Một số giải phỏp cho Nhà nước: (1) hoàn thiện môi trường pháp lý, thực hiện các quy định cam kết song phương giữa Việt Nam và Nhật Bản; (2) quy hoạch, xây dựng chiến lược trong thu hút đầu tư nước ngoài hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh, phát triển xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản; (3) tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ tiếp cận dễ dàng cỏc nguồn vốn cần thiết; (4) quy hoạch kế hoạch pháp triển nguồn nguyên liệu cho sản phẩm gỗ xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản; (5) đẩy mạnh hoạt động xúc tiến xuất khẩu của Chính phủ đối với thị trường Nhật Bản; (6) khuyến khớch hỗ trợ phỏt triển nguồn nhõn lực.
Một số giải phỏp cho cỏc doanh nghiệp: (1) nghiên cứu kỹ nhu cầu, thị hiếu, các đặc điểm tiêu dùng của người Nhật Bản; (2) định vị chính xác về sản phẩm của doanh nghiệp sang thị trường Nhật Bản; (3) tiến hành hoạt động xúc tiến tổng hợp, đẩy mạnh việc xây dựng thương hiệu và tăng cường quảng bá sản phẩm; (4) xây dựng kế hoạch, chiến lược sản xuất, phương thức kinh doanh linh hoạt, phù hợp với yêu cầu thực tiễn; (5) tăng cường đầu tư, đổi mới công nghệ, đào tạo công nhân lành nghề; (6) xây dựng văn hóa trong kinh doanh xuất khẩu sang Nhật.
Túm lại, để đạt được mục tiờu, để cú thể thực hiện được Chớnh sỏch thỳc đẩy xuất khẩu hàng hoỏ Việt Nam sang thị trường thế giới núi chung và thỳc đẩy xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản núi riờng cần phải cú sự đồng lũng đồng sức của Nhà nước, của cỏc doanh nghiệp, của mọi người dõn lao động. Sự kiện Việt Nam tham gia vào Tổ chức Thương mại thế giới đồng nghĩa với cỏc ngành kinh tế núi chung và ngành sản xuất xuất khẩu sản phẩm gỗ núi riờng đó căng buồm ra biển lớn, nhiều cơ hội và cũng nhiều thỏch thức. Nhưng với những bước đi đúng đắn, vững chắc, với sự liờn kết thành một khối thống nhất, ngành chế biến gỗ xuất khẩu núi riờng và cỏc ngành xuất khẩu hàng hoỏ Việt Nam núi chung sẽ thực hiện thắng lợi những mục tiờu đó đặt ra, gúp phần khụng nhỏ vào sự nghiệp Cụng nghiệp hoỏ - Hiện đại hoỏ, phỏt triển mạnh nền kinh tế đất nước.
117 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1541 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong điều kiện tham gia WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ước
Những khó khăn đặc thù đang cản trở sự phát triển và tăng trưởng của ngành chế biến và xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang Nhật Bản, cần có những cơ chế hỗ trợ cụ thể từ phía Nhà nước mới có thể giúp các doanh nghiệp ngành gỗ vượt qua được những khó khăn đó để phát triển sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản nói riêng và thị trường thế giới nói chung.
3.3.1.1. Hoàn thiện môi trường pháp lý và thực hiện các quy định cam kết song phương giữa Việt Nam và Nhật Bản
Một là, hệ thống pháp luật Việt Nam cần phải thống nhất và đồng bộ. Tiếp tục rà soát lại hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động xuất khẩu nói chung và hoạt động xuất khẩu sản phẩm gỗ nói riêng của Việt Nam nhằm loại bỏ những văn bản (luật hoặc dưới luật) đã lỗi thời, bất cập. Khẩn trương ra các văn bản dưới luật, hướng dẫn thi hành pháp luật. Chính việc phải chờ đợi các văn bản dưới luật khiến các doanh nghiệp Việt Nam đã phải bỏ lỡ mất nhiều cơ hội kinh doanh tốt. Hơn thế, các văn bản dưới luật cần phải thống nhất với Luật.
Hai là, cải cách hành chính Nhà nước cần đi vào chiều sâu và đồng bộ, phát triển dịch vụ công và tiếp tục ứng dụng tốt hơn nữa chính phủ điện tử. Cần triệt tiêu tận gốc tệ tham nhũng và cắt giảm các thủ tục hành chính rườm rà trong xuất nhập khẩu tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp.
Ba là, thực hiện thật tốt các cam kết với Nhật Bản như “Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư” năm 2004. Nhà nước cần theo dõi và có những điều chỉnh trong pháp luật và chính sách thích hợp trong quá trình thực hiện “Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản” các giai đoạn, nhất là các chính sách thu hút đầu tư từ Nhật Bản để hình thành các liên doanh sản xuất sản phẩm gỗ xuất khẩu sang Nhật Bản.
Bốn là từ kinh nghiệm đàm phán Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ (BTA), vận dụng linh hoạt, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ từ phía Nhật Bản tiến tới đàm phán thành công với Nhật Bản về “Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Nhật Bản” từ tháng 1 năm 2007 và cam kết thực hiện thật tốt hiệp định này.
3.3.1.2. Nhà nước cần quy hoạch và xây dựng chiến lược trong thu hút đầu tư nước ngoài
Nhà nước cần quy hoạch và xây dựng chiến lược trong thu hút đầu tư nước ngoài nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh, phát triển xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản.
Một là nhà nước cần khuyến khích và ưu đãi đầu tư cho sản xuất, chế biến xuất khẩu sản phẩm gỗ. Đây là một trong các mặt hàng xuất khẩu chiến lược của Việt Nam sang thị trường thế giới cũng như sang thị trường Nhật Bản. Thời gian tới, các chính sách khuyến khích hỗ trợ xuất khẩu cần được tiếp tục thực hiện hiệu quả hơn và phù hợp với các cam kết của Việt Nam với Nhật Bản, các cam kết của Việt Nam với Tổ chức thương mại thế giới (WTO).
Hai là tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp của Nhật Bản để phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng xuất khẩu và nâng cao chất lượng sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản. Để tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp từ Nhật Bản, Việt Nam cần tạo một môi trường đầu tư thực sự hấp dẫn thông qua:
Thứ nhất, nhà nước cần quán triệt và triển khai có hiệu quả việc thực hiện “Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản nhằm cải thiện môi trường kinh doanh và tăng cường sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam”. Các ưu đãi về thuế gồm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và thuế xuất nhập khẩu. Việc nhập khẩu những vật tư mà trong nước không sản xuất được hoặc sản xuất hạn chế như nguyên liệu gỗ phục vụ trược tiếp cho sản xuất, chế biến xuất khẩu được miễn thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng nhập khẩu.
Thứ hai, nhà nước cần chú trọng xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng và công nghệ như việc đảm bảo cung cấp điện ổn định, liên tục; hệ thống viễn thông hiện đại, thuận tiện; dịch vụ truyền số liệu và phổ cập Internet với cước phí cạnh tranh…
Thứ ba, cải tạo và xây dựng mới các khu công nghiệp, khu chế xuất … đảm bảo điều kiện giao thông thuận tiện, điều kiện cơ sở hạ tầng tốt (cung cấp đầy đủ điện, nước sạch, vệ sinh môi trường, hệ thống xử lý chất thải…)
Thứ tư, tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư từ Nhật Bản: Các tổ chức xúc tiến cần tăng cường các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, tổ chức các hội nghị, hội thảo… giới thiệu về luật pháp, chính sách mới của Việt Nam liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài, xác định và công bố danh mục kêu gọi đầu tư trực tiếp nước ngoài tới các đối tác Nhật Bản.
