CNPM là một ngành công nghiệp quan trọng của CNTT. Với mục tiêu “xây dựng CNPM thành một ngành kinh tế mũi nhọn, có tốc độ tăng trưởng cao, góp phần hiện đại hoá và phát triển bền vững các ngành kinh tế xã hội” các doanh nghiệp PM nói riêng và cả nước nói chung đang hăm hở trên con đường xây dựng và phát triển ngành công nghiệp tuy còn non trẻ nhưng lại là chiếc chìa khoá vàng mở ra một kỷ nguyên mới “kỷ nguyên của thông tin và công nghệ cao”. Mặc dù mới chỉ là những bước đi chập chững đầu tiên nhưng nền CNPM của chúng ta đã có những thành công nhất định. Nhưng bên cạnh đó cũng phải thẳng thắn nhìn nhận là CNPM của chúng ta còn tồn tại không ít những khó khăn bất cập đòi hỏi phải đánh giá một cách nghiêm túc để có thể từ đó đưa ra những định hướng đúng đắn và các giải pháp hữu hiệu cụ thể. Với khuôn khổ chỉ hơn 30 trang của bài viết quả thực chưa nói được gì nhiều nhưng tác giả hi vọng đã phản ánh một cách trung thực hiện trạng CNPM ở Việt Nam hiện nay, phác thảo phần nào những phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm tháo gỡ những khó khăn tồn tại của nó và mang lại cho người đọc cái nhìn tổng quan về một vấn đề “Thực trạng và định hướng xây dựng , phát triển CNPM ở Việt Nam” là một đề tài hay, một lĩnh vực còn mới mẻ đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục đi sâu nghiên cứu và mở rộng. Có những khía cạnh hay lĩnh vực mà do những giới hạn nhất định, bài viết mới chỉ đề cập đến chưa đi sâu phân tích đánh giá như vấn đề khu công nghệ cao, vấn đề vai trò của thương mại điện tử đối với CNPM . có thể nghiên cứu thêm để đề tài thêm phong phú và hoàn chỉnh.
32 trang |
Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 757 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng định hướng xây dựng và phát triển công nghiệp phần mềm ở Việt nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đời cùng với sự ra đời của MTĐT nên sự phát triển của CNPM cũng gắn liền với sự phát triển của MTĐT. Khi phần cứng của MTĐT được cải tiến , tốc độ xử lí và sức chứa của bộ nhớ trong tăng lên thì các ngôn ngữ lập trình cũng chuyển biến từ ngôn ngữ máy sang ngôn ngữ dễ hiểu hơn đối với con người. Ngôn ngữ lập trình đã phát triển qua bốn thế hệ hầu như tương đương với các hệ phần cứng của MTĐT
Ngôn ngữ máy tính chính là ngôn ngữ thế hệ thứ nhất. Để có thể “giao tiếp” với các máy tính điện tử thế hệ thứ nhất các nhà lập trình bằng ngôn ngữ máy, một công việc hết sức nặng nhọc và tiêu tốn nhiều lao động
Thế hệ thứ 2 của các ngôn ngữ lập trình ra đời vào khoảng những năm1950. Chúng gọi là các ngôn ngữ kí hiệu. Đại diên là ngôn ngữ ASEMBLER dùng cho các máy IBM. Thay cho việc các con số, vậy giờ người lập trình có thể dùng các kĩ hiệu có vẻ “ngôn ngữ hơn” như Add (cộng), SUB ( SUBtract, nghĩa là trừ), LOAD (Nạp)... và thay cho các địa chỉ cụ thể ở trong bộ nhớ có thể viết các địa chỉ tương đối như KHU- A, KHU B...
Khi MTĐT tiến vào thế hệ thứ 3 ( giữa thập kỷ 60) thì thế hệ thứ 3 của ngôn ngữ lập trình cũng đã bắt đầu từ trước đó vào khoảng nửa thập kỷ. Các ngôn ngữ cấp cao như FORTRAN (FORmula TRANslator), ALGOL (AlGOrithmic Language, nghĩa là ngôn ngữ thuật toán), COBOL (COmman Business Oriented Language: ngôn ngữ hướng kinh doanh)... đã được sáng lập và dần dần hoàn thiện. Lần đầu tiên các nhà lập trình được viết các công thức toán học và các câu tựa tiếng Anh như IF, THEN, ELSE, PRINT, SORT... trong chương trình. Họ không cần “hướng dẫn” mấy tính tỉ mỉ đến từng phép toán cộng, trừ, nhân, chia nữa. Mỗi lệnh trong ngôn ngữ cấp cao được dịch thành nhiều lệnh trong ngôn ngữ máy.
Các ngôn ngữ thế hệ 4 xuất hiện vào cuối những năm 70 và vẫn đang tiếp tục phát triển. Các ngôn ngữ Visula BASIC, Visual C+ +, Delphi và JAVA thuộc thế hệ này. Ngôn ngữ thế hệ 4 rất “thân thiện với người dùng”, thành thử rất dễ dùng, cả những người dùng cuối cùng (end - user) tức là những người không chuyên về máy tính cũng có thể sử dụng.
Điều kiện để phát triển CNPM
Như chúng ta đã biết CNPM là ngành CN không đòi hỏi chi phí đầu tư quá cao, không đòi hỏi nhiều diện tích để xây dựng cơ sở hạ tầng, không đòi hỏi quá nhiều trang thiết bị máy móc công nghệ kỹ thuật cao và đặc biệt là không phải đền bù giải toả như việc xây dựng một khu CN hay khu chế xuất. Tuy nhiên, bất cứ một quốc gia nào muốn có một nền CNPM tiên tiến phát triển thì phải đảm bảo được các điều kiện sau:
Thứ nhất, đó là phải xây dựng đội ngũ làm PM (nguồn nhân lực). Như đã nói ở trên CNPM là nền CN dựa trên cơ sở tri thức nên con người là nhân tố trung tâm có tính chất quyết định.
Thứ hai là vốn. Để có thể có một nền CNPM phát triển cần phải có cơ sở hạ tầng vật chất nhất định, một đội ngũ các chuyên gia làm PM và các chi phí liên quan khác. Tất cả các nhân tố ấy cần phải có vốn để có thể duy trì hoạt động.
Thứ ba đó là công nghệ. Công nghệ ở đây phải được hiểu là công nghệ phần cứng và công nghệ phần mềm. Thiếu đi yếu tố này coi như thiếu đi công cụ hữu dụng nhất trong việc phát triển CNPM.
Thứ tư, là thị trường (chủ yếu là thị trường đầu ra). cũng như sản phẩm của mọi nền CN khác, sản phẩm của CNPM cũng cần phải có thi trường tiêu thụ. Không đảm bảo được điều kiện này không thể khuyến khích cho CNPM phát triển.
Thứ năm, là các quy chế, chính sách của nhà nước. Yếu tố này được coi là chất xúc tác, thúc đẩy các nhân tố của CNPM phát triển.
Ngoài các nhân tố kể trên còn các nhân tố khác nữa, song đây là năm điều kiện cơ bản tiên quyết không thể thiếu. Chúng đảm bảo cho một nền CNPM tồn tại và phát triển.
II/ Kinh nghiệm phát triển CNPM ở một số nước phát triển.
Đầu tiên phải kể đến “vương quốc của PM” ấn Độ - quốc gia mà năm 2000 vừa chào đón công dân thứ một tỉ của mình. Với số dân đông thứ 2 thế giới, ấn độ đã từng thành công trong hai cuộc cách mạng “xanh” và “trắng” nay lại nêu tấm gương sáng cho các nước đang phát triển trong cuộc cách mạng thông tin bằng những bước tiến khổng lồ của mình trên đường đua tri thức. Ngành CNPM ấn độ bắt đầu phát triển từ những năm 1992 và đến năm 1998 đã trở thành trung tâm hàng đầu về lĩnh vực cung cấp PM, dịch vụ máy tính và lập trình viên quốc tế cho thị trường CNTT thế giới. Mức tăng trưởng hàng năm của ngành CNPM sản xuất PM ấn độ luôn vượt quá 50% và giá trị xuất khẩu đạt 2400 tỉ rubi. Trong giai đoạn đầu, các công ty tin học ấn độ thường chỉ làm các công việc gia công PM viết chương trình từng phần theo đơn đặt hàng cho các tập đoàn tin học lớn như Microsoft, IBM, Apple... Sau đó các công ty này thực hiện các dịch vụ thử nghiệm, kiểm tra, sửa chữa, sửa sai (debugging) và cung cấp hệ thống sản xuất phần mềm. Theo báo cáo hàng năm của hiệp hội các công ty dịch vụ PM ấn độ, đến hết tháng 9/1999, Mỹ là thị trường phần mềm lớn nhất của ấn độ (58%) kế đến là Châu âu (21%), Nhật(4%), phần còn lại 17%. Hiện nay, ấn độ có hơn 750 công ty tin học, thu hút khoảng 160.000 lao động. Các công ty này tập trung hoạt động tại các khu vực trung tâm sầm uất như Bangalore, New Deli, Bombay, Madras và Hyđerabad. Uỷ ban quốc gia về công nghệ thông tin ấn độ dự báo, đến năm 2008 doanh số của ngành CNPM sẽ đạt 85 tỉ USD/năm, trong đó ít nhất là 50 tỉ USD thu từ xuất khẩu PM. theo các chuyên gia tin học, sở dĩ ấn độ có nền CNPM phát triển nhanh và nhiều triển vọng như vậy là nhờ vào sự nhạy bén và bắt nhịp nhanh với nhu cầu thông tin của thị trường quốc tế. Nhưng có những yếu tố cơ bản làm nên thành công cho CN ấn độ là:
- Nhân lực: các chuyên gia lập trình đang làm việc trong các công ty tin học của ấn độ hay cho các tập đoàn là lực lượng được đào tạo chính quy và bài bản tại các trường đại học và học viện kĩ thuật chuyên môn ấn độ.
