Đề tài Thực trạng đầu tư và quản lý đầu tư ở pvfc

Chiến lược phát triển của PVFC phải dựa trên cơ sở vị thế tài chính của ngành Dầu khí và phục vụ nhu cầu đầu tư phát triển tập đoàn Dầu khí. Xây dựng và phát triển PVFC dựa trên nền tảng tài chính của Tập đoàn Dầu khí Việt nam; Định chế tài chính của PV phải thực hiện được nhiệm vụ hòa trộn dòng tiền tệ của PV với dòng tiền tệ quốc gia từ đó tạo ra vị thế tài chính mới của PV trong việc thu xếp vốn cho đầu tư phát triển Tập đoàn Dầu khí Từng bước xây dựng PVFC thành trung tâm tài chính của Tập đoàn Dầu khí (hoạt động như một ngân hàng đầu tư phát triển dầu khí) với nhiệm vụ chính sau:

doc68 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1308 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng đầu tư và quản lý đầu tư ở pvfc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ính dầu khí(2006). Hoạt động đầu tư hiện nay được thực hiện trên 03 mảng đầu tư chính là: Đầu tư dự án Đầu tư cổ phần và CTCG Kinh doanh chứng khoán. Đầu tư dự án là một mảng trong tổng đầu tư của PVFC, đây là một mảng quan trọng mang lại lợi ích lâu dài cho công ty. Trong thời gian vừa qua hoạt động đầu tư này không mang lại lợi nhuận lớn như đầu tư mua cổ phần và chứng từ có giá nhất là trong điều kiện thị trường chứng khoán Việt Nam có những tiến triển tích cực.Tính trong những năm qua tổng đầu tư dự án của công ty đạt hơn 1000 tỷ đồng.trong đó nguồn vốn của PVFC chiếm khoảng 30%, nguồn vốn nhận uỷ thác chiếm khoảng 25%. Nguồn vốn đầu tư vào từng mảng được phân bổ một cách hợp lý theo hạn mức mà lãnh đạo công ty đề ra.Việc quản lý nguồn vốn phân bổ vào từng mảng hoạt động nhằm phân bổ danh mục đầu tư hợp lý, hạn chế rủi ro và đảm bảo an toàn vốn. Phòng đầu tư sẽ có trách nhiệm quản lý đầu tư dự án từ việc phân tích đánh giá, tìm kiếm các cơ hội đầu tư, thẩm định các báo cáo nghiên cứu khả thi trước khi tiến hành dự án. Trong giai đoạn triển khai và vận hành dự án các phòng ban trong công ty phối hợp thu thập dữ liệu , tổng hợp lại đồng thời đánh giá các kết quả đạt được , phát hiện những rủi ro và đề xuất phương hướng ngăn ngừa. Công tác quản lý sát sao từng bước thực hiện dự án được tiến hành theo từng tháng, từng quý và có báo cáo lên cấp trên. Tất cả các công việc trên đều được thực hiện dựa trên quy trình,quy chế của công ty. 1.2.5.2. Vốn đầu tư cho từng lĩnh vực. Phân bổ vốn cho đầu tư dự án - Tăng tỷ trọng đầu tư dự án lên khoảng 50% trong tổng hạn mức đầu tư của PVFC, tương đương với hạn mức 600.000.000 triệu đồng. Phân bổ theo các lĩnh vực như sau: Lĩnh vực dầu khí năng lượng: 40% Lĩnh vực xây dựng và vật liệu xây dựng: 20% Lĩnh vực du lịch cao cấp: 20% Lĩnh vực khác (nằm trong các dự án có Tập đoàn Dầu khí tham gia đầu tư): 20% Lĩnh vực dầu khí và năng lượng là những lĩnh vực ưu tiên đầu tư của PVFC trong thời gian gần đây PVFC đã thu xếp 5500 tỷ đồng( Chiếm 70% tổng giá trị thu xếp) cho lĩnh vực này. Về đầu tư trong lĩnh vực dầu khí và năng lượng trong thời gian tới chiếm khoảng 40% tổng đầu tư tức khoảng 240 tỷ đồng. Ngoài nghĩa vụ chính trị với tổng công ty thì dâù khí cũng là một lĩnh vực đầu tư hấp dẫn mang lại lợi nhuận cao PVFC góp vốn trong các dự án dầu khí của tổng công ty. Thời gian gần đây PVFC đang tập trung đầu tư vào dự án trong lĩnh vực năng lượng đặc biệt là thuỷ điện và sản suất xi măng như đóng góp hơn 577 tỷ đồng trong dự án thuỷ điện Việt Lào; 60 tỷ đồng dự án CTCP xi măng Hạ Long...Lĩnh vực du lịch chất lượng cao cũng được công ty ưu tiên đầu tư :PVFC góp số vốn không nhỏ trong xây dựng các khu du lịch sinh thái, sân golf chất lượng cao. Kế hoạch đầu tư dự án trong thời gian tới của PVFC như sau: Bảng 5:Kế hoạch đầu tư dự án trong những năm tới. Đơn vị: VNĐ TT CÁC DỰ ÁN Vốn điều lệ Vốn tham gia của PVFC VNĐ Vốn tham gia Tỷ lệ Tiến độ góp vốn năm 2006 Dự tính góp vốn từ 2007 - 2010 1 Dự án tàu FPSO 237,326,924,207 3,732,692,421 10% 23,732,692,421 2 Dự án CTCP Dầu khí Sông Hồng 3,000,000,000 600,000,000 20% 600,000,000 3 Dự án CTCP CAVICO VN 60,000,000,000 3,600,000,000 6% 3,600,000,000 4 Dự án CTCP Khoáng sản và Luyện kim VN 30,000,000,000 6,500,000,000 22% 6,500,000,000 5 Dự án CTCP Năng lượng Sông Hồng 25,500,000,000 9,945,000,000 39% 1,989,000,000 7,956,000,000 6 Dự án CTCP Thuỷ điện Việt Lào 5,247,000,000,000 577,170,000,000 11% 577,170,000,000 7 Dự án CTCP Xi măng Hạ Long 600,000,000,000 60,000,000,000 10% 18,485,000,000 41,515,000,000 8 Dự án CTCP Xi măng Long Thọ 87,640,942,510 28,526,520,000 33% 5,200,000,000 23,326,520,000 9 Dự án CTCP Thuỷ điện Nậm Chiến 550,000,000,000 27,500,000,000 5% 27,500,000,000 10 Dự án Thuỷ điện Trạm Tấu 135,000,000,000 13,500,000,000 10% 13,500,000,000 11 Dự án Thuỷ điện Hủa Na 600,000,000,000 60,000,000,000 10% 12 Dự án Khu du lịch sinh thái Hồ Đồng Thái 270,000,000,000 27,000,000,000 10% 13 Dự án khu du lịch sân golf 36 lỗ Yên Thắng 180,000,000,000 18,000,000,000 10% 14 Dự án nhà máy xi măng Sơn Dương (Tuyên Quang) 80,000,000,000 0,000,000,000 25% 20,000,000,000 15 Dự án Thuỷ điện Dakring 112,000,000,000 11,200,000,000 10% 11,200,000,000 16 Dự án kho LPG Đình Vũ 388,903,870,000 38,890,387,000 10% 38,890,387,000 17 Dự án CTCP Thuỷ điện An Điềm 112,000,000,000 31,360,000,000 28% 16,150,546,359 15,209,453,641 Nguồn: Công ty tài chính dầu khí(2006). 1.2.5.3. Cơ cấu vốn đầu tư dự án trong đầu tư của công ty. Bảng 6: Cơ cấu sử dụng vốn. Đơn vị tính: Tỷ đồng Nguồn vốn Sử dụng vốn Chỉ tiêu 2005 % Chỉ tiêu 2005 % 2006 % Ngắn hạn (dới 1 năm) 5,957 83% Ngắn hạn (dới 1 năm) 5,302 74% 9,241 82% Trung hạn (1-3 năm) 840 12% Trung hạn (1-3 năm) 1,292 18% 550 5% Dài hạn (trên 3 năm) 350 5% Dài hạn (trên 3 năm) 554 8% 1,509 13% Nguồn vốn 7,147 Sử dụng vốn 7,147 11,300 Nguồn:Phòng kế hoạch và thị trường- Công ty tài chính Dầu khí (2006). Như vậy tỷ trọng nguồn vốn trung và dài hạn tăng trưởng chậm (chậm hơn tăng trưởng tín dụng). Quy mô nguồn vốn khá lớn nhưng tập trung chủ yếu ở hình thức ngắn hạn(dưới 1 năm) chiếm 74% tổng nguồn vốn, nguồn vốn này lại không dùng để đầu tư dự án.Vốn trung và dài hạn dùng đầu tư dự án chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong khi dư nợ cho vay trung và dài hạn có xu hướng gia tăng, dẫn tới ảnh hưởng xấu đến cơ cấu vay vốn và khả năng thanh toán. Những khoản nợ xấu có xu hướng gia tăng gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn vốn của công ty. Hiện nay vốn đầu tư cho dự án chỉ chiếm 1/3 tổng đầu tư của công ty và đạt