Điều đặc biệt cần chú ý là Nhà nước cần có chiến lược mời gọi doanh nghiệp đầu tư nước ngoài theo hướng có chọn lọc. Những thế mạnh, những gì mà doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ trong nước làm tốt thì hạn chế khuyến khích, kêu gọi đầu tư tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước tăng tốc. Nhà nước cần chú trọng đến lĩnh vực doanh nghiệp trong nước cần hợp tác đầu tư nhất là công nghệ. Mỗi năm ngành gỗ cần trên 1.000 tỉ đồng vốn, đến năm 2010, 2020 cần có 15.000-16.000 tỉ đồng. Nhà nước cho vay 20%, doanh nghiệp có 30% như vậy còn thiếu 50% vốn. Nhà nước cần có chính sách thu hút đầu tư thích hợp để giải quyết khó khăn này.
3.3.1.3. Nhà nước cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ thuộc mọi thành phần kinh tế tiếp cận dễ dàng các nguồn vốn cần thiết với chi phí vốn cạnh tranh.
Một là, Nhà nước nên có hỗ trợ tài chính tín dụng theo ân hạn hoặc dài hạn. Nhà nước nên có cơ chế cho các doanh nghiệp thuê kho, cảng với giá ưu đãi. Nhà nước cần tổ chức và thực hiện tốt Quy chế tín dụng hỗ trợ xuất khẩu áp dụng theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 133/2001/QĐ-TTg ngày 10/09/2001 nhằm tăng cường các khoản vay trung và dài hạn… Vì doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật Bản nói riêng và các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ nói chung đều hẹp vốn, nên chỉ mua nhỏ giọt công nghệ, trang thiết bị theo công đoạn, nên chưa có điều kiện đầu tư chiều sâu cho công nghệ.
Hai là, nhà nước cần xây dựng các thể chế tín dụng đặc biệt đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang Nhật Bản chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên nguồn vốn rất eo hẹp. Do vậy nhà nước cần sớm thành lập Quỹ bảo lãnh doanh nghiệp vừa và nhỏ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này được vay vốn của các tổ chức tín dụng.
Ba là, nhà nước cần tiến hành các biện pháp cải cách hệ thống tài chính tín dụng, dần dần mở cửa thị trường tài chính tín dụng cho các nhà đầu tư nước ngoài để hình thành lên các trung gian tài chính mạnh thực sự, có khả năng cung cấp các dịch vụ tài chính, ngân hàng với giá cả cạnh tranh.
Bốn là, nhà nước cần có các cơ chế chính sách bảo đảm hình thành thị trường vốn hoàn chỉnh theo cơ chế kinh tế thị trường, góp phần giải quyết vấn đề tài trợ xuất khẩu cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa nói chung và doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ nói riêng, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Sự hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán, các công ty cho thuê tài chính, công ty đầu tư tài chính, quỹ tín thác đầu tư… sẽ tăng cường việc huy động và luân chuyển vốn trên thị trường và nhanh chóng phát huy tác dụng để tăng cường vốn cho hoạt động xuất khẩu sản phẩm gỗ của các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu sản phẩm gỗ.
Năm là, nhà nước cần tăng cường tổ chức các cuộc tiếp xúc giữa các thể chế tài chính, tín dụng với các doanh nghiệp để hình thành mối quan hệ hợp tác mới đảm bảo sự bình đẳng và các bên cùng có lợi…
Sáu là, nhà nước cần đổi mới các cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường chi cho hoạt động xúc tiến và Marketing xuất khẩu.
Bảy là, nhà nước nên khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thành lập quỹ hỗ trợ xuất khẩu để tài trợ cho hoạt động xuất khẩu nói chung và xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản nói riêng.
3.3.1.4. Quy hoạch kế hoạch pháp triển nguồn nguyên liệu cho sản phẩm gỗ xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản
Như đã trình bày trong Chương II, hiện nay, các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ nói chung và các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật Bản nói riêng đang gặp khó khăn lớn nhất là nguồn nguyên liệu. Nguồn nguyên liệu trong nước hiện nay chỉ đáp ứng được 20% nhu cầu về nguyên liệu của các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu sản phẩm gỗ, còn lại 80%, các doanh nghiệp phải nhập khẩu nguyên liệu từ các nước. Nhưng nhập khẩu nguyên liệu cũng không dễ dàng mà cũng có rất nhiều khó khăn do lối làm ăn manh mún của các doanh nghiệp mà phải chấp nhận nhập khẩu nguyên liệu gỗ với giá cao… Vì vậy nhà nước cần có các biện pháp để giải quyết khó khăn về nguyên liệu gỗ cho các doanh nghiệp.
Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp quy liên quan nhằm phát triển vùng nguyên liệu, giao đất giao rừng, khai thác, chế biến, lưu thông, tín dụng, xuất nhập khẩu... Đồng thời khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập khẩu gỗ nguyên liệu, xuất khẩu sản phẩm gỗ từ rừng trồng, gỗ nhập khẩu. Theo biểu thuế hiện hành, gỗ rừng tự nhiên có mức thuế suất bình quân là 5 - 10%, sản phẩm từ gỗ rừng trồng thuế suất 0%. Các doanh nghiệp được nhập khẩu theo nhu cầu, không phải xin giấy phép của các cơ quan quản lý và được hưởng mức thuế suất nhập khẩu thấp nhất hiện hành (0%). Tuy nhiên, các doanh nghiệp gỗ Việt Nam vẫn gặp nhiều khó khăn khi không chủ động được nguồn nguyên liệu.
Giải pháp cơ bản để Việt Nam có thể chủ động được nguồn nguyên liệu trong vòng 10-15 năm nữa chính là:
Một là Nhà nước cần có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp chế biến gỗ trực tiếp đầu tư xây dựng và phát triển các vùng nguyên liệu với quy mô hàng chục nghìn ha. Theo định hướng quy hoạch vùng nguyên liệu giai đoạn 2006-2020, diện tích rừng trồng sản xuất có thể sử dụng cho nguyên liệu gỗ hiện khoảng 720.000 ha, sẽ được khai thác trắng (bình quân 103.000 ha/năm). Cần liên tục kiểm tra, giám sát và đốc thúc để thực hiện tốt, hiệu quả chương trình “Trồng 5 triệu hecta rừng” tới năm 2010, “Trồng 20 triệu hecta rừng” tới năm 2020 của Chính phủ.
Hai là các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp cần hết sức chú ý đến xu hướng "môi trường hoá" thương mại đồ gỗ. Với ba xu hướng nguyên liệu chính: gỗ nhân tạo, gỗ có chứng nhận FSC và gỗ tái chế, các tiêu chuẩn về môi trường sẽ được thị trường đặt ra ngày càng nhiều cho thương mại đồ gỗ, kể cả việc xác định tính hợp pháp và khả năng tái sinh của khu vực khai thác. Do đó, đối với các sản phẩm gỗ khai thác tại Việt Nam cần mời các tổ chức quốc tế có thẩm quyền kiểm tra việc quản lý khai thác gỗ và cấp chứng chỉ xác nhận gỗ được khai thác. Đặc biệt, việc xây dựng và các tiêu chí quản lý rừng bền vững cần được tiến hành nhanh chóng, triệt để nhằm đạt được một số lợi thế cho ngành lâm nghiệp.
Ba là, xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm gỗ, quy hoạch và quản lý thật tốt nguồn tài nguyên rừng. Có kế hoạch cụ thể và giám sát thực hiện tốt việc bảo vệ rừng và trồng rừng. Khai thác triệt để và tận dụng các nguồn gỗ nguyên liệu, tăng cường chế biến tổng hợp có một số biện pháp sau:
Thứ nhất, tận dụng các loại đất để trồng rừng phân tán, giao đất cho người dân thực hiện trồng rừng. Hiện nay, chúng ta còn nhiều tiềm năng rất lớn về đất đai cho phát triển trồng rừng phân tán chưa được sử dụng. Các loại đất chuyên dụng (đất xây dựng, đất giao thông, đất thuỷ lợi) chiếm khoảng 5% tổng diện tích đất. Các loại đất này có diện tích lưu không rất lớn (đất hành lang của đường, của công trình thuỷ lợi, các diện tích đất còn lại sau khi lấy đất đắp đường, đắp giao thông, đắp kênh mương…) nên tận dụng để trồng rừng phân tán, có thể sản xuất ra lượng gỗ tương đương 200 nghìn ha rừng sản xuất, sẽ cho trữ lượng gỗ từ 1,5 đến 2 triệu m3 . Để thực hiện vấn đề này cần quy hoạch cụ thể diện tích này vào trồng rừng phân tán, giao đất này cho người dân thực hiện trồng rừng, có theo dõi quản lý cấp chứng chỉ trồng rừng để thuận lợi trong sử dụng.
