Đề tài Thực trạng đầu tư vào ngành du lịch Việt Nam

Qua những phần phân tích ở trên ta thấy được tầm quan trọng của du lịch đối với đất nước nói chung và vùng nói riêng. Việc chú trọng đầu tư là cần thiết để đẩy mạnh sự phát triển du lịch. Trong xu thế hội nhập, toàn cầu hoá, hợp tác du lịch sẽ giúp chúng ta xích lại gần nhau hơn, đồng thời nhờ đó mà ngành du lịch của nước ta có cơ hội phát triển, học hỏi các nước đi trước. Ngành du lịch cũng đã có sự quan tâm của Đảng và các cấp chính quyền, trong tương lai không xa, ngành sẽ được đưa lên là ngành kinh tế mũi nhọn của những vùng có tiềm năng khi địa phương đó phát huy được thế mạnh của mình. Như vậy đẩy mạnh phát triển du lịch là điều kiện cần thiết để phát triển kinh tế, tạo việc làm, nâng cao đời sống của người dân.

doc31 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1291 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng đầu tư vào ngành du lịch Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oạt động nhằm tạo ra sản phẩm mới cho nền kinh tế làm tăng tiềm lực sản suất kinh doanh và mọi hoạt động xã hội khác,là điều kiện để tạo việc làm và nâng cao đời sống của mọi ngưòi dân trong xã hội. -Hoạt động đầu tư phát triển là quá trình sử dụng vốn đầu tư nhằm tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng các cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế nói chung, của địa phương, của ngành và của các cơ sở sản xuất dịch vụ nói riêng. II. Đặc điểm của đầu tư du lịch: 1. Vốn đầu tư cho một dự án tương đối lớn: Đối với du lịch, thường những dự án đầu tư xây dựng các khách sạn đạt tiêu chuẩn cao hoặc các khu thể thao, khu vui chơi giải trí quy mô lớn sẽ sử dụng một lượng vốn, vật tư lớn. Do đó để tránh và giảm rủi ro thì phải chuẩn bị tốt công tác nghiên cứu cơ hội đầu tư, nghiên cứu tiền khả thi và khả thi. Trong quá trình thực hiện phải phân bổ và huy động vốn phù hợp tiến độ. Đặc biệt cần xem xét khả năng của đơn vị để ra quyết định đầu tư phù hợp. Còn đối với những dự án khác như xây dựng nhà hàng, khách sạn vừa và nhỏ hay tôn tạo, sửa chữa các khu di tích... thường lượng vốn không lớn nên công tác quản lí và sử dụng đơn giản hơn. 2. Thời gian thực hiện đầu tư không dài: Các dự án đầu tư vào ngành du lịch có thời gian thực hiện thường từ 2-3 năm. Và các công trình, thành quả đầu tư phát huy tác dụng khi đã hoàn thành toàn bộ. Vì thế phải có kế hoạch phân tách hoặc kết hợp các công việc sao cho đảm bảo đúng tiến độ thi công, xây lắp, đảm bảo tiết kiệm và công trình có chất lượng. 3. Thời gian sản xuất kinh doanh dài: Tuổi đời của các dự án trong du lịch thường dài, do đó phải có biện pháp khấu hao hợp lí nhanh thu hồi vốn đầu tư. Đồng thời phải có kế hoạch xúc tiến đầu tư, nâng cấp, mở rộng đối với các dự án khách sạn và nhà hàng và kế hoạch đầu tư sang các khu di tích, danh lam thắng cảnh khác kết hợp cải tạo tu bổ công trình trước. Đầu tư vào lĩnh vực này khả năng thu hồi vốn nhanh, thường 2-4 năm sau khi đi vào hoạt động là thu hồi đủ vốn. Vì thế đây là ngành được sự chú ý lớn của các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài. 4. Sản phẩm của đầu tư hoạt động ngay nơi mà nó được tạo nên: Do đặc điểm này nên nó chịu ảnh hưởng của địa lý, địa hình, dân cư của vùng đó. Đặc biệt các di tích văn hoá lịch sử cần phải có sự bảo vệ lớn của dân cư. 5. Thường là ít rủi ro hơn đầu tư vào các lĩnh vực khác: Thời hạn thu hồi vốn đầu tư nhanh, vì thế mức độ rủi ro cũng giảm. III. Nguồn vốn đầu tư vào du lịch: Đầu tư vào du lịch bao gồm hai nguồn: nguồn trong nước và nguồn ngoài nước 1. Nguồn trong nước: 1.1. Nguồn vốn từ ngân sách: Đây là nguồn vốn do nhà nước cấp cho cơ sở thực hiện đầu tư (thành quả đầu tư thuộc sở hữu nhà nước) hoặc nhà nước hỗ trợ một phần cùng với vốn của nhân dân (sở hữu hỗn hợp). Trong du lịch thường nhà nước cấp vốn để sửa chữa, nâng cấp các khu di tích đã được xếp hạng, các cảnh quan, nơi lưu trú của khách du lịch..., nơi mà đầu tư vốn để thu hút nhiều du khách, tạo nhiều việc làm cho người lao động và bảo vệ cảnh quan. 1.2. Vốn tích luỹ của các doanh nghiệp: Đó là nguồn từ lợi nhuận để lại, vốn vay từ các tổ chức hoặc cá nhân, vốn cổ phần, vốn liên doanh liên kết, vốn từ việc phát hành trái phiếu... 1.3. Nguồn tiết kiệm của dân: Nguồn này còn khá lớn ở trong dân. Người dân thường để tiền ở dạng vàng, ngoại tệ, tiền mặt, cho vay lấy lãi hoặc gửi ngân hàng hoặc góp vốn vào các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch đã cổ phần hoá, nhất là trong điều kiện thị trường chứng khoán đã được khai trương ở nước ta thì đây là một nguồn thu hút mới có thể đáp ứng được nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển du lịch. 2. Nguồn vốn nước ngoài: 2.1. Vốn đầu tư trực tiếp: Vốn đầu tư trực tiếp là vốn của các doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài đầu tư sang các nước khác và trực tiếp quản lý hoặc tham gia quản lý quá trình sử dụng và thu hồi số vốn bỏ ra. 2.2. Vốn đầu tư gián tiếp: Vốn đầu tư gián tiếp là nguồn vốn của chính phủ, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ được thực hiện dưới các hình thức khác nhau là viện trợ hoàn lại, cho vay ưu đãi với thời hạn dài và lãi suất thấp, kể cả vay theo hình thức thông thường. Một hình thức phổ biến của đầu tư gián tiếp tồn tại dưới loại hình ODA- viện trợ phát triển chính thức của các nước công nghiệp phát triển. Vốn đầu tư gián tiếp thường lớn, cho nên có tác dụng mạnh và nhanh đối với việc giải quyết dứt điểm các nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của nước nhận đầu tư. 2.3. Nguồn kiều hối: Số người Việt Nam ở nước ngoài khá nhiều, và có một số lớn có vốn và kiến thức khoa học công nghệ. Hiện nay, nguồn vốn này đang được khuyến khích đầu tư về nước. IV. Nội dung của vốn đầu tư: Số vốn được sử dụng để đầu tư sẽ tạo ra tài sản cố định cho nền kinh tế, hoặc làm tăng tài sản cố định và tài sản lưu động, đảm bảo chu kỳ sản xuất. Chương II Thực trạng đầu tư vào ngành du lịch Việt Nam I. Vài nét về du lịch: 1. Khái niệm: Xét từ các gốc độ tiếp cận khác nhau ta có các du lịch khác nhau: - Xét từ gốc độ khách du lịch: Khách du lịch là loại khách đi xa nhà một thời gian nhất định, tiêu những khoản tiền tiết kiệm. - Xét về phạm vi và thời gian lưu trú: Du lịch là tập hợp các mối quan hệ và các hiện tượng phát sinh trong các cuộc hành trình và lưu trú của những người ngoài địa phương, nếu việc lưu trú đó không phải cư trú thường xuyên và không dính dáng đến hoạt động kỹ thuật, kinh tế và