Đề tài Thực trạng chuyển dịch cơ cấu công nghiệp nước ta thời gian qua

Sau hơn 10 năm thực hiện đường lối đổi mới, nền công nghiệp nước ta đã đạt được nhiều thành tựu, cơ cấu kinh tế ngày càng được hoàn thiện với sự đa dạng của các hình thức sở hữu. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta không chỉ là một xu hướng mà còn là yêu cầu nhằm vào các mục tiêu tăng trưởng, tạo việc làm, tăng tích luỹ vốn, công nghệ và sự phát triển con người và do đó ý nghĩa của nó rất quan trọng. Trên đây chỉ là nội dung với những định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế cho ngành công nghiệp.

doc42 trang | Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 1204 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng chuyển dịch cơ cấu công nghiệp nước ta thời gian qua, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Môi trường thể chế là biểu hiện cụ thế của những quan điểm, ý tưởng và hành vi của Nhà nước can thiệp và định hướng sự phát triển tổng thể cũng như sự phát triển các bộ phận cấu thành của nền kinh tế. Trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cho dù chuyển dịch theo hướng nào, Nhà nước vẫn đóng vai trò quyết định. Nhìn chung, các nhân tố cơ bản chi phối sự chuyển dịch Cơ cấu kinh tế của một nước hợp thành một hệ thống phức tạp, tác động nhiều chiều với nhiều mức độ khác nhau. Vì vậy cần có quan điểm hệ thống, toàn diện, cụ thể khi phân tích sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung, cdcc ngành công nghiệp nói riêng. 2.3.Việc điều chỉnh hợp lý Cơ cấu kinh tế, đặc biệt trong điều kiện hội nhập vào khu vực và thế giới: Một cơ cấu kinh tế được coi là tối ưu nếu thoả mãn được các yêu cầu sau: -Phản ảnh được đúng các quy luật khách quan, trước hết là các quy luật kinh tế. -Cho phép khai thác tối đa các tiềm năng kinh tế của đất nước. -Sử dụng được nhiều lợi thế so sánh của các nước phát triển muộn về công nghiệp. -Phù hợp với xu thế của cách mạng khoa học công nghệ, xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá và đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cao. Các nước trên thế giới đều quan tâm đến việc điều chỉnh hợp lý Cơ cấu kinh tế của mình. Việt Nam là một nước nghèo trên thế giới dù trong những năm gần đây chúng ta đã đạt được những thành tưụ trong phát triển kinh tế và ổn định xã hội. Với xu hướng quốc tế hoá ngày càng cao thì chúng ta còn phải tiếp tục phấn đấu hơn nữa. Một giải pháp quan trọng là phải điều chỉnh Cơ cấu kinh tế nói chung, cơ cấu nội bộ từng ngành nói riêng làm sao cho phù hợp với bối cảnh và tình hình mới ở trong nước và quốc tế, thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 3.Cdcc ngành công nghiệp: 3.1 Cdcccn trước đây, hiện nay và trong tương lai của quá trình CNH-HĐH: Chúng ta có thể điểm qua những thay đổi của cccn như sau:Tỷ lệ cn dệt trong thời kỳ đầu của CNH thế giới đã là rất lớn, sau đó tỷ lệ này được chuyển cho cn chế tạo máy móc công cụ, rồi đến cn luyện kim, cn chế tạo máy, cn hoá chất, cn điện và ngày nay là các sản phẩm của cn điện tử và vi điện tử; của cn dịch vụ. Vì sao ngành dệt lại có vị trí trọng yếu trong thời kỳ đầu của CNH thế giới? Về chủ yếu đó là vì hành may mặc là một loại hàng hoá có nhu cầu cấp bách đáp ứng nhu cầu dân sinh, nhu cầu này tăng lên khi thu nhập tăng. Cùng với ý nghĩa đó, người ta có thể giải thích vì sao các ngành đồ da, chế biến lương thực-thực phẩm, đồ gỗ, đồ gốm VLXD và đồ dùng da dụng lại có vị trí quan trọng trong thời kỳ đầu của CNH. Tuy nhiên, vào thời kỳ mà đa số các nước đang phát triển bắt đầu tiến hành công nghiệp hoá( tức là sau chiến tranh thế giới thứ hai), việc lựa chọn các sản phẩm và các qui trình công nghệ chế tạo đã trở nên phổ biến rộng rãi hơn rất nhiều, đồng thời các nước trên thế giới lại liên kết với nhau( Khối cộng đồng chung Châu Âu, Hội đồng tương trợ kinh tế...).Chính vì vậy một số đã có thể không cần phải đi theo chuỗi thứ tự các sản phẩm truyền thống như thời kỳ trước chiến tranh thí dụ: Có thể tạo lập các ngành công nghiệp cơ khí mà không cần sản xuất thép, có thể sản xuất các hoá chất mà không cần phải có ngành lọc dầu. Đây là một đặc điểm cần lưu ý đối với các nước đi sau: nếu thông minh, có thể đi tắt; trong trường hợp ngược lại, sẽ mãi mãi theo gót rút kinh nghiệm mà rồi vẫn cứ tụt hậu. 3.2 Cơ cấu công nghiệp kết hợp với cơ cấu vùng thổ và cơ cấu thành phần kinh tế: Như đã phân tích ở phần 1, ba bộ phận cơ bản hợp thành cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành-vùng lãnh thổ -thành phần kinh tế, có quan hệ chặt chẽ với nhau. Cơ cấu ngành đóng vai trò quan trọng nhất. Cơ cấu ngành và cơ cấu thành phần chỉ có thể được chuyển dịch đúng đắn trên phạm vi không gian lãnh thổ và trên phạm vi cả nước. Việc phân bố không gian lãnh thổ một cách hợp lý có ý nghĩa quan trọng thúc đẩy các ngành và thành phần kinh tế trên lãnh thổ. Xét với ngành công nghiệp, mối quan hệ đó tăng lên đặc biệt trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá- hiện đại hoá , phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước ở nước ta hiện nay. Cơ cấu ngành công nghiệp kết hợp với cơ cấu thành phần kinh tế thể hiện ở chiến lược và chính sách đối với các thành phần kinh tế là khuyến khích hay không khuyến khích, thành phần nào đóng vai trò chủ đạo. Mỗi thành phần kinh tế có những đặc trưng riêng của nó về tính chất xã hội hoá lao động, trình độ phát triển lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, lợi ích kinh tế nhưng chúng có quan hệ với nhau, tác động lẫn nhau, đan kết với nhau dưới nhiều hình thức. Sở hữu là cơ sở kinh tế, là căn cứ để xác định thành phần kinh tế. Sở hữu lại là một vấn đề hết sức nhạy cảm được xuất phát từ thực tế khách quan. Quan điểm phát triển nào về các thành phần kinh tế để có sự điều chỉnh quan hệ sản xuất cho phù hợp với yêu cầu phát triển của lực lượng sản xuất nhằm giải phóng được sức sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế và xã hội? Cơ cấu công nghiệp cũng gắn với cơ cấu vùng lãnh thổ thể hiện ở việc xây dựng các khu công nghiệp, khu vực kinh tế thành thị và nông thôn, trọng điểm và phi trọng điểm .