Đề tài Thực trạng hạch toán Tài sản cố định của Công ty cổ phần xe khách Hà Tây

Kể từ khi thành lập Công ty Cổ phần xe khách Hà Tây đến nay sau nhiều năm củng cố va đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, bổ sung tài sản cố định và nâng cấp cải tạo hoàn chỉnh văn phòng Công ty, phân xưởng sửa chữa. Công ty đã có những bước chuyến biến rõ rệt trong việc thành đạt có về doanh thu và lợi nhuận. Điều đó đảm bảo được điều kiện đi lại của mọi người dân trong xã hội phục vụ và đầu tư cho quá trình sản xuất, sửa chữa nâng cấp chất lượng nhiều sản phẩm góp phần tăng tổng thu nhập co nền kinh tế Nhà nước. Mặc dù gặp không ít kho khăn nhưng Công ty đã vấn đứng vững và phát triển luôn khẳng định vai trò của mình trong nền kinh tế quốc dân bằng những thành tích qua nhiều năm. Công ty đạt được điều đó phần lớn là nhờ sự đóng góp quan trọng của bộ máy quản lý Công ty nói chung và bộ máy kế toán nói riêng. Công tác kế toán ở Công ty thực sự là công cụ đắc lực giúp lãnh đạo Công ty trong việc kiểm tra giám sát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Công ty không ngừng phát triển tăng doanh thu và thu nhập nâng cao cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên trong Công ty

doc54 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1138 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng hạch toán Tài sản cố định của Công ty cổ phần xe khách Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác đầu ra, tuyến đường từ chi phối kết quả bên cạnh đó hướng dẫn kiểm tra các bộ phận của Công ty thực hiện đầy đủ chế độ kế toán từ việc ghi chép hạch toán tới chế độ quản lý kế toán tài chính. Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Kế toán trưởng Kế toán TSCĐ thanh toán Kế toán thanhtoán thống kê sảnlượng Thủ quỹ Kế toán tổng hợp + Kế toán trưởng: là người tổ chức chỉ đạo toàn diện công tác kế toán của Công ty. Có nhiệm vụ tổ chức bộ máy kế toán gọn nhẹ, hợp lý, khoa học phù hợp với doanh nghiệp phân công lao động kế toán hợp lý hướng dẫn toàn bộ công tác kế toán trong phòng kế toán, đảm bảo cho từng bộ phận kế toán từng nhân viên kế toán phát huy được khả năng chuyên môn tạo nên sự kết hợp chặt chẽ giữa các bộ phận kế toán có liên quan, góp phần thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của kế toán cung cấp thông tin chính xác kịp thời để phục vụ cho việc chỉ đạo sản xuất kinh doanh của Công ty . + Kế toán tổng hợp: có nhiệm vụ chủ yếu là tổ chức kiểm tra tổng hợp lập báo cáo tài chính của Công ty giúp kế toán trưởng tổ chức bảo quản lưu hồ sơ tài liệu kế toán, tổ chức kế toán tổng hợp và chi tiết của các nội dung hạch toán còn lại như: nguồn vốn kinh doanh, các quỹ doanh nghiệp, mặt khác kế toán tổng hợp còn kiêm luôn nhiệm vụ kế toán tiền lương. + Kế toán TSCĐ thanh toán: có nhiệm vụ chủ yếu là phản ánh số hiện có và tình hình tăng giảm sử dụng xe ôtô và các TSCĐ khác của doanh nghiệp, tính khấu hao theo dõi sửa chữa thanh lý nhượng bán xe ô tô các TSCĐ khác và nhiệm vụ thanh toán công nợ với Nhà nước. + Kế toán thanh toán – thống kế – sản lượng: có nhiệm vụ chủ yếu là thống kê tổng hợp về sản phẩm hoàn thành. + Thủ quỹ: có nhiệm vụ chủ yếu là phản ánh tình hình thu chi các loại tiền mặt, tiền gửi ngân hàng. 3.2. Tổ chức hệ thống sổ kế toán: Là một doanh nghiệp độc lập trong việc hạch toán Công ty cổ phần xe khách Hà Tây đang sử dụng hệ thống tài khoản kế toán thống nhất theo quy định số 1141 TC/CĐKT của bộ trưởng bộ tài chính ký ngày 1/11/95. Hiện nay Công ty dang áp dụng hình thức tổ chức chứng từ ghi sổ. Hệ thống chứng từ bao gồm: phiếu thu, chi, nhập, xuất kho và các loại hoá đơn giao dịch cần đến. Về tài khoản hiện nay Công ty đã sử dụng hệ thống tài khoản theo quy định hiện hành. * Về sổ kế toán: - Các loại chứng tử ghi sổ được lập theo chứng từ gốc cùng nội dung kinh tế như: tiền mặt, nguyên vật liệu, doanh thu. - Sổ quỹ, bảng tổng hợp chứng từ. - Sổ cái các TK. Quy trình hạch toán Chứng từ gốc Sổ quỹ Bảng tổng hợp chứng từ gốc Sổ thẻ Kế toán chi tiết Chứng từ ghi sổ Sổ cái Bảng C- Đ số phát sinh Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo tài chính Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng theo chứng từ ghi sổ tại Công tyđược khái quát theo sơ đồ sau II. Đặc điểm về tài sản cố định và quản lý tài sản cố định ở Công ty. 1. Phân loại tài sản cố định ở Công ty. Là một Công ty đang hoạt động trong lĩnh vực vận tải nên TSCĐ trong Công ty phần lớn là các phương tiện vận tải có giá trị lớn và thời gian sử dụng dài. Mặc dù chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số TSCĐ trong Công ty nhưng các phương tiện vận tải chủ yếu đang trong tình trạng cũ khả năng vận chuyển thấp. Bên cạnh phương tiện vận tải TSCĐ của Công ty còn bao gồm nhà cửa vật kiến trúc, máy móc thiết bị và TSCĐ khác. Để phục vụ tốt cho việc hạch toán TSCĐ trong Công ty, Công ty đã phân loại TSCĐ như sau: * Phân loại theo hình thái biểu hiện. - Máy móc thiết bị: máy điều hoà, vi tính… - Phương tiện vận tải: xe ca, xe tải. - Nhà sửa chữa, sân bãi đỗ xe. * Phân loại theo công dụng và tình hình sử dụng. TSCĐ dùng ngoài sản xuất kinh doanh của Công ty mang tính chất phục vụ công cộng. TSCĐ dùng trong sản xuất kinh doanh cơ bản trực tiếp của đơn vị. * Phân loại TSCĐ theo tình hình sử dụng của Công ty. - TSCĐ đang dùng - TSCĐ chưa cần dùng. 2. Đặc điểm về quản lý tài sản cố định. Để xác định giá trị ghi sổ cho TSCĐ Công ty tiến hành đánh giá TSCĐ ngay sau khi đưa TSCĐ vào sử dụng. Tuỳ loại TSCĐ Công ty có cách đánh giá khác nhau. TSCĐ mua sắm, TSCĐ do đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành, việc tính giá TSCĐ của Công ty được tính theo công thức sau: Nguyên giá TSCĐ = Giá thực tế + Chi phí khác liên quan. Trên cơ sở nguyên giá, giá trị hao mòn, kế toán có thể xác định được giá trị còn lại của TSCĐ khi đã sử dụng theo công thức: Giá trị còn lại = Nguyên giá - Giá trị hao mòn. Như vậy toàn bộ TSCĐ của Công ty được theo dõi trên ba loại là nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại, nhờ đó phản ánh được tổng số vốn đầu tư mua sắm, xây dựng và trình độ trang bị cơ sở kỹ thuật cho sản xuất. Hạch toán chi tiết TSCĐ. Tổ chức hạch toán TSCĐ của Công ty cổ phần xe khách Hà Tây giữ một vị trí quan trọng trong công tác kế toán nó cung cấp tài liệu đảm bảo chính xác cho bộ phận quản lý doanh nghiệp để tiến hành phát triển đánh giá thực hiện tăng, giảm TSCĐ ở Công ty. Qua đó tăng cường biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ. Do việc quản lý và hạch toán luôn dựa trên một hệ thống đầy đủ các chứng từ gốc và tính hợp pháp của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bao gồm: biên bản thanh lý, biên bản nghiệm thu… căn cứ vào chứng từ gốc và các chứng từ khác có liên quan đến TSCĐ và các tài liệu KHKT. Kế toán ghi thẳng vào sổ chi tiết TSCĐ, sổ này được mở khi bắt đầu niện độ kế toán vàkhoá sổ khi kết thúc. Đây là quyển sổ chính phục vụ cho việc theo dõi quản lý TSCĐ của Công ty và được ghi hàng ngày khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh và hoàn thành. Biểu 01: Thẻ tài sản cố định Đơn vị: Công ty Cổ phần xe khách Hà Tây Mẫu số 02-TSCĐ Lập ngày 31/12/1996 Thẻ TSCĐ số 24/xe ka (dùng cho thiết bị máy móc) Tên tài sản: Ô tô khác loại: phương tiện vận tải Nhãn ký hiệu: 3311-0357 chứng từ nhập: số 62 Nơi sản xuất: Hàn Quốc. Năm sử dụng: 2002 Công suất thiết kế: 42 ghế. Nguyên giá: 155.959.000 Năm sản xuất 11989. Nguồn bổ sung Địa điểm đặt: Công ty Cổ phần xe khách Hà Tây. Địa chỉ sử dụng ngày… tháng … năm… Lý do:… Mức và tỷ lệ khấu hao Mức khấu hao đã tính cộng dồn Từ năm Tỷ lệ Mức khấu hao Năm CB CB SCL CB SCL 1996 12 0 0 0 1.1.96 7.755.000 31.12.96 7.795.000 1997 12 18.700.000 31.12.97 26.503.000 1998 12 26.708.000 31.12.98 53.211.000 1999 12 18.708.000 31.12.99 71.919.000 2000 12 18.715.000 31.12.00 90.630.000 2001 12 20.062.000 31.12.01 110.696.500 2002 12 31.12.02 130.759.000 Người lập biểu (đã ký) Kế toán trưởng (đã ký) Thủ trưởng đơn vị (đã ký) Phần II: Thực trạng hạch toán Tài sản cố định của Công ty cổ phần xe khách Hà Tây. I. Hạch toán tăng giảm tài sản cố định. 1. Tổ chức hạch toán ban đầu của tài sản cố định. Hạch toán ban đầu nhằm thiết lập nên các chứng từ để làm cơ sở cho các khâu hạch toán tiếp. Các chứng từ kế toán thường xuyên vân đông và sự vận động liên tục kế tiếp nhau được gọi là luân chuyển chứng từ. Phương pháp chứng từ kế toán hiện nay được sử dụng trong các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp ô tô khách nói riêng là một yếu tố không thể thiếu trong hệ thống phương pháp hạch toán kế toán. Do đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần xe khách Hà Tây các yếu tố đầu vào rất quan trong đặc biệt là tài sản cố định. Khâu đầu tiên của một quá trình sản xuất kinh doanh bất kể dù là lĩnh vực nào chỉ số cần đến máy móc thiết bị… Tài sản cố định khác. Để phục vụ cho quá trình hoạt động kinh doanh chủ yếu là mua bên ngoài tài sản cố định do quy mô tính chất Công ty không thể tự sản xuất ra được. Công ty căn cứ vào hoá đơn giá trị gia tăng, biên bản nghiệm thu tài sản cố định, biên bản thanh lý tài sản cố định, hoá đơn kiêm phiếu xuất kho để làm căn cứ ghi vào chứng từ ghi sổ. Đối với việc sử dụng lớn tài sản cố định khi sử dụng phương thức tự làm nhân viên hạch toán ở phân xưởng phải lập biên bản. Khi xuất vật liệu để sửa chữa gồm hai liên biên bản nghiệm thu vật tư, liên một gửi cho bộ phận kế toán vật tư, liên hai gửi tại phân xưởng. *. Kế toán tài sản cố định trong Công ty Cổ phần xe khách Hà Tây Công ty Cổ phần xe khách Hà Tây thực hiện cơ chế khoán theo hình thức khoán doanh thu cho từng đầu phương tiện vận tải (khoán chuyến đối với phương tiện vận tải hành khách). Vì vậy khi nghiệm thu tài sản cố định kế toán phải hoàn tất mọi thủ tục về tài sản cố định song mới trả cho các nhân cần sử dụng. 2. Kế toán tăng tài sản cố định. Năm 2001 – 2002 tài sản cố định của Công ty tăng chủ yếu bằng nguồn tự có. Để phản ánh tình hình giá trị tài sản cố định hiện có và sự biến động của tài sản cố định. Công ty Cổ phần xe khách Hà Tây sử dụng chủ yếu các tài khoản về kinh tế sau: TK 211: Tài sản cố định hữu hình. TK 214: Hao mòn tài sản cố định. TK 411: Nguồn vốn kinh doanh. Ngoài ra Công ty còn sử dụng các tài khoản khác: TK 111, 112, 414, 441, 431… Chứng từ kế toán. Xác định tài sản cố định là một bộ phận cơ bản nhất của kế toán Công ty luôn chú ý tới nguyên tắc thận trọng trong hạch toán đảm bảo chính xác đối tượng ghi tài sản cố định, loại tài sản cố định. việc quản lý và hạch toán luôn dựa trên hệ thống chứng từ gốc. Dưới đây là cách tổ chức hạch toán trên chứng từ một số tăng giảm tài sản cố định tại Công ty Cổ phần xe khách Hà Tây. Trường hợp tăng tài sản cố định. Xuất phát từ nhu cầu của các bộ phận trong Công ty, căn cứ vào kế toán đầu tư, phát triển áp dụng các tiến độ khoa học kỹ thuật đòi hỏi đổi mới công nghệ tiên tiến vào sản xuất kinh doanh. Công ty đã lên kế hoạch mua sắm tài sản cố định cho mỗi năm. Khi kế hoạch được duyệt Công ty ký hợp động mua sắm tài sản cố định với người cung cấp sau đó căn cứ vào hợp đồng (kèm theo giấy bán của bên bán), kế toán làm thủ tục cho người đi mua. Trong quá trình đi mua, giá mua và mọi chi phí phát sinh đều được theo dõi, khi hợp đồng hoàn thành hai bên thanh lý hợp đồng và quyết toán tiền, đồng thời làm thủ tục kế toán tăng tài sản cố định căn cứ vào chứng từ có liên quan để hạch toán tăng tài sản cố định. Biểu 02: Biên bản giao nhận xe Công ty Cổ phần xe khách Hà Tây Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Biên bản giao nhận xe Ngày 15 tháng 12 năm 2002 Căn cứ vào pháp lệnh hợp đồng kinh tế của hội đồng Nông Nghiệp. Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam công bố ngày 28 tháng 9 năm 1989 Căn cứ vào hợp đồng kinh tế số 17 ngày 16 tháng 11 năm 2002 Bên nhận tài sản cố định gồm: Ông Lã Đình Đạt Chức vụ: Giám đốc Công ty Cổ phần xe khách Hà Tây. Ông Nguyễn Bá Vũ Chức vụ: Trưởng phòng kinh doanh. Bên giao tài sản cố định gồm: Ông Trịnh Xuân Đức Chủ xe làm đại diện hai bên thanh toán ký hợp đồng. Địa điểm giao nhận tài sản cố định: Công ty Cổ phần xe khách Hà Tây xác nhận việc giao nhận tài sản cố định như sau: Số khung: 3311 – 4619 Số lượng: 1 chiếc Chất lượng (thân vỏ xe, nội thất ghế đệm máy, xe máy, máy lạnh) hoạt động bình thường. Nơi sản xuất: Hàn Quốc Dung tích xi lanh: 11.149 C Trọng tải công suất: 220 ml (45 chỗ ngồi) Nguồn gốc tài sản: Công ty sản xuất dịch vụ xuất nhập khẩu ngân hàng và kinh tế. Nguồn gốc nhập khẩu số: 600005 Năm sản xuất: 1989 Màu sơn: Sơn trắng Giá trị: 260.554.000 đồng Bên giao Bên nhận Kế toán trưởng Giám đốc (đã ký) (đã ký) (đã ký) (đã ký) Bên cạnh đó kế toán cũng căn cứ voà hoá đơn giá trị gia tăng và phiếu chi tiền của ngân hàng Công thương Thanh Xuân Hà Nội trích thực. Biểu 03: Hóa đơn giá trị gia tăng. Hoá đơn (GTGT) Mẫu số 02 B Ngày 15 tháng 12 năm 2002 Liên 2: (giao cho khách hàng) Đơn vị bán hàng: Trịnh Xuân Đức Địa chỉ: Tập thể xí nghiệp đường bộ số 116 – TXL – Quận Thanh Xuân – Hà Nội Số TK: Mã số thuế: Họ tên người mua: Công ty Cổ phần xe khách Hà Tây Địa chỉ: số 112 phố Trần Phú – Thị xã Hà Đông Hình thức thanh toán: Tiền gửi ngân hàng Mã số thuế: 780.A00009 STT Tên hàng hoá dịch vụ Đ.vi tính Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 Xe ôtô Huyndai 33H.5518 Cái 01 260.554.000 Thuế GTGT 26.055.400 Tổng cộng 286.609.400 Số tiền viết bằng chữ: Hai trăm tám sáu triệu sáu trăm linh chín nghìn bốn trăm đồng chẵn. Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (đã ký) (đã ký) (đã ký) Nghiệp vụ xẩy ra ngày 15 tháng 12 năm 2002 Công ty mua chiếc xe ôtô Huyndai chuyên chở khách bằng nguồn vốn khoa học cơ bản. Số tiền là 286.609.400 kế toán căn cứ vào các chứng từ nêu trên định khoản như sau: BT1: Nợ TK 211: 260.554.000 Nợ TK 133: 26.055.400 Có TK112: 286.609.400 Đồng thời kế toán phản ánh bút toán đơn: BT2: Có TK 009: 286.609.400 BT3: Kết chuyển nguồn: Nợ TK 414: 260.554.000 Có TK 411: 260.554.000 Trường hợp tăng tài sản cố định do mua sắm phải qua lắp đặt. Công ty mua tài sản cố định về chưa đưa vào sử dụng ngay mà phải thông qua quá trình lắp đặt. Khi hoàn thành bàn giao, kế toán căn cứ vào chứng từ liên quan đến để hoàn thành ghi vào sổ. Trước khi vào sổ kế toán phải tập hợp lại chứng từ cho các khoản chi phí đầu từ. Thuế trước bạ, giấy đăng ký khám xe, dầu mỡ chạy thử … Thông qua biên bản quyết toán xe ôtô, giấy chứng nhận cho Công ty Cổ phần xe khách Hà Tây được đầu tư xe của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tây Biểu 04: Biên bản quyết toán Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Hà Đông, ngày 11 tháng 11 năm 2002 Mẫu số: Biên bản quyết toán xe ôtô Huyndai 33H/4709 Căn cứ vào quyết định số 548/CV- UBCN ngày 15 tháng 12 năm 2002 UBND tỉnh Hà Tây Căn cứ vào chứng từ đầu tư quyết toán của ông D. thành phần Công ty Cổ phần xe khách Hà Tây. Ông Nguyễn Bá Vũ, trưởng phòng kinh doanh Bà Lưu Việt Hà, chức vụ: Kế toán trưởng Ông Nguyễn Văn Hưng, Chức vụ Phó phòng kinh doanh Bà Đinh Thị Kim Tuyến, Chức vụ Phòng tài vụ Thành Phần: Sở giao thông vận tải Hà Tây. Ông Dương Văn Hiền: Chuyên viên phòng quản lý phương tiện sở Giao thông vận tải. Thành phần: Sở tài chính Hà Tây Ông Đỗ Xuân Hiển: Phó phòng nghiệp vụ tài chính doanh nghiệp. Các khoản chi phí đầu tư - Giá mua xe 253.000.000 - Thuế trước bạ 10.120.000 - Đăng ký 150.000 - Khám xe 181.800 - Dầu mỡ chạy thử 561.000 - Lốp 11.047.600 - Dương bi + SC máy 824.000 - Giá hàng treo móc 1.446.600 Tổng 277.311.000 V. Các khoản thu hồi - Lốp cũ 2.075.000 - Lốp mới lái xe chịu 50% 5.524.000 Tổng 7.599.000 Giá nhập Tài sản cố định 277.311.000 – 7.599.000 = 269.732.000 Biên bản lập hồi 16h ngày 11 tháng 11 năm 2002 Các thành viên trong Công ty Giám đốc Công ty (đã ký) (đã ký) Đại diên sở tài chính Hà Tây Sở GTVT Hà Tây Căn cứ vào nghiệp vụ xẩy ra kế toán căn cứ vào chứng từ, giấy chứng nhận cho Công ty Cổ phần xe khách Hà Tây được chứng từ xe của UBND tỉnh Hà Tây. Biên bản hoạt động kinh tế, Phiếu chi 08 kinh tế định khoản: BT1: Nợ TK 2411: 269.732.000 Nợ TK 133: 26.973.200 Có TK 111: 296.705.200 BT2: Ghi tăng nguyên giá tài sản cố định khi lắp đặt hoàn thành bàn giao Nợ TK 211: 269.732.000 Có TK 241.1. 269.732.000 BT3: Kết chuyển nguồn vốn đầu tư vào tài sản cố định. Nợ TK 414: 269.732.000 Có TK 411: 269.732.000 3. Kế toán giảm tài sản cố định. Trong quá trình sử dụng tài sản cố định sẽ dẫn đến một số tài sản cố định bị hao mòn lạc hậu không phù hợp với sản xuất của Công ty sẽ bị loại bỏ. Công ty Cổ phần xe khách Hà Tây do tồn tạo lâu nên tài sản cố định cũ kỹ lạc hậu, hết thời gian sử dụng đã đến lúc cần phải thanh lý. Mặt khác nhiều tài sản của Công ty thời gian sử dụng vẫn còn dài nhưng thực sự không có lợi ích cho sản xuất kinh doanh nên sử dụng chỉ gây lãng phí vốn trong khi Công ty lại cần vốn cho việc cải tiến mua sắm máy móc mới nhằm mục đích năng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định. Do vậy Công ty phải thanh lý hoặc nhượng bán tài sản cố định đi để có thể thu hồi vốn nhanh. Giảm tài sản cố định do thanh lý. Khi Công ty muốn thanh lý tài sản cố định đã cũ và hoạt động kém hiệu quả, đặc biệt là vốn cố định do ngân sách cấp Công ty phải lập “tờ trình xin thanh lý tài sản cố định” gửi lên cơ quan và sở tài chính trong đó bao gồm các nội dung sau: Lý do xin thanh lý nhượng bán Các loại tài sản cố định xin thanh lý nhượng bán Sau khi tờ trình được duyệt Công ty thành lập hội đồng thanh lý (gồm đại diện phòng kỹ thuật và đại diện phòng kế toán) hội đồng thanh lý chịu trách nhiệm xem xét đánh giá thực trạng chất lượng giá trị còn lại của tài sản đó xác định giá trị thu hồi xác định chi phí thanh lý bao gồm chi phí vật tư, chi phí cho nhân công để tháo dỡ, thu hồi. Các chứng từ liên quan đến thanh lý tài sản cố định gồm: Tờ trình xin thanh lý Biên bản xác định hiện trạng Quyết định cho phép thanh lý Biên bản thanh lý tài sản cố định Các chứng từ trên là căn cứ để kế toán ghi giảm tài sản cố định trong sổ kế toán. Nghiệp vụ xẩy ra 31/6/2002 theo chứng từ ghi sổ số 27 Công ty Cổ phần xe khách Hà Tây đã quy định cho thanh lý xe ôtô W 50 – 33H 2568 đã sử dụng lâu năm. Sau đây là tờ trình xin thanh lý phương tiện vận tải của tổ trưởng đội xe số 2 lập. Biểu 05: Tờ trình xinh thanh lý phương tiện vận tải Công ty Cổ phần xe khách Hà Tây Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Hà Đông, ngày 31 tháng 6 năm 2002 Tờ trình xin thanh lý phương tiện vận tải Kính gửi: Giám đốc Công ty Cổ phần xe khách Hà Tây Tên tôi là: Nguyễn Trọng Dũng Chức vụ: Tổ trưởng đội xe số 2 Hiện này tôi có một phương tiện vận tải đã quá cũ nát và hoạt động không có hiệu quả. Tôi viết tờ trình này xin thanh lý phương tiện vận tải như sau: STT Loại xe Biển số Năm sử dụng Người sử dụng 1 W50 33H1438 1989 Nguyễn Minh Châu Kính đề nghị giám đốc Công ty giải quyết cho phép thanh lý phương tiện vận tải trên. Tổ trưởng đội xe số 2 (đã ký) Được sự đồng ý của giám đốc Công ty ngày 03/7/2002 Công ty lập hội đồng thanh lý phương tiện vận tải. Biên bản được lập như sau: Biểu 06: biên bản thanh lý tài sản cố định. Công ty Cổ phần xe khách Hà Tây Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Biên bản thanh lý tài sản cố định Hà Đông, ngày 03 tháng 07 năm 2002 Căn cứ quyết định số 532 ngày 03 tháng 07 năm 2002 của giám đốc Công ty