Việt Nam đã đặt nền tảng cho quá trình tự do hoá lãi suất từ những năm đầu thập kỷ 90 và đến thời điểm hiện nay, Việt Nam đã gần tiến tới tự do hoá lãi suất hoàn toàn, cụ thể là đã tự do hoá được lãi suất tiền gửi ở tất cả các loại kỳ hạn, ở tất cả các loại công cụ.Và đặc biệt trong năm 2000 đã điều hành cơ chế lãi suất theo lãi suất cơ bản, yếu tố thị trường chứa trong đó là tương đối lớn. Một bước tiến nữa, tháng 6-2001 HNNN Việt Nam đã cho phép các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất cho vay bằng ngoại tệ trên cơ sở lãi suất quốc tế và mức cung cầu ngoại tệ trong nước. Tuy nhiên vẫn đang trong quá trình thử nghiệm.
32 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1343 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng của lãi suất trên con đường tiến tới tự do hoá lãi suất ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i suất tạo sự cân đối cho nền kinh tế theo trật tự ưu tiên đúng huớng chiến lược phát triển kinh tế –xã hội.
2.2. Lãi suất là cơ sở quan trọng đối với các cá nhân cũng như các doanh nghiệp đưa ra quyết định việc sử dụng vốn nhàn rỗi như thế nào cho có hiệu quả nhất.
II- Đo lường lãi suất:
1. Lãi suất đơn:
Là lãi suất của những món vay đơn, thời gian cho vay và chu kỳ tính lãi là trùng khớp nhau:
Tiền lãi
i=------------ x100%
Tiền vốn
Loại tín dụng này người vay tiền sẽ trả một lần cho người cho vay vào ngày đến hạn trả nợ cả vốn lẫn lãi.
2. Lãi suất tích họp:
Về bản chất, đó là lãi suất mà thời gian cho vay và chu kỳ tính lãi là khác nhau.
i t =(1+i)n/t -1
Trong đó: i: lãi suất hàng tháng
n: thời hạn tín dụng
t: thời hạn năm t bất kỳ trong thời hạn tín dụng n năm
Đây là mức lãi suất phụ thuộc vào độ dài thời gian của tín dụng và chu kỳ tính lãi: độ dài thời gian tín dụng càng lớn hơn chu kỳ tính lãi suất tích họp càng lớn.
3. Lãi suất hoàn vốn
Là một loại lãi suất làm cân bằng giá trị hiện tại của tiền thanh toán nhận được theo một công cụ nợ với trị hôm nay của công cụ đó.
C
ic = -----
PB
Trong đó: ic: lãi suất hoàn vốn hiện hành.
PB : giá của trái khôáncupon.
C:tiền côupn hàng năm.
F-Pd 360
Hoặc idh = ------- x ------------------------------
F Số ngày tới khi mãn hạn
Trong đó: idh :lãi suất hoàn vốn trên cơ sở tính giảm.
F : mệnh giá của trái khoán giảm giá.
Pd : giá mua của trái khoán giảm giá.
III. Các lãi suất cơ bản của ngân hàng
1. Lãi suất tiền gửi.
Là lãi suất mà ngân hàng thương mại trả cho người gửi tiền trên số tièn gửi ở tài khoản tiết kiệm.
Công thức:
Lãi suất tiền gửi
=
Lãi suất cơ bản của nền kinh tế
+
Tỷ lệ lạm phát
2. Lãi suất cho vay.
Là lãi suất ngân hàng thu tiền ở những khách hàng vay tiền.Nó gồm nhiều loại lãi suất khác nhau: lãi suất dài hạn, trung hạn và lãi suất ngắn hạn. Trong từng đối tượng khác nhau cũng có những mức lãi suất khác nhau:
Công thức:
Lãi suất cho vay
=
Lãi suất tiền gửi
+
Chi phí nghiệp vụ ngân hàng
Chi phí nghiệp vụ ngân hàng bao gồm tất cả các khoản chi phí hoạt động, phát triển vốn và dự phòng rủi ro...
3. Lãi suất của thị trường liên ngân hàng.
Là lãi suất của các hoạt đồng huy động vốn và cho vay vốn của các ngân hàng thương mại với ngân hàng trung ương giữa ngân hàng thương mại với các tổ chức tài chính khác.
IV. Rủi ro và lãi suất.
Trong nền kinh tế luôn tồn tại các mức lãi suất khác nhau đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Vì sao lại có hiện tượng này ?
Nguyên nhân là do tính rủi ro trong lãi suất: Mức độ rủi ro của món vay càng cao, lãi suất của món vay đó càng cao.
Mức lãi suất cao chính là phần bù đắp cho tính mạo hiểm của những khách hàng dám đầu tư vào những lĩnh vực kinh doanh có thẻ bị rủi ro xảy ra trong tương lai. Để thấy rõ mối quan hệ này ta phải nghiên cứu hai thị trường trái phiếu dưới đây.
i i
S D D’
ic1
ib0 ic0
ib1
D’ D S
O QB O QC
Trái phiếu chính phủ RR = 0 Trái phiếu công ty RR > 0
Với mức RR= 0 trái phiếu chính phủ có xu hướng thấp hơn so với mặt bằng cung cầu.
Còn với mức RR > 0 của trái phếu công ty thì ngược lại
V- Các nhân tố ảnh hưởng tới lãi suất.
Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, nhà nước đóng vai trò trung tâm trong hầu hết các hoạt động kinh tế xã hội. Vì lẽ đó lãi suất trong cơ chế quản lý này đều do nhà nước quy định. Do đó sự biến đọng của lãi suất phần lớn phụ thuộc vào ý chí của chính phủ và không thể dự đoán hay xác lập bất cứ một quy luật vận động nào.
Trái lại, trong nền kinh tế thị trường, nhà nước chỉ đóng vai trò là người điều tiết vĩ mô, thị trương tài chính – tiền tệ rất phát triển theo xu hướng tự do hoá. Lãi xuất vì vậy luôn biến động phụ thuộc rất nhiều vào các nhân tố vĩ mô cũng như nhiều nhân tố khác.
1. ảnh hưởng cung - cầu của quỹ cho vay.
Như ta đã biết, lãi suất là giá cả cho vay vì vậy bất kỳ sự thay đổi nào của cung và cầu của quỹ cho vay không cùng một tỷ lệ sẽ đều làm thay đổi mức lãi suất trên thị trường.
i i
S’ S
i1 E1 S i0 E 0
i0 E0 i1 E1 D
Nhìn vào hình vẽ ta thấy ngay khi mức cung của quỹ cho vay giảm sẽ dẫn đến lãi suất tăng lên và ngược lại.
Đối với cầu của quỹ cho vay: lãi suất sẽ giảm khi nhu cầu vay vốn của khách hàng giảm và ngược lại.
Tuy mức độ biến động của lãi suất ít nhiều cũng phụ thuộc vào các quy định của chính phủ và ngân hàng trung ương, song đa số trong nền kinh tế thị trường đều dựa vào nguyên lý này để xác định lãi suất.
Do đó chúng ta có thể tác động vào cung cầu thị trường vốn để thay đổi lãi suất trong nền kinh tế cho phù hợp với mục tiêu chiến lược trong từng thời kỳ. Mặt khác, muốn duy trì sự ổn định của lãi suất thì sự ổn định của thị trường vốn phải được đảm bảo chắc chắn.
2. Tỷ xuất lợi nhuận bình quân trong nền kinh tế.
Tỷ suất lợi nhuận bình quân trong nền kinh tế sẽ ảnh hưởng tới lãi suất thôg qua cung cầu về vốn: Khi các doanh nghiệp thu được lợi nhuận cao sẽ dẫn đến nhu cầu về vốn phục vụ cho quá trình sản xuât sẽ tăng lên làm cho lãi suất trong nền kinh tế cũng có ảnh hưởng tăng tho, và ngược lại.
3. ảnh hưởng của lạm phát kỳ vọng
Khi mức lạm phát được dự đoán sẽ tăng lên trong một thời kỳ nào đó, lãi suất sẽ có xu hướng tăng.Nguyên nhân là do: Thứ nhất, từ mối quan hệ gữa lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa, để duy trì lãi suất thực không đổi, tỷ lệ lạm phát tăng, đòi hỏi lãi suất danh nghĩa phải tăng lên tương ứng. Thứ hai, do dự đoán lạm phát tăng, công chúng sẽ dành phần tiết khiệm của mình cho phần dữ trữ hàng hoá hoặc các dạng thức tài sản phi tài chính khác. Tất cả điều này sẽ làm giảm cung cho quỹ cho vay gây áp lực tăng lãi suất cho các ngân hàng cũng nh trên thị trường.
