Đề tài Thực trạng công tác tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm gạch ốp lát Granit tại Công ty Thạch Bàn

Quá trình thực hiện tại Công ty Thạch Bàn cụ thể là ở phòng Tài chính - Kế toán đã cho em thấy rõ được tầm quan trọng của công tác kế toán trong doanh nghiệp. Qua đây, em đã bổ sung được kiến thức thực tế và những lý luận đã được học ở trường. Công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đòi hỏi phải có một kiến thức tổng hợp và những ngày thực tập tại Công ty đã giúp em thấy rõ được và hoàn thành báo cáo của mình là: Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm gạch Granit tại Công ty Thạch Bàn

doc82 trang | Chia sẻ: ndson | Lượt xem: 1260 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng công tác tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm gạch ốp lát Granit tại Công ty Thạch Bàn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
K lq (111, 141...) Chương trình kế toán máy sẽ tự động vào sổ Nhật ký chung, Sổ cái và lên cân đối tài khoản. Quí IV/2000 toàn bộ chi phí bằng tiền khác được tập hợp là: 190.432.827, kế toán cuối quý kết chuyển sang TK 1541. Nợ TK 1541: 190.432.827 Có TK 62781: 190.432.827 Ví dụ trong Sổ cái TK 62781 - Chi phí bằng tiền khác phân xưởng Granit. Sổ cái tài khoản Từ ngày 01/10/2000 đến ngày 31/12/2000 Tài khoản 62781 - chi phí bằng tiền khác phân xưởng Granit Dư nợ đầu kỳ: Ngày Số Diễn giải TK dư PS nợ PS có 31/10 27 Tiền trồng cây xanh (NĐT-BV) 141 23.825.000 15/12 55 Chi tiêu độc hại 1111 614.000 31/12 240 Kết chuyển 62781-1541 62781-1541 1541 190.432.827 Phát sinh nợ: 190.432.827 Phát sinh có: 190.432.827 Dư nợ cuối kỳ: 3.4. Tổng chi phí sản xuất, kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang: 3.4.1. Tổng hợp chi phí sản xuất: Để tập hợp chi phí sản xuất trong kỳ, kế toán sử dụng bảng "Tổng hợp chi phí phát sinh trong kỳ" để phản ánh. Toàn bộ chi phí phát sinh đã được tập hợp vào bên Nợ các Tk 6211, 6221, 62711, 62721, 62731, 62741, 62742, 62771, 62781 cuối quý lần lượt được kết chuyển sang TK 1541 - Chi phí s1 kinh doanh dở dang Granit. Trình tự kế toán tổng hợp chi phí sản xuất trong quý được tiến hành như sau: Căn cứ vào sổ tổng hợp xuất vật tư - TK 6211, kế toán xác định được chi phí nguyên vật liệu chính, bột màu từng loại, vật liệu phụ (gồm bi nghiền và chất liệu giải), nhiên liệu (gaz, dầu), hộp gạch và các chi phí về đá mài, đĩa kim cương, quả lô kim cương. Riêng chi phí về hộp gạch được tính vào phần chi phí quản lý phân xưởng (QLPX) trong bảng tính. Căn cứ vào bảng tổng hợp lương và bảng theo dõi BHXH, BHYT, KPCĐ lập cho quý, kế toán xác định được tiền lương và các khoản trích vào chi phí theo lương của công nhân tổ mài. Dựa vào tổng số phát sinh bên Nợ TK 6221 và chi phí nhân công trực tiếp sản xuất khác (phần này được tính cho sản phẩm thường). Căn cứ vào tổng phát sinh bên Nợ TK 62711, 62721, 62731, 62781 và chi phí về hộp gạch kế toán xác định được chi phí quản lý phân xưởng. Căn cứ vào tổng phát sinh bên Nợ TK 62741 và 62442, kế toán xác định số khấu hao cấu trích trong kỳ. Số liệu phát sinh bên Nợ TK 62771 xác định chi phí về động lực phát sinh trong kỳ. Toàn bộ số liệu trên được thể hiện trên cột "Xuất trong kỳ" ở bảng "Tổng hợp chi phí phát sinh trong kỳ". Bảng số 1. Bảng số 1 Tổng hợp chi phí phát sinh trong kỳ Quí IV/2000 Đơn vị: đồng STT Danh mục chi phí Tồn đầu kỳ Xuất trong kỳ Tồn cuối kỳ Chi phí tính 1 Nguyên vật liệu chính 324.830.042 2.910.019.091 323.898.959 2.910.950.174 2 Bột màu 160.692.840 1.961.376.933 256.875.933 1.865.195.840 + Bột màu xanh lá cây 0 279.953.480 0 279.953.484 + Bột hồng Mn 30.762.684 373.332.557 26.911.863 377.183.378 + Bột màu nâu đất 117.580.260 651.569.613 74.978.710 694.351.163 + Bột màu đen 12.349.896 642.124.011 155.165.360 499.308.547 + Bột màu xanh Pháp 0 0 0 0 + Bột màu đỏ 0 0 + Bột màu vàng 14.397.268 14.397.268 3 Vật liệu phụ (bi, CĐG, oxit 2n, Mg) 2.134.262.922 381.020.137 1.993.134.570 522.148.989 4 Nhiên liệu (gaz, dầu) 86.360.000 3.129.296.333 80.750.098 3.134.906.235 5 Điện lực (điện) 37.600.000 1.439.607.530 35.248.000 1.441.559.530 6 Tiền lương 902.337.643 961.337.643 7 Khấu hao phân bổ trong kỳ 3.425.458.759 3.425.458.759 8 Chi phí phân xưởng 22.296.745 2.433.994.842 26.863.756 2.429.427.831 Cộng chi phí trực tiếp 2.766.042.549 16.643.111.268 2.716.771.316 16.692.382.501 9 Đá mài các loại 690.353.456 690.353.456 10 Đĩa kim cương 256.982.563 256.982.563 Quả lô kim cương 357.540.557 357.540.557 11 Chi phí quản lý XN 0 0 12 Chi phí bán hàng 0 0 Cộng chi phí BH + QL 0 0 Chiết khấu bán hàng 0 Tổng cộng chi phí 2.766.042.549 17.947.987.844 2.716.771.316 17.997.259.077 3.4.2. Kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang Hạch toán quá trình sản xuất bao gồm 2 giai đoạn: tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Chi phí sản xuất đã được tập hợp theo nội dung nhất định, muốn tính giá thành sản phẩm cần phải đánh giá chi phí cho sản phẩm dở dang. Sản phẩm dở dang là những sản phẩm chưa kết thúc giai đoạn chế biến, còn đang nằm trong quá trình sản xuất. ?ở Nhà máy Granit, sản phẩm dở dang trên dây chuyền công nghệ là hỗn hợp của nhiều loại vật liệu được đưa vào từ khâu gia công nguyên liệu nhưng chưa ra khỏi lò nung nên không coi hình thái của chất ban đầu. Mỗi hỗn hợp gắn một tỷ lệ các loại nguyên vật liệu nhất định do phòng kế hoạch đã tính định mức trên cơ sở các tài liệu kỹ thuật. Sản phẩm dở dang trên dây chuyền có ở bể hồ, sôlô chứa và trong sấy đứng, xe goòng, lò nung. Đối với dây chuyền vát cạnh, mặt bằng khi xuất kho bán thành phẩm bao nhiêu thì qua hệ máy vát cạnh, mài bóng chuyển kết thành sản phẩm hoàn thành bấy nhiêu, vì vậy không có sản phẩm dở dang trên dây chuyền này. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang mà công ty hiện nay đang áp dụng cho hạch toán Nhà máy là xác định giá trị sản phẩm dở dang cho chi phí nguyên, nhiên liệu chính và vật liệu phụ nằm trong sản phẩm dở. Theo phương pháp này thì giá trị sản phẩm dở dang bao gồm chi phí nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, động lực và một số vật tư khác (số hộp băng dính chưa sử dụng) nằm trong chi phí quản lý phân xưởng. Còn các chi phí về tiền lương và chi bằng tiền khác được kế toán phân bổ hết cho sản phẩm hoàn thành trong kỳ. Cách xác định như sau: Hàng tháng, tại Nhà máy một ban kiểm kê được thành lập gồm kế toán, quản đốc, tổ trưởng các tổ sản xuất. Ban này có trách nhiệm cân đo xác định khối lượng cụ thể từng khối lượng bột, hồ có trên bể hồ, silô chứa và lượng gạch mộc trên sấy đứng, xe goòng, lò nung, kế toán căn cứ vào số lượng thực tế qua kiểm kê và định mức từng loại nguyên vật liệu nằm trong sản phẩm dở xác định số lượng vật liệu cụ thể từng loại tồn trong sản phẩm dở của tháng. Riêng chi phí về nhiên liệu và động lực, để tính lượng chi phí của 2 loại này nằm trong sản phẩm dở cuối kỳ, kế toán căn cứ vào định mức tiêu thụ, dầu tiêu hao ứng với từng công đoạn sản xuất. Định mức này được xây dựng trên cơ sở thoóng kê kinh nghiệm. Ví dụ: Điện sản xuất ở công đoạn sấy đứng cần 20,5 kw/h tầu hỗn hợp nguyên liệu; định mức dầu là 13,5 lít/1 tầu nguyên liệu. Giá trị sản phẩm dở dang được tính bằng cách nhân số lượng với đơn giá trung bình từng loại nguyên, vật liệu và tổng hợp thành giá trị sản phẩm dở dang cuối tháng. Kỳ tính giá thành tại Công ty là hàng quý, số liệu trong chuyên đề này là tính cho quí IV/2000. Vì vậy, giá trị sản phẩm dở dang có liên quan đến tính giá thành kỳ này là giá trị sản phẩm dở dang của sản phẩm tồn kho đầu quí IV/2000 và tháng 12/2000. Ví dụ: Bảng tính giá sản phẩm dở dang tháng 12/2000 Bảng tổng hợp giá trị sản phẩm dở dang 12/2000 STT Danh mục chi phí Đơn vị Số lượng Đơn giá Thành tiền Tổng 2.579.723.118 Nguyên vật liệu 365.937.869 1 - Đất sét kg 244.132 391 95.955.612 - Caolin Kg 81.158 630 51.129.590 - Đôlômit Kg 16.244 461 7.479.264 Bột màu 2 - Hồng Mn Kg 1.443 27.656 39.907.608 - Nâu đất Kg 699 121.278 84.773.322 - Đen Kg 1.498 37.352 55.953.296 Vật liệu phụ 1.910.223.069 3 - Bi nghiền Kg 78.414 24.142 1.893.070.778 - Chất điện giải Kg 2.638 6.502 17.152.276 Nhiên liệu 72.609.537 4 - Gaz Kg - - - - Dầu lít 29.179 3003 72.609.537 5 Động lực kw 38.000 736 27.968.000 6 Chi phí QLPX-VT - 22.350.422 Số liệu trên được thể hiện trên cột "Tồn cuối kỳ" trên bảng "Tổng hợp chi phí phát sinh trong kỳ" (Bảng số 1). Số liệu "Tồn cuối kỳ" được căn cứ vào bảng "Tổng hợp chi phí phát sinh trong kỳ" quí IV/2000, cột "Tồn cuối kỳ". Sau khi định khoản các kế toán kết chuyển, chương trình kế toán máy sẽ tự động vào các sổ nhật ký chung, sổ cái và lên cân đối tài khoản. Cuối quí kế toán in các mẫu sổ được thực hiện trên máy ra giấy, kiểm toán, đóng dấu và lưu trữ. Ví dụ trong sổ cái TK 1541 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Sổ cái tài khoản Từ ngày 01/10/2000 đến ngày 31/12/2000 Tài khoản 1541 chi phí sản xuất kinh doanh dở dang: Granit Dư nợ đầu kỳ: 1.093.195.073 Ngày Số Diễn giải TKDU PS Nợ PS Có KC 621 - 154 6211 - 1541 6211 9.686.598.070 KC 622 - 154 6221 - 1541 6221 962.337.643 KC 62711 - 1541 62711 1.633.056.875 KC 62724 - 1544 62724 29.032.049 KC 62731-1541 62731 930.740 KC 62741 - 1541 62741 2.695.458.759 KC 62771 -1541 62771 1.439.607.530 KC 62781 - 1541 62781 190.432.827 KC 62742 - 1541 62742 730.000.000 Nhập kho thành phẩm 48.537.640.506 Phát sinh Nợ: 17.977.088.534 Phát sinh Có: 18.537.640.506 Dư nợ cuối kỳ: 532.563.101 4. Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm gạch Granit tại Công ty Thạch Bàn 4.1. Đối tượng tính giá thành Như đã trình bày ở phần lý luận chung, công việc đầu tiên của công tác tính giá thành là kế toán phải xác định được đối tương cần tính toán. Xác định đối tượng tính giá thành chính là việc xác định bán thành phẩm, sản phẩm công việc, lao động nhất định đòi hỏi phải tính giá thành một đơn vị. Kế toán giá thành phải căn cứ vào đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, loại sản phẩm, quy trình công nghệ sản xuất, loại hình tổ chức sản xuất... để xác định đối tượng tính giá thành cho phù hợp. Đối với sản xuất gạch Granit tại nhà máy, quy trình công nghệ sản xuất khá phức tạp, tổ chức sản xuất tập trung tại nhà máy, sản phẩm đem ra tiêu thụ gồm nhiều loại: nhàm thường (sản phẩm sau khi ra khỏi lò nung), sản phẩm vát cạnh và sản phẩm mài bóng đã được đóng hộp. Mỗi loại chất lượng trên lại có kích thước khác nhau như 300x300, 400x400, 500x500... và có nhiều màu sắc khác nhau. Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, sản phẩm tiêu thụ ở trên và yêu cầu trình độ quản lý, kế toán Công ty đã xác định đối tượng tính giá thành cho sản xuất tại nhà máy là từng ? ??? sản phẩm nhập kho thành phẩm ứng với từng loại chất lượng, kích thước, màu sắc. 4.2. Kỳ tính giá thành Xác định kỳ tính giá thành thích hợp là vấn đề quan trọng để tính giá thành khao học, hợp lý đảm bảo cung cấp số liệu giá thành thực tế được kịp thời, phát huy đầy đủ chức năng giám đốc tình hình thực tế kế hoạch giá thành của doanh nghiệp. Tại Công ty Thạch Bàn, kỳ tính giá thành được kế toán xác định là theo quý; tức mỗi quý kế toán tiến hành tính giá thành sản phẩm một lần. 4.3. Phương pháp tính giá thành. Hiện nay có rất nhiều phương pháp tính giá thành sản xuất sản phẩm nhưng căn cứ vào tình hình thực tế sản xuất của từng doanh nghiệp mà áp dụng phương pháp tính giá thành cho thích hợp với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp mình. Sản phẩm gạch ốp lát Granit có nhiều loại về chất lượng, quy cách về kích thước và màu sắc khác nhau. Phù hợp với đối tượng tập hợp chi phí sản xuất nhà máy đối tượng tính giá thành từng m2 sản phẩm cuối cùng nhập kho thành phẩm, kế toán Công ty đã áp dụng phương pháp liên hợp để tính giá thành. Cụ t hể kế toán đã kết hợp nhiều phương pháp tính giá thành để tính toán như phương pháp trực tiếp kết hợp với phương pháp tỷ lệ. Để tính giá thành sản phẩm, trước hết kế toán xác định tổng chi phí để tính giá thành có liên quan đến sản phẩm ra lò và sản phẩm nhập kho thành phẩm trong kỳ, sau đó tiến hành phân bổ chi phí cần tính giá thành cho sản phẩm thường, phần chi phí tăng thêm của sản phẩm vát cạnh, phần chi phí tăng thêm của sản phẩm mài bóng. Cụ thể, căn cứ vào số liệu về chi phí sản phẩm dở dang đầu kỳ, chi phí phát sinh trong kỳ và chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ để xác định chi phí cần tính giá thành theo công thức sau: Chi phí để tính giá thành = CPSX dở dang đầu kỳ + CPSX phát sinh trong kỳ - CPSX dở dang cuối kỳ Hay: = Cột (tồn đầu kỳ) + Cột (xuất trong kỳ) - Cột (tồn cuối kỳ) Công thức trên được áp dụng đối với từgn danh