GIỚI THIỆU CHUYÊN ĐỀ.
Tranh chấp đất đai hiện nay tại nhiều địa phương trong cả nước đang diễn biến phức tạp, buộc các cấp Toà án phải giải quyết đúng đắn, kịp thời trên cơ sở pháp luật. Giải tranh chấp quyền sử dụng đất theo đúng thủ tục TTDS cũng chính là để tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai ở nước ta hiện nay,
Khi về thực tập tại TAND huyện ThuậnThành, với mong muốn được tìm hiểu thực tiễn giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất tại đây,với tinh thần cầu thị mong cho bản thân có chút ít thực tiễn về giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất, được sự giúp đỡ tận tình của TAND huyện Thuận Thành,em chọn đề tài :”Thực tiễn giải quyết tranh chấp theo thủ tục TTDS của Toà án địa phương” làm chuyên đềviết Báo cáo thực tập.Qua đề tài này em mong muốn bản thân được trực tiếp học hỏi từ thực tiễn, qua đó có được những kiến thức về tranh chấp và giải quyết tranh chấp quyền sử dung đất . Khi hoàn thành Báo cáo thực tập này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới TAND huyện Thuận Thành vì những giúp đỡ quý báu và có hiệu quả trong những ngày em thực tập tại đây. Em cũng biết ơn tới các thầy hướng dẫn thực tập để em hoàn thành chuyên đề thực tập này.
Cuối cùng em mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo để em được hiểu hơn về chuyên đề này.
QUÁ TRÌNH TÌM HIỂU THÔNG TIN THU THẬP THÔNG TIN NƠI THỰC TẬP.
1. Thời gian thực tập:
-Thời gian thu thập thông tin để hoàn thành chuyên đề này được em thực hiện trong khoảng thời gian thực tập từ 7/1/2008 -18/4/2008.
2. Phương pháp thu thập thông tin:
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mac-Lênin, những kiến thức trong Lý luận về Nhà nước và Pháp luật cùng với sự chỉ bảo của Cán bộ Toà án huyện Thuận Thành trong quá trình thực tiễn thực tập, em đã sử dụng các phươmg pháp thu thập sau:
-Phương pháp thống kê kết hợp với so sánh đối chiếu
-Phương pháp phân tích.
-Kiến tập các buổi hoà giảI, xét xử của TAND Huyện Thuận Thành.
- Đi thực tế xác minh, thu thập chứng cứ, tống đạt giấy tờ với cán bộ toà.
3. Nguồn tư liệu thu thập được:
Được sự chỉ dẫn của Cán bộ toà án huyện Thuận Thành-Tỉnh Bắc ninh em đã thu thập được những thông tin để hoàn thành chuyên đề này từ các nguồn tư liệu bao gồm:
-Sổ thụ lý án dân sự năm 2006-2007;
-Thống kê thụ lý và giải quyết các vụ án dân sự sơ thẩm của TAND huyện Thuận Thành
-Hồ sơ về các vụ án tranh chấp đất đai đã và đang được thụ lý và giải quyết tại TAND Huyện Thuận Thành
-Ngoài ra em còn nhận biết được một số vấn đề thông quaviệc tham dự các buổi hoà giải, tham gia phiên toà xét xử tại TAND huyện Thuận Thành.
4. Các thông tin thu thập được từ thực tế giải quyết tranh chấp đất đai của toà án địa phương.
Thời gian thực tập tại Toà án huyện Thuận Thành tuy không dài nhưng với tinh thần thực sự cầu thị, nghiêm túc học hỏi, em đã kịp thu thập được các thông tin cần thiết để hoàn thành chuyên đề này, cụ thể như sau:
24 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1931 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực tiễn giải quyết tranh chấp theo thủ tục tố tụng dân sự của Toà án huyện Thuận Thành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần 1.
GIỚI THIỆU CHUYÊN ĐỀ.
Tranh chấp đất đai hiện nay tại nhiều địa phương trong cả nước đang diễn biến phức tạp, buộc các cấp Toà án phải giải quyết đúng đắn, kịp thời trên cơ sở pháp luật. Giải tranh chấp quyền sử dụng đất theo đúng thủ tục TTDS cũng chính là để tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai ở nước ta hiện nay,
Khi về thực tập tại TAND huyện ThuậnThành, với mong muốn được tìm hiểu thực tiễn giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất tại đây,với tinh thần cầu thị mong cho bản thân có chút ít thực tiễn về giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất, được sự giúp đỡ tận tình của TAND huyện Thuận Thành,em chọn đề tài :”Thực tiễn giải quyết tranh chấp theo thủ tục TTDS của Toà án địa phương” làm chuyên đềviết Báo cáo thực tập.Qua đề tài này em mong muốn bản thân được trực tiếp học hỏi từ thực tiễn, qua đó có được những kiến thức về tranh chấp và giải quyết tranh chấp quyền sử dụnh đất . Khi hoàn thành Báo cáo thực tập này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới TAND huyện Thuận Thành vì những giúp đỡ quý báu và có hiệu quả trong những ngày em thực tập tại đây. Em cũng biết ơn tới các thầy hướng dẫn thực tập để em hoàn thành chuyên đề thực tập này.
Cuối cùng em mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo để em được hiểu hơn về chuyên đề này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực tập.
NGUYỄN VĂN PHƯƠNG
Phần1
QUÁ TRÌNH TÌM HIỂU THÔNG TIN THU THẬP THÔNG TIN NƠI THỰC TẬP.
Thời gian thực tập:
-Thời gian thu thập thông tin để hoàn thành chuyên đề này được em thực hiện trong khoảng thời gian thực tập từ 7/1/2008 -18/4/2008.
