Đề tài Thực trạng đầu tư và giải pháp đầu tư phát triển ngành vận tải hàng không của tổng công ty hàng không Việt Nam

Ban kiểm soát gồm 05 thành viên. Hội đồng quản trị quyết định cử một thành viên Hội đồng quản trị làm Trưởng Ban kiểm soát. Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc không được kiêm Trưởng Ban kiểm soát. Các thành viên khác của Ban kiểm soát do Hội đồng quản trị lựa chọn, bổ nhiệm và miễn nhiệm, trong đó có một thành viên có đủ tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại khoản 6 Điều này do tổ chức Công đoàn Tổng công ty cử. 1.2.2. Ban kiểm soát là cơ quan giúp Hội đồng quản trị thực hiện việc kiểm tra, giám sát tính hợp pháp, chính xác và trung thực trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong việc ghi chép sổ kế toán, báo cáo tài chính, công khai tài chính và báo cáo thống kê; kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật nhà nước, Điều lệ Tổng công ty, nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị và quyết định của Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty.

doc110 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1122 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng đầu tư và giải pháp đầu tư phát triển ngành vận tải hàng không của tổng công ty hàng không Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
AI ĐOẠN 2006 – 2010 1. Chiến lược phát triển Chỉ tiêu vận chuyển hành khách, hàng hoá của Tổng công ty giai đoạn 2006-2010: Tính đến nhiệm vụ đáp ứng đầy đủ yêu cầu của nền kinh tế quốc dân và khả năng tăng cường đáng kể năng lực vận tải hành khách và hàng hoá, Tổng công ty phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng về sản lượng và doanh thu cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam và Đông-Nam á, cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân của các hãng thuộc Hiệp hội các hãng hàng không Châu á-Thái Bình Dương (AAPA), đồng thời duy trì thị phần hợp lý trong khu vực. Trong giai đoạn 2006-2010: - Tốc độ tăng trưởng bình quân về vận chuyển hành khách đạt 11%/năm (quốc tế là 11,3% và nội địa là 10,8%). Đến năm 2010, dự kiến vận chuyển hành khách đạt 9,6 triệu hành khách; trong đó quốc tế 4,5 triệu hành khách. - Tốc độ tăng trưởng bình quân về vận chuyển hàng hoá đạt 12,5%. Dự kiến đến năm 2010 vận chuyển được 198.000 tấn hàng hoá. - Thị phần vận chuyển hành khách quốc tế năm 2010 đạt 41,2%; thị phần vận chuyển hành khách nội địa đạt 76%. Thị phần vận chuyển hàng hóa quốc tế (chỉ tính thương quyền 3,4) đạt 28% và thị phần vận chuyển hàng hoá nội địa đạt 68%. Mục tiêu chất lượng của Tổng công ty: - Trở thành một trong số 20 Hãng hàng không được ưa chuộng nhất ở Châu á về chất lượng dịch vụ trên không và mặt đất; - Là một trong 5 Hãng hàng đầu ở Đông Nam á được khách công vụ lựa chọn; - Trở thành một trong các doanh nghiệp có sức thu hút chất xám hàng đầu ở Việt Nam nhờ ưu thế về hình ảnh của một ngành công nghệ cao hiện đại, về sự hứng thú trong công việc, thu nhập cao, ổn định, cơ hội đào tạo và phát triển nghề nghiệp. 2. Định hướng đầu tư giai đoạn 2006-2010 Giai đoạn 2006-2010 là giai đoạn thị trường hàng không khu vực phục hồi và phát triển, kế hoạch đầu tư giai đoạn 2006-2010 phải đáp ứng được nhu cầu phát triển này. Định hướng đầu tư của Tổng công ty hàng không Việt nam trong giai đoạn này như sau: -Tập trung đầu tư phát triển đội máy bay nâng tỷ lệ máy bay sở hữu của Vietnam Airlines tính theo số ghế cung ứng lên mức 45% vào năm 2010 (đầu tư mua 10 máy bay tầm ngắn trung và 04 máy bay tầm trung) -Đầu tư cho ngành kỹ thuật máy bay nhằm mục tiêu tới năm 2010 Xí nghiệp A76 có thể thực hiện 8C check cho máy bay A320 và xí nghiệp A75 thực hiện 8C/12 năm check cho máy bay ATR72 và 2A cho các loại máy bay 330 ghế tầm trung xa và xa, đầu tư các phân xưởng sửa chữa thiết bị máy bay nhằm tự thực hiện sửa chữa các thiết bị an toàn, composit, bánh xe cụm phanh, sơn, nội thất...có khả năng kiểm tra và sửa chữa các thiết bị điện tử đơn giản. -Tập trung đào tạo phi công cơ bản nhằm đáp ứng đủ nhu cầu lái phụ cho tất cả các loại máy bay vào năm 2010 và 95% lái trưởng, đầu tư trang thiết bị huấn luyện nhằm đào tạo chuyển loại ATR72 và huấn luyện định kỳ phi công A320 tại Việt nam. -Đầu tư phát triển của các chương trình ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao năng lực quản lý và điều hành của Tổng công ty, đầu tư chương trình CRS thay thế cho việc thuê hệ thống Gabrien. -Hợp tác đầu tư các loại dịch vụ phụ trợ hỗ trợ cho vận tải hàng không như chế biến suất ăn, dịch vụ hàng hoá... -Tập trung dầu tư các trang thiết bị phục vụ mặt đất phù hợp với tiến độ phát triển ga hành khách, hàng hoá tại các cảng hàng không. -Công ty VASCO định hướng đầu tư các loại máy bay sản xuất tại các nước SNG nhằm phục vụ việc cung cấp sản phẩm hàng không với giá rẻ và thực hiện chức năng gom tụ khách cho Vietnam airlines. -Các doanh nghiệp hạch toán độc lập (nay là các Công ty cổ phần) tập trung đầu tư mở rộng sản xuất vào các sản phẩm mang lại hiệu quả cao và đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh nhằm đứng vững trong lộ trình hội nhập AFTA và hội nhập thương mại WTO. BẢNG 3.1. TỔNG NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ CỦA TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006-2010 Đơn vị tính: tỷ đồng Nội dung đầu tư Vốn đầu tư Tỷ lệ Tổng số 18,161 100,00 1 Khối vận tải hàng không 17,541 96.59 Máy bay và động cơ dự phòng 14,521 79.96 Khối khai thác 1,395 7.68 Khối kỹ thuật 593 3.27 Khối dịch vụ mặt đất 379 2.09 Khối thơng mại 313 1.72 Khối quản lý 339 1.87 2 Khối hạch toán độc lập 620 3.41 Nguồn“Tổng công ty hàng không Việt Nam” II. NHỮNG QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM 1. Những quan điểm cơ bản Với những thời cơ và thách thức nêu trên, Tổng công ty Hàng không Việt nam có những lợi thế cơ bản để tiếp tục phát triển mạnh mẽ và ổn định. Tuy nhiên, trên con đường phát triển, Tổng công ty cũng sẽ gặp phải những khó khăn rất lớn trong đó có những khó khăn liên quan đến vấn đề tích luỹ vốn và đẩy mạnh hoạt động đầu tư. Để tận dụng triệt để các cơ hội, khắc phục và đẩy lùi những nguy cơ, trong quá trình giải quyết các vấn đề liên quan đến vốn và đầu tư cần quán triệt những quan điểm cơ bản sau đây: -Hàng không dân dụng trong đó có Hãng hàng không là một hệ thống kỹ thuật xã hội phức tạp với những bộ phận cấu thành có quan hệ hữu cơ mật thiết với nhau. Trong hệ thống này, môi trường nội tại bao gồm các bộ phận cấu thành vừa độc lập tương đối với nhau, lại vừa quan hệ và phụ thuộc chặt chẽ với nhau. Các yếu tố