Đề tài Thực trạng công tác quản lý và hiệu quả sử dụng vốn và phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp Thép và vật liệu xây dựng III Công ty Thép Thái Nguyên

Đơn vị kinh doanh có hiệu quả phải luôn tìm ra những biện pháp làm rút ngắn thời gian vận động của một chu kỳ và toạ T' > T, tức là nguồn vốn của đơn vị luôn được tăng, kinh doanh ngày càng phát triển và lợi nhuận ngày càng cao. Vốn đối với mỗi doanh nghiệp giữ một vai trò quan trọng như vậy, song không phải bất cứ doanh nghiệp nào có đủ vốn là kinh doanh có hiệu quả. Điều quan tọng ở đây là doanh nghiệp phải có phương pháp sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn vốn mà mình có. Điều này giải thích tại sao mà nhiều doanh nghiệp lúc đầu là những đơn vị nhỏ trải qua quá trình hoạt động đã phát triển vững mạnh, đóng vai trò to lớn trong xã hội.

doc41 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1185 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng công tác quản lý và hiệu quả sử dụng vốn và phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp Thép và vật liệu xây dựng III Công ty Thép Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
được phân boỏ vào giá thành sản phẩm của nhiều chu kỳ kinh doanh như: chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định. Chi phí thuế tài sản, chi phí nghiên cứu thí nghiệm, cải tiến kỹ thuật, chi phí xây dựng lắp đạưt các công trình tạm thời; chi phí về ván khuôn, giàn giáo phải lắp trong xây dựng cơ bản 2.2. Phân loại vốn theo vai trò của vốn lưu động đối với quá trình sản xuất kinh doanh. Theo cách phân loại này vốn lưu động được chia thành 3 loại: - Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất: bao gồm gái trị các khoản nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu động lực, pụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ lao động nhỏ. - Vốn lưu động trong khâu sản xuất: bao gồm giá trị sản phẩm dở dang và vấn đề chi phí trả trước. - vốn lưu động trong khâu lưu thông: bao gồm giá trị thành phẩm vốn bằng tiền, các khoản đầu tư ngắn hạn (đầu tư chứng khoán ngắn hạn, cho vay ngắn hạn Các khoản vốn trong thanh toán, các khoản phải thu, tạm ứng. Theo phương pháp phân loại này giúp cho việc đánh giá tình hình phân bổ vốn lưu động trong các khâu của quá trình chu chuyển vốn lưu động. Từ đó đề ra biện pháp quản lý thích hợp nhằm tạo ra một kết cấu vốn lưu động hợp lý và tăng tốc độ chu chuyển vốn lưu động. 2.3. Phân loại vốn theo nguồn hình thành vốn lưu động bao gồm: - Nguồn vốn pháp định. - Nguồn vốn đi vay: có thể vay từ ngân hàng, các tổ chức tín dụng, các cá nhân, các đơn vị kinh tế để tạo lập hoặc tăng thêm nguồn vốn. - Vốn liên doanh liên kết. - Nguồn vố huy động thông qua phát hành cổ phiếu. - Nguồn vốn tự bổ sung, nguồn này được bù đắp từ lợi nuận của doanh nghiệp. 3. Vai trò của vốn lưu động. Trong nền kinh tế thị trường để tồn tại và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp phải kinh doanh có hiệu quả. Muốn làm được điều này ngoài những yếu tố cần thiết phục vụ cho việc kinh doanh như: tận dụng cơ sở vật chất kỹ thuật, lao động; phương hướng, biện pháp đầu tư, sử dụng các điều kiện hiện có để nhằm mục đích đạt hiệu quả cao nhất. Bên cạnh đó còn có một yếu tố đóng vai trò quan trọng quyết định là doanh nghiệp phải có vốn, vốn giữ vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình kinh doanh. Căn cứ vào tính chất sử dụng và hình thái biểu hiện, người ta phân biệt vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh thành hai loại: Vốn cố định và vốn lưu động. Đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lưu thông, phân phối vốn lưu động chiếm tỷ trọng rất lớn trong toàn bộ nguồn vốn. Trong quá trình kinh doanh, vốn lưu động được vận động liên tục theo một chu kỳ khép kín: T - H - T. Đơn vị kinh doanh có hiệu quả phải luôn tìm ra những biện pháp làm rút ngắn thời gian vận động của một chu kỳ và toạ T' > T, tức là nguồn vốn của đơn vị luôn được tăng, kinh doanh ngày càng phát triển và lợi nhuận ngày càng cao. Vốn đối với mỗi doanh nghiệp giữ một vai trò quan trọng như vậy, song không phải bất cứ doanh nghiệp nào có đủ vốn là kinh doanh có hiệu quả. Điều quan tọng ở đây là doanh nghiệp phải có phương pháp sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn vốn mà mình có. Điều này giải thích tại sao mà nhiều doanh nghiệp lúc đầu là những đơn vị nhỏ trải qua quá trình hoạt động đã phát triển vững mạnh, đóng vai trò to lớn trong xã hội. II. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp. Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động chúng ta xem xét trên góc độ hiệu suất sử dụng vốn lưu ddộng. Tức là xem khả năng khai thác, sử dụng một trong các nguồn lực của doanh nghiệp, từ đó đẩy nhanh vòng chu chuyển. 1. Vốn luân chuyển. Doanh nghiệp nào cũng cần có vốn để hoạt động, nếu thiếu phải đi vay. Ngoài ra trong kinh doanh luôn phát sinh các khoản tín dụng khác: vay của bạn hàng, tạm ứng tiền trước khi giao hàng, nhận hàng trước trả tiền sau. Khối lượng hàng hoá mua vào bán ra của doanh nghiệp lúc nhiều lúc ít do vậy khả năng thu và nhu cầu chi biến động hàng ngày và không có lúc nào nhất quán với nhau. Ngoài ra những rủi ro làm chậm vòng quay vốn hoặc tổn thất cũng làm cho tài chính doanh nghiệp không ổn định. Vì thế cần phải có sự an toàn về vốn để luôn đáp ứng yêu cầu thanh toán của doanh nghiệp. Việc thanh toán được đảm bảo không những bằng tổng số vốn của doanh nghiệp đang nằm mà nguồn vốn của doanh nghiệp còn có thể tiếp cận cơ cấu vốn và cơ cấu của các phương tiện đang cấp vốn. Vốn luân chuyển chính là số vốn có khối lượng và cơ cấu nhận định đảm bảo sự an toàn này. Doanh nghiệp có thể yên tâm sử dụng vốn dài hạn (vốn tự có) của mình, còn vốn tín dụng ngắn hạn luôn biến động trong một kinh doanh lúc doanh nghiệp cần nhiều hay ít phụ thuộc vào nhu cầu tài sản lưu động. Do vậy có lúc doanh nghiệp sử dụng tốt nhu cầu tối đa của mình, lúc lại nhàn rỗi lãng phí nên doanh nghiệp cần cân nhắc giữa hai mặt bảo đảm an toàn trong kinh doanh và chịu thiệt về hậu quả hoặc hiệu quả cao hơn trong kinh doanh nhưng kém an toàn hơn. Khi vay vốn doanh nghiệp còn phải chịu sự kiểm soát của ngân hàng. Như vậy, ở đây có một ranh giới tối ưu. Chính ranh giới này xác định mức và cơ cấu vốn lưu động. Thông thường vốn tín dụng không thể lớn hơn vốn tự có của doanh nghiệp. Vì vậy doanh nghiệp muốn an toàn phải có số vốn thường xuyên đảm bảo mua samứ 1 phần vốn lưu động. Vốn này chính là vốn luôn chuyển của doanh nghiệp. - Có hai cách tính