Ngân hàng có chức năng huy động mọi nguồn vốn trong nền kinh tế cho vay nên no là công cụ để tích tụ và tập trung vốn để hỗ trợ các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh, thực hiện việc tái sản xuất mở rộng teo chiều rộng và theo chiều sâu, thực hiện tốt công việc tự do di chuyển vốn từ ngành có tỉ suất lợi nhuận thấp sang ngành có tỉ suất lợi nhuận cao. Tín dụng ngân hàng góp phần ổn định tiền tệ, chống lạm phát, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp.
Để đáp ứng công cuộc phát triển nền kinh tế và từng bước thực hiện đổi mới trang thiết bị công nghệ phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghệp, đòi hỏi ngân hàng cần phải mở rộng cho vay trung dài hạn và ngày càng không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn nói riêng và chất lượng tín dụng nói chung.
Trên cơ sở nghiên ứu và đánh giá những nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong hoạt động tín dụng trung dài hạn của ngân hàng, chuyên đề tốt nghiệp đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn của ngân hàng, em mong rằng có thể góp một phần nhỏ bé vào việc nâng cao chất lượng tín dụng nói chung của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội trong giai đoạn hiện nay.
40 trang |
Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 1118 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vay trung và dài hạn của các tổ chức tín dụng trong nước và nước ngoài; phần vốn tự có dôi ra sau khi đã sử dụng vào các nhu cầu khác; một phần nguồn vốn huy động ngắn hạn (nguồn vốn ngắn hạn ổn định).
1.3. Sự cần thiết của tín dụng trung và dài hạn
Việc mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng là cần thiết khách quan, nó đem lại lợi ích cho cả 3 chủ thể: ngân hàng (người cho vay), doanh nghiệp (người đi vay) và nền kinh tế nói chung.
Đối với ngân hàng : khoản mục cho vay bao giờ cũng chiếm tỉ trọng cao nhất và mang lại thu nhập chủ yếu cho ngân hàng. Thời hạn cho vay càng dài thì lãi suất càng cao và do đó thu nhập của ngân hàng càng lớn. Vì vậy nếu một ngân hàng có thể mở rộng cho vay trung và dài hạn thì sẽ có điều kiện kiếm lời nhiều hơn. Tuy nhiên các khoản cho vay có thời hạn càng dài thì rủi ro tiềm ẩn càng cao và đó là lý do vì sao mở rộng quy mô phải luôn đi kèm với nâng cao chất lượng tín dụng.
Đối với doanh nghiệp : Trong mỗi nền kinh tế ở mỗi thời kỳ thì nhu cầu về vốn trung và dài hạn cho các doanh nghiệp luôn là một đòi hỏi cấp bách. Đặc biệt trong điều kiện các nước đang phát triển như Việt Nam chẳng hạn nhu cầu vốn cho đầu tư, phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp là rất lớn. Trong khi đó nguồn vốn tự tích luỹ của các doanh nghiệp còn thấp, nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư tuy dồi dào song việc đầu tư trực tiếp vào các doanh nghiệp còn khá mới mẻ đối với họ, thị trường chứng khoánmới ra đời đang còn ở thời kỳ sơ khai cũng là một trở ngại lớn cho các doanh nghiệp trong việc tạo vốn kinh doanh. Trong điều kiện đó thì vốn tín dụng chính là một sự lựa chọn hiệu quả nhất.
- Đối với nền kinh tế : Nền kinh tế của mỗi nước trong mỗi thời kỳ, dù là một nước chậm phát triển, đang phát triển hay phát triển thì nhu cầu về vốn trung và dài hạn cho đầu tư phát triển là rất cần thiết. Đối với các nước chậm phát triển, hoạt dộng đầu tư chủ yếu là theo chiều rộng dưới hình thức xây dựng mới. Các nước phát triển thì chủ yếu đầu tư chiều sâu theo hướng hiện đại hoá. Còn các nước đang phát triển thì cần kết hợp đầu tư theo chiều rộng và chiều sâu. Nhưng dù là đầu tư theo chiều rộng hay chiều sâu thì cũng đều cần phải có vốn và phải là vốn trung và dài hạn.
2- Chất lượng tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng thương mại
2.1. Khái niệm
Chất lượng tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng phản ánh khả năng mở rộng cho vay trung và dài hạn của ngân hàng phù hợp với nhu cầu vay vốn của khách hàng và yêu cầu phát triển kinh tế của xã hội đồng thời đảm bảo sự tồn tại và phát triển của ngân hàng.
2.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng trung và dài hạn
2.2.1. Chỉ tiêu định tính
- Phải đáp ứng tốt những nhu cầu của khách hàng.
- Phải mang lại cho ngân hàng thu nhập đủ để trang trải các chi phí bỏ ra và có lãi, hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xảy ra.
- Đóng góp vào sự tăng trưởng và phát triển kinh tế – xã hộicủa vùng, địa phương và cả nước.
2.2.2. Các chỉ tiêu định lượng
a- Đối với ngân hàng:
* Chỉ tiêu về doanh số và tốc độ tăng doanh số cho vay trung và dài hạn.
* Chỉ tiêu về quay vòng vốn :
Doanh số cho vay TDH
Dư nợ TDH bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh mối quan hệ tỉ lệ giữa doanh số cho vay trung và dài hạn với dư nợ trung và dài hạn bình quân, qua đó thấy được khả năng mở rộng cho vay cũng như hiệu quả công tác thu nợ của ngân hàng.
* Chỉ tiêu về dư nợ :
Dư nợ cho vay TDH
Dư nợ cho vay TDH
Tổng tài sản
Tổng dư nợ cho vay
Chỉ tiêu này phản ánh tỉ trọng dư nợ cho vay trung và dài hạn so với tổng dư nợ cho vay của ngân hàng. Chỉ tiêu này ³ 30% là hợp lý.
Chỉ tiêu này phản ánh quy mô cho vay trung và dài hạn so với tổng tài sản của ngân hàng, đồng thời đánh giá tính hợp lý trong cơ cấu sử dụng vốn của ngân hàng.
Dư nợ tín dụng TDH
Dư nợ tín dụng TDH quá hạn
* Chỉ tiêu đánh giá tình trạng nợ quá hạn : Nợ quá hạn là 1 trong những chỉ tiêu quan trọng nhất đánh giá chất lượng tín dụng, nó phản ánh những rủi ro mà ngân hàng đang phải đối mặt.
Tỷ lệ NQH trên tổng dư nợ
=
Dư NQH tín dụng YDH không có khả năng thu hồi
=
Dư NQH khó đòi của tín dụng TDH
Dư nợ tín dụng TDH
Tỷ lệ NQH khó đòi trên tổng dư nợ
Dư nợ tín dụng TDH
Tỷ lệ NQH không có khả năng thu hồi trên tổng dư nợ
* Chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận
Dư nợ tín dụng TDH
Dư NQH khó đòi của tín dụng TDH
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của các khoản tín dụng TDH của ngân hàng.