kinh tế-xã hội trong nước của môi trường bên ngoài đối với hàng không dân dụng đóng vai trò quyết định, trong khi vai trò của các yếu tố quốc tế ngày càng tăng. Quan điểm thống nhất đó rất cần thiết để xác định chiến lược chung của toàn ngành và chiến lược của từng doanh nghiệp trong hệ thống. Là một hệ thống kỹ thuật-xã hội phức tạp, Hàng không dân dụng bao gồm các đơn vị cấu thành vừa độc lập tương đối với nhau theo chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và công nghệ thống nhất chung của toàn ngành Hàng không dân dụng. Sự biến đổi của một trong những hệ thống con có ảnh hưởng nhất định đến tất cả các yếu tố còn lại; tuy nhiên, hoàn thiện một yếu tố nào đó, thí dụ như Cảng hàng không sân bay, trong chừng mực phù hợp với trình độ phát triển chung của toàn ngành sẽ dẫn đến tăng năng lực của các yếu tố khác, nhưng ngoài mức độ đó thì không nhất thiết làm tăng năng suất của toàn ngành. Nguyên tắc phát triển đồng bộ trên đây đóng vai trò quan trọng trong định hướng đầu tư phát triển ngành hàng không dân dụng Việt Nam trong đó có Tổng công ty Hàng không Việt nam. Nếu cơ sở hạ tầng sân bay Việt Nam phát triển chậm so với nhu cầu phát triển của thị trường vận tải sẽ cản trở sự phát triển ngành vận tải hàng không. Ngược lại, nếu việc xây dựng nhà ga hàng không quá đồ sộ so với quy mô của vận tải hàng không sẽ ít có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của ngành Hàng không dân dụng , trái lại làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của ngành vì không sử dụng hết công suất của nhà ga này. Vì vậy trong chiến lược phát triển ngành Hàng không dân dụng, sự phát triển của ngành vận tải Hàng không cần được tiến hành đồng bộ với phát triển các yếu tố khác của kết cấu hạ tầng hàng không dân dụng, bao gồm mạng sân bay, hệ thống quản lý bay và pháp chế hàng không. Quan hệ giữa các yếu tố này cần được xây dựng trên cơ sở hiệp đồng chặt chẽ giữa các yếu tố đó, lấy lợi ích chung của đất nước và của hàng không dân dụng làm tiêu chuẩn hàng đầu và lấy vận tải hàng không làm nòng cốt. - Tăng cường vai trò quản lý nhà nước đối với ngành hàng không dân dụng, kết hợp hài hoà giữa bảo hộ và hoàn thiện môi trường cạnh tranh để bảo đảm sự phát triển đúng hướng, ổn định, có hiệu quả cao. Bên cạnh những mặt tích cực, cơ chế thị trường đối với ngành hàng không dân dụng Việt Nam có những khiếm khuyết nhất định, thể hiện ở chỗ trong khi theo đuổi lợi nhuận tối đa các doanh nghiệp Hàng không có thể chưa quan tâm đúng mức đến các yêu cầu an ninh quốc phòng, an toàn trong khai thác vận tải Hàng không, đến quyền lợi của những người tiêu dùng tiềm năng, cạnh tranh không lành mạnh gây thiệt hại cho nền kinh tế quốc dân nói chung, có xu thế sử dụng vị thế độc quyền trong xác lập giá và khối lượngNhững khiếm khuyết này chỉ có thể hạn chế bằng việc tăng cường hiệu quả quản lý và điều tiết nhà nước đối với ngành Hàng không dân dụng. Trong xu thế cổ phần hoá và liên doanh, liên kết trực tiếp giữa các doanh nghiệp hàng không(chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước) với các thành phần kinh tể khác và với nước ngoài hiện nay với mục đích thu hút vốn và kỹ thuật cho phát triển hàng không dân dụng, một vấn đề quan trọng khác là giữ vững định hướng phát triển xã hội chủ nghĩa. Điều đó thể hiện ở việc bảo đảm phần vốn của nhà nước chiếm tỷ lệ đa số hay tỷ lệ khống chế trong tổng số vốn pháp định hay vốn điều lệ. Trong điều kiện hiện nay, khi các doanh nghiệp hàng không Việt nam còn tụt hậu xa về vốn, công nghệ và kinh nghiệm, thì việc bảo hộ các doanh nghiệp Hàng không này là cần thiết. Nhưng cần lưu ý rằng sự bảo hộ như vậy có tính hai mặt của nó, một mặt nó tạo thành hành lang an toàn về thị trường cho các doanh nghiệp Hàng không tránh khỏi sự cạnh tranh của nước ngoài; nhưng mặt khác, sự bảo hộ này cũng làm giảm khả năng tự phát triển của các doanh nghiệp. Nghiên cứu về nền kinh tế Mỹ trong những năm cuối thế kỷ XX, nhà kinh tế C.J.Grayson khẳng định “điều tồi tệ nhất mà chính phủ có thể làm để trầm trọng thêm vấn đề năng lực cạnh tranh và năng suất của nền kinh tế Mỹ- đó là tăng cường bảo hộ” (American Business, tr.230). Thực vậy, chính sách bảo hộ có thể gây nên những hậu quả không mong muốn sau đây: kìm hãm đổi mới, kém hiệu quả thực sự, làm tăng thêm tụt hậu và cản trở hội nhập quốc tế. Bởi vậy, cần quan niệm rằng chính sách bảo hộ là cần thiết, nhưng chỉ là giải pháp tình thế để bảo đảm ổn định trước mắt. Giải pháp lâu dài để phát triển ngành hàng không dân dụng là nâng cao năng lực cạnh tranh và năng suất. Về lâu dài, chính sách vận tải hàng không của Việt nam phải từng bước hoà đồng với chính sách chung của khu vực và trên thế giới. Sự hoà đồng này cần được tiến hành từng bước thận trọng, được đặc trưng bởi các xu thế tự do hoá trên thị trường vận tải Hàng không theo các thứ tự: trong khuôn khổ các nước ASEAN, trong khu vực Châu á- Thái Bình Dương và tiến tới tự do hoá toàn cầu. - Các doanh nghiệp Hàng không lấy hiệu quả kinh tế làm tiêu chuẩn cơ bản, đồng thời hoàn thành tốt trách nhiệm xã hội để xác định chiến lược phát triển, mở rộng thị trường, lựa chọn các dự án đầu tư và đổi mới công nghệ, phát huy lợi thế so sánh và không ngừng nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế, từng bước rút ngắn khoảng cách tụt hậu về mặt công nghệ, kĩ thuật so với các nước trong khu vực và trên thế giới. - Phát triển vốn trong ngành hàng không dân dụng Việt nam, trước hết là khối doanh nghiệp Hàng không, phải thực hiện theo nguyên tắc : tích luỹ nội bộ là quyết định, vay vốn bên ngoài là quan trọng. Vay vốn bên ngoài là nhằm tăng lợi nhuận và khả năng tích luỹ nội bộ. 2. Những giải pháp cơ bản đẩy mạnh hoạt động đầu tư 2.1 Giải pháp tăng cường huy động các nguồn vốn đầu tư phát triển Trong giai đoạn 2006-2010, nhu cầu vốn đầu tư của Tổng công ty Hàng không là 25.404,9 tỷ đồng, trong đó chiến lược phát triển đội máy bay tới 2010 đòi hỏi lượng vốn đầu tư tương đó lớn là 19.261,7 tỷ VNĐ tương đương 1.150,4 triệu USD (chiếm tới 75% tổng nhu cầu vốn đầu tư). Để đáp ứng vốn đầu tư lớn như vậy, Tổng công ty Hàng không Việt Nam cần có một chiến lược vốn hợp lý trên cơ sở đa dạng hoá nguồn vốn gắn với sử dụng hiệu quả vốn. Thực hiện đa dạng hoá nguồn vốn đầu tư sẽ giải quyết đủ vốn đầu tư cho vận tải Hàng không, chủ yếu là cho đội máy bay và trang thiết bị mặt đất đồng bộ, cho phép Tổng công ty khai thác có hiệu quả hơn thị trường vận tải hàng không trong nước và quốc tế cũng như tạo điều kiện vật chất và kỹ thuật quan trọng để tăng cường khả năng cạnh tranh của Tổng công ty Hàng không