Đề tài Thực trạng công tác trả lương theo sản phẩm tại Công ty vật liệu xây dựng Bồ Sao

Như ta đã đề cập, môi trường kinh doanh có ảnh hưởng lớn tới kết quả sản xuất. Sản phẩm sản xuất ra có bán được hay không, có lúc cung cấp hết nhưng có lúc lại tồn đọng nhiều. Để có kế hoạch sản xuất sản phẩm đáp ứng đúng, đủ nhu cầu tiêu dùng nên thành lập một bộ phận nghiên cứu thị trường, nghiên cứu nhu cầu xây dựng của các địa phương. Bộ phận này phải được lựa chọn từ những cán bộ của các phòng ban - đó là những người có năng lực - trong đó ít nhất có một người có kinh nghiệm và năng lực của phòng kế hoạch - kỹ thuật. Để hoạt động có hiệu quả cần phải có quỹ nghiên cứu thị trường, cung cấp sách, báo, tạp chí phục vụ cho công tác này, tạo điều kiện thuận lợi về phương tiện đi lại khi cần điều tra, nghiên cứu thị trường. Những người được tuyển vào bộ phận này cần phải được đào tạo bồi dưỡng một số kiến thức kinh tế thị trường, marketing để công việc được thực hiện suôn sẻ hơn. Hiện nay, xung quanh vùng và địa bàn lân cận có nhiều cơ sở sản xuất cùng mặt hàng của Công ty, Công ty cần có những chiến lược nghiên cứu để ra mục tiêu phát triển, sản phẩm sản xuất có số lượng và chất lượng tạo được nhiều uy tín đến khách hàng.

doc70 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1210 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng công tác trả lương theo sản phẩm tại Công ty vật liệu xây dựng Bồ Sao, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
0 0 0 0 0 ã Trung cấp 14 5 12 6 12 6 ãCao đẳng và đại học 1 0 3 0 3 0 ãTrên đại học 0 0 0 0 0 0 Nguồn:Phòng Tổ chức - Hành chính Biểu 2 Chất lượng lao động quản lý của Công ty năm 2000 STT Cấp lãnh đạo Trình độ chuyên môn Thâm niên Trung cấp CĐ-ĐH 1 2 3 4 5 6 Giám đốc Phó giám đốc Kế toán trưởng Trưỏng phòng TC-HC Trưởng phòng KH-KT GĐXN thành viên x x x x x x 29 30 15 26 26 12 Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính 1.3. Đặc điểm về sản phẩm và quy trình công nghệ Là đơn vị chuyên sản xuất vật liệu xây dưng, sản phẩm chính là gạch xây các loại và ngói. Mặt hàng chủ yếu vẫn là gạch như : Gạch đặc A1: 220*110*60 (2.6 kg) Gạch đặc A2: 220*110*60 (2 .6kg) Gạch rỗng A1: 220*110*60 (2 kg) Gạch rỗng A2: 220*110*60 (2 kg) Gạch nem tách: 200*200 (2.2 kg)... Các sản phẩm này có ảnh hưởng lớn đến quá trình tổ chức sản xuất kinh doanh. Việc tổ chức quản lý sản xuất, quản lý tiền lương ở Công ty cũng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố trong đó có yếu tố quy trình công nghệ. Các sản phẩm sản xuất ra đều được sản xuất theo một quy trình công nghệ khép kín. Có thể khái quát quy trình công nghệ của Công ty qua sơ đồ (Sơ đồ 2) Như vậy để hoàn thiện được một sản phẩm thì phải trải qua nhiều công đoạn trong quy trình công nghệ. Mỗi công đoạn có cấp bậc công việc là khác nhau yêu cầu công nhân có cấp bậc và các máy móc thiết bị là khác nhau. Yêu cầu ở đây là phải bố trí công nhân vào công việc thích hợp để người công nhân có thể vận dụng hết khả năng làm việc cũng như hiệu suất của máy móc thiết bị. Từ khi xây dựng xong lò nung Tuynen và đưa vào sản xuất hiệu quả thu lại thể hiện rõ rệt, chất lượng và số lượng được nâng cao, tạo được nhiều uy tín với khách hàng. Sơ đồ 2: Sơ đồ quy trình công nghệ của Công ty Bãi nguyên liệu Cấp liệu thùng Máy cán muội Máy nhào 2 trục có lưỡi Máy đùn ép chân không Phơi trong nhà cáng kính Lò nung Kho thành phẩm Băng tải nghiêng Than Băng tải nghiêng Băng tải nghiêng Máy cắt Nguồn: Phòng Kế hoạch-Kỹ thuật 1.4 Đặc điểm về tình hình cung cấp ngyên vật liệu Nguyên vật liệu cung cấp cho quá trình sản xuất chủ yếu là đất (đất sét ,đất thịt...) và than. Than dùng làm chất đốt và pha một phần nhỏ vào cùng với gạch, được mua từ Thái Nguyên và luôn được cung cấp đầy đủ. Đất là nguyên vật liệu chính, ban đầu có kế hoạch mua trong vùng. Nay mua ở nhiều nơi, nơi nào có khả năng cung cấp thì mua. Nói chung nguyên vật liệu cung cấp đầy đủ cho nhu cầu sản xuất. 1.5. Đặc điểm về máy móc thiết bị Trong dây chuyền sản xuất, mỗi khâu, mỗi công đoạn khác nhau đòi hỏi máy móc thiết bị là khác nhau. Để đáp ứng yêu cầu kỹ thuật đặt ra, Công ty đã không ngừng cải tiến máy móc thiết bị. Năm 1997 Công ty đã mua sắm một số máy móc thiết bị mới, dây chuyền tạo hình 5 máy đồng bộ, có hệ thống hút chân không trong khâu đùn ép và chính thức đưa vào sử dụng năm 1998. Nhìn chung chất lượng còn tốt. Hiện nay Công ty có số lượng máy móc thiết bị như sau: Biểu 3: Bảng thống kê máy móc thiết bị của Công ty STT Tên thiết bị NNăm SD SSố HC SSố đang SD NNhãn Nguyên giá TS Gía trị CL I 1 2 3 4 5 II 1 2 3 III 1 2 3 4 5 6 3 Hệ máy EG10 Máy nhào điện LH Máy cán mịn Máy nhào lọc Máy hút chânkhông Máy nạp lưu Hệ máy EG5 Máy đùn ép Máy nhào 2 trục Máy cán mịn Lò nung Tuynen Quạt đẩy Quạt hút Quạt đối lưu Tời năng than Tời năng cửa Kích đẩy 1998 1998 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 2 2 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 2 2 1 1 VViệt Nam VViệt Nam VViệt Nam 716.780.000 245.930.000 82.750.000 120.600.000 110.850.000 156.650.000 30.000.000 10.020.000 9.900.000 10.080.000 659.770.925 98.500.000 112.800.000 220.000.000 68.800.000 76.500.000 83.170.000 614.549.282 210.854.233 70.947.781 103.399.425 95.040.018 134.307.793 25.721.250 8.590.897 8.488.040 8.642.340 565.671.096 84.451.437 96.711.900 188.622.500 58.987.400 65.589.187 71.307.878 Nguồn:Phòng kế hoạch kỹ thuật Với hệ thống máy móc thiết bị như trên đủ đảm bảo cho quá trình hoạt động sản xuất. Người lao động ít gặp những vản trở như máy móc hỏng hóc, thiết bị lạc hậu..Tuy nhiên, tỷ lệ khấu hao 5% là thấp. Cho phép máy móc sử dụng với mức thời gian tối đa là 25 năm, như vậy sẽ không khấu hao hết. 1.6. Môi trường kinh doanh Môi trường kinh doanh là yếu tố tác động bên ngoài, có ảnh hưởng lớn tới kết quả sản xuất kinh doanh. Xã hội phát triển, các công trình lớn mọc lên, nhu cầu về nhà ở ngày càng cao, đòi hỏi phải được cung cấp nguyên vật liệu. Sản phẩm của Công ty chính là nguyên vật liệu chính cumg cấp cho các công trình đó. Nhu cầu nguyên vật liệu nhiều mà những nhà cung cấp nó cũng không ít. Chính họ là đối thủ cạnh tranh của Công ty. Cụ thể: Công ty gốm xây dựng Đoàn Kết Công ty gạch Hợp Thịnh Nhà máy gạch Minh Khai (Phú Thọ) Công ty gốm xây dựng Tam Đảo Theo báo cáo kết quả sản xuất năm 2000 thì tỷ trọng thị trường của Công ty là 30%, so với một số công ty khác như Công ty gốm