hơn 1000 tỷ đồng trong khi nhu cầu vốn cho dự án là rất lớn vì thế PVFC cần phải thay đổi hạn mức đầu tư và cơ cấu phân bổ lại tỷ trọng đầu tư trong thời gian tới như sau: Quan điểm chủ đạo và mục tiêu phấn đấu cho giai đoạn đầu tư đến 2010 là “Đưa hoạt động đầu tư trở thành hoạt động mũi nhọn mang tính chiến lược của Công ty”. Cụ thể: Đầu tư mang lại hiệu quả cao; nâng cao giá trị đầu tư trong ngành. Dự kiến phân bổ tỷ trọng đầu tư như sau: Đơn vị: tỷ đồng Stt Hoạt động Tỷ trọng Giá trị đầu tư 1 Đầu tư dự án ½ tổng hạn mức đầu tư 600.000.000 2 Đầu tư cổ phần ½ tổng hạn mức đầu tư 600.000.000 3 Đầu tư trái phiếu 5% - 8% tổng tài sản 1.000.000.000 Xây dựng bộ quy trình, quy chế chuẩn làm cơ sở cho việc thực hiện hoạt động đầu tư thống nhất trong toàn hệ thống. Nâng cao công tác đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ đầu tư Giảm thiểu rủi ro trong đầu tư. Nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý sau đầu tư. Hiện nay tỷ trọng đầu tư dự án theo hạn mức cho phép không được vượt quá 11% vốn điều lệ của công ty theo quy định của tổng công ty ; việc quy định hạn mức này gây ra rất nhiều khó khăn cho công tác quản lý đầu tư dự án của công ty, ví dụ như trong công tác quản lý danh mục đầu tư, việc lựa chọn dự án sẽ gặp nhiều sự không đồng bộ giữa số lượng dự án và vốn đầu tư vào các dự án do vậy nếu danh mục đầu tư hơi dàn trải là có thể vượt hạn mức cho phép, nếu tập trung vào một số dự án lớn thì nguy cơ rủi ro cao.Vì vậy trong thời gian tới việc nâng tỷ trọng đầu tư lên mức cao hơn là rất phù hợp với tình hình thị trường hiện nay khi mà hàng loạt các dự án lớn , dự án trọng điểm quốc gia kêu gọi sự tham gia đầu tư của PVFC. Trong điều kiện ổn định lâu dài những dự án đi vào hoạt động sẽ mang lại nguồn thu ổn định cho công ty nên nguồn thu từ vận hành dự án sẽ là một trong những nguồn thu chính, việc phân bổ tỷ trọng vốn đầu tư dự án và quản lý sát sao trong từng giai đoạn của dự án vẫn còn là vấn đề mà PVFC cần quan tâm hơn nữa. 1.2.6. Đánh giá về kết quả và hiệu quả đầu tư, quản lý đầu tư. 1.2.6.1. Những thành tựu cơ bản 1.2.6.1.1. Đánh giá chung năm 2006: PVFC đã tiến hành nghiên cứu nhiều các cơ hội đầu tư, chủ yếu là các dự án, công ty cổ phần lớn, hứa hẹn mang lại hiệu quả cao như Dự án Xi măng Long Thọ 2, dự án Xi măng Hạ Long, Dự án Thủy điện Ngòi Hút 1, PVD, PTSC, Tản Viên, Xi măng Hà Tiên, Than Hà Tu Nắm bắt được cơ hội vàng trong đầu tư chứng khoán, năm 2006, một năm đánh dấu rất nhiều sự kiện lớn và thành công của Việt Nam, đi cùng thành công này là sự phát triển nhanh chóng của thị trường chứng khoán,có một năm thành công rực rỡ ,các khoản đầu tư và kinh doanh của PVFC đều được mua ở mức giá hợp lý, mang lại lợi nhuận cao. Là năm đầu tiên thử nghiệm dịch vụ uỷ thác quản lý danh mục đầu tư: cụ thể với Công ty Chứng khoán SSI, hợp đồng đã được ký kết vào thời điểm thuận lợi của thị trường, số tiền uỷ thác cũng được giải ngân đúng thời điểm giá cổ phiếu xuống mức thấp nên hiệu quả đạt được của danh mục khá cao, lợi nhuận đạt trên 24% Triển khai các hoạt động hợp tác toàn diện với một số Tổng công ty lớn, định chế tài chính, ngân hàng, công ty chứng khoán tạo tiền đề cho các hoạt động đầu tư và hợp tác đầu tư như hợp tác với VN Parner, Woori, Công ty Chứng khoán SSI, Tổng Công ty Xây dựng Sông Đà, Sông Hồng Đánh giá hoạt động đầu tư: Hoạt động đầu tư ngày càng trở nên chuyên nghiệp hơn: Chuyên viên đầu tư đã có kinh nghiệm, làm việc chuyên nghiệp. Đầu tư được thực hiện theo lĩnh vực và có các tiêu chí cụ thể khi xem xét đầu tư vào dự án, doanh nghiệp. Quy mô đầu tư được mở rộng: đầu tư vào nhiều dự án tại nhiều địa phương khác nhau đồng thời các dự án PVFC tham gia đầu tư đã có những dự án có tổng vốn đầu tư lên tới con số ngàn tỷ. Đã có nhiều dự án PVFC tham gia với tư cách là cổ đông sáng lập. Đầu tư có hiệu quả hơn: Bên cạnh hoạt động đầu tư dự án sẽ mang lại lợi nhuận kỳ vọng trong tương lai, hoạt động đầu tư cổ phần đem lại nhiều khoản đầu tư cho lợi nhuận cao. Cụ thể: năm 2006 Phòng Đầu tư đã chuyển nhượng 1.000.000 cổ phần PVD, mang lại lợi nhuận 25 tỷ. 1.2.6.1.2.Tổng tài sản, doanh thu, lợi nhuận tăng nhanh qua các năm, các chỉ tiêu về hiệu quả tài chính. Bảng 7: Kết quả hoạt động của PVFC giai đoạn 2001-2006 Đơn vị : Tỷ VND TT Chỉ tiêu Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 1 Tổng tài sản 360 1.231 2.900 4.207 6.877 18.000 2 Số dư huy động cuối kỳ 256 1.122 2.787 3.888 6.347 17.000 3 Số dư nợ cho vay cuối kỳ 171 931 1.750 2.351 2.405 5.500 4 Doanh thu 16,8 65 105 215 421 1.000 5 Lợi nhuận trước thuế 2,02 5,16 6 8,3 29,4 125 Nguồn: Công ty tài chính Dầu khí Tăng trương tổng tài sản và số dư huy động Khi mới thành lập năm 2000 tổng tài sản và lợi nhuận của công ty chỉ là con số nhỏ bé,Tổng tài sản công ty từ 360 tỷ năm 2000 đã tăng lên đạt 21000 vào năm 2006,lợi nhuận từ hơn 2 tỷ năm 2000 tăng vọt đạt 125 tỷ đồng vào năm 2006 tăng gấp 4 lần năm 2005 và kế hoạch cho năm 2007 là 347 tỷ đồng. Cùng với sự phát triển năng động của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn gần đây và sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán PVFC đã đạt được những thành tựu rất lớn, thương hiệu PVFC có sức cạnh tranh mạnh và đang không ngừng phát triển. Tuy mới được thành lập nhưng đến nay PVFC đã khẳng định được vị thế và đứng vào hàng ngũ những công ty tài chính mạnh ở Việt Nam. 1.2.6.1.3.PVFC đã tạo dựng mạng lưới bạn hàng và khách hàng rộng rãi. Tính đến ngày 26/9/2006 Công ty đã ký các thoả thuận hợp tác toàn diện với các đối tác sau: Tổng công ty xây dựng Sông Đà Tổng công ty xây dựng Sông Hồng Tổng công ty xây dựng Miền Trung Tổng công ty xây dựng số 1 Tổng công ty lắp máy Lilama Tổng công ty xây dựng Bạch Đằng Công ty viễn thông điện lực và Công ty TNHH Vinacapital Corporate finance Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn SSI Tổng công ty Đầu tư xây dựng cấp thoát nước và môi trường Việt Nam (VIWASEEN) VIETNAM PARNERS LLC Công ty chứng khoán Woori Tổng công ty đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp IDICO Công ty chứng khoán ngân hàng Công thương IBS Khách hàng của PVFC là các công ty thành viên của tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Các công ty cổ phần trong ngành. PVFC đã tạo dựng một mạng lưới các đối tác trên cơ sở ký hợp đồng hợp tác toàn diện với các công ty đối tác như công ty xây dựng sông Hồng, công ty lắp máy LILAMA, Tổng công ty CAVICO...đó đều là các công ty lớn mạnh. Có được mạng lưới khách hàng và bạn hàng là một yếu tố quan trọng đảm bảo sự phát triển lâu dài của PVFC và cũng thể hiện uy tín và vị thế của PVFC. Trên cơ sở ký kết hợp đồng hợp tác toàn diện các bên tham gia cùng góp vốn, triển khai kế hoạch đầu tư, bổ xung chỗ thiếu cho các đối tác, ví dụ PVFC đã triển khai hợp tác trên một số mảng sau: -Về thu xếp vốn tín dụng: STT Đơn vị Dự án đã tham gia 1 TCT xây dựng Sông Đà CT Cp thuỷ điện Nậm Chiến, giá trị đã cho vay: 41.790.103.917 Sông Đà 12, giá trị đã cho vay: 4.300.000.000 2 TCT xây dựng Miền Trung xử lý nợ quá hạn: 10.000.000.000 3 TCT lắp máy Lilama giá trị đã cho vay: 18.114.000.000 -Về đầu tư: STT Đơn vị Dự án tham gia 1 VIWASEEN Đang thực hiện thủ tục đầu tư 10% vốn điều lệ vào Công ty Vinaseen Huế 2 VN PARTNERS Đang nghiên cứu chuyển nhượng cơ hội đầu tư dự án Thuỷ điện Ngòi Hút, dự án Sông Vàng và một số dự án cao cấp khác 3 WOORI 1. Đã thiết lập nhóm làm việc giữa hai bên 2. Nghiên cứu cơ hội hợp tác trong lĩnh vực IPO, chuyển nhượng cơ hội đầu tư và đào tạo các nghiệp vụ liên quan. 4 TCT xd Bạch Đằng 1. Lập hồ sơ mời thầu thiết kế, lập tổng dự toán và cung cấp thiết bị. Bán hồ sơ mời thầu đến ngày 11/11 mở thầu 2. Khảo sát các nhà máy sản xuất thiết bị tại Trung Quốc 3. Ngày 3/10/2006, tiến hành họp các bên tham gia đầu tư để phê duyệt kế hoạch và triển khai dự án 5 Lilama Nghiên cứu đầu tư cổ phiếu vào công ty Lắp máy Hà Nội 6 IBS Thực hiện dịch vụ uỷ thác đấu giá Phối hợp đầu tư vào công ty cổ phần Mua bán trái phiếu 7 SSI Thực hiện nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư với SSI theo HĐUTĐT Thực hiện dịch vụ UT đấu giá Phối hợp cung cấp thông tin về đấu giá cổ phần, cổ phần hoá Mua bán trái phiếu 1.2.6.1.4.Các ưu thế của PVFC trên thị trường tài chính VN, các ưu thế và lợi ích cho các đối tác khi hợp tác với PVFC. Thế mạnh của PVFC trên thị trường tài chính Việt Nam: Là định chế tài chính của Tập đoàn Dầu khí Việt nam, cho tới năm 2010, qui mô vốn pháp định của PVFC sẽ tăng từ 1.000 tỷ lên 5.000 tỷ . Là đối tác có uy tín đối với nhiều tổ chức tài chính, ngân hàng, các quĩ đầu tư Việt nam và nước ngoài đang hoạt động tại Việt nam Là công cụ tài chính đắc lực, cầu nối giữa các nhà đầu tư với các dự án của ngành Các Công ty trong ngành, các Công ty thuộc các ngành năng lượng, xây dựng, du lịch cao cấp, các ngân hàng thương mại lớn... là các khách hàng, đối tác chiến lược của PVFC Đội ngũ cán bộ trẻ chuyên nghiệp, năng động. Lãnh đạo chủ chốt giàu kinh nghiệm, nhạy bén. Hoạt động quản lý, kinh doanh được quản lý, giám sát chặt chẽ theo tiêu chuẩn quốc tế Lợi ích của các đối tác khi hợp tác với PVFC Được thu xếp nguồn vốn ổn định, chi phí hợp lý, đáp ứng tiến độ yêu cầu. PVFC sẽ hỗ trợ kịp thời các phát sinh về tài chính trong quá trình thực hiện dự án. Được tiếp cận với các dự án, các cơ hội đầu tư lợi nhuận cao thuộc các ngành kinh tế chủ chốt Được cung cấp các thông tin cập nhật và đáng tin cậy về các dự án đầu tư Được PVFC quản lý hiệu quả nguồn vốn đầu tư Được chia sẻ các lợi thế PVFC có được Các cán bộ nhân viên của các đơn vị hợp tác được vay vốn phục vụ các nhu cầu đa dạng với các điều kiện thuận lợi, lãi suất hợp lý . 1.2.6.2. Những tồn tại cần khắc phục Tồn tại và nguyên nhân: Quy trình, quy chế của hoạt động đầu tư chưa hoàn thiện, đôi khi do tính cấp bách của cơ hội đầu tư nên việc tuân thủ quy trình, quy chế chưa được đảm bảo. VD như chưa xây dựng được hướng dẫn hoạt động của nghiệp vụ quản lý sau đầu tư nên chưa có sự thống nhất giữa các thành viên chuyên trách quản lý sau đầu tư, điều này đã gây ra những thiếu sót khi thực hiện: (không kịp thời nắm bắt tình hình phát hành thêm cổ phiếu ưu đãi, theo dõi tiến độ giải ngân, thực hiện các công tác báo cáo đột xuất của các dự án ) Hoạt động đầu tư là lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro, việc đánh giá rủi ro cho hoạt động đầu tư đến nay vẫn chưa được thực hiện bài bản và có hiệu quả. Chưa có các công cụ phòng chống rủi ro. Việc phân tích, đánh giá thị trường, xây dựng cơ sở dữ liệu cho hoạt động đầu tư chưa được thực hiện và chưa có bộ phận đánh giá chuyên nghiệp. Chưa có phần mềm tính toán hiệu quả và cập nhật tổng giá trị đầu tư trên toàn hệ thống PVFC. Việc phân cấp đầu tư giữa Tổng Giám đốc và các chi nhánh chưa có quy định cụ thể, chưa có phân quyền cho Phòng Đầu tư về việc đầu tư và quản lý danh mục đầu tư của các chi nhánh. Theo quy định Phòng Đầu tư là đầu mối trong việc quản lý đầu tư toàn hệ thống. Tuy nhiên, hiện nay Phòng Đầu tư không thể thực hiện hết chức năng này do các chi nhánh chưa thực sự nghiêm túc trong công tác báo cáo. Đối với công tác đầu tư dự án: PVFC không tham trực tiếp vào khâu nghiên cứu, lập dự án do đó khi dự án đã được các cấp ban ngành phê duyệt đầu tư, PVFC mới tham gia nghiên cứu dự án và trình Lãnh đạo phê duyệt do đó nhiều khi dẫn đến tình trạng chậm tiến độ làm mất cơ hội đầu tư... Hoạt động đầu tư là hoạt động phụ thuộc rất nhiều vào công tác thẩm định và hoạt động nhận uỷ thác đầu tư. Tuy nhiên, công tác thẩm định thường kéo dài cộng thêm việc nhận uỷ thác đầu tư của khách hàng quá sát ngày đặt cọc đấu giá đã làm chậm quá trình đầu tư và gây mất uy tín về hình ảnh của PVFC với các đối tác. Do quy mô của Công ty phát triển quá nhanh lại chưa có phương án đào tạo nhân lực để đáp ứng yêu cầu công việc nên cán bộ đầu tư thực sự có kinh nghiệm còn thiếu, các cán bộ có kinh nghiệm lại được điều chuyển vào những vị trí mới khiến cho hoạt động đầu tư gặp một số khó khăn. Chất lượng quản lý sau đầu tư thấp. Các cán bộ tham gia quản lý sau đầu tư đa phần phải là Lãnh đạo các phòng ban và Lãnh đạo Công ty, điều này thuận tiện cho việc ra quyết định cũng như đàm phán với các đối tác, tuy nhiên lại không chủ động trong khâu báo cáo sau đầu tư. Các cán bộ, chuyên viên được cử tham gia quản lý đầu tư dự án thì lại không thể ra quyết định khi đàm phán với đối tác và chưa có kinh nghiệm quản lý cũng như không đúng chuyên ngành đào tạo khiến công tác quản lý gặp nhiều lúng túng. Chưa xây dựng được tiêu chí cụ thể cho việc quản lý sau đầu tư: Hiện tại PVFC quản lý sau đầu tư chỉ dưới hình thức quản lý tài chính do đó không kiểm tra, giám sát được việc xây dựng dự án theo đúng chất lượng cũng như tiến độ. Về tỷ lệ nợ xấu:Theo thanh tra của ngân hàng nhà nước năm 2006 các nhóm nợ xấu của PVFC như sau: Bảng 8: Các nhóm nợ xấu của PVFC trong năm 2006. Đơn vị:VNĐ STT Nhóm Khách hàng Dư nợ(quy đổi tỷ giá 16,000)đồng Tỷ trọng I Nhóm2 7,723,000,000 0.535% 1 Xí nghiệp liên doanh sản xuất ô tô Hoà Bình 6,400,000,000 2 Công ty tư vấn và chuyển giao công nghệ Hà Tĩnh 300,000,000 3 Công ty cổ phần Mực in hoá chất Thái Bình Dương 1,023,000,000 II nhóm3 5,454,502,244 0.377% Công ty TNHH Thủ Đô 2 5,454,502,244 III Nhóm5 36,344,385,484 2.518% 1 Liên doanh Tân Đô Phát Vĩnh Phúc 116,404USD 2 Công ty XD đầu tư và phát triển VN Cavico.VN 15,000,000,000 3 Công ty Cavico phát triển hạ tầng 5,780,907,250 4 TCT xây dựng miền trung 2,500,000,000 5 Công ty gạch men Cosevco 3,200,000,000 Nguồn: NHNN(2006) Như vậy trong năm 2006 tỷ lệ nợ xấu của công ty là 2,895% cao hơn nhiều mức 0% vào các năm 2001,2002,2003. Những khoản nợ xấu có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây cũng ít nhiều ảnh hưởng đến nguồn vốn của công ty. 1.2.7. Các nhân tố tác động đến kết quả , hiệu quả đầu tư, quản lý đầu tư. 1.2.7.1.Quản lý đầu tư theo tiêu chuẩn quốc tế(ISO 9001-2000). Công ty đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2000, toàn bộ các hoạt động từ kinh doanh đến quản lý đều có qui trình, qui chế hướng dẫn thực hiện cụ thể và có bộ phân kiểm tra kiểm soát nội bộ theo dõi chặt chẽ việc tuân thủ những qui chế này. Nhờ vậy mà công tác quản lý rủi ro trong thời gian qua được duy trì đạt các yêu cầu đề ra của NHNN. Công ty đang lên phương án đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu hàng hoá PVFC tại Mỹ nhằm thực hiện chiến lược hội nhập trong xu thế toàn cầu hoá.PVFC đang dần dần hình thành một hệ thống quản lý chuyên nghiệp ,có chất lượng cao mang lại những lợi ích thiết thực cho khách hàng và nâng cao hiệu quả đầu tư dự án mà công ty tham gia. 1.2.7.2.Đặc điểm của ngành nghề, lĩnh vực mà PVFC chọn đầu tư dự án. PVFC thường tập trung đầu tư các dự án có mức độ rủi ro thấp nhằm mục đích an toàn cho nguồn vốn ngoài các dự án trong ngành dầu khí còn lại phần nhiều là các dự án về thuỷ điện có thời gian tồn tại lâu dài,nguồn vốn lớn và cho lợi nhuận thấp. PVFC là một định chế tài chính của tập đoàn dầu khí với vai trò thu xếp vốn cho các dự án trong ngành vì vậy vừa phải thực hiện nghĩa vụ với tổng công ty vừa tìm cách kinh doanh có hiệu quả nhất. Trong thời điểm hiện nay lợi nhuận từ hoạt động đầu tư dự án không nhiều vì do công ty mới thành lập năm 2000 nên các dự án còn đang trong giai đoạn xây dựng hoặc mới đi vào hoạt động, chưa phát huy được hiệu quả đầu tư. Trong thời gian tới lợi nhuận công ty sẽ tăng vọt (dự kiến năm 2007 lợi nhuận sau thúê là 347 tỷ đồng lớn hơn rất nhiều con số 125 tỷ đồng năm 2006) một phần do một số dự án hoàn thành và đi vào hoạt động. 1.2.7.3.Nguồn nhân lực có chất lượng cao, nhiệt tình và sáng tạo Công ty luôn được xác định con người là yếu tố quan trọng quyết định đến thành công trong mọi hoạt động của Công ty. Vì thế công tác tuyển dụng, đào tạo bổ sung, đào tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên môn của các bộ nhân viên được thực hiện thường xuyên. Đến nay, Công ty đã có đội ngũ nhân viên ở mức khá so với các TCTD khác, đã xây dựng được và đang thực hiện theo chương trình đào tạo có mục tiêu để có được các chuyên gia về tài chính ngân hàng, đã tạo dựng được một nền nếp sinh hoạt chuyên môn hàng tuần để đẩy mạnh đào tạo tại chỗ qua công việc cụ thể và đặc biệt đã xây dựng được một chế độ giao đơn giá lương để gắn thu nhập của CBNV với kết quả công việc. 1.2.7.4.ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý. Được xác định là một trong những yếu tố quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của Công ty, những qua hệ thống mạng thông tin và thiết bị tin học của Công ty được đầu tư lắp đặt và vận hành phục vụ việc trao đổi thông tin nhanh chống, chính xác giữa các chi nhánh và văn phòng Công ty, thực hiện cung cấp thông tin, xử lý số liệu, quản lý các hoạt động kinh doanh bằng hệ thống phần mềm Bank. Những nhân tố trên là cơ sở đảm bảo cho Công ty đã và sẽ sử dụng và quản lý nguồn vốn của Tổng công ty giao một cách an toàn và hiệu quả. 1.2.7.5.Phương án phát hiện và đề ra giải pháp phòng tránh rủi ro hữu hiệu. Mục đích: Thường xuyên nâng cao tính hiệu lực và hiệu quả của Hệ thống Quản lý chất lượng nội bộ thông qua việc: - Tuân thủ đầy đủ các quy định của nhà nước và quy định nội bộ liên quan đến các hoạt động nghiệp vụ trong toàn hệ thống. - Sử dụng các biện pháp khắc phục hoặc phòng ngừa nhằm loại bỏ hoặc ngăn chặn việc xuất hiện các nguyên nhân gây ra sự không phù hợp - Cải tiến liên tục các quy trình trong Hệ thống Quản lý chất lượng để đẩy mạnh hoạt động của Công ty Tài chính Dầu khí và đem lại lợi ích cho các bên quan tâm Bảng 9:Quy trình khắc phục phòng ngừa rủi ro_PVFC Trách nhiệm Tiến trình thực hiện Người phát hiện Thông tin về sự không phù hợp Giám đốc QMR Chỉ đạo xử lý Người phát hiện Phòng KTKSNB Lập Phiếu yêu cầu hành động khắc phục/phòng ngừa Đơn vị được yêu cầu Đề xuất hành động khắc phục/phòng ngừa Giám đốc QMR - + Duyệt Đơn vị thực hiện hành động khắc phục/phòng ngừa Đơn vị được yêu cầu Người được phân công kiểm tra KiÓm tra Cán bộ kiểm tra Báo cáo kết quả thực hiện hành động KP/PN Giám đốc QMR - Duyệt Phòng KTKSNB + - Đóng yêu cầu HĐKP/PN - Gửi kết quả - Lưu hồ sơ Nguồn:Công ty tài chính dầu khí. Việc phát hiện và phòng ngừa rủi ro được tiến hành theo quy trình, quy chế , việc phân chia trách nhiệm rõ ràng sẽ nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tự giác của các thành viên trong công ty trong việc chủ động sáng tạo phát hiện những rủi ro và đưa ra phương án phòng ngừa hữu hiệu nhờ vậy mà nâng cao hiệu quả đầu tư hạn chế bớt tổn thất. CHƯƠNG 2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ Ở PVFC 2.1.PVFC - NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC. 2.1.1.Các thành tựu và định hướng phát triển của ngành Dầu khí Việt Nam. Được thành lập tháng 9 năm 1975, Tổng công ty Dầu khí Việt Nam – Petrovietnam đã có những bước phát triển hết sức nhanh chóng trở thành một tổng công ty lớn hàng đầu của đất nước. 2.1.1.1.Các thành tựu của ngành Kể từ khi được thành lập, hoạt động kinh doanh của Petrovietnam đã phát triển mạnh mẽ và rộng khắp, mang lại hiệu quả cao từ khâu đầu đến các khâu sau. góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, từ một nước không sản xuất được một giọt dầu hỏa để thắp đèn, trở thành một nước xuất khẩu dầu thô đứng thứ 3 trong khu vực Đặc biệt, TCty đã góp phần ổn định xăng dầu, ổn định thị trường phân bón trong nước. Đóng góp trên 20% GDP hàng năm của cả nước. - Tổng sản lượng khai thác dầu khí đã đạt 98.582 triệu tấn, - Tổng sản lượng xuất khẩu dầu thô đạt 79.324 triệu tấn, - Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 19.313 tỷ USD, doanh thu đạt 376.732 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước 169.539 tỷ đồng Hiện nay Petrovietnam triển khai các hoạt động liên quan đến công nghiệp dầu khí không chỉ ở lãnh thổ Việt Nam mà còn cả ở nước ngoài. Công ty Thăm dò Khai thác dầu khí Việt nam đã trúng thầu và đang thực hiện các dự án đầu tư thăm dò khai thác dầu khí ở Irắc, Indonesia, Malaysia, Libya và đã có số liệu về các tiềm năng khai thác được dầu. 2.1.1.2.