- Hệ thống mạng lưới và các dịch vụ bưu chính - phát hành báo chí được mở rộng mạnh, rút ngắn bán kính phục vụ nhân dân. Trong 2 năm ( 2006-2007), Bưu điện tỉnh Phú Thọ đã tích cực củng cố hệ thống bưu cục các loại, tập trung xây dựng và đưa vào hoạt động được thêm 46 điểm BĐVH xã. Hết năm 2007, mạng bưu chính có 33 bưu cục, 239 điểm BĐVH xã, 106 đại lý Bưu điện, đảm bảo 100% xã, phường, thị trấn có điểm Bưu điện phục vụ.v.v. Mạng lưới bưu cục, Bưu điện Văn hoá xã đã đảm nhận tốt vai trò vừa kinh doanh vừa phục vụ công ích, đặc biệt là các khu vực vùng sâu vùng xa của tỉnh Phú Thọ.
- Công tác vận chuyển và phát hành báo chí hàng năm đều hoàn thành vượt mức kế hoạch với mức tăng trưởng cao, đảm bảo yêu cầu về thời gian và an toàn. Trong giai đoạn 2006-2007 tiếp tục duy trì kết quả 100% số xã có báo đến trong ngày với thời gian đưa báo đến đọc giả ngày càng sớm hơn.
78 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 946 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Bưu điện tỉnh Phú Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoạch được tính bằng 15% mức đơn giá tiền lương trong kế hoạch giao cho tập thể.
- Phần doanh thu vượt từ 120% kế hoạch trở lên thì đơn giá phần vượt kế hoạch được tính bằng 10% mức đơn giá tiền lương trong kế hoạch giao cho tập thể.
b – Xác định quỹ tiền lương thực hiện:
b1. Quỹ tiền lương thực hiện của tập thể:
Hàng tháng đơn vị căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh, chất lượng công tác của từng tập thể để tiến hành phân phối tiền lương theo công thức sau:
Vth= Vđgx DTthx Hcl
Trong đó:
Vth: Quỹ tiền lương thực hiện của tập thể
Vđg: Đơn giá tiền lương của tập thể.
DTth: Doanh thu thực hiện của tập thể
Hcl: Hệ số chất lượng hàng tháng của tập thể.
* Lưu ý:
Nếu trong tháng tập thể có người nghỉ thai sản, nghỉ ốm, chuyển công tác mà đơn vị không bố trí người làm thay thế thì quỹ tiền lương thực hiện của tập thể vẫn được xác định như trên đây. Lương của người nghỉ thai sản, ốm đau, chuyển công tác dùng để trả cho người làm kiêm nhiệm công việc đó hoặc dùng để trả lương hợp đồng thuê mới.
b2. Xác định quỹ tiền lương thực hiện của cá nhân:
Ltl=Lcs + Lk
Trong đó:
- Ltl: Lương hàng tháng của cá nhân
- Lcs: Lương chính sách của cá nhân
- Lk: Lương khoán của cá nhân .
b3. Xác định lương chính sách Lcs:
Lcs = TLmin x (Hcb + Hpc)
x Ntt
Ngày công chế độ tháng
Trong đó:
TLmin: Tiền lương tối thiểu do nhà nước quy định.
Hcb: Hệ số cấp bậc của cá nhân theo quy định tại Nghị định số: 205 và 206/NĐ-CP ngày 23/12/2004 của Chính phủ.
Hpc: Hệ số phụ cấp của cá nhân (bao gồm: phụ cấp chức vụ, lãnh đạo, khu vực, thâm niên ngành).
Ngày công chế độ tháng được tính là số ngày làm việc cụ thể trong tháng (không bao gồm ngày thứ 7 và Chủ nhật, Lễ tết).
Ntt: Ngày công tác thực tế của cá nhân, ngày hội họp học tập được hưởng lương theo quy định của thoả ước lao động,ngày đi học tập bổ túc, ngắn hạn trong nước..
+ Tiền lương nghỉ phép, nghỉ việc riêng, trong thời gian bị tạm giamđều được thực hiện theo Điều 21 – Quy chế phân phối thu nhập của Bưu điện tỉnh, cụ thể như sau:
- Tiền lương nghỉ phép áp dụng theo quy định tại điều 73,74, 75 Bộ Luật Lao động như sau:
Lf= Số ngày nghỉ phép x Lngày.
- Tiền lương nghỉ việc riêng được áp dụng theo quy định tại điều 78 Bộ Luật Lao động như sau:
Lviệc riêng= Số ngày nghỉ việc riêng x Lngày
+ Tiền lương ngừng việc theo quy định tại điều 62 Bộ Luật Lao động
+ Thời gian điều trị tai nạn lao động, cán bộ công nhân viên được trả lương như sau:
LTNLĐ =
Tiền lương làm căn cứ đóng BHXH tháng trước khi nghỉ tao nạn LĐ
Số ngày nghỉ tai nạn lao động
Ngày công chế độ tháng
+ Thời gian bị tạm giữ tạm giam theo điều 67 Bộ Luật Lao động, thời gian tạm đình chỉ công việc được tạm ứng bằng 50% tiền lương của tháng trước liền kề.
b4. Xác định lương khoán thực hiện Lk:
Trong đó:
Lki: Lương khoán của cá nhân i
Vkth: Quỹ lương khoán thực hiện của tập thể
HPhqi: Hệ số phức tạp theo hiệu quả công việc của cá nhân i = Hpti x Hcli
Hcli: Hệ số chất lượng công tác tháng của cá nhân (không tính cả những ngày làm thêm hoặc làm kiêm nghiệm).
Nti: Ngày công tác thực tế của cá nhân.
(Ghi chú :Ngày làm thực tế không bao gồm những ngày làm việc kiêm nhiệm hoặc làm thêm giờ).
+ Hệ số lương chính sách được quy định tại quy chế phân phối thu nhập của Bưu điện tỉnh như sau (trích yếu phần hệ số cho các chức danh thuộc Công ty Điện báo - Điện thoại quản lý):
TT
Chức danh
Hệ số lương khoán
Giám đốc
5,9
Phó Giám đốc
4,9
Kế toán trưởng
4,9
Kế toán tổng hợp
3,05
Kế toán viên
2,88
Kế toán phụ
2,57
Tổ trưởng kế hoạch, Tổ chức, kỹ thuật, Phó các đài, các trung tâm, Tin học
3,65
Trưởng đài, trung tâm
4,05
KSV
2,88
Công nhân Tổng đài E100
3,3
Công nhân Vi ba, TDX
3,0
Công nhân Tổng đài, dây máy thuộc trung tâm huyện
2,7
Công nhân Tổng đài, dây máy thuộc trạm lẻ dưới 500 thuê bao
2,43
Công nhân 108
2,7
Công nhân khai thác điện báo
2.43
Lái xe bảo dưỡng, ứng cứu, xe lãnh đạo
2,7
Nhân viên tiếp thị, bán thẻ viễn thông
2,05
Công nhân thu nợ
2,05
Nhân viên bảo vệ
1,8
Văn thư, tạp vụ
1,65
+ Hệ số chất lượng công tác được tính như sau:
Chất lượng công tác hàng tháng của đơn vị; tổ, đài, độivà cá nhân được phân loại dựa trên cơ sở chấm điểm vi phạm chất lượng công tác hàng tháng theo nội dung bảng chấm điểm.
Xếp loại chất lượng công tác hàng tháng được phân thành 4 loại (I, II, III, IV), mỗi loại ứng với khung điểm phạt và hệ số chất lượng riêng tương ứng.
- Chất lượng công tác loại I ứng với hệ số Hcl = 1
- Chất lượng công tác loại II ứng với hệ số Hcl=0,9
- Chất lượng công tác loại III ứng với hệ số Hcl=0,8
- Chất lượng công tác loại IV ứng với hệ số Hcl= 0,7
Quy định điểm vi phạm để xếp loại chất lượng:
TT
Đơn vị trực thuộc
Loại chất lượng tương ứng với điểm phạt
Ghi chú
I
II
III
IV
Bưu điện huyện, Txã
Dưới 15
15-25
26-35
36 trở lên
Công ty ĐB - ĐT
Dưới 25
25-35
36-45
46 trở lên
Bưu điện TP Việt trì
Dưới 20
20-30
31-40
41 trở lên
Các phòng, tổ quản lý thuộc VP Bưu điện tỉnh
Dưới 15
15-25
26-35
36 trở lên
Đối với tổ, đài, đội và cá nhân:
TT
Đối tượng quy định
Loại chất lượng tương ứng với điểm phạt
Ghi chú
I
II
III
IV
Cá nhân
Dưới 10
10-15
16-20
21 trở lên
Tổ, đội, trạm, bưu cục
Dưới 10
10-20
21-30
31 trở lên
Quy định điểm vi phạm theo các lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ:
Điểm vi phạm chất lượng được quy định cụ thể theo các lĩnh vực sau: Bưu chính – PHBC; Viễn thông – tin học; kế toán – TK – TC; Tổ chức CB – LĐ; Kế hoạch – XDCB; công tác quản lý chung. (Cụ thể ở mối lĩnh vực có bảng kèm theo)
c. – Việc tính toán giao đơn giá, quỹ lương và chi trả lương tại đơn vị trực thuộc:
Vì các đơn vị thuộc đều được trả lương tại kế toán công ty, nên việc tính lương được hưởng đều giống nhau. Để tiện cho việc tính toán, tôi xin đưa ra việc tính lương tại Đài Viễn thông huyện Phù Ninh, cụ thể như sau:
Đài Viễn thông Phù Ninh, năm 2007 được Bưu điện tỉnh giao đơn giá tiền lương là: 600 đồng/1000 đồng doanh thu, tương ứng với doanh thu là: 600 triệu đồng. Lao động và hệ số lương (lương chính sách và lương khoán) bình quân 1 tháng được xác định cụ thể như ở biểu số 1.