mục chi phí như nguyên vật liệu chính bột màu (từng loại), vật liệu phụ... Số liệu quý IV/2000 được thể hiện trên bảng "Tổng hợp chi phí phát sinh trong kỳ" (Bảng số 1) Việc phân bổ tổng chi phí cho sản phẩm thường, phần tăng của sản phẩm vát cạnh, phần tăng của sản phẩm mài bóng có liên quan tới số lượng sản phẩm ra lò (sản phẩm thường sau nung) và sản phẩm nhập kho thành phẩm. Căn cứ vào các biên bản nhập kho bán thành phẩm trong quý, kế toán tổng hợp số lượng sản phẩm ra lò (bảng số 2). Căn cứ vào số lượng thành phẩm nhập kho trong quý, kế toán lập bảng tổng hợp sản phẩm nhập kho (Bảng số 3). Để phân bố từng yếu tố chi phí cho từng loại chất lượng sản phẩm kế toán dựa vào các nguyên tắc sau: + Chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu được phân bổ hết cho sản phẩm thường. + Chi phí về động lực, phân bổ theo định mức chi phí động lực của sản phẩm thường và mức tăng thêm của sản phẩm vát cạnh, mài bóng. + Định mức về tiêu hao cho 1m2 sản phẩm thường: 4,05 kw/m2 + Định mức về điện tiêu hao tăng thêm cho 1m2 sản phẩm vát cạnh là: 1,13 kw/m2. + Về chi phí nhân công trực tiếp (tiền lương, BHXH; BHYT, KPCĐ tính vào chi phí nhân công trực tiếp sản xuất). Căn cứ vào bảng tổng hợp lương và bảng theo dõi BHXH... của quý IV/2000 kế toán xác định riêng phần chi phí nhân công trực tiếp của tổ mài. Chi phí này được phân bổ cho sản phẩm vát cạnh, mài bóng trong kỳ theo định mức tiền lương 1m2 sản phẩm tăng thêm của từng loại. Phần chi phí nhân công trực tiếp còn lại được phân bổ cho sản phẩm thường. Định mức tiền lương tăng thêm cho 1m2 sản phẩm vát cạnh là 712đ, cho sản phẩm mài bóng là 853đ. + Chi phí về khấu hao TSCĐ trong kỳ. 15% tổng co khấu hao TSCĐ được phân bổ cho sản phẩm thường. 15% còn lại được phân bổ cho sản phẩm vát cạnh, mài bóng theo số lượng sản phẩm vát cạnh, mài bóng nhập kho trong kỳ. Tỷ lệ này dựa trên cơ sở giá trị máy móc thiết bị của dây chuyền vát cạnh, mài bóng trên tổng giá trị máy móc thiết bị sản xuất: Granit 15% + Chi phí quản lý phân xưởng: phân bổ theo số lượng từng loại sản phẩm nhập kho trong kỳ (sản phẩm thường, sản phẩm vát cạnh, mài bóng). + Chi phí về đĩa kim cương phân bổ cho sản phẩm vát cạnh, mài bóng theo só lượng từng loại nhập kho trong kỳ. + Riêng chi phí về màu cho sản phẩm hoàn thành nhập kho bán thành phẩm có bảng phân bổ riêng. Cụ thể việc phân bổ chi phí cho từng loại chất lượng sản phẩm theo từng yếu tố chi phí trên như sau: * Động lực Chi phí điện lực cho sản phẩm thường = Tổng chi phí động lực ´ ĐM ´ SLSPra lò ĐM ´ SLSP ra lò + ĐM ´ SLSP vát cạnh ´ ĐM ´ SLSP M/bóng = 1.441.959.530 ´ 4,05 ´ 329384,84 4,05´329.384,84+1,13´1804346+4,04´3073506 = 121823926 Chi phí ĐL cho sản phẩm vát cạnh = 1.441.959.530 ´ 1,13 ´ 1804346 15.789883,822 = 186.196.880,96 Chi phí ĐL cho sản phẩm mài bóng = 1.441.959.530 - (121.823.926 + 18.619.680,96) = 1.017.825.476,24 * Phân bổ chi phí nhân công trực tiếp Số liệu về tiền lương phải trả và các khoản trích theo quy định vào chi phí của công nhân tổ mài quý IV/2000 tập hợp được là: 167.224.644. Chi phí NCTT tăng thêm của sản phẩm mài bóng = 167.244.644 - 54.995.093,2 = 112.249.550,8 Chi phí NCTT của sản phẩm thường = 187.654.649 - (54.995.093,2 + 112.249.550,8) = 20.410.000 * Phân bổ chi phí khấu hao TSCĐ trong kỳ và phần trích trước chi phí SCL TSCĐ và thiệt hại ngừng sản xuất trong kế hoạch. - Cho sản phẩm thường = 85% x 2.975.108.120 = 2.528.841.902 - Cho sản phẩm vát cạnh và mài bóng = 15% x 2.975.108.120 = 446.266.218 Trong đó: Cho sản phẩm vát cạnh Cho sản phẩm mài bóng = 446.266218 - 165.076.485,6 = 281.189.732,4 * Phân bổ chi phí quản lý phân xưởng Tổng số lượng sản phẩm nhập kho = 87.618,35 + 23.809,63 + 193.438,17 = 304.866,15 Cho sản phẩm mài bóng = 2.492.427.831 - (1.541.476.722 + 53.668.664) = 897.286.445. * Chi phí về đĩa mài được phân bổ cho sản phẩm vát cạnh, mài bóng như sau: = 95.059.354 Cho sản phẩm mài bóng = 256.982.563 - 95.059.354 = 161.923.209 Toàn bộ số liệu tính toán trên được thể hiện trên bảng "Phẩn bổ chi phí trong kỳ cho các loại sản phẩm" (Bảng số 4). Bảng số 2 Sản phẩm ra lò Quý IV/2000 Đơn vị: m2 Mã Sản phẩm Loại sản phẩm 300 333 400 500 600x300 Cộng 01 35.843,04 28.232,16 1.917,25 66.029,45 02 0,00 03 38.892,96 18.889,60 57.782,56 04 0,00 05 0,00 06 0,00 07 0,00 08 14.187,42 13.320,00 27.507,42 09 11.994,15 15.247,68 27.241,83 10 2.384,10 23.826,00 26.210,10 11 0,00 12 0,00 13 0,00 14 20.310,48 20.310,48 15 0,00 16 0,00 17 0,00 18 28.775,43 9.966,40 38.741,83 19 0,00 20 0,00 21 0,00 22 0,00 23 0,00 24 20.998,72 3.833,25 0,00 25 24.831.97 26 0,00 27 0,00 28 40.666,20 40.666,20 29 0,00 30 0,00 31 0,00 Cộng 193.053,78 0,00 93.434,56 42.896,50 0,00 329.384,84 Bảng số 4 Phân bổ chi phí trong kỳ cho các loại sản phẩm Quý IV/2000 STT Danh mục chi phí Tổng cộng Cho sản phẩm thường Cho sản phẩm vát cạnh Cho sản phẩm mài bóng 1 Nguyên vật liệu chính 2.910.950.174 2.910.950.174 0 2 Bột màu 1.865.193.840 + Bột màu xanh lá cây 279.953.484 + Bộ hồng Mn 377.183.378 + Bột màu nâu đất 694.351.163 + Bột màu đen 499.308.547 + Bột màu xanh Pháp 0 + Bột màu nâu vàng 0 + Bột màu vàng 14.397.268 3 Vật liệu phụ 522.148.489 522.148.489 4 Nhiên liệu (gaz, dầu) 3.134.906.235 3.134.906.235 5 Động lực (điện) 1.441.959.530 1.121.695.620 22.622.859 297.641.051 6 Tiền lương 962.337.643 679.898.249 52.219.371 230.220.023 7 Khấu hao phân bổ trong kỳ 3.425.458.759 2.911.639.945 42.676.467 471.142.547 8 Chi phí quản lý phân xưởng 2.429.427.831 1.541.476.723 73.750.932 814.200.176 Cộng chi phí trực tiếp 16.692.382.501 12.822.715.435 191.269.629 1.813.203.597 9 Đá mài các loại 690.353.456 690.353.456 10 Đĩa kim cương 256.982.563 54.911.340 202.071.223 Quả lô kim cương 357.540.557 357.540.557 11 Chi phí QLXN + Chênh lệch tỷ giá 0 12 Chi phí bán hàng 0 13 Chiết khấu bán hàng 0 Cộng chi phí ngoài sản xuất 0 Tổng cộng chi phí 17.997.259.077 12.822.715.435 246.180.969 3.063.168.833 Chi phí sản xuất phân bổ riêng cho sản phẩm tiêu thụ trong kỳ Chi phí bột màu có bảng phân bổ riêng bột màu. Tổng chi phí tính giá thành cho từng loại chất lượng sản phẩm bao gồm giá thành các loại kích thước khác nhau như 300x300, 400x400, 500x500 có cùng chất lượng hoàn thành trong kỳ. Để tính giá thành cho từng loại kích thước ứng với từng chất lượng, kế toán căn cứ vào hệ số