Để nâng cao hiệu qủa sử dụng vốn cố định tức là nâng cao hiệu quả đồng vốn bỏ ra để đầu tư TSCĐ. Vậy vấn đề đặt ra là tăng cường quản lý và sử dụng TSCĐ.
Về công tác quản lý TSCĐ: Để nâng cao hiệu qủa quản lý tránh tình trạng hư hỏng mất mát TSCĐ, công ty cần lập phương án sử dụng TSCĐ đặc biệt là máy móc thiết bị, công ty cần phân loại theo nhóm đã sử dụng, cần thanh lý để tận dụng hết hiệu qủa của TSCĐ.Giao TSCĐ cho từng bộ phận quản lý để nâng cao tinh thần trách nhiệm của từng bộ phận.
Lựa chọn phương án đúng đắn đầu tư mua sắm TSCĐ, đây là công việc hết sức quan trọng vì nó ảnh hưởng đến hiệu quả của đồng vốn cố định đầu tư.TSCĐ được đầu tư đúng đắn, đảm bảo chất lượng kỹ thuật sẽ làm tăng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.
Cần nhanh chóng xử lý TSCĐ bị lạc hậu hư hỏng vì khi TSCĐ bị ứ đọng sẽ dẫn đến doanh nghiệp bị chậm luân chuyển vốn cố định, dẫn đến thiệt hại do vốn cố định mất cơ hội đầu tư.
Trong kiểm kê TSCĐ, đối với thiết bị văn phòng công ty có thể tiến hành kiểm kê một năm một lần, còn đối với TSCĐ dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh nên tiến hành kiểm kê sáu tháng một lần.Như vậy sẽ thuận tiện hơn cho việc quản lý tài sản của đơn vị.
Trên đây là một số đề xuất mà em mạnh dạn đưa ra nhằm hoàn thiện hơn trong công tác kế toán TSCĐ ở công ty cổ phần xây dựng số 2 Thăng Long.Hy vọng cùng với việc không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ va hiệu quả sản xuât kinh doanh nói chung thì trong tương lai Công ty sẽ vững mạnh đi lên cùng xu thế phát triển của đất nước.
66 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1285 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực tế hạch toán tài sản cố định tại công ty cổ phần xây dựng số 2 Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ích của nó mang lại là được hoàn trả tiền thuế thu nhập trong những năm đầu của TSCĐ cho đến năm cuối cùng của TSCĐ đó. Theo phương pháp khấu hao nhanh các mức khấu hao rất lớn trong những năm đầu, điều này dẫn đến những khoản thu nhập nhỏ và dẫn đến thuế thu nhập cũng nhỏ trong các năm này. Tuy nhiên, tiền thuế thu nhập chỉ được hoãn lại chứ không tránh được. Các mức khấu hao lớn hơn trong những năm đầu được bù lại bằng mức khấu hao nhỏ hơn trong những năm cuối. Và như vậy các khoản thu nhập lớn hơn sẽ được báo cáo và phải trả trong năm cuối của thời gian hữu dụng.
Chương II:
Thực tế hạch toán tài sản cố định tại công ty cổ phần xây dựng số 2 Thăng Long
I/ Lịch sử hình thành vàđặc điểm hoạt động kinh doanh, bộ máy quản lí của Công ty cổ phần xây dựng số 2 Thăng Long.
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty cổ phần xây dựng số 2 Thăng Long là doanh nghiệp cổ phần nhà nước trực thuộc Tổng công ty xây dựng Thăng Long.
Tên giao dịch quốc tế : Thăng Long construction joint stock company N2
Tên gọi tắt : Thăng Long const stock Co N2
Trụ sở chính : Đường Phạm Văn Đồng - Từ Liêm - Hà nội.
Công ty được thành lập ngày 10 tháng 12 năm 1966 với tên gọi Xí nghiệp cơ khí xây lắp Thăng Long, với nhiệm vụ chủ yếu là xây dựng các công trình phục vụ cho sự nghiệp chống Mỹ cứu nước và xây dựng sau hoà bình.
Ngày 27 tháng 03 năm 1993 Xí nghiệp xây lắp Thăng Long được đổi thành Công ty kiến trúc và xây dựng Thăng Long theo quyết định số 497/QĐ/GTVT của Bộ giao thông vận tải ( nay là xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng, sản xuất cấu kiện bê tông và vật liệu xây dựng).
Ngày 28 tháng 8 năm 1995 Công ty kiến trúc và xây dựng Thăng Long được đổi tên thành công ty xây dựng kiến trúc Thăng Long và được sát nhập vào Tổng công ty xây dựng Thăng Long theo quyết định số 4003/QĐ/GTVT của Bộ giao thông vận tải. Công ty được mở rộng hơn nghành nghề kinh doanh, ngoài nghành nghề kể trên công ty còn dược phép xây dựng các công trình giao thông và kinh doanh khách sạn du lịch.
Ngày 09 tháng 11 năm 1999 theo quyết định số 3113/1999/QĐ/GTVT Công ty đổi tên thành Công ty xây dựng số 2 Thăng Long với nghành nghề kẻ trên, trong đó nghành nghề kinh doanh chủ yếu là xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng và giao thông.
Với quyết định số 3057/QĐ/GTVT ngày 17 tháng 9 năm 2001 của Bộ GTVT Công ty xây dựng số 2 đựoc cổ phần hoá. Quá trình cỏ phần hoá được tiến hành đến ngày 1 tháng 7 năm 2003 Công ty chính thức hoạt động theo điều lệ tổ chức hoạt động công ty cổ phần, hoạt động theo luật doanh nghiệp, được quốc hội khoá X thông qua ngày 12/6/1999 tại kỳ hợp lần thứ V.
Công ty cổ phần xây dựng số 2 Thăng Long thuộc sở hữu của các cổ đông có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại ngân hàng. Có điều lệ và tổ chức hoạt động của công ty. Có vốn điều lệ và chịu trách nhiệm tài chính hữu hạn đối với các khoản nợ. Hạch toán kinh tế độc lập và tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh.
Vốn điều lệ của công ty : 5.100.000.000 đồng, trong đó :
+ Phần vốn nhà nước chiếm 21% (1070 triệu đồng)
+ Phần vốn của các cổ đông là người lao động trong công ty là 60% ( 3.060 triệu đồng).
+ Phần vốn bán cho các đối tượng ngoài công ty chiếm 19% ( 969 triệu đồng)
1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần xây dựng số 2 Thăng Long.
Công ty cổ phần xây dựng số 2 Thăng Long có bộ máy quản lý tương đối gọn nhẹ và năng động, có hiệu quả. Hiện nay việc tổ chúc thành các đội thi công giúp cho công ty trong việc quản lý lao động và phân công lao động thành nhiều vị trí thi công khác nhau với nhiều công trình khác nhau một cách hiệu quả.
Trong bộ máy quản lý mỗi phòng ban đều có chức năng nhiệm vụ riêng của mình trong mối quan hệ thống nhất.
- Đại hội cổ đông là cơ quan có quyền quyết định cao nhất.
- Hội đồng lãnh đạo công ty.
- Giám đốc là người điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đồng thời chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh của toàn công ty.
- Các phó giám đốc : Công ty có 4 Phó giám đốc, mỗi người chịu trách nhiệm trước giám đốc điều hành theo khu vực địa lý.
- Phòng dự án : Tìm hiểu nghiên cứu thị trườngvà các dự án, lập hồ sơ đấu thầu và theo dõi kết quả.
- Phòng kinh tế hợp đồng : Chịu trách nhiệm ký và thanh lý các hợp đồng, lập và duyệt các định mức đơn giá tiền lương, lập bảng giao khoản cho các đội.
- Phòng kế hoạch điều độ : Tổng hợp kế hoạch các bộ phận và lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch đầu tư cho toàn công ty.
- Phòng kỹ thuật : Nghiên cứu, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ trhuật vào sản xuất. Lập hạn mức vật tư, theo dõi kiểm tra giám sát về kỹ thuật, chất lượng sản xuất các công trình, các dự án của công ty đã và đang thực hiện. Xác định khối lượng thực tế phải làm giúp phòng kế hoạch điều độ giao việc.
- Phòng tổ chức cán bộ và lao động tiền lương : Tổ chức tuyển chọn lao động, phân công lao động, sắp xếp, điều phối lao động cho các đội sản xuất, hình thành các chứng từ về lao động tiền lương cho các bộ phận của công ty.
- Phòng máy vật tư : Cung cấp kịp thời, đúng chủng loại vật tư cho các công trình theo đúng kế hoạch, quản lý tham mưu sử dụng máy móc thiết bị vận taỉ trong toàn bộ công ty.