Định hướng phát triển của ngành  Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam sẽ kinh doanh đa ngành, trong đó thăm dò, khai thác, chế biến và phân phối dầu khí là ngành kinh doanh chính, làm nòng cốt để ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam phát triển bền vững, có khả năng cạnh tranh, hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả và bảo đảm an ninh năng lượng cho sự phát triển của đất nước. Chiến lược phát triển ngành Dầu khí đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025 xác định Phát triển ngành Dầu khí trở thành ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng, hoàn chỉnh, bao gồm tìm kiếm thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế biến, tàng trữ, phân phối, dịch vụ và xuất nhập khẩu. Xây dựng Tập đoàn Dầu khí mạnh, kinh doanh đa ngành trong nước và quốc tế. Theo các số liệu nghiên cứu của Viện Dầu khí Việt nam, tiềm năng dầu khí của Việt nam khoản 4 tỷ tấn. Do đó, tổng vốn đầu tư phát triển công nghiệp Dầu khí giai đoạn 2006 – 2025 dự kiến 42 - 48 tỷ USD, trong đó: - giai đoạn 2006 - 2010 khoảng 13 - 14 tỷ USD - giai đoạn 2011 đến năm 2015 là 11 - 13 tỷ USD - giai đoạn 2016 – 2025 khoảng 17 – 20 tỷ USD. Với qui mô phát triển không ngừng của toàn ngành nhu cầu vốn rất lớn nên chiến lược của Petrovietnam là đa dạng hoá các hình thức huy động vốn. Trong đó quỹ đầu tư phát triển của ngành chiếm 35% tổng vốn đầu tư. Nguồn vốn vay chiếm 65% gồm: Vay ngân hàng và Tín dụng xuất khẩu 40% Phát hành trái phiếu: 20% Từ nguồn khác: 5% Để huy động tối đa hoá các nguồn vốn đồng thời quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn thu được từ các tài nguyên quí này Petrovietnam cũng đặt mục tiêu xây dựng hệ thống Tài chính Tập đoàn Dầu khí hoàn chỉnh bao gồm: Công ty Tài chính Dầu khí, Ngân hàng năng lượng, Công ty Bảo hiểm Dầu khí, Công ty Chứng khoán Dầu khí, Công ty bất động sản Dầu khí, các loại hình quỹ và Công ty quản lý quỹ Chiến lược và kế hoạch triển khai hoạt động quốc tế, trong đó triển khai tìm kiếm dự án mới tại các nước/khu vực được đánh giá là trọng điểm đầu tư bao gồm Đông Nam Á, Trung Đông - Bắc Phi. Các nước và khu vực khác cũng được quan tâm là Nga và các nước vùng Ca-xpiên. Là một định chế tài chính của tập đoàn dầu khí PVFC đang đứng trước những cơ hội và thách thức lớn để hoà cùng sự phát triển mạnh mẽ của tập đoàn dầu khí Việt Nam. 2.1.2. PVFC- Những thuận lợi và thách thức. 2.1.2.1. Một số chỉ tiêu hoạt động chính giai đoạn 2007-2010. Bảng 10:C ác chỉ tiêu kế hoạch đến năm 2010. Đơn vị: Tỷ đồng Stt Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 1 Vốn điều lệ 3000 3000 5000 5.000 2 Tổng tài sản 30.150 45.450 60.150 80.750 3 Số dư huy động cuối kỳ 27.150 42.450 55.150 75.750 4 Số dư cho vay các tổ chức kinh tế cuối kỳ 8.900 11.400 17.800 23.000 5 Số dư đầu tư tài chính cuối kỳ 4.656 7.015 11.433 17.193 6 Doanh thu 1.928 3.366 3.776 6.337 7 Lợi nhuận trước thuế 347 471 680 887 8 Tỷ suất lợi nhuận/Vốn chủ sở hữu 14,5% 15.7% 13.6% 17.7% Nguồn: Phòng kế hoạch và thị trư ờng_PVFC(2006) Với vốn điều lệ tăng từ 3000 tỷ đồng năm 2007 lên 5000 tỷ đồng năm 2010,mục tiêu doanh thu, lợi nhuận và tổng tài sản tăng gần gấp 3 lần: Ví dụ kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2010 là 887 tỷ đồng tương đương với lợi nhuận của một số ngân hàng lớn nhất ở Việt Nam hiện nay, trong khi PVFC là doanh nghiệp mới thành lập năm 2000,như vậy có thể nói PVFC đang đứng trước những thách thức lớn đòi hỏi nỗ lực của toàn thể công ty, nhưng điều đó cũng thể hiện những cơ hội tốt đang mở ra và PVFC đang tích cực nắm lấy để phát triển trở thành một trong những công ty tài chính hàng đầu cả nước. 2.1.2.2.Thuận lợi: PVFC đang là một thương hiệu được biết đến rộng rãi trên thị trường tài chính. Thế mạnh này phát huy tác dụng tốt trong giao dịch với đối tác về điều kiện đầu tư. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp muốn PVFC tham gia đầu tư, cung cấp tín dụng và các dich vụ tài chính khác. Hoạt động đầu tư được coi là hoạt động mũi nhọn trong chiến lược phát triển của PVFC vì vậy đã nhận được sự quan tâm và ủng hộ của Ban Lãnh đạo Công ty. Hoạt động đầu tư được thực hiện theo quy trình, quy chế cụ thể và có sự phân cấp rõ ràng của Tổng Giám đốc Tổng công ty cho các đơn vị đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc chủ động thực hiện đầu tư, tăng tính linh hoạt và hiệu quả của đầu tư. Việc tăng vốn điều lệ Công ty lên 1000 tỷ là tiền đề quan trọng trong việc tăng giá trị đầu tư. Nguồn vốn dồi dào và ổn định của Công ty giúp cho việc đầu tư, kinh doanh không quá phụ thuộc vào biến động của thị trường, không bị áp lực phải bán hàng nếu hiệu quả kinh doanh chưa đạt và thời cơ chưa đến. Quá trình cổ phần hoá các DNNN và diễn biến thị trường chứng khoán phát triển theo hướng có lợi cho hoạt động đầu tư cổ phần, CTCG. Đầu tư CTCG không bị hạn chế bởi hạn mức đầu tư vì đây là loại hình đầu tư có tính ổn định và độ rủi ro thấp (TPCP có độ rủi ro bằng không) CTCG là công cụ có tính thanh khoản và tính lỏng cao. Do đó đầu tư CTCG là đảm bảo an toàn, tạo hàng hoá cho hoạt động đầu tư khâu sau như chiết khấu có kỳ hạn CTCG, linh hoạt trong việc quay vòng vốn. 2.1.2.3.Khó khăn. Hoạt động đầu tư chứa đựng nhiều rủi ro: rủi ro thị trường, rủi ro trong hoạt động của chính doanh nghiệp, rủi ro của các yếu tố khách quan đối với giá trị cổ phần của các công ty mà PVFC đầu tư góp vốn Hoạt động đầu tư bị hạn chế bởi hạn mức đầu tư: Tổng mức đầu tư, góp vốn của PVFC vào các dự án, doanh nghiệp không vượt quá 40% VĐL, hạn mức đầu tư của PVFC vào một doanh nghiệp không vượt quá 11% vốn ĐL của dự án, doanh nghiệp đó. Công tác dự phòng lâu dài cho các rủi ro trong đầu tư như rủi ro về