quy đổi của các loại kích thước về sản phẩm gốc có kích thước 300x300. Hệ số này được xây dựng riêng cho từng yếu tố chi phí trong giá thành sản phẩm căn cứ vào định mức hao phí vật liệu, nhân công... từng loại sản phẩm có kích thước tương ứng. Ví dụ: Chi phí NVLC trong giá thành sản phẩm 300x300 = Trong đó Tổng tiêu thức phân bổ = Số lượng sản phẩm loại 300x300 + Số lượng sản phẩm loại 400x400 x Hệ số tiêu hao của sản phẩm 300x300/SP 400x400 Ví dụ: Đối với chi phí về vật liệu chính cho sản phẩm thường thì hệ số tiêu hao của sản phẩm 400x400/sản phẩm 300x300 là 1,2, về tiền lương là 1, ... Công thức trên được áp dụng cho các yếu tố chi phí khác và cho từng loại chất lượng: sản phẩm thường, vát cạnh, mài bóng. Hệ số cho từng loại sản phẩm có kích thước khác nhau ứng với từng yếu tố chi phí cho sản phẩm thường, vát cạnh, mài bóng được thể hiện trên bảng "Tiêu thức phân bổ chi phí cho sản phẩm" (Bảng số 5). Bảng số 5 Tiêu thức phân bổ chi phí cho sản phẩm Mã sản phẩm Loại sản phẩm nhám + men thường 300 333 400 500 600x300 Cộng Nguyên vật liệu chính 1,00 1,00 1,20 1,34 1,20 Vật liệu phụ 1,00 1,00 1,18 1,33 1,18 Nhiên liệu (gaz, dầu) 1,00 1,00 1,14,1,30 1,14 Động lực (điện) 1,00 1,00 1,08 1,12 1,08 Tiền lương 1,00 1,00 1,20 1,34 1,20 Khấu hao phân bổ trong kỳ 1,00 1,00 1,30 1,50 1,30 Chi phí quản lý phân xưởng 1,00 1,00 1,30 1,50 1,30 Mã sản phẩm Loại sản phẩm vát cạnh 300 333 400 500 600x300 Cộng Đĩa kim cương vát cạnh 1,00 0,90 0,80 0,60 0,50 Động lực (điện 1,00,1,00 0,90 1,02 0,99 Tiền lương 1,00 1,00 1,00 1,00 1,00 Khấu hao phân bổ trong kỳ 1,00 1,00 1,30 1,50 1,20 Chi phí quản lý phân xưởng 1,00 1,00 1,30 1,50 1,20 Mã sp Loại sản phẩm mài bóng 300 333 400 500 600x300 Cộng Đá mài các loại 1,00 1,00 1,00 1,00 1,00 Quả lô kim cương 1,00 0,90 0,80 0,60 0,50 Đĩa kim cường vát cạnh 1,00 0,90 0,80 0,60 0,50 Động lực (điện) 1,00 1,00 0,99 1,02 0,99 Tiền lương 1,00 1,00 1,00,1,00 1,00 1,00 Khấu hao phân bổ trong kỳ 1,00 1,00 1,30 1,50 1,30 Chi phí quản lý phân xưởng 1,00 1,00 1,30 1,50 1,30 Để tính giá thành công xưởng cho sản phẩm thường (chưa có giá trị màu), kế toán căn cứ vào số liệu về tổng chi phí tính giá thành trong kỳ của sản phẩm thường, số lượng sản phẩm ra lò từng loại ích thước 300x300, 400x400,... cùng với các hệ số phân bổ chi phí (lấy từ bảng Tiêu thức phân bổ chi phí cho sản phẩm). Chi phí về NVLC trong tổng giá thành sản phẩm 300x300 = ZCX1m2 Sản phẩm 300x300 = Tổng (Chi phí của các yếu tố trong giá thành 1m2 sản phẩm 300x300) Việc tính toán tương tự cho sản phẩm thường 400x400... (Số liệu được tính ở trang bên) "Giá thành công xưởng cho sản phẩm nhám + men" (chưa có màu (Bảng số 6)). Để tính giá thành tăng thêm cho sản phẩm vát cạnh, mài bóng, kế toán cũng dựa vào tổng chi phí để tính giá thành sản phẩm vát cạnh, mài bóng, số lượng sản phẩm vát cạnh, mài bóng nhập kho trong kỳ và các hệ số phân bổ ứng với từng yếu tố chi phí của từng loại kích thước sản phẩm. Cách tính được thể hiện tương tự như đối với sản phẩm thường. Số liệu được thể hiện trên 2 bảng: * Giá thành công xưởng cộng thêm cho sản phẩm vát cạnh (chưa có màu). (Bảng số 7). * Giá thành công xưởng cộng thêm cho sản phẩm mài bóng (chưa có màu). (Bảng số 8). * Phân bổ chi phí về màu sử dụng trong kỳ cho các loại sản phẩm có kích thước khác nhau. Sản phẩm gạch Granit của Nhà nước sản xuất ra nhiều loại kích thước với khoảng 30 loại màu sắc khác nhau (được đánh mã từ màu 01 đến 30. Riêng sản phẩm màu 01 là loại không có chi phí về màu (màu sắc loại sản phẩm này không màu nguyên thuỷ) còn lại mỗi mã màu là một sản phẩm có màu sắc riêng biệt do có phối liệu m àu khác nhau dựa trên một số màu cơ bản. Màu sắc sản phẩm khác nhau có thể do: + Hoặc bột màu sử dụng khác nhau: ví dụ màu 02 (màu hồng đơn) thì loại bột màu sử dụng cần là màu hồng Mn (CP - R031); màu 10 (đen đốm trắng) thì loại bột màu sử dụng là đen (CP - NE 18). + Hoặc cùng loại bộ màu sử dụng nhưng tỷ lệ khác nhau: Ví dụ đều sử dụng màu hồng Mn (CP - R031) nhưng màu 02 thì định nước màu tiêu hao cho 1m2 sản phẩm 300x300 là 0,5866 kg còn với màu 03 (trắng đốm hồng) thì định mức này là 0,1467 kg. + Sản phẩm có màu sắc khác nhau còn do cách phối liệu của nhiều loại bột màu khác nhau cho cùgn một loại sản phẩm. Ví dụ sản phẩm màu 12 (trắng, xanh Pháp, đen) sử dụng 2 loại bột màu là Đen (CP - NE18) và xanh Pháp (VP - VE14). Để phân bổ chi phí về màu cho các loại sản phẩm hoàn thành trong kỳ trước hết kế toán quy đổi số lượng các loại sản phẩm có kích thước khác nhau về sản phẩm 300x300 dựa vào hệ số quy đổi. Hệ số này được xây dựng trên định mức tiêu hao bột màu cho từng loại sản phẩm do phòng kế hoạch - kỹ thuật đặt ra. Hệ số quy đổi của sản phẩm 300x300 là 1 400x400 là 1,18 500x500 là 1,34 Xác định lượng màu sử dụng trong kỳ theo công thức: Lượng màu sử dụng trong quý = Tồn NM đầu kỳ + Xuất (cho NM) trong kỳ - Tồn NM cuối kỳ Công thức này áp dụng cho cả việc tính số lượng và giá trị màu từng loại sử dụng trong kỳ. Ví dụ đối với màu hồng Nm: Lượng sử dụng = 0 + 17.519,08 - 1.443 = 16.076,08 Số liệu phần xuất lấy từ bảng tổng hợp xuất vật tư. Số liệu tồn cuối kỳ lấy từ Bảng đánh giá sản phẩm dở dang cuối quý Chi phí về một loại bột màu cho 1m2 sản phẩm quy đổi 300x300 là: Ví dụ: Đối với mã màu 03, loại bột màu sử dụng là Hồng Mn, sản lượng quy đổi 34076,92 m2, định mức 1m2 sản phẩm quy đổi là 0,1467 kg. Như vậy: Việc phân bổ chi phí loại bột màu khác như đen (CP - M18), nâu đất,... được tiến hành tương trợ như đối với màu hồng Mn. Đối với những mã sản phẩm mà bài phối liệu sử dụng nhiều loại bột màu khác nhau thì chi phí về màu cho mã sản phẩm ấy bằng tổng chi phí các loại bột màu sử dụng. Tức là: Chi phí về màu sử dụng cho 1m2 sản phẩm quy đổi mã j = i: Loại màu sử dụng n: Số lượng loại màu sử dụng áp dụng đối với màu 09: Tổng chi phí màu gồm có chi phí về màu Hồng Mn và màu nâu đất (CP - MA35) Chi phí về màu 1m2 sản phẩm 09 quy đổi = 4.057 + 9.726 = 13.783 Số liệu về phân bổ màu được thể hiện trên bảng "Phân bổ màu sử dụng trong kỳ: Quý IV/2000). Để xác định giá thành công xưởng của các loại sản phẩm ứng với từng loại chất lượng, kích thước, màu sắc ta tiến hành như sau: * Đối với sản phẩm thường có kích thước i mã j ZCXi = ZSP thường KTi + Giá trị màu cho 1m2 SP 300x300 x Hệ số phân bổ màu KTi Ví dụ với màu 03 sản phẩm thường, kích thước 300x300 thì ZCX = 33.944 + 3.057 = 38.001 (đ/m2) * Đối với sản phẩm vát cạnh có kích thước i: ZCXi = ZSP thường KTi + ZVC tăng thêm KTi + Giá trị màu cho 1m2 SP 300x300 x Hệ số phân bổ màu KTi Ví dụ sản phẩm vát cạnh, màu 09, kích thước 400x400 thì: ZCX = 39.847 + 18.305 + 13.783x1,18 = 74.416 (đ/m2) ZCXi = ZSP thường KTi + Zmb tăng thêm KTi + Giá trị màu cho 1m2 SP 300x300 + Hệ số phân bổ màu KTi Ví dụ sản phẩm mài bóng, màu 04, kích thước 300x300 thì: ZCX = 33.944 + 35.993 + 3.265 x 10 = 73.202 (đ/m2) Bảng tính "Giá thành công xưởng đã có màu quý IV/2000" (Bảng số 10) Bảng số 10: Giá thành công xưởng đã có màu quý IV/2000 Mã sản phẩm Thường vát cạnh Mài bóng 300-333 400-600 500 300-333 400-600 500 300-333 400-600 500 01 38.532 45.779 51.633 48.587 57.654 62.919 71.984 81.987 87.589 02 0 0 0 0 0 0 0 0 0 03 41.843 50.686 56.069 51.898 61.561 67.356 0 0 0 04 0 0 51.633 48.587 0 0 75.295 85.894 92.026 05 0 46.779 0 0 57.654 0 71.984 0 0 06 0 0 0 0 0 0 0 81.987 0 07 0 0 0 0 0 0 0 0 0 08 42.103 50.994 56.418 52.158 61.868 0 0 0 0 09 50.766 61.215 68.026 60.821 72.090 79.312 75.556 86.201 92.375 10 49.362 0 66.146 59.417 0 0 84.218 96.423 103.983 11 39.807 48.284 53.341 49.862 59.158 0 82.815 0 102.102 12 0 0 0 50.243 0 0 73.259 0 89.297 13 0 0 0 0 0 0 0 0 0 14 42.627 51.611 0 52.682 62.486 0 0 90.577 0 15 0 64.510 0 63.613 0 0 76.079 86.819 93.076 16 0 0 0 0 0 0 87.010 99.717 0 17 0 0 0 0 0 0 0 0 0 18 51.647 62.225 0 61.702 73.130 0 0 0 0 19 0 0 0 0 0 0 85.100 0 0 20 0 0 0 0 0 0 0 0 0 21 0 0 0 0 0 0 0 0 0 22 0 0 0 0 0 0 0 0 0 23 0 0 0 0 0 0 0 0 0 24 0 0 0 0 0 0 0 0 0 25 57.120 68.713 76.541 67.175 79.588 87.827 90.572 103.921 112.497 26 45.152 0 0 55.207 0 0 78.604 0 0 27 0 0 0 0 0 0 0 0 0 28 38.913 47.229 0 48.968 58.104 0 72.365 0 0 29 0 0 0 0 0 0 0 0 0 30 48.734 0 65.304 0 69.693 0 82.187 94.026 101.260 31 0 53.879 59.695 54.604 64.754 0 0 89.087 95.652 Căn cứ vào bảng sản phẩm nhập kho và bảng tính giá thành công xưởng đã có màu quý IV/2000, kế toán xác định tổng giá thành sản phẩm nhập kho thành phẩm của từng loại chất lượng (thường, vát cạnh, mài bóng) theo công thức sau: Tổng giá thành từng loại chất lượng = Tổng (Số lượng SPij x 2 đơn vị SPị) Trong đó: i là kích thước sản phẩm j là mã màu sản phẩm Tổng giá thành sản phẩm nhập kho thành phẩm trong kỳ = Tổng giá thành sản phẩm thường + Tổng giá thành sản phẩm vát cạnh + Tổng giá thành sản phẩm mài bóng Với giá trị sản phẩm hoàn thành nhập kho thành phẩm, kế toán ghi định khoản kết chuyển sang TK thành phẩm 155 - Granit. Với số liệu quí IV/2000 tổng giá thành sản phẩm nhập kho thành phẩm trong kỳ là 21.357.690.506 Kế toán định khoản Nợ TK 155: 21.357.640.506 Có TK 1541: 21.357.640.506 Ta có bảng phân tích giá thành như sau: (Bảng số 11) Tổng công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng Công ty Thạch Bàn Bảng phân tích giá thành sản phẩm năm 2000 Tên sản phẩm: Granit Đơn vị tính: m2 STT Diễn giải Mã Thành tiền Ghi chú A Chi phí trực tiếp 1 I Chi phí sản xuất kinh doanh đầu kỳ 2 812.108.487 1 Chi phí NVLTT 3 493.450.305 2 Chi phí NCTT 4 36.547.241 3 Chi phí sản xuất chung 5 282.110.941 Trong đó khấu hao TSCĐ 6 50.522.460 II Chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong kỳ 7 68.584.946.248 1 Chi phí NVLTT 8 36.905.815.177 2 Chi phí NCTT 9 2.305.165.492 3 Chi phí sản xuất chung 10 29.373.965.579 Trong đó khấu hao TSCĐ 11 10.767.921.598 III Chi phí sản xuất Khách hàng dở dang cuối kỳ 12 691.213.050 1 Chi phí NVLTT 13 371.944.318 2 Chi phí NCTT 14 23.231.927 3 Chi phí sản xuất chung 15 296.036.805 Trong đó khấu hao TSCĐ 16 108.521.376 IV Tổng giá thành SP nhập kho trong kỳ 17 68.705.841.685 1 Chi phí NVLTT 18 37.027.321.164 2 Chi phí NCTT 19 2.318.480.806 3 Chi phí sản xuất chính 20 29.360.039.715 Trong đó khấu hao TSCĐ 21 10.659.407.272 B Số lượng sản phẩm 22 1 Số lượng sản phẩm tồn kho đầu kỳ 23 113.594,36 2 Số lượng sản phẩm nhập kho trong kỳ 24 1.219.669,06 3 Số lượng sản phẩm tiêu thụ trong kỳ 25 1.272.413,52 4 Số lượng sản phẩm tồn kho cuối kỳ 26 86.480,88 C Giá thành công xưởng bình quân 27 56.332 Giá vốn hàng bán trong kỳ 55.872 D Các chỉ tiêu phân tích 28 I Chi phí bán hàng 29 1 Tổng chi phí bán hàng trong kỳ 30 14.904.808.710 2 Chi phí bán hàng bình quân 31 11.714 II Chi phí QLDN 32 1 Tổng chi phí quản lý 33 26.986.359.408 Trong đó vay lãi NH 34 0 2 Chi phí BQ 1 sản phẩm tiêu thụ trong kỳ 35 21.195 3 Chi phí QLBQ 1 sản phẩm xuất trong kỳ 36 III Giá thành toàn bộ của sản phẩm 38 1 Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ bình quân 39 88.780 2 Giá thành toàn bộ sản xuất bình quân 40 89.240 IV Giá bán bình quân 1 sản phẩm 41 94.141 V Chênh lệch 42 1 Giữa giá bán bình quân và giá thành sản phẩm tiêu thụ (41 - 39) 43 5.360 2 Giữa giá bán bình quân và giá thành thành phẩm cho sản phẩm sản xuất (41-40) 44 4.901 Phần III. Phương hướng hoàn thiện công tác tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Thạch Bàn I. Nhận xét, đánh giá ưu, nhược điểm Trải qua 40 năm xây dựng và phát triển với sự cố gắng nỗ lực của ban lãnh đạo và đội ngũ cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty, Công ty Thạch Bàn đã thực sự tự chủ trong sản xuất kinh doanh, phát triển ngành nghề, nhanh chóng hoà nhập với cơ chế thị trường, được đánh giá là một trong những đơn vị hàng đầu của ngành sản xuất vật liệu xây dựng. Việc vận dụng sáng tạo, có hiệu quả các quy luật kinh tế thị trường, đồng thời thực hiện chủ trương cải tiến quản lý kinh tế và thực hiện chính sách mới của Đảng và Nhà nước Công ty đã đạt được kết quả sản xuất kinh doanh tốt, hoàn thành nghĩa vụ đóng góp vào ngân sách Nhà nước. Đặc biệt trong những năm gần đây, cùng với việc củng cố lại công tác tổ chức quản lý, Công ty đã mạnh dạn đầu tư đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị, xây dựng nhà xưởng, nghiên cứu sản xuất mặt hàng mới (gạch ốp lát Granit nhân tạo - sản phẩm đầu tiên sản xuất tại Việt Nam), xúc tiến công tác tư vấn và chuyển giao công nghệ xây dựng lò nung tuynel cho các đơn vị sản xuất gạch khác trong cả nước Công ty đã không ngừng mở rộng quan hệ với các bạn hàng trong và ngoài nước, chủ động nghiên cứu thị trường, nhờ vậy đã tiếp nhận được công nghệ và máy móc thiết bị thuộc loại hiện đại nhất, sản phẩm gạch Granit