- Ngôn ngữ: có lịch sử từng là thuộc địa của anh nên cư dân ở thành phố lớn hầu hết sử dụng ngôn ngữ Anh để giao tiếp.
- Vai trò của chính phủ: có chính sách thông thoáng cho hoạt động của các công ty tin học. Sắp tới chính phủ sẽ tiến tới tự do hoá tin học, Internet và viễn thông - viễn thám.
- Sự đóng góp không nhỏ của các doanh nhân nước ngoài gốc ấn.
Có thể nói thành công ngày hôm nay của PM ấn độ xứng đáng là bài học cho các nước noi theo, đặc biệt là Việt Nam. Điều quan trọng không phải là dập khuôn mà cần phải xác định cho đúng điểm mạnh, tiềm năng của CNPM Việt Nam (23,15)
ở Trung Quốc, cách đây hang chục năm, chính phủ đã bỏ ra hàng chục tỉ USD để xây dựng cơ sở hạ tầng cho ngành vô tuyến viễn thông làm cơ sở cho việc phát triển CNTT sau này. Ngày nay, hệ thống đó đã phát huy tác dụng tốt. Trong việc phát triển CNPM, Trung Quốc đặc biệt coi trọng việc sử dụng internet, coi đó là chiếc chìa khoá để bước vào một nền kinh tế thế giới hiện đại. Hiện nay, ở Trung Quốc đã có gần 10 triệu người sử dụng internet, trở thành nước thứ 2 sau Mỹ về số người sử dụng thông tin hiện đại này. Phấn đấu đến cuối năm 2001, 80% các công ty Trung Quốc đều được nối mạng.
ở khu vực Đông Nam á, Singapore nổi lên như một nền kinh tế có sức cạnh tranh cao nhất thế giới ( qua nhiều cuộc bình chọn của các năm gần đây). Làm thế nào mà một đất nước chỉ với trên 3 triệu dân, tài nguyên không có gì đặc biệt lại làm được điều thần bí đến như vậy? Để có được kết quả như vậy, một trong những hướng đi của Singapore là đào tạo nguồn nhân lực tốt. Ngay từ cuối năm 1998, Uỷ ban cạnh tranh của Singapore (csc) đã công bố phát triển nguồn nhân lực trong một thập kỷ tới với mục tiêu là “tri thức hoá” lực lượng lao động. Có nghĩa là nguồn nhân lực này phải có khả năng thích nghi cao độ với những ngành công nghệ tiên tiến trong các lĩnh vưc công nghệ sinh học, y học, vật liệu mới đặc biệt là CNPM. Ngay từ năm 1994, ngành CNPM ở nước này đã có doanh thu 49,35 tỷ USD chiếm 42% giá trị sản phẩm công nghệ chế tạo có giá trị cao ở Singapore.
Ngày nay, mọi hoạt động từ sinh hoạt xã hội đến sản xuất và dịch vụ, từ hành chính đến giáo dục, từ việc làm đến học tập và sinh hoạt trong các gia đình... tất cả đều được tin học hoá một cách rộng rãi.
Đài Loan hiện nay là một trong những nơi sản xuất hàng đầu thế giới về máy tính cá nhân và phụ tùng linh kiện. Việc thúc đẩy buôn bán thông qua mạng Internet đâng được chính phủ nước này đặc biệt quan tâm trong kế hoạch làm tăng hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ vốn chiếm tuyệt đại bộ phận trong số lượng các doanh nghiệp hiện nay ở Đài Loan. Nước này đang phấn đấu để đến cuối năm 2001 doanh thu buôn bán qua mạng Internet phải đạt 18,5 tỉ USD.
Phát triển CNPM chẳng những được coi trọng ở từng nước đang phát triển mà nó còn được coi là tổ chức liên kêt giữa các nước này đưa vào thành các chương trình hoạt động quan trọng trong tiến trinhf toàn cầu hoá của mình. Cụ thể gần đây vào ngày 24,25/11/2000 tại Singapore, Hội nghị cao cấp không chính thức ASEAN đã bàn về một hiệp định thương mại điện tử ASEAN (E - ASEAN) sẽ được ký kết trong thời gian gần đây và dự kiến thực hiện vào năm 2010. Theo đó các hội viên ASEAN sẽ thống nhất một chính sách chung đối với Internet, các biện pháp phát triển cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực, giảm thuế và các hàng hoá dịch vụ CNTT... Hiệp định này sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho ASEAN trong việc hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, nhất là CNPM.
Thực trạng CNPM ở nước ta hiện nay.
Hoà nhập cùng cuộc cách mạng CNTT - CNPM đang diễn ra sôi nổi, Việt Nam đã sớm nhận thức được rằng phát triển CNPM thành một ngành kinh tế mũi nhọn. Chính vì vậy, ngày 04 tháng 8 năm 1993 nghị quyết 49/CP của chính phủ về CNTT ra đời có thể coi như chúng ta đã đặt viên gạch đầu tiên trong công cuộc xây dựng và phát triển CNPM ở Việt Nam. Từ đó đến nay liệu chúng ta đã làm được những gì và còn vướng mắc khó khăn những gì ?
1.Thành tựu
Thực hiện Nghị quyết số 49/CP ngày 04 tháng 8 năm 1993 của Chính phủ về phát triển CNTT ở nước ta đã đạt được những thành tựu có ý nghĩa nhất định thể hiện sự cố gắng vượt bậc của Đảng, Nhà nước và các doanh nghiệp trong việc xây dựng và phát triển CNPM.
+ Cần phải nhình nhận rằng so với trước đây chúng ta đã có nhận thức hơn về vai trò cũng như tầm quan trọng của CNPM trong cuộc CM CNTT. Nếu như trước những năm 1990, chúng ta còn có một nhận thức hết sức mơ hồ về PM và CNPM (hai khái niệm này gần như chưa xuất hiện ở Việt Nam trong những năm này) thì đến nay CNPM đã được định nghĩa một cách rõ ràng và có định hướng phát triển cụ thể. Điều đó đóng vai trò quan trọng trong việc chúng ta hoạch định những mục tiêu, chiến lược lâu dài và đảm bảo tính đúng đắn của các mục tiêu đó. Với quan niệm nhất quán là: CNPM là một ngành kinh tế mới, có giá trị gia tăng cao, có nhiều triển vọng. Nghị quyết của Chính phủ số 07/2000 NQ - CP ngày 05/6/2000 về xây dựng và phát triển CNPM đã đưa ra mục tiêu cho giai đoạn 2000 - 2005 là: Xây dựng CNPM thành một ngành kinh tế mũi nhọn có tốc độ tăng trưởng cao, góp phần hiện đại hoá và phát triển bền vững các ngành kinh tế - xã hội, nâng cao năng lực quản lý của Nhà nước và đảm bảo an ninh quốc gia. Phát huy tiềm năng trí tuệ của người Việt Nam, đặc biệt là của thế hệ trẻ, chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao cho những thập kỷ tới. Phấn đấu đến năm 2005 đạt giá trị sản lượng khoảng 500 triệu USD. Việc đề ra mục tiêu thể hiện việc đánh giá đúng khả năng nội tại, thể hiện một sự trưởng thành trong nhận thức của những nhà hoạch định đường lối của chúng ta.