Thứ hai, đẩy mạnh tốc độ trồng rừng tập trung, ngoài các hình thức do các lâm trường và hộ dân tiến hành, cần giao cho xí nghiệp chế biến gỗ quy mô lớn tham gia trồng rừng, quản lý và khai thác các diện tích đất trồng rừng giao cho doanh nghiệp để hình thành các tổ hợp trồng rừng và chế biến gỗ. Mặt khác, để khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia trồng rừng thì Nhà nước cũng cần xem xét, đưa ra những chính sách ưu đãi về thuế đất, thuế giá trị gia tăng, tín dụng.
Thứ ba, sử dụng các hình thức liên kết kinh doanh thích hợp nhằm gắn người sản xuất với người chế biến gỗ để tạo thành chu trình sản xuất khép kín.
Thứ tư, xác định cơ cấu giống cho trồng rừng hoặc tái sinh rừng, căn cứ vào dự đoán nhu cầu thị trường sản phẩm gỗ, từ điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, để từ đó cải thiện cơ cấu nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến.
Thứ năm, xây dựng và phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ để nâng cao tỷ lệ sử dụng gỗ nguyên liệu. Gắn sử dụng nguyên liệu gỗ với các loại nguyên liệu khác trong sản xuất sản phẩm gỗ xuất khẩu để giảm gỗ nguyên liệu, tăng tính đa dạng của sản phẩm.
Thứ sáu, “mua” rừng ở nước ngoài; khi trồng rừng trong nước cũng như gỗ nhập khẩu không dồi dào và ổn định, việc mua rừng ở nước ngoài cũng là phương án hữu dụng cho chiến lược phát triển lâu dài của ngành chế biến gỗ Việt Nam. Biện pháp này có lợi điểm là có thể khai thác hết nguồn nguyên liệu trên diện tích rừng được mua bất kể khi nào cần, với chi phí khá cạnh tranh so với nguyên liệu gỗ được khai thác từ diện tích đó. Doanh nghiệp có thể mua rừng của Nam Phi, Nga và cả Hoa Kỳ.
Bốn là, xử lý nghiêm khắc với những hành vi buôn lậu, chặt phá rừng bừa bãi. Cần phải có chính sách và thực hiện tốt hơn việc tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ rừng cho mọi người nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Quản lý chặt chẽ để không xảy ra tình trạng đốt nương làm rẫy của đồng bào dân tộc thiểu số.
Năm là, lượng gỗ rừng trồng trong nước khó có thể đủ để đáp ứng nhu cầu về nguồn nguyên liệu gỗ cho các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu sản phẩm gỗ với xu hướng ngày càng gia tăng. Vì vậy, nhập khẩu nguyên liệu gỗ vẫn là một kênh cần thiết. Vấn đề là nhà nước cần thực hiện các biện pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhập khẩu được nguyên liệu gỗ dễ dàng và với giá thành rẻ. Trong thời gian tới, việc thành lập ba trung tâm giao dịch gỗ tại miền Bắc, Trung và Nam là một trong những ưu tiên của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản. Theo đó, các doanh nghiệp kinh doanh gỗ xem xét, đặt mua các loại gỗ nguyên liệu tại các sàn giao dịch này thay vì tự tìm kiếm nguồn hàng như trước nhằm tiết kiệm chi phí giao dịch. Song về lâu dài, việc tạo nguồn nguyên liệu trong nước mới được coi là chiến lược dài hạn để phát triển ngành gỗ. Nhà nước cần có chính sách và biện pháp để quản lý và liên kết các doanh nghiệp chế biến đồ gỗ, để có chính sách nhất quán và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu gỗ từ nước ngoài. Khâu nhập khẩu gỗ và chế biến gỗ nên được chuyên môn hoá, hỗ trợ hình thành các cụm công nghiệp chế biến gỗ. Cần liên kết các doanh nghiệp chế biến gỗ để cùng trao đổi về kỹ thuật, thiết bị phụ tùng, công nghệ, hỗ trợ nhau về nguyên liệu, chia sẻ đơn đặt hàng hoặc liên kết cùng thực hiện đơn đặt hàng.
3.3.1.5. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến xuất khẩu của Chính phủ đối với thị trường Nhật Bản
Như đã kết luận trong Chương II, hoạt động Xúc tiến xuất khẩu (XTXK) của cả Nhà nước và doanh nghiệp đối với thị trường Nhật Bản còn yếu là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến những hạn chế trong xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản. Để khắc phục tình trạng này, nhằm thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản cần đẩy mạnh hoạt động XTXK của Chính phủ đối với thị trường Nhật Bản.
Một là, tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động thông tin thương mại và XTXK ở Việt Nam tiến hành thuận lợi vừa đảm bảo được sự quản lý thống nhất của Nhà nước đối với các công tác này đồng thời khuyến khích được các tổ chức dịch vụ thông tin và XTXK phát triển, đáp ứng tốt yêu cầu thông tin và XTXK của mọi đối tượng;
Hai là, đối với việc tổ chức kênh thông tin về thị trường Nhật Bản phục vụ cho các doanh nghiệp, các cơ quan của Chính phủ Việt Nam có thể hỗ trợ thông tin cho doanh nghiệp như sau: (1) Thông qua trang Web của Bộ thương mại, của các Bộ, ngành liên quan, các tổ chức XTXK,… giới thiệu về thị trường và các nhà nhập khẩu Nhật Bản đối với sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam. (2) Cục Xúc tiến thương mại (Vietrade) cần phối hợp chặt chẽ với Tổ chức xúc tiến thương mại và đầu tư của Nhật Bản (Jetro) để hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam thu thập và tìm kiếm các thông tin cần thiết về thị trường Nhật Bản, các nhà nhập khẩu sản phẩm gỗ của Nhật Bản,… (3) Cần tăng cường vai trò của Tham tán thương mại Việt Nam tại Nhật Bản đối với việc cung cấp thông tin có phí cho các doanh nghiệp theo yêu cầu của các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường này. (4) Cần tranh thủ, khai thác tối đa sự hỗ trợ và giúp đỡ của Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, Tổ chức xúc tiến thương mại và đầu tư của Nhật Bản tại Việt Nam, Trung tâm phát triển nguồn nhân lực và đại diện của các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam cho sự phát triển xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản.
Các doanh nghiệp Việt Nam tài chính nhỏ nên không đủ điều kiện để tìm hiểu nghiên cứu kỹ các thông tin v ề thị trường Nhật Bản nói chung và thị trường đồ gỗ Nhật Bản nói riêng. Do vậy, nhà nước cần phải có các biện pháp hỗ trợ về thông tin thị trường cho doanh nghiệp. Cần tiếp tục tăng cường và phát huy vai trò của cơ quan thương vụ tại Nhật Bản, cơ quan tham tán thương mại tại Nhật Bản, liên kết chặt chẽ với các tổ chức xúc tiến thương mại và đầu tư của Nhật Bản (JETRO) để khai thác tài nguyên thông tin về thị trường Nhật Bản. Ðể hoạt động của các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu đạt hiệu quả cao và ổn định, Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản phải thật sự là "tai mắt" của các doanh nghiệp, cần thường xuyên thông báo trên mạng về những vấn đề liên quan như chính sách thuế quan, chính sách thương mại, thậm chí giúp các doanh nghiệp tìm được nhiều đại lý nhập khẩu lớn, tin cậy và bán hàng tại thị trường chiến lược này.
