Vận tải hàng hoá quốc tế bằng đường hàng không ngày càng tỏ rõ những ưu thế của nó so với các phương thức vận tải khác. Khi thương mại quốc tế ngày càng mở rộng và phát triển thì cũng là lúc ngành vận tải hàng không đi vào giai đoạn tăng trưởng mạnh. Nó giúp ta mở rộng quan hệ giao lưu với tất cả các lục địa trên thế giới, các trung tâm thương mại lớn một cách dễ dàng và nhanh chóng mà nó còn góp phần khẳng định tính đúng đắn về “lợi thế so sánh” của David Ricardo trong việc trao đổi hàng hoá.
Để tiến trình trao đổi này được diễn ra trôi chảy và phát huy hiệu quả tốt nhất, nhất thiết chúng ta phải cần tới sự tham gia tích cực của những đại lý hàng không và người kinh doanh giao nhận hàng không.
VINATRANCO - một trong những công ty lớn trong lĩnh vực giao nhận hàng hoá. Trong lĩnh vực giao nhận hàng hoá, Công ty đã tỏ rõ ưu thế của mình là “đàn anh” trong giao nhận hàng hoá nội địa. Mặc dù hoạt động giao nhận hàng hoá quốc tế mới được triển khai trong vài năm gần đây, song việc kinh doanh của VINATRANCO đã phần nào chứng minh được tiềm lực của mình bằng những thị trường hiện có, kết quả kinh doanh đạt được.
101 trang |
Chia sẻ: baoanh98 | Lượt xem: 783 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không ở Vinatranco, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
500
100
130
1500
2069
8
Hàng khác
300
500
649
7129
10306
Tổng cộng
20100
27500
35714
45129
65138
Nguồn: Tổng kết của viện khoa học kinh tế GTVT - 2001
Bảng 7: Giá trị sản lượng dự toán của ngành giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế tại Việt Nam
Đơn vị: Tỷ USD
Năm
2001
2005
2010
2015
2020
Giá trị SL
1,784
2,853
4,595
7,400
11,918
Nguồn: Tổng kết của viện khoa học kinh tế GTVT –2001
Theo kết quả dự báo của tổng công ty hàng không Việt Nam thì cuộc khủng hoảng tài chính khu vực đã gây ảnh hưởng lớn đến tổng thể thị trường vận tải hàng không, cụ thể là thị trường vận tải hàng không VIệt Nam bị chậm lại mất 5 năm so với kết quả của các lần dự báo trước đây.Trong giai đoạn sau khủng hoảng, thị trường vận chuyển quốc tế hàng hoá bằng đường hàng không tiếp tục có sự tăng trưởng trên dưới 10% /nămvà không có sự bùng nổ đặc biệt trừ khi Việt Nam chuẩn bị đầy đủ điều kiện để chở thành một trung tâm trung chuyển hàng hoá bằng đường hàng không của khu vực.Về chủng loại, hàng xuất sẽ thể hiện sự chuyển dịch của nền kinh tế sang các mặt hàng tiêu dùng công nghiệp nhẹ, hàng nông sản, thực phẩm tươi hoặc qua chế biến hoàn chỉnh; đối với hàng nhập , cơ cấu chủng loại dự kiến sẽ không có sự thay đổi lớn.Dự báo tổng thể thị trường vận tải hàng hoá Việt Nam đến năm 2010 thể hiện qua các số liệu ghi trong bảng 8
Bảng 8. Thị trường vận tải hàng hoá giai đoạn 2002-2010
Năm
Quốc tế
Nội địa
Tổng
Tấn
%tăng
Tấn
9%
Tấn
%tăng
2000
67,915
9%
22,216
10%
90,138
9%
2001
75,386
10%
23,993
10%
99,379
10%
2002
83,678
10%
25,913
12%
109,591
10%
2003
94,556
12%
27,986
10%
122,542
12%
2004
104,958
10%
30,225
9%
135,182
10%
2005
115,453
9%
32,038
9%
147,491
9%
2006
126,999
9%
33,960
10%
160,959
9%
2007
140,986
10%
35,998
8%
176,967
10%
2008
153,656
8%
37,798
8%
191,454
8%
2009
167,458
8%
39,688
8%
207,172
8%
2010
182,558
8%
41,672
9%
224,230
8%
Nguồn: Chiến lược phát triển của hàng không Việt Nam giai đoạn 2000-2010
(năm 2000)
Ngoài ra hàng không Việt Nam còn xác định môi trưòng phát triển trong những năm tới đây với chính sách không tải quốc gia và khu vực theo hướng ngày càng tự do hoá, sự điều tiết hạn chế cạnh tranh ngày càng giảm. Hàng không Việt Nam xác định mục tiêu đạt được một tỷ lệ phát triển cao hơn tốcn độ phát triển kinh tế Việt Nam và Đông Nam á, cao hơn tốc độ phát triển bình quân của các hãng hàng không AAPA, đồng thời giành một thị phần hợp lý trong khu vực.Mục tiêu khối lượng tấn hàng hoá vận chuyển đạt mức tăng trưởng 8%-10%/ năm cho giai đoạn 2000-2005 và 7-8%/năm cho giai đoạn 2005-2010.
Bảng 9: Mục tiêu vận chuyển hàng hoá đến năm 2005-2010
Năm
Quốc tế
Nội địa
Tổng
Tấn
%tăng
Tấn
%tăng
Tấn
%tăng
2000
21,054
14%
21,772
3%
42,825
8%
2001
24,123
15%
22,794
5%
46,917
10%
2002
26,777
11%
24,617
8%
51,394
10%
2003
30,258
13%
26,586
8%
56,845
11%
2004
33,586
11%
28,713
8%
62,300
10%
2005
36,945
10%
30,436
6%
67,381
8%
2006
40,640
10%
32,262
6%
72,902
8%
2007
45,110
11%
33,838
5%
78,984
8%
2008
49,170
9%
35,530
5%
84,700
7%
2009
53,595
9%
37,307
5%
90,902
7%
2010
54,419
9%
39,172
5%
97,591
7%
Nguồn: Chiến lược phát triển của hàng không Việt Nam giai đoạn 2000-2010 (năm 2000)
Bảng 10: Mục tiêu tổng doanh thu vận chuyển đến năm 2005-2010
Năm
Doanh thu hành khách
Doanh thu hàng hoá
Doanh thu khác
Tổng cộng
1000 USD
%tăng
1000 USD
% tăng
1000 USD
1000 USD
%tăng
2000
300,691
34,235
29,124
364,050
2001
342,935
14,0%
38,254
11,7%
33,147
414,337
13,8%
2002
406,673
18,6%
42,116
10,1%
39,023
487,815
17,7%
2003
462,396
13,7%
46,823
11,2%
44,280
553,499
13,5%
2004
518,478
21,1%
51,700
10,4%
49,581
619,759
12,0%
2005
563,237
8,6%
56,017
8,4%
53,848
673,102
8,6%
2010
1,084,038
10%/năm
Nguồn: Chiến lược phát triển của hàng không Việt Nam giai đoạn 2000-2010
(năm 2000)
Có thể nói rằng tiềm năng phát triển dịch vụ giao nhận vận tải quốc tế ở Việt Nam là rất lớn. Không chỉ thuận lợi ngành vận tải đường biển và dịch vụ giao nhận vận tải biển mà còn kéo theo sự phát triển của giao nhận hàng không. Đặc biệt với mạng lưới đường bộ đường sắt, đường hàng không nối liền với các nước cho phép tạo điều kiện thuận lợi để vận tải đa phương thức phát triển.
2. Mục tiêu và phương hướng phát triển của VINATRANCO trong thời gian tới
Dựa vào những căn cứ nêu trên và tình hình hoạt động của VINATRANCO trong thời gian qua để có thể phát triển ngang tầm với yêu cầu của thời đại, công ty cần xây dựng một phương hướng phát triển thích hợp và đưa ra các giải pháp cụ thể để thực hiện phương án đó.