Trong đó :
Tổng hệ lương chính sách BQ 1 tháng là: 49,43
Tổng hệ số lương khoán BQ 1 tháng là: 49,19
Tổng số lao động bình quân là 17 người với 3 tổ và 2 trạm.
c1.Việc giao đơn giá tiền lương tập thể được tiến hành như sau:
+Xác định quỹ tiền lương chính sách cho tập thể:
Biểu số 1
Stt
Tên tập thể
Lao động bình quân 1 năm (Lbq)
Hệ số lương CS bình quân 1 tháng (LCS1t)
Tổng hệ số lương CS bình quân 1 năm (LSC1n)
Hcb
+Hpc
Lương chính sách (Vcskh) - đồng
A
B
c
d
e=dx12
f=e/c
g=fxcx450.000
1
Tổ quản lý
5
16,59
199,07
39,81
89.580.600
2
Trạm VT Đền Hùng
5
11,35
136,21
27,24
61.295.400
3
Tổ Tổng đài
2
6,47
77,64
38,82
34.936.920
4
Tổ dây máy :
3
8,65
103,75
34,58
46.686.240
5
Trạm VT Phú Lộc
2
6,45
77,36
38,68
34.810.020
Tổng cộng
17
49,50
594,02
179,14
267.309.180
(Ghi chú: tháng 10 năm 2007, mức lương tối thiểu được áp dụng là 450.000 đồng/tháng.
Vậy tổng quỹ tiền lương chính sách kế hoạch của đơn vị là 267.309.180 đồng. (VcskhZ= 267.309.180).
c2. Xác định quỹ tiền lương khoán cho tập thể:
Vkh = 600x600.000.000/1000=360.000.000 đồng.
Vkkh=Vkh – Vcskh = 360.000.000 – 267.309.180 = 92.690.820 Đồng
+ Chỉ số tiền lương khoán được xác định:
TLbq = Vkkh:(LĐbqxHPbq) = 92.690.820: 590,28 = 157.028,56 đồng/1 hệ số
+ Quỹ lương khoán của tập thể như sau:
Stt
Tập thể
Lao động bình quân 1 năm (Lbq)
Hệ số lương khoán bình (LK1t)
Tổng hệ số lương khoán 1 năm (LK1n)
HPbq
Lương khoán (Vkkh)
a
b
c
d
e=dx12
f=e/c
g=f x TLbq
1
Tổ quản lý
5
16,75
201,00
40,20
31.562.741
2
Trạm VT Đền Hùng
5
14,30
171,60
34,32
26.946.101
3
Tổ Tổng đài
2
5,66
67,92
33,96
10.665.380
4
Tổ dây máy :
3
7,20
86,40
28,80
13.567.268
5
Trạm VT Phú Lộc
2
5,28
63,36
31,68
9.949.330
Tổng cộng
17
49,19
590,28
168,96
92.690.820
c3. Giao đơn giá tiền lương cho tập thể như sau:
Vì trong Đài Viễn thông chỉ có 2 đơn vị trực tiếp kinh doanh là có doanh thu (Trạm Viễn thông Đền Hùng và Phú Lộc), 3 tổ còn lại (tổ quản lý, tổ Tổng đài, Tổ dây máy) đều không có doanh thu, mà sản phẩm chủ yếu là phụ thuộc vào khối lượng công tác quản lý (tổ quản lý) nên việc giao đơn giá 3 tổ không có doanh thu được tính trên tổng doanh thu của đơn vị (cụ thể là 600.000.000 đồng).
Ví dụ: Đài giao cho Trạm Đền Hùng kế hoạch là 400 triệu, Trạm Viễn thông Phú Lộc là 200 triệu,
+ Quỹ tiền lương kế hoạch và giao đơn giá được tính theo biểu dưới đây:
TT
Tập thể
Lương chính sách (Vcskh)
Lương khoán (VKkh)
Tổng quỹ lương KH (đồng)
Doanh thu để tính đơn giá (đồng)
Đơn giá (1000 đ/1 đ DT)
a
b
c
d
e=d+c
f
g
1
Tổ quản lý
89.580.600
31.562.741
121.143.341
600.000.000
201,91
2
Trạm VT Đền Hùng
61.295.400
26.946.101
88.241.501
400.000.000
220,60
3
Tổ Tổng đài
34.936.920
10.665.380
45.602.300
-
76,00
4
Tổ dây máy :
46.686.240
13.567.268
60.253.508
-
100,42
5
Trạm VT Phú Lộc
34.810.020
9.949.330
44.759.350
200.000.000
223,80
Tổng cộng
267.309.180
92.690.820
360.000.000
600.000.000
600,00
c4. việc giao đơn giá tiền lương vượt kế hoạch như sau:
stt
Tập thể
Đơn giá hoàn thành KH
Đơn giá phần DT vượt từ 100 đến dưới 110% tính bằng 40% đơn gía hoàn thành KH
Đơn giá phần DT vượt từ 110 đến dưới 120% = 15% đơn giá hoàn thành KH
Đơn giá phần DT vượt từ 120% trở lên tính bằng 10% đơn giá hoàn thành KH
a
b
c
d=cx0,5
e=cx0,15
F=cx0,10
1
Tổ quản lý
201,91
100,95
30,29
20,19
2
Trạm VT Đền Hùng
220,60
110,30
33,09
22,06
3
Tổ Tổng đài
76,00
38,00
11,40
7,60
4
Tổ dây máy :
100,42
50,21
15,06
10,04
5
Trạm VT Phú Lộc
223,80
111,90
33,57
22,38
Tổng cộng
600,00
300,00
90,00
60,00
c5. Xác định quỹ lương thực hiện:
+ Quỹ lương thực hiện của tập thể.
Cụ thể như tháng 10/2007. Đơn vị thực hiện doanh thu đạt 52 triệu đồng.
Trong đó Trạm Đền Hùng 38 triệu, Trạm Phú Lộc đạt 14 triệu.
Ta lập bảng tính quỹ lương cho tập thể theo biểu như sau:
stt
Tập thể
Doanh thu KH năm (đồng)
Doanh thu KH BQ 1 tháng (đồng)
Doanh thu thực hiện tháng 10 (đồng)
Tỷ lệ DT thực hiện so KH (%)
Đơn giá (1000 đ/1 đ DT)
Quỹ lương thực hiện (đồng)
a
b
c
d
e
f=e/d
G
h
1
Tổ quản lý
600.000.000
50.000.000
52.000.000
104,00
201,91
10.297.184
2
Trạm VT Đền Hùng
400.000.000
33.333.333
38.000.000
114,00
220,60
7.765.252
3
Tổ Tổng đài
600.000.000
50.000.000
52.000.000
104,00
76,00
3.876.195
4
Tổ dây máy :
600.000.000
50.000.000
52.000.000
104,00
100,42
5.121.548
5
Trạm VT Phú Lộc
200.000.000
16.666.667
14.000.000
84,00
223,80
3.133.154
Tổng cộng
600.000.000
50.000.000
52.000.000
30.193.334
(Ghi chú: Điều kiện trên đây được thực hiện khi các tập thể đều hoàn thành chất lượng công tác).
c6. Xác định quỹ lương thực hiện của cá nhân:
Trên cơ sở xác định được quỹ lương thực hiện theo đơn giá của từng tập thể, sau khi xem xét đánh giá chất lượng công tác, Giám đốc đơn vị tiến hành chi trả tiền lương cho từng cá nhân trong tập thể như sau:
Tháng 10/2007 có 31 ngày, trong đó có 8 ngày thứ 7, chủ nhật. Ngày công chế độ trong tháng 10 sẽ là 23 ngày.