xây dựng Đoàn Kết là thấp hơn. Mới chỉ quanh địa bàn mà đã rất nhiều đối thủ cạnh tranh. Vấn đề đặt ra ở đây là làm sao tạo được uy tín với khách hàng, nếu chỉ cải tiến máy móc thiết bị thì chưa đủ mà phải có nhiều biện pháp khác nhau, thu hút lao động giỏi, hàng năm thì nâng bậc cho công nhân. Có chiến lược nghiên cứu thị trường, nghiên cứu nhu cầu xây dựng của các địa phương. Thu thập những thông tin về chiến lược, mục tiêu, điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ từ đó xây dựng phát triển chiến lược sản xuất kinh doanh của mình. Công tác trả lương phải hợp lý để khuyến khích người lao động làm việc hiệu suất cao, tạo ra thắng lợi trong cạnh tranh. Ngoài ra, Nhà Nước ban hành Luật doanh nghiệp giúp doanh nghiệp thực hiện đúng chức năng và nhiệm vụ của mình. 2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian qua Trong quá trình hoạt động sản xuất, Công ty đã gặp không ít khó khăn về vốn, máy móc thiết bị. Công ty đã hết sức nỗ lực vượt qua và đạt được một số kết quả nhất định. Giá trị tổng sản lượng, doanh thu, lợi nhuận, thu nhập bình quân đầu người tăng đều hàng năm.Ta có thể thấy kết quả hoat động sản xuất kinh doanh của Công ty qua biểu sau: Biểu 4: Kết quả hoạt động sản xuất của Công ty qua các năm 1998-2000 STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm1998 Năm 1999 Năm 2000 %(1998/1998) %(2000/1999) (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7=5/4) (8=6/5) 1 Giá trị tổng sảnlượng Trđ 3191,94 4208,7 5065 113,8 120,3 2 Tổng doanh thu Trđ 3360 4815 5227 143,3 108,6 3 Nộp ngân sách Trđ 134,4 302 302,5 224,7 100,2 4 Lợi nhuận Trđ 57 121 135,9 221,3 112,3 5 Tổng quĩ lương Trđ 636,48 720,3 802,272 113,2 114,4 6 Số lao động Người 187 193 175 103,2 90,7 7 Thu nhập bình quân Trđ/người 3,744 4,116 4,524 109,0 109,9 8 Tiền lương bình quân Trđ/người 2,908 3,040 3,424 104,5 112,6 9 NSLĐ:-Theo GTTSL - Theo DT Trđ/người 17,069 17,968 21,806 24,948 28,942 29,868 127,7 138,8 132,7 119,7 Nguồn:Phòng Tài vu Qua biểu trên ta thấy, tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng phát triển. Giá trị tổng sản lượng của Công ty không ngừng tăng lên. Tổng giá trị sản lượng năm 1999 tăng thêm 1016,79 triệu đồng tức tăng thêm 31,855% so với năm 1998. Năm 2000 tăng 856,3 triệu đồng tức tăng thêm 20,345%. Tuy nhiên xét về cả số tương đối và số tuyệt đối thì giá trị tổng sản lượng năm 2000 tăng chậm hơn năm 1999. Giá trị tổng sản lượng tăng, doanh thu tăng, trong vòng từ năm 1998-2000 tổng doanh thu tăng 2.212 triệu đồng tức tăng 55,565%. Từ đó lợi nhuận cũng tăng. Thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên trong Công ty ngày càng được tăng lên, năm 2000 thu nhập bình quân là 337.000 đồng/tháng. Tiền lương bình quân từ năm 1998-2000 trung bình bằng 3/4 thu nhập bình quân góp phần làm ổn định thu nhập của người lao động, giúp người lao động yên tâm làm việc. Giữa tốc độ tăng năng suất lao động và tăng tiền lương có mối quan hệ với nhau. Nếu năng suất lao động tăng nhanh hơn tiền lương bình quân nó sẽ tạo điều kiện và là cơ sở để hạ giá thành sản phẩm. Biểu sau đây sẽ cho ta thấy tốc độ tăng tiền lương và tăng năng suất lao động qua năm 1998, 1999 và 2000. Biểu 5: Tình hình tăng năng suất lao động và tăng tiền lương bình quân Chỉ tiêu 1999/1998 2000/1999 -Tiền lương -NSLĐ theo GTTSL -NSLĐ theo doanh thu 1,045 1,277 1,388 1,126 1,327 1,197 Nguồn: Phòng tài vụ Qua biểu này ta thấy, qua 3 năm việc thực hiện nguyên tắc năng suất lao động tăng nhanh hơn tiền lương bình quân là khá tốt do đó đã tạo ra khả năng tiết kiệm chi phí tiền lương, tăng lợi nhuận cho Công ty. Công ty cần duy trì theo hướng này. Để đạt được kết quả trên, bằng nỗ lực và sự cố gắng của mình công ty đã không ngừng nâng cao chất lượng lao động đẩy mạnh tiến độ sản xuất đem lại hiệu quả cao. 3. Đánh giá chung Trong quá hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty đã gặp không ít khó khăn, bằng cố gắng của toàn thể cán bộ nhân viên kết quả thu lại được cũng đáng kể. *Điểm mạnh: Tổ chức bộ máy gọn nhẹ, phù hợp với qui mô sản xuất của Công ty Máy móc thiết bị mới, chất lượng tốt Phân bổ lao động cho đội ngũ quản lý và đội ngũ sản xuất hợp lý Công nhân sản xuất có bậc thợ cao Vị trí địa lý thuận lợi cho việc cung cấp nguyên vật liệu Có truyến thống lâu năm, tạo nhiều uy tín đến khách hàng Cho người lao động việc làm ổn định *Điểm yếu: - Về vốn, khi nguồn vốn pháp định của đơn vị ít, hoạt động chủ yếu là vốn vay, lãi suất dài hạn quá lớnvà thời gian thu hồi vốn ngắn - Khấu hao thấp - Công tác quản lý chưa chặt chẽ *Cơ hội: - Lực lượng lao động dồi dáo - Khả năng mở rộng thị trường và tiếp cận thị trường mới *Thách thức: - Có nhiều đối thủ cạnh tranh Do tính chất mùa vụ, nhu cầu xây dựng chủ yếu vào mùa khô Yêu cầu người tiêu dùng ngày càng cao về mẫu mã, chất lượng, chủng loại sản phẩm Biểu 6: Tình hình vốn kinh doanh của công ty qua 3 năm Chỉ tiêu 1998 1999 2000 1. Vốn cố định - Vốn ngân sách - Vốn tự bổ sung - Vốn vay 2. Vốn lưu động - Vốn ngân sách - Vốn vay 5.673.471.000 278.060.000 678.415.000 4.716.996.000 205.000.000 205.000.000 0 5.776.471.000 278.060.000 7 81.415.000 4.716.996.000 205.000.000 205.000.000 0 6.038.264.000 377.704.000 943.564.000 4.716.996.000 205.000.000 205.000.000 0 Tổng vốn KD 5.878.471.000 5.981.471.000 6.243.264.000 Nguồn: phòng tài vụ Vấn đề đặt ra là yêu là yêu cầu công ty đẩy mạnh sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và có biện pháp tích cực thu hồi công nợ để lấy nguồn trả nợ vốn vay, không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Công ty khẩn trương quyết toán dây chuyền đầu tư để quản lý phát huy sử dụng tài sản cố định, bổ sung thu hồi vốn đầu tư. II. Thực trạng về công tác trả lương theo sản phẩm tại công ty VLXD Bồ Sao 1.Quy mô, đối tượng trả lương theo sản phẩm Tự hạch toán kinh doanh trong nền kinh tế thị trường thì việc sản xuất có lợi nhuận là điều bắt buộc đối với mọi doanh nghiệp, vì thế phải hạch toán đúng và cụ thể các loại chi phí là điều kiện cần thiết, chi phí bao gồm: chi phí nhân công, vật liệu, máy móc... trong đó chi phí về vật liệu, máy móc là tương đối ổn định vì vậy để sản xuất có hiệu suất cao cần phải tiết kiệm chi phí nhân công sử dụng có hiệu quả lao động để tạo ra sản phẩm có chất lượng. Xác định hình thức trả lương theo sản phẩm là điều cần thiết. Với hình thức này tạo cho người công nhân gắn bó trách nhiệm của mình với công việc và giúp họ có thể tính được số tiền của mình sau mỗi ngày làm việc . Ngoài ra việc trả lương sản phẩm cho bộ phận quản lý đã gắn cán bộ của bộ phận quản lý cùng với công nhân sản xuất hoàn thành sản phẩm và duy trì việc làm. Hiện nay, Công ty vật liệu xây dựng Bồ Sao đang áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm cho cán bộ công nhân viên trong công ty. Tuy nhiên đối với các ngày nghỉ, lễ, phép công ty đang áp dụng lương thời gian cho cán bộ nhân viên, những ngày đó công ty trả nguyên tiền lương theo đơn giá ngày công (đơn giá tính theo lương cấp bậc, ĐG=lương cấp bậc/26). 