Tổng lợi nhuận của NH
Lợi nhuận từ hoạt độngtín dụng TDH
Chỉ tiêu này cho phép đánh giá mức độ đóng góp của hoạt động tín dụng trung và dài hạn vào toàn bộ kết quả kinh doanh của ngân hàng.
b- Đối với doanh nghiệp :
Theo các doanh nghiệp thì các chỉ tiêu dùng để đánh giá chất lượng của một khoản tín dụng bao gồm:
- Mức tăng NSLĐ nhờ thựchiện dự án.
- Lợi nhuận tăng từ dự án.
Các chỉ tiêu này càng cao càng tốt, nó cho thấy hiệu quả sử dụng vốn vay của doanh nghiệp đạt mức cao.
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng thương mại
2.3.1. Các nhân tố về phía ngân hàng
- Quy mô và cơ cầu kỳ hạn của nguồn vốn ngân hàng.
- Năng lực của ngân hàng trong việc thẩm định dự án, thẩm định khách hàng.
- Năng lực giám sát và xử lý các tình huống tín dụng của ngân hàng.
- Chính sách tín dụng của ngân hàng.
- Thông tin tín dụng.
- Công nghệ ngân hàng, trang thiết bị kỹ thuật.
- Chất lượng và việc quản lý nhân sự của ngân hàng.
2.3.2. Về phía khách hàng (doanh nghiệp)
- Nhu cầu đầu tư của doanh nghiệp.
- Khả năng của doanh nghiệp trong việc đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn tín dụng của ngân hàng và việc quản lý, sử dụng tiền vay có hiệu quả.
2.3.3. Các nhân tố môi trường bên ngoài
- Môi trường tự nhiên.
- Môi trường kinh tế
- Môi trường chính trị, xã hội.
- Môi trường pháp lý
- Sự quản lý vĩ mô của nhà nước và các cơ quan chức năng.
Như vậy vấn đề đặt ra là ta phải nắm chắc các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng trung, dài hạn và biết vận dụng sáng tạo sự ảnh hưởng của các nhân tố trên trong hoàn cảnh thực tế, từ đó tìm ra những biện pháp quản lý có hiệu quả để nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn, hạn chế mức thấp nhất rủi ro có thể xảy ra và tạo điều kiện để các ngân hàng nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng phát huy tối đa vai trò đòn bẩy phát triển kinh tế của ngân hàng.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
I- THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ NỘI
1- Giới thiệu về ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
Năm 1988 hệ thống ngân hàng Việt Nam chuyển từ hệ thống ngân hàng một cấp sang hệ thống ngân hàng hai cấp. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội ra đời sau khi nghị định 53/HĐBT ban hành ngày 26/3/1988 có hiệu lực. Đây là một ngân hàng thương mại quốc doanh, là ngân hàng thành viên và hạch toán độc lập của ngân hàng nông nghiệp và phát triển Việt Nam.
Với tên gọi : Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội
Tên giao dịch quốc tế : The Branch for Agriculture and Rual Development Bank of Hanoi City.
Trụ sở đặt tại : số 77 Lạc Trung – Hai Bà Trưng – Hà Nội.
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội là một ngân hàng cấp thành phố, có địa bàn hoạt động rộng. Hà Nội là trung tâm kinh tế – xã hội của cả nước nên hoạt động của ngân hàng chịu ảnh hưởng trực tiếp tình hình kinh tế – xã hội của Hà Nội.
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ – tín dụng – ngân hàng tuân theo pháp lệnh ngân hàng (5/1990) và luật ngân hàng (thực thi ngày 1/10/1998), tuân theo Điều ước quốc tế về lĩnh vực ngân hàng. Do vậy hoạt động thường xuyên và chủ yếu của nó là : nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ; cho vay ngắn, trung và dài hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ với mọi thành phần kinh tế; cho vay uỷ thác theo các chương trình đầu tư của chính phủ trong và ngoài nước; thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước, mua bán ngoại tệ, tài trợ ngoại thương; thực hiện dịch vụ thanh toán chuyển tiền nhanh qua mạng vi tính trong phạm vi toàn quốc và qua mạng Swift trên toàn thế giới; dịch vụ chi trả kiều hối, giao nhận tiền tận nơi cho đơn vị, thu ngân phiếu lấy tiền mặt và thực hiện các nghiệp vụ khác.
Về mô hình tổ chức của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội thì đến năm 2000 tổng số cán bộ công nhân viên của ngân hàng là 221 người. Ngân hàng đã thiết lập được mạng lưới đơn vị cơ sở trực thuộc của mình ở hầu hết các quận trong địa bàn thành phố và khu vực, bao gồm :
+ Một ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn khu vực : Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn khu vực Tam Trinh – quận Hai Bà Trưng.
+ Bảy ngân hàng trực thuộc :
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn quận Đống Đa
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn quận Tây Hồ
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn quận Thanh Xuân
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn quận Ba Đình
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn quận Cầu Giấy
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn quận Hoàn Kiếm
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn quận Hai Bà Trưng
Tại trụ sở chính cơ cấu tổ chức được bố trí như sau :
__
________
_______
Từ khi thành lập (1988) đến nay, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội hoạt động có xu hướng đi lên, kinh doanh có lãi và luôn đổi mới gắn với sự đổi mới của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội hoạt động luôn bam sát định hướng của ngành, đồng thời thường xuyên chấn chỉnh cơ cấu bộ máy tổ chức phù hợp với mục tiêu kinh doanh trong từng giai đoạn cụ thể. Vì vậy, ngân hàng đã tạo được lòng tin với khách hàng. kinh doanh có hiệu quả đặc biệt trong chương trình phát triển nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn. Năm 1999 ngân hàng đã được nhà nước tặng thưởng “Huân chương lao động hạng ba”. Để đạt được kết quả khả quan này là do sự nỗ lực của cán bộ công nhân viên, sự phối hợp nhịp nhàng qua các phòng ban và sự chỉ huy sáng suốt của ban lãnh đạo.
2- Các mặt hoạt động chủ yếu của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội 2.1 . Tình hình huy động vốn của ngân hàng
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ cho nên trong các lĩnh vực hoạt động của mình thì hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu của ngân hàng. Với phương châm “đi vay để cho vay” Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội đã thực hiện tốt công tác huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu tín dụng của nền kinh tế.Trong thời gian qua Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội đã áp dụng nhiều biện pháp cụ thể như : đa dạng hoá các hình thức, huy động vốn, lãi suất linh hoạt, mở rộng và phát triển mạng lưới các chi nhánh, nâng cao chất lượng thực hiện các dịch vụ ngân hàng Với tinh thần, thái độ tận tuỵ phục vụ khách hàng, đảm bảo vui lòng khách đến vừa lòng khách đi, giải quyết thủ tục nhanh chóng, hạn chế tối đa những sai sót nhầm lẫn về mặt nghiệp vụ để đảm bảo ngày càng có tín nhiệm với khách hàng từ đó ngân hàng đã tạo thế chủ động đi vay và cho vay. Nhờ đó trong những năm qua công tác huy động vốn đã đạt được những kết quả khả quan, điều đó được thể hiện qua số liệu sau :
Bảng 1 : Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội (thời điểm 30/12)
Đơn vị tính : Triệu đồng
STT
Chỉ tiêu
1998
1999
2000
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
1
Tiền gửi của TCKT và dân cư
486.657
25
1.439.521
71
1.392.564
42
2
Tiền gửi của các TCTD
925.024
48
171.429
8
1.022.125
30
3
Phát hành giấytờ có giá
534.161
27
424.665
21
930.317
28
Vốn huy động
1.945.842
100
2.035.615
100
3.345.006
100
Số liệu trong bảng cho ta thấy nguồn vốn huy động của ngân hàng liên tục gia tăng qua các năm : năm 1999 tăng 4,6% so với năm 1998 và đến năm 2000 nguồn vốn huy động của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội đạt 3.345.006 triệu đồng, tăng 64% so với năm 1999. Điều đó chứng tỏ Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội vẫn không ngừng phấn đấu tăng trưởng vốn huy động mặc dù trong năm 1998 – 1999 có gặp ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực nhưng nguồn vốn huy động của ngân hàng vẫn tăng trưởng tốt.
