Cần tổ chức, tuyên truyền cho các doanh nghiệp có những hiểu biết nhất định về quyền của họ đối với việc tiến hành điều tra áp dụng thuế chống bán phá giá, nghĩa vụ tham gia của họ trong tiến trình điều tra,.
Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần biết rõ nguy cơ hàng xuất khẩu của họ cũng có bị nước nhập khẩu áp dụng thuế chống bán phá giá. Vì vậy các doanh nghiệp sản xuất/ xuất khẩu một loại mặt hàng nên hợp tác với nhau dưới hình thức hiệp hội để thường xuyên trao đổi thông tin, tìm hiểu biện pháp đối phó khi mặt hàng mình xuất khẩu bị nước ngoài điều tra phá giá, đồng thời các doanh nghiệp cũng cần hợp tác chặt chẽ với Chính phủ để tiến hành những vận động cần thiết khi hàng xuất khẩu của Việt Nam có nguy cơ bị điều tra/ áp dụng thuế chống bán phá giá.
112 trang |
Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 1228 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng chống bán phá giá trên thế giới và ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ượng rất nhỏ không thể là nguyên nhân chính làm giảm giá và sản lượng cá Nheo Mỹ mà là do nền kinh tế Mỹ trong những năm 2000 - 2001 đã có dấu hiệu suy thoái chung làm mức tiêu thụ và giá cả nhiều mặt hàng bị giảm. Đặc biệt, sau sự kiện ngày 9/11/2001 nước Mỹ đã tuyên bố trong tình trạng chiến tranh chống khủng bố, các khu vực giải trí, vui chơi ở những thành phố lớn giảm mạnh số lượng người tham gia, nhiều mặt hàng tiêu dùng khác cũng bị giảm giá, chứ không riêng mặt hàng cá da trơn fillet, cụ thể là mặt hàng tôm đông lạnh đã giảm giá 30% (theo thông tin LA SEAFOOD Show 100/2001), các dịch vụ hàng không thua lỗ nặng đã sa thải nhiều nghìn công nhân, các ngành tài chính, chứng khoán, tin học, du lịch đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng sau vụ khủng bố trên.
Như vậy, có thể khẳng định rằng nguyên nhân làm giảm sản lượng và giá cá Nheo fillet tại Mỹ là do thực trạng của chính nền kinh tế Mỹ gây ra, chứ không phải do cá tra và Basa fillet nhập khẩu từ Việt Nam vào Mỹ chỉ với lượng nhỏ bé 1,7 - 2% gây ra.
Sản phẩm fillet cá Tra, Basa của Việt Nam được chế biến theo quy trình kỹ thuật chung cho sản phẩm cá fillet, có chất lượng thơm, ngon, thịt trắng hơn hẳn cá Nheo Mỹ. Các quy cách sản phẩm, tiêu chuẩn phân loại, bao bì đóng gói đều đáp ứng được theo đúng yêu cầu của khách hàng là người tiêu
dùng Mỹ. Vì thế không thể vô cớ nói rằng sản phẩm cá fillet Tra/Basa được chế biến nhái theo cá nheo Mỹ.
Một nguyên nhân nữa đã góp phần làm tăng sản lượng sản phẩm fillet cá Tra, Basa nhập khẩu vào Mỹ từ Việt Nam cũng chính do sự khuấy động thường xuyên của Hiệp hội các nhà nuôi cá Nheo Mỹ (CFA) khi họ kiện liên tục về vấn đề nhãn hiệu Catfish, về phá giá... Các phương tiện thông tin đại chúng Mỹ cũng như các cơ quan Chính phủ, những chính khách Mỹ nói nhiều về đề tài cá Tra và cá Basa Việt Nam, và đã vô tình làm quảng cáo cho sản phẩm cá này. Thực tế cho thấy từ sau thời điểm cuối năm 2001 đến tháng
3/2002 ngày càng nhiều khách hàng tại Mỹ và nhiều nơi khác trên thế giới như EU, Trung Đông, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật, Canada quan tâm đến sản phẩm cá Tra và cá Basa của Việt Nam, và thiết lập các mối quan hệ làm ăn, giúp cho Việt Nam mở thêm được nhiều thị trường mới. Từ đó đòi hỏi các nhà chế biến Việt Nam phải mở rộng sản xuất, tăng cường năng lực chế biến, và người ngư dân ở Đồng bằng sông Cửu Long cũng phải tích cực nuôi để có nhiều sản phẩm đáp ứng cho nhu cầu của thị trường.
Ngoài ra, việc ngày càng xảy ra các dịch bệnh như bò điên, gà cúm, heo lở mồm long móng của nhiều nước trên thế giới đã làm thay đổi tập quán người tiêu dùng, họ không còn muốn ăn nhiều sản phẩm thịt, mà chuyển sang ăn hải sản cá, tôm. Do đó, nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng, đòi hỏi những nhà nhập khẩu không ngừng mở rộng và tìm kiếm những nguồn cung cấp mới có giá thành hạ nhất. Việt Nam là một nước có đủ điều kiện để đáp ứng những yêu cầu trên, mà từ đó ngành nuôi trồng cá Tra và cá Basa Việt Nam có cơ hội phát triển.
Về tiền lương công nhân trong các xí nghiệp chế biến cá tại Việt Nam
Trong các xí nghiệp chế biến cá fillet ở Việt Nam, thu nhập công nhân dựa trên năng xuất lao động do chính họ làm ra, làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng lương ít, các đơn vị chế biến không thể sử dụng khung lương Nhà nước quy định để trả cho công nhân, mà phải áp dụng cơ chế lương sản phẩm ngay từ lúc bắt đầu hoạt động, mới đảm bảo công bằng và thu nhập đúng thực
tế. Việc cho rằng công nhân trong các nhà máy chế biến ở Việt Nam bị trả
lương thấp nhằm mục tiêu giảm giá thành là hoàn toàn không đúng sự thật.
Lấy trường hợp lương công nhân ở xí nghiệp đông lạnh thủy sản AFIEX
làm ví dụ so sánh:
Nếu đạt năng suất trung bình và thời gian làm việc 26 ngày/tháng thì một công nhân Việt Nam sẽ có thu nhập khoảng
1.000.000đ/tháng, với mức lương này họ chưa phải đóng thuế thu nhập, chi phí thuê mướn nhà rất ít hoặc là không có, và chi phí bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế là rất thấp. Họ có thể mua được 450 kg gạo (giấy gạo làm giá trị cơ bản để so sánh với giá là 2.500đ/kg).
So với một lao động cùng ngành nghề tại Mỹ với mức lương 8 -
10USD/giờ x 8 giờ/ngày x 5 ngày/tuần x 4 tuần thì thu nhập sẽ là khoảng 1.500 USD/tháng.Nếu họ phải đóng thuế thu nhập 40% cùng các chi phí bảo hiểm khác, tiền trả thuê nhà 200 USD/tháng thì thu nhập còn lại khoảng 600 USD một tháng. Với số tiền này họ cũng chỉ mua được số gạo tương đương là 460 kg (với giá gạo bán lẻ ở Mỹ là 1,3 USD/kg).
Như vậy, có thể nhận thấy rõ rằng thu nhập của một lao động trong cùng ngành nghề chế biến cá tại Việt Nam và tại Mỹ có giá trị so sánh gần tương đương nhau.
Việc lấy cá Trê trắng Ấn độ để so sánh với cá Tra và cá Basa Việt Nam là không thực tế vì những lý do sau:
Mật độ và năng suất cá Trê của Ấn độ kể cả cá Nheo Mỹ là 20 -
30 tấn/ha thấp hơn 10 lần so với cá Tra của Việt Nam đạt 200 -
300 tấn cá/ha.
Do năng suất thấp nên giá thành nguyên liệu cá Trê trắng Ấn độ rất cao là 0,54 USD/pound (theo phụ lục 21 của CFA) tương đương với 18.000đ/kg, cao hơn giá cá Tra sống tại Việt Nam
33% vào thời điểm 25/07/2003. Tỷ lệ chế biến cá Trê là 3,5/1
trong lúc đối với cá Tra fillet là 3,2/1 tức là cao hơn 10% so với cá Việt Nam.
Các chỉ số lãi định mức xí nghiệp 20,1% và lãi bán buôn là 38% (theo phụ lục số 16 của CFA) là không thực tế và rất cao nếu so với cách tính của doanh nghiệp Việt Nam thường tối đa chỉ là
10%.
