Kinh doanh Gas là một trong những ngành kinh doanh phải yêu cầu độ an toàn cao và kỹ thuật hiện đại. Bởi vì gas là chất dễ gây cháy nổ, hỏa hoạn ảnh hưởng lớn đến độ an toàn và sinh mạng của người sử dụng. Việc dự trữ gas của công ty tại các kho, bể và việc trữ gas trong bình gas để phục vụ người tiêu dùng cần phải được áp dụng trình độ công nghệ cao để bảo đảm an toàn. Do đó, công ty đã đầu tư công nghệ hiện đại trong quá trình dự trữ, sang chiết, xử lý các sản phẩm để tạo mức độ an toàn cao nhất cho nhân viên trực tiếp tiếp xúc với gas của công ty, các thiết bị cung cấp cho khách hàng cũng được sử dụng công nghệ tiên tiến đảm bảo độ an toàn cao cho người sử dụng.
160 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1243 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực tế kế toán lưu chuyển hàng hóa tại công ty cổ phần Gas Petrolimex, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giá bán hàng hóa. Công ty giải thích là để cho tiện hạch toán, giảm bớt công việc kế toán. Nhưng như vậy là không hợp lý tại vì làm như vậy công ty sẽ không thể hiện đúng bản chất của việc chiết khấu thương mại và giảm giá hàng bán, không thể hiện được tác dụng của việc giảm giá và chiết khấu của công ty, và sẽ không khuyến khích được khách hàng mặc dù công ty có chiết khấu có giảm giá, sẽ không tạo được tư tưởng được giảm giá cho các khách hàng. Việc không sử dụng dụng hai tài khoản này là không hợp lý không thu hút được khách hàng.
Tài khoản phải thu nội bộ (TK 136) và phải thu khác (TK 138) Công ty không sử dụng hai tài khoản này mà sử dụng gộp vào hai tài khoản phải tương ứng. Tài khoản 136 được hạch toán vào tài khoản 336, khi đó tài khoản 336 được coi như một tài khoản lưỡng tính, hạch toán cả các khoản phải thu nội bộ và các khoản phải trả nội bộ. Tương tự như vậy với tài khoản 138 cũng được hạch toán trên tài khỏa 338. Công ty giải thich làm vậy cho dễ dàng hạch toán nhưng thực tế hạch toán như thế rất khó theo dõi tách bạch các khoản phải thu và các khoản phải trả, sẽ rất dễ gây ra nhầm lẫn và không đúng theo chế độ quy định.
Tài khoản hàng gửi bán(TK 157) Công ty không sử dụng tài khoản này trong khi công ty có sử dụng hình thức bán hàng qua đại lý tuy không nhiều. Ngoài ra công ty xuất hàng bán công nghiệp cũng cần sử dụng tài khoản này để phản ánh hàng đã xuất kho, hay chuyển hàng cho khách hàng mà khách hàng chưa chính thức chấp nhận, chưa làm giấy tờ biên nhận. Là một công ty kinh doanh thương mại mà không sử dụng tài khoản hàng gửi bán thật sự là không hợp lý vì công ty vẫn có những tài khoản kinh tế phát sinh cần sử dụng.
Tài khoản dự phòng giảm giá hàng bán (159) Mặc dù kinh doanh gas là một sản phẩm có giá lên xuống thất thường nhưng công ty không sử dụng tài khoản dự phòng giảm giá hàng bán, có nghĩa là cũng không trích lập dự phòng này. Công ty không lập dự phòng giảm giá sẽ dẫn đến khả năng rủi ro cao cho các mặt hàng tồn kho vì các mặt hàng này giảm giá sẽ làm cho hàng tồn kho của công ty giảm giá trị nếu vẫn ghi nhận như khi mua về thì sẽ không phản ánh đúng giá trị tài sản của công ty. Và làm ảnh hưởng đến việc phân tích các chỉ số của công ty kéo theo là ảnh hưởng đến chiến lược phát triển của công ty.
Phương pháp hạch toán
Hạch toán chi phí mua hàng
Công ty không hạch toán riêng chi phí mua hàng vào một tài khoản chi tiết của hàng hóa mà hạch toán vào chi phí bán hàng của công ty. Hạch toán như vậy là sai quy tắc, ghi nhận luôn vào chi phí của công ty sẽ làm giảm lợi nhuận trong kỳ trong khi đó hàng hóa khi mua về chưa chắc đã bán hết trong kỳ. Hơn nữa hạch toán chi phí thu mua vào chi trong kỳ sẽ không phản ánh đúng giá trị hàng tồn kho của công ty, hàng tồn kho sẽ có giá trị nhỏ hơn so với thực tế làm cho giá trị tài sản của công ty không đúng với thực tế. Hạch toán như vậy sai quy định kế toán hiện hành mặc dù hạch toán vậy sẽ làm cho công ty đỡ được công tác kế toán trong việc phân bổ chi phí mua hàng cho hàng tồn kho vào cuối kỳ nhưng gây ra cho công ty nhiều chỉ tiêu lêch lạc dẽ dẫn đến những quyết định sai trong chiến lược kinh doanh của công ty.
Hạch toán nghiệp vụ xuất hàng khuyến mại
Là một công ty kinh doanh thương mại lớn việc khuyến mại cho khách hàng để thu hút khách hàng, nâng cao doanh thu tiêu thụ cho công ty là một trong những chiến lược bán hàng của công ty. Nhưng nghiệp vụ xuất hàng khuyến mại của công ty không hạch toán đúng theo quy định của nha nước ban hành. Khi xuất kho hàng hóa để khuyến mại công ty ghi tăng trực tiếp giá vốn và giảm hàng hóa mà ghi giảm trực tiếp vào chi phí bán hàng. Hạch toán như vậy tuy không làm thay đổi lợi nhuận của công ty nhưng sai quy định hiện hành.
Hạch toán bán hàng chuyển thẳng
Công ty bán hàng chuyển thẳng cho khách hàng không qua kho (chỉ bán cho các công ty con của công ty) nhưng công ty không hạch toán chuyển thẳng từ tài khoản hàng mua đang đi đường về tài tài khoản giá vốn hàng bán mà lại chuyển qua tài khoản hàng hóa. Hạch toán như vậy rất phức tạp, qua nhiều công đoạn và không phản ánh đúng nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Hạch toán nghiệp vụ bán hàng cho khách hàng công nghiệp
Công ty bán hàng cho khách hàng công nghiệp không làm thủ tục xuất hàng và hạch toán nghiệp vụ xuất hàng sau mỗi lần xuất mà tập hợp đến cuối tháng mới hạch toán. Khi xuất hàng cho khách hàng công ty chỉ làm thủ tục như chuyển kho hàng hóa sang kho chung gian, vẫn là hàng hóa của công ty, đến cuối tháng công ty tập hợp lại và hạch toán như một lần bán hàng thông thường. Hạch toán như vậy là sai quy định, không phản ánh kịp thời khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh, hàng hóa không còn là của công ty nhưng trên sổ sách nó vẫn là hàng hóa của công ty.
Sổ sách kế toán
Sổ cái
Công ty mở sổ cái cho các tài khoản chi tiết là sai quy định. Sổ cái chỉ mở cho các tài khoản tổng hợp, để theo dõi tổng hợp về một tài khoản gốc vậy mà công ty mở sổ cái cho các tài khoản được mở chi tiết sẽ không thể hiện rõ được tác dụng của sổ cái các tài khoản và không theo quy định ban hành.
Sổ nhật ký chứng từ, bảng kê
Nhìn chung các nhật ký chứng từ mà công ty sử dụng đều đúng theo quy định, có biến đổi nhưng rất phù hợp nhưng công ty lại không sử dụng bản kê số 9 dùng để theo dõi và tổng hợp hàng hóa trong kỳ và liên hệ với các nhật ký chứng từ đã sử dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc theo dõi và hạch toán hàng tồn kho, và theo dõi cả hàng nhập kho theo cả giá thực tế và giá hạch toán, theo dõi hàng xuất kho trong kỳ. Công ty không sử dụng bảng kế này sẽ không thuận tiện cho việc theo dõi và quản lý hang hóa của công ty.
