Đề tài Thực trạng hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp
Tiềm lực vốn mà doanh nghiệp có sẽ quyết định đến khả năng đầu tư của doanh nghiệp như để có thể tham gia vào một lĩnh vực kinh doanh mới hay là mở rộng thị trường hoạt động hiện có thì cần có vốn để có thể tiến hành các hoạt động xúc tiến thị trường. Để có thể tham gia vào lĩnh vực kinh doanh mới thì doanh nghiệp cần phải tiến hành nhiều công việc như là mua sắm trang thiết bị, tuyển dụng nhân công hay là tiến hành khảo sát thị trường nhưng để có thể làm được những việc đó thì doanh nghiệp cần có vốn để mua sắm máy móc thiết bị hay thuê nhân công Đấy là trường hợp doanh nghiệp muốn tự mình tham gia thị trường mới. Hoặc doanh nghiệp có thể tiến hành liên doanh liên kết với các doanh nghiệp khác để cùng tham gia vào thị trường mới, nhưng cho dù là doanh nghiệp liên doanh này hiện đang hoạt động ở thị trường mà doanh nghiệp muốn xâm nhập hay là doanh nghiệp ở thị trường khác thì khi tiến hành liên doanh liên kết thì doanh nghiệp cũng cần phải có vốn đối ứng để tham gia vào liên doanh, vì nếu không có vốn đối ứng chúng ta sẽ không thể tiến hành liên doanh được, quy mô vốn góp của mỗi bên sẽ quyết định đến vai trò của doanh nghiệp trong liên doanh này, doanh nghiệp có quy mô vốn càng lớn thì càng có vai trò quyết định, vai trò lớn. Vì vậy mà tiềm lực vốn của doanh nghiệp sẽ quyết định đến khả năng tham gia vào lĩnh vực kinh doanh mới của doanh nghiệp.
86 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1324 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a.
Hoạt động huy động vốn luôn được tiến hành ở mỗi doanh nghiệp thường xuyên, liên tục do vậy mà với mỗi doanh nghiệp thì đây là một hoạt động quan trọng không thể thiếu, chính vì thế cho nên với công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại kỹ thuật điện Hà Nội thì cũng không phải là một ngoại lệ. Trong những năm hoạt động vừa qua thì công ty đã sử dụng những kênh huy động vốn chủ yếu sau đây.
2.1. Thực trạng huy động vốn.
2.1.1. Trích từ lợi nhuận để lại của doanh nghiệp.
Lợi nhuận để lại chính là phần còn lại của kết quả quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sau mỗi kỳ sản xuất, sau khi đã trừ đi phần chi phí sản xuất, thuế thu nhập doanh nghiệp, phần chia cổ tức Đây là một trong các nguồn vốn nội bộ quan trọng nhất. Lợi nhuận để lại dùng để tái đầu tư vào việc thay thế và đầu tư mới vào máy móc thiết bị, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Rất nhiều doanh nghiệp coi trọng chính sách tái đầu tư từ lợi nhuận để lại, tuy nhiên để có nguồn vốn này các doanh nghiệp phải kinh doanh có lãi. Lợi nhuận để lại của doanh nghiệp phụ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận để lại của doanh nghiệp có thể là lợi nhuận gộp, lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế và lợi nhuận để lại.
Trong những năm qua nhờ sự cố gắng của công ty trong các mặt hoạt động nên doanh thu của công ty đã đạt được một con số đáng kể. Nếu như năm 2000 doanh thu của công ty chỉ đạt 1,1 tỷ đồng thì đến năm 2006 doanh thu của toàn công ty đã lên đến con số 7,7 tỷ đồng. Nhờ đó mà phần lợi nhuận để lại của công ty trong các năm qua cũng không ngừng tăng lên nhờ đó mà tạo cơ hội cho công ty trong việc tích luỹ vốn và huy động vào tái đầu tư sản xuất để nâng cao năng lực của công ty.
Cụ thể qua từng năm ta thấy rằng phần vốn được tích luỹ để huy động vào đầu tư đã tăng lên không ngừng. Ngoại trừ năm đầu tiên năm 2000 khi mà doanh nghiệp mới đi vào hoạt động lên chưa có nguồn để huy động nên năm đó công ty không huy động được số vốn nào. Nhưng đến năm 2001 với kết quả bước đầu của hoạt động năm trước lên công ty đã tích luỹ được 80 triệu để đầu tư vào tái sản xuất. Nếu như trong năm đầu tiên công ty chỉ huy động được từng đó vốn từ nguồn lợi nhuận thì đến cuối năm 2006 đầu năm 2007 thì công ty đã tích luỹ được 1 tỷ đồng từ nguồn lợi nhuận để lại để tái đầu tư vào sản xuất, nâng cao năng lực của công ty. Số liệu cụ thể có thể xem ở biểu dưới đây.
Đơn vị: triệu đồng
Nguồn: Báo cáo đánh giá hoạt động của công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại kỹ thuật điện Hà Nội.
2.1.2. Vay tín dụng thương mại.
Vay tín dụng thương mại là việc các doanh nghiệp vay vốn của nhau thông qua việc mua bán nguyên nhiên vật liệu, máy móc thiết bị Với công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại kỹ thuật điện Hà Nội là một công ty hoạt động trong lĩnh vực xây lắp thì đây là một kênh huy động vốn có hiệu quả vì với đặc thù sản xuất là tương đối dài lên không thể khi mua hàng sẽ trả tiền ngay được vì vậy mà trong những năm qua công ty đã áp dụng hình thức này như là một kênh huy động vốn hiệu quả.
Mặc dù công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại kỹ thuật điện Hà Nội là một công ty mới đi vào hoạt động nhưng công ty đã có được những thành tựu nhất định trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và kèm theo đó là trong hoạt động vay vốn từ các đối tác kinh doanh.
Trong những năm qua thì công ty cũng đạt được một số thành tựu nhất định khi mà tiến hành hoạt động vay vốn từ các đối tác kinh doanh, số lượng vốn mà doanh nghiệp vay được từ kênh này đã tăng lên qua từng năm. Nếu như trong năm đầu tiên đi vào hoạt động, công ty đang gặp rất nhiều khó khăn thì công ty cũng chỉ có thể vay tín dụng thương mại được một con số khiêm tốn là 100 triệu đồng. Nhưng qua những năm sau hoạt động khi mà uy tín của doanh nghiệp đã phần nào được tạo dựng tạo được nhiều mối quan hệ giữa các đối tác kinh doanh nên công ty đã mở rộng được kênh huy động vốn này khi mà số lượng vốn mà công ty vay được của các đối tác kinh doanh trong năm 2006 là 600 triệu đồng. Chi tiết tại biểu đồ dưới đây.
Đơn vị: Triệu đồng
Nguồn: Báo cáo đánh giá hoạt động của công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại kỹ thuật điện Hà Nội.
2.1.3. Vay tín dụng ngân hàng.
Vay tín dụng ngân hàng chính là việc doanh nghiệp tiến hành đi vay vốn của các tổ chức tài chính tín dụng, mà lượng vốn vay chủ yếu ở đây là vốn lưu động dưới dạng tiền tệ.
Vay ngân hàng chính là một trong những nguồn vốn quan trọng nhất, không chỉ đối với sự phát triển của bản thân doanh nghiệp mà còn đối với toàn bộ nền kinh tế. Vốn vay ngân hàng có thể là vay ngắn hạn dưới một năm thông qua thị trường tiền tệ và vay dài hạn trên một năm thông qua thị trường vốn.