2. Phân tích điều kiện trả lương theo sản phẩm 2.1. Định mức lao động Với định có căn cứ khoa học (trên cơ sở thời gian và mức sản lượng) sẽ đảm bảo việc tính toán đơn giá chính xác, đúng đắn, phản ánh thực tế hao phí lao động của công nhân. Phương pháp định mức lao động của công ty hiện nay đang dùng là phương pháp phân tích khảo sát. Đây là phương pháp xây dựng mức dựa vào tài liệu nghiên cứu, khảo sát tại nơi làm việc, phương pháp cơ bản để nghiên cứu hao phí thời gian làm việc là bấm giờ. Kết quả bấm giờ phản ánh toàn bộ hoạt động của công nhân và thiết bị trong một ca làm việc, nó còn giúp phát hiện được thời gian lãng phí…để tìm biện pháp khắc phục và nâng cao kết quả thực hiện công việc. Xây dựng mức dựa vào các tài liệu quan sát. Ví dụ: +Định mức lao động trong một ca (6 người) xếp goòng là 16.000 viên +Định mức cho một ca (14 người) khâu tạo hình là 30.000 viên (Trong đó: một ca = 8 giờ) Trong khâu tạo hình, qua khảo sát bấm giờ kết quả thu được: sau khi quốc đất nạp liệu, đất được dẫn từ băng tải đến máy đùn ép, ở đây đất được tạo hình và đưa đến bàn cắt. Máy cắt 1 phút cắt 8 lần (8 viên/lần), 1 giờ máy cắt 480 lần. Như vậy: Một giờ ca này làm được: 8 x 480 = 3.480 (viên) Để có 1.000 viên thì một người cần: 1.000 T= = 3,64 (giờ) 3.840/14 Mức hao phí lao động là 3,64 giờ-người/1.000 viên 2.2. Tổ chức phục vụ nơi làm việc Công ty thực hiện chế độ trả lương theo sản phẩm nhưng không có nghĩa là Công ty khoán trắng hoàn toàn cho công nhân sản xuất. Tổ chức phục vụ nơi làm việc là cung cấp cho nơi làm việc các loại vật chất phương tiện cần thiết và tạo mọi điều kiện để tiến hành quá trình lao động được liên tục, tổ chức phục vụ nơi làm việc tốt làm cho việc thực hiện trả lương theo sản phẩm được thực hiện dễ dàng, giảm được thời gian hao phí lao động không cần thiết và hạn chế mức tối đa thời gian không làm ra sản phẩm của công nhân. Tại nơi làm việc (phân xưởng sản xuất), công tác tổ chức phục vụ cho công nhân và nơi làm việc khá chu đáo. Công ty có bố trí bộ phận phục vụ nước uống, vệ sinh phân xưởng (cuối mỗi buổi đều có bộ phận làm công tác vệ sinh, dọn dẹp phân xưởng, nơi làm việc), quần áo bảo hộ lao động: áo quần, khẩu trang, ủng, găng tay được trang bị đầy đủ Tại nơi sản xuất, điện được cung đầy đủ phục vụ cho dây chuyền sản xuất được liên hoàn. Nguyên vật liệu luôn luôn đáp ứng đủ cho nhu cầu sản xuất. Ngoài ra, có một xưởng cơ khí chuyên sửa chữa, bảo dưỡng, kiểm tra các loại máy móc. 2.3. Bố trí lao động Bất kỳ một dây truyền sản xuất sản phẩm nào muốn hoàn thành nhanh và đạt chất lượng đều cần phải bố trí lao động vào dây chuyền sản xuất hợp lý. Bố trí hợp lý giữa cấp bậc công nhân với cấp bậc công việc sẽ tránh được tình trạng lãng phí công nhân hoặc tránh được sản phẩm không đạt yêu cầu. Nhận thấy tầm quan trọng, công ty luôn có sự bố trí hợp lý trên kế hoạch định mức lao động về cấp bậc công việc yêu cầu đối với cấp bậc công nhân. Ví dụ: Trong khâu tạo hình, một ca gạch 14 người, công ty đã bố trí trong tổ gồm: -Một công nhân quốc đất nạp liệu bậc1 -Hai công nhân vận hành máy: +Máy nhào một công nhân bậc 4 +Máy đùn ép một công nhân bậc 4 -Ba công nhân tại bàn cắt bậc 2 -Tám công nhân vận chuyển bậc 1 2.4. Công tác nghiệm thu kiểm tra sản phẩm Công tác này cũng giữ vai trò quan trọng. Do chạy theo số lượng, công nhân sẽ ít chú ý đến chất lượng, máy móc, thiết bị vật tư. Vậy thực hiện tốt công tác này sẽ trả lương chính xác cho người lao động. Phòng kế hoạch có trách nhiệm kiểm tra sản phẩm, nghiệm thu kết quả sản xuất thu được. Quy định: sản phẩm chín - loạiA>90% - loại B được phép <10% Nếu B>10% sẽ có hình thức phạt thích hợp, đơn giá tiền lương sẽ bị giảm trừ theo %. Đơn giá tiền lương cho khâu nung đốt là 3.660đ/1.000 viên. Nếu sản phẩm loại A chỉ đạt 80% thì đơn giá lương là 3.660x80%=2928 đ/1.000 viên. Hàng tháng căn cứ vào kết quả đó thanh toán lương cho công nhân. Do đó cần thực hiện tôt công tác này để thực hiện trả lương hợp lý, chính xác. 3. Quỹ tiền lương của công ty Là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tự hạch toán, do đó quỹ tiến lương phụ thuộc hoàn toàn vào giá trị sản lượng và doanh thu của công ty. Quỹ tiền lương kế hoạch của công ty được xây dựng dựa trên kết quả năm thực hiện, đề ra kế hoạch tăng số lượng sản phẩm sản xuất so với năm thực hiện. Để tiện cho việc tính toán, các sản phẩm của công ty đều được quy về gạch rỗng 4 lỗ.(dựa vào trọng lưọng gặch ) Biểu 6: Tỷ lệ quy đổi sản phẩm Tên sản phẩm Tỷ lệ quy đổi -Gạch đặc -Gạch nem tách -Gạch đặc tách -Ngói -Ngói bò -Ngói 22 1,3 1,5 1,4 1,5 2 1,5 Nguồn: Phòng tổ chức lao động -Quỹ tiền lương kế hoạch (QTLKH) bằng đơn giá tiền lương kế hoạch ( ĐGTL) nhân với khối lượng sản phẩm sản xuất theo kế hoạch. QTLKH = ĐGTL *QKH Quỹ tiền lương thực hiện (QTLTH) cuả công ty được chi trả dựa trên khối lượng sản phẩm sản xuất (M) sau khi nghiệm thu sản phẩm (do phòng kế hoạch kỹ thuật đánh giá) và đơn giá tiền lương kế hoạch (ĐGTL) (do phòng tổ chức lao động xây dựng). QTLTH = M * ĐGTL Đơn giá tiền lương kế hoạch được xác định như sau: Mỗi công đoạn, cán bộ tiền lương lập kế hoạch định mức lao động, tiền lương chi tiết đến từng công đoạn và hao phí các loại lao động trong khâu đó. Biểu 7: Xây dựng đơn giá tiền lương cho gạch rỗng 4 lỗ. STT Công đoạn Đvị Định mức Đơn giá 1 2 3 4 5 6 7 8 ... Tưới nước ngâm ủ ủi đất(ủi dồn, ủi pha trộn) Chế biến tạo hình gặch mộc Xếp gồng Xấy nung Rỡ goong, phân loại thành phẩm Sửa chữa,bảo dưỡng goòng Bảo quản Vệ sinh phế phẩm ... Dự trù phát sinh, chi khác 1000v -nt- -nt- -nt- -nt- -nt- -nt- -nt- -nt- ... -nt- 23.730 - 1.570 2.470 4.582 2.670 16.000 - - ... - 300 720 6.880 5.003 3.300 5.280 660 1060 1.134 ... 