Đối với việc tham gia hội chợ, triển lãm tại Nhật Bản; Cục xúc tiến thương mại cần công bố danh mục các hội chợ thương mại hàng năm tổ chức tại Nhật Bản cho các doanh nghiệp, đồng thời hướng dẫn các doanh nghiệp đăng ký tham gia và đề xuất mức hỗ trợ kinh phí cho các doanh nghiệp tham gia hội chợ tại Nhật Bản.
Chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia cần hỗ trợ kinh phí thuê diện tích và giàn dựng gian hàng tham gia hội chợ này ổn định ít nhất là 3 đến 5 năm như đối với một số ngành hàng khác. Thành phần các công ty tham gia có thể thay đổi hàng năm. Các chi phí tham gia khác do doanh nghiệp tự trang trải hoặc được Nhà nước hỗ trợ một phần.
Các địa phương và hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam cần xây dựng chương trình XTTM của riêng mình song song với chương trình XTTM quốc gia. Ðẩy nhanh tiến độ thành lập Trung tâm thương mại Việt Nam tại Tokyo và triển khai sớm hệ thống phòng trưng bày ở các thành phố lớn, thí dụ Tokyo hoặc Osaka, Kansai, Kyusu. Công tác XTTM cần lồng ghép chương trình xây dựng thương hiệu hàng Việt Nam ở Nhật Bản. Ðể giảm chi phí quảng cáo, nên quảng cáo ở các cơ quan thông tin địa phương ở Nhật Bản. Cụ thể là trên các báo, đài địa phương, khu vực, nơi đang có hàng hóa của ta lưu thông. trong năm 2007, Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam sẽ chủ trì thực hiện 7 chương trình xúc tiến thương mại với kinh phí hỗ trợ của nhà nước xấp xỉ 5 tỷ đồng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập cho các doanh nghiệp chế biến gỗ và lâm sản sau khi Việt Nam gia nhập WTO.
Đối với việc tổ chức các đoàn tham quan, khảo sát thị trường Nhật Bản và đón tiếp các doanh nhân Nhật Bản tới Việt Nam: Cục xúc tiến thương mại là đơn vị đầu mối, phối hợp với các tổ chức hỗ trợ thương mại khác và các doanh nghiệp xây dựng kế hoạch và mức dự trù mức hỗ trợ kinh phí đoàn sang thị trường Nhật Bản và đón tiếp đoàn Nhật Bản tại Việt Nam trong khuôn khổ kinh phí của chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.
Nhà nước thiết lập hệ thống thông tin kịp thời, chuẩn xác, hỗ trợ Hiệp hội xây dựng trang Web, tiến đến việc mua bán trao đổi điện tử. Nhà nước nên nghiên cứu và triển khai xây dựng một số trung tâm thương mại Việt Nam tại Nhật Bản phục vụ như nơi trưng bày, giới thiệu và bán hàng của người Việt Nam cho người Nhật Bản. Tiền thuê mặt bằng sẽ do Nhà nước huy động và hỗ trợ một phần. Các trung tâm sẽ chịu sự chỉ đạo và quản lý trực tiếp của thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản, thời gian đầu thương vụ có thể cử cán bộ biệt phái sang làm việc tại trung tâm, những cán bộ này sẽ chịu trách nhiệm hướng dẫn và đào tạo cho đại diện các doanh nghiệp trưng bày, giới thiệu sản phẩm tại trung tâm, hoặc giới thiệu, tuyển mộ lao động người Nhật Bản làm việc tại các trung tâm cho các doanh nghiệp vì họ am hiểu nhất văn hoá, phong tục tập quán tiêu dùng của họ sẽ thúc đẩy việc đưa sản phẩm gỗ Việt Nam đến với người tiêu dùng Nhật Bản.
3.3.1.6. Giải pháp về khuyến khích hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực
Lợi thế cạnh tranh nhờ giá nhân công rẻ ngày càng giảm dần, thay vào đó là xu hướng cạnh tranh bằng lao động lành nghề. Hiện nay, Việt Nam tuy có nhiều trường đào tạo công nhân song chưa có một trường nào đào tạo công nhân tay nghề cao trong lĩnh vực chế biến gỗ trong khi nhu cầu công nhân lành nghề trong lĩnh vực này ngày càng lớn. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ việc xây dựng và đào tạo công nhân lành nghề trong ngành công nghiệp chế biến gỗ. Có một số biện pháp sau:
Thứ nhất, ngân sách Nhà nước cần hỗ trợ kinh phí đào tạo các thợ cả trong sản xuất và chế biến gỗ; đây là cơ sở để tuyển chọn bồi dưỡng, phát triển thành nghệ nhân, một lực lượng quan trọng quyết định đến chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm gỗ.
Thứ hai, cần có hình thức đào tạo chuyên sâu về đồ gỗ, thiết kế đồ gỗ trong các khoa và trường mĩ thuật công nghiệp. Có hình thức thích hợp để kết hợp giữa đội ngũ nghệ nhân và các hoạ sĩ được đào tạo để hình thành đội ngũ thiết kế sản phẩm, phát triển mẫu mã sản phẩm gỗ.
Thứ ba, các cơ quan hữu quan của Nhà nước nên nghiên cứu và tập hợp nhu cầu về đào tạo tiếng Nhật cho kinh doanh sản xuất và xuất khẩu với thị trường Nhật Bản trong phạm vi cả nước và tham vấn cho các cơ sở đào tạo về quy mô, nội dung và phương pháp đào tạo về kinh doanh với thị trường Nhật Bản, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu hàng hoá nói chung và sản phẩm gỗ nói riêng sang thị trường Nhật Bản.
Thứ tư, các cơ quan hữu quan nhà nước đứng ra tổ chức (và hỗ trợ một phần kinh phí) các lớp đào tạo ngắn hạn hay dài hạn, tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học về xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản cho doanh nghiệp, mời các chuyên gia của Việt Nam, chuyên gia Nhật Bản hay quốc tế giảng dạy.
Thứ năm, nhà nước cần áp dụng các biện pháp khuyến khích và hỗ trợ các hoạt động đào tạo nghề, đào tạo công nhân kỹ thuật cho các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm gỗ xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.
Thứ sáu, nhà nước nên khuyến khích các nhà đầu tư Nhật Bản chuyển giao công nghệ và đào tạo quản lý cho các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang Nhật Bản thông qua các hợp đồng thầu phụ…
Thứ bảy, nhà nước cần khuyến khích các hình thức hợp tác đào tạo giữa các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ với các cơ sở đào tạo nghề của cả khu vực nhà nước và tư nhân, cả trong và ngoài nước.
3.3.2. Giải pháp đối với các doanh nghiệp
3.3.2.1. Cần nghiên cứu kỹ nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng Nhật Bản và các đặc điểm tiêu dùng của họ.
Nghiên cứu kỹ nhu cầu và thị hiếu của người Nhật Bản đối với các sản phẩm gỗ trên các phương diện như: yêu cầu chọn lựa kỹ càng đối với kiểu dáng, cấu trúc của sản phẩm, các yếu tố hoạ tiết, màu sắc để phù hợp với sở thích cá nhân và thị hiếu riêng biệt; sự hài hòa trong không gian chung, ví dụ như kích thước các sản phẩm phải gọn nhẹ để phù hợp với cấu trúc và không gian nhà nhỏ của người Nhật Bản. Tuy nhiên, các sản phẩm gỗ cũng cần phải có các kích thước khác nhau, đa dạng để người tiêu dùng có được nhiều sự lựa chọn.
Các doanh nghiệp cần nắm bắt tốt nhu cầu và sở thích của khách hàng để có thể cung ứng tốt, sản phẩm có tính cạnh tranh cao. Người tiêu dùng Nhật Bản thường không thích gam màu chói, vì vậy, các sản phẩm gỗ nên tập trung vào các gam màu trầm. Các doanh nghiệp nên kết hợp sản xuất sản phẩm gỗ có thêm các nguyên liệu khác phụ thêm để tạo nên sự đa dạng về mẫu mã, chủng loại, đưa ra nhiều sự lựa chọn cho người tiêu dùng.