4- ảnh hưởng của bội chi ngân sách.
Một khi ngân sách trung ương và địa phương lâm vào tình trạng bội chi, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đén cầu của quỹ cho vay tăng làm cho lãi suất tăng.
Mặt khác bội chi ngân sách sẽ tác động đến tâm lý công chúng về gia tăng mức lạm phát và do vậy sẽ gây áp lức tăng lãi suất.
Trên một góc độ khác, khi bội chi ngân sách tăng, thường chính phủ gia tăng việc phát hành trái phiếu. Lượng cung trái phiếu trên thị trường tăng lên làm cho giá trái phiếu có xu hướng giảm lãi suất thị trường vì vậy mà tăng lên.
5- thị trường tài chính quốc tế.
Trong cơ chế thị trường và xu hướng hội nhập về kinh tế trên thế giới đang phát triển rất mạnh, sẽ dẫn đến việc tự do hoá nền kinh tế, mở rộng quan hệ giao lưu với các nước trên thế giới , trong đó có vấn đề tự do hoá thị trường tài chính tiền tệ. Vì vậy những luồng vốn trên thị trường tài chính thế giới sẽ chảy về nơi nào có lãi suất cao. Cho nên, nó sẽ tác động trực tiếp đến lượng cung - cầu về vốn của mỗi quốc gia làm ảnh hưởng đến mức lãi suất trong từng quốc gia đó.
Yếu tố này có mức ảnh hưởng rất sâu rộng đối với tình hình ài chính quốc tế. Do đó, các quốc gia cần phải hợp tác, có những biện pháp, cơ chế lãi suất phù hợp với tình hình chung và điều kiện của từng quốc gia.
VI- Các cách quản lý lãi suất
1. Cố định lãi suất.(lãi suất kiềm chế)
Đây là tỷ lệ lãi suất được xác định bởi Nhà nước và ngân hàng trung ương với tất cả các mức lãi suất khác nhau.
Cách xác định lãi suất này thường đi kèm với cơ chế tài chính kiềm chế. Nó giúp cho các ngânhàng ước tính được chính xác số lợi nhuận từ các khoản cho vay. Đồng thời cũng chủ động tính lãi suất cần đưa ra để huy động tiền gửi và các loại tài sản khác.Và do đó các chính sách điều tiết vĩ mô của Nhà nước được thực hiện một cách dễ dàng.
Tuy nhiên, cơ chế lãi suất này cung mang lại rất nhiều hạn chế trong lĩnh vực hoạt động ngân hàng. Cố định lãi suất làm cho ngân hàng tự hạn chế mình về khả năng cho vay và đầu tư. Ngân hàng không thể cho vay dưới mức ấn định, vì thế mà nhiều khi có tình trạng thừa vốn mà không thể hoạc không dám đầu tư. Trong cách quản lý lãi suất này, sẽ không có sự thương lượng về chi phí vốn giữa người cần vay và người muốn vay. Từ đó ngân hàng phải chạy theo khách hàng chứ không phải người cần vay chạy theo ngân hàng để thương lượng. Bên cạnh đó, khi ngân hàng trong tình trạng thừa vốn, để giải quyết vấn đề ứ đọng ngân hàng buộc phải hạ lãi suất sẽ giảm độ an toàn trong cho vay vốn, dẫn đến khả năng rủi ro lãi suất sẽ lớn hơn. Không những thế việc cố định lãi suất sẽ làm cho ngân hàng khó đầu tư vào thị trường chứng khoán vì hầu hết chứng khoán ngày nay đều để lãi suất cho cung – cầu thị trường quyết định.
Từ những nguyên nhân trên, cố đinh lãi suất trong điều kiện nền kinh tế thế giới phát triển ngày càng mạnh đã không còn tác dụng và chuyển dần sang một cơ chế điều chỉnh lãi suất khác.
2. Lãi suất tự do hoá.
Mức lãi suất sản xuất được xác định trên yếu tố cung cầu của thị trường, việc can thiệp của Nhà nước vào đây là rất ít.
Khi ngân hàng thả nổi lãi suất và chấp nhận tính lãi theo từng kết quả thương lượng của từng thương vụ, sẽ có nhiều khách hàng tìm đến nó và có nhiều cơ hội để lựa chon việc đầu tư làm giảm đáng kể yếu tố rủi ro trong hoạt động tín dụng. Ngân hàng có thể cho vay với mức lãi suất thấp để giữ những khách hàng có uy tín. Hoặc sãn sàng đầu tư vào những loại chứng khoán không có lợi bao nhiêu để giải quyết hết ER. Cũng có nhưng thương vụ cho vay hoặc đầu tư sau khi đã chắc chắn vì tính an toàn có thể đạt được lãi suất rất cao qua thương lượng. Vì thế nó trở thành công cụ phân phối vốn rất hiệu quả và đúng nơi cần vốn đầu tư, góp phần chống lại xu hướng suy đổi trong đầu tư vốn.
Tuy nhiên, việc thực hiện các chính sách chiến lược đối với nền kinh tế của Nhà nước là rất khó khăn do nó phụ thuộc vào yếu tố thị trường. Bên cạnh đó, nó làm nảy sinh yếu tố đầu cơ tạo ra lãi suất giả ảnh hưởng tới toàn hệ thốnh kinh tế, nên đôi khi phải phủ nhận đi vai trò của nền kinh tế.
Như vậy, với lãi suất cố định ngân hàng quan tâm đến lợi nhuận về mặt ngắn hạn mà bỏ quên khách hàng, quản lý tài sản kém hiệu quả. Ngược lại, với lãi suất thả nổi, ngân hàng quan tâm đến khách hàng và lợi nhuận trong mục tiêu lâu dài.
VII- tự do hoá lãi suất, xu thế tất yếu của quá trình phát triển kinh tế thị trường.
Từ những thập niên cuối thế kỷ 20, toàn cầu hoá dẫ trở thành một xu thế phát triển chủ yếu của nền kinh tế thế giới. Nó không phải là một hiện tượng nhất thời, cũng không phải là một vấn đề quan hệ kinh tế đối ngoại giữa các quốc gia. Mà toàn cầu hoá là một hệ thống quốc tế rộng lớn chi phối các quan hệ kinh tế - xã hội trong từng quốc gia và trong phạm vi toàn cầu. Trong bối cảnh đó, việc hội nhập khu vực và tham gia vào tiến trình toàn cầu hoá là một vấn đề tất yếu khách quan đối với nền kinh tế Việt Nam; khi chúng ta đang phấn đấu tiến tới một nền kinh tế thị trường thực sự nhằm đẩy mạnh sự phát triển kinh tế còn nhiều yếu điểm và có phần tụt hậu so với các nươc trên thế giới. Một trong những vấn đề then chốt để đẩy nhanh tiến trình hoà nhập với nền kinh tế thế giới ngày càng phát triển, chúng ta phải từng bước tự do hoá trong hoạt động kinh tế -xã hội. Đó là vấn đề mở cửa thông thương đối với các quốc gia trên thế giới, dần đần tháo dỡ những rào chắn ngăn cách của từng quốc gia đối với phàn còn lại của thế giới.
Cung với sự phát triển của toàn cầu hoá, tự do hoá tài chính cũng dần được hình thành và đang lá mối quan tâm lớn của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Tự do hoá lãi suất lại là một bộ phận cơ bản của tự do hoá tài chính. Do đó, mục tiêu tiến tới mức lãi suất thị trường được Đảng và Nhà nước ta rất chú trọng trong định hường phát triển kinh tế.
Tự do hoá lãi suất là việc mang lại cho các định chế tài chính quyền tự do quyết định các mức lãi suất tiền gửi, lãi suất cho vay, tự do ấn định các mức phí đối với hoạt động dịch vụ tài chính. Thực chất đó là việc chấm dứt các quy định về mức trần lãi suất và giới hạn giao động chi phí giao dịch.