500 Thành phẩm 1000v 56.000 Nguồn: Phòng tổ chức lao động Trong năm thực hiện, quỹ lương được chia thành hai bộ phận: + Quỹ tiền lương khối văn phòng: Dựa vào đơn giá tiền lương và khối lượng sản phẩm. Đơn giá tiền lương cho khối văn phòng được xây dựng theo hệ số. Biểu 8: Xây dựng đơn giá tiền lương cho khối văn phòng của công ty. STT Chức vụ Hệ số ĐGTL (đ/1000v) 1 2 3 4 5 6 Giám đốc P.giám đốc Trưởng phòng Nhân viên 1 Nhân viên 2 NV phục vụ 1 0.9 0.8 0.6 0.5 0.46 600 540 480 360 300 280 Nguồn:Phòng Tổ chức-Hành chính Giải thích: Nhân viên 1: Là những cán bộ như kế toán,cán bộ lao động tiền lương, nhân viên bán hàng ... phụ trách những công việc có yêu cầu cao về nội dung thực hiện Nhân viên 2: Thực hiện công việc đơn giản hơn Quỹ tiền lương khối sản xuất bằng phần còn lại của tổng quỹ lương sau khi đã trừ đi quỹ tiền lương khối văn phòng. Nhìn chung năm 1999 và 2000 tốc độ tăng quỹ tiền lương thực hiện so với kế hoạch thấp hơn doanh thu thực hiện so với kế hoạch. Điều này chứng tỏ việc quản lý và sử dụng quỹ lương chi trả đã tiết kiệm và hợp lý. Biểu 9: Tốc độ chi trả quỹ tiền lương Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 KH TH TH/KH KH TH TH/KH Doanh thu (tr.đ) Tổng quỹ lương (tr.đ) 4.380 720,3 4.815 735 1,09 0,98 5.100 790,3 5.227 802,3 1,025 1,015 Nguồn: Phòng tài vụ 4. Công tác trả lương theo sản phẩm ở Công ty VLXD Bồ Sao Hình thức trả lương theo sản phẩm được áp dụng cho tất cả các cán bộ công nhân viên. Tuy nhiên mỗi bộ phận cán bộ công nhân viên của công ty lại được áp dụng trả theo chế độ sản phẩm khác nhau. 4.1. Đối với bộ phận quản lý thuộc khối văn phòng Để tiến hành trả lương cho cán bộ thuộc khối văn phòng, công ty tiến hành như sau: + Tính lương cấp bậc cho từng người. Lcb =Lmin * H Lcb : Lương cấp bậc Lmin: Mức lương tối thiểu do nhà nước qui định H: Hệ số cấp bậc + Xác định quỹ lương của tháng. QTLVP =ĐGTL * M + Lương thời gian (tính cho tháng có ngày lễ, tết và chỉ tính lương thời gian những ngày nghỉ đó còn các ngày còn lại tính theo lương sản phẩm). Đơn giá tiền lương ngày = Lương cấp bậc/26 + Xác định đơn gia tiền lương của từng người. Tiền lương của mỗi người nhận được là: TLj = Lj + Ltg + Lcđ + L BHXH - (BHXH + BHYT) Trong đó: Lj: Tiền lương thực lĩnh trong tháng của người j Ltg: Tiền lương trong những ngày làm thêm: Lễ, tết, chủ nhật... Lcđ: Tiền lương hưởng theo chế độ (ngày nghỉ, lễ , phép) LBHXH: Các khoản người lao động nhận được trong ngày ốm đau, thai sản BHXH: Tính 5%lương cấp bậc BHYT: Tính 1% lương cấp bậc Cách tính: + Tính tiền lương thực tế của người j (Lj) Lj = ĐGTLj * M Trong đó: ĐGTLj: Đơn giá tiền lương của người j (đơn vị: đồng) M: Khối lượng sản phẩm sản xuất trong tháng (đơn vị: 1000viên) + Tính tiền lương cho những ngày làm thêm: Lễ, tết, Chủ nhật... (Ltg) Đơn giá ngày công = lương cấp bậc/26 Ltg = Đơn giá ngày công * Số ngày công + Tính tiền lương theo chế độ (Lcđ) Cán bộ công ty được hưởng 100% cấp bậc cho những ngày nghỉ phép, hội họp. Lcđ = Đơn giá ngày công * Số ngày nghỉ + Tính LBHXH: Các khoản mà người lao động nhận được trong những ngày nghỉ. Theo quy định: - Hưởng 75% lương cấp bậc cho những ngày nghỉ ốm đau. - Hưởng 100% lương cấp bậc cho những ngày nghỉ thai sản,... + BHXH hàng tháng trích theo lương + BHYT hàng năm đóng theo kỳ (2kỳ/1 năm) Trong tháng 1 năm 2000 có 1 ngày tết dương lịch và 4 ngày tết âm lịch nên có 5 ngày ăn lương theo chế độ. Lương chế độ tính theo đơn giá ngày công, không tính theo hệ số. Biểu 10: Bảng lương thanh toán cho phòng tài vụ tháng 4/2000. Đơn vị:đồng Họ tên CV H/s cấp bậc Lcb Lj Ltg BHXH Tổng cộng Công TL Công TL (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) Đinh T Hà Đỗ Ng. Vân Ng.ánh Mai Tr. Thu Hà TP NV1 NV2 NV2 2,06 2,06 1.46 1,46 370.800 370.800 262.800 262.800 26 26 26 24 576.000 432.000 360.000 332.000 4 2 0 4 57.046 28.461 0 40.430 18.540 18.540 13.140 13.140 614.506 441.921 346.860 359.590 Nguồn: Phòng tổ chức hành chính Số liệu bảng 10 dược tính như sau: Đơn giá ngày công đối với nhân viên 2 Trần Thu Hà: Đơn giá = (180.000 * 1,06)/ 26 = 10.107,7 (đồng) Ltg = 10.107,7 * 4 = 40.430 (đồng) Đơn giá tiền lương sản phẩm cho nhân viên 2 là 300đ/1000viên Tháng 4/2000, sản phẩm sản xuất ra với khối lượng là 1.200.000 viên. Lj = (1.200 * 300)/ 26 * 24 = 332.000(đồng) BHXH phải đóng: (180.000 * 1,46) * 5% = 13.140 (đồng) Như vậy, tiền lương tháng 4/2000 mà NV2 Trần Thu Hà nhận được: Tiền lương = 332.300 + 40.430 - 13.140 = 359.590 (đồng) Các cán bộ khác được tính tương tự. 4.2. Cho khối công nhân sản xuất Cuối mỗi tháng bộ phận nghiệm thu sản phẩm sẽ kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm và căn cứ vào đó để trả lương cho công nhân. Để hoàn thành một sản phẩm đòi hỏi phải trải qua nhiều công đoạn, mỗi công đoạn sẽ được tính theo một đơn giá nhất định. Công ty thực hiện chế độ trả lương khoán sản phẩm tập thể đối với công nhân sản xuất. Theo công thức tính: TLtt = ồQi*ĐGi Trong đó: TLtt Tổng tiền lương cả tổ làm được trong tháng Qi: Số lượng sản phẩm, công việc hoàn thành đạt yêu cầu i: Các công việc cần phải tiến hành ĐGi: Đơn giá tiền lương cho công việc i Hàng tháng, mỗi đội tổ phải có bảng chấm công. Sau khi kết thúc tháng làm việc, tổ trưởng trực tiếp tính công cho từng người. Tiếp theo cán bộ phòng tổ chức sẽ thanh toán tiền lương cho từng người. Công thức: TLj = Lj + Lcđ + LBHXH + Lpc - (BHXH + BHYT) Trong đó: TLj : tổng tiền lương của công nhân j Lj : lương hưởng theo công Lcđ : tiền lương hưởng theo chế độ cho những ngày nghỉ phép... LBHXH: các khoản người lao động nhận được theo quy định của BHXH Lpc: tiền lương phụ cấp (trách nhiệm ca 3) BHXH: tính 5% lương cấp bậc BHYT: tính 1% lương cấp bậc *Tính Lj : TLtt Lj = x số công của công nhân j ồsố công của tổ *Tính Lpc: -Phụ cấp trách nhiệm: quy định 36.000 đồng/người (áp dụng cho những người đòi hỏi trách nhiệm cao như tổ trưởng, quản đốc...) -Phụ cấp ca3: áp dụng cho tổ, đội, công nhân làm ca 3 quy định: ca gạch (tạo hình) 14.000 đồng/ca Cụ thể tính lương cho ca gạch 2 (thuộc bộ phận chế biến tháng 4 năm 2000) Biểu 11:Hợp đồng làm khoán STT Nội dung công việc Đơn vị tính Giao khoán Số tiền (đồng) KLg ĐG (đồng) (1) (2) (3) (4) (5) (6 = 5*4) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Tạo hình gạch rỗng GO E10 -K.kính Tạo hình gạch rỗng GO E10 -S. phơi Tạo hình gạch rỗng GO E5 –k.kính Tạo hình gạch rỗng GOE5 Sân phơi Tạo hình gạch đặc E5 đến sân phơi Kiêu+mở đậy phên Kiêu+bảo quản cáng kính Ra lò vòng Dọn phơi sân cáng Độc hại vận hành Độc hại ra lò 1.000v 1.000v 1.000v 1.000v 1.000v 1.000v 1.000v 1.000v 1.000v 1.000v 1.000v 72,0 40,0 65,0 353,0 7,5 400,5 137,5 9,0 53,7 537,5 9,0 6.880 6.880 9.000 9.000 11.200 1.680 1.060 5.900 2.350 - - 495.400 275.200 585.000 3.177.000 84.400 675.300 145.200 53.100 126.000 17.200 1.800 Cộng 5.633.600 Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính Biểu 12: Trích bảng chấm công STT Họ và tên Cấp bậc Các ngày trong tháng ồ Công hưởng lương sản phẩm Số ngày nghỉ ốm Số ngày nghỉ phép 1 2 ... 