Đề tài Thực trạng công tác thu - Chi bảo hiểm xã hội ở quận Cầu Giấy – Hà Nội

Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, khả năng sáng tạo ra của cải vật chất của người lao động ngày càng cao hơn cho phép đáp ứng ngày càng cao những nhu cầu phong phú về vật chất cũng như tinh thần.Nhưng như vậy cũng có nghĩa là con người ngày càng phải đối mặt vơi những hậu quả tất yếu của nền kinh tế XH phát triển cao.Đặc biệt là từ sự phát triển công nghiệp hóa, một tầng lớp lao động mới ra đời. Đó là tầng lớp lao động làm công ăn lương, lấy tiền lương làm nguồn sống chủ yếu. Nếu tiền lương bị giảm sút hoặc không còn thì rất dễ rơi vào cảnh cùng khốn. Tiền lương bị giảm sút hoặc không còn, trước hết do những trường hợp bị ốm đau, tai nạn lao động, mất việc làm, già yếu hết khả năng lao động Trước những rủi ro như trên, bản thân từng người phải chống đỡ chật vật, nhất là đối với những người có thu nhập thấp thì càng khó khăn.

doc84 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1152 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng công tác thu - Chi bảo hiểm xã hội ở quận Cầu Giấy – Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ây là năm mức lương tối thiểu tăng lên 290.000đ/tháng. Nguyên nhân tăng mức lương tối thiểu cũng là lý do làm cho số tiền chi trả năm 2006 tăng lên do Nhà Nước điều chỉnh mức lương tối thiểu 10/2006 là 450.000đ/tháng. Nhìn chung trong thời gian qua số tiền chi trả lương hưu tăng dần qua các năm có thể kể đến những nguyên nhân chính sau: -Số người hưởng trợ cấp hàng năm tăng dần, thêm vào đó số người hưởng cũ giảm không đáng kể do điều kiện, mức sống cao nên tuổi thọ tăng lên. - Số người hưởng trợ cấp BHXH chuyển về quận luôn cao hơn so với số đối tượng chuyển đi do điều kiện kinh tế hoàn cảnh sống. - Mức lương tối thiểu làm căn cứ tính BHXH tăng từ 290.000đ vào năm 2003 lên đến 450.000đ vào năm 2006. Điều đó khiến cho người về hưu mới có mức lương cao hơn trước. -Số cán bộ công nhân viên chức nghỉ hưu trước tuổi tăng do quá trình sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà Nước, các đơn vị HCSN tinh giảm biên chế và nghỉ theo chế độ khác của Nhà Nước. Tốc độ tăng lên của số tiền chi trả lương hưu nhất là tốc độ tăng của các năm 2003(61,7%)và 2006 tăng (44,7%) sẽ là ghánh nặng rất lớn cho NSNN. Bởi lẽ nguồn quỹ chỉ chi trả một tỷ lệ nào đó. Tuy nhiên có một điều đáng mừng là tỷ lệ này đã tăng lên khá nhanh năm 2006 (50,5%) điều này đỡ một phần nào dẫn đến bội chi và giảm ghánh nặng cho NSNN, tăng hiệu quả chi trả cho quỹ BHXH. 2.2.2.4. Chi trả chế độ tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp Trong tình hình kinh tế hiện nay, đời sống của người dân nói chung và người lao động nói riêng đang có những thay đổi đáng kể.Điều kiện lao động của người lao động ngày càng được quan tâm hơn, điều kiện vật chất, phương tiện làm việc được nâng cao rõ rệt nhất là trong những nghành mà người lao động phải tiếp xúc với những chất độc hại hay điều kiện làm việc căng thẳng. Do tính chất công việc của từng nghành thì công tác bảo hộ lao động, trang thiết bị an toàn cũng như môi trường làm việc được quan tâm hàng đầu. Tuy nhiên để xoá bỏ hoàn toàn TNLĐ-BNN là điều không thể mà chỉ có giảm thiểu bằng công nghệ hiện đại và bảo hộ lao động tốt. Bảng 2.13: Tình hình chi trả trợ cấp TNLĐ-BNN tại quận Cầu Giấy – Hà Nội (2002-2006) Năm Chỉ tiêu Mức tăng giảm qua các năm Số người hưởng(người) Số tiền chi trả(trđ) Số tiền(trđ) Tốc độ tăng(%) 2002 79 117 - - 2003 79 156 39 33,3 2004 110 138 -18 -12 2005 100 153 15 10,9 2006 126 212 59 38,6 Nguồn: BHXH quận Cầu Giấy Từ số liệu tính toán được ta thấy nhìn chung tổng số tiền chi cho chế độ này đều tăng qua các năm, tuy nhiên mức tăng không đều. Xét riêng năm 2003 và năm 2006 tổng số tiền chi trả tăng nhanh. Năm 2003 tăng 33,3% so với năm 2002 tương ứng với lượng tiền tăng là 39trđ. Năm 2006 tốc độ tăng 38,6% so với năm 2005 tương ứng với lượng tiền tăng 59trđ. Chỉ có trong năm 2004 giảm 12% các năm tiếp theo lại tiếp tục tăng. Đây quả là dấu hiệu đáng lo ngại về tình hình TNLĐ-BNN trên địa bàn quận. Kết quả trên do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Đó là: - Điều kiện lao động và vệ sinh an toàn lao động, bảo hộ lao động các doanh nghiệp còn chưa được tốt. - ý thức chấp hành quy định về vệ sinh an toàn lao động của người lao động chưa cao. - Sự bùng nổ mạnh mẽ các cơ sở sản xuất với việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất đòi hỏi người lao động phải có sức khoẻ, có trình độ tay nghề năng lực chuyên mônnhưng số lao động đáp ứng đựơc những yêu cầu trên còn ít và hạn chế. Ngoài ra BHXH quận chịu trách nhiệm chi trả chế độ trợ cấp mất sức lao động. Đối với những công nhân viên chức Nhà Nước mất sức lao động vì ốm đau, tai nạn không thuộc diện hưởng chế độ trợ cấp về TNLĐ hoặc già yếu không đủ điều kiện hưởng chế độ trợ hưu trí, phải thôi việc khi đã công tác liên tục 5 năm trở lên, được hưởng trợ cấp mất sức lao động theo quy định cho đến khi sức khoẻ hồi phục hay chết. 2.2.2.5. Chi trả chế độ trợ cấp tử tuất. Người lao động đóng một vai trò quan trọng trong gia đình họ. Bởi lẽ người lao động là người đem lại thu nhập cho gia đình, nuôi dưỡng những đối tượng ăn theo (nếu có)trong gia đình như: người quá tuổi lao động, chưa đến tuổi lao động hoặc không đủ năng lực hành vi để làm việc nuôi sống bản thân. Chính vì vậy người lao động mất đi sẽ ảnh hưởng rất lớn đến vật chất tinh thần cho tất cả những người thân của họ. Việc trợ cấp cho thân nhân người lao động khi họ bị chết là một chính sách mang tính nhân đạo, nhân văn sâu sắc của Nhà Nước và Đảng ta. Chính vì vậy, tuy đây không phải là khoản chi lớn so với tổng chi các chế độ BHXH nhưng lại được BHXH quận hết sức quan tâm bởi lẽ những đối tượng được hưởng trợ cấp tử tuất không những mất mát về vật chất mà còn phải mang nỗi đau rất lớn về tinh thần. Những đối tượng sống dựa vào người lao động trước đây giờ họ cần một phần tài chính để đáp ứng nhu cầu tối thiểu của cuộc sống. Hiện nay chế độ trợ cấp tử tuất bao gồm: - Mai táng phí: Là khoản trợ cấp cho gia đình để lo việc tang lễ cho người lao động khi họ bị chết, có thể bao gồm cả chi phí chôn cất lẫn chi phí tang lễ. Hiện nay BHXH trợ cấp mai táng phí bằng 8 tháng lương tối thiểu cho một lao động hưởng trợ cấp BHXH bị chết. Bảng 2.14: Tình hình chi trả mai táng phí Năm Đối tượng người hưởng(người) Số tiền(trđ) Tốc độ tăng(%) 2002 110 221 - 2003 140 348 57 2004 150 348 0 2005 137 381 9,5 2006 140 496 30,1 