Tự do hoá lãi suất sẽ góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội. Lãi suất biến động và phản ảnh chân thực cung - cầu về vốn trên thị trường cùng với xu hướng biến động lãi suất quốc tế kích hoạt các nguồn vốn tiềm năng trong nước khơi thông các kênh chuyển vốn từ nước ngoài vào thị trường Việt Nam, tạo điều khiện phân bổ các nguồn vốn có hiệu quả nhất, góp phần xây dựng một môi trường kinh doanh lành mạnh. Từ đó khuyến kích các doanh nghịêp tăng cường đầu tư và phát triển, đẩy mạnh việc tăng thu nhập quốc dân và nâng cao đời sống của nhân dân. Mặt khác, nó cũng tạo điều kiện cho các NHTM và các tập đoàn kinh tế trong nước có cơ hội đầu tư ra nước ngoài.
Bên cạnh tự do hoá lãi suất tạo điều kiện hoàn thiện hệ thống tài chính quốc gia, xay dựng nền tài chính vững mạnh, nó buộc các ngân hàng phải thay đổi cách làm việc, tư duy,đặc biệt là đổi mới công cụ điều hành chính sách tiền tệ, chủ yếu là dựa vào công cụ gián tiếp khống chế lãi suất co bản, giúp chi việc kiểm soát việc phân bổ nguồn vốn một cách hiệu quả,nó giúp các tổ chức tài chính chủ động trong kinh doanh, góp phần phát triển các loại hình dịch vụ tài chính,nâng cao hiệu quả hoạt động tăng cường sức mạnh của hệ thống ngân hàng. Từ đó giúp cán bộ ngân hàng có điều kiện học hỏi khinh nghiệm hoàn thiên trình độ chuyên môn, quản lý... thái độ với khách hàng... đáp ứng đầy đủ yêu cầu của nền kinh tế thị trường.Đồng thời tạo điều khiện hoàn thiện và nâng cao chất lượng của hệ thống pháp luật tài chính tiền tệ, đảm bảo an toàn và thành công cho quá trình hội nhập tài chính quốc tế.
Tuy nhiên, tự do hoá lãi suất cũng đặt ra những cơ hội và thách thức mới làm xói mòn và giảm hiệu quả của việc kiểm soát tiền tệ bằng các công cụ trực tiếp. Do đó, nguy cơ xảy ra các cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ quy mô lớn,gây ảnh hưởng nghiêm trọng trên diện rộng, ó thường rất khó kiểm soát, tháo gỡ và để lại hậu quả trong thời gian rất dài. Không những thế, hệ thống tài chính nói riêng và hệ thống kinh tế quốc gianói chung chụi sự chi phối khá lớn bởi các yếu tố bên ngoài, vì vậy mà thường phải chịu những ảnh hưởng mang tính chất dây chuyền giữa các quốc gia mà hậu quả của nó rất khó khác phục.
Chấp nhận mở cửa là chấp nhận cơ chế cạnh tranh khốc liệt “một mất một còn “ giữa các công ty tài chính trong nước và nước ngoài làm một số ngân hàng đi đến đóng cửa, phá sản... gây áp lực cho nền kinh tế. Đồng thời nó cũng đặt ra những thách thức lớn cho công tác chỉ đạo, quản lý và giám sát nền tài chính quốc gia. Như vậy, sự toàn cầu hoá hội nhập kinh tế, việc tự do hoá lãi suất đã và đang tạo nên mối quan hệ mới giữa các quốc gia, giữa các nền kinh tế và giữa các dân tộc trên thế giới. Nó tăng cường mối quan hệ giữa con người với con người vượt ra phạm vi một quốc gia trên thế giới trên nhiều lĩnh vực. Nhưng mặt khác nó cũng phá vỡ các quan hệ kinh tế -xã hội truyền thống. Vì vậy, có thể thấy rằng,một mặt tự do hoá kinh tế tạo ra độnh lực để phát triển nhưng cũng có thể tạo ra những mất ổn định, gia tăng khoảng cách giàu nghèo... Tuy nhiên từ những phân tích trên ta thấy, vấn đề tự do hoá lãi suất trong nền kinh tế thị trường là một yêu cầu cấp thiết, đặc biệt là đối với những nước đang trong công cuộc CNH - HĐH. Nhưng để ước đi một cách vững chắc trong tương lai chúng ta cần phải hoàn thiện cơ sở hạ tầng và kién trúc thượng tầng trong nền kinh tế nói chung và hệ thống tài chính nói riêng tạo cơ sở vững chắc cho quá trình phát triển.
B - Thực trạng của lãi suất TRÊN CON ĐƯờng tiến tới tự do hoá lãi suất ở Việt Nam.
I- khái quát về việc chuyển đổi nền kinh tế và hệ thống ngân hàng Việt Nam:
Từ sau Đại hội VI của Đảng, nước ta thực hiện đôỉo mới nền kinh tế chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Sau hơn 15 năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng góp phần đẩy mạnh sự phát triển của nước nhà.
Từ một nền kinh tế chỉ có hai thành phần là tập thể và quốc doanh, chúng ta đã xây dựng nên một hệ thống kinh tế nhiều thành phần có sự tham gia của tư nhân và các tổ chức nước ngoài. Hoạt động trên thị trường một cách sôi động, từng bước bắt nhịp với xu thế phát triển của các vước trong khu vực cũng như trên thế giới. Chúng ta từ một nước nhập khẩu gạo giờ đây đã vươn lên hang thứ ba các nước xuất khẩu gạo trên thế giới (sau Mỹ và Thái Lan). Một nước với nền kinh tế lạc hậu, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp trong nền kinh tế. Chúng ta không chỉ thoát khỏi tình trạng siêu lạm phát mà những năm gần đây, tỷ lệ tăng trưởng nền kinh tế tăng lên trê dưới 7%/ năm. Bên cạnh đó cũng đã tránh được ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, đặc biệt là ở Châu á năm 1997.
Không những thế, Việt Nam đã mở cửa hội nhập với tất cả các nước trên thế giới trong quan hệ thương mại dôi bên cùng có lợi. Tham gia vào các tổ chức kinh tế quốc tế có uy tín trên thế giới như ASIAN, APEC... và sắp tới đề nghị được tham gia vaò WTO,AFTA. Đặc biệt mới đây, chúng ta đã ký hiệp định thương mại song phương Việt – Mỹ - bước phát triển mới quan trọng trong quan hệ hai nước. Từng bước tiến hanhg tự do hoá kinh tế theo xu hướng hội nhập quốc tế của thế giới hiện nay.
Cùng với quá trình chuyển đổi nền kinh tế, hệ thồng ngân hàng cũng từng bước được hoàn thiện phù hợp với yêu cầu của sự phát triển ngân hàng Việt Nam từ một cấp chuyển lên hoạt động hai cấp đáp ứng được nhu cầu của người dân cũng như sự đổi mới của nền kinh tế. Để đồng bộ với nền kinh tế thị trường,Việt Nam đã mở cửa lĩnh vực ngân hàng:
Cho phép các ngân hàng nước ngoài được phép mở chi nhánh tại Việt Nam, hay thành lập liên doanh với ngân hàng Việt Nam. Cụ thể, Chính phủ đã ban hành quy chế về hoạt động ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh tại Việt Nam (15/6/1991). Đây là văn bản pháp lý đầu tiên thể hiện sự mở cửa,hội nhập quốc tế trong lĩnh vực này. Hện nay Việt Nam có 4 ngân hàng liên doanh, 26 chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhưng hoạt động với thị phần còn khá khiêm tốn chiếm khoảng 20% trong nước. Tiếp dó vào năm 1997, hai luật ngân hàng đã được thông qua thay cho hai pháp lệnh ngân hàng năm 1990.
Không chỉ thay đổi về mặt pháp lý, mà hệ thống ngân hàng còn đang thay đổi cả về cơ cấu tổ chức các ngân hàng, đang dần dần chuyển dịch hệ thống NHTM sang các ngân hàng cổ phần. Đồng thời không ngừng đa dạng hoá các loại mặt hàng, dịch vụ trên thị trường tiền tệ tạo sức cạnh tranh đối với các ngân hàng nước ngoài, làm cơ sở cho quá trình tự do hoá tài chính cũng như hệ thống ngân hàng sau này, và hiện nay. NHNN đang từng bước tiến tới việc thực hiện tự do hoá tài chính thông qua việc tự do hoá lãi suất hoàn toàn nhằm đảm bảo cho các NHTM hoạt động kinh doanh chủ động và có hiêu quả hơn. Nhưng năm gần đay, NHNN Việt Nam dần dần điều chỉnh hệ thống lãi suất cơ bản và đầu năm 2001 thì đã thực hiện tự do hoá lãi suất ngoại tệ dựa trên mức cung - cầu trên thị trường.
