Đề tài Thực trạng công tác bảo hộ lao động tại công ty bánh kẹo Hải Hà

III.2.Một số kiến nghị: - Cần cải thiện điều kiện lao động tốt hơn cho người công nhân, càn áp dụng các ngành khoa học cho những khâu nặng nhọc, nguy hiểm nhằm giảm bớt lao động nặng nhọc, tránh sự cố xảy ra. - Cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa hoạt động công đoàn với công tác bảo hộ lao động, phát huy tốt vai trò của mạng lưới an toàn vệ sinh viên và đẩy mạnh các phong trào thi đua, thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động giữa các bộ phận trong công ty. - Để bảo đảm tính khách quan, ban lãnh đạo công ty không để tổ trưởng sản suất kiêm an toàn vệ sinh viên. - Do đặc thù của nghành sản suất bánh kẹo được tiêu thụ mạnh vào mùa đông và mùa thu do vậy nhu cầu tuyển người vào công ty rất cao hơn 1000 công nhân, chính vì vậy công ty nên có kế hoạch nhận thêm một kỹ sư bảo hộ lao động để đúng theo quy định đã ghi ỏ phần định biên trong thông tư 14/98/TTLT. - Lắp đặt thêm các cơ cấu che chắn cho một số thiết bị máy móc. - Hầu hết các thiết bị nâng của công ty đều đã cũ sử dụng gần 30 năm cho nên cần công ty trang bị mới để đảm bảo an toàn. - Bố trí kim thu sét trên những kết cấu nhô cao còn lại, sửa chữa sơn sửa các gá vào tường, thường xuyên đo đạc hệ thống nối đất, dây dẫn. Công ty nên bổ xung các lắp đóng cho cầu dao điện - Kho vật tư và kho nguyên liệu nên dời đi xa phòng lò hơi và kho xăng dầu để tránh ngọn lửa lan sang. - Trang bị thêm quạt chống nóng ở các phân xưởng vượt quá tiêu chuẩn cho phép, trang bị các phương tiện bảo vệ cá nhân chống nóng. - Tăng cường chiếu sáng nhân tạo và tự nhiên ở bộ phận xếp bánh. - Cấp phát các nút chống ồn cho các công nhân làm việc ở những vị trí tiếng ồn cao, dần dần trang bị cho những người làm việc xung quanh kết hợp với các biện pháp giảm tiếng ồn.

doc75 trang | Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 1041 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng công tác bảo hộ lao động tại công ty bánh kẹo Hải Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hức huấn luyện quy trình , quy phạm làm việc , an toàn vệ sinh và kiểm tra sát hạch kĩ thuật lò hơi của công nhân vận hành . Hàng tháng công nhân vận hành xả lò , cạo rửa cáu cặn trên bề mặt thành lò, hàng tuần vào các sáng thứ 2 đều có kĩ sư chuyên về Nồi hơi – Thiết bị áp lực xuống kiểm tra và đôn đốc đúng quy trình quy phạm an toàn. Ngoài ra , để đảm bảo an toàn và tuân thủ các quy định của Nhà Nước về thiết bị này Công ty đã mời các cán bộ ở ‘Trung tâm Kiểm định kĩ thuật An toàn Công nghiệp khu vực I. ‘ kiểm tra cấp giấy phép trước khi đưa vào sử dụng định kì hàng năm để kịp thời phát hiện những hư hỏng nhanh chóng thay thế sửa chữa đảm bảo an toàn. Dưới đây là một vài dẫn chứng về kế hoạch kiểm tra An toàn Nồi hơi Thiết bi áp lực năm 2001 và những biên bản kiểm tra Thiết bị áp lực đang vận hành tại công ty năm 2000. Bảng 2 Lịch kiểm tra kiểm định Thiết bi áp lực năm 2001 TT Tên thiết bị Số Lượng Thông số KT Kế hoạch kiểm tra năm 2001 Dạng KT Thời gian Ghi chú 1 Nồi hơi ULS-4000 01 Công suất 4tấn hơi/1giờ Ptđ:10kg/cm2 P lv : 7kg/cm2 Vận hành 5/ 2001 Tại Hà nội 2 Nồi nấu kẹo CWA-19A 03 Dungtích: 50dm3 P = 8 kg/m2 Khám 6/ 2001 Nghiệm Hà nội 3 Nồi nấu CKA 22 05 Dungtích: 38dm3 P = 6 kg/m2 Vận hành 6/ 2001 Hà nội 4 Nồi nấu kẹo WWA4 03 Dungtích: 83dm3 P = 3 kg/m2 Vận hành 6/ 2001 Hà nội 5 Nồi nấu kẹo WWA20 02 Dungtích: 80dm3 P = 3 kg/m2 Vận hành 7/ 2001 Hà nội 6 Máy nén khí Italia 01 Dungtích: 50dm3 P = 6 kg/m2 Khám 7/ 2001 nghiệm Hà nội 7 Máy nén khí USA 01 Dungtích: 50dm3 P = 6 kg/m2 Khám 7/ 2001 nghiệm Hà nội 8 Máy nén khí Italia 01 Dungtích: 30dm3 P = 6 kg/m2 Khám 7/ 2001 nghiệm Hà nội Biên bản kiểm tra Thiết bị áp lực đang vận hành năm 2000 . Biên bản số 317 / TTKĐ ngày 14/ 9/2000 Lý do khám xét : Kiểm tra , khám xét định kỳ hằng năm Đặc điểm thiết bị : Mã hiệu : ULS- 4000 – 10 Nơi chế tạo : Hãng LOOS. Số chế tạo: 59638 P làm việc cho phép : 8 Kg/ cm2 Dung tích (lít) : 8200 Nhiệt độ: 170 0C Kết luận : Nồi đủ điều kiện tiếp tục vận hành với áp suất P làm việc cho phép (at): 8 Kg/ cm2. Biên bản kiểm tra số 307/ TTKĐ ngày 14 tháng 9 năm 2000. Lý do : Kiểm tra , khám xét định kỳ hàng năm. Đặc điểm thiết bị: Mã hiệu : WWA4 Nơi chế tạo : Ba Lan Năm chế tạo: 1978 P làm việc cho phép : 3 Kg/ cm2 Dung tích (lít) : 80 Nhiệt độ: 132 0C Kết luận : Nồi đủ điều kiện tiếp tục vận hành với áp suất P làm việc tối đa . Chính vì sự quan tâm chính đáng của ban lãnh đạo công ty và ý thức trách nhiệm của người công nhân viên nên từ trước tới nay công ty chưa để xảy ra 1 sự cố nào về thiết bị áp lực. C/ Kĩ thuật an toàn thiết bị nâng: Hiện nay, công ty đang sử dụng 5 thiết bị nâng của Liên Xô cũ , kiểu nâng trục đứng với vận tốc là 0,5 m/s , tải trọng 300 Kg, độ cao Max : 16 m. Lắp đặt tại các phân xưởng nấu kẹo mục đích cung cấp nguyên vật liệu với hệ điều khiển bằng tay . Cũng như Nồi hơi -Thiết bị áp lực thì thiết bị nâng trục đứng này được định kỳ kiểm tra khám nghiệm hàng năm do trung tâm kiểm định Kĩ thuật An toàn Công nghiệp khu vực I đến khám nghiệm và cấp giấy phép sử dụng . Các hệ thống an toàn như bộ phanh , công tác hành trình tự động đều được kĩ sư của công ty kiểm tra thường xuyên ( 1tuần 1 lần) để đảm bảo an toàn khi sử dụng máy nâng chuyển . Những người được đào tạo , huấn luyện về sử dụng máy nâng an toàn và sau khoá đào tạo có giấy phép mới được vận hành. Ngoài ra các máy này còn được nối không bảo vệ , có các bản quy định an toàn sử dụng treo ở gần máy dễ thấy dễ đọc. D/ Kỹ thuật an toàn Điện: Hệ thống điện của công ty được cấp bằng hai nguồn cao thế qua hai máy đóng cắt và được kéo qua hai trạm cao thế , 1 trạm cung cấp cho công ty Bánh kẹo Hải hà , trạm còn lại cấp cho cơ sở Liên doanh Hải hà - Ko tobu ki. Hệ thống điện của công ty lắp đặt theo luận chứng kinh tế do công ty điện lực Hà nội thiết kế và thi công , điểm đấu do công ty điện lực cấp . Đường cao thế này đi vào công ty chia ra làm hai nguồn đưa qua 3 trạm biến áp : H2 1 : 320KVA – 6,3 / 0,4 KV H22 : 320KVA – 6,3 / 0,4 KV H2 3 : 2x 630 KVA- 22,6/ 0,4KV. Nguồn này lại đi qua các Automat để phân phối vào các xưởng . ở hầu hết các phân xưởng trong công ty , mỗi thiết bị điện có bảng điện riêng tuy nhiên còn một số cầu dao chưa có nắp đóng. Năng lượng điện của công ty chủ yếu sử dụng cho sản xuất và thắp sáng . Hệ thống điện dẫn vào phân xưởng và các thiết bị đều qua cáp ngầm đảm bảo cảnh quan và an toàn cho người lao động , máy móc . Để phòng