Ví dụ tổ: Trạm VT Đền Hùng có chất lượng công tác loại 1, số ngày làm việc và chất lượng công tác của từng cá nhân như sau:
stt
Tên
Chức danh
Ngày công
Chất lượng công tác
Nguyễn Lan Hương
Tổ Trưởng
25
1
Nguyễn Tuấn Mạnh
KSV
23
2
Lã Đại Phong
CN Tổng đài
26
1
Nguyễn Thế Hiển
CN dây máy
24
1
Nguyễn Hùng Thắng
CN Tổng đài
25
1
Ta lập bảng tính để trả lương cho trạm viễn thông Đền Hùng như sau: (Biểu số 2- kèm theo- bảng chưa bao gồm các cột phải thu)
- Nếu trong tháng, giả sử bà Hương nghỉ ốm 15 ngày, thì số tiền lương tương ứng của 15 ngày đó để trả cho những người làm kiêm nhiệm hoặc dùng để trả cho lao động hợp đồng mùa vụ làm thay những ngày mà bà Hương đã nghỉ.
- Nếu trong cả năm, trong tổ có 1 cá nhân chuyển công tác; nếu tập thể không yêu cầu bố trí bổ xung lao động, thì tập thể vẫn hoàn toàn hưởng theo quỹ lương theo đơn giá đã được giao.
+ Trên cơ sở tiền lương của từng tổ, ta đưa vào bảng lương của Đài Viễn thông để quyết toán tiền lương và khấu trừ các khoản phải thu (theo mẫu kèm số 3).
Lương này sẽ được đưa vào bảng phân bổ tiền lương và BHXH theo từng đối tượng liên quan như: TK 622 , 627,642 và chi tiết cho từng tổ.
Các khoản trích theo lương như: BHXH, BHYT, KPCĐ cũng được thể hiện trong bảng phân bổ tiền lương và BHXH với tỷ lệ trích như sau:
+ 2 % trên lương thực tế đưa vào KPCĐ (TK 3382) lương này xem ở cột cộng lương tháng trong bảng thanh toán lương.
+ 15 % trên lương thực tế đưa vào BHXH (TK 3383)lương cơ bản xem ở cột lương cấp bậc trong bảng thanh toán lương
+ 3 % trên lương cơ bản đưa vào BHYT (TK 3384.
2. 2.4. Hạch toán lao động phương pháp tính trả lương cho từng loại lao động trong Công ty.
2.2.4.1. Hạch toán lao động:
Lãnh đạo đơn vị có trách nhiệm hạch toán số lượng lao động, thời gian lao động và kết quả công tác của từng lao động trong đơn vị vào trước ngày 10 hàng tháng.
Sau đó chuyển sang kế toán để tiến hành tính lương cho từng người lao động, tính ăn ca, độc hại, ca đêm cho từng người trong tháng. Rồi trình Kế toán trưởng và lãnh đạo đơn vị xét duyệt. Kế toán lương có trách nhiệm thanh toán các khoản liên quan đến quyền lợi người lao động trước ngày 15 hàng tháng.
Trong qúa trình kiểm tra, nếu sai sót kế toán phải có trách nhiệm thanh toán lại và phải đền bù (nếu cần thiết), nếu thanh toán chậm tiền lương so với thời gian quy định.
2.2.2.2.2. Trả lương đến người lao động:
Lao động quản lý:
Như đã phân tích ở trên ao động quản lý gồm Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng, Trưởng, phó đài, trung tâm... Như phân tích ở trên Tổ quản lý trong tháng 10/2007 được hưởng quỹ lương là 10.297.184 đồng.
Tổng quỹ lương của khối quản lý phải phụ thuộc hoàn toàn vàp tổng doanh thu được hưởng của các đơn vị cộng lại, nên lương thấp hay cao còn phụ thuộc vào doanh thu của toàn đơn vị, đôi khi còn thấp hơn công nhân lao động trực tiếp sản xuất.
Quan sát theo bảng lương chi trả tại Đài Viễn thông Phù ninh trong tháng 10/2007 ta thấy:
Tổng quỹ lương được hưởng là: 10.297.184 đồng (đây là hưởng nguyên lương theo đơn giá, trong tháng không có tập thể nào bị phạt chất lượng).
Tổng tiền lương chính sách trong tháng là: 6.858.137 đồng, tiền lương này đã tính theo ngày công thực tế công tác của từng lao động
Ví dụ: như anh Ma Văn Năm lương chính sách là 1.922.283 đồng/ 25 ngày công tác). Ngày công chế độ trong tháng là 23 ngày.
Tổng lương khoán của Tổ quản lý = 10.297.184 – 6.858.137 = 3.439.047
Tổng điểm tính lương khoán của Tổ = 383,46
Chỉ số lương khoán theo ngày công thực tế = 3.439.047 : 383,46 = 8.968,44
Lương khoán của anh Năm sẽ là: 8.968,44 x123,75 = 1.109.844 đồng
Tổng thu nhập của anh Năm là 1.922.283 + 1.109.844 = 3.032.127 đồng
Nhưng nếu anh Năm trong tháng bị phạt chất lượng thì thu nhập sẽ bị thay đổi và số tiền bị phạt chất lượng sẽ chuyển sang toàn đơn vị.
b. Lao động trực tiếp sản xuất:
Cũng giống như hình thức trả lương cho cán bộ quản lý, nhưng bản thân họ phải gắn liền với việc hoàn thành kế hoạch doanh thu, kế hoạch phát triển máy điện thoại, thường trực tổng đài...
Tuy nhiên do số lượng lao động theo kế hoạch tuyển dụng hàng năm thấp, nên Bưu điện tỉnh đã ký một số hợp đồng lao động thuê khoán theo một thời gian nhất định và trả công lao động theo ngày làm việc. Nội dung chủ yếu là đối với công nhân đường thuê bao và thường trực tổng đài.
Mức thuê khoán sẽ thực hiện theo từng loại hình công việc và trình độ đào tạo của người lao động, cụ thể như sau:
TT
Chức danh công việc
Mức thuê khoán/ngày
1
Lao động trực tổng đài (TN đại học)
30.500
2
Lao động trực tổng đài lẻ
27000
3
Lao động bảo dưỡng đường thuê bao
23.000
Đối với lao động này, Kế toán tiền lương sẽ thống kê theo thời gian thực tế công tác trong tháng để làm biểu quyết toán tiền công cho người lao động theo mẫu biểu sau đây:
Công ty ĐB –ĐT
Đài Viễn thông Phù Ninh
Bảng thanh toán tiền công lao động mùa vụ tháng 10-2007
TT
Tên người lao động
Chức danh
Số ngày công
Tiền thanh toán
Ký nhận
1
Trần Quốc Dũng
TĐài ĐH
22
671.000
2
Tống Tiến Mạnh
ĐTB
25
575.000
.......
Phù ninh, ngày 31 tháng 10 năm 2007
Kế toán Trưởng đài
c. Lao động phục vụ tại điểm BĐ - VHX:
Do đặc điểm phục vụ của Bưu điện tỉnh, nên trong ngành còn có một lực lượng lao động làm tại các điểm Bưu điện văn hoá xã, trực tiếp do khối Bưu chính quản lý.
Thù lao của đối tượng lao động này được tính như sau:
*- Hoa hồng dịch vụ điện thoại:
- Hoa hồng dịch vụ đường dài nội tỉnh, liên tỉnh, gọi 171 trong nước, di động bao gồm: phí dịch vụ cuộc gọi 454 đồng/1 cuộc, tỷ lệ % hoa hồng được hưởng bằng 4% doanh thu cước (không bao gồm phí dịch vụ cuộc gọi 454 đồng/cuộc và thuế VAT).
- Hoa hồng dịch vụ đường dài quốc tế, gọi 171 quốc tế: phí dịch vụ cuộc gọi 454 đồng/1 cuộc, tỷ lệ % hoa hồng được hưởng bằng 2% doanh thu cước (không bao gồm phí dịch vụ cuộc gọi 454 đồng/cuộc và thuế VAT).
- Hoa hồng điện thoại nội hạt được hưởng bằng 10% doanh thu cước (không bao gồm thuế VAT) và không được hưởng phí dịch vụ cuộc gọi 454 đồng/ 1 cuộc.