Nếu giả định đơn giá nhân công Ấn độ bằng với đơn giá nhân công Việt Nam là 8.000đ/kg thì giá trị đúng của cá Trê trắng fillet Ấn Độ theo công thức tính chúng đã trình bày ở phần trên GT xk là:
GT px = (18.000đ x 3,5) + 8.000 + (2,5 x 1.500đ/kg) x 3 = 69.267đ/kg
(A) (HsCB) (B) (C)
GT xk = (69.000 x 5% + 300đ/kg) x 1,5% = 74.126đ/kg
(LĐM) (VC) (Fxk)
Tương đương 4,84 USD/kg hoặc 2,20 USD/pound.
Như vậy cá Trê trắng Ấn Độ chênh lệch so với cá Việt Nam là:
+ Cá Tra fillet thấp hơn 0,56 USD/pound (tỷ lệ 34%)
+ Cá Basa fillet thấp hơn 0,30 USD/pound (tỷ lệ 15%)
Rõ ràng là có những khác biệt rất lớn giữa cá Trê trắng Ấn Độ với cá Tra và cá Basa Việt Nam:
Chủng loại cá cả về giống và loài hoàn toàn khác nhau.
Trị giá cá nguyên liệu chênh nhau đến 33%
Tỷ lệ chế biến khác nhau đến 10% và lãi doanh nghiệp cao 58%
Nếu dựa vào đó để tính giá thành cá fillet Ấn độ thì hoàn toàn không thể
xem là tương đồng để so sánh với cá Tra và cá Basa Việt Nam.
Mặt khác, ngay tại Việt Nam giá cá Trê trắng là 18.000đ/kg cao hơn nhiều giá cá Tra chỉ có 12.000 - 14.000 đ/kg (thấp hơn 27%)
Về cách tính mức phá giá
Sự áp đặt tỷ lệ lợi nhuận xí nghiệp bằng 20,3% và tỷ lệ lợi nhuận xuất khẩu bằng 38,3% (theo phụ lục 16, phụ lục 21 của CFA) để cấu thành mức
giá 3,33 USD/pound (hoặc 2,78 USD/pound) và từ đó tính ra mức phá giá là
191% (hoặc 144%) là hoàn toàn vô lý không đúng với thực tế của Việt Nam.
Việc cáo buộc Việt Nam có kế hoạch xuất khẩu ồ ạt tăng cường đe doạ
ngành cá Nheo Mỹ là vô lý.
Việc cáo buộc Chính phủ Việt Nam (Bộ Thủy sản, VASEP) đang triển khai các kế hoạch phát triển rầm rộ sản xuất, chế biến cá Tra và cá Basa để tăng cường bán vào thị trường Mỹ, đe doạ ngành cá Nheo Mỹ, gây tổn hại vật chất và thiệt hại cho CFA là hoàn toàn vô căn cứ.
Hiện tại, ngoài thị trường Mỹ các doanh nghiệp xuất khẩu cá Tra và cá Basa của Việt Nam đang có nhiều thị trường khác như EU, Trung Đông, Nhật, Ôxtralia... đang có nhiều nhu cầu nhập khẩu sản phẩm cá fillet thịt trắng của Việt Nam. Đặc biệt, thị trường Trung Quốc đang có nhu cầu lớn và đầy triển vọng cho nghề cá Việt Nam. Chỉ cần 1/10 số dân Trung Quốc ăn mỗi người 1 kg cá fillet mỗi năm thì nhu cầu sản lượng cá fillet phải trên 100 nghìn tấn một năm. Như vậy, cả chương trình phát triển thuỷ sản cá của Việt Nam nếu có thực hiện được thì từ nay đến năm 2005 cũng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu to lớn nói trên.
Về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trong chăn nuôi cá
Các tiêu chuất chất lượng giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm trong chăn nuôi cá ở Việt Nam luôn được tôn trọng và duy trì bằng cách kiểm tra thường xuyên của các cơ quan có trách nhiệm. Mỗi bè hay hầm cá, nếu muốn được bán cho các nhà chế biến hoặc xuất khẩu, cần phải đạt được vệ sinh và an toàn. Công ty chế biến kiểm tra chất lượng cá của các bè nuôi cá ba lần, lần 1 vào khoảng 2 tháng trước khi đánh bắt, lần 2 vào một tháng trước khi thu hoạch, và lần 3 vào một tuần trước khi thu hoạch. Hơn nữa, các hộ nông dân cũng phải tự áp dụng các biện pháp quản lý nghiêm ngặt để hạn chế rủi ro, bảo toàn nguồn vốn của mình mà hầu hết họ phải đi vay. Nếu điều kiện nuôi quá xấu không đảm bảo, cá có thể nhiễm bệnh chết hàng loạt thì người đầu tiên phải chịu thiệt hại chính là họ.
Toàn bộ số cá được chế biến nếu muốn được xuất khẩu đều phải đạt được các tiêu chuẩn vệ sinh đầy đủ của Bộ Thuỷ sản và các cơ quan liên quan. Trung tâm kiểm tra chất lượng vệ sinh thuỷ sản của Bộ Thuỷ sản là cơ quan giám sát và kiểm tra việc thực hiện các tiêu chuẩn này. Nếu số cá này muốn xuất khẩu vào thị trường nước ngoài như EU, Nhật, Hồng Kông hoặc Mỹ thì chúng buộc phải đạt được tiêu chuẩn chất lượng thực phẩm của nước nhập khẩu. Chính vì vậy, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá Việt nam đã áp dụng các quy định quản lý chất lượng nghiêm ngặt của Châu Âu và Mỹ.
Các quy trình quản lý chất lượng chung như ISO 2001 hay các quy trình quản lý riêng cho chế biến thuỷ sản như HACCP đều được áp dụng và kiểm tra nghiêm ngặt.
Về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm của Catfish Việt nam, Hiệp hội chủ trại nuôi cá nheo Mỹ đã bỏ ra rất nhiều công sức và tiền của để tiến hành những chiến dịch tuyên truyền rộng lớn trên các mạng thông tin đại chúng, để bôi xấu hình ảnh của cá Tra và cá Basa Việt nam, chống lại việc nhập khẩu các loại các này. Tuy nhiên, sự thật là các loại cá da trơn của Việt nam có chất lượng cao, thơm ngon, cơ thịt mềm mại, được xuất khẩu sang nhiều thị trường trên thế giới và được người tiêu dùng của các nước này ngày càng ưa chuộng. Đồng thời chất lượng sản phẩm và chất lượng nước để nuôi cá hoàn toàn đáp ứng các yêu cầu về an toàn vệ sinh và sức khoẻ của người tiêu dùng Mỹ. Từ năm 1998, chương trình kiểm soát dư lượng thủy sản nuôi đã được thực hiện trên các vùng nuôi tập trung của Việt nam, kết quả giám sát thường xuyên được gửi đến Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) và chương trình này đã được chính FDA công nhận. Còn sau khi các phương tiện thông tin đại chúng ở Mỹ rùm beng về chất lượng Catfish Việt nam, tháng 11/2000 một đoàn 20 thành viên gồm các giáo sư của trường Đại học Anbum, một số công ty nuôi và chế biến cá Nheo Mỹ do Chủ tịch Hiệp hội nuôi cá Nheo của Bang Alabama dẫn đầu, đã sang Việt nam tìm hiểu tình hình nuôi và chế biến cá Tra và cá Basa tại các bè cá, ao nuôi và các nhà máy chế biến tại An Giang
và Cần Thơ. Đoàn đã đánh giá tốt về công nghệ nuôi, chế biến, điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm của cá da trơn Việt nam.
Về vấn đề trợ cấp của Chính phủ cho người nông dân nuôi cá xuất khẩu cá
Tất cả những người chăn nuôi, chế biến và xuất khẩu cá ở Việt nam đều khẳng định không hề có bất cứ một sự tài trợ nào, kể cả tài chính và pháp ý của Nhà nước Việt nam cho việc nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu cá Tra, cá Basa ở Việt nam. Hầu hết các nhà chế biến và xuất khẩu đều tổ chức sản xuất từ khâu đầu đến khâu cuối như sản xuất cá giống, thức ăn nuôi cá, tổ chức nuôi, chế biến đến xuất khẩu sản phẩm. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có điều kiện thiên nhiên ưu đãi tạo ra những điều kiện để nuôi cá rất tuyệt vời, người dân lại có kỹ thuật nuôi cá rất tiên tiến, có nguồn nông sản phụ phẩm rất rẻ và tươi, có cách nuôi cá Tra, Basa trong lồng trong điều kiện nước chảy ở sông rạch để cá hưởng thụ được thức ăn do thiên nhiên mang lại nên năng suất cá nuôi là cao nhất thế giới.