3.2. Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện kế toán lưu chuyển hàng hóa tại công ty cổ phần Gas Petrolimex.
Hoàn thiện kế toán lưu chuyển hàng hóa là một trong những công việc rất cần thiết của công ty. Muốn công ty hoạt động sản xuất kinh doanh tốt thì công ty cần phải hoàn thiện hơn công tác kế toán của quá trình này. Hoàn thiện kế toán quá trình lưu chuyển hàng hóa sẽ giảm bớt được công việc kế toán của công ty, hạch toán hợp lý hơn, chính xác hơn và đúng với chế độ hơn. Từ đó phản ánh đúng đắn hơn quá trình hoạt động kinh doanh của công ty, giúp công ty đưa ra được những chiến lược kinh doanh đúng đắn, sát với thực tế hơn, giúp cho công ty ngày càng phát triển.
3.2.1. Hoàn thiện về công tác kế toán nói chung
Bộ máy kế toán
Về mô hình tổ chức: Công ty nên thay đổi mô hình tổ chức sang kiểu nửa tập trung nửa phân tán để dễ dàng cho việc quản lý của công ty. Công ty nên có những bộ phận phụ trách riêng tại các chi nhánh ở các tỉnh thành và các cửa hàng ở Hà Nội để hạch toán chi tiết và lập báo cáo để đưa lên tổng công ty hạch toán tiếp thì sẽ giảm bớt công việc tại tổng công ty và sẽ mang lại hiệu quả hơn cho việc quản lý cũng như hạch toán tại công ty.
Về số lượng nhân viên kế toán: Công ty nên tuyển dụng thêm kế toán viên để công việc kế toán của công ty được thực hiện nhanh chóng, kịp thời, và chính xác hơn. Khi đó công ty có thể phân công công việc cho các kế toán viên một cách hợp lý hơn sẽ không vi phạm quy tắc bất kiêm nhiệm từ đó có thể thực hiện tốt nhiệm vụ của phòng kế toán mà tránh được những gian lận, sai sót xảy ra.
Hệ thống sổ sách
Công ty nên chuyển sang hình thức nhật ký chung để dẽ dàng hơn trong việc lập các sổ sách, việc theo dõi đối chiếu vừa đẽ dang lưu trữ và rất phù hợp với việc sử dụng kế toán máy. Làm giảm bớt công việc cho kế toán, mà vẫn cung cấp đủ thông tin cần thiết cho việc quản lý công ty và ra quyết định của các đối tượng quan tâm.
Sơ đồ 8 : Trình tự ghi sổ của hình thức nhật ký chung
Chứng từ gốc
Sổ nhật ký đặc biệt
Sổ nhật ký đặc biệt
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Sổ cái
Bảng tổng hợp chi tiết
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo tài chính
Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ
Quan hệ đối chiếu kiểm tra
Ghi hàng ngày
3.2.2. Hoàn thiện về kế toán lưu chuyển hàng hóa
3.2.2.1. Hoàn thiện về mặt kế toán tài chính
Hoàn thiện về chứng từ
Về nghiệp vụ xuất bán gas cho khách hàng công nghiệp
Công ty cần phải ghi nhận nghiệp vụ phát sinh theo đúng quy định khi mà có nghiệp vụ kinh tế xảy ra để phản ánh kịp thời nghiệp vụ đó. Khi xuất bán hàng cho khách hàng công nghiệp công ty nên lập hóa đơn giá trị gia tăng cho mỗi lần xuất bán. Trong trường hợp khách hàng quen, đáng tin tưởng và họ yêu cầu cuối tháng lập hóa đơn một lần để đỡ tốn thời gian, thủ tục thì công ty có thể xuất hàng và lập phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, và chuyển hàng hóa xuất bán từ tài khoản hàng hóa sang hàng gửi bán để xác nhận là hàng hóa đó đã xuất kho của công ty, coi như đang chuyển đến cho bên mua. Như vậy tuy không thật sự đúng quy định nhưng cũng có thể chấp nhận được, và đáp ứng được yêu cầu của khách hàng.
Về nghiệp vụ bán chuyển thẳng hàng hóa
Khi hàng về đến cảng, công ty chuyển luôn cho bên mua không qua kho thì công ty không nên lập phiếu nhập kho rồi lại lập phiếu xuất kho như vậy không phản ánh đúng nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Công ty nên lập hóa đơn giá trị gia tăng luôn cho khách hàng khi chuyển hàng cho khách hàng, không cần lập hóa đơn nhâp kho, xuất kho nữa như vậy sẽ hợp lý hơn và đúng theo quy định hiện hành.
Về tài khoản sử dụng
Tài khoản chi phí mua hàng: Công ty nên sử dụng tài khoản chi phi mua hàng là tài khoản chi tiết của tài khoản hàng hóa để có thể hạch toán đúng đắn giá vốn của hàng hóa mua vào từ đó mà có những quy định đúng đắn về giá bán. Công ty nên mở thêm một tài khoản cấp bốn cho mỗi hàng hóa để theo dõi chi phí thu của từng loại hàng hóa vì các loại hàng hóa của công ty mua với các chuyến khác nhau, có đặc thù khác nhau và nhập tại những kho khác nhau. Nên việc theo dõi riêng chi phí thu mua của các loại hàng hóa cũng dễ dàng và thuận tiện hơn. Ví dụ tài khoản hàng hóa gas (TK 15651) sẽ mở chi tiết như sau:
TK 15651: Hàng hóa – gas
TK 156511: Giá hạch toán hàng gas mua về
TK 156512: Chi phí mua hàng hóa - gas
TK 156513: Chênh lệch giữa giá hạch toán và giá thực tế của hàng hóa
Vậy sẽ hợp lý hơn và dễ theo dõi hơn từ đó mà giúp cho công ty có những phân tích, nhận định đúng đắn để tác động làm hạn chế nhất các chi phí phát sinh mang lại lợi nhuận cao nhất có thể cho công ty. Và theo dõi được chi phí thu mua phát sinh nghiệp vụ mua hàng, mà khoản chi phí này rất dễ gian lận, sai sót nên cần phải theo dõi sát sao.
Tài khoản nguyên tệ (TK 007): Công ty nên sử dụng tài khoản nguyên tệ để theo dõi lượng nguyên tệ dư đầu kỳ, cuối kỳ và biến động trong kỳ. Theo dõi để công ty có thể biết chính xác nguyên tệ mình nắm giữ được bao nhiêu, đã đủ mức dự trữ và thuận tiện nhất cho việc mua hàng ở nước ngoài.
Tài khoản chiết khấu thương mại (TK 521) và giảm giá hàng bán(TK 532)
Công ty nên sử dụng các tài khoản này để theo dõi chính xác các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán để công ty có thể xem xét xem chiết khấu đã đủ chưa, đã có thể thu hút được khách hàng không và có những biện pháp thiết thực và hiệu quả. Và hạch toán riêng, ghi cụ thể thì người mua sẽ biết được quyền lợi của họ được hưởng như thế nào từ đó có thể khuyến khích được khách hàng mua hàng của công ty.
Tài khoản phải thu nội bộ (TK 136) và tài khoản phải thu khác(TK 138)
Công ty không nên gộp các khoản phải thu nội bộ vào các khoản phải trả nội bộ và các tài khoản phải thu khác vào tài khoản phải trả khác. Vì công ty có nhiều công ty con nên dùng chung một tài khoản sẽ không hợp lý, công ty sẽ không thể theo dõi chính xác các nghiệp vụ thu chi nội bộ, để biết và ra kế hoạch hơp lý, kịp thời. Tương tự công ty cũng không nên gộp tài khoản phải thu khác và phải trả khác vào làm một tài khoản, vì như vậy cũng khó theo dõi các khoản phải trả và các khoản phải thu, dễ gây nhầm lẫn, sai sót.
