Đề tài Thực trạng công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh của Công ty công nghiệp bê tông và vật liệu xây dựng Việt Trỡ

Tại công ty, kế toán tiêu thụ thành phẩm dựa trên căn cứ khoa học của chế độ kế toán mới và tỡnh hỡnh thực tế phất sinh tại cụng ty, trong quỏ trỡnh hạch toỏn từ khi nhập thành phẩm đến khi xác định kết quả tiêu thụ, kế toán đó phản ánh một cách tương đối đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và đó thể hiện những mặt mạnh nhất định mà không phải ở bất kỳ công ty nào cũng làm được, cụ thể: - Về kế toán thành phẩm: công ty đó chấp hành tốt chế độ quản lý về kế toán thành phẩm, hệ thống kho, phũng kinh doanh, phũng kế toỏn cựng hoạt động ăn khớp với nhau, thường xuyên có kiểm tra đối chiếu số liệu, đảm bảo quản lý thành phẩm một cỏch chặt chẽ trỏnh mọi hao hụt về hiện vật. - Hoá đơn GTGT và hoá đơn thương mại được sử dụng trong khi xuất hàng theo đúng mẫu biểu quy định, rất nhanh gọn thuận lợi cho cả khách hàng và công ty.

doc95 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1319 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh của Công ty công nghiệp bê tông và vật liệu xây dựng Việt Trỡ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TK 333 Thuế, phí, lệ phí phải nộp TK 139,159 Trích lập dự phòng phải thu TK 331,111,112 Chi phí d.vụ mua ngoài và c.phí bằng tiền khác Sơ đồ 09: Sơ đồ hạch toán tổng quát chi phí QLDN 1.4.8. Kế toán xác định kết quả tiêu thụ Để xác định kết qủa tiêu thụ kế toán sử dụng TK 911 TK 911 được mở chi tiết cho từng loại hoạt động, trong từng loại hoạt động có thể mở chi tiết cho từng loại sản phẩm, từng ngành kinh doanh... a. Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 911 - Bên nợ: + trị giá vốn của sản phẩm hàng hoá, lao vụ, dịch vụ đã tiêu thụ + Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp + Chi phí hoạt động tài chính, chi phí hoạt động bất thường + Lãi trước thuế về hoạt động trong kỳ - Bên có: + Doanh thu thuần về số sản phẩm hàng hoá, lao vụ, dịch vụ tiêu thụ trong kỳ + Thu nhập hoạt động tài chính hoạt động bất thường + Lỗ về các hoạt động trong kỳ Tài khoản 911 không có số dư cuối kỳ b. Trình tự hạch toán (1) Cuối kỳ kết chuyển doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ sang TK 911: Nợ TK 511, 512 Có TK 911 - Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính sang TK 911: Nợ TK 515 Có TK 911 (2) Cuối kỳ kế toán: - Kết chuyển giá vốn của sản phẩm hàng hoá, lao vụ, dịch vụ đã tiêu thụ: Nợ TK 911 Có TK 632 - Kết chuyển chi phí tài chính: Nợ TK 911 Có TK 635 - Kết chuyển chi phí bán hàng: Nợ TK 911 Có TK 641 - Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp: Nợ TK 911 Có TK 642 Trong trường hợp đặc biệt đối với các doanh nghiệp có chu kỳ hoạt động kinh doanh dài, trong kỳ trước không có doanh thu hoặc doanh thu quá ít thì kỳ này kế toán tính và kết chuyển chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp còn lại kỳ trước trừ vào doanh thu thuần kỳ này để xác định KQKD: Nợ TK 911 Có TK 1422 (3) Xác định kết quả: - Nếu lãi: Nợ TK 911 Có TK 421 - Nếu lỗ: Nợ TK 421 Có TK 911 TK 632 TK 911 TK 511,512 K/c giá vốn hàng t.thụ T.kỳ K/c DT thuần về tiêu thụ TK 635 TK 515 K/c chi phí tài chính K/c DT hoạt động tài chính TK 641,642 K/c chi phí BH, CPQLDN TK142 Chờ k/c K/chuyển TK 421 TK 421 K/c lãi về hoạt động KD K/c lỗ từ hoạt động KD Sơ đồ 10: Sơ đồ hạch toán kết qquả tiêu thụ Chương 2: ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TY CÔNG NGHIỆP BÊ TÔNG VÀ VẬT LIỆU XÂY DỰNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TY 2.1.1. Điều kiện tự nhiên Công ty công nghiệp bê tông và vật liệu xây dựng là một doanh nghiệp nhà nước thành viên, hạch toán độc lập, trực thuộc Tổng công ty xây dựng Sông Hồng - Bộ xây dựng. Trụ sở chính của công ty đóng tại: phường Tiên cát - TP Việt Trì - Tỉnh Phú Thọ. Tên giao dịch quốc tế: Constructional Material and Concrete Industrial company. Viết tắt là: CMC Công ty là đơn vị có nhiều lợi thế, nằm ngay sát đường quốc lộ thuộc trung tâm thành phố, do vậy rất thuận lợi cho việc giao dịch, tiêu thụ, vận chuyển, song bên cạnh đó vẫn còn có những khó khăn là phải chịu nhiều tác động cạnh tranh trong SXKD và tiêu thụ. Đây là yếu tố tạo nên sự năng động cho công ty trong hoạt động. 2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội 2.1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty CNBT và VLXD Tiền thân của công ty là xí nghiệp bê tông Việt Trì, trực thuộc công ty xây dựng Việt Trì được thành lập tại quyết định số 3321/BXD - TC ngày 24-3-1979. Được thành lập và hoạt động trong cơ chế cũ, xí nghiệp chỉ sản xuất các loại cấu kiện bê tông đúc sẵn như: cột điện đèn đường và điện hạ thế, ống cống thoát nước, pa nen và các cấu kiện bê tông đúc sẵn phục vụ cho xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật trên địa bàn tỉnh Phú thọ và các khu vực lân cận. Mọi hoạt động SXKD đều do nhà nước chịu như: khối lượng sản phẩm sản xuất do nhà nước giao, nhà nước đảm nhận khâu phân phối...Thời kỳ này hoạt động SXKD của công ty gặp rất nhiều khó khăn như: sự ràng buộc của cơ chế quản lý hành chính quan liêu bao cấp, sản phẩm đơn điệu, cơ sở vật chất kỹ thuật lạc hậu, đời sống của cán bộ công nhân viên gặp rất nhiều khó khăn ... Tuy nhiên xí nghiệp vẫn luôn tìm mọi biện pháp để duy trì sản xuất hàng năm và hoàn thành mọi nhiệm vụ kế hoạch của nhà nước giao. Dưới ánh sáng của đại hội VI, đất nước ta chuyển từ cơ chế quản lý hành chính quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cơ hội và thách thức mở ra cho các doanh nghiệp, để phù hợp với tình hình mới, xí nghiệp được tổ chức lại. Ngày 26/3/1993 Bộ trưởng Bộ xây dựng đã quyết định thành lập lại xí nghiệp theo quyết định số 126A/BXD-TCLĐ và đổi tên xí nghiệp thành Công ty công nghiệp bê tông và vật liệu xây dựng tại quyết định số 2727/BXD-TCLĐ ngày 18/11/1994. Từ năm 1993 công ty trực thuộc Tổng công ty xây dựng Sông Hồng - Bộ xây dựng, do nhà nước đầu tư và quản lý với tư cách là chủ sở hữu, hoạt động theo nguyên tắc hạch toán độc lập. Suốt từ ngày thành lập đến nay, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn và thử thách về mọi mặt song cán bộ công nhân viên của công ty đã không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ tay nghề cho phù hợp với tình hình mới để đi lên, công ty đã không ngừng đầu tư, mua sắm trang thiết bị hiện đại để mở rộng sản xuất kinh doanh, sử dụng công nghệ tự động