Nguồn:BHXH quận Cầu Giấy Số liệu trên thể hiện rõ nét nhất số lao động đang hưởng BHXH bị chết tại quận. Qua 5 năm số đối tượng hưởng và số tiền chi trả mai táng phí này tăng giảm không đều nhau. Đặc biệt là năm 2003 số tiền thực chi tăng nhiều năm 2003 tăng 57% so với năm 2002. Năm 2006 tăng 30,1% so với năm 2005. Nguyên nhân là do mức lương tối thiểu năm 2003 tăng 290.000đ/tháng. Năm 2006 tăng 450.000đ/tháng. Ngoài trợ cấp mai táng phí, chế độ trợ cấp tử tuất còn bao gồm những loại trợ cấp sau: - Tuất định suất cơ bản: áp dụng cho thân nhân người chết, BHXH quy định mỗi thân nhân được hưởng 40% mức lương tối thiểu. - Tuất định suất nuôi dưỡng: áp dụng trong trường hợp trẻ mồ côi cả cha lẫn mẹ, người cô đơn không nơi nương tựa bằng 70% mức lương tối thiểu. - Trợ cấp một lần: Được tính bằng 1/2 tháng lương đối với gia đình người lao động đang làm việc nhưng tối đa không quá 12 tháng. Đối với những gia đình đang hưởng lương hưu hoặc trợ cấp BHXH thì tối đa là 12 tháng, tối thiểu là 3 tháng lương. BHXH quận Cầu Giấy còn chịu trách nhiệm quản lý đối tượng là những người về hưu, những cán bộ lão thành cách mạng, và đối tượng mất sức lao động. Khi những người này bị chết thì thân nhân tiến hành khai báo, làm hồ sơ xin hưởng tiền tuất tuỳ theo theo điều kiện mà hưởng tuất một lần hay tuất hàng tháng. Chi trả chế độ này tại BHXH quận Cầu Giấy chủ yếu là cho đối tượng hưu công nhân viên chức, chiếm tới 70% tổng số đối tượng hưởng trợ cấp BHXH tại quận, tỷ lệ người mất sức lao động bao gồm cả những người chưa bị cắt lẫn hưởng lại chiếm khoảng 20% còn lại là hưu quân đội và cán bộ lão thành cách mạng. Bảng 2.15: Tình hình chi trả chế độ tử tuất tại BHXH quận Cầu Giấy- Hà Nội (2002-2006) Năm Chỉ tiêu Mức tăng giảm qua các năm Số người được hưởng(người) Số tiền(trđ) Số tiền( trđ) Tốc độ tăng(%) 2002 404 741 - - 2003 382 1.130 389 52,5 2004 422 956 -174 -15 2005 450 1.097 141 14,7 2006 470 1.453 356 32,5 Nguồn:BHXH quận Cầu Giấy Theo số liệu ở bảng 15, số đối tượng và số tiền chi trả các năm đều tăng lên đặc biệt là năm 2003 và năm 2006 với tốc độ tăng là 52,5% và 32,5%, chỉ có năm 2004 là giảm nhẹ giảm 15%. Nguyên nhân chính là do mức lương tối thiểu tăng. Mặt khác do sự chi trả cho con của người lao động chưa đủ 15 tuổi hoặc bố mẹ vợ chồng người nuôi dưỡng hợp pháp đã hết tuổi lao động nhiều hơn. 2.2.2.6. Chi trợ cấp chế độ thai sản. Đây là một khoản chi trả lớn nhất trong các khoản chi trả ngắn hạn. Là một quận tập trung nhiều nhà máy dệt, công ty dày da, thực phẩm đòi hỏi hầu hết công nhân là nữ. Chính vì vậy,việc thực hiện chế độ thai sản là nhu cầu đòi hỏi thường xuyên của người lao động. Hơn nữa, việc quy định thời gian nghỉ cần tính đến yếu tố điều kiện và môi trường lao động nhằm đảm bảo sức khoẻ cho sản phụ thuộc các nhóm khác nhau. Do đó công tác quản lý chi cho chế độ này cũng cần phải được lưu ý tránh tình trạng trục lợi BHXH của chủ sử dụng lao động. Đây là một chế độ do yêu cầu kết hợp rất nhiều các cơ quan đoàn thể (y tế, BHXH, Công đoàn, cơ quan sử dụng lao động, Nhà Nước) chính vì vậy rất cần sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng nhằm bảo vệ quyền bà mẹ, trẻ em nhưng đồng thời cũng phải thực hiện chi đúng chế độ, đối tượng. Số đối tượng hưởng chế độ thai sản trong 5 năm qua thể hiện ở bảng 2.16 Bảng 2.16: Tình hình chi trả trợ cấp thai sản tại BHXH quận Cầu Giấy- Hà Nội (2002- 2006) Năm Chỉ tiêu Mức tăng giảm hàng năm Số người hưởng(người) Số tiền trợ cấp(trđ) Số tiền(trđ) Tốc độ tăng(%) 2002 330 592 - - 2003 603 1.399 807 2,4 2004 1.000 2.152 753 53,8 2005 950 2.334 182 8,5 2006 1.100 4.040 1.706 73 Nguồn:BHXH quận Cầu Giấy Qua đây ta thấy nhìn chung các năm số đối tượng hưởng chế độ này tăng: Đặc biệt là năm 2006 con số hưởng tăng nhanh 1.100 người với tốc độ tăng 3,3 lần so với năm 2002. Điều này cũng lý giải vì sao số tiền thực chi cho chế độ này cũng tăng nhanh. Năm 2006 tăng 73% so với năm 2005. Điều này là do một phần Nhà Nước mở rộng phạm vi đối tượng tham gia BHXH, mặt khác số lao động nữ tham gia vào các đơn vị cũng ngày càng tăng và cũng có nhiều trường hợp lao động nữ sau khi xin vào làm được một thời gian ngắn thì xin nghỉ chế độ. Một phần nữa là do Nhà Nước điều chỉnh mức lương tối thiểu làm cho số tiền thực chi cho chế độ này cũng tăng lên. 2.2.2.7. Tình hình chi trả trợ cấp ốm đau ở BHXH quận cầu Giấy – Hà Nội (2002-2006). Đối tượng hưởng chế độ ốm đau là những người bị ốm đã tham gia đóng BHXH tại các đơn vị cơ sở và hiện đang công tác. Việc chi trả chế độ trợ cấp ốm đau tại BHXH quận là chi trả tập trung cho các đơn vị cơ sở có người bị ốm đau. BHXH quận thường xuyên theo dõi chặt chẽ tiến độ trích nộp BHXH, tiến độ chi trả trợ cấp ốm đau của từng đơn vị trên cơ sở hướng dẫn các đơn vị cơ sở tập hợp, hoàn thiện chứng từ chi, thanh quyết toán kịp thời với BHXH. Bên cạnh đó, BHXH thực hiện phân công cán bộ đến từng đơn vị hướng dẫn cách ghi chép biểu mẫu, lập chứng từ thanh quyết toán theo quy định của Nhà Nước, của nghành. Hàng tháng quận thực hiện đối chiếu chứng từ nghỉ ốm, làm thủ tục thanh toán trên nguyên tắc đóng BHXH đến tháng nào thì trợ cấp BHXH đến tháng tiếp theo (ứng trước một tháng). BHXH theo dõi chặt chẽ kịp thời, nhờ đó tình trạng thanh quyết toán chậm cơ bản được giải quyết. Cho đến nay, việc chi trả cho chế độ này nhìn chung đã đi vào nề nếp. Kết quả chi trả trong 5 năm qua được thể hiện ở bảng 2.17. Bảng 2.17: Biến động số người hưởng chế độ trợ cấp ốm đau tại BHXH quận Cầu Giấy- Hà Nội (2002-2006) Năm Chỉ tiêu Mức tăng giảm qua các năm Số người hưởng(người) Số tiền(trđ) Số tiền(trđ) Tốc độ tăng (%) 2002 2.191 236 - - 2003 2.829 241 106 44,5 2004 2.500 341 0 0 2005 4.500 626 285 83,5 2006 3.300 515 -111 -18 Nguồn:BHXH quận Cầu Giấy Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy: Năm 2006 thì chi cho chế độ ốm đau giảm (18%) so với năm 2005. Nhưng thực tế vẫn cao hơn nhiều so với các năm 2003, 2004. Riêng chế độ ốm đau phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện làm việc, thời tiết, khí hậu cũng như môi trường, cuộc sống riêng của người lao động. Thêm vào đó một số lao động do thiếu việc làm nên cho nên cho người lao động thay nhau nghỉ và tính đó là ngày nghỉ ốm để được hưởng BHXH.Chính vì vậy kết quả chi trả chế độ trợ cấp ốm đau chỉ phần nào phản ánh tình hình sức khoẻ của người lao động trong các đơn vị mà mà BHXH quận quản lý. Tuy nhiên, sau khi BHYT sát nhập vào BHXH, người lao động đã tin tưởng hơn vào chế độ chăm sóc người lao động này. Bằng chứng là số người hưởng và số tiền chi trả cho chế độ ốm đau của năm 2003 tăng 44,5% so với năm 2002. Tại BHXH quận Cầu Giấy số tiền chi trợ cấp ốm đau hoàn toàn từ quỹ BHXH, NSNN không phải chi khoản trợ cấp này, điều này giảm bớt chi cho NSNN. 2.2.2.8 Tình hình trợ cấp nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ. Chế độ này mới được BHXH áp dụng chi từ năm 2001 khi có quyết định số 37/2003/QĐ-TTg của Chính Phủ nhằm giúp người lao động phục hồi sức khoẻ sau thời gian lao động nhất định. Điều này chứng tỏ đường lối chính sách của Đảng và Nhà Nước ta mong muốn ngày càng đáp ứng cao hơn những nhu cầu tất yếu của người lao động trong tình hình mới. Điều kiện để được hưởng chế độ này: Người lao động đã đóng đủ BHXH theo quy định thì được nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khoẻ khi có 1 trong 3 điều kiện sau: - Có đủ 3 năm đóng BHXH trở lên tại đơn vị mà bị suy giảm sức khoẻ - Sau khi điều trị nội trú do ốm đau, TNLĐ-BNN mà chưa phục hồi sức khoẻ - Lao động nữ sức khoẻ yếu sau khi nghỉ thai sản( kể cả trường hợp nghỉ do sẩy thai) Bảng 2.18: Tình hình chi trả trợ cấp nghỉ dưỡng sức tại quận Cầu Giấy – Hà Nội (2002-2006) Năm Chỉ tiêu Mức tăng giảm qua các năm Số người hưởng(người) Số tiền( trđ) Số tiền( trđ) Tốc độ tăng(%) 2002 1.450 441 - - 2003 1.242 392 - 49 - 12 2004 2.800 964 572 145,9 2005 2.500 971 7 0,7 2006 2.800 1.683 712 73 Nguồn: BHXH quận Cầu Giấy Trong 5 năm thực hiện chế độ dưỡng sức, BHXH quận đã đạt được kết quả rất khả quan. Điều này đồng nghĩa với việc là ngày càng nhiều người lao động được chăm sóc sức khoẻ, điều kiện ưu đãi đối với họ ngày càng được cải thiện rõ nét. Tốc độ tăng trưởng cũng rất cao nhất là vào năm 2004 (tăng 145,9% tức là tăng 572 trđ so với năm 2003). Lý do của hiện tượng trên vì có sự thay đổi về số lượng người tham gia đóng BHXH. Ngoài ra còn vì số người nghỉ dưỡng sức luôn phụ thuộc số người lao động ốm đau, thai sản mà số lượng người hưởng trong các chế độ này lại thường tăng theo các năm. Nhìn chung: Tình hình chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH ở quận Cầu Giấy luôn được thực hiện tốt. Các đối tượng thuộc diện được hưởng trợ cấp BHXH theo đúng quy định của pháp luật đến làm việc tại cơ quan BHXH quận đều được tiếp đón và giải quyết nhanh chóng, đúng quy định, không có hiện tượng chậm chi trả BHXH cho các đối tượng trừ những trường hợp do yếu tố khách quan tác động như: người được hưởng không thể đến lĩnh trợ cấp hoặc đơn vị sử dụng lao động đưa không đúng số tài khoản của đơn vị dẫn đến việc cán bộ chi BHXH gửi trợ cấp BHXH vào tài khoản sai BHXH quận đã thực hiện quản lý chi BHXH nhằm giải quyết chế độ BHXH và chi trả kịp thời, chính xác, đúng đối tượng, tận tay cho người được hưởng. Đảm bảo an toàn tránh thất thoát quỹ. Bảng 2.19: Cơ cấu chi trả các chế và trợ cấp BHXH tại quận Cầu Giấy- Hà Nội (2002-2006) Năm Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006 1. Hưu trí (trđ) 76.393 123.520 104.342 136.977 198.297 Cơ cấu (%) 97 97 95,6 96 95 2. TNLĐ-BNN (trđ) 117 156 138 153 212 Cơ cấu (%) 0,15 0,13 0,13 0,1 0,1 3.Thai sản (trđ) 592 1.399 2.152 2.334 4.040 Cơ cấu (%) 0,75 1,09 1,97 1,64 1,95 4. Tử tuất (trđ) 962 1.478 1.304 1.478 1.949 Cơ cấu (%) 1,22 1,16 1,19 1,04 0,94 5. ốm đau (trđ) 236 341 341 626 515 Cơ cấu (%) 0,3 0,3 0,3 0,5 0,25 6. Nghĩ dưỡng sức (trđ) 441 392 964 971 1683 Cơ cấu (%) 0,58 0,32 0,81 0,72 1,76 Tổng (trđ) 78.741 127.286 109.241 142.539 206.696 Nguồn:BHXH quận Cầu Giấy Nhìn vào bảng tổng hợp số liệu tổng hợp trên, ta dễ dàng nhận ra được tỷ trọng rất lớn của chế độ hưu trí trong tổng chi các chế độ BHXH. Tuy nhiên lượng chi cho chế độ này có xu hướng tăng lên về số tiền mặc dù tỷ trọng có giảm đi nhưng không đáng kể (từ 76.393 trđ năm 2002 tăng lên 198.297 trđ) tăng 2,6 lần so với năm 2002. Nguyên nhân của hiện tượng này là do số người về hưu ngày càng tăng, xét về cơ cấu thì bao giờ lượng tiền trả cho chế độ này cũng cao hơn hẳn những chế độ khác( bằng 75% mức lương bình quân của 5 năm gần nhất và được lĩnh hàng tháng, trong khi các chế độ khác thường lĩnh một lần hoặc nhiều lần nhưng với số tiền rất thấp). Mặt khác kết cấu dân số nước ta là kết cấu dân số trẻ. Do đó, số người về hưu năm sau luôn cao hơn năm trước trong khi tuổi thọ trung bình ngày càng cao do đời sống người dân được cải thiện khiến cho những người được hưởng cũ chết đi ít. Những lý do đó khiến cho tổng chi chế độ hưu trí tăng lên. Cũng là một chế độ bảo hiểm dài hạn nhưng chế độ tử tuất lại chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu, chỉ từ 0,94% - 1,22%. Tuy vậy với kết quả chi trên BHXH quận đã làm rất tốt công tác chi trả, ổn định cuộc sống và tâm lý cho nhân thân người lao động bị chết. Về những chế độ TNLĐ-BNN, thai sản, ốm đau và tử tuất thì rất khó dự đoán về mức tăng giảm cơ cấu chi trả trong tổng chi BHXH vì những chế độ này phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố như: điều kiện làm việc, bảo hộ lao động, môi trường sống, giới tính, tâm lý người dân Mặc dù mới triển khai nhưng chế độ nghỉ dưỡng sức được thực hiện rất tốt, tổng số tiền chi trả tăng dần qua các năm.Người lao động ngày càng được đáp ứng cao hơn nhu cầu cuộc sống, sức khoẻ và họ ngày càng tin tưởng hơn vào đường lối đúng đắn của Đảng, vào chế độ mà họ đang sống. 2.2.2.9. Đánh giá chung kết quả chi trả các chế độ BHXH Chính sách BHXH mới được xây dựng bởi hệ thống tiêu thức, tiêu chí được quy định cụ thể cho từng chế độ BHXH, tương đối phù hợp với mục đích bản chất của BHXH và phù hợp với tư tưởng, nguyện vọng của người lao động. Hệ thống các chính sách giải quyết việc làm, chính sách ưu đãi xã hội, cứu trợ xã hội, phúc lợi xã hội được thiết lập riêng tách khỏi chính sách BHXH, đã giảm bớt được sự quản lý điều hành chồng chéo, đan xen tạo điều kiện cho hệ thống BHXH Việt Nam tổ chức thực hiện các chế độ chính sách BHXH được thuận lợi. Việc chi trả trực tiếp của BHXH quận từ đó cũng được rõ ràng và bớt ghánh nặng hơn, tạo điều kiện cho cán bộ chi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình tạo uy tín cho cơ quan BHXH quận. Mặc dù thu được những thành tựu rất quan trọng trong quá trình đổi mới nhưng công tác chi trả trong thời gian qua vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập. Vì vậy mà công tác chi trả gặp nhiều khó khăn và không đảm bảo được nguyên tắc cân bằng thu chi của quỹ BHXH, thậm chí trong một số trường hợp nó còn mất đi tính chất bảo đảm cho cuộc sống của người lao động. - Quá trình chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường kéo theo sự chuyển đổi cơ chế BHXH. Sự chuyển đổi này gây ra một số vướng mắc trong việc giải quyết một số quyền lợi chính sách cũ và chính sách mới, giữa thời gian đóng bảo hiểm và thời gian hưởng. Mặt khác trong quy định về BHXH còn những điểm chưa thực sự phù hợp như tuổi nghỉ hưu giữa nam và nữ, giữa các nhóm lao động. Điều này gây khó khăn trong tổ chức hiện của BHXH huyện với các đơn vị, với người lao động khi đi giải quyết quyền lợi cụ thể của họ. - Số người trong độ tuổi lao động tăng nhanh nhưng số người tham gia BHXH chỉ chiếm khoảng 40% tổng số lao động trên địa bàn quận. Phần lớn số người tham gia BHXH đều nằm trong diện bắt buộc. Các chủ sử dụng lao động trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh luôn tìm cách tránh né hoặc cố tình vi phạm luật lao động, ký kết hợp đồng ngắn hạn, thậm chí không ký hợp đồng lao động, ký quyết định lương thấp hơn mức hưởng để không thực hiện tốt việc trích nộp BHXH hoặc thực hiện ở mức tượng trưng nhằm đối phó. - Nhận thức của người lao động còn hạn chế, chưa thấy rõ được ý nghĩa của 5% tiền lương đóng BHXH để hưởng cao hơn do có phần của chủ sử dụng lao động đóng 15% tổng quỹ lương và được Nhà Nước hỗ trợ, là lợi ích thiết thực lâu dài như ốm đau, thai sản,Bên cạnh đó còn nhiều cơ quan trây ỳ, né tránh nợ BHXH, ý thức chấp hành điều lệ BHXH còn lỏng lẻo. Do đó cần phải có những luật định chặt chẽ hơn. - Các chế độ BHXH còn có nhiều bất cập: + Chế độ ốm đau:ốm đau dài ngày đối với một số bệnh: tàn phế, xuất huyết não, tâm thần,áp dụng chế độ ốm đau dài ngày không có giới hạn về thời gian hưởng, gây khó khăn cho người lao động, người sử dụng lao động và cơ quan BHXH. Người lao động ốm dài ngày lại không có chế độ BHYT vì hưởng trợ cấp ốm đau không quy định đóng BHXH, y tế nếu như khám lấy giấy nghỉ ốm hoặc điều trị bệnh khác là một trở ngại. Có người thời gian đóng BHXH dưới 5 năm lại hưởng lại hưởng trợ cấp ốm dài ngày nhiều năm, có mức lương cao hơn so với người có thời gian đóng BHXH từ 10-15 năm hết tuổi lao động được hưởng trợ cấp hưu 45-55% tiền lương bình quân 5 năm cuối thấp hơn trợ cấp dài ngày. +Chế độ TNLĐ-BNN: Chế độ này có quy định trợ cấp cho người lao động khi họ tai nạn trên tuyến đường đi về từ nơi ở đến nơi làm việc. Như vậy trong trường hợp này rất khó xác định đâu là tuyến đường mà người lao động đi từ nhà đến cơ quan và ngược lại bởi vì trên thực tế có rất ít người đi một tuyến đường duy nhất từ nhà đến cơ quan. - Với một địa bàn rộng lớn số đơn vị đặt trên địa bàn lại rất đông trong khi đó số cán bộ làm việc tại BHXH quận Cầu Giấy lại thiếu, nhất là bộ phận chi trả do đó gây nên môi trường làm việc căng thẳng dễ dẫn đến sự thiếu chính xác trong công việc. - Nhiều đối tượng già cả, ốm đau không lĩnh tiền được, yêu cầu phải có giấy uỷ quyền song uỷ ban nhân dân phường lại không có quyền xác nhận, gây rất nhiều khó khăn cho đối tượng. - Một số đối tượng hưu trí hưởng trợ cấp BHXH do chưa nhận thức đầy đủ quy định, vài tháng mới đi lĩnh một lần gây khó khăn cho công tác quản lý, BHXH quận vẫn chưa có chế tài khắc phục. - Các đơn vị có đông công nhân lao động, sản xuất kinh doanh càng khó khăn thì ngày công nghỉ ốm càng nhiều( tiền thanh toán BHXH cao hơn tiền công đi làm) BHXH không kiểm soát được do người lao động không nghỉ quá quy định. - Nhiều đơn vị ngoài quốc doanh tìm mọi cách lách luật như tuyển người có thai vào làm được ít tháng đã làm thủ tục trợ cấp thai sản, nâng lương cao hơn trước khi thanh toán trợ cấp BHXH. - ở BHXH quận Cầu Giấy chủ yếu áp dụng phương thức chi trả gián tiếp qua đại diện chi trả ở các phường nên còn tồn tại những tình trạng cán bộ chi trả ký nhận thay cho người vắng mặt nên có thể dẫn tới việc chiếm dụng tiền mà đối tượng chưa nhận, khi cán bộ bảo hiểm biết thì quá muộn. - Công tác thanh quyết toán, báo cáo tăng giảm đối tượng thường hay chậm bởi đa số cán bộ chi trả làm công tác kiêm nhiệm, họ còn thực hiện nhiệm vụ chuyên môn khác. - Những người làm công tác chi trả ở các ban chính sách xã, phường còn yếu về nghiệp vụ kế toán do vậy công tác ghi chép, cập nhật chứng từ, các bảo biểu kế toán còn nhiều bất cập, thời gian lập bảo biểu thanh quyết toán thường chậm so với quy định. Công tác bảo quản, đảm bảo an toàn về tiền mặt trước, trong khi trả chưa được tốt, tình trạng mất an toàn luôn có nguy cơ xảy ra. - Hiện tại rất nhiều đối tượng ở thành phố lĩnh lương khi không còn ở nơi ban đầu mà vì lý do nào đó mà chưa nhập được hộ khẩu do vậy công tác quản lý và chi trả còn nhiều khó khăn nhất là đối tượng người cao tuổi hưởng chế độ tuất. - Việc chi dưỡng sức được thực hiện trong năm đối với những đơn vị sử dụng ít lao động muốn thực hiện cho người lao động còn gặp nhiều khó khăn. Trên đây là một số vấn đề về công tác thu chi quỹ BHXH tại BHXH quận Cầu Giấy trong 5 năm trở lại đây. Công tác thu chi quỹ BHXH, cân đối giữa BHXH luôn là vấn đề được đặt lên hàng đầu của nghành BHXH. Công tác thu BHXH nhằm xây dựng, tạo lập nên nguồn quỹ BHXH độc lập, là vấn đề sống còn của quỹ BHXH. Bên cạnh đó công tác chi cũng góp phần không nhỏ vào sự ổn định và vững mạnh của quỹ BHXH, nó thể hiện vai trò và uy tín của nghành BHXH. Ngoài hai nhiệm vụ trọng tâm trên, BHXH quận Cầu Giấy còn thực hiện một số nhiệm vụ khác góp phần hỗ trợ tích cực vào sự nghiệp chung của toàn nghành: - Công tác quản lý đối tượng: kiểm tra xét duyệt thẻ BHXH vào hồ sơ của những đối tượng đang hưởng BHXH tại quận. Quản lý theo dõi tình hình tăng giảm đối tượng trong quận. - Thực hiện điều chỉnh lương hưu và trợ cấp thời gian công tác, tỷ lệ hưởng. -Thực hiện quản lý đối tượng mất sức lao động: Số người được hưởng lại, hưởng tiếp và số người ngừng trợ cấp mất sức lao động. - Thực hiện mở sổ quản lý đối tượng, lưu trữ và quản lý hồ sơ, sắp xếp, phân loại hồ sơ hưởng BHXH theo đơn vị hành chính, xã phường, doanh nghiệp theo đúng quy định của nghành. - Giải quyết những vướng mắc mà đối tượng hưởng BHXH gặp phải Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của quận uỷ, UBND quận, sự chỉ đạo sát sao về nghiệp vụ của BHXH thành phố Hà Nội, sự cố gắng của từng cán bộ trong cơ quan và sự đoàn kết tập thể cán bộ của BHXH quận Cầu Giấy. BHXH quận đã đạt được những kết quả đáng mừng trên mọi mặt. Tuy nhiên vì một số lý do khách quan cũng như chủ quan mà vẫn còn những tồn tại hạn chế trong công tác thu chi quỹ BHXH như đã nêu ở trên. Điều này đòi hỏi phải được sửa đổi, điều chỉnh kịp thời để đảm bảo