** - Dịch vụ bưu chính, viễn thông khác bao gồm:
TT
Tên dịch vụ
Mức hưởng theo doanh thu
Nhận gửi Bưu kiện đi trong nước
10%
Nhận đặt báo chí dài hạn và bán lẻ
10%
Nhận Điện báo đi trong nước
10%
Bán tem thư, phong bì
10%
Nhận gửi Bưu phẩm ghi số, EMS, EMS thoả thuận trong nước
10%
Dịch vụ tư vấn điện thoại 108
10%
Phát hành phiếu chuyển tiền
10%
Dịch vụ Internet
10%
*** - Thuê khoán trực bảo vệ tài sản tại điểm Bưu điện - Văn hoá xã với mức 5.000 đồng/01 điểm/1 ngày đêm (24 giờ).
+ Nếu tổng số tiền hoa hồng được hưởng và tiền thuê khoán bảo vệ trong tháng của 01 điểm Bưu điện văn hoá xã thấp hơn 450.000 đồng (Mức lương tối thiểu) thì đơn vị cấp bù chênh lệch cho đủ 450.000 đồng/01 tháng/01 điểm. (tính đến thời điểm 01/10/2007)
Ví dụ 1: Tổng doanh thu các dịch vụ Bưu chính viễn thông trong tháng 10/2007 của điểm Bưu điện - VHX B đạt 1.980.000 đồng (tháng 10 có 31 ngày).
Trong đó:
+ Cước Điện thoại đạt : 1.900.000 đồng (không gồm thuế VAT), cụ thể:
- Cước Quốc tế đạt: 100.000 đồng, với 5 cuộc gọi
- Cước Liên tỉnh, Di động đạt: 1.200.000 đồng với 500 cuộc gọi
- Cước nội hạt đạt : 600.000 đồng
+ Doanh thu các dịch vụ khác :80.000 đồng
Tiền thù lao sẽ được tính như sau:
+Tiền hoa hồng điện thoại:
- Hoa hồng ĐT quốc tế = 100.000 đ x 2% = 2.000 đồng
- Hoa hồng ĐT liên tỉnh = 1.200.000 đ x 4% = 48.000 đồng
- Hoa hồng ĐT nội hạt = 600.000 đ x 10% = 60.000 đồng
- Phí phục vụ ĐT (quốc tế + liên tỉnh)= (5+500)x 454 đ = 229.270 đồng
+ Hoa hồng khác =80.000 đ x 10% =10.000 đồng
Tổng tiền hoa hồng = 349.270 đồng
+ Tiền thuê khoán bảo vệ =31ngày x5.000đ/ngày = 155.000 đồng
Tổng cộng tiền hoa hồng và tiền thuê bảo vệ trong tháng là:
349.270 + 155.000= 504.270 đồng
Như vậy, tiền thù lao của người làm việc tại điểm Bưu điện VHX B được hưởng trong tháng 01 là: 504.270 đồng.
2.3.Hạch toán chi tiết tiền lương tại Bưu điện tỉnh Phú Thọ.
Ngày 10 hàng tháng (tháng sau), Phòng Tổ chức CB – LĐ nhận được số liệu tổng hợp về số lượng doanh thu được hưởng và chất lượng công tác của Bưu điện tỉnh gửi đến sẽ ra quyết định tiền lương được hưởng của từng đơn vị. Sau đó kế toán tiền lương của từng đơn vị tiến hành lập bảng phân bổ tiền lương và BHXH rồi định khoản kế toán và vào Sổ Nhật ký chung, Sổ cái TK334 bên Có.
Đối với các khoản trích theo lương, sau khi tính toán đa vào bảng phân bổ, kế toán nhập số liệu vào máy vi tính, vào Sổ Nhật ký chung, Sổ Cái Các TK 3382, 3383, 3384 bên Có; Đối ứng bên Nợ ở Sổ Cái TK 622, 627, 6421.
Tài khoản 3341 được mở thêm mã thống kê để quản lý chi tiết
+ Mã TK 01 phải trả lương CNV về lương cơ bản
+ Mã TK 02 phải trả lương CNV về các khoản phụ cấp
+ Mã TK 03 phải trả lương CNV về lương khoán
+ Mã TK 04 phải trả lương phát xã
+ Mã TK 05 phải trả lương hợp đồng
+ Mã TK 06 phải trả lương làm thêm giờ
+ Mã TK 08 phải trả lương khác.
Việc mở mã TK sẽ giúp người quản lý lấy được số liệu chi tiết theo từng khoảng mục lương để báo cáo và phân tích số liệu.
* Theo cách tính lương ở phần trước, bảng thanh toán lương gồm các cột mục sau: Ngày công, chất lượng công tác tháng, Hệ số lương chính sách, hệ số phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ, phụ cấp trách nhiệm, hệ số lương khoán, hệ số thâm niên công tác, hệ số trình độ, tổng điểm tính lương khoán, lương khoán, tổng lương được hưởng, BHXH+YT, Kinh phí CĐ, Tạm ứng, Còn lĩnh, Ký nhận.
2.4.Hạch toán tổng hợp tiền lương tại Bưu điện tỉnh Phú Thọ
2.4.1.Tiền lương chính:
Căn cứ vào bảng thanh toán lương kế toán vào menu nhập chứng từ kế toán để nhập số liệu và hạch toán:
a) Nợ TK 3341 (01): 21.406.754
Có TK 1111: 21.406.754
b) Nợ TK 3341 (02): 1.449.000
Có TK 1111: 1.449.000
c) Nợ TK 3341 (03): 8.786.580
Có TK 1111: 8.786.580
d) Trích lương: Căn cứ vào số lao động theo chức danh để phân bổ
Nợ TK: 1542 Chi phí SXKD Viễn thông (Trực tiếp): 19.896.150
Nợ TK: 627 Chi phí SXKD chung: 10.297.184
Nợ TK 642 chi phí quản lý (chỉ có ở Văn phòng BĐT)
Có TK 3341 (01): 21.406.754
Có TK 3341 (02): 1.449.000
Có TK 3341 (03): 8.786.580
Mẫu số 02 – TT
Số CT : 144.144
Nợ 33411: 21.406.754
33412: 1.449.000
33413:8.786.580
Có 11111: 30.193.334
Tại Menu nhập số liệu kế toán tiền lương kích chuột vào ô in chứng từ để in phiếu chi và chứng từ ghi sổ:
Công ty ĐB - ĐT
Đài VT Phù Ninh
PHIẾU CHI
Ngày 15/11/2007
Họ và tên người nhận tiền: Nguyễn Thị Nhung
Địa chỉ: Kế toán Đài VT Phù ninh
Lý do: Chi tiền lương tháng 10/2007
Số tiền: 30.193.334
Bằng chữ: ba mươi triệu một trăm chín ba ngàn ban trăm ba tư đồng chẵn.
Kem theo chứng từ gốc.
Thủ trưởng đơn vị
Ma Văn Năm
Kế toán trưởng
Nguyễn Thị Nhung
Người lập biểu
Nguyễn Thị Nhung
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Ngày 15 tháng 11 năm 2007
C.từ ghi sổ
Diễn giải
Số hiệu tài khoản
Tiền
Loại C.từ
Loại C.từ
Nợ
Có
T.K
T.kê
T. K
T.Kê
CM
144.144
Chi lương tháng 10
3341
3341
3341
1
2
3
11111
11111
11111
21.406.754
1.449.000
8.786.580
Người lập biểu Kế toán trưởng
Nguyễn Thị Nhung Nguyễn Thị Nhung
tại Bưu điện tỉnh Phú Thọ
* Trích BHXH, Y tế: tính bằng 23% (lương cơ bản + hệ số chức vụ)
Nợ TK 627: 1.480.050
Nợ TK 154: 2.917.665
Có TK 3383: 4.397.715
Trích KPCĐ: tính bằng 2% tổng thu nhập:
Nợ TK 627: 205.944
2.4.2. Một số chế độ khác khi tính lương:
2.4.2.1.Trả tiền ăn ca trưa:
Theo quy định của Bưu điện tỉnh, mỗi công nhân viên đều được bao cấp một bữa ăn trưa 17.000/bữa (mức chi bình quân cho 1 người/1 tháng không vượt quá lương tối thiểu 450.000 đồng)
Nếu ai không ăn thì phải báo cho nhà bếp và định kỳ được đơn vị chi trả tiền ăn trưa.
Nếu không ăn trưa mà tự túc, thì cuối tháng được tính chi trả bằng số ngày công thực tế làm việc của các nhân đó trong tháng.
Tiền ăn trưa cũng là một khoản phải trả cho người lao động. Vì vậy nó cũng nằm trong chi phí của Bưu điện tỉnh.
Khi rút tiền mặt chi trả cho người lao động, kế toán tiền lương phản ánh vào bên Nợ sổ cái tài khoản 334. Sau thanh toán tiền ăn ca, đơn vị sẽ lập biếu mẫu như sau đây:
Công ty ĐB - ĐT
Đài Viễn thông Phù Ninh
Bảng thanh toán ăn ca 10-2007
TT
Tên người lao động
Chức danh
Số ngày công
Tiền thanh toán
Ký nhận
Tổ quản lý
1
Ma Vân Năm
Trưởng đài
25
425.000
2
Nguyễn T. Nhung
Kế toán trưởng
23
391.000
3
Nguyễn Văn Hoa
Thủ kho - quỹ
23
391.000
4
Trịnh Văn Hoa
Kỹ thuật viên
26
442.000
........