lãi suất và thị trường chưa triệt để nên một số danh mục đầu tư không đảm bảo hiệu quả lâu dài theo biến động thị trường lãi suất và các yếu tố khác. Quy trình và quy chế hoạt động đầu tư có nhiều thay đổi dẫn đến việc không nhất quán giữa các quy định khiến các đơn vị khó khăn trong việc thực hiện. Cụ thể là quyết định phân quyền của Giám đốc ban hành ngày 12/04/2006 quy định Giám đốc Chi nhánh được quyết định đầu tư với hạn mức bằng Giám đốc Công ty, tuy nhiên rất nhiều quy trình khác như quy trình kinh doanh các sản phẩm và cơ hội đầu tư, quy trình thẩm định, quy trình phê duyệt dòng tiền lại có những hạn mức thấp hơn cho Chi nhánh hoặc chưa phân quyền. Một ví dụ khác về đầu tư dự án: theo Quy định về hoạt động đầu tư của Công ty, PVFC chỉ xem xét tham gia đầu tư góp vốn khi thời gian xây dựng dự án không quá 24 tháng, tỷ suất lợi nhuận trên vốn góp dự kiến đạt tối thiểu 15%. Quy định này chỉ phù hợp với các dự án có quy mô nhỏ, không sử dụng ngọai tệ. Các dự án lớn, có nguồn thu/chi ngọai tệ đều sẽ rơi vào trường hợp đặc biệt Các đơn vị đầu tư vừa phải đi đầu tư cho công ty để nắm giữ và kinh doanh vừa đầu tư cho khách hàng uỷ thác đầu tư nên khối lượng đầu tư (trong nhiều trường hợp) đã vượt quá hạn mức cho phép đã được quy định. Chính vì nguyên nhân này mà PVFC phải đi thực hiện uỷ thác đầu tư thông qua một số tổ chức tài chính khác nên dẫn đến phát sinh các thủ tục ngoài dự tính trong quá trình thực hiện nghiệp vụ. Hơn nữa, việc PVFC thực hiện đầu tư bằng hình thức ủy thác đầu tư chưa có những quy định, quy trình thực hiện cụ thể nên đã gây ra những khó khăn cho người thực hiện và không đảm bảo về mặt pháp lý và an toàn vốn cho PVFC. Cơ chế phối hợp giữa các phòng ban, giữa Phòng đầu tư và các Chi nhánh trong việc thực hiện nghiệp vụ đầu tư còn chưa thực sự gắn kết, gây ảnh hưởng đến chất lượng thực hiện các nghiệp vụ đầu tư. Mặc dù hoạt động đầu tư đã được đẩy mạnh và nhận được nhiều sự quan tâm, chỉ đạo của Lãnh đạo Công ty nhưng các đơn vị đầu tư vẫn thiếu một sự chủ động nhất định trong việc nắm giữ và chuyển nhượng cơ hội đầu tư. Hoạt động của công ty ngày càng mở rộng và tăng trưởng nhanh về nguồn vốn, quy mô đã dẫn đến tình trạng thiếu nhân sự tại hầu hết các đơn vị đầu tư cả ở trụ sở chính và chi nhánh. Do sự điều chuyển nhân sự của Công ty nên các cán bộ đầu tư có kinh nghiệm đã được chuyển sang những vị trí mới, các cán bộ có kinh nghiệm còn lại không nhiều, những cán bộ mới về lại phải đào tạo từ đầu. Cơ cấu các phòng ban trong công ty thay đổi dẫn đến tình trạng phối hợp không nhịp nhàng giữa các bộ phận để nâng cao tính linh hoạt trong quá trình tác nghiệp các nghiệp vụ đầu tư và dịch vụ có liên quan. Tình hình biến động lãi suất thị trường và mặt bằng lãi suất Ngân hàng năm 2005-2006 tăng cao làm cho lãi suất trái phiếu kém hấp dẫn so với mặt bằng lãi suất chung và thấp hơn lãi suất nội bộ khiến đầu tư trái phiếu của các đơn vị đầu tư có lợi nhuận không cao và hiệu quả kinh doanh thấp. 2.2. CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ DỰ ÁN 2.2.1.Giải pháp huy động vốn cho đầu tư dự án Nguồn vốn đầu tư dự án của PVFC bao gồm vốn nội bộ, vốn của công ty trong các đơn vị trong ngành, vốn từ hoạt động tín dụng, vốn nhận uỷ thác đầu tư. Trong đó: - Vốn của công ty tại một số đơn vị trong ngành: Bảng 11. BẢNG TỔNG HỢP VỐN CỦA TỔNG CÔNG TY TẠI 1 SỐ ĐƠN VỊ TRONG NGÀNH ĐVT: đồng STT Tên Công ty Số vốn TCT sở hữu Vốn điều lệ của đơn vị Giá trị chuyển giao cho PVFC 1 DMC 99,000,000,000 120,000,000,000 13,200,000,000 2 PVE 18,700,000,000 25,000,000,000 2,750,000,000 3 PVECC 135,000,000,000 135,000,000,000 14,850,000,000 4 PVD 346,000,000,000 680,000,000,000 74,800,000,000 5 PTSC 600,000,000,000 1,000,000,000,000 110,000,000,000 6 Petrosetco 125,097,000,000 255,300,000,000 28,083,000,000 7 Petro tower 29,861,148,450 118,139,700,000 29,861,148,450 8 LD Petromekong 63,573,320,062 120,000,000,000 13,200,000,000 9 LD xử lý số liệu DK 8,042,430,315 64,872,000,000 7,135,920,000 Cộng 293,880,068,450 Nguồn: Tổng công ty Dầu Khí Việt Nam. Giá trị chuyển giao cho PVFC của các đơn vị trong ngành theo chỉ đạo của tổng công ty dầu kôngViệt Nam đạt 293,88 tỷ đồng. Đây là nguồn vốn quan trọng cho sự tồn tại bước đầu của PVFC. Có thể nói đây là nguồn vốn từ tổng công ty rót xuống cho PVFC trong giai đoạn ban đầu và hiện nay với sự lãnh đạo của tổng công ty PVFC đã nâng vốn điều lệ lên 3000 tỷ đồng, cùng với sự thành công của công ty đã tạo ra sức cạnh tranh lớn, doanh nghiệp có uy tín và vị thế trong ngành tín dụng Việt Nam. -Nguồn vốn tín dụng: +Hàng năm hoạt động tín dụng mang lại chiếm 30% tổng doanh thu từ các hoạt động của công ty.Trong giai đoạn 2001-2006 dư nợ vốn tín dụng : 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Dư nợ(tỷ đồng) 68 396 668 912 1065 1971 Đây là nguồn vốn công ty huy động từ các doanh nghiệp và cá nhân để cho vay hưởng chênh lệch lãi suất, là nguồn vốn quan trọng chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu vốn của công ty.Tuy nhiên hoạt động tín dụng trong thời gian qua còn bộc lộ nhiều yếu kém chủ yếu thể hiện ở sản phẩm dịch vụ còn đơn điệu, sản phẩm chưa có tính cạnh tranh với các tổ chức khác( về chất lượng, về lãi suất, về phong cách phục vụ), quy mô tăng trưởng chưa tương xứng với quy mô tăng vốn của công ty. +Vì vậy cần có các giải pháp để nâng cao hiệu quả, quy mô của hoạt động tín dụng như: .xây dựng hệ thống quy trình, quy chế chuẩn, đồng bộ, khoa học. .Xây dưng cơ chế đánh giá, phân loại khách hàng,chính sách tín dụng hàng năm. . Định hướng cho vay với các ngành kinh tế trọng điểm trong từng thời kỳ. . Phối hợp chặt chẽ với các ngân hàng, nhằm cung cấp sản phẩm chọn gói về tín dụng, thanh toán, các sản phẩm phát sinh khác... . Nghiên cứu và triệt để triển khai các nghiệp vụ mới, đa dạng hoá sản phẩm. - Nguồn vốn uỷ thác: Vốn của PVFC bao gồm vốn tự có,vốn từ tổng công ty rót xuống , một phần là vốn uỷ thác của các doanh nghiệp trong đó một số doanh nghiệp uỷ thác chính cho PVFC là: Công ty khoan dầu khí (PVD), Vitaco,Petrosetco,PTSC, Vinaconex với số dư uỷ thác đạt 320,8 tỷ đồng năm 2006 tăng 64% so với năm 2005 dần đưa dịch vụ uỷ thác đầu tư trở thành dịch vụ quan trọng như định hướng chiến lược của ban lãnh đạo công ty và góp phần cung cấp nguồn vốn quan trọng cho đầu tư dự án của công ty. _Như đã trình bày ở phần trên mặc dù quy mô nguồn vốn tại PVFC khá lớn nhưng lại tập trung chủ yếu ở hình thức