vốn luân chuyển (VLC) VLC = Vốn lâu dài - TSCĐ ròng VLC = Giá trị TSCĐ - vay ngắn hạn Sơ đồ 1: Sơ đồ biểu diễn cách tính vốn luân chuyển. TSCĐ Vốn tự có (vốn lâu dài) Tài sản dự trữ, các khoản phải thu và tiền mặt ( sử dụng được ngay) VLC Nợ ngắn hạn VLC 2. Phương pháp xác định vốn lưu động định mức hợp lý. Kế hoạch vốn lưu động là thành phần trong kế hoạch tài cính của doanh nghiệp. Nó phản ánh tình hình hoạt động trong các khâu sản xuất cung cấp và tiêu thụ của doanh nghiệp. * Căn cứ vào khoa học để lập kế hoạch: thực chất là bổ trí thống nhất các hoạt động kinh tế của doanh nghiệp - kết hợp giữa kế hoạch sản xuất và kế hoạch thu mua nguyên vật liệu, kế hoạch tiêu thụ và kế hoạch tiêu dùng nó phản ánh tổng hợp kế hoạch vốn hay kế hoạch vay vốn của doanh nghiệp. * Các yếu tố về vốn lưu động định mức: được xác định ở ba khâu: + Dự trữ + Sản xuất + Lưu thông 2.1. Xác định vốn lưu động định mức ở khâu dự trữ Định mức vốn dự trữ trong sản xuất của doanh nghiệp phụ thuộc vào nhiệm vụ sản xuất của doanh nghiệp. - Giá cả vật tư: Giá vật tư cao làm cho định mức dự trữ vốn cho sản xuất càng nhiều và ngược lại. - Tốc độ luân chuyển vốn dự trữ sản xuất. Tốc độ luân chuyển vốn càng nhanh thì định mức vốn dự trữ càng ít mà tốc độ luân chuyển vốn lại phụ thuộc vào điều kiện cung cấp; điều kiện vận tải vật tư; phương thức thanh toán tiền, hàng. Định mức vốn dự trữ cho sản xuất là số vốn cần thiết cho quá trình từ lúc bỏ tiền ra mua vật tư (các loại nguyên vật liệu) đến lúc đưa chúng vào sản xuất. Do đó ngày định mức nói chung gồm số ngày vật tư đi đường, số ngày chuyển nhận, số ngày cung cấp khác nhau, số ngày chuẩn bị và số ngày bảo hiểm. Từ những yếu tố trên định mức vốn dự trữ phụ thuộc vào: + Số phí tiền tiêu hao mỗi ngày + Số ngày định mức. Việc xác định vốn lưu động dự trữ cần phải kết hợp chặt chẽ với kế hoạch thu mua nguyên vật liệu và dự đoán mức luân chuyển hằng ngày và định mức số ngày dự trữ. Trong thực tế để sử dụng vốn lưu động hợp lý và có hiệu quả nhất. Doanh nghiệp không phải mua cùng một lúc các loại nguyên vật liệu, có thể dùng tiền định mức của loại này để mua loại khác. Phương pháp tính vốn lưu động định mức dự trữ này áp dụng để tính nguyên vật liệu chính và phụ, nihên liệu. 2.2. Xác định vốn lưu động định mức trong khâu sản xuất. Trong khâu này vốn lưu động được xác định riêng cho từng loại sản phẩm dở dang, bán thành phẩm tự chế. Và chi phí chờ phân bổ. Những nhân tố quyết định mức sản phẩm đang chế tạo này. - Quy mô sản xuất: Nếu điều kiện không thay đổi thì qui mô sản xuất của doanh nghiệp càng lớn định mức sản phẩm dở dang càng nhiều. - Chu kỳ sản xuất: Càng dài thì vốn sản xuất dở dang càng lớn. - Giá thành phẩm: Vốn sản phẩm dở dang phản ánh giá thành sản phẩm, nên giá thành sản phẩm cao hay thấp ảnh hưởng lớn đến vốn sản phẩm dở dang, vốn này giảm kéo theo vốn sản phẩm cũng giảm. - Hệ số sản phẩm dở dang ở khâu đang chế tạo chính là tỉ lệ giữa giá thành bình quân của sản phẩm đang chế tạo và giá sản phẩm. Vì là sản phẩm dở dang nên giá thành của nó thấp hơn giá đơn vị sản phẩm. 2.3. Xác định vốn lưu động định mức khâu lưu thông. Vốn lưu động định mức ở khâu tiêu thụ gồm vốn cho thành phẩm nó phụ thuộc vào số lượng sản phẩm hàng hóa và giá thành công xưởng, hàng hoá, số ngày qui định mức hoàn thành, vốn lưu động định mức cho sản phẩm được xác định. = / 360 x Trong các phần vốn ở khâu dự trữ sản xuất, lưu thông chỉ có vốn lưu động ở khâu sản xuất là tham gia vào việc tạo ra các giá trị mới của sản phẩm, tức là có khả năng sinh lời, còn ở hai khâu còn lại tuy rất cần cho sản xuất nhưng không có khả năng sinh lời. Do đó việc xác định vốn lưu động cho từng khâu đòi hỏi phải tính toán chính xác và hạn chế thấp nhất vốn cho dự trữ và lưu thông, tăng lượng vốn cho sản xuất để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. 3. Hiệu quả sử dụng vốn quản lý vốn lưu động trong doanh nghiệp Một trong những vấn đề góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở ác doanh nghiệp hiện nay là vấn đề quản lý sử dụng vốn lưu động bao gồm các nội dung sau. - Định mức vốn lưu động hợp lý theo cơ cấu hợp lý và kế hoạc hoá nguồn vốn chính xác. - Thường xuyên phân tích các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động để xác định khả năng tiềm tàng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. - Tìm các biện pháp cải tiến quản lý vốn như xem xét lại định mức lưu động và cơ cấu vốn lưu động cho hợp lý, các biện pháp làm tăng nhanh vòng quay của vốn lưu động, làm giảm chi phí sản xuất và lưu thông nhằm tăng doanh thu và lợi nhuận. Nói tóm lại hiệu quả là phạm trù khoa học về quản lý kinh tế, có vai trò đặc biệt và có ý nghĩa to lớn trong thực tiễn quản lý cũng như kế hoạch hoá, xác định giá thành, giá cả, xác định đầu tư phân tích và đánh giá các hoạt động sản xuất kinh doanh. Nó phản ánh trình độ sử dụng các nguồn nhân tài vật lực của doanh nghiệp nhằm đạt được kết quả cao nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh với chi phí thấp nhất. 4. Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Để phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp người ta thường dùng các chỉ tiêu sau đây. TT Chỉ tiêu Công thức tính ý nghĩa 1 Sức sinh lời của VLĐ Hệ số này cho biết cứ một đồng VLĐ tham gia voà hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. 2 Số vòng quy của VLĐ Hệ số này cho biết VLĐ được quay mấy vòng trong 1 kỳ. Nếu số vòng quay tăng thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động tăng và ngược lại 3 Sức sản xuất của VLĐ Phản ánh một đồng VLĐ đem lại bao nhiêu đồng giá trị sản lượng 4 Hệ số đảm nhiệm của VLĐ Để tạo ra một đồng doanh thu thuần thì cần bao nhiêu đồng VLĐ. Hệ số này càng nhỏ thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao, số vốn tiết kiệm được càng nhiều và ngược lại 5 Kỳ luân chuyển VLĐ Đây là số ngày cần thiết để VLĐ quay được một vòng. Thời gian quay càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển càng lớn 6 Khả năng thanh toán hiện thời Hệ số này cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn ( dưới 12 tháng) của doanh nghiệp là cao hay thấp nếu chỉ tiêu này ³1 thì DN có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tình hình tài chính là khả quan 7 Khả năng thanh toán nhanh Nếu tỉ suất này > 0,5 thì tình hình thanh toán khả quan còn nhỏ hơn 0,5 thì ngược lại. Tuy nhiên nếu tỉ suất này quá cao lại phản ánh một tình trạng không tốt vì vốn bằng tiền quá nhiều, vòng quay tiền chậm làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. 