+ Bước đầu đã có đầu tư đáng kể trong việc phát triển CNPM. Theo ước tính năm 1999 tổng chi tiêu cho phần mềm và dịch vụ là 40 triệu USD chiếm 18% trong tổng chi tiêu cho CNTT. Với mức tổng chi tiêu cho CNTT năm 1999 là 220 triệu USD thì con số 40 triệu USD quả là quá khiêm nhường nếu không muốn nói là quá nhỏ bé. Nhưng thử nhìn lại chỉ mới 3 năm trước đây thôi ( 1996) khi mà tổng giá trị đầu tư cho PM và dịch vụ chỉ vỏn vẹn có 2 triệu USD ( chiếm 5 % tổng số trị giá phần cứng 40 triệu USD) thì ta mới thấy đây quả là một nỗ lực không nhỏ của Việt Nam, của các nhà làm PM Việt Nam trong điều kiện còn khó khăn trăm bề của đất nước.
+ Thị trường PM và dịch vụ phần mềm trong nước cũng có những chuyển biến đáng ghi nhận. Trong 5 năm từ 1994 đến 1999 chúng ta đã đẩy thị trường phần mềm trong nước từ chỗ không có gì 0% thành 5%. Con số 5% có vẻ chẳng thấm tháp vào đâu so với 95% thị trường phần cứng nhưng mới 5 năm thì con số đó có thể nói là một sự khởi đầu không đến nỗi tồi của CNPM ở Việt Nam đang chập chững bước đi những bước đầu tiên.
+ Mặc dù chủ yếu là các PM may đo( làm theo đơn đặt hàng) nhưng nền CNPM của chúng ta đã nâng dần tỷ trọng các sản phẩm PM nội địa trong tổng giá trị sản phẩm phần mềm, giảm dần các PM ngợi nhập. Các PM trên thị trường chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực sau: quản lý hành chính Nhà nước, quản luý doanh nghiệp, giáo dục - giải trí, sản xuất hoặc dịch vụ. Một phần ba trong số chúng thuộc về quản lý hành chính. Đây cũng là tỷ lệ lớn nhất. Bởi vì nhà nước gần đây chú trọng vào cải cách các thủ tục hành chính. Các PM cho quản lý doanh nghiệp, sản xuất và dịch vụ chiếm tỷ trọng lần lượt là 30%, 9% và 2%. Ta có thể biểu diễn trên biểu đồ tròn sau:
Hình 1: Tỷ lệ PM theo các lĩnh vực khác nhau
Quản lý hành chính
Quản lý doanh nghiệp
Dịch vụ
Khác
Giáo dục và giải trí
Sản Xuất
+ CNTT nói chung và CNPM nói riêng bước đầu đã được ứng dụng trong các ngành kinh tế - kỹ thuật và giảng dạy trong hệ thống giáo dục quốc dân. Xuất phát từ vai trò và dặc thù của CNPM mà chỉ trong một thời gian rất ngắn nó đã ăn sâu bén rễ vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trở thành một trợ thủ đắc lực trong việc giải quyết các công việc hàng ngày. Về kinh tế, xin được trích dẫn một ví dụ về PM ở TP Hồ Chí Minh. Qua việc hỏi ý kiến các công ty cho rằng thực hiện tin học hoá có 81% các công ty cho rằng thực hiện tin học hoá giúp họ giảm chi phí; 67% tin rằng tin học hoá giúp họ tăng năng suất; 56% cho rằng tin học hoá sẽ tạo lợi thế cho khách hàng và tạo nét khác biệt cho sản phẩm. Chỉ 3% là tỏ ra không quan tâm.
Hình 2: ý kiến của các công ty về việc tin học hoá
Theo tiến sĩ tin học Trần Thanh Trai, một thành viên của nhóm thực hiện cuộc khảo sát điều tra nói trên, đã nhận xét rằng qua cuộc khảo sát cho thấy máy vi tính đã được sử dụng nhiều nhất tại các doanh nghiệp ở chức năng kế toán, tài chính ( 97%), trong khi chức năng sản xuất chưa nhiều ( 64%). Việc áp dụng máy tính vào quản lý bán hàng và nguồn nhân lực còn khiêm tốn (72% và 75% ). Đặc biệt đáng lưu ý là tỷ lệ sử dụng máy tính của ngành điện và điện tử còn ít hơn các ngành khác.
Bên cạnh việc CNTT được đưa vào các lĩnh vực kinh tế - kỹ thuật nó còn được đưa vào giảng dạy trong hệ thống giáo dục quốc dân. Đây là chương trình thí điểm từ vài năm nay của Chính phủ Việt Nam và nó đang tỏ ra hết sức có hiệu qủa. Các PM giáo dục được đưa vào phổ cập từ bậc tiểu học đến đại học và hiện nay đang thí điểm với chương trình mẫu giáo. Đến nay ngoài việc phục vụ mục đích trước mắt là tin học hoá nhà trường còn nhằm phục vụ một mục đích xa hơn đó là đào tạo các chuyên gia phần mềm trong tương lai.
+ Một thành tựu nữa rất đáng được ghi nhận đó là trong vài năm trở lại đây đội ngũ chuyên môn về CNTT có trinh độ đại học đã tăng lên đáng kể. Hiện nay việc đào tạo CNTT đã và đang được thực hiện tại 7 khoa CNTT trọng điểm của các trường đại học, công đoàn cùng với hàng trăm trung tâm đào tạo chuyên về CNTT trên cả nước do Bộ giáo dục và đaò tạo quản lý. Cuối năm 1999 đã có thêm một trung tâm đào tạo lập trình viên quốc tế FPT - AP - TECH do Bộ KHCN và Môi trường chủ đầu tư và giao cho công ty FPT làm chủ dự án. Nâng con số cử nhân và kỹ sư CNTT mỗi năm lên đến 7000 người
+ Các mạng máy tính chuyên dùng đã được thiết lập và phát huy hiệu quả trong một số lĩnh vực kinh tế xã hội. Chẳng hạn, mạng diện rộng của Văn phong Chính phủ đã được nối với 61 tình thành . Đã bước đầu xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia. Có 6 cơ sở dữ liệu quốc gia quan trọng đã được xây dựng phương án khả thi và đang bước đầu thí nghiệm như hệ thống thông tin về đất đai, quản lý Ngân sách Nhà nước, quản lý cán bộ, thống kê...Ngoài ra còn phải kể đến các mạng cục bộ địa phương hoặc của các doanh nghiệp.
Tóm lại, CNPM mới chỉ manh nha ở nước ta khoảng 10 năm trở lại đây mà bước đầu chúng ta đã có được những thành tựu tuy nhỏ bé xong đã đánh dấu sự nỗ lực vượt bậc của các nhà làm PM, các doanh nghiệp và Nhà nước Việt Nam. Do đâu mà Việt Nam có được những thành tựu như vậy? Đó là việc phát triển CNPM của nước ta có những thuận lợi cơ bản là: Thị trường công nghệ thông tin trên thế giới ngày càng tăng, yêu cầu đầu tư làm cho CNPM không lớn; con người Việt Nam có khả năng tiếp thu công nghệ này; cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài có nhiều chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực CNPM và có nguyện vọng hợp tác và đầu tư tại Việt Nam. Những thành tựu hôm nay là sự tổng hợp của các điều kiện thuận lợi ấy.
Hiện trạng và những tồn tại
Trên con đường xây dựng và phát triển một nền CNPM chúng ta đã đạt được những thành tựu nhất định, tuy nhiên phải nhìn nhận rằng nền CNPM của chúng ta còn quá nhiều điều bất cập còn nhiều việc phải bàn. Tuy nhiên, có thể có một đánh giá chung là PM trong nước còn yếu. Thị trường PM là một bộ phận quan trọng trong thị trường CNTT, nhưng hiện nay nó chỉ chóm khoảng 5% trong cơ cấu thị trường CNTT ở Việt Nam, Chúng ta hãy thử so sánh thị trường CNTT Việt Nam và khu vực (%)
Hình 3: Cơ cấu thị trường CNTT ở Việt Nam và khu vực (%)
Việt Nam
Khu vực
Dịch vụ
Phần mềm
Phần cứng
Thị trường phần mềm trong cả nước quá nhỏ bé, thế mà sự phát triển của nó còn bị cản trở bởi nạn ăn cắp bản quyền, sao chép lậu bừa bãi. Bên cạnh đó năng lực sản phẩm và qui trình sản xuất PM trong nước còn sơ khai, công tác tiếp thị chưa được chú ý đúng mức cũng đang là vấn nạn lớn.