ngừa tai nạn điện có thể xảy ra ,Công ty đã sử dụng cả 3 biện pháp đảm bảo an toàn đó là: Ngăn ngừa xuất hiện điện áp bằng cách nối đất. Nối không cho tất cả các hệ thống máy móc ,thiết bị Cách li với các phần tử có điện bằng cách sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân. Về giải pháp tổ chức quản lý , ban an toàn _ vệ sinh lao động trong công ty đã tổ chức huấn luyện về an toàn điện , kiểm tra định kì về an toàn điện trong phân xưởng , lập biển báo về những nơi có nguy hiểm về điện. Hệ thống văn phòng , nhà xưởng , kho chứa được trang bị hệ thống chống sét toàn bộ bằng kim và lưới thu sét. Định kì hàng năm Công ty có đo đặc trở nối đất chống sét cho các công trình . Tổ sửa chữa điện của công ty thường xuyên giám sát và giải quyết các vấn dề có liên quan đến điện . Chính vì vậy , trong năm năm qua chưa để xảy ra vụ tai nạn điện nào . E/ Phòng chống cháy nổ Phòng chống cháy nổ là một môn khoa học , 1 lĩnh vức rộng lớn bao gồm nhiều vấn đề song ở 1 phạm vi hẹp nó là 1 phần của công tác Bảo hộ lao động . Nguyên nhân gây ra cháy nổ trong sản xuất ở các doanh nghiệp thường do yếu tố mất an toàn hoặc không đảm bảo đủ tiêu chuẩn vệ sinh gây ra . Hậu quả của nó hết sức khôn lường gây thiệt hại đến tính mạng , tài sản của Nhà Nước và làm mất trật tự địa phương , xã hội . Ngoài ra , do đặc điểm sản xuất của Công ty là có sử dụng một số máy móc thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn , trong quá trình vận hành có thể có nguy cơ gây nổ vỡ . Mặt khác , nguyên liệu bọc kẹo bánh là các giấy, nhãn ( khoảng 2-3 tấn ) , 1 luợng ít dầu, mỡ ; kho chứa xăng có khoảng 10 – 30 m3... luôn luôn có nguy cơ gây ra cháy. Nhận thấy rõ tầm quan trọng của công tác phòng chống cháy nổ trong lao động sản xuất , Ban giám đốc rất quan tâm đến biện pháp phòng chống cháy nổ nhằm đảm bảo an toàn trong sản xuất và tính mạng cho người lao động cũng như khu vực nhà dân xung quanh. Căn cứ vào Điều 1 của Pháp lệnh quy định việc quản lý của Nhà Nước đối với công tác Phòng cháy chữa cháy ban hành ngày 4/10/1961, Điều 1 Nghị định 220/CP-HĐCP ra ngày 28/12/1961. Căn cứ vào tình hình thực tế của 2 công ty ( Công ty Bánh kẹo Hải Hà - Liên doanh Hải hà Kotuboki )Tổng giám đốc đã ra quyết định về việc kiện toàn đội chữa cháy nghĩa vụ gồm 96 người được trang bị đầy đủ các phương tiện phòng cháy chữa cháy được bố trí vào các xí nghiệp , các ca sản xuất, khi có sự cố sẽ có mặt tại hiện trường để xử lý . Năm 2000 , công ty đã chi 20.000.000 cho việc mua sắm các trang thiết bị phòng cháy chữa cháy, huấn luyện , tuyên truyền .... Một số các biện pháp phòng chống cháy nổ của công ty: Hàng năm xây dựng phương án về công tác phòng chống cháy nổ như vẽ sơ đồ , kế hoạch... Xây dựng nội quy , quy chế , hiệu lệnh chữa cháy , biển báo cấm lửa và những quy định khác về phòng chống cháy nổ . Công ty rất coi trọng công tác huấn luyện , tuyên truyền về phòng chống cháy nổ cho đội dân phòng , công nhân viên chức của công ty. Định kì hàng năm đều tổ chức huấn luyện các phương án chữa cháy cho đội PCCC của công ty .Ngoài ra , kết hợp với công an địa phương báo động giả để kiểm tra. Kết hợp với Ban an toàn _ vệ sinh lao động kiểm tra phòng chống cháy nổ ở các xí nghiệp vào các quý trong năm, có khen thưởng và xử lí nghiêm minh. Phân cấp trách nhiệm về công tác phòng cháy chữa cháy với các giám đốc xí nghiệp nơi họ phụ trách , quản lí. Đặc biệt , do đặc điểm sản xuất của công ty có sử dụng lò hơi dầu cho nên Ban giám đốc đã mua các bình bột và cát đề phòng nổ lò hơi, đối với kho giấy công ty sử dụng hệ thống họng nước vách tường để ngăn chặn ngọn lửa lan ra chỗ khác. Trang bị các phương tiện phòng cháy chữa cháy ở mọi nơi trong công ty cùng với các nội quy cụ thể theo đặc thù từng nghành nghề, từng công việc , từng xí nghiệp ... Các phương tiện trên đều được kiểm tra định kỳ 3 tháng 1 lần nếu bình hỏng , kém chất lượng ... thì nhân viên sẽ đi nạp lại hoặc mua cái mới. Công tác phòng chống cháy nổ luôn được Ban giám đốc Công ty quan tâm chỉ đạo tốt nên nhiều năm gần đây công ty chưa xảy ra vụ cháy nổ nào. 3/ Công tác kỹ thuật vệ sinh – y học lao động. Trên thực tế thì không có một dây chuyền công nghệ nào có thể loại bỏ hết các yêu tố nguy hiểm và có hại . Vì thế , ở bất kỳ ở môi trường lao động nào người lao động cũng phải tiếp xúc với các yếu tố có hại của nghề nghiệp như là các yếu tố vi khí hậu tiếng ồn ,rung động , ánh sáng , bụi hơi khí độc ,hay do tổ chức lao động không hợp lý .. Các yếu tố nói trên vượt quá tiêu chuẩn cho phép sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ người lao động qua đó làm giảm năng suất , chất lượng sản phẩm đồng thời nguy cơ gây ra tai nạn lao động càng cao. Để có một môi trường lao động phù hợp , An toàn là vấn đề bức xúc và cần thiết đối với các Doanh nghiệp.Nhận thức rõ được mối quan hệ giữa công tác vệ sinh lao động và sức khoẻ người lao động nên công ty đã quan tâm đến công tác này song song với công tác kĩ thuật an toàn . Mấy năm gần đây công ty đã thực hiện các giải pháp từ cải tạo lại nhà xưởng , đổi mới các thiết bị dây chuyền công nghệ , lắp đặt hệ thống quạt, thông gió chống nóng , hệ thống máy lạnh điều tiết không khí , cải tạo nâng cấp đường xá ... Công tác vệ sinh công nghiệp được Hội đồng Bảo hộ lao động của công ty phối hợp với Ban chấp hành Công đoàn thường xuyên kiểm tra đôn đốc thực hiện như là: Vệ sinh máy móc , thiết bị 1tuần /1lần Vệ sinh nhà xưởng 1ngày /1 lần Vệ sinh quét dọn đường đi , vỉa hè 1ngày/ 1 lần 3.1/ Các yếu tố vi khí hậu và ánh sáng: Các yếu tố vi khí hậu như : nhiệt độ , độ ẩm không khí , ánh sáng , tốc độ gió , bức xạ nhiệt... Trung tâm Y tế – Môi trường lao động Bộ Công nghiệp đã đến và kiểm tra về môi trường lao động vào tháng 8 năm 2000, kết quả được biểu hiện qua bảng sau: Bảng 3 Kết quả đo yếu tố vi khí hậu và ánh sáng tại Công ty. TT Điểm đo Nhiệt độ T( 0C) Độ ẩm j(%) Vận tốc gió (m/s) ánh sáng ( lux) 1 Ngoài trời 30,8 90 0,2-0,3 2 Xí nghiệp kẹo mềm Giữa khu vực nấu kẹo Máy gói Cán kẹo 32,5 30,5 32 89 60 86 0,5- 0,6 0,3-0,4 0,8-1,2 130 180 300 3 Xí nghiệp kẹo cứng Nấu kẹo Giữa khu vực gói thủ công 33,2 32 85 86 0,3- 0,4 0,4-0,5 150 380 4 5 Xí nghiệp Bánh a/ Bánh Đan Mạch Chỗ bao gói Vận hành lò b/ Bánh ý Giữa xưởng Chỗ bao gói Xí nghiệp phụ trợ Lò hơi Giữa xưởng 32,5 32,8 33,2 34,5 33,6 32,8 85 85 82 76 80 82 0,4 - 0,5 0,4 - 0,5 0,3- 0,4 0,8- 1,2 0,2-0,3 1- 1,5 130 100 280 90 160 230 6 Bếp ăn ca 34,7 100 0,3- 0,4 180 7 Tiêu chuẩn vệ sinh 505BYT- QĐ/1992 18- 32 tối đa là 80 0,5- 