tổ chức liên quan đến các cuộc hành trình của con người và việc lưu trú của họ ngoài nơi ở thường xuyên với nhiều mục đích khác nhau, loại trừ mục đích hành nghề, kiếm lời hoặc đến thăm có tính chất thường xuyên. - Khái niệm tổng thể: Du lịch là quá trình hoạt động của con người rời khỏi quê hương đến một nơi khác với mục đích chủ yếu là thẩm nhận những giá trị vật chất và tinh thần đặc sắc, độc đáo khác lạ với quê hương, không nhằm mục đích sinh lợi được tính bằng đồng tiền. 2. Phân loại du lịch: Căn cứ vào nhu cầu của khách du lịch, tiềm năng du lịch và khả năng thực tế để hình thành các thể loại du lịch. Thể loại du lịch phát triển không ngừng do nhu cầu ngày càng đa dạng và nâng cao của du lịch. Nhìn chung xu thế du lịch thế giới hiện nay diễn ra theo hai thể loại lớn: du lịch xanh và du lịch văn hoá. 2.1. Du lịch xanh: Du lịch xanh là du lịch hoà mình vào thiên nhiên xanh với rất nhiều mục tiêu khác nhau như ngoạn cảnh, tắm biển, săn bắn, leo núi, nghỉ dưỡng, chữa bệnh. Trong du lịch xanh, xu hướng du lịch điền dã - đến các làng quê, bản làng đang thu hút ngày càng nhiều khách du lịch. Các công ty du lịch thuộc các tỉnh phía nam nước ta cũng đang đẩy mạnh du lịch điền dã như: du lịch kênh rạch, du lịch miệt vườn. Phía Bắc,điểm du lịch bản làng Hoà Bình, du lịch sông Cầu, du lịch rừng Cúc Phương, làng Vải Thanh Hà cũng đang chú trọng phát triển. Chúng ta phải hết sức coi trọng du lịch điền dã, bởi đây là thế mạnh của ta, vì Việt Nam là quê hương của làng lúa nước và mỗi làng vẫn còn giữ được nét nguyên bản của nó, phản ánh nền văn minh nông nghiệp, rất thú vị và hấp dẫn cho mọi loại khách. 2.2. Du lịch văn hoá: Du lịch văn hoá là loại hình mà du khách muốn được thẩm nhận bề dày lịch sử, bề dày văn hoá của một nước, thông qua các di tích lịch sử, các di tích văn hoá, những phong tục tập quán còn hiện diện bao gồm hệ thống đình, đền, chùa, nhà thờ, lễ hội, các phong tục tập quán về ăn, mặc, ở, giao tiếp. Nước ta rất có điều kiện để phát triển loại hình du lịch này đặc biệt các tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ, trong đó có thủ đô Hà Nội và vùng phụ cận có mật độ về di tích lớn. Do đó cần chú trọng đầu tư tôn tạo, sửa chữa các di tích để thu hút ngày càng nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế. 3. Nguồn lực để phát triển du lịch: 3.1. Nguồn lực nhân văn: Nước ta có dày truền thống văn hoá lâu đời. Hiện nay có nhiều di tích văn hoá, di tích lịch sử đã xếp hạng như : Văn Miếu (Hà Nội), cố đô Huế, phố cổ Hội An (Đà Nẵng),Yên Tử (Quảng Ninh), thánh địa Mỹ Sơn (Đà Nẵng), chùa hương (Hà Tây)... Dựa vào các yếu tố này để tổ chức các lể hội truyền thống hàng năm nhằm thu hút thập phương về tham gia và tham quan. 3.2. Nguồn lực thiên nhiên đa dạng: Tiềm năng ở dạng tự nhiên bao gồm: Cảnh quan, hệ sinh thái thực vật, khí hậu, thổ nhưỡng, sông ngòi, hang đọng, triền núi... nhiềuvà rãi khắp đất nước như: du lịch Sa Pa (Lai Châu); du lịch động Nhất Thanh, Nhị Thanh, Tam Thanh (Lạng Sơn); Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh); Du lịch Bạch Long Vĩ, Đồ Sơn, Cát Bà (Hải Phòng); vườn quốc gia Ba Vì (Hà Tây); rừng cấm quốc gia Tam Đảo (Vĩnh Phúc); Bích Động, động Địch Lộng (Ninh Bình); du lịch biển Sầm Sơn (Thanh Hoá); du lịch Cửa Lò (Nghệ An); du lịch động Phong Nha (Quảng Bình); du lịch sông Hương, núi Ngự (Huế); du lịch biển Nha Trang; thắng cảnh ở Đà Lạt; du lịch đảo Phú Quốc;... Nếu có chiến lược đầu tư và khai thác hợp lí những tiềm năng này, chúng ta sẽ tạo đà cho kinh tế vùng đó phát triển, tạo việc làm và thu nhập cho người lao động. 3.3. Dân cư và lao động: Lao động của con người là yếu tố quan trọng đảm bảo cho nền sản xuất tồn tại và phát triển. Trong các tổ chức kinh doanh du lịch cũng vậy, lực lượng lao động đóng vai trò quan trọng, họ thực hiện nhiệm vụ kinh doanh, tạo ra thu nhậpquốc dân, làm cho ngành du lịch vận động vá phát triển. Hơn thế nữa, những người lao động trong lĩnh vực du lịch còn thực hiện chức năng quan trọng thứ hai của mình là chức năng văn hoá, giao tiếp, là đại diện cho một đất nước,một nền văn hoá trước du khách nước nước ngoài. Khách du lịch nước ngoài tiếp xúc vứi một đất nước mới lạ với một nền văn hoá mới mẽ, trước hết là thông qua hướng dẫn viên, lái xe, đến phục vụ buồng, bếp, bả, những nhân viên này là cầu nối tình hữu nghị, mang những thông điệp đặc trưng về đất nước mình và nền văn hoá của đất nước mình, thuyết phục khách du lịch bằng những việc làm cụ thể và bằng những việc cụ thể và bằng văn hoá du lịch của mình. Như vậy, cố lượng,chất lượng,và cơ cấu lao động trong ngành du lịch nói chung, trong tổ chức kinh doanh du lịch nói riêng, sẽ quyết định chất lượng công tác kinh doanh của ngành và của tổ chức du lịch đó. 3.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật, thiết bị hạ tầng. Cơ sở vật chất kỹ thuật, thiết bị hạ tầng có vai trò đặc biệt đối với việc đẩy mạnh du lịch. Trong hoạt động du lịch, nếu mạng lưới và các phương tiện giao thôngvận tải phục vụ cho việc đi lại của con người mà tốt sẽ thu hút được nhiều người đi du lịch bởi vì những người đi du lịch có ít thời gian vẫn có thể tham gia du lịch dưới hình thức “du lịch ngắn ngày”. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tạo ra và thực hiện sản phẩm du lịch cũnh như quyết định mức độ khác các tiềm năng du lịch nhằm thoả mãn các nhu cầu của khách du lịch. Do đó để phát triển du lịch thì chúng ta phải đầu tư xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật châts kỹ thuật như:các khách sạn, nhà hàng, camping, cửa hiệu, trạm cung cấp xăng dầu, trạm y tế, nơi vui chơi thể thao... 3.5. Đường lối chính sách: Đường lối chính sáh là điều kiện quan trọng có tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm phát triển du lịch. Có một cơ chế thông thoáng, rõ ràng, thống nhất về đầu tư phát triển du lịch, về vấn đề đón khách quốc tế (thủ tục vào tham quan Việt Nam)... sẽ tạo điều kiện cho khách du lịch phát triểnvà khuyến khích mọi thành phần kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài vào du lịch thu hút ngày càng đong khách đến tham quan các điểm du lịch. 3.6. Nguồn lực bên ngoài: Việc đặt các văn phòng đại diện ở nước ngoài sẽ giúp cho sự quảng bá ngày càng rộng rãi về các di tích, lễ hội, danh lam thắng cảnh... của Việt Nam với bạn bè quốc tếđể thu hút mọi người đến tham quan và đầu tư ở Việt Nam. Đòng thời cũng tạo điều kiện cho các nước hợp tác với Việt Nam để hình thành tuyến du lịch xuyên quốc gia, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. 