1.Về nghiên cứu Chiến lược
- Tiếp tục giúp Tiểu ban Chiến lược và Tổ Biên tập Chiến lược tổ chức triển khai nghiên cứu Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 -1015. Thực hiện tốt nhiệm vụ Văn phòng Tổ Biên tập Chiến lược.
-Chủ động nghiên cứ theo chức năng phục vụ nghiên cứu Chiến lược.
-Tiếp tục triển khai nghiên cứu Đề án chiến lược phát triển kinh tế -xã hội giai đoạn 2011 -2020,tầm nhìn đến năm 2045.
-Hoàn thành tốt nhiệm vụ đầu mối Dự án Hỗ trợ kỹ thuật của UBDP về hỗ trợ nghiên cứu chiến lược.
2. Về công tác quy hoạch
- Tiếp tục triển khai các đề án quy hoạch đang thực hiện chuyển tiếp :
+ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Trung du miền núi Bắc Bộ đến năm 2020
+ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2020
+ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Bắc Trung Bộ và Duyên Hải miền Trung đến năm 2020
+ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên đến 2020
+ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Nam Bộ đến năm 2020
+ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020
+ Quy hoạch phát triển sân goft tren phạm vi cả nước đến năm 2020
-Triển khai mới các đề án:
+Quy hoạch phát triển hành lang Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh – Mộc Bài (tham gia hành lang xuyên á:Nam Ninh - Singapore).
+ Nghiên cứu nền kinh tế Việt Nam trong nền kinh tế toàn cầu.+ Hợp tác phát triển khu vực VỊnh Bắc Bộ mở rộng.
3.Về công tác nghiên cứu khoa học : tiếp tục triển khai theo đúng tiến độ hai đề tài Nhà nước và thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, các hoạt động hợp tác quốc tế theo phân công của Bộ.
4. Mở rộng các hoạt động hợp tác quốc tế : tiếp tục phát huy kết quả hợp tác quốc tế đã đạt được trong năm 2008 để thực hiện tốt hơn trong năm 2009.Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ đầu mối phía Việt Nam trong Diễn đàn kinh tế - tài chính Việt Pháp; chuẩn bị và tổ chức tốt Khóa họp lần thứ 8 của Diễn dàn
5.Củng cố tổ chức bộ máy và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ của Viện thao Quyết định mới.
6.Tiếp tục thực hiện đào tạo tiến sỹ theo tiến độ đối với các khóa trước và tuyển sinh mới.Tiếp tục phối hợp với các địa phương để tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức quy hoạch.
7. Thực hiện tốt công tác Văn phòng Ban chỉ đạo điều phối phát triển các vùng kinh tế trọng điểm; triển khai kiểm tra công tác quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội và các nhiệm vụ khác mà Bộ và cấp trên giao.
38 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1623 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng hoạt động chung và quản lý đầu tư của viện chiến lược phát triển và ban nghiên cứu phát triển các ngành sản xuất giai đoạn 2005-2008, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ VIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN-BỘ KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ VÀ BAN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH SẢN XUẤT
1.1. Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư
Bộ kế hoạch và đầu tư là cơ quan của chính phủ.thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kế hoạch và đầu tư bao gồm:tham mưu tổng hợp về chiến lược, qui hoạch.kế hoạch phát triển kinh tế xã hội vhung của cả nước,về cơ chế.chính sách quản lý kinh tế chung và một số lĩnh vực cụ thể về đầu tư trong nước, ngoài nước, khu công nghiệp, khu chế xuất và quảng lý ODA, đấu thầu,doanh nghiệp đăng kí kinh doanh trên phạm vi cả nước,quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo qui định của phát luật.
1.1.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
-Ngày 31/12/1945,chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ công hoà ra sắc lệnh số 78 –Sl thành lập Uỷ ban nghiên cứu kế hoạch kiến thiết nhằm nghiên cứu, soạn thảo và trình Chính phủ các kế hoạch kiến thiết quốc gia về các ngành kinh tế,tài chính,xã hội, văn hoá.
-Ngày 14/05/1945,Chủ tịch nước VIệt Nam dân chủ công hoà ra sắc lệnh sô 68-Sl thành lập Ban Kinh tế chính phủ ( thay cho Uỷ ban Nghiên cứu kế hoạch kiến thiết).Ban này có nhiệm vụ nghiên cứu,soạn thảo và trình chính phủ những đề án,chính sách,chương trình,kế hoạch kinh tế hoặc những vấn đề quan trọng khác.
-Ngày 08/10/1955,Hội đồng chính phủ họp quyết định thành lập Uỷ ban kế hoạch quốc gia.Uỷ ban kế hoạch quốc gia có nhiệm vụ xây dựng các dự án kế hoạch phát triển kinh tế,văn hoá,tiến hành thống kê kiếm tra việc thực hiện các kế hoạch.
- Ngày 09/10/1961,Hội đồng chính phủ ra Nghị định 168-Cp qui định rõ Uỷ ban kế hạch nhà nước là cơ quan có trách nhiệm xây dựng kế hoạch hàng năm và kế hoạch dài hạn về phát triển kinh tế và văn hoá quốc dân theo đường lồi và chính sách của Đảng và nhà nước.Cùng với các thời kì phát triển của đất nước.các nghị định 58/Cp, 47/CP, 209/CP, 224/CP, 69/HĐBT..tiếp tục bổ sung chức năng cho Uỷ ban kế hoạch nhà nước.
- Ngày 27/11/1986,Hội đồng Bộ trưởng có Nghị định 151/HĐBT giải thể Uỷ ban Phân vùng kinh tế Trung ương,giao công tác phân vùng kinh tế cho Uỷ ban kế hoạch nhà nước.
- Ngày 01/1/1993,Uỷ bản Kế hoạch nhà nước nhận Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế trung ương , đảm nhận nhiệm vụ xây dựng chính sách,luật pháp kinh tế phục vụ cho công tác đổi mới.
- Ngày 1/11/1995 ,Chính phủ ra nghị định số 75/Cp qui định chức nhiệm vụ quyền hạn,tổ chức bộ máy của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trên cơ sở hợp nhất Uỷ bản Kế hoạch nhà nước và Uỷ ban nhà nước về Hợp tác và Đầu tư.
Trải qua hơn nửa thế kỉ cho đến nay.Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày càng lớn mạng và trưởng thành với cá thành tích to lớn trong việc xây dựng các kế hoạch khôi phục kinh tế,cải tảo XHCN,các kế hoạch hàng năm, kế hoạch dài hạn,chiến lựơc, qui hoạch phát triển 10 năm,20 năm…
1.1.2. Chức năng,nhiệm vụ của Bộ
Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05/11/2002 qui định nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư như sau:
Trình Chính Phủ,Thủ tướng chính phủ các dự án,Luật,pháp luật,các dự thảo văn bản pháp qui khác về lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
Trình Chính phủ,Thủ tướng chính phủ chiến lược,qui hoạch tông thể,dự án phát triển kinh tế-xã hội của cả nước,vùng lãnh thổ,kế hoạch dài hạn 5 năm và hàng năm và những cân đối chủ yếu của nền kinh tế quốc dân làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch tài chinh- ngân sách
Ban hành các quyết định,chỉ thị thông tư trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc phạm vị quản lý nhà nước của Bộ.
Chỉ đạo,hướng dẫn,kiểm tra,chịu trách nhiệm thực hiện các văn bản qui phạm pháp luật,chiến lược,quy hoạch ,kế hoạch được phê duyệt trong phạm vi quản lý của Bộ.
Làm công tác quy hoạch,kế hoạch:quản lý hoạt động đầu tư trong nước và nước ngoài,quản lý ODA,quản lý đấu thầu,quản lý nhà nước với các khu công nghiệp ,khu chế xuất.
Tổ chức và quản lý việc thành lập và đăng kí kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc thẩm quyền
Tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong các lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc phạm vị quản lý Bộ.
Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tự thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật.
Quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực kế hoạch và đầu tư,quản lý và chỉ đạo với các tổ chức sự nghiệp thuộc Bộ.
Quản lý nhà nước các hoạt động của Hội,tổ chức chính phủ trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc Bộ.
Thanh tra,kiểm ra,giải quyết các khiếu nại, xử lý các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc thẩm quyền của Bộ.
Quyết định và chỉ đạo thực hiên chương trình cải cách hành chính của Bộ theo quy định của nhà nước
Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, chỉ đạo, thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật với cán bộ do Bộ quản lý, đào tạo,bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ đối với các bộ công chức,viên chức thuộc các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ
Quản lý tài chính,tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách được phân bổ theo qui định của pháp luật
1.1.3. Cơ cấu tổ chức của Bộ
Các tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước
-Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân
- Vụ Kinh Tế địa phương và lãnh thổ
- Vụ Tài chính tiền tệ
- Vụ Kinh tế công nghiệp
- Vụ Kinh tế nông nghiệp
- Vụ Thương mại và dịch vụ
- Vụ Kết cấu hạ tầng và đô thị
- Vụ Quản lý khu công nghiệp,khu chế xuất
-Vụ Thẩm định và giám sát đầu tư
- Vụ Quản lý đấu thầu
- Vụ Kinh tế đối ngoại
- Vụ Quốc phòng an ninh
- Vụ Pháp chế
- Vụ Tổ chức cán bộ
- Vụ Khoa học,giáo dục, tài nguyên và môi trường
- Cục Đầu tư nước ngoài
- Cục Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
- Thanh tra
- Văn Phòng
*Các tổ chức sự nghiệp thuộc Bộ
- Viện Chiến lược phát triển
- Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương
- Trung tâm thông tin kinh tế- xã hội quốc gia
- Trung tâm tin học
- Báo Đầu tư
- Tạp chí Kinh tế và dự báo
1.2. Viện chiến lược phát triển
1.2.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Viện chiến lược phát triển
Viện chiến lược phát triển ngày này được thành lập trên cơ sở tiền thân là hại vụ của Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước(nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư):
Vụ Tổng hợp kế hoạch kinh tế quốc dân dài hạn và Vụ kế hoạch phân vùng kinh tế . Quá trình hình thành và phát triển từ hai Vụ nếu trên cho đến Viện Chiến lược phát triển hiện nay như sau :
Năm 1964:
-Thành lập Vụ Tổng hợp kế hoạch kinh tế quốc dân dài hạn.
-Thành lập Vụ Kế haọch phân vùng kinh tế.
Năm 1974:
-Thành lập Viện Phân vùng và quy hoạch.
Năm 1983:
-Thành lập Viện Nghiên cứu kế hoạch dài hạn.Do vị trí,chức năng và nhiệm vụ của Viện,cán bộ phụ trách Viện tương đương cấp Tổng cục và các cán bộ tương đương cấp vụ phụ trách các Ban và Văn phòng Viện.
Năm 1986:
- Đổi tên Viện Phân vùng và qui hoạch thành Viện phân bố lực lượng sản xuất.
Năm 1988:
Giải thể Viện Nghiên cứu kế hoạch dài hạn và Viện Phân bố lực lượng sản xuất thuộc Uỷ bản Kế hoạch nhà nước theo quyết định số 198- UB/TCCB ngày 19/08/1988 của Chủ nhiệm Uỷ ban kế hoạch nhà nước
Năm 1994:
Đổi tên Viện Kế hoạch dài hạn và Viện Phân bố lực lực lượng sản xuất.thành Viện Chiến lược phát triển ( có vị trí tương đương Tổng cục loại I) theo quyết định số 11 –UB/TCCB của Chủ nhiệm Uỷ ban kế hoạch nhà nuớc ngày 01/10/1994.
Năm 2003,Thủ tướng chính phủ kí quyết định Viện Chiến lược phát triển là Viện cấp quốc gia
1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của Viện
Theo quyết định số 232/2003/QĐ_TTG ngày 13/11/2003, Viện chiến lược phát triển là Viên cấp quốc gia, trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư có chức năng và nhiệm vụ sau:
-Nghiên cứu và đề xuất các chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của cả nước,các vùng lãnh thổ;tổ chức nghiên cứu khoa học,đào tạo,bồi dưỡng cán bộ chuyên ngành và tổ chức hoạt động tư vấn về lĩnh vực chiến lược,quy hoạch;
-Nghiên cứu và xây dựng các đề án về chiến lược,quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của cả nước,các vùng lãnh thổ.Thực hiện các chương trình nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc phòng về lĩnh vực khác.Nghiên cứu lý luận và phương pháp luận về xây dựng chiến lược,quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội;
-Hướng dẫn về chuyên môn,nghiệp vụ cho các đơn vị chức năng của Bộ,ngành,địa phương lập quy hoạch phát triển của mình phù hợp với chiến lược,quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -xã hội của cả nước đã được phê duyệt;theo dõi,thu nhập thông tin,tổng hợp tình hình thực hiện chiến lược,quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và vùng lãnh thổ;
-Tham gia thẩm định các dự án quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội tỉnh.thành phố trực thuộc Trung ương và các dự án quy hoạch phát triển ngành.khu công nghiệp, khu chế xuất;khu kinh tế.
-Phân tích,tổng hợp và dự báo các biến động kinh tế - xã hội, khoa học, công nghệ, môi trường và các yếu tố khác tác động đến chiến lược, quy hoạch để phục vụ nghiên cứu chiến lược, quy hoạch;
-Tư vấn về lĩnh vực chiến lược, quy hoạch; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên ngành và đào tạo sau đại học.
1.2.3. Cơ cấu tổ chức của Viện:
Viện Chiến lược phát triển có Hội đồng khoa học và 10 đơn vị trực thuộc:
- Ban Tổng hợp
- Ban Dự báo
- Ban Nghiên cứu phát triển các ngành sản xuất
- Ban Nghiên cứu phát triển các ngành dịch vụ
- Ban Nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực và các vấn đề xã hội
- Ban Nghiên cứu phát triển hạ tầng
- Trung tâm Thông tin tư liệu,đào tạo và tư vấn phát triển
- Trung tâm Nghiên cứu kinh tế miền Nam và Văn Phòng
Hiện nay,tính đến 31/12/2008, Viện có 136 cán bộ,viện chức(106 biến chế,30 hợp đồng),trong đó có 68 Đảng viên 4 phó Giáo sư,17 tiến sỹ,32 thạc sỹ.Độ tuổi trung bình của bán bộ của Viện là 36,7.
Chức năng,nhiệm vụ của từng phòng ban trong Viện được quy định :
Hội đồng khoa học:
Là tổ chức tư vấn giúp Viện trưởng xây dựng các chương trình khoa học,tổ chức công tác nghiên cứu khoa học và đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học của Viện.
Ban tổng hợp:
Nghiên cứu tổng hợp các kết quả nghiên cứu và xây dựng các báo cáo về chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.Nghiên cứu và dự báo một số vấn đề kinh tế tổng hợp; tham mưu về các vấn đề chung lien quan đến hoạt động quản lí nhà nước đối với công tác quy hoạch trên phạm vị cả nước.
Ban Dự báo:
Phân tích tổng hợp,dự báo về biến động kinh tế,công nghệ,môi trường liên kết quốc tế của thế giới và các biến động kinh tế- xã hội trong nước phục vụ nghiên cứu chiến lược,quy hoạch. Dự báo các khả năng phát triển, hội nhập kinh tế khu vực và thế giới của nền kinh tế Việt Nam.