Ở đây, có một vài quan niệm cần làm rõ để sau có chiến lược, giải pháp đúng đắn hơn góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu công nghiệp tạo động lực cho phát triển kinh tế và thực hiện tốt đô thị hoá nông thôn: -Khu công nghiệp, đó là nơi có nhiều đất trống, gần cảng, đường xa lộ, được trang bị đường rộng cho xe tải ra vào, đường dây điện trung thế để cho các NĐT thuê thành lập các nhà máy. Nơi đây các nhà máy được xây dựng theo nguyên lý tập chung chiều dọc, thí dụ bên cạnh cảng tiếp thu khí từ biển Côn Sơn đưa vào là các doanh nghiệp điện đạm thép; thép được luyện từ quặng sắt nhập với khí và từ các lò luyện thép nóng được các băng tải chuyển đến các nhà máy và làm các sản phẩm từ thép. Khu công nghiệp có thể chuyên sản xuất một mặt hàng như ôtô, trong khu sẽ có những nhà máy vệ tinh sản xuất các phụ tùng cho một nhà máy mẹ lắp ráp thành ôtô nguyên chiếc. - Khu chế xuất: Được thiết lập với nguyên lý tương tự như khu công nghiệp, song có điều chỉnh là khu được coi như tách khỏi với nhau về thuế quan. Các doanh nghiệp có quyền tự do nhập khẩu và xuất khẩu thông qua quan thuế do đó một số khu chế xuất có hàng rào bao quanh. Nhìn chung, khu chế xuất là khu vực để sản xuất các sản phẩm công nghiệp mà phần chủ yếu dành cho xuất khẩu có áp dụng chế độ thương mại tự do, tách khỏi chế độ thương mại và thuế quan của nước sở tại. - Khu dân cư được xây dựng cách gần các khu công nghiệp, khu chế xuất khoảng vài km để công nhân có thể tiện đến làm việc ở các nhà máy tại các khu công nghiệp, khu chế xuất... trong khu dân cư có thể có rất nhièu nhà trọ được tư nhân xây cho công nhân thuê. Việc xây dựng khu dân cư xa các khu công nghiệp, khu chế xuất để hạn chế được phần nào tác động của ô nhiễm môi trường. 3.3Ngành trọng điểm và ngành mũi nhọn với sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp: Thế nào là ngành trọng điểm, thế nào là ngành mũi nhọn? Có thể có lúc chúng ta lại dùng ngành công nghiệp chủ lực thay cho hai khái niệm này. Vậy hiểu thế nào cho đúng? Tất nhiên, do tác động của tiến bộ khoa học công nghệ và do ảnh hưởng của nhu cầu thị trường, danh mục mỗi ngành trọng điểm, mũi nhọn sẽ thay đổi theo từng thời kỳ 5-10 năm, có thể có ngành hiện nay chưa là ngành trọng điểm, ngành mũi nhọn nhưng thời kỳ sau sẽ trở thành trọng điểm, mũi nhọn. Theo nghiên cứu của GS.TS Nguyễn Đình Phan(NEU) có thể hiểu ngành trọng điểm, ngành mũi nhọn như sau: Ngành trọng điểm là ngành có vai trò, vị trí quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân, phát triển các ngành này sẽ thúc đẩy phát triển các ngành kinh tế quốc dân; là ngành có khả năng và lợi thế phát triển; có hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội cao; đáp ứng được nhu cầu trong nước và xuất khẩu, có khả năng phát triển hiện tại và lâu dài. Ngành trọng điểm có đối tượng và phạm vi tương đối rộng như có thể là ngành mới và ngành truyền thống, ngành gặp thuận lợi hay khó khăn trong phát triển. ngành hướng xuất khẩu và thay thế nhập khẩu... Ngành mũi nhọn là ngành có ý nghĩa quan trọng; sự phát triển của nó tác động mạnh nẽ đến sự phát triển của các ngành khác của nền kinh tế quốc dân; là ngành chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế, cso tốc độ tăng trưởng vượt trội các ngành khác; có hiệu quả kinh tế xã hội cao; TLSS, đại diện cho tién bộ khoa học kỹ thuật, tạo nguồn thu đáng kể cho NS và là ngành hướng về xuất khẩu, có sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Điều kiện công nhận ngành mũi nhọn khó khăn hơn so với ngành trọng điểm và nền kinh tế phát triển đến một trình độ nào đó mới có ngành kinh tế mũi nhọn. Chuyển dịch cơ cấu ngành theo mô hình " cực tăng trưởng" chúng ta lại có các ngành cực tăng trưởng. Mô hình cực tăng trưởng hướng cơ cấu ngành kinh tế quốc dân theo những thế mạnh, những khả năng cạnh tranh ở trong nước và quốc tế, trên cơ sở hình thành các cực tăng trưởng kinh tế. Ngành cực tăng trưởng là ngành có các dấu hiệu nổi trội, có khả năng làm đầu tàu tăng trưởng nhanh và có sức lan toả rộng đối với các ngành khác của nền kinh tế. Cơ sở của mô hình " cực tăng trưởng" đó là lý thuyết lợi thế tuyệt đối của A.Smith, lý thuyết lợi thế so sánh của D.Ricardo, mô hình " đàn nhạn bay" hay" hiệu ứng chảy tràn" và mô hình hai nguồn lực Ohlin-Hecksher. Các dấu hiệu để có thể nhận biết một ngành là ngành cực tăng trưởng: Thứ nhất, đó là ngành có các dấu hiệu về lợi thế ( lợi thế về tự nhiên, về lao động và các lợi thế khác), là ngành có hệ số ICOR thấp, có thị trường tiêu thụ rộng lớn, có khả năng tạo ra gia tăng lớn và có khả năng tạo đà cho sự phát triển của khoa học công nghệ trong tương lai. II.Thực trạng CDCCCN nước ta thời gian qua 1. Khái quát quá trình phát triển công nghiệp VN từ trước đến nay: Qúa trình phát triển công nghiệp ở nước ta trong những thập niên qua đã trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Sự phân chia giai đoạn phụ thuộc vào những biến cố lịch sử có tác động nhiều đến phương hướng phát triển và phân bố nền công nghiệp của đất nước. Để có thể tái hiện lại toàn bộ quá trình này, bài viết sẽ lấy một số mốc lịch sử quan trọng như :Trước năm 1954, từ năm 1954 đến năm 1986 và từ 1986 đến nay. -Trước năm 1954: Nền cnvn hầu như chưa có gì , chủ yếu là các làng nghề thủ công truyền thống, thị trường tiêu thụ nhỏ hẹp. Bị Pháp xâm lược cơ cấu công nghiệp nước ta đã nhỏ bé lại càng què quặt và phụ thuộc nặng nề vào công nghiệp chính quốc. Các làng nghề thủ công bị chèn ép. Máy móc thiết bị nhập khẩu chủ yếu phục vụ cho việc khai thác tài nguyên và hầu như không có công nghệ chế biến các loại tài nguyên này.Một số mỏ hình thành nhưng không trở thành khu công nghiệp vì trình độ trang bị kỹ thuật lạc hậu, mức độ cơ giới hoá thấp. Sau Cách mạng Tháng 8 năm 1945, Pháp trở lại xâm lược đã khiến cho công nghiệp không có điều kiện phát triển. Giành thắng lợi năm 1954,chúng ta vừa xây dựng và bảo vệ Miền Bắc XHCN, vừa tiếp tục hoàn thành cách mạng giải phóng dân tộc ở Miền Nam, tiến tới hoà bình thống nhất tổ quốc. -Giai đoạn từ 1954 đến cuối những năm 1980: Ngành cnvn thời kỳ này được hình thành chủ yếu dựa vào sự giúp đỡ của các nước XHCN. Với ý tưởng tự lực tự cường nên cơ cấu ngành ở thời kỳ này đã được hình thành nhưng là"cân đối tĩnh ", dãn chứng là đã có 19 tiểu ngành công nghiệp, khá toàn diện, ít thua kém về số lượng các tiểu ngành so với một số nền công nghiệp phát triển lúc đó trong khi tiềm lực còn non yếu, cơ cấu lại được xây dựng trên một hệ trục là cơ chế kế hoạch hoá tập trung vơí công cụ cân đối tĩnh mang tính chất tản mạn, thiếu mũi nhọn, thiếu động lực phát triển . Đại hội lần thứ IV của đảng (12-1976) có phương hướng :"ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ...". Thực hiện phương hướng đó trong kế hoạch 1976-1980 đã bố trí nhiều công trình công nghiệp nặng then