Đề tài Thực trạng các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội và các giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Hà Nội

Tháng 6 năm 1998, Chính phủ đã ban hành một công văn để xác định tiêu thức cho một doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt nam. Theo công văn số 681/CP-KTN do chính phủ Việt Nam ban hành ngày 20/6/1998, các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành công nghiệp là các doanh nghiệp phải có vốn điều lệ dưới 5 tỉ đồng và số lao động trung bình hàng năm dưới 300 người. Trong thương mại dịch vụ là những DN có vốn dưới 3 tỷ đồng và số lao động dưới 200 người . Trong đó, DN có vốn dưới 1 tỷ đồng và số lao động dưới 50 người trong công nghiệp và dưới 30 người trong dịch vụ thương mại là DN nhỏ. Tiêu chí này dựa trên hai căn cứ là tổng số vốn và số lao động. Các tiêu thức về DNN&V trong công văn này đã trở thành một căn cứ pháp lý quan trọng đầu tiên để chính thức xác định các đối tượng là DNN&V Việt Nam. Theo các tiêu thức này, các DN không tính đến hình thức sở hữu là các doanh nghiệp quốc doanh hay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.Do đó, nếu căn cứ theo các tiêu chuẩn này thì trên 90% các DN Việt Nam thuộc loại DNN&V.

doc104 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1221 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội và các giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ao cho một số Tổng Cty, Cty thương mại, du lịch lớn triển khai xây dựng đề án, thành lập và quản lý các trung tâm trao đổi hàng hoá tại nước ngoài trước mắt tập trung vào thị trường Campuchia, Nam Phi, Nga, EU. Bộ Công Thương Bùi Xuân Khu nêu rõ, với chức năng, nhiệm vụ của mình, Bộ đang xây dựng cơ chế khuyến khích phát triển thương mại tại chỗ; đã xây dựng các hàng rào kỹ thuật chống bán phá giá, các doanh nghiêp cần nắm bắt để cạnh tranh một cách lành mạnh trên thị trường quốc tế. Thứ trưởng cũng đã thông báo tin vui từ Văn phòng Chính phủ, từ ngày 01/3/ 2009, không thu lệ phí cấp C/O xuất khẩu để hỗ trợ doanh nghiệp. Tuy nhiên, để thúc đẩy xuất khẩu, điều quan trọng nhất là các doanh nghiệp phải quan tâm nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã và đẩy mạnh xúc tiến thương mại. Hà Nội đã và đang tích cực triển khai thực hiện Nghị quyết số 30/2008/NĐ-CP của Chính phủ và triển khai kế hoạch hành động 2009 của Thành phố, đã thống nhất thực hiện 5 nhóm giải pháp quan trọng. Thứ nhất, tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính, nhằm giảm tối đa chi phí thời gian của doanh nghiệp. Các cơ quan ban, ngành của Thành phố sẽ không ngừng nâng cao chất lượng công việc, nghiêm túc giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa”, “một đầu mối liên thông’’; xóa bỏ các thủ tục, hồ sơ gây khó khăn phiền hà, giảm bớt thời gian chờ đợi của người nộp thuế, đồng thời tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào các khâu quản lý thuế, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực mới, các ngành dịch vụ có chất lượng cao và sản xuất các sản phẩm mũi nhọn. Thứ hai, để thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu, các ngành chức năng phải xây dựng kế hoạch để có giải pháp tối ưu tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ sản xuất kinh doanh đối với từng ngành hàng, mặt hàng có mức sản xuất lớn. Kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc về vốn, về các chính sách, thủ tục thuế, hải quan cho các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp xuất khẩu, thúc đẩy các ngành công nghiệp phụ trợ phát triển. Thứ ba, thực hiện các biện pháp kích cầu đầu tư tiêu dùng, Thành phố đã có biện pháp kích cầu cụ thể nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân các nguồn vốn FDI và ODA, nhất là các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, các dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nhệ cao, có giá trị sản xuất lớn. Đẩy nhanh tiến độ một số dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật theo cơ chế BT, BOT, BTO, phấn đấu năm 2009 thực hiện việc giải ngân các nguồn vốn trên không thấp hơn mức thực hiện 2008. Thứ tư là đảm bảo an sinh xã hội. Thành phố khẩn trương rà soát và áp dụng ngay từ những tháng đầu năm 2009 các chính sách hỗ trợ giảm nghèo, thực hiện theo chương trình tín dụng đối với người nghèo, học sinh, sinh viên nghèo, hỗ trợ sản xuất đất ở, nhà ở cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống khó khăn thông qua ngân hàng chính sách xã hội. Thứ năm về chính sách tài chính tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước Hà Nội sẽ tạo điều kiện để doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng nguồn vốn tín dụng, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu và doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó, Thành phố sẽ nhanh chóng triển khai chính sách về thuế mà Nhà nước mới ban hành, đặc biệt là việc hoàn thuế, giảm thuế và hoãn thời gian ân hạn nộp thuế, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và nhân dân. Ngoài ra, Thành phố còn tăng cường hỗ trợ xúc tiến thương mại, tập trung vào việc cung cấp thông tin thương mại, xuất khẩu; xây dựng thêm một số website, chợ “ảo” xúc tiến thương mại; duy trì hoạt động phòng trưng bày sản phẩm của Hà Nội và các Trung tâm giao dịch hàng hoá ở nước ngoài... 2.4. Đánh giá chung về sự phát triển DNN&V của Hà Nội 2.4.1.Kết quả đạt được Các thành phần kinh tế - đặc biệt là các DNN&V,trên địa bàn đều phát triển, tăng cường hợp tác và được tạo điều kiện cạnh tranh bình đẳng. Kinh tế nhà nước giữ vị trí chủ đạo, nắm giữ hầu hết các ngành, lĩnh vực then chốt, quản lý các tài nguyên quan trọng của Thủ đô, đóng góp trên 50% tổng thu ngân sách, 74% kim ngạch xuất khẩu. Kinh tế ngoài nhà nước phát triển mạnh, đóng góp trên 20% GDP của thành phố, 4,4% thu ngân sách, 10% kim ngạch xuất khẩu và thu hút khoảng 60% số lao động đang làm việc ở Hà Nội. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phát triển nhanh, đóng góp gần 8% tổng thu ngân sách, 16% kim ngạch xuất khẩu của thành phố. Năm 2003, kinh tế nhà nước chiếm tỷ trọng 60,0%, kinh tế ngoài nhà nước chiếm 20,3%, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 16,3% GDP toàn thành phố (còn lại thuế nhập khẩu chiếm 3,4%). Chưa bao giờ doanh nghiệp ngoài nhà nước phát triển nhanh như thời kỳ đổi mới, đến nay ở Hà Nội có trên 25.000 doanh nghiệp được thành lập theo Luật Doanh nghiệp với số vốn đăng ký gần 42.000 tỷ đồng và hoạt động trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế. Đội ngũ cán bộ quản lý, doanh nhân được hình thành trong quá trình đổi mới là nguồn lực quý giá của Thủ đô hiện tại và tương lai. Tỷ trọng của DN tư nhân trong GDP của thành phố tăng liên tục từ 1% (1990) lên 3,4% ( 1995 ), 6,1% ( 2000 ) và 8,7% (2002 ).Nấu tính cả các kinh tế cá thể thì mức tăng tương ứng lần lượt là 8,3% , 17,6% , 17,5% và 18,8% . Các DNN&V tư nhân và hộ sản xuất kinh doanh đã tạo ra giá trị sản xuất Công nghiệp = 9/10 giá trị sản xuất Công nghiệp của các DNNN địa phương , chiếm khoảng 8% kim ngạch xuất khẩu.Chiếm 75% tổng mức bán lẻ trên thị trường , cung cấp 60% lượng hàng hoá bán buôn cho các tỉnh lân cận và thu hút 50% lao động xã hội trên địa bàn thành phố. Tỷ trọng lao dộng xã hội trên địa bàn TP tăng từ 24,2% năm 1995 lên 47,7% năm 2002 và đạt trên 50% năm 2003. Năm 2005 , Hà Nội tổ chức trao thưởng cho 10 doanh nghiệp tiêu biểu.Các doanh nghiệp nay trong năm 2004 đã đạt tổng doanh thu trên 5.400 tỉ đồng, nộp ngân sách trên 250 tỉ đồng, tạo việc làm cho trên 6.800 lao động Năm 2008 với sự nỗ lực của các cấp các ngành, doanh nghiệp trên địa bàn, Hà Nội thực hiện có hiệu quả các giải pháp của Chính phủ về kiềm chế lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Giá trị sản xuất công nghiệp năm qua tăng gần 13% so với năm 2007; tổng mức bán ra của hoạt động dịch vụ tăng gần 30%; tổng giá trị xuất khẩu toàn thành phố tăng trên 35%. Hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố góp phần giải quyết việc làm, tạo thu nhập ổn định cho 122 nghìn lao động với mức lương bình quân tăng trên 20% so với năm 2007. Quý 1 năm nay(2009) tổng sản phẩm nội địa của thành phố Hà Nội tăng 3,1%, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 5,7%. Các hoạt động thương mại, dịch vụ, tăng nhẹ, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 1 tỷ 500 triệu đô-la Mỹ, tăng 8,4% so với cùng kỳ năm ngoái. 2.4.2. Những vấn đề còn tồn tại đối với các DNN&V ở Hà Nội : Theo số liệu của Sở Công thương Hà Nội, riêng trong tháng 1/2009, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn Hà Nội giảm tới 6,4% so với cùng kỳ năm 2008. Khu vực kinh tế Nhà nước địa phương giảm 10,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giảm 16,5%. Một số ngành có mức giảm mạnh như chế biến thực phẩm, sản xuất sản phẩm bằng kim loại, sản xuất thiết bị văn phòng, sản xuất phương tiện vận tải. Nhiều doanh nghiệp phải sản xuất cầm chừng. Lao động mất việc ngày càng tăng Qua thống kê tình hình lao động tại 19 doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội, Sở Công thương Hà Nội cho biết, trong năm 2009, số lao động thiếu việc làm từ 3 tháng trở lên là 1.467 người, mất việc là 617 người. Riêng năm 2008 vừa qua, con số này tương ứng là 891 và 314 người. Như vậy, tình trạng thiếu việc làm và mất việc tăng gần gấp hai lần, mà nguyên nhân chính là sản phẩm tiêu thụ chậm, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu.Ví dụ : Công ty Cổ phần Sơn Chinh, chuyên sản xuất hàng may mặc đang đứng trước nguy cơ cho nghỉ việc 300 công nhân, chiếm một nửa trong số lao động của công ty. Cũng trong tình cảnh “bi đát” không kém, Công ty Cổ phần Dệt kim Hà Nội dự kiến cắt giảm việc làm của 150 lao động, chiếm gần một nửa lao động hiện có. Công ty Cơ khí Xuân Hòa đã cho nghỉ việc 68 công nhân, chiếm 30% lao động hiện có. Trong năm 2008 vừa qua, Công ty Cổ phần Ôtô Xuân Kiên có 120 công nhân phải nghỉ việc, chiếm hơn 10% tổng số lao động và dự kiến năm 2009 có tới 60% lao động giảm thời gian làm việc... Ông Nguyễn Quốc Hùng, Giám đốc Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Dệt Minh Khai cho biết, các doanh nghiệp sản xuất đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, giá cả nguyên vật liệu ngày càng tăng cao, nhất là than ron tăng gấp hơn 3 lần, hóa chất, nguyên liệu tăng từ 30 - 40%, giá xăng dầu và lãi suất ngân hàng vẫn ở mức cao. Trong khi đó, giá sản phẩm xuất khẩu tăng không nhiều, dao động từ 5 - 10%.Ông Hùng cho biết thêm, năm 2008, công ty càng sản xuất càng lỗ, mà không làm cũng lỗ do vẫn phải trả lãi suất ngân hàng. Chính vì vậy, giải pháp tức thời là công ty phải giãn ca sản xuất, công nhân thay nhau nghỉ làm. Còn Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Giầy Thượng Đình giảm từ 20 - 30% đơn hàng xuất khẩu. Mặc dù, công ty vẫn duy trì việc làm cho 1.600 công nhân nhưng phải giảm giờ làm. Đất đai, nguồn tài chính ngày cang khan hiếm. Giá đất tăng cao cùng ,trong khi đó nhiều DN lớn đầu tư vào thị trường bất động sản nhằm đáp ứng nhu cầu giải trí, nghỉ ngơi của người dân càng làm cho DNN&V khốn đốn trong việc tìm mặt bằng. Ngân hàng lựa chọn khách hàng cho vay để tránh tình trạng dư nợ tăng cao, đảm bảo lợi nhuận.Chính vì thê những DN nhỏ sẽ khó khăn trong việc thuyêt phục ngân hang cho vay vốn mở rộng sản xuất. 2.4.3.Nguyên nhân của những tồn tại , khó khăn đối với các DNN&V ở Hà Nội Do chính sách thắt chặt tiền tệ trong thời gian qua, lãi suất ngân hàng tăng cao, chi phí nguyên liệu đầu vào tăng... làm cho giá thành sản phẩm cũng tăng theo đã gây ra ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh và sức tiêu thụ sản phẩm. Do đó, nhiều doanh nghiệp buộc phải cắt giảm sản xuất, người lao động không có việc làm và tình trạng thất nghiệp ngày càng gia tăng. Tình hình kinh tế trong nước và trên Thế giới không ổn định, lạm phát cao khiến các DNN&V không đủ sức chống đỡ. Thủ tục ĐKKD còn chưa kiện toàn dẫn đến việc nhiều doanh nghiệp sản xuất chưa có ĐKKD, đặc biệt là các DNN&V hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, sản xuất thủ công . Một nguyên nhân quan trọng nữa gây rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp, không những lãng phí về thời gian mà còn mất cả cơ hội đầu tư là sự phối hợp yếu kém giữa các cơ quan nhà nước. Điều này thể hiện ở việc đùn đẩy tránh nhiệm lẫn nhau khi giải quyết những vấn đề liên quan đến doanh nghiệp. Cuối cùng thì sự thiệt thòi doanh nghiệp phải hứng chịu. Chính sách tạo điều kiện mặt bằng kinh doanh còn nhiều yếu kém trong khâu quy hoạch đất. Nguyên nhân chính của công tác này là năng lực cán bộ yếu kém. Bên cạnh đó việc công khai quy hoạch đất đã có tiến bộ, nhưng chưa trở thành biện pháp rộng khắp và thường xuyên do vậy gây khó khăn cho các nhà đầu tư khi chọn địa điểm đầu tư. Các biện pháp hỗ trợ về vốn từ phía Nhà nước không khả thi, còn đối với nguồn tín dụng ưu đãi từ phía Nhà nước thì doanh nghiệp rất khó tiếp cận, đặc biệt là việc quy định phải có tài sản thế chấp đã gây không ít cản trở đối với doanh nghiệp. Chính sách khuyến khích các hoạt động hỗ trợ đầu tư như đào tạo nghề, cung cấp thông tin thị trường, hỗ trợ chuyển giao công nghệ, hoạt động xúc tiến thương mại hầu như chưa đến được với doanh nghiệp, đặc biệt là việc hỗ trợ về chuyển giao công nghệ và cung cấp thông tin thị trường còn rất yếu. Một trong những nguyên nhân của tình trạng trên là thiếu sự tận tâm của nhiều cơ quan có thẩm quyền, còn có nhiều cách hiểu khác nhau hoặc có những định kiến đối với khu vực doanh nghiệp tưnhân. Ngoài ra, các chính sách liên quan đến việc áp dụng thuế đối với doanh nghiệp cũng đang là những vấn đề bức xúc chưa giải quyết được từ phía các cơ quan hữu quan. Đó là việc hạch toán nhiều chi phí thực trong ngành vận tải đường sông, biển, đường bộ không được cơ quan thuế chấp thuận. Những chi phí bị coi là “không hợp lý” này đôi lúc lên tới hàng chục triệu đồng làm tăng rất cao giá thành của doanh nghiệp là cho doanh nghiệp phải chịu thất thiệt về tài chính. CHƯƠNG III ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HỖ TRỢ CÁC DNN&V TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2015 3.1.Định hưóng và mục tiêu phát triển DNN&V ở TP Hà Nội đến năm 2015 3.1.1. Định hướng phát triển DNN&V ở Hà Nội Thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Đẩy mạnh phát triển khu vực DNN&V,tạo điều kiện cho các DN cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa theo phương châm tích cực, vững chắc, nâng cao chất lượng, phát triển về số lượng, đạt hiệu quả kinh tế, góp phần tạo nhiều việc làm, xoá đói, giảm nghèo, gắn với các mục tiêu quốc gia, các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Hà Nội sẽ tiến hành bảo hộ các DNN&V trên địa bàn thành phố trong từng giai đoạn phát triển.Trong tiến trình hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới thông qua các tổ chức kinh tế - xã hội như ASEAN, APEC, AFTA, WTO không chỉ có các DNN&V Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung mà còn có DN của nhiều nước khác trong khu vực cùng thâm nhập vào thị trường Hà Nội nói riêng. Các DNN&V với xuất phát điểm yếu kém về nhiều mặt kinh tế, công nghệ, kỹ thuật lạc hậu thì rất khó cạnh trạnh được với các DN nước ngoài. Vì vậy, để hỗ trợ cho các DNN&V trên địa bàn thành phố, Hà Nội cần xem xét và có những chính sách bảo hộ DNN&V, phát huy những mặt mạnh, tận dụng tối đa lợi thế so sánh của các DN. Hà Nội phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa gắn với hiệu quả kinh tế xã hội của cả nước.Mặc dù mục tiêu của các DNN&V là lợi nhuận và hiệu quả kinh tế là chủ yếu, nhưng cũng phải lấy lợi ích chung của quốc gia làm một, phải bảo đảm (1) Thúc đẩy DNN&V tăng lợi nhuận đống góp vào tăng trưởng GDP của nền kinh tế; (2) Bảo đảm mức doanh thu, mức lãi suất trên một đồng vốn; (3) Thu hút nhiều lao động xã hội nhằm góp phần giải quyêt công ăn việc làm, bảo đảm môi trường và giải quyết tốt các vấn đề xã hội khác Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính và chính sách tài chính theo hướng tạo môi trường đầu tư kinh doanh bình đẳng, minh bạch, ổn định, thông thoáng cho DNN&V và dịch vụ phát triển kinh doanh phát triển Thực hiện các chính sách phù hợp để cải thiện tình trạng thiếu mặ bằng sản xuất đồng thời bảo vệ môi trường. Để tạo điều kiện cho DN trong việc tiếp cận đất đai và có thể sử dụng quyền sử dụng đất làm tài sản thế chấp kinh doanh, cầm cố vay vốn từ các tổ chức tín dụng, trong thời gian tới tập trung giải quyết một số vấn đề : (1) Đổi mơi các thủ tục giao đất, cyho thuê đất, cấp giấy chứn nhận quyền sử dụng đất, các thủ tục giao dịch có liên quan đến quyền sử dụng đất theo hướng cải cách thủ tục hành chính; thiết lập một hệ thống cơ quan đăng ký đất đai thống nhất trên toàn quốc với chức năng đăng ký và đăng ký tại các giao dịch về đất, hoặc khi có sự thay đổi trong hồ sơ địa chính do các quyết định hành chính gây ra. (2) Hình thành một hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đảm bảo tính ổn định, chắc chắn, công khai, minh bạch đáp ứng yêu cầu sử dụng đất, đồng thời giúp nhà nước quản lý được đất đai thông qua việc xác định mục đích sử dụng đất; Xây dựng được hệ thống phát triển Quỹ đất, giải quyết những vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, đền bù, tái định cư và thu hồi đất với những khu vực sử dụng dất sai mục đích, không có hiệu quả. Thực chất là đẩy mạnh triển khai thực hiện Luật đất đai và các Nghị định hướng dẫn luật này. Nghiên cứu, ban hành các chính sách khuyến khích phát triển các quỹ dành cho DNN&V, tăng cường khả năng tiếp cận các nguồn vốn cho các DNN&V. Trong khi các ngân hàng thương mại đều cho rằng họ thiếu vốn không thể cho vay, nhưng có rất niều DNN&V không thể xây dựng kế hoạch khả thi tuyêt phục các Ngân hàng cho vay vốn.Còn các doanh nghiệp thì lại cho rằng hộ rất khó khăn trong việc tiếp cận cho vay vốn tín dụng. Vấn đề ở đây là cung và cầu chưa gặp nhau . Xúc tiến phỏ biến thông tin, kỹ thuật – công nghệ tới các DNN&V, cũng như nâng cao năng lực của các DN này trong việc xác định, lực chọn và thích ứng với công nghệ.Bên cạnh đó, cần khuyến khích việc hợp tác và chia sẻ công nghệ giữa các DN có quy mô khác nhau, phát triển có hiệu quả các chương trình nghiên cứu có khả năng ứng dụng thương mại, khuyến khích phát triển mô hình liên kết giữa các viện nghiên cứu, trường đại học, trường kỹ thuật với doanh nghiệp Khuyến khích các DNN&V tham gia vào các liên kết ngành ở mọi cấp và hỗ trợ phát triển các hiệp hội doanh nghiệp. Thực hiện trợ giúp có trọng điểm để tăng cường khả năng cạnh tranh của một số ngành hàng các DNN&V có lợi thế hơn các DN lớn Phát triển văn hoá doanh nghiệp, văn hoá kinh doanh, khuyến khích khởi sự doanh nghiệp. Nhằm khơi gợi tinh thần kinh doanh, phát triển nền văn hoá doanh nghiệp, cần thiết phải triển khai các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, phổ biến tinh thần doanh nghiệp, ý chí kinh doanh và là giàu tới mọi đối tượng. Khi nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển, đòi hỏi các DN, các doanh nhân phải có đạo đức trong kinh doanh, có những hiểu biết về pháp luật, có ý thức tuân thủ pháp luật, có trách nhiệm với toàn xã hội,...Những cái đó được coi là văn hoá kinh doanh. Tăng cường hợp tác giữa các cơ quan trợ giúp phát triển DNN&V. Sự gắn kết giữa các cơ quan trợ giúp các DNN&V càng khăng khít, chặt chẽ bao nhiêu thì sự phát triển thành công của DN càng được bảo đảm bấy nhiêu. Các mối quan hệ sẽ thúc đẩy thông tin trao đổi nhanh hơn, DN nắm được thông tin sớm sẽ dễ dàng làm việc với mọi đối tác và hoạt động tốt hơn trên thị trường. 