Với những chuyển biến tích cực trong nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng tạo bước đà cho sự phát triển kinh tế và quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam. Để thấy rõ được snỗ lực của Việt Nam - một nước lạc hậu trên con đường phát triển chúng ta hãy xem xét yếu tố “nóng bỏng” hiện nay được mọi người quan tâm đó là quá trình tự do hoá lãi suất ở nước ta
II- Quá trình nới lỏng việc điều chỉnh lãi suất ở Việt Nam
Sự ra đời của lý thuyết tự do hoá tài chính mà một trong những nội dung cơ bản là tự do hoá lãi suất đã tạo re trào lưu tự do hoá lãi suất trên thế giới. Bên cạnh một số những nước thực hiện đã thành công như Đài loan, Xingapo lại có hàng loạt nước rơi vào khủng hoảng như Philippin, Chilê, Achentina...Tuy nhiên tự do hoá lãi suất vẫn là mục tiêu cần đật tới không chỉ vì những ưu điểm lý thuyêts của nó mà còn là tính hiệu quả của nền kinh tế thị trường phát triển. Vấn đề quan trọnh là ở chỗ tự do hoá lãi suất nên diễn ra như thế nào dể những ảnh hưởng tiêu cực của nó được hạn chế. Có thể nói một trong những vấn đề co bản của tự do hoá lãi suất chính là trình tự các bước đi. Trình tự này không chỉ giới hạn trong phạm vi lãi suất mà còn nằm trong mối quan hệ với công cuộc CNH-HĐH nền kinh tế, tự do hoá thương mại... Nằm tronh bối cảnh đó, việc nới lỏng cơ chế điều tiết lãi suất của ngân hàng Việt Nam trong những năm gần đây là một vấn đè đúng đắn và phù hợp với điều kiện của nước ta hiện nay, thay vì việc thực hiện bước nhảy vọt ngay lên cơ chế tự do hoá lãi suất. Chúng ta hay cùng điểm lại những thay đổi đó.
1. Giai đoạn lãi suất ngắn hạn được ấn định cao hơn lãi suất dài hạn
1.1. Năm 1989.
Trước năm 1989, NHNN thực hiện một cơ chế kiểm soát lãi suất cho vay và tiền gửi một cách phức tạp, cứng nhắc theo trong kiểu hành chính. Đồng thời trong giai đoạn này do nền kinh tế bị lạm phát phi mã nên lãi suất luôn ở tình trạng õm tuy đã có những điều chỉnh nhất định. Do đó, khả năng huy đọng vốn đi đoi với yêu cầu rút bớt tiền lưu thông giải toả áp lực của tiền đối với giá cả hàng hoá bị hạn chế nhiều. Bên cạnh đó Nhà nước phải bao cấp cho các xí nghiệp qua hệ thống tín dụng với lãi suất thấp.
Trước tình hình đó, để thu hút tiền thừa trong lưu thông, kiềm chế lạm phát, tránh bao cấp qua lãi suất, NHNN đã nâng lãi suất huy động lên một mức rất cao trong thời gian ngắn:
Lãi suất tiết kiệm không kỳ hạn 9%/ tháng ->108%/ năm
Lãi suất tiết kiệm 3 tháng 12%/tháng-> 144%/năm
Nhờ vậy đã gây được niềm tin của quần chúng nhân dân vào giá trị ổn định của đồng tiền.Trước đây, giá trị đồng tiền luôn bị giảm sút: dân chúng càng gửi nhiều vào quỹ tiết kiệm với thời gian càng dài càng bị thua thiệt, do đó xố lượng tiền gửi tiêt kiệm trong các ngân hàng càng ít. Nhưng với chính sách lãi suất mới họ càng gửi nhiều tiền vào ngân hàng. Không nhưng giá trị số tiền gửi đó được bảo toàn mà còn tăng thêm vì mức lãi suất cao hơn lạm phát. Do đó mà chưa bao giờ người Việt Nam xếp hàng ở các quỹ tiết kiệm đông đảo như trong năm 1989. Nhờ vậy thu hút được một khối lượng tiền lớn trong lưu thông, tăng nguồn vốn tín dụng, giảm áp lực lạm phát.Từ đó xoá bỏ được bao cấp lãi suất qua ngân hàng chuyển ngân hàng sang hoạt động thực sự, xử lý hài hoà lợi ích người gửi tiền, người vay vốn và tổ chức tín dụng.
1.2. Năm 1990.
Cơ chế lãi suất trần tín dụng và tiền gửi đã được áp dụng, nhưng vẫn phân biệt theo kỳ hạn và loại hình khách hàng. Tuy dã dược điều chỉnh, nhưng hoạt độnh tín dụng ngân hàng vẫn nằm trong vòng kiềm chế bởi cơ chế lãi suất vẫn còn phức tạp, mang tinhds hành chính cứng nhắc.
1.3. Kể từ năm 1993.
NHNN đã xoá bỏ hẳn hình thức lãi suất theo ngành, chỉ quy định, mức trần, sàn lãi suất theo kỳ hạn giao dịch. Cũng như thời gian này cơ chế lãi suất thoả thuận đã được áp dụng thí điểm đói với nguồn vốn hình thành do phát hành kỳ phiếu trái phiếu.
Mức trần lãi suất:
- Cho vay đối với doanh nghiệp Nhà nước 1,8%/ tháng
- Kinh tế ngoài quốc doanh 2,1%/ tháng.
Lãi suất thoả thuận: Trong trường hợp ngân hàng không huy động đủ vốn để cho vay theo lãi suất quy định phải phát hành kỳ phiếu với mức lãi suất cao hơn thì được áp dụng lãi suất thoả thuận: lãi suất huy động có thẻ cao hơn mức lãi suất tiết kiệm cùng kỳ hạn là 0,2% /tháng và cho vay cao hơn với mức trần 2,1%/tháng.
Tuy nhiên, trên thực tế, khoảng 30-60 % tổng dư nợ là từ các khoản cho vay băng lãi suất thoả thuận mà phần lớn là cho vay doanh nhiệp ngoài quốc doanh và hỗ trợ nông dân với lãi suất phổ bíên 2,3%-3,5%/tháng.Với cơ chế lãi suất thoả thuận có thể hiểu là tự do hoá một phần lãi suất hay đó là cơ chế cho vay lãi suất “cứng” đi đôi với biên dộ dao động nhất định. Đồng thời, trong lãi suất thoả thuận mức chênh lệch giữa các khoản tiền gửi và trần lãi suất khoảng từ 0,7- 1% /tháng đã làm cho các ngân hàng thương mại có lợi nhuận quá cao, trong khi doanh nghiệp và nông dân gạp nhiều khó khăn. Từ thực tế này, Quốc hội khoá IX đã yêu cầu các ngân hàng tiết kiệm chi phí hoạt động và khống chế mức chênh lệch lãi suất huy động và cho vay bình quân là 0,35%/ tháng.Đây là lý do để cho ra đời chế độ lãi suất trần hoàn toàn và bỏ lãi suất cho vay thoả thuận tù ngày 1/1/1996.
2. Lãi suất tín dụng dài hạn cao hơn lãi suất tín dụng ngắn hạn - sự đổi mới phù hợp với quy luật .
2.1. Từ 1/1/1996.
- NHNN thực thi chính sách trần lãi suất tín dụng và quản lý chênh lệch gữa lãi suất đầu vào và lãi suất đầu ra (bỏ việc điều tiết trực tiếp lãi suất tiền gửi ).Cùng vào thời kỳ anỳ, chế độ thuế daonh thu đánh vào hoạt độngtín dụngbị xoá bỏ, chi phí trung gian tài chính được điều chỉnh giảm mạnh, nên trần lãi suất tín dụng cũng dược diều chỉnh giảm mạnh.
Do địa bàn hoạt động và quy mô khác nhau, nhu cầu vấn khác nhau,chi phí hoạt độngkhác nhau, nên NHNN đã quy định trần lãi suất có phân biệt để đảm bảo sự công bằng:
- Trần lãi suất cho vay ngắn hạn: Là mức lãi suất thấp nhất áp dụng cho khu vực thành thị.