3.3.2.2. Cần có sự định vị chính xác về sản phẩm của doanh nghiệp sang thị trường Nhật Bản
Các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ cần thiết phải nắm bắt được sản phẩm của mình phục vụ cho những đối tượng thuộc phân đoạn thị trường nào để có thể đưa ra những sản phẩm phù hợp cả về văn hoá và đưa ra mức giá phù hợp với sức mua của thị trường đó.
Người tiêu dùng Nhật Bản có sức mua lớn và nhu cầu phong phú, đa dạng, tuy nhiên họ lại rất nhạy cảm về sự biến động của giá cả. Hơn thế, các sản phẩm gỗ Việt Nam hiện nay bị đánh giá là có mức giá cao hơn so với các sản phẩm của Trung Quốc và Đài Loan, Thái Lan,… Đây là những đối thủ cạnh tranh rất lớn của Việt Nam. Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cần thực hiện các biện pháp để hạ giá thành sản phẩm. Các doanh nghiệp hiện nay đang phải nhập khẩu nguyên liệu gỗ riêng lẻ và bị mua với mức giá cao, hơm thế còn là các chi phí thêm cho dịch vụ sơ chế, đóng hàng và vận chuyển. Giá gỗ đã cao lại chịu thêm chi phí trung gian nên càng cao hơn. Do vậy, các doanh nghiệp cần kết hợp với nhau để mua gỗ tận gốc với khối lượng lớn.
Mặt khác, các doanh nghiệp có thể lập kho ngoại quan ở nước ngoài. Kho ngoại quan này bao gồm cả nơi tập trung hàng hoá, nơi sơ chế, chế biến hàng xuất khẩu. Nhờ kho ngoại quan này, các doanh nghiệp có khả năng chọn lọc gỗ theo yêu cầu, tập trung đủ lượng gỗ cần thiết trước khi chuyển về nước.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp khi hạ giá thành sản phẩm để cạnh tranh thì cũng cần phải tính kỹ lưỡng đến các biện pháp phòng bị đánh thuế chống bán phá giá.
3.3.2.3. Cần tiến hành hoạt động xúc tiến tổng hợp
Các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ cần phải chủ động thực hiện các biện pháp xúc tiến, khuyếch trương sản phẩm thông qua các hội chợ, triển lãm,… Khi tham gia triển lãm, hội chợ,.. các doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và cẩn thận về con người, sản phẩm, các logo, các hình thức quảng cáo,… để có thể tận dụng tối đa lợi ích mang lại từ hội chợ, triển lãm đó.
Cần phải phối hợp chặt chẽ và liên tục với các cơ quan xúc tiến thương mại của Việt Nam cũng như của Nhật Bản, các đơn vị hữu quan để tiến hành các hoạt động xúc tiến mạnh mẽ trên thị trường Nhật Bản. Hơn thế, các doanh nghiệp cần xây dựng một đội ngũ cán bộ Marketing, PR chuyên nghiệp để có thể đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng cũng như các nhà nhập khẩu, các nhà bán lẻ,… của Nhật Bản thuận lợi nhất.
Các doanh nghiệp nên tích cực tham gia các trung tâm thương mại của Việt Nam trên thị trường Nhật Bản để giới thiệu và khuyếch trương sản phẩm.
3.3.2.4. Xây dựng kế hoạch, chiến lược sản xuất, phương thức kinh doanh linh hoạt, phù hợp với yêu cầu thực tiễn
Trước hết phải tìm ra được đối tác tiêu thụ sản phẩm. Các đối tác thu mua sản phẩm đồ gỗ nội thất tại Nhật có thể là cửa hàng chuyên doanh (thường là sản phẩm cao cấp), cửa hàng bách hóa, cửa hàng nội thất quy mô lớn; Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia là đối tác thường xuyên của loại cửa hàng này và luôn được bao tiêu sản phẩm, và hệ thống bán hàng qua catalogue, qua Internet.
Muốn tìm các đối tác này, doanh nghiệp trong nước phải biết khai thác các hội chợ, triển lãm tại Nhật, Trung Quốc (vì doanh nghiệp Nhật rất quan tâm đến các hội chợ đồ gỗ tại Trung Quốc và thường xuyên tham gia các hội chợ này), hoặc có kế hoạch trưng bày sản phẩm tại các showroom ở Nhật, hay đưa thông tin về sản phẩm lên mạng. Doanh nghiệp phải có đội ngũ nhân viên kinh doanh giỏi ngoại ngữ (tiếng Nhật hoặc tiếng Anh) và khi quan hệ với đối tác này không nên giao dịch với đối tác thứ hai trong cùng một khu vực.
Do thói quen và là tính cách riêng, đại diện các đơn vị thu mua Nhật thường rất khắt khe về mặt chất lượng hàng hóa. Doanh nghiệp Việt Nam cần hiểu và thông cảm tính cách này trong quan hệ mua bán với người Nhật. Doanh nghiệp cũng nên đáp ứng nhanh về mẫu mã và giá cả khi đối tác yêu cầu (nhiều doanh nhân Nhật phàn nàn phía đối tác Việt Nam luôn chậm trễ trong 2 khâu này). Khi hợp đồng được ký kết, doanh nghiệp Việt Nam nên thường xuyên báo cáo tiến độ thực hiện hợp đồng cho khách hàng bằng thư điện tử, bằng hình ảnh... mục đích tạo cảm giác yên tâm cho đối tác (phong cách này đang phổ biến tại Nhật). Thời gian giao hàng đối với nhà nhập khẩu Nhật rất quan trọng, một phần do việc quý trọng thời gian, một phần do cao điểm để tung ra thị trường một chủng loại sản phẩm mới không dài. Hàng chỉ về chậm một vài tuần là có thể sẽ thành hàng “sold”, hoặc không tiêu thụ được. Để tạo uy tín và tin tưởng với nhà nhập khẩu Nhật, doanh nghiệp Việt Nam nên có trách nhiệm với hàng hư hỏng, hàng kém chất lượng (đổi lại hoặc chịu trách nhiệm sửa chữa).
Do tính cẩn trọng trong làm ăn, lần đầu bao giờ nhà nhập khẩu Nhật cũng đặt hàng số lượng nhỏ để thăm dò năng lực đối tác, sau đó mới tiến hành ký kết số lượng lớn. Dù đặt hàng số lượng không nhiều, người Nhật cũng muốn đến tận nơi sản xuất của đối tác để tham quan tìm hiểu. Đối với họ, một doanh nghiệp sản xuất đạt tiêu chuẩn là phải đáp ứng được năm điểm: ngăn nắp, gọn gàng, vệ sinh, sạch sẽ và kỷ luật.
Dù là quốc gia giàu, song đa phần người Nhật sống trong các chung cư cao tầng với các phòng nhỏ (khoảng 30 m2/người), nên hàng gỗ nội thất phải tương ứng với diện tích này. Dù nhỏ, nhưng cũng phải có bàn và ghế cho phòng ăn, salon cho phòng khách, hàng nội thất cho phòng ngủ. Điều này giải thích vì sao hàng gỗ nội thất vẫn tiếp tục có thị trường ở Nhật. Do có diện tích sử dụng nhỏ nên người Nhật ưa chuộng những sản phẩm gỗ có nhiều chức năng (vừa là ghế dài vừa là giường ngủ; vừa là chiếc ghế đẩu vừa là bục nhỏ để trang trí bình hoa, chậu cá cảnh, chụp đèn; cánh cửa tủ quần áo có thể thành nơi treo tranh trang trí; tủ đựng sách có thể làm vách ngăn...). Mùa hè người Nhật sử dụng máy lạnh, mùa đông dùng máy sưởi nên sản phẩm gỗ phải chịu được sự chênh lệnh nhiệt độ này, nghĩa là không bị nứt, bị xé...
Ngày nay người Nhật đã phân biệt được phong cách đồ gỗ nội thất Việt Nam (thường chịu ảnh hưởng của phong cách Pháp) với phong cách đồ gỗ Trung Quốc, Đài Loan (ảnh hưởng đồ gỗ thời phong kiến Trung Hoa) và thích phong cách Việt Nam hơn vì nó gần gũi, hiện đại. Người tiêu dùng đồ gỗ ở Nhật cho rằng, đây là phong cách mới sẽ vượt trội hơn trong tương lai.
