Đề tài Thực trạng công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất tại huyện Thanh Oai - Tỉnh Hà Tây

Tập trung sự lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện của cấp uỷ chính quyền các xã, thi trấn. Đề nghị giành phần kinh phí cho công tác lập hồ sơ, rà soát hồ sơ, kiểm tra đo đạc tại thực địa những tranh chấp, sai lệch diện tích. Phòng Tài nguyên và Môi trường tiếp tục có hướng dẫn xử lý những vướng mắc trong quá trình xét duyệt hồ sơ. UBND huyện có hướng dẫn các biện pháp giải quyết những vướng mắc trong khi thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như: kinh phí mua phôi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất , giao quyền do kiểm tra, xác định diện tích đất những thửa sai lệch, những trường hợp tách thửa. Sự phối hợp của cả người sử dụng đất và cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai : để đẩy nhanh tiến độ công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không chỉ cần sự phối hợp của một nghành mà là của tất cả các nghành có liên quan. Phải được chỉ đạo sát sao của UBND huyện và các xã tạo điều kiện thuận lợi cho nghành địa chính thực hiện các công việc cần thiết. Đối với người sử dụng đất phải làm tốt công tác tuyên truyền để họ hiểu và thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước. Trong năm 20007 Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện cần có sự chỉ đạo sát sao để hoàn tất công tác đăng ký quyền sử dụng đất. tiến hành xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính hoàn chỉnh phục vụ cho công tác cấp giấy cũng như việc quản lý đất đai trên địa bàn huyện. phấn đấu đến hết năm 2007 sẽ cấp 100% giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, 90% đất ở, 86% đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp.

doc72 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1426 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất tại huyện Thanh Oai - Tỉnh Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiệu tốt của huyện trong quá trình khai thác sử dụng đất. Tuy nhiên hiệu quả sử dụng đất trong thời gian qua còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng của huyện. Trong thời gian tới cần điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất cho phù hợp.thúc đẩy quá trình kê khai đăng ký nhằm quản lý có hiệu quả các loại đất trên địa bàn huyện. 3. Thực trạng tổ chức đăng ký quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện 3.1.Lực lượng cán bộ tham gia công tác đăng ký, cấp GCNQSDĐ Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thanh Oai được thành lập từ năm 2004. Phần lớn cán bộ của phòng đều rất trẻ có trình độ chuyên môn nhưng số lượng cán bộ còn quá ít không thể đảm trách được hết tất cả các công việc. mặt khác công việc đặt ra trong thời gian này là hướng dẫn các xã lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, thống kê đất đai cũng như hướng dẫn việc dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện nên không thể có đủ lực lượng tham gia công tác đăng ký quyền sử dụng đất. Phòng có 10 cán bộ được phân chia cho các mảng như quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các xã, quản lý hồ sơ địa chính, quản lý về môi trường... Vì vậy công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất luôn gặp khó khăn trong việc thực hiện ảnh hưởng đến tiến độ cấp giấy trên địa bàn toàn huyện. Mặt khác cán bộ địa chính xã quá mỏng không đi sâu đi sát tình hình coi đó là công việc của phòng Tài nguyên và Môi trường. Sự hiểu biết về pháp luật đất đai cũng bị hạn chế, do đó nếu không có sự chỉ đạo kịp thời của phòng công việc sẽ chậm tiến độ. Do đó muốn làm tốt công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cần chú ý đến lực lượng cán bộ tham gia công tác này có như vậy mới đảm bảo tiến độ công viêc. lực lượng cán bộ làm công tác đăng ký ở cấp xã, thị trấn quá mỏng và phải đảm trách quá nhiều công việc gây ra sự thiếu tập trung, không đi sâu đi sát tình hình đăng ký. mặt khác sự hiểu biết về pháp luật đất đai luôn là vấn đề đối với các cán bộ tham gia công tác đăng ký ở cấp xã, thị trấn từ đó dẫn ra nhiều việc làm không đúng pháp luật gây khó khăn cho quá trình xem xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất. 3.2. Đối tượng đăng ký quyền sử dụng đất Thực hiện quyết định số 107/NĐ-CP ngày 23/9/2003 của thủ tướng chính phủ , số xã trong huyện đã giảm từ 23 xã còn 21 xã, thị trấn hai xã Đồng Mai và Biên Giang được sát nhập vào thành phố Hà Đông. Tổng số hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất của huyện năm 2005 là 83027 hộ trong đó biểu 6: Số liệu tổng hợp số hộ sử dụng đất Chỉ tiêu 2005 2006 Biến động Số hộ (hộ) Diện tích (ha) Số hộ (hộ) Diện tích (ha) Số hộ (hộ) Diện tích (ha) 1.Đất nông nghiệp 38884 9332.39 32956 8767.98 -5928 -564.41 2.Đất phi nông nghiệp 44163 933.62 34168 899.88 -9995 -33.74 2.1.Đất ở 43843 841.6 33868 812.34 -9975 -29.26 2.2.Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 320 92.02 300 87.54 -20 -4.48 Tổng 83047 10266.01 67124 9667.86 -15923 -598.15 nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động năm 2006 của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thanh Oai Tổng số hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất của huyện qua 2 năm đã có sự thay đổi giảm 15923 hộ sử dụng đất trong đó số hộ sử dụng đất nông nghiệp giảm 5928 hộ, đất ở giảm 9975 hộ, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp giảm 20 hộ. mặc dù trong thời gian qua đã có nhiều thay đổi trong đời sống kinh tế- xã hội của người dân trên địa bàn huyện như: Sự sát nhập của 2 xã có mật độ dân cư lớn nhất trong huyện vào thành phố hà đông là xã Biên Giang, Đồng Mai; Làn sóng di dân từ nông thôn ra thành thị đặc biệt là rất nhiều hộ gia đình, cá nhân đã chuyển vào các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long, thành phố Hồ Chí Minh để làm ăn; Chính sách dồn điền đổi thửa đã làm cho các hộ gia đình, cá nhân sử dụng diện tích đất nông nghiệp có diện tích tăng lên; Một số xí nghiệp đã được mở rộng làm cho diện tích đất nông nghiệp giảm… Năm 2006 tình hình của huyện đã có nhiều biến động như: Dân số trên địa bàn huyện tăng kéo theo số hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ở và đất nông nghiệp để sản xuất tăng; Việc tách các hộ gia đình nhiều thế hệ thành các hộ riêng biệt và việc các gia đình trẻ được bố mẹ chuyển nhượng, cho tặng, thừa kế…đất nông nghiệp để sản xuất và đất ở để sinh hoạt; Một số diện tích đất nông nghiệp được chuyển thành đất ở phục vụ cho đời sống sinh hoạt của người dân; Trong năm 2006 huyện đã có kế hoạch đưa một số diện tích