Phù ninh, ngày 30 tháng 10 năm 2007
Kế toán Trưởng đài
Nguyễn Thị Nhung Ma Văn Năm
2.4.2.2.Trả tiền bồi dưỡng làm thêm giờ độc hại:
Đối với lao động trực tiếp, vì tính chất công việc phải làm chủ nhật và bị độc hại (do tiếp xúc với thiết bị máy móc, thiết bị) nên hàng tháng, căn cứ vào số công lao động, số chủ nhật làm thêm, đơn giá bồi dưỡng độc hại cho 1 ca trực là:
- 1/3 hộp sữa, tương đương 1500 đồng đối với công nhân dây máy, thiết bị đầu cuối, công nhân nguồn điện, công nhân tổng đài, vi ba.
Kế toán tổng hợp lại theo từng tổ để tính trả vào cuối tháng cho từng người.Tiền bồi dưỡng làm thêm giờ, độc hại cho công nhân cũng được lấy từ quỹ lương để chi trả và hạch toán vào bên Nợ sổ cái tài khoản 334.
Riêng phụ cấp ca 3 (làm đêm) sẽ được tính theo lương cấp bậc của từng cá nhân, công thức như sau:
Phụ cấp ca 3 =
Lương cấp bậc
x Lương cấp bậc x 40%
Ngày công chế độ
Sau đây trích một bảng tính bồi dưỡng độc hại, ca 3, chủ nhật tại Trạm VT Đền Hùng thuộc Đài Viễn thông Phù ninh trong tháng 10 năm 2006.
Công ty Điện báo - Điện thoại
Đài VT Phù Ninh
Bảng tính bồi dưỡng độc hại, ca3,
Tháng 10 năm 2007
S
T
T
Họ và tên
Bồi dưỡng độc hại
Bồi dưỡng ca3, CN
Ký nhận
Số công
Số sữa (hộp)
Số
Ca 3
Bậc
Thành tiền
1
Nguyễn Lan Hương
25
8
0
2
Nguyễn Tuấn Mạnh
23
0
3
Lã Đại Phong
26
9
10
1,4
96.923
4
Nguyễn Thế Hiển
24
8
5
Nguyễn Hùng Thắng
25
8
10
1,65
114.230
Cộng:
Phù ninh, ngày 30 tháng 10 năm 2007
Kế toán Trưởng đài
Nguyễn Thị Nhung Ma Văn Năm
+ Tuy nhiên, do một số trạm viễn thông có dung lương tổng dài nhỏ, lại có số thuê bao nhỏ nên số lao động thường trực ở đây, nên Tập đoàn có quy định việc chi trả tiền lương thường trực thêm giờ với mức chi như sau:
- Nếu trạm có 1 người thì được hưởng 8.000 đồng/ ngày
- Nếu trạm có 2 người thì mỗi người được hưởng mức 4.500 đồng/ ngày.
+ Tiền lương làm thêm giờ:
Bưu điện tỉnh khoản 1 Điều 61 của Bộ Luật Lao động quy định, người lao động làm thêm giờ được trả lương theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương của công việc đang làm như sau:
- Vào ngày thường, ít nhất bằng 150 %;
- Vào ngày nghỉ hàng tuần ít nhất bằng 200%
- Vào ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300%
+ Tiền lương làm thêm giờ được tính theo công thức sau đây:
Tiền lương làm thêm giờ
=
x
Tiền lương cấp bậc, chức vụ (kể cả các khoản phụ cấp lương)
x
Tỷ Lệ % được hưởng theo làm thêm
Số giờ làm thêm
Số giờ tiêu chuẩn quy định
Trong đó: tỷ lệ % được hưởng theo làm thêm được quy định ở trên là 150%; 200% hoặc 300%.
Nếu làm thêm giờ vào ban đêm thì còn được trả thêm theo làm ca đêm.
Nếu người lao động được nghỉ bù những giờ làm thêm, thì người sử dụng lao động chỉ phải trả phần tiền chênh lệch so với tiền lương theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương của công việc đang làm của ngày làm việc bình thường.
2.5..Hạch toán chi tiết các khoản trích theo lương tại Bưu điện tỉnh Phú Thọ
Chứng từ và cách thực hiện để tính lương và các khoản trích theo lương, kế toán phải căn cứ vào bảng thanh toán lương, Bảng thanh toán BHXH, phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thanh, Hợp đồng giao khoán, phiếu làm thêm giờ, biên bản ngừng việc, cuối tháng kế toán căn cứ vào chứng từ trên tiến hành trích lương và các khoản trích theo lương cho từng nhân viên thuộc từng bộ phận trong đơn vị..
2.6. Hạch toán tổng hợp các các khoản trích theo lương
2.6.1.Hạch toán tổng hợp
Nợ TK 154:397.873
Có TK 3382: 603.867
Như đã tính trên, các phần phải trích nộp của cá nhân như sau:
+ Bảo xã hội và bảo hiểm y tế anh Năm phải nộp sẽ là 6% theo lương cấp bậc (lương chính sách) hệ số 3,48 và phụ cấp khu vực 0,1 số tiền sẽ là:
(3,48 + 0,1) x 450.000 x 6% = 96.660 đồng
+ Kinh phí công đoàn anh Năm phải nộp là 2% tổng thu nhập, số tiền phải nộp là: 3.032.127 x 2% = 60.643 đồng
+ Tạm ứng lần 1 là 1.000.000 đồng
+ Thu nhập còn lại thực lĩnh là:
3.032.127 – 96.660 – 60.643 – 1.000.000 = 1.874.825 đồng
Trên máy tính kế toán tiền lương cần kích chuột vào các biểu tượng trên thanh công cụ theo yêu cầu báo cáo sẽ cho những thông tin chi tiết như sau:
2.6.2. Thanh toán BHXH cho công nhân viên .
Trong tháng, cán bộ công nhân viên bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động... thì những ngày nghỉ không làm việc sẽ không được hưởng lương khoán (phần này vẫn tính trên bảng lương để chi trả cho những người làm kiêm nhiệm) mà thực tế sẽ được hưởng lương BHXH, do BHXH tỉnh chi trả.
Trong trường hợp này, kế toán tiền lương của Công ty và BHXH tỉnh sẽ phải thu thập các chứng từ sau: sổ khám chữa bệnh, biên lai thu tiền viện phí, phiếu nghỉ hưởng BHXH, từ đó làm căn cứ lập," Phiếu thanh toán trợ cấp BHXH", phản ánh số ngày nghỉ ốm, tai nạn lao động, thai sản theo chế độ và tiền trợ cấp cho những ngày nghỉ đó, rồi sau đó nộp cho BHXH tỉnh chờ xét duyệt.
Khi cán bộ công nhân viên ốm đau, tai nạn lao động hoặc con ốm thì người lao động sẽ đi khám bệnh theo thẻ BHYT đã được Công ty mua.
Hiện nay, người lao động đi khám đã có thẻ BHYT chỉ được Nhà nước đài thọ 80% số tiền khám chữa bệnh còn 20% do tự người lao động phải bỏ ra. Căn cứ vào kết luận của bác sỹ được ghi trong" sổ khám chữa bệnh", bộ phận y tế của Công ty sẽ viết phiếu nghỉ hưởng BHXH rồi gửi cho kế toán tiền lương và BHXH.