Nhật Bản vốn là một thị trường khó tính, doanh nghiệp muốn thâm nhập vào thị trường Nhật Bản thì trước tiên phải đưa ra và phải có quyết tâm thực hiện mục tiêu xuất khẩu của mình. Tiếp đến là ngoài đội ngũ lao động sản xuất lành nghề, cần phải có nguồn nhân lực cần thiết đáp ứng được những đòi hỏi kinh doanh quốc tế như: trình độ ngoại ngữ, am hiểu và thực hiện tốt các nghiệp vụ buôn bán quốc tế, có khả năng giao tiếp tốt, có khả năng sáng tạo,…
3.3.2.5. Đẩy mạnh việc xây dựng thương hiệu và tăng cường quảng bá sản phẩm
Các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam hiện thiếu thương hiệu uy tín trên thị trường nước ngoài do phần lớn là gia công xuất khẩu, mượn thương hiệu nước ngoài để xuất khẩu. Hơn thế, vấn đề về sở hữu công nghiệp, về đăng ký bản quyền cũng như vấn đề bảo hộ thương hiệu rất được coi trọng ở thị trường Nhật Bản nói riêng và thị trường quốc tế nói chung. Việt Nam cần phải nhận thấy được rõ tầm quan trọng của vấn đề này. Đẩy mạnh xây dựng thương hiệu cho sản phẩm gỗ của Việt Nam sẽ góp phần rất lớn thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật vì người tiêu dùng Nhật Bản ưa dùng các sản phẩm có uy tín.
Ngoài ra, các doanh nghiệp cần tăng cường quảng cáo, khuếch trương sản phẩm. Quảng cáo là công cụ của kinh doanh và cạnh tranh trong xuất khẩu, cần lựa chọn hình thức, phương tiện quảng cáo thích hợp để vừa tạo ra chương trình hấp dẫn, dễ nhớ và phù hợp với văn hóa Nhật Bản. Tăng cường quảng cáo trên Internet là rất phù hợp với Nhật Bản, đất nước có nền kinh tế tri thức và công nghệ thông tin rất phát triển.
3.3.2.6. Doanh nghiệp cần tăng cường đầu tư, đổi mới công nghệ, đào tạo công nhân lành nghề.
Doanh nghiệp cần tăng cường đầu tư, đổi mới công nghệ, đào tạo công nhân lành nghề, …để nâng cao năng lực sản xuất, thiết kế mẫu mã sản phẩm để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường Nhật Bản
Công nghệ lạc hậu, nhất là công nghệ sấy khô và sơn phủ, khả năng thiết kế mẫu mã sản phẩm còn hạn chế, thiếu công nhân lành nghề ảnh hưởng rất lớn đến khả năng xuất khẩu của sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản. Công nghệ lạc hậu, thiếu công nhân lành nghề khiến sản phẩm của Việt Nam chất lượng chưa cao trong khi người tiêu dùng Nhật Bản quan tâm hàng đầu là về chất lượng của sản phẩm. Các nhà nhập khẩu Nhật Bản thường có những đơn đặt hàng lớn, với công nghệ lạc hậu, các doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam không đủ khả năng nhận những đơn dặt hàng này, gây mất lòng tin cho các nhà nhập khẩu Nhật Bản. Chính vì thế doanh nghiệp cần phải chú trọng đầu tư vào công nghệ hiện đại, và có những chiến lược đào tạo nguồn lao động hợp lý cho doanh nghiệp. Mặt khác, các doanh nghiệp cũng cần huy động và sử dụng vốn một cách có hiệu quả nhất vào việc đổi mới, nâng cao công nghệ.
Người tiêu dùng Nhật Bản ưa chuộng các sản phẩm có mẫu mã phong phú, đa dạng. Để thu hút hơn nữa người tiêu dùng Nhật Bản, các doanh nghiệp cần tăng cường thiết kế sản phẩm, đa dạng hoá mẫu mã. Các doanh nghiệp có thể tự mở các khoá đào tạo riêng cho cán bộ, công nhân của doanh nghiệp mình, tự tìm, tuyển dụng các tài năng thiết kế từ những cuộc thi hay từ trường Mỹ thuật công nghiệp, tự thuê các chuyên gia, tư vấn về thiết kế mẫu mã sản phẩm…
3.3.2.7. Xây dựng văn hóa trong kinh doanh xuất khẩu sang Nhật Bản
Thực hiện nề nếp trong kinh doanh chính là góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm gỗ của doanh nghiệp. Doanh nghiệp Việt Nam muốn xuất khẩu thành công sang thị trường nước ngoài nói chung và thị trường Nhật Bản nói riêng cần chú trọng xây dựng văn hoá kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần xây dựng tác phong kinh doanh mang tính chuyên nghiệp để xây dựng và duy trì lòng tin của khách hàng, lấy chữ tín làm đầu, có khả năng đáp ứng được các đơn đặt hàng lớn một cách hoàn hảo và nhanh chóng.
Một số bí quyết các doanh nghiệp Việt Nam nên tham khảo khi làm ăn với người Nhật:
Một là chữ tín: Đặc điểm nổi bật của các doanh nhân Nhật Bản là giữ chữ tín, đã hứa là thực hiện dù đó là những việc nhỏ nhất. Người Nhật rất coi trọng ấn tượng đầu tiên nên các doanh nghiệp cần chuẩn bị thật tốt cho các buổi họp mặt hay giao dịch đầu tiên.
Hai là nguyên tắc: Trao đổi thông tin, đàm phán rất lâu và kỹ, làm việc rất nguyên tắc. Cho dù chỉ là các dịch vụ thương mại đơn thuần. Hầu hết, khách hàng Nhật Bản luôn muốn được tham quan công ty, nơi sản xuất để tận mắt chứng kiến tổ chức, năng lực sản xuất của đối tác sản xuất hàng sẽ bán cho họ. Khi đã tin tưởng thì các công ty Nhật Bản lại nổi tiếng là ổn định và trung thành với bạn hàng.
Ba là kiên trì: Nên kiên trì trong các mối quan hệ kinh doanh với người Nhật. Thời gian đặt hàng thử, số lượng nhỏ kéo dài rất lâu, nếu cảm thất đạt tiêu chuẩn họ mới đặt hàng số lượng lớn. Nhiều khi, sau vài đơn hàng đầu tiên với số lượng ít, doanh nghiệp phía Việt Nam không đủ kiên trì để tiếp tục nên đã không nhiệt tình trong giao tiếp kinh doanh, dẫn đến mất khách hàng tốt trong tương lai.
Bốn là giao lưu: Tham gia hội chợ thương mại, hoặc các hoạt động giao lưu tại Nhật Bản sẽ khẳng định tính thường xuyên, ổn định trong kinh doanh với khách hàng cũ, đồng thời cũng tạo cơ hội mới trong việc tìm kiếm khách hàng mới.Tuy nhiên, nên có sự trao đổi và thống nhất trước với những khách hàng truyền thống của mình về những sản phẩm mẫu mã trưng bầy, tránh tình trạng vi phạm cam kết về mẫu mã trước đó bời vì tham gia hội chợ tại Nhật Bản thường rất tốn kém. Đặc biệt khi giới thiệu hay bán hàng tại hội chợ nhân viên phụ trách không được ăn, uống trước mặt khách hàng. Phải luôn đứng, tươi cười mời chào khách với thái độ thật niềm nở và nói lời cám ơn.