1,5 8 Tiêu chuẩn ánh sáng 50- 200 Nhận xét: Qua bảng đo trên đây ta thấy : Nhiệt độ tại các điểm đo trong công ty đa số đều cao hơn tiêu chuẩn quy định , mặc dù thời điểm đo không phải là mùa nóng , nếu vào mùa hè ngoài trời nhiệt độ cao hơn 35 – 38 0 C , chênh lệch nhiệt độ trong và ngoài phân xưởng tử 3 – 50C sẽ phát sinh ô nhiễm nhiệt tác động trực tiếp tới công nhân làm việc tại đó .Riêng ở các xí nghiệp Bánh ( Bánh ý ) , xí nghiệp kẹo ( Nấu kẹo ) và bếp ăn ca nhiệt độ cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 0,5- 20C . Tốc độ gió ở xí nghiệp phụ trợ ( lò hơi ), máy gói ... nhỏ hơn tiêu chuẩn vệ sinh cho phép vì vậy những vị trí này cần trang bị thêm quạt chống nóng . Chiếu sáng trong nhà máy hầu hết là chiếu sáng chung trong các phân xưởng sản xuất , hệ thống này được sử dụng đèn nêon (huỳnh quang đơn và kép).Riêng bộ phận xếp bánh, bao gói có cường độ lớn hơn khoảng 40 lux chưa đảm bảo độ sáng cho công nhân . Ngoài ra , công ty còn có hệ thống chiếu sáng tự nhiên rất tốt bằng cửa kính được lau chùi hàng ngày. Độ ẩm tại một số vị trí như khâu nấu kẹo , bếp ăn, cán kẹo còn vượt quá giới hạn cho phép gây ảnh hưởng tới môi trường làm việc, làm giảm quá trình thải nhiệt ,bay mồ hôi của cơ thể gây mệt mỏi , năng suất kém dễ xảy ra tai nạn lao động. 3.2/ Tiếng ồn: Tiếng ồn trong quá trình sản xuất của công ty phát sinh từ các loại máy móc , thiết bị tham gia hoạt động như : Máy đánh trộn bột , máy cán , máy cắt ,sàng kẹo, máy xay đường... Bảng 4 Kết quả đo cường độ tiếng ồn của công ty tháng 8 năm 2000. TT Địa điểm đo dBA Mức áp âm các dải tần (Hz) 63 125 250 500 1000 2000 4000 8000 1 Xí nghiệp kẹo mềm Khu cán kẹo Máy gói 96 93 82 77 88 85 90 85 87 83 88 82 82 86 77 82 72 79 2 3 4 Xí nghiệp kẹo cứng Máy gói Máy nấu Xí nghiệp bánh Xay đường Xí nghiệp phụ trợ Lò dầu 94 94 79 92 73 80 68 89 76 82 73 88 77 74 91 90 89 85 83 77 84 84 89 75 84 83 86 74 80 78 80 72 76 75 72 69 TCVS 505 BYT/QĐ 1992 90 103 96 91 88 83 83 81 80 Nhận xét: Tiếng ồn tại các vị trí xí nghiệp bánh , xí nghiệp kẹo mềm và cứng đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 2-5 dBA điển hình như khu vực xay đường vượt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép là 7dBA . Để giảm thiểu sự ảnh hưởng của tiếng ồn tới sức khoẻ của công nhân , trước hết Ban giám đốc cần xem xét cấp phát nút tai chống ồn cho công nhân thao tác tại vị trí có tiếng ồn vượt quá giới hạn cho phép , dần dần tiến đến trang bị cho những công nhân làm việc xung quanh vị trí đó . 3.3/ Bụi và hơi khí độc : Công ty bánh kẹo Hải hà là 1 doanh nghiệp sản xuất không có hoá chất độc hại từ nguyên liệu đầu vào cho đến sản phẩm cuối cùng . Dây chuyền sản xuất 1 phần là bán cơ giới , cơ giới hoá và 1phần là thủ công , vì vậy yếu tố gây ô nhiễm môi trường không khí chỉ bao gồm 2 loại chính: Bụi : chủ yếu là bụi bột mì từ khu vực chuẩn bị nguyên liệu làm bánh và bột làm áo cho viên kẹo . Khí thải : Khí thải ở khu vực lò hơi do sử dụng dầu F.O làm nhiên liệu đốt như CO , CO2 , SO2 . Khí thải xí nghiệp bánh Biscuits có NH3 do sử dụng bột nở và CO2do sử dụng sôda làm chất phụ gia. Dưới đây là số liệu đo nồng độ bụi và hơi khí độc của công ty đo vào tháng 8 / 2000. Bảng 5 Nồng độ các chất gây ô nhiễm không khí tại công ty. TT Địa điểm đo CO2 SO2 CO NH3 Dầu hoả Bụi trọng luợng mg/m3 1 2 3 4 Xí nghiệp kẹo mềm Máy gói kẹo Cam Máy cắt kẹo Bao gói thủ công Xí nghiệp kẹo cứng Máy đóng túi Xí nghiệp Bánh Dây chuyền bánh ý Xay đường Dây chuyền Đan Mạch ( Khâu trộn) Xí nghiệp phụ trợ Lò hơi Nhà ăn ca 0,07 0,06 0,08 0,1 1,34 17,5 0,8 0,5 0,9 0,3 0,6 TCVS 505 BYT- QĐ/1992 0,1 20 30 2,0 300 0,6 Nhận xét : Trong công ty hầu hết các mẫu đo bụi nằm trong giới hạn cho phép. Riêng ở khu vực máy cắt kẹo nồng độ bụi có cao hơn tiêu chuẩn cho phép nhưng ô nhiễm bụi ở mức độ nhẹ . Vì vậy , ngoài việc cấp phát khẩu trang đầy đủ công ty nên đôn đốc và kiểm tra việc đeo khẩu trang của công nhân . Đối với hơi khí độc , các mẫu đo đều nằm trong giới hạn tối đa cho phép của tiêu chuẩn , điều này thể hiện rất rõ sự quan tâm của công ty đến sức khoẻ người lao động. 3.4/ Nước thải và nồng độ chất thải: A/ Nước thải dùng trong sản xuất : Chiếm 80% tổng lượng nước thải trong đó gồm có cả lượng nước vào sản phẩm và lượng nước bay hơi , toàn bộ lượng nước thải đổ vào hệ thống cống ngầm có hố ga , hàng ngày được dọn vệ sinh với lưu lượng tối đa là : 1190 m3/ ngày đêm( tức là 435.540 m3 / năm ) trong đó 925 m3 / ngày đêm là nước sản xuất ( khoảng 347.840 m3 / năm). Bảng 6 Kết quả đo nước thải tại Công ty tháng 8/ 2000 TT Chỉ tiêu phân tích Đơn vị tính TCVN5945-1995 Nguồn thải loại 2 Mẫu I 1 2 3 4 5 6 7 Nhiệt độ nước PH COD BOD5 NH3 Tổng Nitơ Chất rắn lơ lửng 0 C mg/l mg/l mg/l mg/l 40 5,5- 9 100 50 1 60 100 32 6,5 573 260 1,2 7,0 124 Nhận xét: So sánh nồng độ các chất ô nhiễm với tiêu chuẩn nước thải Công nghiệp 5945 – 1995 ( nguồn thải loại B) cho thấy mức độ ô nhiễm nước thải ở công ty khá nghiêm trọng như BOD5 , COD và chất rắn lơ lửng cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 3 đến 4 lần. B/ Nước thải sinh hoạt : Nước thải sinh hoạt và các loại khác : chiếm 20% tức là lưu lượng dòng thải khoảng 238 m3 / ngày đêm ( 86.870m3/ năm ) dòng thải chứa chủ yếu các chất cặn bã , chất rắn lơ lửng ,vi sinh vật . Nếu mỗi ngày trung bình công nhân sử dụng 100 l nước thì nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt là: Bảng 7 : Thành phần và nồng độ nước thải trong sinh hoạt . Chất ô nhiễm Nồng độ ô nhiễm ( mg/l) TCVN Chưa xử lý Qua bể tự hoại COD BOD5 SS Amôni 720 – 1020 450 – 540 700 – 1450 24 – 48 180 – 360 100 – 200 80 – 160 5 – 15 100 50 100 1 Nước thải sinh hoạt sau khi xử lý bằng phương pháp tự hoại chưa đạt tiêu chuẩn Công ty sẽ xử lý bậc 2 cùng nước thải công nghiệp . 