Tài khoản hàng gửi bán( TK 157)
Công ty nên sử dụng tài khoản hàng gửi bán vì công ty cần sử dụng tài khoản này, với các nghiệp vụ xuất bán hàng qua đại lý hay các nghiệp vụ bán hàng cho khách công nghiệp trong tháng mà không lập hóa đơn giá trị gia tăng ngay thì phải cho qua tài khoản hàng gửi bán. Do sự cần thiết sử dụng tài khoản này công ty nên dùng để các nghiệp vụ được phản ánh đúng đắn nhất.
Tài khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho (TK 159)
Công ty nên sử dụng tài khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho để hạch toán nghiệp vụ dự phòng hàng tồn kho để đảm bảo cho công ty tránh được rủi ro và phản ánh đúng giá cả thị trường để có kế hoạch, chiến lược kinh doanh hợp lý mang lại lợi nhuận cho công ty.
Về Phương pháp hạch toán
Hạch toán về chi phí mua hàng
Công ty nên hạch toán chi phí mua hàng vào tài khoản chi tiết của tài khoản hàng hóa để phản ánh đúng giá vốn của công ty.
Khi có nghiệp vụ kinh tế liên quan đến chi phí mua hàng như chi phí vận chuyển, bôc dỡTa hạch toán như sau: ( ví dụ chi phí mua gas)
Nợ TK 156512: Chi phí mua hàng chưa có thuế
Nợ TK 1331: Thuế giá trị gia tăng
Có TK 111,112, 331: Tổng chi phí phải thanh toán với người bán
Cuối kỳ phân bổ chi phí thu mua theo công thức:
Chi phí thu mua phát sinh trong kỳ
Chi phí thu mua tồn đầu kỳ
Trị giá hàng hóa bán trong kỳ (tồn cuối kỳ)
x
=
Chi phí thu mua phân bổ cho hàng bán trong kỳ (tồn cuối kỳ)
Trị giá hàng hóa tồn đầu kỳ
+
Trị giá hàng bán trong kỳ
+
Sau khi phân bổ xong kế toán tiến hành hạch toán chi phí thu mua đã được phân bổ vào tài khoản giá vốn:
Nợ TK 632111: Chi phí thu mua phân bổ cho hàng – Gas xuất bán trong kỳ
Có TK 156513: Chi phí thu mua phân bổ cho hàng – Gas xuất bán trong kỳ
Các hàng hóa khác cũng hạch toán phân bổ chi phí tương tự.
Hạch toán nghiệp vụ khuyến mại
Công ty nên dùng tài khoản doanh thu nội bộ để phản ánh doanh thu khi xuất bán hàng để khuyến mại, và xuất hàng ghi giảm giá vốn như xuất hàng hóa bình thường như vậy sẽ đúng với quy định và cũng phản ánh đúng thực tế nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Khi xuất kho hàng hóa phục vụ cho khuyến mại kế toán ghi:
Ghi nhận giá vốn:
Nợ TK 63211: Giá vốn hàng bán - gas,bếp, phụ kiện
Có TK 15651: Hàng hóa – gas, bếp, phụ kiện
Ghi nhận doanh thu:
Nợ TK 6418: Chi phí quảng cáo, khuyên mại
Có TK 51211: Doanh thu nội bộ- gas, bếp, phụ kiện
Hạch toán nghiệp vụ bán hàng chuyển thẳng
Khi bán trực tiếp cho khách hàng, từ tàu người bán lên xe chuyển đến thẳng kho người mua công ty nên chuyển ngay từ tài khoản hàng mua đang đi đường sang tài khoản giá vốn không phải thông qua tài khoản hàng hóa. Hạch toán nghiệp vụ này như sau: ( công ty chỉ bán chuyển thẳng cho công ty con )
Ghi nhận giá vốn:
Nợ TK 63211: Giá vốn hàng bán – gas, bếp, phụ kiện
Có TK 15151: Hàng mua đang đi đường – gas, bếp, phụ kiện
Ghi nhận doanh thu:
Nợ TK 1363: Phải thu nội bộ - gas, bếp, phụ kiện
Có TK 51211: Doanh thu nội bộ - gas, bếp, phụ kiện Có TK 33311: Thuế giá trị gia tăng đầu ra
Hạch toán bán hàng cho khách hàng công nghiệp
Khi xuất hàng bán cho khách hàng công nghiệp công ty cần phải hạch toán nghiệp vụ đã phát sinh. Có thể giải quyết bằng hai phương án.
Tốt nhất là khi xuất kho hàng hóa bán cho khách hàng thì lập hóa đơn GTGT cho lần xuất đó, ghi nhận ngay doanh thu, giá vốn cho lô hàng đó. Kế toán ghi nhận:
Ghi nhận giá vốn:
Nợ TK 63211: Giá vốn hàng bán – gas, bếp, phụ kiện
Có TK 15651: Hàng hóa – gas, bếp, phụ kiện
Ghi nhận doanh thu:
Nợ TK 131, TK 111, TK 112: Tổng số tiền phải thu
Có TK 5111: Doanh thu bán hàng – gas, bếp, phụ kiện
Có TK 33311: Thuế GTGT đầu ra
Nếu khách hàng đề nghị để dồn đến cuối tháng rồi viết hóa đơn cho khỏi mất thời gian, và phải qua nhiều thủ tục. Với những khách hàng tin tưởng công ty có thể tạm cho qua tài khoản hàng gửi bán và đến cuối tháng tập hợp lại để viết hóa đơn một lần. Như vậy chưa thật sự đúng quy định nhưng có thể tạm chấp nhận.
Khi công ty xuất kho hàng hóa cho khách hàng trong tháng:
Nợ TK 15751: Hàng gửi bán – gas, bếp, phụ kiện
Có TK 15651: Hàng hóa – gas, bếp, phụ kiện
Cuối tháng tập hợp và ghi nhận:
Ghi nhận giá vốn:
Nợ TK 63211: Giá vốn hàng bán – gas, bếp, phụ kiện
Có TK 1575: Hàng gửi bán – gas, bếp, phụ kiện
Ghi nhận doanh thu:
Nợ TK 131, 111,112: Tổng số tiền thanh toán
Có TK 5111: Doanh thu bán hàng – gas, bếp, phụ kiện
Có TK 33311: Thuế GTGT đầu ra
Hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Công ty nên lập dự phòng cho hàng tồn kho để đề phòng hàng hóa giảm giá so với giá gốc. Hàng tồn kho chỉ được lập dự phòng khi thuộc quyền sở hữu của công ty, có giầy tờ hợp lệ minh chứng cho giá vốn của hàng tồn kho.
Công thức xác định mức trích lập dự phòng:
Mức giảm giá HTK
x
Số lượng mỗi loại HTK
Mức dự phòng giảm giá HTK
=
Giá trị thuần có thể thực hiện được của HTK
-
Giá gốc HTK theo sổ kế toán
Mức giảm giá HTK
=
mư
Cuối niên độ kế toán, căn cứ vào mức trích lập dự phòng giảm giá HTK kế toán ghi:
Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán (chi tiết dự phòng giảm giá HTK)
Có TK 159: Dự phòng giảm giá HTK
Cuối niên độ năm sau:
Nếu có mức dự phòng giảm giá HTK cao hơn mức dự phòng giảm giá HTK năm trước thì lập thêm theo số chênh lệch:
Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán (chi tiết dự phòng giảm giá HTK)
Có TK 159: Dự phòng giảm giá HTK
Nếu có mức dự phòng giảm giá HTK thấp hơn mức dự phòng giảm giá HTK năm trươc thì mức chênh lệch được hoàn nhập dự phòng:
Nợ TK 159: Dự phòng giảm giá HTK
Có TK 711: Thu nhập khác
Vế sổ sách kế toán
Sổ cái:Công ty cần phải lập sổ cái theo tài khoản cấp một để có thể theo dõi tổng hợp nhất về tài khoản đó, và tuân thủ đúng theo chế độ ban hành.