- Trần lãi suất cho ay trung hạn và dài hạn :Cao hơn lãi suất cho vay ngắn hạn một ít thời gian để có thể gặp rủi ro.
- Trần lãi suất cho vay trên địa bàn nông thôn: Cao hơn trần lãi suất ngắn hạn, trung hạn và dài hạn do điều kiện hoạt động trên đia bàn nông thôn khó khăn hơn thành thị.
- Trần lãi suất cho vay của các quỹ tín dụng đối với các thành viên: Là trần lãi suất cho vay cao nhất do quỹ tín dụng đối mới lập thí điểm,quy mô nhỏ, chi phí hoạt động cao.Cụ thể:
Từ mức trần 1,75%/tháng cho khu vực thành thị
2%/tháng cho khu vực nông thôn
Từ mức trần đẫ áp dụng thống nhất cho cả hai khu vực thành thị và nông thônlà: 1,2%/tháng đối với vay ngắn hạn.
2,5% tháng đối với vay trung hạn và dài hạn.
Đây là lần đầu tiên, các tổ chức tín dụng được tự di ấn định lãi suất khinh doanh tức là tự do hoá lãi suất tiền gửi và cho vay trong phạm vi trần do ngân hàng Nhà nước công bố, chấm dứt thời kỳ NHNN quyđịnh các mức lãi suất cụ thể và xoá bỏ lãi suất cho vay thoả thuận. Do đó, chính lãi suất đã kích thích hoạt động tín dụng, buộc các NHTM chuyển hướng hoạt động đa năng, đổi mới cung cách phục vụ, mở mang thêm các loại hình dịch vụ tín dụng góp phần đa dạng hoá tong kinh doanh tiền tệ trong cơ chế thị trường.Nó đã tạo ra các cơ hội giảm chi phí một cách bình đẳng với mọi doanh nghiệp tăng thêm động lực cho guồng máy kinh tế, tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm góp phần thực hiện CNH-HĐH đất nước.
Việc quy định mức chênh lệchl tuy đã kiềm chế được lợi nhuận tối đa, bảo vệ lơi ích người đi vay, song đã tạo ra áp đặt chủ quan lên trên quy luật thị trường. Do đó quy định này còn mang đậm dấu ấn của cơ chế quản lý tập trung quuan liêu bao cấp. Trong thực tế, việc giảm chi phí của các tổ chức tín dụng thông qua gới hạn chênh lệch lãi suất chưa thực sự phát huy hiệu quả như mong muốn.Việc quy định này làm giảm lợi nhuận của các tổ chức tín dụng do đó làm giảm nộp ngân sách, đồng thời thu nhập của cán bộ công nhân viên trong ngành ngân hàng giảm.Đồng thời các tổ chức tín dụng bắt buộc phải giảm chi phí,gây ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ khách hàng, nếu không sẽ phá sản, hay có nguy cơ phá sản, chắc chắn sẽ gây ra những sáo động, nảy sinh những vấn đề có thể vượt ra ngoài phạm vi kinh tế. Không những thế,việc kiểm tra, kiểm soát thực hiện thi hành các quy định của chính sách lãi suất nói trên còn hạn chế, do đó việc phát huy đầy đủ vai trò của chính sách lãi suất trên phương diện thực tế là rất khó khăn
2.2. Từ ngày 21/1/1998,
NHNN đã quyết định bỏ mức chênh lệch lãi suất 0,35% đồng thời thu hẹp sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn, quy định các mức lãi suất mới và không quy định mức tiền gửi NHNN chỉ quản lý duy nất trần lãi suất tín dụng:
Trần lãi suất cho vay ngắn hạn 1,2%/ tháng.
Trần lãi suất cho vay trung và dài hạn 1,25%/tháng.
Trần lãi suất tín dụng cho vay thành viên 1,5%/tháng.
Với cách điêu hành trần lãi suất, các tổ chức tín dụng được tự do ấn định các mức lãi suất cho vay và tiền gửi một cách cụ thể, linh hoạt, phù hợp với các đặc điểm hoạt động, tình hình về cung cầu vốn, chính sách khách hàng và cạnh tranh của từng tổ chức tín dụng và phù hợp với đặc điểm chi phí hoạt động ngân hàng giữa các vùng khác nhau. Qua đó khuyến khích các tổ chức tín dụng trong việc cạnh tranh lành mạnh và phát triển vai trò tự chủ trong kinh doanh tiền tệ, chủ động trong điêu hoà cung cầu vốn bằng công cụ lãi suất linh hoạt nhạy bén theo cơ chế thị trường. Đồng thới bảo vệ lợi ích của người vay, tạo mặt băng phân phối lợi nhuân gữa các thành phần kinh tế với tổ chức tín dụng và người gửi tiền đảm bảo được vai trò quản lý Nhà nước của NHNN về lãi suất và tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách lãi suất.
Nhưng với chính sách lãi suất này, một số tổ chức tín dụng có xu hướng cho vay sát trần lãi suất để đạt được mức lợi nhuận tối đa, không phân biệt các mức lãi suất khác nhau giữa các vùng có điều kiện khó khăn và thuận lợi với cung cầu về vốn khác nhau. Cùng với mức chênh lệch 0,005% giữa các khoản cho vay ngắn hạn và dài hạn không đủ để bù đắp những rủi ro trong việc cho vay trung và dài hạn vì thế nó không tạo được động lực để khuyến khích các tổ chức tín dụng mở rộng cho vay trung và dài hạn tuy đã tự do hoá một phần nhưng cơ chế quản lý này vẫn còn mang dáng dấp quản lý hành chính đối với công cụ vô cùng nhạy bén và mang đậm tính thị trường –lãi suất.
2.3. Năm 1999
NHNN tiếp tục thực hiện việc quản lý và điều hành chính sách lãi suất tín dụng theo cơ chế lãi suất trần và lãi suất tái cấp vốn đối với các tổ chức tín dụng.Trong khuôn khổ lãi suất cho vay, tổ chức tín dụng được phép quy định các mức lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi cụ thể trong từng giai đoạn nhằm mở rộng tín dụng, góp phần quan trọng vào việc kích thích tăng trưởng kinh tế
Trần lãi suất trong năm 1999 được NHNN điều chỉnh liên tục phù hợp với chỉ số lạm phát, quan hệ cung cầu tín dụng tại từng thời điể và góp phần thực hiện giả pháp kích cầu về đầu tư của chính phủ thông qua cơ chế nới lỏng lãi suất tín dụng, cụ thể như sau:
Tháng 2/1999: lãi suất cho vay bằng đồng VNĐ của các NHTHQD đối với khách hàng ở khu vực thành thị:1,2-1,25%/tháng xuống 1,1-1,15%/tháng. Các tổ chức tín dụng khác vẫn thực hiện mức trần lãi suất 1,2%/tháng đối với cho vay ngắn hạn 1,25%/tháng đối với vay trung hạn và dài hạn. Riêng QUá TRìNHĐN cơ sở cho vay thành viên 1,5%/tháng.
Tháng 6/1999: Do nền kinh tế có dấu hiệu thiểu phát,tăng trưởng kinh tế chậm lại, NHNN quyết địng đièu chỉnh giảm trần lãi suất cho vay bằng VNĐ tè 1,2-1,25%/tháng xuống 1,15%/tháng áp dụng cho tất cả các tổ chức tín dụng trên địa bàn thành thị và nông thôn.
Như vậy,với quy địng này NHNN đã thống nhất mặt bằng lãi suất cho vay trên cả nước góp phần tăng cường hoật động kinh doanh,đặc biẹt tạo điều kiện cho nông thôn và nông nghiệp phát triển.Đồng thời giúp các tổ chức tín dụng tránh được những rủi ro, dẫn đến chi phí ngân hàng cao, không tạo động lực khuyến kích các tổ chức tín dụng phát triển.
Tháng 8/1999:Lạm phát bẩy tháng đầu năm ở mức thấp, từ tháng hai đến tháng hai đến tháng bẩy liên tục giảm lạm phát dẫn đến cung vượt cầu về mức tín dụng NHNN liên tục điều chỉnh giảm tràn lãi suất cho vay VNĐ từ 1,15%/tháng xuống còn 1,05%/tháng.
Tháng 9/1999 lãi suất cho vay VNĐ tiếp tục giảm:NHTMQD cho vay đối với khách hàng ở khu vực thành thị từ 1,05%/tháng xuống 0,95%/tháng, giảm lãi suất cho vay của ngân hàng phục vụ người nghèo đối với hộ nghèo từ 0,8%/thán xuống còn 07%/tháng.