- Phòng tài chính kế toán: Thực hiện ghi chép sử lý cung cấp số liệu về tình hình tài chính. Huy động phân phối, giám sát các nguồn vốn, bảo toàn và nâng cao hiệu quả đồng vốn.
-Văn phòng : Chịu trách nhiệm về công tác hành chính của công ty.
- Cơ cấu tổ chức của một đội sản xuất trong công ty: Đội trưởng, đội phó kỹ thuật, từ 1 đến 3 kỹ thuật viên là kỹ sư chuyên nghành, từ 1 đến 2 nhân viên thống kê kế toán, 1 nhân viên tiếp liệu, 1 thủ kho... được bố trí tuỳ theo tính chất quy mô sản xuất của đội.
Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của công ty:( Sơ đồ 1)
1.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Là một dơn vị xây dựng, công ty cổ phần xây dựng số 2 Thăng Long có những đặc điểm chủ yếu sau:
- Sản phẩm của công ty chủ yếu la những công trình giao thông có qui mô lớn, trải dài, địa bàn sản xuất kinh doanh rộng, chịu ảnh hưởng nhiều của thời tiết, thời gian sản xuất dài.
- Phạm vi hoạt động của công ty rộng khắp cả nước, trong những năm gần đây công ty mở rộng thị trường sang Lào. Các công trình này xây dựng cố định, nên vật liệu lao động, máy thi công phải di chuyển theo đại điểm đặt công trình. Hoạt động xây lắp tiến hành ngoài trời chịu ảnh hưởng của điều kiện thiên nhiên ảnh hưởng đến việc quản lý tài sản vật tư, máy móc, dễ bị hư hỏng và ảnh hưởng đến tiến độ thi công. Do vậy, vấn đề sinh hoạt của công nhân và an ninh cho người lao động cũng như phương tiện máy móc rất được công ty quan tâm.
- Để phù hợp với điều kiện xây dựng và bảo đảm ổn định cho hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty tổ chức bộ máy quản lý sản xuất theo chuyên môn riêng và chịu sự quản lý tập chung của ban lãnh đạo công ty nên công ty có những đội chuyên làm đường, đội chuyên làm các công trình thuỷ lợi... và khoanh vùng xây dựng cho từng đội để thuận lợi cho việc di chuyển nhân lực và máy móc thi công.
* Nhiêm vụ sản xuất kinh doanh của công ty hiện nay là :
- Xây dựng công trình giao thông trong và ngoài nước ( bao gồm: cầu, đường, sân bay, bến cảng, san lấp mặt bằng...)
- Xây dựng các công trình công nghiệp, đan dụng, thuỷ lợi và công trình điện đến 35KV. Nạo vét, bồi đắp mặt bằng, đào đắp nền, đào đắp công trình.
- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cụm dân cư, khu đô thị, giao thông vận tải.
- Khai thác khoáng sản và kinh doanh vật liệu xây dựng, cấu kiện thép, cấu kiện bê tông đúc sẵn, bê tông nhựa.
- Xuất nhập khẩu vật tư thiết bị, sửa chữa xe máy, thiết bị thi công, gia công cơ khí.
- Tư vấn thiết kế, thí nghiệm vật tư, tư vấn giám sát các công trình không do công ty thi công.
- Kinh doanh thương mại, dịch vụ du lịch, khách sạn.
1.4./ Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất
Là một Công ty xây dựng nên sản phẩm của Công ty mang nét đặc trưng của nghành XDCB.
Trước hết quá trình tạo ra sản phẩm của nghành xây dựng cơ bản từ khi khởi công xây dựng đến khi công trình hoàn thành đưa vào sử dụng thường kéo dài, phụ thuộc vào quy mô và tính chất phức tạp của từng công trình. Quá trình xây dừng chia thành nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn lại gồm nhiều công việc khác nhau
Thứ hai sản phẩm xây dựng cơ bản là những công trình vật kiến trúc có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, thời gian lắp đặt sử dụng lâu dài. Lượng vốn trong khâu sản xuất sẽ lớn. Điều đó dẫn đến nhu cầu vốn cho sản xuất của công ty là rất lớn đặc biệt là vốn lưu động.
Quy trình sản xuất của công ty được thể hiện qua sơ đồ 2 sau:
Mua vật tư, tổ chức nhân công
Lập kế hoạch thi công
Tổ chức thi công
Nghiệm thu, bàn giao công trình
Nhận thầu
1.5./ Tổ chức công tác kế toán của công ty xây dựng số 2 Thăng Long
1.5.1/ Tổ chức bộ máy kế toán.
- Bộ máy kế toán của công ty dược tổ chức theo hình thức tập chung toàn bộ công việc kế toán được tập chung tại phòng kế toán của công ty, ở các đội sản xuất, đợn vị sản xuất trực thuộc công ty không tổ chức bộ máy kế toán riêng mà chỉ bố trí các nhân viên thống kê kế toán làm nhiệm vụ thu thập, phân loại, kiểm tra chứng từ sau đó vào sổ chi tiết vật tư,lao động, máy móc và tập hợp chứng từ gốc vào bảng tập hợp chứng từ gửi lên công ty vào ngày 25 hàng tháng.
- Cơ cấu tổ chức phòng tài chính - kế toán.
+ Kế toán trưởng : Chịu trách nhiệm tổ chức bộ máy kế toán đơn giản, gọn nhẹ, phù hợp với yêu cầu quản lý, hướng dẫn, chỉ đạo kiểm tra công việc do kế toán viên thực hiện, tổ chức lập báo cáo theo yêu cầu quản lý, chịu trách nhiệm với giám đốc và cấp trên về thông tin kế toán.
+ Kế toán tổng hợp : Có trách nhiệm tập hợp chi phí, tính giá thành và kết quả kinh doanh.
+ Kế toán vật tư - TSCĐ : Co trách nhiệm theo dõi hình hình nhập xuất tồn của vật tư, xác định chi phí nguyên vật liệu cho từng công trình, hạng mục công trình.Theo dõi tình hình biến động TSCĐ, phản ánh đầy đủ kịp thời và chính xác số lượng TSCĐ, tình hình khấu hao, tính đúng chi phí sửa chữa và giá trị trang thiết bị.
+ Kế toán tiền lương và các khoản vay : Căn cứ vào bảng duyệt quỹ lương củ các đội và các khối gián tiếp của công ty, kế toán tiến hành tập hợp bảng lương, thực hiện phân bổ, tính toán lương và các khoản phải tính cho cán bộ công nhân viên trong công ty.Theo dõi tiền vay và các khoản trả lãi ngân hàng.
+ Kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng : Có nhiệm vụ mở sổ chi tiết theo dõi các khoản thu tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và các khoản thanh toán, cuối tháng lập bảng kê thu chi và đối chếu với kế toán tổng hợp.
+ Thủ quỹ : Căn cứ vào chứng từ thu chi đã được phê duyệt, thủ quỹ tiến hành phát, thu, nộp tiền ngân hàng cùng với kế toán tiền mặt quản lý tiền của công ty.
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán công ty cổ phần
xây dựng số 2 Thăng Long.
Kế toán trưởng
Kế toán tiền mặt
Kế toán tổng hợp
Kế toán tiền lương
Thủ quỹ
Kế toán vật tư TSCĐ
CCDC
Nhân viên thống kê kế toán tại các đội
1.5.2/ Hình thức tổ chức sổ kế toán của công ty.
Công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, tiến hành thi công xây dựng nhiều công trình trong cùng một thời gian nên chi phí phát sinh thường xuyên liên tục và đa dạng. Để kịp thời tập hợp chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ cho từng công trình cũng như toàn bộ công ty, công ty áp dụng phương pháp kế toán kê khai thường xuyên. Phương pháp này không những phản ánh được kịp thời chi phí sản xuất cho từng công trình mà nó còn phản ánh một cách chính xác số chi phí cho từng công trình trong từng thời điểm, giúp ban quả lý từng công trình cũng như giám đốc công ty đánh giá được số chi phí thực tế bỏ ra có theo kế hoạch dự toán thi công hay không, để từ đó có biện pháp điều chỉnh tốc độ, tiến độ thi công .
Để phù hợp với yêu cầu quản lý cũng như thuận tiện cho công tác hạch toán, công ty lựa chọn kỳ kế toán quý, nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ và áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ.
