Do thiếu trách nhiệm
Thuật ngữ thiếu trách nhiệm ngày nay được dùng khá rộng rãi, hàm chỉ những người có trách nhiệm trong lĩnh vực nào đó không hiểu vì lý do gì sao nhãng trách nhiệm của mình dẫn tới những hậu quả nhất định. Theo em đó chỉ là cách dùng từ, nó là biến thể của tiêu cực và thiếu năng lực. Không thể phủ nhận ở những vị trí cao người lãnh đạo phải chịu rất nhiều trách nhiệm, rất nhiều áp lực song không thể lấy lý do này bào chữa cho hành động thiếu trách nhiệm của mình bởi lẽ người lãnh đạo là người hiểu rõ trách nhiệm của mình nhất và người lãnh đạo có năng lực và trung thực thì sẽ không thể để tình huống thiếu trách nhiệm xảy ra.
Từ những nguyên nhân bên trên, các giải pháp được đưa ra để thực hiện các chỉ tiêu mà ngành giáo dục xác định là:
Nâng cao năng lực người cán bộ từ trung ương tới địa phương. Đây là biện pháp quan trọng có tính chất lâu dài, người cán bộ phải không ngừng nỗ lực rèn luyện nâng cao năng lực bản thân. Nên có chế độ khen thưởng cũng như kỷ luật cụ thể nhằm kích thích năng lực của từng cán bộ, tránh tình trạng bằng lòng, chán nản.
Lập kế hoạch chi tiêu cụ thể khoa học hợp lý .
Những chỉ tiêu ngành đặt ra phải có cơ sở hợp lý, có dự án cụ thể, phân công phân nhiệm rõ ràng. Các dự án đưa ra phải được kiểm tra tính thực tế kèm theo là sự chi tiết trong cách làm, phải thống nhất giữa trung ương với địa phương về thời gian xúc tiến, đội ngũ cán bộ thực hiện để không xảy ra tình trạng lãng phí nguồn ngân sách nhà nước như vẫn đang xảy ra. Giai đoạn gần đây chúng ta nghe nói nhiều tới dự án đưa các giờ học thực hành vào trong chương trình học tập, nhà nước cung cấp trang thiết bị thí nghiệm, ra chỉ tiêu về số giờ thực hành cho các trường lớp song không đả động gì tới phòng chứa dụng cụ thí nghiệm, tình trạng để dụng cụ ở ngoài hành lang diễn ra ở rất nhiều nơi, các dụng cụ nhanh chóng xuống cấp, có trường hợp còn cháy nổ gây nguy hiểm, đó là sự lãng phí mà nguyên nhân là sự không đồng bộ, không có kế hoạch cụ thể.
Hoàn thiện hệ thống luật, đặc biệt là các luật định ràng buộc, quy định rõ trách nhiệm quyền hạn của cán bộ tham gia dự án. Đây là giải pháp mang tính cưỡng chế, tình trạng mập mờ trong quyền hạn trách nhiệm cần ngay lập tức loại bỏ vì nó sẽ triệt tiêu động lực làm việc của các bên tham gia cũng như có tác động xấu dễ phát sinh tiêu cực. Dự thảo Nghị định quy định trách nhiệm cá nhân đối với người đứng đầu cơ quan nhà nước đã được Thủ tướng công bố và đang lấy ý kiến rộng rãi trong nhân dân.
Chuẩn bị cơ chế giám sát và đánh giá kết quả của các hoạt động. Theo Ông Trần Văn Truyền (Tổng thanh tra Chính phủ): Muốn đồng tiền nhà nước được chi tiêu có hiệu quả đòi hỏi phải thực thi cơ chế giám sát và thanh tra chặt chẽ ngay từ khi dự án bắt đầu. Cần kết hợp chặt chẽ giữa việc thường xuyên kiểm tra giám sát dự án và việc quản lý theo đầu ra, lấy chất lượng là thước đo hiệu quả làm việc.
Giải pháp về con mắt nhìn dài hạn. Các dự án phải được đặt trong bối cảnh dài hạn, từ đó có những sự đầu tư hợp lý trong từng giai đoạn cụ thể.
84 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1534 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng chi tiêu của ngành giáo dục năm 2006-2007 và giải pháp thực hiện Kế hoạch chi tiêu giai đoạn 2008-2009, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
960
800
1.550
66.103
54.573
11.530
26.030
2.500
4.170
14.680
1.250
3.430
72.000
58.900
13.100
29.284
2.500
4.250
16.880
1.372
4.282
81.200
66.000
15.200
32.122
2.262
4.463
17.724
1.685
5.625
Số liệu chi tiêu cho các chính sách hiện hành
4. Tổng vốn đề xuất chi tiêu cho các chính sách hiện hành (chi ngân sách và chi ngoài ngân sách)
TX
ĐT
74.600
90.260
99.287
109.215
60.020
70.626
80.633
91.495
14.580
19.635
18.653
17.720
Chi ngân sách
TX
ĐT
55.100
66.730
73.403
80.743
45.395
55.239
62.487
70.373
9.705
11.491
10.916
10.371
Chi ngoài ngân sách
TXĐT
19.500
23.530
25.884
28.472
14.625
15.387
18.147
21.122
4.875
8.144
7.737
7.350
5. Số vốn còn lại cho các dự án mới (dòng 1 trừ dòng 4)
0
1.873
1.997
4.107
Các nhiệm vụ, dự án mới
6. Tổng vốn đề xuất sử dụng cho các nhiệm vụ và dự án mới, trong đó:
Chi TX
Chi ĐT
0
15.673
15.795
17.043
7.187
7.429
9.086
8.486
8.366
7.957
Cân đối vốn trong dự toán MTEF
7. Thâm hụt/ Thặng dư vốn (dòng 5 trừ dòng 6)
0
-13.800
- 13.798
- 12.936
(Nguồn: Báo cáo Kế hoạch Tài chính và Chi tiêu trung hạn 2007-2009)
Bảng 11 dưới đây thể hiện chi tiêu cho giáo dục trong tổng chi NSNN
Bảng 11: Chi tiêu cho giáo dục trong tổng chi Ngân sách
Nội dung
TH 2005
TH 2006
TH
2007
DB 2008
DB 2009
Tổng chi NSNN
(tỷ đồng)
264.860
318.110
357.400
381.000
428.990
Ngành= % tổng NSNN (1)
15.6%
17.3%
18.5%
18,9%
18.9%
Chi NS giáo dục (tỷ đồng)
- NSNN (trần)
41.360
55.100
66.103
72.000
81.200
(Nguồn: Báo cáo Kế hoạch Tài chính và Chi tiêu trung hạn 2007-2009)
Bảng 12(tổng hợp): Mức vốn hướng dẫn về chi cho các chính sách và hoạt động hiện hành và cho các nhiệm vụ và chính sách mới của ngành Giáo dục và Đào tạo
2004 thực hiện
2005 thực hiện
2006 thực hiện
2007 thực hiện
2008
dự báo
2009
dự báo
1. Tổng vốn chi ngân sách cơ sở và nhiệm vụ mới từ các nguồn NSNN và ngoài NSNN
49.260
62.639
74.600
105.934
115.082
126.259
Mức chi thường xuyên theo ngân sách cơ sở
47.902
60.020
70.626
80.633
91.495
Mức chi đầu tư cho ngân sách cơ sở
10.938
14.580
19.635
18.653
17.720
Mức chi thường xuyên cho nhiệm vụ mới
2.935
2.733
7.187
7.429
9.086
Mức chi đầu tư cho nhiệm vụ mới
864
767
8.486
8.366
7.957
Tổng trên được tách thành trong NSNNvà ngoài NSNN như sau:
2. Tổng vốn chi ngân sách cơ sở và nhiệm vụ mới từ các nguồn NSNN
33.500
45.326
55.100
77.701
84.460
92.674
Mức chi thường xuyên theo ngân sách cơ sở
28.000
33.671
45.395
55.239
62.487
70.373
Mức chi đầu tư cho ngân sách cơ sở
5.500
7.688
9.705
11.491
10.916
10.371
Mức chi thường xuyên cho nhiệm vụ mới
2.054
1.913
5.030
5.200
6.360
Mức chi đầu tư cho nhiệm vụ mới
604
536,9
5.940
5.856
5.569
3. Tổng vốn chi ngân sách cơ sở và nhiệm vụ mới từ các nguồn ngoài NSNN
15,76
19.181
19.500
28.233
30.623
33.585
Mức chi thường xuyên theo ngân sách cơ sở
13,55
14.231
14.625
15.387
18.147
21.122
Mức chi đầu tư cho ngân sách cơ sở
2,21
3.249
4.875
8.144
7.737
7.350
Mức chi thường xuyên cho nhiệm vụ mới
881
820
2.156
2.229
2.726
Mức chi đầu tư cho nhiệm vụ mới
259
230
2.546
2.510
2.387
Dự báo phần giao cho các tỉnh từ tổng vốn trong dòng một như sau:
4. Tổng vốn chi ngân sách cơ sở và nhiệm vụ mới cho ngành tại địa phương từ các nguồn NSNN và ngoài NSNN
27.300
37.610
43.247
71.059
76.720
84.060
Mức chi thường xuyên theo ngân sách cơ sở
24.000
28.827
37.537
45.848
51.864
58.409
Mức chi đầu tư cho ngân sách cơ sở
3.300
5.087
5.710
9.538
9.061
8.608
Mức chi thường xuyên cho nhiệm vụ mới
1.907
1,789
7.187
7.429
9.086
Mức chi đầu tư cho nhiệm vụ mới
336
393
8.486
8.366
7.957
(Nguồn: Báo cáo Kế hoạch Tài chính và Chi tiêu trung hạn 2007-2009)
Chương III. Thực trạng chi tiêu của ngành giáo dục năm 2006-2007 và giải pháp thực hiện Kế hoạch chi tiêu giai đoạn 2008-2009
I. Thực trạng chi tiêu của ngành giáo dục 2006-2007
1. Về đầu tư cho giáo dục
1.1.Kinh phí xây dựng cơ bản
Về đầu tư toàn ngành:
Năm 2006, vốn đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) toàn ngành Giáo dục và Đào tạo (GD ĐT) được bố trí 9.705 tỷ (chiếm 17,6% tổng chi ngân sách cho giáo dục và đào tạo, tăng 46,5% so với năm 2005), trong đó vốn đầu tư XDCB của Bộ GD ĐT là 896 tỷ đồng, chiếm 29,5% trong tổng chi ngân sách giáo dục và đào tạo.
