Đề tài Thực thi quyền tác giả ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Việt Nam đã là thành viên của WTO nên đương nhiên phải tuân thủ quy định của Trips về bảo hộ quyền tác giả, về mặt luật pháp về cơ bản chúng ta đã đáp ứng yêu cầu của Trips nhưng về việc thực thi sao cho hiệu quả các cam kết chúng ta cũng phải tuân thủ. Đặc biệt khi đó các tác phẩm của công dân các nước thành viên hoặc được công bố lần đầu tiên ở đó cũng được bảo hộ tại Việt Nam . Các quan hệ pháp luật về quyền tác giả có yếu tố nước ngoài sẽ xuất hiện ngày càng nhiều và có tính chất phức tạp đòi hỏi chúng ta phải chuẩn bị tốt những điều kiện cần thiết để xử lý tốt đảm bảo quyền lợi của các bên. Không những thế ra nhập WTO đồng nghĩa với việc đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sẽ nhiều hơn, nếu không giải quyết tốt sẽ gây ra mối lo ngại cho họ, có thể làm giảm vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Vì thế bảo hộ quyền tác giả là một xu hướng tất yếu khách quan, không ngừng phát triển.

doc43 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1468 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực thi quyền tác giả ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ện nay). Ngoài ra cũng có những quy định về đối tượng được bảo hộ, đối tượng được bảo hộ riêng. Đặc biệt có quy định về những trường hợp mà nhà nước không bảo họ như: chống phá lại nhà nước Việt Nam, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân, tuyên truyền bạo lực, tiết lộ bí mật của Đảng, xuyên tạc lịch sử…Luật sở hữu trí tuệ hiện nay không đưa ra những trường hợp trên nhưng có thể hiểu những tác phẩm như vậy sẽ không được bảo hộ dựa vào quy định chung của Bộ luật dân sự. Quyền tác giả cũng bao gồm quyền nhân thân và quyến tài sản; có phân chia thành quyền tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm và tác giả không phải là chủ sở hữu tác phẩm. Trong đó Điều 759 có nêu quyền yêu cầu được bảo hộ : “ Tác giả , chủ sở hữu tác phẩm khi bị người khác xâm phạm quyền tác giả , quyền của chủ sở hữu tác phẩm có quyền yêu cầu người có hành vi xâm phạm hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc người đó phải chấm dứt, xin lỗi, cải chính công khai bồi thường thiệt hại”. Tuy nhiên có trường hợ sử dụng không bị coi là vi phạm, có thể đó là hành vi sử dụng hạn chế (Điều 760, Điều 761) Ngoài ra còn có quy định sơ lược về việc chuyển giao quyền, đăng ký bảo hộ , thừa kế quyền tác giả . 3. Pháp luật về quyền tác giả ở giai đoạn này còn những điểm chưa phù hợp với thực tế. Qua điểm phân tích ở trên ta thấy pháp luật giai đoạn này còn những thiếu sót cần phải sửa đổi, bổ sung. Trước hết là các biện pháp áp dụng đối với hành vi vi phạm chưa đủ mạnh. Cụ thể, có một thiếu sót nghiêm trọng là đã không đưa ra được các hành vi nào bị coi là đã không đưa ra được các hành vi vi phạm làm căn cứ cho việc xử lý. Vì thế rất khó cho chủ sở hữu và thuộc cơ quan có thẩm quyên xem xét vụ việc. Không những thế, Bộ luật dân sự 1995 chỉ có một điều khoản chung quy định cho chủ sở hữu có quyền buộc người vi phạm chấm dứt hoặc nhờ đến sự can thiệp của nhàn nước. Không đưa ra các biện pháp cụ thể để có thể tiến hành bảo vệ quyền lợi của mình khi bi vi phạm. Khi đã có hành vi vi phạm, cũng không có một quy định riêng biệt nào về biện pháp xử phạt và cơ quan tiến hành dẫn đến sự chồng chéo về thẩm quyền giữa các cơ quan.. Việc xử phạt đó sẽ không biết do cơ quan nào tiến hành và áp dụng biện pháp hành chính, hình sự hay dân sự. Do đó sẽ rất khó khăn cho các chủ sở hữu , tác giả khi muốn yêu cầu bảo vệ quyền lợi của mình. Cơ quan nhà nước cũng không đủ căn cứ, dẫn đến đùn đẩy trách nhiệm. Một vụ vi phạm có thể có nhiều cơ quan cùng giải quyết, chẳng hạn như: quản lý thị trường, cảnh sát kinh tế, thanh tra khoa học công nghệ hoặc là UBND các cấp cả toà án. Một vấn đề nữa cần phải đặt ra là pháp luật trong giai đoạn này còn có những quy định chưa phù hợp với luật pháp quốc tế . Do Bộ luật dân sự 1995 ra đời cho đến thời điểm này đã có rất nhiều thay đổi, việc ký kết các điều ước quốc tế về vấn đề quyền tác giả là một điều đương nhiên và là xu thế tất yếu. Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó. Khi đã là thành viên thì sẽ phải tuân thủ các quy định mà điều ước đã đặt ra, để đạt được điều đó thì việc sửa đổi luật pháp cho phù hợp là không thể tránh khỏi. Bên cạnh đó việc sửa đổi luật là còn để đáp ứng nhu cầu bảo hộ các đối tượng quyền tác giả ngày càng bị xâm phạm dưới những hình thức tinh vi hơn trước sự phát triển của khoa học kỹ thuật . Quyền tác giả mang những đặc thù riêng biệt vừa mang tính chât hành chính lẫn dân sự mà chỉ được điều chỉnh trong Bộ luật dân sự và các văn bản dưới luật. Mặt khác các quy đinh về lĩnh vực này tương đối phức tạp tập chung vào tài sản vô hình , đối tượng bảo hộ ngày càng gia tăng cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật nên việc quy định trong một bộ luật có tính chất tĩnh như Bộ luật dân sự là không phù hợp. Từ đó đặt ra yêu cầu là phải có một luật riêng vê sở hữu trí tuệ. Mục III: PHÁP LUẬT VỀ BẢN QUYỀN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY. I. Các điều ước quốc tế về quyền tác giả Việt Nam đã tham gia 1. Tên các điều ước quốc tế Việt Nam đã tham gia Để bảo hộ quyền tác giả có yếu tố nước ngoài và phù hợp hơn với pháp luật quốc tế, đảm bảo quyền lợi của các chủ thể khi bảo hộ tác phẩm, đảm bào quyền lợi của các chủ thể khi bảo hộ tác phẩm củamình ở nước khác, Việt Nam đã ký kết những điều ước sau: Công ước Berne bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật. Công ước Rome bảo họ người biểu diễn nhà sản xuất bản ghi âm chống, tổ chức phát sóng. Công ước Geneva bảo họ nhà sản xuất bản ghi âm chống việc sao chép khai thác trái phép bản ghi âm của họ Công ước Brussel liên quan đến việc phân phối tín hiệu mang chương trình vệ tinh. Thoả thuận Tkips về những khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ. Hiệp định Wipo về biểu diễn và bản ghi âm ( WPPT) Công ước toàn cầu về bản quyền . * Hiệp định song phương - Hiệp định giữa chính phủ cộng hoà XHCN Việt Nam và chính phủ hợp chủng quốc Hoa Kỳ về thiết lập quan hệ quyền tác giả. - Hiệp định giữa chính phủ cộng hoà XHCN Việt nam và chính phủ Thuỵ Sỹ về bảo hộ sở hữu trí tuệ và hợp tác trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. - Hiệp định giữa cộng hoà XHCN Việt Nam và hiệp chủng quốc Hoa Kỳ về quan hệ thương mại thương mại. 2. Nội dung cơ bản của TRIPS, công ước BERNE a. Hiệp định về những vấn đề liên quan đến thương mại của Quyền sở hữu trí tuệ ( TRIPS). Hiệp định được