3.1.2. Mục tiêu cụ thể của TP Hà Nội Tốc độ tăng trưởng GDP đạt từ 9,5% đến 10% (dịch vụ 9,5-10%; công nghiệp và xây dựng 10,5-11%; nông - lâm - thủy sản 2,2-2,5%) * Kim ngạch xuất khẩu tăng trên 20% * Tổng vốn đầu tư xã hội tăng 18-20% * Số lao động được tạo việc làm mới: 126.000 người * Tỷ lệ lao động qua đào tạo 50-52% * Giảm tỷ lệ hộ nghèo 2% so với năm 2008 (theo chuẩn mới) * Trường chuẩn quốc gia tăng 75 trường; xây mới, thay thế 900 phòng học nhờ, học tạm, phòng học tranh, tre, nứa lá * Tăng thêm 50 xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế * Diện tích nhà ở xây mới 2,5 triệu mét vuông * Tỷ lệ dân số đô thị sử dụng nước sạch 96-97%; tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước sạch bảo đảm vệ sinh 79%. 3.2. Các giải pháp tăng cường hỗ trợ cho DNN&V trên địa bàn Hà Nội đến năm 2015 3.2.1. Thành lập các công ty cho thuê tài chính trực thuộc UBND TP hoặc Sở đầu tư để hỗ trợ cho DNN&V Theo Nghị định của Chính phủ số 16/2001/NĐ-CP ngày 02/05/2001 : “Cho thuê tài chính (CTTC) là một hoạt động tín dụng trung và dài hạn thông qua việc cho thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác trên cơ sở hợp đồng giữa bên thuê và bên cho thuê. Bên cho thuê cam kết mua máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển, và các động sản khác theo yêu cầu của bên thuê và nắm giữ quyền sở hữu đối với tài sản cho thuê. Bên thuê sử dụng tải sản thuê và thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn thuê đã thỏa thuận”. Chính phủ đã có Nghị định về cho thuê tài chính từ khá lâu, trên dịa bàn Hà Nội cũng có nhiều công ty cho thuê tài chính nhưng đại đa số các công ty CTTC này đều lơncong ty con của các ngân hàng hoặc là các công ty 100% vốn nước ngoài. Chính vì vậy mà DN vẫn có một số khó khăn nhất định trong thuê tài chính. Việc thành lập các công ty CTTC trực thuộc UBND TP hoặc Sở đầu tư Hà Nội là giải pháp giúp DNN&V dễ dàng hơn trong thuê tài chính. Đặc trưng của hình thức cho thuê tài chính là khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua lại tài sản hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng cho thuê tài chính. Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng thuê tài chính, ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng. Cho thuê tài chính là một hình thức tài trợ vốn nhằm giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăn về vốn để đáp ứng nhu cầu đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị. Trong hoạt động cho thuê tài chính có các thành viên tham gia như sau: - Bên cho thuê là nhà tài trợ, dùng vốn của mình mua các tài sản thiết bị để xác lập quyền sở hữu của mình đối với các tài sản thiết bị đó rồi đem cho thuê để người đi thuê sử dụng trong một thời gian nhất định. Bên cho thuê là các công ty cho thuê tài chính được thành lập và được cấp giấy phép hoạt động về cho thuê tài chính. Thời gian hoạt động tối đa của công ty cho thuê tài chính là 70 năm. - Bên thuê là các tổ chức và cá nhân gồm các loại hình doanh nghiệp, các công ty, xí nghiệp tổ chức kinh tế và cá nhân hộ gia đình có nhu cầu sử dụng tài sản, thiết bị cho các hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên thuê là người có nhu cầu tài trợ dưới hình thức cho thuê tài chính. Bất kỳ một loại hình doanh nghiệp nào tồn tại và hoạt động theo luật pháp, có đủ điều kiện có nhu cầu sẽ được công ty cho thuê tài chính tài trợ bằng cho thuê tài chính. - Nhà cung cấp là các công ty, các hãng sản xuất hoặc kinh doanh những tài sản thiết bị mà bên thuê cần có để sử dụng (gồm các máy móc thiết bị công nghiệp, các thiết bị trong ngành xây dựng, thiết bị giao thông vận tải, thiết bị văn phòng, thiết bị cơ khí tự động, thiết bị kiểm nghiệm đo lường, các loại động sản khác,…). Nhà cung cấp thực hiện việc chuyển giao, lắp đặt tài sản thiết bị, hướng dẫn kỹ thuật vận hành, bảo trì, bảo dưỡng tài sản thiết bị,… Hoạt động CTTC được thực hiện theo quy trình sau: Sơ đồ 2. Quy trình của hoạt động cho thuê tài chính Bên đi thuê (tổ chức kinh tế) (1) (4a) (2) (6) (5) (4b) (3) Nhà cung cấp (nơi sản xuất, phân phối) Bên cho thuê (Công ty cho thuê tài chính) 1. Bên thuê được chủ động lựa chọn máy móc thiết bị, thỏa thuận với nhà cung cấp bằng hợp đồng hoặc bản ghi nhớ 2. Ký hợp đồng cho thuê giữa bên thuê và bên cho thuê 3. Bên cho thuê và nhà cung cấp ký hợp đồng mua bán máy móc thiết bị là tài sản thuê theo thỏa thuận giữa bên thuê và nhà cung cấp. 4. a- Nhà cung cấp giao tài sản thuê, lắp đặt, chạy thử, nghiệm thu tài sản giao nhận. b- Nhà cung cấp gửi các chứng từ hóa đơn kèm theo thư yêu cầu thanh toán gửi cho công ty CTTC để yêu cầu thanh toán. 5. Bên cho thuê thanh toán tiền mua tài sản thuê cho nhà cung cấp. 6. Bên thuê thanh toán tiền thuê theo hợp đồng cho thuê tài chính. - Cho thuê tài chính là loại hình tín dụng tài trợ gần 100% nhu cầu vốn cho bên đi thuê, so với cho vay trung dài hạn người đi vay phải có vốn tự có tham gia vào dự án, thì cho thuê tài chính rõ ràng là có lợi hơn, ưu thế hơn. Cho thuê tài chính được xem là giai đoạn phát triển cao của hoạt động tín dụng thuê mua và được đánh giá là một hình thức mới để đầu tư vốn vào tài sản sản xuất. Với những ưu thế nổi bật như hạn chế rủi ro, tiết kiệm chi phí, thủ tục tương đối đơn giản, không phải thế chấp,…CTTC ngày nay đang là một loại hình kinh doanh dịch vụ được ưa chuộng trên thế giới, nhất là ở các nước phát triển. Mặc dù ra đời chưa lâu nhưng hoạt động CTTC đã có những bước phát triển đáng kể. CTTC thực sự là một kênh dẫn vốn trung và dài hạn quan trọng được đánh giá là khá hữu hiệu tạo điều kiện cung ứng vốn cho các đơn vị sản xuất kinh doanh, nhất là đối với các DNNVV. Quy mô hoạt động kinh doanh CTTC phát triển khá mạnh và tăng trưởng vượt bậc qua các năm. Các doanh nghiệp đi thuê được hưởng lợi từ các thành tựu khoa học tiên tiến, được hưởng các dịch vụ tư vấn miễn phí và những thông tin cần thiết khác từ những nhà cung cấp dịch vụ. *Vai trò tài trợ vốn cho DNNVV của thuê mua tài chính - Cho thuê tài chính góp phần thu hút vốn đầu tư để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. - Cho thuê tài chính góp phần thúc đẩy cải tiến kỹ thuật, đổi mới dây chuyền công nghệ, nâng cao năng suất lao động. - Cho thuê tài chính là loại hình tài trợ linh hoạt, đặc biệt thích hợp với loại hình DNNVV, giúp các doanh nghiệp này phát triển đi lên. Trong khi các doanh nghiệp đang gặp khó khăn về thủ tục thế chấp tài sản khi vay vốn ở các ngân hàng thì việc có mặt của các công ty cho thuê tài chính đã mở ra nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp. Loại