4. Đặc điểm của tiêu dùng du lịch: Ngành du lịch có tác động tích cực đến nền kinh tế của đất nước và của một vùng thông qua việc tiêu dùng của khách du lịch. Do đó hiểu rõ những đặc điểm tiêu dùng du lịch sẽ giúp các nhà đầ tư định hướng và đưa ra những chiến lược đầu tư đúng nhằm khai thác triệt để những lợi thế của mình. 4.1. Nhu cầu trong tiêu dùng du lịch là những nhu cầu đặc biệt: nhu cầu hiểu biết kho tàng văn hoá, lịch sử, nhu cầu vãn cảnh văn hoá, bơi và tắm biển, hồ, sông... của con người. Từ đó ta có thể lựa chọn địa điểm đầu tư phù hợp.Chẳng hạn để phù hợp với nhu cầu trên,ta sẽ xây dựng những nhà nghỉ ở gần các bãi tắm mua sắm phương tiện để đưa đón khách đi tham quan...Đồng thời đào tạo nhân viên để tiếp, đón, hướng dẫn khách du lịch chu đáo tận tình giúp du khách hiểu rõ văn hoá,lịch sử và con người Việt Nam. 4.2. Tiêu dùng du lịch thoả mãn các nhu cầu về hàng hoá (thức ăn,hàng hoá mua sẵn,hàng lưu niệm...)và đặc biệt chủ yếu là các nhu cầu về dịch vụ (lưu trú,vận chuyển hành khách,dịch vụ y tế,thông tin...). Mặt hàng lưu niệm ở nước ta chưa phát triển và chưa chú trọng đầu tư khai thác,nhiều điểm du lịch du khách đến không biết mua gì để làm lưu niệm,hoặc các điểm du lịch có hàng lưu niệm tương tự nhau và ít chủng loại,kiểu dáng,mẫu mã chưa thật độc đáo,chưa thoả mãn tính hiếu kỳ của du khách. Nắm được điểm yếu này nếu ta biết tận dụng những điêu kiện sẵn có của Việt Nam cộng với việc học hỏi bên ngoài để làm ra các mặt hàng lưu niệm phù hợp với từng nơi,từng vùng và có ý nghĩa đối với những danh thắng cảnh của vùng đó thì sẽ tạo ra một nguồn thu không nhỏ. Cũng tương tự như vậy các nhà đầu tư có thể đầu tư vào lĩnh vực ăn uống, nơi ở của du khách. Tưởng thức ẩm thực cũng là một trong những mục tiêu quan trọng trong chuyến du lịch của du khách. 4.3 Việc tiêu dùng các dịch vụ và một số hàng hoá (thức ăn) xảy ra cùng một thời gian và cùng một địa điển sản xuất ra chúng. Trong du lịch không phải vận chuyển du lịch và hàng hoá đến cho khách hàng, mà ngược lại, tự khách du lịch phải đến nơi có hàng hoá. Diều nqỳ là một lợi thế đối với nhà kinh doanh họ đồng thời sẽ giãm được chi phí vậ chuển hàng hoá, chi phí bảo quản, đồng tời sản phẩm của họ sẽ được quảng cáo bởi du khách đến tham quan. 4.4. Tiêu dùng du lịch xảy ra đồng thời theo thời vụ: Nhờ thế ta biết được nên sản xuất mặt hàng gì theo từng mùa để chủ động thong việc kinh doanh vàthay thế sản phẩm để tận dụng được lợi thế. Chính khoảng cách các thời vụ là thời gian nhằm tôn tạo, đầu tư, chuẩn bị tốt cho thời vụ sắp tới, để có thể chủ động và phục vụ tốt trong thời vụ này. 5. Vai trò của du lịch. 5.1. Thông qua tiêu dùng, du lịch tác động mạnh lên lĩnh vực lưu thông, do vậy gây ảnh hưởng lớn lên các lỉnh vực khác của quá trình tái sản xuất xã hội. 5.2. Kinh tế du lịch gây biến đổi lớn trong cơ cấu của cán cân thu chi của đất nước của vùng du lịch. Đối với du lịch quốc tế, việc khách mang ngoại tệ đến đổi và tiêu ở khu du lịch làm tăng tổng số tiền trong cán cân thu chi của vùng và của đất nước. Như vậy hoạt động của du lịch quốc tế là nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho đất nước. Ngoại tệ thu được từ du lịch quốc tế làm sống động cán cân thanh toán của đất nước du lịchvà thường được sử dụng để mua sắm máy móc, thiết bị cần thiết cho quá trình tái sản xuất xã hội. Do vậy, du lịch quốc tế góp phần xây dựng cơ sở vật chát kỹ thuật cho đất nước. Còn dối với du lịch nội địa, việc tiêu tiền của dân ở vùng du lịch chỉ gây biến động trong cơ cấu cán cân thu chi của nhân dân theo vùng, chứ không làm thay đổi tổng sốnhư tác động của du lịch quốc tế. Trong quá trình hoạt động du lịch đòi hỏi số lượng lớn vật tư và hàng hoá đa dạng. Ngoài việc khách hàng mang tiền kiếm được từ nơi khác đến tiêu ở vùng du lịch góp phần làm sống động kinh tế của vùng du lịch và đất nước du lịch. 5.3 Du lịch góp làm tăng thu nhập quốc dân (đối với du lịch quốc tế, hoạt động ăn uống trong du lịch nội địa, sản xuất hàng lưu niệm, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật... )trên hai mặt sámg tạo và sử dụng. 5.4. Thông qua lĩnh vực lưu thông mà du lịch có ảnh hưởng tích cực lên sự phát triển của nhiều ngành công nghiệp và nông nghiệp như : công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp gỗ, công nghiệp dệt, ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi... Du lịch luôn đòi hỏi hàng hoá có chất lượng cao, phong phú về chủng loại, mỹ thuật và hình thức. Do vậy, du lịch góp phần định hướng cho sự phát triển các ngành ấy trên các mặt : số lượng, chaats lượng, chủng loại sản phẩm và việc chyên môn hoá của các xí nghiệp trong sản xuất. ảnh hưởng của du lịch lên sự phát triển các ngành khác trong nền kinh tế quốc dân như: thông tin, xây dựng, y tế, văn hoá... cũng rất lớn. Sự sản sàng đón tiếp khách du lịch của một vùng không chỉ thể hiện ở chỗ những nơi đó có tài nguyên du lịch, mà bên cạnh chúng phải có cơ sở vật chất kỹ thuật, hệ thống đường sá, nhà ga, sân bay, bưu điẹn, ngân hàng, mạng lưới thương nghiệp.... Việc tận dụng đưa những nơi có tài nguyên du lịch vào sử dụng, kinh doanh đòi hỏi phải xây dựng ở đó hệ thống đường sá, mạng lưới thương nghiệp, bưu điện... qua đó cũng kích thích sự phát triển tương ứng của các ngành liên quan. Ngoài ra, du lịch phát triển còn đánh thức một số ngành sản xuất thủ công truyền thống phát triển. 5.5 Du lịch góp phần huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân vào trong chu chuyển, vì chi phí cho hành trình du lịch là từ tiền tiết kiệm của dân. 5.6. Việc xuất khẩu bằng du lịch quốc tế luôn đảm bảo doanh thu lớn hơn nhiều nếu cùng những hàng hoá đó đem xuất theo đường ngoại thương. Hàng hoá trong du lịch được xuất với giá bán lẽ, luôn đảm bảo cao hơn giá xuất theo đường ngoại thương là bán buôn. Trong nhiều thường hợp qua giá hàng trong du lịch quốc tế còn đảm bảo thu được “địa tô du lịch”. Đièu đó thể hiện ở giá của những cơ sở du lịch mằm trong trung tâm du lịch. Ví dụ: giá các khách sạn trung tâm thành phố, các khách sạn gần biển, quay ra biển... luôn cao hơn giá các khách sạn xa trung tâm thành phố, xa biển và không nhìn được ra biển. Đó làg chưa kể đén những trường hợp ở ngoại thương do nhu cầu ngoại tệ, phải xuất khẩu với giá hàng thấp hơn giá thành sản xuất ra chúng và do vậy số lỗ càng tăng khi xuất khẩu đi càng nhiều. 