2. Phương pháp thu thập thông tin:
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mac-Lênin, những kiến thức trong Lý luận về Nhà nước và Pháp luật cùng với sự chỉ bảo của Cán bộ Toà án huyện Thuận Thành trong quá trình thực tiễn thực tập, em đã sử dụng các phươmg pháp thu thập sau:
-Phương pháp thống kê kết hợp với so sánh đối chiếu
-Phương pháp phân tích.
-Kiến tập các buổi hoà giảI, xét xử của TAND Huyện Thuận Thành.
- Đi thực tế xác minh, thu thập chứng cứ, tống đạt giấy tờ với cán bộ toà.
3. Nguồn tư liệu thu thập được:
Được sự chỉ dẫn của Cán bộ toà án huyện Thuận Thành-Tỉnh Bắc ninh em đã thu thập được những thông tin để hoàn thành chuyên đề này từ các nguồn tư liệu bao gồm:
-Sổ thụ lý án dân sự năm 2006-2007;
-Thống kê thụ lý và giải quyết các vụ án dân sự sơ thẩm của TAND huyện Thuận Thành
-Hồ sơ về các vụ án tranh chấp đất đai đã và đang được thụ lý và giải quyết tại TAND Huyện Thuận Thành
-Ngoài ra em còn nhận biết được một số vấn đề thông quaviệc tham dự các buổi hoà giải, tham gia phiên toà xét xử tại TAND huyện Thuận Thành.
4. Các thông tin thu thập được từ thực tế giải quyết tranh chấp đất đai của toà án địa phương.
Thời gian thực tập tại Toà án huyện Thuận Thành tuy không dài nhưng với tinh thần thực sự cầu thị, nghiêm túc học hỏi, em đã kịp thu thập được các thông tin cần thiết để hoàn thành chuyên đề này, cụ thể như sau:
4.1. Tranh chấp hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất:
4.1.1. Số vụ việc phải giải quyết :
Cũ còn lại
0.
Mới thụ lý
1
Xét xử
1
Tổng số
0
4.1.2. Số vụ việc đã giải quyết:
Công nhận sự thoả thuận của đương sự
0
Chuyển hồ sơ
0
Xét xử
01
Đình chỉ
0
Tổng số
4.1.3. Số vụ việc còn lại:
Quá hạn luật định
0
Tạm đình chỉ
0
Tổng số
0
4.1.4. Đặc điểm nguyên đơn:
Cơ quan,tổ chức
0
Cá nhân
02
4.1.5. Đặc điểm bị đơn;
Cơ quan ,tổ chức
0.
Cá nhân
02.
4.1.6. Đặc điểm các vụ việc đã giải quyết
Có yếu tố nước ngoài
0
Có áp dụnh biện pháp khẩn cấp tạm thời
0
Có đơn khởi kiện của người khác
0
Có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
0
Có Viện Kiểm sát tham gia
0.
4.2. Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất.
4.2.1. Số vụ việc phải giải quyết
Cũ còn lại
0.
Mới thụ lý
1
Xét xử
1
Tổng số
0
4.2.2. Số vụ việc đã giải quyết:
Công nhận sự thoả thuận của đương sự
0
Chuyển hồ sơ
0
Xét xử:
01
Đình chỉ
0
Tổng số
4.2.3. Số vụ việc còn lại:
Quá hạn luật định:
0
Tạm đình chỉ
0
Tổng số
0
4.2.4. Đặc điểm nguyên đơn:
Cơ quan,tổ chức
0
Cá nhân
27
4.2.5. Đặc điểm bị đơn;
Cơ quan ,tổ chức
0.
Cá nhân
01
4.2.6. Đặc điểm các vụ việc đã giải quyết;
Có yếu tố nước ngoài
0
Có áp dụnh biện pháp khẩn cấp tạm thời
0
Có đơn khởi kiện của người khác
0
Có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
0
Có Viện Kiểm Sát tham gia
0.
4.3. Tranh chấp đòi đất cho mượn, cho sử dụng nhờ, lấn chiếm:
4.3.1. Số vụ việc phải giải quyết
Cũ còn lại
0.
Mới thụ lý
1
Xét xử
1
Tổng số
0
4.3.2. Số vụ việc đã giải quyết:
Công nhận sự thoả thuận của đương sự
0
Chuyển hồ sơ
0
Xét xử
01
Đình chỉ
0
Tổng số
4.3.3. Số vụ việc còn lại:
Quá hạn luật định
0
Tạm đình chỉ
0
Tổng số
4.3.4. Đặc điểm nguyên đơn:
Cơ quan,tổ chức
0
Cá nhân
06
4.3.5. Đặc điểm bị đơn;
Cơ quan ,tổ chức
0.
Cá nhân
02.
4.3.6. Đặc điểm các vụ việc đã giải quyết.
Có yếu tố nước ngoài
0
Có áp dụnh biện pháp khẩn cấp tạm thời
0
Có đơn khởi kiện của người khác
0
Có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
0
Có Viện Kiểm Sát tham gia
0.
Phần 3
KẾT QUẢ XỬ LÝ THÔNG TIN ĐÃ THU THẬP ĐƯỢC.
1. Số lượng, chủng loại, tính chất các tranh chấp quyền sử dụng đất đã được Toà án địa phương giải quyết trong khoảng năm 2006-2007
1.1. Số lượng: 3 vụ án
1.2. Chủng loại:
-Tranh chấp hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất.
-Tranh chấp thừa kế quyền sử dụnh đất.
-Tranh chấp đòi đất cho mượn.
1.3. Tính chất các tranh chấp quyền sử dụng đất: rất gay gắt, quyết liệt gây ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội, gây mất đoàn kết trong nội bộ thôn xóm ,họ hàng, anh em trong gia đình.
2. Thực tiễn thụ lý, lập hồ sơ, hoà giải, xét xử giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất của TAND huyện Thuận Thành-tỉnh Bắc Ninh.
2.1. Thực tiễn thụ lý.
2.1.1. Việc nhận đơn khởi kiện toà án thực hiện theo đúng quy định tại điều167 BLTTDS. Tại văn phòng của Toà án có sổ nhận đơn, khi nhận đơn Toà án ghi ngày tháng năm nhận đơn của đương sự.
2.1.2. Sau khi nhận đơn khởi kiện, Toà án cấp giấy nhận đơn khởi kiện cho người khởi kiện, nếu Toà án nhận đơn khởi kiện qua đường bưu điện thì Toà án cũng gửi giấy nhận đơn khởi kiện trở lại để người khởi kiện biết.
2.1.3. Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn khởi kiện, một Thẩm phán được phân công xem xét đơn khởi kiện.
2.1.4. Sau đó nếu thấy tất cả đều hợp lệ Toà án tiến hành thụ lý vụ án, cụ thể:Toà án thông báo cho người khởi kiện tiến hành thực hiện việc nộp tiền tạm ứng án phí. Sau khi người khởi kiện nộp Biên lai tạm ứng án phí cho Toa án, Toà án ghi vào sổ thụ ly rồi tiến hành thông báo về việc thụ lý vụ án theo quy định tại Điều 174 Bộ luật TTDS cho người khởi kiện
2.1.5. Toà án hướng dẫn đương sự viết bản tự khai về nội dung sự việc của vụ tranh chấp.
2.2. Thực tiễn lập hồ sơ:
Sau khi thụ lý vụ án, trực tiếp đồng chí Chánh án (hoặc Phó Chánh án) sẽ giao vụ việc cho một Thẩm phán phụ trách giải quyết, việc lập hồ sơ do Thẩm phán phụ trách vụ tranh chấp lập .
Qua thực tiễn học hỏi các cán bộ toà án em thấy việc lập hồ sơ để giải quyết vụ án về tranh chấp quyền sử dụng đất tại địa bàn huyện ThuậnThành bao gồm những công việc sau:
Việc lập hồ sơ bắt đầu với đơn khởi kiện kèm theo Biên lai tạm ứng án phí, cùng với biên bản hoà giải tranh chấp đất đai tại cơ sở xã phường.
Tiếp đó, Thẩm phán phụ trach vụ việc bắt đầu thu thập chứng cứ và các giấy tờ tuỳ thân của những đối tượng có liên quan đến vụ tranh chấp như:
-Sổ đỏ( bản gốc hoặc bản sao có công chứng chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền) và các giấy tờ khác có liên quan đến quyền sử dụnh đất đang bị tranh chấp.
-Chứnh minh thư nhân dân, sổ hộ khẩu của các đương sự và người có quyền và nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất.
Các chứng cứ do đương sự cung cấp.
Cùng với đó Thẩm phán thu thập các tài liệu cần thiết theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự để giải quyết loại án tranh chấp đất đai.
Tất cả các giấy tờ cần thiết đó Thẩm phán sẽ tập hợp lại trong một hồ sơ và được lưu giữ theo quy định của pháp luật.
2.3. Thực tiễn hoà giải về tranh chấp đất đai của TAND huyện Thuận Thành.
Theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hàng thì đây là một bước bắt buộc mà Toà án phải thực hiện khi tiến hành giải quyết tranh chấp đất đai. Ở TAND huyện Thuận Thành công việ c này được thẩm phán phụ trách vụ tranh chấp tiến hành trong giai đoạn chuẩn bị xét xử để các đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án.
Về mặt thủ tục, Toà án triệu tập tất cả những người có liên quan đến việc giải quyết vụ án tham dự phiên hoà giải. Nếu việc giải quyết vụ án có liên quan đến tất cả các đương sự mà có đương sự vắng mặt thì Thẩm phán hoãn phiên hoà giải để mở lại phiên hoà giải khác có mặt tất cả các đương sự.
Tuy vậy nếu trong một vụ án tranh chấp đất đai mà Thẩm phán thấy có nhiều quan hệ pháp luật mà quan hệ pháp luật này liên quan đến đương sự này, quan hệ pháp luật kia có liên quan đến đương sự kia và việc giải quyết quan hệ pháp luật đó chỉ liên quan đến các đương sự có mặt mà không liên quan đến các đương sự vắng mặt thì thẩm phán vẫn tiến hành hoà giải những vấn đề có liên quan đến các đương sự có mặt.
Trong khi tiến hành hoà giải Thẩm phán phụ trách vụ kiện luôn tuân thủ quy định tại Điều 184 BLTTDS ngoaì ra tuỳ thuộc các quan hệ pháp luật, Thẩm phán phổ biến cho các đương sự biết các quy định của pháp luật liên quan đến giải quyết vụ án để các bên liên hệ đến quyền và nghĩa vụ của mình mà tự nguyện thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án.
Nếu các bên tranh chấp thoả thuận được với nhau thì thẩm phán ra quyết định công nhận thoả thuận thành.
Hết thời hạn 7 ngày, kể từ ngày lập biên bản hoà giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thoả thuận đó, thì thẩm phán phụ trách phiên hoà giải ra qyết định công nhận sự thoả thuận của đương sự.
Thẩm phán sẽ ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự thoả thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ tranh chấp đất đai. Trong trường hợp các đương sự chỉ thoả thuận được với nhau về một phần của vụ tranh chấp thì thẩm phán ghi lại các vấn đề đương sự thoả thuận được và các vấn đề không thoả thuận được vào biên bản hoà giải theo quy định tại Điều 186 BLTTDS và tiế hành đua vụ án ra xét xử, trừ trường hợp có căn cứ để tạm đình chỉ hoặc đình chỉ về ciệc giải quyết vụ án.