Năm 2007, taòn ngành được bố trí 11.530 tỷ đồng (tăng 18,8% so với 2006). Trong đó, vốn đầu tư phân bổ cho các trường và các đơn vị trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo là 1.228 tỷ đồng, tăng 41,4% so với năm 2006.
Theo cơ chế phân cấp ngân sách của từng địa phương, việc phân bổ vốn đầu tư XDCB được thực hiện thông qua ngành chủ quản nên các Sở GD&ĐT không chủ động được trong công tác quản lý, phát triển CSVC các đơn vị thuộc phạm vi quản lý ngành trên địa bàn. Đặc biệt trong điều kiện thực hiện chuẩn hóa và hiện đại hóa các CSVC kỹ thuật nhà trường phục vụ thực hiện đổi mới giáo dục, nhiều trường thiếu phòng học, thiếu phòng thí nghiệm bộ môn, không có thư viện… nhưng không được chủ động đề đạt để tập trung đầu tư giải quyết đồng bộ vì đơn vị có quyền quyết định không phải là đơn vị quản lý giáo dục nên không nắm bắt được nhu cầu cũng như không kịp thời đưa ra những ưu tiên phù hợp. Điều này gây nhiều khó khăn cho các cấp quản lý trong việc chỉ đạo, tổng kết, đánh giá thực hiện vốn đầu tư XDCB hàng năm, cũng như việc xây dựng kế hoạch, kế hoạch tăng cường CSVC toàn ngành.
- Về đầu tư các đơn vị trực thuộc Bộ:
Trong tổng số vốn được giao 1.228 tỷ đồng, vốn trong nước là 608,8 tỷ đồng, vốn vay là 619,2 tỷ đồng.
Trong đó có 6 Dự án thuộc nhóm A là 555,6 tỷ đồng (444,6 tỷ đồng từ nguồn vay các dự án; 111 tỷ đồng từ nguồn ngân sách cấp); dự án nhóm B có tổng số vốn 181 tỷ; 19 dự án Khoa học công nghệ, môi trường, công cộng, thể dục thể thao, cấp nước, quản lý nhà nước có tổng số vốn 128,08 tỷ đồng và 01 dự án nhóm C có tổng vốn 4,299 tỷ đồng. Việc bố trí sử dụng vốn năm 2007 đảm bảo theo tiêu chí ưu tiên cho các trường sư phạm trọng điểm, các trường ở vùng khó khăn mới thành lập và các dự án đang thực hiện còn nợ từ năm trước; khởi công và tập trung vốn hoàn thành các công trình xây dựng mới phòng học thí nghiệm, ký túc xá cho các trường.
Khối lượng giải ngân vốn đầu tư XDCB nguồn NSNN của các đơn vị trực thuộc đạt trên 90%, không có nợ đọng (Trường ĐH Tây Bắc, Trường ĐH Tây Nguyên, Trường ĐH Nông Lâm TP Hồ Chí Minh, Trường ĐH Nông nghiệp I…). Ngoài nguồn từ NSNN, các trường còn chủ động huy động từ nguồn thu học phí và nguồn thu hợp pháp khác để tăng cường cho các công trình phục vụ học tập, ký túc xá sinh viên.
Việc chấp hành các thủ tục đầu tư đã được tăng cường tốt, đảm bảo theo đúng thủ tục quy định. Tuy nhiên thực tế vẫn còn nhiều dự án chưa tập trung giải quyết dứt điểm để công trình kéo dài, bị treo do chưa đủ vốn đền bù hoặc do quy hoạch gây lãng phí vốn và bức xúc cho các địa phương, như: Đại học Huế, Đại học Đà Nẵng, Đại học Thái Nguyên; có dự án chậm về thủ tục phải trả lại vốn hoặc giải ngân chậm làm đảo lộn kế hoạch chung (dự án Phát triển GDTHCS pha II xin chuyển gần 52 tỷ, dự án GDTH cho vùng khó khăn có 260,576 tỷ mới giải ngân được 83,7%, dự án Phát triển GDTHPT có 185 tỷ mới giải ngân được 88%, dự án đào tạo GVTHCS có 1.168 tỷ mới giải ngân được 67%...).
1.2. Kinh phí chi thường xuyên
Chi thường xuyên năm 2007 được giao 51.860 tỷ đồng (tăng 22,2% do với 2006), chiếm 77,7% tổng chi ngân sách cho GD&ĐT.
Mặc dù mức tăng chi thường xuyên cao như trên, nhưng vẫn chưa theo kịp với mức tăng quy mô lương tối thiểu, nên ở hầu hết các tỉnh, cơ cấu chi thường xuyên rất không cân đối. Chi tiền lương và các khoản phụ cấp có tính chất lương (nhóm 1) vẫn chiếm khoảng 85-90% và chi cho các hoạt động giảng dạy, học tập, mua sắm, sửa chữa, hành chính quản lý… (nhóm 2) chỉ đạt khoảng 10-15% chi thường xuyên. Các tỉnh khó khăn, thiếu nguồn cân đối tại chỗ và phải nhận hỗ trợ của ngân sách Trung ương, những tỉnh thiếu giáo viên THCS và THPT là các tỉnh có cơ cấu nhóm chi mất cân đối nhất do phải trích chi khác để thanh toán tiền vượt giờ hoặc trả tiền thuê giáo viên dạy hợp đồng, thậm chí có tỉnh chỉ dành được 5% để chi cho các hoạt động không phải lương và có tính chất lương.
1.3. Kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia
Chương trình mục tiêu quốc gia GD&ĐT có 7 dự án, năm 2006 được bố trí 2.970 tỷ đồng (tăng 67,8% so với 2005) và năm 2007 được bố trí 3.380 tỷ đồng (tăng 14% so với 2006). Kinh phí CTMTQG được bố trí tăng hàng năm tuy chưa đủ đáp ứng nhu cầu thực tế nhưng đã tạo điều kiện cho ngành giáo dục và đào tạo sắp xếp kinh phí thực hiện được các nhiệm vụ trọng tâm của ngành. Phân bổ kinh phí CTMTQG năm 2007 cho từng dự án cụ thể như sau:
. Dự án duy trì PCGDTH, thực hiện PCGDTHCS: 170 tỷ đồng (tăng 13%)
. Dự án đổi mới chương trình nội dung SGK: 563 tỷ đồng (giảm 50%)
. Dự án đào tạo cán bộ tin học, đưa tin học vào nhà trường: 150 tỷ đồng (tăng 92%)
. Dự án đào tạo bồi dưỡng GV và cán bộ quản lý giáo dục, tăng cường CSVC các trường SP: 400 tỷ (tăng 45%)
. Dự án hỗ trợ GD miền núi, vùng dân tộc ít người, vùng có nhiều khó khăn: 500 tỷ đồng (tăng 51%)
. Dự án tăng cường cơ sở vật chất trường học : 898,5 tỷ đồng (tăng 74%)
. Dự án tăng cường năng lực đào tạo nghề: 700 tỷ (tăng 40%)
Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện CTMTQGGD&ĐT năm 2006 và 2007. Nói chung có thể đánh giá như sau: Kinh phí Chương trình mục tiêu đã hỗ trợ ngành thực hiện tốt những nhiệm vụ trọng tâm theo đúng tiến độ, đặc biệt là thực hiện Nghị quyết số 41/2000/QH10 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và Nghị quyết số 41/2000/QH10 về thực hiện phổ cập giáo dục THCS; góp phần tăng cường đáng kể cơ sở vật chất trường học từ Trung ương tới địa phương, đặc biệt là chống xuống cấp, xây dựng mới phòng học, phòng thí nghiệm, ký túc xá sinh viên và các công trình phụ trợ; Tăng cường trang thiết bị đồ dung dạy học góp phần đổi mới phương pháp giáo dục; Góp phần tích cực cho công tác bồi dưỡng chuẩn hóa giáo viên; Kinh phí CTMTQGGD&ĐT hỗ trợ từ ngân sách Trung ương đã tạo động lực huy động thêm các nguồn lực của địa phương để xây dựng cơ sở vật chất trường học, góp phần thúc đẩy công tác xã hội hóa giáo dục, được các cơ sở giáo dục và nhân dân đồng tình ủng hộ.