Tháng 10/1999: NHNN một lần nữa điều chỉnh giảm 0,2% trần lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng đối với nền kinh tế. Vậy năm 1999,lãi suất đã giảm xuống 0,35%-0,9% so với đầu năm đang ở mức thấp trong vòng mười năm gần đây với các mức trần lãi suất như sau:
Cho vay khu vực thành thị: 0,85%/tháng.
Cho vay khu vực nông thôn:1%/tháng.
Ngân hàng cổ phần nông thôn cho vay:1,15%/tháng.
Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở cho vay thành viên 1,5%/tháng.
Trần lãi suất cho vay USD là 7,5 %/năm, lãi suất tiền gửi tối đa bằng.USD đối với pháp nhân tại TCTD được khống chế ở mức:
Không kỳ hạn: 0,5 %/tháng.
Kỳ hạn đến sáu tháng 2,5%/năm.
Kỳ hạn trên sáu tháng 3,0% /năm.
Lãi suất tái cấp vốn của NHNN đối với các tổ chức tín dụng là 0,5%/thàng,lãi suất tái cấp vốn của NHNN đối với ngân hàng phục vụ người nghèo là 0,2%/ tháng
3. Năm 2000, bước thay đổi cơ bản trong cơ chế điều hành lãi suất.
Nếu diễn biến lãi suất trong năm 1999 có xu hướng giảm dần nguồn vốn ứ động thì quan hệ lãi suất cung cầu vốn trong năm 2000 hướng có phần khác.lãi suất VNĐ tiếp tục giảm trong khoảng 2/3 thời gian năm 2000 và tăng trở lại vào những tháng cuối năm,vốn ứ động được giải toả xướng. Cụ thể như sau:
Trong 2/3 thời gian đầu năm 2000.
Lãi suất huy động VNĐ: Kỳ hạn là 12 tháng 0,5%/tháng
Không kỳ hạn của tổ chức kinh tế là 0,1%-0,15%/tháng
Lãi suất huy động USD:Trong quý II: Của các NHTMQD ở mức 5,5%,các NHTMCP trong khoảng 5,5-5,7%/năm.
Trong quý ba: Kỳ hạn 3tháng: 4,8%/năm.
Kỳ hạn 6 tháng:5,3%-5,5%/năm
Kỳ hạn 9 tháng 5,5%-5,7%/năm
Kỳ hạn 12 tháng 5,7%-5,8%/năm.
Trong những tháng cuối năm:
Lãi suất cho bay ưu đãi đối với khách hàng lớn: từ 0,6%-0,625/tháng được đẩy lên 0,65%-0,68%/tháng.
Mức lãi suất cho vay trung bình từ 0,68%$-0.7%/tháng lên 0,73%-0,75%/tháng.
Đối với USD lãi suất cho vay trung bình 6,5%/năm.
Tuy nhiên, điểm nổi bật trong năm 2000 là vào ngày 4 tháng 8 thống đốic NHNN đã công bố quyết định thay đổi cân băngf cơ chế điều hành lãi suất từ việc điều hành lãi suất theo quy định hành chính (lãi suất sàn –trần)sang điều hành theo lãi suất cơ bản.
Đối với lãi suất cho vay bằng VNĐ:được thống đốc NHNN quy định hàng tháng. Các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất cho vay trên cơ sở lãi suất cơ bản do NHNNcông bố theo nguyên tắc lãi suất cho vay không vượt quá mức lãi suất cơ bản cộng biên độ giao động nhất định đối với USD, lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng được xác định căn cứ vào lãi suất USD trên thị trường tiền tệ ngân hàng Singapore (SIBOR) và cũng được phép giao động với một biên độ nhất định.
Với việc quyđịnh lãi suất của NHNNViệt Nam vừa đáp ứng được nhu cầu về vốn cho sự phát triển củ nền kinh tế, vừa có tính quyết định đến sự tồn tại và phát triển của các tổ chức tín dụng. Đồng thời nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng phát huy được tính tự chủ, năng động, sáng tạo trong kinh doanh, phù hợp với cơ chế thị trường, chống được việc bao cấp tín dụng qua lãi suất theo thông lệ quốc tế. Bên cạnhđó,nó cũng là bước đệm quan trọng cho việc tiến tới tự do hoá lãi suất ở Việt Nam trong xu thế toàn cầu hoá về kinh tế.
III- Lãi suất cơ bản, bàn đạp của quá trình tự do hoá lãi suất.
Nền kinh tế Việt Nam những năm gần đây tuy đã từng bước phát triển nhưng vẫn chưa thoát khỏi suy thoái và áp lực lạm phát gia tăng cũng luôn tiềm ẩn. Bên cạnh đó, các cơ chế chính sách điều tiết nền kinh tế cũng thường xuyên thay đổi; hiệu quả kinh tế chưa cao; bộ máy quản lý còn nhiều khâu trung gian, bất hợp lý. Bên cạnh đó hệ thống pháp luật của Vệt Nam hiện nay không những chưa hoàn thiện mà hiêu lực còn rất thấp, cơ cở hạ tầng thông tin còn quá yếu. Không những thế hệ thống tài chính không thể duy trì sự ổn định lâu dài. Trình đội chuyên môn và tiềm lực tài chính của khu vực tổ chức tín dụng còn rất thấp.Do đó, sức chịu đựng, khả năng phản ứngd của hệ thống ngân hàng VIệt Nam với các cú sốc có thể có do tự do hoá tài chính, tự do hoá hoàn toàn lãi suất gây ra là thấp...Với những tồn tại trên đây, tự do hoá hoàn toàn lãi suất đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay là không khả thi.Khả năng chống đỡ của khu vực sản xuất hiện nay đối với việc tăng lãi suất thực rất thấp, tính thụ động của hệ thống ngân hàng đối với môi trương kinh tế còn ở mức cao. Tuy nhiên, cũng cần nhận thấy rằng cơ chế trần lãi suất cũng tạo ra không ít những bất cập, gây ra những tác động tiêu cực đối với nền kinh tế. Chức năng chu chuyển vốn trong nền kinh tế bị bóp méo khi các tổ chức tín dụng ngừng huy động nguồn vốn có kỳ hạn trên thị trường do trông đợi việc giảm lãi suất tiếp theo của NHNN khách hàng cũng trong tâm trạng nửa vời vì hy vọng lãi suất sẽ tiếp tục giảm không lâu nữa.
Chính vì vậy,phải có một cơ chế lãi suất nằm giữa hai trạng thái này, tăng cường hơn nữa tính chủ động cho các tổ chức tín dụng, song vẫn đảm bảo khả năng điều tiết của NHNN. Đó chính là cơ chế điều hành theo mức lãi suất cơ bản, với nội dung chủ yếu sau đây:
Đối với lãi suất cho vay bằng đồng VNĐ.
Lãi suất cho vay của TCTD cao nhất
=
Lãi suất cơ bản
+
Tỷ lệ % (biên độ dao động
Đối với lãi suất cho vay bằng ngoại tệ:
USD: Ngắn hạn: lãi suất < lãi suất SIBOR kỳ hạn 3tháng +10%/năm
Trung và dài hạn:lãi suất <lãi suất SIBOR kỳ hạn 6 thàng +2,5%/ năm.
Ngoại tệ khác: cho phép NHTM tự xem xét quyết định lãi suất trên cơ sở lãi suất thị trường quốc tế và cung -cầu vốn tín dụng của từng loại ngoại tệ trong nước.
Như vậy, lãi suất cơ bản được hình thành trên cơ sở nguyên tắc thị trường nhưng với bước đi thích hợp, thận trọng, phù hợp với điều kiện của thỉtường tiền tệ từng bước tiến tới tự do hoá lãi suất, quốc tế hoạt động tài chính trong nước, cùng với các biện pháp phát triển thị trường tiền tệ và nâng cao năng lực tài chính và năng lực điều hành của các TCTD;xử lý lãi suất VNĐ trong mối quan hệ với lãi suất ngoại tệ và chính sách tỷ giá, quản lý ngoại hối.
1. Nền tảng thị trường đã được đưa vào cơ chế xác định lãi suất cơ bản.
Theo quy định của NHNN, lãi suất cơ bản và biên độ dao động được công bố định kỳ hàng tháng, trường hợp cần thiết,sẽ công bố điều chỉnh kịp thời.