đất chưa sử dụng vào để phục vụ sản xuất nông nghiệp… Mặc dù có 2 xu hướng biến động trong việc thay đổi số hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nhưng do việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp thành đất khu công nghiệp quá lớn và số hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ở của 2 xã Đồng Mai và Biên Giang quá lớn nên số hộ sử dụng đất ở của huyện có xu hướng giảm. 3.3. thực trạng công tác kê khai quyền sử dụng đất 3.3.1. Đất nông nghiệp Năm 2005 diện tích đất nông nghiệp của toàn huyện là 9332.39 ha với 38884 hộ sử dụng trong đó đã cấp được 33865 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cho các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất đạt 80.60% với diện tích cấp là 6788.4 ha đạt 72.74% toàn bộ số cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp đã được cấp theo bản đồ địa chính. Cơ cấu diện tích đất nông nghiệp của huyện chủ yếu là đất trồng lúa được phân bố ở các xã như sau: Năm 2006 diện tích đất nông nghiệp của huyện còn 8767.98 ha do 2 xã Đồng Mai(446.78 ha), Biên Giang(117.63 ha) được sát nhập vào thành phố Hà Đông. Sau khi có nghị định 64/1993 /NĐ-CP ngày 27 tháng 9 năm 1993 về việc giao đất nông nghiệp cho các hộ gia đình cá nhân sử dụng lâu dài, ổn định, tỉnh uỷ đã có chỉ thị để chỉ đạo thực hiện nghị định. Được sự quan tâm chỉ đạo của UBND huyện Thanh Oai và sự phối hợp của các ban nghành có liên quan phòng Tài nguyên và Môi trường huyện đã tổ chức phân công lực lượng nhằm đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tất cả các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trên địa bàn huyện nhanh nhất. Trong năm 2005 đã thu được kết quả như sau: biểu 7: Kết quả đăng ký quyền sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Oai- Hà Tây (Tính đến hết tháng 12 năm 2005) STT tên xã, thị trấn Tổng diện tích đất nông nghiệp(ha) Số hộ sử dụng đất(hộ) Đã kê khai Tỷ lệ hoàn thành(%) Số hộ sử dụng (hộ) Diện tích sử dụng(ha) Số hộ(%) Diện tích(%) Toàn huyện 9323.39 38884 30854 8221.89 79.35% 88.19% Chia ra 1 Thị trấn Kim Bài 308.8 1355 648 262.8 47.82% 85.10% 2 Xã Đồng Mai 446.78 2244 2093 423.29 93.27% 94.74% 3 Xã Cự Khê 392.51 1025 938 354.94 91.51% 90.43% 4 Xã Biên Giang 117.63 859 859 117.63 100.00% 100.00% 5 Xã Bích Hòa 381.93 1604 1604 381.93 100.00% 100.00% 6 Xã Mỹ Hưng 430.5 1163 822 362.92 70.68% 84.30% 7 Xã Cao Viên 472.65 3200 2149 402.62 67.16% 85.18% 8 Xã Bình Minh 465.79 2502 966 253.72 38.61% 54.47% 9 Xã Tam Hưng 801.34 2206 1414 683.49 64.10% 85.29% 10 Xã Thanh Cao 306.86 2126 769 199.3 36.17% 64.95% 11 Xã Thanh Thùy 372.27 1388 1388 372.27 100.00% 100.00% 12 Xã Thanh Mai 365.42 1939 954 232.37 49.20% 63.59% 13 Xã Thanh Văn 499.61 1153 924 401.37 80.14% 80.34% 14 Xã Đỗ Động 469.48 1206 1206 469.48 100.00% 100.00% 15 Xã Kim An 203.8 895 895 203.8 100.00% 100.00% 16 Xã Kim Thư 189.66 1069 913 157.43 85.41% 83.01% 17 Xã Phương Trung 330.77 2765 2765 330.77 100.00% 100.00% 18 Xã Tân Ước 665.91 1885 1811 594.75 96.07% 89.31% 19 Xã Dân Hòa 392.23 1643 1643 392.23 100.00% 100.00% 20 Xã Liên Châu 448.31 1600 1600 448.31 100.00% 100.00% 21 Xã Cao Dương 304.01 1882 1018 219.34 54.09% 72.15% 22 Xã Xuân Dương 256.03 1061 1061 256.03 100.00% 100.00% 23 Xã Hồng Dương 701.1 2114 2414 701.1 114.19% 100.00% nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thanh Oai tỉnh Hà Tây năm 2005 Trong năm 2005 nhờ có sự chỉ đạo và phối hợp của các nghành có liên quan nên công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp đã thu được những thành tựu đáng kể. Có 10 xã đăng ký quyền sử dụng đất nông nghiệp đạt được 100% đó là các xã Biên Giang, Bích Hoà, Liên Châu, Hồng Dương, Xuân Dương, Dân Hoà, Phương Trung, Đỗ Động, Kim An, Thanh Thuỳ. Các xã trên đã hoàn thành chỉ tiêu mà huyện đề ra một phần nhờ sự chỉ đạo của UBND huyện và do đặc điểm của các xã đó là số hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ít thuận tiện cho việc thống kê nên các thông tin trong sổ mục kê khá chính xác. Trên cơ sở sổ mục kê đó công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được diễn ra dễ dàng hơn và không sảy ra tranh chấp về đất đai giữa các hộ sử dụng đất. Mặt khác sự hiểu biết về tình hình sử dụng đất đai trên địa bàn các xã và pháp luật đất đai của cán bộ địa chính các xã trên cũng góp phần vào việc hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp. Toàn huyện còn rất nhiều hộ chưa tiến hành kê khai đăng ký quyền sử dụng đất nông nghiệp nguyên nhân của việc trên là do các hộ chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên tiến hành kê khai chậm, đất trong tình trạng tranh chấp… Nguyên nhân của tình trạng các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không tiến hành kê khai là do trách nhiệm của cán bộ xã, thị trấn chưa đi sâu đi sát tình hình vận động các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thấy được tầm quan trọng của cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Các xã có diện tích đất lấn chiếm lớn đều là các xã có thu nhập cao, đất đai có giá trị và sự buông lỏng quản lý của cán bộ xã. Các xã có diện tích đất tranh chấp lớn cũng rơi vào những xã có diện tích đất lấn chiếm lớn, vì vậy cán bộ xã, thị trấn cần giải quyết những vấn đề này một cách triệt để tránh tình trạng kéo dài gây ra nhiều khiếu kiện, khiếu nại. Đối với các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất chưa kê khai cần vận động họ thực hiện và tuyên truyền để họ thấy được sự cần thiết của cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đối với các nguyên khác cần xác định rõ để có hướng giải quyết điúng đắn, kịp thời. Trong năm 2006 đã kê khai cho 31112 hộ sử dụng đất nông nghiệp, có 21/21 xã, thị trấn thực hiện đăng ký quyền sử dụng đất đạt tỷ lệ 100% số đơn vị trong đó có một số xã đạt tỷ lệ cao như xã Thanh Cao đã đăng ký được 171 hồ sơ, Cao Dương đăng ký được 182 hồ sơ. Tuy nhiên vẫn còn một số xã tình hình đăng ký rất chậm như xã Thanh Mai, Bình Minh . Nguyên nhân của việc đăng ký quyền sử dụng đất nông nghiệp chậm trên địa bàn một số xã là: Diện tích đất nông nghiệp trên 2 xã Thanh Mai và Bình Minh đang trong giai đoạn có nhiều biến động do các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất chuyển đổi diện tích đất nông nghiệp một các ồ ạt không theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện. Các trang trại kết hợp theo mô hình V- A- C trên đất trồng lúa nước đã gây ra nhiều thắc mắc cho nhân dân địa phương đặc biệt là tình trạng lấn đất của các hộ liền kề; công tác tuyên truyền phổ biến cho người sử dụng đất nông nghiệp chưa tốt dẫn đến tâm lý công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là của cán bộ địa chính còn họ là đối tượng không cần tham gia; cán bộ xã còn thiếu trình độ chuyên môn, giao đất không đúng thẩm quyền, giao sai diện tích; UBND xã Thanh Mai, Bình Minh chưa giải quyết được tình trạng lấy đất nông nghiệp làm gạch nên diện tích này vẫn chưa được đăng ký… 3.3.2. Đất phi nông nghiệp Diện tích đất phi nông nghiệp của huyện được phân bố chủ yếu cho các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất đa số là đất ở, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. 