5.7. Du lịch là phương tiện giáo dục lòng yêu đất nước, giữ gìn và nâng cao truyền thống dân tộc. Thông qua các chuyến đi tham quan, nghỉ mát, vãn cảnh... người dân có điều kiện làm quen với cảnh đẹp, với lịch sử văn hoá dân tộc, qua đó thêm yêu đất nước mình. Sự phát triển du lịch còn góp phần khai thác, bảo tồn các di sản văn hoá dân tộc, góp phần bảo vệ và phát triển môi trường thiên nhiên xã hội. II. Tình hình thu hút và sử dụng vốn đầu tư trong những thời gian qua: 1. Thành quả đạt được: 1.1. Về vốn đầu tư: Trong những năm qua, ngành du lịch đã huy động được một lượng lớn vốn đầu tư từ nhiều nguồn khác nhau (ngân sách nhà nước, tư nhân, nguồn hợp tác và đầu tư nước ngoài...). Trong khoảng thời gian từ năm 1988 đến năm 1999 đã có 237 dự án đầu tư vào du lịch với số vốn đăng kí là 7585 triệu USD, chủ yếu đầu tư xây dựng khách sạn, văn phòng cho thuê, phát triển đô thị..., trong đó vốn đã thực hiện 2553 triệu USD (chiếm 33,66%). Số vốn đầu tư xây dựng cơ bản của ngành du lịch những năm gần đây thể hiện qua bảng sau: Bảng 1: Vốn đầu tư xây dựng cơ bản toàn xã hội 1996-1998 phân theo ngành kinh tế, tính theo giá hiện hành (Đơn vị tính: tỷ đồng) 1996 1997 1998 Tổng số 79.367,4 96.870,4 97.336,1 Khách sạn và nhà hàng 4.619,5 5.390,5 4.305,7 (Nguồn: Niên giám thống kê 1998, 1999) Vốn xây dựng cơ bản của khách sạn và nhà hàng chỉ chiếm hơn 4% tổng số vốn đầu tư xây dựng cơ bản toàn xã hội (năm 1996 chiếm 5,82%; năm 1997 chiếm 5,56%; năm 1998 chiếm 4,42%) và tỉ lệ này giảm dần qua các năm, mặc dù năm 1997 xét về lượng tuyệt đối thì vốn đầu tư xây dựng cơ bản của ngành khách sạn và nhà hàng có tăng hơn so với năm 1996 là 771 tỷ đồng. Và lượng vốn năm 1998 so với năm 1997 giảm 1084,8 tỉ đồng. Như vậy lượng vốn đầu tư xây dựng cơ bản của ngành khách sạn và du lịch giảm dần qua các năm. Một phần nguyên nhân là do hiệu quả hoạt động trong lĩnh vực này giảm dần. Các kết quả đầu tư hoạt động không hết công suất. Chẳng hạn năm 1998 vốn đầu tư vào du lịch cả nước là 168,2 tỉ đồng (theo giá hiện hành) trong đó đầu tư cho xây lắp: 35,3 tỉ đồng; đầu tư cho thiết bị là 131,7 tỉ đồng ; đầu tư cho xây dựng cơ bản khác là 1,2 tỉ đồng. Như thế lượng vốn đầu tư chủ yếu giành cho mua sắm, sửa chữa thiết bị chiếm 78,3%. Xét về lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào du lịch trong những năm qua thể hiện ở bảng sau ; Bảng 2: Số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (1988-1999) phân theo ngành kinh tế: Số dự án Tổng vốn đăngký ( tỉ USD) Vốn pháp định (tỉ USD) Tổng số 2.800 27,0884 17,0481 Khách sạn và nhà hàng 200 4,812 2,0698 (Nguồn: Niên giám thống kê năm 1999) Ta thấy trong khoảng thời gian 1988-1999 số dự án đầu tư vào khách sạn và nhà hàng chiếm 7,145 tổng số dự án đầu tư với số đăng kí chiếm 17,76% và vốn pháp định chiếm 12,14%. Như vậy số dự án và lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong ngành khách sạn và nhà hàng có đóng góp đáng kể vào đầu tư của đất nước. Xét riêng hai năm 1998 và 1999 ta thấy lượng vốn đăng kí đầu tư vào khách sạn nhà hàng giảm mạnh (635,6 triệu USD). Bảng 3: Số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (1998-1999) phân theo ngành kinh tế : Năm Số dự án Số vốn đăng kí (triệu USD) Số vốn pháp định (triệu USD) 1998 5 783,6 31,8 1999 6 148 14,9 (Nguồn : Niên giám thống kê 1998-1999) Và số đối tác nước ngoài đầu tư vào Việt Nam cũng đa dạng: ở Tây Âu, châu á, châu úc, Bắc Mỹ... đặc biệt là các nước ở châu á (Đài Loan, Hồng Công,Singapo, Hàn Quốc, Nhật Bản).Họ chủ yếu đầu tư vốn vào lĩnh vực khách sạn dưới hình thức liên doanhvà đầu tư vào những thành phố kớn như: đầu tư xây dựng khách sạn Metrpole 48 triệu USD (Hà Nội), khách sạn cột cờ Thủ Ngữ 76 triệu USD (Thành phố Hồ Chí Minh),khách sạn DAEWoo (Hà Nội),khách sạn Hilton (Hà Nội), khách sạn New World (Thành phố Hồ Chí Minh).... Đối với nguồn vốn đầu tư trong nước hơn 10 năm qua (1988-1999) ta đã thu hút được 2773 triệu USD. Như vậy lượng vốn trong nước đầu tư vào du lịch ít hơn nước ngoài, chiếm 36,56% tổnh số vốn đăng kí đầu tư vào du lịch. Những năm trở lại đây chúng ta đã có sự khuyến khích các nhà đầu tư trong nước và người dân tham gia đầu tư vào du lịch. Số khách sạn và nhà hàng của tư nhân và nhà nước đã được đầu tư và đưa vào phuc vụ khá nhiều, góp phần vào sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. 1.2. Đóng góp vào sản phẩm quốc nội: Những năm qua ngành du lịch đã có những đóng góp tích cực vào tổng sản phẩm quốc nội. Thể hiện ở bảng sau: Bảng 4: Tổng sản phẩm trong nước theo giá hiện hành phân theo ngành kinh tế (Đơn vị tính:tỉ đồng ) 1995 1996 1997 1998 1999 Tổng số 228.892 272.036 313.623 361.016 399.942 Khách sạn và nhà hàng 8.625 9.776 11.307 12.404 13.341 (Nguồn: NGTK 1999) Bảng 5 : Tổng sản phẩm trong nước theo giá hiện hành phân theo ngành kinh tế (Đơn vị tính:%) 1995 1996 1997 1998 1999 Tổng số 100 100 100 100 100 Khách sạn và nhà hàng 3,77 3,59 3,61 3,44 3,34 (Nguồn: NGTK 1999) Qua bảng 4 ta thấy ngành du lịch (khách sạn và nhà hàng )đã đóng góp vào sản phẫm quốc nội ngày càng tăng về tuyệt đối. Năm 1996 đóng góp vào GDP tăng 1135 tỉ đồng (=9776-8625) so với năm 1995 và cứ tiếp tục như thế năm 1997 tăng 1097 tỉ đồng, năm 1999 so với năm 1998 tăng 937 tỉ đòng. Như vậy chỉ năm 1997 so với năm 1996 tăng cao hơn năm 1996 so với năm 1995. Còn từ năm 1997 trở đi, phần gia tăng các năm sau so với năm trước giảm dần. Xét về so tương đối ta thấy rất rõ : năm 1995 lĩnh vực khách sạn và nhà hàng chiếm tỉ trọng trong sản phẩm quốc nội là cao nhất 8,77% so với năm tiếp theo, năm 1996 nó giảm đi 0,18% chỉ còn chiếm 3,59%. Đến năm 19977 tỉ trọng đó lại tăng lên 0.02% (không đáng kể), chiếm 3,61% và các năm sau tỉ trọng tiếp tục giảm xuống. Đây là hiện tượng không tốt bởi vì chúng ta đang phấn đấu nâng dần tỉ trọng dịch vụ trong tổng sản phẩm quốc nội.Nếu xét về số tuyệt đối qua các năm lượng đóng góp của ngành khách sạn nhà hàng vào GDP có tăng, nhưng tăng không đáng kể, tức là tốc độ tăng không bằng tốc độ tăng của các ngành khác nên dẩn đến tỉ trọng của chúng giảm. Để đánh giá rõ hơn nguyên nhân trên ta xét doanh thu của ngành du lịch để xem xét kết quả kinh doanh trong những năm qua: Bảng 6 : Kết quả kinh doanh của ngành du lịch 1996-1999. 