2.4. Thực tiễn xét xử giải quyết tranh chấp đất đai của TAND huyện Thuận Thành:
Qua việc được trực tiếp tham gia một số phiên toà em thấy một phiên toà giải quyết về tranh chấp đất đai taị TAND huyện Thuận Thành-Tỉnh Bắc Ninh đã tuân theo sự quy định trong BLTTDS 2004. Cụ thể:
2.4.1. Thủ tục bắt đầu phiên toà:
Trước khi khai mạc phiên toà, Thư ký toà án kiểm tra sự có mặt của những người được triệu tập tham gia phiên toà, phổ biến nội quy phiên toà.
Thư ký phiên toà yêu cầu mọi người đứng dậy khi Hội đồng xét xử vào phòng xử án, khi đã ổn định chủ toạ phiên toà tuyên bố khai mạc phiên toà và đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử. Tiếp theo chủ toạ phiên toà mời mọi người trong phòng xử án ngồi xuống, Thư ký phiên toà báo cáo danh sách những người tham gia phiên toà (nếu có người vắng mặt thì nêu rõ lý do).
- Thẩm phỏn - chủ tọa phiờn tũa giới thiệu thành phần hội đồng xét xử trước tòa.
- Thẩm phỏn - chủ tọa phiờn tũa kiểm tra căn cước của các đương sự, phổ biến quyền và nghĩa vụ của họ và những người tham gia tố tụng khác.
- Giải quyết yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định bằng việc Thẩm phỏn - Chủ tọa phiờn tũa hỏi các đương sự xem có ai muốn đề nghị thay đổi thành phần của hội đồng xét sử không? Nếu có thì nêu rõ lý do, nếu thuộc các trường hợp phải thay đổi theo quy định của pháp luật TTDS thì thẩm phán tiến hành giải quyết theo luật định.
- Thẩm phỏn - chủ tọa phiờn tũa hỏi Thư ký toà án về các trường hợp vắng mặt rồi xét, quyết định việc hoón phiờn tũa khi cú người vắng mặt, nếu thuộc các trường hợp phải hoãn phiên toà Theo quy định của pháp luật hiện hành
- Hội đồng xét xử xem xột quyết định áp dụng những biện pháp cần thiết để những người làm chứng, đương sự không nghe được lời khai của nhau và tiếp xúc với những người có liên quan khi họ thấy cần thiết với diễn biến của từng phiên toà.
2.4.2. Thủ tục hỏi tại phiên toà:
Trước khi bước vào thủ tục hỏi tại phiên toà, Thẩm phán hỏi các đương sự có thoả thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án hay không. Hội đồng xét xử ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự trong trường hợp đương sự thoả thuận được với nhau tại phiên toà về việc giải quyết vụ án, mà thoả thuận của họ là tự nguyện không trái pháp luật vàđạo đức xã hội (Điều 220 Bộ luật TTDS 2004.)
2.4.3. Hỏi các đương sự về yêu cầu của họ:
-Hội đồng xét xử chấp nhận việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự, nếu việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của họ không vượt quá yêu cầu khởi kiện ban đầu.
-Trong trường hợp đương sự rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của mỡnh và việc rỳt yờu cầu đó là tự nguyện thỡ Hội đồng xét xử chấp nhận và đỡnh chỉ xột xử đối với phần yêu cầu hoặc toàn bộ yêu cầu đương sự đó rỳt.
-Trường hợp nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện, nhưng bị đơn vẫn giữ nguyên yêu cầu phản tố thỡ bị đơn trở thành nguyên đơn và nguyên đơn trở thành bị đơn trong vụ tranh chấp đất đai
-Trường hợp nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện, bị đơn rút toàn bộ yêu cầu phản tố, nhưng người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vẫn giữ nguyên yêu cầu độc lập thỡ người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trở thành nguyên đơn.
2.4.4. Nghe lời trình bày của các đương sự:
-Chủ toạ phiờn tũa hỏi nguyờn đơn trước, sau đó là bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập về việc có thay đổi, bổ sung, rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện (đối với nguyên đơn), yêu cầu phản tố (đối với bị đơn), yêu cầu độc lập (người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập) hay không.
-Nghe lời trỡnh bày của cỏc đương sự về các yêu cầu của họ theo trỡnh tự quy định tại Bô luật TTDS 2004.
-Hội đồng xét xử công bố các tài liệu của vụ án, nghe băng ghi âm, đĩa ghi âm, xem băng ghi hỡnh, đĩa ghi hỡnh hoặc cú thể cựng với cỏc đương sự đến xem tại chỗ những vật chứng không thể đưa đến phiên toà được trong các trường hợp quy định tại Bộ luật TTDS 2004 Chủ toạ phiên toà yêu cầu người giám định trỡnh bày kết luận về vấn đề được giao giám định. Trong trường hợp người giám định không có mặt tại phiên toà thỡ chủ toạ phiên toà công bố kết luận giám định.
-Chủ toạ phiên toà hỏi người làm chứng nếu trong vụ án có người ra làm chứng trước Tòa.
- Chủ toạ phiờn toà tuyên bố kết thỳc việc xột hỏi tại phiờn toà nếu thấy cỏc tỡnh tiết của vụ ỏn đó được xem xét đầy đủ, sau khi chủ toạ phiên toà hỏi Kiểm sát viên, đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và những người tham gia tố tụng khác mà họ không có yêu cầu hỏi gỡ thờm. Nếu cú người yêu cầu và xét thấy yêu cầu đó là có căn cứ thỡ chủ toạ tiếp tục việc hỏi.
- Về trình tự hỏi ,Chủ toạ phiên toà hỏi trước rồi đến Hội thẩm nhân dân, sau đến người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, đương sự và những người tham gia tố tụng khác; trường hợp có Kiểm sát viên tham gia phiờn toà thỡ Kiểm sỏt viờn hỏi sau đương sự.