Đồng thời viêc xác định lãi suất cơ bản dựa trên việc tham khảo lãi suất cho vay ngắn hạn thông thường của NHTM áp dụng vốn vay trả nợ, có rủi ro thấp và một biên độ thích hợp thể hiện bằng số % tuyệt đối.
Từ đó ta thấy, mức cung -cầu vốn trên thị trường cùng những biên động của nền kinh tế tác động lớn đến lãi suất cơ bản.Do đó lãi suất tín dụng của phản ánh đúng được nhu cầu của thị trường, tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh.Phát huy đầy đủ vai trò của lãi suất đối với nền kinh tế. Đồng thời nó cũng nảy sinh yếu tố cạnhtranh giành thị phần tín dụng của các ngân hàng, qua đó sàng lọc những thành phần làm ăn kém hiệu quả đã gây ra những bất lợi cho nền kinh tế.Từ đó sẽ hoàn thiện hơn hệ thống ngân hàng đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng cũng như yêu cầu của xu hướng toàn cầu hoá kinh tế hiện nay trên thế giới.Và như vậy,chúng ta đã từng bước kiện toàn hơn mô hình nền kinh tế thị trường - một động lực phát triển nền kinh tế,đưa nước ta thoát khỏi sự suy thoái, lạc hậu,kém phát triển hiện nay.Vững bước thâm nhập nền kinh tế thế giới còn nhiều mới mẻ đối với chúng ta.
2. Lãi suất cơ bản tạo ra môi trường cho việc ấn định lãi suất kinh doanh của các tổ chức tín dụng được mở rộng.
Tuỳ theo điều kiện vùng, miền và khả năng kinh doanh của các tổ chức tín dụng, mà các tổ chức này ấn định lãi suất kinh doanh của mình một cách hợp lý nhất.Giúp các NHTM chủ động trong hoạt động, từ đó nâng cao được hiệu quả kinh doanh.Góp phần vào việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển.Đồng thời với cơ chế này các NHTM sẽ tránh được tình trạng ứ đọng vốn thường xuyên xảy ra những năm trước đây khi nền kinh tế chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới và khu vực do NHNN ấn định mức lãi suất cố định, không phù hợp với yêu cầu khách hàng.Do đó hoạt động trên thị trường tài chình sẽ sôi động hơn,phù hợp với sự phát triển nền kinh tế đang thay đổi từng ngày từng giờ trên thế giới mà chúng ta còn ít biết đến.
Từ những phân tích trên, ta thấy đây là nền tảng để hệ thống tài chính nước ta hội nhập với thế giới, tạodiều kiện thuận lợi không nhỏ cho sự phát triển nước nhà.
3- Lãi suất cơ bản chính thức liên hệ lãi suất USD trong nước và lãi suất USD trên thị trường quốc tế thông qua lãi suất USD trên thị trường Singapore.
Với sự biến động của đồng USD ảnh hưởng trúc tiếp đén lãi suất USD ở Việt Nam mà điều hiển nhiên là vào cuối năm 2000, đầu năm 2001. FED đã liên tục giảm lãi suất của USD.Do đó lãi suất USD của Việt nam cũng giảm theo. Nhưng mặt khác với sự liên hệ chặt chẽ và biến động linh hoạt của lãi suất USD thông qua thị trường Singapore giúp chúng ta từng bước tiếp cận đối với thị trường bên ngoài, làm quen với những sự thay đổi trên thị trường tạo nền tảng cho việc tự do hoá lãi suất sau này khỏi những cú sốc gây ảnh hưởng đến tình hình kinh tế.
Cùng với lãi suất tương đương trên thị trường quốc tế, NHTMsẽ đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước rất cần nguồn ngoại tệ cho hoạt động kinh doanh. Đây là một laọi hình kinh tế quan trọng đóng góp một phần lớn vào trong GDP của nước ta.Từ đó sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế.
IV- Những đổi mới trong NHVN góp phần đưa lãi suất tới tự do hoá hoàn toàn.
Với yêu cầu và xu thế phát triển chung của thế giới - NHNN Việt Nam đã có chủ trương hoàn thiện hệ thống ngân hàng trong cả nước, trước mắt là giai đoạn 2001-2010. Cụ thể là cải tổ hệ thống ngân hàng theo hướng ứng dụng công nghệ tin học, điện tử vào dịch vụ để nâng cao sức cạnh tranh theo yêu cầu hội nhập các tổ chức thương mại quốc tế,đồng thời giảm bớt sự can thiệp quá sâu vào các nghiệp vụ ngân hàng của chính phủ. Chính phủ và quốc hội chỉ đóng vai trò giao nhiệm vụ và giám sát ngân hàng trung ương thực hiện muc tiêu để giữ vũng ổn định tiền tệ và tỷ giá hối đoái,để làm tiền đề cho phát triển kinh tế, cá trách nhiệm giữ vững an toàn hệ thống ngân hàng và gây được lòng tin trong và ngoài nước. Bên cạnh đó xắp xếp, chấn chỉnh cơ cấu nền kinh tế.Tăng cường năng lực quản trị của hệ thống HNTM bằng cách cắt giảm chi phí hoạt động,tạo lập và củng cố một số thị trường mở rộng, liên ngân hàng...Tạo lập sân chơi bình đẳng cho các ngân hàng và năng cao tính minh bạch của hệ thống tài chính.Từng bước hoàn thiện luật ngân hàng tạo khuôn khổ pháp lý chặt chẽ trong hoạt động tiền tệ, nhưng đồng thời cũng phải phù hợp với hệ thống quốc tế. Từ những định hướng trên,hy vọng hệ thống ngân hàng Việt Nam sẽ được cải tổ sâu rộng phù hợp với yêu cầu của thời đại và sự phát triển trong nước hiện nay, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho công cụ lãi suất vững bước tiến tới tự do hoá lãi suất hoàn toàn.
Mặt khác, với hành động cụ thể, kể từ ngày 1-6-2001 Thiíng đốc ngân hàng Nhà nước đã bãi bỏ cơ chế lãi suất cho vay USD tối đa bằng lãi suất SIBOR cộng biên độ cho phép.Thay vào đó các tổ cức tín dụng được ấn định lãi suất cho vay bằng USD trên cơ sở lãi suất thị trường quốc tế và cung cầu vốn tín dụng bằng ngoại tệ ở trong nước. Đây là lần đầu tiên NHNN thả nổi công cụ lãi suất – một công cụ rất nhạy bén trong điều hành chính sách tiền tệ nhằm mở rộng quyền tự chủ và sự chủ động của các TCTD đối với sự biến động thất thường của đồng USD trên thị trường thế giới. Rồi đây,lãi suất cho vay ngaọi tệ sẽ hình thành một cách linh hoạt trên cơ sở thoả thuận giữa các TCTD với khách hàng. Đây là một bước đột phá với quy luật kinh tế thị trường, là bước mở đường cho việc tự do hoá lãi suất cho vay nội tệ để đồng bộ hoá chính sách cho vay của ngân hàng Việt Nam trong tương lai không xa.
C - những giải pháp cơ bản để thúc đẩy
tình hình tự do hoá lãi suất.
Với những tồn tại trong nền kinh tế còn nhiều bất cập cũng như hệ thống tài chính mà đặc biệt là ngân hàng hiệu quả hoạt động không cao; có thể khẳng định rằng việc bảo đảm duy trì sự ổn định hệ thống tài chính, sự phát triển khu vực sản xuất và một môi trường vĩ mô lành mạnh sau tự do hoá hoan toàn lãi suất hiện nay là rất mỏng manh.Thêm vào đó, cơ chế lãi suất, tín dụng hiện nay còn nhiều bất lợi,quy mô tín dụng ưu đãi nhà nước còn lớn và hoạt động ngay trong hệ thống ngân hàng thương mại nên hệ thống lãi suất của Việt Nam còn khá phức tạp.D o đó muốn tiến hành nhanh chóng quá trình tự do háo hoàn toàn lãi suất ở nước ta cần hoàn thiện hơn nữa nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng, tài chính nói riêng.
I- tạo môi trường kinh tế vĩ mô ổn định và khá vững chắc.