Trong những năm qua thì vay vốn ngân hàng như là một nguồn huy động vốn chủ yếu của công ty. Trong những năm qua cùng với kết quả khả quan về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thì đã tạo được một thuận lợi cho công ty trong việc huy động vốn từ nguồn vay ngân hàng khi mà trong năm đầu tiên doanh nghiệp đã vay tín dụng ngân hàng được 500 triệu đồng điều này đã là một thành công của công ty khi mà đó là năm đầu tiên đi vào hoạt động của công ty mà đã vay được một số lượng vốn không nhỏ so với quy mô của công ty. Điều đó có thể là do công ty ngay trong năm đầu tiên hoạt động đã đạt được kết quả tương đối khả quan. Tiếp tục với thành công của năm đầu tiên thì trong các năm tiếp theo công ty đã có được những thành tựu nhất định khi mà số lượng vốn cho vay của các ngân hàng cho công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại kỹ thuật điện Hà Nội đã không ngừng tăng lên. Đến năm 2003 thì công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại kỹ thuật điện Hà Nội đã vay được 1,2 tỷ đồng để phục vụ cho quá trình đầu tư sản xuất kinh doanh. Và đến cuối năm 2006 thì công ty đã vay được số vốn là 1,8 tỷ đồng.
Chính nhờ có những khoản vay này từ ngân hàng mà công ty đã đạt được những thành tựu trong hoạt động sản xuất kinh doanh ở trên.
Trong những năm qua mặc dù kinh doanh trong lĩnh vực mà các công ty nhà nước luôn có ưu thế nhưng mà công ty vẫn giành được những thành tựu khả quan khi mà doanh thu và lợi nhuận liên tục tăng và kèm theo đó là tạo được niềm tin của doanh nghiệp tới các ngân hàng cũng như các đối tác kinh doanh do vậy mà doanh nghiệp đã có được những thành tựu không nhỏ trong việc huy động vốn từ kênh huy động vốn vay tín dụng ngân hàng.
Chi tiết số lượng vốn đi vay ngân hàng của công ty ở biểu dưới.
Đơn vị: triệu đồng
Nguồn: Báo cáo đánh giá hoạt động của công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại kỹ thuật điện Hà Nội.
2.2. Đánh giá hoạt động huy động vốn của công ty qua các năm.
2.2.1. Những thành tựu đạt được.
Nhìn chung trong những năm qua thì công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại kỹ thuật điện Hà Nội vận dụng ba kênh huy động vốn chủ yếu là trích từ lợi nhuận để lại của công ty, vay tín dụng thương mại và vay tín dụng ngân hàng. Trong quá trình thực hiện thì công ty đã đạt được những thành tựu nhất định đó là nguồn vốn huy động được từ các kênh này đã phần nào đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn khi mà hoạt động huy động vốn từ các nguồn đã đạt được những thành tựu như sau.
Hoạt động huy động vốn từ nguồn lợi nhuận để lại của công ty đã không ngừng được tăng lên. Trong năm 2001 số vốn mà công ty huy động được từ nguồn lợi nhuận để lại chỉ đạt được con số là 80 triệu đồng. Đây có thể là một con số rất khiêm tốn nhưng mà cũng bước đầu ghi nhận những cố gắng của toàn công ty khi mà công ty mới đi vào hoạt động nên chưa thể có được nhiều các hợp đồng kinh doanh do vậy mà chưa có được nhiều doanh thu. Nhưng sang năm 2002 thì tình hình cũng đã được cải thiện lên đôi chút khi mà số vốn huy động được đã đạt được con số là 120 triệu đồng. Đến năm 2003 số lượng vốn huy động từ nguồn lợi nhuận để lại đã lên đến 300 triệu và đến năm 2006 thì đã đạt được 1 tỷ đồng. Tuy rằng con số đó là rất nhỏ bé so với nhiều công ty trong thị trường Hà Nội nhưng với một công ty mới đi vào hoạt động chưa lâu thì đó cũng là một thành tựu đáng kể.
Còn số lượng vốn vay từ nguồn vay tín dụng thương mại cũng đã có những thành công nhất định khi mà trong năm đầu tiên doanh nghiệp đã huy động được 100 triệu. Có thể thấy rằng đây không phải là một con số lớn nhưng mà với công ty mới đi vào hoạt động thì các mối quan hệ với các đối tác chưa nhiều, thêm vào đó là cũng chưa tạo được lòng tin đối với khách hàng thì đó cũng là một thành tựu đáng kể. Cùng với thành công bước đầu đó thì sang các năm tiếp theo công ty cũng có được những thành công khi đến năm 2003 số vốn huy động được từ nguồn vay tín dụng thương mại là 450 triệu đã tăng đáng kể so với năm đầu và tính đến năm 2006 thì số vốn huy động được là 600 triệu.
Huy động vốn từ nguồn vay tín dụng ngân hàng đã đạt được những thành công nhất định khi mà số lượng vốn huy động được trong năm 2000 là 500 triệu. Đây là nguồn vốn chủ yếu mà công ty huy động được để đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Con số 500 triệu có thể chưa nhiều nhưng mà đó cũng là một thành tựu đáng kể đối với công tác huy động vốn của công ty từ nguồn tín dụng ngân hàng. Trong năm 2003 công ty đã huy động được 1,2 tỷ đồng tiền vốn từ nguồn tín dụng ngân hàng. Và đến năm 2006 là 1,8 tỷ đồng.
Chính nhờ những thành công từ hoạt động huy động vốn này mà đã góp phần đưa kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đạt được những thành công, tăng được tiềm lực cho công ty, nâng cao khả năng cạnh tranh cho công ty, mở rộng thị trường.
2.2.2. Những hạn chế tồn tại.
Tuy đã đạt được những thành tựu đáng kể ở trên nhưng công ty cũng có những hạn chế nhất định trong khâu huy động vốn trong những năm vừa qua. Đó là số lượng vốn vay từ nguồn tín dụng thương mại còn nhỏ bé khi mà trong năm 2006 chỉ đạt đến con số 600 triệu chỉ chiếm khoảng 17,65% tổng lượng vốn huy động trong năm đó và thời gian vay vốn ngắn. Cùng với đó là số lượng nhà cung cấp cho vay các khoản vay tín dụng thương mại cho công ty vẫn còn ít do vậy mà tạo ra những khó khăn cho công ty trong công tác huy động vốn.
Thêm vào đó thì số lượng vốn huy động từ nguồn vay tín dụng ngân hàng luôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng lượng vốn huy động điều này cũng tạo ra một khó khăn cho công ty khi mà nó ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của công ty đối với các khoản nợ. Vì các khoản vay ngân hàng càng nhiều thì sẽ tạo ra nhiều gánh nặng cho công ty trong việc trả lãi ngân hàng. Kéo theo đó là làm tăng chi phí của công ty từ đó ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng cạnh tranh của công ty.
Cùng với đó thì số lượng vốn huy động từ nguồn lợi nhuận để lại của công ty cũng chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu phát triển của công ty. Khi mà các nguồn huy động vốn của công ty vẫn còn eo hẹp thì nguồn lợi nhuận để lại là rất quan trọng trong công tác huy động vốn để có thể đáp ứng được nhu cầu phát triển của công ty. Nhưng trong những năm qua tuy rằng doanh thu và lợi nhuận của công ty không ngừng được tăng lên nhưng mà từng đó vẫn còn khá khiêm tốn so với nhu cầu phát triển của công ty.