áp dụng với các nước thành viên của WTO nên đương nhiên Việt Nam cũng phải tuân theo những quy định này. Hiệp định TRIPS không quy định mức bảo hộ cụ thể mà đưa ra các tiêu chuẩn bảo hộ tối thiểu. Các nước vi phạm sẽ bị đưa ra hội đồng giải quyết tranh chấp và sẽ bị áp dụng biện pháp trừng phạt. Năm 1996, thoả thuận về hợp tác giám sát thực thi quyền sở hữu trí tuệ giữa WIPO và WTO có hiệu lực, bao gồm việc hợp tác trong việc trợ giúp các thành viên xây dựng luật về sở hữu trí tuệ…sao cho các thành viên có thể thoản mãn các yêu cầu của TRIPS vào 1/1/2000. TRIPS được hoạt động trên cac nguyên tắc như: Nguyêntắc Đãi ngộ quốc gia: Mỗi thành viên chấp nhận cho công dân của các thành viên khác sự đối xử không kém thuận lợi hơn so với sự đối xử mà thành viên đó dành cho công dân của mình trong việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, nguyên tắc này cũng có những ngoạilệ, theo đó các thành viên có thể dựa vào để miễn trừ nghĩa vụ tuân thủ hiệp định TRIPS. Trường hợ ngoại lệ quy định cụ thể trong công ước BERNE. Nguyên tắc đãi ngộ tối huệ quốc: Đối với việc bảo hộ sở hữu trí tuệ, bất kỳ một sự ưu tiên, chiếu cố, đặc quyền, hoặc sự miễn trừ nào được một thành viên dành cho công dân của bất kỳ một thành viên nào khác cũng phải được lập tức và vô điều kiện dành cho công dân tất cả các nước thành viên khác. Hiệp định TRIPS cho phép thành viên có một khoảng thời gian chuyển đổi thích hợp để đảm bảo việc thực thi đầy đủ các nghĩa vụ. Các nước phát triển được phép trì hoãn thực hiện hiệp định trong vòng 1 năm kể từ ngày hiệp định có hiệu lực. Thời hạn này đối vớicác nước đang phát triển là 5 năm và các nước kém phát triển là 11 năm. Như vậy hiệp định TRIPS đã mở ra một chương mới về bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ trên bình diện quốc tế cũng như tăng cường vai trò của WIPO trong việc giám sát thực thi quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại. b. Công ước BERNE Đây là công ước về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật lần đầu tiên được thiết lập giữa các quốc gia trên được ký tại Thuỵ Sỹ năm 1886. Theo đó các quốc gia thành viên của công ước công nhận quyền tác giả của các tác phẩm xuất bản tại các quốc gia khác cũng tuân thủ công ước này. Công ước BERNE đã được sửa chữa vài lần: Berlin(1908), Roma (1928), Brussels(1948), Stockholm(1967) và Paris(1971).Từ 1967 công ước BERNE được quản lý bở tổ chức thương mại thế giới (WTO) Ngày 26/7/2007, chính phủ Việt Nam đã nộp văn kiện gia nhập công ước BERNE và tuyên bố bảo lưu các quy định tại điều 33.1 26/10/2004, công ước chính thức có hiệu lực ở Việt Nam . Công ước BERNE chấm dứt tình trạng vi phạm quyền tác giả của tác phẩm được xuất bản ở một quốc gia thành viên khác trước đây điều này rất phổ biến. Quyền tác giả được bảo hộ ngày từ khi tác phẩm được hình thành, không cần phải đăng ký tác quyền. Ngoài ra, công ước còn quy định không được đặt ra các thủ tục hành chính sách nhiễu các tác giả trong việc hưởng thụ quyền, điều này không đựơc áp dụng với các tác giả trong nước hoặc những nước không đăng ký công ước . Công ước BERNE cho pháp tác giả đựoc hưởng tác quyền suốt đời cộng thêm tối thiểu 50 năm sau đó. Tuy nhiên các quốc gia được phép nâng thời hạn lên dài hơn. Việc bảo hộ được xây dựng dựa trên các nguyên tắc: Đối xử quốc gia: Nghĩa là cam kết dành cho các công dân của nhau sự đối xử không kém thuận lợi hơn so với công dân nước mình. Bảo hộ đương nhiên: Việc bảo hộ không lệ thuộc vào các thủ tục hình thức như đăng ký, nộp lưu chiểu hoặc thủ tục tương tự. Bảo hộ độc lập: Việc hưởng và thực thi quyền theo công tác là hoàn toàn độc lập với những gì được hưởng tại nước xuất xứ của tác phẩm. Bảo hộ tối thiểu: luật quốc gia thành viên quy định bảo hộ không thấp hơn mức tối thiểu do công ước quy định. 3. Tổ chức quốc tế quản lý về quyền tác giả. a. Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) WIPO là một tổ chức quốc tế có mục đích giúp đỡ nhằm bảo đảm rằng quyền của người phát minh và chủ sở hữu tài sản trí tuệ được bảo hộ trên toàn thế giới và rằng các nhà phát minh và tác giả công nhận và hưởng thành quả từ tài năng của họ. Nguồn gốc hình thành của tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới bắt đầu từ năm 1886, năm ra đời của công ước Paris về bảo hộ sở hữu trí tuệ, hiệp định quốc tế quan trọng đầu tiên nhằm giúp công dân của một nước có được sự bảo hộ ở nước ngoài đối với các sáng tạo trí tuệ của họ dưới hình thức các quyền sở hữu trí tuệ. Năm 1883, hai văn phòng nhỏ hợp thành một tổ chức quốc tế gọi là văn phòng quốc tế thống nhất về bảo hộ sở hữu trí tuệ ( BIRPL). Có trụ sở tại BERNE , Thuỵ Sỹ , với 7 thành viên tổ chức này là tiền thân của tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới ngày nay. Một tổ chức năng động với hơn 170 nước thành viên và hơn 650 thành viên trên toàn thế giới. Công ước Paris có hiệu lực từ 1884 với 14 nước thành viên thành lập một văn phòng quốc tế nhằm quản lý việc thực hiện nhiệm vụ. Năm 1886, bản quyền bắt đầu được quốc tế biết đến với công ước BERNE về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật giông như công ước Paris, công ước BERNE thành lập 1 văn phòng quốc tế để thực hiện nhiệm vụ. Khi tầm quan trọng của sở hữu trí tuệ tăng lên, cơ cấu và hình thức đến Genevơ để gần hơn với liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế tại thành phố này. Một thập kỷ sau, tiếp theo việc công ước thành lập tổ chứ sở hữu trí tuệ có hiệu lực BIRPL trở thành WIPO , tiếp tục cá cải tổ về cơ cấu và quản lý, có ban thư ký được trách nhiệm đối với các nước thành viên. Năm 1974, WIPO trở thành tổ chức chuyên môn trong hệ thống tổ chức của liên hợp quốc, với nhiệm vụ quản lý các vấn đề về sở hữu trí tuệ được các nước thành viên liên hợp quốc công nhận. WIPO mở rộng vai trò và cho thấy rõ hơn tầm quan trọng của quyền sở hữu trí tuệ trong việc quản lý thương mại toàn cầu vào năm 1996 bằng việc tham gia một hiệp định hợp tac với tổ chức thương mại thế giới. Năm 1898, BIRPL chỉ quản lý thực hiện 4 hiệp định quốc tê. Một thế kỷ sau, WIPO quản lý thực hiện 21 hiệp định và thực hiện một chương trình hoạt động phong phú và đa dạng. Thông qua các thành viên và ban thư ký, WIPO tìm cách: Làm hài hoà luật pháp và thủ tục quốc gia về sở hữu trí tuệ Cung cấp dịch vụ đăng ký quốc tế đối với các quyền sở hữu công nghiệp. Trao đổi thông tin về sở hữu trí tuệ. Hỗ trợ pháp lý cho các nước đang phát triển và các nước khác. Hỗ trợ giải quyết tranh chấp sở hữu trí tuệ của cá nhân. Sử dụng công nghệ thông tin như một công cu lưu giữ tiếp cận và sử dụng thông