chốt, sauđó đến công nghiệp cơ bản và công nghiệp cho xuất khẩu. Tuy nhiên việc điều chỉnh cơ cấu ở giai đoạn này vẫn được quyết định hoàn toàn bởi chính phủ theo kiểu kế hoạch hoá tập trung,trật tự phát triển các ngành được quyết định từ trên xuống. Đối tác quốc tế chủ yếu của thời kỳ này là các nước trong hệ thống XHCN. Đến cuối những năm 1980, sự đổ vỡ và chuyển đổi của nền kinh tế các nước bạn đã tác dộng trực tiếp đến nền CNVN khi phải tham gia trong một môi trường kinh tế quốc tế mới. Cơ cấu ngành, tiến trình phát triển và trật tự cũ đã không cho phép doanh nghiệp có các sản phẩm cạnh tranh trên thị trường mới trong các quan hệ hội nhập hoàn toàn mới mẻ. -Giai đoạn 1986-2001 Thực hiện đường lối đổi mới do đại hội lần thứ VI Đảng CSVN đề ra( chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận dộng theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng XHCN; thực hiện dân chủ hoá đời sống xã hội từng bước xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân; đồng thời mở cửa tăng cường giao lưu hợp tác với bên ngoài theo tinh thần:"Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới, phấn đấu cho hoà bình,độc lập và phát triển "2 )từ đó cho đến nay chúng ta đã thu được những thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực và công nghiệp của Việt Nam cũng đã có những bước tiến quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Bình quân 5 năm 1991-1995tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành đạt 13,7%vượt xa kế hoạch (7,5-8,5%) trong đó khu vực kinh tế nhà nước 15%, khu vực ngoài quốc doanh 10,6%. Giai đoạn 1996-2000, sản xuất công nghiệp tiếp tục phát triển ổn định và tăng trưởng với nhịp độ cao:1996(14,2%), 1997(13,8%), 1998(12.5%), 1999(11,6%), 2000(17,5%).Không chỉ tăng trưởng cao mà sản xuất công nghiệp những năm cuối thập kỷ 90 thế kỷ XX đã xuất hiện xu hướng đa ngành, đa sản phẩm với sự tham gia của các thành phần kinh tế quốc doanh, ngoài quốc doanh và công nghiệp có vốn FDI trong đó công nghiệp quốc doanh vẫn giữ vai trò chủ đạo. Những thành tựu trong phát triển công nghiệp đã góp phần thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế cả nước theo hướng CNH-HĐH. 2. Thực trạng CDCCCN Việt Nam thời kỳ 1991 - 2001: Thời kỳ 1991 - 2001 CCCN Việt Nam được đánh giá là có những thay đổi mạnh mẽ trước yêu cầu của sự phát triển để hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Sự chuyển dịch mạnh mẽ của cơ cấu công nghiệp thể hiện trên các mặt: 2.1 Số lượng và cơ cấu các doanh nghiệp công nghiệp: Trước hết đó là việc xắp xếp lại các doanh nghiệp công nghiệp nhà nước từ trên 2200 doanh nghiệp còn 950 doanh nghiệp. Sau Nghị định 388, toàn ngành có 337 doanh nghiệp được cơ cấu trong 18 tổng công ty( với 322 doanh nghiệp) và 15 doanh nghiệp độc lập. Bảng: Tổng công ty Nhà nước và các doanh nghiệp độc lập. Stt Đơn vị Doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập Doanh nghiệp thành viên hạch toán phụ thuộc A Các Tổng công ty: Tổng công ty Điện lực Việt Nam 13 17 Tổng công tyThép Việt nam 12 1 Tổng công ty Than Việt nam 32 3 Tổng công ty Dệt may Việt nam 45 4 Tổng công ty Thuốc lá Việt nam 11 - Tổng công ty Đá quý và vàng Việt nam 8 2 Tổng công ty Giấy Việt nam 17 1 Tổng công ty Hoá chất Việt nam 41 2 Tổng công ty Khoáng sản Việt nam 16 - Tổng công ty Máy động lực và máy nông nghiệp 13 - Tổng công ty Máy và thiết bị công nghiệp 14 - Tổng công ty Thiết bị kỹ thuật điện 10 - Tổng công ty Cơ khí năng lượng và mỏ 4 - Tổng công ty Điện lực -tin học Việt nam 12 1 Tổng công ty Da giầy Việt nam 8 6 Tổng công ty Nhựa Việt nam 9 5 Tổng công ty Sành sứ thuỷ tinh công nghiệp 8 - Tổng công ty Rượu bia nước giải khát Việt nam 7 - B Các doanh nghiệp độc lập 15 - Việc cơ cấu lại các doanh nghiệp của các ngành trong các tổng công ty đã cho phép các doanh nghiệp trở nên mạnh mẽ hơn trong việc tập trung và huy động các nguồn lực, trở thành các "đối thủ nặng cân" hơn trong các quan hệ quốc tế. Mặt khác cũng khắc phục được tình trạng"khó xử" khi phải phân phối dàn trải các nguồn đầu tư; đồng thời các mối quan hệ hợp tác sản xuất trong nội bộ các tiểu ngành được tăng cường. Kết quả, cơ cấu vĩ mô của doanh nghiệp đã thay đổi khá căn bản. Ngoại trừ tổng công ty dầu khí có số vốn kinh doanh lên tới hàng tỉ USD, các tổng công ty lớn khác đều có số vốn từ vài chục đến hàng trăm triệu USD. Trong khu vực kinh tế trong nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, số lượng các doanh nghiệp công nghiệp cũng không ngừng tăng lên. Với các chính sách mở cửa, số cơ sở sản xuất công nghiệp trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng từ 666 cơ sở năm 1997 lên 1063 cơ sở vào năm 2000. Xét theo các nhóm ngành, số cơ sở sản xuất công nghiệp khai thác tăng thêm 62020 cơ sở và công nghiệp chế biến tăng 41835 cơ sở chỉ sau hai năm từ 1998 đến 2000. 2.2 Sự thay đổi theo quan hệ tỉ trọng giữa các thành phần kinh tế: Đây thực sự là một sự chuyển dịch quan trọng. Trong nhiều năm trụ cột làm tăng trưởng cũng như suy yếu của công nghiệp là thành phần kinh tế Nhà nước. Khu vực này đã chiếm trên 55% tổng giá trị sản xuất công nghiệp và nắm giữ hầu hết những ngành kinh tế- kỹ thuật quan trọng của đất nước. Từ năm 1991, khu vực công nghiệp ngoài quốc doanh đã phát triển mạnh hơn với sự có mặt của đầu tư nước ngoài, nó đã và đang làm cho cơ cấu thành phần kinh tế của công nghiệp đa dạng hơn và tỉ trọng của công nghiệp quốc doanh cũng thay đổi. Sơ đồ: Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế(%): Công nghiệp quốc doanh vốn chi phối quá trình phát triển công nghiệp nhiều năm qua đã có dấu hiệu giảm sút về mặt tỷ trọng. Các ngành bị giảm mạnh về tỷ trọng như thiết bị điện, điện tử, radio, tivi, sản xuất kim loại, cao su, nhựa....Các ngành thuộc nhóm độc quyền như thuốc lá, điện-nước giữ được tỷ trọng cũ;tỷ trọng các ngành dệt may, đồ uống tuy có thay đổi nhưng không đáng kể. Công nghiệp ngoài quốc doanh tuy khó khăn nhiều về vốn, thị trường và công nghệ nhưng vẫn giữ được nhịp độ tăng trưởng khá. Nhiều doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, hộ cá thể... đã đầu tư đổi mới thiết bị và ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất nhằm làm tăng sức cạnh tranh trên thị trường . Mặc dù qui mô và tiềm lực còn hạn chế song nhìn chung khu vực này là một đối trọng trong việc tham gia làm thay đổi cơ cấu thành phần kinh tế trong ngành. Từ chủ trương mở cửa cho đầu tư nước ngoài, số cơ sở sản xuất công nghiệp đến năm 2000 ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là 1063 cơ sở với tổng giá trị công nghiệp lên đến hàng trăm tỉ đồng. Trong khi khu vực quốc doanh tập trung vào một số ngành độc quyền như điện, nước, thuốc lá thì khu vực có vốn đầu tư nước ngoài lại tập trung vào các ngành như khai thác dầu khí, máy tính, điện tử, xe máy ...và tỉ trọng đã không ngừng tăng lên. Nhìn chung nhờ tăng trưởng cao và ổn định, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã nâng tỉ trọng của nó từ 25% năm 1995 lên đến hơn 44,3% vào năm 2000 ( theo giá thực tế),giá trị xuất khẩu công nghiệp từ các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài tăng trưởng nhanh, tạo ra hình ảnh tốt cho quá trình hội nhập của công nghiệp Việt Nam vào khu vực. 2.3 Cơ cấu công nghiệp Việt Nam theo lãnh thổ: Thời kỳ này, CCCNVN theo lãnh thổ đã được hình thành hợp lý hơn từ việc phân tích các yếu tố khách quan gắn liền với chiến lược phát triển ngành. Khu công nghiệp, khu chế xuất , khu công nghệ cao(dưới đây gọi chung là khu công nghiệp) là một trong những phương thức thu hút, tổ chức sản xuất công nghiệp theo lãnh thổ của nước ta. Qua hơn 10 năm phát triển kể từ khi KCX Tân Thuận( TPHCM) được thành lập 9/1991 đến nay, cả nước đã hình thành hơn 68 khu công nghiệp. Tính chung đến năm 2000, các KCN đã cho thuê trên 2600ha đất công nghiệp, chiếm 35% diện tích đất công nghiệp và đã có 16 KCX,KCN đạt mức độ huy động trên 50% diện tích đất công nghiệp, một số KCN đang triển khai xây dựng. Trên diện tích đất đã được huy động, hiện có 1141 dự án đầu tư trong đó có 614 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đầu tư là 8722 triệu USD và 527 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn đầu tư trên 20 tỉ đồng. Năm 2000 doanh thu của các doanh nghiệp khu công nghiệp đạt khoảng 3350 triệu USD trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 2170 triệu đô la, bằng 60% giá trị xuất khẩu chung của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài( không kể đầu khí).Số lao động trực tiếp thu hút vào các KCX, KCN đạt 21 vạn người. Ngành nghề trong các khu công nghiệp rất đa dạng với công nghiệp nhẹ, công nghiệp hoá chất, điện tử, chế biến thực phẩm và nông thuỷ sản xuất khẩu... Công nghiệp nặng gắn với các cảng nước sâu ở các vùng kinh tế trọng điểm, các ngành khác cũng phát triển trên cơ sở cơ cấu ngành nghề gắn với lợi thế của từng vùng. Phát huy tác dụng lan toả, dẫn dắt của các khu công nghiệp ngoài số lao động trực tiếp làm việc trong các doanh nghiệp KCN thì các KCN đã tạo việc làm cho hàng vạn lao động trong các ngành du lịch, dịch vụ, xây dựng cơ bản phục vụ cho phát triển KCN. KCN đã tác động đến phát triển các cơ sở nguyên liệu, dịch vị cho khu công nghiệp, nâng cao giá trị nông sản, mở rộng thị trường, hình thành các đô thị vệ tinh. Hoạt động của các khu công nghiệp đã đạt được kết quả tăng trưởng nhanh so với nền kinh tế nói chung. KCX Tân Thuận đã được kết nạp vào hiệp hội các khu chế xuất trên thế giới.Nhìn chung các khu công nghiệp lớn ra đời đã góp phần điều chỉnh cơ cấu tiểu ngành công nghiệp cũng như giải quyết đồng bộ các vấn đề do sản xuất công nghiệp đặt ra như cung cấp đầu vào,CSHT, tiêu thụ sản phẩm xử lý môi trường sinh thái..v.v.v. Tuy nhiên trong 10 năm phát triển các KCN cũng có những tồn tại, lực cản ảnh hưởng đến tốc độ và hiệu quả phát triển. Trước hết là chưa thống nhất trong nhận thức và vận dụng chủ trương phát triển khu công nghiệp. Có quan niệm cho rằng KCN chỉ là " một túi đựng các doanh nghiệp công nghiệp" nên vẫn có trường hợp thực thi chính sách, tổ chức quản lý khu công nghiệp như các doanh nghiệp rời rạc, chưa coi trọng phát triển đồng bộ các cơ sở hạ tầng. Và cho đến nay, nước ta chưa đủ điều kiện tạo một luật chơi bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp, tạo sự cạnh tranh trong một môi trường pháp lý công bằng và minh bạch. Chúng ta vẫn phải duy trì các chính sách bảo hộ đối với sản xuất trong nước. Mặt khác, chính sách đào tạo nguồn nhân lực rất chậm chạp nên việc cung cấp lao động cho các khu công nghiệp đang xuất hiện nghịch cảnh là thừa lao động giản đơn, thiếu lao động có tay nghề. Công tác đền bù, giải phóng mặt bằng để làm khu công nghiệp cũng là vấn đề nổi cộm, làm chậm quá trình phát triển KCN, gây khó khăn cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước về xây dựng cơ sở hạ tầng, thành lập các doanh nghiệp trong KCN. Thủ tục hành chính về đất rất phức tạp,qua nhiều cửa, kéo dài thời gian thực hiện, chủ đầu tư thiếu vốn để đền bù. Chính sách đất, đền bù giải phóng mặt bằng, thuế... đang"triệt tiêu" động lực phát triển, làm chậm lại việc thực hiện chủ trương khởi dậy và phát huy nội lực. 2.4 Sự phân chia thành 4 nhóm ngành: Nhóm ngành thủ công mỹ nghệ truyền thống, nhóm ngành khai thác, nhóm ngành chế biến-lắp ráp và nhóm ngành chế tạo sản phẩm kỹ thuật cao. Nhóm ngành thủ công mỹ nghệ truyền thống thời gian qua đã có những thay đổi đáng kể. Các giá trị công nghiệp và văn hoá đã hình thành.Theo báo cáo của Liên minh hợp tác xã Việt Nam, hiện nay cả nước có trên 1400 làng nghề. Riêng ở các tỉnh phía Bắc đã chiếm 60% số lượng làng nghề cả nước (422 làng nghề truyền thống và 427 làng nghề mới ). Sự tồn tại và phát triển của các làng nghề đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế địa phương và cả nước.Trong xuất khẩu, chỉ tính năm 2000, kim ngạch xuất khẩu của các làng nghề ở phía Bắc đã lên tới 534,3 triệu USD (có làng nghề ở Nam Định, hằng năm đạt giá trị xuất khẩu trên 30 triệu USD). Tuy nhiên, các hình thức xuất khẩu chủ yếu vẫn qua con đường tiểu ngạch và theo đánh giá của Ban kinh tế TW, qui mô của các làng nghề nhìn chung còn nhỏ bé, phân tán và sản xuất tự phát, manh mún, quy hoạch phát triển nhiều nơi vẫn chưa làm được. Thị trường xuất khẩu cho ngành này rất khó khăn, đòi hỏi phải tìm được những phân đoạn thị trường ngách. Nhóm ngành khai thác và sản xuất sản phẩm thô ( hàm lượng chất xám chiếm tỷ trọng thấp ) như khoáng sản, lâm sản, thuỷ hải sản :Trong những năm qua, sự hội nhập của nền kinh tế nước ta nói chung, công nghiệp nói riêng vẫn dựa rất lớn vào nhóm ngành này. Khoáng sản nước ta khá phong phú và đa dạng với gần 100 loại và phục vụ chủ yếu cho phát triển công nghiệp. Một số khoáng sản có trữ lượng lớn cho phép khai thác và sử dụng lâu dài như than đá, dầu mỏ, đá vôi, cát thuỷ tinh, bô xít... Các mỏ khoáng sản tuy đa dạng về loại hình với trên 1500 mỏ khác nhau nhưng đa số là các mỏ chữ lượng