2.2.3. Những thuận lợi và khó khăn.
Để có những thành công trên thì công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại kỹ thuật điện Hà Nội đã biết tận dụng những thuận lợi đó là công ty luôn có được kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tốt do vậy mà không những tạo ra nguồn vốn nội bộ mà còn tạo niêm tin cho các đối tác kinh doanh cũng như những ngân hàng cho vay do vậy mà công ty có thể tiến hành các khoản vay tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại được thuận lợi hơn. Thêm vào đó là do hiện nay có nhiều ngân hàng tham gia hoạt động trên thị trường tài chính cùng với cơ chế chính sách đã thông thoáng hơn cho các doanh nghiệp khi đi vay do vậy mà tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khi đi vay. Thêm vào đó là tình hình thị trường hiện nay ở Hà Nội là tương đối thuận lợi khi mà nước ta đang trong đà phát triển nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng nói chung và các công trình điện phục vụ cho nhu cầu sản xuất cũng như sinh hoạt là rất lớn do vậy mà tạo được thuận lợi cho công ty trong hoạt động và một thuận lợi nữa là trong những năm qua nhà nước ta đã có nhiều chính sách thông thoáng để khuyến khích các doanh nghiệp phát triển như là luật doanh nghiệp chung hay là tạo điều kiện cho các công ty dễ dàng hơn khi vay vốn hay là giảm dần sự độc quyền của các công ty nhà nước để tạo sự bình đẳng trong kinh doanh giữa các doanh nghiệp
Bên cạnh những thuận lợi đó thì cũng có những khó khăn cho công ty trong quá trình hoạt động đó là quy mô doanh nghiệp còn nhỏ do vậy mà đã hạn chế các khoản vay của công ty như là vay tín dụng ngân hàng và vay tín dụng thương mại, thêm vào đó là tài sản của công ty chưa nhiều nên cũng là cản trở cho quá trình đi vay, một khó khăn nữa là hiện nay trong lĩnh vực này thì sự độc quyền của các doanh nghiệp nhà nước là rất lớn do vậy mà nó ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Và một khó khăn nữa cho doanh nghiệp là hiện nay dù cơ chế chính sách của nhà nước đã có nhiều thay đổi thông thoáng hơn nhưng vẫn còn nhiều thủ tục phiền hà cho các doanh nghiệp và sự thay đổi thường xuyên của các chính sách đưa ra cũng làm cho các doanh nghiệp nói chung và công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại kỹ thuật điện Hà Nội lúng túng khi hoạt động
2.2.4. Nguyên nhân của những hạn chế.
Sở dĩ có những hạn chế trên là do các nguyên nhân sau đây. Thứ nhất là do quy mô doanh nghiệp còn nhỏ bé do vậy mà nó tạo ra những khó khăn cho công ty trong việc huy động vốn từ các kênh huy động vốn hiện tại. Vì quy mô doanh nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng huy động vốn của doanh nghiệp, hiện nay khi quy mô của công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại kỹ thuật điện Hà Nội còn nhỏ do vậy mà doanh thu và lợi nhuận của của công ty đạt được qua các năm tuy đã liên tục tăng lên nhưng mà còn khá nhỏ bé do vậy mà số lượng vốn dùng để huy động vào các hoạt động đầu tư tái sản xuất từ nguồn lợi nhuận để lại là không nhiều. Cũng do quy mô doanh nghiệp còn nhỏ do vậy mà quy mô vốn nhỏ nên nó ảnh hưởng tới khả năng vay vốn từ nguồn tín dụng thương mại do lượng vốn vay từ nguồn này phụ thuộc khá nhiều vào quy mô vốn của doanh nghiệp, nên trong những năm qua số lượng vốn vay từ nguồn tín dụng thương mại luôn ở mức thấp. Thêm vào đó thì quy mô doanh nghiệp cũng ảnh hưởng tới khả năng vay vốn ngân hàng khi mà giá trị tài sản của công ty còn nhỏ do vậy mà không thể vay vốn nhiều từ ngân hàng được. Một nguyên nhân nữa là do công ty đang hoạt động trong lĩnh vực xây lắp điện một lĩnh vực mà có vòng quay vốn dài do vậy mà ảnh hưởng tới khả năng huy động vốn từ nguồn vay tín dụng thương mại. Vì doanh nghiệp có vòng quay vốn càng ngắn thì khả năng vay vốn tín dụng thương mại càng nhiều nhưng trong lĩnh vực xây lắp khi mà các công trình thường kéo dài do vậy mà vòng quay vốn chậm do vậy mà khó cho doanh nghiệp khi mà đi vay các đối tác. Một nguyên nhân nữa là uy tín của doanh nghiệp khi mà công ty mới đi vào hoạt động được bảy năm nên uy tín của doanh nghiệp trên thị trường là chưa nhiều do vậy mà việc vay vốn của công ty từ nguồn tín dụng thương mại và vay tín dụng ngân hàng là chưa thực sự thuận lợi.
3. Đánh giá độ an toàn vốn của công ty.
Tính đến cuối năm 2006 thì tổng số nợ của công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại kỹ thuật điện Hà Nội đã lên đến con số 7,2 tỷ đồng trong đó số nợ ngắn hạn là 2,05 tỷ đồng và nợ dài hạn là 5,15 tỷ đồng. Để có thể đánh giá được độ an toàn của nguồn vốn hiện tại của công ty thì ta dựa vào các tiêu chí như khả năng thanh toán hiện hành, khả năng thanh toán nhanh và nợ ngắn hạn trên tổng nợ.
Hiện nay thì tổng tài sản của công ty là 12 tỷ đồng trong đó thì tài sản cố định của công ty là 7,5 tỷ đồng còn tài sản lưu động là 4,5 tỷ đồng.
Theo chỉ tiêu khả năng thanh toán hiện hành thì chỉ tiêu này bằng 4,5/2,05 bằng 2,2 thì theo các nhà kinh tế thì con số này là khá an toàn cho công ty trong việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty bằng nguồn tài sản lưu động. Nhưng mà công ty cũng không thể lấy đó làm yên tâm vì chỉ tiêu này chỉ có ý nghĩa tham khảo chứ không có ý nghĩa thực tế nếu mà số tài sản lưu động của công ty không có khả năng thanh khoản cao. Vì công ty hoạt động trong lĩnh vực xây lắp là chủ yếu và một phần trong lĩnh vực thương mại do vậy mà tài sản cố định luôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng tài sản vì vậy mà công ty cần có những biện pháp để đề phòng số nợ ngắn hạn tăng lên quá mức.
Theo chỉ tiêu khả năng thanh toán nhanh thì hiện nay chỉ tiêu này của công ty bằng 1,2. Như vậy thì đối với các khoản vay ngắn hạn đã đến kỳ hạn trả thì công ty cũng tương đối an tâm vì có khả năng thanh toán. Nhưng nhìn chung thì với một công ty hoạt động trong lĩnh vực xây lắp thì các khoản vay ngắn hạn của công ty chủ yếu là những khoản vay tín dụng thương mại do vậy mà nếu có đến kỳ hạn trả mà công ty vẫn chưa có đủ tiền trả thì công ty cũng có thể trì hoãn được với các nhà cung cấp.
Theo tiêu chí nợ ngắn hạn trên tổng nợ thì chỉ tiêu này của công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại kỹ thuật điện Hà Nội là 0,28. Như vậy là khoản nợ ngắn hạn của công ty trong tổng nợ chiếm là 28% như vậy là vẫn đảm bảo cho công ty đối với các khoản vay ngắn hạn khi mà số nợ ngắn hạn này chưa vượt ngưỡng cho phép. Nó cho phép công ty có được thêm những khoản vay ngắn hạn trong quá trình hoạt động tiếp theo.
Qua các tiêu chí đã nêu ở trên thì nhìn chung nguồn vốn hiện nay của công ty tương đối an toàn khi mà khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty được đảm bảo tương đối an toàn. Nó giúp cho công ty có thể hoạt động suôn sẻ mà không phải quá lo lắng cho những khoản nợ đến hạn phải trả. Nhưng điều đó không có nghĩa là công ty có thể yên tâm hoàn toàn vì đặc thù của ngành là ít có tồn kho, nếu có thì là tồn kho nguyên vật liệu do vậy mà khả năng thanh khoản là không lớn. Thêm vào đó thì hiện nay do số nợ ngắn hạn của công ty vẫn còn ở trong ngưỡng cho phép do vậy mà cũng tạo điều kiện cho công ty có thể có được những khoản vay ngắn hạn khi cần thiết. Điều này là rất quan trọng với công ty khi mà trong lĩnh vực xây lắp thì có rất nhiều lúc ta cần những khoản vay ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu sử dụng tức thời. Nhưng công ty cũng cần có những chính sách vay vốn hợp lý để đảm bảo cơ cấu các khoản vay hợp lý để đảm bảo cân bằng khả năng thanh toán.
4. Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn.
4.1. Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Để đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại kỹ thuật điện Hà Nội thì chúng ta có thể thông qua các chỉ tiêu như: tỷ suất lợi nhuận so với tổng tài sản, tỷ suất lợi nhuận so với doanh thu và tỷ suất lợi nhuận so với chi phí.
Trước tiên ta xem xét tỷ suất lợi nhuận so với tổng tài sản. Thì chỉ tiêu này bằng lợi nhuận chia cho tổng tài sản của công ty. Tính đến năm 2006 thì tổng tài sản của công ty bằng 12 tỷ đồng và lợi nhuận tổng cộng của công ty từ các hoạt động là 1,71 tỷ đồng. Như vậy tỷ suất lợi nhuận so với tổng tài sản của công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại kỹ thuật điện Hà Nội là 1,71/12 bằng 0.1425 tức là 14,25%. Ta có thể thấy rằng tỷ suất này của công ty là tương đối lớn khi mà đạt được hơn 14% đây có thể được coi là một thành công của công ty khi mà đã sử dụng hiệu quả nguồn vốn (tài sản) của công ty.
Tiếp theo ta xem xét tỷ suất lợi nhuận so với doanh thu. Ở đây thì trong đề tài chỉ xét đến tổng doanh thu và lợi nhuận của toàn công ty chứ không xem xét riêng từng lĩnh vực.
Tỷ suất lợi nhuận so với doanh thu = Lợi nhuận
Doanh thu
Nếu như trong năm đầu tiên đi vào hoạt động thì doanh thu của công ty đạt 1,1 tỷ đồng còn lợi nhuận chỉ khiêm tốn ở mức 0,3 tỷ đồng do vậy mà tỷ suất lợi nhuận so với doanh thu trong năm là 27,27% đây là một con số không nhỏ so với một công ty mới đi vào hoạt động nên có thể nói rằng công ty đã bước đầu kinh doanh có hiệu quả. Tính đến năm 2005 thì tỷ suất này của công ty là 22,22% khi mà doanh thu của công ty đạt 6,3 tỷ đồng còn lợi nhuận là 1,4 tỷ đồng. Tuy so với năm 2000 thì con số này đã giảm đi đôi chút nhưng điều đó không có nghĩa là công ty kinh doanh kém hiệu quả hơn trước mà trái lại trong năm 2005 công ty vẫn hoạt động có hiệu quả vì số tương đối có thể giảm xuống nhưng mà số tuyệt đối vẫn tăng lên. Việc tỷ suất này giảm xuống có thể là do công ty đã được mở rộng hơn nên nó có thể kéo theo tỷ suất này giảm xuống. Và đến năm 2006 thì tỷ suất lợi nhuận so với doanh thu của công ty vẫn giữ ở mức 22,22% với doanh thu là 7,7 tỷ đồng và lợi nhuận là 1,71, tỷ đồng. Tuy rằng so với năm 2005 thì tỷ suất này tăng lên nhưng mà hiệu quả kinh doanh của công ty vẫn được đảm bảo.
Cuối cùng ta xem xét đến tỷ suất lợi nhuận so với chi phí. Thì ở đây đề tài cũng chỉ xem xét đến chi phí của toàn bộ công ty và lợi nhuận toàn công ty.
Tỷ suất lợi nhuận so với chi phí = Lợi nhuận
Chi phí
Trong năm đầu tiên đi vào hoạt động thì chi phí của toàn công ty là 0,8 tỷ đồng và lợi nhuận là 0,3 tỷ đồng do vậy mà tỷ suất này của năm 2000 là 37,5% đây cũng là một con số lớn nói lên được bước đầu hiệu quả hoạt động của công ty ở ngay trong năm đầu tiên đi vào hoạt động. Và đến năm 2005 thì tỷ suất này của công ty là 28,57% khi mà chi phí là 4,9 tỷ đồng và lợi nhuận là 1,4 tỷ đồng. Tuy so với năm 2000 thì tỷ suất này đã giảm xuống điều này là dễ hiểu khi mà so với năm 2000 thì quy mô hoạt động của công ty trong năm 2005 đã được mở rộng nên do vậy mà chi phí tăng lên tuy rằng lợi nhuận cũng tăng lên nhưng tốc độ tăng của lợi nhuận thấp hơn tốc độ tăng của chi phí. Và sang đến năm 2006 thì tỷ suất này đạt ở mức 28,55% giảm đi không đáng kể so với năm 2005.
Nhìn chung trong những năm qua thì công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại kỹ thuật điện Hà Nội đã kinh doanh có hiệu quả khi mà các xem xét bằng các chỉ tiêu ở trên. Khi mà ta thấy rằng các chỉ tiêu luôn ở mức cao tuy rằng qua các năm thì các chỉ tiêu này có giảm đi nhưng đó là điều dễ hiểu khi quy mô của công ty tăng lên thì các chỉ tiêu tương đối này cũng sẽ giảm xuống. Trong thực tế hoạt động của công ty cũng nói lên hiệu quả hoạt động của công ty khi mà doanh thu và lợi nhuận của công ty không ngừng tăng lên qua các năm và quy mô công ty được mở rộng kèm theo đó là thị trường hoạt động của công ty cũng được mở rộng.
4.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn.
Để đánh giá hiệu quả sử dụng đồng vốn thì ta có thể xem xét trên hai chỉ tiêu là sức sản xuất của đồng vốn và sức sinh lợi của đồng vốn. Sức sản xuất của đồng vốn chính là việc ta xem xét một đồng vốn bỏ ra thì ta có được bao nhiêu đồng doanh thu. Còn sức sinh lợi của đồng vốn là ta xem một đồng vốn bỏ ra ta có bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Trước tiên ta xem xét chỉ tiêu sức sản xuất của nguồn vốn. Thì thông qua chỉ tiêu này ta có thể xem một đồng vốn bỏ ra có được bao nhiêu đồng doanh thu.
Sức sản xuất của nguồn vốn = Doanh thu
Tổng nguồn vốn
Thì tính đến năm 2006 thì doanh thu của công ty đạt được con số là 7,7 tỷ đồng còn tổng nguồn vốn bằng tổng tài sản của công ty là 12 tỷ đồng như vậy thì chỉ tiêu này của công ty trong năm 2006 là 64,17% đây là một con số khá lón khi mà cứ một đồng vốn bỏ ra thì công ty thu được 0,64 đồng doanh thu. Qua đó ta có thể thấy được hiệu quả sử dụng đồng vốn của công ty là cao. Nếu như so với năm 2003 thì chỉ tiêu này của công ty đạt ở mức 65% thì có giảm đi đôi chút nhưng mà nó cũng nói lên hiệu quả sử dụng đồng vốn của công ty.
Tiếp theo ta xem xét chỉ tiêu sức sinh lợi của nguồn vốn. Chỉ tiêu này cho ta thấy được cứ một đồng vốn bỏ ra thì ta có thể thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Sức sinh lợi của nguồn vốn = Lợi nhuận
Tổng nguồn vốn
Theo chỉ tiêu này thì trong năm 2006 thì sức sinh lợi của đồng vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại kỹ thuật điện Hà Nội là 14,25% tức là cứ một đồng vốn bỏ ra thì công ty thu về 0,14 đồng lợi nhuận. Nếu so với năm 2003 thì sức sinh lợi của đồng vốn của công ty là 14,88% tức là cứ một đồng vốn bỏ ra thì công ty thu về 0, 15 đồng lợi nhuận. Qua đó ta có thể thấy rằng tuy sức sinh lợi của đồng vốn của công ty có giảm đi qua các năm nhưng mà giảm đi không nhiều điều này có thể nói lên rằng công ty đã sử dụng tương đối hiệu quả nguồn vốn của mình khi mà có được một kết quả cao thông qua chỉ tiêu trên.