tin sở hữu trí tuệ quý giá. WIPO là một trong số 16 cơ quan chuyên môn của liên hợp quốc có trách nhiệm thúc đẩy việc bảo hộ sở hữu trí tuệ trên toàn thế giới. Nó hoàn thành trách nhiệm này bằng việc thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, quản lý nhiều “liên hiệ” và các tổ chức khác được thành lập trên cơ sở các hiệp định đa phương và tạo ra các luật mẫu để các nước đang phát triển thông qua. b. Tổ chức quản lý tập thể quốc tế về quyền tác giả - Hiệp hội công nghiệp ghi âm quốc tế IFPI IFPI là một tổ chức đại diện cho nền công nghiệp ghi âm quốc tế, bao gồm 1500 hội viên là các nhà sản xuất và phân phối bản ghi ở 76 quốc gia. Tổ chức này cũng có các tập đoàn quốc gia tại 46 nước. Văn phòng quốc IFPI đặt tại London và được liên kết với các nước chi nhánh khu vực đặt tại Brussels, Hongkong, Miami và Matxcova. IFPI thực hiện các chức năng chính sau: chống việc vi phạm bản quyền âm nhạc. thúc đẩy tiếp cận thị trường một cách bình đẳng trong môi trường luật quyền tác giả đầy đủ, giúp phát triển các điều kiện pháp lý và công nghệ để nền công nghiệp ghi âm phồn vinh trong môi trường kỹ thuật số và khuyến khích các giá trị âm nhạc trong sự phát triển của kinh tế cũng như trong đời sống văn hoá,xã hội. IFPI đại diện cho ac hội viên của mình theo 3 cấp: quốc tế, khu vực, và quốc gia. Ở cấp độ quốc tế, văn phòng đặt tại London điều hành trực tiếp các uỷ ban công nghiệp theo các lĩnh vực chẳng hạn như chính sách pháplý, quyền biểu diễn và công nghệ. - Hiệp hội các nhà soạn nhạc và soạn lời quốc tế ( CISAC) Là một tổ chức phi chính phủ , phi lợi nhuận được thành lập năm 1926, trụ sở chính đặt tại Paris nhằm nâng cao việc thừa nhận và bảo hộ cac quyền của nhà soạn nhạc và soạn lời, đảm bảo thực thi một cách có hiệu quả các quyền về tinh thần và vật chất cho tác giả. Đến 1/2004, CISAC đạidiện cho 290 hiệp hội tác giả của 109 quốc gia. - Hiệp hội quản lý các tác phẩm nghe nhìn quốc tế. Được thành lập 12/1981 gồm các hiệ hội, tổ chức quốc gia các nhà sản xuất tác phẩm nghe nhìn nhàm quản lý các quyền liên quan tới truyền thông bằng cáp những tác phẩm phát thanh, truyền hinh. Hiệp hội có hai nhiệm vụ quan trọng là: Thực hiện đàm phán trong việc tác phẩm truyền qua cáp những tác phẩm nghe nhìn mà hiệp hội quản lý ; phân chia tiền thù lao cho các chủ sở hữu thông qua các tổ chức thu tiền có thẩm quyền. - Liên hiệp quốc tế các tổ chức quyền sao chép (IFRRO) Ra đời vào 1980 từ nhóm làm việc của uỷ ban quyền tác giả của hiệp hội xuất bản khoa học, kỹ thuật và y học. Thành viên gồm các tổ chức quyền sao chép cũng như các hiệp hội của các chủ sở hữu quyền tác giả quốc gia và quốc tế. II. Pháp luật Việt Nam về quyền tác giả. 1.Các văn bản điều chỉnh. Bảo hộ quyền tác giả tuy là một lĩnh vực rất mới ở Việt Nam nhưng nó đang dần được hoàn thiện và có những biến chuyển đáng kể, đặc biệt kể từ khi luật sở hữu trí tuệ 2005 ra đời. Hiện nay, cơ sở pháp lý để điều chỉnh lĩnh vực này gồm các văn bản dưới đây: Hiến pháp 1992, Điều 60 quy định: “công dân có quyền nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, phát minh, sáng chế, sáng kiến cải tiến kỹ thuật hợp lý hoá sản xuất, sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật và tham gia các hoạt động văn hoá khác. Nhà nước bảo hộ quyền tác giả , quyền sở hữu công nghiệp”. Đây là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất, nó là cơ sở để dựa vào đó ban hành các văn bản khác bảo hộ quyền tác giả. Bộ luận dân sự 2005 gồm 14 điều, từ điều 736 đến điều 749, chương XXXIV trong đó: Mục 1: Quyền tác gỉa từ điều 736 đến 743 Mục 2: Quyên liên quan từ 744 đến 749 Bộ luật dân sự 2005 có hiệu lực từ ngày 1/1/2006 quy định chung nhât về quyền tác giả. Luật sở hữu trí tuệ 2005 gồm 6 phần với 222 điều: Phần 1: những quy định chung Phần 2: Quyền tác giả và quyền liên quan. Phần 5: Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ Phần 6: Điều khoản thi hành. Ngoài ra thì còn có các luật liên quan khác như: Luật cạnh tranh 2004 Bộ luật hình sự 1999 Luật báo chí 1989 sửa đổi bổ sung 1999 Luật di sản văn hoá 2002 Luật hải quan 2002 Luật xuất bản 2004 Luật điện ảnh 2006 Các văn bản dưới luật. + Pháp lệnh quảng cáo 2002 + Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các điều của luật sở hữu trí tuệ về bảo hộ quyền tác giả và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ + Nghị định số 100/2006/NĐ-CP ngày 21/09/2007quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các điều khoản của bộ luật dân sự,luật sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan. +Chỉ thị số 04/2007/CT-TTg ngày 22/02/2007 về việc tăng cường bảo hộ quyền tác giả của chương trình máy tính. +Nghị định số 101/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2001 quy định một số điều của luật hải quan về thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra giám sát hải quan. + Nghị định số 61/2002/NĐ-CP ngày 21/6/2002 về chế độ nhuận bút. + Nghị định số 51/2002/NĐ-CP ngày 26/04/2002 quy định chi tiết thi hành luật xuất bản. +Quy chế duyệt phim 9/8/1997 kèm theo quyết định số 2455 10 Đ-DA +Quy chế hoạt động triển lãm mỹ thuật và galerly… ngày2/2/1999 kèm theo quyết định số 03/1999/QĐ-BVHTT +Quy chế quản lý xâydựng tượng đài, tranh hoạ, mỹ thuật ngày 29/3/2002 kèm theo quyết định số 65/2000/QĐ-NVHTT. + Quy chế sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, lưu trữ, kinh doanh hãng âm thanh, đĩa âm thanh, hãng hình âm nhạc, sân khấu khi kèm theo quyết định số 55/1999/QĐ-BVHTT. + Quy chế cấp giấy phép, thanh tra, kiểm tra,xử lý…thu chương trình truyền hình nước ngoài kèm theo quyết định số 18/2002/QĐ-BVHTT + Thông tư số 64/1997/TT-ĐA ngày 19/8/1997 hướng dẫn bổ sung để thực hiện nghị định 48 ngày 17/7/1995 ,nghị dịnh 87/CP ngày 12/12/1995 về…hàng, đại lý băng hình và quảnlý bản quyền… +Thông tư số 166/1998/TT-BTC ngày 19/12/1998 hướng dẫn chế độ thu lệ phí đăng ký quyền tác giả 2.Nội dung cơ bản về quyền tác giả. Quyền tác giả là những quyền mà pháp luật cho phép tác giả được thực hiện đối với tác phẩm của mình. Đây cũng là một dạng độc quyền dành cho tác giả nhằm khuyến khích sự sáng tạo của mọi người, thúc đẩy xã hội phát triển. |Quyền tác giả mang lại quyền và lợi ích cho tác giả đồng thời chống lại sự xâm phạm của người khác, chính vì thế nó hạn chế việc tiếp cận của mọi người đối với tác phẩm. Vấn đề đặt ra là làm sao để hài hoà giữa lợi ích của tác giả và lợi ích của cộng đồng. Các nước khi ban hành luật đều chú ý đến điều này. Quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản . Quyền nhân thân là quyền gắn liền với tác giả không thể chuyển giao. Nó bao gồm các quyền quy định trong Đ19 LSHTT, bao gồm: Đặt tên cho tác phẩm, đứng tên thật hoặc bút danh trện tác phẩm, công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm, bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm. Những quyền này gắn liền với danh dự, uy tín của tác giả mà không mang lại lợi ích vật chất nào, đây cũng là đặc điểm chung của quyền nhân thân . Ngược lại quyền tài sản thường mang lại cho tác giả những lợi ích vật chất nhất định, quyền này có thể được tác giả chuyển giao toàn bộ hoặc từng phần. Vì vậy quyền tài sản có thể thuộc về tác giả hoặc không. Nó bao gồm các quyền được quy định trong Đ20.1 LSHTT: Làm tác phẩm phái sinh; biểu diễn tác phẩm trước công chúng; sao chép, phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm; truyền đạt tác phẩm đến công chúng . . . Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một trong các quyền này phải xin phép và trả tiền nhuận bút thù lao và các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả. Do tính chất đặc thù của một số lĩnh vực mà pháp luật quy định cụ thể thêm về các quyền như đối với các tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu, chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu, tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian. Thời hạn bảo hộ quyền tác giả được quy định tại Đ27. Trong đó quyền nhân thân được bảo hộ vô thời hạn, quyền tài sàn thì thời gian là 50 năm kể từ ngày tác phẩm được công bố đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, sân khấu, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh; còn đối với tác phẩm khác là 50 năm kể từ khi tác giả chết Thông thường việc sử dụng phải xin phép và trả tiền nhuận bút cho tác giả. Bên cạnh đó pháp luật quy định một số trường hợp được phép sử dụng mà không cần làm các việc trên vẫn không bị coi là vi phạm. Đó chính là những hành vi sử dụng hạn chế, chỉ áp dụng trong một số trường hợp đặc biệt mà nếu bảo hộ sẽ không hài hoà được lợi ích xã hội. Đ25 và Đ26 quy định cụ thể những trường hợp này. Đ25 đưa ra các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố mà không phải xin phép , không phải trả tiền nhuận bút thù lao. Ví dụ như việc sử dụng tác phẩm nhằm mục đích nghiên cứu , giảng dạy, trích dẫn để viết báo , dùng trong chương trình phát thanh, truyền hình. . . vì nếu áp dụng những quy tắc trên thì sẽ hạn chế việc nghiên cứu, kế thừa kiến thức của người khác làm giảm sự phát triển của xã hội. Hay việc chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác dành cho người khiếm thị cũng áp dụng Đ25 nhằm khuyến khích tạo ra các tác phẩm mà người khiếm thị có thể đọc được. Với điều kiện việc sử dụng các tác phẩm trên không làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm , không gây hại đến các quyền của tác giả , chủ sở hữu quyền tác giả, phải thông tin về tên tác giả , nguồn gốc xuất xứ của tác phẩm . Đ25 không áp dụng với tác phẩm kiến trúc, tác phẩm tạo hình, chương trình máy tính. Hành vì sử dụng hạn chế còn được nêu ở Đ26, đó là sử dụng tác phẩm không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút thù lao. Ngoài những hành vi sử dụng hạn chế được nêu ở trong luật thì bất cứ việc sử dụng nào mà không xin phép, trả tiền nhuận bút thù lao thì đều là hành vi xâm phạm. Đ28 đưa ra các hành vi gọi là vi phạm để làm căn cứ xử lý như: chiếm đoạt quyền tác giả ; mạo danh tác giả ; công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả; sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự, uy tín của tác giả . . . Bất cứ hành vi nào sử dụng tác phẩm không thuộc trường hợp quy định tại Đ28 thì sẽ không bị coi là vi phạm . Để đảm bảo cho pháp luật được thực thi Luật sở hữu trí tuệ đã đưa ra các biện pháp xử lý hành vi vi phạm ở phần thứ năm. Trước hết là các biện pháp tự bảo vệ mà pháp luật cho phép chủ sở hữu được thực hiện để đảm bảo quyền lọi của mình như: Áp dụng biện pháp công nghệ, yêu cầu tổ chức cá nhân có hành vi xâm phạm phải chấm dứt, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại. Ngoài ta chủ sở hữu còn có thể nhờ đến sự can thiệp của nhà nước như khởi kiện, yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời. Để xử lý hành vi vi phạm tuỳ thuộc vào mức độ và tính chất mà cơ quan nhà nước trong nhiệm vụ, quyền hạn của mình có thể áp dụng một trong các biện pháp hành chính , dân sự hoặc hình sự. Đ200 quy định cụ thể thẩm quyền của các cơ quan trong việc xử lý vi phạm . 3.Nội dung quyền liên quan đến quyền tác giả Về nội dung bảo hộ quyền liên quan thì cũng được quy định ở các phần tương tự như quyền tác giả . Cũng quy định về quyền của các chủ thể(Đ29 đến Đ31), các trường hợp sử dụng không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút thù lao(Đ32) và trường hợp không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút thù lao(Đ33) các hành vi xâm phạm quyền liên quan (Đ34). Tóm lại quyền tác giả, quyền liên quan được pháp luật bảo hộ nhằm đảm bảo mục đích hài hoà lợi ích của người sáng tạo và lợi ích của cộng đồng nhằm thúc đẩy sự nghiên cứu, phát triển các lĩnh vực văn hoá, khoa học và nghệ thuật. Chúng đều có đặc điểm là được bảo hộ ngay từ khi mới hình thành mà không cần qua bất cứ thủ tục đăng ký nào, việc đăng ký chỉ có giá trị chứng minh chứ không có giá trị pháp lý. 4.Bộ máy thực thi. Bộ máy thực thi sở hữu trí tuệ gồm: Hệ thống hành chính và hệ thống toà án. Ngoài các cơ quan quản lý nhà nước ra còn có các tổ chức tư vấn dịch vụ, tổ chức quản lý tập thể cũng gốp phần vào việc thực thi quyền tác giả . Trước hết về hệ thống hành chính cũng theo nguyên tắc chung là chính phủ thống nhất quản lý về bảo hộ quyền tác giả trong phạm vi cả nước, bộ phụ trách vấn đề này là bộ văn hoá –thông tin. Trong bộ có cục bản quyền tác giả văn học - nghệ thuật là cơ quan hỗ trợ cho bộ trong vấn đề quyền tác giả . Ngoài ra còn có các cơ quan khác: Thanh tra chuyên ngành văn hoá thông tin, cơ quan hải quan, cơ quan quản lý thị trường, cảnh sát kinh tế, an ninh văn hoá, bộ đội biên phòng. Ở địa phương cũng có các cơ quan tương ứng chịu trách nhiệm trong phạm vi của mình. Hệ thống toà án nước ta được thành lập ở cả 3 cấp gồm: Toà án nhân dân tối cao, Tand cấp tỉnh và Tand cấp huyện. Vụ việc về quyền tác giả tuỳ thuộc vào tính chất của nó mà sẽ thuộc thẩm quyền của toà dân sự hoặc toà kinh tế. Nếu nó thuộc lĩnh vực dân sự thì sẽ xử sơ thẩm ở toà cấp huyện còn ngược lại sẽ xử ở toà kinh tế cấp tỉnh. Các tổ chức quản lý tập thể gồm có: Trung tâm quyền tác giả văn học Việt Nam, hiệp hội công nghiệp ghi âm Việt Nam, trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam. Hệ thống tư vấn dịch vụ gồm các doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ tư vấn pháp luật về quyền tác giả , thực hiện các dịch vụ theo sự uỷ quyền của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm; làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền tác giả; tham gia các quan hệ pháp luật khác về quyền tác giả. MỤC IV: TÌNH HÌNH THỰC THI QUYỀN TÁC GIẢ Ở VIỆT NAM I.THỰC THI QUYỀN TÁC GIẢ. 1.Sơ lược về việc bảo hộ quyền tác giả trước khi gia nhập WTO Trước khi Luật sở hữu trí tuệ 2005 ra đời việc thực thi quyền tác giả đã được đặt ra và điều chỉnh bằng con đường luật pháp từ những năm 1990 rồi được quy định trong Bộ luật dân sự 1995 và các văn bản liên quan khác. Như ở phần trên chúng ta đã phân tích những quy định ở thời kỳ này còn rất nhiều thiếu xót nhưng việc thực thi luật thì sao, chúng ta thử điểm sơ qua. Có thể nói rằng pháp luật về quyền tác giả ở thời kỳ này hầu như không đi vào cuộc sống, tình trạng vi phạm bản quyền xảy ra thường xuyên và phổ biến. Nguyên nhân không chỉ do pháp luật không đầy đủ mà chủ yếu do ý thức của mọi người trong việc bảo hộ quyền tác giả chưa cao. Việc vi phạm diễn ở tất cả các đối tượng bao gồm cả tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học, phổ biến như phần mềm máy tính, lĩnh vực âm nhạc và sách. . . Đối với phần mềm máy tính, năm 1994 tỷ lệ vi phạm ở Việt Nam là 100%, 2004 là 92%. Đây là tỷ lệ vi phạm được đánh giá là cao nhất thế giới tức ở Việt Nam không hề có thói quen mua bản quyền phần mềm máy tính. Có ý kiến cho rằng không cần phải lo ngại vì giá trị thiệt hại không cao( chỉ 52 triệu USD vào 2004) trong khi ở nhiều nước tỷ lệ vi phạm thấp hơn mà thiệt hại lại lớn hơn nhiều. Dù thế cũng không thể biện minh cho việc vi phạm bản quyền ở Việt Nam, nếu cứ tiếp tục như vậy sẽ gây ra sự lo ngại của các nhà đầu tư và giảm uy tín của nước ta trên trường quốc tế. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này nhưng chủ yếu là do phía các công ty sản xuất phần mềm. Trước hết họ không bảo vệ chặt chẽ mà tạo điều kiện cho mọi người có thể dễ dàng bẻ khoá và sao chép, sử dụng tự do nên không ai có ý định mua bản quyền. Mục đích nhằm để mọi người sử dụng nhiều rồi gây nghiện sau đó sẽ bán phần mềm với giá cao nhằm thu lợi nhuận. Với chiến lược đó ở phần mềm được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam với tỷ lệ vi phạm rất cao. Chúng ta đã có thời kỳ không để ý đến vấn đề này mà coi đó là việc hiển nhiên nhưng khi tiến hành đàm phán về lĩnh vực sở hữu trí tuệ để ra nhập WTO thì cần phải xem xét lại. Các nước yêu cầu chúng ta phải có một hành lang pháp lý và bảo hộ sở hữu trí tuệ một cách thich hợp. Để đáp ứng yêu cầu đó, bên cạnh việc sửa đổi luật cần phải tiên hành các biện pháp xử lý vi phạm. Ngày 24/4/ 2005 Thanh tra Bộ văn hoá thông tin đã kiểm tra, lập biên bản vi phạm hành chính đối với công ty TNHH thương mại, dịch vụ Trần Anh và công ty máy tính Vĩnh Xuân.Tổng giá trị các phần mềm bất hợp pháp bị phát hiện tại hai doanh nghiệp này ước tính lớn hơn 200 triệu đồng. Có thể phát hiện được vi phạm ở các công ty máy tính nhưng để xử lý được việc sử dụng phần mềm không có bản quyền nằm ở khắp các máy tính cá nhân thì là cả một vấn đề. Vì thế tỷ lệ vi phạm bản quyền ở Việt Nam vẫn cao mà chưa có biện pháp khắc phục. Ngoài vấn đề bản quyền PM máy tính, một số loại hình mới như dịch vụ nội dung trên điện thoại di động, nội dung trực tuyến (game online, music online, video online...) cũng là những hình thức rất nhạy cảm với vấn đề bản quyền, nhưng chưa được luật cập nhật.Thực tiễn pháp lý ở Việt Nam cho thấy chưa có vụ xử lý nào liên quan đến vi phạm bản quyền trong lĩnh vực này. Tuy nhiên đây là vấn đề đã xuất hiện trên thực tế và sẽ còn gặp nhiều trong một thị trường đang phát triển như Việt Nam. Vụ tranh chấp về việc sử dụng hình ảnh trong GameOnline mới đây giữa VinaGame và FPT là một ví dụ điển hình Còn một vấn đề xảy ra từ xuất hiện từ rất lâu nhưng vẫn không thể khắc phục làm đau đầu tác giả và nhà xuất bản là việc sách bị sao chép bất hợp pháp hay còn gọi là sách lậu. Sách lậu bán tràn ngập trên khắp các đường phố, các cửa hàng với giá rẻ hơn sách thật rất nhiều. Chính vì vâỵ sách lậu đã chiếm một lượng đáng kể khách hàng làm sụt giảm doanh thu của các nhà xuất bản có bản quyền. Một lĩnh vực khác cũng vi phạm quyền tác giả rất nhiều là lĩnh vực âm nhạc. Băng đĩa được sao chép và phổ biến rộng rãi mà không hề được sự đồng ý của chủ sở hữu . Tóm lại trong thời gian này việc bảo hộ quyền tác giả chưa hề được chú trọng, tỷ lệ vi phạm rất cao và chỉ bắt đầu được quan tâm khi chúng ta đàm phán ra nhập WTO. 2.Thực thi quyền tác giả sau khi gia nhập WTO a)Nỗ lực của chính phủ trong việc thực thi quyền tác giả. Ngày 11/01/2007 Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO, tức là về mặt luật pháp chúng ta cơ bản đã đáp ứng yêu cầu, vấn đề hiện nay là phải thực hiện cam kết về thực thi sở hữu trí tuệ nói chung và quyền tác giả nói riêng. Với tình trạng vi phạm phổ biến như hiện nay thì đây quả là một việc làm rất khó khăn. Chính phủ đã xác định đây là một nhiệm vụ rất quan trọng, cần phải tiến hành ngay thể hiện qua chương trình hành động 168 về Hợp tác phòng và chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ giai đoạn 2006-2010 có sự tham gia của 7 bộ. Bộ khoa học và công nghệ giữ vai trò là đầu mối tổng hợp chung về hoạt động bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong cả nước để báo cáo Thủ tướng chính phủ. Sau một thời gian thực hiện chương trình đã đạt được những kết quả nhất định. Đó là thay đổi nhận thức trong xã hội , đặc biệt sự thay đổi trong các cơ quan chức năng với vấn đề bản quyền. Ngoài ra sự phối hợp giữa 7 bộ trong việc bảo hộ sở hữu trí tuệ đã được tăng cường thể hiện ở việc xây dựng mô hình hợp tác, các đề án liên kết. Có thể nói rằng sở hữu trí tuệ đã từng bước đi vào cuộc sống. Cụ thể được thể hiện: Đối với việc bảo vệ chương trình máy tính, ngày 22/02/2007 TTCP đã ban hành chỉ thị số 04/2007/CT-TTg cam kết mạnh mẽ các chuẩn mực về bảo hộ sở hữu trí tuệ . Yêu cầu tất cả các bộ, ngành liên quan đều phải tuân thủ quy định về sở hữu trí tuệ đối với chương trình máy tính . Các cơ quan pháp luật phải tăng cường công tác bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ , xử lý vi phạm trong công tác sử dụng, lưu hành, xuất nhập khẩu. Các bộ, ngành, địa phương phải bố trí dự toán ngân sách nhà nước để thực hiện việc mua bản quyền phần mềm hợp pháp. Sau khi ban hành quy định này Bộ tài chính và hàng loạt các ngân hàng đã phải bỏ ra một số tiền khổng lồ để mua