Ban Nghiên cứu phát triển các ngành sản xuất
Nghiên cứu, tổng hợp các kết quả nghiên cứu và xây dựng chiến lược,quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp,xây dựng và nông, lâm, ngư nghiệp trên phạm vị cả nước và vùng lãnh thổ.Đầu mối tổng hợp tham mưu những vấn đề liên quan về quản lý nhà nước đối với công tác quy hoạch các ngành sản xuất.
Ban nghiên cứu phát triển các ngành dịch vụ
Nghiên cứu, tổng hợp các kết quả nghiên cứu và xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển các ngành dịch vụ của cả nước và trên các vùng lãnh thổ. Đầu mối tổng hợp,tham mưu các vấn đề liên quan về quản lý nhà nước đối với công tác quy hoạch các ngành dịch vụ
Ban Nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực và các vấn đề xã hội
Nghiên cứu,tổng hợp các kết quả nghiên cứu và xây dựng chiến lược,quy hoạch phát triển con người,nguồn lực và các vấn đề xã hội trên phạm vị cả nước và trên các vùng lãnh thổ; xây dựng các giải pháp đảm bảo thực hiện chiến lược, quy hoạch phát triển con người. nguồn nhân lực và các vấn đề xã hội. Đầu mối tổng hợp,tham mưu các vấn đề liên quan về quản lý nhà nước đối với công tác quy hoạch phát triển con người,nguồn nhân lực và các vấn đề xã hội.
Ban Nghiên cứu phát triển vùng
Nghiên cứu, tổng hợp các kết quả nghiên cứu và xây dựng các đề án chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất các vùng lãnh thổ (trong đó có các vùng kinh tế- xã hội,các vùng kinh tế trọng điểm,các hành lang kinh tế, các tam giác phát triển, các vùng khó khăn, vùng ven biển và hải đảo).Đầu mối tổng hợp, tham mưu các vấn đề liên quan về quản lý nhà nước đối với công tác quy hoạch vùng lãnh thổ, tỉnh.Xây dựng hệ tống các bản đồ quy hoạch phục vụ công tác lập kế hoạch.
Ban Nghiên cứu phát triển hạ tầng
Nghiên cứu, tổng hợp các kết quả nghiên cứu và xây dựng chiến lược quy hoạch phát triển hạ tang của cả nước và trên các vùng lãnh thổ.Đầu mối tham mưu các vấn đề quản lý Nhà nước liên quan đến lĩnh vực hạ tầng. Tham gia thẩm định quy hoạch các ngành liên quan.
Trung tâm Nghiên cứu kinh tế miền Nam
Đầu mối nghiên cứu và đề xuất về chiến lược,quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội vùng ở Nam Bộ; tổ chức hoạt động tư vấn về lĩnh vực chiến lược và quy hoạch phát triển cho các tỉnh ở Nam Bộ.Theo dõi việc thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh và vùng ở Nam Bộ.Tham gia thẩm định các dự án quy hoạch phát triển theo phân công.Tổ chức hoạt động tư vấn quy hoạch phát triển cho các tỉnh, các ngành ở Nam Bộ
Trung tâm Thông tin tư liệu, đào tạo và Tư vấn phát triển
Tổ chức đào tạo cán bộ trình độ tiến sĩ các lĩnh vực chiến lược,quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội; tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội cho các ngàng, các địa phương.Tổ chức thực hiện hoạt động tư vấn về lĩnh vực nghiên cứu chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội ( đối với cả trong nước và quốc tế). Tổ chức xây dựng hệ thống thông tin tư liệu phục vụ đào tạo và tư vấn phát triển.
Văn Phòng
Tổng hợp, xây dựng và theo dõi, đôn đốc việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác và quản lý khoa học của Viện. Thực hiện các công tác tổ chức và nhân sự, hành chính, quản trị,thực hiện – tư liệu, lưu trữ và lễ tân; quản lý cơ sở vật chất và tài chính của Viện.Đầu mối tổ chức thực hiện các công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế của Viện.
1.3. Ban Nghiên cứu phát triển các ngành sản xuất:
1.3.1. Chức năng,nhiệm vụ của Ban:
Ban Nghiên cứu phát triển các ngành sản xuất là đơn vị thuộc Viện Chiến lược có chức năng, nhiệm vụ tõ được quy định tại quyết định số 232/2003/QĐ –TTG ngày 13/11/2003
1.3.1.1. Chức năng chung
Nghiên cứu chiến lược,chính sách và quy hoạch ngành công nghiệp,nông nghiệp theo nghĩa rộng, tài nghuyên thiên nhiên, trong đó tập trung vào năng suất, hiệu quả đầu tư, chuỗi giá trị toàn cầu, tính liên ngành và giá trị quốc gia, tổ chức không gian, nẩy sinh mới trong phát triển.
1.3.1.2. Tổ chức,nhiệm vụ, nhóm và ngành nghiên cứu
a.Công nghiệp
Nhiệm vụ: Nghiên cứu phát triển công nghiệp, tập trung vào CNH, HĐH và nội dung liên ngành; Năng suất – hiệu suất đầu tư, chuỗi giá trị - giá trị quốc gia đối với sản phẩm chủ lực và tổ chức không gia khu cụm CN, những phát sinh mới; Đưa ra chiến lược, cơ chế chính sách, tổ chực không gian kinh tế, tạo động lực phát triển quá trình CNH, HĐH đất nước.
Phân ngành:Năng lượng được chia 2 năng lượng và nhiên liệu;Nguyên vật liệu tập trung vào như sắt thép, xi măng, nhóm vật liệu mới; Cơ khí chế tạo tập trung vào máy công cụ, công nghệ thông tin, điện tử, ô tô xe máy,đóng tàu; Dệt may và da giầy; Chế biến nông lâm thủy sản.
b.Nông nghiệp
Nhiệm vụ: Nghiên cứu phát triển nông nghiệp,tập trung vào năng suất – hiệu suất đầu tư, chuối giá trị toàn cầu, giá trị quốc gia sản phẩm chủ lực và tổ chức không gian ngành trong đó có vùng nguyên liệu thâm canh,những phát sinh mới; Đưa ra chiến lược, cơ chế chính sách, tổ chức không của ngành, tạo ra động lực phát triển Kinh tế - Xã hội đất nước.
Phân ngành: Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Thủy sản, Thủy lợi và phòng chống thảm họa thiên tai.
c.Tài nguyên
Nhiệm vụ:Nghiên cứu tiềm năng, khai thác- sự dụng quản lý,tổ chức không giản sản xuất nguồn tài nguyên chủ yếu,chú trọng vào chiến lược, chính sách và quy hoạch, phục vụ phát triển KT- XH thời kỳ CNH,HĐH đất nước.
Phân ngành: Tài nguyên đất đai, khí hậu, nguồn nước; Tài nguyên khoáng sản như dầu khi,than đá; Tài nguyên sinh vật thủy sản, rừng v,v
1.3.2. Nhân sự của Ban
Ban nghiên cứu phát triển các ngành sản xuất có 12 cán bộ.Trong đó có 1 lãnh đạo là trưởng ban, 2 phó ban,2 nghiên cứu viên cao cấp,6 cán bộ và 1 cán bộ hợp đồng.
Ban có 1 PGS.TS,1 TS , 5 thạc sỹ và 2 kỹ sư phân phụ trách các vấn đề và các khối công việc
CHƯƠNG II:THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHUNG VÀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CỦA VIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN VÀ BAN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH SẢN XUẤT GIAI ĐOẠN 2005-2008
2.1. Thực trạng hoạt động của Viện chiến lược phát triển những năm gần đây
Viện chiến lược với các nhiệm vụ bao trùm qua các năm các thời kỳ phát triển là công tác nghiên cứu chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế phát triển kinh tế-xã hội cả nước,các ngành và các vùng lãnh thổ,làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch dài hạn,kế hoạch 5 năm và hang năm.