Ví dụ: Trong tháng 1 năm 2007, kế toán tiền lương nhận được phiếu nghỉ hưởng BHXH của chị Nguyễn Thị Lan Hương – Trạm Viễn thông Phú Hộ như sau:
Đơn vị: Công ty ĐB - ĐT Mẫusổ C02-B
Đài Viễn thông Phù Ninh Tỉnh Phú Thọ
Phiếu nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội
Họ và tên : Nguyễn Thị Lan Hương Tuổi: 36
Tên cơ quan y tế
Ngày tháng năm
Lý do
Căn bệnh
Số ngày cho nghỉ
Y bác sỹ ký tên, đóng dấu
Số ngày thực nghỉ
Xác nhận của phụ trách bộ phận
Tổng số
Từ ngày
Đến ngày
BV tỉnh
22/11/06
Sốt Vi Rút
Nghỉ công tác
3
22/11/06
25/11/06
3
29/11/06
Đau mắt hột
Nghỉ công tác
29/11/06
30/11/06
3
Tổng
6
Căn cứ vào phiếu nghỉ hưởng BHXH và các chứng từ khác liên quan, kế toán tiền lương và BHXH lập "phiếu thanh toán trợ cấp BHXH" cho từng người với mức hưởng như sau:
- Với trường hợp nghỉ trên đây, và trường hợp nghỉ dưới 1 tháng làm việc chị Hương sẽ được hưởng lương như sau:
Mức lương hưởng BHXH
=
Lương cấp bậc
x Số ngày nghỉ x 75%
Ngày công chế độ tháng
Chị Hương sẽ được hưởng số tiền là:
Mức lương hưởng BHXH
=
2,73 x 450000
x 6x 75%
= 212.625 đồng
26
- Trường hợp nghỉ ốm, trông con ốm... trên 1 tháng nhưng dưới 3 tháng:
Mức lương hưởng BHXH
=
Lương cấp bậc
x Số ngày nghỉ x 70%
Ngày công chế độ tháng
Chị Hương sẽ được hưởng số tiền là:
Mức lương hưởng BHXH
=
2,73 x 4500000
x 6 x 70%
= 198.450 đồng
26
- Trường hợp nghỉ thai sản: Mức hưởng bằng 100% lương cơ bản, ngoài ra Công ty còn trích them 1 tháng lương.
Sau khi có đầy đủ các chứng từ để chứng thực xin nghỉ hưởng BHXH, người lao động cần có phiếu đề nghị thanh toán trợ cấp như sau:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
PHIẾU THANH TOÁN NGHỈ HƯỞNG BẢO HIỂM XÃ HỘI
(Nghỉ ốm, trông con ốm, thực hiện kế hoạch hoá)
Họ và tên:Nguyễn Thị Lan Hương Tuổi 36
Nghề nghiệp, chức vụ: Công nhân
Đơn vị công tác : Đài Viễn thông Phù ninh – Cty Điện báo - ĐT
Thời gian đóng BHXH: 2/1993
Tiền lương đóng BHXH của tháng trước khi nghỉ: 1.384.239 đ
Số ngày được nghỉ :6 ngày
Trợ cấp: Mức 75% : 212.625đ
Bằng chữ : Một trăm ba bảy ngàn năm trăm đồng chẵn
Ngày 30 tháng 11 năm 2007
Người lĩnh tiền Kế toán BCH Công đoàn cơ sở. Thủ trưởng đơn vị.
Từ phiếu "thanh toán trợ cấp BHXH", kế toán tiền lương tập hợp để ghi vào "bảng thanh toán BHXH". Đây là căn cứ để thanh toán trợ cấp BHXH trả thay lương cho người lao động, lập báo cáo quyết toán BHXH với BHXH cấp tỉnh với Công ty đóng trụ sở chính (thường báo cáo theo quý).
Cuối quý, sau khi tập hợp được tất cả những đối tượng hưởng BHXH trong quý, công ty gửi "Bảng thanh toán BHXH" cho BHXH tỉnh đề nghị xét duyệt và thanh toán. Khi đã được BHXH tỉnh xác nhận số thực chi, cơ quan này sẽ trả tiền BHXH cho công ty bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản. Căn cứ kết quả xét duyệt của BHXH tỉnh, kế toán trưởng duyệt phiếu chi và giao cho thủ quỹ thanh toán trả cho người lao động.
Căn cứ vào bảng thanh toán BHXH đã được BHXH tỉnh (hoặc Thành phố) phê duyệt, kế toán hạch toán:
Kế toán tiền lương và BHXH căn cứ số ngày nghỉ BHXH và mức trợ cấp BHXH cho cán bộ công nhân viên, Kế toán định khoản:
Nợ TK 138- Phải thu khác (1388 ): 212.625
Có TK 334- Phải trả người lao động: 212.625.
Nhập tiền mặt về quỹ khi BHXH TP đã duyệt số chi:
Nợ TK 111 – Tiền Mặt ( 1111 ): 212.625 .
Có TK 138- Phải thu khác (1388 ): 212.625.
Thủ quỹ thanh toán tiền BHXH cho CNV:
Nợ TK 334- Phải trả người lao động: 212.625.
Có Nợ TK 111 – Tiền Mặt ( 1111 ) : 212.625.
Sau khi định khoản, kế toán đưa số liệu vào Sổ Nhật ký chung, các sổ Cái TK 334, 138, 111.
- Thao tác nhập chứng từ kế toán: Kích chuột vào Menu nhập chứng từ.
- Nhập ngày.thángnăm¿
- Loại chứng từ., số chứng từ, mã đơn vị nhập¿
- Tài khoản nợ:, thống kê nợ; số tiền¿
- Tài khoản có.; thống kê có..; số tiền¿
Nhậpp
Xoá
Mới
In CTừ
Sửa
- Nội dung kinh tế phát sinh:..
Trên màn hình có các Mennu
Nhập
Sau khi nhập đầy đủ các nội dung trên nếu đồng ý lưu chứng từ nhập trên thì kích chuột vào nút , nếu muốn sửa, xoá, in hoặc nhập chứng từ mới thì vào các biểu tượng có tên tương tự trên màn hình.
2.7.Phân tích quỹ lương của Bưu điện tỉnh Phú Thọ
Quỹ tiền lương của DN là toàn bộ tiền lương trả cho tất cả lao động thuộc DN quản lý. Thành phần quỹ lương của DN bao gồm khoản như :Lương thời gian (tháng, ngày. giờ), lương sản phẩm phụ cấp, tiền thưởng trong sản xuất.
Về phương diện kế toán quỹ lương của DN được chia thành 2 loại: Tiền lương chính và tiền lương phụ.
- Tiền lương chính: Là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian họ thực tế làm việc chính gồm: Tiền lương cấp bậc, các khoản phụ cấp ( nếu có ).
- Tiền lương phụ: Là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian họ không thực tế làm việc nhưng được chế độ quy định như: thời gian người lao động nghỉ phép, nghỉ lễ, nghỉ vì ngừng sản xuấtđược hưởng lương theo chế độ.
Cách phân loại này không những giúp cho việc tính toán, phân bổ chi phí tiền lương chính xác mà còn cung cấp thông tin cho việc phân tích chi phí tiền lương.
Quỹ tiền lương của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền lương tính theo công nhân viên của doanh nghiệp, do doanh nghiệp quản lý, chi trả lương.
Quỹ tiền lương bao gồm:
- Tiền lương thời gian, tiền lương tính theo sản phẩm và tiền lương khoán.
Tiền lương trả cho người lao động sản xuất ra sản phẩm hỏng trong phạm vi chế độ quy định.
Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng sản xuất do nguyên nhân khách quan, trong thời gian được điều động công tác làm nghĩa vụ theo chế độ quy định, thời gian nghỉ phép, thời gian đi học.
Các loại phụ cấp làm thêm giờ, làm đêm.
Các loại tiền thưởng có tính chất thường xuyên.
Quỹ lương kế hoạch trong doanh nghiệp còn được tính cả các khoản trợ cấp BHXH trong thời gian người lao động ốm đau, thai sản, tai nạn lao động Để phục vụ cho việc hạch toán, tiền lương cho doanh nghiệp có thể chia làm hai loại: tiền lương lao động trực tiếp và tiền lương lao động gián tiếp trong đó chi tiết theo tiền lương chính và tiền lương phụ.
- Tiền lương chính: là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian người lao động thực hiện nhiệm vụ chính của họ gồm tiền lương trả theo cấp bậc và các khoản phụ cấp kèm theo.
- Tiền lương phụ: là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian họ thực hiện nhiệm vụ khác ngoài nhiệm vụ chính là thời gian người lao động nghỉ phép, nghỉ Tết, nghỉ vì ngừng sản xuất được hưởng theo chế độ.
Việc phân chia này có ý nghĩa quan trọng trong công tác hạch toán, phân bổ tiền lương theo đúng đối tượng và trong công tác phân tích chi phí tiền lương trong giá thành sản phẩm.
Khi nói đến quỹ lương và các biện pháp quản lý tiền lương của doanh nghiệp không thể không nhắc đến việc xây dựng đơn giá tiền lương. Mọi sản phẩm có định mức lao động và đơn giá tiền lương cụ thể. Theo quy chế quản lý tài chính của Chính phủ thì doanh nghiệp tự xây dựng định mức lao động cho cá nhân, bộ phận và định mức tổng hợp theo hướng dẫn của Bộ Lao động thương binh xã hội. Các tổng công ty nhà nước được xếp hạng doanh nghiệp đặc biệt phải đăng ký định mức lao động với thủ trưởng cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp. Trên cơ sở định mức lao động đã đăng ký với chế độ do nhà nớc quy định, doanh nghiệp lập đơn giá tiền lương trên đơn vị sản phẩm hoặc hoạt động dịch vụ trên cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Định kỳ các cơ quan có thẩm quyền tiền hành kiểm tra lại định mức lao động, đơn giá tiền lương của doanh nghiệp phù hợp với tốc độ tăng năng suất lao động và thu nhập tiền lương thực hiện điều chỉnh cho phù hợp.