Trong thời gian trước mắt, mục tiêu của toàn công ty, là củng cố hoạt động và tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh doanh. Ban giám đốc công ty cần chủ trương kết hợp hài hoà và tạo điều kiện hỗ trợ lẫn nhau giữa các loại hình dịch vụ trên cơ sở lấy nghiệp vụ giao nhận làm nòng cốt. Song song với việc giữ vững thị trường hiện có, tìm biện pháp thích hợp để mở rộng các hoạt động dịch vụ, vươn xa hơn nữa ra các thị trường nước ngoài. Cụ thể là để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của công ty và chuẩn bị cơ sở cho một sự phát triển lâu dài và ổn định trong thời gian tới, công ty cần tập trung vào một số nhiệm vụ sau:
a) Tiếp tục mở rộng quan hệ giao dịch đối ngoại với các tổ chức giao nhận quốc tế, thông qua hiệp hội giao nhận kho vận Viet Nam (VIFFAS).
b) Giữ vững mối quan hệ đại lý, những khách hàng và những hợp đồng ký kết, loại bỏ những mối quan hệ đại lý, những công tác viên không đủ năng lực, không đủ tin cậy, bê bối công nợ Đồng thời tích cực tìm kiếm bạn hàng mới, tìm hiểu thông tin, nắm chắc khả năng, yêu cầu uỷ thác của khách hàng trong và ngoài nước.
c) Phát triển kinh doanh dịch vụ giao nhận phải gắn liền với đẩy mạnh công tác giao nhận, vận tải và bảo quản trong nước, củng cố năng lực trong nước vững mạnh về tổ chức, giỏi về nghiệp vụ.
d) Không ngừng nâng cao sức cạnh tranh của công ty nhằm giữ vững thị trường hiện có và khai thác thị trường tiềm năng thông qua việc phát huy "lợi thế so sánh tương đối" với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác.
e) Tăng cường quản lý, thống nhất về mô hình tổ chức trong toàn công ty, đồng thời thống nhất chỉ đạo thực hiện dịch vụ trọn gói trong và ngoài nước, đảm bảo giao dịch thông tin một mối tính toán đến hiệu quả cuối cùng của kinh doanh, tránh cạnh tranh cục bộ sẽ dẫn đến phá vỡ quan hệ nội bộ, mất tín nhiệm đối với khách hàng.
f) Tăng cường nghiên cứu và ứng dụng công nghệ Marketting trong chiến lược kinh doanh của mình với trụ cột là chiến lược sản phẩm (dịch vụ) mới, chiến lược giá cả mềm dẻo, linh hoạt, có thương lượng trong từng thương vụ phù hợp với từng đối tượng khách hàng với từng dịch vụ, chiến lược tiếp thị, xúc tiến kinh doanhTăng cường công tác thông tin quảng cáo, giới thiệu VINATRANCO với các bạn hàng trong và ngoài nước (trước hết là với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thuộc các ngành địa phương không thuộc hệ thống do Bộ Thương mại quản lý).
g) Thực hiện phương châm vừa học vừa làm, kết hợp đào tạo ngắn hạn và dài hạn đội ngũ cán bộ để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh doanh trước mắt và lâu dài. Trước hết cần ưu tiên bồi dưỡng và đào tạo đội ngũ cán bộ kinh doanh tinh thông về nghiệp vụ kho vận ngoại thương, hiểu biết sâu rộng về địa lý kinh tế, những luật lệ và tập quán quốc tế có liên quan, nắm chắc ít nhất một ngoại ngữ (đặc biệt là tiếng Anh) để phục vụ đắc lực cho các hoạt động giao dịch đàm phán có hiệu quả, tránh sơ hở thua thiệt khi ký hợp đồng.
h) Dần dần củng cố và tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho công tác giao nhận bằng vốn ngân sách, vốn tự có, vốn liên doanh liên kết.
i) ổn định mức chi phí tiền lương trong khâu kinh doanh dịch vụ giao nhận.
Những chủ trương nói trên của Ban Giám đốc Công ty được cụ thể hóa bằng các chỉ tiêu như sau:
Bảng 11: Một số chỉ tiêu kinh tế và hoạt động kinh doanh của Công ty VINATRANCO
TT
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
2001
2002*
1
Tổng doanh thu
Triệu VNĐ
67.525
70.505
2
Doanh thu DVGNHK
Triệu VNĐ
4.780
5.625
3
SL GNHK
Tấn
5.250
6.350
4
Thu nhập của CBGNHK
Triệu VNĐ
1,5
2,0
5
Tỷtrọng DTDVHK/S%
7,08%
7,99%
Nguồn: Phòng tổng hợp - Công ty VINATRANCO- 2001
Và để có thể thực hiện tốt các mục tiêu, phương hướng đề ra, để tiếp tục phát triển một cách ổn định và vững mạnh, VINATRANCO cần phải khắc phục kịp thời những khó khăn tồn tại đồng thời phát huy tối đã những lợi thế của mình.
II. Một số kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không của một số hãng trên thế giới (phần này vẫn không viết được gì cả)
1. Fedex
Ra đời năm 1913 ở Niagara Falls do C.J. Tower & Sons thành lập, hoạt động như một nhà môi giới hải quan.1986 McGraw –Hill, Inc. mua lại C.J. Tower &Sons và đổi tên thành C.J. Tower Inc. rồi Tower Group International, Inc. (TowerGroup). !991 TowerGroup mua lại W. N. Proctor Company ( đây vốn là một công ty vận chuyển đá Granits, đá hoa, đá cẩm thạch. Ngày nay phần lớn thành phần quản lý cũng như khách hàng của W. N. Proctor Company vẫn còn trung thành với Fedex. Sau đó tập đoàn này tiếp tục mua lại Castelazo& Asssociates (đây là một nhà môi giới hải quan và cũng là một nhà kinh doanh dịch vụ giao nhận. Từ đó cho đến nay tập đoàn Fedex liên tục mở rộng và phát triển với tốc độ nhanh và trở thành một tập đoàn lớn cung cấp nhiều loại dịch vụ khác nhau như:
+ Môi giới hải quan
+ Vận chuyển hàng hóa (đường hàng không, đường biển)
+ Vận chuyển khu vực Bắc Mỹ
+ Phân phối hàng hóa
+ Bảo hiểm hàng hóa
+ Cung cấp dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
+ Cung cấp thông tin thương mại toàn cầu
+ Tư vấn thương mại
Giao nhận và môi giới là một bộ phận kinh doanh của tập đoàn thương mại Fedex, với cơ sở vật chất trị giá 20 tỷ USD, hệ thống dịch vụ dộng khắp toàn cầu và sự tín nhiệm của khách hàng, Fedex là một trong những nhãn hiệu có uy tín lớn nhất trên thế giới. cùng với quá trình toàn cầu hoá, các rào cản thương mại trong hệ thống kinh doanh của Fedex sẽ tiếp tục bị xoá bỏ. Chính hoạt động giao nhận hàng hoá từ cửa tới cửa và các hoạt động môi giới hải quan là một phần quan trọng tạo nên sự phồn thịnh của tập đoàn này.
Với lịch sử phát triển hơn một thế kỷ, công nghệ tiến tiến và mạng lưới đối tác rộng khắp toàn cầu, hàng năm Fedex đã cung cấp dịch vụ cho hơn 30000 khách hàng trong hơn ba triệu thương vụ khác nhau.
2. NISSHIN
Với lịch sử phát triển hơn một thế kỷ công nghệ cũng như hệ thống đối tác rộng khắp toàn cầu NISSHIN đã cung cấp dịch vụ môi giới hải quan, vận chuyển dịch vụ hậu cần cho hơn 30000 khách hàng với hơn 3 triệu thương vụ giao dịch. Đây là một công ty giao nhận quốc tế của Nhật Bản. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Nhật, công ty đã trở thành một trong những công ty giao nhận hàng đầu thế giới. NISSHIN đã hình thành mạng lưới chi nhánh ở nhiều nước châu á, đặc biệt là Singgapore, Đài Loan, HongKong.