Nguồn tiền gửi của tổ chức kinh tế và dân cư chiếm tỉ trọng cao như vậy là do Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội đã nhận rõ vai trò của nguồn vốn ngoại tệ cho nên từ năm 1999 đến năm 2000 toàn thành phố đã triẻen khai huy động ngoại tệ bằng hình thức tiết kiệm USD. Với nguồn ngoại tệ huy động được này thì ngân hàng đã từng bước chủ động đáp ứng nhu cầu vay vốn ngoại tệ của khách hàng. Còn trong năm 1998 tỉ trọng tiền gửi của tổ chức kinh tế và dân cư giảm có thể là do những lo lăngs về cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực do các ngân hàng có xu hướng thu hẹp hoạt động cho vay.
Tuy vậy phải nhận định rằng nguồn vốn huy động của ngân hàng trong năm 2000 tăng trưởng rất nhanh nhưng không vững chắc, mặt khác do sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt của các ngân hàng trên địa bàn nên hiệu quả kinh doanh nguồn vốn cũng ngày càng bị thu hẹp. Và đây cũng là những vấn đề bức xúc mà từng ngân hàng cần phải có biện pháp khắc phục, để góp phần tạo lập được nguồn vốn cho hoạt động ngân hàng.
2.2. Về tình hình sử dụng vốn
Hoạt động sử dụng vốn là hoạt động mang lại thu nhập chủ yếu đảm bảo sự tồn tại và phát triển của một ngân hàng. Hầu hết các khoản thu nhập của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội là từ lãi tiền vay và do ý thức được tầm quan trọng của hoạt động cho vay nên trong thời gian qua Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội dã thực hiện tốt công tác huy động vốn, đã tích cực đa dạng hoá các mặt nghiệp vụ kinh doanh dịch vụ ngân hàng trong đó trọng tâm là công tác tín dụng với mục tiêu nâng cao chất lượng tín dụng, thủ tục nhanh gọn, thẩm định đúng quy trình tín dụng ngân hàng, đáp ứng vốn kịp thời cho nhu cầu sản xuất kinh doanh, dịch vụ đời sống, đầu tư và phát triển, mở rộng quy mô cho vay, đảm bảo an toàn vốn và hạn chế rủi ro. Chính vì chấp hành nghiêm túc cơ chế tín dụng hiện hành trong đó coi chất lượng tín dụng là nhiệm vụ hàng đầu cho nên hoạt động tín dụng của ngân hàng ngày càng có hiệu quả và được mở rộng qua các năm. Hoạt động sử dụng vốn của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội được thể hiện qua bảng 2.
Bảng 2 : Tình hình cho vay theo thành phầnkinh tế của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội
Đơn vị : triệu đồng
STT
Chỉ tiêu
1999
2000
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
1
Cho vay
+ KVQD
+ KVNQD
1.980.343
1.736.043
244.300
100
88
12
2.848.251
2.566.876
281.375
100
90
10
2
Thu nợ
+ KVQD
+ KVNQD
1.994.301
1.718.053
276.248
100
86
14
2.786.692
2.520.598
266.094
100
90
10
3
Dư nợ đến 31/12
+ KVQD
+ KVNQD
929.807
814.477
115.330
100
88
12
911.366
860.756
130.610
100
87
13
Qua bảng trên ta có thể thấy doanh số cho vay của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội là khá cao so với các ngân hàng thương mại hoạt động trên cùng địa bàn thành phố Hà Nội. Đến năm 2000 quy mô cho vay đạt 2.848.251 triệu đồng tăng so với năm 1999 là 43,8%. Như vậy ngân hàng đã mở rộng hoạt động kinh doanh và đóng góp tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Có thể nói đây là sự cố gắng rất lớn của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội mặc dù trên địa bàn có rất nhiều ngân hàng liên tục hạ lãi suất để thu hút khách hàng.
Việc phân theo thành phần kinh tế cho ta thấy doanh số cho vay đối với khu vực kinh tế quốc doanh chiếm tỉ trọng ngày càng cao, năm 1999 là 88% đến năm 2000 tăng lên 90%. Nguyên nhân của tình trạng này là do sự chững lại của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh cùng với sự yếu kém về hoạt động kinh doanh dẫn đến có nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ và phá sản, vì thế việc cho vay đối với khu vực ngoài quốc doanh sẽ có nhiều rủi ro. Do đó để đảm bảo an toàn về vốn Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội đã chủ trương thu hẹp cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Về công tác thu nợ của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh năm 1999 đạt tỉ trọng là 14% nhưng sang đến năm 2000 đã giảm xuống còn 10%, điều đó chứng tỏ hoạt động thu nợ của ngân hàng trong năm 2000 gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên vấn đề này đã được ngân hàng xử lý kịp thời bằng việc giảm tỉ trọng cho vay đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh năm 2000 xuống còn 10% như vậy doanh số cho vay và thu nợ đã giảm bằng nhau. Đây là kết quả của việc Ngân hàng đã hạn chế cho vay đối với khu vực ngoài quốc doanh.
2.3. Các hoạt động trung gian
2.3.1. Hoạt động kinh doanh đối ngoại
Trong hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam thì ngân hàng ngoại thương vẫn luôn là ngân hàng chiếm ưu thế tuyệt đối về hoạt động kinh doanh đối ngoại. Mặc dù vậy, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội vẫn thành lập một phòng thanh toán quốc tế chuyên thực hiện các hoạt động mua bán ngoại tệ, mở L/C, thanh toán quốc tế. Cho đến nay hoạt động kinh doanh đối ngoại của ngân hàng ngày càng được phát triển, thu hút thêm nhiều khách hàng tham gia thanh toán quốc tế và mua bán ngoại tệ tại ngân hàng. Hiện nay, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội đã thiết lập quan hệ đại lý thanh toán với trên 300 ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Về hoạt động nhập khẩu năm 2000 ngân hàng đã mở dược 559 L/C và đã thanh toán được 650 L/C với số tiền 102 triệu USD. Về hoạt động xuất khẩu thì ngân hàng đã thu được tiền cho 93 món với số tiền 2,6 triệu USD.