của Công ty đã được biết đến và tiêu thụ rộng rãi trên thị trường cả nước. Năm 2000 là năm Công ty Thạch Bàn có bước ngoặt trong tiến trình phát triển đi lên của mình. Công ty có nhiệm vụ sản xuất kinh doanh rất lớn - sản xuất 1.200.000 m2 và tiêu thụ 1.250.000 m2 gạch ốp lát Granit và đầu tư dây chuyền 2, nâng công suất nhà máy gạch ốp lát Granit từ 1.000.000 lên 2.000.000 m2/năm. Được sự chỉ đạo sát sao của Bộ Xây dựng cũng như Tổng Công ty Thuỷ tinh và gốm xây dựng mà đời sống cán bộ công nhân viên của Công ty được nâng lên một cách rõ rệt. Lấy uy tín làm đầu và bằng chất lượng sản phẩm của mình Công ty Thạch Bàn không những tiêu thụ được sản phẩm của mình ở trong nước mà còn mở rộng xuất khẩu được sang các nước khác. Đó là do bộ máy quản lý của Công ty khá năng động, trình độ chuyên môn cao, nhạy bén với cơ chế thị trường. Sự đổi mới của bộ máy quản lý kinh tế đã góp phần không nhỏ vào kết quả chung của toàn Công ty và đã thực sự trở thành cánh tay đắc lực thúc đẩy quá trình sản xuất ngày càng phát triển. Để đánh giá tình hình được đầy đủ, khách quan và đúng đắn nhiệm vụ của công tác kế toán Công ty hết sức nặng nề trong đó kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là phần hành kế toán giữ vai trò quan trọng nhất. Do đó, Công ty luôn quan tâm đến việc nghiên cứu tìm ra những biện pháp cụ thể để quản lý chi phí sản xuất - tính giá thành sản phẩm nhằm đảm bảo sự phù hợp giữa các bộ phận quản lý với tình hình thực tế của Công ty và yêu cầu của chế độ quản lý kinh tế hiện nay. Qua thời gian nghiên cứu, tìm hiểu thực tế về công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Thạch Bàn, em có một số nhận xé về công tác tổ chức kế toán nói chung và kế toán tập hợp chi phí - tính giá thành sản phẩm ở Công ty như sau: * Việc áp dụng hình thức kế toán tập trung và hình thức sổ Nhật ký chun là phù hợp với điều kiện sản xuất và trang bị tính toán. Đặc biệt Công ty đã đưa chương trình kế toán thực hiện trên máy vi tính vào sử dụng đã đáp ứng khá đầy đủ các yêu cầu kịp thời, chính xác của thông tin kế toán đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời giảm khối lượng ghi chép, hạn chế tới mức thấp nhất việc ghi chép trùng lắp, tiết kiệm lao động kế toán. * Phòng Tài chính - Kế toán của Công ty với đội ngũ kế toán có năng lực, trình độ chuyên môn cao đã đáp ứng được yêu cầu công việc. Tuy vậy, do khối lượng, công việc lớn, phải đảm nhiệm nhiều phần hành kế toán nên phần vào còn hạn chế đến tính kịp thời của thông tin kế toán. * Về thực hiện chế độ kế toán: Công ty đã nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của Bộ Tài chính có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh như quản lý và sử dụng vốn, thực hiện trích khấu hao TSCĐ... thực hiện đầy đủ các thủ tục về chứng từ, sổ sách, báo cáo kế toán, phản ánh một cách trung thực, hợp lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh do đó đã quản lý chặt chẽ vốn và tài sản của Công ty, sản xuất kinh doanh theo nguyên tắc lấy thu bù chi và thực sự có lãi. * Về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: Mọi chi phí phát sinh liên quan đến sản xuất gạch Granit nói chung được tập hợp đầy đủ cho đối tượng hạch toán chi phí là toàn nhà máy. Công ty tổ chức tính giá thành đơn vị cho từng loại sản phẩm nhập kho thành phẩm có sự chi tiết thêm một số khoản mục chi phí như nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí sản xuất chung giúp cho việc phân tích rõ ràng, chi tiết hơn tình hình biến động và mức ảnh hưởng của các yếu tố chi phí cơ bản trong giá thành sản phẩm. Từ sự phân tích nà sẽ giúp lãnh đạo Công ty có những thông tin cụ thể, chính xác để có những biện pháp thích hợp nhằm tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm cũng như đề ra các quyết định đúng đắn trong công tác quản lý lãnh đạo nói chung. Bên cạnh những mặt tích cực đó, công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm gạch Granit tại Công ty vẫn còn tồn tại những khâu, bước chưa thật phù hợp với chế độ chung cũng như chưa thực sự khoa học, chính xác và hợp lí. Những vấn đề này đòi hỏi kế toán phải phân tích cụ thể hơn và đưa ra phương hướng, biện pháp nhằm tiếp tục củng cố và hoàn thiện. + Thứ nhất, việc xác định kỹ tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo quý chưa đảm bảo cung cấp thông tin một cách kịp thời chính xác, sát với thực tế thị trường đối với việc lập kế hoạch giá trị sản xuất và giá thành sản phẩm. + Thứ hai, về đối tượng tập hợp chi phí: Hiện nay kế toán Công ty tập hợp chi phí sản xuất gạch Granit cho một đối tượng duy nhất là nhà máy (hay toàn bộ quá trình sản xuất). Tuy vậy, khi xem xét mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành thì thấy đối tượng hạch toán chi phí sản xuất chưa thực sự phù hợp với đối tượng tính giá thành là từng m2 sản phẩm nhập kho thành phẩm ứng với từng loại chất lượng, kích thước, màu sắc. Chính vì thế, để tính giá thành sản phẩm kế toán phải căn cứ vào sổ tổng hợp xuất vật tư - TK 621 (6211) để xác định lại chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp cho sản phẩm thường, phần tăng cho sản phẩm vát cạnh, mài bóng, chi phí về vỏ hộp. Bên cạnh đó, kế toán phải tiến hành phân bổ rất nhiều lần từng khoản chi phí trong giá thành cho 3 loại sản phẩm trên. Công việc này rất phức tạp mà kết quả tính toán phân bổ nhiều khi không chính xác do tiêu thức lựa chọn chưa được hợp lý. Mặt khác các chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp cho sản phẩm thường, phần tăng của sản phẩm vát cạnh, mài bóng, đóng hộp trên thực tế đều có thể tập hợp riêng được. Sự không phù hợp giữa đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành dẫn đến một số nghiệp vụ hạch toán, tổng hợp chi phí và phân bổ chi phí chưa được hợp lí và chính xác như: * Kế toán Công ty đa đồng nhất giá thành của sản phẩm ra lò với giá thành của sản phẩm thường nhập kho. Thực tế sản phẩm ra lò phải qua khâu đóng hộp, kiểm nghiệm mới được nhập kho thành phẩm. Như vậy sản phẩm thường nhập kho phải có thêm phần chi phí về vỏ hộp và chi phí nhân công trực tiếp tổ đóng hộp cho sản phẩm thường. * Khi hạch toán chi phí về vỏ hộp, trong kỳ kế toán tập hợp vào khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Granit - TK 621 (6211) nhưng khi tổng hợp chi phí phát sinh trong kỳ kế toán lại