Người dân nuôi cá từ làm bè, mua giống, thức ăn, thuốc bảo vệ thực vật
... đến quá trình chăm sóc, các chủ hộ nuôi cá Tra, Basa ở Đồng bằng sông Cửu Long đều phải tự xoay xở mua theo giá trị trường. Thiếu vốn phải vay ngân hàng trả lãi 0,7%-0,75%/ tháng, nếu vay của Công ty Chế biến phải chịu lãi suất là 0,85%-0,9%/tháng (do công ty tính thêm chi phí quản lý) hoặc là vay vốn của tư nhân với mức lãi suất cao từ 3-4%/ tháng. Giá cả lên xuống thất thường các hộ đều phải tự lo liệu. Với giá bán như hiện nay khoảng
13.000 -13.500 đồng/kg, các hộ nuôi cá Tra, Basa đã có lãi và họ hoàn toàn không dựa vào bất cứ sự trợ cấp nào của Nhà nước.
Việc dùng tên cá “Catfish” cho sản phẩm cá xuất khẩu của Việt nam không nhằm mục đích tạo ra sự nhầm lẫn cho người tiêu dùng Mỹ
Về lý do Hiệp hội các chủ trại nuôi cá nheo của Mỹ cho rằng Việt nam đã sử dụng tên cá “Catfish” tên nhãn hiệu hàng hoá để tạo sự nhầm lẫn cho người tiêu dùng Mỹ. Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt nam khẳng định rằng: các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá Tra và cá Basa của
Việt nam hoàn toàn không muốn hai loài cá da trơn này của Việt nam bị nhầm lẫn là cá Nheo nuôi ở Mỹ. Cá Tra và cá Basa của Việt nam là các loài cá đặc hữu của vùng châu thổ sông Mê Kông thuộc giống Pangasius, họ Pangasiidae, bộ Siluriformes - bộ cá gồm hơn 2.500 loài cá da trơn, phân bổ khắp trên thế giới, kể cả cá Nheo Mỹ (Ictalurus Punctatus) cùng có chung tên tiếng Anh là “Catfish”. Về mặt khoa học và tập quán thương mại, không thể lấy tên một nhóm sản phẩm lớn của thủy sản thế giới để dành riêng cho một loài nào trong số đó. Việc Mỹ giành lấy tên “Catfish” cho riêng loài cá Nheo Mỹ là không thoả đáng.
Về phía mình các doanh nghiệp Việt nam đã thực hiện nghiêm túc Quyết định số 178/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và các quy định của Bộ Thuỷ sản, Bộ Thương mại về việc ghi nhãn mác hàng hoá. Trên tất cả các bao vì của sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu đề ghi rõ dòng chữ tiếng Anh “Sản phẩm của Việt nam” hoặc “Sản xuất tại Việt nam” và thực hiện việc ghi tên đầy đủ cả tên khoa học lẫn tên thương mạitheo đúng quy định của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền của Mỹ và Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ đối với các sản phẩm xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Cụ thể là: Đối với cá Basa - tên khoa học là Pangasius Bocourti, tên thương mại: Basa, Bocuorti Catfish. Đối với cá Tra - tên khoa học Pangasius Hipothalmus, tên thương mại: Swai Striped Catfish, Sutchi Catfish.
Điều đáng nói ở đây là trong khi FDA và nhiều Viện Nghiên cứu có uy tín của Mỹ đã tốn nhiều thời gian để định danh các loại cá da trơn trên thế giới, trong đó xác định rõ hai loại cá của Việt nam thuộc nhóm cá có tên chung là Catfish, và đưa thêm vào tính ngữ để phân biệt với loài cá da trơn khác, thì Hạ viện Mỹ lại không cho phép sử dụng tên Catfish (dù có tính ngữ hay không) cho các loài cá da trơn nhập khẩu, nếu chúng không thuộc họ Ictaluridae là loại cá chỉ nuôi tại Mỹ. Rõ ràng, quyết định của Hạ viện Mỹ đã đi ngược luận cứ khoa học và tập quán khoa học thông thường trên thế giới, đi ngược lợi ích của đông đảo người tiêu dùng Mỹ, chỉ nhằm bảo vệ lợi ích của một nhóm nhỏ các chủ trại nuôi cá Nheo của Mỹ. Ông Steven, Chủ tịch
tập đoàn Slade Corton, một tập đoàn sản xuất thuỷ sản lớn, có truyền thông lâu đời và rất có uy tín ở Mỹ đã nói lên ý kiến của mình:
“Dự luật ngân sách nông nghiệp năm 2002 bao gồm một sự bảo trợ
thiển cận cho công nghiệp cá Nheo nội địa ...
Luật này đã hạn chế tự do thương mại, là một thứ bảo hộ rành rành, trái ngược với tinh thần khoa học và thực tiễn của thương mại thế giới và về lâu dài sẽ gây ảnh hưởng bất lợi cho công nghiệp cá Nheo của nước nhà, bằng cách ru ngủ ngành này với một ảo tưởng hão huyền về sự bảo hộ giá và về thị trường”.
2.3 Kết luận và giải pháp từ phía các doanh nghiệp Việt Nam
2.3.1 Kết luận
Vùng Đồng bằng sông Cửu long của Việt nam với sự ưu đãi của thiên nhiên cùng với kinh nghiệm và truyền thống lâu đời, đã nuôi dưỡng và phát triển được giống cá quý, đó là cá Tra và cá Basa, và sản phẩm cá fillet Việt nam ngày càng được khách hàng khắp nơi trong và ngoài nước ưa chuộng, là niềm tự hào cho ngành thuỷ sản Việt nam
Việc Hiệp hội các chủ trại nuôi cá Nheo Mỹ đưa ra những lập luận sai trái để yêu cầu Bộ Thương mại Mỹ và Uỷ ban Thương mại Quốc tế Mỹ áp đặt thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm fillet cá Tra và cá Basa Việt nam là một hình thức nhằm tăng cường sự bảo hộ nội địa, không thể hiện cạnh tranh công bằng, sòng phẳng đúng với tinh thần của nền kinh tế thị trường và mậu dịch tự do và Mỹ thường luôn luôn nói tới.
Các doanh nghiệp Việt nam cho rằng việc CFA kiện các doanh nghiệp Việt nam bán phá giá sản phẩm fillet cá Tra và cá Basa trên thị trường Mỹ là không phù hợp, mơ hồ và trái với các nghuyên tắc thương mại công bằng. Các doanh nghiệp Việt nam khẳng định có đầy đủ cơ sở lập luận và chứng cớ thực tế để chứng minh rằng: Việt nam không bán phá giá sản phẩm fillet cá Tra và cá Basa trên thị trường Mỹ; và các doanh nghiệp Việt nam cũng hoàn
toànkhông có bất cứ sự trợ cấp nào của Chính phủ cho việc sản xuất và xuất khẩu sản phẩm fillet cá Tra và cá Basa sang thị trường Mỹ.
Phía Việt nam đề nghị Uỷ ban Thương mại Quốc tế Mỹ và Bộ Thương mại Mỹ khi xem xét vụ kiện cần xét đến lợi ích của cả hai bên, đặc biệt là lợi ích của nhiều nông dân nghèo nuôi cá ở Việt nam, và lợi ích của người tiêu dùng Mỹ trong việc được lựa chọn sản phẩm cá với giá cả phải chăng và chất lượng tốt. Mọi quyết định được đặt ra trong bối cảnh thực hiện các cam kết giữa hai Chính phủ Mỹ và Việt nam về thương mại công bằng và cùng có lợi và vì quyền lợi của số người dân của cả hai nước.