Sổ nhật ký chứng từ, bảng kê
Công ty nên dùng bảng kê số 9 để theo dõi lượng hàng hóa nhập vào theo cả giá hạch toán và giá thực tế, tính luôn ra hệ số để điều chỉnh giá xuất cho hợp lý:
Biểu số 33: Bản kê số 9
BẢNG KÊ SỐ 9
Tính giá thực tế hàng tồn kho¸
Tháng ..năm
STT
Chỉ tiêu
TK 156- Hàng hóa
H¹ch to¸n
Thùc tÕ
1
2
3
4
1
I. Số dư đầu tháng
2
II. Số phát sinh trong tháng
3
4
5
.
NKCT số 5
NKCT số 6
NKCT số 7
..
6
III. Cộng số dư đầu tháng và phát sinh trong tháng (I+II)
7
IV. Hệ số chênh lệch
8
V. Xuất trong tháng
9
VI. Tồn cuối tháng (III –V)
Người lập biểu Kế toán trưởng
Sổ chi tiết
Bên cạnh việc theo dõi nguyên tệ trên tài khoản 007 công ty nên lập sổ chi tiết TK 007 để dẽ dàng theo dõi ngoại tệ các loại của công ty. Vì công ty nhập khẩu hàng hóa nhiều nên theo dõi này khá cần thiết.
Biểu số 34: Sổ chi tiêt tài khoản 007
SỔ CHI TIẾT TK 007
Loại ngoại tệ:
Tháng ..Năm.
Chứng từ
Diễn giải
Số phát sinh trong kỳ
Số dư
SH
NT
Nợ
Có
.
.
Cộng
Người lập biểu Kế toán trưởng
3.2.2.2. Hoàn thiện về kế toán quản trị
Ngày nay, khi kinh tế ngày càng phát triển thì kế toán không chỉ cung cấp thông tin cho những người quan tâm nữa, mà quan trọng hơn từ những con số của kế toán tài chính đó kế toán có thể hiểu, phân tích và đưa ra những biện pháp, những đề suất, những chiến lược tư vấn cho các nhà quản lý để họ đưa ra những quyết định đúng đắn, có căn cứ và lập ra những dự án có tính khả thi cao. Điều này thể hiện trên các báo quản trị, các thông tin quản trị mà phòng kế toán cung cấp.
Dự trữ hàng tồn kho
Mức dự trữ hàng tồn kho của công ty rất quan trọng, nó tác động lớn đến quá trình hoạt động kinh doanh của công ty, ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty.Mức dự trữ phải hợp lý sao cho đảm bảo được hàng hóa luôn đủ, sẵn sàng để xuất, bán cho khách hàng khi họ có yêu cầu, vừa phải đảm bảo lượng hàng tồn kho vừa đủ để tránh việc ứ đọng vốn nhiều gây lãng phí cho công ty như lãng phí về vốn lưu động, về lưu kho bãi, bảo quản và giảm giá vì giá gas luôn không ổn định.
Mức dự trữ này được xác định trên cơ sở theo dõi và phân tích lượng hàng tiêu thụ trong kỳ, dự báo thị trường của kỳ này, năm này để lập kế hoạch mua hàng, và dự trữ hàng đảm bảo hiệu quả nhất cho công ty.
Công ty phải lập dự kiến lượng hàng tồn cuối kỳ thường dựa trên phương pháp thống kê kinh nghiệm, đồng thời phải căn cứ vào khả năng tiêu dùng, sức mua của dân cư trong kỳ cần dự báo, và tỷ lệ tồn kho hàng hóa ước tính
Công thức xác định:
Tỷ lệ HTK dự kiến cuối kỳ
x
Lượng HTK dự kiến bán ra
Lượng HTK cuối kỳ dự kiến
=
Từ đó xác định được hàng hóa cần mua vào trong kỳ:
Khối lượng HH dự kiến bán trong kỳ
Khối lượng HH dự kiến tồn kho cuối kỳ
Khối lượng HH dự kiến tồn đầu kỳ
Khối lượng HH cần mua vào trong kỳ
=
-
+
Xác định giá hạch toán HTK
Xác đinh giá hạch toán HTK cũng là một trong những công việc khá quan trọng ánh hưởng đến việc xác định chi phí trong kỳ kéo theo đến việc xác định lợi nhuận của công ty. Giá hạch toán hiệu qủa là giá đảm bảo sát với giá thực tế mua vào trong kỳ để có thể phản ánh gần với giá xuất thực tế tránh được những tác động do giá vốn xác định không sát gây lên như giá vốn không phù hợp với doanh thu sẽ gây ra những nhận đinh sai dẫn đến quyết định sai. Vậy công ty phải dựa vào giá cả những năm trước, những dự báo giá cả năm nay về gas nói riêng và các mặt hàng khác nói chung để từ đó đưa ra dự báo sát nhất với thực tế mà xác định giá hạch toán hợp lý. Hạn chế được những nhược điểm của phương pháp xác định giá hạch toán mà nhược điểm lớn nhất là không sát với giá thực tế trong kỳ.
Lập báo cáo bộ phận
Công ty nên lập báo cáo bộ phận để phân tích được hiệu quả hoạt động của công ty theo từng bộ phận từ đó mà ra các quyết định cho hợp lý, phát huy được mặt mạnh và hạn chế điểm yếu, có những tác động kịp thời để mang lại hiệu quả hoạt động tốt nhất cho công ty.
Do hoạt động trên nhiều địa bàn công ty có thể phân chia bộ phận theo khu vực địa lý là các tỉnh, các chi nhánh của công ty; và chia theo các kênh phân phối, hình thức phân phối để xem xét hiệu quả của từng vùng, từng hình thức phân phối để tác động nhằm tác động làm cho doanh thu của công ty là cao nhất với chi phí thấp nhất mang lại hiệu quả cho hoạt động cho công ty.
Biểu số 35: Báo cáo bộ phận theo chi nhánh
BÁO CÁO BỘ PHẬN THEO CHI NHÁNH
Chỉ tiêu
CN Quảng Ninh
CN Ninh Bình
CN Hà Tĩnh
.
Tổng
Doanh thu
Chi phí biến đổi
Số dư đảm phí
Chi phí cố định bộ phận
Số dư bộ phận
Chi phí cố định chung
Lợi nhuận thuần
Biểu số 36: Báo cáo bộ phận thưo hình thức tiêu thụ
BÁO CÁO BỘ PHẬN THEO HÌNH THỨC TIÊU THỤ
Chỉ tiêu
Bán buôn
Bán lẻ
Hình thức khác
Tổng
Doanh thu
Chi phí biến đổi
Số dư đảm phí
Chi phí cố định bộ phận
Số dư bộ phận
Chi phí cố định chung
Lợi nhuận thuần
Biểu số 37: Báo cáo bộ phận theo hình thức tiêu thụ bán buôn
BÁO CÁO BỘ PHẬN THEO HÌNH THỨC TIÊU THỤ BÁN BUÔN
Chỉ tiêu
Bán buôn qua kho
Bán buôn không qua kho
Tổng
Doanh thu
Chi phí biến đổi
Số dư đảm phí
Chi phí cố định bộ phận
Số dư bộ phận
Chi phí cố định chung
Lợi nhuận thuần
KẾT LUẬN
Thời gian vừa qua được thực tập tại công ty cổ phần Gas Petrolimex, được tiếp xúc và làm những công việc kế toán thực tế em càng thấy được tầm quan trọng của kế toán trong các doanh nghiệp. Kế toán không chỉ phản ánh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, không chỉ đơn thuần là ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh mà nó còn là cơ sở để các doanh nghiệp vạch ra những kế hoạch, những dự toán cho kỳ sau, năm sau, giúp các doanh nghiệp ngày càng phát triển lâu dài và bền vững. Kinh tế càng phát triển thì kế toán quản trị càng phát triển nhằm mang lại những kết luận, những ý tưởng mới, những sáng kiến mới trong quá trình hoạt động kinh doanh từ những con số, những thông tin kế toán. Do đó yêu cầu về kế toán không chỉ là đúng đắn mà còn cần sáng tạo, biết phân tích và tìm ra được những ý tưởng từ thông tin kế toán.