Tuy nhiên, còn một số hạn chế sau đây: Nguồn kinh phí CTMTQGGD&ĐT do ngân sách Trung ương hỗ trợ hàng năm còn thấp so với nhu cầu rất lớn của ngành; phân bổ kinh phí còn bình quân, dẫn đến dàn trải; cơ chế quản lý điều hành Chương trình còn một số bất cập, làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu lực điều hành của các cơ quan quản lý giáo dục địa phương; Việc kiểm tra, giám sát chưa được thường xuyên, chấp hành chế độ báo cáo chưa tốt.
Bảng 13: Tổng hợp chi NSNN cho giáo dục và đào tạo năm 2006 và 2007
(Đơn vị : Tỷ đồng)
II
CHỈ TIÊU
Thực hiện 2006
Thực hiện 2007
Tỷ lệ
tăng
I
Tổng chi NSNN cho GD-ĐT
55.100
66.770
21,1%
1
Nội dung chi:
1.1
Chi thường xuyên
42.425
51.860
22,2%
Tỷ trọng trong chi NSGD&ĐT
77,0%
77,7%
1.2
Chương trình mục tiêu
2.970
3.380
13,8%
Tỷ trọng trong chi NSGD&ĐT
5,4%
5,1%
1.3
Chi đầu tư
9.705
11.530
18,8%
Tỷ trọng trong chi NSGD&ĐT
17,6%
17,3%
2
Cơ cấu chi:
2.1
Địa phương
46.284
55.950
20,9%
2.2
Trung ương
8.816
10.820
22,7%
II
Chi NSNN của Bộ GD&ĐT
3.050
4.194
37,5%
1
Chi thường xuyên
1.924
2.723
41,5%
Tỷ trọng trong tổng chi NSNN của Bộ GD&ĐT
63,0%
64,9%
2
Chương trình mục tiêu
230
243
5,6%
Tỷ trọng trong tổng chi NSNN của Bộ GD&ĐT
7,5%
5,8%
3
Chi đầu tư
896
1.228
37,0%
Tỷ trọng trong tổng chi NSNN của Bộ GD&ĐT
29,5%
29,3%
(Kế hoạch phát triển Giáo dục và Đào tạo 2008)
2. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phương tiện dạy học
2.1. Về cơ sở vật chất
Năm học 2006-2007, cả nước có 557.027 phòng học mầm non và phổ thông, trong đó gần 28.801 phòng học bộ môn và phòng thí nghiệm; 22.844 thư viện trường học (chiếm tỷ lệ 74% tổng số trường phổ thông), trong đó có 24% thư viện đạt tiêu chuẩn 01; hơn 1.806 phòng tập thể dục thể thao. Số phòng học cấp 4 và phòng học kiên cố là 467.727, chiếm tỷ lệ 89,6%. Riêng khối phổ thông xây mới được tổng số 32.580 phòng học, trong đó có 15.831 phòng học TH, 11.513 phòng học cho THCS và 5.236 phòng học cho THPT.
Tuy nhiên theo báo cáo từ các địa phương đến 30/6/2007, số phòng học của Tiểu học có 242.939 phòng (đáp ứng 90,7% so với nhu cầu), THCS có 147.290 phòng (đáp ứng 88,6% so với nhu cầu) và THPT có 57.528 phòng (đáp ứng 79,5% so với nhu cầu). Chưa đến 50% trường có kho chứa thiết bị đáp ứng so với nhu cầu, cụ thể: Tiểu học có 7.828 kho (đáp ứng 42,6% so với nhu cầu), THCS có 6.882 kho (đáp ứng 48,7% so với nhu cầu), THPT có 1.634 kho (đáp ứng 50,4% so với nhu cầu). Phòng thí nghiệm và phòng học bộ môn còn thiếu, toàn quốc trường THCS chỉ có 113.910 phòng trên tổng số 163.800 lớp, trường THPT chỉ có 5.104 trên tổng số 24.298 lớp. Cụ thể:
Tổng số phòng thí nghiệm hiện có/tổng số phòng cần có đạt: 22,4%
Tổng số phòng đựng thiết bị hiện có/tổng số phòng cần có đạt: 45,7%
Tổng số phòng học bộ môn hiện có/tổng số phòng cần có: đạt 14,5%
Bảng 14: Tình hình phòng học các trường phổ thông năm học 2006-2007
(Đơn vị: tỷ đồng)
Tiểu học
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
Tổng
số
% bán KC và tạm
Lớp/phòng
học
Tổng
số
% bán KC và tạm
Lớp/phòng
học
Tổng
số
% bán KC
và tạm
Lớp/phòng
học
Toàn quốc
242.939
52,94
1,11
147.290
29,8
1,11
57.528
17,0
0,17
ĐBS.Hồng
42.764
21,92
1,00
33.983
15,3
0,96
13.855
11,7
0,10
Đông Bắc
38.872
63,36
1,03
23.744
35,2
0,95
9.440
27,9
0,90
Tây Bắc
14.333
66,38
1,06
6.950
35,6
0,95
2.009
16,5
0,98
Bắc T.Bộ
33.504
48,76
1,04
23.191
35,2
1,12
8.594
19,4
0,21
Nam T.Bộ
21.375
63,69
1,07
11.301
32,2
1,34
4.934
14,5
0,23
T.Nguyên
16.724
72,99
1,33
9.197
36,0
1,26
3.668
9,9
0,22
Đ.Nam Bộ
30.446
41,81
1,21
17.968
23,7
1,22
6.299
9,3
0,54
ĐBSCL
44.921
67,26
1,23
20.956
40,7
1,31
8.729
21,4
0,24
(Kế hoạch phát triển Giáo dục và Đào tạo 2008)
Chương trình kiên cố hóa trường lớp đã góp phần quan trọng tăng cường cơ sở vật chất theo hướng chuẩn hóa. Theo báo cáo của các địa phương, đến tháng 12/2006, đã xây dựng 74.011 phòng học, trong đó số phòng học đã triển khai xây dựng thuộc danh mục báo cáo tháng 8/2002 là 47.475/59.572 phòng (tỷ lệ 79,7%). Số phòng học đã hoàn thành đưa vào sử dụng là 63.791 phòng đạt tỷ lệ 86,2%. Đang tiến hành làm thủ tục đầu tư xây dựng (lập trình duyệt báo cáo đầu tư, thiết kế dự toán, chọn đơn vị thi công…) để triển khai thi công tiếp 12.097 phòng. Một số tỉnh đã hoàn thành được mục tiêu, xây dựng đủ hoặc vượt số phòng học được phê duyệt theo Quyết định 159/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Bình, Ninh Bình, Quảng Ninh, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thái Nguyên, Phú Thọ).
Tổng số vốn đã huy động để thực hiện Chương trình (các nguồn vốn) là 9.284 tỷ đồng, gồm: vốn TW hỗ trợ từ nguồn Công trái giáo dục 5.187 tỷ đồng; ngân sách địa phương (tỉnh, huyện, xã) là 3.174 tỷ đồng, các doanh nghiệp, nguồn khác là 913 tỷ đồng. Trong đó, số vốn đã giải ngân đến hết tháng 3/2007 là 4.799 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 92,3% số vốn TW hỗ trợ từ nguồn phát hành công trái giáo dục năm 2003(đợt 1). Sau hơn 4 năm thực hiện Chương trình kiên cố hóa trường, lớp học, hàng chục nghìn phòng học kiên cố được triển khai xây dựng và đưa vào sử dụng. Chất lượng các công trình xây dựng nhìn chung được đảm bảo. Việc thực hiện chương trình đã góp phần làm thay đổi cơ bản điều kiện cơ sở vật chất trường lớp học tại các địa phương, góp phần ổn định quy mô và nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt là các tỉnh vùng sâu vùng xa, vùng núi cao, vùng đồng bào dân tộc.
Tuy nhiên, số phòng học tạm vẫn còn chiếm tỷ lệ lớn đòi hỏi phải có kế hoạch thay thế bổ sung kịp thời, toàn quốc vẫn còn 54.525 phòng tạm bằng tranh tre nứa lá cần thây thế trong đó mầm non có 13.693 phòng, tiểu học có 17.981 phòng, THCS: 5.785 phòng, THPT: 15.711 phòng. Số phòng học tuy đạt tiêu chuẩn cấp 4 nhưng đã qua sử dụng 30-40 năm cần sửa chữa/thay thế rất nhiều. Vùng ĐBSCL, Tây Nguyên và miền núi phía Bắc vẫn còn nhiều phòng phải học 3 ca, phòng học tạm (cấp 4 đã sử dụng trên 40 năm, vật liệu là tranh, tre, nứa, lá…).