Việt Nam. Đối với việc huy động vốn đầu tư, Tổng công ty luôn nhận thức vai trò của việc huy động vốn đầu tư từ nội lực bởi nguồn vốn trong nước là quyết định. Các nguồn vốn trong nước mà Tổng công ty có thể huy động là: nguồn ngân sách nhà nước do lợi dụng vị thế của hãng Hàng không quốc gia Việt Nam; nguồn vốn tự có được từ quỹ khấu hao và lợi nhuận để lại thông qua việc duy trì hiệu quả sản xuất kinh doanh ổn định và ở mức cao đồng thời với việc quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn hiện có; nguồn tín dụng vay các ngân hàng trong nước; nguồn vốn từ cổ phần hoá. Tuy nhiên, do nhu cầu vốn đầu tư cao, các nguồn vốn trong nước chỉ có thể cung cấp một lượng vốn khiêm tốn và được sử dụng để ưu tiên đầu tư cho các dự án cơ sở hạ tầng kỹ thuật, các trung tâm điều hành, giao dịch, đồng thời bố trí một tỷ lệ vốn đối ứng cần thiết cho việc đầu tư đội máy bay. Dự kiến các nguồn vốn này chỉ đáp ứng được 30% tổng nhu cầu vốn đầu tư, tương đương 7.600 tỷ đồng. Trong giai đoạn 2006-2010, Tổng công ty cần “chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững”, theo đó đa dạng hoá nguồn vốn đầu tư có nghĩa là Tổng công ty cần huy động tối đa mọi nguồn lực tài chính để đảm bảo tự cân đối một phần vốn và tăng thêm tính chủ động, đặc biệt là tận dụng cơ hội từ hội nhập quốc tế để thu hút nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài, nguồn vốn đặc biệt quan trọng, giải quyết đa số nhu cầu vốn đầu tư của Tổng công ty. 2.1.1 Vốn vay tín dụng nước ngoài. Do đặc điểm của đầu tư máy bay là lượng vốn đầu tư rất lớn, các nguồn vốn trong nước không thể đủ khả năng đáp ứng nhu cầu đầu tư của Tổng công ty hàng không Việt Nam mà chỉ có khả năng tài trợ một phần rất nhỏ, nguồn vốn đầu tư huy động thông qua việc vay tín dụng nước ngoài có vai trò hết sức quan trọng. Trong khi huy động vốn thông qua vay tín dụng nước ngoài cần lưu ý rằng vay tín dụng thương mại ngắn hạn của các ngân hàng nước ngoài nhìn chung là có lãi suất cao, nên cần hạn chế chỉ áp dụng để đầu tư cho các chương trình sản xuất-kinh doanh với quy mô không lớn và khả năng thu hồi vốn nhanh. Một đặc điểm của đầu tư phát triển của Tổng công ty hàng không là vay vốn tín dụng thường kèm theo mua công nghệ, trước hết là để phát triển đội máy bay, vì vậy cần tận dụng yếu tố này để tìm các nguồn vay tín dụng với các điều kiện ưu đãi về lãi suất và tiến độ trả nợ. Trong hoạt động tài trợ vốn đầu tư mua máy bay, hình thức vay vốn thông qua tín dụng xuất khẩu của các ngân hàng thương mại nước ngoài của các nước cung cấp máy bay là cơ hội lớn để Tổng công ty hàng không Việt Nam đáp ứng khối lượng lớn vốn đầu tư đội máy bay. Trong giai đoạn 2006-2010, chiến lược đầu tư máy bay của Tổng công ty HKVN tập trung vào hai loại máy bay của nhà sản xuất Boeing của Mỹ và Airbus của châu Âu, các tổ chức tín dụng xuất khẩu của các nước này như EXIM Bank của Mỹ và COFACE, ECGD, HERMES của châu Âu sẵn sàng tài trợ để mua máy bay Airbus và Boeing tối đa tới 85% giá trị đầu tư máy bay với các điều kiện ưu đãi như thời hạn vay nợ tối đa 12 năm, chi phí vay vốn có thể thực hiện theo phương án: (1): Lãi suất cố định đối với khoản vay 10 năm được tính bằng TB+1,2%; Lãi suất cố định đối với khoản vay 12 năm được tính bằng TB+1,75%. Trong đó TB là lãi suất chiết khấu trung bình 10 năm của trái phiếu kho bạc Mỹ do FED công bố. (2): Lãi suất thả nổi được tính cho các khoản vay 12 năm là LIBOR+Max 0,8%, các khoản phí bảo hiểm rủi ro đã được tính trong lãi suất cho vay. Bên cạnh đó, việc huy động vốn đầu tư máy bay bằng nguồn vốn tín dụng xuất khẩu sẽ tận dụng được sự ủng hộ của các tổ chức tín dụng xuất khẩu và là điều kiện để thúc đẩy sự cạnh tranh của các nhà sản xuất máy bay. Căn cứ vào các chỉ số tài chính của Tổng công ty trong giai đoạn hiện nay, các điều kiện cho vay tín dụng xuất khẩu sẽ gặp một số khó khăn do tỷ lệ giữa vay nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu cao. Tuy nhiên, xét về tổng thể thì chi phí huy động vốn thông qua tín dụng xuất khẩu vẫn thấp hơn nhiều so với các phương án vay thương mại khác trên thị trường vốn trong và ngoài nước. Để có thể đạt được khoản vay tối đa 85% giá trị vốn đầu tư máy bay với thời hạn ưu đãi 12 năm, bên cạnh những nỗ lực của bản thân Tổng công ty để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, Tổng công ty cần kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính bảo lãnh miễn phí các khoản vốn vay tài trợ đầu tư đội máy bay (vốn vay tín dụng xuất khẩu và các khoản vay thương mại khác), và cho phép Tổng công ty được miễn thuế lãi suất đối với các khoản tiền vay nước ngoài. Theo dự kiến, trong giai đoạn 2006-2010, tổng nguồn vốn huy động từ tín dụng xuất khẩu dự kiến đạt khoảng 15.000 -16.000 tỷ đồng. 2.1.2 Phát hành trái phiếu quốc tế Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, hình thức phát hành trái phiếu quốc tế là một kênh huy động vốn quan trọng, đặc biệt đối với các dự án đầu tư có quy mô lớn và đối với các nước có độ tín nhiệm cao và có độ rủi ro thấp. Để có thể phát hành trái phiếu quốc tế, ngoài uy tín công ty và mức lãi suất hấp dẫn, Tổng công ty hàng không Việt Nam phải có dự án đầu tư hiệu quả và phải tiến hành đàm phán và ký hợp đồng phát hành trái phiếu thông qua các tổ chức tài chính trung gian ở nước ngoài. Là một Tổng công ty mạnh của đất nước, với thương hiệu Vietnam Airlines đã từng bước được khẳng định trên thị trường khu vực và quốc tế, với những cơ hội phát triển sản xuất kinh doanh rất lớn trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Tổng công ty hàng không Việt Nam đã hội đủ các điều kiện để thực hiện phương án phát hành trái phiếu quốc tế. Khi thực hiện phương án này, Tổng công ty hàng không Việt Nam phải thực hiện chi phí vốn bao gồm chi phí trả lãi trái phiếu và khoản chi phí bảo hiểm rủi ro, chi phí phát hành phải trả cho các tổ chức tài chính trung gian nước ngoài. Mới đây, đại diện nhóm tư vấn xếp hạng của tập đoàn Citigroup đã nhận định: cơ hội để các doanh nghiệp cũng như Chính phủ Việt Nam phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế trong 3, 4 năm tới là rất lớn vì lãi suất toàn cầu đang ở trong thời điểm thấp kỷ lục trong lịch sử; phí thu được từ dịch vụ rủi ro tín dụng tiếp tục giảm và cộng với đó là việc bất chấp điều kiện thị trường thế giới biến động trong khi lần phát hành trái phiếu quốc tế của Việt Nam hồi tháng 11/2005 đã được thị trường tiếp nhận một cách nồng nhiệt... Với việc, ngày 7/9, Tổ chức chuyên xếp hạng tài chính Standard & Poor’s (S&P) thông báo quyết định nâng hệ số tín nhiệm của Việt Nam