8 Khả năng thanh toán tức thời Hệ số này cho biết khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của DN có được tiến hành ngay hay không. Nếu hệ số này ³1 thì DN có thể thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bất kỳ lúc nào 9 Số vòng quay các khoản phải thu Chỉ tiêu này phản ánh số dư các khoản phỉa thu và việc đi thu hồi. Nếu thu hồi được nợ nhanh thì số vòng luân chuyển các khoản phải thu cao và doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn Ngoài ra còn có một số chỉ tiêu khác như: - Kỳ thu tiền bình quân - Vòng quay hàng tồn kho - Mức tiết kiệm vốn lưu động Do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động nên mức tiết kiệm vốn lưu động là: VTK = x (K1 - K0) Trong đó: VTK: Mức tiết kiệm vốn lưu động M: Tổng mức luân chuyển VLĐ trong kỳ này K1: Kỳ luân chuyển vốn lưu động trong kỳ này K0: Kỳ luân chuyển vốn lưu động trong kỳ trước Trên đây là các chỉ tiêu cơ bản được sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại các doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động thì doanh nghiệp không những đề cập đến các chỉ tiêu trên mà còn phải xem xét đến các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp cũng như gián tiếp tới hiệu quả sử dungj vốn lưu động của doanh nghiệp. 5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động. 5.1. Nhân tố khách quanh. - Các chính sách kinh tế của nhà nước. Đây là nhân tố tác động một phần không nhỏ tới hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng của doanh nghiệp. Cụ thể hơn từ chính sách ưu đãi về vốn, sự thay đổi các chính sách thuế chính sách cho vay bảo hộ và khuyến khích một số các ngành nghề kinh doanh. Tuỳ theo từng thời kỳ, tuỳ theo mục tiêu phát triển mức độ ảnh hưởng, tác động của các yếu tố này khác nhau. - Sức mua và cơ cấu hàng hoá tiêu thụ. Nhân tố này tác động trực tiếp đến tổng mức cung cầu và mức lưu chuyển hàng hoá, do đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn và thế sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - ảnh hưởng của môi trường kinh tế vĩ mô như lạm phát dẫn đến sự mất giá của đồng tiền làm cho vốn của doanh nghiệp mất dần theo độ trượt giá của tiền tệ. 5.2. Nhân tố chủ quan. - Trình độ quản lý và sử dụng vốn lưu động. Đây là nhân tố trực tiếp tác động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, do vậy doanh nghiệp phải chú trọng đến việc sử dụng vốn, huy động nguồn vốn hợp lý, khai thác tối đa các nguồn lực sẵn có, tổ chức chu chuyển tái tạo vốn, bảo toàn và phát triển vốn. - Nhân tố con người tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Người lao động có tay nghề cao, tiếp thu được kỹ thuật công nghệ tiên tiến sẽ có tác động trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, việc người lao động làm việc với tinh thần ý thức trách nhiệm sẽ tạo ra năng suất lao động cao, giảm tiêu hao nguyên vật liệu, tiết kiệm vốn kinh doanh. - Công tác tổ chức sản xuất kinh doanh. Để đảm boả hiệu quả sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp phải tổ chức tốt hoạt động sản xuất kinh doanh điều đó có nghĩa là phải hoạch định chiến lược kinh doanh triệt để, rõ ràng chính xác, chất lượng hàng hoá đầu vào phải được đảm bảo, chi phí mua hàng giảm mức tối ưu. Mục đích của dự trữ là đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh không tự gián đoạn không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh. Vậy việc xác định mức dự trữ hợp lý thì tránh được việc ứ đọng vốn và tăng chi phí bảo quản. - Ngoài ra khả năng thanh toán cũng ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. Nếu đảm boả tốt khả năng thanh toán thì doanh nghiệp sẽ không bị mất tín nhiệm trong quan hệ mua bán và không có nợ quá hạn. 6. ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiên nay có những biến động nhiều về giá cả. Để đảm boả đầy đủ kết quả sản xuất kinh doanh hiệu quả sử dụng vốn chính xác đòi hỏi doanh nghiệp phải thực hiện nghiêm chỉnh chế độ bảo toàn vốn. ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh là tìm biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Thực chất hiệu quả sản xuất kinh doanh là việc so sánh giữa kết quả đạt được (lợi nhuận) với chi phí bỏ ra, trong chi phí thì chi phí vốn là chủ yếu. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động giúp doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh với môi trường bên ngoài làm cho doanh nghiệp luôn tự đổi mới, hạ giá thành, cải tiến chất lượng mẫu mã sản phẩm tăng năng suất lao động. Điều này cũng có ý nghĩa với việc thu hút sự đầu tư từ môi trường bên ngoài. Có thể làm cho đồng vốn sinh lời bảo đảm tính an toàn cho các nhà đầu tư. Ngoài ra việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động còn đảm bảo an toàn tài chính cho doanh nghiệp, nâng cao khả năng thnah toán của doanh nghiệp giúp doanh nghiệp củng cố tiềm lực có thể dễ dàng khắc phục những khó khăn và rủi ro trong kinh doanh. Nói tóm lại, việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động chính là nâng cao hiệu quả kinh doanh, nó chính là cơ sở để tái sản xuất mở rộng, cải thiện đời sống cho người lao động, tăng cường và củng cố địa vị của doanh nghiệp trên thương trường đồng thời nó cũng làm tăng các khoản đóng góp cho ngân sách nhà nước. Chương II Thực trạng công tác quản lý sử dụng vốn lưu động và phân tích, hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí Ngiệp thép và vật liệu xây dựng III Thuộc Tổng công ty gang thép Thái Nguyên. I. Đặc điểm, quá trình phát triển, cơ cấu tổ chức và chức năng các bộ phận. 1. Quá trình hình thành và phát triển. Xí nghiệp thép và vật liệu xây dựng III là một doanh nghiệp nhà nước trực thuọc tổng công ty gang thép Thái Nguyên. Tháng 1 năm 1998 Xí nghiệp thép và vật liệu xây dựng III chính thức được thành lập theo nghị định số 937 HĐBT của Hội đồng bộ trưởng nay là chính phủ và quyết định số 081 NNTCCB/QĐ ngày 05/01/1998 với số vốn điều lệ là: 40/9070000 đồng. Trong đó: VLĐ: 1892657000 đ VCĐ: 2126413000 đ Trụ sở chính tại 411 Minh Khai Hà Nội Sau một năm hoạt động Xí nghiệp thép và vật liệu xây dựng III đã thiết lập được mạng lưới đại lý, đại diện bán hàng ở hầu hết các tỉnh phía Bắc, rải rác ở hai tỉnh miền Trung và Thành Phố Hồ Chí Minh. 2. Chức năng và nhiệm vụ của Xí nghiệp 2.1. Chức năng Sản xuất và kinh doanh các loại thép hình, thép xây dựng tấm đan, các loại vật liệu xây dựng như cát sỏi, gạch đá, vôi xi măng phục vụ và phân phối cho các đại lý. Các công trình xây dựng của nhà nước và tư nhân. 2.2. Nhiệm vụ - Xí nghiệp có nhiệm vụ nhận và