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các tỉnh phấn đấu tập trung đầu tư xây dựng CSVC cho các trường học đạt tiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia, hiện mầm non có 1.106/11.444 trường, Tiểu học có 4.051/14.839 trường, THCS có 678/10.534 trường và THPT có 115/2.355 trường đạt tiêu chuẩn.
Cùng với những thành tính đã đạt được, Chương trình Kiên cố hóa trường, lớp học vẫn còn một số tồn tại và khuyết điểm là: việc khảo sát, báo cáo số lượng phòng học 3 ca, phòng học tạm thời, tranh tre nứa lá tại thời điểm tháng 8-2002 không chính xác, số phòng học các địa phương triển khai xây dựng tuy nhiều hơn số phòng học cần xây dựng, nhưng số phòng đúng danh mục báo cáo chỉ là 47.475 phòng học, đạt tỷ lệ 79,7%; một số địa phương đã sử dụng một phần ngân sách trung ương hỗ trợ không đúng mục đích; tiến độ xây dựng và giải ngân của nhiều tỉnh còn chậm; công tác thông tin, tuyên truyền ít và thiếu thường xuyên; các doanh nghiệp tham gia đóng góp thực hiện Chương trình rất thấp.
2.2. Về trang thiết bị, phương tiện dạy học
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành các Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu, bộ mẫu thiết bị dạy học tối thiểu và các văn bản hướng dẫn các địa phương về tiêu chuẩn kỹ thuật cơ bản của bộ thiết bị dạy học tối thiểu để có kế hoạch mua sắm phục vụ cho tập huấn, bồi dưỡng giáo viên trước năm học mới và đối chiếu, kiểm tra chất lượng thiết bị.
Một số sở giáo dục và đào tạo đã chủ động tham mưu với UBND và các cơ quan chức năng của tỉnh, thành phố, thực hiện việc phân cấp quản lý trong triển khai cung ứng thiết bị dạy học, tổ chức nghiệm thu khi mua sắm và tổ chức tập huấn giáo viên sử dụng trang thiết bị theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Về kinh phí mua sắm trang thiết bị:
Theo báo cáo từ các địa phương và kết quả các đoàn thanh tra, kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo, kinh phí để mua sắm thiết bị dạy học năm 2006-2007, hầu hết các địa phương chi đủ kinh phí theo tỷ lệ hỗ trợ để mua sắm sách giáo khoa, sách giáo viên và sách tham khảo cho thư viện, cho giáo viên đứng lớp và cho học sinh thuộc diện chính sách. Thực hiện bồi dưỡng, tập huấn cho giáo viên cốt cán và giáo viên dạy đại trà về đổi mới nội dung sách giáo khoa lớp 10 trước năm học mới. Mua sắm thiết bị dạy học theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu đã ban hành. Nhiều địa phương đã chủ động dành một phần kinh phí đáng kể để đầu tư CSVC phục vụ đổi mới chương trình, nội dung sách giáo khoa (xây bổ sung phòng học, phòng thực hành, phòng học bộ môn, nhà kho, mua sắm bàn ghế, bảng đạt tiêu chuẩn) bên cạnh đó một số địa phương, ngoài phần ngân sách Trung ương hỗ trợ, vẫn chưa bổ sung kinh phí để mua sắm đủ thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định: Hưng Yên (lớp 5 đạt 81,9% và lớp 10 đạt 51,1%), Cần Thơ (lớp 5 đạt 83,3% và lớp 10 đạt 87%), Phú Thọ (lớp 5 đạt 82,6%...)…
Tuy nhiên, năm học này tiến độ triển khai mua sắm thiết bị dạy học còn chậm ở phần lớn các địa phương, đến tháng 12/2006 có 23 địa phương có thiết bị dạy học cung ứng về đến nhà trường, đến tháng 4/2007 có thêm 29 tỉnh đã cung ứng đủ thiết bị, đến tháng 5/2007 còn 9 tỉnh chưa cung ứng đủ 100% thiết bị dạy học và đặc biệt tới tháng 6/2007 vẫn còn 6 tỉnh chưa hoàn thành việc cung ứng thiết bị dạy học: Bình Định, Bình Thuận, Hà Tây, Hưng Yên, Lạng Sơn, Thái Bình.
Nguyên nhân của sự chậm trễ ở đây là : Đây là năm đầu tiên thực hiện Pháp lệnh về giá và luật đấu thầu, việc thẩm định giá được giao cho các địa phương thực hiện; các văn bản hướng dẫn còn chậm, chưa đồng bộ, chưa kịp thời; chưa có sự phối hợp đồng bộ ở các địa phương; vẫn còn thiếu cơ sở vật chất phòng đựng thiết bị, phòng thí nghiệm, phòng học bộ môn, viên chức làm công tác thiết bị.
II. Giải pháp thực hiện kế hoạch chi tiêu 2008-2009 ngành Giáo dục và Đào tạo
1. Những mục tiêu cụ thể ngành Giáo dục và Đào tạo 2008-2009
1.1. Giáo dục mầm non
- Thực hiện quyết định 149/2006/QĐ-TTg phê duyệt đề án Phát triên giáo dục mầm non giai đoạn 2006-2015 của Thủ tướng chính phủ. Tiếp tục thực hiện đa dạng hóa các loại hình trường lớp Mầm non.
- Phấn đấu huy động ít nhất 15% trẻ trong nhóm tuổi 0-2 ra học ở nhà trẻ, ở những vùng khó khăn phấn đấu đạt ít nhất 10%. Học sinh nhà trẻ là 616.947 cháu (tăng 10,4% so với 2007).
- Phấn đấu huy động ít nhất 67% trẻ trong nhóm tuổi 3-5 ra học mẫu giáo, ở những vùng khó khăn phấn đấu đạt ít nhất 55%. Học sinh nhà Mẫu giáo là 2.717.825 cháu (tăng 4,4% so với 2007).
- Phấn đấu huy động ít nhất 95% trẻ 5 tuổi học mẫu giáo chuẩn bị tốt nghiệp cho Tiểu học.
- Giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng ở các cơ sở giáo dục mầm non xuống dưới 12%.
- Đảm bảo tỷ lệ trẻ khuyết tật được giáo dục mẫu giáo đạt 30% ở vùng khó khăn, 40% ở vùng trung bình và 60% ở vùng thuận lợi.
- Tỷ lệ cơ sở giáo dục mầm non đạt tiêu chuẩn quốc gia đạt 15%.
- Phấn đấu 80% giáo viên mầm non đạt chuẩn trình độ đào tạo, trong đó có 8% đạt trình độ trên chuẩn.
1.2. Giáo dục phổ thông
- Tiểu học: Huy động 99% dân số thuộc nhóm tuổi 6-10 đến trường tiểu học, phấn đấu 50% số trường học đạt chuẩn quốc gia, bố trí tối đa để học sinh TH ở những nơi có điều kiện được học 2 buổi/ngày. Phấn đấu tối thiểu 40% dân số khuyết tật trong nhóm tuổi được hưởng 1 năm giáo dục trước khi vào lớp 1 và nhập học TH. Phấn đấu thêm 5 tỉnh PCGDTH đúng độ tuổi. Chỉ tiêu học sinh tiểu học là 7.070.040 (giảm 1,1% so với 2007).
- Trung học cơ sở: Huy động 90% dân số thuộc nhóm tuổi 11-14 đến trường THCS; 99% học sinh học xong lớp 5 tiếp tục theo học THCS, thực hiện phân luồng sau THCS. Phấn đấu thêm 6 tỉnh đạt tiêu chuẩn quốc gia phổ cập GDTHCS. Phấn đấu tối thiểu 30% dân số khuyết tật trong nhóm tuổi nhập học THCS. Học sinh THCS: 6.269.740 (giảm 2,1% so 2007).
- Trung học phổ thông: Thực hiện phân ban ở tất cả các trường trong phạm vi toàn quốc; thực hiện hướng nghiệp, phân luồng sau khi tốt nghiệp THPT. Phấn đấu tối thiểu 20% dân số khuyết tật trong nhóm tuổi nhập học THPT. Học sinh THPT: 3.349.748 (tăng 5,2% so với 2007).
1.3. Giáo dục Trung cấp chuyên nghiệp
- Tuyển mới chính quy là 382.000 chỉ tiêu (tăng 18% so với 2007)
- Vừa học vừa làm là 70.000 chỉ tiêu ( tăng 7% so với 2007).
- Tăng 18% chỉ tiêu tuyển sinh, thu hút ít nhất 12% học sinh lớp 9 theo học TCCN. Phấn đấu tỷ lệ học sinh trên một giáo viên ở TCCN là 20 và có ít nhất 50% các trường TCNN được kiểm định chất lượng đào tạo.