2.3.2. Về nghiệp vụ thanh toán
Hiện nay, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội đã chú trọng nhiều đến việc hiện đại hoá, nâng cao công nghệ thanh toán nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng trong việc đáp ứng nhu cầu thanh toán qua ngân hàng bằng tiền mặt hoặc không dùng tiền mặt, ngân hàng đã thực hiện tốt công tác thanh toán vốn giữa các ngân hàng trên địa bàn cũng như với các ngân hàng nông nghiệp trong cùng hệ thống. Từ khi Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam triển khai thực hiện việc chuyển tiền điện tử Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội dã được tham gia thực hiện ngay từ đầu vì vậy số lượng khách hàng chuyển tiền qua mạng máy tính của ngân hàng ngày càng tăng lên.
2.3.3. Về nghiệp vụ ngân quĩ
Đến nay Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội đã tiếp tục duy trì và mở rộng diện thu tiền mặt và ngân phiếu thanh toán tại chỗ, không thu phí của một số doanh nghiệp có thu tiền mặt lớn từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc luân chuyển vốn nhanh, an toàn cho nhiều doanh nghiệp. Trong quá trình thu, chi, điều chuyển tiền mặt Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội luôn nghiêm túc chấp hành các quy định của ngành về công tác tiền tệ, kho quỹ nên luôn đảm bảo an toàn, chính xác, chưa có trường hợp sai sót làm phạt lòng khách hàng. Tuy có một số khó khăn trong công tác ngân quỹ nhưng các cán bộ ngân quỹ vẫn rất tích cực trong việc điều chuyển tiền, thu, chi cho khách hàng
Tóm lại, hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội trong những năm qua liên tục tăng trưởng, dư nợ cho vay cao, phương thức đầu tư vốn ngày càng hợp lý hơn. Qua việc mở rộng đầu tư vốn tới các thành phần kinh tế ngân hàng đã tạo điều kiện giúp cho các doanh nghiệp có vốn để ổn định mở rộng, phát triển sản xuất kinh doanh, từ đó góp phần quan trọng vào việc tăng trưởng kinh tế của đất nước. Tuy nhiên trong quá trình đi lên, bên cạnh những thành tích đã đạt được, hoạt động tín dụng của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội còn có những yếu kém khó tránh khỏi.
II- THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ NỘI
1- Tình hình cho vay, thu nợ trung và dài hạn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội
Trong thời gian qua Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội đã có nhiều nỗ lực trong việc mở rộng kết hợp với nâng cao hiệu quả cho vay, thu nợ trung và dài hạn, một mặt đảm bảo an toàn vốn cho ngân hàng, mặt khác giúp đỡ các doanh nghiệp tháo gỡ các khó khăn về vốn cho đầu tư phát triển. Để có được cái nhìn khái quát về hoạt động cho vay, thu nợ trung dài hạn của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội trong các năm trở lại đây ta có thể xem xét qua các bảng sau :
Bảng 3 : Tình hình cho vay của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội theo thời hạn cho vay
Đơn vi : triệu đồng
Chỉ tiêu
1999
2000
Số tiền
Tỷ trọng %
Số tiền
Tỷ trọng %
Cho vay
- Ngắn hạn
- Trung dài hạn
1.980.343
1.896.450
83.893
100
96
4
2.848.251
2.796.576
51.675
100
98
2
2- Dư nợ đến 31/12
- Ngắn hạn
- Trung dài hạn
929.870
800.258
129.549
100
86
14
991.366
852.052
139.314
100
86
14
Nhìn vào bảng 3 ta có thể thấy hoạt động cho vay trung và dài hạn của ngân hàng chiếm tỉ trọng thấp trong tổng doanh số cho vay, nhưng về số tuyệt đối thì Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội có thể coi là một trong những ngân hàng có doanh số cho vay trung và dài hạn cao nhất trên địa bàn.
Bảng 4 : Tình hình cho vay thu nợ trung và dài hạn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội xét theo thành phần kinh tế
STT
Chỉ tiêu
1999
2000
Tỉ lệ tăng
Số tiền
Tỷ trọng %
Số tiền
Tỷ trọng %
giảm (% ±)
1
Cho vay TDH
- KVQD
- KVNQD
83.893
58.200
25.693
100
69
31
51.675
15.615
36.060
100
30
70
- 38
- 73
+ 40
2
Thu nợ TDH
- KVQD
- KVNQD
89.190
70.613
18.577
100
79
21
41.911
18.682
23.229
100
45
55
- 53
-74
+25
3
Dư nợ cho vay TDH
KVQD
- KVNQD
129.549
93.502
36.047
100
72
28
139.314
90.437
48.887
100
65
35
+ 7,5
-3
+ 36
Qua bảng 4 ta thấy doanh số cho vay trung và dài hạn của ngân hàng trong năm 2000 giảm ( - 38%) so với năm 1999, đặc biệt là doanh số cho vay trung và dài hạn đối với khu vực quốc doanh đã giảm xuống (- 73%). Nguyên nhân giảm là do trong năm 2000 tình hình kinh tế trong nước nói chung và trên địa bàn Hà Nội nói riêng gặp rất nhiều khó khăn, các doanh nghiệp quốc doanh sản xuất ra không cạnh tranh được với hàng ngoại và hàng nhập lậu cho nên đã có một số không ít các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ vì vậy để đảm bảo an toàn cho hoạt động của mình các ngân hàng đã hanj chế cho vay, chỉ cho vay đối với những doanh nghiệp làm ăn tốt, đáng tin cậy. Ngoài ra, một số doanh nghiệp nhà nước chưa có các phương án kinh doanh hiệu quả đủ vốn để đáp ứng các điều kiện của ngân hàng. Còn doanh số cho vay trung và dài hạn đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh lại tăng rất cao, tăng tới 40% so với năm 1999. Điều đó cho thấy hoạt động cho vay trung và dài hạn đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội đã được quan tâm phát triển, chính nhờ hoạt động này mà ngân hàng đã góp phần tháo gỡ các khó khăn về vốn cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn.
Về công tác thu nợ trung và dài hạn ta thấy trong năm 1999 ngân hàng đã thực hiện rất tốt nhất là việc thu nợ đối với khu vực quốc doanh. Sang đến năm 2000 thì công tác thu nợ của ngân hàng đã giảm (- 53%) so với năm 1999, như vậy công tác thu nợ tại ngân hàng năm 2000 là chưa tốt, đặc biệt là công tác thu nợ đối với khu vực quốc doanh đã giảm tới (-74%) điều đó cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của khu vực quốc doanh là chưa tốt từ đó gây trở ngại cho ngân hàng trong việc thu nợ. Trong năm 2000 mặc dù doanh số thu nợ trung và dài hạn giảm nhưng công tác thu nợ của ngân hàng ỏ khu vực ngoài quốc doanh lại rất tốt và tăng 25% so với năm 1999 điều đó cho thấy sự chú ý cho vay trung và dài hạn của ngân hàng đối với khu vực ngoài quốc doanh là rất hiệu quả. Chính nhờ ngân hàng mở rộng hoạt động cho vay trung và dài hạn cho khu vực ngoài quốc doanh mà các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã có điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh, áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, từ đó việc kinh doanh của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có hiệu quả hơn và có thu nhập để trả nợ và làm các nghĩa vụ khác cho ngân hàng.