3. KONOIKE
Là một công ty của Nhật, cũng như NISSHIN, KONOIKE là một hãng giao nhận quốc tế có mạng lưới bao phủ khắp thế giới. Trụ sở của KONOIKE đặt tại thành phố Hồ Chí Minh. VIETRANS cũng là một trong những đại lý của công ty này. KONOIKE luôn cung cấp những dịch vụ trọn gói cho khách hàng (door to door), được khách hàng đánh giá rất cao về sự nhiệt tình phục vụ cũng như chất lượng phục vụ. Có thể nói KONOIKE là một công ty giao nhận có uy tín lớn trên thị trường quốc tế, cũng như thị trường Việt Nam.
Nhìn chung các công ty trên có thế mạnh về tiềm lực tài chính, do đó họ có thể đầu tư hiện đại toàn bộ các trang thiết bị, cơ sở vật chất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận.
Với một lượng đại lý và chi nhánh dày đặc trên khắp thế giới, họ có thể thâu tóm mọi nguồn hàng lớn mà không phải mất thời gian tìm kiến và Marketing.
Ngoài ra họ nắm trong tay những chuyên gia giỏi nghiệp vụ cấp quốc gia, kinh nghiệm lâu nămvà điều đặc biệt là uy tín rất lớn trong lĩnh vực giao nhận trên thị trường, họ luôn đưa ra những chiến lược và giải pháp kinh doanh phù hợp với tình hình thị trường, giá cước hợp lýnên họ đã thu được khá nhiều khách hàng ở mọi nơi trên thế giới.
Tóm lại có được kết quả như vậy là nhờ vào bề dày lịch sử phát triển cũng như kinh nghiệm bằng vàng trong lĩnh vực kinh doanh này:
Phân loại khách hàng
Trong nền kinh tế thị trường giá cả luôn là tấm gương phản chiếu mối quan hệ cung cầu trên thị trường, tuy nhiên đường cung và đường cầu chỉ biểu hiện tổng cung và tổng cầu trong xã hội đối với một loại hàng hóa dịch vụ nào đó. Trên thực tế nhu cầu trên thị trường đối với mỗi loại hàng hóa, dịch vụ là không đồng nhất. Chúng bao gồm các nhóm (phân thị ) có các phản ứng khác nhau đối với sự thay đổi trên thị trường. Bằng cách phân loại khách hàng, các hãng khai thác triệt để tâm lý của khách hàng, nhờ vậy hiệu quả kinh doanh sẽ cao hơn.
Liên kết liên minh nhằm đa dạng hoá các loại hình kinh doanh
Nói về những bài học nâng cao hiệu quả kinh doanh của các hãng lớn trên thế giới chúng ta không thể không kể đến bài học về sự liên minh liên kết giữa các hãng với nhau. Đây không chỉ là bài học mang tính chiến lược giúp cho các tập đoàn tồn tại và phát triển phù hợp với hoàn cảnh, môi trường kinh doanh mang tính toàn cầu mà còn có khả năng mang lại hiệu quả kinh doanh việc giảm chi phí, phân chia lại thị trường, hỗ trợ xúc tiến thương mại. Trong lĩnh vực giao nhận hàng hóa chuyên chở bằng đường hàng không, up thế toàn cầu hóa thương mại ngày càng phát triển, điều này buộc các hãng kinh doanh dịch vụ giao nhận phải quan tâm đến số phận của mình trong tương lai. Khi xu thế toàn cầu hóa còn chưa phát triển cạnh tranh thương mại nói chung và lĩnh vực giao nhận vận tải nói riêng trên thế giới diễn ra theo hướng đối đầu, hay độc quyền. Ngày nay quan điểm đó đã thay đổi, cạnh tranh chuyển dần từ đối đầu sang đối thoại. Theo họ liên kết giữa các tập đoàn thương mại với nhau đã tạo thành một tấm lưới vô hình khổng lồ bao phủ toàn cầu, quây chặt lấy khách hàng đồng thời mang lại lợi ích không nhỏ cho các nhà kinh doanh dịch vụ giao nhận.
Nếu như trước đây các hãng kinh doanh có xu hướng đối đầu trong thị trường cạnh tranh khốc liệt, thì ngày nay các hãng lại hợp tác để có thể tạo ra hệ thống thương mại cung cấp những sản phẩm trọn gói, đa dạng để tạo sự thuận tiện cho khách hàng cũng như giảm chi phí một cách đáng kể. Điển hình chính là sự kết hợp giữa các hãng giao nhận với các hãng hàng không, mà sản phẩm chính là những nhãn hiệu bằng vàng như Fedex, KONOIKE...
Kết hợp các phương thức vận tải khác
Vận tải đa phương thức là hình thức vận tải chủ yếu trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa kết hợp giữa các phương thức vận tải như đường bộ, đường sông, đường sắt, đường không và đường biển. Đây là một trong những giải pháp giảm chi phí vận tải hàng hóa rất có hiệu quả. Một trong những ví dụ điển hình trong việc giảm cước phí hàng hóa mà hãng giao nhận vận chuyển Emergy đã áp dụng từ năm 1995 để chuyển hàng xuất khẩu sang Mỹ bằng phương tiện vận tải kết hợp giữa đường biển và đường không với thời gian vận chuyển là 6-8 ngày, chậm hơn vận tải hàng không 2-3 ngày nhưng giảm chi phí 35%. Rõ ràng là lợi ích mà giải pháp này mang lại trong việc giảm chi phí vận chuyển không phải là nhỏ. Hiện nay hình thức vận tải đa phương thức đang lan toả trên toàn cầu, ngay cả khối các nước ASEAN cũng đã dự thảo hiệp định khung về "tạo điều kiện cho hàng hóa quá cảnh" và "phát triển vận tải đa phương thức", tạo điều kiện cho thương mại phát triển. Hai hiệp định này đã được thông qua tại hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 6 được tổ chức tại Hà Nội tháng 12\1998. Đây cũng cơ hội tốt cho Việt Nam phát triển trong tương lai.
III. Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động giao nhận hàng hóa XNK bằng đường hàng không từ bản thân VINATRANCO
1. Giải pháp vĩ mô
Ngoài những nỗ lực của bản thân VINATRANCO, nhà nước ta cần có những biện pháp tích cực nhằm hỗ trợ cho công ty có thể phát triển và hoạt động một cách có hiệu quả hơn.
1.1. Nhà nước cần có những thay đổi về mặt chính sách và thủ tục để giúp công ty thoát khỏi cơ chế cứng như hiện nay
Một trong những khó khăn mà VINATRANCO gặp phải hiện nay là “cơ chế cứng”, đó là mâu thuẫn giữa việc thực hiện chế độ chính sách và tình hình hiện nay.
Là doanh nghiệp hoạt động dưới sự lãnh đạo trực tiếp của bộ Thương mại và thực hiện theo các chế độ chính sách do nhà nước và bộ quy định, vì vậy khi nhà nước đưa ra một số thay đổi nhỏ trong chính sách thì cũng đem lại một sự biến chuyển lớn trong việc hạch toán kinh doanh của công ty.
Thí dụ như, theo nghị định 59/CP của chính phủ những chi phí lớn hơn 50000 đồng đều phải có hóa đơn đỏ. VINATRANCO có nhiều khâu tác nghiệp, phải qua nhiều cửa do đó những chi phí hải quan, công an, cầu cảng, kiểm hóa không thể có chứng từ (gọi là chi phí không chứng từ) thì cũng cần phải có định mức chi cho các nghiệp vụ này.công ty giao nhận khác rất mong các cấp xem xét và giúp công ty thuận lợi trong việc hạch toán hợp lý, hợp lệ, đảm bảo đúng pháp luật.
1.2. Hỗ trợ về mặt tài chính
Hiện nay, VINATRANCO đang rất cần sự trợ giúp của nhà nước về mặt tài chính như ưu đãi thuế, cho vay với lãi suất thấp để công ty có điều kiện đầu tư trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật và đào tạo đội ngũ cán bộ. Đây cũng là một điều kiện để VINATRANCO có thể nhanh chóng hội nhập vào sự phát triển chung của ngành giao nhận quốc tế và có thể cạnh tranh được với các công ty giao nhận nước ngoài với tiềm lực kinh tế hùng hậu và một bề dày kinh nghiệm hàng trăm năm.