1996 1997 1998 1999 Số lượt khách ngành du lịch phục vụ (lượt khách) 9.970.234 9.380.521 9.449.600 8.317.557 Tổng số doanh thu của các đơn vị kinh doanh du lịch (tỉ đồng) Trong đó: -phục vụ khách quốc tế -phục vụ khách trong nước -phục vụ người VN đi du lịch nước ngoài 5.969,480 3.206,608 2.747,547 15,325 6.430,175 3.575,707 2.811,558 62,910 6.631,049 3.387,624 3.196,613 46,812 6.519,861 3.792,377 2.673,080 54,405 (Nguồn: NGTK 1999) Doanh thu du lịch năm 1990 chỉ có 650 tỉ đồng, nhưng năm 1996 đã tăng lên đến 5969,48 tỉ đồng; gấp hơn 9 lần năm 1990, và liên tục tăng trong những năm sau: Năm 1997 tăng 460,695 tỉ đồng so với năm 1996; năm 1998 tăng 200,874 tỉ đồng so với năm 1997; năm 1999 giảm 111,188 tỉ đồng so với năm 1998. Trong đó nếu xét về doanh thu của các bộ phận cấu thành tổng doanh thu của toàn ngành du lịch thì ta thấy doanh thu từ sự phục vụ khách quốc tế là cao nhất trong các năm: Năm 1996 chiếm đến 53,72% tổng doanh thu toàn ngành; năm 1997 chiếm 55,61%; năm 1998 chiếm 51,09%; năm 1999 chiếm 58,17%. Như vậy liên tục qua các năm doanh thu từ việc phục vụ khách quốc tế quyết định doanh thu toàn ngành du lịch (chiếm trên 50%); thứ đến là doanh thu từ việc phục vụ khách trong nước cũng khá cao (năm 1996 chiếm 46,02%; năm 1997 chiếm 43,72%; năm 1998 chiếm 48,21%; năm 1999 chiếm 41%), còn doanh thu từ việc phục vụ những người Việt Nam đi du lịch nước ngoài không đáng kể (dưới 5% tổng doanh thu toàn ngành). Như vậy, qua số liệu trên (1996-1999) ta thấy tốc độ tăng doanh thu trong ngành du lịch giảm dần và thậm chí doanh thuuu năm 1999 còn thấp hơn năm 1998 đến 111,188 tỉ đồng. Có thể nói doanh thu ngành du lịch tăng không đáng kể và giảm là nguyên nhân đưa đến sự đóng góp của ngành vào tổng sản phẩm quốc nội tăng chậm và tỉ trọng giảm dần từ năm 1997 đến nay. Xét về hiệu quả sử dụng vốn thì trong ngành du lịch cao hơn các ngành khác. Đến năm 1998, ngành du lịch chỉ được cấp có 1,89% so với tổng vốn đầu tư nhưng hiệu quả là 2,03 đồng ; trong khi đó công nghiệp là 0,57 đồng, bưu điện là 0,53 đồng....Như vậy đầu tư vào du lịch hiệu quả một đồng vốn cao hơn các ngành khác rất nhiều, so với ngành công nghiệp nó gấp gần 4 lần (3,56 lần), còn so với ngành bưu điện thì nó gấp 5,8 lần. Chính vì hiệu quả cao hơn này, trong giai đoạn đầu của quá trình mở cửa,lượng vốn đầu tư vào lĩnh vực này chiếm tỷ trọng lớn. Nếu dựa theo bản qui hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kì 1995-2010 thì mục tiêu tổng quát của ngành du lịch Việt Nam đến năm 2000 đón 3,5-3,8 triệu khách quốc tế. Doanh thu từ du lịch quốc tế (không kể vận chuyển) đạt khoảng 2,6 tỉ USD vào năm 2000 và khoảng 11,8 tỉ USD vào năm 2010. Dự kiến đến năm 2000 ngành du lịch sẽ đóng góp 9,6% và đến năm 2010 khoảng 12% tổng sản phẩm quốc nội của cả nước. Nếu tính cả GDP của ngành du lịch và các ngành dịch vụ liên quan đến hoạt động du lịch thì dự kiến chỉ số nói trên sẽ đạt 18,6% vào năm 2000 và 27% vào năm 2010. Như vậy ngành công nghiệp không khói này đã và đang có những đóng góp to lớn cho nền kinh tế. 1.3. Tạo ra công ăn việc làm: Trong 10 năm (1990-1999) trở lại đây lượng khách quốc tế vào nước ta tăng lên 7 lần, khách nội địa tăng 10,5 lần, hoạt động du lịch đã tạo việc làn cho 15 vạn lao động trực tiếp và hàng vạn lao động gián tiếp. Sau đây sẽ xem xét số lao động làm việc trong ngành du lịch của khu vực nhà nước ở bảng sau: Bảng 7: Lao động bình quân trong khu vực nhà nước phân theo ngành kinh tế (Đơn vị tính: Nghìn người) 1995 1996 1997 1998 1999 Tổng số 3.053,1 3.137,7 3.266,9 3.3833,0 3.370,4 Khách sạn và nhà hàng 34,6 37,7 37,3 38,4 35,6 (Nguồn: NGTK 1999) Qua bảng trên ta thấy lĩnh vực du lịch đã giải quyết được việc làm cho một số lao động trong khu vực nhà nước, tuy rằng tỉ lệ đó chưa nhiều và biến động tương đối thất thường (năm 1995 chiếm 1,13% tổng số lao động làm việc trong khu vực nhà nước; năm 1996 chiếm 1,2%; năm 1997 chiếm 1,14%; năm 1998 chiếm 1,135%; năm 1999 chiếm 1.06%). Từ đó ta thấy số lao động trong ngành du lịch năm 1999 chiếm tỉ trọng thấp nhất, và số lao động phục vụ trong khách sạn & nhà hàng năm 1996 tăng so với năm 1995 là 3100 người, năm 1997 so với năm 1996 giảm 400 ngưòi, năm 1998 so với năm 1997 tăng 1100 người, còn năm 1999 (sơ bộ) so với năm 1998 giảm 2800 người. Như vậy năm 1996 có tốc độ tăng cao nhất và năm 1999 số lao động trong ngành này giảm mạnh. Dù thế thì ngành du lịch cũng đã góp phần giải quyết việc làm cho người lao động và tạo thu nhập cho họ. Thu nhập bình quân của số lao động làm việc trong lĩnh vực khách sạn & nhà hàng trong khu vực nhà nước có xu hướng tăng dần qua các năm. Thể hiện ở bảng sau: Bảng 8: Thu nhập bình quân một người một tháng của lao động trong khu vực nhà nước phân theo ngành kinh tế (giá hiện hành) (Đơn vị tính: Nghìn đồng) 1995 1996 1997 1998 1999 Tổng số 478,2 543,2 642,1 697,1 698,3 Khách sạn và nhà hàng 580,2 642,3 614,7 645,7 655,3 (Nguồn: Niên giám thống kê 1999) So với thu nhập bình quân chung của cả nước thì hai năm 1995 và 1996 ngành du lịch có thu nhập bình quân cao hơn khoảng 100.000 đồng. Còn những năm 1997, 1998, 1999 thì nó thấp hơn thu nhập bình quân chung, nhưng so với ngành thì nó tăng dần (trừ năm 1997). Ngoài những lao động trong ngành du lịch của khu vực nhà nước thì khu vực ngoài quốc doanh số lao động tham gia trong ngành du lịch cũng cao, chiếm khoảng 60% toàn bộ lao động phục vụ ngành du lịch. Họ tham gia lao động trong các doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp tư nhân, dưới hình thức là người trực tiếp quản lý hoặc làm thuê. Bộ phận này đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy ngành du lịch phát triển. Nước ta có tỉ lệ thất nghiệp cao (năm 1998 tỉ lệ thất nghiệp là 6,85%; năm 1999 là 7,4%). Vì thế việc chú trọng đầu tư phát triển ngành du lịch theo đúng hướng và biết dựa vào tiềm năng du lịch của mỗi vùng để phát huy thế mạnh của vùng đó sẽ góp phần đáng kể tạo việc làm, hạ thấp tỉ lệ thất nghiệp. Tiềm năng du lịch của nước ta rất phong phú, có đầy đủ các loại hình du lịch và trải rộng từ Bắc vào Nam như: du lịch bồi dưỡng sức khỏe, nghỉ biển, du lịch hang động, du lịch chơi golf, thể thao, câu cá, sông nước, du lịch cho người ham thích thủ công mỹ nghệ, du lịch làng nghề truyền thống, sinh vật cảnh, lễ hội, sinh hoạt văn hoá truyền thống dân tộc, du lịch hội nghị, festival... Chúng ta nên dựa vào thế mạnh này để đưa ra chiến lược phát triển du lịch lâu dài, chú trọng đào tạo nguồn nhân lực. Nhà nước nên khuyến khích các địa phương thực hiện và hỗ trợ vốn. 1.4. Mang lại cho đất nước một cơ sở hạ tầng vật chất quan trọng: Trong các năm qua nhờ có sự đầu tư của nước ngoài và đầu tư trong nước vào lĩnh vực du lịch mà hệ cơ sở vật chất kỹ thuật được tạo ra, nâng cấp ngày càng hiện đại. Chúng ta đã có được một hệ thống công trình kiến trúc phục vụ cho