về việc thanh lý phương tiện vận tải. Ban thanh lý gồm: Ông Đình Đạt – Giám đốc Công ty – Trưởng ban thanh lý Ông Nguyễn Trọng Dũng – Tổ trưởng đội xe số 2 Bà Lưu Việt Hà – Kế toán trưởng Bà Nguyễn Thị Hà – Kế toán tài sản cố định II. Tiến hành thanh lý phương tiện STT Loại xe Biển xe Năm đưa vào sử dụng Nguyên giá Hao mòn GTCL 1 W50 33H 1438 1989 75.000.000 65.000.000 10.000.000 III. Kết luận của ban thanh lý Ban thanh lý quyết định thanh lý phương tiện vận tải cho ông Nguyễn Đinh Tịnh Địa chỉ: Quảng Ninh Giám đốc Công ty (đã ký) Kế toán trưởng (đã ký) Bên cạnh đó kế toán căn cứ vào hoá đơn giá trị gia tăng và phiếu thu tiền mặt của KH. Biểu 07: Hoá đơn GTGT Hóa đơn (GTGT) Mẫu số: 01GTKL Liên 3 (dùng để thanh toán) Đơn vị bán: Công ty Cổ phần xe khách Hà Tây Địa chỉ: Trần Phú – thị xã Hà Tây Số TK: Họ tên người mua: Nguyễn Đình Tịnh Địa chỉ: Quảng Ninh Hình thức thanh toán: Tiền mặt STT Tên hàng hoá dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 Xe ôtô 33H 1438 Chiếc 1 10.000.000 Thuế GTGT 10% 1.000.000 Tổng tiền thanh toán 11.000.000 Số tiền viết bằng chữ: Mười một triệu chẵn Người mua Kế toán trưởng Thủ trưởng (đã ký) (đã ký) (đã ký) Biểu 08: Phiếu thu Phiếu thu Số 649 Ngày 25 tháng 7 năm 2002 Nợ TK 111 Có TK 721 Họ tên người nộp tiền: Nguyễn Đình Tịnh Địa chỉ: Quảng Ninh Lý do nộp: Mua xe ôtô 33H 1438 Số tiền: 11.000.000 đồng Viết bằng chữ: Mười một triệu đồng chẵn Kèm theo hoá đơn chứng từ gốc Kế toán trưởng (đã ký) Người nộp tiền (đã ký) Thủ quỹ (đã ký) Trên cơ sở căn cứ vào biên bản thanh lý hoá đơn GTGT phiếu thu và toàn bộ các chứng từ có liên quan đến việc thanh lý tài sản cố định. kế toán định khoản BT1: Xoá sổ tài sản cố định Nợ TK 214: 65.000.000 Nợ TK 821: 10.000.000 Có TK 211: 75.000.000 Căn cứ vào phiếu thu số 694 phản ánh số thu về sau thanh lý BT2: Phản ánh các khoản thu từ thanh lý Nợ TK 111: 11.000.000 Có TK 721: 10.000.000 Có TK 33311: 1.000.000 Tài sản cố định giảm do nhượng bán. Những tài sản cố định nhượng bán là toàn bộ những tài sản cố định do đã dùng lâu ngày không còn mang lại hiệu quả khi đưa vào sản xuất kinh doanh do bị hư hỏng nặng nên Công ty quyết định lập hội đồng quyết định giá xe để tiến hành nhượng bán. Nghiệp vụ xẩy ra ngày 20 tháng 6 năm 2002 theo chứng từ số 22 Công ty nhượng bán tài sản xe ôto W50 33H 1187 căn cứ theo biên bản định giá Biểu 09: Biên bản định giá Biên bản định giá Số 69 Ngày 22 tháng 6 năm 2002 Nguyên giá 70.000.000 Giá trị hao mòn 46.649.000 Giá trị còn lại 23.351.000 Chi phí thanh lý bằng tiền mặt 200.000 Uỷ viên (đã ký) Uỷ viên (đã ký) Chủ tịch hội đông (đã ký) Kế toán căn cứ vào chứng từ có liên quan như biên bản họp hội đồng quản trị ngày 20 tháng 6 năm 2002. Căn cứ vào bảng định giá trị còn lại căn cứ vào hoá đơn GTGT và các chứng từ có liên quan khác kế toán định khoản. BT1: Xoá sổ tài sản cố định Nợ TK 214: 46.649.000 Nợ TK 821: 23.351.000 Có TK 211: 70.000.000 BT2: Phản ánh chi phí nhượng bán Nợ TK 821: 200.000 Có TK 111: 200.000 BT3: Phản ánh các khoản thu hồi từ nhượng bán Nợ TK 111: 25.686.100 Có TK 721: 23.351.000 Có TK 33311: 2.335.100 4. Tổ chức hạch toán trên sổ chi tiết và tổng hợp Trường hợp tài sản cố định tăng Căn cứ vào chứng từ giao nhận tài sản cố định kế toán Công ty mở sổ đăng ký tài sản cố định và sổ chi tiết tài sản cố định. Nội dung chính của sổ phản ánh chi tiết các nghiệp vụ tài sản cố định phát sinh. Số liệu trên sổ cung cấp các chỉ tiêu về tình hình tài sản và là căn cứ để lập báo cáo. Từ các nghiệp vụ trên được phản ánh vào sổ đăng ký tài sản cố định như sau: Biểu 10: Sổ đăng ký tài sản cố định. Công ty Cổ phần xe khách Hà Tây Sổ đăng ký tài sản cố định Tháng 12 năm 2002 STT Tên TSCĐ Nước sản xuất Nguyên giá Năm sử dụng Số KH (năm) Kháu hao năm 1 Xe ca 33H.4709 Hàn Quốc 269.732.000 2002 8 33.716.500 2 Xe ca 33H.4618 Hàn Quốc 260.554.000 2002 8 32.569.250 3 Xe ca 33H.4375 Hàn Quốc 248.642.700 2002 8 31.080.338 4 Xe ca 33H.4502 Hàn Quốc 422.797.000 2002 8 36.534.962 … Sổ thứ tự tài sản cố định được ghi theo thứ tự thời gian, hàng tháng khi có nghiệp vụ tài sản cố định phát sinh. Kế toán ghi vào sổ chi tiết tài sản cố định theo mẫu sau: Biểu 11: Sổ chi tiết tài sản cố định Công ty Cổ phần xe khách Hà Tây Sổ chi tiết tài sản cố định Tháng 11 năm 2002 STT Chứng từ Tên TSCĐ Nước sản xuất Nơi sử dụng Nguyên giá Số khấu hao năm SH NT 1 Xe ca 33H.4709 Hàn Quốc CN 269.732.000 33.716.500 2 Xe ca 33H.4618 Hàn Quốc CN 260.554.000 32.569.250 3 Xe ca 33H.4375 Hàn Quốc CN 248.642.700 31.080.338 4 Xe ca 33H.4502 Hàn Quốc CN 212.279.700 265.349.625 Sau đó kế toán tổng hợp số liệu để lập bảng tổng hợp tăng giảm tài sản cố định của Công ty. Bảng tổng hợp này được dùng để kiểm tra đối chiếu số liệu với sổ cái TK 211. Kế toán chi tiết căn cứ vào hai sổ nêu trên đẻ vào bảng sau: Biểu 12: Bảng tổng hợp tăng giảm tài sản cố định Chứng từ Tên TSCĐ Đơn vị tính Số lượng TSCĐ tăng SH NT Nguyên giá Bộ phận sử dụng 118 15/12/02 Xe ca 33H.4709 Chiếc 01 269.732.000 CN Xe ca 33H.4618 Chiếc 01 260.554.000 CN Xe ca 33H.4375 Chiếc 01 248.642.700 CN Xe ca 33H.4502 Chiếc 01 212.279.700 CN Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ: hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc về tài sản cố định phát sinh kế toán vào chứng từ ghi sổ theo mẫu sau: Biểu 13: Chứng từ ghi sổ Chứng từ ghi sổ Số 118 Tháng 12 năm 2002 Trích yếu Tài khoản Số tiền Nợ Có 1. Nhập tài sản xe ôtô 33H.4709 211 2411 269.732.000 2. Mua tài sản xe ôtô 33H.4618 211 112 260.554.000 3. Mua tài sản xe ôtô 33H4375 211 111 248.642.700 4. Lấy nguồn vốn thế chấp mua xe 33H.4502 211 111 212.279.700 5. Dùng NVKH cơ bản mua một xe ôtô 33H. 4618 009 260.554.000 Sau khi phản ánh vào chứng từ ghi sổ về tăng tài sản cố định sau đó vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ cho tài sản cố định. Biểu 14: Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Năm 2002 Chứng từ ghi sổ Diễn giải Số tiền Số hiệu Ngày tháng 118 1/12/2002 Tăng do nhập xe ôtô 33H.4709 269.732.000 Tăng do nhập xe ôtô 33H.4618 260.554.000 Tăng do nhập xe ôtô 33H.4375 248.642.700 Tăng do nhập xe ôtô 33H.4502 212.279.700 Cộng 991.208.400 Cuối tháng khoá sổ cộng số liệu trên các chứng từ ghi sổ kiểm tra đối chiếu số liệu trên sổ chứng từ ghi sổ với các sổ chi tiết bảng cân đối sổ bảng tổng hợp tài sản cố định và lấy số liệu tổng cộng của chứng từ ghi sổ vào sổ cái. Tài sản cố định giảm: Biểu 15: Chứng từ ghi sổ Chứng từ ghi sổ Số 27 Tháng 