Quỹ tiền thưởng của doanh nghiệp được trích từ lợi nhuận còn lại sau khi nộp các khoản thuế, thanh toán các tiền phạt, công nợ tối đa không quá 50% quỹ tiền lương thực hiện của doanh nghiệp. Ngoài quỹ này doanh nghiệp không lấy bất cứ nguồn nào khác để trả cho người lao động.
Quản lý quỹ tiền lương của doanh nghiệp phải gắn với việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời phải thực hiện chi tiêu tiết kiệm, hợp lý quỹ lương và phải đảm bảo hoàn thành và hoàn thành vợt mức kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp.
PHẦN III
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TỔ VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG BƯU ĐIỆN TỈNH PHÚ THỌ
3.1. Đánh giá thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở Bưu điện tỉnh Phú Thọ
3.1.1. Ưu điểm:
Trong những năm gần đây, Bưu điện tỉnh đã đạt được những kết quả khả quan trong công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương.
3.1.1.1.Về công tác quản lý lao động:
Công tác quản lý lao động tại công ty rất chặt chẽ và hợp lý. Bưu điện tỉnh luôn theo dõi thời gian làm việc của cán bộ qua "Bảng chấm công" từ các tổ đội, trạm viễn thông, các bưu cục – theo mẫu kèm theo.
Ngày cuối cùng trong tháng, kế toán các đơn vị trực thuộc trong toàn Bưu điện tỉnh sẽ tổng hợp các bảng chấm công để tiến hành báo cáo lãnh đạo đơn vị, tiến hành trả tiền ăn giữa ca, đây cũng là là căn cứ để tính trả lương thời gian và lương sản phẩm cho người lao động. Rõ ràng để trả lương cho người lao động vừa đầy đủ vừa công bằng thì không thể không coi trọng việc quản lý lao động. Bưu điện tỉnh đã thực hiện tốt vấn đề này là điều đáng mừng.
3.1.1.2. Việc áp dụng hình thức trả lương:
Hình thức trả lương theo sản phẩm cho công nhân trực tiếp sản xuất là hoàn toàn phù hợp với yêu cầu "làm việc theo năng lực" của một xã hội hiện đại. Công ty không hạn chế một mức lương tối đa cho người lao động mà mức lương cao hay thấp là phụ thuộc kết quả lao động nhiều hay ít của họ. Chính vì động lực kinh tế thúc đẩy khiến người lao động làm việc hăng say, không ngừng nâng cao năng suất, có những sáng kiến mới làm lợi cho công ty. Còn đối với lao động gián tiếp và cán bộ quản lý thì trả lương theo thời gian dựa vào lương sản phẩm bình quân ngày công của công nhân sản xuất, số ngày công lao động thực tế và hệ số lương được hưởng. Việc quy định hệ số lương đã gắn chặt quyền lợi của công nhân viên với trách nhiệm mà họ phải đảm nhận.
3.1.1.3. Tổ chức bộ máy kế toán:
Bộ máy kế toán của Bưu điện tỉnh cũng như các bộ phận trực thuộc nhìn chung là đơn giản, gọn nhẹ và làm việc có hiệu quả. Tổng số lao động hiện có chưa nhiều, nhưng tất cả đều thực hiện các phần hành kế toán đầy đủ, thu thập xử lý và cung cấp thông tin kịp thời cho lãnh đạo Bưu điện tỉnh.
3.1.1.4. Hiện đại hoá bộ máy kế toán:
Trong vài năm gần đây cùng với sự phát triển nhanh của khoa học kỹ thuật, đòi hỏi ngày càng cao về thu thập, xử lý thông tin nhanh nhạy để có những quyết định kịp thời, phù hợp, Bưu điện tỉnh đã nhận thấy ưu điểm và hiệu quả (đặc biệt là đối với kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương).
Bưu điện tỉnh thường xuyên bổ sung thêm lực lượng lao động mới có trình độ chuyên môn cao về làm công tác kế toán, đặc biệt là bổ xung đến các đơn vị trực thuộc như đài viễn thông, các bưu điện huyện. Đối với những người có trình độ lâu năm nhưng kiến thức đã mai một, Bưu điện tỉnh cử đi đào tạo bổ sung kiến thức
3.1.1.5. Về hình thức kế toán tại Bưu điện Tỉnh Phú Thọ:
Hình thức kế toán tại Bưu điện tỉnh áp dụng là hình thức kế toán "Nhật ký chung". Trước đây, khi chưa ứng dụng máy tính vào công tác kế toán thì công ty áp dụng hình thức kế toán "Chứng từ ghi sổ". So với hình thức kế toán cũ, hình thức kế toán "Nhật ký chung" có nhiều ưu việt hơn bởi lẽ nó phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh, yêu cầu quản lý, số lượng cán bộ kế toán ít và kết cấu sổ đơn giản, ít cột nhiều dòng thích hợp cho việc tổng hợp số liệu và in trên máy. Khi cần cung cấp số liệu cho Giám đốc ở sổ cái tài khoản 334 vào khoảng thời gian nào, chỉ chờ sau vài phút là máy in ra đầy đủ những dữ liệu cần thiết.
Nhìn chung, tổ chức công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở Bưu điện Tỉnh tương đối nề nếp quy củ, Bưu điện tỉnh cần phát huy hơn nữa các ưu điểm tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại.
3.1.2. Những hạn chế:
3.1.2.1. Về phương thức thanh toán lương:
Thời gian thanh toán chi trả lương cho cán bộ công nhân viên diễn ra một lần trong tháng, đây là hình thức chiếm dụng vốn của người lao động trong một thời gian nhất định, do đó có thể gây những khó khăn tạm thời cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của người lao động.
Trong khi rất nhiều các doanh nghiệp đang áp dụng hình thức chi trả tiền lương bằng tài khoản ngân hàng, thì Bưu điện tỉnh vẫn chưa biết tận dụng khả năng sãn có này. Vì toàn ngành Bưu chính Viễn thông đã mở dịch vụ tài khoản cá nhân tại các Bưu điện trung tâm, các bưu cục.
HIện trạng trả lương nhiều khi còn chậm hơn so với quy định của Bưu điện, một phần do trình độ hạn chế của kế toán tiền lương.
3.1.2.2.Về trích lập quỹ kinh phí công đoàn:
Bưu điện tỉnh đã thực hiện đúng chế độ chính sách của Nhà nước trong việc trích lập quỹ kinh phí công đoàn.
Tuy nhiên việc trích lập quỹ KPCĐ Bưu điện tỉnh thu dưới hình thức người lao động góp 1% lương thực tế cộng dồn trong tháng là không phù hợp và không đúng với chế độ, nên thực hiện đúng chế độ quy định về trích lập quỹ KPCĐ.
3.1.2.3. Đối với việc trích trước tiền lương phép:
Bưud điện tỉnh vẫn chưa thực hiện việc trích trước tiền lương nghỉ phép cho cán bộ công nhân viên. Tiền lương nghỉ phép của cán bộ công nhân viên Công ty phát sinh tháng nào thì được tính hết vào chi phí của tháng đó. Vì thế dẫn đến việc tính giá thành không chính xác, gây biến động lớn và ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
3.1.2.4. Đối với việc trích lập BHYT:
Việc trích lập BHYT theo quy định là 3% trên lương cấp bậc (lương cơ bản) của cán bộ công nhân viên trong đó Bưu điện tỉnh đưa 2% lương cơ bản tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ, còn người lao động chịu1% lương cơ bản trừ vào thu nhập của họ là hoàn toàn đúng với quy định.
Tuy nhiên, việc làm thẻ bảo hiểm y tế hàng năm tại Bưu điện tỉnh còn muộn làm ảnh hưởng ít nhiều đến quá trình khám chữa bệnh cho cán bộ công nhân viên.
3.1.2.5. Về việc tính lương thời gian giữa các loại lao động:
Việc Bưu điện tỉnh áp dụng phân chia 2 cách tính lương như trên là chưa phù hợp với Bộ luật lao động do Nhà nước quy định. Bởi vì Luật lao động quy định chung cho mọi loại lao động (không phân biệt lao động quản lý hay lao động gián tiếp) phải làm việc đảm bảo 26 hoặc 27 ngày công/ tháng, chứ không có lao động nào phải lao động 30 hoặc 31 ngày công/ tháng.