- Đổi mới và thống nhất các trình độ đào tạo, đa dạng hóa các hình thức và phương thức đào tạo trong TCNN. Tiếp tục thực hiện chính sách cử tuyển ở bậc TCCN. Điều chỉnh cơ cấu ngành nghề hợp lý theo nhu cầu nhân lực của thị trường lao động.
- Xây dựng và ban hành 20 chương trình khung giáo dục TCNN.
1.4. Giáo dục cao đẳng, đại học và sau đại học
- Cao đẳng, đại học: Phấn đấu tăng khoảng 12% chỉ tiêu tuyển sinh, phấn đấu đưa tỷ lệ sinh viên trên một vạn dân đạt 180. Khoảng 50% sinh viên theo học chương trình nghề nghiệp - ứng dụng. Có ít nhất 20% sinh viên học tập theo phương thức giáo dục từ xa. Khoảng 14,5% sinh viên theo học ở các cơ sở đào tạo ngoài công lập. Tăng 10% quy mô tuyển mới hệ dự bị, cử tuyển để tạo nguồn đào tạo cán bộ cho các DTTS; dành 2% số chỉ tiêu tuyển mới hệ chính quy để đào tạo theo địa chỉ cho các tỉnh miền núi phía Bắc, các tỉnh Tây Nguyên và các tỉnh thuộc ĐBSCL.
- Tuyển mới chính quy ĐH, CĐ là 392,000 chỉ tiêu (tăng 12% so với 2007)
- Vừa học vừa làm, liên thông là 265.000 chỉ tiêu (tăng 15,3% so với 2007).
- Cử tuyển ĐH, CĐ 3.500 chỉ tiêu (tăng 16,2% so với 2007).
- Sau đại học: Đào tạo thạc sĩ là 24.000 chỉ tiêu, tăng 18% để tạo nguồn đào tạo tiến sĩ. Đào tạo tiến sỹ là 1.800 chỉ tiêu, tăng 10%; triển khai chương trình đào tạo 20.000 tiến sĩ giai đoạn 2007-2020. Bác sĩ chuyên khoa là 2.100 chỉ tiêu, tăng 2% so với 2007.
- Đào tạo ở nước ngoài: Tăng chỉ tiêu tuyển mới đào tạo nước ngoài đạt ít nhất 600 người trong đó 50% là đào tạo tiến sĩ, 25% đào tạo thạc sĩ, 15% đào tạo kỹ sư, và 10%thực tập khoa học từ các nguồn NSNN, Hiệp định, các dự án.
1.5. Giáo dục thường xuyên
- Phấn đấu ít nhất 95% người lớn trong độ tuổi từ 15 trở lên biết chữ.
- 100% cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có TTGDTX cấp tỉnh.
- 90% quận huyện có TTGDTX cấp huyện.
- 60% xã, phường, thị trấn trong cả nước xây dựng được các TTHTCĐ.
1.6. Kế hoạch ngân sách
Căn cứ vào thực hiện 2007 và khả năng cân đối ngân sách nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng dự toán chi ngân sách Nhà nước toàn ngành năm 2008 như sau:
Ước tổng chi NSNN năm 2008 là 381.000 tỷ đồng, trong đó ước chi NSNN cho GD-ĐT là 76.200 tỷ đồng (bằng 20% tổng chi NSNN). Trong đó:
- Chi thường xuyên: 58.997 tỷ đồng (tăng 13,8%)
- Chi CTMTQG giáo dục và đào tạo: 3.868 tỷ đồng (tăng 14,4%)
- Chi đầu tư: 13.335 tỷ đồng (tăng 16%)
a. Về kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo
Căn cứ vào tình hình thực hiện dự toán năm 2007 và nhiệm vụ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng dự toán kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia GD-ĐT năm 2008 là 3.868 tỷ đồng. Với các cơ cấu vốn được bố trí cụ thể cho từng dự án như sau:
(1) Dự án duy trì PCGD tiểu học, thực hiện PCGDTHCS: 150 tỷ đồng (giảm 12%).
Duy trì kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và xóa mù chữ.
Thực hiện phổ cập giáo dục đúng độ tuổi.
Kiểm tra công nhận phổ cập giáo dục trung học cơ sở cho 6 tỉnh
Hỗ trợ cho công tác phổ cập giáo dục THPT ở các tỉnh có điều kiện.
(2) Dự án đào tạo cán bộ tin học, đưa tin học vào trong nhà trường: 280 tỷ đồng (tăng 87%).
Thực hiện Chương trình phát triển nguồn nhân lực về công nghệ thông tin (CNTT) tới năm 2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 331/QĐ-TTg ngày 6/4/2004.
Tiếp tục đầu tư tăng cường trang thiết bị cho các Khoa CNTT của các trường Đại học vùng, đại học trọng điểm phục vụ đào tạo cán bộ tin học.
Xây dựng và tuyển chọn phần mềm, phục vụ giảng dạy và ứng dụng CNTT trong quản lý giáo dục.
Hỗ trợ mua sắm thiết bị CNTT phục vụ công tác giảng dạy tin học, kết nối mạng INTERNET ở các trường phổ thông. Thực hiện mục tiêu 100% trường THPT trong tòan quốc có ít nhất một phòng máy tính (gồm 25 máy).
(3) Dự án đổi mới chương trình nội dung SGK và tài liệu giảng dạy: 260 tỷ đồng (giảm 54%).
Tiếp tục thực hiện Nghị quyết 40 của Quốc hội về đổi mới GDPT, thay sách theo đúng tiến độ (năm học 2008-2009 thay sách đại trà lớp 12).
Hỗ trợ mua sắm bổ sung sách giáo khoa, đồ dùng dạy học các lớp đã thay sách đại trà những năm trước.
Hỗ trợ xây dựng chương trình khung TCCN, Đại học, Cao đẳng. Xây dựng hệ thống giáo trình điện tử.
Xây dựng chương trình, sách giáo khoa cho một số dân tộc ít người.
Xây dựng và hoàn thiện chương trình, sách giáo khoa giảng dạy tin học, ngoại ngữ.
(4) Dự án đào tạo bồi dưỡng GV và cán bộ quản lý giáo dục, tăng cường CSVC các trường SP: 380 tỷ đồng (giảm 5%).
Thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục.
Tiến hành ra soát số giáo viên, CBQLGD còn chưa đạt chuẩn trình độ đào tạo, không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đào tạo được sắp xếp lại, được bồi dưỡng, đào tạo lại hoặc giải quyết chế độ chính sách.
Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, giảng viên cho tất cả các trường (khoa) sư phạm, trường CBQLGD để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để đến năm 2010 đạt tỷ lệ 40% giáo viên, giảng viên có trình độ thạc sĩ, 25% có trình độ tiến sĩ.
Đầu tư tăng cường cơ sở vật chất trường sư phạm, trường QLCBGD, trong đó ưu tiên các trường (khoa) sư phạm mới thành lập, các tỉnh mới chia tách. Ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện giảng dạy cho các trường sư phạm ở những vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, vùng Đồng bằng sông Cửu long, Tây bắc để đào tạo, bổ sung giáo viên một số bộ môn còn thiếu.
(5) Dự án hỗ trợ GD miền núi, vùng dân tộc ít người, vùng khó khăn: 638 tỷ đồng (tăng 28%).
Tiếp tục đầu tư tăng cường CSVC cho các cơ sở giáo dục miền núi, đặc biệt là cho các trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh (trường PTTH) theo hướng chuẩn hóa về trường lớp (đủ nhà học, KTX, nhà ăn tập thể, nhà đa năng…).
Tăng cường thiết bị, đồ dùng học tập đáp ứng yêu cầu giảng dạy và học tập của học sinh trong các trường phổ thông dân tộc nội trú các cấp.
Hỗ trợ đầu tư xây dựng trường phổ thông dân tộc nội trú (trước đây gọi là trường bán trú dân nuôi), Hỗ trợ tiền ăn và học phẩm cho học sinh dân tộc thiểu số, giúp hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học và giáo dục trung học cơ sở.
Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất trường lớp vùng núi, vùng biên giới, vùng đồng bào dân tộc, đặc biệt ưu tiên đầu tư cho những tỉnh mới thành lập, cơ sở giáo dục đào tạo còn thiếu (Điện Biên, Đắc Nông, Hậu Giang).
(6) Dự án tăng cường cơ sở vật chất trường học : 1.360 tỷ đồng (tăng 53%).
Về khối đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp:
. Cùng với ngân sách chi thường xuyên và vốn xây dựng cơ bản tập trung, kinh phí của dự án hỗ trợ các cơ sở đào tạo chống xuống cấp các giảng đường, ký túc xá, nhà ăn sinh viên và các công trình phụ trợ khác.
. Tiếp tục tăng cường trang thiết bị thí nghiệm và nghiên cứu khoa học ở mức tối thiểu. Từng bước đầu tư thiết bị thí nghiệm, nghiên cứu khoa học theo hướng hiện đại hóa cho một số trường Đại học, cao đẳng và TCCN đầu ngành. Ưu tiên đầu tư cho phòng thí nghiệm trung tâm để dùng chung cho các khoa trong một trường đại học hoặc liên kết sử dụng trong một cụm trường đại học, nhằm đào tạo nguồn nhân lực có chuyên môn kỹ thuật cao phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH.
. Hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ xây dựng 14 trường đại học trọng điểm quốc gia theo sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 1269/CP-KG ngày 6/9/2004, trong đó ưu tiên trước hết việc xây dựng và bố trí đủ phòng làm việc cho giáo sư, giảng viên.
Đối với giáo dục địa phương;
. Nâng cấp và xây dựng thêm phòng học đáp ứng các yêu cầu chất lượng tối thiểu của trường học, tăng dần tỷ lệ học sinh tiểu học và học sinh trung học cơ sở được học 2 buổi/ngày.
. Nâng cấp và xây dựng mới các công trình kiến trúc khác ngoài phòng học (phòng thí nghiệm, thư viện, phòng để đồ dùng dạy học, nhà làm việc, nhà đa chức năng, công trình vệ sinh…) theo hướng xây dựng các trường đạt chuẩn quốc gia và hỗ trợ xây dựng nhà ở công vụ cho giáo viên ở vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
. Ưu tiên bố trí kinh phí để đầu tư cơ sở vật chất cho tỉnh Phú Thọ tổ chức hội khỏe Phù Đổng 2008.
. Tùy theo mức độ khó khăn về cơ sở vật chất trường học của các địa phương, kinh phí dự án này cùng các nguồn vốn khác của địa phương sẽ đầu tư mua sắm trang thiết bị phục vụ đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng GD&ĐT.
(7) Dự án tăng cường năng lực đào tạo nghề : 800 tỷ đồng (tăng 14%).
b. Về kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản
Kế hoạch chi đầu tư XDCB toàn ngành giáo dục đào tạo anưm 2008 dự kiến là 13.335 tỷ đồng, tăng 16,0% so với 2007, dự kiến phân bổ:
- Chi đầu tư XDCB của GD&ĐT các địa phương là: 7.181 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2007.
Nguồn vốn này được tập trung ưu tiên xây dựng thêm phong học cho giáo dục mầm non và phổ thông để xóa phòng học tạm thời, thay thế phòng học nhờ, phòng học tạm thời, phòng học xuống cấp không đảm bảo an toàn cho học sinh; Xây mới các phòng học bộ môn, thí nghiệm đảm bảo diện tích theo yêu cầu để có thể sử dụng đúng chức năng và giải quyết dứt điểm việc để thiết bị ở ngòai hành lang trường học ở một số tỉnh ở bậc học THCS và THPT; Bổ sung phòng thư viện, nhà công vụ giáo viên và nhà nội trú dành cho học sinh… ở các tỉnh đồng bằng Sông Cửu long, Tây Nguyên, trung du va miền núi phía Bắc và Trung Bộ; Tăng thêm đầu tư cho các trường đại học và cao đẳng công lập do địa phương quản lý; Tiếp tục hỗ trợ đầu tư xây dựng một số trường trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề trọng điểm ở các địa phương.
- Chi đầu tư XDCB của các Bộ, ngành Trung ương là 6.154 tỷ đồng, tăng 23% so với năm 2007.
Nguồn vốn XDCB của các Bộ, ngành Trung ương được tập trung ưu tiên cho các trường đại học, cao đẳng đóng trên địa bàn các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, Tây nguyên, Tây Bắc, trung du và miền núi phía Bắc và Trung bộ, các trường đại học trọng điểm, xây dựng ký túc xá sinh viên; khu dịch vụ dùng chung cho các trường đại học; trung tâm giáo dục quốc phòng; và công trình dự án thuộc lĩnh vực ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao.
2. Những thuận lợi và thách thức chung khi thực thi kế hoạch
Tuy rằng trong quá trình tính toán để hình thành khuôn khổ chi tiêu trung hạn 2007-2009, ngành Giáo dục và Đào tạo đã dự báo được một số vấn đề chung có tác động trực tiếp đến việc điều hành và thực hiện bảng cân đối tài khóa chi tiêu trung hạn; nhưng vẫn còn có những hạn chế, cần phải được tiếp tục nghiên cứu tìm hiểu và cập nhật để xây dựng khuôn khổ chi tiêu trung hạn các chu kỳ tiếp theo.
Một số tác động ảnh hưởng đến kế hoạch chi tiêu trung hạn cần chú ý:
Tác động cơ cấu chi tiêu ngân sách trong bối cảnh Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO. Đây là nét nổi bật trong những chu kỳ kế hoạch chi tiêu trung hạn sắp đến do Việt Nam phải cấu trúc lại nền kinh tế, thay đổi bổ sung một số cơ chế chính sách kể cả thu ngân sách qua thuế và chi tiêu ngân sách để phù hợp hơn với thông lệ quốc tế và theo nguyên tắc đã cam kết với WTO. Cơ hội thu hút nguồn vốn nước ngoài cả ODA và FDI sẽ tốt hơn. Các xu hướng đó sẽ tác động trực tiếp đến nhu cầu chi tiêu chi tiêu của từng ngành. Mặt khác, tốc độ đô thị hóa tiếp tục tăng nhanh làm phân bổ dan cư giữa các khu vực có những dịch chuyển trong từng vùng, từng miền làm cho thu nhập và chi tiêu cũng có những thay đổi. Đây là vấn đề cần được cập nhật, phân tích thêm để có những chính sách hợp lý, góp phần tăng thêm tính bền vững trong chính sách tài khóa trung hạn của mỗi ngành.
Mối quan hệ cân đối nguồn lực giữa các ngành ở Trung ương với địa phương có tác động rất lớn đến việc hoàn thành các mục tiêu chiến lược quốc gia. Đặc biệt trong ngành Giáo dục và Đào tạo và các hoạt động dịch vụ. Bởi lẽ các ngành này thực hiện chủ yếu tại địa phương.
Các dự toán kế hoạch chi tiêu trung hạn của ngành đã tính tới tác động của mối quan hệ này; tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế do sự hạn chế nguồn lực ở địa phương, nhất là ở địa phương còn khó khăn. Điều này cho thấy cần thiết tiếp tục tìm hiểu về tác động của các chính sách phân bổ nguồn lực của ngành từ trung ương tới địa phương, đến việc thực hiện chiến lược phát triển ngành.
Tác động của các chương trình đầu tư đối với chi tiêu thường xuyên trong tương lai.
Với cách bố trí cơ cấu đầu tư hiện nay cho từng chương trình đầu tư, khó có thể giữ mức cân đối hiệu quả giữa chi thường xuyên và chi đầu tư: ví dụ, giữa chi phí hình thành tài sản mới và duy tu bảo dưỡng tài sản đã được hình thành. Quy trình lập khuôn khổ chi tiêu trung hạn có mục tiêu hỗ trợ đạt được mức cân đối hiệu quả; nói một cách khác là phải bố trí hợp lý chi đầu tư hình thành tài sản mới và chi thường xuyên duy tu, bảo dưỡng các tài sản đó. Hiện đã có dấu hiệu tốt là các ngành thí điểm bắt đầu xác định ra những chi tiêu thường xuyên liên quan tới chi đầu tư. Tuy nhiên, công việc hiện nay rõ ràng mới chỉ trong giai đoạn đầu và còn nhiều việc phải làm để đảm bảo mối quan hệ này được hiểu rõ và các công cụ đánh giá nhu cầu ngân sách được cải thiện.
Tác động của việc bố trí chi tiêu hiện hành và chi tiêu sáng kiến mới trong năm tài khóa.
Mức vốn đề xuất cho chi tiêu cơ sở của các ngành thí điểm chiếm trung bình khoảng 65-70% tổng vốn đề xuất chi tiêu của ngành. Nguyên nhân chủ yếu là do bố trí quá phân tán trong chi tiêu hiện hành, nhất là chi tiêu cho đầu tư. Các ngành chưa mạnh dạn xắp xếp chọn lựa để dứt điểm các dự án đầu tư theo đúng kế hoạch; điều này đã làm hạn chế chi tiêu cho việc thực hiện các sáng kiến mới – một khoản chi tiêu rất cần thiết hương tới tương lai. Vì vậy, việc cân đối với tỷ lệ thế nào giữa chi tiêu hiện hành và chi tiêu sáng kiến mới cần phải được xem xét, tính toán kĩ trong từng ngành, từng địa phương.
Tác động của mục tiêu phát triển của các ngành với năng lực ngân sách triển khai yêu cầu.
Trong số bốn ngành thí điểm, chỉ tính riêng về chi đầu tư đề xuất cho năm 2007 cao hơn mức đầu tư thực tế năm 2006 trên 70%. Mức trung bình chi ngân sách (cả thường xuyên và đầu tư) trong giai đoạn 2007-2009 cao hơn mức năm 2006 là 70%. Như vậy rõ ràng là mục tiêu phát triển của ngành đã vượt quá khả năng cân đối của ngân sách.