Theo báo cáo của Bộ KHCN và MT mới trình lên Chính phủ từ sau khi có Nghị quyết 49/CP về CNTT, số lượng các công ty PM của Việt Nam đã tăng lên đáng kể. Tuy vậy hầu hết các công ty PM này chỉ là những đơn vị có qui mô nhỏ với số nhân viên phổ biến tù 5 - 10 người đến 30 người. Chỉ một số ít có nhân viên 50 - 70 người,cá biệt có công ty tới 400 người. Tổng cộng các công ty làm PM ở Việt Nam chưa đến 100 công ty.
Các chuyên gia cho biết, hoạt động sản xuất PM ở nước ta chủ yếu được tổ chức ở các nhóm nhỏ chưa có kinh nghiệm triển khai những dự án qui mô lớn. Trong hoạt động PM của các tổ chức CNTT ở Việt Nam có đến 62,3% tổng số các công ty có hình thức hoạt động là cài đặt và hướng dẫn sử dụng việc sản xuất các phần mềm “ đóng gói” chỉ chiếm 6,2%. Các sản phẩm về PM hiện có trên thị trường phần lớn là xoay quanh việc giải quyết chữ Tiếng Việt trong soạn thảo văn bản, nhân dạng...dùng trong quản lý tài chính, tài nguyên, kế toán, quản lý sản xuất. Trong khi đó nhu cầu ngày càng lớn về PM trọn gói thì các tổ chức trong nước lại chưa đáp ứng được, mà chủ yếu dành cho các tổ chức nước ngoài đảm nhiệm. Nguyên nhân là vì các tổ chức nước ngoài có kinh nghiệm và trình độ về mặt hệ thống hơn các tổ chức trong nước và họ có nhiều sản phẩm PM quốc tế mới được cập nhật. Ngược lại, các tổ chưc trong nước lại có hiểu biết về đặc thù Việt Nam nhiều hơn các tổ chức nước ngoài.
Cũng theo các chuyên gia của Bộ KHCN và MT những sản phẩm quan trọng khác của CNPM như dịch vụ đào tạo bao gồm cả huấn luyện viên, tư vấn, cung cấp giải pháp,tích hợp hệ thống, lắp đặt, cài đặt, hỗ trợ kỹ thuật, nâng cấp sửa chữa...cũng chỉ được coi là một phần quan trọng của CNPM. Theo số liệu thống kê tỷ lệ dịch vụ chiếm 11,6% trong cơ cấu chung của CNTT. Hoạt động đào tạo cũng chưa được các công ty coi là một hoạt động kinh doanh.
Một điều đáng nói ở đây nữa là hiện nay các công ty PM trong nước mới tham gia được khoảng 35% thị trường nội địa. Khi được hỏi về thị trường trong nước ông Trần Hà Nam, giám đốc công ty Seitec nói “ thị trường tong nước không dễ một chút nào vì phải “ đánh nhau” với bọn sao chép lậu”. Theo ông Nam, mặc dù các công ty xí nghiệp trong nước ngày càng phát triển và như vậy nhu cầu đối với các sản phẩm PM về kế toán, quản lý tài chính... ngày càng nhiều nhưng “đợi đến lúc đó thì các công ty làm PM trong nước sẽ gặp phải một vấn nạn khác, đó là các công ty nước ngoài 100% vốn sẽ nhảy vào để xuất khẩu PM. Các công ty này vốn có tiềm lực tài chính hơn nên các công ty này sẽ thu hút “chất xám” - các kỹ sư, các lập trình viên giỏi của các tổ chức làm PM trong nước. Ngay bây giờ, hiện tượng các chuyên gia PM nhảy sang các công ty nước ngoài vì được trả lương cao hơn đã bắt đầu có rồi...” 1 thời báo kinh té số 33 /2000
.
Ngay cả đối với các dự án lớn về CNTT trong nước theo ông Nguyễn Hữu Anh - chủ tịch HĐQT Công ty tin học Quantic - thì hiện nay phần lớn số dự án này đều được các công ty PM nước ngoài thực hiện. Lý do là các công ty PM trong nước không thắng thầu được vì hồ sơ khó khăn, mức giá khó khăn nếu trúng thầu cũng không có lãi. Hơn nữa, trong các khách hàng sử dụng phần mềm, Chính phủ là '' khách hàng quan trọng nhất'' thì hiện tại mới ở giai đoạn đầu xác định nhu cầu PM của mình. Các cơ quan của Chính phủ vẫn chưa sử dụng PM một cách hữu hiệu để cung cấp thông tin và kịp thời điều hành đất nước cũng như cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp, tổ chức, dân cư ...Hàng năm các cơ quan của Chính phủ vẫn chưa có kế hoạch ngân sách xứng đáng cho công việc này để thúc đẩy một cách có hiệu quả CNPM trong nước phát triển.
Đối với nguồn nhân lực trong lĩnh vực PM, hiện tồn tại một sự mất cân đối về tỷ lệ giữa các cấp học vị. Từ đó dẫn đến những khó khăn cho việc phát triển ngành, tỷ lệ người tốt nghiệp đại học rất lớn ( 83,28%) lẽ ra sẽ là một nguồn tài nguyên quý giá. Tuy nhiên phần lớn trong số họ chỉ biết lý thuyết, kỹ năng thực hành yếu. Nguồn gốc của thực trạng này theo ông Trần Thanh Trai nhận xét “ tôi đi nhiều nước thấy chương trình CNTT tại các trường đại học luôn bám sát với phát triển nhu cầu ngoài xã hội. Còn tại các trường đại học nước ta, vẫn còn hơi cứng nhắc và không linh động trong việc tổ chức chương trình” xin được trích dẫn một vài con số để minh chứng cho sự bất cập này. Nước ta hiện có 7 trước Đại học được Nhà nứoc đàu tư các khoa công nghệ thông tin. Trong 4 năm trở lại đây với mục tiêu đào tạo khoảng 2000 cử nhân và kỹ sư CNTT. Trong khi đó nhiều trường khác cũng đã mở khoa CNTT điện tử viễn thông... Nếu tính cả các trường khác cộng với số tự đào tạo, tái đào tạo thì ước tính số lượng người được đào tạo cơ bản về CNTT ở nước ta mỗi năm thêm khoảng 3500 người. Với tốc độ này đến 2005 cả nước sẽ có khoảng 38.000 người có trình độ đại học và cao đẳng về CNTT. Tuy nhiên, mặc dù số lượng người có trình độ đại học, cao đẳng về CNTT nhiều như vậy ( hiện có từ 17.000- 20.000 người) nhưng số lượng làm PM chỉ có khoảng 12.000 người ( khoảng 15%). Nếu tính cả phần các dịch vụ và các hoạt động có liên quan đến phát triển PM thì con số này vào khoảng 3.000 người. Theo tài liệu của Bộ khoa học công nghệ và môi trường đưa ra, các nước có công nghiệp PM cho thấy: Cơ cấu nguồn nhân lực cho CNPM thường có tỉ lệ: 25% cán bộ chuyên môn có trình độ đại học đảm nhận vai trò lãnh đạo các khâu sản xuất PM, 75% là đội ngũ lập trình viên các cấp và kỹ thuật viên. Thực tế ở Việt Nam lại cho thấy, chúng ta chỉ tập trung đào tạo đội ngũ có trình độ dại học và cao đẳng mà đội ngũ này chưa có đủ chuyên môn để chỉ đạo đội ngũ lập trình viên và thậm chí không có được kỹ năng của lập trình viên. Với một cơ cấu đào tạo không hợp lý như vậy, chúng ta đang thiếu nghiêm trọng cán bộ lãnh đạo quản lý dự án, phân tích hệ thống và đặc biệt là đội ngũ lập trình viên, kỹ thuật viên,. Chất lượng đào tạo còn nhiều bất cập do giáo viên chưa có kinh nghiệm thực tế làm PM, thậm chí Internet vẫn còn là món hàng xa xỉ ngay cả với giáo viên, sinh viên, cả các khoa CNTT. Nghĩa là cơ cấu nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu phát triển PM so với thực trạng hiện nay còn quá bất cập.