ngắn hạn(73% tổng nguồn vốn). Với quy mô vốn điều lệ ngày càng gia tăng , hoạt động thu xếp vốn và tín dụng doanh nghiệp và hoạt động đầu tư cần phải trở nên khăng khít hơn nhằm đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn, do đó cần có định hướng sau: +Triển khai ưu tiên cung cấp dịch vụ thu xếp vốn,dàn xếp tài chính cho các dự án đầu tư của các đơn vị cùng ngành và các doanh nghiệp của ngành Dầu khí.hoạt động tín dụng phải gắn với hoạt động quản lý dự án. +Tham gia đồng tài trợ, uỷ thác cho vay những tổ chức tín dụng để phát huy sức mạnh về vốn, kinh nghiệm đồng thời hạn chế rủi ro. + Cho vay những doanh nghiệp ngành nghề thuộc danh mục đầu tư đã đươc quy định theo phê duyệt của công nhằm hạn chế những khoản nợ xấu. Trong thời gian tới cần đẩy mạnh hình thức cho vay uỷ thác, cho vay đồng tài trợ bằng nguồn vốn của PVFC với các tổ chức tín dụng cho vay các dự án trong và ngoài ngành. Tích cực đàm phán để tăng hạn mức tín dụng tại các tổ chức tín dụng, tạo nguồn vốn quan trọng cho hoạt động kinh doanh của công ty. 2.2.2.Giải pháp về nghiên cứu, triển khai tìm kiếm cơ hội đầu tư -Công tác tìm kiếm cơ hội đầu tư: Phát huy tối đa hạn mức được phép đầu tư; tăng cường tìm kiếm đối tác và phát triển một số quan hệ đối tác chiến lược; quy hoạch và đưa ra các hạn mức cụ thể đối với các lĩnh vực đầu tư (năng lượng, các dự án trong ngành và các dự án trong lĩnh vực du lịch cao cấp); xây dựng cơ sở dữ liệu theo lĩnh vực cho hoạt động đầu tư. -Các dự án đầu tư cần được quản lý theo danh mục, tập trung nghiên cứu cơ hội đầu tư vào nhóm các dự án được ưu tiên đồng thời tích cực tìm kiếm những dự án có lợi nhuận cao, thời gian phát huy hiệu quả nhanh chứ không nhất thiết tập trung vào lĩnh vực dầu khí, năng lượng, du lịch. -Giao việc nghiên cứu cơ hội đầu tư cho một phòng cụ thể ví dụ như phòng đầu tư. Phòng này có trách nhiệm phối hợp với các phòng khác ở công ty trong đánh giá dự án và triển khai kế hoạch đầu tư dự án. - Đẩy mạnh, củng cố , nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án nhằm nâng cao chất lượng đầu tư, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động đầu tư. 2.2.3.Công tác đầu tư dự án và quản lý sau đầu tư. Công tác đầu tư dự án: Hoàn thiện và chuẩn hóa quy trình đầu tư dự án nhằm giảm thiểu thời gian tiến hành các thủ tục đầu tư dự án; nâng cao hiệu quả công tác phân tích hiệu quả tài chính dự án nhằm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động đầu tư và thiết lập được cơ sở tính toán tài chính chuẩn cho dự án. Có kế hoạch phối hợp với các phòng ban trong công ty để giải quyết từng công việc liên quan trong quá trình một cách hiệu quả nhất. Không chỉ tập trung vào các dự án trong ngành dầu khí PVFC cần thiết mở rộng đầu tư dự án trong các lĩnh vực khác nhau sao cho lợi nhuận thu được lớn nhất hiện nay PVFC chưa quan tâm đến các dự án về công nghệ thông tin, điện tử viễn thông, xây dựng địa ốc trong khi những lĩnh vực này đang có tiềm năng phát triển lớn.Ngoài đầu tư vào chứng từ có giá, cổ phiếu, trái phiếu PVFC có đủ điều kiện để thành lập một công ty chứng khoán hay một quỹ đầu tư, một công ty bảo hiểm để mở rộng tầm phát triển.Với những ưu thế có được trên thị trường tài chính Việt Nam PVFC hoàn toàn có khả năng phát triển những loại hình kinh doanh đa dạng không những phục vụ tốt cho sự phát triển của ngành Dầu khí mà còn cho sự phát triển của đất nước nói chung. Công tác quản lý sau đầu tư: Xây dựng chuẩn mực cho việc quản lý các dự án sau đầu tư theo lĩnh vực đầu tư, tiến độ giải ngân dự án, hiệu quả tài chính đối với các khoản đầu tư đã giải ngân. Xây dựng cơ chế giám sát hoạt động dự án nhằm đảm bảo dự án đúng tiến độ và hiệu quả về mặt tài chính. Nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ tham gia quản lý dự án. Do phần lớn các dự án PVFC đầu tư là các dự án dài hạn (ví dụ các dự án thuỷ điện thường có thời gian xây dựng ít nhất là 2 năm) nên việc giám sát quá trình thực hiện dự án của chủ đầu tư là một công tác đóng vai trò quan trọng. Tích cực đàm phán, sử lý các vấn đề liên quan và theo dõi sát sao tiến độ triển khai của các dự án trong ngành để thực hiện thu xếp vốn, giải ngân cho các dự án đã kí kết nhằm tăng số dư cho vay uỷ thác. Tìm kiếm các cơ hội để tham gia thu xếp vốn cho các đơn vị trong ngành. 2.2.4.Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Ngày càng hoàn thiện bộ máy tổ chức và điều hành công ty. Về nhân sự cần đảm bảo tính và có chất lượng đội ngũ lãnh đạo từ cấp trưởng phòng trở lên và tuyển dụng đủ các vị trí quản lý kinh doanh chủ chốt. Đào tạo cán bộ theo chương trình có mục tiêu để hình thành đội ngũ chuyên gia đáp ứng nhu cầu hoạt động của công ty.Tích cực xây dựng đội ngũ chuyên gia lành nghề cho từng lĩnh vực , áp dụng sáng tạo các hình thức khuyến khích linh hoạt, kịp thời đối với người lao động có tay nghề,chất lượng và hiệu quả; thực hiện tốt phong trào nghiên cứu khoa học và lao động sáng tạo trong tất cả các hoạt động của công ty. Cần phải có chế độ tiền lương, tiền thưởng gắn với kết quả, hiệu quả công việc của từng người lao động nhằm phát huy tài năng, tính sáng tạo trong công việc của tất cả cán bộ công nhân viên. Có phiếu đánh giá hiệu quả làm việc của từng người lao động theo thang điểm từ đó ráp với một mức thưởng hợp lý.Hoàn thiện cơ chế tiền lương theo hướng công khai, minh bạch ,xây dựng cư chế ổn định về quỹ lương nhằm tạo cơ chế khuyến khích các đơn vị chủ động, sáng tạo trong việc thực hiện nhiệm vụ. Cần tổ chức các khoá đào tạo nhằm nâng cao năng lực của lãnh đạo, cán bộ công nhân viên như: Các khoá đào tạo về quản lý chuyên môn dành cho cán bộ chủ chốt, các khoá đào tạo chuyên gia; các khoá đào tạo nghiệp vụ( tài chính, ngân hàng, ngoại hối, tín dụng); các khoá học kinh tế, tài chính, ngoại ngữ. Việc tổ chức đào tạo không chỉ nâng cao năng lực cho các thành viên tham gia mà còn góp phần rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật, văn hoá doanh nghiệp. Công tác luân chuyển cán bộ: Các cán bộ đầu tư thường phải đảm nhiệm công tác quản lý sau đầu tư và tham gia quản lý vốn đầu tư vào các dự án, công ty cổ phần mà PVFC tham gia đầu tư. Việc luân chuyển cán bộ đã làm ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý sau đầu tư, các cán bộ chuyển đi xao nhãng và không thực hiện hết trách nhiệm của mình trong việc quản lý dự án, chế độ báo cáo thất thường gây ra tình trạng khó quản lý và nắm bắt được tiến độ của các dự án PVFC tham gia. Do đó, khi có ý định luân chuyển cán bộ không luân chuyển các cán bộ đầu trong thời gian cán bộ đó đang đảm nhiệm việc tham gia quản lý vốn đầu tư vào các dự án. 2.2.5.