2.3.2 Đề xuất áp dụng hạn ngạch đối với cá basa xuất khẩu sang Mỹ
Đầu tháng 4 năm 2003, một biện pháp nhằm giải quyết vụ kiện cá tra, cá basa Việt nam bán phá giá tại thị trường Mỹ vừa được Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt nam (VASEP) kiến nghị với đoàn công tác của Bộ thương mại Mỹ (DOC) là sử dụng hạn ngạch( quota ) đối với sản phẩm cá tra, cá basa phile đông lạnh xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Đề xuất này được đưa ra trước khi đoàn khảo sát của DOC kết thúc chuyến làm việc tại Việt nam
Sau hai tuần khảo sát vào cuối tháng 3 năm 2003, DOC đã tiến hành điều tra quy trình sản xuất cá tra, cá basa của Việt namtại bốn công ty chế biến và xuất khẩu lớn tại đồng bằng sông Cửu long là Agifish, Cataco, Vĩnh hoàn và Nam Việt. Qua chuyến khảo sát này, các doanh nghiệp Việt nam đã trình bày trực tiếp với các chuyên viên của DOC về quy trình đồng bộ từ sản xuất con giống, nuôi cá, thương phẩm đến chế biến và xuất khẩu các sản phẩm cá tra, cá basa.
Việc sử dụng hạn ngạch sẽ là một giải pháp dung hoà và có lợi cho cả hai phía Việt nam và Mỹ.Trước mắt, hướng giải quyết mà VASEP đưa ra là sẽ sử dụng hạn ngạch trong 3 năm từ 2003 đến 2005. Cụ thể, năm 2003 hạn ngạch bằng 90%, năm 2004 hạn ngạch bằng 95% và năm 2005 bằng 100% mức xuất khẩu của năm 2002. Từ sau năm 2005 trở đi sẽ không áp dụng hạn
ngạch xuất khẩu nữa. Hạn ngạch sẽ được công khai phân bổ minh bạch cho các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu dựa trên khối lượng xuất khẩu mặt hàng này sang Mỹ trước đây của mỗi doanh nghiệp. Việc thực hiện hạn ngạch sẽ được thực hiện nghiêm ngặt bằng các chế tài của Bộ thuỷ sản và các cơ quan Chính phủ Việt nam. Các doanh nghiệp xuất khẩu vượt quá hạn ngạch hàng năm đã được phân bổ sẽ bị phạt bằng hình thức cắt giảm hạn ngạch xuất khẩu của các năm sau, với mức cắt giảm bằng 25% hạn ngạch. Ngoài ra, nếu doanh nghiệp nào vi phạm nghiêm trọng thì sẽ bị rút toàn bộ hạn ngạch để cấp cho đơn vị khác, đồng thời sẽ áp dụng xử phạt hành chính theo pháp luật hiện hành.
VASEP cũng dự kiến sẽ tiến hành việc ghi nhãn đối với các sản phẩm cá xuất khẩu. Theo đó, các doanh nghiệp thành viên VASEP sẽ phải cam kết thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các biện pháp nhằm đảm bảo việc thống nhất ghi nhãn đối với sản phẩm cá tra, cá basa xuất khẩu sang thị trường Mỹ, đáp ứng hoàn toàn các qui định về ghi nhãn của Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (US.FDA). Các doanh nghiệp thành viên VASEP sẽ phải thực hiện đầy đủ các qui trình, qui phạm công nghệ cần thiết để đảm bảo các sản phẩm cá tra, cá basa xuất khẩu sang Mỹ hoàn toàn đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm của US.FDA
II. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG THUẾ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ Ở VIỆT NAM
1. Các quy định hiện tại của Việt Nam liên quan đến thuế chống bán phá giá
Việt nam đang trong quá trình đàm phán gia nhập WTO và đang tiến hành xây dựng chính sách thương mại phù hợp với quy định của WTO. Song song với việc loại bỏ dần các hàng rào phi thuế quan, ta cần nghiên cứu để đưa vào áp dụng các biện pháp bảo hộ mới được WTO cho phép sử dụng như: thuế chống phá giá, tự về, hạn ngạch thuế quan.
Điều 9 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 04/1998/QH10 ngày 20/05/1998 cho phép áp dụng thuế bổ sung đối với hàng nhập khẩu bị bán phá giá vào Việt nam. Quyết định số
46/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 04/04/2001 cũng quy định việc xây dựng nguyên tắc áp dụng thuế chống bán phá giá trong năm 2001.
2. Tác động bảo hộ của việc áp dụng thuế chống bán phá giá đối với sản xuất trong nước
Áp dụng thuế chống bán phá giá sẽ tạo ra sự bảo hộ cao hơn đối với các nhà sản xuất sản phẩm tương tự ở trong nước. Mức bảo hộ tăng lên bằng biên độ phá giá, hay là sự chênh lệch giữa giá bán của sản phẩm đó tại nước xuất khẩu và giá xuất khẩu (GTTT-GXK). Do đó, nhà sản xuất hàng hoá tương tự ở trong nước không thể bán sản phẩm của mình ở mức giá cao hơn giá bán của sản phẩm đó ở nước xuất khẩu cộng thêm các chi phí liên quan tới xuất khẩu như bảo hiểm, vận tải, môi giới ... nhân với thuế nhập khẩu.
Thực tế cho thấy chỉ có các ngành sản xuất có quy mô đáng kể, có sự kiên kết khá chặt chẽ, có sức mạnh chính trị nhất định mới có thể phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền của chính phủ để áp dụng thành công thuế chống bán phá giá. Như vậy, trong ngắn hạn việc áp dụng thuế chống bán phá giá sẽ góp phần duy trì sản xuất của những ngành đó, qua đó tạo ra sự ổn định chính trị, giảm thất nghiệp và sự phá sản của một số nhà sản xuất.
Mặc dù áp dụng thuế chống bán phá giá sẽ có lợi cho nhà sản xuất trong nước do bán được sản phẩm với giá cao hơn nhưng sẽ gây ra thiệt hại cho người tiêu dùng. Nhiều nghiên cứu về khía cạnh kinh tế của hiện tượng bán phá giá cho rằng bán phá giá là một hiện tượng kinh tế phổ biến và bình thường, cả trong trường hợp giá bán trong nước thấp hơn giá xuất khẩu tức là có sự phân biệt đối xử về giá, cũng như trường hợp giá xuất khẩu thấp hơn chi phí sản xuất, kể cả chi phí cố định. Lợi ích tăng lên đối với các nhà sản xuất trong nước không đủ bù đắp thiệt hại của người tiêu dùng, hay nói cách khác là thiệt hại chung đối với toàn xã hội.
Ngoài ra, áp dụng thuế này cũng sẽ gây ra thiệt hại đối với những nhà sản xuất sử dụng sản phẩm liên quan làm nguyên liệu cho sản xuất các hàng hoá khác. Ví dụ rõ ràng là các nhà chế tạo ô tô Hoa Kỳ gặp khó khăn lớn trong cạnh tranh với các đối thủ Châu Âu và Nhật bản do họ phải sử dụng thép với giá cao hơn khi chính phủ áp dụng thuế chống bán phá giá để tăng cường bảo hộ các nhà sản xuất thép.
Thuế chống bán phá giá cũng có thể làm giảm tính cạnh tranh dài hạn. Thật vậy thuế này chỉ pháp dụng trong một giai đoạn nhất định. Do nhiều nguyên nhân, các nhà sản xuất nước ngoài có thể hạ được chi phí sản xuất và không bán phá giá nữa. Trong trường hợp này giá xuất khẩu có thể không đổi, thậm chí ngày càng thấp đi. Nếu các nhà sản xuất trong nước không nhận thức rõ điều này mà chậm đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất ... quá dựa dẫm vào sự bảo hộ cao hơn do áp dụng thuế này mang lại thì về dài hạn họ sẽ mất đi khả năng cạnh tranh với các nhà sản xuất hàng hoá tương tự của nước xuất khẩu.
Các doanh nghiệp được bảo hộ cần nhận thức sau một giai đoạn nào đó, thường là vài năm, hiện tượng bán phá giá có thể biến mất nhưng hàng nhập khẩu vẫn ngày càng rẻ, do đó phải nhanh chóng nâng cao sức cạnh tranh càng sớm càng tốt.
3. Dự báo tình hình phát triển kinh tế Việt Nam khi áp dụng thuế chống bán phá giá
Việt Nam đang xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đồng thời đang chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Sau hơn mọt thập kỷ phát triển kinh tế khá ngoạn mục, Việt nam đề ra chiến lược phát triển kinh tế xã hội năm 2001 - 2010 với mục tiêu tăng gấp đôi GDP sau mười năm và đến năm 2020 Việt nam sẽ là nước công nghiệp. Đường lối phát triển này của Việt nam có liên quan rất lớn tới việc áp dụng thuế chống bán phá giá.