Nhìn chung thì công tác sử dụng vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại kỹ thuật điện Hà Nội là tương đối có hiệu quả khi mà mỗi đồng vốn mà công ty bỏ ra đều đem về cho công ty những đồng doanh thu và lợi nhuận tương đối cao. Điều này đã được chứng minh bằng cả những con số và trên thực tế khi mà doanh thu và lợi nhuận của công ty đã không ngừng tăng lên cùng với đó là quy mô công ty được mở rộng và thị trường hoạt động được mở rộng.
5. Nhu cầu vốn và khả năng đáp ứng nhu cầu vốn của công ty.
Cùng với đà phát triển của công ty thì nhu cầu vốn của công ty cũng sẽ không ngừng được tăng lên để đáp ứng cho nhu cầu mở rộng và phát triển của công ty. Nhưng hiện nay thì mức độ đáp ứng nhu cầu vốn của công ty bằng những kênh hiện thời cũng có một số khó khăn nhất định. Khi mà để đáp ứng được nhu cầu phát triển của công ty thì mỗi năm công ty cần huy động thêm vào hoạt động đầu từ từ 3 đến 4 tỷ đồng nhưng hiện này thì các kênh huy động vốn hiện nay của công ty đã có những dấu hiệu chững lại.
Với nguồn lợi nhuận để lại thì công ty cũng không thể mở rộng nhiều được một cách quá mức vì như vậy sẽ ảnh hưởng tới việc chia lãi cổ tức cho các cổ đông. Thêm vào đó là dù doanh thu và lợi nhuận của công ty có tăng đều liên tục qua các năm thì do quy mô công ty còn nhỏ lên doanh thu và lợi nhuận cũng không thể lớn được do vậy mà mức độ đáp ứng nhu cầu vốn của công ty từ nguồn này là tương đối hạn chế.
Còn đối với nguồn vay tín dụng ngân hàng thì hiện nay đây là nguồn huy động vốn chính của công ty qua các năm qua nhưng mà hiện nay số lượng vốn vay từ ngân hàng cũng đã khá lớn mặc dù chủ yếu là các khoản vay dài hạn. Nhưng do hạn chế về quy mô doanh nghiệp và quy mô tài sản nên công ty cũng không thể tiến hành vay quá nhiều từ nguồn này. Dù vậy thì trong thời gian tới công ty vẫn có thể vay thêm các khoản vay dài hạn từ nguồn này mà vẫn chưa phải quá mức lo lắng về khả năng trả nợ.
Với nguồn vay tín dụng thương mại thì hiện nay với việc số nợ ngắn hạn mà công ty đang có chiếm khoảng 28% tổng nợ thì công ty vẫn có thể an tâm vào các khoản vay ngắn hạn. Do vậy đây cũng là một kênh huy động vốn mà công ty trong thời gian tới vẫn có thể sử dụng nhưng công ty cần phải có những giải pháp vay phù hợp để đảm bảo khả năng trả nợ.
6. Kinh nghiệm huy động vốn của các doanh nghiệp khác.
Trên thị trường hiện nay thì mỗi doanh nghiệp đều có cách thức huy động vốn khác nhau và những biện pháp để thực hiện khác nhau, do vậy mà chúng ta cần nghiên cứu để tìm ra được những bài học kinh nghiệm từ những doanh nghiệp đó để tìm ra được những phương pháp phù hợp với doanh nghiệp mình để áp dụng thành công vào doanh nghiệp mình.
Thứ nhất là việc huy động vốn từ việc mở rộng hội đồng cổ đông. Kinh nghiệm của các doanh nghiệp khác cho thấy rằng việc mở rộng hội đồng cổ đông có những ưu điểm và nhược điểm nhất định và tuỳ vào từng doanh nghiệp mà có những thuận lợi và khó khăn riêng. Vì vậy cần có giải pháp để thực hiện sao cho hợp lý và hiệu quả tránh những xung đột không đáng có giữa các cổ đông trong quá trình mở rộng.
Để có thể mở rộng được hội đồng cổ đông thì điều đầu tiên cần phải làm là thuyết phục được các cổ đông hiện tại của công ty để họ thấy được những lợi ích từ việc mở rộng hội đồng cổ đông như là việc mở rộng hội đồng cổ đông sẽ giúp cho doanh nghiệp tăng được vốn chủ sở hữu và tăng vốn điều lệ của công ty. Nhờ đó mà quy mô và tiềm lực của công ty cũng sẽ được tăng lên. Cùng với việc nguồn vốn tăng lên công ty sẽ có nhiều cơ hội trong việc thay thế, đổi mới trang thiết bị, nhằm nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường nhờ đó mà doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ được tăng lên, thúc đẩy công ty phát triển không ngừng. Mặt khác việc mở rộng hội đồng cổ đông sẽ tạo cơ hội cho thêm người mới vào ban lãnh đạo công ty nhờ đó sẽ có nhiều ý kiến hay trong việc quản lý công ty, giúp cho công ty có thể hoạt động được tốt hơn. Đồng thời với việc thuyết phục các cổ đông cũ về những lợi ích mang lại từ việc mở rộng hội đồng cổ đông thì ta cũng phải thuyết phục cho họ thấy rằng lợi ích của họ hay nói đúng hơn là cổ tức cổ phần mà họ được hưởng sẽ không bị suy giảm mà có cơ hội tăng lên. Nếu không làm được điều đó thì sẽ dẫn đến tình trạng chia rẽ trong hội đồng cổ đông khiến cho việc mở rộng bị thất bại, khi mà có thể thêm được người này nhưng lại để người khác ra đi.
Điều thứ hai cần phải làm là phải lựa chọn được những cổ đông mới có đủ điều kiện để gia nhập hội đồng cổ đông. Điều này cũng quan trọng không kém điều trên khi mà đã thuyết phục được hội đồng cổ đông rồi thì ta phải lựa chọn được những người thích hợp, những người có tiềm lực vốn và có kinh nghiệm trong kinh doanh để từ đó không những tận dụng được nguồn vốn của họ mà còn có thể tận dụng kinh nghiệm của họ trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc lựa chọn này rất khó khăn vì để tìm được một nhà đầu tư tiềm năng thì không phải đơn giản.
Một điều nữa cần phải làm là công ty phải tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh sao cho có hiệu quả và ổn định vì chỉ khi nào công ty kinh doanh có hiệu quả thì mới có thể thu hút được các nhà đầu tư quan tâm vào doanh nghiệp. Khi một doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả thì không những thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư mới mà cũng tạo niềm tin cho hội đồng cổ đông.
Điều nữa là phải chọn thời điểm kêu gọi nhà đầu tư đây cũng là khâu quan trọng khi mà kêu gọi đúng lúc doanh nghiệp đang kinh doanh có hiệuquả, trong tình hình thị trường ổn định lúc đó sẽ có nhiều nhà đầu tư quan tâm và ngược lại khi mà ta kêu gọi không đúng thời điểm thì sẽ không thu hút được nhà đầu tư.
Thứ hai là huy động vốn từ hình thức liên doanh, liên kết với bên ngoài. Kinh nghiệm của các công ty khác khi tiến hành liên doanh, liên kết cho thấy rằng muốn có được một liên doanh tốt thì cần phải có những điều sau đây.
Doanh nghiệp phải đang kinh doanh tốt vì không một công ty muốn liên doanh với một công ty đang trong tình trạng kinh doanh đình đốn. Một doanh nghiệp có tình hình kinh doanh tốt sẽ dễ dàng khi kêu gọi một công ty khác tham gia liên doanh, đây có thể là một liên doanh để thâm nhập thị trường mới hay đơn thuần liên doanh này chỉ nhằm để tăng tiềm lực cho công ty, mở rộng thị trường hiện có.
Phải tìm một đối tác liên doanh đáng tin cậy vì nếu không có được một đối tác đáng tin cậy thì liên doanh này rất dễ bị đổ vỡ.