12 năm 2002 Trích yếu Tài khoản Số tiền Nợ Có Giảm tài sản cố định do thanh lý nhượng bán 65.000.000 Thanh lý tài sản ôtô W50 đã sử dụng lâu năm - Khoản thu hồi từ thanh lý 214 821 111 111 211 211 721 3311 10.000.000 7.500.000 10.000.000 1.000.000 Nhượng bán xe ôtô W50 33H.1178 - Chi phí nhượng bán - Các khoản thu hồi từ nhượng bán 214 821 821 111 111 211 211 111 721 3331 46.649.000 23.351.000 200.000 23.351.000 2.335.100 Từ số liệu của chứng từ ghi sổ kế toán vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Biểu 16: Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Năm 2002 Chứng từ ghi sổ Diễn giải Số tiền Số hiệu Ngày tháng 27 31/12/02 Thanh lý xe ôtô W50 75.000.000 27 31/12/02 Nhượng bán xe ôtô W50 33H.1178 70.000.000 Cộng 145.000.000 Kế toán trưởng (đã ký) Xác định cơ quan thuế (đã ký) Ngày… tháng… năm 02 Thủ trưởng đơn vị (đã ký) Sổ khi đã hoàn tất vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ cuối tháng lấy số liệu trên chứng từ ghi sổ 118 và 27 để vào sổ cái TK 211 Biểu 17: Sổ cái TK 211 Sổ cái TK 211 – Tài sản cố định hữu hình Năm 2002 Chứng từ Diễn giải Số hiệu TK đối ứng Số tiền SH NT Nợ Có Số dư đầu kỳ 1.938.278.400 118 Nhập xe ôtô 33H.4709 2411 269.732.000 118 Nhập xe ôtô 33H.4618 112 260.554.000 118 Mua xe ôtô 33H.4375 111 248.642.700 118 Mua xe ôtô 33H.4502 111 212.279.700 27 Thanh lý xe ôtô W50 33H.1438 214 821 7.500.000 27 Nhượng bán xe W50 33H.1187 214 821 70.000.000 Cộng số phát sinh 991.208.400 145.000.000 Số dư cuối kỳ 2.784.486.800 II. Hạch toán khấu hao tài sản cố định của Công ty. Trong quá trình sử dụng tài sản cố định bị hao mòn dần về giá trị. Do vậy kế toán phải làm công tác trích khấu hao. Tại Công ty Cổ phần xe khách Hà Tây khấu hao tài sản cố định là quá trình chuyển dần giá trị của tài sản cố định một cách có khoa học vào giá thành. Khấu hao tài sản cố định là biện pháp kế toán nhằm bù đăp hay khôi phục lại từng phần toàn bộ giá trị tài sản cố định. Công ty Cổ phần xe khách Hà Tây đã khấu hao phương tiện vận tải về thực chất là xác nhận về phương diện kế toán một khoản giá trị bị giảm của phương tiện vận tải do tham gia vào quá trình vận tải. Việc tính khấu hao tài sản cố định phải theo các quy định: Về trích khấu hao cơ bản căn cứ vào nguyên giá tài sản cố định và tỷ lệ khấu hao theo quy định 166/199/QĐ-BTC ngày 30/12/1999. Công ty áp dụng phương pháp khấu hao tuyến tính. Tất cả các tài sản cố định trích khấu hao trên cơ sở tỷ lệ khấu hao đăng ký theo định kỳ ba năm với cục quản lý vốn và tài sản tại doanh nghiệp. Tất cả tài sản cố định hiện có của Công ty tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh đều phải tính khấu hao và phân bổ giá thành. Việc tính khấu hao phương tiện vận tải của Công ty Cổ phần xe khách Hà Tây dựa trên hai cơ sở: Nguyên giá của phương tiện, máy móc ôtô, nhà cửa…và thời gian sử dụng. Công ty Cổ phần xe khách Hà Tây tỷ lệ khấu hao phương tiện vận tải được quy định như sau: Đối với xe vận tải hành khách từ 25 chỗ ngồi trở lên và xe tải hàng hoá 2 tấn thì trích khấu hao 8 năm, đối với sân bãi để xe, đường, khấu hao 8 năm Đối với nhà cửa kiến trúc tính khấu hao 19 năm. Mức khấu hao được tính: Mức KH hàng tháng Mức khấu hao hàng năm 12 tháng = Mức khấu hao hàng năm Nguyên giá Số năm sử dụng = Đầu năm căn cứ vào những tài sản cố định hiện có của Công ty kế toán tính khấu hao cho một năm. Dựa vào mức khấu hao năm để tính khấu hao tháng. iểu 18: Bảng chi tiết tài sản cố định trích khấu hao năm 2002 STT Tên tài sản trích khấu hao Nguồn vốn Nguyên giá Mức trích KH GTCL I Nhà cửa vật kiến trúc NS 1.434.389.891 300.684.086 133.714.805 II Máy móc thiết bị BX 137.120.300 11.869.000 125.251.300 1 Máy điều hoà National BX 11.030.000 3.862.000 7.168.000 2 Máy điều hoà 12000 TU 14.421.000 1.923.000 12.498.000 3 Máy điều hoà 12000 TU 14.421.000 1.923.000 12.498.000 4 Máy điều hoà 20000 TU 21.778.000 2.903.000 18.875.000 5 Máy Photocopy 29.095.000 485.000 28.610.000 6 Máy điều hoà General 31.665.000 528.000 31.137.000 7 Máy vi tính 14.710.300 245.000 14.465.300 III Phương tiện vận tải NS 5.494.619.400 2.891.009.000 2.603.610.400 1 Xe ca 4.990.619.400 2.602.891.000 2.387.728.400 2 Xe tải Dammatdo 33H. 3132 280.000.000 187.238.000 92.762.000 3 Xe chở hàng hoá 224.000.000 10.880.000 123.120.000 Cuối tháng căn cứ vào phần trích khấu hao tài sản cố định ở bộ phận nào thì tính và khấu hao vào chi phí để tính giá thành. Đối với khấu hao tài sản cố định Công ty sử dụng các tài khoản. TK 214: khấu hao máy móc thiết bị phương tiện vận tải nhà cửa kiến trúc. TK 009: Nguồn vốn khấu hao cơ bản Ngoài ra kế toán còn sử dụng một số tài sản cố định có liên quan khác khi tính khấu hao phương tiện vận tải phục vụ trực tiếp cho hoạt động kinh doanh vận tải. Biểu 19: Sổ chi tiết tài sản cố định khấu hao cơ bản. Sổ chi tiết tài sản cố định khấu hao cơ bản Tháng 12 năm 2002 Bộ phận xe ca STT Tên tài sản Nguồn vốn KH năm Nguyên giá GTCL Tính khấu hao I Xe ca 670.853.400 445.552.400 6.198.000 1 33H.2566 NS 8 201.359.400 120.766.400 2.013.000 2 33H.0701 NS 8 9.904.000 5.926.000 84.000 3 33H.2250 NS 8 19.745.000 81.712.000 1.370.000 4 33H.2269 NS 8 100.000.000 75.008.000 1.042.000 5 33H.4268 NS 8 162.140.000 162.140.000 1.689.000 Nghiệp vụ khấu hao tài sản cố định tháng 12 năm 2002 ở Công ty Cổ phần xe khách Hà Tây trích khấu hao phương tiện vận tải như sau: Phương tiện phục vụ hành khách đối với chuyến xe ca là 3.198.000 Kế toán căn cứ vào nguyên giá đầu năm và thời gian sử dụng tài sản cố định để ghi: BT1: Nợ TK 627(4): 3.198.000 Có TK 214: 3.198.000 BT2: Nợ TK 009: 3.198.000 Còn đối với phương tiện phục vụ hàng hoá 3.000.000 kế toán ghi sổ BT1: Nợ TK 642(4): 3.000.000 Có TK 214: 3.000.000 BT2: Nợ TK 009: 3.000.000 Cuối tháng kế toán khấu hao phương tiện vận tải bộ phận xe ca vào chi phí để tính giá thành sản phẩm. Nợ TK 154: 6.198.000 Có TK 627 (4): 3.198.000 Có TK 642 (4): 3.000.000 Sau đó tập hợp số chí phí khấu hao cua xe ca cho từng mục đích vận chuyển khách hàng và vận chuyển hàng hoá và chứng từ ghi sổ. Trích lược chứng từ ghi sổ số 31 khấu hao phương tiện vận tải xe. Biểu 20: Chứng từ ghi sổ Chứng từ ghi sổ Số 31 Tháng 12 năm 2002 Trích yếu Tài khoản Số tiền Nợ Có 1. Trích khấu hao bộ phận xe ca dùng của hành khách 6274 214 3.198.000 2. Trích khấu hao bộ phận xe ca dùng của hàng hoá 6274 214 3.000.000 6.198.000 Cộng số liệu thực tế tại chứng từ ghi sổ số 31 để vào sổ cái tài khoản 214. Biểu 21: Sổ cái