Do đặc điểm về thời hạn của các khoản vay trung và dài hạn là trên một năm cho nên dư nợ năm sau chịu ảnh hưởng khá lớn của doanh số cho vay năm trước cho nên trong năm 2000 mặc dù doanh số cho vay giảm nhưng dư nợ vẫn tăng lên 75% so với năm 1999, dư nợ năm 2000 tăng lên như vậy là do một phần số dư của khoản cho vay năm 1999 chuyển sang. Ngoài ra do trong năm 2000 khu vực quốc doanh gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh cho nên công tác thu nợ của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội gặp trở ngại, kết quả là dư nợ vẫn tăng lên mặc dù doanh số cho vay giảm.
2- Tình hình nợ quá hạn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội
Hoạt động kinh doanh tín dụng của ngân hàng không thể tránh khỏi được việc có nợ quá hạn. Nợ quá hạn hiện nay đang là vấn đề bức xúc cần giải quyết của mọi ngân hàng. Những khoản nợ khê đọng gây cho ngân hàng những khó khăn : thứ nhất cán bộ tín dụng phải luôn theo dõi, đôn đốc, nhắc nhở khách hàng trong việc hoàn trả vốn vay và lãi, thứ hai là nó làm tăng rủi ro tín dụng khi khách hàng không trả được nợ trong khi ngân hàng vẫn phải tiếp tục trả lãi tiền huy động của tổ chức kinh tế và dân cư. Ngân hàng có thể dùng nhiều biện pháp để thu hồi nợ quá hạn, song điều đó có thể buộc ngân hàng phải tốn nhiều chi phí thậm chí suy giảm uy tín của ngân hàng.
Bảng 5 : Tình hình nợ quá hạn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội phân theo thời hạn và thành phầnkinh tế
Đơn vị : triệu đồng
STT
Chỉ tiêu
1999
2000
Tỉ lệ tăng
Tăng (% ±)
1
Tổng dư nợ quá hạn
45.757
19.171
-58
2
Nợ quá hạn ngắn hạn
- KVQD
- KVNQD
39.340
11.588
27.752
16.442
15.195
1.247
-58
+ 31
-96
3
Nợ quá hạn trung và dài hạn
- KVQD
- KVNQD
6.417
4.047
2.370
2.729
2.203
526
-57
-46
-78
Qua số liệu trên ta thấy tổng dư nợ quá hạn của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội năm 2000 đãgiảm xuống (- 58%) so với năm 1999, trong đó dư nợ quá hạn trung và dài hạn giảm (- 57%). Điều đó chứng tỏ rằng hoạt động thu nợ nói chung và hoạt động thu nợ trung và dài hạn nói riêng của ngân hàng là rất tốt. Trong năm 2000 tổng dư nợ quá hạn của ngân hàng là 19.171 triệu đồng chiếm 1,9% dư nợ trong khi đó năm 1999 chiếm tới 4,9%, điều đó cho thấy chất lượng tín dụng nói chung và chất lượng tín dụng trung dài hạn nói riêng là rất tốt. Với tình hình hiện nay thì hoạt động cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội là ít gặp rủi ro hơn so với năm 1999 và đặc biệt được Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam xử lý rủi ro trên 40 tỷ đồng cho nên nợ quá hạn đã giảm thấp hơn năm 1999.
3- Một số chỉ tiêu khác đánh giá chất lượng tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội
Bảng 6: Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội
Chỉ tiêu
1999
2000
1- Dư nợ cho vay TDH/Tổng giá trị tài sản sinh lời
11,6
8,4
2- Doanh số cho vay TDH/Tổng dư nợ TDH
64,7
37
3- Nợ quá hạn TDH/Tổng dư nợ TDH
4,9
1,9
Chỉ tiêu (1) : cho thấy quy mô của các khoản vay trung dài hạn so với tổng các tài sản có khả năng sinh lời cho ngân hàng là không cao, điều đó chứng tỏ hoạt động cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội chưa được chú trọng phát triển để tìm kiếm lợi nhuận. Tỉ lệ này năm 2000 đã giảm xuống còn 8,4% là do trong năm các doanh nghiệp ở khu vực quốc doanh gặp khó khăn đã gây trở ngại cho công tác thu nợ của ngân hàng và làm cho dư nợ tăng lên, kết quả là chỉ tiêu dư nợ cho vay TDH/Tổng giá trị tài sản sinh lời đã giảm xuống.
Chỉ tiêu (2) : qua chỉ tiêu này ta có thể thấy trong năm 2000 ngân hàng đã thu hẹp hoạt động cho vay trung và dài hạn. Nếu ta xem qua cả bảng 4 thì có thể thấy rõ hơn việc thu hẹp hoạt động cho vay trung và dài hạn là do khu vực kinh tế quốc doanh hoạt động không có hiệu quả cho nên ngân hàng đã phải thu hẹp hoạt động cho vay đối với khu vực này, từ đó đã làm cho hoạt động cho vay trung và dài hạn đối với nền kinh tế nói chung giảm xuống.
Chỉ tiêu (3) : Chỉ tiêu này phản ánh tình hình nợ quá hạn của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội là rất tốt, chứng tỏ Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội đã hạn chế được tối đa những rủi ro trong hoạt động tín dụng mà ngân hàng có thể gặp phải và ta cũng có thể khẳng định được rằng Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội đã đạt được những kết quả khả quan trong việc nâng cao chất lượng tín dụng nói chung và chất lượng tín dụng trung dài hạn nói riêng, cùng với công tác xử lý nợ tồn đọng của ngân hàng.
4- Những nguyên nhân ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội
4.1. Nguyên nhân thuộc về phía Ngân hàng
- Đội ngũ cán bộ nhân viên ngân hàng tuy có nhiều cố gắng nhưng thiếu kinh nghiệm, chưa thật nhạy bén và thiếu thông tin về khách hàng. Mặc dù ngân hàng luôn quan tâm tới việc đào tạo đội ngũ cán bộ tín dụng, ngay trong việc tuyển lựa cán bộ tín dụng cũng đặt ra yêu cầu, trình độ đại học, đã qua công tác tín dụng ở một số ngân hàng khác, hiểu biết về các ngành kinh tế. Song điều bất cập xảy ra là trong thực tế công việc đòi hỏi phải năng động, nhanh nhạy, có năng lực quản lý, kiến thức khoa học và thực tiễn cuộc sống.
- Hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động tín dụng trung và dài hạn nói riêng chưa thực sự phát huy hiệu quả chưa có một quy chế đủ hiệulực để đưa các ngân hàng thương mại trên địa bàn cùng vào guồng máy để có sự hợp tác và tương trợ lẫn nhau trong việc đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác và kịp thời.
- Vai trò chủ động kiểm tra kiểm soát tự phát hiện của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội là chưa thường xuyên, chưa sâu sát và nghiêm túc cả về mặt nội dung phương pháp và các biện pháp xử lý. Chất lượng kiểm tra và sửa chữa sai sót là chưa cao, khắc phục xử lý chưa kiên quyết và dứt điểm.