1.3. Nhà nước cần có chính sách hợp lý đầu tư xây dựng, nâng cấp và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho công tác giao nhận hàng không
Đây là một biện pháp hỗ trợ mang tính chất căn bản ở tầm vĩ mô. Nó không chỉ giúp cho sự phát triển của dịch vụ giao nhận hàng không mà nó còn có tác dụng đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân nói chung.
Cụ thể là: Nhà nước cần đầu tư thích đáng để xây dựng cơ sở vật chất cho việc vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không như xây dựng và mở rộng sân bay, hiện đại hóa thiết bị xếp dỡ vận chuyển hàng hóa, các kho tàng ở sân bay
Ngoài ra, nhà nước cần đầu tư để mở rộng tuyến đường sắt sao cho đạt tiêu chuẩn quốc tế, nâng cấp tu sửa hệ thống đường bộ, cầu cống để cùng với vận tải hàng không, người giao nhận có thể thực hiện vận tải hàng hóa đa phương thức một cách thuận tiện, dễ dàng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
2. Các giải pháp vi mô
2.1. Các giải pháp rút ra từ bản thân VINATRANCO
Trong nền kinh tế thị trường, hầu hết các doanh nghiệp đều phải đối mặt với những khó khăn, thách thức. Để tồn tại và phát triển mỗi doanh nghiệp cần phải tự mình đưa ra các giải pháp để khắc phục khó khăn tồn tại. Với VINATRANCO cũng vậy, để dịch vụ giao nhận hàng không phát triển, Công ty cần có các biện pháp sau:
2.1.1. Tăng cường thiết lập quan hệ đại lý để thuận lợi trong việc thu gom hàng
Đây là một trong những biện pháp mang tính hiệu quả cao để tăng doanh thu. Để thực hiện được biện pháp này công ty cần tăng cường tiếp cận với khách hàng để có nhiều lô hàng. Theo xác xuất thì chỉ dưới 20% các lô hàng là đi theo các tuyến dài tới một châu lục khác trong một tuần. Như vậy nếu có nhiều lô hàng thì xác suất các lô hàng có thể ghép chung để chuyển đi trên cùng tuyến trong một khoảng thời gian sẽ tăng.Ngoài ra công ty cũng cần kết hợp với các đối tác nước ngoài vì tất cả các lô hàng xuất phát từ Việt Námẽ được chuyển tới các phi cảng chuyển tiếp lớn trong khu vực. Vì vậy VINATRANCO cần tăng cường hợp tác với các đối tác tại các phi cảng này để chuyển các lô hàng của mình tới kịp thờiđể ghép chung với các lô hàng tại điẻem chuyển cước để hưởng hạ giá cho hành trình bay chặng hai tới châu lục khác. Biện pháp tuy có tính phức tạp nhưng rất phù hợp với các lô hàng nhỏ từ Hà Nội
2.1.2. Nâng cao tính chủ động và ổn định trong hoạt động giao nhận và vận chuyển của công ty
a. Hạn chế tối đa sự ảnh hưởng mang tính thời vụ
Trong hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận vấn đề quan trọng nhất là chất lượng dịch vụ, tuy nhiên trong một số trường hợp cụ thể có thể xét lại mức giá đối với một số khách hàng . Ví dụ nếu như khách hàng có nhiều hợp đồng với công ty cả vào thời điểm cao điểm cũng như thời điểm vắng khách thì mức giá có thể khác.
b. Cung cấp cho khách hàng những dịch vụ miễn phí
Ngaòi việc điều chỉnh mức giá, công ty có thể cung cấp một số dịch vụ miễn phí có tính chất khuyến mại. điều này có tính ưu việt là không đọng chạm đến cư cấu giá cả, có nghĩa là công ty vẫn giữ được mức giá thống nhất cho mọi thời điểm, chỉ có khác là trong thời điểm vắng kháchthì cung cấp thêm nhiều các dịch vụ miễn phí cho khách như:
- Tư vấn cho khách hàng về tình hình cạnh tranh trên thị trường, tình hình hoạt động ngoại thương, luật pháp quốc tế...
- Tư vấn cho khách hàng về đối tác XNK có tiềm lực và uy tín trên thị trường
- Tư vấn cho khách hàng các nhà vận chuyển có uy tín
Nhờ đó công ty tránh được một phần hiện tượng ùn tắc công việc lúc cuối năm. Ngoài ra lượng khách hàng ổn định hơn sẽ giúp công ty dễ dàng hơn trong việc xây dựng kế hoạch kinh doanh.Hơn nữa với sự giảm giá hoặc các dịch vụ phụ trợmang tính chất khuyến mại như vậycông ty sẽ thu hút được nhiều khàch hàng hơn.
2.1.3. Các biện pháp về thị trường
Để tạo tính ổn định trong hoạt động kinh doanh của mình, tránh các biến động của thị trường thì song song với việc giữ vững thị trường hiện có, công ty phải tìm biện pháp thích hợp để mở rộng hoạt động của dịch vụ giao nhận hàng không hơn nữa ra thị trường nước ngoài.
Thị trường luôn là một yếu tố quan trọng và có ảnh hưởng trực tiếp đến mọi hoạt động của hầu hết các công ty không riêng gì VINATRANCO.. Căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế của nước ta và một số nước trong khu vực như Trung Quốc, Đài Loanđiều dễ nhận thấy nhất là trong thời gian tới thị trường kinh doanh hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không sẽ phát triển mạnh mẽ và mở rộng nhanh chóng, khi đó tất yếu sẽ kéo theo sự phát triển của dịch vụ giao nhận hàng không. Những thị trường này vừa gần Việt Nam về khoảng cách địa lý vừa giàu tiềm năng và rất thích hợp với việc kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng không của VINATRANCO. Tuy nhiên với những thị trường mới như Châu Mỹ, Trung Đông VINATRANCO cũng cần phải đưa ra những chiến lược thâm nhập thị trường một cách phù hợp. Chỉ như vậy thì VINATRANCO mới có thể thực sự phát triển và thực sự lớn mạnh trong lĩnh vực kinh doanh giao nhận nói chung và kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng không nói riêng.
Có hai hình thức mở rộng thị trường, đó là mở rộng thị trường của công ty theo chiều rộng và theo chiều sâu. Trong đó :
- Mở rộng thị trường theo chiều rộng chính là mở rộng thị trường theo phạm vi địa lý. Cho đến nay VINATRANCO đã vươn ra khá nhiều thị trường trên hầu hết các châu lục trên thế giới. Tuy nhiên vẫn còn một số thị trường rất giàu tiềm năng mà công ty chưa có đủ khả năng khai thác như Mexico, Nam Mỹ, Trung Đông.
- Mở rộng thị trường theo chiều sâu là vẫn trong môi trường địa lý, văn hóa, kinh doanh đó đa dạng hóa phạm vi dịch vụ của công ty để thu hút được nhiều khách hàng đạt doanh thu hoạt động cao hơn nhằm khai thác triệt để và giữ vững thị trường hiện có của công ty.
Mà mỗi thị trường, ngoài những đặc điểm chung lại có những đặc điểm riêng biệt, do điều kiện kinh tế xã hội, phong tục tập quán, trình độ phát triển ở nơi đó quyết định. Do đó để tiếp cận và mở rộng được thị trường, công ty cần phải tiến hành nghiên cứu thị trường.
Khi nghiên cứu thị trường, cần làm rõ những thông tin sau:
+ Với thị trường mới cần thâm nhập
- Nghiên cứu phong tục tập quán, quy định pháp luật ở thị trường đó có gì khác so với Việt Nam và ở những thị trường mà Công ty đã và đang kinh doanh. Những quan điểm khác biệt đó có gì gây khó khăn, thuận lợi cho công tác thâm nhập thị trường và tiến hành công việc giao nhận vận chuyển hàng hóa ở đó. Ta có thể lấy ví dụ cụ thể là ở thị trường Mỹ - một thị trường mà công ty cần tiền hành thâm nhập và mở rộng trong năm tới. Đối với thị trường này, có một điều đặc biệt phải chú ý tìm hiểu đó là luật pháp của Mỹ. Hệ thống luật của Mỹ rất phức tạp và mỗi bang lại có thể lệ riêng nên không thể chủ quan khi áp dụng luật cho chung cả các thị trường. Hiện nay việc thiếu thông tin về thị trường Mỹ cũng đang là một trở ngại lớn cho các nhà kinh doanh Việt Nam cũng như đang là một khó khăn đối với VINATRANCO.