Đầu tư vào cơ sở hạ tầng, công nghệ. Với yêu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh trong xu thế hội nhập quốc tế , việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng, công nghệ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nó đánh giá tầm nhìn của lãnh đạo, tầm phát triển của công ty. Hiện nay về đầu tư xây dựng cơ bản PVFC đang tiếp tục thực hiện dự án Văn phòng chi nhánh công ty tại Vũng Tàu. Các văn phòng chi nhánh công ty tại Đà Nẵng, Hải Phòng,Thanh Hoá,Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Nam Định , Thừa Thiên Huế,Nghệ An cũng đang đươc thực hiện đầu tư theo phê duyệt của Tổng công ty. Việc mở rộng các chi nhánh ra khắp cả nước có vai trò liên kết , tận dụng thế mạnh của từng vùng, miền,tìm kiếm được các cơ hội mới mà trụ sở chính không nắm bắt được, tạo ra một sự thống nhất rộng rãi về quy mô và thể hiện tầm phát triển của công ty.Trong điều kiện nền kinh tế đang tăng trưởng mạnh như hiện nay nguồn vốn đầu vào luôn thiếu cho tất cả các tỉnh thành, vì vậy trong thời gian tới PVFC cần tận dụng điều kiện có thể mở rộng thêm các chi nhánh ở các tỉnh thành khác nhau để tạo thành một mạng lưới tài chính Dầu khí khắp cả nước nhằm thuận tiện cho việc quả lý sau đầu tư theo vùng. Về mua sắm trang thiết bị công nghệ , Công ty đang có dự án triển khai phần mềm CoreBanking trị giá 80 tỷ VND gồm phần mềm kế toán 56 tỷ và phần trang thiết bị cứng 24 tỷ. Ngoài ra việc đầu tư vào thiết bị tin học và thiết bị văn phòng cũng được công ty chú trọng.Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ đưa đến việc quản lý trở nên hiệu quả hơn, nhân sự được giảm bớt rất nhiều, có thể rút bớt một số khâu trong quá trình thực hiện công việc, hiện nay công ty đã triển khai phần mềm kế toán hiện đại của nước ngoài mặc dù chưa thay thế hoàn toàn công tác kế toán như ở các nước phát triển nhưng nó hỗ trợ đắc lực cho quản lý mang lại hiệu quả cao nhất là tính chính xác và tính đồng bộ của công tác kế toán; Việc thành lập trung tâm thông tin và công nghệ tin học vào năm 2006, cho ra đời trang Web của công ty là một bước tiến đáng kể trong công tác quản lý của PVFC. Vì vậy trong thời gian tới cần thiết nhanh chóng hoàn thiện phần mềm nghiệp vụ và thường xuyên cải tiến, nâng cấp phù hợp với yêu cầu hoạt động của công ty. 2.2.6. Giải pháp về quản lý danh mục đầu tư Mục đích cơ bản của việc xây dựng và quản lý Danh mục đầu tư PVFC là nhằm đưa ra được định hướng đầu tư trên toàn hệ thống PVFC, tối ưu hoá lợi nhuận và hạn chế rủi ro. Ðây là một quá trình liên tục và có hệ thống nhằm đưa ra được một chiến lược đầu tư và phân bổ vốn đầu tư trong từng thời kỳ của Công ty. Có 5 mục đích chính gồm: Định hướng hoạt động đầu tư Thống nhất quản lý đầu tư toàn hệ thống Hạn chế tối đa các rủi ro trong đầu tư. Nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư. Đảm bảo hoạt động đầu tư đúng quy định của NHNN, của Tập đoàn và quy chế của PVFC. * Cần xây dựng và quản lý danh mục đầu tư áp dụng tại PVFC: PVFC cần có phòng đầu mối thực hiện việc xây dựng và quản lý danh mục đầu tư toàn hệ thống. Hiện nay việc kiểm soát và thống kê danh mục vẫn chỉ được thực hiện thủ công nên không chính xác số liệu đầu tư, số liệu nắm giữ và số liệu uỷ thác, chuyển nhượng.Vì vậy công ty cần có phần mềm quản lý danh mục trên toàn hệ thống Hoạt động đầu tư hiện nay thường xuyên phát sinh ngoài danh mục đầu tư, điều này chứng minh việc xây dựng danh mục đầu tư chưa sát thực tế, chưa hiệu quả. Cần thiết hình thành một danh mục đầu tư đồng bộ áp dụng thống nhất cho từng giai đoạn. Việc xây dựng danh mục đầu tư mới chỉ thực hiện trên cơ sở các chi nhánh liệt kê tất cả các cơ hội đầu tư, chưa thực sự lựa chọn danh mục tối ưu và cân nhắc giá trị đầu tư. Điều này dẫn đến tình trạng danh mục đầu tư quá nhiều, tổng giá trị đầu tư dự kiến xây dựng quá lớn, vượt gấp 5 - 6 lần hạn mức cho phép. Danh mục đầu tư không nên dàn trải, dẫn đến không khống chế được hạn mức đầu tư. Việc quản lý danh mục hiện nay cũng chưa được thực hiện đầy đủ, chưa có đánh giá hàng quý với danh mục đã đầu tư, chưa có đề xuất nắm giữ hay chuyển nhượng, hoán đổi danh mục đầu tư. Cần tiến hành thẩm định lại các dự án, các cổ phần đã đầu tư để có phương hướng giải quyết nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho danh mục đầu tư. KẾT LUẬN Nhìn chung trong năm qua PVFC đã gặt hái được nhiều thành công to lớn và đang tiếp tục tiến bước trên con đường phát triển. Vừa đảm đương vai trò là định chế tài chính của tập đoàn Dầu khí Việt Nam vừa hoạt động của một công ty tài chính trong cơ chế thi trường đầy tiềm năng và mạo hiểm PVFC đã bứt phá thành công, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao và đồng thời trở thành một trong những công ty tài chính lớn mạnh nhất của cả nước. Có được những thành công trên là nhờ sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của toàn thể công ty, sự giúp đỡ chỉ đạo sát sao của tập đoàn dầu khí Việt Nam. Sự nỗ lực đó được thể hiện trên nhiều phương diện trong đó phải kể đến công tác quản lý, việc xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ nhiệt tình, sáng tạo, có văn hoá đạo đức nghề nghiệp, phải kể đến hoạt động đầu tư dự án liên tục phát triển và hiệu quả trong những năm gần đây, đã mang lại lợi nhuận lớn cho PVFC. Việc quản lý đầu tư tại PVFC sẽ vẫn là vấn đề cần quan tâm và cần được cải thiện nhiều hơn nữa vì sự phát triển vững mạnh của PVFC. TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình kinh tế đầu tư – Từ Quang Phương, Nguyễn Bạch Nguyệt. ĐH KTQD. NXB Thống kê 2004. 2.Giáo trình Quản lý Dự án Đầu tư – Nhà xuất bản giáo dục ( 2005) – TS. Từ Quang Phương. 3.Giáo trình Lập dự án Đầu tư – TS. Nguyễn Bạch Nguyệt. NXB Thống kê 2005. 4. PVFC_ Những cơ hội hợp tác và phát triển_Trần Văn Long. Phòng đầu tư _PVFC_2006. 5.Báo cáo tổng kết hoạt động đầu tư của PVFC năm 2001-2006 6.Tạp chí kinh tế và dự báo_ Các số năm 2006 7.Tạp chí Tài chính Dầu khí_Các số năm 2006 8.Trang Web của công ty tài chính Dầu khí: www.pvfc.com.vn 9.Trang Web của tập đoàn Dầu khí Việt Nam: www.petrovietnam.com.vn 10.Trang Web của Bộ kế hoạch và đầu tư: www.vir.com.vn 11.Một số tài liệu có liên quan khác

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc4904.doc
Tài liệu liên quan