2.1.1. Về công tác nghiên cứu chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội
Viện chiến lược phát triển đã thực hiện và hoàn thành một khối lượng công việc trong những năm qua,đáp ứng yêu cầu của cấp trên và khẳng định được vị trí vai trò của Viện trong những lĩnh vực tham mưu chiến luwojc và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Trong giai đoạn 2005 -2008 dưới sự chỉ đạo của Bộ, Viện đã chủ trì thực hiện hàng trăm đề án và báo cáo.
Trong giai đoạn năm 2005-2006 tiến hành hoạt động chính sau:
-Chủ trì xây dựng chương trình hành động của Chính phủ thực hiện nghị quyết đại hội Đảng IX, soạn thảo chương trình hành động của Bộ Kế Hoạch và Đầu tư để giao cho các đơn vị thực hiện.
-Tham gia hoàn thành Đề án “Phương hướng và giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thời kì 2006-2010 và định hướng tới năm 2020” trình Thủ tướng Chính phủ và Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Nam Bộ đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 trình Ban Cán sự Đảng và Chính Phủ
-Báo cáo kết quả điều phối phát triển các vùng kinh tế trọng điểm năm 2005
-Tham gian nghiên cứu :
+Đề án quy hoạch tổng thể VỊnh Bắc Bộ đến năm 2020
+Đề án quy chế hoạt động của khu kinh tế Chân Mây- Lăng Cô.
+Chiến lược phát triển kinh tế biển và vùng ven biển Việt Nam đến năm 2020
-Nghiên cứu chuyên đề,tham gia xây dựng báo cáo sơ bộ về quan điểm và tư tương chỉ đạo của chiến lược để báo cáo tiểu ban chỉ đạo
Trong giai đoạn năm 2007- 2008 ngoài tiếp tục tiến hành nghiên cứu chiến lược và quy hoạch các đề án vấn đề của năm trước còn có nét chính sau:
-Về Chiến lược phát triển đất nước thời kỳ 2011 – 2020:
Thực hiện nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng giao, ngay từ đầu năm, Viện đó tich cực triển khai xây dựng Đề cương ý tưởng Chiến lược phát triển đất nước thời kỳ 2011 - 2020 Sau nhiều lần dự thảo, tổ chức hội thảo lấy ý kiến, Viện đó hoàn thành bản Đề cương ý tưởng Chiến lược phát triển đất nước thời kỳ 2011 - 2020. Sau khi Bộ trưởng báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đó giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì triển khai nghiên cứu Chiến lược này (công văn số 950/TTg-ĐP ngày 17/7/2007 của Văn phòng Chinh phủ).
+Hoàn thành kế hoạch của Tiêu ban Chiến lược triển khai Quyết định số 134-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về Tổng kết thực hiện chiến lược kinh tế - xã hội 10 năm (2001 -2010) và xây dụng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2011-2020);dự kiến phân công trong Tiểu ban Chiến lược để phục vụ cuộc họp Tiểu ban tháng 4/2008
+Hoàn thành Đề cương định hướng nghiên cứu Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2010-2020) và Báo cáo kinh tê – xã hội 5 năm (2011-2015) phục vụ các phiên họp thảo luận của Tổ Biên tập,thường trực Tổ Biên tập
+ Hoàn thành Tờ trình Tiểu ban Chiến lược về Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 10 năm (2010-2020) và Báo cáo kinh tê – xã hội 5 năm (2011-2015) phục vụ các phiên họp toàn thể Tiểu ban Chiến lược vào tháng 11/2008
+Hoàn thành dự thảo Tờ trình Bộ Chính trị về phương hướng chỉ đạo xây dựng Chiến lược và dự thảo Đề cương khái quát báo cáo Chiến lược 2011-2020 để gửi xin ý kiến các thành viên Tiểu Ban Chiến lược.
+Tổ chức một số hội thảo phục vụ nghiên cứu xây dựng Chiến lược
+Hình thành các văn bản báo cáo của Tổ Biên tập để trình Tiểu ban và Bộ Chính trị
-Chủ trì các công việc sau:
+Xây dựng Đề án hợp tác quốc tế về biển+Chủ trì, tổng kết, đánh giá việc thực hiện các Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng an ninh các vùng.
+Chủ trì cập nhập và bổ sung hoàn thiện Đề án “Hợp tác phát triển hai hành lang, một vành đai kinh tế Việt Nam - Trung Quốc”
+Chủ trì triển khai bước 1 các đề án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của sáu vùng và quy hoạch phát triển kinh tế đảo.
+Chủ trì xây dựng và hoàn thành Đề án thành lập vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long.
-Cập nhập.bổ sung (theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân) và hoàn thành Chiến lược phát triển nhân lực đến năm 2020 để Bộ trường trình Thủ tướng Chính phủ(tháng 5/2008)
-Thực hiện các Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng an ninh các vùng, trong năm 2007 Viện Chiến lược phát triển đã hoàn thành báo cáo rà soát quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng, và đã trình Thủ tướng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã uỷ quyền cho Bộ trưởng thông báo kết quả rà soát đến các bộ, ngành, các địa phương;
- Hoàn thành báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng và Quảng Ninh; vành đai kinh tế ven biển vịnh Bắc Bộ; quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội dải ven biển miền Trung; vịnh Thái Lan; quy hoạch phát triển khu kinh tế cửa khẩu đã trình Thủ tướng Chính phủ.
-Đã chủ trì soạn thảo Nghị định sửa đổi một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP về lập, thẩm định và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội. Sau nhiều lần lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương liên quan, Viện Chiến lược phát triển đã hoàn thành và Bộ trưởng đã trình Chính phủ. Hiện nay, Văn phòng Chính phủ đang tiếp tục thụ lý để trình Chính phủ ban hành
-Khẩn trương xây dựng quy hoạch phát triển hệ thống sân golf trên phạm vi cả nước đến năm 2020 theo nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng giao tháng 8/2008-Phối hợp với phía Camphuchia và Lào triển khai đề án Rà soát,điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội khu vực tam giác phát triển Cam-pu-chia _ Lào_ Việt Nam đến năm 2020
-Hoàn thành Đề án Rà soát, điều chỉnh quy hoạch hệ thong công nghiệp quốc gia đến năm 2020. Viện Chiến lược phát triển đã báo cáo và theo chỉ đạo của Bộ trưởng đang trao đổi, thống nhất ý kiến với các bộ, ngàng, địa phương liên quan để hoàn thiện báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ trong Quý 1/2009
-Tiến hành và hoàn thành nhiều đề án quy hoạch phát triển khu kinh tế Việt Nam đến năm 2020.
2.1.2. Thực hiện các đề tài khoa học
Viện đã tập trung nhiều cho hoạt động nghiên cứu lý luận và phương pháp nghiên cứu.Công tác ghiên cứu khoa học đã đi vào nền nếp,không những số lượng mà chất lượng cũng được nâng lên;hỗ trợ và phục vụ tốt hơn cho việc hoàn thành các nhiệm vụ chuyên môn.Viện đã hoàn thành nhiều đề tài cấp Bộ và cấp Nhà nước.Cụ thể là:
a) Đề tài cấp Nhà nước
Năm 2005- 2006 tiến hành được các đề tài như:
1)Đề tài KC.09.11 “Cơ sở khoa học việc phát triển kinh tế - xã hội dải ven Biển Việt Nam,đề xuất mô hình phát triển cho một số khu vực trọng điểm” thuộc Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm câp Nhà nước giai đoạn 2001 -2005
2)Triển khai đề tài độc lập cấp Nhà nước “Nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ tổ chức lãnh thổ và đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc dưới tác động của công trình thủy điện Sơn La” mã số ĐTĐL -2005/11,thời gian thực hiện 2005 -2006.