Công nghệ sản xuất phần mềm cũng còn sơ khai. Về hệ điều hành các PM được thiết kế chủ yếu trên nền Windows ( 74%). Trong khi một số lượng rất ít PM hoạt động trong máy tính Unix (3%). Tất nhiên phát triển trên Winđows rất đáng khích lệ song tiếc là chỉ các áp dụng đơn giản như soạn thảo văn bản, lập bảng tính.. còn các hệ thống áp dụng phức tạp như kế toán, kế hoạch... gần như vẫn chạy trên nền DOS. Các phần mềm áp dụng vẫn được sản xuất theo lối cũ, mã hoá bằng các ngôn ngữ thế hệ thứ 3 hay các tập lệnh của các hệ quản trị tập tin. (H4). Đồng thời, hệ quản trị cơ sở dữ liệu chưa được dùng nhiều khi sản xuất PM. Chẳng hạn như Oracle chỉ chiếm 5% hay SQL Server chỉ có 4%... Do vậy chi phí để phát triển các áp dụng cao, thời gian thực hiện một áp dụng dài; mặt khác lại không tận dụng tối đa khả năng của sự phát triển công nghệ. Ngoài ra, ngôn ngữ dành cho những ứng dụng trên Web như Java cũng chiếm một tỉ lệ rất thấp (3%). Trình độ công nghệ này khó lòng nhận gia công cho nước ngoài được chưa nói gì đến sản xuất sản phẩm xuất khẩu...
1.fox 2.autress 3 C++ 4 lotus notes
5.Java 6 visual basic 7 c 8 sql server
9. oracle 10. visual fox 11.access 12. delphi
ở Việt Nam lại vẫn tồn tại một vấn nạn làm nản lòng các nhà sản xuất (cung ứng) và đầu tư đó là tình trạng vi phạm bản quyền PM đang diễn ra trầm trọng. Theo những tài liệu nghiên cứu của công ty Price Waterhouse Cooper ( PWC) tỉ lệ vi phạm bản quyền tại Việt Nam là 97%. Có nhiều ý kiến cho rằng trong điều kiện hiện tại thì việc vi phạm bản quyền là có lợi cho phía Việt Nam. Thực là đó chỉ là những lợi ích manh mún trước mắt nhưng nhìn về lâu dài thì xem ra “ Lợi bất cập hại”. Một quan chức Chính phủ cũng nhận định rằng con số đưa ra về tỉ lệ vi phạm bản quyền tại Việt Nam đã khiến ngành CNPM Việt Nam bị mang tiếng xấu, khiến các nhà đầu tư ngần ngại khi có ý định đầu tư vào Việt Nam. Bên cạnh đó Nhà nước cũng bị thất thu thuế. Việc vi phạm này cũng không ngoại trừ các PM trong nước sản xuất gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nhà PM nội địa, vốn là những người vốn mỏng người thưa và marketing tồi. Một ví dụ cho ta thấy sản phẩm của công ty PM Scitec được bán trong cửa hàng của họ là 200.000 đồng, nhưng chỉ sang một cửa hàng cách đó khoảng 100m chỉ còn bán với giá 150.000 đồng và xa hơn một chút, ra các cửa hàng tin học khác chỉ còn ở mức100.000 đồng, thậm chí còn rẻ hơn. Giám đốc Scitec ông tTrần Hà Nam chẳng biết làm sao để ngăn chặn tình trạng này và đành chuyển sang làm PM theo đơn đặt hàng. Tương tự vậy, PM từ điển Anh Việt của công ty Lạc Việt cũng bị xâm phạm một cách thậm tệ. Gần như máy tính nào khi bán ra cả máy lắp ráp hay máy hàng hiệu đều cài đặt “free” chương trình này- ông Nguyễn Văn Nghĩa - Giám đốc chi nhánh Lạc Việt Hà Nội cho biết. Còn tạp chí PC World đã thông kế rằng trên thị trường có khoảng 3000.- 4000 bản copy của chương trình từ điển này. Ngoài những thiệt hại của nền CNPM của các nhà doanh nghiệp thì những người sử dụng cá nhân cũng được Microsoft cảnh báo rằng họ có thể gặp những rắc rối khi sử dụng PM sao chép như tính bất ổn định và những virus, hạn chế các chức năng của sản phẩm, không có hỗ trợ kỹ thuật và giá ưu đãi của các phần nâng cấp và sẽ bị các chế tài dân sự, hình sự và bồi thường thiệt hại.
Những khó khăn tồn tại, bất cập còn nhiều nhưng do khuôn khổ của bài viết có hạn nên tôi chỉ dừng ở việc đi sâu phân tích những khó khăn, bất cập chính đang là những vẫn đề nổi cộm trong công cuộc xây dựng và phát triển CNPM ở Việt Nam.
3.Nguyên nhân:
CNPM trong nước còn lắm bất cập, nguyên nhân thì nhiều nhưng trong khuôn khổ bài viết chỉ xin đề cập đến những nguyên nhân chủ yêú tác động một cách trực tiếp đến con đường phát triển CNPM của chúng ta.
3.1.Nguồn nhân lực
Như phân tích và đánh giá ở trên, nhân lực là phần mềm của chúng ta vừa thiếu, vừa yếu. (Thiếu về số lượng, yếu về tay nghề chuyên môn). Câu hỏi đặt ra là: nguyên nhân do đâu? liệu có phải người Việt Nam không đủ năng lực để tiếp thu công nghệ mới này? Không, nguyên nhân sâu xa nằm ở trong chính công tác đào tạo của chúng ta.
về chương trình đào tạo: Thiếu đồng bộ, thiếu tính liên thông giữa các cấp, các trình độ, có khác biệt giữa các trường ở cùng một trình độ dẫn đến chất lượng đào tạo không đồng đều , còn nặng về lý thuyết. Chưa có chương trình đào tạo chính thức về phát triển PM.
Về qui mô đào tạo: Tăng lên khá nhanh, nhất là ở các truờng đại học dân lập, vượt quá khả năng đảm bảo của nhà trường.
Về giảng viên: Thiếu về số lượng, yếu về chất lượng, cụ thể hơn tiễn sĩ Trần Thanh Trai đã ví người thầy là “ cỗ máy cái”. Hiện nay các thầy dạy “quá tải”, còn rất ít thời gian để cập nhật hoá kiến thức.
Về trang thiết bị: Thiếu, chưa đồng bộ dẫn đến hiệu quả khai thác còn thấp. Cước phí Internet quá cao, hạn chế thực hành và ứng dụng, ngay cả đối với giáo viên, việc sử dụng Internet còn được coi là một món hàng xa xỉ huống hồ là các sinh viên. Còn việc trang bị máy tính cho các sinh viên chuyên ngành hầu như không có. Ví dụ đơn cử tại trường Đại học Bách khoa Hà Nội là nơi đào tạo ra nguồn nhân lực về điện tử lớn nhất nước, nhưng trang thiết bị ở đây còn nghèo nàn, lạc hậu.
Về tài chính, nhu cầu dạy và học tin học rất lớn: 18 triệu học sinh phổ thông, 180.000 học sinh THCN, 900.000 sinh viên ĐH & CĐ trong khi đó ngân sách đầu tư còn quá khiêm tốn (34 triệu $ đầu tư cho các cơ sở nhà nước đào tạo cán bộ chuyên môn lãnh đạo, 38 triệu $ cho hỗ trợ các cơ sở đào tạo lập trình viên cao cấp)
Về quản lý Nhà nước: Thiếu mã ngành đào tạo, chưa thống nhất được chuẩn tối thiểu cho chương trình, nội dung đào tạo cho từng trình độ, chưa có tiêu chí về quản lý các điều kiện đảm bảo chất lượng, chưa quản lý và đánh giá chất lượng đào tạo tại cơ sở...
3.2.Cơ sở hạ tầng
NQ 49/CP đặt ra 2 vấn đề lớn: Xây dựng hạ tầng về thông tin và xây dựng CNTT. Theo lời ông Chu Hảo- Thứ trưởng Bộ KHCN & MT “Hiện nay mới chỉ làm được một số việc cho cơ sở hạ tầng. Về cơ sở hạ tầng mới triển khai các hệ thông thông tin chuyên ngành như ngân hàng, kho bạc.. và phát triển hệ thống quản lý hành chính”. Như vậy cơ sỏ hạ tầng phát triển quá chậm so với tốc độ tăng trưởng chung. Điều này tạo ra sự chưa tương xứng với phát triển công nghệ phần mềm. Cần phải nhớ rằng cơ sở hạ tầng là phương tiện hữu dụng nhất trong việc đẩy mạnh CNPM ở Việt Nam. Chúng ta không thể nào xây dựng một nền CNPM vững mạnh trên nền tảng một cơ sở hạ tầng khập khiễng, yếu kém, lạc hậu như hiện nay.
3.3 Nhận thức về quyền tác giả còn thấp.
Như chúng ta đã biệt Việt Nam là một trong những nước có tỉ trọng vi phạm bản quyền tác giả về phần mềm thuộc loại cao nhất thế giới ( khoảng >90%). Hiện nay trên thế giới xuất phát từ hai quan điểm khác nhau tương đối rõ rệt giữa các quốc gia phát triển và các quốc gia đang phát triển về quyền sở hữu trí tuệ.