bản quyền phần mềm Microsoft. Tỷ lệ vi phạm ở Việt Nam đã giảm xuống còn 90% nhưng đáng tiếc phải thừa nhận rằng tỷ lệ này vẫn còn quá cao so với thế giới. Đối với lĩnh vực âm nhạc và các loại sách thì ngày càng xuất hiện các vụ kiện về vi phạm bản quyền chứng tỏ các tác giả đã chú trọng tới việc bảo vệ quyền lợi của mình. Các cơ quan chức năng cũng tích cực trong việc sử lý vi phạm như tịch thu, huỷ các sản phẩm và xử phạt hành chính b. Tình trạng vi phạm quyền tác giả vẫn còn tồn tại Tuy việc bảo hộ quyền tác giả ở nước ta đã được chú trọng nhưng tình hình vi phạm vẫn còn rất cao đòi hỏi chúng ta cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa. Đối với phần mềm máy tính tuy đã có những biện pháp được đưa ra nhưng tỷ lệ vi phạm vẫn còn 90% thuộc loại cao nhất thế giới. Nếu tất cả các máy tính đều phải mua bản quyền phần mềm thì sẽ phải bỏ ra một chi phí khổng lồ không thể đáp ứng được . Hiện nay chỉ có phần mềm được cài trong cơ quan nhà nước do chính phủ bỏ tiền ra mua ở một số ngân hàng lớn và một số ít khác là hợp pháp, còn lại tất cả đều là sao chép lậu. Thực trạng này rất khó kiểm soát, các cơ quan có thẩm quyền đã tiến hành các biện pháp như tịch thu, sử phạt hành chính những công ty vi phạm nhưng nếu họ không cài đặt phần mềm mà để cho các khách hàng tự sao chép thì không thể xử lý được. Các công ty này thường không chịu mua bản quyền vì làm như thế sẽ đẩy giá thành sản phẩm lên, khách hàng sẽ không thích bởi có thể sao chép phần mềm sử dụng một cách dễ dàng mà không phải bỏ ra một chi phí nào. Tình hình sách lậu cũng là một vấn nạn mà chưa có cách khắc phục, một quyển sách vừa ra đời thì một thời gian ngắn đã có hàng loạt các quyển sách được sao chép y hệt nhưng với giá bán rẻ hơn nhiều. Có một dạng nữa là vẫn nội dung ấy nhưng được chỉnh sửa một chút rồi được bầy bán dưới cái tên khác. Quyển sách càng được ưa chuộng thì khả năng bị sao chép càng lớn. Đối tượng sách bị in lậu thuộc tất cả các thể loại văn học ( truyện, thơ, tiểu thuyết . . .) khoa học. Có thể kể ra những ví dụ như các tác phẩm cánh đồng bất tận, dạy con làm giàu, đời thay đổi khi chúng ta thay đổi . . . của nhà xuất bản Trẻ vừa ra đời thì đã bị in lậu với số lượng lớn . Sách lậu được bày bán khắp nơi trên khắp các đường phố, các nhà sách mà không hề bị xử lý với giá rẻ hơn nhiều. Người bán thường lý giải là sách họ được chiết khấu tận gốc nên rẻ hơn hệ thống phát hành của công ty phát hành. Giá chiết khấu cho các nhà sách từ 50 - 60% . Trên thực tế không phải tất cả khách hàng đều không nhận ra vì chất lượng in của sách lậu thường kém hơn bản chính nhưng họ vẫn mua vì giá rẻ. Cũng với nội dung ấy nếu mua sách thật thì họ phải trả phí cao hơn nhiều, điều này sẽ không khả thi đối với ý thức về việc bảo vệ bản quyền chưa cao như ở Việt Nam. Hiện nay để xử lý vấn đề này theo luật có thể áp dụng biện pháp hành chính như: phạt tiền, tịch thu hoặc biện pháp dân sự như bồi thường thiệt hại. Trên thực tế việc đó hầu như không được thực hiện bởi lẽ cũng rất khó áp dụng đối với hệ thống bán sách lẻ rất đông và rải rác như hiện nay. Đối với quyền tác giả còn có một tình trạng vi phạm phổ biến nữa đó là chiếm đoạt quyền tác giả, mạo danh tác giả hoặc sử dụng mà không được sự đồng ý của tác giả , không trả tiền nhuận bút thù lao. Nhất là trong thời đại khoa học công nghệ như hôm nay việc phôto hoặc sao chép trên mạng là rất phổ biến. Đã xuất hiện những tranh chấp về quyền tác giả trong giai đoạn vừa qua như ( Theo trantg web của cục sở hữu trí tuệ) Ông Nguyễn Quảng Tuân đã kiện ông Đào Thái Tôn dùng bốn bài báo của mình in trên Tạp chí Văn học, Báo Văn Nghệ, và Tạp chí Văn nghệ để đưa vào cuốn sách Văn bản Truyện Kiều – Nghiên cứu và thảo luận mà không xin phép. Hay việc truyện ngắn Dòng sông tật nguyền (Phạm Thanh Khương) đăng trên tạp chí Văn nghệ Quân đội tháng 4-2006, có cốt truyện và nhiều chi tiết, tình tiết thậm chí cả lối viết, văn phong rất giống truyện ngắn Cánh đồng bất tận (Nguyễn Ngọc Tư). Còn có thể kể thêm trường hợp khác như Năm 2006, Hội Văn học Nghệ thuật Cần Thơ đã phát động “Cuộc thi bút ký văn học” Thành phố Cần Thơ nhằm quy tụ nhiều cây bút trong và ngoài Thành phố viết về quê hương, đất nước, con người Cần Thơ. Ngày 26/12/2006, lễ trao giải được tiến hành, trong đó có Phạm Vĩnh Hưng, phóng viên Báo Cần Thơ đã đạt giải nhì với tác phẩm “Hạt giống đỏ tỏa hương”. Tại buổi lễ, Phạm Vĩnh Hưng đã lên nhận giải. Sẽ không có vấn đề nếu mọi việc kết thúc tại đây. Tuy nhiên, trong Báo Cần Thơ – Xuân Đinh Hợi, “Hạt giống đỏ tỏa hương” lại xuất hiện với tác giả hòan tòan mới - Nguyễn Trung Nguyên, hội viên Phân hội văn học Thành phố Cần Thơ. Thực tế, ông Nguyên đúng là tác giả của tác phẩm “Hạt giống đỏ tỏa hương”. Sự kiện này khiến cho giới văn nghệ sĩ ở Thành phố Cần Thơ băn khoăn, liệu có ai vi phạm quyền tác giả trong trường hợp này không? Nên xử lý hai các “tác giả” này như thế nào cho phù hợp với pháp luật hiện hành về bảo hộ quyền tác giả. Ngoài ra còn một vấn đề gây tranh cải rất lớn trong thời gian vừa qua, đó là việc một số bạn trẻ đã tự tiện đem dịch cuốn sách HarryPotter sang tiếng Việt rồi đăng trên Block. Trên đó có ghi:”Chúng tôi là một tổ chức phi lợi nhuận, hoạt động dựa trên nguyên tắc bình đẳng giữa các thành viên. Phần lớn chúng tôi là những sinh viên, học sinh yêu thích Harry Potter. Và khi bạn truy cập trang web này, tôi biết rằng bạn có cùng niềm yêu thích với chúng tôi. Vì thế, hãy cùng chúng tôi góp sức chung tay xây dựng dự án “ . Cần lưu ý thêm rằng cuốn sách này là một tác phẩm rất được ăn khách của nhà văn người Anh - Rowling và NXB Bloomsbury (Anh). Nhà xuất bản trẻ đã được độc quyền dịch sang tiếng Việt và giao cho nhà văn Lý Lan thực hiện. Việc làm của các bạn trẻ ở trên dù xuất phát từ lòng say mê Harry potter nhưng đã vi phạm quyền tác giả về vấn đề làm tác phẩm phái sinh. Còn một lĩnh vực nữa mà vi phạm trở thành phổ biến và quen thuộc với mọi người, đó là lĩnh vực âm nhạc, chúng ta sử dụng bài hát của các nhạc sỹ mà không có thói quen xin phép hay trả tiền nhuận bút, thù lao. Nếu đó là cuộc biểu diễn của những chương trình lớn thì còn có thể biết còn với việc diễn lẻ tẻ ở khăp mọi nơi thì tác giả không có cách nào để bảo vệ quyền lợi của mình. Đối với quyền liên quan của người biểu diễn và nhà sản xuất băng đĩa cũng bị vi phạm nghiêm trọng. Với trình độ khoa học kỹ thuật như hiện nay không mấy khó khăn có thể sao chép các băng đĩa từ bản gốc, đó chính là đĩa lậu. Đĩa lậu được bày bán khắp nơi và quen thuộc vì đa phần mọi người đều sử dụng nó dù chất lượng, độ bền d của đĩa lậu không bằng