- Nhu cầu về giao nhận vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không của thị trường đó ở mức độ nào, khả năng phát triển nhu cầu thị trường đó ra sao. Trong đó, khả năng phát triển trong tương lai là một yếu tố quan trọng, nếu được phát hiện sớm để thâm nhập, công ty sẽ tạo được một chỗ đứng vững chắc cho mình và chắc chắn nguồn lợi nhuận thu được sẽ không nhỏ. Mặt khác, công ty cũng cần phải xem xét và dự báo trước những vấn đề, về nhu cầu của thị trường, nếu phát hiện thấy có dấu hiệu suy thoái, công ty cần sớm có biện pháp chuyển dịch thị trường.
- Các đối thủ cạnh tranh ở khu vực thị trường đó có trình độ thế nào, mức độ cạnh tranh ở thị trường đó ra sao ? Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh là một hình thức duy nhất giúp nhận dạng các điểm mạnh, điểm yếu của từng đối thủ cạnh tranh, từ đó tạo cơ sở cho sự chuẩn bị phương thức đối phó thích hợp nhất, hữu hiệu nhất.
- Cần nắm bắt được mức độ rủi ro trong kinh doanh trên thị trường đó. Vì chắc chắn trong kinh doanh rủi ro luôn rình rập và dễ xảy ra, có thể là do sức mạnh của các đối thủ cạnh tranh, sự mất ổn định về kinh tế thị trường đó hay cũng có thể là do chính sách của chính phủ Tất cả những yếu tố đó đòi hỏi công ty phải nghiên cứu kỹ lưỡng và để đưa ra được quyết định cuối cùng của mình, công ty phải tính đến chuyện có hạn chế hay có sẵn sàng chấp nhận nếu rủi ro xảy ra hay không?
+ Với thị trường hiện có
- Nhu cầu hiện tại và khả năng đáp ứng nhu cầu về dịch vụ của công ty hiện nay như thế nào? Với khả năng như vậy, công ty chỉ mới đáp ứng được bao nhiêu phần trăm so với nhu cầu? Lý do tại sao?
- Ngoài những dịch vụ công ty đã và đang cung cấp, công ty có thể tiến hành thêm được những dịch vụ nào nhằm khai thác tối đa nhu cầu của thị trường và vận dụng tối đa khả năng của công ty.
- Dự đoán nhu cầu trong tương lai và định hướng phát triển các dịch vụ của công ty để đón đầu các nhu cầu đó như thế nào?
Trả lời được những câu hỏi này sẽ giúp công ty định rõ vị trí của mình trên thị trường mà có hướng giải quyết tốt nhất.
Nghiên cứu thị trường, nắm bắt những thông tin về thị trường sẽ giúp cho các cán bộ quản lý, các nhà hoạch định chính sách của công ty vạch ra những chiến lược cụ thể trong việc giữ vững, mở rộng thị trường kinh doanh của mình. Để làm được điều đó VINATRANCO cần phải:
- Trước hết công ty cần liên doanh liên kết với các công ty nước ngoài đã quen thuộc với thị trường mà công ty chưa khai thác được để chen chân vào thị trường đó.
- Công ty cần cử các cán bộ đi tham quan, trao đổi kinh nghiệm ở các công ty nước ngoài, tham gia các khóa học nghiệp vụ giao nhận hàng không do IATA tổ chức, tận dụng tối đa các cơ hội để nắm bắt các thông tin cần thiết nhằm thâm nhập thị trường mới.
- Công ty cần chú trọng hơn nữa tới dịch vụ gom hàng và vận chuyển hàng lẻ. Thực hiện dịch vụ này, người giao nhận sẽ được hưởng cước gom hàng, mở rộng phạm vi dịch vụ tạo thêm công ăn việc làm cho cán bộ trong công ty.
- VINATRANCO cần tiến tới mở thêm một số các văn phòng đại diện ở nước ngoài, những nước mà công ty đã có nhiều khách hàng thường xuyên.
- Cần tăng cường quảng cáo, giới thiệu về công ty cũng như về các dịch vụ mà công ty cung cấp cho khách hàng cùng với những lợi ích vật chất có thể đem lại. Các hình thức quảng cáo ngày nay đã phát triển tới một trình độ rất cao, công ty có thể lựa chọn một hoặc nhiều biện pháp thích hợp như : Qua phương tiện thông tin đại chúng, qua mạng Internet, qua các đối tác liên doanh, qua hiệp hội giao nhận vận tải quốc tế hoặc có thể qua các khách hàng của mình. Thường xuyên cung cấp những dịch vụ phụ trợ cho khách hàng, có những chính sách ưu đãi về giá cả đối với khách hàng thường xuyên của công ty.
- Và cuối cùng để công tác nghiên cứu thị trường được tiến hành một cách khoa học, có quy củ và đạt hiệu quả cao thì công ty nhất định phải có những cán bộ chuyên môn, am hiểu về công tác nghiên cứu thị trường đồng thời phải trang bị cho họ những phương tiện hiện đại trong quá trình thu thập và xử lý thông tin.
2.1.4. Các biện pháp về cơ sở vật chất kỹ thuật
Ngoài yếu tố sức lao động, công cụ lao động cũng là một yếu tố sản xuất mang tính quyết định tới sức sản xuất xã hội. Do có sự phân công lao động xã hội, hoạt động giao nhận hàng không ra đời và ngày càng trở nên chuyên môn hóa sâu sắc. Trong những năm qua, vận tải hàng không đã có những bước tiến đáng kể, không chỉ phương tiện vận chuyển là máy bay mà những cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho vận tải hàng không cũng không ngừng được hiện đại hóa. Ví dụ như ULD (Unit Load Devices) - thiết bị xếp hàng theo đơn vị, làm cho việc xếp hàng và dỡ hàng lên xuống máy bay được nhanh và thuận tiện hơn. Cùng với sự phát triển của vận tải hàng không, VINATRANCO cũng không ngừng đầu tư, mua sắm trang thiết bị hiện đại nhằm cung cấp cho khách hàng những dịch vụ với chất lượng cao nhất. Thế nhưng những trang thiết bị của công ty vẫn chưa đủ để đáp ứng yêu cầu hoạt động giao nhận kho vận ở trình độ hiện đại. Chính vì vậy trong thời gian tới, công ty cần phải đầu tư để hiện đại hóa các trang thiết bị hiện có mua sắm các trang thiết bị mới để tạo điều kiện cho hoạt động quản lý cũng như công tác giao nhận hàng không đạt hiệu quả tốt.
Chẳng hạn như việc trang bị một mạng vi tính hiện đại trong phạm vi toàn công ty. Khi đó qua mạng thông tin nội bộ, thông tin sẽ được trao đổi với cường độ cao hơn, hiệu quả hơn sự phối hợp giữa các phòng ban nhờ đó mà nhịp nhàng hơn. Còn đối với các cán bộ giao nhận, thường xuyên hoạt động ở bên ngoài, việc trang bị các phương tiện thông tin như nhắn tin, bộ đàm, điện thoại di động, máy tính xách tay cũng hết sức cần thiết. Nó đảm bảo cho các cán bộ của công ty hoàn thành công việc được giao với hiệu quả hơn.
Việc đầu tư các trang thiết bị hiện đại ngoài việc giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu thuần túy về nghiệp vụ kinh doanh như: Cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động, tăng tốc độ công việc, tăng tốc độ chính xác, tăng chất lượng dịch vụ còn có các hiệu quả dây chuyền khác như:
- Tăng năng suất lao động dẫn đến có điều kiện để tăng lương, cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên
- Tăng chất lượng dịch vụ làm tăng tuy tín của công ty, tạo điều kiện để mở rộng kinh doanh
Có thể nói rằng, ngày nay trang thiết bị hiện đại là một trong những chìa khóa dẫn đến sự thành công của một doanh nghiệp.