Trong tương lai sẽ xuất hiện ngày càng nhiều ngành sản xuất hàng hoá lớn mạnh. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu của sự hình thành và phát triển, những ngày này là những ngành non trẻ với những đặc điểm điển hình là đầu tưu vào sản xuất lớn nhưng chưa thu hồi vốn, giá thành cao. Ngoài ra, là nước đi sau nên phần lớn những ngành này là những ngành sử dụng nhiều lao động.
Trong những năm qua đã hình thành một số ngành sản xuất như vậy. Trong lĩnh vực công nghiệp là những ngành như dệt may, da giầy, sắt thép, xi măng, phân hoá học, ... Trong lĩnh vực nông nghiệp là một số ngành trồng trọt như mía đường, gạo, cà phê, cao su thiên nhiên, hạt tiêu .. Trong lĩnh vực thuỷ sản là nuôi tôm, nuôi cá. Có thể thấy rằng những ngành sản xuất Việt nam có lợi thế so sánh cao như lúa gậohy muôi cá thì khả năng bị nước ngoài áp dụng thuế chống bán phá giá khá lớn. Ngược lại, những ngành đòi hỏi vốn đầu tư lớn, công nghệ tương đối tiên tiến như sắt thép, xi măng lại được bảo hộ rất cao bằng các công cụ thuế quan và hạn chế định lượng. Do đó, mặc dù có nhiều khả năng nước ngoài đã án phá giá vào Việt nam một số mặt hàng, chẳng hạn sắt thép hay xi măng nhưng nhu cầu sử dụng công cụ thuế chống bán phá giá chưa xuất hiện.
Trong những năm tới tình hình sẽ thay đổi. Một mặt, nhiều ngành sẽ xuất hiện với quy mô sản xuất hàng hoá như công nghiệp hoá dầu, điện tử, chăn nuôi lợn, chế biến sữa, chế biến nông sản ... Mặt khác, do các cam kết với các tổ chức kinh tế thương mại quốc tế và khu vực, Việt nam sẽ dần dần phải cắt giảm và tiến tới loại bỏ các biện pháp hạn chế định lượng. Phần lớn những ngành này có sức cạnh tranh chưa cao nên nhu cầu áp dụng thuế chống bán phá giá để tăng cường bảo hộ sẽ ngày càng lớn.
Ngoài ra, đường lối lâu dài của Việt nam là phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. Doanh nghiệp Nhà nước vẫn tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong một số lĩnh vực sản xuất hàng hoá, nhưng các doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ phát triển nhanh về số lượng cũng như quy mô.
Điều này đặt ra vấn đề triển khai áp dụng thuế chống bán phá giá như thế nào để đảm bảo được lợi ích cao nhất cho toàn xã hội. Rõ ràng là các doanh nghiệp lớn có sức mạnh chính trị đáng kể nên có nhiều cơ hội hơn trong việc vận động các cơ quan có thẩm quyền điều ta và áp dụng thuế chống bán phá giá cho các sản phẩm của họ. Nhưng với hàng trăm doanh nghiệp tư nhân, trong nhiều trường hợp là hàng vạn hộ nông dân thì sức mạnh chính trị của họ nhiều khi lại không cao. Do đó, cần có cơ chế thực thi thích hợp để có thể bảo hộ được nhóm các nhà sản xuất này.
4. Một số vấn đề liên quan tới áp dụng thuế chống bán phá giá ở Việt nam
Như đã phân tích ở trên, khi áp dụng thuế chống bán phá giá thì lợi ích chúng về mặt kinh tế của toàn xã hội có thể bị giảm. Do đó, vấn đề đầu tiên đặt là có nên áp dụng thuế này không ngay cả khi các điều kiện cần thiết để áp dụng thuế này được tuân thủ. Nói cách khác, ngay cả khi đã có đuể các điều kiện để áp dụng thuế chống bán phá giá theo các quy định của Hiệp định về thuế chống bán phá giá của WTO, cơ quan chắc năng vẫn cần cân nhắc mọi yếu tố liên quan để quyết định có nên áp dụng thuế này không. Ví dụ, thịt cừu của New Zealand bị bán phá giá vào Việt nam và gây thiệt hại cho một số nông dân nuôi cừu. Nhưng một mặt Chính phủ thấy rằng hiệu quả của việc nuôi cừu ở Việt nam rất thấp nên cần khuyến khích những nông dân đó nuôi dê, mặt khác Chính phủ đang khuyến khích phát triển du lịch, trong đó việc cung cấp thịt cừu chất lượng cao với giá thấp là một yếu tố thúc đẩy du khách vào Việt nam. Trong trường hợp đó nhất thiết phải áp dụng thuế chống bán phá giá với thiệt cừu nhập khẩu từ New Zealand.
Thứ hai, hiện nay Việt nam chưa có văn bản pháp lý làm cơ sở áp dụng thuế chống bán phá giá. Trong bối cảnh nhiều ngành sản xuất hàng hoá đang phát triển khá nhanh, việc áp dụng thuế chống bán phá giá có thể là cần thiết để bảo hộ một số nhà sản xuất nhất định. Do đó, Việt nam cần nhanh chóng xây dựng và ban hành văn bản pháp lý về thuế chống bán phá giá dựa trên
Hiệp định tương ứng của WTO. Để có thể triển khai được công cụ này trên thực tế, văn bản pháp lý cần phải có những quy định rất cụ thể về các cơ quan thực thi, đặc biệt là các cơ quan điều tra phá giá và cơ quan đánh giá đặc biệt.
Thứ ba, song song với việc ban hành văn pháp lý về thuế chống bán phá giá, Việt nam cần nhanh chóng đào tạo nguồn nhân lực ở nhiều lĩnh vực khác nhau liên quan tới áp dụng thuế này. Chẳng hạn, cần có kế hoạch đào tạo sớm các luật sư chuyên về thương mại quốc tế để họ có thể tham gia giải quyết tranh chấp liên quan tới việc áp dụng thuế này. Thật vậy, việc áp dụng thuế chống bán phá giá phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của WTO. Do đó có nhiều tình huống Việt nam phải đương đầu với cơ chế giải quyết tranh chấp của tổ chức này. Nếu không có sự đào tạo các luật sư có đủ năng lực thì Việt nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan tới áp dụng thuế chống bán phá giá.
Thứ tư, Việt nam cũng cần củng cố và khuyến khích các nhà sản xuất thành lập các hiệp hội. Thông qua hiệp hội các sản xuất sẽ dễ dàng hơn trong việc nộp đơn yêu cầu cơ quan chức năng khởi đầu điều tra phá giá. Ngoài ra, chính các hiệp hội mới có nhiều điều kiện để cung cấp và thẩm định nhiều thông tin liên quan tới việc nhà xuất khẩu bán phá giá, giá bán trong nước, chi phí sản xuất tại nước xuất khẩu... Nhà nước cần có kế hoạch phổ biến cho các hiệp hội về các vấn đề liên quan tới thuế chống bán phá giá.
Cuối cùng, Việt nam cần tích cực theo dõi những diễn biến của Vòng đàm phán Doha về “Các quy tắc mới” (New Rules), trong đó khả năng các thành viên WTO sẽ xem xét, sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiệp định về thuế chống bán phá giá. Đồng thời Việt nam cũng cần nghiên cứu về xu hướng áp dụng thuế này trên thế giới để có thể có những quyết định với các đối tác thương mại, vừa cân bằng được lợi ích của nhà xuất cũng như người tiêu dùng trong nước, vừa không gây căng thẳng trong quan hệ thương mại, ngoại giao với các nước trong khu vực và trên thế giới.
III. CÁC KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP LIÊN QUAN TỚI VIỆC ÁP DỤNG THUẾ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ TẠI VIỆT NAM
1. Kiến nghị về việc áp dụng thuế chống bán phá giá tại Việt Nam
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã vạch ra đường lối phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chủ động hội nhập kinh tế quốc dân trên cơ sở phát huy tối đa nội lực. Chính sách thương mại của Việt Nam đang có những thay đổi sâu sắc theo đúng lối đó, cụ thể là chính sách thương mại ngày càng tự do hoá và phù hợp dần với các nguyên tắc và quy định của luật thương mại quốc tế.
Về thuế quan, thuế suất với hầu hết các mặt hàng sẽ giảm dần. Đồng thời, Việt Nam cũng phải cam kết ràng buộc với phần lớn biểu hiện thuế nhập khẩu. Điều này đồng nghĩa với việc Việt Nam không thể tăng thuế suất một cách tuỳ tiện.