đĩa thật. Đơn giản bởi việc mua nó rất dễ dàng, đặc biệt với giá rất rẻ và quan trọng hơn nữa chúng ta coi việc sử dụng nó là đương nhiên chứ không phải là một việc làm trái pháp luật. Bên cạnh đó còn có các website tìm kiếm nhạc trực tuyến cho phép người dùng nghe nhạc và tải nhạc ngay trên trang web của mình với đường dẫn file nhạc trỏ đến các địa chỉ nghe nhạc có bản quyền là vi phạm các quy định pháp luật về Quyền tác giả và Quyền liên quan trong Luật sở hữu trí tuệ. Vì khi thông qua website tìm kiếm để hiển thị nội dung nhạc số trên trang của họ chính là hành vi phân phối. Trong trường hợp các site này lưu các file nhạc về máy chủ của họ thì còn vi phạm khoản 6 điều 28. Việc này sẽ xâm phạm quyền của tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm Có thể kể ra một số tranh chấp về quyền tác giả trong lĩnh vực âm nhạc trong thời gian vừa qua như tranh cãi ca khúc Tình thôi xót xa của nhạc sỹ Bảo Chấn rất giống với bản hoà tấu Frontier của nữ nhạc sỹ người Nhật là Keiko matsu. Liệu có việc copy nhạc trong trường hợp này hay không. Hay một việc khác xảy ra trong thời gian vừa qua làm xôn xao dư luận và gây tranh cãi rất nhiều. Đó là trong CD “ Chat với Mozart” của ca sỹ Mỹ linh đã sử dụng bản nhạc cổ điển của Mozart nhưng lại viết thêm lời Việt Quyền tác giả không chỉ bị vi phạm trong các lĩnh vực trên mà còn diễn ra ở tất cả các đối tượng của quyền tác giả. Chúng ta đã trở thành thành viên của WTO nên đương nhiên phải thực thi cam kết về sở hữu trí tuệ nói chung và quyền tác giả nói riêng. Nhưng với tình trạng vi phạm phổ biến như hiện nay thì đây quả là một bài toán khó mà chúng ta cần phải khắc phục trong thời gian tới. 3.Thực thi quyền tác giả ở một số nước Theo ông Jeffrey Hardee - Phó chủ tịch kiêm Giám đốc khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Liên minh Phần mềm doanh nghiệp (BSA): "Tỷ lệ vi phạm bản quyền của một quốc gia là chỉ số quan trọng để phân biệt giữa những nước tranh thủ được các lợi ích kinh tế to lớn do công nghệ thông tin đem lại và những nước để lãng phí cơ hội này”. Không riêng gì Việt Nam nhiều nước đang phải đối đầu với tình trạng vi phạm bản quyền . Theo điều tra của Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế (IDC) tiến hành năm 2004, các nước đứng đầu thế giới về vi phạm bản quyền phần mềm là: Trung Quốc: 92%; Việt Nam: 92%; Ukraine: 91%; Indonesia: 88%; Zimbabwe: 87%; Nga: 87%; Algeria: 84%; Nigeria: 84%; Pakistan: 83%; Paraguay: 83%... Tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm trung bình trên toàn thế giới là 36%. Tính riêng theo khu vực địa lý thì Bắc Mỹ có tỷ lệ vi phạm thấp nhất. Hiện nay các nước trên thê giới đều đang rất nỗ lực trong việc bảo bộ bản quyền, bởi đây không chỉ là chính sách của nhà nước với quyền của cá nhân, tổ chức mà nó còn ảnh hưởng tới vị thế của nước đó trên trường quốc tế.Các hãng phim lớn của Hollywood đã vừa viết nên trang sử mới nhất của họ, khi họ lặp lại một chiến dịch pháp lý cứng rắn tương tự như của ngành thu âm Mỹ (RIAA), nhằm ngăn chặn hoạt động trao đổi trái phép các bộ phim đã đăng ký bản quyền qua mạng Internet. RIAA đã kiện hơn 6.100 người kể từ khi bắt đầu chiến dịch vào tháng 9/2003. Tổ chức này đã đạt được hàng ngàn vụ dàn xếp khiếu kiện với mức bồi thường từ 3.000-4.000 USD. Những người bị bắt quả tang tàng trữ phim vi phạm bản quyền nhưng không phải người phát tán lậu nhằm kiếm lợi có thể bị kiện đòi bồi thường tới 30.000 USD/phim. Những người phát tán phim lậu kiếm lợi có thể bị kiện đòi bồi thường tới 150.000 USD/phim. Nga để gây ảnh hưởng đến quá trình gia nhập WTO đã đóng cửa trang web allofmp3.com vào đầu tháng 7/ 2007 . Mặc dù Allofmp3.com đã thu hút khoảng 5.5 triệu người truy cập, mua ca khúc với giá từ 10-20 cent USD/bài nhưng đây lại là trang web vi phạm bản quyền âm nhạc thuộc dạng lớn nhất thế giới. Nga cũng đã hứa sẽ xét duyệt lại toàn bộ các trang web được cho là vi phạm quyền sở hữu âm nhạc. Từ hành động trên của Nga ta phải đặt ra vấn đề thực thi bản quyền của Việt Nam khi chúng ta đã là thành viên của WTO. II.MỘT SỐ VỤ KIỆN VỀ QUYỀN TÁC GIẢ Ở VIỆT NAM. Hiện nay thì việc xử lý các tranh chấp về quyền tác giả bằng con đường toà án vẫn chưa được ưa chuộng, các bên chủ yếu dùng con đường hành chính. Tuy nhiên số vụ kiện về quyền tác giả ngày càng có chiều hướng gia tăng và cùng vơi nó là áp dụng biện pháp dân sự. Trong đó lĩnh vực bản quyền phần mềm vi phạm nhiều và có giá trị tranh chấp lớn 1.Vụ kiện về vi phạm bản quyền phần mềm Luật nước ta quy định phần mềm máy tính cũng thuộc đối tượng được bảo hộ theo quyền tác giả. Đây là một lĩnh vực khá mới mẻ ở Việt Nam có giá trị kinh tế cao, rất dễ bị lộ nên khi công nghệ càng phát triển thường phát sinh tranh chấp. Vụ kiện về bản quyền đầu tiên ở nước ta vào năm 2005 về phần mềm kế toán giữa nguyên đơn là công ty Định Gia(DigiNet) và bị đơn là công ty P.C.I, vụ này do toà án nhân dân TPHCM xử lý. Nội dung như sau DigiNet cho rằng PM Lemon 3 do mình sáng tác ra từ năm 1998 và đưa ra kinh doanh (KD) trên thị trường từ 1999 và ông Hoàng Tấn Tài và ông Võ Thành Nghi Vũ là hai sáng lập viên của công ty P.C.I vào thời điểm năm 2002-2003 đã từng là người lao động của DigiNet đã ừng đột nhập trái phép vào hệ thống máy chủ của DigiNet. Năm .Đến tháng 11-2003, ông Hoàng Tấn Tài và Võ Thành Nghi Vũ thành lập công ty riêng mang tên P.C.I Công ty này đã viết phần mềm Lever4 với nội dung giống như phần mềm Lemon3  của Công ty Định Gia (đối chiếu với tài liệu quảng cáo tại Hội chợ Softmart) và đem bán với giá rẻ. Năm 2004, Lever 4 tham gia Hội chợ Softmart  và đoạt Cúp Vàng. Bên P.C.I cho rằng các PM kế toán giống nhau là đương nhiên, lập luận như thế không ổn. Bởi vì các nguyên tắc chung về tài chính kế toán, các giải pháp nghiệp vụ tin học có thể giống nhau về cơ bản, nhưng nội dung hai PM của hai tác giả, chủ sở hữu khác nhau không thể giống hệt nhau. Có thể nói đây là trường hợp nhân viên các công ty PM xin nghỉ việc và sau đó thành lập những công ty PM mới, bán những sản phẩm “giống” của công ty họ đã từng làm việc trước đó. Trường hợp này các công ty phần mềm máy tính cũng đang phải đối mặt. Vụ tranh chấp bản quyền phần mềm thứ hai ra toà cũng có tính chất tương tự ,Tháng 9/2006, Công ty Hà nội Software phát hiện phần mềm I-Web do công ty Thương Mại Số đang kinh doanh có nhiều điểm giống với sản phẩm WEB++ của mình. Sau thời gian tự điều tra, Hà Nội Software phát hiện nhân viên cũ tên Hoàng Tùng đã chuyển sang làm việc cho công ty Thương mại số và cho rằng người này là nguyên nhân của việc sao chép trái phép WEB++ để phát triển