3.3.2.1. Đất ở Với tổng số hộ tự nhiên của toàn huyện là 43843 hộ (diện tích là 841.6 ha) đã tiến hành kê khai quyền sử dụng đất ở cho 27322 hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ở đạt tỷ lệ 62.32% . tính đến năm 2005 đã tiến hành công tác đăng ký quyền sử dụng đất cho các xã như sau: Biểu 8: Kết quả đăng ký quyền sử dụng đất ở trên địa bàn huyện huyện Thanh Oai tỉnh Hà Tây (Tính đến tháng 12 năm 2005) Số tt Tên xã, thị trấn Tổng diện tích đất sử dụng(ha) Số hộ sử dụng (hộ) Đã kê khai Tỷ lệ hoàn thành(%) Số hộ(hộ) Diện tích(ha) Số hộ(%) Diện tích(%) Toàn huyện 841.6 43843 27322 706.5 62.32% 83.95% Chia ra 1 Thị trấn Kim Bài 30.12 1403 705 22.75 50.25% 75.53% 2 Xã Đồng Mai 46.38 2550 823 38.83 32.27% 83.72% 3 Xã Cự Khê 25.12 1319 448 23.31 33.97% 92.79% 4 Xã Biên Giang 21.16 998 998 21.16 100.00% 100.00% 5 Xã Bích Hòa 32.16 1920 1920 32.59 100.00% 101.34% 6 Xã Mỹ Hưng 28.96 1710 1089 26.09 63.68% 90.09% 7 Xã Cao Viên 76.95 3560 883 71.98 24.80% 93.54% 8 Xã Bình Minh 55.86 2765 2765 55.86 100.00% 100.00% 9 Xã Tam Hưng 49.68 2530 1249 39.15 49.37% 78.80% 10 Xã Thanh Cao 40.11 2557 1432 23.46 56.00% 58.49% 11 Xã Thanh Thùy 26.04 1529 1529 26.04 100.00% 100.00% 12 Xã Thanh Mai 37.15 1796 1045 24.46 58.18% 65.84% 13 Xã Thanh Văn 28.97 1450 1094 19.78 75.45% 68.28% 14 Xã Đỗ Động 26.01 1287 1287 26.01 100.00% 100.00% 15 Xã Kim An 16.76 895 895 16.76 100.00% 100.00% 16 Xã Kim Thư 22.87 989 481 15.17 48.63% 66.33% 17 Xã Phương Trung 55.15 3510 743 35.96 21.17% 65.20% 18 Xã Tân Ước 37.1 1304 618 27.95 47.39% 75.34% 19 Xã Dân Hòa 36.98 1700 943 25.84 55.47% 69.88% 20 Xã Liên Châu 28.79 1710 839 19.22 49.06% 66.76% 21 Xã Cao Dương 43.95 2585 2585 43.95 100.00% 100.00% 22 Xã Xuân Dương 22.15 1950 1125 17 57.69% 76.75% 23 Xã Hồng Dương 53.18 1826 1826 53.18 100.00% 100.00% nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thanh Oai tỉnh Hà Tây năm 2005 Các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở là do các nguyên nhân như chưa kê khai, đất lấn chiếm, chuyển nhượng sai thẩm quyền… Trong năm 2006 huyện đã tiến hành kê khai cho 28401 hộ đăng ký quyền sử dụng đất ở cho các hộ chưa kê khai nhưng tiến độ còn chậm do các nguyên nhân sai sót trong hồ sơ đăng ký quyền sử dụng đất: Trong số hồ sơ chưa đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hầu hết là do sai họ đệm; sai tên; nhiều trường hợp khi đi đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lấy tên của vợ nhưng trong sổ mục kê là tên của chồng; sổ mục kê có tên nhưng không có họ, có diện tích nhưng không có tên ai (Tam Hưng); đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ghi tên nguồn gốc sử dụng đất sai với thực tế như đất do cha ông để lại nghi là đất chuyển nhượng; đất giao sai thẩm quyền đã được sử lý nhưng vẫn tiếp tục trình xét duyệt; nhiều xã hồ sơ không đạt yêu cầu huyện đã yêu cầu hoàn thiện nhiều lần nhưng đến nay mới hoàn thiện 50%; việc triển khai cấp mới giấy chứng nhận còn quá chậm… 3.3.2.2.đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp Cùng với sự phát triển của các nhà máy, xí nghiệp trên địa bàn huyện thì số hộ sử dụng đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp cũng tăng theo, nhưng do tâm lý của người sử dụng đất này sợ phải đóng các khoản khác nên họ không nhiệt tình tham gia đăng ký quyền sử dụng đất. đặc biệt là các hộ sản xuất vật liệu xây dựng, tình trạng sai phạm rất nhiều. tính đến năm 2005 thì công tác đăng ký quyền sử dụng đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp đạt được kết quả như sau: biểu 9: Kết quả đăng ký quyền sử dụng đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Oai tỉnh Hà Tây (Tính đến tháng 12 năm 2005) STT Tên xã, thị trấn Tổng diện tích sử dụng (ha) Số hộ sử dụng đất (hộ) Đã kê khai Tỷ lệ hoàn thành(%) Số hộ (hộ) Diện tích (ha) Số hộ(hộ) Diện tích(ha) Toàn huyện 92.02 320 231 67.63 72.19% 73.49% Chia ra 1 Thị trấn Kim Bài 2.33 109 83 1.78 76.15% 76.39% 2 Xã Đồng Mai 6.71 15 8 4.65 53.33% 69.30% 3 Xã Cự Khê 1.76 3 2 1.52 66.67% 86.36% 4 Xã Biên Giang 12.7 16 9 7.86 56.25% 61.89% 5 Xã Bích Hòa 15.82 9 4 10.96 44.44% 69.28% 6 Xã Mỹ Hưng 0.52 2 1 0.32 50.00% 61.54% 7 Xã Cao Viên 5.16 5 3 4.56 60.00% 88.37% 8 Xã Bình Minh 11.07 92 71 8.32 77.17% 75.16% 9 Xã Tam Hưng 8.01 12 6 3.89 50.00% 48.56% 10 Xã Thanh Cao 0.94 6 3 0.49 50.00% 52.13% 11 Xã Thanh Thùy 10.64 15 8 7.23 53.33% 67.95% 12 Xã Thanh Mai 1.66 5 4 1.58 80.00% 95.18% 13 Xã Thanh Văn 7.18 7 6 7.23 85.71% 100.70% 14 Xã Kim Thư 0.36 3 3 0.36 100.00% 100.00% 15 Xã Tân Ước 0.37 4 4 0.37 100.00% 100.00% 16 Xã Dân Hòa 1.63 3 2 1.35 66.67% 82.82% 17 Xã Liên Châu 0.58 2 2 0.58 100.00% 100.00% 18 Xã Cao Dương 3.13 4 4 3.13 100.00% 100.00% 19 Xã Xuân Dương 0.69 3 3 0.69 100.00% 100.00% 20 Xã Hồng Dương 0.76 5 5 0.76 100.00% 100.00% nguồn: báo cáo kết quả hoạt động của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thanh Oai tỉnh Hà Tây năm 2005 trong năm 2006 Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện đã tiến hành rà soát trên địa bàn huyện các hộ sử dụng đất chưa đăng ký quyền sử dụng đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp phối hợp với phòng thuế để thu các khoản thu tài chính. Áp dụng các biện pháp xử phạt đối với các hộ không tiến hành kê khai nên đã thu được kết quả là 100% các hộ sử dụng đất đã tiến hành đăng ký quyền sử dụng đất. 4. Thực trạng công tác xét duyệt và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Trong thời gian qua huyện đã phê duyệt các hồ sơ hợp lệ và tiến hành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất đối với các hồ sơ đạt yêu cầu. Các hồ sơ không đạt yêu cầu đều được phòng Tài nguyên và Môi trường huyện gửi về xã yêu cầu hoàn tất trong thời gian ngắn. tính đến năm 2005 huyện đã tiến hành xét duyệt toàn bộ số hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 32956 hộ sử dụng đất nông nghiệp và 33868 hộ sử dụng đất ở biểu 10: Kết quả xét duyệt,giấy chứng nhận quyền sử dụng đất toàn huyện Thanh Oai tỉnh Hà Tây (Tính đến hết năm 2005) Chỉ tiêu Kết quả cấp giấy Số hộ chưa được cấp(hộ) Số hộ(hộ) Diện tích(ha) Số hộ(hộ) Diện tích(ha) 1. Đất nông nghiệp 30284 6161.32 8600 3171.07 2.