Giai cấp là một phạm trù lịch sử.Giai cấp xuất hiện khi có chế độ tư hữu về TLSX và do sự phát triển của phân công lao động xã hội.Trong các xã hội có giai cấp ,giai cấp thống trị chiếm đoạt lao đọng của các giai cấp và tầng lớp bị trị,chieems đoạt của cải xã hội và tay mình,áp bức quần chúng lao đọng vê chính trị xã hội và tinh thần.
Các cuộc đấu tranh giai cấp trong lịch sử nhân loại diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau tùy thuộc vào hoàn cảnh lịch sử,vào các giai cấp tham gia đấu tranh ,vào các sự phát triển của đấu tranh.Trong giai đoạn ngày nay,các hình thức biểu hiện của dấu tranh giai cấp càng đa dạng và phức tạp.Ở nước ta,đấu tranh giai cấp trong giai đoạn qua độ hiện nay cũng la một tât yếu.nội dung chủ yếu của đâu tranh giai cấp trong giai đoạn hiện nay là thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa ,hiện đại hóa theo định hướng XHCN,khắc phục tình trạng nước nghèo,kém phát triển thực hiện công bằng xã hội ,chông áp bức bóc lột,bất công đấu tranh ngăn chặn,khắc phục những tư tưởng và hành động tiêu cực,sai trái,đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hành đọng chống phá của kẻ thù;bảo vệ độc lập dân tộc,xay dựng nước ta thành một nước xã hội chủ nghĩa phồn vinh,nhân dân hạnh phúc.Tuy vậy,một số bộ phận nhỏ dân cư vì quyền lợi ích kỉ ,vì hận thù giai cấp,đã và đang liên kết với các thế lực phản động quốc tếchongs lại sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta.Do đó đấu tranh giai cấp trong thời kì quá độ ở nước ta trước hết là cuộc đấu tranh dưới nhiều hình thức một bên là nhân dân lao động ,các lưc lượng xã hội thực hiên lợi ích căn bản nêu trên và một bên là thế lực thù địch,cá tổ chức các phần tử chống đối độc lập dân tộc và CNXH,chống nhà nước phá hoại an ninh quốc gia.
18 trang |
Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 2201 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thực tiễn về vấn đề giai cấp ở Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Trang
A. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Giai cấp là một phạm trù lịch sử.Giai cấp xuất hiện khi có chế độ tư hữu về TLSX và do sự phát triển của phân công lao động xã hội.Trong các xã hội có giai cấp ,giai cấp thống trị chiếm đoạt lao đọng của các giai cấp và tầng lớp bị trị,chieems đoạt của cải xã hội và tay mình,áp bức quần chúng lao đọng vê chính trị xã hội và tinh thần.
Các cuộc đấu tranh giai cấp trong lịch sử nhân loại diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau tùy thuộc vào hoàn cảnh lịch sử,vào các giai cấp tham gia đấu tranh ,vào các sự phát triển của đấu tranh.Trong giai đoạn ngày nay,các hình thức biểu hiện của dấu tranh giai cấp càng đa dạng và phức tạp.Ở nước ta,đấu tranh giai cấp trong giai đoạn qua độ hiện nay cũng la một tât yếu.nội dung chủ yếu của đâu tranh giai cấp trong giai đoạn hiện nay là thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa ,hiện đại hóa theo định hướng XHCN,khắc phục tình trạng nước nghèo,kém phát triển thực hiện công bằng xã hội ,chông áp bức bóc lột,bất công đấu tranh ngăn chặn,khắc phục những tư tưởng và hành động tiêu cực,sai trái,đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hành đọng chống phá của kẻ thù;bảo vệ độc lập dân tộc,xay dựng nước ta thành một nước xã hội chủ nghĩa phồn vinh,nhân dân hạnh phúc.Tuy vậy,một số bộ phận nhỏ dân cư vì quyền lợi ích kỉ ,vì hận thù giai cấp,đã và đang liên kết với các thế lực phản động quốc tếchongs lại sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta.Do đó đấu tranh giai cấp trong thời kì quá độ ở nước ta trước hết là cuộc đấu tranh dưới nhiều hình thức một bên là nhân dân lao động ,các lưc lượng xã hội thực hiên lợi ích căn bản nêu trên và một bên là thế lực thù địch,cá tổ chức các phần tử chống đối độc lập dân tộc và CNXH,chống nhà nước phá hoại an ninh quốc gia.
Cuộc đấu tranh giữa con đường XHCN và con đường TBCN là cuộc đấu tranh giai cấp giữa các nhân tó thúc đảy định hướng đất nước di lên theo định hươnhgs XHCN với các nhân tố thúc đẩy đất nước chuyển dịch theo khuynh hướng TBCN .Cuộc đấu tranh giữa hai khuynh hướng đó diễn ra hắng giờ,hằng ngày,trên tất cả các lĩnh vực,trước hết là lĩnh vực kinh tế,lĩnh vực tư tưởng và lĩnh vực trật tự xã hội.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
I. LÝ LUẬN CHUNG
1. Quan điểm lý luận trước Mác về giai cấp
Trước Các Mác đã có nhiều tác phẩm nổi tiếng viết về đề tài giai cấp, đấu tranh giai cấp của các sử gia tư sản như Chie, Ghiđô, Minhê, phần lớn các “lý thuyết phân tầng” của xã hội học tư sản hiện đại cùng thừa nhận sự tồn tại thực tế của các giai cấp.
Các lý thuyết xã hội phi mácxít chỉ đưa ra những định nghĩa mơ hồ về giai cấp, không đi vào các đặc trưng cơ bản nhất. Họ cho rằng giai cấp là tập hợp những người có cùng một chức năng xã hội, cùng một lối sống hoặc mức sống, cùng một đơn vị và uy tín xã hội
Công lao lớn nhất trong việc phát hiện ra vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp lại thuộc về những nhà sử học tiến bộ của Pháp thời kỳ Phục Hưng: lịch sử xã hội phong kiến về sự hình thành xã hội tư sản là lịch sử cuộc đấu tranh thứ ba chống quý tộc và tăng lữ, đấu tranh giai cấp bắt nguồn từ quan hệ sở hữu tư sản (Marx gọi Ghieri là “bố đẻ của đấu tranh giai cấp”).
2. Lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về giai cấp và đấu tranh giai cấp
2.1. Những hình thức cộng đồng người .
Con người phải gắn kết với nhau thành những cộng đồng , đó là điều kiện để tồn tại và phát triển.Các hình thức cộng đồng người trong quá trình phát triển là:
Thị tộc → Bộ lạc → Bộ tộc → Dân tộc .
2.1.1. Thị tộc :
Là hình thức cộng đồng người đầu tiên trong lịch sử.Thị tộc là cộng đồng người gồm khoảng vài trăm người có cùng huyết thống,và có nhữngquan hệ cộng đòng về ngôn ngữ,tập quán,tín ngưỡng,văn hóa.Là hình thức cộng đồng người đầu tiên trong lịch sử.Thị tộc là một đơn vị sản xuất và là một hình thức tồn tại cơ bản của xã hội nguyên thuỷ .