4.2. Nguyên nhân thuộc về phía doanh nghiệp
- Khả năng của các doanh nghiệp trong việc đáp ứng các yêu cầu tín dụng của ngân hàng là rất thấp, những vướng mắc chủ yếu thường gặp phải trong thời gian qua là do các doanh nghiệp không có đủ vốn tự có theo yêu càu của ngân hàng, không có dự án khả thi và không có đủ tài sản thế chấp theo qui định đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
- Tình trạng làm ăn thiếu trung thực thường xuyên xảy ra giữa các doanh nghiệp với nhau và giữa các doanh nghiệp với ngân hàng, ngoài ra còn chiếm dụng vốn của nhau và sử dụng vốn sai mục đích đây là những nguyên nhân của bản thân các doanh nghiệp đã làm cho hoạt động cho vay của ngân hàng gặp rủi ro từ đó mà ngân hàng đã hạn chế cho vay ra.
- Khả năng quản lý và sử dụng khoản vay của doanh nghiệp còn thấp.
4.2. Nguyên nhân khách quan
- Nền kinh tế nước ta hiện nay đang trong giai đoạn đầu của quá trình đổi mới, các cơ chế và chính sách quản lý vĩ mô của nhà nước cũng đang trong quá trình điều chỉnh, bởi vậy mà hệ thống các văn bản pháp luật nhà nước chưa được đồng bộ thậm chí còn chồng chéo nhau. Đây cũng là một trở ngại trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại.
- Môi trường pháp lý cho hoạt động tín dụng ngan hàng không thuận lợi, các quy định của pháp luật liên quan đến tài sản thế chấp còn nhiều bất cạp. Rất nhiều tài sản của các doanh nghiệp hiện nay không có đăng ký sở hữu mà đây lại là điều kiện bắt buộc đối với các tài sản được dùng làm tài sản thế chấp. Việc xử lý tài sản thế chấp khi có rủi ro xảy ra cũng gặp nhiều khó khăn trở ngại về mặt pháp lý.
- Sự quản lý của các cơ quan chức năng đối với các doanh nghiệp chưa chặt chẽ.
- Môi trường tự nhiên cũng có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tín dụng của ngân hàng nhất lại là ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.
Tóm lại : Qua việc đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng trung dài hạn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội trong những năm qua đã khẳng định được vai trò của tín dụng trung dài hạn góp phần vào sự nghiệp phát triển nền kinh tế, ổn định tiền tệ Tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại cần phải xem xét một cách nghiêm túc để có giải pháp khắc phục, nhằm không ngừng củng cố chất lượng tín dụng nói chung chất lượng tín dụng trung dài hạn nói riêng, đóng góp tốt hơn nữa cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho CNXH ở Việt Nam.
CHƯƠNG III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG NN VÀ PTNN HÀ NỘI
I- ĐỊNH HƯỚNG CHO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN TỚI (2001)
Mục tiêu cơ bản của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội trong thời gian tới là tăng cường hơn nữa hoạt động cho vay trung và dài hạn. Cụ thể là nguồn vốn trung và dài hạn chiếm 80% nguồn vốn của ngân hàng để có điều kiện đầu tư cho các dự án trung và dài hạn lớn và nhằm giúp các doanh nghiệpmở rộng sản xuất, đổi mới trang thiết bị công nghệ hiện đại, nhanh chóng tiếp cận với trình độ khoa học tiên tiến trên thế giới. Mục tiêu đặt ra trong thời gian tới là chống chế tỉ lệ nợ quá hạn trung dài hạn dưới 3%, nguồn vốn tăng 25,4% so với năm 2000 dư nợ cũng tăng 25,4% so với năm 2000.
Để thực hiện được các mục tiêu trên Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội sẽ triển khai thực hiện những biện pháp sau :
+ Mở rộng mạng lưới kinh doanh ở những địa bàn thuận lợi.
+ Mở rộng đầu tư tín dụng cho các thành phần kinh tế, mở rộng các hình thức cấp tín dụng cho nền kinh tế và cho xã hội trên địa bàn Thủ đô.
+ Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để thu hồi nợ qúa hạn được xử lý rủi ro cùng với việc thành lập các tổ chuyên xử lý nợ qúa hạn và rủi ro từ ngân hàng thành phố đến các ngân hàng quận.
+ Tăng cường kiểm tra, kiểm soát nội bộ, xử lý kịp thời và kiên quyết những sai phạm của cán bộ, viên chức làm tồn hại đến lợi ích kinh doanh của khách hàng cũng như ngân hàng để nhanh chóng đưa hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội ngày càng có hiệu quả cao hơn.
+ Không ngừng nâng cao trình độ cho cán bộ, nhân viên ngân hàng.
II- MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ NỘI
1- Đa dạng hoá các loại hình dịch vụ ngân hàng
Các ngân hàng thương mại đang hoạt động trong môi trường cạnh tranh gay gắt, đa dạng hoá dịch vụ và hướng tới khách hàng là phương hướng quan trọng để nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh của các ngân hàng vì đa dạng hoá tạo khả năng mở rộng thị trường và khách hàng, tạo ra doanh thu và lợi nhuận, đa dạng hoá để phân tán rủi ro đặc biệt là rủi ro tín dụng bởi vì được kinh doanh trên nhiều lĩnh vực, dịch vụ đa dạng sẽ tạo nên cho ngân hàng nhiều loại lợi nhuận cho nên khi thị trường biến động thì hoạt động này sẽ bổ sung cho hoạt động kia. Ngân hàng nên mở rộng thêm một số dịch vụ như : dịch vụ tư vấn, môi giới, cho thuê két sắt
2- Phân tích nhận định tình hình khách hàng
Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, song song với việc mở rộng phạm vi và quy mô tín dụng, đối tượng khách hàng cũng ngày càng phong phú hơn, theo đó khả năng thất thoát vốn cũng ngày càng tăng đe doạ sự tồn tại và phát triển của ngân hangf. Vì vậy để đảm bảo an toàn vốn trong kinh doanh và sử dụng hiệu quả vốn tín dụng trung và dài hạn, ngân hàng cần chọn cho mình những khách hàng tốt trên cơ sở phân tích nhận định tình hình khách hàng trước khi cho vay, trong khi cho vay và sau khi cho vay từ đó mà thanh lọc được những khách hàng yếu, kém và tập trung đầu tư cho những khách hàng có hoạt động sản xuất kinh doanh tốt, có hiệu quả và hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro có thể xảy ra và đem lại lợi nhuận cho ngân hàng.