việc lưu trú của khách du lịch hiện đại, ngang bằng với các nước trong khu vực như khách sạn (ở Hà Nội có: Daewoo, Niko, Metrophle, tháp Hà Nội, Metritus, SAS, Hilton, Green Park...; ở thành phố Hồ Chí Minh có: New World, Ommi, Equatorial, Royal...; ở Huế có khách sạn Century; khách sạn Palace (Đà Lạt); Novotel (Phan Thiết)...). Nhiều khách sạn được xếp hạng đạt tiêu chuẩn 2, 3, 5 sao. Chỉ tính riêng trên địa bàn Hà Nội hiện nay có tới gần 70 khách sạn được xếp hạng. Chúng ta cũng có được một hệ thống công trình kiến trúc phục vụ cho việc ăn uống, giải trí cho khách du lịch như: nhà hàng, quán bar, vũ rrường, bể bơi, sân thể thao... Chẳng hạn như sân Golf-Đồng Mô, Đà Lạt, Phan Thiết, Thủ Đức...; công viên Đầm Sen, suối Tiên (thành phố Hồ Chí Minh); công viên nước Hồ Tây (Hà Nội); bể bơi Tây Hồ... Ngoài ra, còn có một hệ thống công trình phục vụ cho việc mua sắm hàng hoá, vật lưu niệm và các dịch vụ phụ trợ khác (hiệu giặt là, cắt tóc...); các phương tiện và trang bị vận chuyển khách du lịch các loại xe, gara ôtô...; các xí nghiệp công nghiệp thuộc tổ chức du lịch nhằm cung cấp hàng hoá, dịch vụ cho du khách (xưởng bánh mì, bánh kẹo...) và các trang thiết bị khác (trang thiết bị nội thât, dụng cụ, phương tiện phục vụ, tư liệu sản xuất...). 1.5. Đóng góp vào ngân sách nhà nước: Trong những năm qua nhờ sự đầu tư tăng nên ngành du lịch đã có những bước phát triển rõ rệt. Và ngành đã có những đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước. Thể hiện ở bảng sau: Bảng 9: Đóng góp ngân sách nhà nước của ngành du lịch (Đơn vị tính: tỉ đồng) 1992 1993 1994 1995 1996 1997 Nghành du lịch 229 400 800 780 740 840 (Nguồn: Tổng cục du lịch) Ngành đã đóng góp vào ngân sách liên tục tăng ở giai đoạn đầu (những năm này tốc độ đầu tư vào ngành du lịch cũng tăng), đặc biệt tăng mạnh ở năm 1994, so với năm 1993 tăng 400 tỉ đồng-gấp đôi năm 1993. Tuy năm 1995, 1996 ngành có giảm sự đóng góp cho ngân sách nhà nước nhưng giảm không nhiều và năm 1997 lại tăng, đạt mức đóng góp cao nhất so với tất cả các năm (840 tỉ đồng). Như vậy đầu tư thúc đẩy ngành du lịch phát triển sẽ tạo ra một nguồn thu cho ngân sách nhà nước. 1.6. Có một đội ngũ lao động có tay nghề, kỹ thuật cao: Theo thống kê, năm 1999 toàn ngành du lịch có 15 vạn cán bộ công nhân viên, trong đó có 3% đạt trình độ đại học và trên đại học, 40% được đào tạo và bồi dưỡng qua các trường dạy nghề và đào tạo tại chỗ. Tuy số lao động qua đào tạo là thấp so với tổng số lao động phục vụ trong ngành du lịch nhưng những người này đã hoạt động có năng suất cao và sáng tạo trong quản lý, phục vụ khách du lịch. Đội ngũ lao đông lành nghề chủ yếu tập trung ở hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh-nơi có nhiều khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế đang hoạt động. Chẳng hạn ở Hà Nội gần 400 lễ tân viên của các khách sạn được xếp sao đều tốt nghiệp đại học và thông thạo ít nhất một ngoại ngữ. Từ 40-50% số lễ tân viên sử dụng thành thạo 2 ngoại ngữ (thường là tiếng Anh với tiếng Pháp hay tiếng Nga, tiếng Đức, tiếng Trung). Còn ở các khách sạn liên doanh có khoảng 13% lễ tân viên được đào tạo nghiệp vụ và kiến thức về lễ tân khách sạn, du lịch. Còn ở các khách sạn quốc doanh có khoảng 40% lễ tân viên được đào tạo nghiệp vụ và kiến thức về khách sạn, du lịch (chủ yếu trình độ trung cấp). Vậy nên để giữ chân và thu hút khách thì đội ngũ nhân viên phục vụ phải đáp ứng được các nhu cầu của khách, đảm bảo cho khách được thoải mái trong việc ăn, ở và hiểu biết về văn hoá, truyền thống... của Việt Nam. Muốn thế ta phải chú trọng đào tạo và đào tạo lại đội ngũ lao động trong du lịch để đáp ứng ngày càng cao các yêu cầu của ngành. 1.7. Nhiều điểm du lịch được đầu tư tôn tạo, sửa chữa và nâng cấp: Trong những năm gần đây, du lịch là một ngành đã và đang được chú trọng đầu tư phát triển. Ngành du lịch đã thu hút được nhiều khách quốc tế, khách nội địa tham quan và doanh thu của ngành cũng tăng cao-tỉ lệ thuận với lượng khách tham quan. Do đó nhiều điểm du lịch được chú ý đầu tư tôn tạo để thu hút ngày càng đông lượng khách du lịch, đặc biệt là khách quốc tế. Chẳng hạn ở Huế dự án quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di tích cố đô giai đoạn 1996-2010 với tổng vốn đầu tư là 720 tỉ đồng. Từ cuối năm 1996 đến cuối năm 1998, các cơ quan chức năng đã phục chế, trùng tu được hơn 50 công trình lớn như lăng Gia Long, lăng Minh Mạng, lăng Tự Đức, Hiển Lâm Các, điện Long An...cùng số tiền đầu tư là gần 70 tỉ đồng. Ngoài ra họ còn đầu tư vào Huế dưới dạng hỗ trợ hoàn toàn như: Hội người yêu Huế ở Mỹ đã tài trợ 50.000 USD để sửa chữa cửa Quảng Đức; chính phủ Nhật tài trợ 100.000 USD cho công trình cổng Ngọ Môn; chính phủ Thái Lan giúp đỡ 20.000 USD cho Hưng Miếu; đại sứ Canada dành 10.000 USD cho bảo tồn nhà Bát Giác phía Đông. Dự án xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên Phù Mát (Nghệ An) được tổ chức EU tài trợ với tổng số vốn trên 20 triệu USD... Hiện nay các khu di tích lịch sử, di tích văn hoá, cảnh đẹp tự nhiên như: thánh địa Mỹ Sơn, phố cổ Hội An (Đà Nẵng); động Phong Nha (Quảng Bình); tháp Chàm... đang được đầu tư với phương thức huy động vốn từ nguồn ngân sách, sự hỗ trợ của đồng bào và bạn bè quốc tế. 1.8. Đem lại nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho đất nước: Các nước du lịch phát triển thu nhập ngoại tệ từ du lịch chiếm tới 20% hoặc hơn thu nhập ngoại tệ của đất nước. Đối với nước ta, lượng khách quốc tế đến Việt Nam có xu hướng tăng. Mà những du khách này khi chi tiêu họ phải đổi ngoại tệ sang tiền việt nam đồng. Nhờ đó mà họ cung cấp cho chúng ta một nguồn ngoại tệ. Theo số liệu thống kê và báo cáo của Tổng cục du lịch, năm 1995 khách du lịch quốc tế đến Việt Nam ước đạt 1.300.000 lượt người. Số người Việt Nam đi du lịch nước ngoài đạt trên 10.000 lượt người. Thu bằng ngoại tệ chiếm 62% tổng doanh thu.Trong khi số lượng khách quốc tế đến Việt Nam ngày càng tăng: năm 1997 đạt 1.715.637 lượt người; năm 1998 đạt 1.520.128 lượt người; ngày 8/12/2000 đạt 2.000.000 lượt người, chất lượng dịch vụ ngày càng cao nên doanh thu ngày một gia tăng. Theo đánh giá của Tổng cục du lịch, mỗi khách quốc tế lưu lại Việt Nam khoảng 6,5 ngày và mỗi ngày chi tiêu trung bình là 80 USD. Như vậy hàng năm khách quốc tế cung cấp trên 790,4 triệu USD cho đất nước thông qua chi tiêu du lịch. 1.9. Có một hệ thống thông tin du lịch rộng rãi và hiện đại: Hiện nay du lịch Việt Nam đã và đang được quảng bá ngày càng rộng rãi