Để giảm bớt nâng cao khối lương công việc ghi chép sổ sách kế toán, nâng cao năng suất, chất lượng kế toán cũng như đảm bảo tính kịp thời chính xác của công tác kê toán công ty đã sử dụng phần mềm kế toán AFSYS 5.0. Với phần mềm kế toán máy này, kế toán chỉ việc cập nhật chứng từ kế toán ban đầu đã được phân loại vào máy tính sẽ tự động tính toán, xử lý các dữ liệu trên sổ kế toán thành các thông tin trên Sổ cái và Báo cáo tài chính, phần mềm này bao gồm:
-Hệ thống: Gồm các phần như: danh mục các đơn vị sử dụng; tháng năm làm việc; khai báo mật khẩu quyền sử dụng;...
-Danh mục: Gồm các danh mục tham chiếu như: danh mục tài khoản, chứng từ kế toán, đối tượng pháp nhân đối tượng tập hợp...
-Cập nhật chứng từ: Là phần phục vụ cho việc cập nhật các chứng từ của các thành phần kế toán.
Quy trình xử lý của phần mềm AFSYS 5.0 được mô tả bằng sơ đồ sau:
Chứng từ ban đầu
Nhập dữ liệu vào máy tính
Xử lý tự động theo chương trình
Sổ kế toán tổng hợp
Sổ kế toán chi tiết
Các báo cáo kế toán
Bước 1- Nhập đầu tiên kế toán các phần hành thực hiện. Căn cứ vào các chứng từ gốc nhận được, kế toán nhập các số liệu đó vào máy qua 2 màn hình cập nhật cho 2 nhóm chứng từ sau:
-Cập nhật chứng từ: tiền mặt, ngân hàng, vay, công nợ, chi phí, khác.
-Cập nhật hoá đơn: nhập vật liệu – công cụ dụng cụ, xuất vật liệu – công cụ dụng cụ,nhập hàng hoá - sản phẩm, xuất hàng hoá - sản phẩm.
Màn hình cập nhật chứng từ kế toán nói chung đều có cùng một giao diện giống nhau, phương pháp cập nhật và các thao tác trong khi cập nhật đều như nhau, chỉ khác nhau ở mã chứng từ. Màn hình cập nhật có một số yếu tố cơ bản sau:
*Các thông tin ban đầu: Loại chứng từ ngày chứng từ, số chứng từ, đối tượng pháp nhân, mã khoản mục chi phí, mã đối tượng tập hợp, diễn giải...
*Chi tiết mặt hàng: Mã hàng hoá, tên hàng hoá, đơn vị tính, số lượng, đơn giá số tiền...
*Định khoản: Tài khoản nợ, tài khoản có, số tiền.
Bước 2-Xử lý dữ liệu:
Sau khi đã cập nhật, máy tự động xử lý các số liệu này bằng cách chuyển vào các sổ sách liên quan như: Sổ kê toán chi tiết, Bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại, Chứng từ ghi sổ, Bảng kê ghi nợ các tài khoản, sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ cái...
Bước 3- In báo cáo:
Đến cuối kỳ, số liệu từ các sổ cái và các chứng từ liên quan được chuyển vào báo cáo tài chính và máy cho phép in ra báo cáo này(Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh,...).
II/ Thực trạng công tác tổ chức hạch toán TSCĐ tại công ty cổ phần xây dựng số 2 Thăng Long
1. Đặc điểm và tình hình quản lý, sử dụng TSCĐ tại Công ty
1.1. Phân loại và đặc điểm tài sản cố định:
Tài sản cố định là những tư liệu lao động có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài và có đặc điểm là tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất. Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, tài sản cố định bị hao mòn dần và giá trị của nó được chuyển dịch từng phần vào chi phí sản xuất – kinh doanh và giữ nguyên được hình thái vật chất ban đầu cho đến lúc hư hỏng.
Đối với công ty cổ phần xây dựng số 2 Thăng Long với đặc điểm là sản xuất – kinh doanh vật liệu xây dựng và thi công xây lắp các công trình xây dựng thì tài sản cố định là một trong các yếu tố quan trọng và chiếm giá trị lớn trong tổng tài sản của công ty. TSCĐ tại Công ty chủ yếu là máy móc thiết bị phục vụ sản xuất vật liệu xây dựng, thi công xây lắp công trình và phương tiện vận tải truyền dẫn. Máy móc thiết bị thường xuyên chiếm khoảng 45 đến 60%, phương tiện vận tải truyền dẫn chiếm khoảng 20 đến 30% trong cơ cấu tài sản tại Công ty. Trong đó nhóm TSCĐ quan trọng nhất là máy móc thiết bị thi công. Nhóm này bao gồm:
Máy làm đất gồm: máy ủi, máy đầm, máy xúc, máy san, máy lu…
Thiết bị xử lý nền móng gồm: gầu khoan, búa đóng cọc…
Máy xây dựng gồm: cần cẩu, máy cuốn lồng sắt, trạm trộn bê tông…
Máy làm đá gồm: máy nén khí, máy khoan đá…
Ngoài ra trong số nhà cửa vật kiến trúc của Công ty cũng có loại tham gia phục vụ gián tiếp vào qúa trình thi công công trình như nhà ở lưu động, nhà vệ sinh cá nhân… Bên cạnh đó là các loại thiết bị, dụng cụ phục vụ cho công tác quản lý của Công ty.
Tóm lại với đặc điểm kinh doanh như vậy thì tài sản cố định trong công ty cũng rất phong phú:
1.2. Công tác quản lý và sử dụng tài sản cố định
Trong lĩnh vực quản lý tài sản cố định, Công ty có những quy định sau:
Mỗi TSCĐ đều được lập một bộ hồ sơ gốc bao gồm hồ sơ kỹ thuật do phòng kỹ thuật quản lý và hồ sơ kế toán do phòng kế toán quản lý. Hồ sơ kế toán của một TSCĐ bao gồm tất cả các chứng từ liên quan đến TSCĐ đó từ khi nó được đưa vào sử dụng ở doanh nghiệp cho tới khi thanh lý, điều chuyển… Các chứng từ này là căn cứ để ghi sổ TSCĐ. TSCĐ khi nhận về đơn vị phải tổ chức bàn giao, lập biên bản bàn giao và biên bản nghiệp thu TSCĐ.
TSCĐ được bảo quản trong kho của Công ty, kho tại các công trình, hoặc khu vực riêng của Công ty. TSCĐ đưa đi hoạt động ở các công trình phải có giấy phép hoặc hợp đồng. Công ty có một bộ phận bảo vệ chuyên quản lý TSCĐ.
Công ty chỉ được thực hiện đánh giá lại TSCĐ trong các trường hợp sau:
Kiểm kê đánh giá lại tài sản theo quyết định của Nhà nuớc.
Thực hiện cổ phần hoá, đa dạng hoá hình thức sở hữu.
Sử dụng tài sản để góp vốn liên doanh, góp vốn cổ phần.
Điều chỉnh giá để đảm bảo giá trị thực tế tài sản của doanh nghiệp.
Việc kiểm kê đánh giá lại tài sản phải theo đúng quy định của Nhà nước. Các khoản tăng hoặc giảm gái trị đánh giá lại tài sản phải hạch toán theo đúng quy định hiện hành.
Công ty tiến hành trích khấu hao theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC của Bộ tài chính. Hàng năm, nguồn vốn khấu hao của những TSCĐ do Tổng công ty điều chuyển cho Công ty sử dụng sẽ được nộp lên cơ quan Tổng công ty. Toàn bộ số khấu hao của những tài sản cố định được đầu tư bằng vốn tự có, vốn do Nhà nước cấp được sử dụng để tái đầu tư, thay thế, đổi mới TSCĐ và sử dụng cho nhu cầu kinh doanh của Công ty.