3.5/ Chất thải rắn : Chất thải rắn chủ yếu là các thùng nhựa tôn , giấy và bao bì phế thải ngoài ra cond có chất thải rắn sinh ra từ quá trình xử lý nước thải từ dạng bùn thải .Cùng với rác thải sinh hoạt của hơn 990 cán bộ công nhân viên , ước tính khoảng 250 tấn / năm . Để đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường cho công ty và khu vực xung quanh công ty đã liên hệ với công ty Môi trường số 3 mang các chất thải này gom chung vào bãi rác thành phố theo định kỳ 1 ngày /1 lần. 3.6/ Kỹ thuật thông gió: Qua các bảng số liệu ở trên cho ta thấy có 3 yếu tố chính gây ô nhiễm trong phân xưởng là: Ô nhiễm do nhiệt gây ra : Đây là yếu tố gây ô nhiễm chủ yếu cho các phân xưởng bánh , nấu kẹo, bọc gói , bếp ăn ca...lượng nhiệt toả ra do máy móc , thắp sáng hay do chính con người thải vào môi trường làm cho nhiệt độ trong phân xưởng bị nung nóng gây ảnh hưởng tới cảm giác và sức khoẻ người lao động Ô nhiễm do bụi : Bụi có trong các phân xưởng làm bánh , sàng , cắt kẹo , gói là chủ yếu , ngoài ra khâu chuẩn bị nguyên liệu làm bánh cũng có hàm lượng bụi cao nó chính là nguyên nhân gây ra các bệnh viêm mũi ,viêm họng , viêm xoang , viêm giác mạc và đau mắt hột . Ô nhiễm do khí: Khí độc hại từ phân xưởng bánh bao gồm 2 loại : Khí CO2 gây rối loạn hô hấp , nếu ở nồng độ cao khí CO2 gây ngạt. Khí NH3 là khí gây kích thích đường hô hấp trên ( cảm giác nóng bỏng thanh quản và mắt) song ít gây ảnh hưởng tới toàn bộ hệ hô hấp . Tuy nhiên khi tiếp xúc 2 khí trên ở nồng độ cao (3,5 g/m3) có thể gây tử vong tức thì nhưng do sử dụng một tỉ lệ sô đa và bột nở nhất định nên không phải tiếp xúc ồ ạt với 2 khí này, do đó chưa phát hiện ra bệnh nghề nghiệp và nguy cơ tử vong nhưng đã có trường hợp mắc bệnh mãn tính thông thường . Tháy rõ được 3 yếu tố gây ô nhiễm trên , Công ty đã có biện pháp kỹ thuật để khắc phục tình trạng này và tạo một môi trường làm việc đảm bảo yêu cầu vệ sinh cho công nhân. Các biện pháp để xử lý 3 yếu tố trên trong kỹ thuật thông gió của Công ty . Sử dụng các quạt hướng trục có áp suất thấp , lưu lượng lớn hơn 10 m3 /h Được gắn trên tường hút không khí có nhiệt độ cao và độ ẩm ở các phân xưởng sản xuất thải ra ngoài trời . Tại đây dây chuyền sản xuất bánh ở các vùng có nhiệt độ cao như lò nướng bánh thường xuyên lớn hơn 2500C có bố trí các chụp hút cục bộ tại các vùng đó và sử dụng quạt li tâm áp suất trung bình hút thẳng lên trần thải ra ngoài . Hệ thống thông gió được bố trí ở các xí nghiệp kẹo mềm , kẹo cứng , kho chứa vật liệu . Thông gió tự nhiên được sử dụng ở phân xưởng đóng túi , ngoài ra còn sử dụng thêm một số quạt công nghiệp ở các vùng sản xuất có nhiệt độ cao . Điều hoà không khí : a, Có hai hệ thống điều hoà không khí trung tâm công suất lạnh : 200.000 BTU/h 1 dùng cho dây chuyền kẹo cứng CAA6 , 1 cho dây chuyền kem xốp b, 8 máy điều hoà 2 cục kiểu tủ đứng năng suất mỗi máy 48.000 BTU/h được nắp cho phòng bao gói của kẹo mềm , kẹo cứng . c, 6 máy điều hoà 24.000 BTU/h lắp cho phòng bao gói xí nghiệp kẹo mềm . d, 1 hệ thống máy lạnh hút ẩm lắp đặt cho dây chuyền kẹo Caramen. Kết cấu nhà xưởng xây dựng kiên cố đảm bảo về cả hai mặt kĩ thuật xây dựng cũng như mỹ quan, tránh xuống cấp theo thời gian , theo định kỳ hàng năm Công ty lập kế hoạch và tiến hành tu sửa , nâng cấp cho phân xưởng , nền nhà và cửa kính được lau rửa sạch sẽ tạo cảm giác dễ chịu. Các phòng đều có thông gió bao gồm: Khung của sổ bằng kính , mái tôn , tường gạch , cửa sổ có lưới chống côn trùng . Đối với các phòng có điều hoà không khí thì làm trần cách nhiệt , cửa sổ bằng kính . Ngoài ra , các công nhân làm trong môi trường lao động có nhiệt độ cao , bụi hơi khí độc đều được trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân như quần áo chống nóng , găng tay , khẩu trang ... Hàng năm đều huấn luyện , học các quy trình an toàn , bảo quản thiết bị thông gió . Nhận xét: Được sự quan tâm của Công ty tới vấn đề vệ sinh lao động nên điều kiện lao động của công nhân được cải thiện hơn nhiều so với trước đây . Mặc dù vậy một số phân xưởng như lò nướng bánh ( nhiệt độ thấp nhất khi bánh ra khỏi lò qua băng tải làm nguội là 500C ) . Bột nở và sôda cần được hoà ở nhiệt độ 30- 400C hay trong quá trình trộn bột bột bị bắn ra ngoài ... vẫn còn gây ảnh hưởng tới người lao động đặc biệt những người trực tiếp sản xuất với các khâu trên. 4/ Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân : 4.1/ Tình hình sử dụng , cấp phát trang bị bảo vệ cá nhân trong công ty : Qua khảo sát, tìm hiểu tình hình của Công ty về công tác sử dụng , cấp phát trang bị bảo vệ cá nhân cho từng người lao động nhưng do tính chất công việc , do quá trình thao tác trang thiết bị phương tiện bảo vệ cá nhân gây vướng , không thuận tiện ví dụ như: lí do công nhân không đeo khẩu trang bởi vì vào mùa hè thời tiết nóng cộng với sức nóng của nhà xưởng làm mồ hôi ra nhiều thấm vào khẩu trang gây khó chịu ... Ngoài việc công nhân không chấp hành mang phương tiện bảo vệ ra , công ty đã bỏ sót một số bộ phận cần tăng cường trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân theo tính chất công việc như : Cần trang bị quần áo ,găng tay chống nóng cho công nhân vận hành lò hơi , nấu kẹo , lò bánh ... Ngoài ra , Tổ trưởng sản xuất , Quản đốc phân xưởng , An toàn vệ sinh viên đôn đốc nhắc nhở công nhân trong phân xưởng mình mang và bảo quản phương tiện bảo vệ cá nhân nhằm đảm bảo sức khoẻ cho người lao động . 4.2/ Danh mục trang bị bảo vệ cá nhân trong năm 2000. Hàng năm , công ty cấp cho mỗi công nhân 1 bộ quần áo bảo hộ lao động nếu là người mới vào làm việc thì được 2 bộ , một số nghề như nghề mộc , nấu kẹo , vận hành lò hơi , in hộp...thì 9 tháng cấp phát 1 bộ quần áo . Đối với nghề 9 tháng cấp 1 bộ quần áo thì giầy được cấp 6 tháng 1 đôi , công nhân còn lại 1 năm cấp 1 đôi. TT Nơi Phát Quần áo Giầy vải Mũ bao tóc Khẩu trang Xà phòng (Kg) Găng tay 1 2 Xí nghiệp kẹo. Mềm Cứng Xí nghiệp bánh Xí nghiệp phụ trợ 700 450 250 725 50 695 545 150 725 50 100% công nhân nữ 250 350 100 720 30 3300 1700 1600 3050 1000 100 30 70 175 50 5/ Chăm sóc sức khoẻ người lao động , phòng ngừa bệnh nghề nghiệp Công ty luôn luôn quan tâm đến sức khoẻ người lao động . Để làm tốt công tác này đã tổ chức nhà ăn ca ,tổ chức bộ phận y tế ... để quản lý sức khoẻ người lao động và bệnh nghề nghiệp .Công ty đã thực hiện khá tốt theo thông tư 13 /1996/TT-BYT của bộ Y tế ban hành ngày 24/10/1996 là hàng năm đều mời trung tâm dịch tễ thành phố Hà Nội về khám sức khoẻ định kỳ cho cán bộ công nhân viên để phân loại sức khoẻ và bệnh nghề nghiệp . Dưới đây là kết quả khám sức khoẻ của 336 người. Bảng 8 Kết quả khám sức khoẻ định kỳ năm 2000. TT Giới Tính Số người Tỉ lệ LoạiI Loại 2 Loại 3 Loại 4 Số người Tỉ lệ Số người Tỉ lệ Số người Tỉ lệ Số người Tỉ lệ 1 2 Nam Nữ 112 224 34 66 52 86 15,4 25,5 38 112 11,3 33,3 22 23 6,5 6,8 0 3 0,89 Tổng số 336 100 138 40,9 150 44,6 45 13,3 3 0,89 Về tình hình bệnh tật : Tai mũi họng : 271 người Bệnh răng hàm mặt: 332 người Bệnh về mắt: 134 người Và một số bệnh khác. Nhìn chung , sức khoẻ của cán bộ công nhân viên ở mức độ tốt (Loại 1 và 2 chiếm 85,5 %), sức khoẻ trung bình ( loại 3 chiếm 13,3 % ), sức khoẻ loại yếu ( loại 4 chỉ chiếm 0,89%) . Đối với công nhân có sức khoẻ loại 4 đều được công ty tổ chức đi điều dưỡng , nghỉ mát tại Sầm Sơn. Tóm lại , Cơ cấu bệnh tật đơn giản chủ yếu là bệnh mãn tính thông thường không có bệnh nghề nghiệp . 