Trong quá trình tính toán, nhiều ngành đề xuất sử dụng vốn ngoài cân đối ngân sách( nguồn thu để lại, các loại phí, lệ phí, nguồn trái phiếu, công trái, nguồn xã hội hóa, …) nhưng vẫn còn cao so với khả năng thực hiện. các đề xuất này có thể bản thân nó hợp lý nhưng về tổng thể sẽ có tác động tới khả năng bền vững trong cân đối ngân sách chi tiêu và những rủi ro trong quản lý tài chính công. Việc sử dụng các phương án ngoài ngân sách sẽ được đưa vào khuôn khổ tài khóa thế nào cho phù hợp cần được cân nhắc thêm.
Điều này đòi hỏi các ngành tiếp tục đành giá tác động của những đề xuất trong các dự toán chi tiêu của ngành nhằm sử dụng vốn ngoài ngân sách, vốn của các thành phần kinh tế khác, … để hỗ trợ thực hiện các mục tiêu phát triển của ngành trong các chu kỳ xây dựng MTEF tiếp theo.
3. Giải pháp để thực hiện kế hoạch
3.1. Các giải pháp về phía huy động vốn cho ngành
a. Thực trạng các nguồn vốn tập trung cho ngành
Nguồn vốn đầu tư công cộng dành cho lĩnh vực giáo dục và đào tạo tiếp tục được ưu tiên. Nguồn vốn NSNN tiếp tục tăng, đảm bảo chi cho giáo dục và đào tạo (bao gồm cả chi thường xuyên) đảm bảo đạt tỷ lệ 20% tổng chi ngân sách nhà nước trước năm 2008 (sớm hơn nghị quyết đề ra 2 năm). Tiếp tục phát hành công trái giáo dục để đầu tư kiên cố hóa hệ thống trường lớp phổ thông; đầu tư bổ sung phòng học cho các trường tiểu học để tạo điều kiện cho học sinh học 2 buổi một ngày. Căn cứ vào tình hình đầu tư, dự kiến trung bình giai đoạn 2008-2009 đầu tư công cộng cho lĩnh vực giáo dục và đào tạo đạt khoảng 19,2 nghìn tỷ, tăng gấp 3,1 lần so với giai đoạn 2001-2005 và 1,3 lần so với năm 2007, chiếm 6,6% tổng nguồn vốn đầu tư công cộng. Nguồn vốn đầu tư công cộng được huy động từ các nguồn sau:
Bảng 15: Vốn đầu tư công cộng lĩnh vực giáo dục và đào tạo giai đoạn 2006-2010
Đơn vị: Nghìn tỷ đồng
STT
Nguồn vốn
TH 2006
TH 2007
DB 2008
DB 2009
BD 2010
TỔNG SỐ
10,5
14,7
18,2
20,2
23,4
1
Ngân sách nhà nước
8,6
11,3
13,9
15,6
18,3
2
Tín dụng chính sách
0,09
0,09
0,09
0,01
0,01
3
Doanh nghiệp nhà nước
0,6
0,6
0,8
0,09
1,1
4
Công trái giáo dục
0,5
1,0
1,0
1,0
5
Nguồn khác (đầu tư từ thu xổ số kiến thiết)
1,2
2,2
2,4
2,6
2,9
(Nguồn: chương trình đầu tư công cộng giai đoạn 2006-2010)
Nguồn vốn NSNN dự kiến 2 năm trung bình khoảng 14,8 nghìn tỷ đồng, tăng gấp 3,1 lần so với giai đoạn 2001-2005 và gấp 1,3 lần so với năm 2007, chiếm khoảng 77,9% tổng nguồn vốn đầu tư công cộng của ngành. Một số công trình dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2008-2009 là: Đại học Bách khoa Hà Nội; Đại học Cần Thơ; Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh; Đại học Nông nghiệpI; Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh; Đại học Sư phạm Hà Nội; Đại học Tây Bắc; Đại học Thủy Sản Kiên Giang; Đại học Đà Nẵng; Đại học An Giang; Đại học Công nghiệp Hà Nội; Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh; Đại học Hồng Đức; Đại học Hùng Vương; Đại học Huế; Đại học Kiến Trúc Hà Nội; Đại học Kiến Trúc thành phố Hồ Chí Minh; Đại học Phạm Văn Đồng; Đại học Phú Yên; Đại học Quốc gia Hà Nội; Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh; Đại học sư phạm Hải Phòng; Đại học Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên; Đại học Sư phạm Thủ Đức; Đại học sân khấu Điện ảnh; Đại học Thái Nguyên; Đại học Tiền Giang; Đại học Y dược Cần Thơ; Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh; Đại học Y Hà Nội;…: chương trình giải quyết chỗ ở cho học sinh sinh viên các trường đại học, cao đẳng; Đào tạo giáo viên trung học và giáo viên chuyên nghiệp; Đầu tư xây dựng các cơ sở dạy nghề ở Việt Nam; Dự án giáo dục kỹ thuật và dạy nghề; Dự án giáo dục trung học phổ thông; Dự án giáo dục trung học cơ sở; Dự án giáo dục tiểu học cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; Dự án xây dựng hạ tầng khu đô thị đại học Tây Nam Hà Nội; Trung tâm đào tạo Đại học Kinh tế Quốc Dân Hà Nội; Xây dựng 40 trường dạy nghề trọng điểm; Xây dựng các trung tâm giáo dục quốc phòng cho học sinh sinh viên; Xây dựng trường trẻ khuyết tật Thành phố Cần Thơ; Đại học Hồng Đức; Đại học Hùng Vương; …
Nguồn vốn tín dụng chính sách trung bình khoảng 0,1 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng rất nhỏ sơ với tổng vốn đầu tư công cộng của ngành. Tuy nhiên nguồn vốn này có tác động xã hội rất lớn, hỗ trợ cho các trẻ em nghèo được vay vốn đi học.
Nguồn vốn đầu tư khu vực doanh nghiệp nhà nước dự kiến trung bình khoảng 0,85 nghìn tỷ đồng. Nguồn vốn đầu tư này các doanh nghiệp sử dụng đầu tư xây dựng cơ sở tập huấn đào tạo ngành, đầu tư trang thiết bị cho các cơ sở đào tạo, …
Nguồn công trái giáo dục dự kiến 2008 tiếp tục phát hành đầu tư kiên cố hóa hệ thống trường lớp học phổ thông; đầu tư bổ sung phòng học cho các trường tiểu học để tạo điều kiện cho học sinh học 2 buổi một ngày. Dự kiến giai đoạn 2007-2010 giải ngân được khoảng 3,5 nghìn tỷ đồng.
Đầu tư từ nguồn thu xổ số kiến thiết cho lĩnh vực này dự kiến giai đoạn 2008-2009 đạt 5 nghìn tỷ đồng. Nguồn thu này được các địa phương chủ động đầu tư xây mới, nâng cấp và trang thiết bị dạy học các cơ sở giáo dục tại địa phương.
b. Những nhận định và giải pháp thu hút vốn cho ngành
Trên cơ sở tính toán nhu cầu chi tiêu MTEF ngành GD & ĐT giai đoạn 2007- 2009, vấn đề quan trọng cần làm rõ và dành thời gian để xác định một cách cụ thể, chính xác là nguồn vốn ngoài ngân sách cho giáo dục. Các mức chi tiêu hiện tại tương đối phù hợp với trần khuôn khổ tài khóa do Bộ Tài chính dự báo. Tuy nhiên, để có thể thực hiện được các sang kiến mới, thực hiện được các mục tiêu ưu tiên thì không thể chỉ dựa vào NSNN mà phải đề xuất các chính sách khai thác các nguồn thu phù hợp với yeu cầu nâng cao chất lượng đào tạo (đặc biệt ở bậc đại học). Kinh phí dành cho sang kiến mới có thể dựa trên nguồn thu này. Ngân sách nhà nước nên dành cho các khu vực ưu tiên về cơ hội tiếp cận giáo dục (khu vực miền núi, người nghèo…)
Theo nghị quyết số 37/2004/ NQ-QH của Quốc hội, ngân sách nhà nước dành cho giáo dục – đào tạo sẽ ở mức 20% trong tổng chi ngân sách nhà nước vào năm 2010 và sẽ cố gắng đạt tỷ lệ này năm 2008. Tuy nhiên, theo Bộ Tài chính thì ngân sách nhà nước dành cho giáo dục năm 2008 chỉ đạt ở mức 18,9%, để có thể đạt được các mục tiêu đã đề ra trên đây và đảm bảo thực hiện được các sáng kiến mới theo kế hoạch, Bộ giáo dục và Đào tạo đề xuất một số biện pháp để tìm vốn bù đắp như sau:
Phát hành công trái giáo dục.
Khuyến khích them nhiều trường tự chủ tài chính.
Dưới đây là đề xuất nhằm giảm sự thiếu hụt về chi thường xuyên:
Phát triển các chiến lược tăng nguồn thu từ các trường đại học.
Dưới đây là các đề xuất nhằm giảm sự thiếu hụt về chi đầu tư
Phát triển chiến lược sử dụng các nguồn ngoài ngân sách nhà nước để chi đầu tư (tiết kiệm chi đầu tư, các nguồn xã hội hóa giáo dục).
Nghiên cứu các giải pháp phát hành công trái giáo dục.