30 31 1 Ng.Oanh 5/7 K K2 0 26 3 2 0 K4 K 30 3 K 24 ... 14 0 K 29 386 Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính Chú thích: K: Ngày công đi làm 2,4,... số giờ làm thêm Theo công thức tính tiền lương cho công nhân Nguyễn Thị Oanh: L=(5.633.000/ 386) * 26 = 379.465 (đồng) Ngày nghỉ ốm 3 (cấp bậc5- hệ số 2,33) LBHXH=3x 0,75 * (180.000 * 2,33)/ 26 = 36.294 (đồng) Số tiền BHXH phải đóng: 180.000 * 2,33 * 5% = 20.970 (đồng) Số tiền thực lĩnh của công nhân Nguyễn Thị Oanh là: 379.465 +36.294 +36.000-20.970 = 430.789 (đồng) Căn cứ để xác định lương cơ bản dựa vào mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định và hệ số cho từng bậc công nhân. Công ty quy định hệ số đối với bậc công nhân như sau: Bậc Công nhân 1 2 3 4 5 6 7 Hệ số 1,4 1,55 1,72 1,92 2,33 2,84 3,45 Hệ số này không dùng tính lương theo ngày công mà công nhân làm nhiều hưởng nhiều và làm ít hưởng ít không phụ thuộc vào cấp bậc công nhân. Như vậy, cách trả lương ở đây hạn chế tạo động lực và không khuyến công nhân nâng cao trình độ lành nghề. IV. Đánh giá công tác trả lương theo sản phẩm tại Công ty VLXD Bồ Sao 1. Những mặt đạt được Có thể nói, áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm ở công ty là hướng đi đúng, phù hợp với ngành nghề sản xuất, là nhân tố quan trọng góp phần tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Hình thức trả lương theo sản phẩm căn cứ trực tiếp vào số lượng chất lượng sản phẩm được áp dụng thực hiện tại công ty đã có tác dụng khuyến khích người công nhân tích cực sản xuất, tận dụng thời gian làm việc tăng năng suất lao động. Hơn nữa chỉ sản phẩm tốt mới được trả lương cao nên người công nhân nào cũng cố gắng sản xuất bảo đảm chất lượng sản phẩm tốt góp phần tạo dựng uy tín của Công ty tới khách hàng. Tiền lương cho mỗi người công nhân phụ thuộc vào tiền lương của cả tổ, lương của tổ dựa vào khối lượng công việc mà họ làm vì thế tự mỗi người có ý thức trách nhiệm với tập thể nâng cao tinh thần hợp tác và phối hợp có hiệu quả giữa các cá nhân trong tổ. Ngoài ra, thực hiện trả lương sản phẩm cho khối văn phòng giúp cho các bộ quản lý nâng cao trách nhiệm của mình với tổ chức củng cố kiện toàn tổ chức sản xuất, kỹ thuật sản xuất, tổ chức lao động đảm bảo quá trình sản xuất được cân đối hợp lý. 2.Những tồn tại Ngoài những mặt tích cực đạt được thực hiện công tác trả lương tại công ty còn tồn tại một số điểm sau: Do chạy theo số lượng sản phẩm vẫn có người không quan tâm đến chất lượng sản phẩm, thiếu ý thức trách nhiệm gây lãng phí nguyên vật liệu. Trong quá trình sử dụng nguyên vật liệu, công ty đã đưa ra định mức vật tư cho sản xuất và có quy định phạt trong từng trường hợp gây lãng phí nhưng cho đến nay vẫn chưa thực hiện. Nguyên tắc tính đơn giá phải hết sức chặt chẽ, tỷ mỷ để xác định đơn giá chính xác cho người làm khoán. Nhưng phương pháp xây dựng định mức mà công ty sử dụng hiện nay là khảo sát bấm giờ chưa có sự kết hợp với các phương pháp khác để đảm bảo sự chính xác của định mức. Trả lương chậm gây cho người lao động khó khăn trong trang trải cuộc sống. Công ty chưa có quỹ thưởng, công tác thưởng quá ít, chưa phát huy được tính chất của tiền thưởng. Sự công bằng thực sự trong trả lương phụ thuộc vào mức độ hợp lý của công việc, bố trí lao động do cách chia lương này không tính đến trình độ tay nghề của người công nhân thực hiện công việc. Nếu bố trí không hợp lý để công nhân có tay nghề cao làm việc với năng suất cao nhận được cùng số tiền lương với công nhân tay nghề thấp trong cùng một công việc (do có số ngày công làm việc như nhau) tạo ra sự bất bình giữa các công nhân trong công ty. Cần có biện pháp để cải thiện chế độ trả lương khoán sản phẩm tập thể này để công tác trả lương sản phẩm được tốt hơn. Chương III Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác trả lương theo sản phẩm ở công ty vật liệu xây dựng Bồ Sao Phương hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới Dựa vào tình hình thực tế và tốc độ phát triển sản xuất kinh doanh trong thời gian qua, Công ty đã đề ra kế hoạch sản xuất trong năm 2001 : Biểu13:Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2001 của Cty VLXD Bồ Sao STT Chỉ tiêu Đơn vị Kế hoạch 1 Giá trị tổng sản lượng Trđ 3.450 2 Doanh thu tiêu thụ Trđ 3.285 3 Nộp ngân sách Trđ 226,351 4 Gạch xây qui chuẩn Tr.viên 15 5 Lao động bình quân Người 170 6 Thu nhập bình quân Trđ 4,8 7 Doanh thu xây dựng Trđ 1.800 Nguồn:Phòng Tài vụ Mục tiêu cho năm 2001 là phấn đấu giảm lỗ (đến 2005 phấn đấu hòa). Để đạt được kế hoạch đề ra, Công ty đưa ra những phương hướng để thực hiện Đẩy mạnh công tác dịch vụ tiêu thụ sản phẩm bằng cách thành lập phòng kinh doanh bán hàng Đa dạng hóa ngành nghề và đa dạng hóa chủng loại sản phẩm Củng cố thiết bị máy móc, đảm bảo tính đồng bộ Dây chuyền sản xuất phải liên tục khép kín Chủ động khai thác đất để sản xuất cho những năm tiếp theo Thay đổi về cơ cấu tổ chức, xưởng công nghệ được tách ra làm 2 xưởng: một xưởng cơ khí chế biến và một xưởng nung đốt Thu hút lao động giỏi và nâng cao tay nghề cho công nhân Tổ chức công tác trả lương phù hợp, chính xác Đào tạo, phát triển nâng cao chất lượng quản lý II. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác trả lương theo sản phẩm tại Công ty VLXD Bồ Sao Hoàn thiện các điều kiện Có chiến lược nghiên cứu thị trường Như ta đã đề cập, môi trường kinh doanh có ảnh hưởng lớn tới kết quả sản xuất. Sản phẩm sản xuất ra có bán được hay không, có lúc cung cấp hết nhưng có lúc lại tồn đọng nhiều. Để có kế hoạch sản xuất sản phẩm đáp ứng đúng, đủ nhu cầu tiêu dùng nên thành lập một bộ phận nghiên cứu thị trường, nghiên cứu nhu cầu xây dựng của các địa phương. Bộ phận này phải được lựa chọn từ những cán bộ của các phòng ban - đó là những người có năng lực - trong đó ít nhất có một người có kinh nghiệm và năng lực của phòng kế hoạch - kỹ thuật. Để hoạt động có hiệu quả cần phải có quỹ nghiên cứu thị trường, cung cấp sách, báo, tạp chí phục vụ cho công tác này, tạo điều kiện thuận lợi về phương tiện đi lại khi cần điều tra, nghiên cứu thị trường. Những người được tuyển vào bộ phận này cần phải được đào tạo bồi dưỡng một số kiến thức kinh tế thị trường, marketing để công việc được thực hiện suôn sẻ hơn. Hiện nay, xung quanh vùng và địa bàn lân cận có nhiều cơ sở sản xuất cùng mặt hàng của Công ty, Công ty cần có những chiến lược nghiên cứu để ra mục tiêu phát triển, sản phẩm sản xuất có số lượng và chất lượng tạo được nhiều uy tín đến khách hàng. 1.2Xây dựng hệ thống mức có căn cứ khoa học Nhìn chung, bộ phận làm công tác định mức của Công ty còn yếu. Để khắc phục, giám đốc Công ty cùng với ban lãnh đạo phải có trách nhiệm xây dựng mức mới, thấy được sự không phù hợp của mức cũ. Xây dựng mức lao động và tiêu chuẩn định biên tiên tiến sẽ sử dụng đầy đủ và hợp lý thời gian lao động, nhằm đảm bảo nhân lực theo kế hoạch sản xuất và tiết kiệm được sức lao động, tạo điều kiện hạ giá thành sản phẩm. Theo em để hoàn thiện hệ thống mức cần xác định được hệ thống định mức cho từng công đoạn, từng khâu trong dây chuyền sản xuất. Sau khi đã xây dựng được các mức có căn cứ khoa học thì việc quản lý mức phải được thực hiện triệt để. Bộ phận định mức chuyên trách của Công ty và cán bộ phụ trách định mức lao động, có trách nhiệm theo dõi tình hình thực hiện các mức qua thống kê, khảo sát thời gian làm việc, chỉ ra những yếu tố không được phép tính vào trong mức và hệ thống mức đã quy định. 1.3 Tổ chức phục vụ nơi làm việc Tổ chức phục vụ nơi làm việc nhằm đảm bảo cho người lao động có thể hoàn thành và hoàn thành vượt mức năng suất lao động nhờ vào giảm bớt thời gian tổn thất do phục vụ tổ chức và phục vụ kỹ thuật. Tổ chức phục vụ nơi làm việc nhằm: Tạo ra những điều kiện vật chất kỹ thuật cần thiết để tiến hành các nhiệm vụ sản xuất với năng suất và hiệu quả cao Bảo đảm cho quá trình sản xuất được liên tục và nhịp nhàng Bảo đảm những điều kiện thuận lợi nhất để tiến hành quá trình lao động và tạo hứng thú tích cực cho người lao động Với điều kiện sản xuất như hiện nay, Công ty cung cấp đầy đủ nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất giúp công nhân làm việc thuận lợi, máy móc thiết bị trang bị đầy đủ, chất lượng tốt phục vụ liên tục cho quá trình sản xuất. Đôn đốc nhắc nhở khâu vệ sinh thường xuyên vệ sinh sạch sẽ không gây cản trở đến công việc. 1.4 Bố trí nơi làm việc Bố trí lao động phù hợp tại nơi làm việc là rất cần thiết, tuy nhiên phải xác định cấp bậc công việc bình quân toàn Công ty. Sau khi tính được cấp bậc công việc bình quân ta dựa vào nhu cầu (mức lao động) để lập phương án đúng nghề chuyên môn. Bố trí như thế nào để có sự xen kẽ giữa thợ bậc cao và thợ bậc thấp. 1.5 Thống kê nghiệm thu sản phẩm Với hình thức trả lương theo sản phẩm để khuyến khích công nhân nâng cao năng suất lao động nhưng vẫn đảm bảo chất lượng thì yêu cầu đặt ra là công tác thống kê ghi chép ban đầu về các số liệu có một vị trí rất quan trọng. Ghi chép đầy đủ, chính xác thời gian lao động, số lượng, chất lượng sản phẩm của từng cá nhân mới tiến hành trả lương chính xác. Cần phải kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm chặt chẽ đảm bảo sản xuất có những sản phẩm chất lượng tốt, tránh khuynh hướng chạy theo sản phẩm để tăng thu nhập, làm ra những sản phẩm sai, không đúng quy cách và yêu cầu kỹ thuật. Đồng thời giáo dục ý thức trách nhiệm của người lao động để họ phấn đấu và nâng cao năng suất lao động, đảm bảo chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó cần có chế độ thưởng đối với những bộ phận công nhân tiết kiệm nguyên vật liệu và phạt những công nhân sử dụng lãng phí nguyên vật liệu. Bố trí những người có kinh nghiệm, tay nghề, có trách nhiệm trong công tác nghiệm thu sản phẩm. 2.Hoàn thiện công tác chi trả lương Chia lương cho bộ phận sản xuất : Cấp bậc công nhân trong Công ty hiện nay chỉ là căn cứ để đóng bảo hiểm xã hội. Như vậy không thể khuyến khích công nhân nâng cao tay nghề, nó chỉ khuyến khích công nhân nâng cao tay nghề khi lợi ích của họ được thể hiện thông qua thu nhập. Vì vậy cần phải có giải pháp trả lương hợp lý gắn với tay nghề công nhân. Theo em phải xây dựng chuẩn mực đánh giá hao phí lao động, để trả lương hợp lý ta đánh giá hai phương pháp chia lương: + Theo ngày công làm việc thực tế + Theo cấp bậc và ngày công làm việc thực tế Phương án 1: Chia lương theo ngày công làm việc thực tế TLi = (TLtt / ồNi) * Ni Trong đó: TLi : Là tiền lương thực tế công nhân i được hưởng TLtt: Tổng tiền lương thực tế của cả tổ trong tháng Ni : Số công thực tế của công nhân i i(i=1-n): Số công nhân của tổ Phương pháp này đang áp dụng đối với tất cả công nhân trong Công ty. Như vậy với phương pháp này công nhân làm việc có ngày công như nhau thì được hưởng lương như nhau mà không dựa vào cấp bậc. Ví dụ: Tổ đốt lò, tổng tiền lương thực lĩnh của cả tổ trong một tháng là 4.684.200 đồng, tổng số công của cả tổ là 378 công, số công thực tế của công nhân Nguyễn Văn Thông là 26 công. Vậy tiền lương thực lĩnh của công nhân Nguyễn Văn Thông (công nhân bậc 2) được hưởng là : TL = (4.684.200/ 378) * 26 = 322.193 (đồng) Phương án 2: Chia lương theo ngày công và cấp bậc Cách chia: Tli = H * ĐGi * Ni Trong đó: + H: Hệ số điều chỉnh H = TLtt/ TLcb Trong đó: TLtt: Tổng tiền lương thục tế của cả tổ trong tháng TLcb:Tổng tiền lương cấp bậc của tổ +ĐGi: Đơn giá ngày công theo mức lương cấp bậc của công nhân i ĐGi = Lcbi/ 26 Lcbi: Lương cấp bậc của công nhân i +Ni : Số công thực tế của công nhân i +TLi: Tiền lương thực lĩnh của công nhân i Từ hai phương án trên ta đi vào so sánh qua ví dụ sau: Tổ công nhân đốt lò có 14 người trong đó : STT Bậc CN Số CN Nội dung cv CBCV H/s 1 2 3 1 3 4 4 6 4 Vận chuyển Phục vụ Đốt lò 1/7 4/7 5/7 1,44 1,92 2,33 - Giả sử mỗi người làm được 27 công / tháng - Tổng tiền lương thực tế của tổ: 4.684.200 (đồng) - Tổng tiền lương cấp bậc của tổ : 5.585.000 (đồng) (Lương cấp bậc tính theo lương tối thiểu đã điều chỉnh: 210.000/ tháng TLcb = 4*(210.000*1,44) + 6*(210.000*1.92) + 4*(210.000*2,33) = 5.586.000 (đồng) Theo phương án 1 Tổng số công làm việc trong tháng của tổ là: 27 * 14 = 378 (công) Đơn giá công của tổ là : 4.684.200/ 378 = 12.392 (đồng) Tiền lương thực lĩnh mà mỗi người công nhân nhận được 12.392 * 27 = 334.584 (đồng) Theo phương án 2 Tính hệ số điều chỉnh H = 4.684.200/ 