đưa khản chi phí này về chi phí quản lý phân xưởng để phân bổ cho sản phẩm nhập kho trong kỳ. * Đối với chi phí tiền lương của công nhân đóng hộp: Hiện nay có một bộ phận công nhân đóng hộp thuộc tổ mài. Toàn bộ chi phí về nhân côgn trực tiếp của khâu đóng hộp được tập hợp chung cho tổ mài sau đó phân bổ cho sản phẩm vát cạnh, mài bóng nhập kho trong kỳ. Như vậy đối với sản phẩm thường nhập kho thành phẩm sẽ không có chi phí NCTT của bộ phận này. * Khi phân bổ chi phí quản lý phân xưởng (là khoản chi phí sản xuất chính còn lại ngoài chi phí khấu hao TSCĐ và chi phí dịch vụ mua ngoài (điện), kế toán sử dụng tiêu thức phân bổ là số lượng sản phẩm nhập kho thành phẩm trong kỳ. Tiêu thức này là chưa phù hợp vì như vậy sẽ có một lượng sản phẩm ra lò (bán thành phẩm), không chịu khoản chi phí này. Điều này thể hiện rõ ở khâu: khi phân bố khoản chi phí này cho tổng số lượng sản phẩm nhập kho thành phẩm thì số lượng sản phẩm thường là 161.511.513 m2, mức phân bổ là 12.822.715.435 nhưng khi tính giá thành đơn vị cho sản phẩm thường kế toán sử dụng số lượng sản phẩm ra lò là 327.785,06 m2 (trong đó sản phẩm loại 300x300 là: 260.371,46 m2, sản phẩm loại 400x400 là: 67.413,6m2). + Thứ 3, đối với khoản chi phí phải trả (kế toán trích trước vào chi phí sản xuất trong kỳ) bao gồm có chi phí trích trước sửa chữa lớn tài sản cố định trong kế hoạch và thiệt hại về ngừng sản xuất trong kế hoạch được kế toán hạch toán vào TK 62742 - cuối kỳ được kết chuyển sang TK 1541 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang: Granit. Đây là khoản chi phí sản xuất chính (cụ thể thuộc chi phí quản lý phân xưởng) nhưng khi tổng hợp chi phí phát sinh tỏng kỳ để tính giá thành sản phẩm kế toán đã gộp khoản chi phí này vào chi phí khấu hao tài sản cố định. Điều này chưa hợp lý bởi vì khi phân bổ khoản chi phí này cho các loại sản phẩm hoàn thành nhập kho trong kỳ sẽ khác nhau do tiêu thức phân bổ chi phí khấu hao tài sản cố định và chi phí quản lý phân xưởng là khác nhau. Và do vậy việc phân tích kết cấu các loại chi phí (trong đó có chi phí về khấu hao tài sản cố định) trong giá thành sản phẩm chưa được chính xác. + Thứ tư, về công tác đánh giá sản phẩm dở dang: Trong điều kiện sản xuất thực tế tại Công ty, chi phí sản phẩm dở dang chỉ có trên dây chuyền công nghệ ở giai đoạn bắt đầu từ khi đưa nguyên vật liệu vào sản xuất đến trước khi sản phẩm ra lò và lượng bán thành phẩm (sản phẩm ra lò) nằm trong kho bán thành phẩm của nhà máy. Đối với dây chuyền vát cạnh, mài bóng do công tác xây dựng định mức khoa học, thời gian gia công ngắn nên kế hoạch cần gia công bao nhiêu thì khi xuất kho bán thành phẩm qua hệ máy vát cạnh, mài bóng sẽ trở thành sản phẩm hoàn thành bằng nhiều vật tư được sử dụng hết vì vậy không có sản phẩm dở dang ở công đoạn này. Đối với chi phí sản phẩm dở dang nằm trong chi phí quản lý phân xưởng ở Công ty thì thực chất đây là số lượng hộp gạch, băng dính còn tồn chưa sử dụng hết trong kỳ ở khâu đóng hộp. Kế toán cần ghi giảm chi phí vật liệu ở khâu này chứ không coi là sản phẩm dở dang hiện tại. Trên cơ sở những nhận xét đánh giá nêu trên, em nhận thấy công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm gạch Granit ở Công ty hiện nay vẫn còn những nội dung cần tiếp tục nghiên cứu để tìm ra biện pháp củng cố và hoàn thiện hơn nữa khâu công tác này ở Công ty. II. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm gạch Granit tại Công ty Thạch Bàn. Sau một thời gian thực tập và tìm hiểu về công tác hạch toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Thạch Bàn, kết hợp với những kiến thức đã học tập tại trường, dưới góc độ là một sinh viên thực tập em xin mạnh dạn đề xuất một số ý kiến để cải tiến hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty. ý kiến 1: Về kỳ tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: Hiện nay Công ty đã xác định kỳ tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là theo quý. Theo em, Công ty nên áp dụng kỳ tập hợp và tính giá thành theo tháng. Việc làm này sẽ đảm bảo cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết về chi phí sản xuất, giá thành cho các nhà quản lý, giúp cho việc lập kế hoạch giá thành, và giá bán sản phẩm hàng tháng được chính xác hợp lý hơn. Một thuận lợi cho việc tính giá thành theo tháng là việc kiểm kê và đánh gái sản phẩm dở dang tại nhà máy được tiến hành đều đặn vào cuối tháng. Công việc này giúp cho giá bán sản phẩm của Công ty phù hợp với giá cả thị trường từ đó tăng nhanh quá trình tiêu thụ sản phẩm, nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh. ý kiến 2: Thay đổi đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, phương pháp tập hợp và phân bổ. Như đã nêu ở trên, việc tập hợp chi phí sản xuất cho đối tượng là toàn Nhà mày mặc dù đơn giản nhưng chưa phù hợp với đặc điểm sản xuất là sản phẩm nhập kho thành phẩm Công ty phải qua nhiều giai đoạn gia công. Dựa vào đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm theo em Công ty nên có những thay đổi về đối tượng tập hợp chi phí, cách thức tập hợp và phân bổ như sau: * Thực tế sản xuất tại Công ty là phức tạp, sản phẩm nhập kho thành phẩm phải trải qua một hay nhiều bước công nghệ và đều phải đóng hộp. Vì vậy qua nghiên cứu, để phù hợp với quy trình sản xuất sản phẩm đối tượng hạch toán chi phí có thể xác định theo từng giai đoạn công nghệ sau: Bước 1: Từ khâu gia công nguyên liệu đến khi gạch ra khỏi lò nung. Sản phẩm của bước này là sản phẩm ra lò sẽ trở thành bán thành phẩm của các bước tiếp theo: Bước 2: Giai đoạn vát cạnh Bước 3: Giai đoạn mài bóng Bước 4: Giai đoạn đóng hộp Việc tập hợp như vậy sẽ đảm bảo cho việc tính giá thành sản phẩm nhập kho thành phẩm từng loại được chính xác và đầy đủ. * Phương pháp tập hợp và phân bổ: - Đối với chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp Những nguyên, vật liệu xuất dùng có liên quan trực tiếp tới giai đoạn nào thì tập hợp trực tiếp cho giai đoạn đó. ở bước 1: Nguyên vật liệu trực tiếp gồm có nguyên, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, bột màu. ở bước 3: Có chi phí về đá mài và quả lô kim cương ở bước 4: Có chi phí về hộp gạch, băng dính,... Riêng chi phí về đĩa kim cương có liên quan đến cả chi phí ở bước 2 và bước 3, vì vậy sẽ tiến hành phân bổ theo tiêu thức phù hợp, cụ thể theo số lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho thành phẩm từng loại trong kỳ. - Đối với chi phí nhân công trực tiếp: ? ở Bảng tổng hợp và thanh toán lương toàn Công ty, kế toán mới chi tiết được tiền lương của tổ mài, vì vậy chưa tính rõ được tiền lương của công nhân đóng hộp. Khi lập bảng này kế toán cần chi tiết riêng cho bộ phận này. Đối với tiền lương tổ mài do liên quan đến cả giai đoạn 2 và 3, kế toán cần phân bổ theo định mức tiền lương tăng thêm của từng loại sản phẩm vát cạnh hoặc mài bóng. Chi phí về nhân công trực tiếp ở bước 1 chính là bộ phận "còn lại" trong bảng tổng hợp lương. - Đối với chi phí về động lực, khấu hao tài sản cố định được phân bổ như thực tế. - Đối với chi phí quản lý phân xưởng (chi phí sản xuất chính ngoài chi phí về khấu hao tài sản cố định và động lực) sẽ được phân bổ theo tiêu thức phù hợp. Ví dụ có thể chọn tiêu thức số lượng sản phẩm từng loại nhập kho trong kỳ. ý kiến 3: Về công tác đánh giá sản phẩm dở dang Như đã trình bày ở trên, sản phẩm dở dang chỉ có ở bước 1 gồm có chi phí về nguyên vật liệu chính, nhiên liệu, động lực, vật liệu phụ tiêu hao nằm tron sản phẩm dở trên dây chuyền sản xuất, được tính theo định mức. Đối với côgn đoạn gia công sản phẩm vát cạnh, mài bóng không có sản phẩm dở dang. Vì vậy, tổng chi phí về sản phẩm dở dang trong kỳ sẽ bao gồm sản phẩm dở dang ở bước 1 và bán thành phẩm ra lò còn nằm trong kho bán thành phẩm của nhà máy. Kế toán Công ty không nên coi cả số vỏ hộp, băng dính chưa sử dụng là sản phẩm dở dang như hiện nay mà nên nhập trả lại k ho cuối kỳ, ghi giảm chi phí về vật liệu ở bước 4 theo định khoản sau: Nợ TK 152 Có TK 621 (62110 (Chi tiết bộ phận đóng hộp) Trong trường hợp không nhập kho thì sang đầu kỳ hạch toán sau kế toán ghi bút toán đảo lại: Nợ TK 621 (6211) Có TK 152 ý kiến 4: Khi kế toán tập hợp chi phí phát sinh trogn kỳ cần tập hợp chi phí trích trước (gồm trích trước chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định và chi phí ngừng sản xuất trong kế hoạch) vào chi phí quản lý phân xưởng thay vì vào chi phí khấu hao tài sản cố định. Mặc dù đều nằm trong khoản mục chi phí sản xuất chung nhưng tiêu thức phân bổ chi phí quản lý phân xưởng và chi phí khấu hao tài sản cố định cho các loại sản phẩm thường, vát cạnh, mài bóng là khác nhau. Vì vậy, sự thay đổi này sẽ đảm bảo cho việc phân tích chính xác ảnh hưởng của các yếu tố chi phí trong giá thành (trong đó chi phí về khấu hao tài sản cố định). ý kiến 5: Hoàn thiện công tác tính giá thành sản phẩm. Do đặc điểm so sánh là không có sản phẩm dở dang ở bước 2, 3 và 4, vì vậy Công ty có thể áp dụng phương án tính giá thành có phân bước nhưng được đơn giản hơn cho từng loạ chất lượng (thường, vát cạnh, mài bóng) tương tự như hiện tại, tuy vậy mỗi loại chất lượng sản phẩm nhập kho thành phẩm sẽ được cộng thêm chi phí về khâu đóng hộp. Do chi phí phát sinh ở bước đóng hộp có liên quan đến cả số sản phẩm ra lò (phần sản phẩm thường đóng hộp), sản phẩm vát cạnh, mài bóng. Dựa vào định mức tiêu hao vật tư khác (cụ thể là vỏ hộp, băng dính) kế toán sẽ xác định được hệ số tiêu hao vật liệu của sản phẩm kích thước 400x400, 500x500,... so với sản phẩm 300x300. Chi phí 300x300 400x400 500x500 Vật liệu 1,00 1,10 1,12 Nhân công 1,00 1,00 1,00 Căn cứ vào tổng chi phí phát sinh ở bước 4 và số lượng sản phẩm nhập kho thành phẩm, tiêu thức phân bổ chi phí khâu đóng hộp kế toán sẽ xác định được chi phí tăng thêm do đóng hộp ứng với từng kích thước sản phẩm khác nhau (xác định tương tự như chi phí tăng thêm khâu vát cạnh, mài bóng). Đối với chi phí về màu được phân bổ riêng cho từng loại sản phẩm ra lò được xác định như hiện nay là hoàn toàn chính xác. Để xác định giá thành từng loại sản phẩm nhập kho thành phẩm, kế toán xác định như sau: * Đối với sản phẩm thường có kích thước i mã j ZCXi = Z Sản phẩm ra lò KTi + Z Sản phẩm tăng thêm do đóng hộp KTi + Giá trị màu cho 1m2 sản phẩm 300x300 x Hệ số phân bổ màu KTi * Đối với sản phẩm vát cạnh có kích thước i mã j ZCXi = Z Sản phẩm ra lò KTi + Z Sản phẩm tăng thêm do VC KTi + Z Sản phẩm tăng thêm do đóng hộp KTi + Giá trị màu cho 1m2 sản phẩm 300x300 x Hệ số phân bổ màu KTi * Đối với sản phâm mài bóng có kích thước i mã j ZCXi = Z Sản phẩm ra lò KTi + Z Sản phẩm tăng thêm do Mài bóng KTi + Z Sản phẩm tăng thêm do đóng hộp KTi + Giá trị màu cho 1m2 sản phẩm 300x300 x Hệ số phân bổ màu KTi Kết luận Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay khi mà doanh nghiệp nào cũng lấy mục tiêu lợi nhuận làm đầu. Vì vậy, nâng cao hiệu quả kinh doanh, chất lượng sản phẩm là vô cùng quan trọng. Lợi nhuận cao nhất mà chi phí bỏ ra thấp nhất là điều mà doanh nghiệp nào cũng mong đạt được. Góp phần quan trọng vào việc phát triển doanh nghiệp phải nói đến công tác tổ chức hạch toán kế toán và việc tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm giúp cho doanh nghiệp nắm được chính xác tình hình sử dụng nguồn vốn kinh doanh cũng như kết quả kinh doanh của quá trình sản xuất. Thông tin cung cấp từ bộ phận kế toán là rất cần thiết do đó đòi hỏi phải chính xác kịp thời. Nhờ số liệu kế toán, các nhà quản lý nắm được kết cấu tỷ trọng của từng loại chi phí trong tỏng chi phí của kỳ sản xuất kinh doanh để có quyết định kịp thời trong xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật, kế hoạch sản xuất kinh doanh, chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Quá trình thực hiện tại Công ty Thạch Bàn cụ thể là ở phòng Tài chính - Kế toán đã cho em thấy rõ được tầm quan trọng của công tác kế toán trong doanh nghiệp. Qua đây, em đã bổ sung được kiến thức thực tế và những lý luận đã được học ở trường. Công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đòi hỏi phải có một kiến thức tổng hợp và những ngày thực tập tại Công ty đã giúp em thấy rõ được và hoàn thành báo cáo của mình là: Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm gạch Granit tại Công ty Thạch Bàn. Thực tập tại Công ty em đã nhận được sự giúp đỡ của Công ty nói chung và phòng Kế toán tài chính nói riêng. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Công ty đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này. Em xin cảm ơn cô giáo hướng dẫn Hà Mai Anh đã giúp đỡ em trong thời gian qua.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0894.doc
Tài liệu liên quan