2. Hạch toán tình hình biến động TSCĐ tại Công ty
2.1. Thủ tục chứng từ, sổ sách, tài khoán sử dụng và quy trình hạch toán chung
Thủ tục chứng từ, sổ sách
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, TSCĐ của doanh nghiệp thường xuyên biến động. Để quản lý tốt TSCĐ, kế toán Công ty thường xuyên phản ánh, theo dõi chặt chẽ đầy đủ mọi trường hợp biến động tăng giảm. Khi có các nghiệp vụ về TSCĐ phát sinh, các chứng từ mà kế toán sử dụng đều theo mẫu quy định chung của bộ tài chính. Các chứng từ, sổ sách mà kế toán Công ty sử dụng để theo dõi, hạch toán TSCĐ bao gồm:
+ Hoá đơn (GTGT)
+ Biên bản thanh lý hợp đồng
+ Hợp đồng giao khoán
+ Biên bản giao nhận TSCĐ
+ Thẻ tài sản cố định
+ Biên bản thanh lý TSCĐ
+ Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành
+ Biên bản đánh giá lại TSCĐ
+ Sổ chi tiết tài sản cố định
+ Sổ cái TK211
+ Sổ cái TK212
+ Sổ cái TK213
+ Sổ cái TK214
b. Tài khoản sử dụng
Để tiến hành hạch toán, kê toán công ty sử dụng các TK 211, 213, 214. Ngoài ra, để hạch toán TSCĐ kế toán viên còn sử dụng các tài khoản sau:111, 112, 331, 411…
c. Quy trình hạch toán chung
Đối với các nghiệp vụ về tài sản cố định, kế toán viên sẽ thực hiện hạch toán theo quy trình chung như sau: Hàng ngày căn cứ vào các hoá đơn, chứng từ sử dụng khi các nghiệp vụ về TSCĐ phát sinh, kế toán tiến hành định khoản và đưa dữ liệu vào máy, kế toán sử dụng phần mềm kế toán máy tiền hành theo dõi các nghiệp vụ phát sinh trên các sổ sách kế toán như: sổ chứng từ ghi sổ,sổ đăng kí chứng từ ghi sổ, Sổ chi tiết tài sản cố định, Sổ chi tiết các tài khoản 211, 213, 214. khi tiến hành hạch toán về tài sản cố định kế toán trong Công ty cổ phần xây dụng số 2 Thăng Long hạch toán cũng như quy trình chung về hạch toán của chế độ kế toán.
2.2. Hạch toán tình hình biến động tăng TSCĐ
Nhu cầu sử dụng TSCĐ tại Công ty hết sức đa dạng, nhất là nhu cầu sử dụng máy móc thiết bị phục vụ thi công công trình. Do đó, nghiệp vụ tăng TSCĐ tại Công ty xây dựng số 2 diễn ra khá thường xuyên và với quy mô lớn. Tuy nhiên, việc trang bị thêm TSCĐ phải được lập kế hoạch cụ thể, phải hợp lý và căn cứ vào nhu cầu thực tế, đặc biệt có những nghiệp vụ phải thông qua sự phê duyệt của Tổng giám Đốc Công ty.
TSCĐ của Công ty tăng do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là hai lý do sau:
+ TSCĐ tăng do Công ty tự mua sắm, trang bị.
+ TSCĐ tăng do các Công ty khác thuộc Tổng công ty chuyển sang và văn phòng công ty điều về.
Ngoài ra còn có thể do Công ty tự xây dựng, do đánh giá lại TSCĐ …
Mọi trường hợp tăng TSCĐ đều phải được lập hồ sơ lưu trữ gồm chứng từ, sổ sách để đảm bảo cho việc quản lý TSCĐ đạt hiệu quả cao. Sau khi có đày đủ chứng từ hợp lệ, kế toán TSCĐ cập nhập vào máy để từ đó in ra các sổ kế toán cần thiết.
Do phạm vi chyên đề em xin trích dẫn ví dụ về :
TSCĐ tăng do Công ty tự mua sắm
Phòng kế hoạch kỹ thuật của Công ty có nhiệm vụ theo dõi TSCĐ tại Công ty từ đó phát hiện ra nhu cầu và lập kế hoạch mua sắm, trang bị mới TSCĐ trình lên Ban Giám đốc hoặc Tổng công ty. Cũng có trường hợp xuất phát từ nhu cầu sử dụng TSCĐ trong quá trình thi công công trình, các đội xây dựng sẽ đề xuất yêu cầu trang bị TSCĐ.
Sau khi có sự phê duyệt của Ban Giám đốc hoặc Tổng công ty, thông thường phòng vật tư sẽ lựa chọn nguồn cung cấp và sẽ tạm ứng đi mua sắm TSCĐ, sau đó kế toán sẽ quyết toán và tiến hành ghi nhânj giá trị tài sản. Sau đó, căn cứ vào giá trị thực tế của hàng mua trên hoá đơn chứng từ hợp lệ, kế toán sẽ quyết toán số tạm ứngvà tiến hành ghi nhận giá trị TSCĐ.
Trong quá trình mua bán, mọi chi phí phát sinh đều được theo dõi, tập hợp đầy đủ kèm theo hoá đơn chứng từ. Sau khi Ban Giám đốc phê duyệt thì sẽ tiến hành các thủ tục mua TSCĐ , gồm :
-Hợp đồng kinh tế.
- Hồ sơ đấu thầu
-Phiếu chi tiền hoặc phiếu uỷ nhiêm chi
-Biên bản bàn giao thiết bị.
-Biên bản thanh lý hợp đồng.
Trích số liệu ngày 10/7/2004, công ty đã mua may xúc đào HITACHI đã qua sử dụng,mua băng vốn tự có,số tiền là 622.398.400 VNĐ đã bao gồm thuế GTGT 5% của Công ty TNHH Hồng Anh
Các chứng từ gồm:
-Phiếu uỷ nhiệm chi: thực hiện thanh toán thông qua giao dịch chuyển khoản giữa Ngân hàng Đầu tư và phát triển Thăng Long(ngân hàng bên mua) với Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam( ngân hàng bên bán )
-Hợp đồng kinh tế
-Hồ sơ đấu thầu
-Biên bản bàn giao thiết bị
-Biên bản thanh lý hợp đồng
-Hoá đơn GTGT
-Biên bản bàn giao thiết bị đưa vào sử dụng( xác nhân phòng vật tư thiết bị tiến hành giao cho các đội tiếp nhận sử dụng )
Giao dịch trên thanh toán thông qua phương thức thanh toán bằng chuyển khoản giữa Ngân hàng Đầu tư và phát triển Thăng Long với Ngân hàng ngoại thương Viêt Nam.Ngân hàng Đầu tư và phát triển Thăng Long sẽ căn cứ trên phiếu uỷ nhiệm chi để chuyển số tiền trên vào tài khoản của công ty TNHH Hồng Anh.
Kế toán lập bảng kê hạch toán trình kế toán trưởng phê duyệt Bảng kê hạch toán được đính kèm với các chứng từ phản ánh nghiệp vụ tăng giảm TSCĐ và được lưu giữ trong một tập hồ sơ do kế toán TSCĐ quản lý.
Saukhi có sự phê duyệt của kế toán trưởng, kế toán cập nhật vào máy định khoản sau:
Nợ TK 211: 592.800.000
Nợ TK133: 29.598.400
Có TK112: 622.398.400
Kế toán tiến hành phản ánh và theo dõi các nghiệp vụ kính tế phát sinh lên sổ Chứng từ ghi sổ.Các sổ này được máy tính thực hiện và in ra các sổ kế toán co liên quan.
2.3.Hạch toán tính hình biến động giảm TSCĐ
Nghiệp vụ làm giảm TSCĐ tại Công ty thường là thanh lý, nhượng bán, điều chuyển nội bộ… Trong đó, các nghiệp vụ thanh lý diễn ra thường xuyên hơn với mục đích là thay thế các TSCĐ cũ để đầu tư mới nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty.
TSCĐ giảm do thanh lý, nhượng bán
Hàng năm Công ty tiến hành kiểm kê TSCĐ vào cuối niên niên độ kế toán. Căn cứ vào biên bản kiểm kê TSCĐ và hiện trạng của TSCĐ, Công ty lên kế hoạch thanh lý những TSCĐ đã trích khấu hao, những TSCĐ bị hỏng hóc không thể sửa chữa được hoặc không tiến hành sửa chữa do không còn phù hợp với tình hình thi công. Việc thanh lý, nhượng bán do nhân viên phòng KHKT đề xuất và được phòng kinh doanh đảm nhiệm nhưng trước đó phải có sự phê duyệt của Tổng Giám đốc Tổng công ty hoặc Giám đốc Công ty.
Trích số liệu tháng 03 năm 2004, công ty có tiến hành thanh lý nhượng bán, thanh lí một xe vận tải ASIA GRANTO.
Hồ sơ thanh lí TSCĐ:
-Quyết định của Giám đốc
-Biên bản mời thầu
-Quyết định xét thầu
-Biên bản xét thầu
-Giá chào bán thầu
-Bản chỉ dẫn tham dự thầu
-Đơn dự thầu chào giá chương trình mua thiết bị
-Biên bản họp hội đồng thanh lí tài sản
-Hoá đơn GTGT
Trình tự thực hiện:
Công ty lập Hội đồng thanh lí tài sản và tiến hành họp. Sau khi được hội đồng nhất trí thì tiến hành lịch tổ chức đấu thầu trình tự như trên
Trích hồ sơ thanh lí TSCĐ :
Kế toán tiến hành các nghiệp vụ thanh lí như sau: Đơn vị : VNĐ
Nợ TK 214: 3.074.422.531
Nợ TK821: 981.198.680
Có TK 211: 3.270.662.267
b> Nợ TK 111: 900.000.000
Có TK 721: 855.000.000
Có TK 333: 45.000.000
Kế toán tiến hành theo dõi nghiệp vụ phát sinh trên Chứng từ ghi sổ và Sổ cái do máy lập.