Quan điểm của các quốc gia phát triển về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ được xem như là phần thưởng cho sự thúc đẩy hoạt động sáng tạo và đổi mới sản phẩm trí tuệ. Những quốc gia phát triển cho rằng không thực hiện việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ điều đó cũng có nghĩa là các công ty sẽ mất dần đi khả năng đầu tư vào việc phát triển sản phẩm.
Trong khi đó nhiều quốc gia đang phát triển trái lại, xem sở hữu trí tuệ ( Intellectual Property - IP) như là một loại sản phẩm trí tuệ. Những quốc gia phát triển cho rằng nếu không thực hiện việc bảo vệ bản quyền sở hữu trí tuệ. Điều đó cũng có nghĩa là các công ty sẽ mất dần đi khả năng đầu tư cho việc phát triển sản phẩm.
Trong khi đó nhiều quốc gia đang phát triển trái lại xem sở hữu trí tuếu (Interlectual Property - IP) như là một loại sản phẩm công (Public product). Việc tiếp cận dễ dàng sở hữu trí tuệ sẽ tạo điều kiện thúc đầy đất nước phát triển, góp phần giảm dần khoảng cách về trình độ phát triển giữa các quốc gia phát triển và các quốc gia đang phát triển.
Xuất phát từ những suy nghĩ như vậy, chúng ta bắt tay vào xây dựng CNPM mà thiếu vắng nhiều văn bản luật bảo vệ nghiêm ngặt quyền sở hữu trí tuệ cùng với sự thực hiện vấn đề bản quyền tác giả chưa thể nói là tích cực đã làm nản lòng các nhà sản xuất trong nước, các nhà sản xuất ngoài nước và nhà đầu tư. Chúng ta không thể xây dựng một nền CNPM phát triển với nhận thức và suy nghĩ : "Tham bát bỏ mâm” như vậy. Để vấn đề không ngày càng thêm trầm trọng cần có ngay những biện phát giải quyết phù hợp.
3.4.Môi trưòng đầu tư chưa thuận lợi.
Theo tính toán tổng chi tiêu cho công nghệ thông tin của Việt Nam là 220 triệu USD trong đó chỉ có 40 triệu USD là chi cho PM và dịch vụ ( chiếm tỉ trọng 18%). Trong khoản này chỉ khoảng 16 triệu USD là do các công ty phần mềm trong nước đầu tư ( chiếm 40 %) phần còn lại do các công ty nước ngoài thực hiện. So với tiềm năng về phần mềm mà hiện nay chúng ta đang có thì con số 40 triệu USD quả thật chưa tương xứng. Nguyên nhân là do các nhà đầu tư còn băn khoăn về môi trường đầu tư. Chẳng nói đâu xa, ngay từ việc thuê đất tại các Trung tâm công nghệ phần mềm cũng còn quá cao chưa phù hợp với các doanh nghiệp làm phần mềm ở Việt Nam khoảng 10-11 USD /m2/tháng. So với thị trường giá đó còn quá cao chưa mang tính chất khuyến khích chưa kể giá đó còn chưa có cả điện nước. Hơn thế nữa các cơ sở vật chất, các chính sách đãi ngộ còn chưa hợp lý. Ngoài ra các thủ tục đầu tư từ xin giấy phép đầu tư đến khi tung sản phẩm ra thị trường còn quá rườm rà gây ra sự mệt mỏi cho các nhà đầu tư, đôi khi làm mất cơ hội kinh doanh của họ. Đó là còn chưa kể đến việc chúng ta chưa có luật “bảo vệ bản quyền tác giả “ một cách chính thức tạo ra cảm giác không an toàn cho các nhà đầu tư...Nói tóm lại, môi trường đầu tư của chúng ta chưa thực sự tạo ra thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư phát triển CNPM.
3.5.Đầu ra của phần mềm trong nước
Tiêu thụ là khâu cơ bản nhất của quá trình sản xuất kinh doanh, nó là nhân tố đảm bảo cho các doanh nghiệp có thể tái sản xuất mở rộng. Mỗi doanh nghiệp lại là một tế bào cấu thành nên thực thể CNPM. Sở dĩ CNPM ở Việt Nam còn chưa phát triển một phần lớn là do nguyên nhân đầu ra của PM trong nước còn gặp nhiều trắc trở. Cụ thể là do các nguyên nhân sau: Xác định thị trương, tiêu thụ sản phẩm, dự báo xu hướng thị trường, thiết lập mạng lưới phân phối riêng cũng như tiếp cận và sử dụng mạng lưới phân phối của các công ty khác, khó khăn trong việc chuyển giao công nghệ và chuyển giao kỹ năng...Sản phẩm làm ra không tiêu thụ được, kết quả như thế nào không nói ra ai cũng đã biết? Vấn đề rằng các doanh nghiệp phải cố gắng tự tìm hướng đi cho mình nhưng thiết nghĩ Nhà nước hay cụ thể hơn là Chính phủ vừa với cương vị người quản lý vừa với cương vị bạn hàng lớn không thể đứng ngoài. Chính phủ nên có những biện pháp thiết thực để vực dậy phần mềm trong nước vốn đã quá yếu đuối dưới sức ép từ nhiều phía. Chẳng hạn Chính phủ có thể đặt hàng của các doanh nghiệp này.có những chính sách phù hợp hỗ trợ phần mềm trong nước ....
Phương hướng và kiến nghị giải pháp về xây dựng và phát triển CNPM ở Việt Nam
1.Phương hướng
Để có thể có được một nền công nghiệp phần mềm phát triển trong tương lai thì ngay từ bây giờ chúng ta phải có những định hướng phát tiển cụ thể. Điều này đảm bảo cho CNPM Việt Nam phát triển toàn diện và đạt được các mục tiêu trước mắt cũng như lâu dài đã đề ra đó là:
Xây dựng CNPM thành một ngành kinh tế mũi nhọn có tốc độ tăng trưởng cao, góp phần hiện đại hoá và phát triển bền vững các ngành KTXH, nâng cao năng lực quản lý Nhà nước và đảm bảo an ninh quốc gia.
Phát huy tiềm năng trí tuệ của người Việt Nam đặc biệt là tầng lớp trí thức trẻ. Thiết thực chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao cho những thập kỷ tới.
Từng bước nâng cao giá trị tổng sản lượng( hay tỉ trọng của ngành này trong giá trị tổng sản phẩm quốc dân) đến năm 2005 là 500 triệu USD.
Để đạt được những mục tiêu cụ thể đó thì CNPM Việt Nam nên phát triển theo các hướng sau đây:
-Chú trọng và quan tâm đầu tư phát triển con ngưòi, coi đây là yếu tố then chốt, quan trọng nhất của việc xây dựng và phát triển CNPM.
Thúc đẩy các sản phẩm phần mềm trong nước phát triển, mở rộng thị trưởng nội địa tiến tới từng bước đẩy PM ngoại nhập và hướng tới xuất khẩu ra thị trường thích hợp.
-Bằng những biện pháp thích hợp từng bước nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước ( đặc biệt là Bộ KHCN và MT và Bộ Đầu tư), nâng cao hiệu lực, hiệu quả pháp luật, đặc biệt ưu tiên việc thực hiện toàn luật bản quyền (sở hữu trí tuệ)
2.Kiến nghị và giải pháp
Trước những tồn tại và bất cập của nền CNPM hiện nay thì chỉ những định hướng đúng đắn thôi cũng chưa đủ, cần phải có những giải pháp cụ thể thích hợp để tháo gỡ và thúc đẩy CNPM phát triển, để cho chúng đi vào thực tiễn không chỉ nằm trên giấy tờ như lâu nay chúng ta vẫn làm.