Năm là trân trọng – chu đáo: Người Nhật rất coi trọng chuyện gặp mặt trước khi bàn bạc hợp tác và rất chu đáo trong việc chăm sóc khách hàng. Việc mời ăn uống, đón, tiễn ở sân bay (đặc biệt là nếu vào được tận trong máy bay để đón thì sẽ gây được ấn tượng đặc biệt với bạn). Trong giao dịch thương mại, vấn đề quan hệ cá nhân là vô cùng quan trọng vì người Nhật cũng giống người Việt Nam, nên chủ động tiếp đồ uống cho cho khách, không để khách tự rót rượu cho họ trong suốt bữa ăn. Ngoài ra người Nhật Bản rất coi trọng giờ hẹn. Vì vậy, khi đi làm việc với khách Nhật, phải luôn luôn đúng giờ.
Sáu là văn hóa trao danh thiếp: Nhật Bản là một trong những nước hay sử dụng danh thiếp nhất thế giới. Việc không có hay hết danh thiếp khi giao dịch không bao giờ để lại ấn tượng tốt với khách hàng.
Bảy là tiếng Nhật: Người Nhật rất thích khi đối tác sử dụng được tiếng Nhật vì họ cảm thấy gần gũi hơn vì vậy bạn nên trang bị tiếng Nhật hoặc ít ra cũng chuẩn bị cho mình một số câu đơn giản.
Tám là bản ghi nhớ (MOU): Sau khi đàm phán hay thống nhất xong vấn đề gì đó dù là không quan trọng lắm thì bạn cũng nên làm bản tóm tắt nội dung đã thống nhất gửi lại cho đối tác. Điều này luôn được đánh giá cao. Bên cạnh đó một số chi tiết nhỏ như trực tổng đài công ty. Họ sẽ cảm thấy rất bất ổn về đối tác khi gọi điện thoại đến công ty mà không thấy có người trả lời hoặc trả lời không đúng mực.
Chín là tặng quà – Chúc mừng: Cũng giống như ở Việt Nam, người Nhật thích tặng quà cho nhau vào những dịp lễ tết như dịp Ô Bôn (tháng 7), dịp này nên gửi đồ ăn; dịp cuối năm dương lịch nên tặng đồ uống. Gửi thiếp chúc mừng nhân dịp đặ biệt như ngày thành lập công ty, Giáng sinh và năm mới (lưu ý thiếp chúc mừng phải được gửi tới tay đối tác trước ngày lễ diễn ra).
Mười là chất lượng – Hình thức - Vệ sinh: Hàng hóa, cho dù bất kỳ loại gì cũng phải có hình thức đẹp, sạch sẽ. Bao bì sản phẩm phải rất cẩn thận đúng tiêu chuẩn, hình thức đẹp, kích thước hợp tạo được sự lôi cuốn và tiện dụng cho người sử dụng. So với các thị trường khác, tại Nhật Bản đối với một số mặt hàng như hàng quà tặng, chi phí cho bao bì chiếm tỷ trọng cao hơn trong giá thành sản phẩm.
KẾT LUẬN
Ngày 7 tháng 11 năm 2006, Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới(WTO). Chúng ta đang trên tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế thành công. Một số sản phẩm của Việt Nam đã có chỗ đứng trên thị trường quốc tế. Mặt hàng đồ gỗ là một trong sáu mặt hàng xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam. Với dân số là 127,46 triệu người và là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, Nhật Bản là một trong những thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam. Đặc biệt sản phẩm gỗ xuất khẩu Việt Nam tại Nhật Bản đang ngày càng khẳng định được vị thế của mình.
Với truyền thống và nhu cầu tiêu dùng đồ gỗ rất lớn của người dân, thị trường Nhật Bản là một thị trường đầy tiềm năng đối với sản phẩm gỗ. Đến nay, đồ gỗ của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản đã đứng ở vị trí thứ hai chỉ sau Trung Quốc chiếm 8% thị phần. Với tiềm năng của ngành chế biến gỗ Việt Nam, chúng ta hoàn toàn có khả năng vươn đến vị trí thứ nhất về xuất khẩu đồ gỗ sang thị trường Nhật Bản để góp phần đáng kể vào tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam nhằm phát triển kinh tế đất nước. Vì thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang Nhật Bản nói riêng và thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá Việt Nam ra thị trường thế giới nói chung mang lại rất nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp, cho nền kinh tế đất nước và cho đời sống nhân dân.
Bài viết đã đưa ra những thông tin và nhận định về thị trường Nhật Bản nói chung, thị trường đồ gỗ Nhật Bản nói riêng; về quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản; về xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam nói chung và xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản nói riêng từ năm 1999 đến nay; … Bài viết đã làm rõ cơ hội và thách thức của ngành chế biến và xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong điều kiện Việt Nam tham gia Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) để đưa ra một số giải pháp đối với Nhà nước và đối với các doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ nhằm thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam vào thị trường này từ nay đến năm 2020.
Để thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong điều kiện tham gia WTO, tác giả đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp cho Nhà nước và cho các doanh nghiệp chế biến sản phẩm gỗ xuất khẩu.
Một số giải pháp cho Nhà nước: (1) hoàn thiện môi trường pháp lý, thực hiện các quy định cam kết song phương giữa Việt Nam và Nhật Bản; (2) quy hoạch, xây dựng chiến lược trong thu hút đầu tư nước ngoài hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh, phát triển xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản; (3) tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ tiếp cận dễ dàng các nguồn vốn cần thiết; (4) quy hoạch kế hoạch pháp triển nguồn nguyên liệu cho sản phẩm gỗ xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản; (5) đẩy mạnh hoạt động xúc tiến xuất khẩu của Chính phủ đối với thị trường Nhật Bản; (6) khuyến khích hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực.
Một số giải pháp cho các doanh nghiệp: (1) nghiên cứu kỹ nhu cầu, thị hiếu, các đặc điểm tiêu dùng của người Nhật Bản; (2) định vị chính xác về sản phẩm của doanh nghiệp sang thị trường Nhật Bản; (3) tiến hành hoạt động xúc tiến tổng hợp, đẩy mạnh việc xây dựng thương hiệu và tăng cường quảng bá sản phẩm; (4) xây dựng kế hoạch, chiến lược sản xuất, phương thức kinh doanh linh hoạt, phù hợp với yêu cầu thực tiễn; (5) tăng cường đầu tư, đổi mới công nghệ, đào tạo công nhân lành nghề; (6) xây dựng văn hóa trong kinh doanh xuất khẩu sang Nhật.
Tóm lại, để đạt được mục tiêu, để có thể thực hiện được Chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang thị trường thế giới nói chung và thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản nói riêng cần phải có sự đồng lòng đồng sức của Nhà nước, của các doanh nghiệp, của mọi người dân lao động. Sự kiện Việt Nam tham gia vào Tổ chức Thương mại thế giới đồng nghĩa với các ngành kinh tế nói chung và ngành sản xuất xuất khẩu sản phẩm gỗ nói riêng đã căng buồm ra biển lớn, nhiều cơ hội và cũng nhiều thách thức. Nhưng với những bước đi đúng đắn, vững chắc, với sự liên kết thành một khối thống nhất, ngành chế biến gỗ xuất khẩu nói riêng và các ngành xuất khẩu hàng hoá Việt Nam nói chung sẽ thực hiện thắng lợi những mục tiêu đã đặt ra, góp phần không nhỏ vào sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá, phát triển mạnh nền kinh tế đất nước.