hình này rất thích hợp cho DNNVV. Đặc trưng của phương thức này là đơn vị cho thuê là chủ sở hữu tài sản sẽ chuyển giao tài sản cho người thuê, tức là người sử dụng tài sản được quyền sử dụng và hưởng những lợi ích kinh tế mang lại từ các tài sản đó trong một thời gian nhất định. Người thuê có nghĩa vụ trả một số tiền cho chủ tài sản tương xứng với trị giá tài sản thuê. Việc cấp tín dụng dưới hình thức cho thuê tài chính không đòi hỏi sự bảo đảm tài sản có trước, tạo cho doanh nghiệp tiếp cận hình thức cấp tín dụng mới, vừa giải tỏa được áp lực về tài sản làm đảm bảo nếu vay ở ngân hàng. Ngoài ra, công ty cho thuê tài chính có thể mua tài sản của doanh nghiệp và cho thuê lại tài sản đó nếu doanh nghiệp thiếu vốn lưu động do tập trung vốn để đầu tư mua sắm tài sản cố định. Như vậy, doanh nghiệp vừa có tài sản để sử dụng vừa có vốn lưu động để sản xuất kinh doanh. Hoạt động cho thuê tài chính là một loại hình tín dụng có nhiều ưu điểm, đặc biệt phát huy hiệu quả trong hỗ trợ DNNVV đầu tư chiều sâu, máy móc, thiết bị,…để mở rộng sản xuất. Khi thực hiện thuê tài chính, doanh nghiệp được quyền tự do lựa chọn loại máy móc thiết bị, nhà sản xuất, nhà cung ứng, đặc tính kỹ thuật, cách thức và thời gian giao nhận, lắp đặt và bảo hành, giá cả,… * Lợi ích của doanh nghiệp khi thực hiện thuê mua tài chính - Có thể được tài trợ đến 100% vốn đầu tư. - Không phải thế chấp tài sản hoặc ký quỹ đảm bảo. - Lãi suất thuê hợp lý do hai bên thỏa thuận, thủ tục đơn giản, thuận tiện. Phương thức thanh toán tiền thuê đơn giản. - Doanh nghiệp toàn quyền trong việc lựa chọn máy móc thiết bị, nhà cung cấp, giá cả, mẫu mã, chủng loại, phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp. - Hết thời hạn thuê, doanh nghiệp được mua lại tài sản với giá thấp hơn giá trị thực và được quyền sở hữu tài sản đó hoặc được ưu tiên thuê tiếp tài sản. - Nếu đã mua tài sản nhưng thiếu vốn lưu động thì doanh nghiệp có thể bán lại tài sản đó cho công ty CTTC và công ty sẽ cho doanh nghiệp thuê lại. Như vậy doanh nghiệp vừa có tài sản để sử dụng mà vẫn có vốn để kinh doanh. 3.2.2. Nâng cao hoạt động của các Quỹ đầu tư, Quỹ bảo lãnh tín dụng *Quỹ đầu tư Quỹ đầu tư là một định chế tài chính trung gian phi ngân hàng thu hút tiền nhàn rỗi từ các nguồn khác nhau để đầu tư vào các cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ hay các loại tài sản khác. Tất cả các khoản đầu tư này đều được quản lý chuyên nghiệp, chặt chẽ bởi công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát và cơ quan thẩm quyền khác. Dưới sự điều hành của công ty quản lý quỹ, thông qua quỹ đầu tư, tiền đầu tư của các cá nhân và tổ chức được luân chuyển theo sơ đồ sau : Sơ đồ 3. Quy trình hoạt động của quỹ đầu tư Nguồn: Website VietFund Management, www.vinafund.com Quỹ đầu tư là một doanh nghiệp đặc biệt, nó không dùng vốn của mình để mua máy móc thiết bị, các yếu tố sản xuất khác để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, mà nó dùng vốn để đầu tư dài hạn, thông qua góp vốn liên doanh, mua cổ phần hoặc các loại chứng khoán khác với mục đích thu lợi nhuận. Hoạt động kinh doanh của Quỹ đầu tư là kinh doanh đầu tư vốn bao gồm đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp. + Đầu tư trực tiếp là việc các Quỹ đầu tư dùng vốn của mình để thâm nhập trực tiếp vào các công ty, vào các dự án bằng cách góp vốn cổ phần, mua cổ phiếu phát hành lần đầu với tư cách là cổ đông sáng lập như các sáng lập viên khác. + Đầu tư gián tiếp là việc các Quỹ đầu tư dùng vốn của mình tham gia vào thị trường chứng khoán (TTCK) , với tư cách là một nhà kinh doanh chứng khoán (CK), hoặc mua đi bán lại các CK nhằm hưởng chênh lệch giá hay nhận cổ tức các công ty phát hành CK. Quỹ đầu tư không phải là thành viên của TTCK tập trung, do đó việc mua bán CK của Quỹ đầu tư ở TTCK phải thông qua các công ty CK. Các Quỹ đầu tư còn dùng tiền vốn của mình cho các chủ doanh nghiệp vay để đầu tư vào các dự án theo những thỏa thuận nhất định. Ngoài nguồn vốn đầu tư, các quỹ này cũng mang đến cho doanh nghiệp phương thức quản lý, sản xuất – kinh doanh tiêu chuẩn quốc tế sao cho lợi nhuận đạt mức cao nhất. Đổi lại, các quỹ cũng được hưởng lợi theo tỉ lệ thỏa thuận từ lợi nhuận đó của doanh nghiệp. - Quỹ đầu tư mạo hiểm : Khái niệm “Quỹ đầu tư mạo hiểm” bắt nguồn từ Mỹ. Đây là phương thức đầu tư mà theo đó nhà đầu tư rót vốn vào doanh nghiệp mới thành lập, chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán (chủ yếu là doanh nghiệp khoa học và công nghệ). Khác với đầu tư tài chính thông thường, đối tượng được đầu tư mạo hiểm phần lớn là doanh nghiệp công nghệ cao, công nghệ mới có quy mô vừa và nhỏ trong giai đoạn khởi nghiệp. Vì đầu tư vào công nghệ cao, công nghệ mới nên mức độ rủi ro rất cao nhưng thành công thì lợi nhuận rất lớn. Một trong những đặc điểm của đầu tư mạo hiểm là nhà cung cấp vốn đầu tư mạo hiểm không trực tiếp cung cấp vốn cho doanh nghiệp mà thông qua một tổ chức chuyên nghiệp để thực hiện đầu tư và quản lý vốn đầu tư. + Đối tượng tiếp cận vốn mạo hiểm hầu hết đều là các công ty đang trong giai đoạn đầu của quá trình hình thành và phát triển, thị phần nhỏ, thương hiệu chưa có. Các doanh nghiệp mới thành lập hoặc các doanh nghiệp có qui mô nhỏ rất khó khăn khi tiếp cận các nguồn vốn tín dụng của ngân hàng và các tổ chức tín dụng, bởi vì mức rủi ro không thu hồi vốn rất cao. + Các chương trình đầu tư vốn mạo hiểm là các kênh tài trợ khác cho doanh nghiệp trong trường hợp không thể tiếp xúc với nợ vay ngân hàng. Vốn mạo hiểm cũng đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế, góp phần tập trung vốn, tạo vốn, phát triển công nghệ, phát triển kinh tế, giúp tạo công ăn việc làm. + Quỹ đầu tư mạo hiểm cung cấp nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp và thị trường đang hoạt động nhưng thiếu vốn, nó đóng vai trò là chất xúc tác nhằm tăng cường khả năng của doanh nghiệp. Ngoài vốn, quá trình của vốn mạo hiểm còn mang lại khả năng chuyên môn về quản lý, cụ thể hóa kế hoạch kinh doanh và thông tin. Các quỹ đầu tư mạo hiểm tham gia lập kế hoạch chiến lược, phân tích thị trường, đánh giá rủi ro, lợi nhuận và tăng cường bổ sung vào công tác quản lý. Quy trình tham gia vốn mạo hiểm cũng đảm bảo rằng doanh nhân có suy nghĩ đúng đắn và kế hoạch của họ được xây dựng cụ thể, được chuẩn bị đầy đủ, rõ ràng. + Quỹ đầu tư mạo hiểm giữ vai trò của người cung cấp thông tin vì họ có khả năng tập hợp thông tin với chi phí thấp hơn các nhà đầu tư. + Ngoài ra, một yếu tố cũng rất quan trọng đó là vốn mạo