Năm 2007: Hoàn thành 01 đề tài nghiên cứu khoa học độc lập cấp Nhà nước “Cơ sở khoa học tổ chức lãnh thổ vùng Tây Bắc dưới tác động của công trình thủy điện Sơn La”, đạt loại khá
Năm 2008,sau khi thắng thầu và được ban Chủ nhiệm các Chương trình – Bộ Khoa học và Công nghệ giao triển khai nghiên cứu đề tài thuộc Chương trình nghiên cứu trọng điểm cấp nhà nước, Viện Chiến lược phát triển đang triển khai:
1)Đề tài “Tầm nhìn và định hướng phát triển kinh tế Việt Nam đến năm 2030" thuộc Chương trình KHXH: Những vấn đề cơ bản của phát triển kinh tế Việt Nam đến năm 2020, mã số: KX.01/06-10.
2)Đề tài "Nguồn lực và động lực để phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế Việt Nam ở giai đoạn 2011 - 2020" thuộc Chương trình KHXH: Nghiên cứu khoa học lý luận chính trị giai đoạn 2006 - 2010, mã số : KX.04/06-10.
b)Đề tài cấp Bộ
Cụ thể là hoàn thành 8 đề tài cấp bộ năm 2005 đồng thời nghiệm thu 12 đề nghiên cứu khoa học cấp Bộ năm 2006.hoàn thành một khối lượng lớn 11 đề tài cấp Bộ trong năm 2007 và 10 đề tài khoa học cấp Bộ năm 2008 đồng thời tiến hành đăng ký thực hiện 09 đề tài NCKH cấp Bộ năm 2009.Kết quả nghiên cứu khoa học đã hỗ trợ tốt cho việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của Viện
Năm 2007 hoàn thành 11 đề tài nghiên cứu khoa học:
1)Tiếp cận theo phương pháp nghiên cứu năng suất, kiến nghị một số nông, lâm sản chủ lực của Việt Nam trong 10 năm tới.
2)Ứng dụng quan điểm phát triển phi cân đối đề xuất định hướng phát triển dải động lực ven biển Việt Nam trong 10 năm tới.
3)Nghiên cứu xây dựng khung giá định mức quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam thời kỳ 2006 - 2010.
4)Ứng dụng phương pháp GIS xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ nghiên cứu chiến lược và quy hoạch ở Việt Nam.
5)Khảo cứu kinh nghiệm quốc tế, đề xuất phương hướng chuyển dịch cơ cấu các ngành dịch vụ ở Việt Nam thời kỳ đến năm 2020.
6)Luận cứ khoa học phát triển kết cấu hạ tầng trong các khu kinh tế của Việt Nam.
7)Nghiên cứu kinh nghiệm chưa thành công của Trung Quốc khi nước này trở thành thành viên chính thức của WTO và đề xuất những giải pháp đối với Việt Nam để giảm thiểu bất lợi.
8)Giải pháp đảm bảo nguồn lao động chất lượng cao cho các khu kinh tế, khu công nghiệp và khu chế xuất.
9)Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng chủ đề tư tưởng của chiến lược phát triển đất nước thời kỳ 2011 - 2020.
10)Các giải pháp xã hội hóa phát triển nguồn nhân lực ở Đồng bằng sông Cửu Long.
11)Ứng dụng bài toán quy hoạch trong tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội (lấy ví dụ qua tính toán phân bố hệ thống cảng biển Việt Nam).
Hoàn thành cơ bản nghiên cứu 10 đề tài khoa học cấp Bộ năm 2008:
1)Lựa chọn mô hình chuyển lao độn nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững ở Viể Nam trong những năm tới.
2) Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng cơ chế phối hợp giữa các tỉnh. Thành phố trong Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
3) Cơ sở khoa học phục vụ lựa chọn đối tác chiến lược của Việt Nam trong thời kỳ phát triển đất nước 2011 – 2020
4) Xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn để phát triển hệ sinh thái rừng ven biển, góp phần phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Hồng
5) Cở sở khoa học của việc xử lý các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô chủ yếu từ quy hoạch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
6) Cơ sở khoa học cho việc thành lập Hoc viện Chính sách và phát triển hướng tới đạt đẳng cấp quốc tế.
7) Phân tích và dự báo dòng đầu tư gián tiếp và Việt Nam thời ky đến năm 2015
8) Xác định nội dung nghiên cứu những vấn đề xã hội chủ yếu trong quy hoạch lãnh thổ (lấy ví dụ vùng Đồng bằng sông Hồng)
9) Cơ sở khoa học đảm bảo nhu cầu nước cho phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đến năm 2020
10) Mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế với tiêu thụ điện trong quy hoạch phát triển các vùng ở Việt Nam.
c)Ngoài ra đến năm 2008 còn tiến hành xuất bản nhiều sách có ý nghĩa quan trọng phục vụ cho công tác nghiên cứu.
2.1.3. Công tác đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ
Việc chiến lược phát triển cũng tiến hành tuyển sinh đào tạo nhân lực cho Bộ, Viện và các Ban
Đồng thời cũng đã phối hợp với các địa phương,các sở kế hoạch đầu tư các tỉnh tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quy hoạch và hợp tác quốc tế cho các cán bộ của tỉnh
Trong công tác đào tào tiến sỹ thì đến năm 2008 đã tiến hành đào tạo tiến sĩ khóa 5.Kết quả đã tuyển được 5 NCS chuyên ngành kinh tế phát triển và Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Quyết định công nhận.Đến nay tổng số nghiên cứu sinh cả 5 khóa là 23 người.
Trong công tác bồi dưỡng nghiệp vụ quy hoạch,thì năm 2007 và 2008 đều tiền hành 3 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ về quy hoạch và chiến lược cho cán bộ Sở kế hoạch và Đầu tư,2 lớp bồi dưỡng các bộ Viện và Bộ về kỹ năng phân tích kinh tế vĩ mô phục vụ nghiên cứu dài hạn,tham gia đào tạo cán bộ Thanh tra,cán bộ nước Lào.
2.1.4. Về công tác hợp tác quốc tế
Viện chiến lược phát triển tiến hành trao đổi kinh nghiệm hợp tác quốc tế nhằm tăng được mối quan hệ cũng như uy tín của Viện để tiếp tục mở rộng và nâng cao năng lực của Viện và góp phần tăng cường hợp tác quốc tế của Bộ.
Như trong năm 2005 là hoạt động hợp tác như:
Hoàn thành dự án quy hoạch tổng thể phát triển thành phố Viêng-Chăn-Lào và bàn giao kết quả cho phía Lào.
Tiến hành phối hợp với Ngân Hàng phát triển Châu Á và Ngân hàng Thế Giới cùng như Viện phát triển Hàn Quốc thực hiện các nghiên cứu.Đặc biệt trong những năm 2007-2008 ,từ khi được Bộ trưởng cho thành lập Phòng Hợp tác quốc tế, kết hợp với sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Viện, công tác hợp tác quốc tế của Viện đã có những chuyển biến tích cực.
Trong năm 2007:
- Đã làm việc với một số tổ chức và chuyên gia quốc tế phục vụ việc nghiên cứu xây dựng Đề cương ý tưởng Chiến lược phát triển đất nước đầu năm 2007. Hiện nay, đang phối hợp với Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (UNDP), Bộ Phát triển quốc tế Anh (DFID) để bàn về lĩnh vực hợp tác và hình thức hợp tác..
- Làm việc với Trung tâm Kinh tế công nghiệp và tri thức (IEK) thuộc Viện Nghiên cứu công nghệ Công nghiệp Đài Loan. Sau đó, nhận lời mời của phía Đài Loan, Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển đó sang thăm và làm việc với Viện Nghiên cứu công nghệ Công nghiệp Đài Loan và nhiều cơ quan, doanh nghiệp và Trường Đại học của Đài Loan. Hai bên đó thống nhất thiết lập quan hệ đối tác nghiên cứu giữa hai Viện.