Để thực hiện được vấn đề này đòi hỏi chúng ta trước hết phải kiện toàn lại bộ máy điều hành hoạt động kinh tế của tất cả các nghành. Xác định rõ phương hướng, mục tiêu trong việc phát triển sản xuất phù hợp với thực tiễn của đất nước.
Từng bước hoàn thiện mô hình kinh tế thị trường tạo điều kiện nâng cao sức cạnh tranh của mỗi nền kinh tế. Từng bước cổ phần hoá nền kinh tế tạo động lực phát triển của các doanh nghiệp.Giảm thiểu các cơ quan hành chính nhà nước và các doanh nghiệp nhà nước chỉ đóng vai trò trong việc đảm bảo những dịch vụ công cộng, phúc lợi,an ninh quốc phòng của quốc gia mà tư nhân không đảm nhận được.
Phối hợp đồng bộ giữa đổi mới tài chính với đổi mới trong mọi lĩnh vực: đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế hoạt động, hệ thống kiểm soát và giám sát...
Sử dụng công cụ chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước điều hoà nền kinh tế thông qua phân phối các nguồn lực trong nước một cách hợp lý giữa các nghành nghề, đảm bảo khả năng sử dụng vốn một cách triệt để và hiệu quả.
II- Xây dựng hành lang pháp lý tương đối đồng bộ và hoàn chỉnh
Trong nền kinh tế thị trường, muốn đảm bảo và ổn định nền kinh cũng như sự cạnh tranh lành mạnh giữa các chủ thể kinh doanh cần có một môi trường kinh tế hoàn thiện đảm bảo sự công bằng,từ đó kích thích, kích lệ các nhà đầu tư trong hoạt động kinh doanh.Góp phần phát triển nền kinh tế còn yếu kém của nước ta.Để giải quyết được vấn đề này, đòi hỏi chúng ta cần phải xây dựng một hệ thống pháp luật đồng bộ và chặt chẽ giữa các nghành, giữa các cơ quan chức năng; nhưng đồng thời phải phù hợp với thông lệ quốc tế.
Thứ nhất, phải thay đổi hệ thống làm luật của nước ta; Trước khi ban hành một đạo luật hay một nghị quyết cần phải có sự tham của các ban, nghành, bộ chức năng có liên quan. Nhằm tạo sự hợp lý đối với thực tế và phù hợp với những văn bản dưới luật của các ban, nghành,bộ vhức năng khác. Đồng thời cần hạn chế tối đa việc ban hành các văn bản dưới luât của các bộ,nghành chức năng, mà cần lập ra một bộ luật thống nhất trong cả nước điều chỉnh mọi hoạt độnh xã hội.
Thứ hai, bên cạnh việc phù hợp với thực tiễn đất nước, chúng ta cần phải điều chỉnh luật của Việt Nam phù hợp với những thông lệ quốc tế tạo điều kiện cho sự hoà nhập của đất nước với thế giới, đồng thời khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Thứ ba, từng bước kiện toàn và xây dựng, hàon chỉnh luật ngân hàng tạo một khuôn khổ pháp lý chung đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ chung của các chủ thể kinh doanh trên lĩnh vực hoạt động kinh doanh hết sức nhậy cảm đối với nền kinh tế, kinh doanh tiền. Từ đó tạo tâm lý tin tưởng và ổn định của các tổ chức hoạt động tài chính.
Thứ tư, giám sát chặt chẽ việc thi hành pháp lụât một cách nghiêm túc nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật đối với công chúng.
III- Hệ thống ngân hàng ổn định hoạt động hữu hiệu
Cần phải đổi mới hệ thống ngân hàng trên cả tầm vĩ mô và vi mô nhằm tối đa hoá những lợi ích có được và giảm thiểu những bất lợi có thể xảy ra trong quá trình tự do hoá tài chính. Đẻ thực hiện được điều này cần phải nâng cao khả năng cạnh tranh và xây dựng đội ngũ cán bộ đủu trình độ đáp ứng được với yêu cầu và nhiệm vụ mới. Công việc phải đi kềm với việc điều chỉnh chính sách, xây dựng và hoàn chỉnh luật pháp vừa đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới vừa phù hợp với thông lệ quốc tế.
Trước hết cần tăng cường khuôn khổ pháp lý và kiểm soát, tập trung vào việc cải thiện khả năng giám sát của NHNN đối với các tổ chức tín dụng, áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế để xác định một cách rõ ràng về sự an toàn và lành mạnh của các nghiệp vụ ngân hàng, cải cách các tiêu chuẩn kế toán và thực hiện kiểm toán hàng năm.
Đồng thời củng cố và sắp xếp lại hệ thống ngân hàng cổ phần, khuyến khích các tổ chức này liên kết lại với nhau, tiến tới hợp nhất thành các tổ chức tín dụng quy mô lớn hơn, hoạt động ổn định và phát triển trong thi trường biến động và cạnh tranh.
Mặt khác thực hiện nhất quán, có hệ thống đào tạo và đào tạo lại và thay thế cán bộ quản lý của ngân hàng thương mại quốc doanh, đảm bảo yêu cầu hoạt động trong hệ thống tài chính hiện đại và phát triển. Nâng cao thái độ và chất lượng phục vụ đối với khách hàng của nhân viên, cán bộ ngân hàng. Tạo cơ sở cho việc cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài.
Hiện đại hoá mạng lưới công nghệ thông tin trong hệ thống ngân hàng dần bắt kịp với những công nghệ của các nước trong khu vực và trên thế giới.
Đa dạng hoá các hoạt động và dịch vụ trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Qua đó làm đa dạng hoá các mặt hàng trên thị trường chứng khoán còn non trẻ ở Việt Nam. Góp phần hình thành nên thị trường tài chính hoạt động sôi nổi,tiêns kịp với các nước trong khu vực và trên thế giới. Đảm bảo khả năng hội nhập về kinh tế nói chung và đối với hệ thống ngân hàng nói riêng ở Việt Nam.
Trên đây là một số biện pháp nhằm tạo môi trường kinh tế ổn định, công bằng và cạnh tranh lành mạnh. Trong đó thúc đẩy thị trường tiền tệ phát triển, hoàn thiện cơ cấu hệ thống ngân hàng một cách hợp lý hiệu quả hơn. Đây là những bước đi quan trọng cần thiết để làm cơ sở cho quá trình mở của thị trường, hội nhập thế giới trong tương lai.Tuy nhiên, để đem lại hiệu quả cao cần phải có sự phối hợp hành động của nhiều bộ, ban ngành trên nhiều lĩnh vực.
KếT LUậN
Việt Nam đã đặt nền tảng cho quá trình tự do hoá lãi suất từ những năm đầu thập kỷ 90 và đến thời điểm hiện nay, Việt Nam đã gần tiến tới tự do hoá lãi suất hoàn toàn, cụ thể là đã tự do hoá được lãi suất tiền gửi ở tất cả các loại kỳ hạn, ở tất cả các loại công cụ.Và đặc biệt trong năm 2000 đã điều hành cơ chế lãi suất theo lãi suất cơ bản, yếu tố thị trường chứa trong đó là tương đối lớn. Một bước tiến nữa, tháng 6-2001 HNNN Việt Nam đã cho phép các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất cho vay bằng ngoại tệ trên cơ sở lãi suất quốc tế và mức cung cầu ngoại tệ trong nước. Tuy nhiên vẫn đang trong quá trình thử nghiệm.
Song, với điều kiện thực tế của nền kinh tế Việt Nam hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu để tiến hành tự do hoá tài chính cũng như tiến tới tự do hoá lãi suất, biến một số nhạy cảm đối với nền kinh tế. Vì vậy để hội nhập nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới, đẩy mạnh sự phát triển đất nước, chúng ta cần phải cải tạo và hoàn chỉnh nền kinh tế trong nước cũng như hệ thống ngân hàng, làm nền tảng cho những bước phát triển tiếp theo.
Tài liệu tham khảo
. Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính.
FREDERIC S.MISHKIN
. Bài giảng môn lý thuyết tiền tệ.
. Tạp chí ngân hàng.
Số: 1, 2,3,6,8, 10 /2000.
Số: 1, 2 /2001.
. Tạp chí tài chính.
Số 9/2000.
Số 7/2001.
. Thị trường tài chính tiền tệ.
Số 8/2000.
Số 1,7/2001.
. Một số tài liệu có liên quan khác.
Mục lục
Trang
A
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35132.doc