Với hình thức trả lương như vậy chưa hoàn toàn kích thích được người lao động hăng say công tác. Đối với những người lao động làm lao động thuê khoán, khoản thu nhập của họ còn quá nhỏ.
Bưu điện tỉnh đến nay vẫn chưa có nhiều sự thay đổi hệ số lương khoán cho phù hợp với tình hình lao động, sản xuất kinh doanh hiện tại.
3.1.2.6.Về tổ chức hạch toán kết quả lao động:
Như đã trình bày ở phần II, các tổ , đội, trạm, đài tự kiểm tra, đánh giá chất lượng công tác, sau đó mới báo cáo lên Bưu điện tỉnh. Nhiều khi việc đánh giá chất lượng công tác như vậy đôi khi còn thiếu khách quan, chưa đảm bảo công bằng. Trong thời gian thực tập, bản thân tôi đã nhận ra được điều đó.
3.2. Phương hướng hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Bưu điện tỉnh Phú Thọ
Những tồn tại nêu trên phần nào đã gây cản trở cho công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương của Bưu điện tỉnh. Vì vậy trong phạm vi nghiên cứu đề tài này em xin mạnh dạn nêu lên một số hướng và các biện pháp cụ thể nhằm khắc phục những hạn chế đó. Mong rằng những đề xuất này là những gợi ý nhỏ để Bưu điện Tỉnh Phú Thọ xem xét vận dụng trong thời gian tới.
3.2.1.Về phương thức thanh toán lương:
Đối với việc trả lương cho công nhân viên một tháng một lần như hiện nay, nhất là ở công ty Điện báo điện thoại nên chia thành 2 lần trả lương: một lần vào ngày mồng 25 (tạm ứng) và lần còn lại vào ngày 15 tháng sau. Có như vậy mới đảm bảo cho nhu cầu tiêu dùng sinh hoạt của cán bộ công nhân viên được ổn định. Nên tổ chức thanh toán tiền lương bằng thẻ tín dụng, có như vậy kế toán tiền lương đỡ thời gian phải đến ngân hàng lấy tiền, tiết kiệm được thời gian mà đảm bảo an ninh, an toàn trong việc đi lấy tiền. Đồng thời, việc làm đó sẽ đảm bảo được thời gian và tính khách quan hơn.
3.2.2. Về trích lập quỹ KPCĐ:
Công ty nên thực hiện việc trích lập quỹ KPCĐ theo đúng chế độ quy định nghĩa là trích 2% KPCĐ tính vào chi phí sản xuất kinh doanh.
3.2.3. Đối với việc trích trước tiền lương phép:
Thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép của người lao động vào chi phí sản xuất trong tháng.
Theo em, một năm người lao động được nghỉ phép 12 ngày số ngày nghỉ phép sẽ tăng lên nếu số năm công tác của người đó tăng. Vì thế tính trung bình toàn Bưu điện tỉnh, số ngày nghỉ phép bình quân năm là 15 ngày 1 người lao động, vì số công nhân làm việc trong môi trường độc hại là khá lớn. Mức nghỉ phép tối đa là không quá 26 ngày công chế độ trong một năm. Từ đó Công ty nên áp dụng trích trước tiền lương nghỉ phép để giá thành không bị biến động nhiều giữa các kỳ và dưới đâylà công thức đưa ra mức trích tiền lương nghỉ phép năm.
Tiền lương chính thực tế phải trả CBCNV
Mức trích trước tiền lương nghỉ phép kế hoạch của CBCNV
x
=
Tỷ lệ trích trước
Tỷ lệ trích trước
Tổng số lương phép kế hoạch năm của CBCNV
=
x
100%
3.2.4. Đối với trích lập BHYT:
Đối với tỷ lệ trích BHYT vào chi phí sản xuất trong tháng Bưu điện tỉnh đã thực hiện đúng. Riêng thời gian cấp sổ nên làm sớm hơn.
3.2.5. Về việc tính lương thời gian giữa các loại lao động:
Đối với việc tính lương thời gian cho lao động quản lý và lao động gián tiếp, theo em Bưu điện tỉnh nên áp dụng một phương pháp tính chung cho hai loại lao động.
Đặc biệt Bưu điện tỉnh nên nghiên cứu xem xét lại điều chỉnh lại hệ số lương khoán đối với một số chức danh quản lý, kiêm nhiệm nhiều việc cũng như một số chức danh công nhân sản xuất để vừa đảm bảo thực hiện đúng chính sách của Nhà nước vừa khuyến khích người lao động.
3.2.6. Về tổ chức hạch toán kết quả lao động:
Việc kiểm tra tính lương của từng công nhân hàng tháng phải giao kế toán trưởng công ty, Kế toán trưởng Bưu điện tỉnh kiểm tra đối chiếu xác nhận số lượng sản phẩm đã hoàn thành, gắn trách nhiệm của họ nhiều hơn.
Phải có hình thức kỷ luật, xử lý kịp thời những hiện tượng tiêu cực trong quá trình tính chấm công hàng tháng, làm được như vậy mới có tác dụng ngăn chặn các hiện tượng gian lận trong khâu tính lương cho công nhân, đồng thời quản lý được sát sao kết quả lao động của từng người và tạo ra sự công bằng.
3.2.7. Về kế toán tiền lương tại Bưu điện tỉnh:
Kế toán tiền lương tại Bưu điện tỉnh tương đối hoàn chỉnh, áp dụng hình thức trả lương chính xác, hợp lý.. Tất cả các khoản trả cho người lao động (ngoài lương chính) như: bồi dưỡng ca 3, thưởng công nhân đi làm trong những ngày lễ, tết, thưởng lương tết, làm thêm giờ... đều được kế toán lập thành bảng riêng trên cơ sở danh sách do các phòng, ban, đài viễn thông....gửi lên, thông qua giám đốc duyệt rồi tài vụ viết phiếu chi tiền. Tất cả các khoản này được thanh toán ngay cho từng cán bộ công nhân viên. Để làm được chi tiết như vậy cũng một phần do số lao động của Công ty không lớn lắm. Nhưng theo em cùng với việc trả lương làm hai kỳ như đã nêu trên thì các khoản thưởng, bồi dưỡng ca 3, làm thêm giờ... phòng kế toán sẽ tập hợp vào cột "Lương khác" trong bảng thanh toán lương từng bộ phận, hàng tháng thanh toán cho cán bộ công nhân viên vào 2 kỳ trả lương để công tác kế toán tiền lương tại Bưu điện tỉnh gọn nhẹ hơn.
KẾT LUẬN
Sau một thời gian thực tập ngắn để hoàn thành báo cáo tổng hợp đó giúp em có những đánh giá riêng của mình về đơn vị nơi em thực tập, hiểu được hoạt động sản xuất kinh doanh tại Bưu điện tỉnh Phú Thọ từ đó em học hỏi những kinh nghiệm, những điều hay từ các cán bộ ngành Bưu điện. Được sự giúp đỡ và tạo điều kiện của nhà trường cũng như Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Phú Thọ trong quá trình tiếp cận với thực tế, em rất mong muốn tìm hiểu kỹ càng thực tế của các đơn vị huy động vốn hiện nay, trong đó lựa chọn của em là Bưu điện tỉnh Phú Thọ. Sau một thời gian thực tập tại cơ sở em đó nắm được bộ máy hoạt động tại đơn vị em thực tập, cũng như công việc và các nghiệp vụ chủ yếu. Trên đây là những ghi chép và đánh của em về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Bưu điện tỉnh Phú Thọ. Với thời gian thực tập có hạn và khả năng tìm hiểu của em cũng hạn chế nên bài viết của em cũng nhiều thiếu sót, em rất mong nhận được sự bổ sung, đóng góp về bài viết của mình để em có được sự hiểu biết một cách đầy đủ và bài viết của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ của cán bộ nhân viên Bưu điện tỉnh Phú Thọ và cô giáo hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Minh Phương, tạo điều kiện cho em hoàn thành chuyên đề này.
Việt Trì, ngày 25 tháng 07 năm 2008
Người viết chuyên đề
Vũ Hoàng Anh
Tài liệu tham khảo
Lý thuyết kế toán – Trường Đại học KTQD –Lưu hành nội bộ năm 2005.
Giáo trình Lý thuyết hạch toán kế toán- Nhà xuất bản tài chính
Hướng dẫn thực hành kế toán và phân tích tài chính doanh nghiệp vừa và nhỏ - Nhà xuất bản thống kê - Hà Nội.
Các văn bản quy định về chế độ tiền lương mới - Bộ lao động thương binh xã hôi.
Các tài liệu liên quan đến kế toán tiền lương của Bưu điện ở phòng kế toán.
Giáo trình Kế toán Tài chính doanh nghiệp - Trường đại học Kinh tế Quốc Dân
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 6397.doc