- Tiếp tục làm đầu mối triển khai Diễn đàn Việt - Pháp giai đoạn II theo phân công của Bộ, đang phối hợp với cơ quan điều phối phía Pháp để tổ chức khoá họp lần thứ bảy của Diễn đàn tại Đà Nẵng vào tháng 2 năm 2008.
- Tiếp một số đoàn khách quốc tế đến thăm và làm việc với Viện, nổi bật là Đoàn của Đại sứ Bê-la-rút thăm và tìm hiểu về hoạt động nghiên cứu của Viện để xúc tiến hợp tác với Viện trong tương lai; Đoàn của Trung tâm Nghiên cứu phát triển thuộc Quốc vụ viện Cộng hòa nhân dân Trung Hoa; Đoàn công tác của Viện Phát triển Hàn Quốc (KDI) và Đoàn của Viện Chính sách Kinh tế quốc tế Hàn Quốc (KIEP)...
Năm 2008:
-Phối hợp với Ngân hàng Thế Giới: tổ chức lớp học về Đánh giá môi trường Chiến lược,Phối hợp với trường ĐH các khoa học trái đất Hà Lan tổ chức lớp học về nâng cao năng lực sự dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) phục vụ quy hoạch,Phối hợp Viện Cạng tranh Châu Á của Singapore nghiên cứu nâng cao giá trị quốc gia đối với một số sản phẩm của Việt Nam.
Ngoài ra tiến hành Phối hợp với Viện Phát Triển Hàn Quốc,Phối hợp Pháp trong Diễn đàn Việt- Pháp
- Đầu mối tổ chức cuộc họp cấp chuyên viên ba nước đánh giá thực hiện quy hoạch phát triển khu vực tam giá ba nước Campuchia – Lào –Việt Nam
-Tổ chức giới thiệu và trao đổi công tác quy hoạch với các đoàn cán bộ của Lào
-Tổ chức một số đoàn đi công tác nước ngoài theo chương trình của đề tài, đề án do Viện chủ trì.
2.1.5. Công tác tư vấn phát triển
Tiếp tục phối hợp với nhiều địa phương trên cả nước triển khai rà soát, lập mới quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương. Qua việc thực hiện công tác này, đó phần nào chuyển giao và hướng dẫn cho cán bộ các địa phương nghiệp vụ quy hoạch.
2.1.6. Các hoạt động khác
-Tiến hành các hoạt động trong công tác điều hành văn phòng của Viện
-Tham gia nhận xét,phản biện, trả lời, góp ý kiến với gần 200 báo cáo thuộc các lĩnh vực theo yêu cầu của Bộ và các cơ quan liên quan tính trong năm 2008
-Tham gia các Tổ chuyên gia,nhóm chuyên gia thực hiện các chương trình hành động như tham gia tổ chỉ đạo Chương trình hành động của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện nghị quyết 39 của Bộ Chính trị;
2.2. Thực trạng hoạt động của Ban Nghiên cứu phát triển các Ngành sản xuất giai đoạn 2005-2008
Hoạt động chính của Ban Nghiên cứu phát triển các ngành sản xuất là nghiên cứu thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn được giao như tham gia nghiên cứu chiến lược và quy hoạch các dự án cho dự án do Viện chủ trì,thực hiện các công tác nghiên cứu khoa học,công tác tư vấn cho địa phương,...
2.2.1. Tham gia công tác Chiến lược và Lập Quy hoạch trong lĩnh vực phát triển các ngành sản xuất.
Ban tham gia xây dựng và làm đầu mối thực hiện đề án tài thông qua công tác nghiên cứu chiến lược,quy hoạch cũng như công tác nghiên cứu khoa học:
Năm 2005-2006:
-Tham gia Đề án Chiến lược kinh tế Biển,chiến lược vịnh Bắc Bộ
-Tiếp tục hoàn thiện và trình duyệt Đề án Điều chỉnh khu công nghiệp tập trung
-Xây dựng khu kinh tế Nghi Sơn
-Xây dựng quy hoạch phát triển KT-XH tỉnh Sơn La, Lai Châu,Điện Biên
-Tham gia nghiên cứu khảo sát và thực hiện mọt số chuyên đề thuộc Đề án của Viện như:
+ Đề án quy hoạch tổng thể vùng TDMN Bắc Bộ.
+ Đề án quy hoạch tổng thể vùng đồng bằng sông Hồng.
+ Đề án quy hoạch tổng thể vùng Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ.
+Đề án quy hoạch tổng thể vùng đồng bằng sông Cửu Long.
+ Đề án quy hoạch tổng thể vùng Vịnh Thái Lan
- Tham gia nghiên cứu tổng kết công tác quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực thuộc khối ngành sản xuất
-Hoàn thành Đề án phát triển các KCN, KCX ở Việt Nam đến năm 2020
-Tham gia nhóm soạn thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 92/2006/NĐ-CP của Chính phủ về công tác quy hoạch.
-Tham gia nhóm công tác chuẩn bị một số vấn đề liên quan đến công tác tổ chức của Viện theo nghị định 115/2005/NĐ-CP của Chính phủ
-Tham gia nghiên cứu,phản biển góp ý các quy hoạch ngành,quy hoạch sản phẩm theo yêu cầu của Bộ
Năm 2007:
- Tham gia các đoàn khảo sát thực đại và thực hiện nghiên cứu chuyên đề thuộc Đề án của Viện như đề án quy hoạch phát triển vùng ven biển Miền Trung,đề án quy hoạch phát triển vùng Vịnh Thái Lan
-Giúp Viện trưởng tổ chức triển khai Đề án quy hoạch phát triển Vành đai kinh tê Vịnh Bắc Bộ.
-Tham gia Nghiên cứu Đề án phát triển KCN của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tầu.
-Tham gia nghiên cứu đề xuất ý tưởng Chiến lược phát triển các ngành sản xuất phục vụ việc xây dựng đề cương Chiến lược phát triển đất nước đến năm 2020
-Thực hiện các công việc chức năng khác theo sự phân công của Viện
Năm 2008:
Tham gia xây dựng và làm đầu mối thực hiện các đề án,dự án:
-Xây dựng chiến lược phát triển KT-XH đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.Tham gia xây dựng chiến lược phát triển các ngành công nghiệp,nông lâm và thủy sản.
-Làm đầu mối thực hiện các đề án: Rà soát điều chỉnh quy hoạch hệ thống KCn đến năm 2020;Quy hoạch phát triển Kinh tế đảo Việt Nam đến năm 2020;Quy hoạch vùng VỊnh Thái Lan;Quy hoạch vàng đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ
-Tham gia ngiên cứu các lĩnh của Ban cùng các Bộ ngành khác.
2.2.2. Hoạt động nghiên cứu khoa học và tham gia các dự án của Viện chủ trì
Hoàn thành Đề tài cấp Bộ năm 2005 “Nghiên cứu giải pháp thúc đẩy chuyển dịch lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp gắn với quá trình CNH,đô thị hóa nông thôn ở vùng ĐBSH” và đề tài khoa học cấp Bộ năm 2006 “Nghiên cứu chuyển đổi nghề và việc làm cho lao động ở khu vực chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang phát triển phi nông nghiệp và đề tài cấp Bộ năm 2007” Tiếp cận theo phương pháp nghiên cứu năng suất, kiến nghị một số nông, lâm sản chủ lực của Việt Nam trong 10 năm tới”.
2.2.3. Hoạt động tư vấn
Theo sự phân công của Viện,trong năm 2006 Ban đã giúp một số tỉnh như Sơn La,Điện Biên,Lai Châu,Thanh Hóa,Tây Ninh hoàn thành các đề án quy hoạch tỉnh,quy oạch Khu kinh tế và đang triển khai một số quy hoạch khác.Trong các năm 2007 và 2008 tiếp tục hoàn thành các công tác tư vấn được phân công như tham gia giúp tỉnh Thanh Hóa xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020
2.2.4. Hoạt đông khác
Tiến hành bối dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ trong Ban.Như trong năm 2008 có 2 cán bộ làm Nghiên cứu sinh và 1 cán bộ học thạc sỹ tại nước ngoài.