sử dụng có hiệu quả vốn kinh doanh do tổng công ty cấp đồng thời phải bảo toàn và phát triển mọi nguồn vốn. - Xí nghiệp phải hoàn thành những công trình và dự án do Tổng công ty giao cho đồng thời đảm bảo đúng chỉ tiêu, tiến độ. - Xí nghiệp có nhiệm vụ sắp xếp tổ chức sản xuâta kinh doanh đảm bảo có lãi và không trái với quy định của pháp luật. 3. Đặc điểm tổ chức quản lý. Cơ cấu tổ chức của Xí nghiệp được tổ chức theo nguyên tắc tập trung, thực hiện cơ chế thủ trưởng quản lý điều hành trong sản xuất kinh doanh trên cơ sở thực hiện quyền làm chủ tập thể của cán bộ công nhân trong Xí nghiệp. Sơ đồ 1: Tổ chức như sau Ban giám đốc Phòng tổ chức hành chính Phòng kế hoạch tổng hợp Phòng tài chính kế toán Xưởng sản xuất thép Cửa hàng kinh doanh vật liệu Ban giám đốc: Gồm giám đốc và phó giám đốc Giám đốc: Là người đại diện pháp nhân của xí nghiệp. Giám đốc do Tổng Công ty bổ nhiệm và có thể bãi nhiệm. Phó giám đốc: Do giám đốc bổ nhiệm có nhiệm vụ trợ giúp giám đốc thực hiện những nhiệm vụ có nhiệm vụ trợ giúp giám đốc thực hiện những nhiệm vụ được giao. Phòng tổ chức hành chính: có nhiệm vụ quản lao động, tuyển chọn thuê mướn, bố trí sử dụng lao động, lựa chọn hình thức trả lương, không trái với pháp luật bảo vệ tài sản và người lao động của xí nghiệp, thực hiện công tác, văn thư lưu trữ Phòng kế hoạch tổng hợp: Có nhiệm vụ quản lý công tác kế hoạch, thanh toán các hợp đồng, lập kế hoạch sản xuất giữa các đơn vị nhằm hoàn thành tốt mọi kế hoạch của xí nghiệp, lập ra phương án kế hoạch, cung cấp kịp thời vốn để mua nguyên vật liệu sản xuất, tổ chức tiêu thụ sản phẩm. Phòng tài chính kế toán: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình tăng giảm vốn, tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm, xác định giá bán, hạch toán kế hoạch kinh doanh thực hiện thanh toán và quyết toán, định kỳ tập hợp báo cáo sản xuất. Xưởng sản xuất thép: Có nhiệm vụ quản lý công tác kỹ thuật sản xuất tổ chức sản xuất nghiên cứu thiết bị công nghệ tiên tiến để áp dụng vào sản xuất xây dựng văn bản kỹ thuật, quy trình vận hành, máy móc, kiểm tra chất lượng sản phẩm khi xuất xưởng. Cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng; cát sỏi, đá gạch, vôi xi măng cung cấp kịp thời cho các công trình xây dựng và cdác đại lý. 4. Tình hình nhân sự và thu nhập của cán bộ công nhân viên. - Tổng số cán bộ công nhân viên của xí nghiệp (không kể lực lượng lao động thời ngắn hạn) là 105 người, trong đó lao động giám tiếp là 27 người, lao động trực tiếp là 78 người. Tỉ lệ lao động có trình độ đại học cao đẳng trung cấp chiếm 85% hiện đang có 18% đang theo học các lớp tại chức và nâng cao. Còn lại đều có trình độ văn hoá hết phổ thông và trung học dạy nghề. Độ tuổi bình quân là 30 tuổi, 100% cán bộ có trình độ sau đại học và có nhiều năm kinh nghiệm quản lý sản xuất kinh doanh. Thu nhập bình quân là 700 ngàn đồng/ 1 CBCNV / 1 tháng. Xí nghiệp trả lương theo đúng nguyên tắc phân phối theo lao động vừa đảm bảo quyền lợi cho người lao động, vừa nâng cao năng suất lao động. 5. Thị trường, khách hàng. Số lượng, thép tiêu thụ hàng năm của xí nghiệp khoảng 4 triệu tấn thép chủ yếu là thị trường phía bắc chems 77% gồm các loại thép hình như (U. V.. T.) khách hàng là các đại lý và các Công ty sản xuất thương mại và kinh doanh vật tư tổng hợp trong nước. 6. Tổ chức bộ máy kế toán xí nghiệp Bộ máy kế toán có nhiệm vụ hướng dẫn đôn đốc kiểm tra và thu nhập đầy đủ, kịp thời tất cả các chứng từ kế toán của Công ty. Thực hiện đầy đủ chế độ hạch toán và chế độ quản lý kinh tế tài chính của xí nghiệp. Sơ đồ 2: Bộ máy kế toán của xí nghiệp Ban giám đốc Thủ quỹ Kế toán bán hàng Kế toán thanh toán ngân hàng Kế toán giá thành, tiền lương 6.1. Đặc điểm bộ máy kế toán ở xí nghiệp. Hiện nay. Xí nghiệp tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung. Chức năng: - Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm trước giám đốc và cơ quan tài chính cấp trên về công tác tài chính của xí nghiệp, tổ chức, cỉh đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán thông tin kinh tế, hạch toán kinh tế của xí nghiệp, kiểm tra tình hình biến động vật tư, tài sản, theo dõi các khoản thu nhập quản lý vốn tại ngân hàng Kế toán giá thành và tiền lương: Chịu trách nhiệm kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, theo dõi doanh thu bán hàng, xác định kết quả kinh doanh, theo dõi các tài khoản chi tiết phải thu, phải trả, tập hợp chi phí theo dõi chấm công, tính số ương phân bổ cih phí tiền lương: BHXH, BHYT, KPCĐ. - Kế toán thanh toán, ngân hàng: Phụ trách thanh toán công nợ với các doanh nghiệp đối tác, quyết toán hợp đồng, theo dõi ngân sách và vốn chủ sở hữu, theo dõi tiền gửi tại ngân hàng, chuyển tiền, chuyển khoản - Kế toán bán hàng: Theo dõi sổ bán hàng chi tiết theo tài khoản đối ứng, lập sổ bán hàng đối với từng khách hàng, theo dõi số lượng hàng, tiền thanh toán. - Thủ quỹ: Có nhiệm vụ bảo quản quĩ tiền mặt, thu chi tiền mặt. 6.2. Hình t hức kế toán. Xí nghiệp áp dụng chế độ kế toán mới theo quyết số 114 TC/QĐ/CĐKT ngày 01/01/1995 của Bồ Tài chính. Do đặc điểm sản xuất kinh doanh, qui mô và trìnhd dộ cũng như yêu cầu về quản lý, xí nghiệp đã lựa chọn và áp dụng hình thức kế toán nhật ký chứng từ. Đây là hình thức tổ chức sổ sách theo một vế của tài khoản, kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo các tài khoản đối ứng. Tổ chức sổ nhật ký chứng từ theo bên có và tổ chức phân tích chi tiết theo bên nợ của tài khoản đối ứng. Nguyên tắc: + Ghi chép nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian, hệ thống háo nghiệp vụ theo nội dung kinh tế và theo tài khoản. + Hạch toán tổng hợp và hạch toán chi tiết được thực hiện trên cùng một số kế toán và trên cùng một quá trình ghi chép. + Sử dụng các mẫu in sẵn và quan hệ đối ứng t ài khoản. 