Về các hàng rào thuế quan, Việt Nam có thể duy trì các hàng rào phi thuế quan không phù hợp với thông lệ quốc tế trong vòng vài năm nữa. Nhưng chắc chắn sau đó các hàng rào này sẽ phải loại bỏ. Khi đó, chỉ có thuế quan là công cụ bảo hộ trực tiếp cho một số ngành sản xuất hàng hoá trong nước hiện nay sức cạnh tranh còn kém.
Ngoài ra, Việt Nam đang tham gia khá chủ động và tích cực vào các khu vực thương mại quốc tế và khu vực, kể cả khu vực mậu dịch tự do (FTA). Việt Nam đã là thành viên của khu vực thương mại tự do ADEAN (AFTA), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu á - Thái bình dương (AFEC), Diễn đàn hợp tác á - âu (ASEM). Sự tham gia các tổ chức thương mại này sẽ gắn nền kinh tế Việt Nam ngày càng chặt chẽ với các nền kinh tế khác.
Việt Nam cũng đang cùng các nước ASEAN khác đàm phán thành lập hai khu vực thương mại tự do mới. Đó là Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - CER giữa ASEAN với Australia và Zealand và Khu mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc.
Song song với việc tham gia các tổ chức thương mại khu vực hoặc đàm phán để thành lập các khu vực thương mại tự do mới, Việt Nam đang tích cực đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Như vậy có thể thấy rằng trong vòng năm đến mười năm nữa chính sách thương mại của Việt
Nam tương đối tự do và phù hợp với các chuẩn mực của luật thương mại quốc
tế.
Rõ ràng là từ nay trở đi các biện pháp bảo hộ sản xuất trong nước, cả thuế quan lẫn phi thuế quan - đặc biệt là các biện pháp hạn chế định lượng như cấm nhập khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, giấy phép nhập khẩu không tự động, sẽ ngày càng giảm. Việt Nam cần phải áp dụng các công cụ mới vừa có tác động bảo hộ sản xuất trong nước theo hướng tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng vừa phù hợp với luật thương mại quốc tế. Thuế chống bán phá giá là một công cụ như vậy.
Bán phá giá là một hiện tượng kinh tế bình thường, không bị cấm theo quy định của luật thương mại quốc tế. Khi mà Việt Nam phải cắt giảm các biện pháp hạn chế định lượng thì khả năng hàng nhập khẩu bị bán phá giá vào Việt Nam sẽ càng tăng. Vì vậy, Việt Nam cần phải nhanh chóng áp dụng thuế chống bán phá giá. Đây vừa là công cụ bảo hộ hợp pháp cho sản xuất trong nước vừa đảm bảo sự tranh tranh bình đẳng với các nhà sản xuất của nước ngoài.
2. Các giải pháp liên quan tới việc áp dụng thuế chống bán phá giá tại
Việt Nam.
Như phần trên đã phân tích, trong việc bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu và toàn diện vào nền kinh tế thế giới, Việt Nam cần cân nhắc tới việc áp dụng thuế chống bán phá giá phù hợp với các quy định liên quan của WTO, Việt Nam cần nhanh chóng ban hành văn bản quy phạm pháp luật về thuế chống bán phá giá, xây dựng bộ máy thực thi có hiệu quả và đặc biệt là phải làm tốt công tác tuyên truyền cho các doanh nghiệp nắm rõ về biện pháp này.
2.1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về áp dụng thuế chống bán phá giá
Sự cần thiết ban hành văn bản quy phạm pháp luật
Thuế chống bán phá giá đã được áp dụng trên thế giới cách đây gần 100 năm và ngày càng được áp dụng nhiều không những ở các nước phát triển mà cả ở các nước đang phát triển.
Việt nam đã cân nhắc tới việc áp dụng thuế này. Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩ số 04/1998/HQ 10 ngày 20/5/1998 đã cho phép áp dụng thuế bổ sung đối với hàng nhập khẩu được bán phá giá vào Việt Nam. Quyết định của Thủ tướng chính phủ số
46/2001/QĐ - TTg ngày 4/4/2001 về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thời kỳ 2001 - 2005 cũng quy định việc xây dựng nguyên tắc áp dụng thuế chống bán phá giá trong năm 2001.
Mặc dù vậy, những quy định tại hai văn bản này còn quá sơ sài. Muốn áp dụng được thuế chống bán phá giá phù hợp với quy định của WTO Việt Nam cần sớm xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật về thuế chống bán phá giá trên cơ sở các quy định của Hiệp định về Chống bán phá giá của WTO, có tham khảo tới luật và thực tiễn áp dụng của một số thành viên WTO.
Căn cứ vào thực tiễn ban hành các văn bản pháp quy ở Việt Nam thì hình thức Pháp lệnh sẽ thích hợp nhất đối với văn bản pháp quy về thuế chống bán phá giá.
Phạm vi, đối tượng điều chỉnh
Phạm vi điều chỉnh của pháp lệch về thuế chống bán phá giá bao gồm: quy định các điều kiện, thủ tục và các vấn đề liên quan để có thể đánh thuế chống ban phá giá đối với hàng nhập khẩu được bán phá giá vào Việt Nam.
Đối với điều chỉnh của Pháp lệnh là hàng nhập khẩu vào Việt Nam được bán phá giá ảnh hưởng bất lợi đến các nhà sản xuất hàng hoá tương tự tại Việt Nam.
Nội dung
Các quy định chung: Phạm vi áp dụng, đối tượng điều chỉnh cảu thuế chống bán phá giá, các quy định cần thiết và nguyên tắc áp dụng thuế chống bán phá giá.
Điều tra và tính biên độ phá giá: Xác định biên độ phá giá của mặt hàng nhập khẩu, quyết định tiếp tục điều tra hay ngừng lại.
Điều tra thiệt hại: Xác định thiệt hại đối với ngành sản xuất hàng hoá tương tự trong nước khi phải cạnh tranh với hàng nhập khẩu bị bán phá giá; xác định mối lien hệ giữa thiệt hại và việc bán phá giá.
Trình tự áp dụng thuế chống bán phá giá: áp dụng biện pháp tạm thời, đánh thuế chính thức, truy thu thuế, thời hạn đánh thuế, hoàn thuế.
Tổ chức bộ háy thực hiện:
+ Cơ quan làm đầu mối quản lý Nhà nước về việc chống bán phá giá: tiếp nhận đơn yêu cầu điều tra, tiến hành điều tra và ra kết luận về mức thuế chống bán phá giá.
+ Cơ quan thu thuế chống bán phá giá.
+ Các cơ quan phối hợp: trách nhiênh và quyền hạn cụ thể.
Dự kiến bố cục của văn bản
+ Chương I: Các quy định chung.
+ Chương II: Điều tra để áp dụng thuế chống bán phá giá.
+ Chương III: Áp dụng thuế chống bán phá giá.
+ Chương IV: Rà soát việc áp dụng thuế chống bán phá giá.
+ Chương V: Quản lý Nhà nước về thuế chống bán phá giá.
+ Chương VI: Các điều khoản thi hành.
Dự kiến thời hạn ban hành
Các quy định liên quan tới thuế chống bán phá giá rất phức tạp. Ngoài ra, Việt Nam đang đàm phán gia nhập WTO, do đó việc soạn thảo pháp lệnh cần hết sức cẩn thận và tỷ mỷ.
Với nguồn lực cán bộ của Việt Nam có thể tham gia vào soạn thảo pháp kệnh như hiện nay thời gian cần thể để xây dựng sẽ không thể ngắn hơn 18 tháng.
Phê chuẩn
Việt Nam đang tiến hành cải cách sâu rộng mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội nên chương trình xây dựng luật pháp của Quốc hội rất đồ sộ. Quốc hội có thể đặt ưu tiên cao cho các văn bản pháp quy dạng Luật hơn là Pháp lệnh. Do đó, Chính phủ cần thuyết minh sự cần thiết của Pháp lệnh về thuế chống bán phá giá để Pháp lệnh này có thể được Quốc hội khoá XI phê chuẩn trong năm
2004.
Kinh phí
Theo quy định hiện hành thì kinh phí dành cho việc nghiên cứu, xây dựng Pháp lệnh khá thấp. Trong khi đó công việc cần có sự tham gia của nhiều cán bộ từ các cơ quan khác nhau và hầu hết họ đều rất bận. Vì vậy cần tim ra các nguồn kinh phí hỗ trợ khác, chẳng hạn từ các nguồn nghiên cứu khoa học hay sự tài trợ của các Hiệp hội sản xuất.