nhỏ, phân tán trên địa bàn rộng, khó khăn trong việc khai thác và vận chuyển. Các mỏ lớn với chất lượng tốt lại phân bố ở những địa bàn khó khai thác như gần biên giới, trên núi cao..nên cầu vốn đầu tư lớn, giá thành khai thác cao, dẫn đến khả năng cạnh tranh thấp. So với các nước trong khu vực, chỉ số chữ lượng của Việt Nam về kim loại là thấp (Việt Nam : 0,1; Thái Lan: 0,47; Philippin: 0,3; Indonezia:1,54). Về dầu khí, nước ta có trữ lượng dầu khí khá lớn. Toàn ngành đã đạt mốc khai thác 100 triệu tấn vào ngày 13/2/2001. Năm 2001 sản lượng dầu khí đạt 18.73 triệu tấn qui dầu trong đó có 17,01 triệu tấn dầu thô, tăng 4,9% so với năm 2000; xuất khẩu dầu thô đạt 16,83 triệu tấn; doanh thu toàn ngành đạt 54549 tỷ đồng. Tuy nhiên tình hình thế giới diễn biến phức tạp và sự bất ổn định của giá dầu thô trên thế giới đang là khó khăn cho hoạt động của ngành này. Ngành thuỷ sản cũng tăng trưởng mạnh và là một ngành xuất khẩu chủ lực của nước ta. Sản lượng xuất khẩu tăng nhanh với các thị trường xuất khẩu lớn như EU, Mỹ, Nhật Bản ....Trong những năm qua, tổng thu nhập trung bình của ngành tăng với tốc độ 8%, giải quyết việc làm cho trên 3,5 triệu lao động. Ngành đang tập trung vào xây dựng thành ngành kinh tế mũi nhọn, không phải chỉ trong nông nghiệp mà cả trong nền kinh tế nói chung. Tuy nhiên cần phải lấy bài học phát triển không bền vững của ngành cà phê, mới có 70 vạn tấn mà khi rớt giá đã làm hàng chục vạn lao động lao đao.Bên cạnh việc tìm kiếm thị trường đang là vấn đề thời sự nóng hổi đối với ngành, tình trạng thiếu nhà máy chế biến thuỷ sản đang là một sự mất cân đối lớn. Nhóm ngành chế biến, lắp ráp: Đây là nhóm ngành đang dẫn đầu về tỷ trọng giá trị hàng hoá của công nghiệp Việt Nam. Nhóm ngành này dù đã mang lại ý nghĩa xã hội trong việc tạo ra nhiều việc làm song chủ yếu mới chỉ dừng lại ở giá trị gia công (phải mua nhiều yếu tố đầu vào từ bên ngoài). Do đó tác dụng tích luỹ, thúc đẩy nền kinh tế nói chung còn hạn chế. Đặc biệt sẽ chịu rủi ro của các các biến động tiền tệ trên thế giới. Nhóm ngành chế tạo sản phẩm kỹ thuật cao(máy móc, điện tử, hoá chất, động cơ...)có thể coi là mới bắt đầu. Hiện tại nó phụ thuộc nhiều vào đầu tư tài chính, công nghệ kỹ thuật và trình độ quản lý của nước ngoài. Nước ta lại bị tụt hậu về năng lực nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng. Đây là một ngành mang tính chiến lược lâu dài trong quá trình hội nhập nên cần được đặc biệt quan tâm. Để có những nhận xét về sự cdcc ta hãy quan sát bảng số liệu tổng hợp sau: Bảng: Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo ngành công nghiệp(Gía thực tế) 1996 1997 1998 1999 2000 Tổng số 100 100 100 100 100 Công nghiệp khai thác 13,84 12,99 10,29 14,86 16,14 Khai thác than 2,38 2,66 1,93 1,34 1,15 Khai thác dầu thô và khí tự nhiên 10,04 9,37 7,07 12,39 14 Khai thác quặng kim loại 0,28 0,27 0,16 0,15 0,14 Khai thác đá và mỏ khác 1,15 1,09 1,13 0,97 0,85 Công nghiệp chế biến 79,93 80,53 82,66 79,39 78,09 Sản xuất thực phẩm và đồ uống 25,49 24,39 23,64 22,47 21,49 Sản xuất thuốc lá, thuốc lào 3,16 2,64 2,77 2,24 2,21 Sản xuất sản phẩm dệt 5,22 4,9 5,42 4,59 4,54 Sản xuất trang phục 3,44 4,9 4,64 3,83 3,7 Sản xuất sản phẩm bằng da, giả da 4,3 6,1 5,32 4,94 4,7 Sản xuất sản phẩm gỗ và lâm sản 3,05 2,16 2,12 2 1,91 Sản xuất giấy và các sản phẩm bằng giấy 1,85 1,91 1,81 1,88 1,81 Xuất bản, in và sao bản ghi 2,04 1,89 1,6 1,47 1,34 Sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế 0,16 0,06 0,28 0,38 0,41 Sản xuất hoá chất và các sản phẩm hoá chất 5,04 4,81 4,82 5,56 5,35 Sản xuất sản phẩm cao su và plastic 2,4 2,58 3,42 3,21 3,15 Sản xuất các sản phẩm từ chất khoáng phi kim loại khác 7,77 8,08 8 7,15 7,13 Sản xuất kim loại 3,08 2,88 2,81 2,74 2,8 Sản xuất sản phẩm bằng kim loại 2,4 2,4 3,02 2,72 2,99 Sản xuất máy móc, thiết bị 1,27 1,16 1,41 1,5 1,55 Sản xuất thiết bị văn phòng, máy tính 0,03 0,02 0,5 1,23 1,05 Sản xuất thiết bị điện 1,06 1,11 1,43 1,71 1,78 Sản xuất radio, tivi và thiết bị truyền thông 2,55 2,43 2,56 2,14 2,13 Sản xuất dụng cụ y tế, chính xác, dụng cụ quang học và đồng hồ các loại 0,22 0,17 0,39 0,24 0,24 Sản xuất, sửa chữa xe có động cơ 1,23 1,54 1,27 1,33 1,47 Sản xuất, sửa chữa phương tiện vận tải khác 2 1,3 3,64 3,37 3,99 sản xuất giường tủ,bàn ghế 2,07 1,97 2,06 2,36 2,32 Sản xuất sản phẩm tái chế 0,1 0,07 0,03 0,07 0,06 Sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước 6,23 6,48 7,05 5,75 5,77 Sản xuất và phân phối điện, ga 5,65 6,04 6,62 5,33 5,37 Sản xuất và phân phối nước 0,58 0,44 0,44 0,42 0,4 Từ những số liệu trên có thể thấy: Dầu khí chiếm tỷ trọng lớn và tiếp tục gia tăng; thực phẩm và đồ uống chiếm tỷ trọng lớn nhưng giảm dần trong cơ cấu; sản xuất máy móc thiết bị vốn đã yếu kém, đã từng suy giảm trong các năm 1986-1990 vẫn chưa được cải thiện; sản xuất kim loại cũng nằm trong tình trạng tương tự... Nếu nhìn một cách tổng quan có thể thấy đáng mừng về mức tăng trưởng công nghiệp nói chung, song xét dưới góc độ cơ cấu trong quá trình chuyển dịch thể hiện chưa mạnh. Sự mất bình quân cơ cấu phát triển của một số ngành công nghiệp như giữa dệt và may, giữa thuộc da và sản phẩm da, xây dựng và vật liệu xây dựng ... là một trong nhiều nguyên nhân của tình trạng cạnh tranh kém và hiệu qủa thấp trong công nghiệp. Nếu như các ngành khai thác có mức tăng trưởng cao, trong đó một phần lớn được dành cho xuất khẩu vẫn thể hiện sự tham gia hội nhập ở mức độ sơ cấp, hiệu quả sẽ còn phải được đánh giá đúng mực hơn khi đặt nó trong quan hệ với môi trường sinh thái (chẳng hạn khu du lịch Hạ long được xếp hạng lại đang đứng trước nguy cơ công nghiệp khai thác than gây ô nhiễm nặng nề).Trong các ngành chế biến lắp ráp, các ngành có yêu cầu công nghệ cao lại có xu hướng sụt giảm qua các năm. ở đây ngoài yếu tố thị trường còn có thể phải nhìn nhận lại cả các chế định, chính sách liên quan đến đầu tư. Trong công nghiệp, gia tăng tỷ trọng của các ngành xây dựng trong khu vực quốc doanh không hẳn là có lợi, thậm chí có thể là sự tổn thất do phân tán trong điều hành chính sách công nghiệp, một sự bóp méo thị trường do có nhiều địa phương ra sức tranh thủ đầu tư. Các ngành chế biến các sản phẩm tiêu dùng dân dụng có mức tăng trưởng đều qua các năm lại thuộc nhóm ngành mà chúng ta chỉ thu được những giá trị hữu dụng thấp bằng giá trị gia công. Các ngành công nghiệp đóng vai trò then chốt trong tương lai phát triển rất chậm trong thời gian qua và hơn thế lại chiếm tỷ trọng rất