6.3. Các loại sổ sách ở xí nghiệp. - Sổ cái - Số - Thẻ kế toán chi tiết - Các nhật ký chứng từ + Nhật ký chứng từ số 1: Ghi có tài khoản 111 + Nhật ký chứng từ số 2: Ghi có tài khoản 112 + Nhật ký chứng từ số 4: Ghi có tài khoản 311, 315 + Nhật ký chứng từ số 5: Ghi có tài khoản 331 + Nhận ký chứng từ số 8: Ghi có tài khoản 142, 338 + Nhật ký chứng từ số 9: Ghi có tài khoản 211 - Các bảng kê: + Bảng kê số 1: Ghi nợ tài khoản 111 + Bảng kê số 2: Ghi nợ tài khoản 112 + Bảng kê số 5: Tập hợp chi phí bán hàng + Bảng kê số 9: Tập hợp chi phí giá thành thực tế của thành phẩm. + Bảng kê số 11: Thanh toán với người mua. - Trình tự ghi chép: Sơ đồ 3: Chứng từ gốc bảng phân bổ Bảng kê Sổ thẻ kế toán chi tiết Nhật ký chứng từ Sổ cái Báo cáo t ài chính Bảng tổng hợp chi tiết Ghi hàng ngày Ghi hàng tháng Đối chiếu II. Thực trạng và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại xí nghiệp Thép và vật liệu xây dựng III thuộc Công ty gang thép Thái Nguyên 1. Kết quả sản xuất kinh doanh của xí nghiệp Kết quả kinh doanh luôn là sự quan tâm hàng đầu của tất cả các doanh nghiệp bởi kết quả kinh doanh cao sẽ làm tăng cơ hội kinh doanh, uy tín của doanh nghiệp trên thương trường được đẩy mạnh và ngược lại nếu kết quả kinh doanh không tốt thì doanh nghiệp sẽ phải thu hẹp sản xuất, còn nếu thua lỗ kéo dài sẽ dẫn tới đóng cửa, phá sản. Vậy nên kết quả kinh doanh là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng tại doanh nghiệp. Do đó để đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại xí nghiệp thép và vật liệu xây dựng III ta cần nghiên cứu kết quả kinh doanh của xí nghiệp trong những năm gần đây. Bảng 1: Bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Đơn vị 1000 đồng Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 So sánh ± Số tiền Số tiền Số tiền Tỉ lệ % 1. Tổng doanh thu 66.738.947 70.615.493 3.876.564 5.8 2. Các khoản giảm trừ 494.867 604.372 109.505 22.1 3. Doanh thu thuần 66.244.079 70.011.112 3.767.033 5.7 4. Giá vốn hàng bán 65.189.083 68.510.748 3.321.665 5.1 5. Lãi gộp 1.054.996 1.500.372 445.376 42.2 6. Chi phí bán hàng 568.975 834.952 265.977 46.7 7. Chi phí QLDN 417.932 495.768 77.836 18.6 8. Lợi tức thuần từ HĐSXKD 68.088 169.651 101.563 149.2 9. Thuế thu nhập doanh nghiệp 27.236 67.860 40.624 149.2 10. Lợi nhuận sau thuế 40.852 101.791 60.939 149.2 Qua số liệu trên ta thấy kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp đang trên đà phát triển bởi doanh thu cũng như lợi nhuận của Công ty năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể như sau. Tổng doanh thu, năm 2002 tăng hơn năm 2001 là 3.876.564.000 đồng tương ứng 5.8% Doanh thu thuần năm 2002 tăng hơn năm 2001 là 3.767.033.000 đồng tương ứng 5.7%. Do xí nghiệp nhận được đơn đặt hàng với giá trị hợp đồng lớn bởi nhu cầu xây dựng những năm gần đầy ngày càng nâng cao. Về giá vốn hàng bán chỉ tăng 5.1% so với năm trước chứng tỏ rằng giá đầu vào tăng chậm hơn giá đầu ra. Khối lượng hợp đồng lớn lên thì chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh cũng tăng theo, riêng chi phí bán hàng năm sau tăng 46.8% so với năm trước và chi phí uản lý doanh nghiệp tăng 18.6%. Nhìn chung tốc độ tăng trung bình của chi phí không lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu nên lợi nhuận thu được cũng còn ít. Xí nghiệp nên quản lý các khoản chi phí tốt sao cho mức chi phí giảm tốio mức tối thiểu để nâng cao lợi nhuận kinh doanh. Lợi nhuận sau thuế. Như ta đã thấy tốc độ tăng của doanh thu lớn hơn tốc độ tăng của chi phí dẫn đến lợi nhuận tăng hơn. Năm 2002 lợi nhuận sau thuế tăng 149.2% tương ứng 60.939 ngàn đồng so với năm 2001. 2. Nguồn vốn lưu động thường xuyên của xí nghiệp. Để đảm boả cho quá trình kinh doanh diễn ra thường xuyên liên tục thì tương ứng với một quê mô kinh doanh nhất định đòi hỏi thường xuyên phải có một lượng tài sản lưu động nhất định nằm trong các giai đoạn của chu kỳ kinh doanh, bao gồm các khoản dự trữ về nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, thành phẩm và nợ phải thu của khách hàng. Những tài sản lưu động này thường xuyên được hình thành từ nguồn vốn lưu động thường xuyên có tính chất ổn định lâu dài. Nguồn vốn lưu động thường xuyên = tài sản lưu động - nợ ngắn hạn. Bảng 02: Nguồn vốn lưu động thường xuyên của xí nghiệp Đơn vị 1000 đồng Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 So sámh ± Số tiền Tỷ lệ Tài sản lưu động 5.008.750 5.980.330 971.580 19.4 Nợ ngắn hạn 1.142.538 1.216.853 74.315 6.5 Nguồn vốn lưu động thường xuyên 3.866.212 4.763.477 897.265 23.2 Qua bảng số liệu trên ta thấy nguồn vốn lưu động thường xuyên của xí nghiệp năm 2002 là 4.763.477.000 đồng (tăng 23,2%) so với năm 2001. Điều nỳa chứng tỏ nguồn vốn lưu động thường xuyên tương đối lớn tạo mức độ an toàn cho việoc kinh doanh của xí nghiệp tốt, tình hình tài chính được đảm bảo vững chắc hơn. 3. Cơ cấu tài sản lưu động Bảng 03 Đơn vị 1000 đồng Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 So sánh ± Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỉ lệ Tổng tài sản lưu động 5.008.750 100 5.980.330 100 971.580 19.4 I. Vốn bằng tiền 2.205.430 44 2.342.843 39.2 137.413 6.2 1. Tiền mặt 296.783 330.126 33.343 11.2 2. Tiền gửi ngân hàng 1.908.647 2.012.717 104.070 5.4 II. Các khoản phải thu 1.538.679 30.7 2.186.306 36.6 647.627 42.1 1. Phải thu của khách hàng 927.642 1.148.462 220.820 23.8 2. Trả trước người bán 57.932 165.942 108.010 186.4 3. Phải thu nội bộ 210.421 348.612 138.191 65.7 4. Phải thu khác 342.684 523.290 180.606 52.7 II. Hàng tồn kho 1.073.409 21.4 986.749 16.5 - 86.660 - 8. 1 1. Nguyên liệu, vật liệu 432.156 421.495 - 10.661 - 2.5 2. Công cụ dụng cụ 51.641 62.781 11.140 21.6 3. Hàng hoá 589.612 502.473 - 87.139 - 14.8 IV. Tài sản lưu động khác 191.232 3.9 464.432 7.7 273.200 142.9 Từ số liệu ở bảng 03 ta được thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp có chuyển biến tốt bởi số tài sản lưu động của xí nghiệp đã được huy động tăng thêm 19,4%. Tuy nhiên, chúng ta phải xem xét cụ thể các khoản mục để nắm rõ hơn về cơ cấu tài sản lưu động của xí nghiệp. * Lượng vốn bằng tiền chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản lưu động cụ thể năm 2001 chiếm 44%, năm 2002 chiếm 39,2%. Qua đây cho thấy rằng việc kinh doanh của xí nghiệp rất chủ động. * Các khoản phải thu chiếm tỷ trọng 36,6% năm 2002 (tăng hơn 42,1% so với năm 2001) do năm 2002 phát triển thêm các hợp đồng bán hàng nhưng việc thanh táon của các chủ hàng còn chậm trễ. Việc này chứng tỏ rằng vốn của xí nghiệp bị các đối tác chiếm dụng khá nhiều. Các khoản phải thu nhiều đồng nghĩa với việc sẽ gặp khó khăn trong việc thu hồi vốn dẫn đến việc tăng chi phí kinh doanh ảnh hưởng tới lợi nhuận, còn chưa kể tới trường hợp khó đòi nợ vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Xí nghiệp cần phải có những phương án hữu hiệu trong việc thu hồi nợ. * Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng 21.4% năm 2001 trong tổng tài sản lưu động. Nhưng năm 2002 đã giảm 8,1% so với năm 2001. Chỉ tiêu này giám đều đối với cả nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ và háng hoá còn trong kho. * Còn lại tài sản lưu động khác chiếm tỷ trọng nhỏ trong phần cơ cấu tài sản lưu động của xí nghiệp năm 2001 chiếm tỷ trọng 3.9% năm 2002 chiếm tỷ trọng 7,7% chủ yếu là các khoản tạm ứng và chi phí trả trước. 