6/ Công tác tuyên truyền giáo dục , huấn luyện về Bảo hộ lao động của công ty. Để người lao động hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình trong quá trình lao động ,hàng năm Cán bộ Bảo hộ lao động của Công ty kết hợp với bộ phận Tổ chức lao động , Trưởng phòng kỹ thuật và Quản đốc phân xưởng , Cán bộ Y tế tổ chức tuyên truyền giáo dục , huấn luyện về Bảo hộ lao động cho công nhân trực tiếp sản xuất và người thử việc mối năm 1 lần . Các công nhân mới được tuyển dụng vào Công ty trước khi bố trí công việc đều phải qua các lớp huấn luyện đầy đủ nội dung đã nêu tại khoản 1 điều 2 của TT08 / LĐTB PH-XH ngày 11/4 /1995 về việc hướng dẫn công tác an toàn _ vệ sinh lao động Nội dung huấn luyện công tác an toàn _ vệ sinh lao động tại công ty bao gồm: Những văn bản chung về bảo hộ lao động. Những quy định cụ thể về bảo hộ lao động tại công ty như : đặc điểm quy trình làm việc và các biện pháp làm việc an toàn của nồi hoà đường, nồi nấu kẹo, máy cắt ,cán kẹo máy đống gói, dây truyền sản suất bánh, lò hơi, an toàn điện Có yếu tố nguy hiểm, có sự cố có thể xảy ra và cách đề phòng, xử lý chúng khi vận hành nồi Lampa, nồi hoà đường, lò hơi. Các nội dung về phòng cháy chữa cháy. Các phương pháp đơn giản để cứu người bị nạn khi có sự cố như băng bó vết thương ,hô hấp nhân tạo.ban an toàn vệ sinh lao động của công ty kiểm tra sát hạch và cấp thẻ cho những người làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn – vệ sinh thực phẩm, những người khác thì được ghi kết quả vào sổ theo dõi. Trong quá trình huấn luyện người lao động được hưởng đúng những quyền lợi theo thông tư 08 – Tổng liên đoàn Lao động và thương binh xã hội. 7/ Nội dung kế hoạch bảo hộ lao động : Đối với công ty quan tâm tới đơì sống công nhân cũng đồng nghĩa với việc tăng năng suất, chất lượng sản phẩm tăng doanh thu cho khâu tiêu thụ sản phẩm, tiết kiệm nguyên vật liệu. Chính vì vậy, các mặt luật pháp chế độ chính sách về bảo hộ lao động luôn luôn được công ty thực hiện đồng bộ. Nội dung xây dựng và thực hiện chế độ pháp luật về bảo hộ lao động: Nhà máy luôn bổ xung bằng việc photo các văn bản pháp luật của nhà nước về bảo hộ lao động như: “Chương IX Bộ luật Lao động, Nghị định 06/CP , thông tư liên tịch 14” gửi đến các tổ sản xuất , phân xưởng và các phòng ban dể cán bộ và các nhân viên được biết. Xây dựng nội dung, tiêu chuẩn an toàn phù hợp với từng điều kiện sản xuất của từng bộ phận, từng xí nghiệp. Phối hợp cùng ban chấp hành công đoàn và các phòng ban chức năng có liên quan để thực hiện các quy định của Nhà nước về chế độ chính sách bảo hộ lao động như huấn luyện khai báo, điều tra tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp , chế độ lao động nữ. B. Công tác huấn luyện bảo hộ lao động xây dựng kế hoạch bảo hộ lao động hàng năm: Thấy rõ mục tiêu của công tác bảo hộ lao động là đảm bảo an toàn, đảm bảo sức khoẻ và tính mạng người lao động, trực tiếp góp phần bảo vệ và phát triển lực lượng sản suất tăng năng suất lao động nên hàng năm khi lập kế hoạch sản xuất kinh doanh công ty đồng thời cùng xây dựng kế hoạch bảo hộ lao động. Nội dung kế hoạch bảo hộ lao động tại công ty bao gồm đầy đủ cả 5 vấn đề: TT Tên công việc Khối lượng Thành tiền 1 Các biện pháp kỹ thuật an toàn và phòng chống cháy nổ: - Sửa chữa nâng cấp và mua sắm các thiết bị bộ phận nhằm mục đích che chắn cho các máy cán kẹo, cắt kẹo, máy đóng gói. Bổ xung và thay thế các loại van an toàn, các đồng hồ báo mức của nồi nấu, nồi hoà đường, hệ thống đường ống dẫn hơi. Bổ xung hệ thống chống sét cho toàn bộ các phân xưởng và công trình phụ trợ, hệ thống dò điện cho nhà máy. Lắp đặt các thiết bị báo động bằng màu sắc, tiếng động, ánh sáng Đặt biển báo tại các nơi có yếu tố nguy hiểm về điện, trơn, trượt - Mua sắm thiết bị phòng cháy chữa cháy. 107.000.000 20.000.000 18.000.000 50.000.000 8.000.000 1.000.000 20.000.000 2 Các biện pháp về kỹ thuật vệ sinh lao động chống độc hại, cải thiện điều kiện lao động: Lắp đặt thêm quạt thông gió cho phân xưởng kẹo và lò nướng bánh, chụp hút cho phân xưởng bánh. Nâng cấp nhà xưởng, xây dựng cải tạo nhà tắm, nhà vệ sinh. 100.000.000 40.000.000 60.000.000 3 Mua sắm trang thiết bị bảo vệ công nhân: Mũ bao tóc, khẩu trang chống bụi, quần áo chống nóng, ủng chống trơn trượt,ủng chống nóng Quần áo bảo hộ lao động. Giầy dép. Găng tay. 790 bộ 790 đôi 600 đôi 77.740.000 30.000.000 31.600.000 12.640.000 3.500.000 4 Chăm sóc sức khoẻ người lao động: Khám sức khoẻ khi tuyển dụng. Khám sức khoẻ định kì. Bồi dưỡng bằng hiện vật. - Điều dưỡng và phục hồi chức năng lao động. 96.000.000 10.000.000 20.000.000 60.000.000 6.000.000 5 Tuyên truyền giáo dục tổ chức huấn luyện về bảo hộ lao động cho công nhân: Khen thưởng công tác vệ sinh . Thi an toàn vệ sinh giỏi. Thực tập phòng cháy chữa cháy. 30.000.000 8.000.000 8.000.000 14.000.000 5000.000.000 8.Tình hình tai nạn lao động ,bệnh nghề nghiệp và các biện pháp để phòng ngừa bệnh nghề nghiệp và tai nạn lao động. 8.1.Bệnh nghề nghiệp: Từ năm 1995 cho đến nay, qua các đợt khám định kì hàng năm của sở y tế dịch tễ Hà Nội chưa phát hiện ra bệnh nghề nghiệp trong công ty bánh kẹo Hải Hà 8.2.Tai nạn lao động: Tai nạn lao động của công ty nhìn chung đã giảm dần so với những năm gần đay.Theo thống kê của phòng tổ chức lao động công ty thì số vụ tai nạn lao động xảy ra từ năm 1996 dến năm 2000 như sau: Bảng 9 : Số vụ tai nạn lao động trong 5 năm gần đây: Năm 1996 1997 1998 1999 2000 Số vụ tai nạn lao động 10 11 5 4 11 Các vụ tai nạn lao động xảy ra từ 1996 đến nay thì không có vụ tai nạn lao động nào là chết người. Phần lớn các vụ tai nạn lao động nguyên nhân là do người lao động vi phạm quy trình, nội quy an toàn, chủ quan khi làm việc nhưng chỉ là những tai nạn nhẹ. Trong vòng 5 năm qua mới có 1 người bị cụt tay phải do máy kẹp. Tất cả các vụ tai nạn lao động xảy ra đều được công ty tổ chức điều tra tìm hiểu nguyên nhân , lập biên bản kịp thời,xác nhận trách nhiệm đối với người vi phạm. Tổ chức rút kinh nghiệm đồng thời đề ra biện pháp khắc phục tai nạn lao động. Dưới đây là bảng thống kê tình hình tai nạn lao động năm 2000 cùng với chi tiết cụ thể nguyên nhân và các giải pháp của công ty sau khi vụ tai nạn lao động xảy ra: Bảng thống kê tai nạn lao động năm 2000: TT Người bị tnld Loại tnld Tình trạng thương tích Nguyên nhân Mức thiệt hại Chết Nặng Nhẹ Máy móc thiết