5.585.000 = 0,83856 Đơn giá ngày công cho các bậc công nhân: Bậc 1: ĐG = (210.000 * 1,44)/ 26 = 11.630 (đồng) Bậc 3: ĐG = (210.000 * 1,92)/ 26 = 15.580 (đồng) Bậc 4: ĐG = (210.000 * 2,33)/ 26 = 18.819 (đồng) Tiền lương tính theo cấp bậc và ngày công làm việc thực tế của công nhân là : Bậc 1: 0,83856 * 11.630 * 27 = 263.316 (đồng) Bậc 3: 0,83856 * 15.508 * 27 = 351.118 (đồng) Bậc 4: 0,83856 * 18.819 * 27 = 426.083 (đồng) Biểu 13 : So sánh việc chia lương theo 2 phương án Số người Bậc thợ Cấp bậc công việc ĐG cấp bậc (đồng) Đơn giá công (đồng) Ngày công Chia theo lương PA (đ/tháng) PA1 (bình quân) PA2 (cấp bậc) 4 6 4 1 3 4 1/7 4/7 5/7 11.631 15.508 18.819 12.392 12.392 12.392 27 27 27 334.584 334.584 334.584 358.316 351.118 426.083 Nhận xét : Với phương án 2 (có tính đến cấp bậc công việc và cấp bậc công nhân) thì quỹ lương sản phẩm tập thể của tổ không thay đổi so với phương án 1 (bình quân) mà nó chỉ điều chỉnh tiền lương của công nhân theo cấp bậc mà thôi, công nhân nào có cấp bậc cao thì hưởng lương cao và ngược lại. Thực tế tăng tiền lương của những người có cấp bậc cao và giảm tiền lương của những người có cấp bậc thấp so với tiền lương bình quân của mỗi người được lĩnh. Do vậy, khuyến khích công nhân nâng cao tay nghề và khi tay nghề đã được nâng cao cần bố trí họ làm những công việc thích hợp. Cách chia lương(phương án 2) này vừa đảm bảo được trả lương theo ngày công lao động (ai làm nhiều công hưởng nhiều lương và ngược lại), vừa đảm bảo được mức độ chênh lệch hợp lý giữa kết quả lao động của các công nhân có bậc thợ khác nhau (có tính đến cấp bậc công việc và cấp bậc công nhân) tạo sự công bằng trong trả lương, từ đó tạo động lực cho công nhân hăng say làm việc. 3. Xây dựng quỹ tiền thưởng Hiện nay, Công ty chưa có quỹ tiền thưởng, hàng năm bình xét các danh hiệu thi đua để thưởng cho cán bộ công nhân viên nhưng mức thưởng rất thấp. Tiền thưởng không chỉ có tác dụng là một phần bổ sung cho tiền lương, tăng thu nhập cho người lao động mà nó còn là một đòn bẩy quan trọng trong thúc đẩy người lao động làm việc tốt hơn, có những hình thức thưởng hợp lý có thể khuyến khích người lao động làm việc chăm chỉ, sáng tạo trong sản xuất để cải tiến kỹ thuật, tiết kiệm nguyên vật liệu.Trong thời gian tới Công ty nên chú trọng tới vấn đề tiền thưởng, xây dựng quỹ tiền thưởng để thực hiện theo hướng : - Coi tiền thưởng như một đòn bẩy quan trọng sau tiền lương, có tác dụng khuyến khích mỗi cán bộ công nhân viên trong Công ty làm việc hăng hái nhiệt tình hơn, tự mình phấn đấu không ngừng để nâng cao năng suất lao động, học hỏi tìm tòi đề xuất những sáng kiến cải tiến kỹ thuật và nâng cao hiệu quả của công tác quản lý, tiết kiệm chi phí đem lại nhiều nguồn lợi cho Công ty. - áp dụng nhiều hình thức khen thưởng : Thưởng sáng kiến cải tiến kỹ thuật, cải tiến tổ chức sản xuất, thưởng tiết kiệm nguyên vật liệu cho công nhân... Thực tế cho thấy nguồn lợi mà các hình thức khen thưởng đem lại thường lớn hơn chi phí thưởng cho người đem lại nguồn lợi đó. Hoàn thiện các công tác khác có liên quan: Xây dựng bảng đánh giá kết quả thực hiện công việc Nếu công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc được thực hiện khách quan và áp dụng triệt để cho mọi lao động thì đó là căn cứ khoa học cho các công tác khác trong quản lý nguồn lao động ở Công ty. - Đối với người lao động hưởng lương sản phẩm thì dùng kết quả đánh giá làm căn cứ để thực hiện công tác khen thưởng, kỷ luật, đồng thời Công ty căn cứ vào bảng đánh giá để phát triển và hoàn thiện mọi mặt cho người lao động. Cụ thể Công ty phải thường xuyên đánh giá định kỳ theo quý hay 6 tháng cả hai mặt : Một là, bản thân công việc bao gồm các kỹ năng cần thiết, trách nhiệm về các vấn đề, sự cố gắng và điều kiện làm việc. Hai là, bản thân người lao động bao gồm kết quả thực hiện công việc (năng suất hoặc hiệu quả công việc), kinh nghiệm, khả năng thăng tiến và sự ưa thích cá nhân ( đối với công việc hiện tại và các vấn đề khác). - Đối với công ty : Hệ thống đánh giá quá trình làm việc của tất cả lao động sẽ cho phép đánh giá được chất lượng lao động của Công ty một cách cụ thể, rõ ràng và khoa học. Do đó Công ty sẽ biết được “sức mạnh” thực sự của nguồn lực lao động trong Công ty và lấy đó làm căn cứ quan trọng trong việc xây dựng, hoạch định các chiến lược sản xuất kinh doanh của Công ty cho mỗi thời kỳ. Ta có thể dùng phương pháp thang đo đánh giá đồ hoạ để đánh giá kết quả thực hiện công việc ở Công ty. Do ở Công ty việc đánh giá thực hiện công việc trước đây chỉ dùng các chỉ tiêu về chất lượng và số lượng chưa có chỉ tiêu để đánh giá về ý thức, trách nhiệm và tay nghề công nhân…Cụ thể: * Đối với cán bộ văn phòng: Bảng đánh giá kết quả thực hiện công việc Thang điểm… Hướng dẫn.. Đối tượng được đánh giá: … Bộ phận: Tổ, xưởng… Người đánh giá: ... Ngày đánh giá: … STT Các chỉ tiêu Xsắc Khá TB Yếu Kém 1 2 3 … 10 Sẵn sàng làm việc ngoài giờ Tổ chức nơi làm việc Sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp … Tiếp thu ý kiến của người khác * Đối với công nhân sản xuất Bảng đánh giá kết quả thực hiện công việc Thang điểm: … Hướng dẫn: … Đối tượng được đánh giá.. Bộ phận: Phòng, ban… Người đánh giá: … Ngày đánh giá STT Các chỉ tiêu Xsắc Khá TB Yếu Kém 1 2 3 … 10 Hoàn thành công việc về slg Hoàn thành công việc về c/lg Tinh thần làm việc hợp tác …. ý thức bảo vệ của công 4.2 Tổ chức, chỉ đạo sản xuất Việc tổ chức, chỉ đạo sản xuất thống nhất từ trên xuống, chịu trách nhiệm cao nhất là giám đốc Công ty. Giám đốc giao quyết định cho các phòng ban, các phân xưởng sản xuất nhưng nếu ở dưới có gì thắc mắc, không rõ hoặc bất bình thì lại đề xuất lên trên. Hiện nay ở Công ty, việc tổ chức chỉ đạo sản xuất là thống nhất từ trên xuống, công nhân làm theo quyết định của cấp trên. Mọi việc đêù do cấp trên (các phòng ban, giám đốc) điều hành. Còn quản đốc quản lý ở các phân xưởng thì thực hiện quyết định của cấp trên, phổ biến cho mọi công nhân trong xưởng mình được biết. Theo em, việc tổ chức chỉ đạo sản xuất thống nhất từ trên xuống là đúng nhưng đôi khi cũng phải linh hoạt. Khi việc làm đó là cần thiết thì cấp dưới có thể làm ngay, sau đó mới thông báo lên cấp trên. 4.3 Kỷ luật lao động Hiện nay, ở Công ty đang thực hiện “chấp hành kỷ luật nghiêm là góp phần thúc đẩy Công ty phát triển”. Công tác kỷ luật lao động của Công ty là tương đối tốt song vẫn còn một số hạn chế : Người quản lý phổ biến không đủ hoặc không rõ ràng kỷ luật lao động đến từng công nhân, dẫn đến việc công nhân không thực hiện đúng theo quy định của Công ty, còn người quản lý thì căn cứ vào việc làm của công nhân, căn cứ vào sự sai phạm của họ để quy trách nhiệm . Do đó, theo em người quản lý và người phụ trách phải hiểu rõ ràng: do khác nhau về tính cách của từng người, kỷ luật không thể là việc làm theo lề thói thông thường. Phải phổ biến đến từng công nhân để họ được biết, đặc biệt là các tổ trưởng sản xuất ở các phân xưởng sản xuất – là người trực tiếp quản lý các công nhân trong tổ mình, phải phổ biến rõ ràng, dễ hiểu đến từng người lao động. Kết Luận Công ty VLXD Bồ Sao qua nhiều năm hoạt động sản xuất kinh doanh đã tạo được uy tín về chất lượng sản phẩm đối với khách hàng, đã cung ứng một phần đáng kể một phần đáng kể cho nhu cầu về VLXD trong vùng, thực hiện tốt chức năng sản xuất kinh doanh của mình. Đặc biệt Công ty đã thực hiện hình thức trả lương theo sản phẩm đối với mọi CBCNV. Phân tích công tác trả lương theo sản phẩm ở Công ty ta thấy được một số những ưu điểm như: doanh thu của Công ty không ngừng tăng lên đi đôi với nó là thu nhập bình quân của các CBCNV cũng được nâng cao so với trước, góp phần vào sự phát triển chung của đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được Công ty VLXD Bồ Sao cũng cần có những biện pháp để nâng cao và bổ sung một số điểm còn tồn tại để hoàn thiện hơn nữa. Với sự học hỏi, nghiên cứu và cụ thể hóa các kiến thức đã được học ở nhà trường, nhằm góp phần vào việc hoàn thiện hình thức trả lương theo sản phẩm của Công ty, em mạnh dạn đưa ra một số ý kiến để giải quyết phần nào những lĩnh vực mà công ty còn thiếu sót. Tuy nhiên, do trình độ còn nhiều hạn chế, kinh nghiệm, kiến thức về thực tế tích luỹ còn ít nên bài viết không tránh khỏi những sai sót. Các giải pháp này mới là những suy nghĩ bước đầu cần phải được tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện. Tài liệu tham khảo 1. Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh 1998, 1999, 2000 của Công ty vật liệu xây dựng Bồ Sao 2. Các chế độ tiền lương - NXB Thống kê 1992 2. Các chế độ tiền lương mới - NXB Thống kê 1993 4. Giáo trình Kinh tế Lao động - Trường Đại học kinh tế quốc dân 5. Giáo trình tổ chức lao động khoa học tập 1,2 - trường Đại học KTTQD 6. Giáo trình Quản trị nhân lực - Trường Đại học Kinh tế quốc dân 7. Luật lao động 8. Nghị định 28/CP của Chính phủ 9. Công văn 4320 10. Tạp chí lao động và xã hội 11. Thông tư 13/LĐTBXH - hướng dẫn xây dựng nâng giá tiền lương và quản lý thu nhập trong DNNN 12. Thông tư 14,15/LĐTBXH - Hướng dẫn phương pháp xây dựng định mức lao động trong Luận văn tốt nghiệp - K38 Khoa lao động Bài giảng của giáo viên chuyên nghành Mục lục Trang Lời mở đầu 1 Chương I Một số lý luận cơ bản về công tác trả lương cho người lao động trong doanh nghiệp 2 I- Tiền lương 2 1. Bản chất tiền lương 2 2. Chức năng của tiền lương 2 2.1. Chức năng thước đo giá trị 3 2.2. Chức năng tái sản xuất sức lao động 3 2.3. Chức năng kích thích 3 2.4. Chức năng tích luỹ 3 3. Các nguyên tắc và yêu cầu của tổ chức tiền lương 4 3.1. Yêu cầu của tổ chức tiền lương 4 3.2. Các nguyên tắc của tổ chức tiền lương 4 4. Quĩ tiền lương 6 4.1. Khái niệm 6 4.2. Phương pháp xây dựng quĩ tiền lương 7 5. Các chế độ tiền lương 11 5.1. Chế độ tiền lương cấp bậc 11 5.2. Chế độ tiền lương chức vụ 12 6. Các hình thức trả lương 13 6.1. Hình thức trả lương theo thời gian 13 6.2. Hình thức trả lương theo sản phẩm 13 II - Các yếu tố ảnh hưởng đến mức tiền lương (tiền công) của người lao động 17 1. Các yếu tố thuộc về bản thân công việc 17 1.1. Phân tích công vịêc và mô tả công việc 17 1.2. Đánh giá công việc 17 2. Các yếu tố thuộc về bản thân người lao động 19 3. Các yếu tố thuộc về tổ chức 20 4. Các yếu tố thuộc về môi trường bên ngoài 21 III - Các cơ sở để thực hiện công tác trả lương 21 1. Phân tích công việc 21 2. Đánh giá thực hiện công việc 21 3. Công tác định mức 22 4. Tổ chức phục vụ nơi làm việc 22 IV - Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác trả lương theo sản phẩm cho người lao động tại Công ty VLXD Bồ Sao 22 Chương II Thực trạng công tác trả lương theo sản phẩm tại công ty VLXD Bồ Sao 24 I- Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của công ty VLXD Bồ Sao 24 II- Một số đặc điểm chủ yếu có ảnh hưởng đến công tác trả lương theo sản phẩm tại công ty VLXD Bồ Sao 25 1. Một số đặc điểm cơ bản 25 1.1. Đặc điểm bộ máy tổ chức 25 1.2. Đặc điểm về lao động 28 1.3. Đặc điểm về sản phẩm và qui trình công nghệ 30 1.4. Đặc điểm về tình hình cung cấp nguyên vật liệu 32 1.5. Đặc điểm về máy móc thiết bị 32 1.6. Môi trường kinh tế 33 2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua 33 3. Đánh giá chung 35 II- Thực trạng về công tác trả lương theo sản phẩm tại công ty VLXD Bồ Sao 36 1. Qui mô, đối tượng trả lương theo sản phẩm 36 2. Phân tích điều kiện trả lương theo sản phẩm 37 2.1. Định mức lao động 37 2.2. Tổ chức phục vụ nơi làm việc 38 2.3. Bố trí lao động 38 2.4. Công tác nghiệm thu kiểm tra sản phẩm 39 3. Quĩ tiền lương của công ty 39 4. Công tác trả lương theo sản phẩm ở công ty VLXD Bồ sao 42 4.1. Cho bộ phận quản lý thuộc khối văn phòng 42 4.2. Cho khối sản xuất 44 IV- Đánh giá về việc thực hiện trả lương theo sản phẩm tại công ty VLXD Bồ Sao 48 1. Những mặt đạt được trong việc thực hiện các công tác trả lương theo sản phẩm tại công ty VLXD Bồ Sao 48 2. Những tồn tại trong thực hiện công tác trả lương theo sản phẩm tại công ty VLXD Bồ Sao 48 Chương III- Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác trả lương theo sản phẩm ở công ty VLXD Bồ sao 50 I- Phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới 50 II- Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác trả lương theo sản phẩm tại công ty VLXD Bồ Sao 51 1. Hoàn thiện các điều kiện 51 1.1. Có chiến lược nghiên cứu thị trường 51 1.2. Xây dựng hệ thống mức có căn cứ khoa học 51 1.3. Tổ chức phục vụ nơi làm việc 52 1.4. Bố trí nơi làm việc 53 1.5. Thống kê nghiệm thu sản phẩm 53 2. Hoàn thiện công tác chi trả lương 53 3. Xây dựng quĩ tiền thưởng 57 4. Hoàn thiện các công tác khác có liên quan 58 4.1. Xây dựng bảng đánh giá kết quả thực hiện công việc 58 4.2. Tổ chức, chỉ đạo sản xuất 59 4.3. Kỷ luật lao động 59 Kết luận 60 Tài liệu tham khảo 61

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQ0055.doc
Tài liệu liên quan