4. Vốn và nguồn vốn của xí nghiệp Bảng 04: Đơn vị tính 1000 đồng Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 So sánh ± Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỉ lệ I. Vốn kinh doanh 7.839.820 100 8.054.119 100 214.299 2.7 1. Vốn cố định 2.831.070 36.1 2.523.789 25.8 - 307.281 - 10.8 2. Vốn lưu động 5.008.750 63.9 5.980.330 74.2 971.580 2.7 II. Nguồn vốn kinh doanh 7.839.820 100 8.054.119 100 214.299 2.4 1. Nợ phải trả 3.045.659 38.8 3.116.915 38.7 71.256 3.0 2. Nguồn vốn CSH 4.794.161 61.2 4.937.204 61.3 143.043 Qua bảng cơ cấu vốn và nguồn vốn của xí nghiệp ta thấy tổng vốn và nguồn vốn của năm 2002 tăng 214.299.000 đồng tăng 2.7%. Điều này cho biết xí nghiệp đã nỗ lực huy động vốn nhưng con số này vẫn bị hạn chế. Trong tổng vốn kinh doanh thì vốn lưu động chiếm tỷ trọng khá cao. 63,9% năm 2001; chiếm 74,2% năm 2002. Vốn cố định giảm 10,85 so với năm trước. Mức chênh lệch giữa tỷ trọng vốn lưu động và vốn cố định vẫn chưa hợp lý. Điều này cho biết c ần phải đầu tư công nghệ mới để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. Trong nguồn vốn kinh doanh thì nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao (trong năm 2001 là 61,2%, năm 2002 là 61,3%) trong tổng nguồn vốn. Với tỷ trọng cao như vậy thì xí nghiệp có thể tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh và khả năng thanh toán của mình, đồng thời cũng giúp xí nghiệp nắm bắt cơ hội kinh doanh dễ dàng củng cố địa vị và chiếm ưu thế trên thị trường. Và hơn nữa nợ phải trả của năm sau tăng nhẹ so với năm trước là 2,4% tương ứng 71.256.000 đồng. Xí nghiệp cần quan tâm hơn nữa tới việc tăng tỷ trọng vốn chủ sở hữu của mình và giảm nợ phải trả vì đây là yêu cầu khách quan của việc sử dụng vốn kinh doanh. 5. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Sử dụng vốn lưu động có hiệu quả là một trong những vấn đề mấu chốt quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động sẽ đánh giá được chất lượng sử dụng vốn lưu đọng từ đó thấy được các hạn chế cần khắc phục để vạch ra các phương hướng, biện pháp để nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn lưu động nhằm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của xí nghiệp ta xem xét một số chỉ tiêu như sức sinh lời, hệ số đảm nhiệm vốn lưu động và các chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển vốn lưu động như số vòng quay vốn lưu động, thời gian của một vòng luân chuyển. Bảng 05: Chỉ tiêu đánh gái hiệu quả sử dụng vốn lưu động. STT Chỉ tiêu ĐV Năm 2001 Năm 2002 So sánh ± Số tiền Tỉ lệ 1 Doanh thu thuần 100đ 66.244.079 70.011.112 3.767.033 5.7 2 Vốn lưu động bình quân - 4.857.632 5.586.726 729.094 15.0 3 Giá trị tổng sản lượng - 63.247.851 68.574.903 5.327.052 8.4 4 Tổng lợi nhuận trước thuế - 68.088 169.651 101.563 149.2 5 Tổng tài sản lưu động - 5.008.750 5.980.330 971.580 19.4 6 Nợ ngắn hạn - 1.142.538 1.216.853 74.315 6.5 7 Hàng tồn kho - 1.073.409 986.749 - 86.660 - 8.1 8 Số vòng quay VLĐ (1 : 2) Vòng 13.6 12.5 - 1.1 - 8.1 9 Kỳ luân chuyển ( 360 : 8) Ngày 26.5 28.8 2.3 8.7 10 Hệ soío đảm nhiệm ( 2 : 1) Đồng 0,073 0,08 0.007 9.6 11 Sức sản xuất VLĐ ( 3 : 2) - 13.02 12.27 - 0.75 - 5.8 12 Sức sinh lời của VLĐ ( 4 ; 2) - 0.014 0.03 0.016 114.3 13 Hệ số thanh toán hiện thời ( 5 : 6) - 4.4 4.9 0.5 11.4 14 Hệ số thanh toán nhanh ( 5 -7) : 6 - 3.44 4.1 0.66 19.2 * Số vòng quay vốn lưu động và kỳ luân chuyển vốn. So sánh 2 năm: 2001 và 2002 ta thấy doanh thu thuần của xí nghiệp từ năm 2001 tới năm 2002 tăng 5,7% trong khi đó vốn lưu động bình quân lại tăng khá cao 15% vì vậy số vòng quay vốn lưu động giảm 1,1 vòng của năm so với năm trước; kỳ luân chuyển kéo dài 2,3 ngày, vòng so với năm 2001, nếu số vòng quay vốn lưu động càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao, và chỉ tiêu kỳ luân chuyển càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển càng lớn. Từ bảng 5 ta thấy doanh thu thuần năm 2002 so với năm 2001 tăng 5,7% trong khi vốn lưu động bình quân năm 2002 so với năm 2001 tăng 15% từ đó ta có thể rút ra kết luận. Nếu các yếu tố khách quan khác không thay đổi thì việc sử dụng vốn lưu động của xí nghiệp năm sau kém hiệu quả hơn năm trước. Cụ thể hơn ta nghiên cứu các chỉ tiêu khác để thấy rõ hơn. * Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động. Như đã trình bày ở chương i hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động nói nên rằng để tạo ra một đồng doanh thu thuần thì cần bao nhiêu đồng vốn lưu động. Hệ số này càng nhỏ thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao và ngược lại. Nhìn vào bảng 5 ta thấy năm 2001 cứ 1 đồng doanh thu thì cần 0,073 đồng vốn lưu động năm 2002 một đồng doanh thu sinh ra cần 0,08 đồng vốn lưu động. Hàm lượng vốn lưu động trong doanh thu tăng 0,007 đồng điều này cho biết hiệu quả sử dụng vốn lưu động năm 2002 giảm hơn so với năm 2001. * Sức sản xuất của vốn lưu động. Sức sản xuất của vốn lưu động phản ánh một đồng vốn lưu động đem lại bao nhiêu đồng giá trị sản lượng. Khác với hệ số đảm nhiệm, hệ số này càng cao thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng lớn. Theo số liệu bảng 05 thì ta thấy hệ số sức sản xuất vốn lưu động của xí nghiệp năm 2001 là 13,02 đồng nhưng đến 2002 (hơn 0,75 đồng) do vốn lưu động bình quân tăng 15% trong khi giá trị tổng sản lượng chỉ tăng 8,4%. Nhìn chung thông qua sự phân tích các chỉ tiêu chúng ta thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động của xí nghiệp xét trên tốc độ luân chuyển vốn lưu động thì năm 2002 thấp hơn năm 2001. Tuy nhiên đó mới chỉ là xét trên góc độ luân chuyển vốn lưu động để có một nhận xét đầy đủ hơn về hiệu quả sử dụng vốn lưu ddộng của xí nghiệp. Chúng ta cần phải xem xét tới các chỉ tiêu phản ánh mức lợi nhuận do vốn lưu động mang lại. Đó là chỉ tiêu sức sinh lời của vốn lưu động. * Sức sinh lời vốn lưu động. Sức sinh lời vốn lưu động là chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của vốn được sinh ra trong kỳ. Nhìn vào bảng 05 ta thấy so với năm 2001 thì một đồng vốn lưu động năm 2002 của xí nghiệp làm ra nhiều hơn 0,016 đồng lợi nhuụn (hơn 114.3%). Con số này cho ta thấy việc sử dụng vốn lưu động của xí nghiệp có phần phần khả quan hơn và mang lại hiệu quả. * Hệ số thanh toán hiện thời Hệ số này cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của Xí nghiệp. Trong năm 2001 hệ số thanh toán hiện thời là 4,4 chứng tỏ Xí nghiệp có khả năng rất lớn trong việc sẵn sàng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Tới