thêm một mức lên BB, cao hơn 1 bậc so với Phillipines và Indonesia, Tổng công ty sẽ có lợi thế trong việc huy động nguồn vốn này. Trong giai đoạn 2006-2010, với nhu cầu vốn đầu tư rất lớn, Tổng công ty cần tích cực tìm hiểu khả năng phát hành trái phiếu quốc tế tại các thị trường tài chính phát triển khác như London, NewYork, Tokyo, Paris để tìm kiếm nguồn vốn với chi phí cạnh tranh nhất. 2.1.3 Tranh thủ vốn tài trợ phát triển chính thức ODA Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sẽ tạo điều kiện để Tổng công ty Hàng không Việt Nam tranh thủ các cơ hội để thu hút các nguồn vốn ODA, vốn hợp tác và hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, các nhà sản xuất và cung ứng. Theo chủ trương của Tổng công ty hàng không Việt Nam, bên cạnh nguồn vốn ngân sách nhà nước, nguồn vốn ODA chủ yếu dành để phát triển kết cấu cơ sở hạn tầng hạ tầng như đầu tư sân đỗ máy bay, đồng thời thực hiện các chương trình đào tạo, huấn luyện và trợ giúp kỹ thuật - công nghệ trong Tổng công ty hàng không Việt Nam. Ngoài ra, Tổng công ty cũng cần dựa vào nguồn vốn này để tận dụng các hợp đồng mua máy bay làm điều kiện để huy động nguồn vốn ODA từ các quốc gia sản xuất máy bay. Nói chung, quy mô thu hút vốn ODA trong giai đoạn 2006-2010 không lớn, chưa thể tài trợ đa số cho các dự án đầu tư máy bay, tuy nhiên, nguồn vốn này sẽ góp phần giảm sức ép về nhu cầu vốn đầu tư từ quỹ phát triển sản xuất kinh doanh của Tổng công ty, tạo điều kiện tập trung vốn đầu tư phát triển đội máy bay và là nguồn tài trợ quan trọng cho các dự án đào tạo. 2.1.4 Vốn từ liên doanh, liên kết với nước ngoài. Giá trị của nguồn vốn này tuy tuy không lớn cũng sẽ góp phần nhất định giải quyết những khó khăn về vốn cho Tổng công ty hàng không Việt Nam. Đối với Tổng công ty hàng không Việt Nam liên doanh nhằm các mục tiêu theo thứ tự sau: 1) Chuyển giao công nghệ và khả năng quản lý tiên tiến; 2) Gia tăng vốn đầu tư. Thực vậy, ý nghĩa của công nghệ và khả năng quản lý là ở chỗ trong điều kiện cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt, việc tạo được ưu thế về công nghiệp ngày càng có ý nghĩa quyết định tới sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp hàng không, thế nhưng nếu không có khả năng quản lý tốt thì việc tiếp nhận công nghệ chỉ mang tính chất hình thức bề ngoài. Thông qua liên doanh với các nước có trình độ phát triển cao hơn, Tổng công ty sẽ có điều kiện thuận lợi phát triển nhảy vọt, rút ngắn khoảng cách tụt hậu so với thế giới. Vì các lẽ đó, tỷ lệ góp vốn của Tổng công ty hàng không Việt Nam không thể dưới 50%, còn đối với những lĩnh vực chúng ta không cần vốn nước ngoài mà chủ yếu chỉ cần công nghệ thì tỷ lệ này có thể lên đến 70% hoặc cao hơn. Trong giai đoạn 2006-2010, Tổng công ty sẽ phấn đấu để hoàn thành đề án thành lập công ty liên doanh với nước ngoài về sửa chữa, đại tu máy bay, động cơ tại Việt Nam nhằm khai thác thế mạnh của đối tác về công nghệ, trình độ và kinh nghiệm nhằm rút ngắn thời gian chuyển giao công nghệ, nhanh chóng đáp ứng nhu cầu về kỹ thuật máy bay của Việt Nam. Tóm lại, đa dạng hoá nguồn vốn đầu tư là một chiến lược quan trọng và có tính khả thi đối với Tổng công ty hàng không, trong đó, cho dù các nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp, viện trợ chính phủ và vốn tích luỹ là rẻ hơn cả, nhưng khả năng của các nguồn này rất hạn chế; Vay vốn tín dụng nước ngoài, phát hành trái phiếu quốc tế sẽ gây nên một số khó khăn trong việc trả nợ, nhưng sẽ là nguồn huy động chủ yếu và dài hạn của Tổng công ty hàng không Việt Nam. 2.2 Chiến lược phát triển nguồn nhân lực Chú trọng đầu tư phát triển nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển và phát huy lợi thế về chi phí nhân công trong nước. Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý có bản lĩnh chính trị, có đạo đức, được đào tạo cơ bản và có trình độ nghiệp vụ tốt, giỏi ngoại ngữ, tin học, nắm vững khoa học và kinh nghiệm quản lý. Phát huy cao nhất yếu tố con người làm việc vì Tổng công ty hàng không Việt và khách hàng, góp phần thực hiện chính sách xã hội, việc làm của đất nước. Xây dựng đội ngũ lao động đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, đạt tiêu chuẩn quốc tế về trình độ đối với các loại hình lao động đặc thù hàng không, phát triển đội ngũ cán bộ quản lý được đào tạo cơ bản và có trình độ nghiệp vụ tốt, giỏi ngoại ngữ, nắm vững khoa học quản lý, có lập trường tư tưởng, bản lĩnh chính trị vững vàng, biết làm tốt trong cơ chế thị trường, phát huy cao nhất yếu tố con người. Các chính sách và giải pháp -Bảo đảm thu nhập cho người lao động gắn với kết quả lao động của từng người, từng đơn vị và toàn Công ty, lấy đó làm động lực khuyến khích người lao động làm việc với tinh thần trách nhiệm và năng suất cao nhất. -Công tác đào tạo phải được chú trọng đặc biệt, hình thức đào tạo phải đa dạng, bao gồm đào tạo trong nước, đào tạo ngoài nước, đào tạo tại chỗ, đào tạo liên tục và cập nhật kiến thức cho mọi đối tượng cán bộ trên cơ sở bảo đảm chất lượng đào tạo, chú trọng đào tạo giáo viên kiêm chức và thuê giáo viên để tăng cường đào tạo tại Tổng Công ty nhằm tăng số lượt người được đào tạo và tiết kiệm chi phí. Xây dựng trung tâm đào tạo của Tổng Công ty. Hợp tác với các trường đại học có uy tín trong nước để phát hiện sinh viên tài năng, cấp học bổng để thu hút nguồn lao động có chất lượng cao, hợp tác với cơ sở đào tạo người lái và kỹ thuật của Bộ Quốc Phòng và các trung tâm đào tạo có uy tín của nước ngoài để thực hiện các chương trình đào tạo bổ sung đối với các loại lao động đặc thù hàng không và cán bộ quản lý. Tận dụng nhiều nguồn vốn để đào tạo. - Xây dựng các quy chế, chính sách về lao động, đào tạo phát triển nguồn nhân lực của tổng công ty hàng không Việt Nam BẢNG 3.2: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM TỚI NĂM 2010 Đơn vị tính: người 2007 2008 2009 2010 1. Lao động trực tiếp 6.903 7.219 7.776 8.179 Khối kỹ thuật 1.250 1.335 1.370 1.400 Khối thương mại 3.296 3.371 3.549 3.732 Khối khai thác 2.357 2.513 2.842 3.047 2. Lao động gián tiếp 3.292 3.354 3.475 3.590 Khối kỹ thuật 377 389 401 404 Khối thương mại 1.701 1.733 1.819 1.910 Khối khai thác 616 623 635 644 Khối tham mưu tổng hợp 598 609 620 631 Tổng 10.195 10.573 11.236 11.769 Nguồn: kế hoạch nguồn nhân lực của Tổng công ty đến năm 2010 2.3 Giải pháp về chính sách khoa học, công nghệ và công nghiệp hàng không Các chính sách khoa học, công nghệ và công nghiệp HK theo hướng đi thẳng vào công nghệ tiên tiến, tiếp cận trình độ khoa học-công nghệ HK của các nước trong khu vực; có khả năng tiếp thu