế biến Nông sản. .. Các trang web : thuộc Bộ kế hoạch và đầu tư,bộ Công thươg,Bộ Tài chính Hiệp hội cà phê cacao VIệt Nam-Vicofa,báo Vietnam net

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTH2729.doc
Tài liệu liên quan