thông qua hệ thống thông tin như: sách, báo, phương tiện truyền thanh, truyền hình, mạng internet, văn phòng đại diện ở nước ngoài... Chúng ta đã có văn phòng đại diện tại một số thị trường trọng điểm như: Pháp, Italia, CHLB Đức, Thái Lan, Nhật, Nga, Xingapo, Mỹ... ; và cũng đã tham gia vào các diễn đàn, hội nghị, hội chợ du lịch và hội chợ thương mại quốc tế. Ngoài các thành tựu trên thì việc ngành du lịch phát triển sẽ kéo theo một số ngành liên quan cung phát triển như những ngành nghề sản xuất hàng lưu niệm, hàng ăn, giao thông vận tải... 2. Những yếu kém: 2.1. Sử dụng vốn đầu tư chưa hiệu quả, nhiều công trình xây dựng ồ ạt gây lãng phí, một số kết quả hoạt động chưa hết công suất: Nước ta sau một thời gian mở cửa, đã trở thành môi trường đầu tư hấp dẫn và gây được sự quan tâm chú ý của nhiều khách du lịch quốc tế. Trong năm 1997 có hơn 1,7 triệu khách du lịch nước ngoài tới nước ta, tăng 8% so với năm 1996 và khách trong nước đạt 8,5 triệu, tăng 30% so với năm 1996. Cùng với lượng khách tăng, doanh thu du lịch năm 1997 cũng tăng, cả năm đạt gần 7000 tỉ đồng. Tốc độ tăng khách du lịch trung bình hàng năm 30%. Như vậy nhu cầu lưu trú tăng lên, trong khi đó cơ sở vật chất ngành du lịch còn rất nghèo nàn chưa đáp ứng đủ nhu cầu, nhất là đầu những năm 90, khách du lịch buộc phải ở trong những điều kiện chưa được tiện nghi. Và những năm 92-94 các khách sạn đều đạt công suất sử dụng phòng bình quân năm 80%, nhiều khách sạn đạt xấp xỉ 96% (cung nhỏ hơn cầu). Sau đó nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đã mạnh dạn dồn vốn vào lĩnh vực này và chỉ sau 3 năm 94-96 thị trường khách sạn “sôi động” hẳn. Hàng loạt nhà hàng, nhà khách được đầu tư nâng cấp, sửa chữa hoặc xây mới thành khách sạn. Từ chỗ năm 1993 cả nước có 854 khách sạn với tổng số 36.000 phòng, sang năm con số này là 2318 khách sạn với 50.000 phòng và đến cuối năm 1997 có 3050 khách sạn với 55.600 phòng. Số lượng khách sạn tăng quá nhanh so với nhu cầu dẫn đến công suất sử dụng buồng giảm dần: năm 1993 công suất sử dụng phòng đạt 90%; năm 1995 đạt 75%; năm 1996 55%. Do vậy, giữa các khách sạn đã xẩy ra cạnh tranh quyết liệt bằng cách hạ giá phòng. Một số đã giảm đến 50%, phổ biến ở mức 20-30%. Như vậy do cung vượt quá nhu cầu của du khách đã dẫn đến hiện tượng lãng phí ở nhiều khách sạn. Mặt khác ta thấy vẫn xẩy ra hiện tượng sử dụng vốn chưa hiệu quả: nhiều công trình đang làm dở không có vốn để làm tiếp (do bên liên doanh không chịu đóng góp tiếp như đã cam kết và những lí do khác: xét thấy khi đi vào hoạt động công trình sẽ có kết quả không cao... ) hoặc có dự án bị thu hồi giấy phép đầu tư vì không góp vốn như hợp đồng đã cam kết như: khu đô thị Nam Thăng Long (2,1 tỉ USD), công ty khách sạn đại lộ Kim Liên (72 triệu USD), công ty Kimbo Sài Gòn (223 trệu USD)... hoặc trường hợp các khu di tích được cấp vốn để trùng tu bị bỏ giữa chừng vì thiếu vốn hay do thực hiện một lúc nhiều địa điểm dẫn đến cái nào cũng dở dang. 2.2. Cơ cấu đầu tư chưa hợp lí: Trong thời gian qua theo ước tính của một số chuyên gia đầu tư thì có tới hơn 80% lượng vốn đầu tư vào du lịch là để xây các khách sạn nhà hàng (cơ sở lưu trú), khoảng gần 10% đầu tư vào vận tải du lịch. Các lĩnh vực lữ hành, vui chơi, giải trí... rất ít được đầu tư. Như vậy, xét về mặt khách quan thì thấy rằng đầu tư vào kinh doanh khách sạn nhà hàng ít rủi ro hơn và dễ quản lý hơn. Song xét về mặt chủ trương chính sách lại cho thấy: - Tình trạng đầu tư trong lĩnh vực lữ hành còn bị hạn chế.Các doanh nghiệp tư nhân chưa được làm lữ hành quốc tế.Các doanh nghiệp lữ hành của các nghành,các tổ chức xã hội được cấp giấy phép hành nghề còn ít. - Nhà nước chưa có chính sách cụ thể để khuyến khích đầu tư vào các khu vui chơi, giải trí. ở khâu này kinh doanh còn lãi ít hơn, thu hồi vốn chậm hơn nhưng lại không được ưu tiên nên không thu hút được vốn đầu tư. Đây cũng là nguyên nhân hạn chế hiệu quả vốn đầu tư của ngành du lịch. 2.3. Quản lý đầu tư chưa chặt chẽ, chưa khoa học. Do thiếu hướng dẫn cụ thể nên nhiều khách sạn, nhà hàng mới xây dựng đã phải thay đổi và nâng cấp,trang trí nội thất, nhiều khách sạn xây dựng không phù hợp với kinh doanh du lịch. Một số thành phố lớn, nhiều khách sạn mini, nhiều nhà hàng mọc lên bất chấp qui hoạch, cảnh quan thành phố và môi trường...Do vậy,đầu tư kinh doanh trong du lịch đã phần nào tạo ra sự lộn xộn trong kinh tế. 2.4. Cơ sở hạ tầng còn kém. Một số vùng có đầy đủ tiềm năng để phát triển du lịch, nhưng do không có đường giao thông cho xe ôtô hoặc do chỗ ăn, ở cho khách chưa có, hệ thống điện, nước không đáp ứng được yêu cầu của khách nên vẫn chưa thu hút nhiều du khách đến tham quan, ngành du lịch ở đó chưa phát triển. Chẳng hạn như vào động Tam Thanh ( Lạng Sơn ) phải đi bộ một quãng xa nếu trời mưa-vì xe ôtô không vào được,và Hang Gió cũng như thế; hay ở đảo Tuần Châu (Quảng Ninh) nước ngọt không có và chưa có nhà nghỉ cho du khách khi họ muốn đến đảo này để sau đó đi tham quan vịnh Hạ Long... 2.5. Hệ thống cơ chế, chính sách còn nhiều tồn tại, do đó chưa hấp dẫn các nhà đầu tư. Chúng ta chưa có sự ưu tiên đặc biệt nào để khuyến khích các nhà đầu tư vào các điểm du lịch sãn có trong tự nhiên để kết hợp khai thác và nâng cấp. Ta cũng chưa khuyến khích mạnh mẽ mọi người đóng góp, đầu tư trùng tu các khu di tích lịch sử, di tích văn hoá. 2.6. Thiếu vốn đầu tư: Hiện nay đầu tư vào các khu di tích lịch sử,khu di tích vaen hoá, tổ chức lễ hội và các tiềm năng tự nhiên chủ yếu là vốn của nhà nước. Nhưng do nguồn vốn có hạn và phải đầu tư trên diện rộng nên chưa đáp ứng được nhu cầu vốn của các địa phương trong cả nước. 2.7. Mặt khác do thủ tục nhập cảnh của Việt Nam rườm rà, thái độ đón tiếp của nhân viên hải quan, trật tự tại sân bay...