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình:
GS.TS. Đỗ Đức Bình – TS. Nguyễn Thường Lạng (2004) “Kinh tế quốc tế” – Nhà xuất bản Lao động xã hội
GS.PTS. Tô Xuân Dân (1998) “Chính sách Kinh tế đối ngoại” – Nhà xuất bản Thống kê
PGS.TS Nguyễn Thị Hường (2003) “Kinh doanh quốc tế” – Nhà xuất bản Thống kê
GS.TS. Bùi Xuân Lưu (2002) “Kinh tế ngoại thương” – Nhà xuất bản Giáo Dục
Sách:
Ken Arakawa (2003) “Xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản các vấn đề về nghiệp vụ và kinh nghiệm thực tiễn” –– Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia
Ths. Nguyễn Thị Như Hoa – Ths. Nguyễn Anh Tuấn (2001) “Quan hệ kinh tế của Mỹ và Nhật Bản với Việt Nam từ năm 1995 đến nay” - Nhà xuất bản chính trị quốc gia
GS.TS Võ Thanh Thu (2003) “Quan hệ kinh tế quốc tế” – Nhà xuất bản Thống kê
GS.TS. Võ Thanh Thu (2002) “Kỹ thuật kinh doanh xuất nhập khẩu” –– Nhà xuất bản thống kê
Báo, tạp chí:
Báo đầu tư
Báo thương mại
Tạp chí Kinh tế & Phát triển
Tạp chí nghiên cứu Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương
Tập san Thời báo kinh tế Việt Nam: Kinh tế 2005 – 2006
Thời báo Kinh tế Sài Gòn
Thời báo Kinh tế Việt Nam
Các trang Web:
www.vnn.vn
www.trade.hochiminhcity.gov.vn
www.saigonnews.vn
www.nciec.gov.vn
www.itpc.hochiminhcity.gov.vn
www.mof.gov.vn
www.toquoc.gov.vn
www.mpi.gov.vn
www.tienphongonline.com.vn
www.baothuongmai.com.vn
www.vietrade.gov.vn
www.vienkinhte.hochiminhcity.gov.vn
www.vneconomy.com.vn
www.ebiz.dsp.com.vn
www.vinanet.com.vn
www.ncnb.org.vn
DANH MỤC CÁC BẢNG
Nội dung
Trang
Bảng 1.1
Tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật Bản qua các năm từ 1990 đến 2006
11
Bảng 1.2.
Các quy định của Nhật Bản liên quan đến một số sản phẩm gỗ
26
Bảng 2.1.
Kim ngạch xuất khẩu - nhập khẩu giữa Việt Nam và Nhật Bản thời kỳ 1995 – 2006
32
Bảng 2.2.
Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Nhật Bản (giai đoạn 2000 – 2006)
35
Bảng 2.3.
Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang Nhật Bản từ năm 1999 đến năm 2006
45
Bảng 2.4.
Kim ngạch và cơ cấu xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản từ năm 2002 đến năm 2006
49
DANH MỤC CÁC HÌNH
Nội dung
Trang
Hình 2.1.
Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá Việt Nam sang Nhật Bản giai đoạn 1995 – 2006
33
Hình 2.2.
Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản năm 2006
37
Hình 2.3.
Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam so với kim ngạch nhập khẩu sản phẩm gỗ của Nhật Bản (giai đoạn 1999-2006)
46
Hình 2.4.
Kim ngạch và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang Nhật Bản (giai đoạn 1999 – 2006)
47
Hình 2.5.
Cơ cấu sản phẩm gỗ Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản năm 2002
50
Hình 2.6.
Cơ cấu sản phẩm gỗ Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản năm 2003
51
Hình 2.7.
Cơ cấu sản phẩm gỗ Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản năm 2004
52
Hình 2.8.
Cơ cấu sản phẩm gỗ Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản năm 2005
53
Hình 2.9.
Cơ cấu sản phẩm gỗ Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản năm 2006
54
LỜI CAM ĐOAN
Khoá luận Tốt nghiệp với đề tài “Thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong điều kiện tham gia WTO” do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của Thạc sĩ Nguyễn Thị Thuý Hồng và Thạc sĩ Lại Lâm Anh.
Tôi xin cam đoan Khoá luận Tốt nghiệp này hoàn toàn là kết quả của quá trình nghiên cứu, thu thập số liệu hết sức nghiêm túc của tôi, các số liệu nêu trong Khoá luận Tốt nghiệp là trung thực. Khoá luận Tốt nghiệp này tuyệt đối không sao chép từ bất kỳ từ một Chuyên đề, Luận văn hay Luận án nào.
Nếu có gì sai với lời cam đoan trên, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Tác giả Khoá luận
Trần Thị Tuyết Nhung
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH
Từ viết tắt
Nghĩa Tiếng Anh
Nghĩa Tiếng Việt
AFTA
ASEAN Free Trade Area
Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
ASEAN
The Association of Southeast Asian Nations
Hiệp hội các nước Đông Nam Á
BTA
Viet nam – US Bilateral Trade Agreement
Hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ
CEPT
Common Effective Preferential Tariff
Hiệp định thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung
EU
European Union
Liên minh Châu Âu
EC
European Community
Cộng đồng Châu Âu
FSC
Forest stewardship council Certificate
Chứng chỉ rừng
GATT
General Accord on Tariffs and Trade
Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch
GDP
Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm quốc nội
GSP
General System of Prefential Tariffs
Hệ thống thuế quan ưu đãi phổ cập
HS
Harmonised Commodity description coding System
Hệ thống Hài hòa mô tả và mã hàng hóa
IMF
International Monetary Fund
Quỹ tiền tệ quốc tế
ITTO
International Tropic Timber Organization
Tổ chức đồ gỗ nhiệt đới quốc tế
JAS
Japan Agricultural Standard
Hệ thống tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật Bản
JETRO
Japan External Trade Organization
Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản
JIS
Japan Industrial Standards
Hệ thống tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản
JICA
Japan International Cooperation Agency
Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản
MOU
Memorandum of understanding
Bản ghi nhớ hợp đồng
TC
UNECE Timber Committee
Ban phụ trách mặt hàng gỗ thuộc Uỷ ban Kinh tế Châu Âu của Liên hiệp quốc
UNCTAD
United Nations Conference on Trade and Development
Hiệp ước của Hội nghị Liên hiệp quốc về thương mại và phát triển
UNECE
United Nations Economic Commission for Europe
Uỷ ban Kinh tế châu Âu của Liên hiệp quốc
VAT
Value Added Tax
Thuế giá trị gia tăng
VPA
Volume Purchase Agreement
Hiệp định đối tác tình nguyện
WB
World Bank
Ngân hàng thế giới
WTO
World Trade Organization
Tổ chức Thương mại Thế giới
WWF
World Wide Fund for Nature
Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
Từ viết tắt
Nghĩa Tiếng Việt
BNN&PTNT
Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
CP
Chính phủ
KNNK
Kim ngạch nhập khẩu
KNXK
Kim ngạch xuất khẩu
KNXNK
Kim ngạch xuất nhập khẩu
NDT
Nhân dân tệ
NĐ
Nghị định
NQ
Nghị quyết
QĐ
Quyết định
SP
Sản phẩm
TKNXK
Tổng kim ngạch xuất khẩu
TTg
Thủ tướng
XTTM
Xúc tiến thương mại
XTXK
Xúc tiến xuất khẩu
LỜI CẢM ƠN
Khoá luận Tốt nghiệp là kết quả sau hơn bốn năm học tập và nghiên cứu của tôi tại trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội. Đó cũng là công sức và kiến thức của các thầy cô giáo đã truyền thụ cho tôi bằng tất cả tâm huyết và sự nhiệt tình của mình.
Để có được thành quả đó, trước tiên tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế nói riêng và các thầy cô trường Đại học Kinh tế quốc dân nói chung đã tận tình giảng dạy tôi để có kết quả ngày hôm nay.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình tới cô Nguyễn Thị Thuý Hồng, người đã tận tâm chỉ bảo, giúp đỡ tôi chu đáo và nhiệt tình trong suốt quá trình giảng dạy và hướng dẫn tôi thực hiện luận văn tốt nghiệp này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các cán bộ Viện Kinh tế và Chính trị thế giới – nơi tôi thực tập tốt nghiệp, đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập. Xin chân thành cảm ơn thạc sỹ Lại Lâm Anh – cán bộ Viện Kinh tế và Chính trị thế giới đã tận tình hướng dẫn tôi làm Chuyên đề thực tập tốt nghiệp và phát triển thành Khoá luận tốt nghiệp này.
Với tầm nghiên cứu và kiến thức còn hạn chế nên Khoá luận của tôi còn nhiều sai sót và khiếm khuyết. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của các quý thầy cô và độc giả để Khoá luận này thêm hoàn thiện.
Xin trân trọng cảm ơn!
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- A0466.doc