-Trường hợp có nhiều nguyên đơn thỡ hỏi riờng từng nguyờn đơn. Sau khi hỏi xong người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự ,Hội đồng xét xử hỏi lại nguyên đơn xem họ có cần bổ sung thêm gì không .
-Sau khi xét hỏi xong chủ toạ phiên toà tuyên bố kết thúc phần xét hỏi và chuyển sang phần tranh luận trực tiếp tại phiên toà.
2.4. 5 .Tranh luận tại phiờn tũa.
-Việc xét xử thì Hội đồng xét xử khụng hạn chế thời gian tranh luận, nhưng có quyền cắt những ý kiến khụng cú liờn quan đến vụ án.
-Sau khi những người tham gia tố tụng phát biểu tranh luận, chủ toạ phiên toà đề nghị Kiểm sát viên phát biểu ý kiến về việc giải quyết vụ ỏn (trong một số vụ án có Viện Kiểm Sát tham gia.)
-Qua tranh luận, nếu xột thấy cú tỡnh tiết của vụ ỏn chưa được xem xét, việc xem xét chưa được đầy đủ hoặc cần phải xem xét thêm chứng cứ thỡ Hội đồng xét xử quyết định trở lại việc hỏi, khi hỏi xong,tiếp tục tranh luận.
Sau khi kết thục phần xét hỏi, Thẩm phán –chủ toạ phiên toà ra thông báo thẩm phán và các Hội thẩm nhân dân sẽ nghị án trong ít phút .
2.4.6. Nghị ỏn.
-Cỏc thành viờn của Hội đồng xét xử giải quyết tất cả các vấn đề của vụ án bằng cỏch biểu quyết theo đa số về từng vấn đề. Hội thẩm nhân dân biểu quyết trước, Thẩm phán biểu quyết sau cùng. Người có ý kiến thiểu số cú quyền trỡnh bày ý kiến đó bằng văn bản và được đưa vào hồ sơ vụ án.
-Khi nghị ỏn cú biờn bản ghi lại ý kiến đó thảo luận và quyết định của Hội đồng xét xử. Biên bản này được các thành viên Hội đồng xét xử ký tờn tại phũng nghị ỏn trước khi tuyên án.
- Hội đồng xét xử thông báo cho những người có mặt tại phiên toà và người tham gia tố tụng vắng mặt tại phiên toà biết ngày, giờ và địa điểm tuyên án; nếu có người tham gia tố tụng vắng mặt thỡ Hội đồng xét xử vẫn tiến hành tuyờn ỏn.
-Thẩm phán –chủ toạ phiên toà tuyên án, khi tuyên án mọi người trong phòng xử án phải đứng dậy.
-Cuối cùng, thẩm phán –chủ toạ phiên toà tuyên bố kết thúc phiên toà.
2.4.7. Cụng việc sau phiờn toà.
-Sau khi tuyờn ỏn xong khụng ai được sửa chữa, bổ sung bản án trừ trường hợp phát hiện lỗi về chính tả, về số liệu do nhầm lẫn hoặc tính toán sai trong bản án, quyết định giải quyết tranh chấp.
-Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày kết thỳc phiờn toà, Toà án cấp trích lục bản án cho các đương sự khởi kiện tại trụ sở của Toà án.
-Trong thời hạn mười ngày ngày kể từ ngày tuyờn ỏn, Toà án giao hoặc gửi bản án cho các đương sự, cơ quan, tổ chức khởi kiện và Viện kiểm sát cùng cấp.
-Nếu đương sự có kháng cáo theo đúng quy định, Toà án sẽ có tránh nhiệm kiểm tra đơn kháng cáo, hoặc nếu cú khỏng nghị của Viện kiểm sỏt ,Toà án ra thông báo cho người kháng cáo biết để họ nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm nếu họ không thuộc trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí, án phí phúc thẩm và thông báo bằng văn bản cho Viện Kiểm sát Nhân dân Huyện Thuận Thành.
-Trong thời hạn năm ngày làm việc kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị, nếu người kháng cáo không phải nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm hoặc người kháng cáo nộp đến Toà án biờn lai nộp tiền tạm ứng ỏn phớ phỳc thẩm, Toà án sẽ có trách nhiệm gửi hồ sơ vụ án, kháng cáo, kháng nghị và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho Toà Dân Sự- Toà án Nhân Dân tỉnh Bắc ninh giải quyết theo thủ tục phúc thẩm.
3 .Những khó khăn thuận lợi trong việc giải quyết tranh chấp đất đai tại TAND huyện Thuận Thành –tỉnh Bắc ninh.
3.1. Về các mặt khó khăn:
Khó khăn trong việc xác minh, thu thập chứng cứ của Toà án : Theo quy định của pháp luật TTDS hiện hành thì trong những vụ án dân sự nói chung và các vụ án tranh chấp đất đai nói riêng nghĩa vụ chứng minh là của đương sự. Tuy nhiên,vì nhiều lý do ,mà trực tiếp là do công tác tuyên truyền pháp luật của các cơ quan liên quan trên địa bàn huyện chưa đáp ứng được yêu cầu ,trong khi trình độ dân trí của đại bộ phận nhân dân còn thấp đặc biệt là nhận thức về Pháp luật đất đai nên trong nhiều trường hợp đuơng sự đánh mất quyền lợi của mình trong quá trình giả quyết tranh chấp đất đai. Nhiều đương sự không biết chứng cứ nào có giá trị chứng cứ nào không được pháp luật công nhận ; nhiều đương sự chưa nhận thức được tầm quan trọng của thủ tục hoà giải nên chưa qua bước hoà giải tại cơ sỏ đã nộp đơn kiện lên Toà ; nhiều đối tượng không cả lên toà án theo giấy triệu tập của Toà án, một số bị đơn gây khó khăn trong việc cung cấp chứng cứ cho cán bộ toà án khi họ tiến hành xác minh thu thập chứng cứ hay thẩm định định giá đất đai v.v… Nhiều vụ án tranh chấp cán bộ Toà án phải trực tiếp xác minh thu thập chứng cứ mất rất nhiều thời gian công sức mà vẫn không đạt hiệu quả mong muốn, làm cho kéo dài thời gian chẩn bị xét xử trong khi theo phap luật thi quy định rõ thời hạn cụ thể cho mỗi giai đoạn giải quyết càng gây sức ép lên chất lượng xét xử giải quyết các án loại này.