của Italya và Tây Ban Nha vào sản xuất. Do vậy quy mô sản xuất ngày càng được mở rộng, sản phẩm dần có uy tín và chiếm lĩnh nhanh chóng thị phần. Cùng với sự quyết tâm cao phấn đấu vươn lên của toàn công ty( ban lãnh đạo, tập thể cán bộ công nhân viên...), công ty đã đạt được nhiều thành tích đáng kể, năm 1994 được chủ tịch nước tặng huân chương lao động hạng ba, năm 1997 được tặng huân chương lao động hạng hai, năm 2001 được chính phủ tặng bằng khen và tổng liên đoàn lao động Việt Nam tặng cờ" công đoàn cơ sở vững mạnh có phong trào thi đua xuất sắc nhất năm 2001" và rất nhiều thành tích khác. Áp dụng hai dây truyền sản xuất của Italya và Tây Ban Nha với sản phẩm chủ yếu là gạch ceramic và gạch ốp lát cao cấp, bằng chất lượng và mẫu mã mới phù hợp nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng, hàng năm công ty tiêu thụ với khối lượng lớn (hai chi nhánh chính ở TPHCM và ở Đà Nẵng). Đây là điều thuận lợi giúp công ty khẳng định mình và đứng vững, mở rộng trong tương lai, hàng năm có mức doanh thu tăng cao và đạt lợi nhuận trước thuế khả quan. 2.1.2.2. Tình hình lao động của công ty Lao động là yếu tố không thể thiếu được của bất cứ quá trình sản xuất nào, là nguồn nhân lực quan trọng trong quá trình tạo ra sản phẩm, do vậy việc các doanh nghiệp sử dụng hợp lý lao động cũng có tác động lớn đến giá thành sản phẩm và thu nhập của doanh nghiệp. Để nâng cao chất lượng lao động công ty đã mở các lớp đào tạo ngắn hạn cho công nhân, tuỳ theo tính chất công việc mà thời gian đào tạo khác nhau. Công nhân được học ngay tại công ty trước khi vào làm việc và học tại trường đào tạo công nhân kỹ thuật thuộc Tổng công ty xây dựng Sông Hồng - Bộ xây dựng, nên hầu hết công nhân trong công ty đều có trình độ chuyên môn, thích ứng nhanh với công nghệ sản xuất. Đây là một nhân tố thuận lợi của công ty trong quá trình phát triển sản xuất. Tình hình lao động của công ty trong 3 năm đựợc mô tả qua biểu sau: Biểu 08: Tình hình lao động của Công ty qua 3 năm: Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Chỉ tiêu S.lượng (người) Cơ cấu (%) S.lượng (người) Cơ cấu (%) S.lượng (người) Cơ cấu (%) 1. Tổng số lao động 625 100 600 100 681 100 - Lao động gián tiếp 65 10,4 68 11,33 72 10,57 - Lao động trực tiếp 560 89,6 532 88,67 609 89,43 2. Trình độ lao động - Đại học 56 8,96 70 11,67 76 11,16 - Cao đẳng 48 7,68 71 11,83 79 11,60 - Trung cấp 43 6,88 59 9,83 61 8,96 - Công nhân qua đào tạo 478 76,48 400 66,67 465 68,28 Từ biểu 08, qua phân tích ta có thể đánh giá được tình hình lao động của công ty biến đổi trong 3 năm như sau: tổng số lao động qua 3 năm tăng, nguyên nhân là do công ty mở rộng sản xuất, có sự thay đổi trong công nghệ sản xuất nên nhu cầu về lao động là điều tất yếu. Để đánh giá trình độ trong công ty, Ban giám đốc đã rất chú trọng đến công tác đào tạo và lựa chọn nhân công. Số lao động có trình độ đại học tăng qua 3 năm, cụ thể năm 2000 là 56 người chiếm 8,96 % trong tổng số lao động nhưng đến năm 2002 số người có trình độ đại học tăng lên là 76 người chiếm 11,16% trong tổng số lao động. Về cơ cấu cũng có thay đổi rõ rệt, số người có trình độ đã chiếm tỷ lệ % tăng hơn trong tổng số lao động. Trong những năm gần đây công ty thực hiện tuyển dụng nhân công theo các hướng trực tiếp tuyển dụng và tổ chức đào tạo tay nghề ngay tại công ty, hướng thứ hai là tuyển chọn lao động đã có tay nghề và đưa vào thực tế sản xuất luôn, hướng thứ ba là tuyển chọn lao động đựơc đào tạo trong các trường trên cả nước theo yêu cầu công việc của công ty. Do làm tốt công tác tuyển chọn và đào tạo lao động nên khi thực hiện tái sản xuất mở rộng công ty không phải tổ chức đào tạo lại tay nghề cho lao động, nhờ đó mà giảm được đáng kể các khoản chi phí quản lý mà công ty dành cho đào tạo. Đây là điều mà bất cứ doanh nghiệp nào khi hạch toán độc lập cũng đều phải quan tâm. 2.1.2.3. Tình hình cơ sở vật chất của công ty Cơ sở vật chất kỹ thuật là yếu tố quyết định đến hiệu quả của quá trình sản xuất, nó quyết định đến chất lượng sản phẩm, đến công suất hoạt động, ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm sản xuất ra. Công nghệ sản xuất là vấn đề quan tâm của mọi doanh nghiệp. Tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty được thể hiện qua biểu sau: Biểu 09: Tình hình trang bị cơ sở vật chất ở công ty Đ.vị tính: Đồng Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 - Tổng giá trị TSCĐ 102.744.984.035 102.199.111.433 196.949.532.406 - Nhà xưởng 13.830.937.135 14.205.782.355 25.196.652.447 - Máy móc thiết bị 85.859.708.138 84.995.001.464 167.979.161.329 - Phương tiện vận chuyển 2.107.412.369 2.207.576.324 3.282.387.429 - TSCĐ khác 946.926.393 790.151.290 491.331.201 Qua biểu 09 ta thấy tổng giá trị TSCĐ ở năm 2001 giảm đi so với năm 2000, nguyên nhân là do có sự điều động vốn trong tổng công ty. Nhưng đến năm 2002 lại có sự tăng vọt rõ rệt, đó là do có sự ưu đãi đầu tư và công ty đã dùng số vốn đó để đầu tư vào TSCĐ, công ty đã lắp đặt thêm mới một dây truyền sản xuất của Italya để sản xuất sản phẩm gạch. Tính đến nay công ty đã có 3 dây truyền sản xuất đi vào hoạt động. 2.1.3. Tình hình tổ chức bộ máy quản lý của công ty Tổ chức bộ máy quản lý hợp lý, có hiệu quả là vấn đề cần quan tâm đối với các nhà lãnh đạo. Do nền kinh tế thị trường, mọi chi phí phải được tiết kiệm nhằm giảm thiểu đầu vào cho sản xuất, là đơn vị hạch toán độc lập, tự chủ trong sản xuất và kinh doanh, để có cơ cấu bộ máy quản lý phù hợp với yêu cầu chức năng sản xuất của công ty, lãnh đạo công ty đã tổ chức bộ máy quản lý theo cơ cấu trực tuyến chức năng gồm: 1 giám đốc, 2 phó giám đốc, và các phòng ban trực thuộc. Với cơ cấu này đã giúp công ty kiểm tra, kiểm soát được một cách chặt chẽ, giúp thuận lợi trong việc điều hành cho các nhà chức trách, sơ đồ được mô tả như sau: Sơ đồ 11: Bộ máy quản lý trong Công ty công nghiệp bê tông và vật liệu xây dựng Giám đốc PGĐ kỹ thuật - k.doanh PGĐ nội chính Phòng tổ chức lao động Phòng kế hoạch đầu tư Phòng tài chính kế toán Phòng công nghệ SX P. quản lý thiết bị P. kinh doanh P. vật tư Xưởng gạch số 1 Xưởng gạch số 2 Xưởng bao bì * Chức trách nhiệm vụ: - Giám đốc: là người đứng đầu công ty chịu trách nhiệm trước cấp trên và nhà nước về tổ chức hoạt động kinh doanh theo luật định, điều hành mọi hoạt động của công ty theo chế độ một thủ trưởng. - Phó giám đốc kỹ thuật kinh doanh: quản lý chỉ đạo kỹ thuật các lĩnh vực sản xuất của công ty, nghiên