Việc trang bị thêm trang thiết bị hiện đại luôn gắn chặt với chính sách con người. Nếu các cán bộ công nhân trong công ty không được đào tạo đủ trình độ để sử dụng những phương tiện đó thì những trang thiết bị dù hiện đại đến đâu cũng không thể phát huy được hết tác dụng và đôi khi nó chỉ giữ vai trò là vật trang trí. Chính vì thế song song với việc hiện đại hóa cơ sở vật chất, phải có biện pháp nâng cao nghiệp vụ cho các cán bộ để tương xứng và phù hợp với tình hình mới.
2.1.5. Các biện pháp về tổ chức quản lý
Như đã trình bày ở chương II, với cơ cấu tổ chức và quản lý như hiện nay thì VINATRANCO chưa tạo được mối liên kết chặt chẽ giữa các chi nhánh, các phòng ban trong công ty. Sự phối hợp hoạt động giữa các bộ phận chưa đạt hiệu quả mong muốn không tạo được sức mạnh tập thể của một doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực giao nhận vận tải.
* Đổi mới cơ cấu tổ chức và phương thức quản lý của công ty
Trước kia VINATRANCO hoạt động theo mô hình tổng công ty: Các chi nhánh hiện nay đều là các công ty có tư cách pháp nhân riêng và hoạt động độc lập. Từ khi VINATRANCO không còn quy chế tổng công ty thì các công ty thành viên trước kia nay trở thành các chi nhánh, chịu sự quản lý thống nhất từ trụ sở công ty ở Hà Nội.
Về lý thuyết thì như vậy nhưng trên thực tế các chi nhánh đó tự đứng ra đảm nhận công việc kinh doanh riêng của họ. Có thể nói VINATRANCO đã hoạt động theo kiểu “vỏ mới, ruột cũ” trong đó sự phối hợp trong toàn công ty là lỏng lẻo và không phát huy được thế mạnh của một doanh nghiệp lớn và với cách thức tính chất như hiện nay, công ty chỉ là một phép cộng giản đơn của các bộ phận, các phòng ban.
Chính vì vậy, để tạo điều kiện tốt hơn cho hoạt động kinh doanh của VINATRANCO nhất thiết phải kiện toàn lại bộ máy, điều chỉnh lại hình thức quản lý của công ty theo đúng mô hình tổ chức. Phải tạo được mối liên kết chặt chẽ giữa các phòng ban trong quá trình thực hiện các công đoạn khác nhau của một nghiệp vụ.
Việc công ty chỉ có duy nhất một phòng giao nhận vận tải chung cho cả giao nhận hàng không và giao nhận đường biển và cả bộ phận Marketing tuy có một số điều lợi nhưng lại có rất nhiều điều gây khó khăn cho cán bộ trong phòng về vấn đề nghiệp vụ (đã trình bày ở phần trước). Nên chăng VINATRANCO phân công thật rõ ràng cho từng bộ phận trong phòng hoặc có thể chia phòng giao nhận vận tải ra làm 3 phòng để mỗi phòng thực hiện một công đoạn của dịch vụ. Có như vậy nghiệp vụ giao nhận hàng không mới được chuyên môn hóa cao và do đó chắc chắn sẽ rất nhiều khách hàng tìm đến VINATRANCO.
Bên cạnh việc đổi mới cơ cấu tổ chức, VINATRANCO cũng cần phải đổi mới cả về phương thức quản lý đưa ra một phương thức quản lý, đưa ra một phương mới sao cho có hiệu quả và đặc biệt là không để tình trạng lỗ vốn xảy ra ở bất kỳ một loại hình dịch vụ nào.
Và một biện pháp nữa là trong thời gian tới VINATRANCO nên tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp. Việc cổ phần hóa sẽ giúp giảm chi phí quản lý tối đa, gắn liền quyền lợi của người lao động với công việc, tăng tinh thần trách nhiệm của họ với công ty. Điều này sẽ tạo nên sự thống nhất trong toàn bộ công ty, nâng cao hiệu quả hoạt động phát huy được tiềm lực vốn có của VINATRANCO - một doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực giao nhận vận tải.
* Xây dựng chiến lược Marketing và sử dụng công nghệ Marketing
Đối với dịch vụ giao nhận hàng không, do đặc thù riêng của nó, công ty cần phải có chiến lược Marketing, tiếp cận tới các khu vực, các ngành nghề có sản phẩm cần thiết phải vận chuyển bằng đường hàng không như các xí nghiệp thủy hải sản, chế tạo máy móc chính xác, hàng dệt may, thủ công mỹ nghệ
Để làm được điều đó, VINATRANCO cần phải có một bộ phận chuyên trách Marketing cho hoạt động kinh doanh dịch vụ hàng không cũng như cho hoạt động kinh doanh của toàn doanh nghiệp. Và các cán bộ trong phòng Marketing cũng phải là những người năng động, có hiểu biết, có chuyên môn cao trong lĩnh vực này.
* Nâng cao trình độ nghiệp vụ và tinh thần trách nhiệm cho cán bộ công nhân viên
Trong quá trình thực hiện công việc, thường có những sai sót xảy ra đối với cán bộ công nhân viên. Đó là do sự hạn chế về trình độ nghiệp vụ nên không đủ khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và do tư tưởng nhận thức chưa tốt nên còn thiếu trách nhiệm trong khi làm việc Một số cán bộ ở công ty VINATRANCO cũng đã không ít lần gây sai sót ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng và uy tín của công ty. Do vậy cả công tác nâng cao trình độ lẫn giáo dục ý thức tư tưởng cho cán bộ công nhân viên phải được quan tâm đúng mức.
+ Hoạt động giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không tuy chỉ là một nghiệp vụ ngoại thương nhưng ẩn trong nó là hàng loạt các hoạt động khác nhau liên quan đến nhiều lĩnh vực như: hải quan, luật pháp, thương mại, bảo hiểm do đó chỉ với một sai sót và sơ suất nhỏ cũng sẽ gây ra hậu quá khó lường. Hàng hóa giao nhận bằng đường hàng không thường là hàng có giá trị cao, hàng tươi sống, hàng đặc biệt do đó trước khi một chủ hàng quyết định trao hàng hóa vào tay người giao nhận, anh ta phải có cơ sở tin chắc chắn rằng hàng hóa của mình sẽ được người giao nhận thay mặt mình trông nom, chăm sóc một cách chu đáo. Nếu không tạo được niềm tin này từ phía khách hàng thì khách hàng sẽ tự mình đứng ra tổ chức công tác giao nhận thậm chí kể cả khi họ phải chịu chi phí tốn kém hơn nhiều lần.
Vì thế công ty cần có biện pháp giáo dục cán bộ nhân viên làm công tác giao nhận nói chung và giao nhận hàng không nói riêng phải có tinh thần trách nhiệm cao đối với hàng hóa, coi đó là hàng hóa của mình. Trong mọi trường hợp, người giao nhận phải làm tốt mọi nhiệm vụ thuộc phạm vi trách nhiệm của mình. Ngay cả khi không thuộc trách nhiệm của mình thì cũng phải có biện pháp ngăn chặn kịp thời và thông báo cho khách hàng biết khi hàng hóa bị tổn thất hoặc có nguy cơ bị tổn thất. Có làm như vậy mới tạo được niềm tin cho khách hàng đối với doanh nghiệp.