Cần phải chuẩn bị số vốn đối ứng thích hợp để liên doanh, vì khi liên doanh là hai bên cùng góp vốn do vậy mà cần chuẩn bị kỹ càng số lượng vốn cần thiết.
Đàm phán các điều khoản trong liên doanh thật rõ ràng vì có như vậy trong quá trình hoạt động mới không có những xung đột về các điều khoản liên doanh, có như vậy liên doanh mới có thể có được hiệu quả.
Thứ ba là huy động vốn từ việc phát hành trái phiếu. Do đây là một nguồn vốn huy động khá lớn lên cần phải được quan tâm đúng mức, kinh nghiệm của các doanh nghiệp cho thấy rằng muốn phát hành trái phiếu thành công có hiệu quả thì phải làm tốt các khâu là.
Xác định đúng nhu cầu số lượng vốn mà mình định huy động để từ đó xác định xem mình sẽ phát hành bao nhiêu trái phiếu.
Xem xét thị trường xem nhu cầu của các nhà đầu tư như thế nào để có thể có được những phương án hợp lý.
Xác định cho hợp lý mức lãi suất của trái phiếu. Vì một trong những điểm thu hút của trái phiếu với các nhà đầu tư là mức lãi suất của trái phiếu doanh nghiệp. Ở đây cần xác định xem lãi suất là bao nhiêu cho phù hợp để không bị thua lỗ cho doanh nghiệp cũng như đảm bảo có lợi cho nhà đầu tư..
Xác định kỳ hạn trái phiếu doanh nghiệp mà mình định phát hành. Vì trái phiếu doanh nghiệp có kỳ hạn càng lâu thì doanh nghiệp càng có lợi nhưng mà độ rủi ro cho các nhà đầu tư càng lớn cho nên cần phải xác định cho đúng kỳ hạn của trái phiếu, phải xem với số lượng vốn mà mình thu được từ phát hành trái phiếu này sau bao lâu thì doanh nghiệp sẽ thu hồi được vốn và có lãi sau khi trả lãi.
Phải tiến hành các khâu chuẩn bị cho thật cận thận vì nếu không sẽ gặp những sự cố bất ngờ khiến cho việc phát hành trái phiếu bị thất bại.
Cần lựa chọn một nhà phát hành trái phiếu có uy tín để thay mặt công ty phát hành trái phiếu.
Cần chọn thời gian phát hành hợp lý, đúng thời điểm.
CHƯƠNG III
NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỂ MỞ RỘNG CÁC KÊNH HUY
ĐỘNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP.
1. Định hướng, mục tiêu và dự báo nhu cầu vốn trong tương lai của doanh nghiệp.
1.1. Định hướng hoạt động của doanh nghiệp.
Với những thành tựu đã đạt được trong những năm vừa qua thì trong tương lại định hướng hoạt động của công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại kỹ thuật điện Hà Nội sẽ là tiếp tục duy trì những mặt hoạt động hiện tại. Thêm vào đó công ty sẽ mở rộng thị trường hoạt động ra các tỉnh thành phía bắc. Công ty sẽ tiến hành đổi mới trang thiết bị công nghệ sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất của công ty.
Thêm vào đó công ty sẽ mở rông thị trường hoạt động trong cả hai lĩnh vực xây lắp và thương mại. Dần đưa doanh nghiệp ra khỏi tình trạng chỉ nhận làm những công trình được thuê lại bởi các doanh nghiệp nhà nước mà thay vào đó là các công trình mà do công ty làm chủ.
Trong những năm tới đây công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại kỹ thuật điện Hà Nội sẽ tăng vốn điều lệ của công ty lên để tạo thuận lợi cho các hoạt động sau này của công ty.
1.2. Mục tiêu của doanh nghiệp trong tương lai.
Với phương hướng hoạt động đã nêu trên thì trong tương lai công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại kỹ thuật điện Hà Nội đã đề ra những mục tiêu chính mà công ty phấn đấu cố gắng hoàn thành như sau.
Mục tiêu đầu tiên là cố gắng mở rộng thị trường hoạt động cả thị trường trong lĩnh vực xây lắp cũng như thị trường trong lĩnh vực thương mại. Với thị trường trong lĩnh vực xây lắp thì công ty cố gắng mở rộng thị trường hoạt động ra tất cả các tỉnh thành phía bắc, dần dần đưa doanh nghiệp phát triển, giành được những hợp đồng xây dựng lớn, giảm dần sự phụ thuộc vào các công trình nhận thuê lại của các công ty khác. Mà thay vào đó công ty sẽ tự khai thác thị trường, tự ký kết các hợp đồng xây lắp điều này sẽ giúp cho công ty không những nâng cao được doanh thu mà còn quảng bá được hình ảnh doanh nghiệp tới sâu rộng hơn nữa trên thị trường. Với thị trường thương mại cung cấp các thiết bị trong ngành điện thì công ty cố gắng không chỉ cung cấp sẩn phẩm cho những tiêu dùng đơn lẻ mà cố gắng ký kết các hợp đồng cung cấp thiết bị cho những công trình lớn, cho những khách hàng lớn để từ đó dần đưa lĩnh vực thương mại phát triển cao hơn trong vị trí hoạt động và có doanh thu lớn hơn.
Mục tiêu thứ hai của doanh nghiệp là muốn đưa doanh thu hoạt động hàng năm của công ty tăng lên mỗi năm trên 10%. Đây là một mục tiêu không hề đơn giản để có thể thực hiện được điều đó thì doanh nghiệp cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp như mở rộng thị trường hoạt động, nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, nâng cao uy tín doanh nghiệp trên thị trường
Trong những năm tới đây thì công ty sẽ cố gắng mở rộng hơn nữa quy mô của doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu phát triển của công ty.
Trong tương lai công ty có thể sẽ tiến hành liên doanh để có thể mở ra một lĩnh vực kinh doanh mới
Một mục tiêu nữa của công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại kỹ thuật điện Hà Nội là trong tương lai công ty có thể tự đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn của mình từ nguồn nội bộ khoảng trên 45%...
Thêm vào đó thì công ty cũng đề ra mục tiêu là sẽ tăng vốn điều lệ của công ty lên trong tương lai, theo đó số vốn điều lệ của công ty trong tương lai sẽ được tăng lên 5 tỷ đồng.
1.3. Dự báo nhu cầu vốn của doanh nghiệp.
Với những mục tiêu đã nêu ở trên thì đạt ra một nhiệm vụ nặng nề cho hoạt động huy động vốn để có thể huy động vốn nhằm đáp ứng tốt nhu cầu phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Để có thể có những phương án huy động vốn sao cho có hiệu quả và hợp lý thì đạt ra một yêu cầu cho các cán bộ làm công tác huy động vốn cho doanh nghiệp là phải dự báo được nhu cầu vốn trong tương lai của công ty. Vì chỉ khi nào dự báo được chính xác nhu cầu vốn trong tương lai thì chúng ta mới xây dựng được những phương án giải pháp huy động vốn để có thể huy động được số vốn mà doanh nghiệp cần, có như vậy thì những mục tiêu mà doanh nghiệp đặt ra mới có thể thực hiện được. Ở đây chúng ta không chỉ dự báo nhu cầu sử dụng vốn trong doanh nghiệp mà chúng ta cũng cần dự báo khả năng đáp ứng nhu cầu vốn từ nguồn nội bộ để từ đó có thể xác định xem chúng ta cần huy động bao vốn từ những nguồn bên ngoài. Sau khi đã xác định được khả năng đáp ứng vốn từ trong nội bộ doanh nghiệp và số vốn cần phải huy động từ bên ngoài thì chúng ta cũng cần phải xem xét chúng ta cân huy động vốn từ nguồn nào và giải pháp để huy động. Dự báo xem từ mỗi nguồn có thể huy động được bao nhiêu và còn thiếu bao nhiêu để xem có cần huy động từ các nguồn khác hay không.