Nghiên cứu kế toán vế quá trình lưu chuyển hàng hóa ở một công ty thương mại khá lớn, em đã hiểu phần nào về hạch toán kế toán quá trình này. Tuy công ty hoạt động khá tốt, thông tin kế toán đã đảm bảo được nhiệm vụ của mình nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số hạn chế. Em mong rằng những ý kiến nho nhỏ của mình sẽ phần nào hoàn thiện hơn kế toán lưu chuyển hàng hóa của công ty.
Được sự hướng dẫn tận tình, tỉ mỉ của TS Phạm Thị Thủy, kế hợp với sự chỉ bảo của các anh chị phòng kế toán giúp em đã tích lũy thêm được kiến thức kế toán của mình, giúp bổ xung được kiến thức thực tế để làm hành trang cho công việc của mình sau này.
Em xin chân thành cảm ơn!
PHỤ LỤC
PL1: HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU GAS
CONTRACT No. CFR - PGCHP/SOPEC- T2008
Between:
PETROLIMEX GAS JOINT STOCK COMPANY
Add : No.775 Giai Phong Road – Hoang Mai Dist – Hanoi, Vietnam
Tel : (84) 4 - 8641212 Fax : (84) 4 - 8642249.
(Hereinafter referred to as BUYER)
And
SOJITZ PETROLEUM CO. (SINGAPORE) PTE. LTD.
77 Robinson Road, #32-00 SIA Building, Singapore, 068896
Tel: +65 6428 9262 Fax: +65 6438 5587
(Hereinafter referred to as SELLER)
It is agreed that Buyer agrees to buy and Seller agrees to sell on the terms and conditions as follows:
Buyer
Petrolimex Gas Joint Stock Company
Address: No. 775 Giai Phong Road – Hoang Mai Dist – Hanoi, Vietnam
Tel: (84) 4 - 8641212, Fax: (84) 4 - 8642249
Seller
Sojitz Petroleum Co. (Singapore) Pte Ltd.
Address: 77 Robinson Road,
#32-00 SIA Building,
Singapore, 068896
Tel: +65 6428 9262 Fax: +65 6438 5587
Product
Pressurized L.P.G. mixture
Specification
As per the following specification:
Item Unit Guarantee Test Method
Odor Marketable
Whethering at 95 Pct. Deg.C 2.2 max ASTM D1837
Vapour Pressure at 37.8 Deg.C. PSIG/KPA Report ASTM D1267
Average Molecular Weight Report Calculation
Free Water Content Nil Visual
Composition Pct.Vol. ASTM D2163
C3 Approx. 30-60 or UOP539
C4 Approx. 70-40
Pentane and Heavier 2.0 max
Relative Density @ 15.6/15.6 degree C Report ASTM D1657
or D2598
Sulphur before odorised at 15.6 Deg.C ppm. wt 140 Max ASTM D2784, D6667
or UOP381
Copper Strip Corrosion No.1 max ASTM D1838
Residue on evaporation 100ML Pct. Vol. 0.05 max ASTM D2158
or D2598
Quantity and Delivery
CFR shipments to Thuong Ly, Haiphong, Vietnam:
1,000MT+/-20% with operational tolerance at mutual agreement in one or two shipments every month shall be delivered to Thuong Ly Terminal, Hai Phong, Vietnam from June, 2008 to December, 2008.
5.2 During 26th-30th day of every month, Buyer shall advise Seller of the required three-day delivery range for the succeeding month.
5.3 In case Seller wants to adjust the Buyer’s nominated delivery date-range, such adjustment shall be informed within five working days upon receipt of Buyer’s nomination. Buyer and Seller shall discuss and mutually agree on the three-day delivery date range (s) within seven working days from Buyer’s initial nomination.
Loss/shortage at discharge port less than 0.5% of the Bill of Lading quantity is acceptable and for the Buyer's account. Loss/shortage at discharge port exceeding 0.5% of the Bill of Lading quantity shall be for the Seller's account.
When making a claim for cash adjustment under Clause 5 (Loss/Shortage) above, Buyers will assign to Sellers the contract of insurance, documents of title and all other shipping documents relating to the cargo, and their rights of action thereunder. Buyers hereby consent to the use by Sellers, in any action brought by Sellers against any third party under any such document, of Buyers’ name as plaintiffs and will furnish all such information and execute all such further documents as are necessary for the conduct of any such action.
6. Vessel nomination
The vessel shall be in every way fit to carry the cargo of Pressurized L.P.G. Mixture with the above specification.
The vessel shall have on board P&I certificate of international P&I clubs or equivalent, which in force (is effected) and other certificates, documents and equipment required from time to time by an applicable law and common agreed convention in sea transportation to enable her to be adequately seaworthy and suitable for uninterrupted passage to the berth at the port of destination.
7. Origin
The cargo shall be from the Asian countries.
8. Price
For CFR Thuongly, Haiphong, Vietnam, the price shall be based on Contract Price announced by Saudi Aramco (referred to as CP Price) for the month in which the delivery date range(s) between Seller and Buyer are agreed, plus a premium of US$41.00/MT (Forty-one US Dollar per metric ton).
The final price payable for each metric ton of LPG will be calculated as per the following formula based on the actual cargo ratio:
Price = [AAA x CPP + (1 - AAA) x CPB] + PREMIUM
Whereas:
"AAA" is actual propane composition (Vol. %) of the cargo stated in the Certificate of Quality issued by an independent inspector at loading port.
"CPP" is Saudi Aramco CP price for propane for the month in which the delivery date range(s) between Seller and Buyer are agreed.
"CPB" is Saudi Aramco CP price for butane for the month in which the delivery date range(s) between Seller and Buyer are agreed.
9. Laytime at Disport
Laytime allowed for cargo discharge shall be 24 hours plus 6 hours NOR, SHINC for each cargo in case the quantity of each shipment is equal or less than 1,000 MT.
In case the quantity of each shipment is more than 1,000 MT, laytime allowed for cargo discharge shall be 30 hours plus 6 hours NOR, SHINC for each cargo.
Laytime to commence upon berthing, or 6 hours after NOR tendered, whichever is earlier and to count until last hose disconnected. Notice of Readiness tendered when the vessel is ready to discharge cargo at discharging port.
Time waiting for tide and shifting shall not count as used Laytime.
10. Demurrage
USD 8,000 PDPR prorated thereof for LPG/C “New Seaman”
USD 7,000 PDPR prorated thereof for LPG/C “New Seaborn”
As per actual Charter Party rate in case of substitute vessels
11. Payment Terms
In US Dollars (without set-off or counterclaim) on B/L quantity, within 30 days from B/L date, B/L date inclusive, against invoice and usual shipping documents or Seller's LOI.
Buyer to open in Seller’s favour an Irrevocable Documentary Letter of Credit in terms acceptable to Seller, through Bank for Foreign Trade of Vietnam latest by seven working days prior to each loading date. Buyer shall fax the LC swift message to Seller upon its issuance by 1800 hours Singapore time on the same day.
In the event that payment falls due on a non-banking day in New York, then payment to be made for value on the last banking day prior to due date.
Payment shall be made against the Seller’s presentation of the following documents or Seller’s LOI:
2/3 originals clean on board B/L marked "Freight Prepaid" or “Freight payable as arranged” as per mutual agreement showing destination and issued or endorsed to the order of Bank for Foreign Trade of Vietnam Operation Center.
Signed Commercial Invoice in triplicate.
Certificates of Quality and Certificate of Quantity issued by ITS or an Independent Surveyor at loading port related to LPG shipped in triplicate.
Copy of Certificate of Origin issued by The Authorized Organization accepted by Vietnamese Customs Office for applying preferential duty rate for imported goods (in particular case of the cargoes from Thailand, the C/O from Thai Chamber of Commerce or Department of Foreign Trade Government of Thailand is acceptable).
Copy of shipment particulars.
Receipt of courier service of Article 20.c.