2.3.Đánh giá chung và Bài học
2.3.1. Đánh giá hoạt động của Viện
Viện Chiến lược phát triển đã hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao trong giai đoạn 2005- 2008.Cán Bộ,viên chức của Viện không có biểu hiện hành vi tham ô,lợi dụng vị trí công tác để làm việc sai trái,không vi phạm: những điều cán bộ công chức không được làm : trong Pháp lệnh cán bộ - công chức; đảng viên không vi phạm “ 19 điều không được làm” theo quy định của Bộ Chính trị,không có cán bộ viện chức vi phạm kỷ luật;không có trường hợp khiếu nại,tố cáo.Về công tác chuyên môn,là một đơn vị nghiên cứu lý luận trực thuộc Nhà nước,Viện chiến lược phát triển đã đáp ứng được yêu cầu về công tác lý luận và thực tiễn đòi hỏi ngày càng cao của quá trình phát triển kinh tế đất nước mà Đảng và Nhà nước đã giao
2.3.1.1. Những ưu điểm chính
-Công tác nghiên cứu chiến lược và quy hoạch đã có bước chuyển biến dáng kể.Tập hợp được trí tuệ của cán bộ nghiên cứu trong toàn Viện
- Đổi mới mạnh mẽ và nâng cao chất lượng, khuyến khích toàn thể cán bộ sáng tạo, hoàn thành nhiệm vụ là chủ trương đúng.Viện đã phối hợp tốt với các đơn vị trong Bộ và hợp tác rộng rãi với các cơ quan ngoài.
- Viện hoàn thành tương đôi tốt công việc đảm bảo chất lượng và đáp ứng yêu cầu về thời gian trên cơ sở luôn cải tiến phương pháp làm việc, tổ chức linh hoạt các hoạt dộng công tác và thực thi nhiệm vụ,kết hợp nâng cao chất lượng công tác chuyên môn và cải thiện đời sống cán bộ.viên chức.
-Công tác xây dựng Viện luôn được quan tâm đúng mức, được làm thường xuyên và có kế hoạch nên từng bước Viện được củng cố và tăng cường năng lực.
- Hoạt động nghiên cứu khoa học tiến hành tích cực,dặc biệt trong góp ý kiến xây dựng đề cương các đề tài nghiên cứu khoa học,tổ chức nghiệm thu trước khi ra hôi đồng nghiệm thu cấp Bộ.
2.3.1.2. Những điểm yếu chính
- Nhiều vấn đề về lý luận về chiến lược,quy hoạch phát triển trong điều kiện hội nhập quốc tế sâu rộng đối với nước ta vẫn chưa được sáng tỏ.
- Tuy đã có những cố gắng nhưng việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu hiện đại phục vụ nghiên cứu chiến lược, quy hoạch phát triển và nhất là dự báo phát triển đang còn yếu.
- Việc đào tạo chuyên gia chuyên sâu và có trình độ cao về lĩnh vực chiến lược, quy hoạch còn nhiều hạn chế.
-Cơ sở vật chất, hạ tầng, không gian làm việc cho cán bộ công nhân viên của Viện còn chưa được tốt dẫn đến làm hạn chế khả năng làm việc của các bộ công nhân viên.
2.3.1.3. Bài học kinh nghiệm
-Bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước để thể hiện vào công việc chuyên môn.
-Thực hiện nghiệm túc, chủ động chỉ đạo của cấp trên và phải có ý thức chuẩn bị sẵn sàng để đáp ứng yêu cầu.
-Nâng cao chất lượng cán bộ phải được coi là nhiệm vụ thường xuyên và trung tâm
-Tổ chức lực lượng phải lĩnh hoạt và có sự phối hợp đa ngành,lĩnh vực;mạnh dạn giao việc cho cán bộ trẻ.
-Theo dõi sát sao và đôn đốc công việc kiên quyết kết hợp rút kinh nghiệm thường xuyên.
2.3.2. Đánh giá hoạt động của Ban
Trong những năm qua,Ban nghiên cứu phát triển hạ tầng dã luôn đảm bảo được các yêu cầu và nhiệm vụ giao phó của Bộ và Viện về công tác xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển các ngàng sản xuất.Và trong công tác thi đua nhiều năm liền Ban nghiên cứu phát triển các Ngành sản xuất đạt danh hiệu Tập thể Lap động xuất sắc thuộc cấp Bộ,cũng như các cá nhân trong Ban nhận các danh hiệu về chiến sĩ thi đua
2.3.2.1.Những ưu điểm chính
-Tuy hạn chế về nhân sự,song các cán bộ trong Ban luôn cố gắng hoàn thành các dự án về phát triển các ngàng sản xuất trong cả nước, các vùng kinh tế trọng điểm
- Các cán bộ trong ban tuy phụ trách những lĩnh vực khac nhau nhưng đã có sự phối hợp giữa các thành viên.Đối với các đơn vị khác trong Bộ,đã có sự tham gia, hỗ trợ, phối hợp xin ý kiến trao đổi khi có các công việc có liên quan trong công tác.
-Có truyền thống đoàn kết tốt,có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác
- Các cán bộ chấp hành nghiêm chỉnh đường lối,chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà Nước về phẩm chất chính trị,đạo đức lối sống.
- Và trong công tác thi đua nhiều năm liền Ban nghiên cứu phát triển các Ngành sản xuất đạt danh hiệu Tập thể Lao động xuất sắc thuộc cấp Bộ,cũng như các cá nhân trong Ban nhận các danh hiệu về chiến sĩ thi đua.
2.3.2.2. Những tồn tại hiện nay
- Các cán bộ trong Ban đảm nhiệm các mảng công việc chuyên môn khác nhau nên khối lượng chưa đồng đều giữa các ngành và nhóm ngành.
- Cán Bộ trong Ban có những thay đổi,cùng với sự thiếu hụt làm lực lượng cán bộ giảm cả về số lượng và chất lượng.
- Điều kiện đi thực tế của cán bộ trong ban có hạn,vì vậy điều kiện nghiên cứu các lĩnh vực chuyên môn chưa sâu sát.
- Ngoài ra công việc của Ban có mức độ liên kết với nhiều Bộ, Ban, Ngành song thời gian qua độ kết dính chặt chẽ là chưa cao.
CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TRONG THỜI GIAN TỚI.
3.1. Phương hướng phát triển Viện trong thời gian tới
3.1.1. Phương hướng tổng quát
Tiếp tục đổi mới tư duy,nhận thức, quan niệm, nội dung, cách thức nghiên cứu đối với chiến lược và quy hoạch cũng như cải tiếng cách thức điều hành, đổi mới phong cách làm việc để nâng cao chất lượng các sản phẩm.Kết hợp chặt chẽ giữa nghiên cứu khoa học với thực hiện nhiệm vụ trên giao; giữa xây dựng Viện với thực hiện nhiệm vụ chính trị.Trong đó,đặc biệt coi trong đào tạo tại chỗ và mở rộng hợp tác với các đơn vị ngoài Viện (nhất là đối với các đơn vị thuộc Bộ).
Kiện toàn tổ chức bộ máy của Viện để thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo Quyết định mới của Thủ tướng Chính Phủ (phù hợp với Nghị định mới của Bộ)
Tiếp tục tăng cường năng lực cán bộ đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, đặc biệt là tăng cường lực lượng nòng cốt nghiên cứu chiến lược, quy hoạch và hợp tác quốc tế.Viện tiếp tục tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ,viên chức đặc biệt là cán bộ, viên chức trẻ các nghiệp vụ mang tính đặc tù của Viện để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao.