cho hoạt động BHXH quận Cầu Giấy được thực hiện tốt hơn nữa và đạt được những mục tiêu đã đề ra đồng thời để đảm bảo quyền lợi cho hàng vạn lao động trong các doanh nghiệp, cơ quan hành chính sự nghiệp, cán bộ xã (phường) đang đóng tại quận. Chương III Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác thu chi BHXH tại cơ quan BHXH quận cầu giấy- hà nội BHXH là một bộ phận quan trọng trong hệ thống chính sách xã hội của Đảng và Nhà Nước ta, BHXH có ý nghĩa quan trọng và liên quan trực tiếp đến việc ổn định đời sống của mỗi cán bộ, công chức, lực lượng vũ trang và người lao động cũng như sự ổn định phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Chính vì vậy mọi sự thay đổi bổ sung hay đổi mới các chế độ, chính sách BHXH đều có ảnh hưởng đến những ổn định nói trên. Nói cách khác đây là vấn đề hết sức nhạy cảm liên quan đến cuộc sống của mọi người và thu hút sự quan tâm của xã hội. Vì thế, quá trình nghiên cứu xây dựng các chế độ, chính sách BHXH và luật BHXH, tuân theo những nguyên tắc cơ bản của BHXH đã được nêu ra từ thực tiễn và các công trình nghiên cứu khoa học về lĩnh vực này. Hoạt động BHXH được thống nhất tổ chức theo nghành dọc từ trung ương đến địa phương, BHXH cấp quận, huyện, thành phố trực thuộc tỉnh là cấp trực thuộc nhỏ nhất của hệ thống BHXH Việt Nam, hoạt động dưới sự chỉ đạo và hưỡng dẫn trực tiếp của BHXH tỉnh, BHXH cấp quận huyện không có thẩm quyền trong việc ban hành sửa đổi các chính sách BHXH cũng như các văn bản pháp luật về BHXH mà phải do sự chỉ đạo từ cơ quan BHXH cấp trên. Do vậy muốn hoàn thiện công tác thu chi quỹ BHXH quận Cầu Giấy nói riêng và các quận huyện khác nói chung thì phải có sự thay đổi đồng bộ từ phía cơ quan chức năng. 3.1. Kiến nghị chung về chính sách BHXH. 3.1.1.Đối với nghành BHXH Việt Nam: 3.1.1.1. Hoàn thiện chính sách BHXH, BHYT trong trong thời kỳ hội nhập và phát triển. Việt Nam gia nhập WTO tạo nên những thời cơ, vận hội phát triển sự nghiệp BHXH. Sự tăng trưởng kinh tế cao, thu nhập và đời sống của người dân được cải thiện, làn sóng đầu tư mạnh mẽ, các doanh nghiệp có cơ hội phát triển, những yêu cầu uy tín, chất lượng, hiệu quả hoạt động, đơn giản hoá thủ tục, cải cách hành chính đối với mọi nghành mọi cấp là những yếu tố quan trọng tác động tích cực đến hoạt động BHXH, BHYT. Gia nhập WTO, những thách thức đối với BHXH cũng rất lớn, đó là sự biến động của đối tượng tham gia trong khu vực doanh nghiệp khi phải hoạt động trong môi trường cạnh tranh khắc nghiệp hơn. Chế độ chính sách đối với người lao động phải được cập nhật bổ sung sửa đổi cho phù hợp thực tiễn. Hội nhập sâu vào nền kinh tế quốc tế đặt ra yêu cầu cấp bách, phải chuẩn bị tốt nguồn nhân lực có đủ sức đủ tầm được trang bị đầy đủ kiến thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học, để đáp ứng trong tình hình mới. Vấn đề BHXH thất nghiệp, BHXH tự nguyện, BHYT người nghèo thực hiện như thế nào trong bối cảnh sôi động của hội nhập kinh tế quốc tế là những vấn đề cần có sự đầu tư nghiên cứu, chuẩn bị bước đi cách làm cho phù hợp hiệu quả. Nghị quyết Đại hội X của Đảng tiếp tục nêu định hướng tiến tới thực hiện BHYT toàn dân, yêu cầu xây dựng và thực hiện tốt lộ trình trên tới BHYT toàn dân vào năm 20010, đã đặt ra những thách thức rất lớn trong tổ chức thực hiện. Để thực hiện tốt định hướng này thì việc xây dựng và ban hành luật BHYT trở thành yêu cầu cấp bách. Triển khai thực hiện luật BHXH, nghị định và các thông tư hướng dẫn thực hiện luật trong đó cần chú trọng mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Tập trung khai thác đối tượng tham gia BHYT theo Nghị định 63 của Chính phủ, đồng thời tích cực tham gia xây dựng luật BHYT. Đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý các mặt hoạt động của nghành, trong đó tập trung vào xây dựng chương trình quản lý thu và giám định y tế. Tăng cường công tác kiểm tra duy trì hoạt động của chính phủ, của nghành và thực hiện chống tham nhũng. Thực hiện tiết kiệm chống lãng phí. Tổ chức thực hiện có hiệu quả cơ chế quản lý tài chính mới của nghành. 3.1.1.2. Phải tạo sự thông thoáng trong việc triển khai các loại hình BHXH BHXH Việt Nam đang thực hiện BHXH cho công chức, viên chức và người lao động trong các thành phần kinh tế theo nghị định 12/CP và nghị định 45/CP của Chính Phủ, BHXH cho cán bộ xã phường theo nghị định 09/CP. BHXH ngoài công lập cho đối tượng hoạt động trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao. Mỗi loại hình được điều chỉnh mức đóng và cách tính thời gian hưởng BHXH khác nhau nên khi thực hiện nảy sinh nhiều vướng mắc. Vì lý do nào đó người lao động không tiếp tục làm việc trong các cơ quan Nhà Nước, doanh nghiệp chuyển về làm ở địa phương xã, phường thì thời gian nay không được cộng nối với thời gian ở xã phường và ngược lại. Đây cũng là quá trình cản trở cho việc tham gia BHXH của người lao động vì trong thời gian từ 20-30 năm một người có thể thay đổi công việc do môi trường hay điều kiện xã hội, điều kiện sinh hoạt. Mặt khác theo đề án xây dựng luật BHXH còn thêm BHXH tự nguyện để thực hiện công bằng trong chính sách BHXH, mỗi người lao động đều có quyền tham gia và hưởng thụ BHXH. Vậy kết quả tham gia BHXH phải được bảo lưu để tính hưởng BHXH tuổi già sau nay. Các nhà làm luật phải cân nhắc, điều chỉnh phù hợp tạo thành hành lang pháp lý thông thoáng cho việc đóng và hưởng BHXH. 3.1.1.3. Nâng cao việc đào tạo và sử dụng cán bộ Hiện nay, hầu hết cán bộ của ngành BHXH được chuyển từ Liên đoàn lao động và phòng lao động thương binh xã hội sang một số cán bộ trong quá trình làm việc chủ yếu dựa vào kinh nghiệm là chính, tiếp cận các văn bản Nhà Nước một cách thụ động, thiếu tính sáng tạo, phong cách làm việc còn mang tính chất quan hành chính quan liêu. Do vậy việc đổi mới xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ ngành BHXH là một vấn đề cấp thiết mang tính khách quan. Gần đây, ở một số cơ quan BHXH đã giải quyết cho cán bộ vừa học vừa đi làm để nâng cao trình độ nghiệp vụ cũng như quản lý. Đây chính là giải pháp trước mắt nên khó tránh khỏi tình trạng chắp vá cả về số lượng và chất lượng. Vì vậy cần phải có một chương trình đào tạo mang tính đồng bộ cho đội ngũ cán bộ của toàn ngành BHXH. Hình thành trung tâm đào tạo về nghiệp vụ tài chính kế toán, quản lý kinh tế, tin học riêng cho ngành BHXH ở cấp tỉnh. Phải xây dựng kế hoạch đào tạo đáp ứng được nhu cầu hiện tại và tương lai. Thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ BHXH các quận huyện. Việc tuyển dụng cán bộ phải chú ý đến số lượng và chất lượng đặc biệt là đối với các chức vụ giám đốc và kế toán trưởng cần lựa chọn các cá nhân tiêu biểu, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có quan điển lập trường đúng đắn, có tình thương yêu đồng chí, đồng nghiệp, gắn bó với người lao động. Đặc biệt là đào tạo đội ngũ cán bộ trẻ. Để thu hút nhân tài nên tuyển trực tiếp sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành bảo hiểm, hỗ trợ cho các sinh viên xuất sắc để khi tốt nghiệp sẽ về công tác cho cơ quan BHXH. Muốn xây dựng hệ thống BHXH của Việt Nam vững mạnh thì Đảng và Nhà Nước phải tăng cường đầu tư cho ngành này để có một chương trình đào tạo sử dụng hợp lý và khoa học. Bên cạnh đó ngành BHXH cũng phải nỗ lực triển khai các chương trình đào tạo đó. 3.1.1.4. Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền Công tác thông tin tuyên truyền về BHXH trong giai đoạn hiện nay có ý nghĩa quan trọng. Mục đích nâng cao nhận thức đầy đủ về ý nghĩa, trách nhiệm và quyền lợi của mọi người lao động và chủ sử dụng lao động về chính sách chế độ BHXH. Cần coi thông tin tuyên truyền là nhiệm vụ quan trọng hiện nay và lâu dài. Để thực hiện tốt công tác tuyên truyền cần phải làm tốt những nhiệm vụ sau: - Ngoài tuyên truyền chính sách, pháp luật và các chế độ BHXH, giải đáp hướng dẫn việc thực hiện các chế độ, kết quả các mặt hoạt động của ngành Cần đặc biệt quan tâm đến nội dung mà lâu nay ít được đề cập đến đó là tuyên truyền về mục đích, bản chất nhân đạo nhân văn của BHXH. Việc làm này sẽ làm thay đổi tâm lý nặng nề hiện nay là bắt buộc phải đóng BHXH. Từ đó họ sẽ tự giác, tự nguyện tham gia BHXH và có trách nhiệm nộp BHXH. - Tạp chí BHXH Việt Nam ra đời đánh dấu một mốc lịch sử trong công tác tuyên truyền về BHXH. Thời gian qua, các bài viết chủ yếu là của các nhà quản lý BHXH, đội ngũ cộng tác viên chưa đáp ứng được số lượng chất lượng bài viết. Để phục vụ độc giả ngày một tốt hơn, tạp chí BHXH phải đa dạng hoá nội dung và hình thức thể hiện.Để làm được việc này đòi hỏi đội ngũ phóng viên, biên tập viên cộng tác viên phải có những bài viết với chất lượng cao. Bài viết không thể dừng lại ở thông tin một cách đơn thuần những kết quả đã đạt được mà phải dựa trên sự phân tích một cách khoa học, mang tính lập luận nghiệp vụ về BHXH. Bài viết phải đầy đủ thông tin cần thiết, chính xác và cập nhật. Từ đó đòi hỏi đội ngũ biên tập viên, cộng tác viên trong và ngoài ngành phải có trình độ chuyên môn cũng như trách nhiệm cao. - Phải đảm bảo kinh phí cho hoạt động thông tin tuyên truyền. - Lựa chọn cán bộ có trình độ hiểu biết về BHXH chuyên trách làm công tác thông tin tuyên truyền từ cấp trung ương đến cấp tỉnh thành phố. - Đầu tư phương tiện, trang thiết bị làm việc để đảm bảo cho hoạt động thông tin tuyên truyền. - Tăng cường phối hợp với cơ quan thông tin đại chúng ( đài truyền hình, truyền thanh, báo chí) để tuyên truyền sâu rộng hơn về BHXH. Nội dung tuyên truyền cần ngắn gọn, dễ hiểu, gây được sự chú ý của mọi người. - Tổ chức thực hiện một số hình thức tuyên truyền trực quan sinh động: tranh cổ động, áp phích, sách hỏi đáp giới thiệu về pháp luật và các chế độ BHXH, phát hành rộng rãi đến từng đơn vị sử dụng lao động. - Tổ chức các hội nghị, các cuộc họp trong đó có các đại diện của cơ quan BHXH, chủ sử dụng lao động, đại diện của người lao động để nhằm mục đích tuyên truyền về BHXH gúp các bên tham gia hiểu rõ tính pháp luật của các chính sách BHXH, nắm được quyền lợi và nghĩa vụ của mình. Đồng thời qua đó thu thập tổng hợp các ý kiến thắc mắc đóng góp từ phía người lao động, chủ sử dụng lao động để đưa ra các biện pháp phù hợp với nguyện vọng của họ. Làm tốt công tác thông tin tuyên truyền về BHXH sẽ giúp cho người lao động hiểu rõ hơn ý nghĩa, trách nhiệm và quyền lợi của việc tham gia BHXH, từ đó thúc đẩy họ tham gia BHXH nhằm tăng thu cho quỹ BHXH. 3.2. Kiến nghị với công tác thu chi quỹ BHXH 3.2.1. Về quản lý và thực hiện quỹ BHXH Nguồn đóng góp chủ yếu của quỹ BHXH vẫn từ người lao đông, người sử dụng lao động. Ngoài ra còn có các khoản thu khác như thu từ hoạt động đầu tư của quỹ BHXH, sự hỗ trợ của Nhà Nước. Thực tế cho thấy đất nước ta trải qua 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, sau ngày hoà bình lập lại, năm 1975 bước vào xây dựng đất nước nhưng chính sách bao cấp nói chung và bao cấp về BHXH vẫn duy trì đến tháng 9/1995. Tháng 10/1995 thì quỹ BHXH mới tách khỏi NSNN thành một quỹ độc lập. Như vậy những người thuộc diện hưởng chế độ BHXH thường xuyên trước tháng 10/1995 đều do nguồn kinh phí từ NSNN cấp. Từ tháng 10/1995 trở đi thì do quỹ BHXH đảm bảo nhưng thực tế số người này quỹ BHXH chưa thu hoặc chỉ thu trong thời gian ngắn theo các chuyên gia nghiên cứu về quỹ BHXH thì mức đóng 20% đối với lao động trong các thành phần kinh tế và 15% đối với cán bộ xã, phường. Mức chi tối đa 75%/tháng với điều kiện phải đóng BHXH 30 năm thì quỹ BHXH chỉ đảm bảo trả cho người lao động được 7 năm, còn lại bình quân 5 năm thì phải dùng nguồn kinh phí từ NSNN để bù. Chính điều này cho thấy vai trò hỗ trợ của Nhà Nước rất quan trọng. Nếu Nhà Nước không thống nhất quản lý tập trung quỹ BHXH thì nguy cơ phá vỡ quỹ là hiện hữu. 3.2.2. Mở rộng nguồn thu BHXH Hiện nay việc thực hiện BHXH cho mọi người lao động ở tất cả các thành phần kinh tế đang là nguyện vọng và phương hướng xây dựng Nhà Nước XHCN. Khi mọi người lao động đều được tham gia BHXH chính là đã tạo ra được mạng lưới bảo vệ rộng khắp, che chắn cho mọi người lao động không bị rơi vào cảnh túng quẫn, một xã hội có sự liên kết cộng đồng tương trợ giúp đỡ lẫn nhau. Để mở rộng đối tượng tham gia BHXH, Nhà Nước ta cần ban hành các chính sách BHXH tự nguyện. Hình thức BHXH này đã được Bộ luật lao động và Nghị định 12/CP khẳng định song vẫn chưa thực hiện. Nước ta đang trong thời kỳ hội nhập và phát triển nên số lượng lao động nhày càng tăng kéo theo sự gia tăng cả các đối tượng tham gia và hưởng BHXH. Đối tượng BHXH hiện nay mới chỉ dừng lại ở các cơ quan hành chính sự nghiệp sự nghiệp, cơ quan Đảng, đoàn thể và các đơn vị có sử dụng từ 10 lao động trở lên. Do vậy cần phải có biện pháp hữu hiệu để cho mọi người lao động đều được tham gia BHXH. Có thể có các hướng giải quyết sau: - Mức đóng góp hiện nay của người lao động dựa trên tiền lương cơ bản ( lương cấp bậc). Trong khi đó thu nhập thực tế của người lao động lại không ngừng tăng lên. Đặc biệt là lao động trong khu vực ngoài quốc doanh. Do vậy, nên hình thức BHXH bổ sung, khuyến khích người lao động