hiểm còn cung cấp cho doanh nghiệp uy tín, những thứ được xem là một loại tài sản vô hình và rất có giá trị khi giao dịch với khách hàng. - Vai trò tài trợ vốn của quỹ đầu tư đối với DNNVV: - Quỹ đầu tư là những nhà đầu tư lớn trên thị trường vốn, đóng góp tích cực vào sự phát nền kinh tế bằng cách thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong và ngoài nước và cung cấp vốn hoạt động cho các doanh nghiệp thông qua các hình thức đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp. - Quỹ đầu tư vừa cung cấp vốn vừa vừa góp phần tư vấn về tài chính, quản trị và tái cấu trúc doanh nghiệp - Đối với các sáng kiến cải tiến kỹ thuật, những ý tưởng mới về thị trường, cơ hội và thời cơ trong sản xuất kinh doanh sẽ được quỹ đóng vai trò là nhà tài trợ tích cực để đưa những ý tưởng đó thành hiện thực. - Đối với các doanh nghiệp trong giai đoạn khởi sự kinh doanh nguồn tài trợ vốn từ các quỹ đầu tư giữ vai trò quan trọng vì DNNVV mới khởi sự chưa có đủ tài sản thế chấp để vay vốn ngân hàng, và nếu có vay được thì gánh nặng lãi vay khiến cho DNNVV sẽ phải gánh chịu rủi ro tài chính rất cao. *Quỹ bảo lãnh tín dụng Một trong những chính sách quan trọng để trợ giúp DNNVV phát triển là việc giúp các doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn của các tổ chức tín dụng thông qua Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV. DNNVV khó tiếp cận các nguồn vốn tín dụng bởi mức độ tín nhiệm về tài chính chưa cao khiến các ngân hàng ngần ngại khi quyết định cho vay. Với sự bảo lãnh của quỹ bảo lãnh tín dụng, doanh nghiệp sẽ có cơ hội vay vốn đầu tư sản xuất, thay đổi công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh. Do ngân sách địa phương eo hẹp, các tổ chức tín dụng chưa tích cực tham gia góp vốn để thành lập quỹ và không mặn mà với cơ chế bảo lãnh tín dụng, điều này khiến các địa phương khó khăn trong việc hình thành vốn hoạt động của quỹ và việc cấp bảo lãnh của quỹ. Quỹ bảo lãnh tín dụng có vốn điều lệ tối thiểu là 30 tỷ đồng theo quy định của nhà nước. Ngoài nguyên nhân trên, một nguyên nhân nữa là do quy chế thành lập quỹ còn nhiều bất cập, chưa xác định rõ quyền lợi cũng như trách nhiệm của các tổ chức góp vốn thành lập quỹ, Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV là một tổ chức tài chính hoạt động không vì mục đích lợi nhuận nhưng phải bảo toàn vốn và bù đắp được chi phí, do vậy không khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào quỹ vì doanh nghiệp chỉ đầu tư để thu lợi nhuận. Các quỹ bảo lãnh tín dụng được coi như là “ bà đỡ “ của các DNN&V, do đó thành phố cần phải nâng cao hơn nữa hoạt động của các quỹ bảo lãnh tín dụng thông qua việc thực hiện các dự án phát triển quỹ bảo lãnh tín dụng DNN&V trên địa bàn thành phố. Cung cấp, mở rộng thêm nguồn vốn cho quỹ bảo lãnh tín dụng. Tăng cường mở rộng quy mô của các quỹ bảo lãnh tín dụng trên địa bàn TP. Hơn nữa, cũng có thể thành lập các quỹ tín dụng nhỏ hơn dành cho các DN nhỏ, hỗ trợ linh hoạt hơn trên địa bàn thành phố.Tăng mọi hoạt động tuyên truyền, phổ biến về chức năng và lợi ích của các quỹ bảo lãnh tín dụng tới các DN. Hướng dẫn và chỉ đạo chi tiết về thủ tục vay vốn. Đổi mới thủ tục hành chính vay vốn nhanh gọn giúp các DN tiết kiệm thời gian và tranh thủ được cơ hội đầu tư. * Các nguồn tài trợ khác Ngoài các nguồn tài trợ nêu trên thì thị trường chứng khoán cũng là một kênh huy động vốn hiệu quả cho doanh nghiệp. Các đơn vị có thể tiến hành huy động vốn thông qua các thị trường sau: - Thị trường sàn giao dịch là thị trường được tổ chức tập trung có địa điểm giao dịch cố định. Chứng khoán được mua bán là loại đã được niêm yết tại Sở dịch (điều kiện để niêm yết tại Sở giao dịch là những công ty cổ phần có vốn điều lệ từ 80 tỷ đồng trở lên), việc mua bán được thực hiện theo phương thức đấu giá hai chiều giữa đại diện (môi giới) người mua và đại diện người bán. - Thị trường phi tập trung (thị trường OTC) là thị trường được tổ chức không dựa vào một mặt bằng giao dịch cố định mà dựa vào một hệ thống vận hành theo cơ chế chào bán cạnh tranh và thương lượng giữa các công ty chứng khoán với nhau, thông qua một sự trợ giúp quyết định nhiều đến hiệu quả hoạt động, đó là phương tiện thông tin. Việc giao dịch và thông tin được dựa vào hệ thống điện thoại và internet với sự trợ giúp của các thiết bị đầu cuối. Trước đây, thị trường chứng khoán còn manh mún chưa phát huy được vai trò là kênh trung gian huy động vốn từ nguồn tiền nhàn rỗi để phục vụ cho các hoạt động đầu tư thì nay vai trò này đã được phát huy một cách mạnh mẽ. Hiện nay, thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các hoạt động thu hút nguồn vốn sôi động từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước, các doanh nghiệp lớn, các tổ chức kinh tế, các DNNVV, các cá nhân,… Các DNNVV có thể tận dụng kênh này để huy động vốn thông qua việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu, các chứng chỉ,… 3.2.3 Hoàn thiện cơ chế, quy trình và thủ tục hành chính Xây dựng tổ chức hệ thống cơ quan đăng ký kinh doanh, thống nhất về nghiệp vụ, kinh phí hoạt động, tổ chức biên chế, nhân sự.Áp dụng thống nhất một mã số đăng ký kinh doanh, thống kê, thuế. Khẩn trương xây dựng cơ chế và nội dung phối hợp giữa các ngành (Đăng ký kinh doanh, thuế, thống kê, quản lý thị trường) với UBND các cấp để thực hiện ngay và nghiêm túc công tác hậu kiểm, nhằm đánh giá, điều chỉnh và bổ sung chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển. 3.2.4. Tăng cường hỗ trợ liên kết giữa các DNN&V với các DN lớn Hiện nay rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài muốn đầu tư vào Việt Nam, tuy nhiên điều cản trở lớn đối với họ là không thể tìm được những nhà sản xuất phụ trợ hoặc thầu . Mặt khác, các DNN&V trong nước lại không có điều kiện cũng như quan hệ để tìm và liên kết với những DN muôn tìm phụ trợ.Từ thực tế đó, cần thành lập một cơ quan hay tổ chức của doanh nghiệp để liên kết các DNN&V với các DN lớn nước ngoài hoặc các DN lớn trong nước. Các cơ quan hay tổ chức này có những chức năng như “mối hàn” gắn các DN với nhau, trao đổi thông tin và các phương pháp làm việc hiệu quả. 3.2.5. Một số giải pháp tăng cường hỗ trợ DNN&V khác * Khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dân doanh tăng qui mô về vốn và lao động nhằm tạo được một số doanh nghiệp dân doanh có qui mô lớn đủ sức cạnh tranh trên thị trường. *  Hỗ trợ doanh nghiệp: Doanh nghiệp có nhu cầu hỗ trợ là rất lớn, điều đó cho thấy hiệu quả của các chính sách và biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp chưa mang lại kết quả tương xứng. Giải pháp cho vấn đề này như sau: -  Khẩn trương tổng kết, đánh giá nội dung, biện pháp và tổ chức thực hiện các chính sách về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa để xác định những điểm tồn tại, nguyên nhân và biện pháp khắc phục. -  Xây dựng chiến lược đào tạo về kỹ thuật - công nghệ, phát triển nguồn nhân lực gắn với nhu cầu phát triển kinh tế, bao gồm các nội dung như, Quản lý kỹ thuật; Đào tạo về phát triển thiết kế ; Đào tạo tiếp nhận, chuyển giao công nghệ mới; Đào tạo về công nghệ đại trà thông thường (kỹ sư có kinh nghiệm trực tiếp đến các doanh nghiệp). Phương pháp đào tạo cần tập trung nhiều vào khâu thực hành và xử lý tình huống. Lực lượng giảng viên nên tuyển chọn từ các nhà doanh nhân thành đạt và các cơ quan quản lý nhà nước. -  Tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp phổ biến thông tin, bao gồm tư vấn hỗ trợ công nghệ và chuyển giao công nghệ; tư vấn trang thiết bị và lắp đặt thiết bị; cung cấp và phổ biến thông tin; kiểm tra, đo lường, kiểm định; nghiên cứu và phát triển. Tư vấn hỗ trợ và chuyển giao công nghệ: Các Trung tâm hỗ trợ kỹ thuật (HTKT) cần phối hợp với các tổ chức và cá nhân liên quan có đủ năng lực để tiến hành các dịch vụ tư vấn về công nghệ, tổ chức thành nhóm chuyên gia để tư vấn cho các DNNVV, dựa trên các vấn đề phát sinh từ quá trình thiết kế đến sản xuất mà các DN gặp phải, phân tích các quá trình và đưa ra những phương pháp công nghệ sản xuất tối ưu nhất cho doanh nghiệp. Tư vấn cho các DNNVV về phương án đầu tư chiều sâu, phát triển sản phẩm mới hoặc áp dụng những công nghệ mới từ những trung tâm hoặc cơ quan nghiên cứu, các trường đại học. Tư vấn cho DNNVV nâng cao tính năng kỹ thuật sản phẩm để nâng cao giá trị sử dụng của sản phẩm, phù hợp với yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Các Trung tâm hỗ trợ kỹ thuật tiếp nhận những công nghệ mới từ các cơ quan nghiên cứu và các trường đai học để phổ biến và chuyển giao công nghệ cho các DNNVV. Tìm hiểu các nhu cầu từ phía các DNNVV, tư vấn giúp họ hiểu được lợi ích của việc áp dụng công nghệ mới và khi cần hỗ trợ chuyển giao cho các DNNVV. Tư vấn trang thiết bị và lắp đặt thiết bị: Các trung tâm HTKT sẽ tổ chức các nhóm chuyên gia (bao gồm các chuyên gia của Trung tâm và của các đơn vị phối thuộc) sẵn sàng tư vấn cho các DNNVV sử dụng hết tính năng kỹ thuật của các thiết bị sẵn có. Hiện hầu hết các trang thiết bị của các DNNVV còn lạc hậu do vốn đầu tư ít. Trong điều kiện có thể các chuyên gia tư vấn sẽ tư vấn cho họ cách lắp đặt thiết bị mới khi họ yêu cầu, tư vấn cách sử lý, bảo quản các trang thiết bị một cách hiệu quả. Với các trang thiết bị và cơ sở vật chất sẽ được đầu tư cho các Trung tâm HTKT và sự giúp đỡ về mặt tài chính và chuyên gia của nước ngoài sẽ trở thành những công cụ sử dụng chung, các doanh nghiệp sẽ có thể sử dụng các phương tiện này theo hợp đồng về thời gian cho những mục đích nghiên cứu, thử nghiệm sản phẩm mới. Các Trung tâm sẽ trang bị những thiết bị mới nhất, những thiết bị đặc biệt để các DNNVV sử dụng để chế tạo các sản phẩm hay để chạy thử trước khi lắp đặt. Đồng thời các Trung tâm HTKT cũng được trang bị các máy vi tính, để tư vấn hay hướng dẫn cho doanh nghiệp về kỹ năng thiết kế bằng các phần mềm thiết kế trên máy tính CAD,CNC và chế tạo máy sử dụng máy tính … Cung cấp và phổ biến thông tin: Hiện nay các nghiên cứu viên và các nhà khoa học thuộc các công ty nhà nước của Bộ Công nghiệp, Bộ Khoa học Công nghệ đang thu thập thông tin về công nghệ sản xuất và vật liệu mới để cung cấp cho các tổ chức có quan tâm. Nhưng hiện thời các DNNVV vẫn chưa tiếp cận được với các thông tin này. Vì vậy các Trung tâm HTKT sẽ phải tiến hành thu thập các thông tin cần thiết kể cả từ nước ngoài và làm đầu mối cung cấp các cơ sở dữ liệu có thể truy cập nhanh, cải thiện môi trường về thông tin cho DNNVV để DN có thể truy cập miễn phí thông qua hệ thống truy cập nhanh trên mạng. Trước mắt các Trung tâm hỗ trợ kỹ thuật sẽ bắt đầu thu thập các dữ liệu có trong nước với sự cộng tác của Bộ Công nghiệp, Bộ Khoa học Công nghệ và các trường Đại học kỹ thuật. Trong tương lai sẽ tăng lượng thông tin chuyên ngành được quan tâm như đưa ra các thông tin có phân tích theo mục đích. Bước đầu để các  doanh nghiệp có thể nắm vững về độ chính xác các sản phẩm của mình, các Trung tâm hỗ trợ kỹ thuật sẽ cung cấp các thiết bị kiểm định và không chỉ đánh giá độ chính xác của các sản phẩm mà còn tư vấn cho doanh nghiệp cách sử dụng các thiết bị này. Sau đó sẽ tạo điều kiện để các DNNVV trang bị các công cụ đo, kiểm riêng để nâng cao kỹ năng kỹ thuật của họ. Nghiên cứu và phát triển: Các Trung tâm hỗ trợ kỹ thuật sẽ trang bị những phòng thí nghiệm và trang thiết bị cần thiết nhằm mục đích nghiên cứu thử nghiệm các sản phẩm mới và chuyển giao công nghệ sản xuất các sản phẩm mới đó cho doanh nghiệp. * Phân loại và lập ra danh sách các doanh nghiệp có nhu cầu hỗ trợ kỹ thuật theo từng lĩnh vực để vạch sẵn lộ trình hỗ trợ cho từng lĩnh vực phù hợp với khả năng, điều kiện của DNNVV. Trên cơ sở đó, lựa chọn một số doanh nghiệp có tính khả thi cao để tuyên truyền, vận động và thực hiện thí điểm hỗ trợ kỹ thuật cho doanh nghiệp. Thành công của những doanh nghiệp thí điểm này sẽ là công cụ tuyên truyền hữu hiệu nhất cho chính sách và biện pháp trợ giúp của TP Hà Nội. * Thành lập các vườn ươm DNN&V Thành lập cơ quan hướng dẫn , chỉ đạo riêng cho các DNN&V mới thành lập, xác định mục tiêu và hỗ trợ các DN mới thành lập về kỹ thuật cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh trong thương mại và đầu tư.Tạo lập các mối quan hệ giữa các DNN&V với các DN lớn,tạo điều kiện hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau trong lĩnh vực kinh tế cùng hoạt động KẾT LUẬN Như vậy, DNN&V có một vai trò khá quan trọng trong nền kinh tế của mỗi quốc gia. Sự thành công của các DNN&V có tác động trực tiêp tới nền kinh tế. Trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế hiện nay, Chính phủ nói chung và TP Hà Nội nói riêng đã và đang cải tiến mối quan hệ với các DN theo nguyên tắc hợp tác và đối thoại, cùng nhau xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách hỗ trợ các DNN&V phát triển. Các chính sách đề ra luôn cố gắng tạo ra một sân chơi bình đẳng cho DN theo hướng cải thiện môi trường kinh doanh cho DNN&V. Để có một hệ thống cơ chế và chính sách hợp lý, có hiệu quả cần thiết phải có sự hợp tác từ phía chính quyền TP ( nói riêng ) và phía DNN&V. DNN&V thực hiện các giải pháp TP đề ra và đánh giá tác động của các chính sách, giải pháp tới hoạt động của mình, tham gia vào việc biến các chính sách, giải pháp thành hiện thực và hoàn thiện nó. Thông qua việc phân tích những khó khăn mà các DNN&V trên địa bàn Hà Nội đang gặp phải, chuyên đề cũng góp phần hệ thống hoá các vấn đề lý luận về DNN&V và làm nổi bật lên những khó khăn DNN&V chưa thực sự thấy rõ, tổng kết các kinh nghiệm các nước trên thê giới về hỗ trợ DNN&V. Đưa ra một số những giải pháp nhằm tăng cường hỗ trợ các DNN&V trên địa bàn thành phố đến 2015. Trong thời gian có hạn với vốn kinh nghiệm của sinh viên thực tập, tác giả cố gắng hoàn thành chuyên đề của mình.Chuyên đề không thể tránh khỏi những thiếu sót về hình thức và nội dung, tác giả mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy, cô, các chuyên gia để có thể hiểu sâu hơn và phá triển chuyên đề trong các nghiên cứu sau này. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tăng cường năng lực cạnh tranh của DNNVV trong điều kiện hội nhập WTO (TS. Trần Kim Hào, 2007) Giải pháp tháo gỡ khó khăn cho DNNVV (Bùi Nguyệt Ánh, 2007) Vai trò của doanh nghiệp dân doanh NVV (Vũ Thành Tự Anh, 2006) Tháo gỡ ách tắc trong chính sách phát triển đối với DNNVV (TS. Chu Tiến Quang, TS. Lê Xuân Đình, 2007) Niên giám thống kê DNNVV 2008 Các tài liệu của Cục phát triển doanh nghiệp. Các trang web: www.hotrodoanhnghiep.gov.vn www.hapi.gov.vn www.ciem.vn MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT SMEs :Các doanh nghiệp nhỏ và vừa (Small and Midium Enterprises) DNN&V , DNNVV: Doanh nghiệp nhỏ và vừa WTO :Tổ chức thương mại thế giới GDP : Tổng sản phẩm Quốc nội DN : Doanh nghiệp TP HN : Thành phố Hà Nội DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Sơ đồ 1. Cơ cấu tổ chức và quản lý DNN&V 10 Sơ đồ 2. Quy trình của hoạt động cho thuê tài chính 86 Sơ đồ 3. Quy trình hoạt động của quỹ đầu tư 85 Bảng 1.Tiêu thức xác định DNN&V của một số nước trên thế giới 6 Bảng 2. Vai trò của DNN&V ở một số nước 12 Bảng 3. Địa phương có trên 3.000 doanh nghiệp ĐKKD giai đoạn 51 2000 – 2007 51 Bảng 4. Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa 54 Bảng 5. Tỷ lệ vốn vay đáp ứng nhu cầu vốn của doanh nghiệp 54 Bảng 6. Những khó khăn khi tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng 55 Bảng 7. Tỷ lệ cho vay/huy động, thu nhập từ hoạt động dịch vụ 64 ở một số Ngân hàng 64 Biểu đồ 1. DN phân bố theo ngành 52 Biểu đồ 2. 10 khó khăn cản trở DNN&V 53 Biểu đồ 3. Nhu cầu hỗ trợ đào tạo nhân lực QTKD 67 Phụ lục 1 Doanh nghiệp trên địa bàn TP Hà Nội phân theo quy mô lao động Doanh nghiệp Tổng số Dưới 5 người 5-9 người 10-49 người 50-199 người 200-299 người 300-499 người 500-999 người 1000-4999 người 5000 người trở lên CẢ NƯỚC 131318 16834 57980 39365 11677 1737 1525 1258 861 81 Đồng bằng sông Hồng 35967 2025 17294 11767 3383 476 417 350 240 15    Hà Nội 21739 1034 12458 6033 1479 212 205 179 131 8    Vĩnh Phúc 1009 83 321 412 134 15 21 16 7    Bắc Ninh 1273 55 332 669 167 16 21 8 5    Hà Tây 1703 119 606 667 221 38 24 18 10    Hải Dương 1766 75 695 694 220 24 25 16 17    Hải Phòng 3730 191 1587 1351 394 71 47 50 35 4    Hưng Yên 809 79 243 287 138 21 11 18 12    Thái Bình 1029 107 208 443 203 26 16 14 12    Hà Nam 642 54 173 291 96 13 8 4 3    Nam Định 1368 160 324 597 221 26 23 10 4 3    Ninh Bình 899 68 347 323 110 14 16 17 4 Đông Bắc Bộ 7895 563 2958 3193 859 116 86 67 46 7    Hà Giang 247 12 45 129 53 3 4 1    Cao Bằng 375 25 95 173 68 4 7 2 1    Bắc Kạn 329 47 153 94 29 5 1    Tuyên Quang 377 24 89 203 45 7 5 3 1    Lào Cai 647 47 138 360 81 10 6 4 1    Yên Bái 491 40 127 232 68 7 12 4 1    Thái Nguyên 917 42 343 398 97 12 11 8 5 1    Lạng Sơn 567 47 307 151 45 11 4 2    Quảng Ninh 1547 114 680 512 157 23 15 16 24 6    Bắc Giang 1112 96 506 407 72 13 5 9 4    Phú Thọ 1286 69 475 534 144 21 17 18 8 Tây Bắc Bộ 1454 113 374 715 202 22 17 9 2    Lai Châu 295 24 51 162 52 4 1 1    Điện Biên 202 18 49 105 27 1 1 1    Sơn La 369 31 62 202 57 11 1 4 1    Hòa Bình 588 40 212 246 66 6 14 3 1 Bắc Trung Bộ 8466 762 3604 3033 808 100 85 53 21    Thanh Hóa 2256 85 846 948 283 35 28 23 8    Nghệ An 2018 301 737 688 224 21 32 11 4    Hà Tĩnh 1086 99 527 357 79 12 6 5 1    Quảng Bình 1079 67 544 383 65 4 7 6 3    Quảng Trị 670 19 311 260 64 11 1 3 1    Thừa Thiên - Huế 1357 191 639 397 93 17 11 5 4 Duyên hải Nam Trung Bộ 9563 1076 4048 3116 905 160 121 83 52 2    Đà Nẵng 3271 314 1599 979 265 44 32 21 16 1    Quảng Nam 904 130 247 359 118 19 12 12 7    Quảng Ngãi 972 149 406 340 57 8 6 5 1    Bình Định 1601 160 625 483 224 42 36 16 15    Phú Yên 672 46 282 265 50 12 5 8 3 1    Khánh Hòa 2143 277 889 690 191 35 30 21 10 Tây Nguyên 4039 757 1432 1280 401 60 52 37 19 1    Kon Tum 369 39 92 167 54 5 7 4 1    Gia Lai 839 101 287 314 94 15 12 8 8    Đắk Lắk 1227 234 392 408 128 21 18 17 8 1    Đắk Nông 318 84 113 93 20 5 1 2    Lâm Đồng 1286 299 548 298 105 14 14 6 2 Đông Nam Bộ 48445 6907 22964 12027 4271 691 619 548 379 39    Ninh Thuận 410 35 183 150 32 5 3 1 1    Bình Thuận 905 171 269 336 102 8 8 9 2    Bình Phước 641 248 162 149 59 6 5 5 5 2    Tây Ninh 1037 364 300 210 101 18 16 19 9    Bình Dương 3596 277 802 1222 795 148 141 119 80 12    Đồng Nai 3537 608 1145 996 472 82 85 75 64 10    Bà Rịa - Vũng Tàu 1464 160 674 401 149 23 22 20 14 1    TP. Hồ Chí Minh 36855 5044 19429 8563 2561 401 339 300 204 14 Đồng bằng sông Cửu Long 15325 4631 5306 4231 825 97 94 72 65 4    Long An 1618 434 664 335 118 26 11 12 17 1    Tiền Giang 1733 614 431 516 126 15 18 9 4    Bến Tre 1019 439 211 304 50 9 2 2 2    Trà Vinh 599 210 190 148 39 8 2 2    Vĩnh Long 945 357 197 277 93 10 3 6 1 1    Đồng Tháp 1005 290 330 321 41 8 6 5 4    An Giang 1254 449 470 252 53 6 7 9 7 1    Kiên Giang 2155 405 922 716 85 8 10 6 3    Cần Thơ 1900 289 772 678 114 9 17 10 10 1    Hậu Giang 422 138 131 134 13 1 2 1 2    Sóc Trăng 774 235 251 238 39 1 4 2 4    Bạc Liêu 661 254 246 135 20 1 2 1 2    Cà Mau 1240 517 491 177 34 3 4 7 7 Không xác định 164 3 23 15 34 39 37 13 (nguồn: Tổng cục thống kê) CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc _____________________ GIẤY CAM ĐOAN ------ ˜˜ µ ™™ ------ Tên tôi: Nguyễn Tuấn Cường Sinh viên lớp: Kinh tế phát triển K47A _ QN Tôi xin cam đoan “Chuyên đề thực tập tốt nghiệp” này do tự tôi nghiên cứu và thực hiện, không sao chép. Nếu có gì sai sót tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Sinh viên Nguyễn Tuấn Cường

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1882.doc
Tài liệu liên quan