All bank costs at Buyer’s bank for Buyer’s account and all bank costs at Seller’s bank for Seller’s account.
12. Quality and Quantity determination
The quantity of cargo shall be determined by certificate of quantity and certificate of quality issued/certified by an independent inspector at load port shall be final and binding on both parties.
Seller to appoint and pay inspector at loadport, Buyer to appoint and pay inspector at disport.
13. Darkness clause
Should the vessel be unable to reach discharge berth on arrival due to port authority/ pilot or terminal restriction or shifting after dark then either the time waiting for pilot or shifting until 0600 hours next morning or until vessel fully berthed (whichever is the earlier) shall not count as used laytime.
14. Title and Risk
Title to and risk of the Product shall pass from Seller to Buyer when such Product passes the flange connection to the manifold on board vessel at loadport.
15. Force Majeure
Neither the Seller or the Buyer shall be liable in damages or otherwise for any failure or delay in performance of any obligation hereunder other than obligation to make payment, where such failure or delay is caused by force majeure, being any event, occurrence or circumstances reasonably beyond the control of that party, including without prejudice to the generality of the foregoing failure or delay caused by resulting from acts of gods, strikes, fires, flood, wars (whether declared or undeclared), riots, destruction of the material, delays of carriers due to breakdown or adverse weather, perils of sea, embargoes, accidents, restrictions imposed by the governmental authority including allocations, priorities, requisitions, quotas and price control.
Buyer acknowledges that Seller is not a Producer of the Product. If Seller has notified or informed Buyer in writing, of the identity of the Seller's supplier, then any declaration of Force Majeure by such supplier shall be considered to be an event of Force Majeure affecting Seller.
Force Majeure circumstances must be notified by cable by each party to the another within 05 days after the event happened and confirmed in writing within 07 days after cable together with a Certificate of Force Majeure issued by the Seller’s supplier or the competent Governmental Authorities for acceptance or non-acceptance. Beyond this time, Force Majeure circumstances shall not be taken into consideration.
16. Claims
Any claim by Buyer or Seller shall be communicated to the other in writing to be received within 60 (sixty) days after the B/L date.
In case of delayed delivery, the Seller shall pay to the Buyer a delay penalty of 0.5% of total invoice value for each three (03) days delay or pro rata for part thereof (counting from the last day of agreed 3-day delivery date range). But the total amount of penalty shall not exceed 5% of the total invoice value of the delayed shipment.
The Buyer is entitled to cancel the shipment in the case of delay in delivery exceeding seven (07) days (Force Majeure circumstances are excepted) and impose upon the Seller a penalty of 5% of the delayed shipment. The Seller is responsible for paying a penalty mentioned above within 30 days after the receipt of the Buyer's claim.
17. Taxes/ Duties
All taxes, including but not limited to tax on freight if any, duties at disport to be for Buyer’s account.
18. Commercial Terms and Conditions
Incoterms 2000 plus latest amendments for CFR sales shall be applied.
19. Applicable Law
This Agreement shall be construed and the relation between the parties determined in accordance with the Laws of England.
All disputes arising in connection with this Agreement shall be finally settled by arbitration in London and court charges shall be borne by the losing party.
20. Notice of shipment and documents instructions:
The Seller is bound to send by facsimile to the Buyer at least three (03) days before shipment with details as follows:
Contract number
ETD loading port
Within two (02) working days after sailing of the carrying vessel from loadport, the Seller shall fax the following shipping documents to the Buyer
Bill of Lading
Commercial Invoice
Certificate of Quality
Certificate of Quantity
Certificate of Origin issued by load port terminal
Certificate of Origin issued by The Authorized Organization shall be faxed to Buyer within seven working days
Notice of shipment particulars consisting of the following information:
Contract, L/C No.
Invoice amount.
B/L No and date
B/L quantity
Name and nationality of vessel
ETA to the respective terminal
As soon as practicable after vessel's sailing, Seller shall courier directly to Buyer’s Hanoi Office at No. 775 Giai Phong Road, Hoang Mai Dist., Hanoi, Vietnam required documents (in triplicate) as follows :
1/3 set of original Bill of Lading
Original Signed Commercial Invoice
Certificates of Quality.
Certificate of Quantity.
Full set of Original Certificate of Origin issued by The Authorized Organization.
21. General conditions:
By signing this Contract, all previous correspondence and negotiations connected with this transaction shall become null and void.
This contract can be extended for another six months subject to mutual agreement.
This Contract comes into effect from date of signature and shall expire when all settlements are completed. Any amendment and/or additional clause to these conditions shall be valid only if made in writing and duly confirmed by the parties.
22. P & C Clause
Terms and conditions of this agreement to be kept strictly private and confidential and not to be reported.
This Contract is made in English with 05 originals, 01 of which retained by the Seller and 04 retained by the Buyer.
HANOI,December 1st, 2008
ON BEHALF OF THE BUYER
ON BEHALF OF THE SELLER
Tran Van Thanh Rikuro Tanaka
C.E.O Managing Director
PL 2: HỢP ĐÔNG MUA HÀNG TRONG NƯỚC
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------o0o---------
HỢP ĐỒNG MUA BÁN KHÍ HOÁ LỎNG (LPG)
Số: 30/2008/PVGAS TRADING-PETROLIMEX/B2
Căn cứ:
- Bộ luật dân sự - Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 27/06/2005 có hiệu lực từ ngày 01/01/2006.
- Luật Thương mại - Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 27/06/2005 có hiệu lực từ ngày 01/01/2006.
- Khả năng cung cấp và nhu cầu của hai bên.
Hôm nay, ngày 27 tháng 11năm 2008, chúng tôi gồm có:
CÔNG TY KINH DOANH SẢN PHẨM KHÍ
- Địa chỉ : 101 Lê Lợi, TP. Vũng Tàu
- Điện thoại : 84.64.561976
- Fax : 84.64.812599
- Tài khoản : 008.1000650343 Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Vũng Tàu
- Mã số thuế : 35001002710 - 023
- Đại diện : Ông Nguyễn Ngọc Sơn Chức vụ: Tổng giám đốc
(Sau đây được gọi là Bên Bán)
CÔNG TY CỔ PHẦN GAS PETROLIMEX
- Địa chỉ : Số 775 đường Giải Phóng, Quận Hoàng Mai, Hà Nội
- Điện thoại : 04-8641212/8642243
- Fax : 04-8642249
- Tài khoản tiền VNĐ: 001.1.00.00.19997 Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
- Mã số thuế : 0101447725
- Đại diện : Ông Trần Văn Thanh Chức vụ : Tổng giám đốc
(Sau đây được gọi là Bên Mua)
Hai bên thoả thuận ký kết Hợp đồng mua bán khí hoá lỏng LPG với các điều kiện và điều khoản chính như sau:
1. Hàng hoá
- Khí hoá lỏng LPG (Pressurized Liquefied Petroleum Gas).
- Tỷ lệ Propane/Butane: 30/70-50/50 về khối lượng.
- Các chỉ tiêu khác như phụ lục đính kèm.
2. Khối lượng
550 - 600 MT (mét tấn) ± 5%
3. Thời gian và địa điểm giao hàng
02 - 04/12/2008 tại kho của Bên Mua tại Trà Nóc, Cần Thơ.
4. Giao nhận hàng
- Hàng được Bên Bán vận chuyển bằng tàu chuyên dụng đến giao tại Cảng Trà Nóc, Petrolimex Cần Thơ của Bên Mua. Bên Bán phải đảm bảo tàu đáp ứng đầy đủ các quy định hiện hành của cảng vụ khu vực Cần Thơ và thoả mãn điều kiện về luồng lạch ra vào khu vực cảng Trà Nóc để có thể giao hàng tại kho Bên Mua đúng thời gian quy định theo Hợp đồng. Mọi chi phí phát sinh do chậm trễ hoặc không giao được hàng theo quy định của Hợp đồng sẽ do Bên Bán chịu.