Đất ở 26099 662.87 17744 185.64 3.Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 174 54.68 146 37.34 Tổng 56557 6878.87 26490 3394.05 nguồn: Kết quả hoạt động của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thanh Oai tỉnh Hà Tây năm 2005 4.1. Đất nông nghiệp kết quả xét duyệt hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của huyện tính đến năm 2005 như sau: biểu 11: Kết quả xét duyệt giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp huyện Thanh Oai tỉnh Hà Tây đến hết năm 2005 STT Tên xã, thị trấn Đã kê khai Kết quả cấp giấy Số hộ chưa cấp(hộ) Nguyên nhân Số hộ (hộ) Diện tích (ha) Số hộ (hộ) Diện tích (ha) Chưa kê khai Lấn chiếm Tranh chấp Nguyên nhân khác Toàn huyện 30854 8221.89 30824 5900.6 8900 8330 133 101 336 Chia ra 1 Thị trấn Kim Bài 648 262.8 611 170.77 744 707 18 15 4 2 Xã Đồng Mai 2093 423.29 2051 325.26 193 151 11 6 25 3 Xã Cự Khê 938 354.94 913 319.9 112 87 4 0 21 4 Xã Biên Giang 859 117.63 859 117.63 0 5 Xã Bích Hòa 1604 381.93 1604 381.93 0 6 Xã Mỹ Hưng 822 362.92 800 108.92 363 341 10 3 9 7 Xã Cao Viên 2149 402.62 2085 149.36 1115 1051 0 7 57 8 Xã Bình Minh 966 253.72 879 129.49 1623 1536 31 14 42 9 Xã Tam Hưng 1414 683.49 1386 171.49 820 792 7 5 16 10 Xã Thanh Cao 769 199.3 645 89.3 1481 1357 13 9 102 11 Xã Thanh Thùy 1388 372.27 1388 372.27 0 12 Xã Thanh Mai 954 232.37 925 167.37 1014 985 8 11 10 13 Xã Thanh Văn 924 401.37 893 167.67 260 229 9 7 15 14 Xã Đỗ Động 1206 469.48 1206 469.48 0 15 Xã Kim An 895 203.8 895 203.8 0 16 Xã Kim Thư 913 157.43 875 142.43 194 156 15 6 17 17 Xã Phương Trung 2765 330.77 2765 330.77 0 18 Xã Tân Ước 1811 594.75 1800 223.75 85 74 0 3 8 19 Xã Dân Hòa 1643 392.23 1643 329.23 0 20 Xã Liên Châu 1600 448.31 1600 448.31 0 21 Xã Cao Dương 1018 219.34 986 124.34 896 864 7 15 10 22 Xã Xuân Dương 1061 256.03 1601 256.03 0 23 Xã Hồng Dương 2414 701.1 2414 701.1 0 nguồn: kết quả hoạt động của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thanh Oai tỉnh Hà Tây năm 2005. Ngoài số giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được cấp trong năm 2005 thì phòng Tài nguyên và Môi trường huyện tiếp tục hướng dẫn các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất tiếp tục hoàn tất hồ sơ và tính đến năm 2006 đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 29935 hộ, còn 1177 hộ chưa được cấp. Trong quá trình xét duyệt hồ sơ ở các xã có một số vấn đề sai sót trong các hồ sơ như: Hồ sơ không đủ các giấy tờ yêu cầu đặc biệt là giấy chứng nhận của UBND xã về việc đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính; Khai tên các hộ liền kề không đúng; Nghi sai nguồn gốc sử dụng; Tên chủ sử dụng đất trong hồ sơ không khớp với sổ mục kê; Nghi sai họ tên trong hồ sơ; số hiệu thửa đất khai không khớp với bản đồ giải thửa… Nguyên nhân của các sai sót trên là do: Cán bộ địa chính xã chưa nắm được hết các yêu cầu của hồ sơ dẫn đến việc hướng dẫn các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất khai hồ sơ sai. Đất đai có giá trị lớn do đó khi khai hồ sơ nhiều hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất khai lấn sang cả phần đất của hộ khác. Hồ sơ địa chính ở các xã thiếu chính xác không nghi rõ hộ tên, diện tích sử dụng; Nhiều hồ sơ đã trả về yêu cầu bổ sung nhưng không gửi lên để xét duyệt hồ sơ. Cán bộ làm công tác xét duyệt hồ sơ còn quá mỏng không giải quyết được nhanh chóng các hồ sơ… Trong thời gian qua phòng Tài nguyên và Môi trường huyện đã cố gắng phối hợp với các ban nghành có liên quan để tiến hành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho toàn bộ số hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trên địa bàn huyện. 4.2. Đất ở Trong năm 2005 Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện đã tiến hành xét duyệt hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trên địa bàn huyện đối với các hộ đủ điều kiện huyện tiến hành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chưa đủ điều kiện phòng nêu rõ lí do để các xã tiến hành giải quyết và hoàn tất hồ sơ. Kết quả như sau: biểu 12: kết quả xét duyệt giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở trên địa bàn huyện Thanh Oai tỉnh Hà Tây ( tính đến hết năm 2005) STT Tên xã, thị trấn Đã kê khai Kết quả cấp giấy Số hộ chưa cấp(hộ) Nguyên nhân Số hộ (hộ) Diện tích (ha) Số hộ (hộ) Diện tích (ha) Chưa kê khai Lấn chiếm Tranh chấp Nguyên nhân khác Toàn huyện 27322 706.5 32998 662.87 17721 16661 286 405 532 Chia ra 1 Thị trấn Kim Bài 705 22.75 678 17.55 725 708 9 18 2 Xã Đồng Mai 823 38.83 731 37.58 1819 1727 31 35 26 3 Xã Cự Khê 448 23.31 374 17.26 945 871 9 18 47 4 Xã Biên Giang 998 21.16 998 21.16 0 5 Xã Bích Hòa 1920 32.59 1920 32.59 0 6 Xã Mỹ Hưng 1089 26.09 951 24.89 759 751 20 45 73 7 Xã Cao Viên 883 71.98 807 71.46 2730 2677 15 26 35 8 Xã Bình Minh 2765 55.86 2765 55.86 0 9 Xã Tam Hưng 1249 39.15 1149 28.95 1381 1281 17 38 45 10 Xã Thanh Cao 1432 23.46 1358 22.51 1199 1125 28 18 28 11 Xã Thanh Thùy 1529 26.04 1529 26.04 0 12 Xã Thanh Mai 1045 24.46 973 17.66 823 751 19 26 27 13 Xã Thanh Văn 1094 19.78 1009 10.58 441 356 31 24 30 14 Xã Đỗ Động 1287 26.01 1287 26.01 0 15 Xã Kim An 895 16.76 895 16.76 0 16 Xã Kim Thư 481 15.17 989 14.77 587 508 26 15 38 17 Xã Phương Trung 743 35.96 3510 35.46 2843 2767 12 44 20 18 Xã Tân Ước 618 27.95 1304 27.55 766 686 21 19 40 19 Xã Dân Hòa 943 25.84 1700 25.66 831 757 26 29 19 20 Xã Liên Châu 839 19.22 1710 18.56 986 871 19 35 61 21 Xã Cao Dương 2585 43.95 2585 43.95 0 22 Xã Xuân Dương 1125 17 1950 16.88 886 825 12 24 25 23 Xã Hồng Dương 1826 53.18 1826 53.18 0 nguồn:kết quả hoạt động của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thanh Oai tỉnh Hà Tây năm 2005. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện đã hướng dẫn cho các xã thiết lập hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở như sau: Đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở; Biên bản xác định ranh giới, mốc giới thửa đất với các hộ liền kề không có tranh chấp (đối với các trường hợp xin cấp lẻ); Biên bản xét duyệt của hội đồng đăng ký đất đai của xã; Danh sách công khai các trường hợp đủ điều kiện cấp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở; Biên bản về việc kết thúc công khai kết quả xét duyệt đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ; Tờ trình về việc xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở. UBND huyện, phòng Tài nguyên và Môi trường thẩm tra hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở của các xã gửi đến, thiết lập hồ sơ gồm có: Biên bản kiểm tra thẩm định hồ sơ địa chính của phòng Tài nguyên và Môi trường; Phòng Tài nguyên và Môi trường lập tờ trình, danh sách các hộ đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trình cho UBND huyện; Dự thảo quyết định trình UBND huyện cấp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho các hộ đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tính đến năm 2006 toàn huyện đã cấp được 16660 cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ở, 11751 hộ chưa được cấp. Qua kiểm tra xét duyệt hồ sơ, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở có một số các sai sót như: Sai họ đệm, sai tên. Sai diện tích sử dụng. Diện tích đất chiếm vẫn tiến hành làm hồ sơ. Đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở khai không đúng theo yêu cầu. Sai về nguồn gốc sử dụng đất… 4.3. Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp Phòng Tài nguyên và Môi trường đã hướng dẫn các xã, thị trấn kê khai đăng ký diện tích đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp theo quy định của pháp luật. huyện đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ tính đến năm 2006 đã cấp được 200 hộ sử dụng đất với diện tích sử dụng là 66.23 ha. Trong quá trình xem xét các hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện có những tồn tại như sau: Các hộ không khai báo đầy đủ hồ sơ, thiếu các giấy tờ chứng minh nguồn gốc sử dụng đất rất nhiều. chuyển nhượng đất sai thẩm quyền sảy ra khá phổ biến. có rất nhiều diện tích đất lấn chiếm của các hộ khác, không khai rõ nghành nghề kinh doanh… 5. Đánh giá chung 5.1. Kết quả đạt được Tính đến tháng 12/2006 huyện đã cơ bản hoàn thành việc kê khai đăng ký cho các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trên địa bàn huyện đạt trên 60% việc kê khai đăng ký. Công tác xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được phổ biến rộng rãi trên địa bàn huyện thông qua hệ thống truyền thanh và cán bộ xã, thị trấn. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được chuyển về các xã và công khai việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho toàn bộ người dân trong xã tránh tình trạng khiếu kiện khiếu nại. Các hồ sơ chuyển lên đều được xét duyệt nhanh chóng những hồ sơ đủ điều kiện đều được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chưa đủ điều kiện thì yêu cầu hoàn nói rõ thiếu giấy tờ gì. Công tác tiếp dân của phòng đã giải quyết được rất nhiều tồn đọng và thắc mắc của người dân… biểu 13: Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp huyện Thanh Oai tỉnh Hà Tây (tính đến đến năm 2006) Số tt Tên xã, thị trấn Tổng số hộ đã kê khai(hộ) Số giấy chứng nhận đã cấp(giấy) % Giấy đã cấp so với đã kê khai Số giấy chưa cấp(giấy) Toàn huyện 31112 29935 96.22% 1177 Chia ra 1 Thị trấn Kim Bài 792 698 88.13% 94 2 Xã Cự Khê 1100 937 85.18% 163 3 Xã Bích Hòa 1604 1458 90.90% 146 4 Xã Mỹ Hưng 903 873 96.68% 30 5 Xã Cao Viên 2562 2437 95.12% 125 6 Xã Bình Minh 1012 985 97.33% 27 7 Xã Tam Hưng 1752 1674 95.55% 78 8 Xã Thanh Cao 892 854 95.74% 38 9 Xã Thanh Thùy 1388 1388 100.00% 0 10 Xã Thanh Mai 1321 1253 94.85% 68 11 Xã Thanh Văn 1073 1073 100.00% 0 12 Xã Đỗ Động 1206 1206 100.00% 0 13 Xã Kim An 895 895 100.00% 0 14 Xã Kim Thư 972 972 100.00% 0 15 Xã Phương Trung 2765 2765 100.00% 0 16 Xã Tân Ước 1885 1885 100.00% 0 17 Xã Dân Hòa 1643 1643 100.00% 0 18 Xã Liên Châu 1600 1600 100.00% 0 19 Xã Cao Dương 1732 1324 76.44% 408 20 Xuân Dương 1601 1601 100.00% 0 21 Hồng Dương 2414 2414 100.00% 0 nguồn:kết quả hoạt động của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thanh Oai tỉnh Hà Tây năm 2006. Năm 2006 Phòng Tài nguyên và Môi trường đã kết hợp với UBND huyện và các ban nghành để đẩy nhanh quá trình cấp giấy phấn đấu đến năm 2007 toàn huyện sẽ cấp hết 100% diện tích đất nông nghiệp. mặt khác các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trên địa bàn huyện đã nhận thức rõ tầm quan trọng của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên đã tích cực kê khai, hoàn tất hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. đất nông nghiệp đã cấp được tỷ lệ hơn 90% số hộ sử dụng đất đạt kế hoạch đề ra. Đất ở và đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp cũng thu được những kết quả đáng kể như bảng sau: biểu 14: kết quả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở trên địa bàn huyện Thanh Oai tỉnh Hà Tây (tính đến năm 2006) Số tt Tên xã, thị trấn Tổng số hộ đã kê khai(hộ) Số giấy đã cấp (giấy) % Giấy đã cấp so với kê khai Số hộ chưa được cấp(hộ) Toàn huyện 28411 16660 58.64% 11751 Chia ra 1 Thị trấn Kim Bài 1104 716 64.86% 388 2 Xã Cự Khê 1052 498 47.34% 554 3 Xã Bích Hòa 1390 703 50.58% 687 4 Xã Mỹ Hưng 686 360 52.48% 326 5 Xã Cao Viên 2132 632 29.64% 1500 6 Xã Bình Minh 1480 1227 82.91% 253 7 Xã Tam Hưng 1362 1362 100.00% 0 8 Xã Thanh Cao 1521 1358 89.28% 163 9 Xã Thanh Thùy 1072 572 53.36% 500 10 Xã Thanh Mai 682 182 26.69% 500 11 Xã Thanh Văn 1250 1010 80.80% 240 12 Xã Đỗ Động 987 772 78.22% 215 13 Xã Kim An 542 310 57.20% 232 14 Xã Kim Thư 4592 434 9.45% 4158 15 Xã Phương Trung 712 680 95.51% 32 16 Xã Tân Ước 1388 1064 76.66% 324 17 Xã Dân Hòa 1357 885 65.22% 472 18 Xã Liên Châu 845 664 78.58% 181 19 Xã Cao Dương 1790 1535 85.75% 255 20 Xuân Dương 346 41 11.85% 305 21 Hồng Dương 2121 1655 78.03% 466 nguồn:kết quả hoạt động của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thanh Oai tỉnh Hà Tây năm 2006. đất ở trên địa bàn huyện trong thời gian vừa qua đã có rất nhiều biến động, việc chuyển một số khu đất gần thị trấn Kim Bài và xã bình Minh thành các khu phố mới đã làm cho quá trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gặp nhiều khó khăn, tranh chấp, lấn chiếm đất đai diễn ra làm cho công tác đăng ký, cấp giấy không thể tiến hành nhanh chóng được. các hồ sơ chuyển lên cho UBND huyện xét duyệt sai xót quá nhiều, phải bổ sung rất nhiều, người sử dụng đất kê khai sai, thiếu các thông tin. Cán bộ địa chính xã gặp phải khó khăn trong quá trình lấy thông tin và hạn chế trong trình độ chuyên môn. đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp đã kê khai được 80% diện tích, mặc dù gặp nhiều khó khăn vì không nhận được sự hợp tác của các hộ gia đình kinh doanh sản xuất nhưng Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện đã cố gắng dùng mọi biện pháp từ tuyên truyền đến yêu cầu các hộ sản xuất kinh doanh tham gia kê khai để phấn đấu đến năm 2007 sẽ kê khai, cấp giấy đạt 90% diện tích trên địa bàn huyện. 