năm 2002 hệ số này tăng 11.4% so với năm 2001. Nhân tố tác động chính tới hệ số thanh toán hiện thời là lượng vốn bằng tiền của Xí nghiệp quá lớn chiếm 44% năm 2001 và 39,2% năm 2002. Khả năng thanh toán cao giúp Xí nghiệp tự chủ hơn về tài chính tuy nhiên nó cũng làm giảm khả năng sinh lãi của tiền gây lãng phí vốn. Xí nghiệp cần phải nghiên cứu kỹ trong việc giữ lại bao nhiêu còn lại đưa vào kinh doanh để tăng lợi nhuận. * Hệ số thanh toán nhanh. Đây là chỉ tiêu đánh giá chặt chẽ hơn khả năng thanh toán của xí nghiệp. So với năm 2001 năm 2002 hệ số thanh toán nhanh của Xí nghiệp tăng 19,2%. Do Xí nghiệp gửi nhiều tiền mặt và nợ ngắn hạn tăng 74.315000 đồng và hàng tồn kho giảm 86.660.000 đồng. Khả năng thanh toán nhanh của Xí nghiệp là 4,1 chứng tỏ rằng khả năng thanh toán của Xí nghiệp rất tốt nhưng việc giữ lại nhiều tiền mặt làm cho vòng quay của tiền chậm dẫn đến giảm hiệu quả sử dụng vốn. Qua việc phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động trên, ta nhận thấy tình hình tài chính của Xí nghiệp còn nhiều hạn chế, đặc biệt là tình hình sử dụng vốn lưu động do đó đòi hỏi Xí nghiệp phải tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động hơn nữa đặc biệt là các khoản phải thu, phải chi phí và việc dự trữ vốn bằng tiền của Xí nghiệp. Chương III Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Xí nghiệp Thép và vật liệu xây dựng III- công ty Thép Thái Nguyên I. Đánh giá chung về tình hình sử dụng vốn lưu động của Xí nghiệp. 1. Ưu điểm: Trong suốt thời gian tồn tạivà phát triển của mình Xí nghiệp đã tạo được uy tín đối với khách hàng (các sản phẩm được đặt hàng được giao đúng thời hạn quy định, luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất đời sống của cán bộ công nhân viên được cải thiện tốt và cũng do đó xí nghiệp đã dành được những hợp đồng lớn và dài hạn đối với khách hàng các địa phương. Xí nghiệp đã tận dụng các nguồn vốn từ khách hàng. Trong quá trình sản xuất kinh doanh nếu chỉ đơn thuần dựa vào nguồn vốn của chủ sở hữu của xí nghiệp thì xí nghiệp sẽ lại thiếu vốn, nên xí nghiệp đã huy động vốn từ những nguồn vốn khác để bổ sung cho nguồn vốn kinh doanh của mình do đó hoạt động kinh doanh của xí nghiệp không bị gián đoạn, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Trong quá trình hoạt động kinh doanh xí nghiệp đã thực hiện được công tác quản lý tài chính theo phương thức khoán gọn đến theo sản phẩm đối với các tổ sản xuất, và phương thức khoán này cũng được áp dụng đối với đội ngũ nhân viên kinh doanh của xí nghiệp. Điều này dẫn đến kết quả là cán bộ công nhân viên sẽ có trách nhiệm trực tiếp tới những sản phẩm và khách hàng của mình. Do đó vốn kinh doanh cũng được thu hồi một cách nhanh chóng nhất. Xí nghiệp luân đảm bỏ thanh toán đúng hạn nên đã tạo được uy tín tốt với các nhà cung cấp và thu hút được nhiều khách hàng trên thương trường. Nhờ các ưu điểm trên mà xí nghiệp đã đảm bảo được đời sống cho nhân viên (với mức lương trung bình liên tục tăng, năm 2002 với năm 2001, và đã có thêm tích luỹ để tái sản xuất mở rộng. 2. Tồn tại: Công tác quản lý tài chính của xí nghiệp chủ yếu là do phòng tài chính kế toán đảm nhiệm. Vốn lưu động cho sản xuất kinh doanh chưa được tận dụng một cách triệt để các khoản nợ phải thu của xí nghiệp chiếm tỷ trọng quán cao trong cơ cấu vốn lưu động (năm 2001 là 30,7%; năm 2002 là 36,6%) xí nghiệp cần phải có biện pháp hữu hiện để thu hồi các khoản nợ, tránh tình trạng bị người khác chiếm dụng vốn. Trên đây là một số ưu điểm và hạn chế còn tồn tại tại xí nghiệp thép và vật liệu xây dựng III thuộc Công ty Gang Thép Thái Nguyên. Yêu cầu đặt ra đối với xí nghiệp hiện nay cần đẩy mạnh những ưu điểm để ngày càng nâng cao uy tín, phát huy thế mạnh trên thương trường nhằm thu hút các đối tác kinh doanh. Bên cạnh đó xí nghiệp phải đưa ra các biện pháp nhằm khắc phục những tồn tại và hạn chế để nâng cao năng suất lao động và sử dụng có hiệu quả vốn lưu động nói riêng và sử dụng hiệu quả vốn kinh doanh nói chung. Nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên, tăng tích luỹ tái mở rộng sản xuất kinh doanh đồng thời cũng làm tăng tích luỹ cho ngân sách nhà nước. II. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại xí nghiệp Thép và vật liệu xây dựng III. 1. Tăng cường quản lý vốn lưu động chặt chẽ. Phải xác định nhu cầu dự trữ tài sẳn lưu động. Đây chính là khâu đầu tiên có tính khái quát nhưng lại có vai trò định hướng cho khâu cung cấp nguyên liệu vì vậy khâu này cần được tính toán trên cơ sở khoa học hợp lý. Trong quá trình tính toán cần phải làm chi tiết cụ thể. Số lượng và chủng loại nguyên vật liệu kế hoạch sát với thực tế sử dụng của xí nghiệp. Nhờ đó đảm bảo trữ thừa quá mức gây ứ đọng lãng phí. - Tăng cường hệ thống thông tin nội bộ. Để nắm chắc được tài sản dự trữ ở từng khâu, nhất là khâu nguyên vật liệu và hàng hoá xí nghiệp cần thiết lập hệ thống thông tin, thông suất đảm bảo cung cấp số liệu kịp thời đầy đủ chính xác. Để hoàn thiện đầy đủ hệ thống thông tin. Xí nghiệp cần trang bị nhiều hơn nữa. Tất cả các máy tính cần được nối mạng với nhau, và tất cả các dữ liệu cần được lưu trong máy tính. Đối với giám đốc chỉ cần thông qua máy tính đã có thể biết được một cách đầy đủ chính xác kịp thơì nhất mọi diễn biến của quá trình sản xuất và kinh doanh, qua đó có thể lựa chọn được các quyết định kinh doanh tối ưu nhất. - Đối với phòng kinh doanh tổng hợp: Máy tính có tác dụng theo dõi chặt chẽ nguyên vật liệu tồn kho dự trữ và có kế hoạch cung ứng kịp thời đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp có hiệu quả. 2. Giải pháp thu hồi nợ và thanh toán các khoản nợ: Việc này là vấn đè cấp bách hiện nay của xí nghiệp. Để tăng cường khả năng thu hồi nợ, xí nghiệp cần theo dõi chặt chẽ về thời hạn các khoản nợ mà khách hàng và các đơn vị khác còn chiếm dụng vốn. Công tác thu hồi nợ cần thực hiện theo phương pháp cuốn chiếu. Thu hồi và tiến tới chấm dứt các khoản nợ mới phát sinh. Đối với các khoản chưa đòi được cần đề nghị nhà nước can thiệp, thu hồi nhằm đảm bảo cho xí nghiệp giải quyết một phần khó khăn về vốn kinh doanh. Bên cạnh đó xí nghiệp cần phải khuyến khích các đơn vị khách hàng thanh toán ngay khi đã tiêu thụ được hàng. Việc giảm gián hàng bán, chiết khấu cho những đơn vị thanh toán ngayl; tính lãi suất các khoản nợ quá hạn, tránh tình trạng chiếm dụng vốn quá lâu, gây thiếu vốn cho chu kỳ sản xuất khác trong năm. Trong khi độ lượng tiền mặt tồn tại quỹ tăng nhanh vào cuối năm gây dư thừa tiền mặt giả tạo. 3. Giảm chi