-Một khó khăn nữa, đó là Toà án hiện nay phải giải quyết hậu quả của một thời gian dài các cấp thẩm quyền đã buông lỏng quản lý đất đai. Việc cơ quan quản lý đất đai đã cấp sổ đỏ tuỳ tiện, và nhiều sai phạm khác gây bất bình trong nhân dân làm cho tình trạng tranh chấp càng nóng bỏng, như thế việc xử lý của Toà án gặp nhiều khó khăn, vất vả.
- Huyện Thuận Thành –tỉnh Bác Ninh hiện nay đang trong quá trình công nghiệp hoá hiên đại hoá lên huyện phải thu hồi một số diện tích đất canh tác làm quỹ đất canh tác ngày càng giảm ,trong khi đó Thuận Thành là vùng đất đông dân, lại thuần nông ,vì thế tranh chấp rất dễ xảy ra. Cùng với đó huyện Thuận Thành có vị trí địa lý giáp với thủ đô Hà nội nên mấy năm gần đây, giá đất tăng khá mạnh, các giao dịch về đất đai trong nhân dân diễn ra rất sôi động đã và đang là những áp lực lớn gây lên tình trạng tranh chấp đất đai buộc TAND huyện Thuận Thành phải căng ra để giải quyết gây lên tình trạng quá tải cho Toà án.
3.2. Về thuận lợi :
Về mặt nhân lực: Nguồn cán bộ ở TAND huyện Thuận Thành là những người có năng lực, nhiệt tình và có trách nhiệm cao trong công việc. Cùng với đó là sự quan tâm sát sao của các cấp ngành liên quan đến đội ngũ cán bộ toà án, cán bộ toà án thường xuyên được tập huấn về nghiệp vụ và cập nhật những thông tin pháp luật. Đội ngũ cán bộ công chức ngày càng được kiện toàn cả về số lượng và chất lượng.
Về cơ sở hạ tầng, trang thiêt bị, hiện nay TAND huyện Thuận Thành đã được tu sửa khang trang rộng rãi, các thiêt bị phục vụ làm việc hàng ngày như loa đài,máy vi tính máy in ,máy phôtcopy . . . cũng từng bước được trang bị làm năng suất làm việc của các cán bộ trong Toà án được nâng cao.
- Về trình độ hiểu biết pháp luật của nhân dân trong huyện đang được cải thiện nhanh chóng.
3.3. Những vướng mắc trong giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện.
-Hiện nay vẫn còn nhiều văn bản pháp luật về quản lý đất đai còn chồng chéo, thiếu đồng bộ và không kịp thời nên Cán bộ toà án xử lý nhiều khi gặp lúng túng, khó khăn trước sự thay đổi nhanh chóng về kinh tế-xã hội trên địa bàn Huyện
-Sự phối kết hợp giữa các cơ quan đoàn thể trên địa bàn Huyện trong việc giải quýêt tranh chấp đất đai còn nặng về hình thưc chưa đi vào chiều sâu, chất lượng còn thấp chưa đap ứng được yêu cầu phát triển nhanh chóng của địa phương.
-Công tác lập hồ sơ, xác định mô, mốc các thửa đất của cơ quan chức năng đối với các hộ gia đình theo quy định của pháp luật đất đai đôi khi còn tuỳ tiện, không cụ thể, chính xác, đến khi có trnh chấp Toà án thụ lý giải quyết thì gặp nhiều vướng mắc trong việc thu thập và xác định chứng cứ
-Một số đồng chí cán bộ tại các cơ sở xã, thị trấn chưa nhiệt tình cùng toà án giải quyết tranh chấp đất đai xảy ra trên địa bàn mình quản lý. 3.4. Để chứng minh cho nhưng khó khăn và vướng mắc mà em đã nêu ở trên, em xin đưa ra một ví dụ một vụ án điển hình TAND Huyện Thuận Thành đã thụ lý giải quyết trong năm 2006, đó là vụ án số 10/2006/DSST ngày 22/11/2006 về ‘’tranh chấp quyền sử dụng đất’’.Cụ thể.
Trong đơn khởi kiện ngày 18/10/2006, các đồng nguyên đơn là : ông Nguyễn Danh Quang, bà Nguyễn Thị Hiền bà Nguyễn Thị Bắc, ông Nguyễn Danh Hiếu bà Nguyễn Lê Thu Hương, Bà Nguyễn Đức Hạnh trình bày:
Bố đẻ của đồng nguyên đơn là cụ Nguyễn Danh Hạt đã mất năm 1987 là người thôn Liễu Ngạn –xã Ngũ Thái –Thuận Thành-Bắc ninh. Cụ Nguyễn Danh Hạt có hai thửa đất ổ quê (trước đây là một thửa khi hợp tác xã mở đường qua lên bị chia làm hai thửa) do ông bà nội để lại tại thôn Liễu Ngạn –xã Ngũ Thái –Thuận Thành-Bắc Ninh. Cụ Hạt tham gia cách mạng từ năm 1935, sau cach mạng Tháng 8-1945, lại đi thoát ly.
Anh em ông Quang người đi công tác xa, người vắng nhà lên cụ Hạt có nhờ ông Nguyễn Danh Quỳnh và ông Nguyễn Danh Tình là 2 ngưòi con của ông anh ruột của cụ Hạt trông nom coi sóc ruộng vườn.