Cơ sở tồn tại về kinh tế là quyền sở hữu chung về tư liệu sản xuất và tài sản.Lãnh đạo thị tộc là hội đồng thị tộc. Đứng đầu hội đồng thị tộc là tộc trưởng do mọi người bầu ra. Việc quản lí điều hành thị tộc dựa trên nghị quyết của hội nghị dân tộc gồm các nam nữ đã thành niên trong thị tộc
2.1.2. Bộ lạc :
Là tập hợp dân cư được tạo thành từ nhiều thị tộc do có mối quan hệ huyết thống hoặc quan hệ hôn nhân liên kết với nhau ,rong đó thị tộc gốc tạo thành bộ lạc gọi là bào tộc.Có hình thức sở hữu cao hơn thị tộc
Trong thời kì này công cụ sản xuất bằng kim loại đã được hình thành → tạo thành hình thức phân công lao động xã hội đầu tiên giữa trồng trọt và chăn nuôi , nông nghiệp và thủ công nghiệp → là tiền đề khách quan của sự xuất hiện sở hữu tư nhân .
Có cùng ngôn ngữ , phong tục tập quán , văn hoá tín ngưỡng và cùng chung sống trên một vùng lãnh thổ.Mặc dù chưa thật sự ổn định nhưng việc xác lập chủ quyền về mặt lãnh thổ là đặc trưng mới của bộ lạc so với thị tộc
Lãnh đạo bộ lạc là hội đồng các tộc trưởng .Có thủ lĩnh tối cao nhưng mọi quyền hành quản lí đều do hội nghị của hôi đồng các tộc trưởng va thủ lihx quân sự quyết định.Liên minh bộ lạc được hình thành .
2.1.3. Bộ tộc :
Bộ tộc là một cộng đồng dân cư được hình thành từ sự liên kết của nhiều bộ lạc và liên minh của các bộ lạc trên cùng một lãnh thổ nhất định .Bộ tộc đông đảo hơn bộ lạc, có đặc điểm về kinh tế , văn hoá riêng . Dân cư đa dạng và đan xen , đa ngôn ngữ , văn hoá .Trong đó ngôn ngữ của bộ lạc nào chiếm vị trí trung tâm của sự giao lưu va phát triển kinh tế sẽ trở thành ngôn ngữ chung của cả bộ tộc.
Hình thành bộ tộc đánh dấu sự tan rã hoàn toàn của chủ nghĩa xã hội công xã nguyên thuỷ ; sở hữu tư nhân và chế độ tư hữu ra đời thay thế cho sở hữu tập thể.Nhà nước , tổ chức chính trị xã hội có giai cấp đầu tiên được hình thành . phạm vi của nhà cước có thể không trùng với bộ tộc.Có nhà nước một bộ tộc có nhà nước nhiều bộ tộc,sắc tộc
2.1.4. Dân tộc:
Là một cộng đồng dân cư hình thành từ một bộ tộc hoặc từ sự liên kết của tất cả các bộ tộc trên cùng một vùng lãnh thổ.Là cộng đồng dân cư có tính thống nhất cao , ổn định và tương đối bền vững dựa trên những nguyên tắc pháp lý cao nhất.
Xã hội có giai cấp , có các thể chế chính trị và nhà nước.Có một chính phủ thống nhất , một lợi ích dân tộc thống nhất , có tính giai cấp và một hàng rào thuế quan thống nhất .
Như vậy dân tộc là một cộng đồng dân cư gồm có những đặc điểm chung thống nhất chặt chẽ:
Thứ nhất, Cộng đồng về lãnh thổ:
Lãnh thổ là sự biểu hiện cụ thể về mặt chủ quyền của một dân tộc trong mối quan hệ với các quôc gia dân tộc khác.Bao gồm chủ quyền về vùng đất ,vùng trời ,vùng biển .. Chủ quyền quốc gia về dân tộc về lãnh thổ là kết quả lao động kiến tạo của cả một dân tộc trong suôt quá trinh hình thành dân tộc.Nó được thể hiện bằng pháp luật quốc gia và quốc tế
Thứ hai, Cộng đồng về kinh tế:
Công đồng chung về kinh tế là nhan tố đảm bảo cho sự tồn tại và thông nhất của mỗi quốc gia dân tộc.trong mỗi dân tôc thì tồn tại nhiều giai cấp,nhiều tầng lớp xã hộicólowij ích riêng khác nhau thậm hí đối lập nhau.Tuy có sự khác biệt nhưng vẫn có sự tương đồng về lợi ích.Tinh thồng nhất,tính tương đông và ổn đingj luôn là nhân tố đảm bảo cho sự thông nhất của mỗi quốc gia dân tộc
Thứ ba, Cộng đồng về ngôn ngữ;
Ngôn ngữ là công cụ quan trọng nhất trong giao tiếp của các dân tộc.Mỗi dân tọc đều có ngôn ngữ riêng của mình.Xã hội càng phát triển ngôn ngữ càng phong phú trong quan hệ và giao tiếp với các quốc gia và dân tộc khác.Ngôn ngữ là nền tảng văn hóa,đông thời là di sản tinh thần của mỗi dân tộc
Thứ tư, Cộng đồng về văn hoá , tâm lí:
Văn hóa là yếu tố đặc biệt trong sự gắn kết cộng đồng dân tộc thành một khối thông nhất.Văn hóa của mội dân tộc phản ánh khái quát tính đa dàng chung của sắc tộc.Xã hội càng phát triển nhu cầu về văn hóa càng cao .Van hóa còn là động lực của sự phát triển ,là công cụ baỏ về độc lập chủ quyền.Thông qua giao lưu về văn hóa mỗi dân tọc tự nâng mình lên tự hoàn thiện mình nhờ học hỏi những tinh hoa văn hóa của dân tộc khác.Mõi dân tôc còn có tâm lý lối sống và những nét tính cách riêng
2.2. Giai cấp và đấu tranh giai cấp :
2.2.1. Khái niệm giai cấp:
Giai cấp là phạm trù kinh tế - xã hội có tính chất lịch sử . xuất hiện và tồn tại trong những điều kiện lịch sử nhất định của sự phát triển sản xuất. Mỗi giai đoạn phát triển của xã hội, với phương thức sản xuất tương ứng, có một hệ thống giai cấp nhất định.Định nghĩa giai cấp của V.I.Lênin : “Người ta gọi là giai cấp , những địa tập đoàn to lớn gồm những người khác nhau về địa vị của họ trong một hệ thống sản xuất nhất định trong lịch sử , khác nhau về quan hệ của họ ( thường thì những quan hệ này được pháp luật quy định và thừa nhận ) đối với những tư liệu sản xuất, về vai trò của họ trong tổ chức lao động xã hội như vậy là khác nhau về cách thức hưởng thụ và về phần của cải xã hội ít hoặc nhiều mà họ được hưởng . Giai cấp là những tập đoàn người mà tập đoàn này có thể chiếm đoạt lao động của tập đoàn khác , do chỗ các tập đoàn đó có vị trí khác nhau trong một chế độ kinh tế và xã hội nhất định.”
Trong các xã hội có giai cấp ngoài giai cấp thống trị giai cấp bị trị còn có giai cấp và tầng lớp trung gian khác.Bộ phaanj náy không có vị trí cơ bản trong phương thức sản xuất nó thường xuyên bị phân hóa .Nhân tố chi phối sự phân hóa các tầng lớp trung gian là lợi ích
2.2.2. Đặc trưng của giai cấp:
Sự ra đời tộn tại của giai cấp gắn với những hệ thống sản xuất xã hội nhất định.Giai cấp có 4 đặc trưng cơ bản:
Là những tập đoàn người to lớn khác nhau về nắm giữ TLSX. Đây là đặc trưng quan trọng nhất.
Khác nhau về quan hệ đối với TLSX .Đây là sự khác nhau cơ bản nhất .Những tập đoàn người gắn địa vị thống trị trong quan hệ kinh tế -xã hội là do họ chiếm hữu TLSX xã hội túc là chiếm hữu phương tiện ,đieuf kiện vất chất quan trọng nhất đẻ chi phối quan hệ của nhưng tập đoàn người khác nhau không có hoặc có ít TLSX
Khác nhau về vai trò trong tổ chức lao đọng xã hội trong tổ chúc sản xuất ,Tập đoàn người nào chiếm hữu TLSX chủ yếu của xã hội sẽ giữ vai trò kãnh dạo ,điều hanh hoạt đọng sản xuất và lưu thông trong toàn bộ xã hội và trong tưng đơn vị kinh tế .Nhưng tập đoan người trực tiếp sản xuất chịu sụ đieuf khiển của giai câps thông trị trong phương thức sản xuất.
Khác nhau về phương thức thu nhận của cải của xã hội :là người chiếm giữ TLSX và lãnh đạo ,tổ chức sản xuất tập đoàn ngươid thống trị chiêm đoạt lao động thặng dư cua các tập đoàn người bị thống trị .Trong xã hôi có giai cấp đối kháng ,giai cấp thống trị phần lớn của cải của của xã hội,còn giai cấp bị trị chị nhận đươc phần ít ỏi của caỉ xã hội dưới hình thưc này hay hình thức khác.
Sự hình thành giữa tập đoang người về địa vị trong chế đọ kinh tế- xã hội tát yếu dẫn đến sự chiếm đoạt lao động của tập đoàn người này đối với tập đoàn người khác .Trong các xã hội có giai cấp ,bên cạnh giai cấp thống trị và giai cấp bị trị còn tồn tại những tầng lớp trung gian không giữ địa vị cơ bản trong phương thức sản xuất .Những tầng lớp trung gian luôn bị phân hóa để leo kên địa vị của giai cấp trên hoặc tụt xuống giai cấp bị trị.
2.2.3. Nguồn gốc hình thành giai cấp :
Và giai cấp không cũng luôn tồn yaij trong xã hội loài người .Các giai cấp chỉ tồn tại với những giai đoạn phát triển của lực lượng sản xuất trong lịch sử .Khi LLSX còn thấp kém ,như trong xã hội nguyên thủy ,con người là ra sản phẩm chỉ đủ tồn tại ,bảo tồn nòi giống ,chư có sản phẩm dư thừa tương đối chỉ vừa có khả năng xuất hiện chế độ người bóc lột người,chưa thể có các giai cấp,
Sự phát triểm của LLSX lên trình độ mới tạo tiền đề và khă nưng phaan hóa xã hội thành các giai cấp .Cơ sở trực tiếp hình thành các giai cấp là chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất .Chế độ này đưa đén chế độ chiếm huuwx tư kieeuj sản xuất xã hội .Điều đó dẫn đén sự khác nhau về địa vị trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định của tập đoàn người :giai cấp thống trị và giai cấp bị trị ,giai cấp bóc lột vá giai cấp bị bóc lột.
Trong xã hôị có nhiều nhóm xã hội khác nhau .Sự khác nhau ấy phân biệt bởi những đặc trưng khác nhau như giới tính,nghề nghiệp, chủng tộcChỉ có nhưng giai cấp xuất phát từ sự khác biệt căn bản về lợi ích mới tạo ra những xung đột xã hội mang tính chất đối kháng.Mác chỉ ra rằng;”Sự tồn tại của các giai cấp chỉ gắn với những giai đoạn phát triển lịch sử nhất định của sản xuất”.Sự phân chia một xã hội thành giai cấp trước hết là do nguyên nhân kinh tế. - Giai cấp chỉ xuất hiện và tồn tại trong những điều kiện lịch sử nhất định, đó là những giai đoạn phát triển nhất định của sản xuất .
Nguyên nhân sâu sa của sự phân chia xã hội thành giai cấp là lực lượng sản xuất phát triển trong những giai đoạn phát triển nhất định.Sản xuất ngày càng phát triển với sự phát triển của kực kượng sản xuất .Công cụ sản xuất bằng kim loại ra đời thay thế công cụ bằng đá ,năng xuất nhò đó tăng lên dấng kể ,phân công lao đọng tưng bước hình thành của cải dư thừa xuất hiện những người có chưc quyền trong hị tọc ,bộ lạc đã chiếm đoạt của cải dư thừa làm của riêng :;chế đọ tư hưu ra đời,bất bình đăng về kinh tế nảy sinh trong nội bộ công xã ,đó chính là cở sở của sự xuất hiện giai cấp.
Sự xuất hiện chế độ tư hữu là nguyên nhân trực tiếp cho sự ra đời giai cấp.
2.2.4. Kết cấu xã hội – giai cấp
Mỗi kiểu xã hội có kết cấu giai cấp xã hội riêng.Kết cấu giai cấp thường gắn với một phương thức sản xuất nhất định .Nhưng đều bao gồm hai giai cấp cơ bản đối lập nhau.Đó là những giai cấp quyết định sự tồn tại sự phát triển của hệ thống sản xuất trong một xã hội nhất định.Giai cấp tiêu biểu cho bản chất của chế độ kinh tế -xã hội đang tồn tại là giai cấp thống trị :
Chủ nô >< Nô lệ trong chế độ nô lệ
Địa chủ >< Nông nô trong chế độ phong kiến
Tư bản >< vô sản trogn tư bản chủ nghĩa
Ngoài hai giai cấp cơ bản trên,trong mỗi kết cấu xã hội –giai cấp còn có những giai cấp còn có nhứng giai cấp không cơ bản vá tầng lớp trung gian (bao gồm tầng lớp bình dân trong xã hội nô lệ; tầng lớp tiểu tư sản thành thị và nông thôn trong xã hội tư bản) ,trong đó có tập đoàn người là tàn dư của phương thức sản xuất cũ,có tập đoàn người là mầm mống cử phương thức sản xuất kinh doanh.Một số tân lớp trung gian là sản phẩm của chính phương thức sản xuấtthống trị,là kết quả của quá tring phân hóa giai cấp xa hội không ngừng diễn ra .Xã hội có giai cấp nào cũng tồn tại một tầng lớp xã hội có vai trò quan trọng về kinh tế ,xã hội chính trị văn hóa-tầng lớp tri thức.Nó chỉ được gọi là một tầng lớp chứ không được gọi là giai cấp vì không gắn với một phương thức sản xuất nào.