phí sản xuất kinh doanh, dở dang và hàng tồn kho. Trong năm 2001 hàng tồn kho chiếm tỷ trọng cao trong tổng gài sản lưu động chiếm 21,4%. Năm 2002 tỷ trọng này có giảm so với năm 2001 giảm được 8,1% nhưng vẫn còn tồn đọng nhiều. Giảm chi phí sản xuất kinh doanh dở dang trong sản xuất chính là làm giảm các chi phí cho sản phẩm dở dang dự trữ trong các giai đoạn sản xuất. - Tiết kiệm vật tư, nhiên liệu để tiết kiệm vốn lưu động sản xuất tính thời gian dự trữ vật tư gồm. + Dự trữ thường xuyên + Dự trữ vật tư bảo hiểm. Như vậy đã phân tích ở phần trên hiệu quả sử dụng vốn lưu động của xí nghiệp thể hiện qua số vòng quay vốn lưu động. Năm 2001, số vòng quay là 12 - 13,6 vòng Năm 2002 số vòng quay VLĐ là n = 12,5 vòng. 4. Cải t iến máy móc công nghệ. Trong cuộc cách mạng công nghệ cực mạnh dạn áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất kinh doanh là một trong những điều kiện quyết định lợi thế và khả năng phát triển của xí nghiệp. Kỹ thuật công nghệ ảnh hưởng trực tiếp tới việc tăng năng suất lao động và tự động hoá các qui trình sản xuất độc hại. Tạo ra các sản phẩm mới, mẫu mã đẹp chất lượng cao, không những thế mà việc thay đổi kỹ thuật công nghệ mới còn giúp cho xí nghiệp có thể hoạch định rút ngắn chu kỳ sản xuất kinh doanh, giảm tiêu hao năng lượng, nguyên vật liệu, nhiên liệu hoặc sử dụng các vật tư thay thế nhằm tăng tốc độ luân chuyển vốn, tiết kiệm chi phí vật tư, hạ giá thành sản phẩm. Hiện thời các máy móc thiết bị tại xí nghiệp hầu hết là loại máy đã cũ, công suất kém, xí nghiệp thường xuyên phải chi phí cho sửa chữa lớn và đại tu. Nếu xí nghiệp đầu tư chuyển gai công nghệ thay thế máy cũ, lỗi thời có thể giảm được chi phí sửa chữa lớn, tiết kiệm nhân công, nhiên vật liệu, giảm tỉ lệ phế phẩm. Việc đổi mkới máy móc công nghệ ảnh hưởng trực tiếp đến vốn cố định, nó đẩy tỉ trọng vốn cố định trong tài sản của xí nghiệp tăng cao hơn. Song nó có tác động không nhỏ tới sản xuất, giảm chi phí hạ giá thành sản phẩm nâng cao chất lượng sản phẩm và uy tín của xí nghiệp. Chính vì vậy nó cũng ảnh hưởng tới việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. 5. Quản lý tốt nhân sự và nâng cao kỹ năng, trình độ tay nghề của công nhân. Hiệu quả sản xuất kinh doanh luân là mục tiêu đối với các doanh nghiệp. Muốn đạt được điều này xí nghiệp phải luân có sự quản lý chặt chẽ đối với nhân sự sắp xếp đúng người đúng việc tránh gây lãng phí nhân lực. Xí nghiệp cần hoạch định chiếm lược kinh doanh rõ ràng cho từng bộ phận, phòng ban, và xưởng sản xuất, bố trí các ca kíp sản xuất hợp lý đảm bảo sức khoẻ lao động cho công nhân. Bên cạnh đó xí nghiệp cần có biện pháp nghiêm khắc đối với công nhân vi phạm qui chế lao động và khen thưởng kịp thời đối với cá nhân, đơn vị sản xuất lập thành tích cao trong sản xuất kinh doanh. Việc đầu tư bồi dưỡng kỹ thuật tay nghề cho công nhân thường xuyên được tiến hành, nhằm nâng cao kỹ năng sản xuất thao tác máy móc nhanh nhận có kỹ thuật, nâng cao sản lượng sản phẩm. * Tổ chức tốt công tác tài chính kế toán. Tổ chức tốt công tác tài chính kế toán trong xí nghiệp là một trong các biện pháp quan trọng để tăng cường công tác quản lý, kiểm tra kiểm soát quá trình kinh doanh sử dụng vốn có hiệu quả. Kế toán tìm ra nguyen nhân và biện pháp khắc phục tồn tại phát hy thành tích đạt được thông qua phân tích chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn trong kỳ. - Thường xuyên theo dõi mức vốn lưu động nhằm vạch ra kế hoạch sử dụng vốn lưu động một cách hợp lý nhất. - Hạch toán chính xác, toàn diện thu chi ngân sách của xí nghiệp, tránh thất thoát, tham ô lãng phí vốn. - Phân tích hoạt động kinh doanh theo định kỳ để phát hiện nguyên nhân sai sót. * Lập các quý dự phòng rủi ro. Rủi ro trong sản xuất là điều khó tránh khỏi vì vậy để phòng ngừa, các rủi ro , tai nạn, tổn thất xí nghiệp cần mua bảo hiểm và lập các quỹ dự phòng như: quỹ dự phòng tài chính, quỹ dự phòng các khoản phải thu khó đòi để ứng phó kịp thời với những rủi ro trong quá trình lao động có thể xảy ra và có thể bù đắp được các khoản vốn bị chiếm dụng. Trên đây là một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại xí nghiệp Thép và vật liệu xây dựng III - Công ty gang thép Thái Nguyên. Để giải pháp này có hiệu quả không những cần sự nỗ lực của bản thân xí nghiệp mà còn của tất cả các Công ty đối tác, các cấp các ngành để xí nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn trong những năm tới. Kết luận Trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Khi mà các doanh nghiệp Quốc doanh và tư nhân cũng tồn tại và phát triển. Nhu cầu về vốn cho các doanh nghiệp là vấn đề rất bức xúc. Hơn thế nữa trong nền kinh tế nhiều thành phần thì sức cạnh tranh của từng doanh nghiệp. Do đó vấn đề quản lý và sử dụng vốn nói chung và quản lý vốn trong từng khâu sản xuất nói riêng là rất cần thiết. Đó cũng là vấn đề được quan tâm hàng đầu của các nhà sản xuất doanh nghiệp. Trong khuân khổ có hạn của đề tài. Thời gian nghiên cứu còn hạn chế, trình độ hiểu biết cũng như kiến thức thực tế về công tác quản lý sử dụng vốn tại xí nghiệp thép và vật liệu xây dựng III - Công ty Gang Thép Thái Nguyên. Đặc biệt là tình hình quản lý và sử dụng vốn. Là một sinh viên qua quá trình thực tập tại xí nghiệp, qua những kiến thức em đã học em xin mạo muội đề ra một số biện pháp cụ thể, để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại xí nghiệp từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại xí nghiệp. Em rất hy vọng rằng bằng những kiến thức của mình và sự giúp đỡ, chỉ bảo nhiệt tình của thầy của cô giáo đề tài sẽ góp phần cho các nhà quản lý của xí nghiệp thép và vật liệu xây dựng III Công ty Thép Thái Nguyên trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Một lần nữa em xin cảm ơn toàn thể cán bộ công nhân viên xí nghiệp Thép và vật liệu xây dựng III. Đặc biệt là thầy giáo hướng dẫn Lê Văn Chắt đã giúp em hoàn thành bản luận văn này. Sinh viên thực hiện Trần Thị Thu Hằng Tài liệu tham khảo 1. Phân tích hoạt động kinh doanh - Phạm Văn Được - Đặng Kim Cương Nhà xuất bản thống kê 2. Kinh tế và quản lý doanh nghiệp - PTS Ngô Trần ánh 3. Tài chính doanh nghiệp - PTS Nguyễn Năng Phúc ĐHKTQD 4. Lập, đọc phân tích báo cáo tài chính và dự đoán nhu cầu tài chính doanh nghiệp - PTS Đoàn Xuân Tiên, PTS Vũ Công ty, Thạc sỹ Nguyễn Viết Lợi 5. Giáo trình tài chính doanh nghiệp Trường Đại học QLKD 6. Tạp chí tài chính 7. Giáo trình kế toán doanh nghiệp - Trường ĐHQLKD.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc4640.doc
Tài liệu liên quan