3.Hạch toán khấu hao TSCĐ :
Hiện nay, kế toán Công ty cổ phần xây dựng số 2 Thăng Long tiến hành trích khấu hao TSCĐ theo quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ban hành ngay 12/12/2003.Kế toán áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng.
Tỷ lệ khấu hao TSCĐ Nguyên giá TSCĐ
theo phương pháp = * 100
đường thẳng ( % ) Thời gian sử dụng của
TSCĐ
Kế toán tính mức khấu hao hàng năm của TSCĐ dựa trên khung thời gian sử dụng đối với từng nhóm TSCĐ được ban hành theo QĐ số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003.
Hàng quý, kế toán tính mức khấu hao cần trích trong từng quý cho từng loại TSCĐ theo nguyên tắc trình bày ở trên.Công việc này do máy tính tự động làm , căn cứ vào số liệu mà kế toán cập nhật vào máy khi phát sinh các nghiệp vụ làm tăng, giảm TSCĐ.Sau đó, kế toán lập và in ra bảng chi tíêt khấu hao TSCĐ, tổng phân bổ khấu hao cho từng TSCĐ và bảng khấu hao theo đơn vị sử dụng, công trình.
Việc trích khấu hao cơ bản ở Công ty được chia theo các quý. Trích số liệu cụ thể vào quý III năm 2004 như sau:
Trích :
Bảng tính và phân bổ khấu hao
Quý III/2004( Xem bảng 1)
4.Kiểm kê TSCĐ :
Cuối năm tiến hành kiểm kê TSCĐ toàn công ty ( TSCĐ dùng trong văn phòng và dùng cho hoạt động kinh doanh) Theo quy định của đơn vị, khi tiến hành kiểm kê phía lập biên bản kiểm kê TSCĐ do Giám đốc quy định. Nhất thiết phải có sự đại diện phòng kỹ thuật, phòng kế toán, bộ phận sử dụng TSCĐ, đối chiếu số liệu kế toán ghi trên sổ sách nhằm phát hiện ra TSCĐ thừa hoặc thiếu, đánh giá chất lượng TSCĐ. Sau khi kiểm kê, phải lập biên bản kiểm kê.
Trích Biên Bản kiểm kê TSCĐ :( Bảng 2)
5.Hạch toán sửa chữa tài sản cố định.
Với một số lượng lớn TSCĐ, trong quá trình sản xuất TSCĐ thường hao mòn và hư.Do đó
tại doanh nghiệp thường xưyên phát sinh các nghiệp vụ sửa chữa, thay thế để khôi phục năng lực hoạt động của TSCĐ. Công việc sửa chữa tại công ty chủ yếu là tự làm, được thực hiện bởi đội ngũ công nhân kỹ thuật của Công ty.
a>Đối với nghiệp vụ sửa chữa nhỏ mang tính bảo dưỡng: công ty không có kế hoạch sửa chữa hàng năm mà khi TSCĐ bị hỏng sẽ tiến hành sửa chữa ngay.Toàn bộ chi phí liên quan đến quá trình sửa chữa này được hạch toán vào chi phí của bộ phận có TSCĐ bị hỏng vào kỳ xảy ra nghiệp vụ.
Ngày 21/09/2004 đội 204 yêu cầu thay ác quy cho máy ủi biển 29M-7702.Đội 204 chuyển đơn yêu cầu lên phòng vật tư, phòng vật tư chuyển đơn này sang bộ phân kỹ thuật yêu cầu được kiểm tu nhằm xác định hỏng thật hay không.Sau khi đã xác định được sự việc đúng như trong đơn yêu cầu thì sẽ tiến hành sửa chữa.Phòng vật tư tiến hành đi mua thiết bị để phục vụ cho việc sửa chữa.
Hồ sơ bao gồm:
Yêu cầu sửa chữa của đội
Biên bản kiểm tu
Quyết định của Giám đốc
Báo giá sửa chữa
Giấy tạm ứng
Các chứng từ có liên quan khác
Sau khi phòng vật tư mua về bộ phận kỹ thuật đã tiến hành sửa chữa ngay với chi phí là:1.000.000 đ.Chi phí sửa chữa được kế toán hạch toán như sau:
Nợ TK 627 : 1.000.000
Có TK 111: 1.000.000
b>Đối với nghiệp vụ sửa chữa lớn, sửa chữa nâng cấp::
Ngày 22/10/2004 đội 206 yêu cầu thay xích cho máy lu BOMAG 212 BW. Hồ sơ sửa chữa bao gồm: Yêu cầu của đội 206, Biên bản kiểm tu, Quyết định của Giám đốc ,Bản báo giá sửa chữa, các chứng từ khác có liên quan.Chi phí sửa chữa là :20.000.000 đ do bộ phận kĩ thuật công ty tự sửa chữa.Kế toán căn cứ vào hoá đơn và các chứng từ có liên quan tiến hành hạch toán như sau:
+>Chi phí sửa chữa:
Nợ TK 241 ( 2413): 20.000.000
Có TK 111: 20.000.000
+>Ghi tăng nguyên giá:
Nợ TK 211: 20.000.000
Có TK 241 (2413): 20.000.000.
Kế toán cập nhật vào chứng từ ghi sổ và phần mềm sẽ kết chuyển vào các tài khoản có liên quan.
Trích sổ :
Trích chứng từ ghi sổ:
Chứng từ ghi sổ
Năm 2004 Đơn vị tính:VNĐ
Chứng từ
Diễn Giải
Tài khoản
Số tiền
Ghi chú
Số
Ngày
Nợ
Có
.....
........
10/07
25/03
.......
21/09
.......
22/10
.......
.......................
Mua máy xúc Hitachi EX200 đã qua sử dụng
................
Thanh lí nhượng bán xe ôtôASIA GRANTO (05 xe )
.......................
Thay ácquy cho máy ủi
.......................
Nâng cấp máy lu BOMAG 212 BW
.............................
Trích khấu hao TSCĐ cho bộ phận quảnt lý
Trích khấu hao TSCĐ cho bộ phân sử dụng máy móc thi công
Trích khấu hao TSCĐ
Cho bộ phận sản xuất chung
....................
211
133
214
821
111
627
2413
211
642
623
627
112
211
721
333
111
111
2413
214
214
214
592.800.000
29.598.400
622.398.400
3.074.422.531
981.198.680
3.270.662.267
900.000.000
855.000.000
45.000.000
1.000.000
20.000.000
20.000.000
27.270.822
815.152.199
57.977.003
Trích Sổ cái :
Tổng công ty XD Thăng Long Sổ Cái
Công ty CPXD số 2 TL Tài khoản:211 Số dư đầu năm
Dư nợ:56.642.669.343
Đơn vị: VNĐ
Chứng từ
Diễn giải
TK đối ứng
Số tiền
Số
Ngày
Nợ
Có
.......
10/07
25/03
22/10
..................
Mua máy xúc Hitachi đã qua sử dụng
..................
Thanh lí nhượng bán xe ôtô ASIA GRANTO(05 xe)
...................
Nâng cấp máy lu BOMAG 212 BW
...................
112
214
821
2413
592.800.000
20.000.000
3.074.422.531
981.198.680
Cộng số phát sinh 1.057.523.810 7.816.677.19
Số dư cuối kỳ 49.883.515.957
Người lập biểu Kế toán trưởng
6.Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ tại Công ty
Cùng với sự phát triển của hoạt động sản xuất kinh doanh, qui mô TSCĐ của Công ty ngày cang được nâng cao, tạo điều kiện để tăng năng suât lao động, thúc đẩy sản xuất phát triển.Nhiều năm qua Công ty đã xây dựng cho mình một hệ thống các biện pháp quản lý TSCĐ tương đối đầy đủ, sử dụng hạch toán kế toán làm công cụ quản lý đắc lực,thông tin, kiểm tra kịp thời, đầy đủ chính xác tình hình biến động của TSCĐ, nhằm đạt được mục đích mà Công ty đề ra là sử dụng có hiệu quả TSCĐ .
Bảng phân tích cơ cấu TSCĐ
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Nguyên giá
Tỷ trọng
(%)
Nguyên giá
Tỉ trọng
(%)
1.Nhà cửa, vật kiến trúc
10.407.612.686
18.4
4.664.124.096
9.4
2.Máy móc thiết bị động lực.
2.666.585.163
4.7
2.732.075.596
5.5
3.Máy móc thiết bị công tác.