2.2.5. Khái niệm đấu tranh giai cấp :
Trong xã hôị có giai cấp, giai cấp thống trị và chiếm đoạy lao đong của các giai cấp và tầng loáp bị trị ,chiếm đoạt cuả cải xã hội vào tay mình ,áp bức quần chúng lao đọng về chính trị ,xã hội và tinh thần ,các giai cấp bọc lột bao giờ cũng dùng hình thức ,biện pháp và phương tiện đẻ bảo vệ địa vị cung cố chế đọ kinh tế xã hội nhăm hưởng những đạc lợi .Lợi ích căn bản của giai cấp thống trị đối lập với lợi ích cơ bản của giai cấp bị trị Sư đối kháng về lợi ích giữa các giai cấp thống trị ,áp bức bóc lột và các giai cấp bị trị ,bị áp bức ,bị bóc lột là nguyên nhân của đấu tranh giai cấp .đấu tranh chống áp bức chỉ xảy ra khi có áp bức .Ví vậy dấu tranh giai cấp là cuộc đấu tranh giữa các giai cấp có lợi ích căn bản đối lập nhau.
Các cuộc đấu tranh giai cấp trong lịch sử nhân loại diễn ra dưới nhiều hình thức tùy thuộc vào hoàn cảnh lịch sử,vào các giai cấp tham gia đấu tranh, vào các cuộc phát triển của các cuộc dấu tranh.Trong giai đoạn ngày nay,các hình thức biểu hiện của cuộc đấu tranh giai cấp càng đa dạng và phức tạp.
Lênin đã định nghĩa đấu tranh giai cấp là: "cuộc đấu tranh của quần chúng bị tước hết quyền, bị áp bức và lao động chống lại bọn đặc quyền, đặc lợi, bọn áp bức và bọn ăn bám; cuộc đấu tranh của những người công nhân làm thuê hay những người vô sản chống lại những người hữu sản hay giai cấp tư sản”.
Trong xã hội TBCN ,đấu tranh của giai cấp công nhân chống lại giai cấp tư sản diễn ra dưới ba hình thức cơ bản :đấu tranh kinh tế.dấu tranh tư tưởng và đấu tranh chín trị ,trong đó đâu tranh chính trị là hình thức dấu tranh giai cấp nhằm giành các quyền tự do,dân chủ và gianh chính quyền.
Đấu tranh giai cấp là quy luật chung của mọi XH có giai cấp, là động lực cơ bản của sự phát triển XH có các giai cấp đối kháng
Nguyên nhân là do sự đối lập về địa vị và lợi ích giữa các giai cấp và đấu tranh giai cấp xảy ra khi có mâu thuẫn giữa LLSX mới với QHSX lỗi thời, từ đó thúc đẩy sự phát triển của LLSX.
Biểu hiện : Giai cấp cách mạng , tiến bộ với phương thức sản xuất mới mâu thuẫn với giai cấp thống trị với quan hệ sản xuất lỗi thời và lạc hậu.
2.2.6. Vai trò của đấu tranh giai cấp:
Đấu tranh giai cấp thực chất là cuộc đấu tranh giữa các giai cấp có lợi ích căn bản đối lập nhau.Đâu tranh giai cấp là một trong những động lực quan trọng của sự phát triển xã hội có giai cấp .Đấu tranh giai cấp dẫn đến đỉnh cao là CMXH, xóa bỏ QHSX cũ, CSKT cũ, KTTT cũ, thiết lập QHSX mới và dẫn đến sự thay đổi PTSX, thay đổi mọi mặt của XH
Đấu tranh giai cấp góp phần xoá bỏ các thế lực phản động, lạc hậu , đồng thời góp phần cải tạo cả bản thân giai cấp cách mạng.Giai cấp nào đại biểu cho phương thức sản xuất mới,giai cấp đó sẽ lãnh đạo cách mạng.Thành tựu mà loài người đạt được trong tiến trình phát triển của LLSX ,cách mạng khoa học và công nghệkhông tách rời cuộc đấu tranh giai cấp giữa các giai cấp tiến bộ chông các thế lực thù địch lạc hậu.
Đấu tranh giai cấp vô sản nhằm thủ tiêu chế độ tư hữu và thiết lập chế độ công hữu về TLSX chủ yếu.
Đấu tranh giai cấp giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản là cuộc đấu tranh sau cùng trong lịch sử xã hội có giai cấp. Trước khi giành chính quyền: nội dung của đấu tranh giai cấp giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản: đấu tranh kinh tế đấu tranh tư tưởng,đấu tranh chính trị. Sau khi giành chính quyền: thiết lập nền chuyên chính của giai cấp vô sản, mục tiêu và hình thức đấu tranh giai cấp cũng thay đổi.
Giai cấp vô sản phải biết cách sử dụng tổng hợp mọi nguồn lực, vận dụng linh hoạt các hình thức đấu tranh . Mục tiêu của cuộc đấu tranh này là giữ thành quả cách mạng,xây dựng và củng cố chính quyền của nhân dân;ttoor chức quản lí sản xuất,quản xã hội,bảo đảm tạo ra một năng suất lao động xã hội cao hơn,trên cơ sở đố thủ tiêu chế độ người bóc lột người,xayy dựng xã hội mới,công bằng dân chủ văn minh.
2.3. Mối quan hệ giữa giai cấp và dân tộc, nhân loại
2.3.1. Quan hệ giai cấp và dân tộc:
Giai cấp và dân tộc có mối quan hệ khăng khít hưu cơ với nhau nhưng có vai trò lịch sử khác nhau và không thể thay thế nhau.Song ,không thể quy mối quan hệ giai cấp vào mối quan hệ dân tộc và ngược lại.
Phương thức sản xuất thống trị,quan hệ giai cấp do PTSX ấy sản sinh ra quy định bản chất xã hội của dân tộc,Tính chất TBCN của dân tộc do sự thông trị của phương thức sản xuất va fcuar giai cấp tu sản đối với một dân tộc quy định.Quan hệ kinh tế-xã hội XHCN được thay thế bănngf quan hệ kinh tế-xã hội XHCN làm cho dân tộc từng bước chuyển thnahf hình thức cộng đòng người không có đối kháng giai cấp ,thành dân tộc chủ nghĩa. Giai cấp nào có lợi ích gắn với PTSX thống trị sẽ trở thành lực lượng tiêu biểu và lãnh đạo dân tộc.