nhỏ: Ngành công nghiệp điện và điện tử chiếm không đầy 5%, ngành sản xuất máy móc thiết bị cũng chỉ xấp xỉ 1,5%, ngành hoá chất chỉ trên dưới 5,5% trong sản lượng công nghiệp. Các số liệu cho thấy sự phát triển vẫn thể hiện sự dàn trải, chưa có các tiểu ngành, nhóm ngành có sự phát triển nhảy vọt, thể hiện được các mũi nhọn then chốt của công nghiệp nước ta trong quá trình hội nhập vào khu vực và thế giới.Trong khi đó các ngành chế tạo các sản phẩm có kỹ thuật công nghệ cao vẫn rất hạn chế, chưa có sức cạnh tranh. Bảng số liệu trên không trích dẫn hết các ngành công nghiệp nhưng qua đó có thể thấy một cơ cấu công nghiệp hết sức đáng ngại. Sự thay đổi trong các ngành công nghiệp các năm qua là không đủ lớn, không đủ làm chuyển biến cơ cấu công nghiệp hướng về những ngành mũi nhọn vào đầu thập kỷ này. Sự hội nhập vào khu vực mậu dịch tự do khu vực và thế giới đang đến gần. Do đó trong chính sách kinh tế của chúng ta phải có được những thế mạnh kinh tế bằng các nhóm ngành kinh tế, các tiểu ngành công nghiệp mạnh để tham gia vào quá trình phân công khách quan của khu vực và quốc tế. Cơ cấu kinh tế dàn đều chỉ là điều bắt buộc trong điều kiện tự cung tự cấp. Trong điều kiện hội nhập thì cơ cấu đó không còn phù hợp, bản thân nó tự đánh mất khả năng cạnh tranh hiệu quả. 3.Cơ cấu lao động và cơ cấu đầu tư trong công nghiệp: Bảng cơ cấu công nghiệp trong GDP, vốn đầu tư và lao động(%): Năm Cơ cấu GDP Cơ cấu vốn Cơ cấu lao động 1995 1997 1999 1995 1997 1999 1995 1997 1999 Nền kinh tế 100 100 100 100 100 100 100 100 Khu vực II 28,8 32,1 34,5 36,6 36,4 40,7 13,2 12,9 12,5 Khu vực Nhà nước 14,5 15,4 15,5 11,5 15,2 24,5 3 3 3,1 Khu vực phi Nhà nước 14,3 16,7 19 25,1 21,3 16,2 10,2 9,9 9,4 Đầu tư nước ngoài 5,5 8,2 11,3 1-Khai thác mỏ 4,8 6,3 8,4 5,2 4,4 3,2 0,6 0,6 0,6 2-Công nghiệp chế biến 15 16,5 17,7 15 14,2 15,1 9,3 9,2 8,9 3-Điện, khí, nước 2,1 2,7 2,9 13,5 14,9 19,5 0,4 0,4 0,4 4-Xây dựng 6,9 6,5 5,4 2,8 2,9 2,9 2,9 2,7 2,6 Bảng số liệu trên cho thấy: Cơ cấu đầu tư trong mỗi ngành 1995-1999 rất không tương xứng với sự đóng góp của ngành đó trong nền kinh tế theo tỷ trọng đóng góp trong GDP hay lao động. Hiệu quả về vốn và cơ cấu đầu tư không có sự tương quan với nhau. Ngành nhận được nhiều vốn đầu tư không phải là ngành có hiệu quả cao, trái lại còn là những ngành có hiệu quả vốn đầu tư thấp. Điều đó nói lên là một mặt sự thiếu thốn cơ sở hạ tầng buộc phải dành phần lớn vốn đầu tư ít ỏi vào CSHT như điện nước, dường giao thông, mặt khác cũng chưa sử dụng những đồng vốn ít ỏi đó một cách có cân nhắc. Sự chuyển dịch cơ cấu lao động cho thấy lao động làm việc ở trong khu vực II tăng lên nhưng có sự khác biệt lớn giữa các thành phần kinh tế. Cơ cấu đầu tư là nguồn gốc hình thành cơ cấu trong công nghiệp, nhưng các nhận định trên cho thấy công nghiệp đến nay vẫn chưa là chỗ dựa để giải quyết công ăn việc làm. Đường lối chung phát triển công nghiệp là khuyến khích đầu tư vào các ngành thâm dụng lao động nhưng thực tế cho thấy những ngành loại này vẫn chưa dược phát triển tốt. Vốn đầu tư được đưa nhiều vào các ngành thâm dụng vốn nhưng trong đó có ngành đã dư thừa công suất.Tệ hại hơn đã xảy ra tình trạng cố gắng tiêu xài càng nhiều vốn vào cuối năm càng tốt để không phải trả lại vốn đã phân bổ. Điều đó cũng cho thấy giữa nhận thức về đường lối phát triển, xác lập chính sách đúng đắn với sự phân bổ và sự dụng nguồn vốn là có khoảng cách. Các ngành công nghệ cao, kỹ thuật cao chưa được quan tâm đầu tư, và nếu điều này kéo dài các trọng tâm phát triển sẽ bị bóp méo, chính sách phát triển sẽ bị lệch hướng. 4.Cơ cấu công nghiệp-Một số nhận xét: -Công nghiệp Việt Nam đi từ xuất phát điểm rất thấp nhưng ngay từ rất sớm đã hướng tới một nền kinh tế độc lập tự chủ, hướng nội cao. -Công nghiệp có vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế song chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành diễn ra còn chậm chạp. Cơ cấu phân bố chưa hợp lý trên phương diện quan hệ giữa công nghiệp với các ngành kinh tế khác. Việc tập trung phát triển các khu công nghiệp là hết sức cần thiết cho quá trình công nghiệp hoá, song chưa gắn với việc thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển. Trong khi CSHT cho các khu vực công nghiệp lớn đang thừa năng lực thì công nghiệp chế biến nông sản lại không được chú trọng đúng mức. -Cơ cấu các ngành còn dàn trải, thiếu các mũi nhọn làm trục tháp cho sự phát triển. Sự phát triển vừa dàn trải, phân tán, vừa cứng nhắc, song bao trùm lên tất cả là thiếu hiệu quả. -Cơ cấu ngành chưa có sự kết hợp chặt chẽ với cơ cấu theo thành phần, cơ cấu vùng lãnh thổ và cơ cấu công nghệ. Do vậy, về mặt chủ trương phát triển kinh tế đã có sự định hướng khá rõ, nhưng chủ trương đó không được thực hiện một cách nghiêm túc và tính chất tự phát trong phát triển kinh tế còn nặng nề. -Thiếu chiến lược và quy hoạch cụ thể có đủ luận chứng kinh tế kỹ thuật có tính khả thi làm cơ sở cho định hướng phát triển. -Chưa hình thành rõ các ngành trọng điểm và mũi nhọn. -Trình độ và tính chất phát triển công nghiệp còn thấp so với thế giới và khu vực. Thiết bị, công nghệ sản xuất kỹ thuật lạc hậu.Ngành cơ khí lạc hậu 4-5 thập kỷ, nông sản thiếu công nghệ bảo quản và chế biến,... -Công nghiệp chế biến còn nhỏ bé.Trong cơ cấu hàng xuất khẩu, nguyên liệu thô chiếm trên 70%. Công nghiệp lắp ráp ôtô, xe máy,điện tử tỷ lệ nội địa hoá còn thấp (10%), côngnghiệp sản xuất thép đi từ quặng còn ít. -Công nghiệp nông thôn còn nhỏ bé, phát triển trong tình trạng bế tắc. Tỷ trong lao động trong công nghiệp nông thôn chỉ chiếm 1,45%. -Chất lượng sản phẩm và khả năng canh tranh của sản phẩm yếu, do vậy khả năng tăng trưởng kém và hậu quả tất yếu là cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm và kém hiệu quả. -Nguồn nhân lực kém chất lượng. Lợi thế giá nhân công rẻ đang mất dần khi năng suất của người lao động thấp, trình độ chuyên môn không được nâng cao. -Phát triển của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chưa hỗ trợ cho phát triển của khu vực có vốn đầu tư trong nước; nhiều mặt hàng truyền thống quan trọng chiếm tỷ trọng lớn được phát triển mạnh ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì lại suy giảm ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước như: lắp ráp các sản phẩm điện tử ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 19,8% thì khu vực trong nước lại giảm 24%; chế tạo máy biến thế tăng 25%, trong nước giảm 2,9%; may mặc tăng 23,9%, trong nước tăng 1,1%. -Chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần đã bước đầu huy động được các nguồn lực vào hoạt động kinh tế nói chung, công nghiệp nói riêng. Tuy nhiên, trong những năm qua, sự phát triển công nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác còn thiếu sự quản lý chỉ đạo theo định hướng chung. Sự quản lý Nhà nước về công nghiệp chỉ có tác dụng chủ yếu đối với các doanh nghiệp công nghiệp Nhà nước, còn doanh nghiệp các thành phần khác ra đời và phát triển gần như tự phát. Điều này không những làm lãng phí các nguồn lực của nền kinh tế cho công nghiệp mà còn tạo ra sự sai lệch trong cơ cấu nói chung của công nghiệp.