Theo dự báo của các cán bộ trong công ty thì trong tương lai để phục vụ cho nhu cầu phát triển của công ty thì trong năm tới số vốn mà doanh nghiệp cần huy động là khoảng trên 7 tỷ đồng trong đó nguồn vốn nội bộ sẽ đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu còn lại doanh nghiệp sẽ phải huy động từ các nguồn vay bên ngoài. Và do những khó khăn trong việc huy động vốn từ các kênh hiện tại lên doanh nghiệp mong muốn trong tương lai sẽ tìm được một kênh huy động vốn mới.
2. Giải pháp để khai thác hiệu quả các kênh huy động vốn hiện tại.
Với dự báo nhu cầu sử dụng vốn ở trên cho doanh nghiệp trong tương lai thì để có thể huy động đủ số vốn cần thiết cho doanh nghiệp thì công ty cần phải đề ra những giải pháp để có thể khai thác hiệu quả hơn các kênh huy động vốn hiện tại của doanh nghiệp.
2.1. Lợi nhuận để lại
Để có thể gia tăng lượng vốn huy động được từ nguồn lợi nhuận để lại thì công ty cần phải có những biện pháp để có thể tăng phần lợi nhuận để lại dành cho việc tái đầu tư. Nhưng để có thể tăng được phần lợi nhuận để lại dành cho việc tái đầu tư thì không phải đơn giản khi mà nó sẽ làm giảm phần lãi chia cho các cổ đông. Vì vậy trước tiên thì ta cần có những biện pháp để tăng doanh thu và lợi nhuận cho công ty. Muốn tăng doanh thu và lợi nhuận thì trước tiên cần đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thị trường để mở rộng thị trường hoạt động và các hợp đồng kinh doanh cho không chỉ lĩnh vực xây lắp mà cả lĩnh vực thương mại. Việc xúc tiến thị trường này là rất quan trọng do vậy mà công ty cần gia tăng thêm chi phí cho công tác này. Kèm theo đó là cần nâng cao tay nghề của đội ngũ cán bộ công nhân viên kỹ thuật. Hay công ty cũng có thể liên doanh với các công ty khác để có thêm thị trường. Và một điều quan trọng là ban quản lý của công ty cần phải có những giải thích sâu sắc về lợi ích của việc tạm thời giảm chia lãi cổ tức tới các cổ đông để họ thấy được những lợi ích mà họ có được khi mà dành nhiều tiền lợi nhuận để lại vào đầu tư trong tương lai.
Bên cạnh đó thì công ty cũng cần nâng cao năng suất lao động để có thể giảm chi phí sản xuất và nâng cao được chất lượng công trình. Muốn như vậy thì công ty cần có những ưu tiên trong việc đầu tư những máy móc thiết bị và công tác đào tạo cho đội ngũ công nhân viên kỹ thuật.
2.2. Vay tín dụng thương mại.
Để có thể tăng được thêm nhiều các khoản vay tín dụng thương mại thì công ty cần có những biện pháp như là tăng vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu của công ty. Vì các khoản vay tín dụng thương mại phụ thuộc vào quy mô vốn của doanh nghiệp do vậy mà để vay tín dụng thương mại cần tăng quy mô vốn của doanh nghiệp. Muốn vậy thì công ty cần tăng vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu của công ty.
Tăng vòng quay của vốn vì các khoản vay tín dụng thương mại phụ thuộc vào vòng quay của vốn muốn như vậy cần có đầu tư vào trang thiết bị và đào tạo đội ngũ lao động có tay nghề để nâng cao năng suất lao động từ đó rút ngắn thời gian thực hiện công trình và tăng doanh thu từ đó mà tăng được vòng quay của vốn.
Tìm kiếm thêm nhiều các đối tác kinh doanh. Muốn vậy cần mở rộng công tác xúc tiến quảng bá công ty để có thể mở rộng hình ảnh của công ty trên thị trường và nâng cao được uy tín cho công ty. Kèm theo đó là cũng cần nâng cao năng suất lao động và chất lượng công trình và chất lượng dịch vụ trong lĩnh vực thương mại.
2.3. Vay tín dụng ngân hàng.
Vì trong những năm qua các khoản vay tín dụng ngân hàng luôn là nguồn vốn chính của công ty trong các hoạt động do vậy mà trong thời gian tới công ty cũng cần có những giải pháp để khai thác tốt hơn nguồn này. Muốn vậy thì công ty cần có những biện pháp như.
Tăng giá trị tài sản của công ty. Vì các khoản vay tín dụng ngân hàng phụ thuộc nhiều vào giá trị tài sản mà doanh nghiệp có. Cho nên công ty cần chú trọng đầu tư vào những tài sản có giá trị như là máy móc thiết bị. Vì đầu tư vào máy móc thiết bị không những làm tăng tài sản cho công ty mà còn góp phần tăng năng suất lao động để kéo doanh thu và lợi nhuận tăng.
Nâng cao uy tín doanh nghiệp thông qua chất lượng các công trình và chất lượng dịch vụ phục vụ khách hàng. Mở rộng các hoạt động quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp tới các đối tác cũng như khách hàng, đầu tư nâng cao khả năng trang thiết bị cho lao động để đảm bảo thực hiện công trình với chất lượng cao và đúng tiến độ.
Mở rộng quy mô doanh nghiệp thông qua việc tăng vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu của công ty. Vì mở rộng quy mô doanh nghiệp đồng nghĩa với việc tăng tài sản của công ty và nâng cao khả năng sản xuất của công ty nhờ vậy mà có thể tiếp cận các khoản vay dễ dàng hơn.
3. Giải pháp để tiếp cận các kênh huy động vốn mà doanh nghiệp chưa khai thác.
3.1. Mở rộng hội đồng cổ đông.
Để có thể mở rộng hội đồng cổ đông nhằm mục đích huy động thêm vốn cho các hoạt động đầu tư của doanh nghiệp thì công ty cần phải thực hiện những giải pháp sau đây.
Thứ nhất là phải tìm cách nâng cao hơn nữa uy tín của doanh nghiệp trên thị trường vì có như vậy thì công ty mới có thể thu hút được sự chú ý của các nhà đầu tư và nhờ có như vậy mới có thể kêu gọi đầu tư của các nhà đầu tư. Để có thể nâng cao uy tín của công ty trên thị trường thì công ty phải tiến hành nâng cao chất lượng các công trình xây lắp cũng như là tiến độ thi công công trình, tiến hành quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp trên thị trường, cải tiến máy móc thiết bị sản xuất để có thể nâng cao năng suất lao động
Thứ hai là công ty phải nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, có như vậy mới tạo được niềm tin cho các nhà đầu tư về sự ổn định của công ty trong sản xuất kinh doanh. Nhờ có hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh được giữ ở mức cao và ổn định sẽ là sức hút lớn cho các nhà đầu tư quan tâm đến công ty và tạo được niềm tin cho các cổ đông cũ của công ty về tương lai của công ty. Để có thể nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh thì cần phải đầu tư thêm máy móc thiết bị để nâng cao khả năng sản xuất, nâng cao năng suất lao động, đào tạo bồi dưỡng cán bộ công nhân viên kỹ thuật.
Thứ ba là công ty phải chọn được thời điểm để mở rộng hội đồng cổ đông, điều này là quan trọng vì nếu tình hình thị trường ổn định thì sẽ có thể kêu gọi các nhà đầu tư quan tâm tới công ty, còn nếu như công ty kêu gọi đầu tư vào thời điểm mà thị trường không thuận lợi và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty không tốt có thể công ty sẽ không thể thu được kết quả như mong muốn.
3.2. Phát hành trái phiếu.
Việc phát hành trái phiếu để huy động vốn đầu tư của các doanh nghiệp trên thị trường thì hiện nay ở Việt Nam là không có nhiều do vậy mà nếu công ty muốn phát hành trái phiếu thì công ty cần thực hiện những giải pháp sau.