thành I-Web. Trong buổi thương lượng hòa giải ngày 23/10/2006 Công ty Thương Mại Số thừa nhận đã sử dụng chương trình WEB++ phát triển thành I-Web để bán ra thị trường. Vì đã có sự thương lượng nên vụ việc này không mất nhiều công chứng minh và bên nguyên đơn đã xin lỗi , tự nguyện bồi thường thiệt hại. Trên đây là hai vụ tranh chấp đầu tiên về lĩnh vực này ở Việt Nam, chắc chắn đây sẽ là một lĩnh vực xảy ra tranh chấp nhiều trong tương lai. Từ đó cũng đưa ra lời cảnh tỉnh các công ty cần phải cẩn thận trong việc bảo mật thông tin và đăn ký quyền tác giả để làm giảm nghĩa vụ chứng minh khi có tranh chấp xảy ra. 2. Một số vụ kiện về quyền tác giả khác. Ngoài lĩnh vực phần mềm vi phạm quyền tác giả xảy ra trong các lĩnh vực khác cũng xôi động không kém, thậm chí còn sớm hơn. Như đối với các tác phẩm văn học mà người ta còn gọi nôm na là nạn đạo văn. Chúng ta bắt đầu với một vụ kiện vào năm 2006 gây xôn xao dư luận. Nguyên đơn - ông Nguyễn Quảng Tuân cho rằng ông Đào Thái Tôn đã sử dụng 4 tác phẩm báo chí của ông Tuân để in thành sách Văn bản truyện Kiều - nghiên cứu và thảo luận (Nxb Hội Nhà văn, Trung tâm Văn hóa và Ngôn ngữ Đông Tây, in năm 2001, tái bản năm 2003) mà không xin phép. Vì vậy, ông Tuân yêu cầu ông Tôn phải công khai xin lỗi ông trên các phương tiện thông tin đại chúng và bồi thường thiệt hại 75 triệu đồng. Trong đó có 25tr bồi thường vi phạm bản quyền và 50tr tiền thuê luật sư. Vấn đề đặt ra ở đây thế nào là trích dẫn hợp lý một tác phẩm để nghiên cứu, nếu rơi vào trường hợp này sẽ không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút thù lao cho tác giả. Nhưng việc đưa nguyên cả tác phẩm vào có được coi là trích dẫn không. Câu trả lời của toà án là không và ông Tôn đã vi phạm, phải bồi thường 25tr , còn 50tr là hợp đồng riêng giữa ông Tuân và luật sư nên không phải trả. Bên cạnh đó còn một số tranh chấp do sự giống nhau kỳ lạ giữa hai tác phẩm của những nhà văn lớn, có trường hợp tác giả không lên tiếng mà chỉ có dư luận như việc Dòng sông tật nguyền của Phạm Thanh Khương ra đời sau và có mức độ thành công không bằng nhưng lại có nhiều điểm giống với Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư . Có một điều đặc biệt trong việc thực thi quyền tác giả ở Việt Nam đó là các tác giả không khởi kiện mà chỉ có dư luận lên tiếng hoặc cùng lắm là khiếu nại. Như việc nhạc bài hát “ Tình thôi xót xa ” của nhạc sỹ Bảo Chấn giống 50% bài hát Frontier của Nhật và giống 90% bài hát I’ve never been to me của Charlene người Mỹ . Hoặc việc trong Album chat voi molza của Mỹ Linh đã dùng nhạc của Molza nhưng lại viết thêm lời Việt. Hay trong lĩnh vực tranh ảnh vấn đề nảy xảy ra cũng tương tự( được gọi là nạn đạo tranh) như tác phẩm "Bình minh trên công trường" của Lương Văn Trung đoạt Huy chương đồng giống hệt với tác phẩm Brigada (Đội lao động) của hoạ sĩ Nga M.C.Ombưs - Cuznhexov sáng tác năm 1981. MỤC V: YÊU CẦU VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ TRONG THỜI GIAN TỚI. 1.Hoàn cảnh kinh tế ảnh hưởng tới việc bảo hộ quyền tác giả Việt Nam đã là thành viên của WTO nên đương nhiên phải tuân thủ quy định của Trips về bảo hộ quyền tác giả, về mặt luật pháp về cơ bản chúng ta đã đáp ứng yêu cầu của Trips nhưng về việc thực thi sao cho hiệu quả các cam kết chúng ta cũng phải tuân thủ. Đặc biệt khi đó các tác phẩm của công dân các nước thành viên hoặc được công bố lần đầu tiên ở đó cũng được bảo hộ tại Việt Nam . Các quan hệ pháp luật về quyền tác giả có yếu tố nước ngoài sẽ xuất hiện ngày càng nhiều và có tính chất phức tạp đòi hỏi chúng ta phải chuẩn bị tốt những điều kiện cần thiết để xử lý tốt đảm bảo quyền lợi của các bên. Không những thế ra nhập WTO đồng nghĩa với việc đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sẽ nhiều hơn, nếu không giải quyết tốt sẽ gây ra mối lo ngại cho họ, có thể làm giảm vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Vì thế bảo hộ quyền tác giả là một xu hướng tất yếu khách quan, không ngừng phát triển. 2.Xu hướng bảo hộ trong thời gian tới. Theo bộ trưởng bộ KHCN Hoàng Văn Phong để thúc đẩy việc bảo hộ sở hữu trí tuệ trong thời gian tới cần phải tiến hành một số biện pháp như: mở rộng địa bàn và lĩnh vực hoạt động bằng cách thành lập các ban chỉ đạo ở cấp quốc gia để chỉ đạo thực hiện. Cạnh đó kết hợp với việc tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân thông qua các ấn phẩm về sở hữu trí tuệ và các phương tiện thông tin đại chúng. Tiếp đó cần phải đào tạo các chuyên viên chuyên nghiệp về sở hữu trí tuệ để đảm bảo việc thực thi, tư vấn cho các doanh nghiệp, cho người dân và cho các cơ quan. Với việc ra nhập WTO Việt Nam cũng phải chuẩn bị tốt các kiến thức để xử lý được các quan hệ pháp luật về lĩnh vực quyền tác giả có yếu tố nước ngoài. Đặc biệt sẽ có những đối tượng mới mà hiện nay chúng ta vẫn chưa xử lý như lĩnh vực Game online, nhạc trực tuyến, trò chơi trên điện thoại di động... mà sắp tới chúng ta sẽ phải đối mặt. Đối với việc gặp khó khăn trong kinh phí để mua bản quyền phần mềm cũng đặt ra cơ hội cho lĩnh vực tin học của Việt Nam bằng cách tự lập trình phần mềm cho mình. Nếu thành công sẽ cắt giảm được một khoản chi phí khổng lồ và tạo ra việc làm cho hàng nghìn người lao động. Kết luận Cùng với xu hướng của thời đại và việc Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO yêu cầu về việc bảo hộ quyền tác giả là tất yếu và ngày càng thể hiện vai trò quan trọng. Tuy nhiên tình trạnh vi phạm bản quyền ở nước ta vẫn xếp vào dạng cao nhất thế giới như tình trạng sách lậu, đạo tranh, vi phạm bản quyền phần mềm... vẫn còn phổ biến. Đặc biệt trong những lĩnh vực mới như Game online, các trang Web trực tuyến sẽ rất khó khăn cho chính phủ trong việc bảo hộ. Nhà nước ta hiện nay cũng đang rất nỗ lực trong việc thực thi và có kế hoạch cho việc bảo hộ trong thời gian tới. Với những nỗ lực đó hy vọng chúng ta sẽ thực thi được cam kết của mình trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ nói chung và quyền tác giả nói riêng. Tuy nhiên với vai trò là sinh viên chưa có nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực tế nên bài viết của em vẫn còn nhiều thiếu xót. Em mong nhận được sự đóng góp của thầy cô giáo về vấn đề này. Em xin cảm ơn thầy giáo Nguyễn Hợp Toàn đã hướng dẫn em hoàn thành đề tài này. Tài liệu tham khảo Bộ luật dân sự 1995 Bộ luật dân sự 2005 Luật sở hữu trí tuệ 2005 Hiệp định các khía cạnh thương mại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ Công ước Berne Quyền sỏ hữu trí tuệ của Lê Nết MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docI0130.doc
Tài liệu liên quan