Giai cấp và dân tộc sinh ra và mất đi không cùng một thời gian .Trong lịch sử nhân loại giai cấp có trước dan tộc hàng nghìn năm.Trong sự phát triển của kịch sử ,dân tộc sẽ tồn tại lâu đời,trong khi giai cấp sẽ mất đi. Giai cấp và dân tộc sinh ra mất đi không đồng thời, giai cấp có trước dân tộc nhưng khi giai cấp mất đi thì dân tộc vẫn tồn tại.
2.3.1.1. Giai cấp tác động đến dân tộc:
Quan hệ giai cấp với tư cách là sản phẩm trực tiếp của PTSX trong xã hội có giai cấp, là nhân tố có vai trò quyết định sự hình thành và xu hướng phát triển của dân tộc, quy định tính chất của mối quan hệ dân tộc.
Áp bức giai cấp là nguyên nhân căn bản, sâu xa của áp bức dân tộc,do vậy nhân tố giai cấp là nhân tố cơ bản trong giải phóng dân tộc.Song nhan tố gắn chặt với nhân tố dân tộc trong sự phát triển của lịch sử .Cuộc đấu tranh giải phóng những ngời lao động của giai cấp công nhân mang tính chất quốc tế,đồng thời cũng mang tính chất dân tộc.Địa bàn trực tiếp của cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp công nhân là dân tộc nên giai cấp công nhân phải “tự vươn lên thành giai cáp dân tộc ,phải tụ minh thanh dân tộc.Áp búc dân tộc nuôi dưỡng áp búc giai cấp và làm sâu sắc thêm áp bức giai cấp.
2.3.1.2. Dân tộc tác động đến giai cấp:
Áp bức dân tộc có nguyên nhân căn bản, sâu xa áp bức giai cấp.Thực chất hiện tượng dân tộc này thống trị,áp bức dân tộc khác trong lịch sử là áp bức bóc lột cuae giai cấp thống trị của dân tộc này với dân tộc khác.Sự phát triển của CNTB đã tạo ra mâu thuẫn sâu sắc giũa các dân tộc ,nhưng cũng tạo ra ngững tiền đề và điều kiện chop các dân tộc khác xích lại gần nhau.Giai cấp công nhân hiện đại do chu nghĩa tư bản sinh ra là giai cấp tạo ra và đại biểu cho mối quan hệ kiểu mới giữa các dân tộc-quan hệ bình đăng hợp tác,hưh nghị.Nhu vậy một khi ,một khi xóa bỏ áp bức bóc lột của con ngưoif đối với con người thí sẽ xóa bỏ triêt để tệ nạn dân tộc nầyps bức bóc lột dân tộc khác.
Áp bức dân tộc tác động trở lại áp bức giai cấp, nó nuôi dưỡng áp bức giai cấp và làm sâu sắc thêm áp bức giai cấp.
Mối quan hệ giữa đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc không chỉ diễn ra theo một chiều mà còn có chiều ngược lại. Ví thế đấu tranh giai cấp và dân tộc tác động qua lại với nhau .Mottj dân tộc chưa có độc lập y\thống nhất thì giai cấp dâij biểu cho phương thức sản xuất mới muốn trở thành “giai cấp dân tộc “phải tiên phong trong cách mạng giai phóng dân tộc,trước hết phải khôi phục dâ ntoocj,thông nhất dân tộc.
Các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc có vai trò hết sức ro lớn đối với sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân trong thoeif đại đế quốc chủ nghĩa .Tư tưởng “”Vô sản tất cả các nước và dâ ntoocj bị áp bức đaonf jeets lại”vẫn giữ nguyên giá trị”.Cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân về bản chất mang tính quốc tế, đoàn kết quốc tế là một trong những nhân tố quyết định thắng lợi cuối cùng của sự nghiệp giải phóng ngưới lao động.
Trong các xã hội tồn tại chế độ chiếm hữu tư nhân về TLSX, quan hệ lợi ích giai cấp và lợi ích dân tộc thường không thống nhất với nhau, và được giải quyết trên lập trường giai cấp nhất định.
2.3.4. Quan hệ giai cấp và nhân loại :
Nhân lọai vẫn là một thể thống nhất. Cơ sở của sự thống nhất ấy là bản chất người của từng cá thề và của cả cộng đồng, bản chất đó quy định lợi ích chung và quy luật phát triển chung của cả cộng đồng.
Do vậy tất cả các cá nhân, các dân tộc , các giai cấp không tồn tại và phát triển tách rời sự tồn tại và phát triển của cả cộng đồng nhân loại. Tất cả đều có lợi ích chung là bảo vệ và phát triển cuộc sống của cả loài người. Ngay nay những lợi ích chung như: Chống chiến tranh hạt nhân, bảo vệ môi trường, dân số, chống các loại dịch bệnh, chống đói nghèo trở thành mục tiêu chung của toàn nhân lọai.
Tuy nhiên, các giai cấp trong xã hội có giai cấp, do địa vị , lợi ích khác nhau, đã nhận thức và xử lý mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng , cái giai cấp và cái toàn nhân lọai rất khác nhau. Lợi ích của giai cấp tiến bộ phù hợp với lợi ích của nhân loại. Còn lợi ích của giai cấp phản động thì mâu thuẫn với lợi ích của dân tộc, nhân loại
Mục tiêu của cách mạng do giai cấp công nhân lãnh đạo là xây dựng một xã hội công bằng, văn minh, nhân dân làm chủ, bảo đảm lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ và phục vụ cho con người Những lợi ích ấy thống nhất với lợi ích của toàn nhân loại.
Trong khi khẳng định trong xã hội có giai cấp, tư tưởng xã hội có tính giai cấp, chủ nghĩa Mác – Lênin không phủ nhận những giá trị tòan nhân lọai mang tính vĩnh cửu. Lợi ích giai cấp của giai cấp vô sản về căn bản phù hợp với lợi ích của nhân loại.
II. THỰC TIỄN VỀ VẤN ĐỀ GIAI CẤP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY:
Với sự phân tích về thực trạng các giai cấp và đấu tranh giai cấp ở Việt Nam như vậy, Nguyễn Ái Quốc vận dụng học thuyết đấu tranh giai cấp của Mác cho phù hợp với đặc điểm hoàn cảnh Việt Nam là đặt lên hàng đầu mục tiêu, nhiệm vụ giải phóng dân tộc, Ðảng Cộng sản Việt Nam và Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo học thuyết cách mạng của Mác và nhất là điều mà Mác và Ăng-ghen đã kêu gọi trong Tuyên ngôn của Ðảng Cộng sản "giai cấp vô sản mỗi nước trước hết phải giành lấy chính quyền, phải tự vươn lên thành giai cấp dân tộc, phải tự mình trở thành dân tộc".