TK 214 Sổ cái TK 214 Tháng 12 năm 2002 Chứng từ ghi sổ Diễn giải Tài khoản đối ứng Số tiền SH Ngày tháng Nợ Có Dư đầu kỳ 4.546.808.485 31 31/12 Trích khấu hao bộ phận xe ca vận chuyển hành khách 6274 3.198.000 Trích khấu hao bộ phận xe ca vận chuyển hàng hoá 6424 3.000.000 Cộng 6.198.000 Dư cuối kỳ 4.553.006.485 III. Tổ chức hạch toán sửa chữa tài sản cố định tại Công ty Cổ phần xe khách Hà Tây. Tài sản cố định là những tư liệu hoạt động phục vụ lâu dài cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó để duy trì tính năng kỹ thuật và khả năng hoạt động liên tục của tài sản cố định. Bản thân mỗi phương tiện vận tải đều lập sửa chữa thường xuyên (bảo dưỡng) và sửa chữa lớn (đại tu). Công ty Cổ phần xe khách Hà Tây đã tính chi phí sửa chữa ôtô và chi phí vận tải là một khoản chi trực tiếp trong hoạt động kinh doanh vận tải ôtô cũng là một khoản mức giá thành của ôtô giữa các tháng. Căn cứ vào chi phí sửa phương tiện ôtô tính cho một km xe lăn bánh và số km thực tế đã hoạt động để tính số phải trích trong tháng. Chi phí sửa chữa phương tiện trong tháng = định mức sửa chữa phương tiện tính cho 1km xe lăn bánh x số km thực tế đã hoạt động trong tháng. Quá trình sửa chữa phương tiện vận tải ôtô máy móc thiết bị kế toán sử dụng TK 6277, 2413, 335 để hạch toán chi phí sửa chữa tài sản cố định. Tk 627: Chi phí dịch vụ mua ngoài dùng để đại tu máy, đem pha, xăm lốp … Tk 2413: chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định như đại tu máy đóng vỏ xe. Ngoài ra kế toán còn sử dụng các tài khoản liên quan 335, 152, 111, 112… Quá trình sửa chữa tài sản cố định sẽ phát sinh nhiều vấn đề và để sửa chữa cho tốt và mang tính hợp tài sản cố định đối với chế dộ kế toán mới. Kế toán phải căn cứ vào các chứng từ sau: Biên bản xác định tình trạng kỹ thuật máy Căn cứ vào biên bản kiểm tra sửa chữa Căn cứ vào bản quy định sửa chữa Căn cứ vào hội đồng kinh tế Căn cứ vào quyết toán sửa chữa xe. Đối với quá trình sửa chữa phương tiện của Công ty: Sửa chữa thường xuyên: Giao trực tiếp cho công nhân sử dụng xe đó sửa chữa theo biên bản xác định tình trạng kỹ thuật của phương tiện của phòng kỹ thuật gửi lên. Sửa chữa lớn: Do quá trình sử dụng tài sản cố định bị hao mòn và hư hỏng ở những bộ phận cơ bản và để cho tài sản cố định hoạt động bình thường và nhanh chóng. Công ty đã lập kế hoạch trình trước một kiểu chi phí để sử dụng vào mục đích lớn, sửa chữa lơn phương tiện như: tân trang vỏ xe bị hỏng khi gặp tai nạn trong quá trình vận hành. Kiểu chi phí này sẽ giao cho người nhận thầu sửa chữa hoặc công nhân tại Công ty muốn xin sửa chữa. Nghiệp vụ xẩy ra tháng 12 năm 2002 giám đốc sau khi nhận được biên bản xác định tình trạng kỹ thuật của phòng kỹ thuật của xe 33H.1016 và 33H.0793 gửi lên đơn xin cấp kinh phí sửa chữa đối với loại xe này và giao cho phân xưởng sửa chữa tự làm. Để tập hợp được cho chi phí sửa chữa kế toán căn cứ vào bảng kê xăm lốp VLC cho xe ca tháng 12 năm2002 và phiếu xuất kho số 20 để ghi sổ cho quá trình sửa chữa lớn. Sửa chữa lớn căn cứ vào HĐkế toán căn cứ vào đơn xin vay lốp và phiếu xuất kho số 20. Biểu 22: Hợp đồng kinh tế sửa chữa xe Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập –Tự do – Hạnh phúc Hợp đồng kinh tế sửa chữa xe 33H.1016 Phương tiện: xe khách 33.1016 Sửa chữa: tân trang vỏ, sàn gỗ, ghế đệm Căn cứ vào pháp luật HĐKT của hội đồng Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 25 tháng 9 năm 1989 Căn cứ vào nghị định 17/HĐBT ban hành 16/1/1990 quy định chi tiết thi hành pháp lệnh HĐkế toán. Hôm nay ngày 21 tháng 6 năm 2002 Bên A: ông Lã Đình Đạt – Giám đốc đại diện Công ty Cổ phần xe khách Hà Tây Bên B: ông Lê Hữu Phước – Xưởng sửa chữa, đại diện xưởng sửa chữa của Công ty Điều1: bên A giao cho bên B nhận sửa chữa chiếc ôtô mang biển số 33H.1016 Mác xe khách K42 Nội dung sửa chữa gồm: Sơn tân trang hàn vá xung quanh, trong xe Bọc lại toàn bộ ghế đệm và giá xe Sửa chữa lại sàn gỗ, gỗ trang trí xung quanh Trong thời gian 15 ngày (21/6 đến 5/7), bảo hành các bộ phận theo định mức sử dụng Công ty quyết định bảo hành trong thời gian 3 tháng. Sau khi sửa chữa xong thời gian đi 6000km Điều 2: bên B nhận xe đưa vào xưởng kể từ ngày 21 tháng 6 và bên A có cán bộ KH thường xuyên kỹ thuật theo dõi tiến độ chất lượng của phần công việc và tài sản các nội dung sửa chữa. Các danh mục phụ tùng, đảm bảo tiến trình an toàn nghiệm thu chất lượng và các phần việc Bên A khoán gon cho bên B các vật tư phụ tùng thay thế qua khảo sát theo giá thị trường hiện tại. Điều 3: Tổng hợp đồng sửa chữa 5.118.000 đ (năm triệu một trăm mười tám nghìn đồng) Hình thức thanh toán: bằng tiền mặt Số tiền bên A trả trước cho bên B là theo tiến độ Bên A có trách nhiệm thanh toán đầy đủ Sau khi nghiệm thu chất lượng sản phẩm và thanh lý hợp đồng. Điều 4: Trước khi xe vào sửa chữa phải được kiểm tra xác định công việc, các vật tư cần thay thế sau khi đã xác định (cũng kiểm tra, tháo dỡ các bộ phận) Trong qúa trình sửa chữa nếu có phát sinh thêm cùng nhau bàn bạc và thống nhất thanh toán, bổ sung hợp đồng trước khi thanh toán, thanh lý hợp đồng. Điều 5: Hai bên cam kết thực hiện các điều trên. Đại diện bên A Đại diện bên B (đã ký, đóng dấu) (đã ký và đóng dấu) Biểu 23: Phiếu xuất kho Phiếu xuất kho Mẫu số 02 -VT Số 20 Ngày 7 tháng 6 năm 2002 Họ tên người nhận hàng: Nguyễn Văn Kiểm mang số xe 33H – 1016 Lý do xuất kho: Thay tân trang vỏ xe Xuất kho tại: Xưởng STT Mã số Tên nhãn hiệu quy cách sản phẩm vận tải Đơn vị tính Số lượng Thành tiền Yêu cầu Thực xuất 1 Lốp 900.20 đa năng thu lại Thuế GTGT 10% Bộ 1 1 1.442.000 144.200 Cộng 1.586.200 Viết bằng chữ: Một triệu năm trăm tám sáu nghìn hai trăm đồng chẵn Thủ trưởng đơn vị (đã ký và đóng dấu) Kế toán trưởng (đã ký) Phụ trách cung tiêu (đã ký) Người nhận (đã ký) Thủ kho (đã ký) Sau khi sửa chữa hoàn thành, kế toán căn cứ vào biên bản quyết toán sửa chữa để tập hợp tất cả chi phí hạch toán và giá thành sản phẩm và so sánh với số được trích để được tăng giảm sửa chữa phương tiện. Nếu số đã trích nhỏ hơn số phải trích kế toán ghi tăng chi phí sửa chữa lớn bằng khoản chênh lệch. Biểu 24: Quyết toán sửa chữa vỏ xe Quyết toán sửa chữa vỏ xe Xe ca: Biển số 33H.1016 Cấp sửa chữa: tân trang vỏ Hôm nay, ngày 20 tháng 6 năm 2002 Tại Công ty Cổ phần xe khách Hà Tây gồm: Ông: Lã Đình Đạt – Giám đốc Công ty Ông: Nguyễn Bá Đề – Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật Bà: Lưu Việt Hà - Kế toán trưởng Ông: Nguyên Văn Hưng – Phó phòng kinh doanh Bà: Đinh Thi Kim Tuyến – cán bộ tài vụ Ông: Phạm Văn Thành – Lái xe 33H. 1016 Đã tiến hành điều tra xác nhận đầu tư và sửa chữa các thiết bị phụ tùng cho xe 33H. 1016 sửa chữa thay thế tại Công ty với nội dung sau: Nội dung Số tiền 1. Vật liệu chính phần Công ty cấp 7.058.000 2. Phần giao cho xưởng mua 236.000 3. Vật liệu phụ 5.379.000 4. Ghế đệm (28 chỗ) 1.120.000 5. Kính toàn xe 4.850.000 6. Công gò hàn 4.300.000 7. Sơn toàn xe 2.200.000 8. Công điện 200.000 9. Công mộc 380.000 10. Điện năng 280.000 11. Phát sinh 314.000 Tổng thành tiền 26.317.000 Xưởng sửa chữa Phòng kinh doanh Phong kế toán (đã ký) (đã ký) (đã ký) Bảng 25: Bảng thanh toán sửa chữa Bảng thanh toán sửa chữa 33H. 1016 Tổng giá trị hợp đồng theo quyết toán: 26.317.000 Vật liệu chính Công ty cấp: 7.058.000 Phần còn lại xưởng mua: 19.258.000 Xưởng đã ứng: 12.000.000 Còn lại: 7.258.000 Căn cứ vào chứng từ liên quan sửa chữa lớn tài sản cố định kế toán ghi sổ Khi trả lương cho xưởng sửa chữa kế toán ghi: Nợ TK 2413: 5.118.000 Có TK 334: 5.118.000 Khi tập hợp chi phí sửa chữa lớn Nợ TK 2413: 26.317.000 Có TK 141: 12.000.000 Có TK 111: 4.259.000 Khi quyết toán sửa chữa vỏ xe phần vật tư Công ty cấp. Nợ TK 335: 7.058.000 Có TK 2143: 7.058.000 Phần sửa chữa lớn Công ty đã trích trước vào chi phí kinh doanh (chi phí sửa chữa chung) Nợ TK 627: 7.058.000 Có TK 335: 7.058.000 Sửa chữa thường xuyên Do khối lượng sửa chữa không nhiều chi phí phát sinh đều được tập hợp trực tiếp vào chi phí kinh doanh. Kế toán căn cứ vào các chứng từ như phiếu xuất kho, hoá đơn (GTGT) khi mua dịch vụ ngoài có phiếu chi …để ghi sổ. Nghiệp vụ xẩy ra ngày 27 tháng 8 năm 2002 anh Nguyên Anh Đức đã báo cho xưởng sửa chữa là chiếc xe mang biển 33H. 4602 bị hỏng, nay phải sửa chữa. Anh Lê Hữu Phước xưởng sửa chữa đồng ý cho anh Nguyễn Anh Đức sửa chữa chiếc xe đó. Kế toán căn cứ vào chứng từ phiếu xuất lốp, dầu phụ, thuế (GTGT) đầu vào. Nợ TK 621: 7.065.000 Nợ TK 133: 706.500 Có TK 152: 7.771.500 Từ các số liệu trên kế toán tập hợp tất cả chứng từ gốc sửa chữa lớn vào chứng từ ghi sổ. Biểu 26: chứng từ ghi sổ Trích yếu Tài khoản Số tiền Nợ Có 1. Lương phải trả cho xưởng 2413 334 5.118.000 2. Tạm ứng trước cho xưởng 141 111 12.000.000 3. Tập hợp chi phí sửa chữa 2413 152 141 111 26.317.000 7.058.000 12.000.000 7.259.000 4. Quyết toán sửa chữa vỏ xe 335 2413 7.058.000 Số liệu tập hợp trên chứng từ ghi sổ kế toán ghi vào sổ cái cho chi phí sửa chữa lớn. Biểu 27: Sổ cái Sổ cái Tài khoản 2413 – Chi phí sửa chữa tài sản cố định Tháng 8 năm 2002 Chứng từ Diễn giải Tài khoản đối ứng Số tiền SH Ngày tháng Nợ Có Dư đầu kỳ 1. Xuất vật liệu, tiền mặt chi phí cho sửa chữa lớn 152 141 111 26.317.000 7.058.000 12.000.000 7.259.000 2. Quyết toán sửa chữa vỏ xe 211 7.058.000 Dư cuối kỳ 19.259.000 Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định của Công ty Tài sản cố định là cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty, phản ánh năng lực sản xuất hiện có trình độ tiến bộ khoa học của Công ty. Nó là tư liệu sản xuất chủ yếu của quá trình sản xuất thông qua sự tác động của con người nhằm tạo ra sản phẩm. Tài sản cố định đặc biệt là máy móc thiết bị sản xuất là điều kiện quan trong và cần thiết để tăng sản lượng, năng suất lao động giảm chi phí hạ giá thành. Việc quản lý tài sản cố định để có biện pháp triệt để về số lượng, thời gian và công suất của máy móc, thiết bị và tài sản cố định khác là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng đôi với quá trình kinh doanh của Công ty. Đối với Công ty Cổ phần xe khách Hà Tây tình hình tài sản cố định được tập hợp một cách cụ thể qua đó ta thấy những kho khăn của Công ty đã khắc phục được phần nào. Quá trình nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định. Sau khi nhận xe về Công ty quyết định giao cho lái xe bàn giao từng bộ phận đánh giá chất lượng kể cả săm lốp và các tài sản cố định khác đều có phiếu nhập, phiếu xuất tên người quản lý hoặc phòng quản lý. Định kỳ kiểm tra bảo dưỡng theo quy trình kinh tế. Các tài sản khác phải quản lý, kiểm kê định kỳ có quy định về sử quy chế sử dụng tài sản cố định. Để bảo đảm tài sản an toàn và tốt thì hàng năm Công ty có mua bảo hiểm nhất là ôtô mua 100%. Sau khi sự cố tai nạn xẩy ra sẽ được bồi thường bằng bảo hiểm. Đảm bảo phương tiện tốt làm cho công nhân có tâm lý vững vàng khi lái xe. Phần III: Phương hướng hoàn thiện hạch toán tài sản cố định và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định Hiện nay công tác kế toán kế toán đang dần được nâng cao và hoàn thiện tại Công ty Cổ phần xe khách Hà Tây công tác hạch toán tài sản cố định đã không ngừng hoàn thiện để thích nghi và đáp ứng kịp thời các yêu cầu quản lý. Song trong hạch toán tài sản cố định vẫn còn tồn tại một số thiếu sót cần được bỏ sung chỉng lý và hoàn thiện hơn. Có vậy mới giúp Công ty quản lý và sử dụng một cách có hiệu quả các loại tài sản cố định. I. Đánh giá về công tác hạch toán tài sản cố định của Công ty. Kể từ khi thành lập Công ty Cổ phần xe khách Hà Tây đến nay sau nhiều năm củng cố va đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, bổ sung tài sản cố định và nâng cấp cải tạo hoàn chỉnh văn phòng Công ty, phân xưởng sửa chữa. Công ty đã có những bước chuyến biến rõ rệt trong việc thành đạt có về doanh thu và lợi nhuận. Điều đó đảm bảo được điều kiện đi lại của mọi người dân trong xã hội phục vụ và đầu tư cho quá trình sản xuất, sửa chữa nâng cấp chất lượng nhiều sản phẩm góp phần tăng tổng thu nhập co nền kinh tế Nhà nước. Mặc dù gặp không ít kho khăn nhưng Công ty đã vấn đứng vững và phát triển luôn khẳng định vai trò của mình trong nền kinh tế quốc dân bằng những thành tích qua nhiều năm. Công ty đạt được điều đó phần lớn là nhờ sự đóng góp quan trọng của bộ máy quản lý Công ty nói chung và bộ máy kế toán nói riêng. Công tác kế toán ở Công ty thực sự là công cụ đắc lực giúp lãnh đạo Công ty trong việc kiểm tra giám sát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Công ty không ngừng phát triển tăng doanh thu và thu nhập nâng cao cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên trong Công ty ưu điểm: Tổ chức kế toán ở Công ty là phù hợp với quy mô và đặc điểm của hình thức sản xuất. Bộ máy kế toán gon nhẹ với việc phân công lao động cụ thể trách nhiệm, nhiệm vụ cho từng cán bộ kế toán. Công ty đã tính đến quy mô hoàn cảnh của Công ty và sử dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ, phân ra cách ghi sổ công việc của từng bộ một cách rõ ràng. Sổ sách kế toán đã sử dụng và thực hiện theo đúng quy định, tập hợp chứng từ gốc vào các sổ chi tiết tài sản cố định và thẻ tài sản cố định. Sau đó ghi vào chứng từ ghi sổ một cách cụ thể. Số liệu từ chứng từ ghi sổ vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ hoặc vào trực tiếp sổ cái để tiến hành lập bảng cân đối kế toán. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh một cách rõ ràng đầy đủ. Trong năm qua Công ty đã đầu tư đổi mới trang thiết bị máy móc đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của mình. Đồng thời nâng có chất lượng sản phẩm không ngừng tăng doanh thu và lợi nhuận cho đơn vị. Cơ bản kế toán tài sản cố định đã theo dõi được tình hình tăng giảm, khấu hao và kiểm kê tài sản cố định theo đúng quá trình đảm bảo việc phản ánh đúng nguyên giá tài sản cố định hiện có chỉ số như mức trích khấu hao đối với nhà cửa 15 năm và phương tiện vận tải 8 năm phù hợp với quy định của bộ tài chính. Công ty luôn có đội ngũ cán bộ đầy đăn kinh nghiệm và năng lực để điều hành Công ty. Cùng với những thành viên luôn có tinh thần trách nhiệm có trong công việc. Bộ phận kế toán luôn luôn cung cấp đầy đủ thông tin kip thời chính xác số liệu cho mọi đối tượng cần quan tâm nhất là bên quản lý giám đốc, phó giám đốc… để đề ra phương hướng và biện pháp kịp thời nhằm tạo ra của cải cho xã hội và đáp ứng nhu cầu đảm bảo đời sống cho người lao động. Nhược điểm: Tài sản cố định Công ty chiếm một tỷ trọng lớn. Tất cả vốn mà Công ty có được hầu như đầu tư và đổi mới mua sắm trang thiết bị phương tiện vận tải. Nhưng ngay từ quá trình mua tài sản cố định vào bộ phận kinh tế đã không đưa thẻ tài sản cố định vào để cho thuận lợi trong việc tính giá trị còn lại của tài sản cố định, mức trả khấu hao nguyên giá. Mà vào thẻ tài sản cố định đều vào một mẫu thẻ mà theo quy mô và tính chất tài sản cố định của Công ty là chủ yếu khi tìm giá trị còn lại mức đã khấu hao trở nên rất khó khăn và phải tính toán thủ công. Vì vậy rất bất tiện khi chúng ta muốn cung cấp cải tạo thanh lý tài sản cố định nào đó. Tài sản cố định Công ty chiếm 2/3 trên 20 năm đã sử dụng mà theo quy định 166/1999/QĐ-BTC ngày 30/12/1999 về thời gian sử dụng các loại tài sản cố định phương tiện vận tải tối thiểu 6 năm, thời gian tối đa là 10 năm. Tài sản cố định của Công ty chưa đề ra tổ chức đánh số tài sản cố định theo dõi chi tiết tài sản cố định. Việc đánh số phản ánh từng nhóm, từng loại sao cho được chặt chẽ hơn. Việc thanh lý tài sản cố định còn diễn ra chậm chạp bởi thủ tục rờm rà. Mỗi khi thanh lý Công ty phải lập phiếu xác định tình trạng kinh tế và kỹ thuật cho tài sản cố định. Lập tờ trình xin gửi cho ban giám đốc và chỉ khi nào có quyết định cho phép Công ty mới được thanh lý. Vì vậy thường mất nhiều thời gian cho việc này và làm ảnh hưởng đến việc quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại Công ty. Trên là những nhược điểm trong công tác hạch toán tài sản cố định tại Công ty. Việc tìm ra phương hướng giải quyết các tồn tại này sẽ giúp cho công tác hạch toán quản lý tài sản cố định tại Công ty được hoàn thiện và nâng có hiệu quả sử dụng tài sản cố định của Công ty. II. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác Kế toán tài sản cố định ở Công ty Công ty cổ phần xe khách Hà Tây. Qua thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần xe khách Hà Tây với đề tài “Kế toán tài sản cố định” . Tuy thời gian tìm hiểu nghiên cứu thực tế tại Công ty bản thân em còn nhiều mặt hạn chế về kiến thức lý luận, kinh nghiệm thực tế trong kế toán tài sản cố định. Nhưng căn cứ vào những tồn tại hiện nay của Công ty. căn cứ vào chế độ kế toán tài sản cố định của Nhà nước và bộ tài chính. Em cũng mạnh dạn nói lên một số suy nghĩ chủ quan của mình để đề xuất đóng góp một vài ý kiến mong muốn góp phần hoàn thiện thêm công tác kế toán tài sản cố định tại Công ty. Hiện nay doanh nghiệp chưa áp dụng 04 chuẩn mực mới của Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC, ngày 31-12-2001. Điều này có thể sẽ làm cho doanh nghiệp sẽ khó khăn trong việc giao dịch với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến công ty như: ngân hàng, khách hàng và các nhà đầu tư khác. vì vậy theo em doanh nghiệp nên sớn đưa 04 chuẩn mực mới áp dụng vào hệ thống kế toán của Công ty. Cần đưa thẻ tài sản cố định vào phần mềm kế toán để thuận lợi cho các nhà quản lý tính giá trị hoa mòn, giá trị còn lại để tính vào giá thành một cách chính xác. Công ty không áp dụng theo hình thức góp vốn liên doanh và đi thuê tài chính. Nhưng những nguồn vốn chủ sở hữu, vay vốn của công nhân thì có hạn vì vậy Công ty nên chủ động tìm thêm các nguồn đầu tư mới. Để đảm bảo an toàn đối với người lao động Công ty cần trang bị đổi mới trang thiết bị cũ. Làm tăng năng suất lao động và đem lại nhiều lợi nhuận cho Công ty. Tóm lại những khó khăn hạn chế của Công ty không phải là không thể không khắc phục được. Em tin rằng với đội ngũ cán bộ công nhân viên năng động chắc chắn Công ty sẽ vượt qua mọi thử thách vững vàng hơn trong sản xuất kinh doanh để có vị trí xứng đáng trong ngành giao thông vận tải. Kết luận Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, thực hiện chế độ hạch toán kinh tế theo cơ chế thị trường với sự quản lý của Nhà nước đòi hỏi các doanh nghiệp một mặt phải tự trang trải được các chi phí, mặt khác phải thu được lợi nhuận, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Mục tiêu đó chỉ có thể đạt được trên cơ sở quản lý chặt chẽ các loại tài sản, vật tư, chi phí, quản lý chặt chẽ tài sản cố định của doanh nghiệp. Nâng cao chất lượng thông tin kế toán thông qua hạch toán tài sản cố định ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao sức cạnh tranh của ddv trên thị trường, thúc đẩy nhanh tiêu thụ dịch vụ quay vòng nhanh, mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp và trở thành mục tiêu mà các doanh nghiệp đều muốn đạt được. Với đề tài “Hoàn thiện hạch toán tài sản cố định tại Công ty Cổ phần xe khách Hà Tây”, qua thời gian thực tập tại Công ty em đã cố gắng đi sâu tìm hiểu thực tế về hạch toán tài sản cố định Công ty để từ đó kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa về tình hình hạch toán tài sản cố định tại Công ty, góp phần nâng cao hiệu quả công tác nói chung. Mục lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0405.doc
Tài liệu liên quan