đã hạn chế số khách du lịch quốc tế vào Việt Nam. Chẳng hạn cùng một tour du lịch thì các du khách quốc tế sẽ chọn Thái Lan hoặc Trung Quốc-nơi mà mọi thủ tục và sự phục vụ hấp dẫn hơn Việt Nam. Chương III Một số biện pháp thu hút và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư vào du lịch I. Phương hướng phát triển ngành du lịch những năm tới: Tiếp tục đẩy mạnh phát triển du lịch theo hướng du lịch văn hoá, sinh thái; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, phát triển cả du lịch quốc tế và nội địa, đưa du lịch thành ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, góp phần thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, đảm bảo hiệu quả cả về kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh, quốc phòng. Huy động được 6,2 tỉ USD đầu tư vào du lịch giai đoạn 2001-2010. Những chỉ tiêu cụ thể phải đạt vào năm 2010 là: - Đón được 6-7 triệu lượt khách quốc tế, 25 triệu lượt khách trong nước. Đạt tổng thu nhập xã hội từ du lịch 5-6 tỉ USD. - Có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật khách sạn, dịch vụ, phương tiện vận chuyển, thông tin liên lạc,... đủ phục vụ những hội nghị quốc tế lớn. - Có 5-6 khu du lịch tổng hợp lớn, tạo thành hạt nhân liên kết các điểm du lịch, các khu du lịch các vùng, các tiểu vùng, các địa phương để thu hút nhiều khách đến và lưu giữ khách ở Việt Nam lâu hơn, tiêu tiền nhiều hơn: Khu du lịch Hạ Long-Cát Bà (Quảng Ninh-Hải Phòng) Khu du lịch Thuận An (Huế) Khu du lịch Long Hải-Phước Hải (Bà Rịa-Vũng Tàu) Khu du lịch Văn Phong-Đại Lãnh (Khánh Hoà) Khu du lịch Dankia-Suối Vàng (Đà Lạt-Lâm Đồng) Khu du lịch Phú Quốc (Kiên Giang) II. Một số biện pháp thu hút và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư vào ngành du lịch: Để đầu tư vào kinh doanh du lịch phù hợp với yêu cầu phát triển ngành du lịch và khắc phục tình trạng trên, và để nâng cao hiệu quả của vốn đầu tư, thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư cần phải giải quyết các vấn đề sau: 1. Trên cơ sở qui hoạch tổng thể, các tỉnh (thành phố) cần tiến hành qui hoạch cụ thể cho địa phương mình. Và phải có sự chỉ đạo tập trung thống nhất trong việc thực hiện quy hoạch của tất cả các ngành, các cấp trên từng vùng lãnh thổ. Kiên quyết ngăn chặn và xử lý kịp thời các hiện tượng vi phạm quy hoạch trong đầu tư xây dựng. 2. Có các chính sách ưu đãi về lãi suất vốn vay, miễn giảm thuế cho các doanh nghiệp đầu tư vào vui chơi giải trí hoặc tạo ra các tuyến du lịch mới. Trong một số trường hợp, có thể cho độc quyền khai thác đối với các doanh nghiệp này trong một khoảng thời gian nhất định. 3. Giải quyết nhanh gọn, tập trung các thủ tục hành chính đối với các chủ đầu tư nước ngoài để tạo sự thuận tiện, thoải mái cho họ trong đầu tư. Trong điều kiện hiện nay của nước ta thì đầu tư nước ngoài đóng một phần quan trọng, nó đã có những đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Trong lĩnh vực khách sạn và du lịch, muốn thu hút được đông đảo các nhà đầu tư nước ngoài thì cần phải có sự ưu đãi đối với họ và phải tạo được môi trường đầu tư hấp dẫn hơn các nước khác. Còn đối với nguồn ODA cũng cần phải tranh thủ tối đa cho phát triển nói chung và du lịch nói riêng. Muốn vậy thì phải mở rộng quan hệ hợp tác với các nước khác trên lĩnh vực du lịch, phối hợp với các tổ chức quốc tế về du lịch (WTO, PATA, ASEANTA) nhằm tận dụng tối đa sự ủng hộ và giúp đỡ của họ, đặc biệt là việc đầu tư phục hồi, cải tạo các khu di tích lịch sử, di tích văn hoá, danh lam thắng cảnh và cơ sở hạ tầng. 4. Tổng cục du lịch đề xuất triển khai các dự án liên quan tới du lịch, có ý kiến với bộ kế hoạch đầu tư trong việc cấp giấy phép đầu tư các dự án du lịch, triển khai quy hoạch phát triển du lịch tổng thể cả nước cũng như quy hoạch của từng vùng, từng địa phương, cân đối các lĩnh vực cần thu hút đầu tư nước ngoài với các hình thức FBI, BOT, ODA. Công bố rộng rãi các dự án kêu gọi đầu tư và hình thức đầu tư của ngành du lịch qua các hội nghị, hội chợ chuyên ngành... 5. Tiến hành cổ phần hoá và có thể tư nhân hoá một số khách sạn và nhà hàng để tập trung vốn. Những nơi cần hình thành các khu du lịch lớn có thể làm việc này mạnh hơn để có vốn đầu tư mở rộng vùng theo yêu cầu quy hoạch nếu như thấy việc cổ phần hoá, tư nhân hoá là cần thiết. Cổ phần hoá khách sạn sẽ tạo động lực mới vì các cổ đông đã gắn quyền sở hữu với thu nhập từ tư liệu do họ sở hữu. Người có cổ phần quan tâm đến hiệu quả kinh doanh, cho nên họ quan tâm đến chất lượng quản lý và lựa chọn cán bộ có đủ năng lực ra quản lý công việc điều hành. Như thế hoạt động kinh doanh càng có hiệu quả. Mặt khác, cần khuyến khích cán bộ công nhân viên mua cổ phiếu của công ty cổ phần để đưa họ từ vị trí làm thuê lên vị trí làm chủ bằng các biện pháp hỗ trợ như: - Nhà nước cho vay không tính lãi để cán bộ công nhân viên mua cổ phiếu, được trả dần bằng cổ tức hàng năm trong một thời hạn nhất định. - Cho vay có tính lãi nhưng lãi suất thấp hơn cổ tức bình quân hàng năm - Bán chịu cổ phiếu trả dần hàng năm theo hình thức cứ mua một cổ phiếu bằng tiền mặt thì được mua chịu một cổ phiếu... Đồng thời khuyến khích mọi tầng lớp nhân dân mua cổ phiếu hoặc tự đầu tư kinh doanh hoặc gửi tiết kiệm, hạn chế cất tiền (vàng, ngoại tệ, tiền mặt,..). 6. Đầu tư cho đa dạng hoá, phong phú chất lượng sản phẩm du lịch, chú trọng khai thác và đầu tư vào nguồn tài nguyên du lịch thiên nhiên sẵn có, các tuyến, điểm du lịch, các địa chỉ văn hoá, các khu vui chơi, giải trí. 7. Hình thành quỹ phát triển du lịch. Kết luận Qua những phần phân tích ở trên ta thấy được tầm quan trọng của du lịch đối với đất nước nói chung và vùng nói riêng. Việc chú trọng đầu tư là cần thiết để đẩy mạnh sự phát triển du lịch. Trong xu thế hội nhập, toàn cầu hoá, hợp tác du lịch sẽ giúp chúng ta xích lại gần nhau hơn, đồng thời nhờ đó mà ngành du lịch của nước ta có cơ hội phát triển, học hỏi các nước đi trước. Ngành du lịch cũng đã có sự quan tâm của Đảng và các cấp chính quyền, trong tương lai không xa, ngành sẽ được đưa lên là ngành kinh tế mũi nhọn của những vùng có tiềm năng khi địa phương đó phát huy được thế mạnh của mình. Như vậy đẩy mạnh phát triển du lịch là điều kiện cần thiết để phát triển kinh tế, tạo việc làm, nâng cao đời sống của người dân. Tài liệu tham khảo Sách Kinh tế đầu tư. Chủ biên: Nguyễn Ngọc Mai Sách Thống kê du lịch. Tác giả: PTS Nguyễn Cao Thường và PTS Tô Đăng Hải Sách Du lịch và kinh doanh du lịch. Tác giả: Trần Nhạn Sách Địa lý du lịch. Tác giả: Nguyễn Minh Tuệ Niên giám thống kê 1998, 1999 Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam 1995-2010 Tạp chí Con số và sự kiện số 1/1996, số 1/1997, số 1/1998, số năm 2000 Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới số 6/1999, số 2/2000 Tạp chí Du lịch Việt Nam số năm 1995, 1996, 1997, 1998, 1999, 2000 Tạp chí Phát triển kinh tế số 108/1999, số 113/2000 Tạp chí Kinh tế và phát triển số 5/1995 Tạp chí Kinh tế và dự báo số 2/1996 Tạp chí Thương mại số 6/2000, số 7/2000 Thời báo kinh tế Việt Nam số 36/1999, số 70/1999, số 2/2000, số 11/2000, số 52/2000 Báo đầu tư số ra ngày 24/6/1999, ngày 31/1/2000, ngày 5/4/2000./ mục lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docC0264.doc
Tài liệu liên quan