3- Giải quyết nợ quá hạn
Trước hết cần có biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn nợ quá hạn mới tiếp tục phát sinh như chấn chỉnh lại các thiếu sót ở các khâu trong quá trình cho vay, thiết lập bổ sung đầy đủ các hồ sơ pháp lý, hạn chế đến mức tối đa nhưng khe hở trong khâu nghiệp vụ để đề phòng lừa đảo, chiếm đoạt vốn của ngân hàng. Sau đó tổ chức kiểm tra sử dụng vốn chi tiết đến từng khách hàng, từng món vay kết hợp với đánh giá, phân loại nợ cụ thể. Qua đó phân tích chính xác những nguyên nhân dẫn đến không thu hồi được nợ quá hạn. Có cơ chế khen thưởng kịp thời cho những cán bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ. Còn những trường hợp khách hàng cố tình dây dưa, chây ỳ để nợ quá hạn kéo dài thì ngân hàng cần sử dụng những biện pháp cứng rắn kết hợp với sự hoõ trợ của chính quyền địa phương, các cơ quan, chức năng để phát mại tài sản thế chấp, khởi kiện, cưỡng chế để thu hồi nợ. Làm cương quyết, dứt điểm từng trường hợp tránh sự lan truyền trong việc chây ỳ không trả nợ ngân hàng trong địa bàn.
4- Tăng cường công tác kiểm tra giám sát
Công tác kiểm tra của ngân hàng không nên chỉ dựa vào những số liệu doanh nghiệp cung cấp mà ngân hàng cần phải chủ động tìm kiếm từ các nguồn khác và không chỉ các thông tin về doanh nghiệp mà cả cacs thông tin về lĩnh vực mà doanh nghiệp đó hoạt động, các thông tin về môi trường kinh doanh và những vấn đề liên quan khác cũng cần phải được xem xét. Thông qua những thông tin tổng hợp đó cho phép ngân hàng có được cái nhìn đầy đủ, chính xác hơn về tình hình hoạt động của doanh nghiệp vay vốn. Ngoài ra ngân hàng cũng không nên tiến hành kiểm tra tại cơ sở một cách định kỳ như hiện nay mà nên kết hợp cả với việc kiểm tra ngẫu nhiên, không báo trước,chỉ có như vậy thì công tác kiểm tra của ngân hàng mới thực sự đạt hiệu quả tốt. Bên cạnh đó ngân hàng cũng cần phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện thể lệ, chế độ, quy trình tín dụng nói chung để tìm ra những sai sót, vướng mắc, vi phạm trong các khâu nghiệp vụ. Trên cơ sở đó đề ra những biện pháp khắc phục có hiệu quả để củng cố chất lượng tín dụng trung và dài hạn từ đó hạn chế rủi ro có thể xảy ra đối với ngân hàng.
5- Từng bước quy chuẩn, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ
Yếu tố con người luôn là yếu tố quyết định trong mọi lĩnh vực hoạt động, đặc biệt với một lĩnh vực nhạy cảm và phức tạp như hoạt động tín dụng ngân hàng thì điều đó càng đúng hơn bao giờ hết. Tất cả những giải pháp đưa ra ở trên sẽ không thể phát huy được hiệu quả nếu không được thực hiện bởi những con người cụ thể trong ngân hàng, trực tiếp là các cán bộ tín dụng. Để phát huy nhân tố con người thì trước tiên cần phải có những cán bộ tín dụng thực sự giỏi về chuyên môn, có tầm hiểu biết rộng, có đạo đức, tinh thần trách nhiệm cao Sau đó là phải có những biện pháp thích hợp nhằm phát huy được năng lực của những cán bộ đó. Muốn vậy, với Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội trong thời gian tới cần phải tiến hành đồng bộ nhưng biện pháp sau :
5.1. Thực hiện việc xếp loại cán bộ tín dụng : mục đích của việclàm này là nhằm đánh giá một cách chính xác năng lực của từng cán bộ tín dụng để có phương án bố trí, sắp xếp lại cán bộ, tuyển dụng nhân viên mới cho phù hợp.
Trước hết Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội tiến hành xây dựng một hệ thống các tiêu chuẩn làm căn cứ đánh giá trình độ chuyên môn, đạo đức của cán bộ tín dụng trong đó đặc biệt chú ý các tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức cơ bản về thị trường, pháp luật, khoa học kỹ thuật phẩm chất đạo đức, tinh thần trách nhiệm và ý chí tiến thủ. Song song với việc xếp loại cán bộ tín dụng, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội cần có chế độ đãi ngộ thích đáng như : thưởng, phạt phân minh. Những người có thứ hạng cao cần phải được ưu đãi hơn, những người làm sai sẽ có những biện pháp kỷ luật thích đáng.
5.2. Đẩy mạnh công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn, về cơ chế, chính sách, thể lệ của ngành, chủ trương đường lối phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước. Trong quá trình bồi dưỡng, tập huấn phải gắn lý luận với thực tiễn để các cán bộ tín dụng có thể vận dụng kién thức một cách linh hoạt, sáng tạo trong thực tế. Bên cạnh kiến thức chuyên môn, các cán bộ tín dụng cần phải thường xuyên được trang bị thêm các kiến thức về : pháp luật, thị trường, kinh tế tin học đồng thời thường xuyên chấn chỉnh về đạo đức, tác phong nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm, kỷ luật lao động và nhất là văn minh thương mại trong giao tiếp với khách hàng. Tất cả những biện pháp đó đều nhằm mục đích duy nhất là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực từ đó góp phần nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng nói chung và chất lượng tín dụng trung dài hạn nói riêng của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội.
III- MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ NỘI
1- Đối với chính phủ
- Tăng cường biện pháp quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp, có biện pháp hữu hiệu buộc doanh nghiệp phải chấp hành đúng pháp lệnh kế toán thống kê và chế độ kiểm toán bắt buộc để đảm bảo thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính được phản ánh một cách đầy đủ, chính xác nhằm đảm bảo an toàn vốn cho vay của ngân hàng.
- Cải cách thủ tục hành chính, tránh tình trạng gây phiền hà cho các doanh nghiệp trong hoạt động của họ, xoá bỏ hoàn toàn cơ chế xin cho.
- Kiểm soát nghiêm ngặt các luồng hàng từ bên ngoài đưa vàođể ngăn chặn hàng nhập lậu.
- Nhà nước cần có những biện pháp để giải quyết các doanh nghiệp quốc doanh làm ăn thua lỗ, yếu kém kéo dài để tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các DNQD và QNNQD.
- Nhà nước cần hoàn thiẹn các quy định về tịch biên và phát mại tài sản thế chấp. Do quy định của pháp luật chưa rõ ràng đã khiến cho việc phát mại tài sản thế chấp gặp nhiều khó khăn và gây ra tình trạng “đóng băng” vốn củ ngân hàng.
2- Đối với ngân hàng nhà nước Việt Nam
- Ngân hàng nhà nước cần đưa ra một hệ thống các văn bản của ngành mang tính pháp lý cao chứ không đơn thuần là hướng dẫn nghiệp vụ.
- Sự quản lý của NHNN nên dừng lại ở tầm vĩ mô, những vấn đề chung nhất mang tính định hướng chứ không nên đưa ra những quy định quá cụ thể bởi lẽ hoạt động của các ngân hàng thương mại là không giống nhau, nếu đưa ra những quy định cụ thể áp dụng cho toàn hệ thống ngân hàng thương mại sẽ gây trở ngại cho các ngân hàng trong việc thích ứng với môi trường kinh doanh cụ thể của mình.