- Chậm nhất 05 (năm) ngày trước ngày đầu tiên của khoảng giao hàng, Bên Bán hoặc đại lý hàng hải của Bên Bán phải thông báo bằng văn bản cho Bên Mua tên tàu và ngày tàu dự kiến đến nằm trong khoảng 03 (ba) ngày giao hàng.
5. Thời gian làm hàng (Laytime)
- Thời gian làm hàng là 24 (hai mươi tư) giờ trong điều kiện thời tiết bình thường và luồng lạch cho phép, không ngoại trừ Chủ nhật và ngày lễ.
- Thời gian làm hàng bắt đầu được tính từ giờ thứ 07 (bảy) sau khi tàu phát NOR (thông báo sẵn sàng làm hàng) hoặc từ lúc tàu cập cầu, tuỳ thuộc thời điểm nào sớm hơn, cho đến khi tháo ống bơm hàng, ngoại trừ các trường hợp:
+ Tàu đến sớm hơn ngày giao hàng dự kiến thì thời gian làm hàng sẽ được tính từ 06h00 sáng ngày giao hàng dự kiến hoặc từ lúc Bên Mua chấp thuận cho tàu vào làm hàng, tuỳ thuộc thời điểm nào sớm hơn.
+ Tàu đến muộn hơn ngày giao hàng dự kiến thì thời gian làm hàng sẽ được tính từ lúc tàu cập cầu.
- Thời gian tàu đợi qua cầu Sông Hàn hoặc đợi do tàu của Bên Bán đến muộn hơn tàu khác (theo thông báo của cảng vụ) không được tính vào thời gian làm hàng.
- Thời gian chậm trễ phát sinh do lỗi của Bên Bán hoặc do tàu của Bên Bán không được tính vào thời gian làm hàng.
- Trường hợp thời gian làm hàng thực tế vượt quá thời gian làm hàng được quy định trên đây do:
+ Lỗi của Bên Bán thì Bên Bán phải bồi thường thiệt hại cho Bên Mua khoản tiền theo biểu đơn giá cước phí cảng hiện hành cho số giờ làm hàng chậm.
+ Lỗi của Bên Mua thì Bên Mua phải bồi thường thiệt hại cho Bên Bán khoản tiền phạt lưu tàu là 3000 USD/ngày (ba ngàn Đô la Mỹ một ngày) cho số giờ làm hàng chậm.
Căn cứ để xác định số giờ làm hàng chậm: Thông báo sẵn sàng làm hàng (NOR) và Timesheet của tàu.
6. Giám định hàng
- Hai bên thống nhất chỉ định Vinacontrol giám định khối lượng hàng và chất lượng (nếu cần) tại cảng dỡ hàng. Nếu có thay đổi hai bên sẽ cùng bàn bạc và thống nhất. Chi phí giám định do Bên Mua chịu.
- Chứng thư chất lượng do cơ quan giám định độc lập cấp tại cảng xếp hàng và chứng thư khối lượng do cơ quan giám định độc lập cấp tại cảng dỡ hàng là cơ sở để hai bên thanh toán toàn bộ trị giá lô hàng đã giao.
- Trường hợp có tranh chấp về khối lượng và chất lượng hàng, hai bên thống nhất chỉ định Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng tại Hải Phòng giám định lại. Kết quả giám định này là cuối cùng và ràng buộc cả hai bên.
7. Đơn giá hàng
Giá bán tại kho của Bên mua được tính dựa theo công thức sau:
P = (CP + Pre) x (1+%TNK) x (1+% GTGT)
Trong đó:
- P: đơn giá hàng được tính bằng Đô la Mỹ cho một mét tấn hàng (USD/MT) đã bao gồm thuế nhập khẩu và thuế GTGT. Trong trường hợp Nhà nước thay đổi các thuế suất, các mức thuế trong công thức xác định giá bán trên đây sẽ được tự động điều chỉnh.
- CP: Được tính dựa theo công thức sau:
CP = %C3 x CPC3 + (1 - %C3) x CPC4
+ CPC3/CPC4: là giá do Công ty Saudi Aramco của Ả-rập Xê-út công bố tháng 10/2006 cho một mét tấn Propane/một mét tấn Butane.
+ %C3: là % khối lượng Propane được xác định theo chứng thư giám định chất lượng do cơ quan giám định độc lập cấp tại cảng xếp hàng.
8. Thanh toán
- Căn cứ để lập hoá đơn GTGT: Chứng thư giám định chất lượng do cơ quan giám định độc lập cấp tại cảng xếp hàng và chứng thư giám định khối lượng do cơ quan giám định độc lập cấp tại cảng dỡ hàng.
- Trong vòng 05 (năm) ngày kể từ ngày hoàn tất giao hàng, Bên Mua phải gửi cho Bên Bán bản gốc chứng thư khối lượng do cơ quan giám định độc lập cấp tại cảng dỡ hàng để Bên Bán phát hành hoá đơn.
- Trị giá của khối lượng hàng ghi trên hoá đơn được xác định như sau:
Trị giá = Đơn giá x khối lượng
Trong đó:
+ Đơn giá : Được xác định theo điều 7 của Hợp đồng.
+ Khối lượng : Là khối lượng dỡ hàng được thể hiện trên chứng thư giám định khối lượng do cơ quan giám định độc lập cấp tại cảng dỡ hàng.
- Thời hạn thanh toán : Trong vòng 15 ngày kể từ ngày giao hàng. Ngày giao hàng là ngày thực hiện giám định được thể hiện trên chứng thư giám định khối lượng do cơ quan giám định độc lập cấp tại cảng dỡ hàng.
- Phương thức thanh toán : Chuyển khoản.
- Đồng tiền thanh toán : Đồng Việt Nam.
- Tỷ giá chuyển đổi giữa Đô la Mỹ và Đồng Việt Nam là trung bình cộng của tỷ giá bán ra (chuyển khoản) và tỷ giá mua vào (chuyển khoản) do Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội công bố vào ngày phát hành hoá đơn.
9. Quyền sở hữu và rủi ro đối với hàng
Quyền sở hữu và toàn bộ rủi ro của hàng sẽ được chuyển từ Bên Bán sang Bên Mua tại thời điểm hàng đi qua mặt bích giữa ống bơm hàng trên tàu của Bên Bán và ống nhận hàng vào kho của Bên Mua tại cảng dỡ hàng.
10. Bất khả kháng
- Các trường hợp được coi là bất khả kháng nếu một trong hai bên không thực hiện được trách nhiệm và nghĩa vụ của mình quy định trong Hợp đồng này do những nguyên nhân khách quan xảy ra ngoài ý muốn, không lường trước được và nằm ngoài tầm kiểm soát của mình.
- Khi bất khả kháng xảy ra, bên bị ảnh hưởng phải thông báo cho bên kia về sự kiện bất khả kháng trong vòng 03 (ba) ngày kể từ lúc phát sinh bất khả kháng, đồng thời cung cấp xác nhận của các cơ quan có thẩm quyền xác thực sự kiện bất khả kháng và thời gian cần thiết khắc phục bất khả kháng trong vòng 10 (mười) ngày kể từ ngày gửi thông báo nêu trên.
- Khi sự kiện bất khả kháng xảy ra, bên bị ảnh hưởng phải có những biện pháp cần thiết để ngăn chặn tổn thất, hậu quả xảy ra.
- Nếu bất khả kháng kéo dài quá 30 (ba mươi) ngày so với ngày cuối cùng trong khoảng ba ngày giao hàng thì Bên Bán hoặc Bên Mua có quyền chấm dứt hợp đồng. Bên dự định chấm dứt hợp đồng phải thông báo cho bên kia chậm nhất 07 (bảy) ngày trước ngày dự kiến chấm dứt hợp đồng.