2.1.Về phía Nhà nước
Trên giác độ người quản lý, Nhà nước phải làm tốt những công việc sau:
2.1.1Đào tạo nguồn nhân lực
Hiện nay, tình hình chung trên thế giới lại cần nhiều nhân lực làm CNTT. Các nước phát triển như Mỹ , Nhật, Đức, Canada, Autralia... hiện nay đang thiếu chuyên gia CNTT trầm trọng và tình trạng này còn kéo dài ít nhất trong 5 năm tới. Hiện nay hàng năm nhu cầu nhập khẩu kỹ sư, chuyên gia CNTT,CNPM của Mỹ là trên 200.000 người, Đức khoảng 25.000 người, Canada Australia mỗi nước cần hơn 100.000 người. Nhật Bản là nước đang cạnh tranh dữ dội với Mỹ để giành vị trí đứng đầu thế giới về CNTT trong 5 năm tới, hàng năm cần nhập 220.000 kỹ sư chuyên gia CNTT, CNPM ...Ngay bản thân Việt Nam cũng đang thiếu trầm trọng nhân lực làm CNTT đặc biệt là CNPM. Chính vì vậy, vấn đề đặt ra là phải cải cách làm sao đẩy nhanh việc đào tạo phát triển nguồn nhân lực CNPM ở Việt Nam. Theo các chuyên gia nước ngoài trong vòng 5 năm tới, nếu Việt Nam không tận dụng được cơ hội này thì các nước khác như ấn Độ, Trung Quốc, Philippine, Malaysia, Hàn Quốc... có thể sẽ giành mất.
Vì vậy, Nhà nước nên phát huy mọi hình thức đào tạo, đào tạo lại, huấn luyện và bồi dưỡng để đến năm 2005 có khoảng 25.000 chuyên gia lập trình viên quốc tế.
Bộ Giáo dục và đào tạo chủ trì, phối hợp với bộ KH - CN - MT và các bộ , ngành liên quan xây dựng và triển khai kế hoạch, phát triển nguồn nhân lực này. Tăng cường, mở rộng và nâng cao chất lượng đào tạo về CNPM trong hệ thống giáo dục quốc dân. Đẩy mạnh việc sử dụng rộng rãi Internet trong các chương trinh đại học và từng bước trong các truường phổ thông nhằm phục vụ tốt cho việc đào tạo.
Khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia đào tạo nguồn nhân lực cho CNTT và CNPM nói riêng dưới hình thức doanh nghiệp dịch vụ PM và các hình thức khác. Đặc biệt chú trọng tạo điều kiện thuận lợi cho số học sinh, sinh viên đã tốt nghiệp. Các ngành khác được tiếp tục đào tạo và bồi dưỡng về công nghệ thông tin để có thể tham gia phát triển CNPM. Đầu tư thoả đáng cho công tác đào tạo nghiên cứu về CNPM , gắn chặt giữa đào tạo nghiên cứu với sản xuất kinh doanh. Xây dựng chế độ tạm ứng học phí cho người nghèo hoặc có hoàn cảnh khó khăn muốn tham gia chương trình đào tạo nghề trong lĩnh vực CNPM để lập nghiệp. Bên cạnh đó, phát triển chương trình hỗ trợ xuất khẩu trong lĩnh vực CNPM, trước mắt là gia công PM và xuất khẩu lao động tạo điều kiện thuận lợi cho người Việt Nam làm việc trong lĩnh vực CNPM đi làm việc ở nước ngoài và sẽ trở về nước
2.1.2 Thiết lập môi trường Đầu tư thuận lợi
CNPM là một ngành công nghiệp đặc biệt được khuyến khích Đầu tư. Nhà nước áp dụng mức ưu đãi hiện hành cao nhất cho các doanh nghiệp làm CNPM. Sản phẩm và dịch vụ PM được sản xuất và cung cấp trong nước không thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng., nếu xuất khẩu thì được áp dụng thuế xuất 0% và được hoàn thuế theo quy định của pháp luật, áp dụng mức ưu đãi cao nhất về thuế thu nhập của doanh nghiệp theo luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) và luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam . Nhà nước có chính sách tài trợ cho doanh nghiệp làm CNPM ,tối đa bằng số thuế thu nhập mà doanh nghiệp đã nộp vào ngân sách nhà nước để tái đầu tư phát triển. áp dụng chế độ ưu đãi về thuế thu nhập cá nhân cho người lao động chuyên nghiệp trực tiếp tham gia vào phát triển CNPM. Các doanh nghiệp làm CNPM được hưởng ưu đãi cao nhát về tín dụng và ưu đãi trong việc sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
Bộ KH- CN- MT, phối hợp với bộ tài chính và các bộ ngành có liên quan thành lập và ban hành quy chế tổ chức, quản lý và hoạt động của quỹ đầu tư mạo hiểm cho phát triển công nghệ cao, đặc biệt là CNPM .
Nghiên cứu thiết lập tại khu công nghệ cao Hoà Lạc và khu CNPM Quang Trung (TPHCM) cổng kết nối trực tiếp với hệ thống Internet quốc tế để các doanh nghiệp PM có thể sử dụng đầy đủ và dễ dàng các dịch vụ Internet có chất lượng cao theo giá cạnh tranh với các nước trong khu vực.
Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư chủ trì phối hợp với bộ Tài Chính, bộ KH- CN- MT, các bộ, ngành các UBNN các tỉnh thành phố trực thuộc Trung Ương có liên quan tính toán cân đối nguồn vốn trong và ngoài nước cho kế hoạch hàng năm và kế hoạch 5 năm đối với những dự án đầu tư phát triển CNPM , tìm biện pháp để thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) và các nguồn vốn phát triển hỗ trợ chính thức (ODA) cho các dự án đầu tư trong lĩnh vực CNPM .
Tạo điều kiện thuận lợi để các hoạt động trong lĩnh vực CNPM đóng góp tích cực vào quá trình xây dựng phát triển CNPM , bảo vệ quyền tác giả trong lĩnh vực này.
Uỷ ban người Việt Nam ở nước ngoài phối hợp với các bộ ngành có liên quan tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người Việt Nam ở nước ngoài hợp tác và hỗ trợ các cá nhân và tổ chức trong nước xúc tiến thị trường, chuyển giao tri thức và công nghệ. Khuyến khích người Việt Nam ở nước ngoài đầu tư sản xuất kinh doanh PM ở Việt Nam đặc biệt là các Việt Kiều ở Mỹ là những chuyên gia đã thành đạt trong lĩnh vực PM về đầu tư tại Việt Nam cần được chú trọng, bởi lẽ đây là lớp người có thể đào tạo cho Việt Nam đội ngũ lập trình viên quốc tế cũng như cung cấp trang thiết bị cho ta một cách nhanh nhất và an toàn.
Ông Vũ Lâm một Việt Kiều , sáng lập viên công ty Paragon Solution nằm ở ngoại vi Atlanta chuyên viên PM Internet cho biết chi nhánh của Paragon ở Việt Nam đã tuyển 150 kỹ sư ở Hà Nội và TPHCM trong đó 2/3 nhân viên là lực lượng lao động trực tiếp và hi vọng sẽ tăng số nhân viên này lên 500 và cuối năm sau. Một trong số Việt Kiều gần đây nhất tới Việt Nam là Michael Han là một giám đốc điều hành đầy năng động của công ty GolinQ. com, có đại bản doanh tại thung lũng Silicon, chuyên giúp các doanh nghiệp nhỏ phát triển thư điện tử thương mại. Trong chuyến viếng thăm chớp nhoáng của ông tới TPHCM để thị sát hoạt động của công ty mình, tại đây Han đã tuyển được 15 lập trình viên Việt Nam và cố gắng kích thích khả năng của họ để có thể nhận thêm những dự án lớn hơn. Một người bạn của Han là Steve Tran, chủ tịch công ty Bevocal, chuyên cung cấp kỹ thuật để tiếp cận với Internet cũng chia sẻ quan điểm này với Han rằng thị trường công nghệ cao ở Việt Nam rất triển vọng.
2.1.3.Nâng cao hiệu lực hiệu quả của pháp luật.
Rà soát để sửa đổi bổ sung hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến sản xuất kinh doanh, cung ứng dịch vụ và quyền tác giả về PM nhằm khuyến khích đầu tư và phát triển CNPM .
Tăng cường hiệu quả của cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực an ninh, an toàn thông tin.
Xây dựng và triển khai chương trình đào tạo bồi dưỡng kiến thức pháp luật về bảo vệ quyền tác giả đối với sản phẩm PM , đội ngũ cán bộ tư pháp, cán bộ tư vấn pháp lý
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục trong toàn xã hội nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, tôn trọng và bảo vệ quyền tác giả đối với sản phẩm PM. Thực thi bảo vệ quyền tác giả trong lĩnh vực này.
Nghiên cứu và ban hành chính sách phù hợp về xuất bản, kiểm tra xuất khẩu, nhập khẩu các sản phẩm PM
Công bố các số liệu thống kê về công nghiệp CNTT nói chung và CNPM nói riêng theo hệ thống phân ngành KTQD.
2.1.4Mở rộng thị trường.
Bộ Thương Mại, bộ Ngoại Giao, bộ kế hoạch và đầu tư, bộ KH- CN- MT và các bộ ngành liên quan tổ chức xúc tiến thương mại và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp làm CNPM trong nước mở chi nhánh và văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài, đầu tư ra nước ngoài và xuất khẩu lao động phần mềm.