5.2. Tồn tại, nguyên nhân Quá trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được hướng dẫn cụ thể nhưng không tránh khỏi những sai sót trong quá trình thực hiện như: Tốc độ cấp và xét duyệt hồ sơ còn chậm. Việc lưu trữ hồ sơ kém dẫn đến khó khăn trong việc tra cứu đa số hồ sơ được lưu trên giấy nhưng không được bảo quản tốt. Nhiều trường hợp cấp sai với quy định của pháp luật gây khiếu kiện, khiếu nại. Nguyên nhân chủ yếu của việc này là do các hộ chưa tiến hành kê khai đăng ký quyền sử dụng đất, đất lấn chiếm, đất tranh chấp…đất nông nghiệp có 8900 hộ chưa được cấp trong đó chưa kê khai là 8330 hộ, lấn chiếm là 133 hộ, tranh chấp là 101 hộ, nguyên nhân khác là 336 hộ. đất ở chưa cấp 17721 hộ trong đó chưa kê khai là 16601 hộ, lấn chiếm 286 hộ, tranh chấp là 405 hộ, nguyên nhân khác 532 hộ. đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp nguyên nhân chưa cấp được là do chưa kê khai, tranh chấp, sử dụng sai mục đích… trong đó nguyên nhân lớn nhất là sử dụng sai mục đích. Nguyên nhân của những tồn tại trên là do: Đối với người sử dụng đất : Chưa nhận thức được tầm quan trọng của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên việc hoàn tất hồ sơ rất chậm. Đất đai giá trị ngày càng cao ai cũng muốn chiếm dụng vì vậy các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất khai tăng diện tích sử dụng thực tế của mình lên lấn vào diện tích của mảnh liền kề đặc biệt là đất công. Tranh chấp về quyền thừa kế của các hộ diễn ra rất phức tạp kéo dài. Các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất tìm mọi cách để có được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhằm chiếm đoạt tài sản thuộc sử hữu chung, họ tìm cách mua chuộc các cán bộ địa chính và bằng nhiều con đường khác nhau họ đã có được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, gây ra nhiều khó khăn cho cán bộ địa chính khi thực hiện việc thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đây là một vấn đề gây ra nhiều vụ khiếu kiện, khiếu nại đất đai trên địa bàn huyện trong thời gian qua. Người sử dụng đất chưa ý thức được việc đăng ký đất đai, chuyển nhượng sai thẩm quyền, có lấn chiếm, tranh chấp Các cơ quan, ban nghành có liên quan: Nhận thức về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của nhiều địa phương còn xem nhẹ, cho là việc của địa chính. Dẫn đến tình trạng thiếu sâu sát, thiếu tập trung. Việc hướng dẫn, tham mưu của phòng Tài nguyên và Môi trường huyện chưa kịp thời. Đặc biệt việc hướng dẫn thi hành luật đất đai của phòng còn gặp nhiều khó khăn một phần do các văn bản pháp luật sau luật thay đổi qua các thời kỳ, thiếu đồng bộ, thiếu thống nhất và tính kịp thời. Ý thức chấp hành pháp luật của một số cán bộ chưa cao gây ra nhiều dư luận ảnh hưởng đến việc chấp hành pháp luật của người dân. Dẫn đến việc triển khai, thực hiện của cán bộ địa chính cơ sở còn lúng túng. Quản lý hồ sơ địa chính nhiều nơi không chính xác do sự sai sót của cán bộ cơ sở đặc biệt là việc khai tên sai, không đúng với thực tế đặc biệt là diện tích đất sử dụng của các huyện. Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là công việc phức tạp đòi hỏi tính xã hội, tính pháp lý, tính chính xác cao trong quá trình lập hồ sơ nhưng cán bộ xã còn chủ quan không coi trọng việc lập và bảo quản hồ sơ địa chính nên gây ra nhiều khó khăn trong quá trình sử dụng các thông tin trên hồ sơ địa chính. Đất đai có giá trị lớn nên nảy sinh rất nhiều sai phạm của cán bộ cơ sở gây khó khăn cho các cấp quản lý… Nguyên nhân chủ quan: hệ thống hồ sơ địa chính chưa được xây dựng có hệ thống, gặp khó khăn trong quá trình tra cứu. Cán bộ địa chính được đào tạo về mặt chuyên môn có phần được nâng cao song vẫn không đáp ứng được yêu cầu, hội đòng đăng ký đất chưa nỗ lực để hoàn thành nhiệm vụ. Tình trạng ruộng đất manh mún. Cán bộ địa chính phải kiêm quá nhiều công việc không thể thực hiện một cách nhanh chóng các nhiệm vụ về đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Thủ tục còn phức tạp đối với đất ở đô thị, các chính sách chưa được hướng dẫn chi tiết, nhất là vấn đề hồ sơ, hạn mức đất ở, thu các khoản phí. Việc ứng dụng tin học chưa triệt để nên công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tốn nhiều thời gian và công sức. Cấp uỷ Đảng, chính quyền một số xã, thị trấn chưa thực sự quan tâm và nêu cao tinh thần trách nhiệm đối với công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở địa phương mình. Công tác quản lý Nhà nước về đất đai của một số xã, thị trấn còn buông lỏng, ý thức chấp hành Luật đất đai của một bộ phận cán bộ và nhân dân chưa cao. Nhiều vụ việc vi phạm của người quản lý và người sử dụng đất gây khó khăn cho quá trình xét duyệt cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hệ thống bản đồ địa chính chưa được đầu tư đo đạc lại nên công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải dựa vào bản đồ cũ rất nhiều do chưa đo hết diện tích trên địa bàn huyện. Việc chưa cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tập trung chủ yếu do lấn chiếm đất đai, sử dụng sai mục đích, tranh chấp đất đai…đây là những sai sót rất nhạy cảm do đó gây khó khăn trong việc giải quyết và kéo dài. Cán bộ địa chính còn quá mỏng, trang bị kỹ thuật kém không đáp ứng được yêu cầu của công tác đăng ký,cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất… CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY NHANH TIẾN ĐỘ CÔNG TÁC ĐĂNG KÝ, CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH OAI-M TỈNH HÀ TÂY 1. Phương hướng thực hiện Quá trình đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cần được chỉ đạo hướng dẫn ngay từ bước đăng ký ban đầu nhằm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đúng đối tượng đúng thẩm quyền. Đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải được quan tâm từ cấp cơ sở với sự phối hợp của các nghành có liên quan. Thực hiện chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước cũng như sự chỉ đạo trực tiếp của UBND huyện Thanh Oai nhằm hoàn thiện công tác quản lý Nhà Nước về đất đai trên địa bàn huyện cũng như việc đẩy nhanh tiến độ đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện nhằm tạo tâm lý ổn định cho các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất yên tâm đầu tư vào đất đai nhằm sử dụng đất đai tiết kiệm có hiệu quả. Trong giai đoạn có nhiều biến động trong quá trình sử dụng đất đai trên địa bàn huyện cần quán triệt tư tưởng của Đảng và Nhà nước nhằm hiểu rõ và thực hiện đầy đủ các yêu cầu trong quá trình thực hiện Luật Đất đai 2003. Công tác tuyên truyền phổ biến luật và các văn bản đưới luật cần được quan tâm nhằm đưa luật vào cuộc sống. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến luật đất đai năm 2003, các nghị định và các thông tư hướng dẫn thi hành Luật đất đai. Nhằm tăng cường, nâng cao nhận thức về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất. Cần sớm ban hành các hướng dẫn, theo dõi chỉnh lý biến động đất đai, hướng dẫn việc lập hồ sơ địa chính. Hoàn chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp xã, xây dựng và thực hiện nghiêm chỉnh kế hoạch sử dụng đất hàng năm, tiếp tục triển khai công tác giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với diện tích đất chưa giao. Tập trung sự lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện của cấp uỷ chính quyền các xã, thi trấn. Đề nghị giành phần kinh phí cho công tác lập hồ sơ, rà soát hồ sơ, kiểm tra đo đạc tại thực địa những tranh chấp, sai lệch diện tích. Phòng Tài nguyên và Môi trường tiếp tục có hướng dẫn xử lý những vướng mắc trong quá trình xét duyệt hồ sơ. UBND huyện có hướng dẫn các biện pháp giải quyết những vướng mắc trong khi thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như: kinh phí mua phôi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất , giao quyền do kiểm tra, xác định diện tích đất những thửa sai lệch, những trường hợp tách thửa. Sự phối hợp của cả người sử dụng đất và cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai : để đẩy nhanh tiến độ công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không chỉ cần sự phối hợp của một nghành mà là của tất cả các nghành có liên quan. Phải được chỉ đạo sát sao của UBND huyện và các xã tạo điều kiện thuận lợi cho nghành địa chính thực hiện các công việc cần thiết. Đối với người sử dụng đất phải làm tốt công tác tuyên truyền để họ hiểu và thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước. Trong năm 20007 Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện cần có sự chỉ đạo sát sao để hoàn tất công tác đăng ký quyền sử dụng đất. tiến hành xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính hoàn chỉnh phục vụ cho công tác cấp giấy cũng như việc quản lý đất đai trên địa bàn huyện. phấn đấu đến hết năm 2007 sẽ cấp 100% giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, 90% đất ở, 86% đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. 2.. Một số giải pháp đẩy nhanh tiến độ công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Thanh Oai- tỉnh Hà Tây 2.1. Giải pháp khắc phục các tồn tại trong quá trình đăng ký quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Thanh Oai với diện tích sử dụng đất nông nghiệp là chủ yếu, đất đai manh mún nên quá trình đăng ký quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện gặp rất nhiều khó khăn. để khắc phục các khó khăn này cần phải có các biện pháp cụ thể đối với huyện như: số hộ chưa kê khai đăng ký quyền sử dụng đất còn rất lớn nguyên nhân chủ yếu là do các hộ sử dụng đất chưa nhận thức được tầm quan trọng của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên cần tuyên truyền hướng dẫn họ kê khai đăng ký, giải đáp các thắc mắc của người sử dụng đất khi họ đến đăng ký ại các hội đồng đăng ký đất cấp xã. hệ thống hồ sơ địa chính của các xã, thị trấn không được chỉnh lý kịp thời gây khó khăn cho việc xét duyệt vì vậy phải xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính hoàn chỉnh và dần số hóa tạo thuận lợi cho tra cứu. quy hoạch, kế hoạch dụng đất phải được cụ thể hóa và phổ bién cho người dân, công khai trên các phương tiện thông tin. giải quyết dứt điểm các hộ gia đình lấn chiếm đất bằng mọi biện pháp kể cả cưỡng chế để tạo ra sự công bằng trong người sử dụng đất. xác minh rõ nguồn gốc sử dụng đất đối với các hộ đang tranh chấp, kết hợp với tòa án giải quyết các vụ việc trên. Xác định rõ nguyên nhân của các hộ chưa được cấp để có hướng giải quyết hợp lý. Tuyên truyền phổ biến Luật đất đai 2003 và các văn bản dưới luật để người sử dụng đất và các đối tượng có liên quan hiểu và làm đúng luật. Công tác tiếp dân cần phải được quan tâm giải quyết kịp thời, tránh đùn đẩy trách nhiệm. Xác định khung giá đất của huyện dựa trên khung giá của tỉnh. Nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ địa chính xã cũng như Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện… Đó là những giải pháp khắc phục các tồn tại sảy ra trong quá trình đăng ký quyền sử dụng đất. 2.2. Tổ chức lượng tham gia công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cần sự phối hợp của tất cả các đối tượng có liên quan. UBND huyện phải đóng vai trò chủ đạo của quá trình này có như vậy mới đôn đốc các đối tượng khác hoàn thành công việc được giao có hiệu quả. UBND huyện cần cử một ban trong huyện chụi trách nhiệm về công tác đăng ký đất đai nhằm đi sâu đi sát tình hình. Lựu lượng cán bộ trong ban này đòi hỏi phải có sự hiểu biết nhất định về quản lý Nhà nước về đất đai nói chung và đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nói riêng phải có sự năng nổ nhiệt tình tham gia với cán bộ địa chính huyện. Phải giữ vai trò chủ đạo trong công tác này phối hợp với các ban nghành địa phương để thực hiện. Phòng Tài nguyên và Môi trường phải đóng vai trò cố vấn cho UBND huyện trong quá trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hướng dẫn cán bộ địa chính xã, thị trấn thực hiện các công việc liên quan. Tổ chức nâng cao các lớp nghiệp vụ về đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cán bộ địa chính xã. Cử ít nhất 5 đồng chí chụi trách nhiệm về mảng đăng ký đất đai, phân công cho đồng chí phó phòng chụi trách nhiệm làm trưởng ban có như vậy mới hoàn thành việc đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tăng cường công tác tiếp dân giải quyết các thắc mắc của người sử dụng đất một cách trực tiếp nhanh chóng. Cán bộ địa chính xã cần nâng cao nghiệp vụ cũng như nấm bắt các nghị định mới về quản lý đất đai, đóng vai trò cố vấn trong tổ chuyên môn giúp cho hội đồng đăng ký đất đưa ra những quyết định đúng đắn. Chú trọng đến công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện các công việc cần thiết. Tránh tình trạng buông lỏng quản lý coi đó là công việc của phòng Tài nguyên. Hoàn thiện sổ mục kê đất đai, tiến hành kiểm tra, xử lý các sai phạm kịp thời. UBND xã, thị trấn, hội đồng đăng ký đất cần phối hợp với cán bộ địa chính xã trong quá trình đăng ký ban đầu cũng như đăng ký biến động đất đai trên địa bàn xã, thị trấn mình trực tiếp quản lý. Lực lượng tham gia phải là những người có sự hiểu biết nhất định về quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đất đai đây sẽ là đối tượng đóng vai trò quan trọng trong quá trình đăng ký ở các xã quyết định đến tiến độ cũng như chất lượng của quá trình đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất… Đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là