cứu kỹ thuật tổng thể các lĩnh vực sản xuất trong công ty để phân, giao nhiệm vụ cho các phòng ban chức năng và xưởng đội trong công ty. Theo dõi và chỉ đạo toàn bộ hoạt động kinh doanh trong công ty như: tìm nguồn tiêu thụ, ký kết hợp đồng mua bán vật tư, quan hệ khách hàng... - Phó giám đốc nội chính: phụ trách khối nội chính của công ty, giúp việc công ty về công tác tổ chức, lao động, tiền lương, hành chính, bảo vệ trong giới hạn phạm vi công việc được giám đốc giao phó, chỉ đạo công tác Đảng, công đoàn, đoàn thanh niên của công ty. - Phòng kế hoạch đầu tư: xây dựng kế hoạch SXKD cho công ty, giám sát quản lý theo dõi công tác đầu tư trong công ty. - Phòng tài chính- kế toán: có chức năng tham mưu quản lý toàn diện về vốn, tài sản của công ty, thực hiện các nghiệp vụ về tài chính kế toán, tổ chức hạch toán kinh tế toàn công ty, thu thập, tổng hợp, phân tích, đánh giá, lưu trữ toàn bộ thông tin kinh tế liên quan đến hoạt động SXKD và hiệu quả sử dụng đồng vốn của công ty, phối hợp với phòng kinh doanh vật tư bán sản phẩm cho khách hàng, chấp hành theo đúng chế độ kế toán hiện hành quy định, lập và nộp báo cáo cho các cơ quan chức năng theo đúng quy định, xác định kết quả kinh doanh và tham mưu cho giám đốc phân phối lợi nhuận. - Phòng tổ chức lao động: có chức năng tư vấn và tổ chức thực hiện công tác lao động trong phạm vi toàn công ty dưới sự điều hành của giám đốc và phó giám đốc. Quản lý lao động tiền lương, giải quyết chính sách cho người lao động, tổ chức đào tạo và đào tạo lại cán bộ CNV, tổ chức quản lý lực lượng tự vệ, bảo vệ giữ gìn an ninh theo nội quy công ty. - Phòng công nghệ sản xuất: chịu trách nhiệm về chất lượng, mẫu mã sản phẩm, chỉ đạo các xưởng sản xuất thực hiện đúng quy trình công nghệ đã thiết kế, lập định mức thực tế cho các sản phẩm, đề xuất các giải pháp tiết kiệm trong sản xuất. - Phòng quản lý thiết bị: trực tiếp theo dõi quản lý thiết bị, máy móc ở các phân xưởng, lập kế hoạch bảo dưỡng và mua sắm máy móc. - Phòng kinh doanh: chịu trách nhiệm trong việc tiêu thụ sản phẩm cho công ty, thực hiện các hợp đồng mua bán sản phẩm, xây dựng thị trường và lập kế hoạch tiêu thụ, tìm và lựa chọn đối tác ký hợp đồng, tham mưu về chiến lựơc, chính sách cơ chế giá cả. - Phòng vật tư: tham mưu giúp giám đốc công ty xây dựng chiến lược chung về khai thác các nguồn nguyên, nhiên vật liệu chủ yếu phục vụ cho SXKD, lập kế hoạch cung ứng vật tư và tổ chức quản lý vật tư hàng hoá. - Các phân xưởng: thực hiện công việc theo đúng tiến độ yêu cầu, điều hành phân xưởng mình sản xuất, đảm bảo tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ công ty giao. 2.1.4. Tổ chức hoạt động sản xuất của công ty Để sản xuất ra sản phẩm gạch men ốp lát công ty sử dụng công nghệ tự động ép, tráng men, nung một lần ở nhiệt độ cao của Italya và tây ban nha theo quy trình như sau: ĐẤT SÉT FENSPAL NƯỚC PHỤ GIA PHỤ GIA MEN MÀU CÂN ĐỊNH LƯỢNG CÂN ĐỊNH LƯỢNG CÂN ĐỊNH LƯỢNG CÂN ĐỊNH LƯỢNG MÁY NGHIỀN BI MTD 340 CÂN ĐỊNH LƯỢNG BỂ KHUẤY HỒ MÁY SẤY PHUN ATM 036 XILÔ CHỨA BỘT MÁY ÉP THUỶ LỰC PH 1600 MÁY SẤY ĐỨNG EVA702 DÂY TRUYỀN TRÁNG MEN LÒ NUNG CON LĂN FMS 2230/71.4 PHÂN LOẠI SẢN PHẨM KCS NHẬP KHO NGHIỀN MEN, MÀU VÀ SÀNG THÙNG CHỨA LỚN CÓ CÁNH KHUẤY THÙNG SỐ 8 CÓ BƠM VÀ CÁNH KHUẤY Sơ đồ 12: Sơ đồ công nghệ sản xuất gạch ốp lát cao cấp * Chuẩn bị nguyên liệu: đất sét tại kho chứa được phơi khô tự nhiên đến độ ẩm W= 14 - 18% được gia công sơ bộ đến kích thước cục đất sét < 100mm. Sau đó đất được máy xúc vận chuyển vào kho chứa có mái che. Đất được máy xúc đưa lên cân định lượng từng mẻ trộn nhất định sau đó nghiền chung với các nguyên liệu gầy khác. - Feldspart đã được nghiền mịn đóng bao chuyển về nhập kho công ty, sau đó máy xúc sẽ đưa lên cân định lượng từng mẻ trộn cùng với đất sét. - Phụ gia sodium tri pôly phôt phat(STPP) dược cân định lượng và đổ vào máy nghiền chung - Nước được bơm từ nguồn nước dự trữ của nhà máy, được định lượng bằng đồng hồ đo nước * Nghiền nguyên liệu: + Sấy phun: - nguyên liệu đã được chuẩn bị đầy đủ với mẻ trộn tối thiểu là 14000kg nguyên liệu khô - Tiến hành nghiền ẩm trong máy nghiền MTD340. Sau khi đã đạt yêu cầu được xả xuống bể hồ, sau đó bơm lên máy sấy phun ATM36 nhờ bơm piston sứ. * Ép và sấy đứng: bột từ xilô chứa được đưa đến máy ép thuỷ lực PH1600, khi đủ điều kiện đưa vào máy sấy đứng EVA702 * Nghiền men màu: sau khi nghiền xong men được sàng qua sàng rung rồi chuyển tới các bể chứa * Tráng men: gạch mộc từ máy sấy đứng ra được qua bộ phận làm sạch bụi và qua bộ phận phun nước làm ẩm gạch để giảm nhiệt độ gạch và tăng độ bám dính với men, rồi cho qua máy phun men, cuối cùng được đưa vào xe goong để vận chuyển tới lò nung. * Lò nung: gồm 6 vùng - Vùng 1: có tác dụng làm khô hoàn toàn, loại bỏ các điểm ẩm cục bộ còn lại của quá trình sấy, tráng men hoặc lưu trữ gạch mộc. - Vùng 2: vùng nung nóng sơ bộ có nhiệt độ từ 500oc đến 900 oc - Vùng 3: vùng nung có nhiệt độ từ 950oc đến 1200 oc để hoàn thiện sản phẩm ở giai đoạn này - Vùng 4: vùng làm nguội nhanh có nhiệt độ từ 1200 oc đến 650 oc - Vùng 5: vùng làm mát tự nhiên có nhiệt độ từ 650 oc đến 400 oc - Vùng 6: vùng làm nguội cuối cùng có nhiệt độ từ 400 oc đến nhiệy độ môi trường, là giai đoạn cuối cùng để đưa sản phẩm ra cửa lò. * Phân loại sản phẩm KCS nhập kho: gạch được phân ra 5 cửa tương ứng với nó là 3 loại gạch - Loại 1: + Cửa có kích thước dương: T + Cửa có kích thước chuẩn: S + cửa có kích thước âm: R - Loại 2: kích thước sai lệch ³ ± 0,5% - Loại 3: kích thước sai lệch ³ ± 1% Sản phẩm được KCS theo tiêu chuẩn 01/99 và theo tiêu chuẩn phân loại sản phẩm do công ty quy định. - Dán mark và nhập kho: sau khi sản phẩm được phân loai và đóng bao, được chuyển nhập kho thành phẩm chờ tiêu thụ. 2.1.5. Tổ chức bộ máy kê toán của công ty CNBT và VLXD Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất, điều kiện và trình độ quản lý của công ty, bộ máy kế toán của công ty được tổ chức tập chung. Toàn công ty tổ chức một phòng tài chính kế toán làm nhiện vụ hạch toán tổng hợp và hạch toán chi tiết, lập báo cáo kế toán, phân tích hoạt động kinh tế và kiểm tra công tác kế toán toàn công ty. Đứng đầu là kế toán trưởng, sau đó là các nhân viên kế toán, thủ quỹ, phòng kế toán được đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc công ty. Để thực hiện đủ các nhiệm vụ, đảm bảo sự chuyên môn hoá lao động của cán bộ kế toán, đồng thời căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý, yêu