Con người bao giờ cũng là yếu tố quan trọng và là yếu tố quyết định sự thành bại của công việc kinh doanh. Có được một đội ngũ cán bộ tinh thông nghiệp vụ, có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc là mục tiêu mà VINATRANCO mong muốn. Và để đạt được mong muốn đó VINATRANCO cần phải:
- Xây dựng một chính sách thưởng phạt rõ ràng, cụ thể về tinh thần trách nhiệm để mọi người cùng tuân thủ nhằm khuyến khích cán bộ công nhân viên nâng cao tinh thần trách nhiệm
- Mời các chuyên gia có kinh nghiệm trong nước và quốc tế đến giảng dạy, trao đổi kinh nghiệm thực tế để các khóa đào tạo đạt chất lượng tốt
- Có chính sách thích hợp về sử dụng cán bộ sau khi đào tạo
+ Nếu như một người có tinh thần trách nhiệm cao nhưng lại thiếu đi sự tinh thông về nghiệp vụ giao nhận thì đó cũng kể như là mối lo ngại của công ty. Như trên đã nói, nghiệp vụ giao nhận nói chung hay giao nhận hàng không nói riêng, đòi hỏi cán bộ giao nhận không chỉ hiểu biết về lĩnh vực vận tải đơn thuần mà ngoài ra phải có hiểu biết rộng rãi về những vấn đề có liên quan, như thủ tục hải quan, luật lệ, tập quán quốc tế và chắc chắn phải biết ít nhất một ngoại ngữ (Tiếng Anh). Vì thế do đòi hỏi của công việc VINATRANCO phải thường xuyên nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên trong công ty bằng cách:
- Tổ chức thường xuyên các khóa học về nghiệp vụ, ngoại ngữ, vi tính, pháp luật cho cán bộ kinh doanh
- Hàng năm, tổ chức cuộc thi sát hạch để loại bỏ bớt những cán bộ thiếu trách nhiệm, làm ăn thiếu hiệu quả. Trên cơ sở đó, công ty sẽ nắm bắt được trình độ nghiệp vụ chung của cán bộ, đưa ra những biện pháp khắc phục kịp thời
- Và còn nhiều những biện pháp cụ thể khác như: Gửi cán bộ đi học ở nước ngoài, tham gia đầy đủ các cuộc họp của IATA, FIATA
2.2. Giải pháp đối với các cơ quan hữu
a. Đẩy mạnh công tác đào tạo nhân lực
Có thể nói nhân lực là một yếu tố quan trọng không chỉ trong lĩnh vực hải quan mà còn cả trong các lĩnh vực khác. Một trong những tồn tại hiện nay là thiếu cán bộ hải quan có kinh nghiệm. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến việc làm thủ tục hải quan của người làm công tác giao nhận. Trong việc kiểm tra một lô hàng xem có đủ tiêu chuẩn XNK hay không, do sự thiếu hiểu biết kiến thức của cán bộ hải quan có thể dẫn tới những sai lầm đáng tiếc (ví dụ điều kiện nhập khẩu bảng mạch khác bảng điều khiển). Vì vậy để có thể tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động giao nhận phát triển hải quan cần tiến hành các biện pháp sau:
Các khóa đào tạo thường xuyên của Trường Cao Đẳng Hải quan
Hiện nay, Trường Cao Đẳng Hải quan là trung tâm duy nhất được sự uỷ quyền của Tổng cục Hải quan, tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn (từ 02- 05 tháng) bồi dưỡng nghiệp vụ cho các cán bộ, nhân viên tham gia hoạt động trong lĩnh vực hoạt động dịch vụ thủ tục hải quan. Tuy nhiên, từ thực tiễn của 04 khóa đào tạo đã được tổ chức tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh với hơn 1000 học viên tham gia và những kết quả thu được cho thấy cần phải xây dựng một chương trình đào tạo khoa học hơn, có chất lượng hơn và phù hợp với từng đối tượng tham gia đào tạo.
Tự đào tạo
Sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường dịch vụ thủ tục hải quan buộc các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ mà mình cung cấp. Chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp cao hay thấp lại phụ thuộc vào trình độ nghiệp vụ của nhân viên trực tiếp làm dịch vụ. Để đảm bảo uy tín kinh doanh, bản thân các doanh nghiệp phải tự đào tạo cho nhân viên của mình bằng cách cử họ tham gia vào các chương trình đào tạo đại học và sau đại học tại các trường đại học (Đại học Ngoại Thương), tại các trung tâm nghiên cứu (Viện nghiên cứu khoa học hải quan) hay các khóa học hỗ trợ nghiệp vụ của các tổ chức, công ty nước ngoài như khóa học 01 và 02 tháng do Pháp và Hàn Quốc tổ chức tại Hà Nội trong chương trình hỗ trợ nghiệp vụ cho doanh nghiệp làm dịch vụ thủ tục hải quan ở Việt Nam diễn ra vào tháng 10/2000
b. Nhanh chóng đơn giản hoá, tránh máy móc trong các thủ tục hải quan
Chính những thủ tục rườm rà là một trong những trở ngại lớn đối với người làm công tác giao nhận, nhất là khâu mở tờ khai hải quan. Để khắc phục tình trạng này cục hải quan cần tăng cường tuyên truyền phổ biến quy trình thủ tục hải quan và các chính sách văn bản có liên quan. Một thực trạng vẫn đang tồn tại ở Việt Nam đó là các chính sách của nhà nước, các văn bản quy phạm pháp luật không được tuyên truyền, phổ biến rộng rãi ngay cả cho các doanh nghiệp thuộc đối tượng thực thi chính sách, văn bản đó. Điều này dẫn đến trình độ hiểu biết về pháp luật nói chung của các doanh nghiệp còn rất hạn chế. Do đó, việc cập nhật thông tin vẫn là một thách thức cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Để giải quyết thực trạng trên, cơ quan hải quan cần có những tư vấn miễn phí cho các doanh nghiệp làm dịch vụ, doanh nghiệp xuất nhập khẩu về các về thủ tục hải quan, chính sách thuế xuất nhập khẩu, các chế độ chính sách liên quan và sự thay đổi của nó, đồng thời cung cấp các văn bản pháp quy (Luật, Nghị định, Thông tư, Quy chế...) trong lĩnh vực hải quan, quản lý điều hành xuất nhập khẩu của chính phủ, của hải quan và các bộ, ngành có liên quan. Đây là một biện pháp tốt để nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật và nghiệp vụ của doanh nghiệp làm dịch vụ, hướng hoạt động của doanh nghiệp theo đúng quỹ đạo quản lý của nhà nước.
Ngoài ra hải quan cũng cần phải hiện đại hoá hệ thống khai báo hải quan vì hiện nay công nghệ tin học đã len lỏi vào khắp các lĩnh vực của nền kinh tế. Đối cơ quan quản lý như ngành hải quan với khối lượng công việc phức tạp và thường xuyên thay đổi thì việc ứng dụng công nghệ tin học vào cải cách thủ tục hải quan là việc làm không thể chậm chễ.
Đây cũng là điều kiện để hoàn tất việc tham gia ông ước quốc tế về hệ thống điều hoà và mã hóa hàng hóa (HS) có hiệu lực tại Việt Nam từ ngày 01/01/2000; Tham gia xây dựng biểu thuế quan chung ASEAN ; Xây dựng hệ thống phần mềm tra cứu, giải thích danh mục HS về mô tả và mã hóa hàng hóa sang hệ chữ tiếng Anh- Việt sử dụng đĩa CD-ROM phục vụ cho công tác nghiệp vụ hải quan tại các cửa khẩu.
Trong thời gian tới, những giải pháp khả thi về công tác ứng dụng công nghệ tin học sẽ được ngành hải quan thực hiện đó là:
+ Đưa vào sử dụng phần mền đa chức năng tại một số đơn vị hải quan trọng điểm. Trước mắt, tập trung phát triển và áp dụng các phần mền quản lí loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu, thuế, khu công nghiệp và khu chế xuất.
+ Đảm bảo hoạt động ổn định của hệ thống đang vận hành như hệ thống thống kê, kết nối mạng diện rộng với chính phủ, với một số doanh nghiệp làm dịch vụ thủ tục đã có đầy đủ điều kiện để nối mạng;
+ Tổ chức các khóa đào tạo công nghệ thông tin trong kế hoạch năm 2001.