tự nguyện đóng góp cao hơn ứng với thu nhập thực tế, xem xét mức hưởng của họ sao cho phù hợp để đảm bảo an toàn cho quỹ BHXH và quyền lợi của họ. Trong hình thức này chủ sử dụng lao động không có liên quan. - Hiện nay do mở cửa nền kinh tế nên một loạt các doanh nghiệp vừa và nhỏ ra đời, trong đó số lượng doanh nghiệp có quy mô dưới 10 lao động tương đối lớn. Vì vậy nên mở rộng đối tượng lao động đến các doanh nghiệp này. Để đẩy mạnh công tác thu BHXH cần ban hành ngay các văn bản pháp luật các doanh nghiệp ngoài quốc doanh phải đăng ký tham gia BHXH. Phải quy định rõ ràng các doanh nghiệp khi đăng ký kinh doanh phải đăng ký tham gia BHXH cho người lao động thì mới cấp giấy phép kinh doanh. Đồng thời phải có văn bản cụ thể hướng dẫn chi trả để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác chi trả trợ cấp BHXH. - Đối với các đối tượng chưa tham gia BHXH bắt buộc thì cần áp dụng hình thức BHXH tự nguyện. Trong trường hợp người lao động tham gia BHXH tự nguyện không có khả năng đóng BHXH do các nguyên nhân khách quan thì cũng nên được hưởng trợ cấp một lần hoặc được bảo lưu tiền đóng BHXH đến khi người tham gia có điều kiện tiếp tục đóng BHXH. Số tiền đóng và số năm đóng được cộng cộng dồn. Quỹ BHXH tự nguyện phải hoàn toàn độc lập cân đối thu chi. Nghĩa là có đóng mới có hưởng, đóng nhiều hưởng nhiều đóng ít hưởng ít. Để mở rộng đối tượng tham gia cần làm tốt các công việc sau: + Mở rộng công tác tuyên truyền về chính sách BHXH để mọi người dân đều thấy lợi ích của việc tham gia, đồng thời cải cách thủ tục hành chính trong việc giải quyết chế độ chính sách BHXH cho người tham gia để họ ổn định cuộc sống. + Với các đối tượng có thu nhập không ổn định do không có mức lương để tính phí thì BHXH nên có biểu phí quy định cụ thể cho các loại hình thức tham gia. + Tổ chức mạng lưới cán bộ thu phí BHXH trực tiếp từ những người tham gia. Việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH theo hình thức này đảm bảo được quy luật số đông bù số ít và tạo nên sự lớn mạnh của quỹ BHXH gắn chặt quyền lợi của người lao động với quỹ BHXH, đưa quỹ trở thành một công cụ xã hội quan trọng. 3.2.3. Bảo toàn và tăng trưởng quỹ BHXH Muốn công tác chi trả được thực hiện tốt hơn và để đảm bảo khả năng chi trả thì phải có các biện pháp bảo tồn và tăng trưởng quỹ BHXH. Để bảo tồn được giá trị quỹ BHXH cần phải sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm quỹ, cần tăng nguồn thu, chi đúng mục đích, đối tượng và tăng cường công tác kiểm tra sử dụng quỹ. Do vậy cần phải đầu tư quỹ sao cho có hiệu quả cao nhất trên nguyên tắc đảm bảo an toàn và hạn chế rủi ro. Trong những năm tới chúng ta vẫn phải tiến hành đầu tư trên các lĩnh vực quên thuộc như: mua tín phiếu, trái phiếu của Chính phủ, cho các tổ chức tín dụng của Nhà Nước vay, đầu tư vốn vào các doanh nghiệp lớn được sự bảo hộ của Nhà Nước. Bên cạnh đó chúng ta sẽ phải tiến hành đầu tư vào những lĩnh vực có tỷ suất lợi nhuận cao mặc dù các yếu tố rủi ro có tăng lên để đa dạng hoá các loại hình đầu tư. 3.2.4. Đẩy mạnh công tác thu bảo hiểm Cơ quan BHXH quận Cầu Giấy cần đẩy mạnh công tác thu BHXHđối với các đơn vị ngoài quốc doanh. Cần bám sát các văn bản Pháp luật của Nhà Nước để buộc các đơn vị này thực hiện nghĩa vụ đối với người lao động. Có biện pháp nâng cao nhận thức của người lao động và người sử dụng lao động, khuyến khích người lao động đấu tranh đòi quyền lợi của họ. Muốn vậy, phải tập trung cán bộ thu để thường xuyên theo dõi đôn đốc việc thực hiện đóng BHXH ở các đơn vị này. Trong thời gian tới số lượng doanh nghiệp ngoài quốc doanh tham gia BHXH tăng lên, do đó ngay từ bây giờ BHXH quận cần sớm thành lập một nhóm cán bộ chuyên quản về mảng thu BHXH ngoài quốc doanh. Cán bộ thu ở mảng này phải được tổ chức tập huấn thường xuyên nâng cao trình độ, nghiệp vụ thu. Ngoài ra cần bổ sung thêm cán bộ nhất là cán bộ trẻ có trình độ năng lực, linh hoạt, năng động, có tấm lòng nhiệt huyết và sự cảm thông sâu sắc với đối tượng. Để hạn chế doanh nghiệp ngoài quốc doanh trốn tránh, dây dưa kéo dài cố tình không nộp BHXH, giảm tình trạng nợ đọng BHXH đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp này tham gia BHXH thì cơ quan BHXH cần tập trung chỉ đạo và tiến hành điều tra khảo sát, nắm thực trạng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Tổ chức thống kê tổng hợp, nắm chắc số liệu về đối tượng này. Trên cơ sở danh sách các đơn vị ngoài quốc doanh nắm được rà soát lại toàn bộ số doanh nghiệp, lập danh sách và phân loại các doanh nghiệp cụ thể từ đó xác định được số đối tượng tham gia, xác định cho được những vấn đề vướng mắc, biện pháp để xử lý và đề xuất các phương án tiếp theo. Song song với việc rà soát toàn bộ đơn vị thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, cơ quan BHXH quận cần phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng trong quận: chi cục thuế, chính quyền xã phường, các nghành hữu quan để nắm vững số doanh nghiệp đang hoạt động, mới thành lập, giải thể để vận động các doanh nghiệp tham gia BHXH và hướng dẫn các đơn vị thủ tục tham gia BHXH. Kết hợp cùng với Liên đoàn lao động, Viện kiểm soát nhân dân quận kiểm tra các đơn vị nộp chậm, né tránh BHXH, thực hiện bằng nhiều hình thức: nhắc nhở trực tiếp đến đơn vị, đôn đốc, kiến nghị, xử phạt hành chính, phối hợp cùng với công đoàn cơ sở tại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh để quan sát thực thi các chế độ, bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Phối hợp với các cơ quan báo chí địa phương tuyên truyền về những đơn vị cố tình kéo dài thu nộp BHXH. Phối hợp chặt chẽ với cán bộ làm công tác thu BHXH tại các đơn vị tham gia, yêu cầu người sử dụng lao động đăng ký danh sách lao động một cách kịp thời, chính xác, nếu có sự thay đổi lao động, mức lương thì cán bộ đó phải báo ngay cho cơ quan BHXH nắm bắt kịp thời. 3.2.5. Bổ sung và hoàn thiện công tác thu và chống thất thu, nợ đọng BHXH Quỹ BHXH được hình thành trên cơ sở có sự đóng góp của người lao động và của người sử dụng lao động. Tham gia vào quá trình hình thành quỹ BHXH còn có Nhà Nước, một nguồn thu quan trọng khác của quỹ BHXH là đầu tư sinh lời để tăng trưởng quỹ. Ngoài ra còn có một khoản thu khác từ phần nộp phạt do nộp chậm BHXH của các đơn vị, doanh nghiệp nhằm tăng cường tính chặt chẽ và hiệu lực quản lý quỹ BHXH. Bổ sung hoàn thiện mức thu để đảm bảo cân đối thu chi có ý nghĩa quan trọng đối với quỹ BHXH. Cần tiếp tục lấy nguyên tắc hạch toán thu chi quỹ làm căn bản trong chính sách BHXH. Trên cơ sở nguyên tắc này, xác định mức đóng và mức trợ cấp cần hợp lý theo từng thời kỳ, phù hợp với sự biến động của giá, khả năng tăng trưởng quỹ BHXH. Nếu mức đóng là 23% thì trong tương lai NSNN phải bù thiếu. Bởi vì sau 30 năm sẽ đóng khoảng 83 tháng tiền lương. Khi về hưu được lĩnh 75% mức lương trung bình trong 5 năm cuối. Như vậy sau khi nghỉ hưu được khoảng hơn 9 năm thì sẽ lĩnh đủ 83 tháng đã đóng vào quỹ BHXH. Giả sử khi về hưu người lao động sống được hơn 10 năm thì Nhà Nước phải hỗ trợ. Vì vậy để khắc phục tình trạng trên BHXH sẽ phải tăng mức thu song vấn đề này vẫn không có khả năng đóng đủ, mặt khác khi tăng mức thu BHXH thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người lao động, đến giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. Một thực tế đặt ra là tuổi thọ người lao động nâng lên rõ rệt. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến quỹ BHXH mà chắc chắn trong thời gian tới sẽ dẫn đến thâm hụt quỹ BHXH. Nên chăng kéo dài thời gian đóng góp bằng cách tăng tuổi nghỉ hưu, một mặt tăng thu cho quỹ, mặt khác giảm chi cho chế độ hưu trí trong thời gian công tác này. Đồng thời BHXH cũng phải tính toán lại mức hưởng của từng chế độ BHXH. Ngoài ra để tạo thêm nguồn thu cho quỹ thì cần có quy định và chế tài nghiêm ngặt hơn đối với các cơ quan doanh nghiệp chậm nộp BHXH, gian lận hoặc trốn đóng BHXH cho người lao động. Hiện nay với mức phạt 2 triệu đồng là quá thấp, cần phải nâng mức phạt cao hơn theo tỷ lệ phần trăm so với số tiền phải nộp BHXH. Có như vậy mới đảm bảo thu đúng, thu đủ tránh được hiện tượng nợ đọng, gian lận trong việc trích nộp cho cơ quan BHXH. 3.2.6. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra - Thanh tra, kiểm tra tài chính đối với quỹ BHXH: Do nguồn quỹ BHXH nước ta con nhỏ và yêu cầu phát triển quỹ nhằm đảm bảo thu đủ chi nên trong thời gian tới cần phải tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra công tác thu chi quỹ BHXH. Phải quản lý chặt chẽ hồ sơ của từng đối tượng, kể cả đối tượng tham gia, đang hưởng và đối tượng đã cắt chế độ BHXH nhằm tránh các hiện tượng tiêu cực tham ô, móc ngoặc gây thất thoát kinh phí. Thực hiện chi trả đúng đối tượng, đúng định mức và đúng chế độ. Quỹ BHXH phải được kiểm toán trong quá trình quản lý và sử dụng nhằm đảm bảo trật tự kỷ cương pháp lý tài chính Nhà Nước đối với hoạt động của quỹ BHXH. Việc này đòi hỏi phải có sự phối hợp giữa cán bộ và các cơ quan chức năng. - Thanh tra, kiểm tra việc đóng góp, trích nộp BHXH của các đơn vị, doanh nghiệp nhằm phát hiện ra những đối tượng gian lận hay trốn đóng BHXH cho người lao động mà doanh nghiệp sử dụng để từ đó có hình thức xử phạt thích đáng đem lại nguồn thu cho quỹ, quyền lợi cho người lao động đồng thời thực hiện công bằng xã hội. - Thanh tra kiểm tra xử lý cả đối tượng cố ý vi phạm để hưởng chế độ BHXH trái với quy định, truy thu lại số tiền mà họ đã hưởng sai. 3.2.7. Thực hiện các biện pháp giảm chi Thực hiện tốt các biện pháp chăm sóc sức khoẻ cho người lao động để họ luôn có sức khoẻ tốt, giảm được số đối tượng hưởng trợ cấp ốm đau đồng thời hạn chế được sự gián đoạn trong sản xuất kinh doanh, nâng cao năng suất lao động. Nghành BHXH cần phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng buộc các đơn vị phải cải thiện môi trường làm việc cho người lao động, thực hiện tốt các biện pháp bảo hộ lao động để hạn chế đến mức thấp nhất số người bị tai nạn lao động cũng như tác hại của nó đối với từng lao động. Từ đó góp phần giảm chi từ quỹ BHXH. Tách các chính sách xã hội khác ra khỏi các chế độ BHXH. Vì hoạt động của BHXH dựa trên nguyên tắc cân bằng thu chi, có đóng mới có hưởng, người lao động đóng nhiều thì hưởng nhiều và ngược lại. Do vậy việc đưa ra các chính sách ưu đãi xã hội như ưu đãi đối với lực lượng vũ trang là không hợp lý, không đảm bảo sự công bằng giữa những người lao động. Kết luận BHXH là một chính sách thể hiện rõ bản chất nhân đạo và tốt đẹp của Nhà Nước nước ta. Nó mở rộng và nâng cao việc đảm bảo vật chất, góp phần ổn định đời sống cho người lao động và gia đình họ trong các trượng hợp ốm đau, thai sản, TNLĐ-BNN, mất việc làm gặp rủi ro hoặc các khó khăn khác và là một trong những nhân tố có ảnh hưởng lớn đến sự tăng trưởng kinh tế và ổn định chính trị xã hội. Từ năm 1995, BHXH mới chính thức trở thành một hệ thống độc lập nhằm mục đích thực hiện công việc quản lý thu, chi các chế độ BHXH. Từ ngày được thành lập đến nay, BHXH đã tạo được sự an tâm và niềm tin vững chắc cho mọi tầng lớp người lao động. Tuy vậy trong thực tế, chính sách BHXH mới cũng chưa được quán triệt, tuyên truyền rộng khắp nên kết quả đạt được chưa cao. Để BHXH thực sự trở thành một chính sách xã hội quan trọng góp phần hơn nữa vào công cuộc phát triển kinh tế xã hội, thì đòi hỏi có sự quan tâm từ các nghành, các cấp có liên quan để không ngừng nghiên cứu sửa đổi bổ sung kịp thời nhằm đáp ứng được với nhu cầu của người lao động. Đề tài: “Một số vấn đề về công tác thu chi BHXH ở cơ quan BHXH quận Cầu Giấy- Hà Nội” đã làm rõ được khái niệm, bản chất, vai trò của BHXH và quỹ BHXH. Đồng thời đề tài đã tổ hợp, phân tích đánh giá quá trình hình thành, tổ chức thực hiện chính sách BHXH quận Cầu Giấy từ năm 2002- 2006. Và trên cơ sở phân tích khoa học, tổng kết kinh nghiệm từ hoạt động thực tiễn, đề tài đưa ra những quan điểm, những nguyên tắc và những kiến nghị để khắc phục những hạn chế, vướng mắc, hoàn thiện nội dung, phương thức quản lý và cân đối quỹ BHXH trong thời gian tới, nhằm đáp ứng đầy đủ, kịp thời mọi nhu cầu chi tiêu do quỹ đảm bảo trong bất kỳ hoàn cảnh và thời gian nào. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, do điều kiện và năng lực còn hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những sai sót, rất mong sự đóng góp ý kiến quý báu của các thầy cô và những người quan tâm đến vấn đề này. Tài liệu tham khảo 1) Bài giảng của thầy cô giáo bộ môn Bảo Hiểm trường ĐHKTQD. 2) Giáo trình Bảo Hiểm_ PGS TS. Nguyễn Văn Định- NXB thống kê năm 2005 3) Tạp chí BHXH các năm 2005, 2006, 2007. 4) Số liệu BHXH quận Cầu Giấy. 5) Điều lệ các chế độ BHXH năm 1961,1995,2002. 6) “Một số vấn đề về BHXH”- Tạp chí Luật học Mục lục Danh mục các từ viết tắt BHXH: Bảo hiểm xã hội TNLĐ-BNN: Tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp NSNN: Ngân sách Nhà nước HCSN : Hành chính sự nghiệp DNNN: Doanh nghiệp Nhà nước nhận xét của gIảNG viên hướng dẫn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3716.doc
Tài liệu liên quan