Đến năm 1995 khi nhà nước có chủ trương cấp giấy chứng nhận quỳên sử dụng đất, ông Quỳnh đã kê khai cấp sổ đỏ. Ngày 10/10/1997 Uỷ ban nhân dân huyện Thuận Thành đã cấp sổ đỏ cho hộ gia đình ông Nguyễn Danh Quỳnh và ông Nguyễn Danh Khởi tại cụm dân cư thôn Liễu Ngạn –xã Ngũ Thái –Thuận Thành-Bắc Ninh.
Nay các đồng nguyên đơn có đơn khởi kiện yêu cầu Toà án buộc ông Quỳnh phải trả lại đất ở các thửa nêu trên.
Chỉ qua vụ án này nhưng có rất nhiều điều làm em hiểu thêm về những khó khăn vướng mắc khi tiến hành giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Thuận Thành :
Ngay từ đầu khi xảy ra tranh chấp, thay vì khởi kiện đến Toà án nhân dân huyện Thuận Thành, ông Nguyễn Danh Quang đã khiếu nại đến UBND huyện Thuận Thành. Mặc dù không thuộc thẩm quyền của mình nhưng ngày 18/5/2006 chủ tịch UBND huyện Thuận Thành đẫ ban hành quyết định số 265/QĐ_CT thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho ông Nguyễn Danh Quỳnh. Trong khi một trong các căn cứ để để chủ tịch UBND huỵen ban hành quyết định trên là Luật đất đai 1993 đã hết hiệu lực. Hơn nữa gia đình ông Quỳnh đã được cáp sổ đỏ theo khoản 1 điều 136 Luật đất đai 2004 thì chỉ Toà án nhân dân mới có quyền giải quyết tranh chấp này. Sau đó khi dư luận lên tiếng ông Chủ tịch UBND huyện lại ra Quyết định số 528/QĐ-CT (7/9/2006) huỷ bỏ quyết định số 265/QĐ-CT (18/5/2006) chưa phù hợp với quy định của pháp luật, như vậy về quy trình tố tụng,cả nguyên đơn và ông Chủ tịch huyện đều sai .
Cũng trong tình tiết vụ án này cho thấy trình độ hiểu biết pháp luật trong nhân dân còn thấp kém lắm. Về mặt nội dung, rõ ràng gia đình ông Quỳnh đã sử dụnh đất ổn định từ năm 1969, quá trình sử dụng đất không có tranh chấp, hộ ông Quỳnh cũng đã thực hiện nghĩa vụ thuế trước Nhà nước mà các nguyên đơn lại tìm đủ mọi cách để lấy lại quyền sử dụng đất của ông Quỳnh. Trong khi đất đai là tài nguyên quý giá, mọi người dân có trách nhiệm tăng gia sản xuất, vậy mà các nguyên đơn đã bỏ mặc nhiều năm, nay lại về để đòi lại thì thật là vô lý.
Tại bản án số 04/2007/DSST ngày 13/6/2007 Toà án nhân dân huyện Thuận Thành đã tuyên xử bác đơn yêu cầu khởi kiện của các đồng nguyên đơn do ông Quang và bà Bắc làm đại diện đòi quyền sử dụng đất của ông Quỳnh.
Phần 4.
NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ
1. Nhận xét.
Thuận Thành vốn là huyện thuần nông nên ở đây đất đai là tài nguyên quý giá, nó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đời sóng nhân dân cả về mặt vật chất lẫn tinh thần, nên nó rất dễ nảy sinh tranh chấp khi quyền lợi của các bên bị xâm phạm. Tranh chấp đất đai khi xảy ra sẽ tác động lớn đến tâm lý tinh thần của các bên trnh chấp, gây lên tình trạng mất ổn định , phá vỡ tình làng nghĩa xóm trong nhân dân, làm cho những quy định của pháp luật đất đai cũng như những chính sách của nhà nước không được thực hiện một cách trịêt để. Từ đó có thể thấy công tác giải quýêt tranh chấp đất đai của TAND huyện Thuận Thành trên địa bàn huyện là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Từ thực tiễn đó bài viết của em tập chung tìm hiểu các trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất,làm rõ những khó khăn thuận lợi tại đây khi giải quyết tranh chấp. Khi về thực tập tại đây trong một thời gian không dài nhưng cũng kịp để em đưa ra một số nhận xét sau : Tại TAND huyện Thuận Thành, các cán bộ Toà án khi giải quyết tranh chấp đất đai đã luôn theo sát những quy định về thủ tục quy định trong luật TTDS. Điều đó được biểu hiện ở tất cả các bước cơ bản của quá trình giải quýêt tranh chấp đất đai bắt đầu từ thụ lý đơn kiện, điều tra xác minh, thu thập chứng cứ, hoà giải, xét xử. Chính vì chấp hành tốt các trình tự pháp luật đã đặt ra mà dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng nhìn chung đã giải quyết tốt các vụ việc thuộc loại này, các tranh chấp được giải quyết dứt điểm, tình trạng kiện tụng kéo dài gần như không có, về cơ bản Toà đã thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Qua bảng số liệu về giải quyết tranh chấp đất đai cuả TAND huyện Thuận Thành cho thấy về số lượng là tương đối ít( 3 vụ) và đều dã được giải quyết dứt điểm.
Tuy vậy em cũng thấy một số hạn chế còn đang tồn tại tại TAND huyện Thuận Thành :
- Việc xét xử án lưu động về tranh chấp đất đai tại đây còn hạn chế (hầu như không có), điều này sẽ giảm tinh giáo dục phổ biến pháp luật của Toà án cho nhân dân trong huyện.
- Công việc hoà giải tại đây tuy có nhiều cố gắng nhưng hiệu quả chưa cao, các tranh chấp đất đai khi xảy ra chưa có vụ nào hoà giải thành.