30.921.320.678
54.6
31.887.701.270
63.9
4.Phương tiện vận tải
12.181.402.168
21.5
10.108.214.162
20.3
5.Dụng cụ quản lí
465.748.648
8
491.400.833
1
Cộng
56.642.668.735
49.883.515.957
Bảng phân tích tình hình biến động TSCĐ.
Chỉ Tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Chênh lệch
1. Nguyên giá TSCĐ đầu năm.
48.254.123.012
56.642.669.343
+8.388.546.331
2. Giá trị TSCĐ tăng trong năm
9.642.780.633
1.057.523.810
-8.585.256.823
3. Giá trị TSCĐ giảm trong năm
1.254.234.302
7.816.677.196
+6.562.442.894
4. Nguyên giá TSCĐ cuối năm
56.642.669.343
49.883.515.957
-6.759.153.386
5. Nguyên giá TSCĐ bình quân
52.448.396.178
53.263.092.650
+814.656.472
6. Hệ số tăng TSCĐ
0,1838
0,0198
- 0,1639
7. Hệ số giảm TSCĐ
0.0239
0.2468
+ 0,1228
8. Hệ số đổi mới
0,1702
0,0212
- 0,1490
9. Hệ số loại bỏ
0.025
0.1379
+ 0,1120
Trước hết, căn cứ vào bảng phân tích cơ cấu TSCĐ của Công ty trong 2 năm 2003 và 2004 ta thấy có sự biến động đáng kể. Nhóm TSCĐ là “nhà cửa- vật kiến trúc” giảm xuống rõ rệt (cả về con số tương đối và tuyệt đối) từ 18.4% xuống 9.4%. Máy móc thiết bị động lực tăng từ 4,7% lên 5,5%. Máy móc thiết bị thi công tăng từ 54.6% lên 63,9%. Điều này chứng tỏ Công ty ngày càng quan tâm đến việc nâng cao thiết bị máy móc hiện đại đưa vào sản xuất. Bên cạnh đó phương tiện vận tải cũng giảm từ 21,5% xuống 20,2%. Như vậy Công ty đã tiến hành thanh lí thay thế nhưng thiết bị máy móc lạc hậu nhằm nâng cao chất lượng sản xuất. Còn nhóm nhà cửa – Vật kiến trúc giảm xuống nhiều do trong năm 2004 Công ty đã tiến hành nhiều hoạt động thanh lí và nhượng bán.
Căn cứ vào bảng phân tích tình hình biến động TSCĐ ta thấy,về mặt quy mô thì trong năm 2004 Công ty chủ yếu là tiến hành thanh lí nhượng bán thanh lý những TSCĐ đã hết khấu hao, cũ kĩ lạc hậu.Biểu hiện cụ thể là hệ số tăng năm 2003 là 0,1838 thì năm 2004 giam xuống la 0.,0198, hệ số giảm năm 2003 là 0,0239 và năm 2004 là 0,02468.Tuy nhiên, hệ số tăng giảm mới chỉ phản ánh được tình hình tăng, giảm thuần tuý, còn để thấy xu hướng tăng cường áp dụng kỹ thuật mới, loại bỏ kỹ thuật cũ chúng ta xét hệ số đổi mới và hệ số loại bỏ.Qua bảng trên ta thấy so vơi năm 2003, năm 2004 cả hệ số loại bỏ và hệ số đổi mới đều gảm, chứng tỏ Công ty đã mạnh dạn thay thế loại bỏ những thiết bị cũ lạc hậu .Nhưng đồng thời vơi việc thanh lí loại bỏ TSCĐ lạc hậu Công ty nên tiến hành mua những thiết bị mới tiên tiến để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, Và phù hợp với đặc điểm kinh doanh của nghành xây dựng là luôn luồn cần khối lượng may móc lớn, giảm bớt lao động thủ công, giảm bớt sự vất vả cho người công nhân.
Xem xét bảng đánh giá tình trạng kĩ thuật TSCĐ ta nhận thấy giá trị khấu hao TSCĐ năm 2004 tuy cao hơn năm 2003 nhưng hệ số hao mòn lại cao hơn, điều này chứng tỏ còn nhiều TSCĐ trong Công ty đã hết thời gian khấu hao đến hạn thanh lý.Điều nay tác động rât lớn đến chất lượng và hiệu qủa kinh doanh của Công ty.
Bảng đánh giá tình trạng kĩ thuậtTSCĐ
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Chênh lệch
Nguyên giá TSCĐ(đ)
56.642.669.343
49.883.515.957
- 6.759.153.386
Giá trị khấu hao(đ)
20.968.338.063
23.956.262.746
+2.987.924.683
Giá trị còn lại(đ)
35.674.331.280
30.927.253.211
-4.747.078.069
Hệ số hao mòn (lần)
0,3702
0,4802
+ 0,1100
Hệ số mới, cũ (lần)
0,6298
0,6199
- 0,0098
Ngoài ra, để xem xét cơ cấu đầu tư TSCĐ của Công ty đã hợp lí chưa, có cần bổ sung thêm hay không, nếu bổ sung thì là bao nhiêu ta căn cứ vào các chỉ tiêu về các mức trang bi TSCĐ cho một công nhân.Chỉ tiêu nay phản ánh tình hình công nghiêp hoá sản xuất của Công ty, cũng như tiềm năng cạnh tranh trong thời gian tới.
Tình hình trang bị TSCĐ cho lao động.
Chỉ Tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Chênh lệch
Nguyên giá TSCĐ bình quân
52.448.396.178
53.263.092.650
+ 814.656.472
Số lượng lao động
325
350
+25
Mức trang bị TSCĐ cho 1 lao động
161379680.5
152180264.7
-9199415.83
Số liệu trên cho ta thấy trong năm vừa qua Công ty đã có sự lớn mạnh hơn về quy mô, thể hiện số lượng lao động và nguyên giá TSCĐ bình quân đều tăng .Nhưng nhìn vào Mức trang bị TSCĐ cho 1 lao động ta thấy, năm 2004 nguyên giá TSCD tuy có tăng nhưng vẫn chưa thực sự tương thích với số lượng lao động tăng thêm trong năm.
Bảng phân tích hiệu quả sử dụng
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Chênh lệch
1.Nguyên giá TSCĐ bq
52.448.396.178
53.263.092.650
+814.656.472
2.Doanh thu
93.025.500.000
95.420.800.000
+2.395.300.000
3.Lợi nhuận
382.850.000
406.670.000
+23.820.000.
4.Sức sản xuất
1,7737
1,7915
0.0178
5.Sức sinh lời
0,0073
0,0077
0.0003
Từ bảng phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ cho thấy, doanh thu của Công ty đã tăng lên từ 93.025.500.000 lên 95.420.800.000, và ta thấy mức tăng này tương đối hợp lý so với sự biến động của TSCĐ.Nhìn vào chỉ tiêu sức sinh lời của TSCĐ ta thấy năm 2003 cứ 1 đồng nguyên giá TSCĐ bình quân đem lai 0.0073 đồng lợi nhuận, năm 2004 cứ 1 đồng nguyên giá TSCĐ bình quân đem lại 0.0077 đồng lợi nhuận.Chỉ tiêu nay vẫn còn thấp so với tiềm năng của doanh nghiệp.
Như vậy, bằng việc phân tích các chỉ tiêu về hiệu qủa sử dụng TSCĐ chúng ta có thể thấy được công tác quản lý và sử dụng TSCĐ tại công ty vẫn nhìn chung là chưa tốt, chưa khai thác hết khả năng, công suất của TSCĐ hiện có.
Chương III:
Phương hướng hoàn thiện kế toán TSCĐ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tscđ tại Công ty cổ phần xây dựng số 2 Thăng Long.
Đánh giá chung về công tác hạch toán TSCĐ tại Công ty :
Công ty cổ phần Xây dựng số 2 Thăng Long với gần 40 năm xây dựng và trưởng thành đến nay công ty đã trở thành một trong những công ty hàng đầu trong ngành xây lắp của Việt Nam. Cùng với sự đi lên của nền kinh tế đất nước, công ty đã không ngừng lớn mạnh và hội nhập với nền kinh tế của thị trường.Những thành công đó có được là do nhiều nguyên nhân, trong đó phải kể đến sự năng động, hiệu quả trong tổ chức quản lý sản xuât kinh doanh của bộ máy điều hành Công ty cùng với công cụ hỗ trợ hữu hiệu là hệ thống kế toán.Đặc biệt đối với một doanh nghiệp xây dựng thì hạch toán TSCĐ càng giữ vai trò quan trọng.