2.3. Các giải pháp vi mô đối với các hãng hàng không
2.3.1. Tìm cách huy động vốn để tăng nguồn vốn cho đầu tư phát triển đội bay và các cơ sở vật chất kỹ thuật như sân bay máy móc xếp dỡ chuyên dụng
Công ty cần có trang thiết bị theo dõi kiểm tra nguồn hàng như máy soi, máy chiếu, những trang thiết bị xếp dỡ hiện đại như xe nâng xếp hàng chuyên dụng. Nếu cần thiết có thể thuê hoặc mua máy bay chuyên dụng để xếp dỡ, chuyên chở hàng hóa như những hàng vận tải hàng không lớn trên thế giới. Chúng ta thua kém các hãng vận tải hàng không trên thế giới không chỉ ở lịch sử phát triển mà còn ở trang thiết bị và đội bay. Có lẽ đã đến lúc vận tải hàng không Việt Nam phải cung cấp đầy đủ nguồn lực và tạo điều kiện để đứng ra khẳng định mình. Các hãng hàng không cần phải có các giải pháp về nguồn vốn thì vận tải hàng hóa mới ngày càng phát triển và khẳng định vai trò quan trọng của mình trong việc thúc đẩy sự phát triển của hoạt động kinh doanh giao nhận hàng hóa.
2.3.2. Nâng cao năng lực cạnh tranh với các hãng nước ngoài bằng cách nâng cao chất lượng phục vụ vận chuyển và bằng chính sách thương mại khác
Các hãng hàng không cũng cần xắp xếp lại các vị trí trên dây truyền giao nhận và vận tải hàng hóa để tránh cho khách hàng những phiền hà không đáng có, đồng thời có chính sách ưu tiên về giá đối với khách hàng thường xuyên của mình. Có thể thông qua mạng lưới các đại lý và công ty giao nhận, những đối tượng thường xuyên được hưởng ưu đãi của các hãng hàng không nhằm tiếp xúc, lôi cuốn khách hàng. Ngoài ra các công ty này cũng cần có các chính sách xúc tiến quảng cáo, các hội thảo giới thiệu lịch bay theo các mùa, các hoạt động khuyến mại cho khách hàng để làm họ thân thiết hơn.
2.3.3. Thống nhất lại quy trình quản lý dữ liệu trên hệ thống SITA CARGO (mạng thông tin hàng hóa)
SITA CARGO là mạng thông tin hàng hóa mà các hãng hàng không Việt Nam đang sử dụng để thực hiện các thông tin, giao dịch liên quan đến các quá trình vận tải hàng hóa. Nhưng có một điều đáng tiếc là bộ máy này chưa phát huy tác dụng cần có của nó. Nói là mạng thông tin hàng hóa nhưng hoạt động vận tải hàng hóa mới chỉ bó hẹp trong từng khu vực. Đồng thời mạng này chưa khai thác đến nhiều điểm bán khác và hay gặp trục trặc trong quá trình hoạt động gây ra tình trạng nhân viên bán hàng thiếu thông tin tổng hợp. Vì vậy phải nâng cấp mạng này, có một chương trình quản lý dữ liệu chung cho toàn mạng.
2.3.4. Mở rộng phạm vi hoạt động trên thị trường hàng không quốc tế
Tuy những năm qua hàng không Việt Nam đã có nhiều cố gắng song nếu so với các hãng hàng không khác trong khu vực và trên thế giới thì những kết quả mà họ đạt được vẫn còn nhỏ bé. Các hãng hàng không Việt Nam vẫn chưa có đương bay thẳng đến một số thị trường được coi là tiềm năng trong chiến lược xuất nhập khẩu đến năm 2010. Để vận chuyển hàng hóa đến thị trường này các hãng hàng không phải ký liên doanh hoặc phải ký liên doanh hoặc phải xin mua chỗ của các hãng hàng không khác nên nhiều khi chúng ta phải hạn chế vận tải và chịu một số thiệt thòi. Vì vậy các hãng hàng không cần mở rộng phạm vi hoạt động của mình bằng cách mở thêm các đường bay mới, khai thác tốt hơn các nhu cầu về hàng hóa xuất khẩu, đồng thời phát triển kinh tế với các quốc gia trong khu vực.
2.3.5. Tăng cường liên doanh, liên kết với các hãng trên thế giới để mở rộng mạng bay
Ngày nay không một hãng hàng không nào có thể tự cho mình đã thoả mãn toàn bộ nhu cầu của khách hàng. Với xu hướng quốc tế hóa nền kinh tế thế giới, nhu cầu sử dụng dịch vụ hàng không của khách hàng ngày càng cao, đa dạng, để đáp ứng nhu cầu đó các hãng hàng không buộc phải liên kết với nhau. Họ cố gắng cung cấp cho khách hàng sản phẩm toàn cầu, có khả năng cạnh tranh và đảm bảo một tiêu chuẩn nhất định. Trong điều kiện hàng không Việt Nam chưa thể tự mình một lúc mở các đường bay đến tất cả các nơi trên thế giới thì đây là một cách làm có hiệu quả để mở rộng mạng bay.
* Đào tạo đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên nghiệp, có nhận biết đúng đắn đặc điểm kinh doanh dịch vụ, biết gắn quyền lợi cá nhân với quyền lợi của công ty
Để làm được điều này hàng không Việt Nam cần phải đào tạo thêm về nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ tiếp thị bán hàng hóa, nâng cao nghiệp vụ phẩm chất của những cán bộ làm việc tuyến đầu, trực tiếp tiếp xúc với khách hàng để tạo một hình ảnh tốt cho khách hàng. Ngoài ra, hàng không Việt Nam cũng cần phải có những biện pháp kinh tế và phi kinh tế cho những cá nhân có thành tích xuất sắc trong công việc để họ gắn lợi ích riêng của mình với lợi ích chung.
* Phát triển hình thức vận tải đa phương thức
Do đặc điểm của vận tải hàng không là chỉ chở hàng từ sân bay tới sân bay nên để chuyên chở hàng hóa từ điểm đi đến điển đến cần có sự kết hợp giữa hàng không với các phương tiện khác như đường sắt, đường bộ, đường thuỷ. Hơn nữa các phương thức vận tải khác rẻ hơn vận tải hàng không rất nhiều nên phát triển vận tải theo phương thức này có thể giảm chi phí một cách đáng kể.
Kết luận
Vận tải hàng hoá quốc tế bằng đường hàng không ngày càng tỏ rõ những ưu thế của nó so với các phương thức vận tải khác. Khi thương mại quốc tế ngày càng mở rộng và phát triển thì cũng là lúc ngành vận tải hàng không đi vào giai đoạn tăng trưởng mạnh. Nó giúp ta mở rộng quan hệ giao lưu với tất cả các lục địa trên thế giới, các trung tâm thương mại lớn một cách dễ dàng và nhanh chóng mà nó còn góp phần khẳng định tính đúng đắn về “lợi thế so sánh” của David Ricardo trong việc trao đổi hàng hoá.
Để tiến trình trao đổi này được diễn ra trôi chảy và phát huy hiệu quả tốt nhất, nhất thiết chúng ta phải cần tới sự tham gia tích cực của những đại lý hàng không và người kinh doanh giao nhận hàng không.
VINATRANCO - một trong những công ty lớn trong lĩnh vực giao nhận hàng hoá. Trong lĩnh vực giao nhận hàng hoá, Công ty đã tỏ rõ ưu thế của mình là “đàn anh” trong giao nhận hàng hoá nội địa. Mặc dù hoạt động giao nhận hàng hoá quốc tế mới được triển khai trong vài năm gần đây, song việc kinh doanh của VINATRANCO đã phần nào chứng minh được tiềm lực của mình bằng những thị trường hiện có, kết quả kinh doanh đạt được.
Với những kiến thức đã được trang bị ở trường Đại học cùng với một số kiến thức đã học hỏi được trong thời gian thực tập ở Công ty giao nhận kho vận ngoại thương VINATRANCO, em đã đi vào nghiên cứu thực trạng dịch vụ giao nhận hàng không ở Công ty và đưa ra một số kiến nghị với mong muốn góp phần đẩy mạnh hoạt động giao nhận hàng hoá XNK bằng đường hàng không ở Công ty. Trước mắt, Công ty còn rất nhiều việc phải làm đồng thời phải đối mặt với những khó khăn, thách thức mà thị trường sôi động mang lại. Nhưng với một đội ngũ lãnh đạo sáng suốt mà VINATRANCO có được, chắc chắn trong thời gian tới Công ty sẽ đứng vững và phát triển không ngừng đồng thời tìm ra những giải pháp thích hợp để VINATRANCO có thể đóng góp nhiều hơn nữa vào qúa trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.