bị không đảm bảo K0 có quá trình lv an toàn Vi phạm qt làm việc an toàn Số ngày nghỉ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Huyền Quỳnh Huệ Thuỷ Nam Tuấn Trung Nga Oanh Chính Thu Máy kẹp Bỏng nhiệt Máy kẹp Bỏng nhiệt TNTG Máy kẹp Máy kẹp Máy kẹp Máy kẹp Máy kẹp TNTG 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Nhẹ Nhẹ Nhẹ Nhẹ Nhẹ Nhẹ Nhẹ Nhẹ Nhẹ Nhẹ Nhẹ 0 có có 0 0 0 0 0 có 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Có 0 0 Có 0 Có Có Có 0 Có 0 10 26 13 52 20 26 50 0 15 30 30 Tổng chi phí : 28.900.000đ * Các hoạt động của công ty sau khi tai nạn lao động xảy ra: Ngay khi xảy ra tai nạn lao động, ban giám đốc đã có trách nhiệm sơ cứu, cấp cứu rồi đưa các bệnh nhân tới cơ sở y tế địa phương. Sau đó ban giám đốc đã họp, kiểm điểm, tìm hiểu nguyên nhân và đề ra biện pháp giải quyết không để xảy ra vụ tai nạn tương tự. Tuyên truyền phổ biến nâng cao ý thức, trách nhiệm của từng công nhân trong công ty. Có chế độ, thăm hỏi bồi dưỡng động viên người bị tai nạn lao động và gia đình của họ. Sau khi phục hồi bố trí công việc hợp lý cho công nhân bị tai nạn lao động. Hồ sơ tai nạn lao động đều được ghi chép đầy đủ ngay theo đúng quy định và được lưu trữ cho tới khi người công nhân đó thôi việc. Các biện pháp đã áp dụng để khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của công ty trong 5 năm qua : Xây dựng cải tạo, nâng cấp hệ thống nhà xưởng, công trình vệ sinh trong công ty. Trang bị đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân. Thay thế lò hơi sử dụng nhiên liệu than bằng lò hơi chạy dầu F.O. Lắp đạt hàng trục treo tường, quạt gió ozent, 4 chụp hơi nóng và hơi khí độc, nhiều phòng cố điều hoà không khí. Tăng chất lượng nước bằng hệ thống trao đổi ion Thay thế dây truyền sản xuất kẹo mềm thủ công bằng dây truyền Cloker giảm bụi, giảm ồn, nhiệt. Thay thế dây truyền sản xuất bánh quy cũ bằng dây truyền sản xuất bánh Đan Mạch – ý. 9. Tình hình thực hiện các chế độ chính sách về bảo hộ lao động của công ty bánh kẹo Hải Hà: Đối với công ty bánh kẹo Hải Hà, quan tâm tới đời sống của công nhân cũng đồng nghĩa với việc tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng doanh thu cho khâu tiêu thụ sản phẩm , tiết kiệm nguyên vật liệu. Chính vì vậy,chế độ chính sách về bảo hộ lao động luôn được công ty thực hiện tốt .Sự quan tâm này đã cổ vũ tinh thần ,cổ động cho người lao động thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. 9.1, Chế độ bồi dưỡng độc hai, tai nạn lao động: Hiện nay, só người phải làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm tại công ty chiếm khoảng 12% tổng số lao động. Nhằm bù đắp phần nào sức khoẻ của người lao động khi phải tiép xúc với các yếu tố nguy hiểm, khi bị tai nạn, công ty có chế độ bồi dưỡng theo đúng tiêu chuẩn qui định: Tuỳ theo thời gian làm việc và mức lương tối thiểu, phụ cấp độc hại nguy hiểm tại công ty chia làm 3 mức và được trả cùng kì lương hàng tháng. Mức Hệ số Mức phụ cấp 1 2 3 0,2 0,3 0,4 14.400 đồng 21.600 đồng 28.000 đồng Bảng 10:Phụ cấp độc hai được thưc hiện tại công ty. Mức 2,3 phụ cấp cho khoảng 90 người làm việc ở nơi có yếu tố nguy hiểm độc hại như :lò hơi,nấu kẹo,nhiên nguyên liệu, một số công nhân ở xí nghiệp phụ trợ Mức 1 dành cho 30 lao động còn lại làm việc ở nơi ít độc hại hơn. Ngoài ra người lao động còn được bồi dưỡng hiện vật tại chỗ khi phải làm việc trong điều kiện độc hại, nguy hiểm với mức 1: 2000 đồng/ca/người thực hiện theo đúng thông tư liên tịch số 10/1999 TTLT – Bộ lao động và thương binh xã hội – BVT ngày 17/3/1999 hướng dẫn thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm , độc hại. Đối với công ty năm 2000 đã thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật với tổng giá trị.là 102000000 đồng . Từ năm 1996 cho đến nay , tại công ty chưa xảy ra 1 vụ tai nạn chết người nào, cũng như tai nạn lao động nặng. Riêng đối với tai nạn lao động nhẹ ngoài tiền trợ cấp tai nạn lao động 1 lần phụ thuộc mức suy giảm khả năng lao động, người lao động còn được hưởng các chi phí y tế khi khám chữa bệnh. 9.2. Chế độ làm việc , nghỉ ngơi , phụ cấp , làm thêm giờ ca đêm. Do yêu cầu thị trường và dây chuyền sản xuất nên công nhân tại công ty phải làm thêm giờ vào những tháng cuối năm và thường xuyên phải làm ca đêm. Để những công nhân làm thêm ca và ca đêm bảo đảm sức khoẻ đều có bồi dưỡng thêm với giá trị bằng 3500/suất/người, ngoài ra, bánh kẹo có sẵn trong công ty, công nhân được ăn thoải mái . Mỗi ngày các công nhân được 200 đồng tiền nước uống. Trường hợp ca đêm , công nhân được hưởng thêm 35% lương ngày. Số giờ làm thêm thường thường là 2h/ngày. Riêng đối với công nhân vận hành lò hơi , thời gian làm việc được rút ngắn 1 giò so với công nhân làm việc bình thường khác mà vẫn giữ nguyên hệ số lương. Đối với công nhân làm việc bình thường 8 giờ1 ngày, có 30 phút để nghỉ giữa ca , nghỉ ăn cơm và nghỉ do nhu cầu sinh lý. Năm 2000 nhà máy đã chi 1.080.260.000 cho công tác này cụ thể như sau: TT Nội dung Mức Thành tiền 1 2 3 4 5 Cơm ca Phục vụ ca ba Ăn bồi dưỡng độc hại Mua bảo hiểm thân thể cho 100% CBCNV . Tổ chức nghỉ mát 2500 đồng/1 suất 3500 đồng /suất 24000 /1 năm (990 người) 200.000/ người 8.415.000.00 đ 189.000.000 đ 23.760.000 đ 26.000.000 đ Tổng cộng 1.080.260.000 đ 9.3. Chế độ đối với lao động nữ: Là 1 doanh nghiệp có tới 65,89% lao động là nữ, nên công ty rất quan tâm đến quyền và các chế độ chính sách có liên quan đến lao động nữ. tại các tổ chức sản xuất như gói kẹo thủ công , xếp bánh. Công ty sắp xếp 1 cán bộ quản lý đồng thời làm nhiệm vụ theo dõi vấn đề lao động nữ. Các vị trí lao động nặng nhọc như lò hơi, nồi nấu và hoà đường công ty không sử dụng lao động nữ theo đúng quyết định số 1453/LĐTBXH _ quy định ngày 13/10/1995 của bộ trưởng bộ lao động thương binh xã hội . Đối với lao động nữ có thai được nghỉ trước 1 tháng. Sau khi sinh con được nghỉ từ 4 á 6 tháng, công nhân nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi không phải làm ca ba và trong thời gian làm việc được nghỉ 1 giờ /ngày mà vẫn hưởng nguyên lương . Hàng năm công ty đều nâng cấp và cải tạo hệ thống nhà tắm , nhà vệ sinh cho nữ công nhân . Công ty còn tạo điều kiện cho lao động nữ học tập , nâng cao trình độ nghề nghiệp , kết hợp hài hoà cuộc sống lao động và cuộc sống gia đình. 9.4 Công tác thống kê, báo cáo và sơ kết , tổng kết a. Đối với công tác thống kê và báo cáo đều làm đúng như phần VI của Thủ tướng ngày 14/1998 quy định : Công ty đều có sổ thống kê các nội dung cần báo cáo hàng năm, các số liệu này