ở đây còn thể hiện sự vướng mắc trong quản lý Nhà nước. Sự phối hợp chưa hiệu quả của cơ quan quản lý ngành với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các địa phương đang là một trở ngại cho một "bản quy hoạch "về cơ cấu công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân. III.Phương hướng và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ công nghiệp Việt Nam thời kỳ 2001-2010: 1.Quan điểm và định hướng: 1.1.Mục tiêu là chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải tiến tới một cơ cấu kinh tế hợp lý. Đó là một cơ cấu kinh tế: đa ngành, trong đó hình thành các ngành trọng điểm và mũi nhọn, có tính hướng ngoại, năng động, bền vững và mang lại hiệu quả cao nhằm phát huy tốt nội lực, tham gia có hiệu quả vào phân công hợp tác quốc tế, thực hiện dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. 1.2.Kết hợp tối ưu giữa cơ cấu ngành với cơ cấu vùng và cơ cấu thành phần kinh tế: -Xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất, các cụm doanh nghiệp để tạo đọng lực cho phát triển kinh tế và coi đó là phương tiện để đo thị hoá nông thôn. -Đi đôi với phát triển kinh tế thành thị và công nghiệp TW cần phát triển công nghiệp địa phương và công nghiệp nông thôn theo hướng phát huy thế mạnh của mỗi vùng, mỗi địa phương, thực hiện phân công lao động tại chỗ, gắn công nghiệp với nông nghiệp. Công nghiệp địa phương và công nghiệp nông thôn phải nằm trong quy hoạch phát triển chung công nghiệp của cả nước. - Chiến lược và chính sách khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế, trong đó nhấn mạnh vai trò của kinh tế Nhà nước. -Hình thành và phát triển các ngànhtrọng điểm, ngành mũi nhọn trong quá trình CNH-HĐH: Trên cơ sở các khái niệm đã nêu ở phần tổng quan vềCơ CấU KINH Tế, đối với nước ta trong thời kỳ 2001-2010, các ngành kinh tế trọng điểm có thể là các ngành: Lúa gạo, điện lực, lắp ráp ôtô và xe máy, xi măng, sản xuất thép, các ngành chế biến lương thực-thực phẩm(mía đường,chè, cà phê, bánh kẹo, bia, dầu thực vật,...); Các ngành kinh tế được chọn là ngành mũi nhọn từ nay đến năm 2010: Điện, điện tử, công nghệ thông tin, cơ khí, khai thác và chế biến thuỷ sản, khai thác và lọc dầu, công nghiệp dệt may. 1.4.Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nâng tỷ trọng công nghiệp chế biến trong cơ cấu kinh tế: Phát triển công nghiệp chế biến của nước ta trước hết chú trọng phát triển các ngành công nghiệp chế biến còn ít vốn, công nghệ phức tạp, tạo nhiều việc làm. Sau đó phát triển các ngành công nghiệp chế biến cần nhiều vốn, các ngành tổng hợp sử dụng nguyên liệu -Phát triển các ngành công nghiệp chế biến và nguyên liệu có sẵn ở trong nước, trong đó ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản- là những ngành có sẵn tài nguyên, vốn đầu tư không cần nhiều, giải quyết nhiều việc làm, thị trường có nhu cầu lớn. Phát triển các ngành này đi theo chiều sâu, từ sơ chế (tôm đông lạnh, mủ cao su...) đến tinh chế( thuỷ sản ăn sẵn, cao su sản phẩm...). -Phát triển các ngành gia công xuất khẩu cho nước ngoài để giải quyết nhiều việc làm, tạo kim ngạch xuất khẩu. Giảm tỷ lệ gia công xuất khẩu, tăng tỷ trọng hàng xuất khẩu trực tiếp. -Phát triển các ngành lắp ráp ôtô, xe máy, điện tử để tạo sản phẩm thay thế, tiếp cận với công nghệ hiện đại, nâng dần tỷ lệ nội địa hoá. -Phát triển các ngành công nghiệp chế biến (bao gồm cả chế tác) tạo CSHT và động lực cho phát triển các ngành khác: thép, xi măng, điện, cơ khí, hoá chất ... 1.5. Phát triển công nghiệp và dịch vụ nông thôn: Sự phát triển công nghiệp và dịch vụ nông thôn là tiêu chuẩn để đánh giá trình độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Công nghiệp và dịch vụ nông thôn cần phát triển theo hướng: -Củng cố và phát triển các hoạt động dịch vụ hiện có, mở mang thêm các dịch vụ mới như dịch vụ tư vấn kinh doanh, tư vấn quản lý, tư vẫn pháp luật, dịch vụ chuyển giao công nghệ và đào tạo. -Phát triển công nghiệp nông thôn có tính chất lan toả theo hai hướng:Từ một số làng nghề hiện tại lan toả ra các vùng lân cận và từ các đô thị, tiểu đô thị lan toả dần tới khu vực nông thôn lân cận. 2.Các giải pháp chủ yếu: 2.1.Nâng cao chất lượng các chiến lược, quy hoạch phát triển ngành ŸĐi đôi với chiến lược 10 năm cần có "tầm nhìn" 20 năm. ŸGắn chiến lược phát triển ngành với chiến lược sản phẩm và chiến lược thị trườngcủa các doanh nghiệp thuộc ngành. ŸCác chiến lược quy hoạch phải được xây dựng trên cơ sở: -Coi trọng công tác điều tra nghiên cứu nhu cầu thị trường và dự đoán sự thay đổi của thị trường. -Dự báo tiến bộ khoa học công nghệ của ngành và tác động của nó tới phát triển ngành. -Đánh giá đầy đủ nguồn lực, cơ hội, thách thức, khả năng cạnh tranh. -Tổ chức,phối hợp giữa các cơ quan,tổ chức có liên quan trong xây dựng và thực hiên chiến lược,quy hoạch. -Cần có quy hoạch tổng thể và quy hoạch xây dựng từng cơ sở sản xuất kinh doanh. 2.2.Phát triển mạnh mẽ thị trường: -Phát triển đồng bộ các loại thị trường:Sản phẩm, nguyên vật liệu, công nghệ, thông tin, lao động, vốn(bao gồm cả thị trường chứng khoán). -Nhà nước phải có tác động mạnh đến thị trường bằng việc xây dựng và thực hiên cơ chế chính sách khuyến khích giao lưu hàng hoá,chính sách bảo vệ lợi ích người tiêu dùng, đặt hàng cho các doanh nghiệp, ký kết các hiệp định với nước ngoài. -Doanh nghiệp cần duy trì và mở rộng thị trườngnhờ nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá sản phẩm, sản xuất sản phẩm mới và tiến hành tốt các biện pháp marketing. 2.3.