cầu và trình độ quản lý bộ máy kế toán của công ty được tổ chức như sau: Kế toán trưởng Bộ phận kế toán TSCĐ Vật tư, thành phẩm Bộ phận kế toán tiền lương và BHXH Bộ phận kế toán vốn bằng tiền, thanh toán công nợ Bộ phận kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành SP Bộ phận kế toán tổng hợp và kiểm tra Ghi chú: Quan hệ chỉ đạo Quan hệ thông tin Sơ đồ 13: Tổ chức bộ máy kế toán của công ty - Kế toán trưởng: giúp giám đốc công ty tổ chức chỉ đạo thực hiện thống nhất công tác kế toán đồng thời có nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát kinh tế- tài chính ở công ty. - Bộ phận kế toán TSCĐ, vật tư, thành phẩm: có nhiệm vụ hạch toán, giám đốc tình hình biến động TSCĐ, vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hoá... ghi chép vào các bảng kiểm kê TSCĐ, bảng kê nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, lập bảng phân bổ nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ, bảng tính và trích khấu hao TSCĐ, đồng thời tham gia kiểm kê vật tư, kiểm tra chế độ bảo quản và nhập xuất vật tư - Bộ phận kế toán tiền lương và BHXH: phản ánh tổng hợp tình hình sử dụng lao động và thực hiện quỹ tiền lương, tính lương và các khoản phụ cấp cho cán bộ CNV toàn công ty và lập bảng phân bổ tiền lương và BHXH. - Bộ phận kế toán vốn bằng tiền và thanh toán công nợ: theo dõi tình hình thu, chi tiền mặt, ghi sổ quỹ tiền mặt, định kỳ đi nộp tiền vào ngân hàng, căn cứ vào TK 112(TGNH) để phát hành séc, uỷ nhiệm chi và theo dõi chi tiết tài khoản 131, TK 331...và ghi sổ kế toán liên quan - Bộ phận kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: có nhiệm vụ tập hợp CFSX phát sinh theo đúng đối tượng tập hợp CFSX, tính giá thành sản phẩm theo đúng đối tượng tính giá thành, ghi chép vào sổ chi tiết, sổ tổng hợp kế toán có liên quan - Bộ phận kế toán tổng hợp và kiểm tra: có nhiệm vụ ghi sổ nhật ký chung, ghi sổ cái các tài khoản, lập bảng cân đối kế toán, các bảng biểu, báo cáo kế toán liên quan. Như vậy, bộ máy kế toán của công ty CNBT và VLXD có nhiệm vụ tổ chức thực hiện toàn bộ công tác kế toán trong phạm vi toàn công ty, giúp giám đốc tổ chức công tác thông tin kinh tế và phân tích hoạt động kinh tế, hướng dẫn, chỉ đạo, và kiểm tra các bộ phận trong công ty, thực hiện đầy đủ chế độ ghi chép ban đầu, chế độ hạch toán và chế độ quản lý kinh tế - tài chính. 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Phương pháp nghiên cứu chung Mọi sự vật hiện tượng, mọi quá trình hoạt động của các sự vật hiện tượng tồn tại trong xã hội đều có mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau, tuân thủ theo những quy luật nhất định mang tính biện chứng. Do đó việc vận dụng các quy luật biện chứng để nghiên cứu đề tài là tất yếu. Phương pháp duy vật biện chứng yêu cầu khi nghiên cứu, xem xét các hiện tượng phải đặt nó trong trạng thái động, có sự chuyển biến từ lượng sang chất, trong cuộc đấu tranh giữa cái mới với cái cũ, kết hợp nghiên cứu giữa lý luận với thực tiễn. Đây là phương pháp tổng quát để đánh giá và xem xét tác động ảnh hưởng qua lại lẫn nhau giữa các sự vật hiện tượng trong xã hội. 2.2.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể Trong thời gian thực tập, nghiên cứu đề tài tôi đã sử dụng các phương pháp cụ thể sau: * Phương pháp thu thập thông tin: trong thời gian thực tập, để phục vụ cho việc cho việc viết khoá luận em đã thu thập thông tin bằng cách sau: - Thu thập thông tin để nghiên cứu tổng quan từ tài liệu đã công bố bao gồm các tài liệu về chế độ quản lý kế toán- tài chính thuộc trường đại học tài chính kế toán, đại học kinh tế quốc dân, đại học kinh tế TPHCM, đại học nông lâm- đại học Thái Nguyên. - Thu thập các thông tin để đánh giá thực trạng công ty bằng phương pháp điều tra thống kê, phỏng vấn những người có liên quan, bằng quan sát rực tiếp * Phương pháp hành toán kế toán: bao gồm các phương pháp sau: + Phương pháp chứng từ: là phương pháp xác định số liệu và kiểm tra sự hình thành các nghiệp vụ kinh tế cụ thể. + Phương pháp kiểm kê: là phương pháp xác định số liệu hiện có của các loại tài tài sản nhằm làm cho số liệu kế toán phản ánh đúng thực trạng hoạt động XSKD của công ty. + Phương pháp tài khoản - ghi sổ kép: - Tài khoản là phương pháp phân loại và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhằm ghi chép theo dõi tình hình biến động của từng loại tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu trong quá trình SXKD của công ty - Ghi sổ kép: là phương pháp phản ánh sự biến động của các đối tượng kinh tế theo từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong mối liên hệ khách quan giữa chúng bằng cách ghi vào bên nợ, bên có những tài khoản liên hệ với số tiền bằng nhau. - Phương pháp báo biểu tổng hợp: là phương pháp khái quát tình hình vốn, kết quả SXKD và các mối liên hệ kinh tế khác thuộc đối tượng hạch toán trong các mối quan hệ cân đối vốn có của đối tượng hạch toán kế toán. * Phương pháp phân tích: sau khi đã thu thập được số liệu cần tiến hành phân tích, tức là chia nhỏ các vấn đề cần nghiên cứu để vấn đề trở nên đơn giản hơn từ đó có nhận định đánh giá một cách đúng đắn hơn. Chương 3 THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM HOÀN THIỆN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Ở CÔNG TY CNBT VÀ VLXD 3.1. Một số kết quả đã đạt được trong SXKD của công ty CNBT và VLXD Công ty CNBT và VLXD là một trong 17 công ty thành viên thuộc tổng công ty xây dựng sông Hồng, từ những ngày đầu mới thành lập công ty cũng đã gặp phải không ít những khó khăn và thử thách. Song bằng chính sự quyết tâm, đoàn kết của công ty cùng với sự giúp đỡ của tổng công ty và các công ty thành viên, công ty CNBT và VLXD đã nhanh chóng vượt qua tự khẳng định mình, mở rộng sản xuất và chiếm lĩnh thị trường phần lớn, tạo đà cho công ty đi lên và ngày càng lớn mạnh về mọi mặt, củng cố niềm tin cho công ty. Hàng năm công ty sản xuất ra với khối lượng lớn với nhiều loại sản phẩm khác nhau, mẫu mã phong phú đa dạng, chất lượng tốt phù hợp thị hiếu người tiêu dùng. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho công ty trong việc tiêu thụ sản phẩm. Bằng nghệ thuật trong kinh doanh, sản phẩm của công ty đã có mặt ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước, chiếm phần lớn thị trường, điển hình là chi nhánh ở TPHCM và chi nhánh ở Đà Nẵng, là hai nguồn tiêu thụ lớn của công ty. Từ những thuận lợi đó công ty hàng năm đã đạt được kết quả SXKD mong muốn có điều kiện để duy trì và mở rộng sản xuất hơn nữa. Kết quả SXKD của công ty trong 3 năm được thể hiện qua bảng sau: Biểu 10: Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm Đ.vị tính: Đồng. Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 1. Giá trị tổng sản lượng 172.636.784.184 214.151.225.927 236.562.581.140 2. Tổng doanh thu 162.306.724.586 204.117.305.127 222.163.929.087 3. Lợi tức trước thuế 23.442.838.943 24.712.949.412 25.012.060.824 4. Số nộp ngân sách 12.747.965.904 19.497.447.000 19.679.196.346 5. Th.nhập b.quân người/tháng 1.004.021 1.115.718 1.278.451 3.2. KẾ TOÁN TIÊU THỤ SẢN PHẨM Ở CÔNG TY CNBT VÀ VLXD 3.2.1. Đặc điểm công tác tiêu thụ Là một công ty SXKD phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước, không xuất khẩu ra nước ngoài, do vậy ngoài việc bán lẻ công ty chủ yếu tiêu thụ dưới hình thức giao cho các tổng đại lý lớn ở các chi nhánh ở các tỉnh. Ngay tại công ty, công ty đã mở quầy hàng giới thiệu sản phẩm, đồng thời tại đây mọi hoạt động mua bán trực tiếp và ký kết hợp đồng được thực hiện. Mục đích của hoạt động SXKD là sản xuất ra sản phẩm đạt chất lượng cao, với số lượng lớn, đảm bảo tiêu thụ nhanh, mạnh, tạo điều kiện thu hồi vốn tái sản xuất mang lại lợi nhuận lớn. Do vậy việc tiêu thụ ở công ty luôn coi trọng chữ tín, coi "khách hàng là thượng đế" và công ty đã đề ra một số nguyên tắc đối với cán bộ công nhân viên: - Về quy cách phẩm chất sản phẩm: trước khi nhập kho thành phẩm được bộ phận KCS kiểm tra nghiêm ngặt, phải đáp ứng đủ yêu cầu mới được nhập kho, khi giao cho khách công ty cử người kiểm tra kỹ lưỡng giữa chất lượng, quy cách sản phẩm xuất so với điều kiện trong đơn đặt hàng, hoá đơn bán hàng đã ghi. - Về khối lượng thành phẩm xuất bán: phòng kế toán đảm nhận khâu viết phiếu xuất kho, hoá đơn GTGT và hoá đơn thương mại, giúp khách hàng có thể nhận hàng một cách dễ dàng. - Về giá cả: giá cả được xác định dựa trên giá thành của công ty gắn liền với sự biến động của thị trường. Giá cả luôn linh hoạt, mềm dẻo thoả đáng đối với mọi khách hàng. - Về phương thức bán hàng: rất linh hoạt, tuỳ từng đối tượng cụ thể nhưng thông thường công ty áp dụng phương thức giao hàng ngay tại kho của công ty - Về thanh toán: chủ yếu thanh toán bằng chuyển khoản đối với số tiền lớn, còn thu tiền ngay chỉ áp dụng cho bán lẻ, bán với số lượng ít. 3.2.2. Hạch toán tiêu thụ sản phẩm ở công ty CNBT và VLXD 3.2.2.1. Tài khoản sử dụng và phương pháp hạch toán Để phán ánh và giám đốc tình hình tiêu thụ sản phẩm một cách có hiệu quả nhất, công ty đã sử dụng các tài khoản sau để hạch toán: TK 511: doanh thu bán hàng TK 155: thành phẩm TK 632: giá vốn hàng bán TK 3331: thuế GTGT đầu ra TK 131: phải thu của khách hàng Phương pháp hạch toán được thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ 14:Sơ đồ hạch toán tiêu thụ sản phẩm ở công ty TK155 TK 632 TK 911 TK511 TK 111,131 Xuất bán sp' K/c giá vốn K/c doanh thu D.thu tiêu thụ hàng bán TK 641 TK 3331 K/c chi phí BH VAT TK 642 K/c CPQLDN 3.2.2.2. hệ thống sổ kế toán tiêu thụ sản phẩm Hình thức kế toán mà công ty áp dụng là hình thức nhật ký chung, được khái quát theo sơ đồ sau: Chứng từ gốc Sổ nhật ký chung Sổ cái Bảng cân đối số phát sinh Sổ thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngày Quan hệ đối chiếu Ghi cuối tháng Sơ đồ 15: Hình thức kế toán nhật ký chung Để hạch toán tiêu thụ sản phẩm kế toán đã mở sổ tổng hợp và sổ chi tiết, trong đó sổ tổng hợp bao gồm: sổ nhật ký chung, sổ nhật ký đặc biệt và sổ cái tài khoản - Sổ chi tiết gồm có sổ chi tiết TK 131( phải thu của khác hàng), sổ chi tiết TK 511( doanh thu bán hàng) - Sổ nhật ký chung: hàng ngày kế toán tiêu thụ căn cứ vào hoá đơn GTGT ghi vào sổ nhật ký chung để theo dõi các nghiệp vụ phát sinh trong qúa trình tiêu thụ sản phẩm của công ty. - Sổ cái: để hệ thống hoá tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo nội dung kinh tế trên từng tài khoản, số liệu để ghi vào sổ cái là sổ nhật ký chung. Sổ cái bao gồm: sổ cái TK 131, TK 641, TK 642, TK 511...... 3.2.2.3. Chứng từ kế toán tiêu thụ sản phẩm Để tổ chức việc bán hàng công ty đã sử dụng hai loại chứng từ đó là: hoá đơn GTGT kiêm phiếu xuất kho và phiếu thu. Hàng ngày để vào sổ sách kế toán, kế toán căn cứ vào các chứng từ gốc, từ chứng từ gốc lấy thông tin, số liệu để ghi vào các sổ liên quan. Chứng từ gốc ở đây thường là các hoá đơn về mua bán hàng, phiếu thu. Đối với hoá đơn GTGT, công ty đã sử dụng đúng mẫu biểu quy định của Bộ tài chính phát hành, mẫu hoá đơn như sau: Biểu 11: Mẫu hoá đơn: Qua biểu 11 cho thấy khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh, tức khách hàng có yêu cầu mua hàng, kế toán viết hoá đơn GTGT với đầy đủ các nội dung theo trình tự ghi trên hoá đơn như: tên địa chỉ của đơn vị bán, đơn vị mua, tên hàng hoá, số lượng, đơn giá, VAT... Hoá đơn GTGT được lập thành 3 liên: Liên 1: lưu lại cuống Liên 2: giao cho khách hàng Liên 3: thủ kho xuất kho ghi thẻ kho và chuyển lên phòng kế toán. Khi khách hàng trả tiền hàng, kế toán bán hàng viết phiếu thu, mẫu phiếu thu được lập như sau: Biểu 12: Phiếu thu Công ty CN bê tông PHIẾU THU và vật liệu xây dựng Số: 331 Ngày 17 tháng 4 năm 2003 Nợ: 111 Có: 131 Họ và tên người nộp tiền: Công ty TNHHTM và SX Phong Sơn Địa chỉ: 194 Trần Duy Hưng - Hà Nội Lý do nộp: Thu tiền bán hàng Số tiền: 150.000.000đ. Viết bằng chữ: (Một trăm năm mươi triệu đồng chẵn). Kèm theo:................................................................................chứng từ gốc. Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Người lập biểu Người nộp Thủ quỹ Ký (ghi rõ họ tên) Ký (ghi rõ họ tên) Ký (ghi rõ họ tên) Ký (ghi rõ họ tên) Ký (ghi rõ họ tên) Hàng ngày chứng từ gốc sau khi được kiểm tra và ghi vào sổ nhật ký chung. Sổ nhật ký chung là sổ kế toán tổng hợp, hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian, sổ được đóng thành tập, mỗi năm mở một lần và mỗi tháng khoá sổ một lần Biểu 13: NHẬT KÝ CHUNG Tháng 1/2003 ĐVT: đồng Ngày ghi sổ Chứng từ Diễn giải Đã ghi sổ cái Số hiệu TK Số phát sinh Số Ngày Nợ Có Nợ Có 01/01 01 01/01 Bán gạch (CHAK- T.Bình) - Phải thu của khách hàng v 131 132.632.500 - Doanh thu bán hàng 511 120.575.000 - GTGT 3331 12.057.500 - Giá vốn 632 191.018.000 - Thành phẩm 155 191.018.000 01/01 02 01/01 Bán gạch (CHHT-Hà tây) - Phải thu của khách hàng 131 7.095.000.511 - Doanh thu bán hàng 511 6.450.000 - GTGT 3331 645.000 - Giá vốn 632 6.128.000 - Thành phẩm 155 6.128.000 01/01 03 01/01 Bán gạch (CHTH-Vân phú) - Phải thu của khách hàng V 131 1.820.000 - Doanh thu bán hàng 511 1.654.545 - GTGT 3331 165.455 - Giá vốn 632 1.570.000 - Thành phẩm 155 1.570.000 ............... Cộng tháng 1 25.680.000.000 25.680.000.000 Ngày....tháng...năm.... Người ghi sổ Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị Ký (ghi rõ họ tên) Ký (ghi rõ họ tên) Ký đóng dấu (ghi rõ họ tên) Chứng từ gốc sau khi vào sổ nhật ký chung thì được chuyển đến kế toán chi tiết để ghi vào sổ thẻ kế toán chi tiết. Sổ chi tiết TK 131 được mở chi tiết cho từng đối tượng cụ thể, mẫu sổ được thể hiện qua biểu sau: Biểu 14: SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN TK: 131 - Phải thu của khách hàng Tên đối tượng: 528- Nguyễn văn Bản- Vân Phú- Phú thọ Tháng 1 năm 2003 ĐVT: đồng Chứng từ Trích yếu Tài khoản Số PS trong kỳ Số dư Số Ngày CT đối ứng Nợ Có Nợ Có Số dư đầu kỳ 2.164.000 03 01/01 Bán gạch( CHTH-V.phú) 511,3331 1.820.000 11 03/01 Bán gạch( CHTH-V.phú) 511,3331 18.200.000 16 04/01 Nt 511,3331 780.000 19 07/01 Nt 511,3331 15.721.000 21 08/01 Nt 511,3331 41.441.000 ....................... Tổng cộng phát sinh 62.241.000 15.721.000 Số dư cuối tháng 48.684.000 Ngày... tháng...năm Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc (ký- họ tên) (ký - họ tên) ( ký tên) Số dư đầu kỳ của TK131 trong tháng 1/2003 là 2.164.000đ, tổng phát sinh nợ là 62.241.000đ, tổng phát sinh có là 15.721.000đ. Do đó số dư cuối tháng sẽ là 48.684.000đ. Cuối tháng từ các sổ chi tiết này kế toán lập bảng tổng hợp chi tiết, kế toán tập hợp số liệu từ các sổ chi tiết của từng đối tượng cụ thể để vào sổ. Bảng tổng hợp chi tiết TK 131 được lập như sau: Biểu 15: BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT Tài khoản: 131- phải thu của khách hàng Tháng 1 năm 2003 Đ.vị tính: đồng. Mã đối tượng Tên đối tượng Số dư đầu kỳ Số PS trong kỳ Số dư cuối kỳ Nợ Có Nợ Có Nợ Có Số dư đầu kỳ 16.172.000 000 Nguyễn văn Bản- vân phú 48.684.000 002 Nguyễn cao Sơn - Hà Nội 201.017.186 003 Nguyễn văn Tá - Hà Tây 37.234.432 012 Công ty TNHH Hoà Bình 72164342 013 Vũ phương - Lao Cai 64.346.132 015 Bán lẻ tại công ty 1.216.080 ............. ............. ............ Tổng cộng tháng 321.865.528 102.696.644 Số dư cuối tháng 235.340.884 Ngày... tháng...năm Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc (ký- họ tên) (ký - họ tên) ( ký tên) Về phía sổ nhật ký chung thì cuối mỗi ngày lấy số liệu ghi vào sổ cái. Sổ cái là sổ kế toán tổng hợp hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo nội dung kinh tế trên từng tài khoản, sổ được đóng thành tập, mỗi năm mở một lần, mỗi tài khoản mở trên một hoặc một số trang sổ tuỳ theo khối lượng nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Sổ cái gồm sổ cái TK 511, TK 632. Mẫu sổ được thể hiện qua biểu sau: Biểu 16: SỔ CÁI TK 511 TK 5112 - Doanh thu bán thành phẩm Tháng 01/2003 Đ.vị tính: đồng Ngày Chứng từ TK Số phát sinh ghi sổ Số Ngày CT Nội dung đối ứng Nợ Có 01/01 03 01/01 Bán gạch (CHTH - Vân phú) 131, 3331 1.820.000 01/01 10 01/01 Bán gạch (CHAK -Thái bình) 131, 3331 120.575.000 01/01 11 01/01 Bán gạch (CHN. Ngà-Thanh hoá) 131, 3331 91.864.123 02/01 17 02/01 Bán gạch (CHM. Hải - Hải dương) 131, 3331 6.532.168 ................ ....... .......... K/c Kết chuyển doanh thu thuần 911 21.315.867.380 31/01 31/01 Cộng phát sinh 21.315.867.380 21.315.867.380 Ngày... tháng...năm Kế toán ghi sổ Kế toán tổng hợp Kế toán trưởng (ký- họ tên) (ký - họ tên) ( ký tên) Biểu17: SỔ CÁI TK 632 TK: 632 - Giá vốn hàng bán Tháng 01/2003 Đ.vị tính: Đồng Ngày ghi sổ Chứng từ Nội dung TK đối ứng Số phát sinh Số Ngày Nợ Có 01/01 01 01/01 Bán gạch (CHAK-Thái bình) 155 191.018.000 01/01 02 01/01 Bán gạch (CHHT-Hà tây) 155 6.128.000 02/01 03 02/01 Bán gạch (CHTH-Vân phú) 155 1.570.000 ............ ..... ......... K/c Kết chuyển giá vốn 911 18.112.834.242 31/01 31/01 Cộng số phát sinh 18.112.834.242 18.112.834.242 Ngày... tháng...năm Kế toán ghi sổ Kế toán tổng hợp Kế toán trưởng (ký- họ tên) (ký - họ tên) ( ký tên) Sau khi đối chiếu khớp đúng giữa sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết, làm căn cứ để lập báo cáo kế toán. 3.2.3. Tổ chức hạch toán thuế GTGT Công ty CNBT và VLXD áp dụng phương pháp khấu trừ thuế khi tính thuế GTGT. Vì vậy khi bán hàng đồng thời với việc phản ánh doanh thu, kế toán phải hạch toán thuế GTGT đầu ra. Thuế GTGT được tính trên cơ sở doanh thu bán hàng chưa có thuế với mức thuế suất GTGT là 10% cho sản phẩm bán ra. Căn cứ để công ty hạch toán thuế GTGT là các hoá đơn GTGT và các chứng từ có liên quan. Từ hoá đơn số 10 trên biểu 16 kế toán ghi: Nợ TK 131: 132.632.500 Có TK 511: 120.575.000 Có TK 3331: 12.057.500 Cuối tháng căn cứ vào số hoá đơn chứng từ hàng hoá mua vào và bán ra, kế toán lập tờ khai thuế GTGT. Biểu 18: TỜ KHAI THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG 3.3. HẠCH TOÁN XÁC ĐỊNH KQKD TẠI CÔNG TY CNBT VÀ VLXD 3.3.1. Tổ chức tài khoản kế toán và phương pháp hạch toán XĐKQ Để xác định kết quả SXKD kế toán sử dụng các tài khoản liên quan như sau: TK 511: Doanh thu bán các thành phẩm TK 632: Giá vốn hàng bán TK 641: Chi phí bán hàng TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp TK 911: xác định kết quả kinh doanh TK 421: Lợi nhuận chưa phân phối Phương pháp hạch toán được thể hiện qua sơ đồ sau: TK 632 TK 911 TK 511 K/c giá vốn hàng bán K/c DT thuần về bán hàng TK 641 K/c chi phí bán hàng TK 642 K/c chi phí quản lý d.nghiệp TK 421 TK 421 K/c lãi K/c lỗ Sơ đồ 16: Hạch toán xác định kết quả SXKD ở công ty Hạch toán chi tiết doanh thu bán hàng và giá vốn hàng bán đã được thực hiện trong phần hạch toán tiêu thụ. Vì vậy các khoản mục chi tiết xác định kết quả SXKD còn gồm những chi phí bán hàng, chi phí QLDN và hạch toán tổng hợp xác định kết quả SXKD. 3.3.2. Hạch toán chi phí bán hàng Chi phí bán hàng là toàn bộ những khoản chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm. Tại công ty CNBT và VLXD chi phí bán hàng bao gồm các khoản sau: - Chi phí dịch vụ mua ngoài: điện, nước, điện thoại, thuê bốc xếp, thuê vận chuyển... - Chi hội nghị khách hàng - Chi tiếp khách - Chi vật liệu dụng cụ - Chi quảng cáo, giới thiệu sản phẩm Tại công ty để theo dõi các khoản chi phí này, kế toán sử dụng TK 641( chi phí bán hàng). Kế toán chi phí bán hàng có nhiệm vụ theo dõi, tập hợp và hạch toán đầy đủ các khoản chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ và thực hiện công tác phân bổ chi phí cho từng loại sản phẩm. Hiện nay, chi phí bán hàng của công ty được phân bổ cho từng loại sản phẩm tiêu thụ trong tháng, tiêu thức phân bổ chi phí bán hàng dựa trên doanh thu của từng loại sản phẩm và tính theo tỷ lệ % doanh thu đạt được. Khi phát sinh các nghiệp vụ chi phí bán hàng, kế toán căn cứ vào chứng từ, ghi sổ nhật ký chung đã thực hiện ở phần hạch toán tiêu thụ sản phẩm và ghi sổ chi tiết tài khoản, cuối mỗi ngày kế toán tập hợp chi phí bán hàng để ghi vào sổ cái, thể hiện qua biểu sau: Biểu 19: SỔ CÁI TK 641 - Chi phí bán hàng Tháng 1 năm 2003 Đ.vị tính: đồng Ngày ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số phát sinh Số Ngày Nợ Có 01/01 08 01/01 Chi phí công tác thị trường 111 1.678.800 01/01 09 01/01 Chi làm biển quảng cáo sản phẩm 111 650.000 04/01 19 04/01 Chi nộp tiền phục vụ hội trợ 111 5.000.000 05/01 27 05/01 Chi trả tiền thuê quầy HP 111 1.200.000 08/01 52 08/01 Chi trả tiền quảng cáo SP trên TH 111 2.640.000 ...................... ...... ....... 31/01 31/01 K/c chi phí bán hàng 911 520.172.658 Cộng số phát sinh 520.172.658 520.172.658 Ngày... tháng...năm Kế toán ghi sổ Kế toán tổng hợp Kế toán trưởng (ký- họ tên) (ký - họ tên) ( ký tên) Qua biểu 19 cho thấy số liệu từ sổ cái này được dùng để ghi vào bảng cân đối số phát sinh cuối tháng. Tổng chi phí bán hàng của tháng 1 năm 2002 là 520.172.658 và được phân bổ đều theo doanh thu của từng loại sản phẩm gạch. Cuối tháng kết chuyển TK 641 vào TK 911 để XĐKQ: Nợ TK 911: 520.172.658 Có TK 641: 520.172.658 3.3.3. Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động quản lý của công ty, ở công ty kế toán không mở sổ chi tiết để theo dõi chi phí quản lý mà chỉ căn cứ vào chứng từ gốc phát sinh, cuối mỗi ngày( nếu có) sẽ tập hợp ghi vào sổ cái. Cuối tháng tổng cộng và cũng phân bổ như TK 641 cho mỗi loại sản phẩm.Cuối tháng kết chuyển TK642 sang TK 911 để XĐKQ. Sổ cái TK 642 được mở như sau: Biểu 20: SỔ CÁI TK 642 - chi phí quản lý doanh nghiệp Tháng 01/2003 Đ.vị tính: đồng Ngày ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số phát sinh Số Ngày Nợ Có 03/01 25 03/01 Chi phí đào tạo nâng cao NLQLDN 111 900.000 04/01 32 04/01 Chi tiếp khách 111 495.000 06/01 41 06/01 Chi phí đi công tác 111 2.175.000 09/01 62 09/01 Chi mua văn phòng phẩm 111 1.896.000 .................. ..... ............ 31/01 31/01 K/c chi phí quản lý doanh nghiệp 911 750.128.470 Cộng số phát sinh 750.128.470 750.128.470 Ngày... tháng...năm Kế toán ghi sổ Kế toán tổng hợp Kế toán trưởng (ký- họ tên) (ký - họ tên) ( ký tên) Qua biểu ta thấy tổng số chi phí QLDN tháng 1 là 750.128.470 và được kết chuyển vào TK 911 để XĐKQ: Nợ TK 911: 750.128.470 Có TK 642: 750.128.470 3.3.4. Kế toán xác định kết quả tiêu thụ Kế toán sử dụng TK 911để xác định kết quả tiêu thụ trong tháng của công ty, được xác định theo công thức sau: - - - = Kết quả tiêu thụ Doanh thu Giá vốn hàng Chi phí Chi phí Thành phẩm thuần bán bán hàng QLDN Kế toán không xác định kết quả đối với từng loại sản phẩm tiêu thụ mà xác định chung cho hoạt động tiêu thụ trong tháng của công ty. Mặc dù vẫn theo dõi doanh thu riêng theo từng loại sản phẩm và phân bổ chi phí theo doanh thu nhưng chỉ để phục vụ cho công tác quản trị, quản lý trong nội bộ công ty. Cuối tháng căn cứ vào số tổng cộng ở sổ cái TK 511, TK 641, TK 642, TK 632, và kết chuyển vào bên nợ và bên có của TK 911 để xác định kết quả tiêu thụ. Kết quả SXKD của công ty trong tháng 1 như sau: + Nợ TK 511: 21.315.867.380 Có TK 911: 21.315.867.380 + Nợ TK 911: 18.112.834.242 Có TK 632: 18.112.834.242 + Nợ TK 911: 520.172.658 Có TK 641: 520.172.658 + Nợ TK 911: 750.128.470 Có TK 642: 750.128.470 + Nợ TK 911: 1.932.732.010 Có TK 421: 1.932.732.010 Mẫu sổ cái TK 911 được lập như sau: Biểu 21: SỔ CÁI TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh Tháng 01/2003 Đ.vị tính: đồng Ngày ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số phát sinh Số Ngày Nợ Có 31/01 K/c a K/c doanh thu thuần 511 21.315.867.380 K/c b K/c giá vốn hàng bán 632 18.112.834.242 K/c c K/c chi phí bán hàng 641 520.172.658 K/c d K/c chi phí quản lý DN 642 750.128.470 K/c e K/c lãi 421 1.932.732.010 Cộng số phát sinh 21.315.867.380 21.315.867.380 Ngày... tháng...năm Kế toán ghi sổ Kế toán tổng hợp Kế toán trưởng (ký- họ tên) (ký - họ tên) ( ký tên) Tất cả các số liệu trên sổ cái, bảng cân đối số phát sinh là cơ sở để lập báo cáo kế toán. Mẫu biểu báo cáo kế toán tại công ty được lập như sau: Biểu 22: BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH Tháng 01/2003 Phần I: Lãi - Lỗ Đ.vị tính: Đồng Chỉ tiêu Mã số Tháng 01 - Tổng doanh thu 01 21.315.867.380 - Các khoản giảm trừ 03 + Giảm giá hàng bán 05 + Hàng bán bị trả lại 06 1. Doanh thu thuần 10 21.315.867.380 2. Giá vốn hàng bán 11 18.142.834.242 3. Lợi nhuận gộp 20 3.203.033.138 4. Chi phí bán hàng 21 520.172.658 5. Chi phí quản lý doanh nghiệp 22 750.128.470 6. Lợi nhuận thuần từ hoạt động SXKD 30 1.932.732.010 7. Thu nhập từ hoạt động tài chính 40 8. Thu nhập từ hoạt động bất thường 50 9. Tổng lợi nhuận trước thuế 60 1.932.732.010 10. Thuế thu nhập doanh nghiệp 70 289.909.801 11. Lợi nhuận sau thuế 80 1.642.823.209 Đây là toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong tháng 1/2003. Qua đây ta có thể nhận thấy kết quả sản xuất kinh doanh của công ty đạt được là rất khả quan, với kết quả này sẽ giúp công ty có nhiều thuận lợi hơn nữa trong việc phát triển sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô vốn chủ sở hữu của mình. 3.4. MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ Ở CÔNG TY CNBT VÀ VLXD 3.4.1. Những ưu điểm đã đạt được trong công tác hạch toán kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh Công ty CNBT và VLXD ra đời và phát triển trong nền kinh tế thị trường có nhiều biến động lớn, vượt qua bao khó khăn thử thách đến nay công ty đã khẳng định được vị trí vững chắc của mình, tạo tiền đề chính cho sự tồn tại và phát triển của công ty. Việc tổ chức kế toán nói chung và kế toán tiêu thụ thành phẩm nói riêng được công ty thực sự coi trọng, thường xuyên cải tiến và hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác quản lý, hạch toán trong điều kiện hiện nay. Về sản xuất, công ty đã tận dụng mọi năng lực sản xuất sẵn có của mình, thường xuyên cải tiến kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo uy tín và nắm bắt