đều lưu trữ 10 năm để công ty lấy đó làm số phân tích và đưa ra các chiến lược cho các chính sách , giải pháp BHLĐ trong những năm tới. Khi có tai nạn lao động , công ty trách nhiệm viết báo cáo chuyền đề cho các vụ tai nạn đó . Ngoài ra định kỳ 1 năm 2 lần công ty đều thực hiện các báo cáo nộp lên các cơ quan quản lý cấp trên và sở lao động thương binh và xã hội , sở y tế và liên đoàn lao động địa phương và luôn luôn nộp đúng thời hạn . b. Sơ kết tổng kết rút kinh nghiệm là một công tác công ty rất chú trọng , nó giúp các cán bộ công nhân viên trong công ty có thể rút kinh nghiệm , lập ra 1 kế hoạch bảo hộ lao động tốt hơn, khắc phục các vấn đề tồn tại của năm trước . Chính như vậy , công ty thực hiện đúng quy định trongTT 14/1998 vì sơ kết , tổng kết rút kinh nghiệm như : Định kỳ 6 tháng, tổ chức sơ kết tồn tại, tổ chức khen thưởng các xí nghiệp, tổ sản xuất, cá nhân làm tốt công tác BHLĐ. Việc sơ kết này cũng thực hiện từ cấp phân xưởng đến cấp công ty. 10.Tổ chức bộ máy công đoàn trong CTBHLĐ 10.1, Bộ máy tổ chức công đoàn : Tổ chức công đoàn công ty bánh kẹo Hải Hà luôn là tiêu chuẩn công đoàn vững mạnh trong khối doanh nghiệp . Nhằm thu hút đông đảo thành viên vào tổ chức công đoàn và chăm lo đời sống công nhân một cách thiết thực nhất , tổ chức công ty đã phân định rõ cơ cấu trách nhiệm để theo sát và nắm bắt nguyện vọng chính đáng của người lao động. Ban chấp hành công đoàn của công ty gồm 11 người trong đó : Chủ tịch là- chủ tịch công đoàn liên tỉnh . Phó chủ tịch – chủ tịch công đoàn . Cơ cấu tổ chức bộ máy công đoàn của nhà máy được xây dựng gắn liền với quy mô tổ chức bộ máy quản lý sản xuất của công ty và được được phân cấp từ trên xuống dưới được thể hiện qua sơ đồ như sau. BCH công đoàn công ty CĐ XN Thành viên Đoàn viên công đoàn CĐ Phân Xưởng 10.2, Hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn khác công tác bảo hiểm lao động _ Công đoàn tập hợp kiến nghị quần chúng tham gia với giám đốc xí nghiệp, xây dựng và tổ chức thực hiện các biện pháp AY_VSLĐ cải thiện điều kiện làm việc. _ Công đoàn tuyên truyền . giáo dục về bảo hiểm lao động , phổ biến chế độ , chính sách , quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động , người sử dụng lao động trong công tác bảo hiểm lao động. _ Công đoàn chăm lo cho công nhân kiểm tra , giám sát việc thực hiện kế hoạch bảo hiểm lao động của công ty với công nhân như tổ chức thăm hỏi đoàn viên , các cán bộ công nhân viên khi ốm đau , tai nạn lao động hay gia đình gặp chuyện buồn và chi trả cho các đối tượng đó từ quỹ công đoàn . Ngoài ra , hàng quý các AVT và tổ trưởng công đoàn đều được bồi dưỡng từ 20.000 á 25.000 đ _ Công đoàn đều tổ chức các phong trào như “Xanh-sạch -đẹp ” và “Phong trào bảo đảm an toàn_vệ sinh lao động “ ở từng phân xưởng , tính điểm theo tháng, theo quý , có khen thưởng cho các đơn vị thực hiện tốt. Đặc biệt phong trào “Xanh-sạch đẹp” được hoạt động thường xuyên kết hợp với các đợt hoạt động của chính phủ. _ Công đoàn chỉ đạo hoạt động của mạng lưới an toàn vệ sinh viên. _ Công đoàn tham gia xử lý tai nạn lao động , theo dõi tình hình thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo tai nạn lao động , sự cố cháy nổ, bệnh nghề nghiệp , điều kiện lao động với công đoàn thành phố. _ Công đoàn thay mặt người lao động ký thoả ước lao động tập thể . Phần III: Nhận xét và một số kiến nghị đề xuất: III.1 Nhận xét : Qua hơn 3 tháng thực tập ở Công ty Bánh kẹo Hải Hà được sự tận tình giúp đỡ của ban lãnh đạo và cán bộ hướng dẫn thực tập , được đi thực tế , tìm hiểu thực tại của Công ty. Tôi có nhận xét về tình hình thực hiện công tác bảo hộ lao động của Công ty như sau : III. 1.1 Ưu điểm : Bộ máy tổ chức lãnh đạo công ty nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác bảo hộ lao động nên đã có ý thức thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà Nước về pháp luật , chế độ chính sách . Công ty đã xây dựng được hệ thống tổ chức bộ máy hoạt động trong công tác bảo hộ lao động hoàn chỉnh với sự phối hợp của Công đoàn và các phòng ban khác . Xây dựng các nội quy , quy chế , các biện pháp an toàn riêng cho công ty. Đối với các máy , thiết bị yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn như lò hơi bình khí nén , nồi nấu kẹo đều có các thiết bị kiểm tra an toàn , đèn báo tín hiệu và được kiểm tra thường xuyên , đo đạc theo đúng định kỳ. Thực hiện các biện pháp về an toàn điện an toàn thiết bị máy móc , mỗi máy hay thiết bị đều được sử dụng các biện pháp như: Ngăn ngừa xuất hiện điện áp bằng cách nối đất ; Nối không ; Cách ly phần tử điện bằng cách sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân Ngoài ra , mỗi thiết bị đều có lắp đặt cầu dao đóng cắt bảo vệ , có hộp bao che bọc cách điện . Hệ thống chống sét kết hợp bằng kim và lưới đảm bảo an toàn cho người lao động cũng như tài sản trong mùa mưa bão. Công tác phòng chống cháy nổ luôn được Công ty chú trọng và đề cao thực hiện đúng quy định của Nhà Nước. Công tác vệ sinh lao dộng , môi trường làm việc cũng như môi trường xung quanh rất được Công ty quan tâm , hàng năm Công ty đều mời các Cán bộ an toàn – vệ sinh lao động về kiểm tra, đo đạc và tiếp nhận ý kiến , đóng góp để môi trường làm việc ngày càng cải thiện hơn . Đa số các công nhân trong công ty đều được trang bị các phương tiện bảo vệ cá nhân đầy đủ , đúng định kỳ. Nhà xưởng được xây dựng , cải tạo đảm bảo công nhân làm việc thoải mái, an toàn và hợp vệ sinh. Các khu vực làm việc trong điều kiện nóng bức đều được lắp đặt thêm quạt thêm quạt. Hệ thống thông gió tự nhiên đều được Công ty sử dụng tối đa . Thực hiện tốt công tác khám chữa bệnh thường xuyên , định kỳ cho công nhân, do thực hiện tốt các biện pháp bảo vệ môi trường tích cực cho nên công ty chưa phát hiện ra bệnh nghề nghiệp. Thực hiện công tác huấn luyện bảo hộ lao động hàng năm, kẻ vẽ biển báo , áp phích tuyên truyền , mua tài liệu về bảo hộ lao động , khen thưởng các đơn vị , tổ sản xuất thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động . Về vấn đề bồi dưỡng độc hại Công ty thực hiện theo đúng quy định của Nhà Nước . Hiện nay công ty chính thức chỉ có khoảng 90 người được hưởng bồi dưỡng độc hại nhưng để đảm bảo sức khoẻ và khuyến khích công nhân Công ty đã trích thêm một số tiền để bồi dưỡng thêm cho khoảng 30 người khác làm việc tại những nơi ít độc hại và nguy hiểm. Ngoài ra , Công ty trả tiền phụ cấp đầy đủ đúng mức cho người lao dộng , 100% công nhân được đóng bảo hiểm. Thực hiện việc kiểm tra thường xuyên và đột xuất