1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giai cấp, đấu tranh giai cấp và dân tộc:
1.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giai cấp:
Trong quan niệm của Hồ Chí Minh, ''Giai cấp vô sản'' ''Đạo quân vô sản'' ''Giai cấp cần lao'' '' Giai cấp công nhân'' là những từ có cùng ý nghĩa.
Vai trò lãnh đạo cách mạng Việt Nam thuộc về giai cấp công nhân và Đảng của nó.
Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Chỉ có giai cấp công nhân là dũng cảm nhất, luôn luôn gan góc đương đầu với bọn đế quốc thực dân. Với lý luận cách mạng tiền phong và kinh nghiệm của phong trào vô sản quốc tế, giai cấp công nhân ta đã tỏ ra là người lãnh đạo xứng đáng nhất và tin cậy nhất của nhân dân Việt Nam”. Khẳng định vai trò lãnh đạo cách mạng nước ta thuộc về giai cấp công nhân Việt Nam là một đóng góp quan trọng của Hồ Chí Minh.
Quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn thể dân tộc là một.
1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc:
Khái niệm: Dân tộc là một vấn đề rộng lớn bao gồm những quan hệ về chính trị, kinh tế, lãnh thổ, pháp lý, tư tưởng và văn hoá giữa các dân tộc, các nhóm dân tộc và bộ tộc.
Quan điểm của chủ nghĩa Mác: Dân tộc là sản phẩm của lịch sử. Mác-Ăngghen đã đặt nền tảng lý luận cho việc giải quyết vấn đề dân tộc một cách khoa học.
Lênin đã phát triển quan điểm về vấn đề dân tộc thành hệ thống lý luận toàn diện và sâu sắc.
Hồ Chí Minh luôn luôn đứng vững trên quan điểm giai cấp để nhận thức và giai quyết vấn đề dân tộc
Vấn đề dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh – là vấn đề dân tộc thuộc địa.
“Vấn đề dân tộc thuộc địa thực chất là vấn đề đấu tranh giải phóng của các dân tộc thuộc địa nhằm thủ tiêu sự thống trị của nước ngoài, giành độc lập dân tộc, xoá bỏ áp bức, bóc lột thực dân, thực hiện quyền dân tộc tự quyết, thành lập nhà nước dân tộc độc lập”.
Chủ nghĩa dân tộc là một động lực lớn ở các nước đang đấu tranh giành độc lập. giải quyết vấn đề dân tộc ở Việt Nam - một nước thuộc địa nửa phong kiến, trước hết phải tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, đánh đuổi quân xâm lược, đánh đổ bọn tay sai, giành độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân, hoà bình và thống nhất đất nước, sau khi giành được độc lập dân tộc phải đưa đất nước tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhằm giải phóng con người, giải phóng xã hội, xoá bỏ nghèo nàn và lạc hậu, vươn tới cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho mọi người, mọi dân tộc
Người xác định con đường cách mạng Việt là kết hợp nhuần nhuyễn giữa dân tộc với giai cấp, độc lập dân tộc và CNXH, chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế.Phải thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc và đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.Phải đoàn kết, thương yêu người Việt Nam sống ở nước ngoài và thân thiện với người nước ngoài sống ở Việt Nam.
1.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc
Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường của cách mạng vô sản. Sở dĩ các phong trào yêu nước VN cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 thất bại là do chưa có đường lối và phương pháp đấu tranh đúng đắn. Khi CNĐQ đã thành một hệ thống TG, 1 mặt, chúng đấu tranh với nhau để giành giật thuộc địa, mặt khác, chúng thống nhất với nhau để đàn áp phong trào đấu tranh của các dt thuộc địa. Vì vậy trong cuộc đấu tranh chống CNĐQ, giai cấp vô sản chính quốc và nhân dân các dt thuộc địa có chúng 1 kẻ thù. CNĐQ như con đỉa hai vòi, 1 vòi bám vào chính quốc, 1 vòi bám vào thuộc địa. Muốn đánh thắng CNĐQ, phải đồng thời cắt cả hai vòi của nó đi. Vì vậy, CMVS ở chính quốc phải kết hợp với CM gpdt ở thuộc địa. "CM gpdt muốn thắng lợi phải đi theo con đường CMVS, tức là phải theo đường lối M-L".
Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo. Nguyễn Ái Quốc đã sớm khẳng định: muốn giải phóng dân tộc thành công "trước hết phải có đảng cách mệnh", "Đảng có vững cách mệnh mới thành công", "Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt" - đó là chủ nghĩa Lênin. CM gpdt phải có đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo theo nguyên tắc đảng kiểu mới của Lênin. Chỉ có cuộc cách mạng do chính đảng giai cấp vô sản lãnh đạo mới thực hiện được sự thống nhất giữa gpdt, gpgc, giải phóng con người (Bác phê phán các lãnh tụ yêu nước tiền bối chưa nhận thức được tần quan trọng của chính đảng cách mạng và 1 đường lối chính trị đúng đắn).
Cách mạng giải phóng dân tộc là sự nghiệp đoàn kết của toàn dân trên cơ sở liên minh công-nông. Hồ Chí Minh cho rằng, cách mạng giải phóng dân tộc "là việc chung cả dân chúng chứ không phải việc một, hai người", vì vậy phải đoàn kết toàn dân, trong đó "công-nông là người chủ cách mệnh"... "công-nông là gốc cách mệnh". Mục tiêu của cách mạng gpdt là đánh đổ Đế quốc pháp và đại địa chủ phong kiến giành độc lập dt. Cần vận động tập hợp rộng rãi các tầng lớp nhân dân VN đang bị mất nước. Thành lập mặt trận dt thống nhất, để huy động sức mạnh của đại đoàn kết toàn dân. Công nông là gốc, liên minh với các giai tầng khác phải chú ý đến lợi ích của giai cấp công-nông của dt. Trong Sách lược vắn tắt, HCM nêu rõ:"Đảng phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông, thanh niên, tân việt...kéo họ đi về phe VS giai cấp. Còn đối với bọn phú nông, trung, tiểu địa chỉ, tư bản An-nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, chí ít là cho họ trung lập. Bộ phận nào đã ra mặt phản cách mạng thì phải đánh đổ".
Do nhận thức khác nhau về yêu cầu, mục tiêu của CMVS ở các nước TB phát triển với cách mạng gpdt ở thuộc địa, lại bị chi phối bởi quan điểm tả khuynh của quốc tế cộng sản VI, các đại biểu của quốc tế cộng sản cho rằng NAQ đi theo chủ nghĩa dt mà "quên mất lợi ích đấu tranh giai cấp". HCM vẫn nhấn mạnh: công-nông là gốc của cách mạng; còn học trò, nhà buôn nhỏ, điền chủ cũng bị tư sản áp bức, song không cực khổ bằng công-nông; ba hạng người ấy là bầu bạn của công-nông"."Trong khi liên lạc giai cấp, phải cận thận, không khi nào nhựng một chút lợi ích gì của công-nông mà đi vào thỏa hiệp".
Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc. Trong phong trào cộng sản quốc tế đã từng tồn tại quan điểm cho rằng CM thuộc địa phụ thuộc vào CMVS ở chính quốc thắng lợi. Luận cương về phong trào CM ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa nêu ở đại hội VI quốc tế cộng sản 1928: "chỉ có thể thực hiện hoàn toàn công cuộc gpdt các thuộc địa khi giai cấp VS giành được thắng lợi ở các nước TB tiên tiến". Ý kiến này đã giảm tính chủ động, sáng tạo của CM thuộc địa. Ngay từ đại hội V quốc tế cộng sản (1924), NAQ đã chỉ rõ: vận mệnh của giai cấp vô sản thế giới và đặc biệt là vận mệnh giai cấp VS ở các nước đi xâm lược thuộc địa phải gắn chặt với vận mệnh của giai cấp bị áp bức ở các nước thuộc địa..."
Dựa vào quan điểm của Mác, "sự nghiệp giải phóng của giai cấp công nhân phải là sự nghiệp của bản thân giai cấp công nhân". NAQ đi đến kết luận: "công cuộc giải phóng anh, em chỉ có thể thực hiện được bằng sự nỗ lực của bản thân anh em.”NAQ nhận thức thuộc địa là khâu yếu của CNĐQ và nhờ đánh giá đúng sức mạnh của chủ nghĩa yyn và tinh thần dt, ngày từ năm 1924, Người đã nói: CM thuộc địa không những không phục thuộc vào CMVS ở chính quốc mà có thể giành thắng lợi trước"..."họ có thể giúp đỡ những người anh em mình ở Phương Tây trong nhiệm vụ giải phóng hoàn toàn". Đây là cống hiến sáng tạo của HCM vào kho tàng lý luận của chủ nghĩa M-L. CMVN đã chứng minh luận điểm của HCM là đúng.
Cách mạng giải phóng dân tộc phải được thực hiện bằng con đường bạo lực, kết hợp lực lượng chính trị của quần chúng với lực lượng vũ trang của nhân dân. Cuộc khởi nghĩa của quần chúng phải có t/chất 1 cuộc khởi nghĩa vũ trang chứ không phải là nổi loạn. Do đó phải được chuẩn bị trong quần chúng, nổ ra ở thành phố, theo kiểu cách mạng châu âu. Phải được nước Nga ủng hộ, phải trùng hợp với cách mạng vô sản pháp, phải gắn mật thiết với sự nghiệp CMVS thế giới. Tháng 5/1941, Hội nghị TW8 khóa 1 nhận định: cuộc cách mạng Đông Dương kết thúc bằng 1 cuộc khởi nghĩa vũ trang, mở đầu có thể là cuộc khởi nghĩa từng phần, từng địa phương...mở đường cho cuộc khởi nghĩa lớn.
Để chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang, HCM chỉ đạo: Phải xây dựng căn cứ địa cách mạng, đào tạo, huấn luyện cán bộ, xây dựng tổ chức chính trị của quần chúng, lập đội du kích vũ trang, đón thời cơ, phát động cuộc Tổng khởi nghĩa tháng 8 và giành thắng lợi chỉ trong vòng có hơn 10 ngày.
2. Vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp ở Việt Nam hiện nay:
2.1. Cơ cấu xã hội-giai cấp ở nước ta :
Trong thời kì quá độ đi lên CNXH ở nước ta vẫn còn các giai cấp tồn tại lâu dài,các mâu thuẫn giai cấp chua bị thủ tiêu .Đâu trang giai cấp là thực tế khách quan.Thực tế đòi hỏi nhận thức đúng tính chất nội dung ,hình thức của cuộc đấu tranh,xử lý đúng dắn các quan hệ xã hội-giai cấp .Cơ cấu giai cấp ở Việt Nam hiện nay bao gồm: giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, đọi ngũ trí thức, người sản xuất nhỏ, tầng lớp doanh nhân .
Kinh tế tu bản tư nhân là một bộ phận trong nền kinh tế nhiều thành phần .Tầng lớp tu sản có vai trò nhất định trong sự phát triển kinh tế ,có khả năng và điều kiện tham gia vaò sự nghiệp CNH,HĐH đất nước. Liên minh công-nông-trí thức là cơ sở của toàn xã hội, làm cơ sở chính trị -xã hội vững chắc cho chế độ mới. Giai cấp công nhân giữ vai trò lãnh đạo, quyết định xu hướng phát triển của xã hội.
Cơ cấu xã hội-giai cấp nước ta biến đổi theo xu hướng tiến bộ , được phản ánh ở sự thay đổi tích cực của các giai cấp tầng lớp xã hội. Trong suốt thời kì quá độ , liên minh công-nông-trí thức là lực lượng chính trị -xã hội cơ bản, là nền tảng của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Văn kiện Đại hội Đảng lần X đã nêu: “Đại đoàn kết dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân và giai cấp nông dân, đội ngũ trí thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng , là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam
2.2. Tình hình của cuộc đấu tranh giai cấp ở nước ta:
Hệ thống XHCN đang bị thoái trào, CNTB đang tạm thời khắc phục những hạn chế và chiếm ưu thế trên các mặt : quân sự, kinh tế, chính trị, xã hội.
Cuộc đấu tranh giai cấp hiện nay không còn trực diện như thời kì đáu tranh giải phóng dân tộc mà ẩn sau các cuộc đáu tranh về kinh tế, văn hoá , tư tưởng
Thời kì quá độ lên CNXH hiện nay mà nhất là xu thế toàn cầu hoá đã đặt nước ta trước nhiều nguy cơ và thử thách. Hội nghị Đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kì (1-1999) đã xác định 4 nguy cơ đền nay vẫn còn tồn tại và có nhiều diễn biến hơn, đó là: tụt hậu về kinh tế, diễn biến hoà bình, nguy cơ chệch hướng XHCN, và nguy cơ nạn tham nhũng.
Đấu tranh giai cấp diễn ra trong những điều kiện mới như sau:
Nước ta đang ở trong thời kì quá đọ chứ chưa thật sự trên con đường XHCN
CNTB đang phát triển mạnh trên thế giới
Xu thế hội nhập khu vực và thế giới ngày càng gia tăng
Mối quan hệ giưa các giai cấp tầng lớp trong xã hội không còn như trước mà ngày nay chủ yếu là mối quan hệ hợp tác , đấu tranh trong nội bộ nhân dân nhằm tăng cường đoàn kết trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng .
2.3. Nội dung của cuộc đấu tranh giai cấp trong thời kì hiện nay :
Thứ nhất, nội dung cơ bản của cuộc đấu tranh giai cấp trong thời kì quá độ lên XHCN là cuộc đấu tranh giữa hai con đừơng TBCN và XHCN
Chúng ta đang tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá với nền kinh tề thị trường định hướng XHCN, thực tế tiềm ẩn nhiều khuynh hướng phát triển trái ngược nhau, có khuynh hướng tự phát lên CNTB, có khuynh hương tự giác theo định hướng XHCN
Các thế lực thù địch chống đối thì khuyến khích , ủng hộ cho khuynh hướng tự phát lên CNTB.
Do đó cuộc đấu tranh giai cấp hiện nay là chống khuynh hướng tự phát lên CNTB , đồng thời phải giữ lại và phát triển các nhân tố trung gian, quá độ thậm chí phải phát triển CNTB trong một giới hạn để có lợi về kinh tế , tao tiền đề vật chất- kĩ thuật lên XHCN
Thứ hai, là thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH-HĐH theo định hướng XHCN
Độc lập dân tộc và định hướng XHCN không thể giữ vững khi nước ta còn nghèo, còn trong tình trạng kém phát triển
Bằng mọi cách chúng ta phải phát huy toàn bộ sức mạnh của các giai cấp tầng lớp trong xã hội hướng vào nhiệm vu trung tâm là giành thắng lợi sự nghiệp CNH-HĐH đát nước
2.4. Đấu tranh giai cấp trên mọi lĩnh vực của đời sống:
2.4.1.Đấu tranh trên lĩnh vực kinh tế:
Đảng ta khẳng định các thành phần kinh tế bình đẳng cùng phát triển trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN
Hướng tới hợp tác , đoàn kết các giai cấp, tầng lớp trên phương diện xã hội Đảng khẳng định: “Tôn trọng những ý kiến khác nhau mà không trái với lợi ích chung dân tộc, xoá bỏ mặc cảm, định kiến phân biệt đối xử về quá khứ, giai cấp thành phần, xây dưng tinh thần cởi mở, tin cậy lẫn nhau, hướng tới tương lai”
Trước nguy cơ tiềm tàng khả năng phát triển TBCN , Văn kiện Đại hội Đảng lần IX khẳng định: “Đảng và Nhà nước ta chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN”
Trong giai đoạn hiện nay, để phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần thị tất cả các giai tầng đều có vai trò nhất định, song để giữ vững định hướng XHCN thì giai cấp công nhân và liên minh của nó phải trở thành lực lượng đại diên cho dân tộc.
2.4.2. Đấu tranh trên lĩnh vực văn hoá-xã hội:
Trong giai đoạn hiện nay, hội nhập kinh tế toàn cầu hoá phát triển thì đấu tranh giai cấp được phát triển trên cả lĩnh vực văn hoá-xã hội
Đấu tranh trên lĩnh vực VH-XH là đấu tranh chống lại sự đồng hoá, bài trừ nô dịch, củng cố những giá trị truyền thống và tôn trọng những bản sắc riêng của dân tộc
Đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng để khắc phục những tư tưởng tiêu cực sai trái , gắn với cuộc đấu tranh chống tệ quan liêu, tham nhũng.
Cuộc đấu tranh làm trong sạch nội bộ sẽ góp phần vào việc bảo vệ chế độ, bảo vệ dân tộc và thành quả cách mạng, là bộ phận không thể tách rời của cuộc đấu tranh giai cấp
Tham nhũng không chỉ là sự suy thoái về đạo đức mà còn ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế của đất nước. Đấu tranh chống tham nhũng và các hành vi tiêu cực vì lợi ích cá nhân là tất yếu trong thời kì mở cửa hiện nay.
Đấu tranh giai cấp hiện nay còn nhằm làm thất bại âm mưu và hành vi chống phá của các thế lực thù địch, đe doạ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội
Các thế lực hiếu chiến luôn tìm mọi cách xoá bỏ sựu lãnh đạo của Đảng, xoá bỏ nền tảng tư tưởng của Đảng là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
Một số người lên tiếng đòi Mĩ phải quan hệ giao bang tốt với Việt Nam , nhưng trên thực tế lá chúng muốn sử dụng chiến lược diễn biến hoà bình để biến đổi dần chế độ chính trị Việt Nam, đánh bại CNXH mà không cần đến súng ống.
Trước tình hình đó ta cần thấy rõ được tầm quan trọng của cuộc đấu tranh giai cấp ở nước ta hiện nay_thời kì mở cửa hội nhập, đấu tranh giai cấp để bảo vệ độc lập dân tộc và CNXH.
C-KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Trong thời kì quá độ đi lên CNXh ở nước ta,xã họi vẫn còn các giai cấp tòn tại lâu dài,các mâu thuẫn giai cấp chưa bị thủ tiêu.Đấu tranh giai cấp là thực tế khách quan.Thực tế đòi hỏi đúng tính chất nội dung,hình thức của cuộc đâu tranh,xử lý đúng đắn cac quan hệ xã hội- giai cấp.Sự phát huy vai trò của các cuộc đấu tranh giai cấp trong lịch sử tùy thuộc vào tính chất và trình độ phát triienr của các cuộc đấu tranh .Những cuộc đấu tranh giai cấp mang tính chất quần chúng rộng rãi do lực lượng tiên tiến của xã hội lãnh đạo,ttor chức mang tính chất khoa học nhằm thực hiện nhiệm vụ lịch sử chín muồi-lật đỏ giai cấp thống trị phản động đang cản trở sự phát triển của xã ôi,có tác dụng đặc biệt to lớn đối với sự phát triển của xã hội
Nói tóm lại,để thức hiện mục tiêu dân giàu,nước mạnh xã hội công băng dân chủ văn minh điều quan trọng nhất là phải cải tiến căn bản tình trạng kinh tế -xã hội kém phát triển, chiến thăng các thế lực thù địch chống độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Giáo trình chủ nghĩa xã hội _NXB Chính trị quốc gia
2.Giáo trình luật đại cương _ NXB Đại học kinh tế quốc dân
3.Giáo trình tư tưỏng Hồ Chí Minh
4.Giáo trình triết học Mác-Lênin _NXB Chính trị quốc gia
5. TS. Nguyễn An Ninh _ Để hệ giá trị của giai cấp công nhân VN trở thành một hệ thông giá trị xã hội _ Tạp trí triết học
6. Phát triển toàn diện giai cấp công nhân , vì thắng lợi của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá _ Báo điện tư Tạp trí cộng sản số 5(149) năm 2008
7. Trúc thanh_ Để giai cấp công nhân thực sự là giai cấp tiên phong_ Báo diện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam www.cpv.org.vn
8. Xây dựng và phát triển giai cấp công nhân Việt Nam trong điều kiện hiện nay _ Báo điện tử Tạp trí cộng sản số 1 (145) năm 2008
9. Văn kiện Đại hội Đảng VI, IX, X
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 8961.doc