11. Phạt và bồi thường thiệt hại
- Trường hợp một trong hai bên từ chối không giao/nhận hàng mà chưa có sự đồng ý bằng văn bản của bên kia thì bên kia có quyền phạt bên không giao/nhận hàng khoản tiền tương đương với 4% (bốn phần trăm) trị giá chuyến hàng (được xác định theo điều 8 của Hợp đồng). Căn cứ để xác định việc không giao/nhận hàng là văn bản thông báo từ chối giao/nhận hàng. Trường hợp sau 07 (bảy) ngày kể từ ngày cuối cùng của khoảng giao hàng mà một trong hai bên vẫn không giao/nhận hàng thì được xem là bên đó không giao/nhận hàng.
- Trường hợp một trong hai bên giao/nhận hàng không đủ so với khối lượng như quy định tại điều 2 thì bên kia có quyền phạt bên giao/nhận hàng không đủ khoản tiền tương đương với 4% (bốn phần trăm) trị giá khối lượng hàng giao/nhận không đủ (được xác định bằng khối lượng hàng giao/nhận không đủ nhân với đơn giá hàng). Căn cứ để xác định việc giao/nhận hàng không đủ là biên bản giao/nhận hàng không đủ giữa hai bên.
- Trường hợp một trong hai bên giao/nhận hàng chậm so với ngày cuối cùng của khoảng giao hàng thì bên kia có quyền phạt bên giao/nhận hàng chậm khoản tiền tương đương với 0,5% (không phảy năm phần trăm) trị giá chuyến hàng (được xác định theo điều 8 của Hợp đồng) cho mỗi ngày giao hàng chậm nhưng không vượt quá 05 (năm) ngày. Nếu thời gian giao/nhận hàng chậm vượt quá 05 (năm) ngày thì bên bị vi phạm có quyền từ chối giao/nhận chuyến hàng.
12. Khiếu nại và giải quyết tranh chấp
- Các tranh chấp hay khiếu nại liên quan đến Hợp đồng này sẽ được hai bên giải quyết thông qua thương lượng.
- Mọi khiếu nại liên quan đến Hợp đồng phải được làm bằng văn bản và gửi trong vòng 30 ngày kể từ ngày giao hàng.
- Nếu trong vòng 30 ngày kể từ ngày một bên đưa ra khiếu nại mà hai bên vẫn không giải quyết được thông qua thương lượng thì tranh chấp đó sẽ được đưa ra Toà án kinh tế Thành phố Hà Nội để giải quyết. Quyết định của toà án là cuối cùng và ràng buộc cả hai bên.
- Án phí sẽ do bên sai chịu, trường hợp cả hai bên cùng sai thì mỗi bên sẽ chịu một nửa mức án phí.
13. Các điều khoản khác
- Hợp đồng này sẽ thay thế các thoả thuận trước đó (nếu có) của hai bên về những vấn đề liên quan đến nội dung cam kết trong Hợp đồng.
- Hai bên cam kết bảo mật các nội dung của Hợp đồng này theo thông lệ thương mại.
- Bất kỳ sự thay đổi hay bổ sung cho Hợp đồng này phải được làm bằng văn bản và phải có đủ chữ ký của người có thẩm quyền của cả hai bên.
- Hợp đồng này được lập thành 04 bản gốc, mỗi bên giữ 02 bản có giá trị pháp lý như nhau.
ĐẠI DIỆN BÊN MUA
ĐẠI DIỆN BÊN BÁN
PHỤ LỤC SỐ 01
HĐKT 30/2008/PVGAS TRADING-PETROLIMEX/B2
Đặc tinh kỹ thuật hàng
STT
Tên chỉ tiêu
Đơn vị tính
Min
Max
Phương pháp thử
1
Áp suất hơi ở 37,8oC
Kpa
350
1430
ASTM D1267-95
2
Hàm lượng lưu huỳnh
ppm
140
ASTM D2784-98
3
Hàm lượng nước tự do
%kl
0
0
4
Độ ăn mòn tám đồng trong 1 giờ ở 37,8oC
-
No.1
No.1
ASTM D1838-91
5
Tỷ trọng ở 15oC
kg/l
0,51
0,56
ASTM D1657-91
6
Thành phần:
+ Ethane
+ Propane
+ Butane
+ Pentane và các chất nặng hơn
%kl
30
40
2
60
70
2
ASTM D2163-91
7
Thành phần cặn sau khi bốc hơi 100ml
ml
0,05
ASTM D2158-97
MỤC LỤC
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1 – Bộ máy quản lý công ty 14
Sơ đồ 2- Bộ máy kế toán của công ty 21
Sơ đồ 3 – Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chứng từ 30
Sơ đồ 4 : Trình tự mở L/C tại công ty 39
Sơ đổ 5 - Trình tự ghi sổ phần hành kế toán mua hàng 46
Sơ đồ 6 – Kế toán chi tiết hàng tồn kho 85
Sơ đồ 7 - Trình tự ghi sổ phần hành tiêu thụ hàng hóa 86
Sơ đồ 8 : Trình tự ghi sổ của hình thức nhật ký chung 126
Biểu số 1: Phiếu nhập mua hàng nhập khẩu 61
Biểu số 2: Phiếu nhập mua hàng nhập nội 62
Biểu số 3: Thẻ kho tại kho Trà Nóc 63
Biểu số 4: Thẻ kho tại kho Thượng Lý 63
Biểu số 5: Bảng kê nhập mua nhóm theo mặt hàng nhập khẩu 65
Biểu số 6: Bảng kê nhập mua nhóm theo mặt hàng nhập nội 66
Biểu số 7: Sổ chi tiết hàng hóa tại kho Trà Nóc 67
Biểu số 8: Sổ chi tiết hàng hóa tại kho Thượng Lý 68
Biểu số 9: Sổ tổng hợp chi tiết hàng hóa 69
Biểu số 10: Bảng kê số 8 70
Biểu số 11: Nhật ký chứng từ số 6 71
Biểu số 12: Nhật ký chứng từ số 1 72
Biểu số 13: Nhật ký chứng từ số 2 73
Biểu số 14: Nhật ký chứng từ số 5 74
Biểu số 15: Sổ cái tài khoản 15151 75
Biểu số 16: Sổ cái tài khoản 156511 76
Biểu số 17: Sổ cái tài khoản 331 77
Biểu số 18: Sổ chi tiết tài khoản 5111 97
Biểu số 19: Sổ chi tiết tài khoản 51211 98
Biểu số 20: Nhật ký chứng từ số 8(TK 5111) 99
Biểu số 21: Nhật ký chứng từ số 8 (TK 51211) 100
Biểu số 22: Nhật ký sổ cái tài khoản 5111 100
Biểu số 25: Nhật ký chứng từ số 8 (TK 15611) 104
Biểu số 26: Sổ cái tài khoản 641 104
Biểu số 27: Sổ chi tiết tài khoản 5315 106
Biểu số 28: Nhật ký chứng từ số 1 107
Biểu số 29: Sổ cái tài khoản 53151 108
Biểu số 30: Sổ chi tiết chi phí 109
Biểu số 31: Nhật ký chứng từ số 10 110
Biểu số 32: Sổ cái tài khoản 641 111
Biểu số 33: Bản kê số 9 134
Biểu số 34: Sổ chi tiêt tài khoản 007 135
Biểu số 35: Báo cáo bộ phận theo chi nhánh 137
Biểu số 37: Báo cáo bộ phận theo hình thức tiêu thụ bán buôn 138
DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT
BHXH: Bảo hiểm xã hội
BHYT: Bảo hiểm y tế
CCDC: Công cụ dụng cụ
CNTT: công nghệ thông tin
EPS(earning per share): Thu nhập của một cổ phiếu
GTGT: Giá trị gia tăng
HĐQT : Hội đồng quản trị
HH : Hàng hóa
HTK : Hàng tồn kho
KPCĐ: Kinh phí công đoàn
LPG(Liquefied Petroleum Gas): Khí đốt hoá lỏng
NKCT: Nhật ký chứng từ
TCHC: Tổ chức hành chính
TGNH: Tiền gửi ngân hàng
TNCN: Thu nhập cá nhân
TNDN: Thu nhập doanh nghiệp
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
TSCĐ: Tài sản cố định
VPP: Văn phòng phẩm
VTSX: Vật tư sản xuất
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2151.doc