Ngoài ra cần tranh thủ sự ủng hộ của nhà tài trợ quốc tế. Hiện nay nhiều chính phủ và các tổ chức quốc tế ủng hộ mãnh mẽ tiến trình cải cách và hội nhập kr quốc tế của Việt Nam. Nhận thức cơ hội này, Việt Nam cần tích cực tìm kiếm sự hỗ trợ kỹ thuật từ các nguồn lực ngoài nhằm đào tạo cán bộ và xây dựng chính sách về chống bán phá giá cũng như xây dựng văn bản pháp quy về thuế chống bán phá gía.
2.2. Tổ chức bộ máy thực thi
Trên thực tế Pháp lệnh về thuế chống bán phá gía đã khó nhưng thực thi có còn khó hơn. Các chương trước đã phân tích chi tiết về sự phức tạp của hoạt động đièu tra hàng nhập khẩu bị bán phá giá theo quy định tại Hiệp địng về Chống bán phá giá của WTO cũng như điều tra thiệt hại đôí với các nhà sản xuất sản phẩm tương tự trong nước do hàng nhập khẩu bị bán phá giá gây ra. Cần phải có bộ máy thực thi hiệu quả thì mới đạt đồng chí mục tiêu của
pháp lệnh cũng như trách được các tranh chấp quốc tế do việc áp dụng thuế
chống bán phá giá không phù hợp với Hiệp định về chống bán phá giá.
Mối liên quan giữa bộ máy thực thi chống phá giá và tự vệ
Tháng 6 năm 2002 Việt Nam đã ban hành Pháp lệnh về tự vệ đối với hàng hoá nhập khẩu. Song song với xây dựng Pháp lệnh về thuế chống bán phá giá, Việt Nam cũng đang xây dựng Pháp lệnh về thuế chống trợ cấp. Đây là những biện pháp hạn chế nhập khẩu để bảo hộ nhà sản xuất trong nước với điều kiện chung là hàng nhập khẩu gây ra hoặc có nguy cơ gây ra thiệt hại nghiêm trọng đối với các nhà sản xuất hàng hoá tương tự trong nước.
Do cần cân nhắc tới bộ máy duy nhất thực thi cả ba biện pháp này, trong hoàn cảnh Việt Nam đang cải cách hành chính, tinh giảm bộ máy cơ quan quản lý Nhà nước, có lẽ khó có thể thành lập một cơ quan chuyên trách. Hơn nữa, kim ngạch nhập khẩu hàng năm của Việt Nam cũng chưa quá lớn nên nếu lập một cơ quan chuyên trách có thể không hiệu quả.
Như vậy có thể thành lập một bộ máy không chuyên trách phụ trách cả ba biện pháp. Các thành viêc của bộ phận này là các cán bộ có chuyên môn sâu về thương mại quốc tế, luật quốc tế, kế toán, ...
Điều tra phá giá
Điều tra phá giá rất phức tạp và tốn kém nguồn lực. Các cán bộ tham gia điều tra phá giá cần có kiến thức sâu về kinh tế vi mô, kinh tế ngành, kế toán và ngoại ngữ. Đồng thời cần phải hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp sản xuất mặt hàng tương tự ở trong nước, trong quá trình điều tra hàng nhập khẩu được bán phá giá như thế nào.
Điều tra thiệt hại
Cét về lợi ích của những ngành sử dụng hàng nhập khẩu hay người tiêu dùng thì hàng nhập khẩu bị bán pha giá làm tăng lợi ích của họ. Như vậy chỉ nên áp dụng thuế chống bán phá giá khi hàng nhập khẩu đó gật thiệt hại nghiêm trọng đối với các nhà sản xuất mặt hàng tương tự ở trong nước.
Tuy nhiên, việc đánh giá thiệt hại vừa khó về mặt kỹ thuật lại vừa phức tạp về mặt xã hội. Chắc chắn là các nhà sản xuất sẽ tìm mọi cách vận động để
cơ quan điều tra thiệt hại thổi phổng ít nhiều thiệt hại do hàng nhập khẩu bị bán phá giá gây ra cho họ. Trong thực hiện ở Việt Nam tham nhũng còn khá phổ biến thì việc điều tra thiệt hại lại càng phức tạp.
Nếu tách cơ quan điều tra thiệt hại độc lập với điều tra bán phá giá thì sẽ đảm bảo khách quan hơn nhưng tổ chức lại cồng kềnh. Như vậy Việt Nam nên tiếp cận theo hướng chỉ có một cơ quan chung vừa điều tra bán phá giá vừa điều tra thiệt hại. Đồng thời cần có những quy định chặt chẽ và tuyển chọn cán bộ có đạo đức tốt để đảm bảo công việc điều tra thiệt hại.
Cơ quan thực thi
Việt Nam nên học hỏi kinh nghiệm của Thái Lan liên quan tới cơ quan thực thi Pháp lệnh về thuế chống bán phá giá. Cơ quan này có thể là một Uỷ ban do Bộ trưởng Thương mại đứng đầu, các thành viên là các thứ trưởng Bộ tài chính, Công nghiệp, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Xây dựng, Giao thông vận tải và một số chuyên gia về luật thương mại quốc tế, kế toán, kinh tế.
Kết luận
Muốn áp dụng được thuế chống bán phá giá cần có sự quan tâm phối hợp chặt chẽ của nhiều cơ quan trung ương tới địa phương và doanh nghiệp.
Cần nhanh chóng tổ chức các khoá đào tạo về áp dụng thuế chống bán phá giá cho đông đảo các bộ ngành. Nội dung của các khoá đào tạo này sẽ bao gồm những vấn đề kinh tế liên quan tới bán phá giá, những quy định về thuế chống bán phá giá của WTO, kinh nghiệm áp dụng thuế chống bán phá giá của một số nước và những vấn đề đang nổi lên tại Vòng đàm phán Doha của WTO liên quan tới vấn đề chống bán phá giá.
Các cơ quan nghiên cứu cần triển khâi các đề tài về chống bán phá giávà tư vấn cho nhà hoạch định chính sách về những ưu điểm cũng như nhược điểm của hệ thống chính sách hiện tại liên quan tới chống bán phá giá.
Đồng thời, các cơ quan nghiên cứu cũng phải đi tiên phong trong việc
đưa ra các kiến nghị về áp dụng thuế chống bán phá giá trong các trường hợp
cụ thể, đặc biệt là khi cơ quan chức năng đã quyết định điều tra. Những kiến nghị cần cụ thể như có nên áp dụng thuế chống bán phá giá đối với hàng nhập khẩu đang được điều tra hay không, lợi ích và thiệt hại đối với mỗi nhóm là bao nhiêu, thuế suất có đúng bằng mức biên độ phá giá không hay nên thấp hơn, những phản ứng quốc tế khi áp dụng thuế chống bán phá giá sẽ như thế nào,.v.v..
Cần tổ chức, tuyên truyền cho các doanh nghiệp có những hiểu biết nhất định về quyền của họ đối với việc tiến hành điều tra áp dụng thuế chống bán phá giá, nghĩa vụ tham gia của họ trong tiến trình điều tra,...
Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần biết rõ nguy cơ hàng xuất khẩu của họ cũng có bị nước nhập khẩu áp dụng thuế chống bán phá giá. Vì vậy các doanh nghiệp sản xuất/ xuất khẩu một loại mặt hàng nên hợp tác với nhau dưới hình thức hiệp hội để thường xuyên trao đổi thông tin, tìm hiểu biện pháp đối phó khi mặt hàng mình xuất khẩu bị nước ngoài điều tra phá giá, đồng thời các doanh nghiệp cũng cần hợp tác chặt chẽ với Chính phủ để tiến hành những vận động cần thiết khi hàng xuất khẩu của Việt Nam có nguy cơ bị điều tra/ áp dụng thuế chống bán phá giá.