Thứ nhất là công ty phải tiến hành tăng vốn điều lệ để mở rộng quy mô công ty. Vì công ty muốn phát hành trái phiếu thì cần phải có quy mô vốn đủ lớn để có thể đáp ứng được yêu cầu về mặt pháp lý và kèm theo đó là đảm bảo khả năng trả nợ của công ty. Vì có như vậy thì công ty mới có thể thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư cũng như có được sự tin tưởng của họ đối với trái phiếu của công ty.
Thứ hai là công ty phải xác định xem lượng vốn mà công ty muốn huy động từ việc phát hành trái phiếu này là bao nhiêu và trong thời gian bao lâu. Đây là một điều quan trọng vì có như vậy công ty mới xác định được mức lãi suất của trái phiếu doanh nghiệp, vì lãi suất của trái phiếu chính là sức hấp dẫn của trái phiếu đối với các nhà đầu tư.
Bên cạnh đó thì công ty cũng phải tiến hành điều tra thị trường về uy tín của doanh nghiệp trên thị trường cũng như sức hấp dẫn của trái phiếu doanh nghiệp trên thị trường để từ đó có những biện pháp để thực hiện việc phát hành trái phiếu sao cho hợp lý và hiệu quả.
Công ty cũng lên lựa chọn cho mình một trung gian phát hành trái phiếu doanh nghiệp có thể là một ngân hàng hay là một công ty tài chính vì các tổ chức tài chính này có nhiều kinh nghiệm trên thị trường tài chính do vậy mà họ sẽ có những tư vấn hợp lý chính xác cho công ty.
3.3. Liên doanh hợp tác.
Liên doanh hợp tác giữa các công ty trên thị trường là một hoạt động được diễn ra thường xuyên trên thị trường vì nó có nhiều ưu điểm như là có thể tận dụng vốn của nhau để kinh doanh hay là tận dụng công nghệ sản xuất của nhau nhưng để có thể liên doanh họp tác thành công cũng như có thể kêu gọi được các công ty khác cùng liên doanh với mình thì công ty phải thực hiện những giải pháp như.
Trước tiên công ty cần chuẩn bị tốt phương án kinh doanh hợp tác vì có như vậy thì khi đi mời gọi các công ty khác tham gia liên doanh mới có thể có được sự quan tâm của các nhà đầu tư.
Cần phải chuẩn bị được lượng vốn đối ứng phù hợp với quy mô của liên doanh. Vì dù cho công ty muốn thông qua liên doanh để huy động vốn thì cũng vẫn phải có vốn để tham gia liên doanh đảm bảo cân bằng lợi ích cũng như quyền lợi của các bên tham gia.
Lựa chọn bên đối tác liên doanh phù hợp với yêu cầu của mình để có thể tiên hành liên doanh được hiệu quả. Việc lựa chọn bên đối tác liên doanh tuỳ thuộc vào quy mô của liên doanh cũng như mục tiêu mà công ty muốn đạt được thông qua liên doanh. Và cũng cần phải cân nhắc đến số vốn mà công ty có để có thể tham gia liên doanh.
Đàm phán các điều khoản về liên doanh một cách chặt chẽ để có thể tránh những xung đột có thể xảy ra trong tranh chấp quyền lợi mà từ đó dẫn đến liên doanh đổ vỡ
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
Thông qua đề tài này mà đã làm rõ được những vấn đề lý luận chung về vốn trong hoạt động của doanh nghiệp và những kênh huy động vốn mà các doanh nghiệp có thể tiếp cận cũng như những ưu nhược điểm của từng kênh. Và thông qua đề tài cũng thấy được thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh và thực trạng huy động vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại kỹ thuật điện Hà Nội. Tìm ra những khó khăn hạn chế trong công tác huy động vốn của công ty.
Từ đó đề tài đưa ra những kiến nghị với công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại kỹ thuật điện Hà Nội về phương thức huy động vốn của công ty. Qua quá trình thực tập và làm việc tại công ty, cùng với sự hướng dẫn và giúp đỡ của các anh chị nhân viên trong công ty cùng sự tìm hiểu của bản thân về công ty, về những mặt hoạt động của công ty và những phương thức hoạt động của công ty thì tôi thấy rằng để công ty có thể đạt được những mục tiêu mà công ty đề ra trong tương lai thì công ty cần phải khai thác có hiệu quả hơn nữa các kênh huy động vốn hiện tại và mở ra thêm một số kênh huy động vốn mà công ty có thể áp dụng. Qua quá trình tìm hiểu thì tôi thấy rằng hai kênh huy động vốn mà công ty có thể áp dụng được là mở rộng hội đồng cổ đông để kêu gọi các cổ đông mới tham gia góp vốn để tăng nguồn vốn của công ty cũng như tăng vốn chủ sở hữu cho công ty. Kênh huy động vốn này là phù hợp với công ty vì hiện nay cơ cấu hội đồng cổ đông của công ty vẫn còn nhỏ và hơn nữa với một công ty trách nhiệm hữu hạn có quy mô nhỏ thì đây là một phương pháp tốt để mở rộng quy mô doanh nghiệp Nhưng để có thể thực hiện được những giải pháp này thì công ty cần có những điều kiện đối với việc mở rộng hội đồng cổ đông thì cần có những điều kiện sau.
Để có thể mở rộng hội đồng cổ đông nhằm thu hút vốn thêm vốn cho doanh nghiệp, tăng vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ cho công ty thì công ty cần phải thực hiện những việc sau đây.
Trước tiên muốn thu hút được đầu tư thì doanh nghiệp phải kinh doanh có hiệu quả vì có như vậy thì công ty mới có thể giành được sự quan tâm của các nhà đầu tư, rõ ràng không một nhà đầu tư nào muốn đầu tư vào một công ty đang trong tình trạng sản xuất kinh doanh thua lỗ kéo dài. Do vậy mà công ty phải cố gắng hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao trong thời gian dài.
Thứ hai là cần có sự nhất trí của hội đồng cổ đông vì hội đồng cổ đông là người có quyền lực cao nhất trong công ty quyết định những vấn đề quan trọng của công ty, mà việc mở rộng hội đồng cổ đông là một vấn đề lớn của công ty nên cần có sự nhất trí của hội đồng cổ đông.
Thứ ba là phải có nhà đầu tư sẵn sàng tham gia đầu tư vào công ty, vì khi mà muốn mở rộng hội đồng cổ đông thì phải có người muốn tham gia nên đây là một vấn đề cần được quan tâm.
Một kênh huy động vốn khác mà công ty có thể áp dụng là tiến hành liên doanh hợp tác với bên ngoài vì khi mà công ty còn nhỏ bé chưa đủ tiềm năng thì việc liên doanh là hợp lý vì khi đó sẽ không chỉ tăng thêm tiềm lực cho công ty mà còn có thể học hỏi kinh nghiệm từ bên đối tác.
Việc liên doanh liên kết giữa các doanh nghiệp không phải là một vấn đề mới mẻ với các doanh nghiệp trên thế giới, vì việc liên doanh này được tiến hành thường xuyên, nhưng để các doanh nghiệp có thể liên doanh với nhau thì cần phải có những điều kiện nhất định đó là.
Liên doanh này phải đem lại lợi ích cho tất cả các bên tham gia liên doanh, đây là một điều kiện tiên quyết vì không một doanh nghiệp nào kinh doanh vì lợi nhuận mà tham gia một liên doanh mà không mang lại lợi ích cho mình. Tất nhiên nhiều khi có những doanh nghiệp tham gia liên doanh không vì lợi nhuận mà có thể họ tham gia liên doanh vì những mục tiêu khác như là quảng bá hình ảnh của công ty mình
Các bên tham gia liên doanh phải có vốn đối ứng vì nếu không rất khó để có thể thực hiện thành công việc liên doanh giữa các doanh nghiệp.
Các bên tham gia liên doanh thường có những thứ mà bên kia không có như là kinh nghiệm sản xuất, công nghệ sản xuất, trình độ quản lý vì như vậy các bên tham gia liên doanh có thể tận dụng học hỏi từ nhau.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3068.doc