và làm chủ các tri thức hiện đại, công nghệ tiên tiến của thế giới; đổi mới công nghệ dựa vào tiếp thu chuyển giao công nghệ tiên tiến của nước ngoài là chính, đồng thời tích cực xây dựng năng lực nội sinh để từng bước xây dựng nền công nghiệp HK tiên tiến, đủ sức giải quyết có hiệu quả các vấn đề về khoa học- công nghệ do thực tiễn sản xuất- kinh doanh đặt ra. Những định hướng ưu tiên: *. Chuyển giao công nghệ khai thác và bảo dưỡng sửa chữa máy bay với những nguyên tắc cơ bản là: - Gắn việc tiếp thu chuyển giao công nghệ từ nước ngoài với các nhiệm vụ khai thác và bảo dưỡng máy bay của TCT để tiết kiệm chi phí trước mắt và tạo hiệu quả lâu dài; - Công tác chuyển giao công nghệ phải đạt tới kết quả cuối cùng là bảo đảm cho TCT đủ năng lực và cơ sở pháp lý để làm chủ công nghệ khai thác, bảo dưỡng đội máy bay đang khai thác và từng bước tiến tới xuất khẩu dịch vụ cho các hãng HK nước ngoài. * Phát triển công tác nghiên cứu và triển khai theo hướng đi từ thấp đến cao cụ thể là khuyến khích các tập thể cá nhân tìm hiểu các vấn đề phát sinh trong sản xuất kinh doanh của TCT để tập dượt nghiên cứu từ đó giải quyết các vấn đề một cách chủ động và hiệu quả; * Phát triển công nghệ thông tin với định hướng: Tăng tốc độ phát triển công nghệ thông tin bao gồm tin học và viễn thông theo hướng tiếp thu những tiến bộ công nghệ mới của các nước tiên tiến phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế hiện đại về phần cứng, môi trường, ứng dụng, theo mô hình tiên tiến áp dụng trong các hãng HK. * Hướng ưu tiên chiến lược cho phát triển công nghệ thông tin bao gồm: hệ thống phục vụ điều hành- khai thác, hệ thống thương mại điện tử tích hợp nhiều hệ thống thành phần truyền thống đang khai thác như: đặt chỗ, bán vé, khách hàng thường xuyên; hệ thống quản lý tài chính- kế toán; hệ thống quản lý kỹ thuật và phụ tùng vật tư. * Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, khoa học công nghệ với nội dung: Kiện toàn viện khoa học HK để thực hiện chức năng là cơ quan nghiên cứu và phát triển ngành HK dân dụng đồng thời là nơi bồi dưỡng, phát triển đội ngũ cán bộ khoa học HK dân dụng. *.Tham gia xây dụng và phát triển ngành công nghiệp HK: Với tư cách là một nhà khai thác và bảo dưỡng máy bay, TCT tích cực tham gia xây dựng ngành công nghiệp HK trên cơ sở phân công lao động với các cơ sở kỹ thuật của toàn ngành HK dân dụng, với các cơ sở kỹ thuật của Không quân, hợp tác với các trung tâm kỹ thuật có uy tín của nước ngoài. 2.4 Giải pháp về đầu tư cơ sở hạ tầng của Tổng công ty hàng không Việt Nam Cơ sở hạ tầng là một phần không thể thiếu được trong đầu tư phát triển của tổ các doanh nghiệp nói chung cũng như Tổng công ty hàng không Việt Nam nói riêng. Cơ sở hạ tầng có tốt thì mới có thể phục vụ tốt cho đầu tư các lĩnh vự khác.Cơ sở khai thác mặt đất, kho hàng, sản xuất suất ăn trên máy bay: phát triển mạnh các lĩnh vực phục vụ mặt đất, phục vụ hàng hoá, suất ăn hàng không, các dịch vụ khác, đáp ứng tối đa của Tổng Công ty và không ngừng tăng tỷ trọng bán dịch vụ ra ngoài, góp phần tăng doanh thu, lợi nhuận của Tổng Công ty, đồng thời góp phần vào chương trình đồng bộ nâng cao chất lượng phục vụ hành khách. Các hệ thống nâng cao chất lượng dịch vụ của VNA: Đầu tư cho hệ thống chương trình khách hàng thường xuyên FFP, hệ thống kiểm soát và làm thủ tục tự động tại sân bay DCS. Đổi mới công nghệ và đầu tư vào các ngành nghề kinh doanh ngoài lĩnh vực vận tải hàng không trên nguyên tắc đầu tư vào những sản phẩm dịch vụ có lợi nhuận cao, có lợi thế cạnh tranh. Ưu tiên đầu tư chiều sâu, hiện đại hoá và đổi mới công nghệ của VINAPCO, NASCO, MASCO, SASCO, Công ty in, Công ty nhựa và đầu tư mở các doanh nghiệp mới. Huy động các nguồn vốn đầu tư, kể cả liên doanh với nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài nhất là đối với các đơn vị có tiềm năng phát triển như:VINAPCO và SASCO. Đổi mới công nghệ và đầu tư công nghệ thông tin: đồng bộ hoá và tiêu chuẩn hoá hệ thống tin học của Tổng Công ty, cân đối giữa hạ tầng cơ sở kỹ thuật với hệ thống chương trình ứng dụng giữa phần cứng và phần mềm, đảm bảo tốt nhất các yêu cầu của quá trình kinh doanh và quản lý kinh doanh, nhất là trong lĩnh vực điều hành và khai thác bay, kỹ thuật, thương mại, tài chính và quản lý tổng hợp, bảo đảm sự giao diện cao nhất giữa các lĩnh vực hoạt động của Tổng Công ty và kết nối dề dàng với các hệ thống bên ngoài, nhất là trong điều kiện tham gia các liêm minh hàng không, sớm thành lập các Công ty tin học hàng không để tham gia kinh doanh vào lĩnh vực có nhiều tiềm năng này. 2.5 Giảỉ pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư của tông công ty hàng không Việt Nam 2.5.1 Tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất kỹ thuật tại các cảng sân bay cho hoạt động kinh doanh của Tổng công ty tại các cảng sân bay Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng hàng không sân bay: nâng cấp các cảng hàng không lớn ở trung tâm du lịch như Cam Ranh, Phú Quốc, Đà Lạt, Tuần Châu và các sân bay địa phương trọng điểm khác; đảm bảo khả năng hạ cất cánh cho loại máy bay chủ lực tầm ngắn trung Airbus-320/321; lắp đèn đêm phục vụ hạ cất cánh vào ban đêm tại các sân bay cứ điểm quan trọng (sân bay Nha trang, Đà lạt); đầu tư trang thiết bị tại sân bay Nội bài để nâng cao năng lực phục vụ. Hiện nay, đối với việc cải tạo và mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất , đề nghị Bộ Giao thông vận tải và Cục Hàng không thúc đẩy Cụm cảng Hàng không Miền nam sớm hoàn thiện để Tổng công ty có thể chủ động tăng cường hoạt động kinh doanh, đồng thời tạo điều kiện về vị trí và diện tích thuê mặt bằng, đặc biệt là thuê diện tích phòng chờ khách hạng C để Tổng công ty tự tổ chức hoạt động phục vụ đối tượng khách này của mình 2.5.2 Hoàn thiện công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch làm cơ sở định hướng cho hoạt động đầu tư Định hướng đầu tư có vị trí quan trọng trong xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển ngành Hàng không dân dụng. Từ chiến lược chung xác định các phương án phát triển và cơ cấu đầu tư. Sau khi xây dựng phương án đầu tư xác định cụ thể danh mục các dự án đầu tư, trong đó xác định rõ các dự án đầu tư trọng điểm cần được ưu tiên. Do đó, để công tác đầu tư đạt được hiệu quả cao điều vô cùng cần thiết là phải xây dựng chiến lược phát triển và quy hoạch chi tiết làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch đầu tư dài hạn. 2.5.3 Đa dạng hoá các nguồn vốn đầu tư Tầm quan trọng của vốn đầu tư trong phát triển đã được thừa nhận rộng rãi cả về lý luận lẫn trong