- Ngân hàng nhà nước cần nâng cao hiệu lực thanh tra và quản lý trong việc xử lý những sai phạm đã được phát hiện và khắc phục những khuyết điểm.
- Ngân hàng nhà nước nới lỏng quy định về sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro, giúp tình hình tài chính của các ngân hàng được lành mạnh hơn.
3- Đối với Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội
- Thiết lập mối quan hệ tốt và lâu bền với khách hàng để có điều kiện nắm vững các thông tin có liên quan tới khách hàng bởi vì khách vừa là người cung cáp nguồn vốn cho và đồng thời cũng là người sử dụng nguồn vốn này. Như vậy khi đã nắm vững các thông tin về khách hàng thì ngân hàng sẽ có những đối sách thích hợp với khách hàng và từ đó ngân hàng có thể đứng vững trong cạnh tranh.
- Ngân hàng nên mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tại chõ, mời các chuyên gia, những người có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng để tổ chức các buổi nói chuyện, trao đổi học tập nhằm nâng cao kién thức chuyên môn cũng như kinh nghiệm cho các cán bộ tín dụng hoặc ngân hàng có thể gửi cán bộ đi học ở các trường đại học, các trung tâm nghiên cứu kinh tế, khoa học trong và ngoài nước.
- Nâng cao chất lượng thông tin tín dụng bừng cách duy trì quan hệ với các tổ chức như trung tâm thông tin tín dụng của NHNN (CIC); các ban ngành liên quan như : thuế, tài chính, kiểm toán, cấp chủ quản của từng doanh nghiệp đang có quan hệ với ngân hàng để thu thập thông tin một cách thường xuyên và tương đối đầy đủ về khách hàng.
- Tăng cường đổi mới công nghệ ngân hàng, nâng cấp máy móc thiết bị tin học, từng bước hiện đại hoá công nghệ nhằm nâng cao chất lượng phục vụ đáp ứng yêu cầu quản lý, tăng sức cạnh tranh cho ngân hàng.
KẾT LUẬN
Ngân hàng có chức năng huy động mọi nguồn vốn trong nền kinh tế cho vay nên no là công cụ để tích tụ và tập trung vốn để hỗ trợ các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh, thực hiện việc tái sản xuất mở rộng teo chiều rộng và theo chiều sâu, thực hiện tốt công việc tự do di chuyển vốn từ ngành có tỉ suất lợi nhuận thấp sang ngành có tỉ suất lợi nhuận cao. Tín dụng ngân hàng góp phần ổn định tiền tệ, chống lạm phát, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp.
Để đáp ứng công cuộc phát triển nền kinh tế và từng bước thực hiện đổi mới trang thiết bị công nghệ phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghệp, đòi hỏi ngân hàng cần phải mở rộng cho vay trung dài hạn và ngày càng không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn nói riêng và chất lượng tín dụng nói chung.
Trên cơ sở nghiên ứu và đánh giá những nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong hoạt động tín dụng trung dài hạn của ngân hàng, chuyên đề tốt nghiệp đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn của ngân hàng, em mong rằng có thể góp một phần nhỏ bé vào việc nâng cao chất lượng tín dụng nói chung của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội trong giai đoạn hiện nay.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo bộ môn cũng như Ban lãnh đạo cùng các cô chú anh chị làmviệc tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong quá trình hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này.
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG DÀI HẠN 3
I- NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ CÁC NGHIỆP VỤ CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
1- Sơ lược về sự ra đời và phát triển của ngân hàng thương mại 3
2- Khái niệm 4
3- Các nghiệp vụ chính của ngân hàng thương mại 4
3.1. Nghiệp vụ tài sản nợ và vốn của ngân hàng 4
3.2. Nghiệp vụ tài sản có của ngân hàng 4
3.3. Các nghiệp vụ trung gian 5
3.4. Các nghiệp vụ ngoại bảng 5
II- TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN – CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 5
1- Tín dụng trung và dài hạn 5
1.1. Khái niệm 5
1.2. Một số đặc trưng của tín dụng trung và dài hạn 6
1.3. Sự cần thiết của tín dụng trung và dài hạn 7
2- Chất lượng tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng thương mại 8
2.1. Khái niệm 8
2.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng trung và dài hạn 8
2.2.1. Chỉ tiêu định tính 8
2.2.2. Các chỉ tiêu định lượng 8
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng thương mại 11
2.3.1. Các nhân tố về phía ngân hàng 11
2.3.2. Về phía khách hàng (doanh nghiệp) 11
2.3.3. Các nhân tố môi trường bên ngoài 12
CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 12
I- THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ NỘI 12
1- Giới thiệu về ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn 12
2- Các mặt hoạt động chủ yếu của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội 2.1 . Tình hình huy động vốn của ngân hàng
Bảng 1 : Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội (thời điểm 30/12) 15
2.2. Về tình hình sử dụng vốn 17
Bảng 2 : Tình hình cho vay theo thành phầnkinh tế của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội 17
2.3. Các hoạt động trung gian 19
2.3.1. Hoạt động kinh doanh đối ngoại 19
2.3.2. Về nghiệp vụ thanh toán 19
2.3.3. Về nghiệp vụ ngân quĩ 20
II- THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ NỘI 20
1- Tình hình cho vay, thu nợ trung và dài hạn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội 21
Bảng 3 : Tình hình cho vay của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
1- Cho vay 21
2- Dư nợ đến 31/12 21
Bảng 4 : Tình hình cho vay thu nợ trung và dài hạn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội xét theo thành phần kinh tế 22
2- Tình hình nợ quá hạn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội 24
Bảng 5 : Tình hình nợ quá hạn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội phân theo thời hạn và thành phầnkinh tế 24
Đơn vị : triệu đồng 24
3- Một số chỉ tiêu khác đánh giá chất lượng tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội 25
Bảng 6: Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội 25
4- Những nguyên nhân ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội 26
4.1. Nguyên nhân thuộc về phía Ngân hàng 26
4.2. Nguyên nhân thuộc về phía doanh nghiệp 27
4.2. Nguyên nhân khách quan 27
CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG NN VÀ PTNN HÀ NỘI 29
I- ĐỊNH HƯỚNG CHO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN TỚI (2001) 29
II- MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ NỘI 30
1- Đa dạng hoá các loại hình dịch vụ ngân hàng 30
2- Phân tích nhận định tình hình khách hàng 30
3- Giải quyết nợ quá hạn 31
4- Tăng cường công tác kiểm tra giám sát 31
5- Từng bước quy chuẩn, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ 32
5.1. Thực hiện việc xếp loại cán bộ tín dụng : mục đích của việclàm này là nhằm đánh giá một cách chính xác năng lực của từng cán bộ tín dụng để có phương án bố trí, sắp xếp lại cán bộ, tuyển dụng nhân viên mới cho phù hợp. 32
5.2. Đẩy mạnh công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ 33
III- MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ NỘI 33
1- Đối với chính phủ 33
2- Đối với ngân hàng nhà nước Việt Nam 34
3- Đối với Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội 34
KẾT LUẬN 36
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 8425.doc