Trong những năm qua, công tác kế toán TSCĐ của Công ty đã có nhiều thay đổi, bên cạnh những mặt tích cực còn tồn tại một số hạn chế cần khắc phục.Sau một thời gian tìm hiểu thực tế tại Công ty, em có một số nhận xét sau:
3.1.1>Ưu điểm :
Về công tác kế toán nói chung:
Mô hình tổ chức bộ máy kế toán như hiện nay của Công ty tương đối hợp lí.Việc phân công, bố trí công việc cho các nhân viên là căn cứ vào tính chất nghiệp vụ kinh tế và khả năng,trình độ của mỗi người và tất cả đều được thực hiên dưới sự chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của Kế toán trưởng.
Bộ máy kế toán đã phát huy được vai trò tích cực của mình, phản ánh một cách trung thực, khách quan tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, cung cấp những cơ số liệu chính xác, phục vụ đắc lực cho ban lãnh đạo trong việc ra các quyết định vể phương án sản xuất kinh doanh.
Nhìn chung, hệ thống chứng từ, sổ sách, báo cáo mà Công ty sử dụng đều tuân thủ theo đúng chế độ kế toán do Nhà nước ban hành.Việc tổ chức luân chuyển chứng từ và lưu trữ chứng từ có khoa học đảm bảo phản ánh nghiệp vụ kinh tế một cách nhanh chóng kịp thời, thuận lợi cho quá việc kiểm tra đối chiếu số liệu giữa các sổ sách kế toán.Tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được ghi sổ trên cơ sở các chứng từ gốc hợp lý, hợp lệ và được vận dụng theo hình thức “ Chứng từ ghi sổ “với ưu điểm là ghi chép đơn giản, thuận tiện cho việc đốí chiếu định kỳ giữa kế toán chi tiết với kế toán tổng hợp, vì thế đảm bảo thông tin đầy đủ, trung thực.
Trong điều kiện khoa học công nghệ đang phát triển mạnh mẽ Công ty cũng đã nhận thức được những lợi ích từ việc ứng dụng tin học vào trong công tác kế toán. Đặc biệt với việc sử dụng phần mềm kế toán AFSYS 5.0 đã giúp cho việc sử lý thông tin một cách nhanh chóng, chính xác góp phần giải phóng sức lao động, tinh giảm bộ máy quản lý và nâng cao hiệu quả công việc.
Về công tác kế toán TSCĐ:
Trong công tác kế toán TSCĐ, Công ty cũng đã thực hiên phân loại TSCĐ hiện có theo quy định của Nhà nước.TSCĐ của công ty đươc phân loại theo hình thái biểu hiện,được đánh giá theo nguyên giá và giá trị còn lại giúp cho công tác quản lí và hạch toán TSCĐ được thuân lợi và có hiệu quả hơn.
Một ưu điểm nữa của Công ty là trong Công tác kế toán khấu hao TSCĐ:Trong quá trình hạch toán Công ty đã áp dụng đúng quy định mới của bộ tài chính ban hành về việc xác định thời gian khấu hao.(QĐ 206/2003/QĐ-BTC ngày 12-12-2003).Cụ thể là Công ty đã chủ động xác định thời gian khấu hao hợp lý cho từng tài sản căn cứ vao tình hình kinh doanh tình hình sử dụng và hao mòn của TSCĐ nên đã giúp công ty hạn chế được ảnh hưởng của hao mòn vô hinh cũng như làm tăng tốc độ thu hồi vốn đầu tư.
Mặt khác, trong toàn bộ TSCĐ hiện nay của công ty thì phần lớn là TSCĐ do công ty mua sắm.Như vậy, Công ty đã trang bị được gần đầy đủ TSCĐ cần thiết phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, tránh được tình trang phải đi thuê TSCĐ để sử dụng sẽ tiết kiệm được vốn.Ngoài ra, cũng với những TSCĐ đó nếu Công ty chưa sử dụng đến thi có thể đem đi cho thuê để thu hồi lại được vốn đầu tư ban đầu.
3.1.2>Nhược điểm:
Bên cạnh những ưu điểm nói trên, kế toán TSCĐ tại Công ty cổ phần xây dựng số 2 Thăng Long còn tồn tại một số hạn chế sau:
Thứ nhất, hiện nay Công ty đang áp dụng hình thức Chứng từ ghi sổ nhưng lại không có Sổ đăng kí chứng từ ghi sổ. Như vậy là đã bỏ qua việc hệ thống hoá thông tin về các nghiệp vụ kinh tế tài chính đã phát sinh, đã lập chúng theo trật tự thời gian.Điều này dẫn đến không thể quản líy chặt chẽ các chứng từ ghi sổ đã lập, không phản ánh được toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh, dễ thât lạc hoặc bỏ sót khi ghi sổ kế toán tổng hợp.
Thứ hai, Kế toán TSCĐ không mở sổ chi tiết cho từng loại TSCĐ mà chỉ ghi chung tất cả trên một sổ .Vì vậy mà số liệu mà máy tính in ra cuối kì chỉ là số liệu tăng, giảm mà không cho biết tình hình về một tài sản cụ thể.
Bên cạnh đó, Công ty mới chỉ có mẫu thẻ TSCĐ ở giấy in sẵn ghi chép thủ công mà không có mẫu thẻ trên máy.Thẻ TSCĐ là chứng từ quan trọng để lam căn cứ hạch toán và cũng la để đối chiếu kiểm tra, do đo không lập the trên máy sẽ gây khó khăn trong việc theo dõ, quản ly TSCĐ.
Thứ ba, trong quá trình hạch toán TSCĐ, công ty không sử dung TK 335 để trích trước chi phí sửa chữa lớn.Điều này làm cho chi phí sản xuất kinh doanh trong kì của công ty sẽ tăng đột ngột, vì thế thông tin do công tác kế toán cung cấp có thể sẽ giảm bớt độ chính xác vốn có.Công ty vẫn sử dụng TK 142 kêt chuyển chi phí sửa chữa và TK821,721 khi tiến hành thanh lí nhượng bán TSCĐ mà chưa áp dụng TK242,811,711 theo thông tư 89/2002/TT-BTC.
Cụ thể đối với nghiệp vụ thanh lý, nhượng bán Công ty hạch toán như sau
Xoá sổ TSCĐ: Nợ TK214: Giá trị hao mòn luỹ kế
Nợ TK821: Giá trị còn lại
Có TK211: Nguyên giá TSCĐ
Chi phí thanh lí nhượng bán:
Nợ TK821: tập hợp chi phí thanh lí nhượng bán
Nợ TK133: thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 331,111,112
Thu nhập từ thanh lí TSCĐ:
Nợ TK111,112,152,......
Có TK721: Giá bán chưa thuế
Có TK 333: Thuể GTGT đầu vào
Thứ tư,hiện nay Công ty mặc dù đã có ứng dụng tin học vao hệ thống kế toán nhưng phân hành kế toán TSCĐ lại không hoàn toàn được làm trên phần mềm hiên tại của công ty, có nhưng khâu thì làm ngoài bằng tay, hoặc làm thủ công trên EXCEL, lại có những phần làm trên phần mềm.Dẫn đến là không thể logic được tất cả các khâu,không có sự thống nhất hợp lí,việc tổng hợp số liệu và kiểm tra đối chiếu rất khó khăn.
Thứ năm, việc áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng cho tất cả các tài sản là chưa thực sự phù hợp với đặc thù của một công ty xây dựng. Do trong năm có một khoảng thời gian khá lớn (khoảng 4 tháng mùa mưa) các TSCĐ chủ yếu của công ty không tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh.Dẫn đến viếc tinh khấu hao không còn phản ánh chính xác.
3.2.>Một số giải pháp hoàn thiện kế toán TSCĐ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ.
3.2.1.Các giải pháp về kế toán TSCĐ
Về hệ thống TK sử dụng để hạch toán:
Công ty nên điều chỉnh lại hệ thống tài khoản đang sử dụng theo hệ thống tài khoản thống nhất do Bộ tài chính mới ban hành.
Cụ thể, khi tập hợp chi phí sửa chữa và phân bổ chi phí cho nhiều năm tài chính thì công ty sử dụng TK242.Còn đối với nghiệp vụ thanh lí, nhượng bán , Công ty nên hạch toán như sau:
Xoá sổ TSCĐ: Nợ TK214:Giá trị hao mòn luỹ kế
Nợ TK811:Giá tri còn lại
Có TK 211: Nguyên giá TSCĐ
Chi phí thanh lý, nhượng bán:
Nợ TK811: tập hợp chi phí thanh lý,nhượng bán
Nợ TK133: Thuế GTGT được khấu trừ.
Có TK331,111,112........
Các khoản thu hồi:
Nợ TK111,112,152,.....