xử phạt nghiêm túc những trường hợp vi phạm nội quy an toàn. Nội dung kế hoạch bảo hộ lao động được xây dựng hàng năm cùng với kế hoạch sản xuất kinh doanh. Công tác báo cáo , sơ kết , sở kết ,tổng kết đều được ban lãnh Công ty thực hiện đầy đủ theo quy định của Nhà Nước. Tổ chức công đoàn luôn luôn quan tâm chăm sóc đời sống công nhân trong Công ty và phối hợp các bộ phận khác tham gia thực hiện công tác bảo hộ lao động. III.1.2 Tồn tại : Mạng lưới An toàn vệ sinh viên rộng khắp nhưng hiệu quả hoạt động chưa cao. Một số bộ phận chuyển động của máy cán cắt kẹo , máy đống gói chưa có cơ cấu che chắn. Còn có hiện tượng công nhân chưa thực hiện nghiêm chỉnh yêu cầu vận hành máy móc thiết bị . Hiện nay , còn một số cầu dao chưa có nắp đóng. Mặc dù hệ thống chống sét bảo đảm an toàn cho cơ sở vật chất nhưng hiện nay các gá vào tường đã bị bật ra, bị gỉ. Còn một số kết cấu nhô cao khỏi mái chưa bố chí kim thu sét. ở một số khu vực sản suất kẹo mềm vẫn còn chướng ngại vật trên đường ra và lối vào. Gây cản trở xe cứu hoả khi có cháy ở công ty. Về vấn đề vệ sinh lao động các yếu tố vi khí hậu như nhiệt độ,độ ẩm, ồn, bụi còn cao hơn tiêu chuẩn cho phép. Đặc biệt là ô nhiễm do nước thải công ty khá nghiêm trọng . Một số phân xưởng như lò nướng bánh , quá trình trộn bột, hoà các chất như sô đa, bột nở cần nhiệt độ cao do đó những khu vực trên nhiệt độ cao gây khó chịu ảnh hưởng cho sức khỏe người lao động. Công ty đã bỏ sót một số bộ phận cần tăng cường phương tiện bảo vệ cá nhân theo tính chất công việc. Công ty hiện khám sức khoẻ định kì dựa trên nguyên tắc chủ yếu khám ở chỗ độc hại, nguy hiểm và khám luôn phiên (tức là nếu công nhân này khám sức khoẻ tốt năm nay thì người đó không khám nữa mà nhường cho người yếu hơn hoặc người năm trước chưa được khám). III.2.Một số kiến nghị: Cần cải thiện điều kiện lao động tốt hơn cho người công nhân, càn áp dụng các ngành khoa học cho những khâu nặng nhọc, nguy hiểm nhằm giảm bớt lao động nặng nhọc, tránh sự cố xảy ra. Cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa hoạt động công đoàn với công tác bảo hộ lao động, phát huy tốt vai trò của mạng lưới an toàn vệ sinh viên và đẩy mạnh các phong trào thi đua, thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động giữa các bộ phận trong công ty. Để bảo đảm tính khách quan, ban lãnh đạo công ty không để tổ trưởng sản suất kiêm an toàn vệ sinh viên. Do đặc thù của nghành sản suất bánh kẹo được tiêu thụ mạnh vào mùa đông và mùa thu do vậy nhu cầu tuyển người vào công ty rất cao hơn 1000 công nhân, chính vì vậy công ty nên có kế hoạch nhận thêm một kỹ sư bảo hộ lao động để đúng theo quy định đã ghi ỏ phần định biên trong thông tư 14/98/TTLT. Lắp đặt thêm các cơ cấu che chắn cho một số thiết bị máy móc. Hầu hết các thiết bị nâng của công ty đều đã cũ sử dụng gần 30 năm cho nên cần công ty trang bị mới để đảm bảo an toàn. Bố trí kim thu sét trên những kết cấu nhô cao còn lại, sửa chữa sơn sửa các gá vào tường, thường xuyên đo đạc hệ thống nối đất, dây dẫn. Công ty nên bổ xung các lắp đóng cho cầu dao điện Kho vật tư và kho nguyên liệu nên dời đi xa phòng lò hơi và kho xăng dầu để tránh ngọn lửa lan sang. Trang bị thêm quạt chống nóng ở các phân xưởng vượt quá tiêu chuẩn cho phép, trang bị các phương tiện bảo vệ cá nhân chống nóng. Tăng cường chiếu sáng nhân tạo và tự nhiên ở bộ phận xếp bánh. Cấp phát các nút chống ồn cho các công nhân làm việc ở những vị trí tiếng ồn cao, dần dần trang bị cho những người làm việc xung quanh kết hợp với các biện pháp giảm tiếng ồn. Cấp khẩu trang và đon đốc kiểm tra người công nhân thực hiện đúng việc mang phương tiện cá nhân khi lao động. Xây dựng hệ thống xử lý nước thải hoàn chỉnh, đảm bảo tiêu chuẩn do Bộ khoa học và công nghệ ban hành. Đối với bụi, sử dụng hệ thống hút bụi, lắp đặt ngay trên máy sàng rây bột. Hơi khí độc tại nơi hoà trộn bột bố trí quạt hút không khí, ở băng tải làm nguội thì bố trí hai bên các trục hút để vừa hút hơi khí độc vừa hút nhiệt thừa. Tăng cường trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân theo tính chất công việc. Kiến nghị công ty thực hiện đúng theo điều 102 chương IX Bộ luật lao động :”Người lao động phải được khám sức khoẻ khi tuyển dụng và khám sức khoẻ định kỳ theo chế độ quy định 1 năm/lần khám cho tất cả các công nhân viên chức lao động hàng năm”. Ngoài việc áp dụng các biện pháp an toàn vệ sinh lao động công ty nên tăng cường tổ chức huấn luyện đôn đốc người lao động thực hiện đúng quy trình quy phạm tiêu chuẩn an toàn để giảm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, sự cố khác xảy ra . Xây dựng hệ thống xử lý nước thải theo sơ đồ sau: Bể lọc Bể lắng Nước thải công ty Cống thải thành phố Phụ lục Lời nói đầu Trang 2 Phần I: Lý luận chung về bảo hộ lao động. Trang 3 I. Một số khái niệm cơ bản Trang 3 Mục đích ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động. Trang 5 Những nội dung cơ bản của công tác bảo hộ lao động. Trang 7 Phần II: Thực trạng công tác bảo hộ lao động ở công ty bánh kẹo Hải Hà . Trang 11 Chương I: Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. Trang 11 Tổng quan tình hình của doanh nghiệp. Trang 11 Đặc điểm bộ máy quản lý của doanh nghiệp. Trang 15 Đặc điểm về máy móc thiết bị. Trang 17 Tình hình tổ chức sản suất. Trang 18 Các sản phẩm chủ yếu trong 5 năm qua. Trang 20 Đăc điểm nguyên vật liệu. Trang 20 Đặc điểm về lao động. Trang 21 Công nghệ sản suất. Trang 22 Chương II: Các quy định của Nhà nước về bảo hộ lao động đối với doanh nghiệp. Trang 27 Chương III: Công tác bảo hộ lao động tại công ty bánh kẹo Hải Hà. Trang 42 Bộ máy tổ chức và phân định trách nhiệm bảo hộ lao động tại công ty bánh kẹo Hải Hà. Trang 42 Công tác kỹ thuật an toàn. Trang 46 Công tác kỹ thuật vệ sinh – y học lao động . Trang 53 Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân. Trang 60 Chăm sóc sức khoẻ và phòng ngừa bệnh nghề nghiệp. Trang 61 Công tác tuyên truyền giáo dục huấn luyện về bảo hộ lao động. Trang 61 Kế hoạch bảo hộ lao động . Trang 62 Tình hình tai nạn, bệnh nghề nghiệp và các biện pháp để phòng ngừa bệnh nghề nghiệp và tai nạn lao động. Trang 65 Tình hình thực hiện các chế độ chính sách về bảo hộ lao động. Trang 66 Tổ chức bộ máy công đoàn trong công tác bảo hộ lao động. Trang 69 Phần III: Nhận xét và một số kiến nghị đề xuất. Trang 71 Phụ lục Trang 75 Nhận xét của cơ quan thực tập Trường đại học Công Đoàn hà nội Khoa Bảo hộ lao động Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLVV605.doc
Tài liệu liên quan