Đầu tư, chuyển dịch cơ cấu đầu tư và nâng cao hiệu quả đầu tư: -Đầu tư có trọng điểm, trành tràn lan. Hướng ưu tiên là đầu tư xây dựng cho kết cấu hạ tầng và đầu tư vào các ngành trọng điểm, nhất là các ngành mũi nhọn. -Chuyển hướng mạnh mẽ từ đầu tư theo chiều rộng sang đầu tư theo chiều sâu trông tất cả các ngành kinh tế, đưa nhanh tiến bộ kỹ thuật mới và thiết bị máy móc mới vào sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Nâng cao hiệu quả đầu tư nhờ đầu tư có trọng điểm và dứt điểm, nhờ lựa chọn đúng công nghệ và chống thất thoát,lãng phí, tham nhũng trong xây dựng. 2.4 Đổi mới và phát triển công nghệ: Đây là việc làm của doanh nghiệp nhưng Nhà nước có vai trò định hướng, tạo môi trường, điều kiện cho đổi mới và phát triển công nghệ của các doanh nghiệp. -Tập trung đổi mới công nghệ cho một số ngành kinh tế mũi nhọn: Khai thác và chế biến dầu khí, điện tử -tin học, dệt may, thuỷ sản. -Đi ngay vào công nghệ tiên tiến hiện đại với một số ngành có nhu cầu, có điều kiện như công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới. -Nỗ lực đổi mới công nghệ cho các ngành khai thác tài nguyên để phục vụ cho tieue dùng trong nước và xuất khẩu. -Đầu tư thích đáng cho đổi mới các ngành gia công, chế biến, lắp ráp nhằm tạo việc làm, nâng cao hàm lượng công nghệ trong sản phẩm nông lâm thuỷ sản, dệt may, lắp ráp ôtô,... để tiến tới hạn chế xuất khẩu nông sản không qua chế biến và nâng cao hiệu quả các ngành dệt may, lắp ráp ôtô, điện tử. 2.5. Đẩy mạnh đào tạo, điều chỉnh cơ cấu đào tạo và nâng cao chất lương đào tạo nguồn nhân lực: -Gắn bó tốt hơn giữa đào tạo và sử dụng, giữa đào tạo và thị trường lao động. -Củng cố phát triển các trường dạy nghề, trung tâm dạy nghề và xúc tiến việc làm .Tăng cường đào tạo công nhân kỹ thuật đối với những ngành nghề mới. -Nâng cao chất lượng đào tạo ở các bậc trung học chuyên nghiệp và đại học. 2.6.Hoàn thiện cơ chế chính sách: Khuyến khích phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các tổng công ty;Đổi mới quản lý chất lượng sản phẩm dịch vụ; Đổi mới chính sách kinh tế đối ngoại trên các mặt thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, hàng xuất khẩu và việc liên doanh liên kết. C.KẾT LUẬN Sau hơn 10 năm thực hiện đường lối đổi mới, nền công nghiệp nước ta đã đạt được nhiều thành tựu, cơ cấu kinh tế ngày càng được hoàn thiện với sự đa dạng của các hình thức sở hữu. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta không chỉ là một xu hướng mà còn là yêu cầu nhằm vào các mục tiêu tăng trưởng, tạo việc làm, tăng tích luỹ vốn, công nghệ và sự phát triển con người và do đó ý nghĩa của nó rất quan trọng. Trên đây chỉ là nội dung với những định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế cho ngành công nghiệp. Chúng ta cần phải có những phân tích sâu sắc hơn trong điều kiện Việt Nam hiện nay để có thể chỉ ra được định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở tầm ngắn hạn, trung hạn. Tuy nhiên cũng cần phải có tầm nhìn dài hạn để có những chính sách tác động mang tính chuyển tiếp liên tục để có thể đạt được những mục tiêu dài hạn mong muốn. DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Niên giám thống kê 2001(NXB Thông kê) 2.Giáo trình phát triển kinh tế(GS-TS Vũ Thị Ngọc Phùng- NXB Thông kê) 3.Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH(GS-TS Ngô Đình Giao- 4.Văn kiện Đại hội IX của Đảng. 5.Tổng quan về canh tranh công nghiệp Việt Nam(Viện chiến lược và phát triển -NXB Chính trị quốc gia). 6.Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong điều kiện hội nhập vào khu vực và thế giới(Viện nghiên cứu kinh tế và phát triển- NXB Chính trị quốc gia) Các báo, tạp chí: -KTPT Số2(44/2001):Lựa chọn hướng chuyển dịch cơ cấu ngành trong tiến trình CNH Việt Nam(GS-TS Vũ Thị Ngọc Phùng). -TM Số 16/2000:Thành tựu công nghiệp Việt Nam trong chặng đường 10 năm(1991-2000) -TC Số 9/1998 : Phát huy nội lực, chuyển mạnh cơ cấu kinh tế và cơ cấu đầu tư phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. -CN Số 12/2000: Các khu công nghiệp ở nước ta hiện nay(Nguyễn Sinh Cúc). ..../. A.LỜI MỞ ĐẦU 1 B.NỘI DUNG: 2 I.Tổng quan về Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 2 1. Cơ cấu kinh tế: 2 1.1. Khái niệm: 2 1.2 Vai trò của Cơ cấu kinh tế trong quá trình phát triển kinh tế: 4 2.Chuyển dịch cơ cấu kinh tế 5 2.1.Thế nào là chuyển dịch cơ cấu kinh tế? 5 2.2 Những nhân tố cơ bản chi phối sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá: 6 2.3.Việc điều chỉnh hợp lý Cơ cấu kinh tế, đặc biệt trong điều kiện hội nhập vào khu vực và thế giới: 10 3.Cdcc ngành công nghiệp: 12 3.1 Cdcccn trước đây, hiện nay và trong tương lai của quá trình CNH-HĐH: 12 3.2 Cơ cấu công nghiệp kết hợp với cơ cấu vùng thổ và cơ cấu thành phần kinh tế: 12 3.3Ngành trọng điểm và ngành mũi nhọn với sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp: 14 II.Thực trạng CDCCCN nước ta thời gian qua 16 1. Khái quát quá trình phát triển công nghiệp VN từ trước đến nay: 16 2. Thực trạng CDCCCN Việt Nam thời kỳ 1991 - 2001: 18 2.1 Số lượng và cơ cấu các doanh nghiệp công nghiệp: 18 2.2 Sự thay đổi theo quan hệ tỉ trọng giữa các thành phần kinh tế: Đây thực sự là một sự chuyển dịch quan trọng. 21 2.3 Cơ cấu công nghiệp Việt Nam theo lãnh thổ: 23 2.4 Sự phân chia thành 4 nhóm ngành: Nhóm ngành thủ công mỹ nghệ truyền thống, nhóm ngành khai thác, nhóm ngành chế biến-lắp ráp và nhóm ngành chế tạo sản phẩm kỹ thuật cao. 25 3.Cơ cấu lao động và cơ cấu đầu tư trong công nghiệp: 30 4.Cơ cấu công nghiệp-Một số nhận xét: 31 III.Phương hướng và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ công nghiệp Việt Nam thời kỳ 2001-2010: 34 1.Quan điểm và định hướng: 34 1.1.Mục tiêu là chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải tiến tới một cơ cấu kinh tế hợp lý. Đó là một cơ cấu kinh tế: đa ngành, trong đó hình thành các ngành trọng điểm và mũi nhọn, có tính hướng ngoại, năng động, bền vững và mang lại hiệu quả cao nhằm phát huy tốt nội lực, tham gia có hiệu quả vào phân công hợp tác quốc tế, thực hiện dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. 34 1.2.Kết hợp tối ưu giữa cơ cấu ngành với cơ cấu vùng và cơ cấu thành phần kinh tế: 34 1.5. Phát triển công nghiệp và dịch vụ nông thôn: 35 2.Các giải pháp chủ yếu: 36 2.1.Nâng cao chất lượng các chiến lược, quy hoạch phát triển ngành 36 2.2.Phát triển mạnh mẽ thị trường: 37 2.3.Đầu tư, chuyển dịch cơ cấu đầu tư và nâng cao hiệu quả đầu tư: 37 2.4 Đổi mới và phát triển công nghệ: 37 2.5. Đẩy mạnh đào tạo, điều chỉnh cơ cấu đào tạo và nâng cao chất lương đào tạo nguồn nhân lực: 38 2.6.Hoàn thiện cơ chế chính sách: 38 C.KẾT LUẬN 39 DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 40

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docV0362.doc
Tài liệu liên quan