Khuyến khích các cơ quan, các tổ chức và cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư ứng dụng CNTT, sử dụng sản phẩm và dịch vụ của các doanh nghiệp làm CNPM trong nước. Tạo điều kiện để các doanh nghiệp làm CNPM nước ngoài đầu tư, mở chi nhánh và văn phòng đại diện ở Việt Nam .
2.2Về phía doanh nghiệp .
Là một chủ thể kinh tế, bất cứ một doanh nghiệp nào ( từ các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh đến các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ PM ) thì việc tìm ra những biện pháp khắc phục những tồn tại được coi là liên quan đến sự sống còn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải chủ đông tìm giải pháp phù hợp cho mình chứ không nên trông chờ ỷ lại vào sự bảo hộ của nhà nước do CNPM là một thị trường mới với sự cạnh tranh khốc liệt. Doanh nghiệp có thể bị loại khỏi cuộc chơi bất cứ lúc nào nếu doanh nghiệp không luôn tự hoàn thiện mình nâng cao tính cạnh tranh. Để làm được điều đó, theo tôi mỗi doanh nghiệp cần phải thực hiện các giải pháp sau:
Đầu tư cho việc nâng cao số và chất lượng đội ngũ lập trình viên chuyên nghiệp. Có thể có nhiều hình thức như: tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề, đào tạo lại bằng cách gửi đi học lớp nâng cao, tổ chức cho các cán bộ hoặc cả nhân viên (nếu có thể) ra nước ngoài học tập...
Đầu tư cho cơ sở hạ tầng đặc biệt là phần cứng phải tương xứng đồng bộ. Đầu tư đổi mới công nghệ. Trong thời đại ngày nay khi mà CNTT thay đổi từng ngày từng giờ, các thế hệ máy tính đua nhau ra đời, các bộ vi xử lý cũng thường xuyên được cải tiến thì các doanh nghiệp được đặt trước nhiều sự lựa chọn. Các doanh nghiệp phải thường xuyên cập nhật thông tin và tính toán sao cho phù hợp với khả năng tài chính và hiệu quả công việc....
Chú trọng hơn đến vấn đề đầu ra của sản phẩm bằng cách làm tốt công tác xác định thị trường tiêu thụ sản phẩm, dự báo xu hướng thị trường, thiết lập mạng lưới phân phối sản phẩm riêng...
Chọn đối tác kinh doanh có khả năng tài chính và chuyển giao công nghệ và chuyển giao kỹ năng...
Cùng với nhà nước thực hiện tốt công tác bảo vệ bản quyền tác giả bằng cách đăng ký bản quyền sở hữu công nghiệp, đăng kí nhãn mác, cài đặt chương trình chống xâm nhập, sao chép phối hợp với các cơ quan có trách nhiệm xử lý các vi phạm khi phát hiện.
Kết luận
CNPM là một ngành công nghiệp quan trọng của CNTT. Với mục tiêu “xây dựng CNPM thành một ngành kinh tế mũi nhọn, có tốc độ tăng trưởng cao, góp phần hiện đại hoá và phát triển bền vững các ngành kinh tế xã hội” các doanh nghiệp PM nói riêng và cả nước nói chung đang hăm hở trên con đường xây dựng và phát triển ngành công nghiệp tuy còn non trẻ nhưng lại là chiếc chìa khoá vàng mở ra một kỷ nguyên mới “kỷ nguyên của thông tin và công nghệ cao”. Mặc dù mới chỉ là những bước đi chập chững đầu tiên nhưng nền CNPM của chúng ta đã có những thành công nhất định. Nhưng bên cạnh đó cũng phải thẳng thắn nhìn nhận là CNPM của chúng ta còn tồn tại không ít những khó khăn bất cập đòi hỏi phải đánh giá một cách nghiêm túc để có thể từ đó đưa ra những định hướng đúng đắn và các giải pháp hữu hiệu cụ thể. Với khuôn khổ chỉ hơn 30 trang của bài viết quả thực chưa nói được gì nhiều nhưng tác giả hi vọng đã phản ánh một cách trung thực hiện trạng CNPM ở Việt Nam hiện nay, phác thảo phần nào những phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm tháo gỡ những khó khăn tồn tại của nó và mang lại cho người đọc cái nhìn tổng quan về một vấn đề “Thực trạng và định hướng xây dựng , phát triển CNPM ở Việt Nam” là một đề tài hay, một lĩnh vực còn mới mẻ đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục đi sâu nghiên cứu và mở rộng. Có những khía cạnh hay lĩnh vực mà do những giới hạn nhất định, bài viết mới chỉ đề cập đến chưa đi sâu phân tích đánh giá như vấn đề khu công nghệ cao, vấn đề vai trò của thương mại điện tử đối với CNPM ... có thể nghiên cứu thêm để đề tài thêm phong phú và hoàn chỉnh.
Một lần nữa em xin cảm ơn thầy giáo TS Nguyễn Công Hoa đã hướng dẫn chỉ bảo em tận tình trong suốt quá trình thực hiện đề án. Cảm ơn thư viên trường đại học Kinh tế Quốc Dân và bạn bè đã tạo điều kiện giúp đỡ trong quá trình thu thập tài liệu hoàn thiện đề án môn học Kinh Tế và quản lý công nghiệp.
Mặc dù bản thân đã cố gắng rất nhiều nhưng do hạn chế về số lượng tài liệu, thời gian, kinh nghiệm thực tế cũng như phương pháp nghiên cứu nên bài viết không thể tránh khỏi những sai sót. Rất mong được sự góp ý của thầy giáo và các bạn để em có thể học tập được những kinh nghiệm bổ ích, nâng cao kiến thức bản thân.
Tài liệu tham khảo
Giáo trình kinh tế và quản lý công nghiệp - Đại học KTQD
Giáo trình tin học đại cương - ĐHKTQD
Nghị quyết của chính phủ số 07/2000/NQ-CP ngày 05/6/2000 về xây dựng và phát triển CNPM giai đoạn 2000-2005
CNTT- tổng quan và một số vấn đề cơ bản- Phan Đình Diệu - NXB GTVT- 1997- trang 239
Anh Thi- phần mềm khi nào mạnh - thời báo kinh tế - tr.13 số 39/1999
Anh Thi - Đầu ra của phần mềm Việt Nam bắt đầu từ đâu - tr.13- số 156/2000
Hà Linh - công viên phần mềm Quang Trung - thời báo kinh tế - tr.13 - số 113/2000
Kim Thu - Đầu tư cho CNPM theo hướng nào - thời báo kinh tế - tr.13 - số 87/2000
Đoàn Ngọc Thu - Bảo hộ bản quyền phần mềm- Thời báo kinh tế - tr13 - số 94/2000
Lê Nết - Quyền tác giả đối với PM máy tính - Phát triển kinh tế - số 125/2001
Nghiêm Xuân Anh - Nhân lực cho PM - thời báo kinh tế - tr13- số 88/2000
Nghiêm Xuân Anh - Phần mềm trong nước còn yếu - thời báo kinh tế tr.13 - số 95/2000
Quý Hào - Để CNPM không chỉ nằm trên giấy - Thời báo kinh tế - tr.13 số 72/2000
Quý Hào -Nhân lực trí tuệ để cạnh tranh - Thời báo kinh tế - tr.13- số 32/2000
Quý Hào - “Khoán 10” cho CNPM - Thời báo kinh tế - tr.13 số 142/2000
Thế Hào - 500 USD gia công phần mềm xuất khẩu- thời báo kinh tế - tr 13 số 37/2000
Thế Hào - Chiến dich xúc tiến xuất khẩu PM - thời báo kinh tế - tr 13 số 38/2000
Thuý Nhi - “Cung” CNPM cần có “cầu” - thời báo kinh tế - tr13 số 128/2000
Trần Thanh Trai - Một số suy nghĩ về hiện trạng và biện pháp thúc đẩy hình thành và phát triển CNPM tại TPHCM - Phát triển kinh tế - số 111/2000
Phát triển công cụ tin học hướng tới CNPM - Thế giới máy tính- số 99/2001
Cần thiết đào tạo nhân lực phục vụ CNPM Việt Nam - thế giới máy tính- số 99/2001
Hướng tới CNPM Việt Nam - Tin học chỉ dẫn và tìm kiếm- số 98/2000
Đình Nam- Định hướng đúng và đủ cho CNPM Việt Nam - Tạp chí công nghiệp - số 5/2000
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVV216.doc