Lời mở đầu 1
CHƯƠNG I 3
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC ÁP DỤNG THUẾ 3
CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ 3
I. KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA KINH TẾ CỦA THUẾ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ 3
1. Lịch sử và nguồn gốc của bán phá giá 3
2. Khái niệm bán phá giá và thuế chống bán phá giá: 4
3. Ý nghĩa kinh tế của việc bán phá giá 5
4. Tại sao bán phá giá chiếm thị trường ở nước ngoài lại vẫn gia tăng 8
5. Những nguyên nhân của hành động bán phá giá 12
5.1 Bán phá giá nhằm đạt mục tiêu chính trị thao túng các nước khác 12
5.2 Do có các khoản tài trợ của Chính phủ 13
5.3 Bán phá giá cũng có thể xảy ra trong trường hợp một nước có quá nhiều hàng tồn kho không thể giải quyết theo cơ chế giá bình thường Trong nền kinh tế hàng hóa trước đây, khi gặp khủng hoảng thừa, các 15
5.4 Bán phá giá được sử dụng như công cụ cạnh tranh 15
5.5 Một nước có thể do nhập siêu lớn, cần phải có ngoại tệ để bù đắp cho thiếu hụt này 15
5.6 Một số nước làm ra được một số sản phẩm với giá thành rất thấp là nhờ sử dụng lao động trẻ em tiền lương thấp và sử dụng lao động của tù nhân làm hàng xuất khẩu 15
5.7 Ở Việt Nam có hiện tượng một số công ty kinh doanh hàng nhập khẩu trả chậm, đã bán phá giá nhằm dùng nguồn vốn nước ngoài để kinh doanh mặt hàng khác và hàng nhập lậu với khối lượng lớn 16
6. Vai trò của thuế chống bán phá giá đối với bảo hộ sản xuất 17
II. GIỚI THIỆU HIỆP ĐỊNH CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA WTO 18
1. Xác định việc bán phá giá 18
1.1 Định nghĩa phá giá 18
1.2 Nguyên tắc xác định phá giá: 19
1.3 Tính biên độ phá giá 19
2. Xác định thiệt hại 21
2.1. Định nghĩa thiệt hại: 21
2.2. Nguy cơ gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước 23
3. Ngành sản xuất trong nước 23
4. Nộp đơn yêu cầu tiến hành chống phá giá 23
5. Thu thập thông tin 25
6. Áp dụng biện pháp tạm thời 26
7. Cam kết giá 27
8. Áp dụng thuế và thu thuế chống bán phá giá 28
9. Truy thu thuế 30
10. Rà soát 31
11. Thông báo công khai và giải thích các kết luận 32
12. Cơ chế khiếu kiện độc lập 33
13. Chống bán phá giá thay mặt nước thứ ba 33
14. Thành viên đang phát triển 33
15. Uỷ ban chống bán phá giá 33
16. Trao đổi và giải quyết tranh chấp 34
17. Điều khoản cuối cùng 34
CHƯƠNG II 35
THỰC TRẠNG CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ TRÊN THẾ 35
GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM 35
I. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH ÁP DỤNG 35
1. Tình hình chung 35
2. Tình hình áp dụng của các nước phát triển 36
3. Tình hình áp dụng tại các nước đang phát triển 37
II. ÁP DỤNG THUẾ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA BẮC MỸ 38
1. Văn bản pháp quy về chống bán phá giá của Mỹ 38
2. Điều tra để áp dụng thuế chống bán phá giá 38
2.1 Cơ sở tiến hành điều tra 39
2.2 Điều tra để áp dụng thuế chống bán phá giá 39
2.3 Kết thúc điều tra 41
3. Nguyên tắc xác định giá trị thông thường và giá xuất khẩu 41
4. Áp dụng thuế chống bán phá giá 41
4.1. Thuế tạm thời 41
4.2. Tính thuế và thu thuế chống bán phá giá 42
4.3. Rà soát việc áp dụng thuế chống bán phá giá 42
5. Thực tiễn áp dụng thuế chống bán phá giá của Mỹ 42
III. ÁP DỤNG THUẾ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU) 43
1. Tình hình áp dụng trong EU 43
2. Cơ quan điều tra và thủ tục điều tra 44
2.1. Các cơ quan Chức năng 44
2.2. Thủ tục điều tra 45
3. Nguyên tắc xác định phá giá và thiệt hại 47
3.1. Xác định giá trị thông thường 47
3.2. Xác định giá xuất khẩu 47
3.3. Biên độ phá giá 48
3.4. Xác định thiệt hại 48
3.5. Sản phẩm tương tự 49
3.6. Ngành sản xuất trong nước 49
3.7. Điều tra phá giá từ các nước có nền kinh tế phi thị trường 49
4. Cách tính thuế và truy thu thuế 50
4.1 Hình thức đánh thuế 50
4.2 Biên độ thiệt hại 51
4.3 Truy thu thuế 52
4.4 Rà soát 52
IV. KINH NGHIỆM CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA TRUNG QUỐC 54
1. Tình hình chung 54
2. Điều tra để áp dụng thuế chống bán phá giá 54
2.1. Các cơ quan chức năng 54
2.2. Thủ tục điều tra 54
3. Xác định phá giá và thiệt hại 56
3.1. Xác định giá xuất khẩu 56
3.2. Giá trị thông thường 56
3.3. Mức bán phá giá 56
3.4. Xác định thiệt hại 57
4. Cách tính thuế và truy thu thuế 57
4.1. Thu thuế: 57
4.2. Hoàn thuế 57
4.3. Truy thu thuế 58
4.4. Rà soát 58
5. Trợ cấp và biện pháp chống trợ cấp 58
6. Thực tiễn và nguyên nhân Trung Quốc bị áp dụng nhiều nhất biện pháp chống bán phá giá trên thị trường Quốc tế 58
CHƯƠNG III 64
VẤN ĐỀ BÁN PHÁ GIÁ VÀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ TẠI VIỆT NAM 64
I. THỰC TRẠNG BÁN PHÁ GIÁ HÀNG NHẬP KHẨU CỦA NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM 64
1. Thực trạng bán phá giá hàng nhập khẩu của nước ngoài ở Việt nam 64
1.1. Ngành cơ khí 64
1.2. Ngành hàng sản xuất xe đạp 65
1.3. Ngành hàng sản xuất quạt điện 65
1.4. Điện tử 66
1.5. Ngành giấy 67
1.6. Ngành dệt may 68
1.7. Dược phẩm 68
2. Các vụ nước ngoài kiện doanh nghiệp Việt nam bán phá giá: Việc Hiệp hội các chủ trại nuôi cá Nheo Mỹ (CFA) kiện các doanh nghiệp Việt Nam bán phá giá sản phẩm fillet cá Tra, cá Basa trên thị trường Mỹ 70
2.1 Khái quát diễn biến tình hình 71
2.1.1 Tìm hiểu khái niệm catfish và vấn đề xuất khẩu catfish sang thị trường Mỹ 72
2.1.2 Tình hình diễn biến vụ kiện các doanh nghiệp Việt nam bán phá giá sản phẩm fillet cá tra và cá basa trên thị trường Mỹ 76
2.2 Những lập luận nhằm phản bác nội dung đơn kiện của Hiệp hội các chủ trại nuôi cá Nheo Mỹ (CFA) tố cáo các doanh nghiệp Việt Nam bán phá giá sản phẩm fillet cá Tra và cá Basa trên thị trường Mỹ. Ngày 28/06/2002 Hãng luật Askin Gump là nguyên đơn, đại diện cho 8 81
2.2.1. Khái quát nội dung đơn kiện 81
2.2.2. Những lập luận nhằm phản bác lại nội dụng đơn kiện của phía Mỹ. 82
2.3 Kết luận và giải pháp từ phía các doanh nghiệp Việt Nam 92
2.3.1 Kết luận 92
2.3.2 Đề xuất áp dụng hạn ngạch đối với cá basa xuất khẩu sang Mỹ 93
II. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG THUẾ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ Ở VIỆT NAM 94
1. Các quy định hiện tại của Việt Nam liên quan đến thuế chống bán phá giá 94
2. Tác động bảo hộ của việc áp dụng thuế chống bán phá giá đối với sản xuất trong nước 95
3. Dự báo tình hình phát triển kinh tế Việt Nam khi áp dụng thuế chống bán phá giá 96
4. Một số vấn đề liên quan tới áp dụng thuế chống bán phá giá ở Việt nam 98
III. CÁC KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP LIÊN QUAN TỚI VIỆC ÁP DỤNG THUẾ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ TẠI VIỆT NAM 99
1. Kiến nghị về việc áp dụng thuế chống bán phá giá tại Việt Nam 100
2. Các giải pháp liên quan tới việc áp dụng thuế chống bán phá giá tại 101
2.1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về áp dụng thuế chống bán phá giá 101
2.2. Tổ chức bộ máy thực thi 104
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 8181.doc