công việc yêu cầu sự phối hợp đồng bộ của các ban nghành có liên quan do đó lực lượng tham gia quá trình này phải là những người có trình độ chuyên môn nhất định, có đạo đức nghề nghiệp nếu không sẽ dẫn đến những sai phạm rất khó giải quyết sau này. 2.2. Hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thi hành luật đất đai Luật đất đai 2003 là cơ sở để thực hiện các công việc quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn cả nước, dưới luật đất đai có các nghị định hướng dẫn thi hành luật đất đai như nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29-10-2004 về hướng dẫn thi hành Luật đất đai… Ngoài các văn bản của Chính phủ cũng như các thông tư hướng dẫn thi hành luật đất đai của tỉnh Hà Tây thì phòng Tài nguyên và Môi trường huyện cần có các thông tư hướng dẫn thi hành luật đất đai gửi đến các xã nhằm áp dụng luật đúng với tình hình địa phương mình. Các văn bản này phải được đưa ra kịp thời nhanh chóng phù hợp với điều kiện huyện dựa trên cơ sở của luật đất đai cũng như các nghị định dưới luật. Phải phổ biến các thông tin này trên các phương tiện thông tin để người sử dụng đất nắm bắt kịp thời. Các giấy tờ có liên quan trong hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải được công khai cho toàn thể người sử dụng đất biết để thực hiện, phòng Tài nguyên Môi trường phải nghiên cứu kỹ các văn bản hướng dẫn của sở Tài nguyên và Môi trường để giải quyết các thắc mắc của người sử dụng đất. Ban hành các hướng dẫn chỉnh lý biến động đất đai trong hồ sơ địa chính, chỉnh lý các thông tin trong sổ mục kê đất đai khi có các biến động diễn ra, đưa ra các quyết định kịp thời khi có các tranh chấp sảy ra nhằm giải quyết các vấn đề có liên quan đến quá trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 2.3. Hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là cơ sở quan trọng của quá trình đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dựa vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất mà cán bộ địa chính xã có thể xác định được đất đó có sử dụng đúng mục đích hay không, ngăn chặn các vi phạm sảy ra trong lĩnh vực đất đai. Cần thực hiện tốt kế hoạch sử dụng đất hàng năm của các xã nhờ đó có thể quản lý quỹ đất ở địa phương cũng như ngăn chặn các hành vi tiêu cực diễn ra. Dựa vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các xã mà phòng Tài nguyên và Môi trường thống kê được các diện tích đất kê khai, diện tích đất lấn chiếm…muốn như vậy quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các xã cần thực hiện tốt các vấn đề sau: Hoàn thiện việc đánh giá hiện trạng sử dụng đất đai của các xã; Đưa ra các thông số chính xác như nhu cầu sử dụng đất, mối quan hệ giữa các quy hoạch sử dụng đất có liên quan; Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp xã phải dựa trên quy hoạch kế hoạch sử dụng đất cấp huyện; Sử dụng các tài liệu bản đồ hợp pháp… 2.4. Hoàn thiện các công vụ phục vụ cho quá trình đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Các công cụ đó là hệ thống bản đồ địa chính, bản đồ giải thửa, sổ mục kê, các thước đo, máy tính cũng như các máy trắc địa khác… Bản đồ địa chính cần được đo đạc cẩn thận đầy đủ trên địa bàn các xã, thị trấn. Đây là công cụ phục vụ công tác đăng ký có hiệu quả nếu bản đồ này chính xác. Bản đồ giải thửa cần được đo vẽ chính xác đến từng thửa đất nhằm cung cấp thông tin cho quá trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Sổ mục kê cần được chỉnh lý kịp thời phù hợp với điều kiện biến động. Nếu các công cụ trên được đầu tư đúng mức sẽ đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giải quyết dứt điểm các tranh chấp diễn ra trong quá trình đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Ngoài ra máy tính và các phần mền sử lý bản đồ cũng đóng vai trò quan trọng vì vậy phải đầu tư tranh thiết bị hiện đại cùng với việc bồi dưỡng tin học cho cán bộ làm công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Dựa vào các thông tin thu thập được xác định được nguồn gốc sử dụng đất tạo điều kiện xác minh tính chính xác của thông tin các hộ khai trong hồ sơ. 2.5. Tuyên truyền phổ biến luật đất đai trên các phương tiện thông tin Người sử dụng đất cần các thông tin liên quan đến việc hoàn tất hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do đó luôn có nhu cầu được biết các thông tin có liên quan. Do đó cần tuyên truyền Luật đất đai 2003 cũng như các văn bản có liên quan trong quá trình hoàn tất hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Một mặt nâng cao sự hiểu biết của người sử dụng đất và giảm nhẹ công việc của cán bộ địa chính. Thông qua việc tuyên truyền luật đất đai người sử dụng đất sẽ ý thức được tầm quan trọng của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do đó sẽ tự giác hoàn tất hồ sơ, tạo điều kiện cho việc đăng ký diễn ra nhanh chóng và dễ dàng hơn. 2.6. Hoàn thiện công cụ tài chính Công khai rõ các khoản thu mà người sử dụng phải nộp khi đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạo điều kiện thông thoáng cho người sử dụng đất khi nộp hồ sơ. Mặt khác kinh phí thực hiện việc đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng đóng vai trò trong việc đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận sử dụng đất. KẾT LUẬN Vai trò của đất đai trong đời sống của con người đã được khẳng định từ lâu nhưng không phải ai cũng nhận biết được tầm quan trọng của cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do đó hàng loạt các tranh chấp về đất đai đã diễn ra gây sự bất ổn trong kinh tế- xã hội của nhiều địa phương. Vì vậy công tác quản lý Nhà nước về đất đai cần được tăng cường và phổ biến sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân, để người dân thấy được tầm quan trọng của việc quản lý đất đai tiết kiệm có hiệu quả. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một biện pháp cần thiết đảm bảo cho công tác quản lý và sử dụng đất diễn ra một cách có khoa học. Qua thời gian thực tập tại Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Tây em đã rút ra nhiều điều trong công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Hà Tây nói chung cũng như huyện Thanh Oai nói riêng. Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất luôn được quan tâm trong quá trình quản lý đất đai nhưng do nhiều nguyên nhân chưa cấp được 100% cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trên địa bàn tỉnh. Có nhiều biện pháp đã được đưa ra nhưng chúng ta cần kết hợp giữa các giải pháp đó mới đem lại hiệu quả. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docI0028.doc
Tài liệu liên quan