Sử dụng nguồn vốn ODA.
3.2. Các giải pháp về phía sử dụng vốn của ngành Giáo dục và Đào tạo
Khi nói đến giải pháp về việc sử dụng vốn của ngành chúng ta có thể nghĩ tới hai vấn đề là kết quả hoạt động của ngành có đạt được như trong Kế hoạch hay không và hiệu quả của những hoạt động này. Tuy nhiên, việc xác định hiệu quả của các hoạt động là rất khó khăn, trong khuôn khổ bài viết em chỉ xin đề cập tới các giải pháp để các hoạt động của ngành đạt được chỉ tiêu đề ra.
Trước hết chúng ta cần xác định có những nguyên nhân chính ảnh hưởng tới kết quả của Kế hoạch chi tiêu, đó là:
Những tác động của điều kiện khách quan bên ngoài .
Điển hình nhất là hiện tượng tăng giá nguyên vật liệu đầu vào. Cơn bão giá đang hoành hành trên toàn thế giới và Việt Nam cũng là một quốc gia phải chịu ảnh hưởng khá nặng nề. Xăng dầu, xi măng, sắt, thép… là những mặt hàng tăng giá khá mạnh và chúng cũng là những nguyên liệu đầu vào thường xuyên của ngành giáo dục do đó việc bị ảnh hưởng là không thể tránh khỏi.
Sự thiếu đồng bộ giữa các bên tham gia dự án mà bắt nguồn sâu xa là từ hệ thống chính sách, luật định chưa hoàn chỉnh. Sự thiếu đồng bộ giữa các bên tham gia gây lãng phí rất nhiều thời gian và tiền bạc của dự án, cũng chính sự chậm trễ này khiến cho ảnh hưởng của tăng giá càng có tác động mạnh, có những dự án từ lúc TW cấp kinh phí về tới cấp sở, mất vài năm mà vẫn chưa được triển khai mà nguyên nhân là do chưa tổ chức đấu thầu thành công, chưa thành lập bộ phận có chức năng này,…
Sự phát sinh những điều kiện tự nhiên khách quan khác như bão lụt gây hư hỏng điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho học tập giảng dạy.
Việt Nam cũng là một quốc gia phải gánh chịu nhiều thiên tai, miền Bắc mưa đá, miền Trung lũ lụt liên miên, miền Nam nắng hạn cháy rừng. Chúng ta vẫn tự hào đất nước chúng ta có thiên nhiên tươi đẹp, bốn mùa xuân hạ thu đông, nhưng đất nước giàu đẹp của chúng ta một năm cũng phải chịu mười mấy cơn bão lớn, thiệt hại về người và của không hề nhỏ. Nhất là sự thay đổi khí hậu toàn cầu đang có tác động rất xấu tới khí hậu Việt Nam, khiến khí hậu chúng ta ngày càng khắc nghiệt.
Điều kiện chủ quan
Thiếu năng lực
Thiếu năng lực ở đây có thể được hiểu theo hai chiều: sự thiếu năng lực có thể xuất phát từ những người điều hành, không hoàn thành được kế hoạch đề ra, song sự thiếu năng lực cũng có thể xuất phát từ những người lập kế hoạch, xuất phát từ bản kế hoạch, xác định không đúng tình hình và đưa ra những chỉ tiêu không thực tế. Giải pháp được đưa ra là đào tạo lại, nâng cao năng lực cho những cán bộ có khả năng, thanh lọc đội ngũ cán bộ thiếu năng lực và thu hút những người có trình độ từ bên ngoài.
Do tiêu cực
Đây là vấn đề gây nhức nhối trong toàn xã hội chứ không riêng gì ngành giáo dục. Tiêu cực có rất nhiều hình dạng, từ nhắm mắt làm ngơ cho cấp dưới thực hiện hành vi tiêu cực, cố tình sai phạm chính sách để tư lợi, lách luật, chạy chức chạy quyền,… từ xưa tới nay, bài toán tiêu cực dường như vẫn là bài toán khó chưa có phương pháp giải triệt để. Trong hai năm qua công tác chống tiêu cực trong ngành giáo dục cũng như toàn xã hội được đẩy mạnh và đã có những dấu hiệu khả quan, tuy nhiên để đẩy lùi được nạn tiêu cực thì đó không chỉ là công việc trong một vài năm mà nó đòi hỏi phải được thực hiện liên tục, song song với sự phát triển đất nước.
Do thiếu trách nhiệm
Thuật ngữ thiếu trách nhiệm ngày nay được dùng khá rộng rãi, hàm chỉ những người có trách nhiệm trong lĩnh vực nào đó không hiểu vì lý do gì sao nhãng trách nhiệm của mình dẫn tới những hậu quả nhất định. Theo em đó chỉ là cách dùng từ, nó là biến thể của tiêu cực và thiếu năng lực. Không thể phủ nhận ở những vị trí cao người lãnh đạo phải chịu rất nhiều trách nhiệm, rất nhiều áp lực song không thể lấy lý do này bào chữa cho hành động thiếu trách nhiệm của mình bởi lẽ người lãnh đạo là người hiểu rõ trách nhiệm của mình nhất và người lãnh đạo có năng lực và trung thực thì sẽ không thể để tình huống thiếu trách nhiệm xảy ra.
Từ những nguyên nhân bên trên, các giải pháp được đưa ra để thực hiện các chỉ tiêu mà ngành giáo dục xác định là:
Nâng cao năng lực người cán bộ từ trung ương tới địa phương. Đây là biện pháp quan trọng có tính chất lâu dài, người cán bộ phải không ngừng nỗ lực rèn luyện nâng cao năng lực bản thân. Nên có chế độ khen thưởng cũng như kỷ luật cụ thể nhằm kích thích năng lực của từng cán bộ, tránh tình trạng bằng lòng, chán nản.
Lập kế hoạch chi tiêu cụ thể khoa học hợp lý .
Những chỉ tiêu ngành đặt ra phải có cơ sở hợp lý, có dự án cụ thể, phân công phân nhiệm rõ ràng. Các dự án đưa ra phải được kiểm tra tính thực tế kèm theo là sự chi tiết trong cách làm, phải thống nhất giữa trung ương với địa phương về thời gian xúc tiến, đội ngũ cán bộ thực hiện để không xảy ra tình trạng lãng phí nguồn ngân sách nhà nước như vẫn đang xảy ra. Giai đoạn gần đây chúng ta nghe nói nhiều tới dự án đưa các giờ học thực hành vào trong chương trình học tập, nhà nước cung cấp trang thiết bị thí nghiệm, ra chỉ tiêu về số giờ thực hành cho các trường lớp song không đả động gì tới phòng chứa dụng cụ thí nghiệm, tình trạng để dụng cụ ở ngoài hành lang diễn ra ở rất nhiều nơi, các dụng cụ nhanh chóng xuống cấp, có trường hợp còn cháy nổ gây nguy hiểm, đó là sự lãng phí mà nguyên nhân là sự không đồng bộ, không có kế hoạch cụ thể.
Hoàn thiện hệ thống luật, đặc biệt là các luật định ràng buộc, quy định rõ trách nhiệm quyền hạn của cán bộ tham gia dự án. Đây là giải pháp mang tính cưỡng chế, tình trạng mập mờ trong quyền hạn trách nhiệm cần ngay lập tức loại bỏ vì nó sẽ triệt tiêu động lực làm việc của các bên tham gia cũng như có tác động xấu dễ phát sinh tiêu cực. Dự thảo Nghị định quy định trách nhiệm cá nhân đối với người đứng đầu cơ quan nhà nước đã được Thủ tướng công bố và đang lấy ý kiến rộng rãi trong nhân dân.
Chuẩn bị cơ chế giám sát và đánh giá kết quả của các hoạt động. Theo Ông Trần Văn Truyền (Tổng thanh tra Chính phủ): Muốn đồng tiền nhà nước được chi tiêu có hiệu quả đòi hỏi phải thực thi cơ chế giám sát và thanh tra chặt chẽ ngay từ khi dự án bắt đầu. Cần kết hợp chặt chẽ giữa việc thường xuyên kiểm tra giám sát dự án và việc quản lý theo đầu ra, lấy chất lượng là thước đo hiệu quả làm việc.
Giải pháp về con mắt nhìn dài hạn. Các dự án phải được đặt trong bối cảnh dài hạn, từ đó có những sự đầu tư hợp lý trong từng giai đoạn cụ thể.
Kết luận
----------------------
Trên đây là một số phân tích về nội dung và những giải pháp để thực hiện kế hoạch chi tiêu trung hạn ngành Giáo dục và Đào tạo giai đoạn 2007-2009. Tuy đã có nhiều cố gắng nhưng do hạn chế về trình độ và thời gian, bài viết của em không thể tránh khỏi những thiếu xót, rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô.
Xin được cảm ơn Thầy giáo TS NGUYỄN NGỌC SƠN đã hướng dẫn em hoàn thành bài viết này. Em xin cảm ơn!
MỤC LỤC
Danh mục tài liệu tham khảo
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 28550.doc