nhanh chóng nhu cầu thị trường để sản xuất những sản phẩm phù hợp. Bộ máy quản lý của công ty nói chung và kế toán nói riêng được tổ chức sắp xếp một cách hợp lý, gọn nhẹ, đáp ứng yêu cầu của công việc và phù hợp với chuyên môn của từng người. Cùng với việc cải tiến và hoàn thiện sản xuất, công ty tổ chức tốt từ khâu nhập kho thành phẩm đến khâu tiêu thụ, nhờ đó mà tránh được sự mất mát, hao hụt tự nhiên, tồn kho ít, tiêu thụ nhanh. Quy mô sản xuất của công ty ngày càng mở rộng, đời sống nhân viên ngày một nâng cao. Hiện nay phòng kế toán của công ty có 7 người, đối với công tác kế toán ở đây thì việc xắp xếp như vậy là hợp lý hoá. Trình độ nghiệp vụ của các kế toán luôn được chú ý bồi dưỡng nâng cao, ngoài ra các kế toán còn thường xuyên được trang bị kiến thức về vi tính, tiếng anh để tiếp cận nhanh chóng với công nghệ tin học, thích ứng nhanh cùng thời đại. Bắt đầu từ ngày 1/1/1999 kế toán về thuế GTGT được áp dụng với các doanh nghiệp, cán bộ kế toán của công ty đã được tập huấn học về kế toán thuế GTGT, được trang bị những thông tư hướng dẫn về kế toán thuế GTGT và những thay đổi khác liên quan đến công tác kế toán. Nhờ đó mỗi cán bộ kế toán của công ty đã áp dụng một cách đúng đắn và linh hoạt để hạch toán đúng phần hành của mình, đối với kế toán tiêu thụ thành phẩm có liên quan trực tiếp đến việc hạch toán thuế GTGT đầu ra, công ty đã hạch toán đầy đủ và chính xác toàn bộ hoá đơn chứng từ và kê khai nộp thuế theo đúng quy định. Tại công ty, kế toán tiêu thụ thành phẩm dựa trên căn cứ khoa học của chế độ kế toán mới và tình hình thực tế phất sinh tại công ty, trong quá trình hạch toán từ khi nhập thành phẩm đến khi xác định kết quả tiêu thụ, kế toán đã phản ánh một cách tương đối đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và đã thể hiện những mặt mạnh nhất định mà không phải ở bất kỳ công ty nào cũng làm được, cụ thể: - Về kế toán thành phẩm: công ty đã chấp hành tốt chế độ quản lý về kế toán thành phẩm, hệ thống kho, phòng kinh doanh, phòng kế toán cùng hoạt động ăn khớp với nhau, thường xuyên có kiểm tra đối chiếu số liệu, đảm bảo quản lý thành phẩm một cách chặt chẽ tránh mọi hao hụt về hiện vật. - Hoá đơn GTGT và hoá đơn thương mại được sử dụng trong khi xuất hàng theo đúng mẫu biểu quy định, rất nhanh gọn thuận lợi cho cả khách hàng và công ty. - Về việc tiêu thụ thành phẩm: xuất phát từ đặc điểm của thành phẩm tiêu thụ và đặc điểm công tác tiêu thụ thành phẩm công ty đã vận dụng linh hoạt lý luận kế toán vào thực tế, đưa ra hệ thống sổ sách ghi chép quá trình tiêu thụ sản phẩm một cách chính xác, phản ánh đầy đủ doanh thu bán hàng. 3.4.2. Một số ý kiến đề xuất nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh ở công ty Trong thời gian thực tập tìm hiểu tình hình thực tế về kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh ở công ty, em nhận thấy về cơ bản công tác kế toán đã đi vào nề nếp và phát huy được những mặt mạnh đáng kể, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn không tránh khỏi những tồn tại nhất định, những vấn đề chưa hợp lý và chưa thật tối ưu trong quá trình hạch toán. Trên cơ sở nghiên cứu giữa lý luận và thực tiễn, tìm hiểu thực tế, luận văn đã đề xuất một số kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tại công ty. - Về tổ chức bộ máy kế toán: Nên có riêng bộ phận kế toán tiêu thụ sản phẩm và xác định kết quả kinh doanh, nhằm đẩy mạnh phát huy tối đa ở khâu này, vì khâu tiêu thụ mà tốt là cơ sở thuận lợi cho nhiều bộ phận liên quan, cũng như là nhân tố chính trong quá trình SXKD, góp phần nâng cao hiệu quả SXKD cho công ty. - Về hệ thống sổ sách: + Công ty nên mở thêm sổ nhật ký đặc biệt là sổ nhật ký thu tiền và chi tiền nhằm thuận lợi hơn trong việc theo dõi. + Sổ chi tiết: mở thêm sổ chi tiết doanh thu để thấy được khối lượng sản phẩm tiêu thụ hàng tháng ở các chi nhánh lớn, đại lý lớn. Từ đó có các giải pháp tối ưu trong việc tiêu thụ từ mức doanh thu đạt được hàng tháng. - Về phương thức tiêu thụ: hiện nay công ty mới chỉ có hai phương thức tiêu thụ là bán lẻ trực tiếp và bán đại lý, so với nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng, để phát huy tối đa khối lượng sản phẩm tiêu thụ công ty có thể mở thêm một số phương thức tiêu thụ như bán hàng trả góp, bán hàng ký gửi. ở một số tỉnh nếu nhu cầu tiêu thụ lớn có thể mở đại lý đến tận huyện, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, tiếp cận sản phẩm nhanh, là điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong quá trình vận chuyển cũng như biết đến sản phẩm của công ty nhiều hơn, từ đó làm cho mạng lưới tiêu thụ ngày càng lớn thêm. - Về tính giá thành sản phẩm: Đối với gạch cremic 30x30 và gạch 40x40 công ty lại tính với giá thành chung nhưng khi xuất bán lại bán với mức giá khác nhau, do vậy không cân bằng về chi phí, gây cản trở trong quá trình cạnh tranh sản phẩm. Công ty cần tính riêng giá thành thành phẩm cho hai loại gạch để có giá bán hợp lý hơn. Trên đây là một số ý kiến đóng góp nhỏ của em nhằm góp phần vào quá trình hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh. KẾT LUẬN Cùng với sự phát triển của nền kinh tế chế độ kế toán luôn luôn thay đổi đòi hỏi mỗi doanh nghiệp cần phải vận dụng linh hoạt hợp lý chế độ kế toán mới vào công tác kế toán của mình một cách đúng đắn đem lại hiệu quả quản lý cao nhất. Ở công ty CNBT và VLXD việc tổ chức công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh đã đi vào nề nếp và phát huy được những mặt mạnh đáng kể. Tuy nhiên để đáp ứng yêu cầu quản lý của công ty và phù hợp với chế độ kế toán hiện hành thì cần phải có sự thay đổi cải tiến để hoàn thiện hơn nữa. Qua thời gian thực tập tìm hiểu tình hình thực tế của công ty kết hợp với lý luận đã được học, luận văn đã hoàn thành đề tài “Thực trạng công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh ở công ty CNBT và VLXD Việt Trì”. Qua đó luận văn đã đưa ra một số ý kiến và giải pháp dựa trên cơ sở thực tế của công ty và nội dung của chế độ kế toán hiện hành nhằm góp phần hoàn thiện hơn nữa công tác tiêu thụ thành phẩm của công ty. Do điều kiện thời gian có hạn cũng như trình độ kiến thức, khả năng lý luận chưa vững vàng, vì vậy luận văn không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô giáo cũng như của các cán bộ nhân viên phòng kế toán công ty CNBT và VLXD để em hoàn thành luận văn này.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0592.doc
Tài liệu liên quan