3.1.2. Nhiệm vụ trọng tâm
1.Về nghiên cứu Chiến lược
- Tiếp tục giúp Tiểu ban Chiến lược và Tổ Biên tập Chiến lược tổ chức triển khai nghiên cứu Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 -1015. Thực hiện tốt nhiệm vụ Văn phòng Tổ Biên tập Chiến lược.
-Chủ động nghiên cứ theo chức năng phục vụ nghiên cứu Chiến lược.
-Tiếp tục triển khai nghiên cứu Đề án chiến lược phát triển kinh tế -xã hội giai đoạn 2011 -2020,tầm nhìn đến năm 2045.
-Hoàn thành tốt nhiệm vụ đầu mối Dự án Hỗ trợ kỹ thuật của UBDP về hỗ trợ nghiên cứu chiến lược.
2. Về công tác quy hoạch
- Tiếp tục triển khai các đề án quy hoạch đang thực hiện chuyển tiếp :
+ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Trung du miền núi Bắc Bộ đến năm 2020
+ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2020
+ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Bắc Trung Bộ và Duyên Hải miền Trung đến năm 2020
+ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên đến 2020
+ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Nam Bộ đến năm 2020
+ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020
+ Quy hoạch phát triển sân goft tren phạm vi cả nước đến năm 2020
-Triển khai mới các đề án:
+Quy hoạch phát triển hành lang Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh – Mộc Bài (tham gia hành lang xuyên á:Nam Ninh - Singapore).
+ Nghiên cứu nền kinh tế Việt Nam trong nền kinh tế toàn cầu.+ Hợp tác phát triển khu vực VỊnh Bắc Bộ mở rộng.
3.Về công tác nghiên cứu khoa học : tiếp tục triển khai theo đúng tiến độ hai đề tài Nhà nước và thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, các hoạt động hợp tác quốc tế theo phân công của Bộ.
4. Mở rộng các hoạt động hợp tác quốc tế : tiếp tục phát huy kết quả hợp tác quốc tế đã đạt được trong năm 2008 để thực hiện tốt hơn trong năm 2009.Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ đầu mối phía Việt Nam trong Diễn đàn kinh tế - tài chính Việt Pháp; chuẩn bị và tổ chức tốt Khóa họp lần thứ 8 của Diễn dàn
5.Củng cố tổ chức bộ máy và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ của Viện thao Quyết định mới.
6.Tiếp tục thực hiện đào tạo tiến sỹ theo tiến độ đối với các khóa trước và tuyển sinh mới.Tiếp tục phối hợp với các địa phương để tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức quy hoạch.
7. Thực hiện tốt công tác Văn phòng Ban chỉ đạo điều phối phát triển các vùng kinh tế trọng điểm; triển khai kiểm tra công tác quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội và các nhiệm vụ khác mà Bộ và cấp trên giao.
3.2.Phương hướng hoạt động của Ban
3.2.1. Phương hướng chung
Duy trì sự tham gia tích cực vào công tác quản lý theo chức năng nhiệm vụ được giao,có những giải pháp tích cực nâng cao chất lượng công việc
Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị trong Bộ và với các Bộ chuyên ngành để hoàn thành tốt công tác quản lý nhà nước
3.2.2. Phương hướng nhiệm vụ trong năm 2009
- Về công tác tư tưởng:
Đẩy mạnh hơn công tác xây dựng Đảng.Các cạn bộ trong ban phải nhận thức được trách nhiệm của cá nhận trong việc thực hiện dược giao phó bám sát chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước.
-Về công tác chuyên môn và nghiên cứu khoa học
Tiếp tục hoàn thành Đề tài khoa học cấp Bộ năm 2008 và triển khai nghiên cứu các đề tài năm 2009 theo tiến độ.Bao gồm:
Tiến hành Quy hoạch Phát triển kinh tế đảo Việt Nam thời kỳ 2020
Quy hoạch và hợp tác phát triển khu vực Vịnh Bắc Bộ mở rộng
Nghiên cứu xác định tiêu chí cho mô hình nông thôn Đồng Bằng sông Hồng năm 2020
Tham gia nghiên cứu xây dựng chiến lược phát triển KTXH cả nước thời kỳ 2011 -2020 và tầm nhìn đến năm 2045 bao gồm:
Các chiến lược phát triển nông nghiệp,lâm nghiệp, thủy sản thời ky năm 2020,tầm nhìn đến 2045.
Tham gia và hoàn thành các công việc và đề án của Viện giao
- Về công tác nhân sự:
Đề Nghị Viện bổ sung thêm cán bộ trong Ban.
3.3. Một số Giải pháp và Kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban trong thời gian tới
3.3.1. Về hoạt động nghiên cứu chiến lược và lập quy hoạch
- Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quy hoạch.Để các quy hoạch và chiến lược lập ra không có những mâu thuẫn sai lệch thì cần có xây dựng ngân hàng dữ liệu chung, thống nhất là cần thiết.
-Tiến hành đầu tư hệ thống trang bị vi tính hiện đại cho cán bộ nghiên cứu là biện pháp thiết thực tăng khả năng chính xác và hiệu quả của công tác chiến lược và quy hoạch của Ban.
- Phân bổ công việc trong các chuyên đề,đề án,phù hợp theo chuyên môn và trình độ của các cán bộ,tạo được sự liên kết chặt chẽ giữa các cán bộ trong Ban,giữa các Ban , của các Bộ, ngành.
3.3.2. Về công tác tổ chức và nhân sự
-Hoàn thiện cơ cấu tổ chức nhân sự cả về số lượng và chất lượng: kiến nghị Viện bố sung nhân lực nghiên cứu cho Ban để hoàn thành tốt các nhiệm vụ theo chức năng
-Đồng thời nâng cao năng lực cán bộ nghiên cứu của Ban,nâng cao trình độ chuyện môn hiểu biết thực tế đề hoàn thành tốt nhiệm vụ chức năng của Ban thông qua các khoá bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ,các chuyến đi thực tập thực địa.
- Thực hiện chế độ đãi ngộ “làm theo năng lực – hưởng theo lao động” nhằm thúc đẩy tinh thần lao động của cán bộ, viên chức.
3.3.3. Về hoạt động tư vấn và các hoạt động khác
- Tham gia phối kết hợp chặt chẽ với các Ban trong Viện, các Bộ ngành của địa phương,ngành nhằm tạo sự đồng nhất và phù hợp trong quy hoạch
- Chủ động tham gia các chương trình dự án có hợp tác với nước ngoài phù hợp với chức năng của Ban.
ĐỀ XUẤT ĐỀ TÀI
Trong quá trình thực tập tại Ban nghiên cứu phát triển các ngành sản xuất và được sự hướng dẫn của PGS.TS Hoàng Sỹ Động ở Ban nghiên cứu các ngành sản xuất và PGS.TS Từ Quang Phương em nhận thấy có những vấn bức xúc và đề xuất đề tài:
1. Giải pháp chủ yếu đẩy mạnh đầu tư phát triển ngành dệt may Việt Nam đáp ứng quá trình hội nhập kinh tế
2. Huy động vốn nhằm mở rộng thị trường Việt Nam trong thời gian tới.
3. Giải pháp đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm dệt may trong giai đoạn hội nhập kinh tế thế giới.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu giới thiệu về Viện chiến lược.
2. Báo cáo tổng kết năm 2005-2008 của Viện Chiến lược phát triển
3. Báo cáo tổng kết năm 2005 -2008 của Ban Nghiên cứu phát triển hạ tầng
4. Quyết định 232/2003/QĐ –TTG ngày 13/11/2003.
5. Hệ thống tài liệu nghiên cứu qui hoạch của Ban Nghiên cứu phát triển các ngành sản xuất
6. Mạng internet.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21995.doc