thực tế. Thậm chí những người theo trường phái tuyệt đối hoá vai trò của vốn Capital Fundamentalism còn cho rằng “vấn đề phát triển về bản chất được coi là vấn đề đảm bảo các nguồn vốn đầu tư đủ để đạt được một tỷ lệ tăng trưởng thu nhập quốc dân đã lựa chọn”. Đối với Tổng công ty hàng không vốn đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển bởi những lý do sau: Thứ nhất, đầu tư đủ nguồn vốn cho vận tải Hàng không, chủ yếu là cho đội máy bay và trang thiết bị mặt đất đồng bộ, sẽ không chỉ cho phép khai thác có hiệu quả hơn thị trường vận tải Hàng không trong nước và quốc tế mà còn tạo điều kiện vật chất và kỹ thuạt quan trọng để tăng cường khả năng cạnh tranh của Tổng công ty Hàng không Việt Nam và mở rộng thị trường vận tải hàng không quốc tế, từ đó khai thác ngày càng triệt để hơn thị trường vận tải hàng không mà Việt Nam đang tham gia khai thác. Thứ hai, hiện nay và cả trong thời gian tới, mặc dù phần lớn các doanh nghiệp Hàng không đều là doanh nghiệp Nhà nước nhưng nguồn vốn nhà nước bao gồm vốn ngân sách giao cho các doanh nghiệp và vốn tự bổ sung, không đủ để đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển. Bởi vậy, vấn đề cấp bách đặt ra cho Tổng công ty Hàng không Việt Nam là cần có một chiến lược vốn hợp lý trên cơ sở đa dạng hoá nguồn vốn gắn với sử dụng hiệu quả vốn lưu động. Chiến lược này thể hiện quan điểm của Đảng và Nhà nước về vấn đề này: “Để công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cần huy động nhiều nguồn vốn, gắn với sử dụng vốn có hiệu quả”. Dù từ nguồn nào, thì việc huy động vốn đầu tư phát triển Tổng công ty Hàng không Việt nam phải nhằm đạt được các mục tiêu chính sau đây: * Tăng thêm thu nhập ròng (chênh lệch thu chi) trong đó có tính đến chi phí sử dụng vốn. Điều này có thể đạt được nhờ sử dụng vốn huy động một cách hiệu quả để mở rộng quy mô (đầu tư chiều rộng) và nâng cao chất lượng (đầu tư chiều sâu) * Đổi mới công nghệ để tăng năng lực cạnh tranh và tăng năng suất. Bởi vậy, trong số các công trình sử dụng vốn đầu tư nước ngoài cần tính đến nhu cầu vay vốn kèm theo chuyển giao công nghệ, thông qua các hình thức đầu tư trọn gói, thuê – mua thiết bị. Như vậy, mục tiêu cuối cùng của đa dạng hoá nguồn vốn trong Tổng công ty Hàng không là nhằm đảm bảo hoạt động có hiệu quả, bảo đảm vai trò chủ đạo của kinh tế trong ngành Hàng không dân dụng. Vai trò này thể hiện ở chỗ thúc đẩy sự tăng trưởng nhanh và vững chắc của hàng không dân dụng, tăng lợi nhuận và tích luỹ để tái đầu tư phát triển sản xuất, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá hàng không dân dụng theo đinh hướng xã hội chủ nghĩa. Căn cứ vào tính chất hoạt động và nhu cầu đầu tư của Tổng công ty Hàng không, đa dạng hoá nguồn vốn có thể thực hiện theo các hướng sau đây: * Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước cấp và viện trợ phát triển nước ngoài (ODA) Nguồn ngân sách nhà nước và vốn ODA chủ yếu dành cho phát triển kết cấu hạ tầng như đầu tư vào sân đỗ máy bay, đồng thời thực hiện các chương trình đào tạo, huấn luyện và trợ giúp kỹ thuật – công nghệ trong Tổng công ty Hàng không Việt Nam. Cần tận dụng các hợp đồng mua máy bay làm điều kiện để huy động nguồn vốn ODA từ các quốc gia sản xuất máy bay Kiến nghị Nhà nước có cơ chế chính sách và tạo nguồn vốn nhằm thưc hiện mục tiêu xây dựng và tăng tỷ lệ đội máy bay sở hữu: hỗ trợ một phần vốn để bảo đảm nguồn vốn đối ứng 15% số vốn đầu tư phát triển đội máy bay sở hữu bằng cách cấp vốn từ ngân sách nhà nước tương đương với số thuế thu nhập doanh nghiệp trong giai đoạn 2006-2010 và dành một phần nguồn vốn tín dụng ưu đãi Nhà nước cho các dự án đầu tư đội máy bay. * Nguồn vốn tự bổ sung. Nguồn vốn này, theo như quy định hiện nay, thể hiện dưới dạng quỹ phát triển sản xuất. Tuy cũng thuộc vốn Nhà nước và chịu sự quản lý của Nhà nước, nhưng vốn tự bổ sung của các doanh nghiệp khác vốn ngân sách cấp ở chỗ các doanh nghiệp được tự chủ hơn khi sử dụng nó để giải quyết những vấn đề đổi mới công nghệ, hợp lý hoá sản xuất. Về nguyên tắc, khả năng của nguồn vốn tự bổ sung phụ thuộc vào khả năng tăng lợi nhuận trong các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Hàng không Việt Nam. Nguồn vốn bổ sung từ lợi nhuận được ưu tiên đầu tư cho các dự án cơ sở hạ tầng, các trung tâm điều hành, giao dịch, đồng thời bố trí một tỷ lệ vốn đối ứng cần thiết cho việc đầu tư đội máy bay. Tổng nguồn vốn từ nội lực có thể bổ sung vốn đầu tư trong 05 năm từ 2006-2010 là: 4.000-5.000 tỷ đồng, đáp ứng được khoảng 25-28 % tổng nhu cầu vốn đầu tư . * Vốn từ liên doanh cổ phần hoá. Giá trị của nguồn vốn này tuy không lớn nhưng cũng sẽ góp phần nhất định giải quyết những khó khăn về vốn cho doanh nghiệp Hàng không. - Về liên doanh. Mục tiêu và tính chất liên doanh khác về cơ bản giữa liên doanh trong nước và liên doanh với nước ngoài. Mục đích chủ yếu của liên doanh trong nước đối với các doanh nghiệp Hàng không là mở rộng thị trường, mở rộng sản xuất kinh doanh hoặc giảm nhẹ khó khăn trong cung ứng vật tư, tiêu thụ sản phẩm. Liên doanh với nước ngoài thuộc vào phạm trù đầu tư trực tiếp của nước ngoài. Về vấn đề này, Đảng đã chỉ rõ nguyên tắc sau: “ Việc khuyến khích đầu tư trực tiếp của nước ngoài phải đặt trong chiến lược phát triển và cơ chế quản lý đồng bộ, bảo đảm chủ quyền, khả năng kiểm soát và định hướng của Nhà nước đối với quá trình phát triển kinh tế-xã hội. Đi đôi với việc mở rộng nhiều hình thức đầu tư, cần tăng dần tỷ trọng tham gia của phía Việt Nam vào các công trình hợp tác liên doanh”. Đối với Tổng công ty Hàng không Việt Nam liên doanh nhằm các mục tiêu theo thứ tự sau: 1) Chuyển giao công nghệ và khả năng quản lý tiên tiến; 2) Gia tăng vốn đầu tư. Thực chất ý nghĩa của công nghệ và khả năng quản lý là ở chỗ trong điều kiện cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt, việc tạo được ưu thế về công nghiệp ngày càng có ý nghĩa quyết định tới sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp Hàng không, thế nhưng nếu không có khả năng quản lý tốt thì việc tiếp nhận công nghệ chỉ mang tính chất hình thức bề ngoài. Thông qua liên doanh với các nước có trình độ phát triển cao hơn, các doanh nghiệp Hàng không sẽ có điều kiện thuận lợi phát triển nhảy vọt, rút ngắn khoảng cách tụt hậu so với thế giới. Vì các lẽ đó, tỷ lệ góp vốn của Tổng công ty Hàng không Việt Nam không thể dưới 50%, còn đối với những lĩnh vực chúng ta không cần vốn nước ngoài mà chủ yếu chỉ cần công nghệ thì tỷ lệ này có thể lên đến 70% hoặc cao hơn. -Về cổ phần hoá. Nguyên tắc thực hiện cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước đã được Đảng và Nhà nước chỉ rõ: “ Để thu hút thêm các nguồn vốn, tạo nên động lực, ngăn chặn tiêu cực, thúc đẩy doanh nghiệp nhà nước làm ăn có hiệu quả, cần thực hiện các hình thức cổ phần hoá có mức độ phù hợp với tính chất và lĩnh vực sản xuất-kinh doanh; trong đó, sở hữu nhà nước chiếm tỷ lệ cổ phần chi phối” Như vậy, mục đích chủ yếu của cổ phần hoá một bộ phận các doanh nghiệp Hàng không là để thu hút thêm vốn đầu tư đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển cảu tổng công ty hàng không Việt Nam. Quá trình này sẽ được tiến hành thận trọng từng bước theo tiến trình chung về cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước của cả nước, trước hết chọn một số doanh nghiệp làm thí điểm, áp dụng từng bước vững chắc. Trước mắt, có thể nghiên cứu cổ phần hoá những doanh nghiệp Hàng không trong các lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ phụ trợ, như thương mại, ăn uống, cửa hàng miễn thuế, vận tải mặt đất, suất ăn, in, sản xuất đồ nhựa * Vay tín dụng trong nước và nước ngoài. Trong khi huy động vốn thông qua vay tín dụng trong và ngoài nước cần lưu ý rằng vay tín dụng thương mại ngắn hạn nhìn chung là có lãi suất cao, nên cần hạn chế chỉ áp dụng để đầu tư cho các chương trình sản xuất-kinh doanh với quy mô không lớn và khả năng thu hồi vốn nhanh. Một đặc điểm của đầu tư phát triển của Tổng công ty Hàng không là vay vốn tín dụng thường kèm theo mua công nghệ, trước hết là để phát triển đội máy bay, vì vậy có điều kiện để tìm các nguồn vay tín dụng với các điều kiện ưu đãi về lãi suất và tiến độ trả nợ (thí dụ, thông qua vay tín dụng xuất khẩu). Cần tiếp cận và tham gia chủ động vào các thị trường vốn thương mại trong và ngoài nước để lựa chọn các hình thức giải pháp huy động vốn khả thi và có chi phí vốn thấp nhất. Tranh thủ các cơ hội vay vốn tín dụng xuất khẩu với chi phí vốn cạnh tranh để bảo đảm 85% vốn cho đầu tư phát triển đội máy bay. Tổng nguồn vốn huy động từ nguồn vốn tín dụng xuất khẩu dự kiến đạt khoảng 6.000 -11.000 tỷ đồng. Tóm lại, đa dạng hoá nguồn vốn đầu tư là một chiến lược hết sức quan trọng và có tính khả thi đối với Tổng công ty Hàng không Việt Nam, trong đó, cho dù các nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp, viện trợ chính phủ và vốn tích luỹ là rẻ hơn cả, nhưng khả năng của chúng rất hạn chế; còn vay vốn tín dụng, tuy sẽ gây nên một số khó khăn trong việc trả nợ, sẽ là nguồn huy động chủ yếu của Tổng công ty Hàng không Việt Nam. 2.5.4 Nâng cao hiệu quả đầu tư Cùng với thực hiện các giải pháp về huy động vốn, nâng cao hiệu quả đầu tư có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế của nước ta hiện nay nói chung và của Tổng công ty HKVN nói riêng. Hiệu quả đầu tư cao là tín hiệu để thu hút, huy động các nguồn vốn đầu tư, ngược lại việc đẩy mạnh đầu tư luôn luôn phải đi đôi với nâng cao hiệu quả đầu tư thì hoạt động đẩy mạnh đầu tư mới có ý nghĩa, không tạo ra gánh nặng cho tương lai. Do vậy giải pháp về nâng cao hiệu quả đầu tư là giải pháp tổng hợp, xuyên suốt cho mọi hoạt động đầu tư, vừa là hệ quả vừa là giải pháp cho việc thực hiện các giải pháp khác. Nâng cao hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp Nâng cao hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp quyết định lớn đến toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh trong toàn bộ chu kỳ dự án. Do đặc điểm của hoạt động đầu tư, để nâng cao hiệu quả cần tác động đến nhiều yếu tố, khâu của quá trình đầu tư, từ việc nắm bắt cơ hội đầu tư cho đến triển khai kịp thời và đưa vào vận hành tốt kết quả đầu tư. Vì vậy phải thực hiện đúng phương pháp về lập, thẩm định, quản lý dự án đầu tư. Các giải pháp về đổi mới cơ chế, chính sách và biện pháp từ phía Nhà nước đóng vai trò hết sức quan trong trong việc nâng cao hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp Nhà nước. Đối với doanh nghiệp Nhà nước, để nâng cao hiệu quả đầu tư phải giải quyết được vấn đề mang tính cơ chế: ai là người chịu trách nhiệm cuối cùng về hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp. Do đó cùng với hoàn thiện cơ chế chung, cần có những quy định cá thể hoá trách nhiệm vật chất trong việc đề xuất dự án, thẩm định và phê duyệt dự án, quyết định đầu tư, quyết định cho vay vốn; gắn trách nhiệm của người tổ chức thực hiện dự án với trách nhiệm trong vận hành kết quả đầu tư. Nâng cao hiệu qủa sử dụng vốn đầu tư Như đã trình bày ở phần trên, huy động đủ nguồn vốn là một trong những yếu tố quan trọng bảo đảm sự phát triển ổn định và vững chắc của Tổng công ty Hàng không Việt Nam. Nhưng huy động vốn chỉ có ý nghĩa khi gắn liền với nguồn vốn huy động này trong đầu tư phát triển. Đối với ngành Hàng không dân dụng Việt Nam, việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn xuất phát từ những lý do chủ yếu sau đây: Thứ nhất, xuất phát từ những yêu cầu chung cuả nền kinh tế quốc dân. Tài sản và vốn nhà nước chiếm tỷ trọng tuyệt đối lớn trong ngành Hàng không dân dụng Việt Nam cả hiện nay và trong những năm tới. Vì vậy, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn thông qua tăng nguồn thu từ sử dụng vốn và giảm chi phí khai thác là biện pháp quan trọng trực tiếp góp phần củng cố và phát triển kinh tế nhà nước để thực hiện tốt vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước đối với nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường. Đây là vấn đề có tính nguyên tắc trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Điều này hoàn toàn phù hợp với quan điểm của Đảng và Nhà nước, được khẳng định tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng: “ Tài sản và vốn thuộc sở hữu nhà nước được sử dụng dưới nhiều hình thức, vừa đảm bảo hiệu quả kinh tế cao, vừa tăng cường khả năng thúc đẩy và kiểm soát trực tiếp của Nhà nước đối với các hoạt động kinh tế”. Thứ hai, trên quan điểm lợi ích của ngành Hàng không dân dụng. Đối với các doanh nghiệp Hàng không, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là biện pháp cần thiết để đạt được các mục tiêu sau: 1) Bảo đảm thực hiện tốt nguyên tắc bảo toàn và phát triển vốn, trước hết là vốn nhà nước giao, trong các doanh nghiệp Hàng không; 2) Tăng lợi nhuận, tăng khả năng tích luỹ tái đầu tư mở rộng sản xuất-kinh doanh và bảo đảm khả năng trả nợ đối với các vốn vay tín dụng; 3)Bảo đảm lợi ích của tập thể người lao động và những người tham gia góp vốn thông qua các quỹ khen thưởng và phúc lợi, phần chia lợi nhuận cho các bên góp vốn. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trước hết phải nhằm vào mục tiêu ngăn chặn sự thất thoát, lãng phí trong sử dụng vốn. Lựa chọn các dự án quan trong để đầu tư tập trung, tránh đầu tư dàn trải, kéo dài thời gian hoàn thành công trình. Việc bố trí kế hoạch tập trung là rất khó khăn nhưng cần kiên quyết thực hiện nhằm chấm dứt tình trạng nợ đọng tràn lan trong xây dựng cơ bản. Chuyển cơ chế quản lý vốn từ hình thức quản lý hành chính sang quản lý theo phương thức đầu tư tài chính, kinh doanh vốn thông qua các định chế tài chính và đầu tư (các ngân hàng, công ty tài chính, các quỹ đầu tư...). Tăng cường việc quản lý, bảo toàn và phát triển vốn thông qua các cơ chế, chính sách tài chính đồng thời với việc tham gia rộng và sâu hơn vào thị trường vốn quốc tế. Thực hiện và hoàn thiện quy trình quản lý các dự án đầu tư phát triển nhằm bảo đảm cho sự phát triển bền vững, có hiệu quả và tiết kiệm vốn đầu tư. Xây dựng chính sách về sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả nguồn vốn đầu tư. Công tác đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản sau quá trình đầu tư cần được quan tâm để đảm bảo cho việc đầu tư thực sự có hiệu quả và phát huy tác dụng trên thực tế; Thực hiện các giải pháp tiết kiệm và giảm qui mô vốn lưu động cần thiết trong kinh doanh với nhiều biện pháp: thực hiện quản lý tiền tệ toàn cầu; tập trung thanh toán; tối ưu hóa dự trữ kho; tăng nhanh vòng quay của vốn; giảm tiền dự trữ trên tài khoản. 2.5.5 Nâng cao năng lực quản lý đầu tư Để nâng cao năng lực quản lý đàu tư trước hết cần tập trung đào tạo, nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ hoạch định chính sách, chiến lược đầu tư, thầm định và quản lý dự án đầu tư. Hoàn thiện các quy định trong nội bộ Tổng công ty về quản lý đầu tư và đấu thầu theo hướng đơn giản hoá về thủ tục nhằm đẩy nhanh tiến độ thẩm định và phê duyệt các dự án đầu tư đồng thời vẫn phải đảm bảo chặt chẽ hiệu quả đầu tư của dự án. Tiến hành phân cấp mạnh mẽ cho các doanh nghiệp thành viên trên cơ sở đánh giá năng lực của bộ máy làm công tác đầu tư, quy mô cũng như tính phức tạp của từng dự án cụ thể. 2.5.6 Đa dạng hoá hoạt động đầu tư, chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo hướng nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nâng cao sức cạnh tranh là vấn đề có tính thời sự và tất yếu đối với sự phát triển kinh tế của đất nước ta và từng doanh nghiệp. Chủ trương của Chính phủ trong những năm gần đây là ”phải tạo được sự chuyển biến rõ nét trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả của doanh nghiệp, khắc phục sự ỷ lại, trông chờ vào chính sách bảo hộ và bao cấp của Nhà nước” Tổng công ty cần phân loại các sản phẩm theo: nhóm có khả năng cạnh tranh; nhóm có khả năng cạnh tranh có điều kiên; nhóm có khả năng cạnh tranh thấp để có giải pháp phù hợp với từng nhóm sản phẩm. Nhóm có khả năng cạnh tranh thấp cần xem xét để chuyển hướng đầu tư, nếu không thực hiện được biện pháp tăng cường khả năng cạnh tranh. Nhóm có khả năng cạnh tranh có điều kiện thì tiến hành bổ sung các điều kiện trong một thời hạn cụ thể. Nhóm có khả năng cạnh tranh thì có biện pháp tiếp tục mở rộng thị trường, đầu tư mở rộng và đầu tư chiều sâu, tận dụng cơ hội tăng nhanh khả năng sản xuất, thu hồi vốn đầu tư, chuẩn bị các điều kiên, tạo khả năng tài chính để có thể đối phó với những khó khăn bất thường xảy ra hoặc chuyển hướng sản xuất. Chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo hướng tăng tỷ lệ sản xuất các sản phẩm có khả năng cạnh tranh mang lại hiệu quả kinh tế cao. Như đã nêu ở trên đặc thù của ngành vận tải Hàng không là đòi hỏi vốn đầu tư lớn, tỷ suất lợi nhuận thấp nhưng lại có khả năg đem lại nhiều lợi ích cho các ngành nghề khác trong nền kinh tế. Do đó để tăng lợi nhuận và chia sẻ rủi ro cần đa dạng hoá đầu tư vào các ngành có liên quan như dịch vụ hàng hoá, du lịch, khách sạn, bảo hiểm... 2.5.7 Tạo môi trường lành mạnh, an toàn, minh bạch cho hoạt động đầu tư Các giải pháp nhằm tạo mội trường đầu tư an toàn, lành mạnh có ý nghĩa quyết định đến thành công của các giải pháp huy động và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Hoạt động của các cơ quan Nhà nước phải đáp ứng được các yêu cầu: hiệu lực, hiệu qủa, minh bạch và sự chịu trách nhiệm. Với các nghuyên tắc đó, hoạt động của cơ quan nhà nước tạo ra môi trường tốt cho hoạt động đầu tư của doanh nghiệp. Môi trường đầu tư lành mạnh nhằm vào: hạn chế các rào cản đầu tư của doanh nghiệp, làm cho sự tham gia hoặc rút khỏi công cuộc đầu tư của doanh nghiệp đều thuận lợi; giảm bớt các rủi ro trong đầu tư của doanh nghiệp; tạo thuận lợi trong suốt quá trình vận hành các hoạt động đầu tư. Để tạo môi trường tốt cho hoạt động đầu tư, cần tiến hành mạnh mẽ cải cách hành chính, bãi bỏ các giấy phép, điều kiện kinh doanh không cần thiết. KẾT LUẬN Vận tải hàng không là một ngành kinh tế kỹ thuật quan trọng, có vai trò ngày càng lớn trong nền kinh tế quốc dân. Không chỉ phục vụ lưu thông hành khách, hàng hóa với tư cách là một phương tiện vận tải công cộng giữa các địa phương trong nước và quốc tế, Hàng không Việt Nam còn phục vụ quốc phòng, an ninh và các nhiệm vụ chính trị khác Đảng và Nhà nước giao. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, môi trường kinh doanh của Tổng công ty đã thay đổi một cách căn bản, đò hỏi Tổng công ty HKVN cần phải có những giải pháp kinh doanh hữu hiệu để nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả sản xuất kinh doanh. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt 1. PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt, TS. Từ Quang Phương “Giáo trình kinh tế đầu tư năm” 2007 NXB Đại học kinh tế quốc dân 2.Ban Kế hoạch đầu tư-Tổng công ty Hàng không Việt Nam: Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư các năm từ 1995 tới 2008. 3.Ban Tài chính kế toán-Tổng công ty Hàng không Việt Nam: Báo cáo tài chính các năm từ 2000 tới 2008. 4. www.gov.chinhphu.vn 5. www.Vietbao.net.vn 6.www.VietnamAirlies.com.vn 7.www.Vietnamnet.vn 8. Quyết định số 259/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Hàng không Việt Nam. 9. Quyết định số 328/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Tổng công ty Hàng không Việt Nam. 10. Quyết định số 1980/QĐ-TCTHK của Tổng giám đốc Tổng công ty Hàng không Việt Nam ban hành Quy định về công tác kế hoạch và quản lý ngân sách của Tổng công ty Hàng không Việt Nam II.Tiếng nước ngoài 11.Giovanni Bisignani, Director General and CEO, IATA. “Remarks at Asia Pacific Aviation Summit, Singapore, 20 February 2006” 12.OAG. (Mar 2006). “Forecast with Fact” retrieved from NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2215.doc
Tài liệu liên quan