Có TK711: Giá bán chưa thuế
Có TK 333: thuế GTGT đầu ra
Về sửa chữa TSCĐ: vì đặc điểm kinh doanh nghành xây dựng khối lượng máy móc thiết bị, nhà cửa chiếm tỉ trọng lớn.Nên việc phải sửa chửa tu bổ TSCĐ diễn ra thường xuyên,Bởi vậy Công ty nên tiến hành trích trước chi phí sửa chữa nhỏ vào TK335 để tránh tình trạng gặp khó khăn về chi phí khi có hoạt động sửa chữa bất ngờ ngoài kế hoạch.
Cụ thể : Đầu kì tiến hành trích trước chi phí sửa chữa TSCĐ:
Nợ TK627,623,624:chi phí sửa chữa
Có TK335: trích trước chi phí sửa chữa
Khi thực tế phát sinh:
Nợ TK241: chi phí sửa chữa
Nợ TK133: thuế GTGT được khấu trừ
Có TK:152,153,331......
Sửa chữa hoàn thành:
Nợ TK335:phân bổ chi phí sửa chữa thực tế phát sinh
Có TK2413: chi phí sửa chữa thưc tế phát sinh
Chi phí sửa chữa lớn hơn số đã trích :
Nợ TK335 : chi phí sửa chữa đã trích trước
NợTK623,627,624: số chênh lệch
Có TK241( 2413 ): chi phi sửa chữa thực tế
Về khấu hao TSCĐ :
Theo em việc áp dụng phương pháp khấu hao theo “ số lượng và khối lượng sản phẩm” là phù hợp hơn với đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty.
Cụ thể: với các TSCĐ tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh theo vụ cho hoạt động xây dựng, Công ty nên thực hiện trích khấu hao theo “ca máy” thực hiện trong năm:
Mức khấu hao trong năm
=
Số ca máy thực hiện trong năm
Nguyên giá TSCĐ
Tổng số ca máy theo thiết kế
x
Về sổ chi tiết TSCĐ: Công ty nên mở sổ chi tiết theo dõi cho từng đối tượng, từng loại TSCĐ.Mẫu sổ này có thể được lập theo đúng quy định của Bộ tài chính.
Sổ chi tiết TSCĐ
Loại tài sản..........
S
T
T
Ghi tăng TSCĐ
Khấu hao TSCĐ
Ghi giảm TSCĐ
Chứng từ
Tên đặc điểm,ký
hiệu
Nứơc
sản xuát
Tháng năm đưa và sử dụng
Số hiệu
Nguyên giá
Khấu hao
Khấu hao đã tính đến khi ghi giảm
Chứng từ
Lý do giảm
SH
NT
Tỷ lệ (%)KH
Mức Kh
SH
NT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
Cộng
3.2.2.Các giải pháp nâng cao hiệu qủa sử dụng TSCĐ tại công ty cổ phần xây dựng số 2 Thăng Long
Để nâng cao hiệu qủa sử dụng vốn cố định tức là nâng cao hiệu quả đồng vốn bỏ ra để đầu tư TSCĐ. Vậy vấn đề đặt ra là tăng cường quản lý và sử dụng TSCĐ.
Về công tác quản lý TSCĐ: Để nâng cao hiệu qủa quản lý tránh tình trạng hư hỏng mất mát TSCĐ, công ty cần lập phương án sử dụng TSCĐ đặc biệt là máy móc thiết bị, công ty cần phân loại theo nhóm đã sử dụng, cần thanh lý để tận dụng hết hiệu qủa của TSCĐ.Giao TSCĐ cho từng bộ phận quản lý để nâng cao tinh thần trách nhiệm của từng bộ phận.
Lựa chọn phương án đúng đắn đầu tư mua sắm TSCĐ, đây là công việc hết sức quan trọng vì nó ảnh hưởng đến hiệu quả của đồng vốn cố định đầu tư.TSCĐ được đầu tư đúng đắn, đảm bảo chất lượng kỹ thuật sẽ làm tăng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.
Cần nhanh chóng xử lý TSCĐ bị lạc hậu hư hỏng vì khi TSCĐ bị ứ đọng sẽ dẫn đến doanh nghiệp bị chậm luân chuyển vốn cố định, dẫn đến thiệt hại do vốn cố định mất cơ hội đầu tư.
Trong kiểm kê TSCĐ, đối với thiết bị văn phòng công ty có thể tiến hành kiểm kê một năm một lần, còn đối với TSCĐ dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh nên tiến hành kiểm kê sáu tháng một lần.Như vậy sẽ thuận tiện hơn cho việc quản lý tài sản của đơn vị.
Trên đây là một số đề xuất mà em mạnh dạn đưa ra nhằm hoàn thiện hơn trong công tác kế toán TSCĐ ở công ty cổ phần xây dựng số 2 Thăng Long.Hy vọng cùng với việc không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ va hiệu quả sản xuât kinh doanh nói chung thì trong tương lai Công ty sẽ vững mạnh đi lên cùng xu thế phát triển của đất nước.
mục lục
Lời Nói đầu
Phần 1
Báo cáo thực tập tại công ty cổ phần xây dựng số 2 Thăng Long
I/Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần xây dựng số 2 Thăng Long 1
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 1
1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần xây dựng số 2 Thăng Long 2
1.3/ Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 3
1.4/ Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất 16
II/Thực tế công tác kế toán của công ty xây dựng số 2 Thăng Long. 6
2.1/ Tổ chức bộ máy kế toán 6
2.2/Tổ chức hệ thống chứng từ và luân chuyển chứng từ 8
2.3/Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán 9
2.4/ Tổ chức sổ kế toán của công ty 9
2.5/Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán 12
III/ Nhận xét đánh giá chung 12
Phần II
Chuyên đề tốt nghiệp
Chương I:
Cơ sở lý luận chung về hạch toán tài sản cố định
với vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định trong doanh nghiệp 15
I. Tài sản cố định - đặc điểm và nhiệm vụ hạch toán tài sản cố định. 15
1.1. Khái niệm tài sản cố định 15
1.2. Đặc điểm của tài sản cố định 16
1.3 Nhiệm vụ của hạch toán TSCĐ 16
II. Phân loại và đánh giá tài sản cố định 16
2.1Phân loại tài sản cố định 16
2.2. Đánh giá tài sản cố định 18
III. Tổ chức hạch toán TSCĐ trong doanh nghiệp 21
3.1. Thủ tục và hồ sơ 21
3.2. Hạch toán chi tiết TSCĐ 21
3.3. Hạch toán tổng hợp TSCĐ 22
3.4 Hạch toán thuê và cho thuê tài sản cố định 37
3.5. Hệ thống sổ sách kế toán tài sản cố định 39
IV. Vấn đề nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản cố định 42
4.1. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ 42
4.2. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng và quản lý TSCĐ 44
V. Một số liên hệ với kế toán Quốc tế và chuẩn mực kế toán 44
Chương II:
Thực tế hạch toán tài sản cố định tại công ty cổ phần xây dựng số 2 Thăng Long 46
I/ Lịch sử hình thành vàđặc điểm hoạt động kinh doanh, bộ máy quản lí của Công ty cổ phần xây dựng số 2 Thăng Long. 46
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 46
1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần xây dựng số 2 Thăng Long 47
1.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 48
1.4./ Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất 48
1.5./ Tổ chức công tác kế toán của công ty xây dựng số 2 Thăng Long 49
II/ Thực trạng công tác tổ chức hạch toán TSCĐ tại công ty cổ phần xây dựng số 2 Thăng Long 53
1. Đặc điểm và tình hình quản lý, sử dụng TSCĐ tại Công ty 53
1.1. Phân loại và đặc điểm tài sản cố định 53
1.2. Công tác quản lý và sử dụng tài sản cố định 54
2. Hạch toán tình hình biến động TSCĐ tại Công ty 55
2.1. Thủ tục chứng từ, sổ sách, tài khoán sử dụng và quy trình hạch toán chung 55
2.2. Hạch toán tình hình biến động tăng TSCĐ 55
2.3.Hạch toán tính hình biến động giảm TSCĐ 61
3.Hạch toán khấu hao TSCĐ 65
4.Kiểm kê TSCĐ 66
5.Hạch toán sửa chữa tài sản cố định 66
6.Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ tại Công ty 69
Chương III:
Phương hướng hoàn thiện kế toán TSCĐ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tscđ tại Công ty cổ phần xây dựng số 2 Thăng Long. 72
3.1. Đánh giá chung về công tác hạch toán TSCĐ tại Công ty : 72
3.2.Một số giải pháp hoàn thiện kế toán TSCĐ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ. 74
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K0068.doc