-Hiện nay vì một số lý do ở TAND huyện Thuận thành đang bị thiếu cán bộ đặc biệt là Thư ký Toà( có 4 Thẩm phán mà chỉ có 2 thư ký) tình trạng này làm cho chất lượng và tiến độ giải quyết tranh chấp dất đai còn nhiều khó khăn.
- Các tranh chấp đất đai khi được đưa ra giải quyết tại đây thường rất ít có Luật sư tham gia.
-Trình độ pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai của Hội thẩm nhân dân còn thấp, các Hội thẩm nhân dân thường rất ít đặt câu hỏi đối với các bên liên quan,vai trò của Hội thẩm thường bị lu mờ trên thực tế.
2. Kiến nghị.
-Các cơ quan có thẩm quyền ban hành pháp luật cần đẩy mạnh công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về đất đai và các luật có liên quan.
-Các cơ quan quản lý đất đai của huyện mà trực tiếp là Uỷ Ban Nhân Dân huỵên, Phòng Tài nguyên và MôI Trường và các cơ quan hữu quan phải cùng vào cuộc,tăng cường công tác kiểm tra,giám sát,xử lý nghiêm minh những hành vi vi hạm pháp luật đất đai.
-Các cơ quan chức năng cần cần phối hợp với chính quyền cơ sở xã ,thị trấn tích cực tuyên truyền phổ biến pháp luật nói chung và pháp luật về đất đai nói riêng để nâng cao sự hiểu biết của nhân dân qua đó giúp nhân dân hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình từ đó tránh những tranh chấp không đáng có ,giảm thiểu thiệt hại về thời gian và tiền của đồng thời không phá vỡ sự ổn định và đoàn kết trong nhân dân, phải làm sao để pháp luật thực sự đi vào cuộc sống , thực sự là công cụ đảm bảo công bằng xã hội như đúng bản chất vốn có của nó.
-Các cán bộ Toà án huyện Thuận Thành phải phát huy tinh thần đoàn kết trách nhiệm trong công tác, nâng cao chất lượng xét xử ,trình độ chuyên môn nghiệp vụ .nghiêm túc chấp hành và thực hiện đúng pháp luật của Nhà nước đã được cụ thể hoá trong nhiệm vụ của ngành .
-Cán bộ Toà án huyện Thuận Thành phải thường xuyên nêu cao vai trò lãnh đạo của Đảng trong mọi hoạt động, phát huy tính gương mẫu của người đảng viên có như thế mới giữ vững được tính uy nghiêm của ngành Toà án, để nhân dân tin tưởng vào trật tự xã hội,kỷ cương phép nước.Phải tiếp tục đổi mới nâng cao hiệu quả công tác giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất, coi hiệu quả công việc phảI được đặt lên hàng đầu , thực hiện việc tranh tụng tại phiên toà theo tinh thần Nghị Quyết 08 NQ_TƯ, từng bước triển khai thực hiện theo đáp ứng yêu cầu của Nghị Quyết 49NQ_TƯ về chiến lược cải cách tư pháp . Khi thụ lý giảI quyết phải đảm bảo cân đối giữa lợi ích Nhà Nước và người sử dụng đất. Việc giải quyết tranh chấp đất đai phải nhằm mục đích ổn định tìh hình kinh tế xã hội, gắn việc giải quyết tranh chấp đất đai với việc tổ chức lại sản xuất, góp phần phát triển kinh tế của huyện nhà.
- Toà án phải chủ động cùng các cơ quan chức năng xem xét ,giải quyết kịp thời các vụ tranhh chấp đất đai tại cơ sở ,phối hợp chặt chẽ cùng ngành kiểm sát và công an giải quyết nhanh những vụ án trọng điểm ,tích cực chọn án điển hình để xét xử lưu động, qua đó tuyên truyền phổ biến về các quy định của pháp luật đất đai của Đảng và Nhà nước cho nhân dân hiểu và làm theo, như vậy sẽ giảm thiểu tranh chấp ở mức thấp nhất.
-Những quyết định và bản án có hiệu lực pháp luật phải được triển khai ,đôn đốc cho thi hành án đúng hạn đã định và đúng pháp luật, đảm bảo không để xảy ra nhầm lẫn ,oan sai .
-Toà án phải nhanh chóng kiện toàn, chuẩn hoá đội ngũ cán bộ của mình, cán bộ Toà án phải thường xuyên nâng cao trình độ nghiệp vụ của mình, coi đây là nhiệm vụ của bản thân mỗi cán bộ Toà.
-Trong quá trình giải quyết tranh chấp phải đề cao hơn nữa giai đoạn hoà giải, phải trú trọng hoà giải từ cơ sở. Làm tốt công tác hoà giải ở cơ sở sẽ giảm áp lực công việc gải quyết tranh chấp cho Toà án, vì vậy phải thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ hoà giải cho cán bộ có trách nhiệm hoà giải ở cơ sở
-Phải có những giải pháp tích cực để nâng cao trình độ pháp luật của các Hội thẩm Nhân dân,để các Hội thẩm nhân dân khi tham gia phiên Toà phát huy hết vai trò nhiệm vụ của mình, như thế sẽ nâng cao được chất lượng xét xử .
-Cuối cùng, Toà án phải thực hiện cải cách hành chính triệt để ,tạo ra những thuận lợi nhất phục vụ nhân dân .
Trên đây là một số nhận xét và kiến nghị của em, hy vọng trong tương lai không xa việc giải quyết trang chấp quyền sử dụng đất tại địa bàn huyện Thuận Thành-tỉnh Bắc ninh sẽ được theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo công bằng xã hội, góp phần xây dựng huyện Thuận Thành ngày càng giàu đẹp.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giai_quyet_tranh_chap_theo_ttds_0678.doc