Trong khoảng thời gian ngắn thực tập tổng hợp tại ngân hàng No&PTNT Nam Hà Nội, em đã được hiểu thêm về những công việc ngân hàng trong thực tế mà trước đây chưa được biết.Qua việc quan sát và tìm hiểu tại NHNo&PTNT Nam Hà nội em cũng đã phần nào biết được thực trạng hoạt động của ngân hàng để từ đó hướng cho mình trong việc chọn đề tài.
Từ thực trạng hoạt động kinh doanh ngoại tệ& thanh toán quốc tế của ngân hang mặc dù đã được mở rộng nhiều về quy mô cũng như nâng cao về chất lượng phục vụ so với vài năm gần đây, tuy nhiên mạng lưới hoạt động vẫn chưa rộng rãi, nhất là trong điều kiện nền kinh tế hội đang có rất nhiều cơ hội mới.
Từ thực tế đó em dự chọn một trong 3 đề tài sau để nghiên cứu:
- Phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ& thanh toán quốc tế tại chi nhánh NHNo& PTNT Nam Hà Nội
- Mở rộng mạng lưới khách hàng trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ& thanh toán quốc tế tại NHNo& PTNT Nam Hà Nội
- Nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh ngoại tệ& thanh toán quốc tế tại NHN0&PTNT Nam Hà Nội
Thời gian thực tập tổng hợp tuy chưa dài nhưng đã giúp em học tập đựợc phong cách, tác phong làm việc của các cô, chú và các anh chị tại chi nhánh NHNo&PTNT Hà nội, nhận thức được đạo đức của một cán bộ ngân hàng:trung thực, thật thà và luôn giữ vững lập trường cho chính mình.
27 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1492 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng hoạt động kinh doanh và phương hướng mục tiêu của chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Trong cuộc sống, lý thuyết và thực tiễn luôn có một khoảng cách xa.Để hoàn thiện bản thân, mỗi chúng ta phải không ngừng học hỏi, học lý thuyết qua sách , vở và học trong chính cuộc sống xung quanh chúng ta để biết vận dụng lý thuyết vào thực tiễn một cách hiệu quả nhất.Nhận thức được tầm quan trọng của việc kết hợp đó, Trường Đại học Kinh tế quốc dân luôn tạo điều kiện cho sinh viên tiếp xúc với thực tế ngay khi sinh viên đang còn ngồi trên ghế nhà trường.
Qua gần 2 tuần thực tập tổng hợp tại chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội, em đã phần nào hiểu thêm về những công việc trong thực tế của một cán bộ ngân hàng, phong cách, tác phong làm việc cũng như việc chấp hành nội quy của nhân viên tại chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà nội.
Tất cả những hiểu biết của em về đơn vị thực tập trong thời gian này được thể hiện trong bản báo cáo tổng hợp này với những nội dung chính :
Chương 1. Khái quan về chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà nội
Chương 2. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà nội
Chương 3. Thực trạng hoạt động kinh doanh& phương hướng mục tiêu của chi nhánh NHNo& PTNT Nam Hà Nội
Tuy mới tham gia thực tập trong thời gian ngắn, nhưng đựoc sự giúp đỡ của các cô, chú và các anh, chị tại đơn vị thực tập cũng như sự hướng dẫn tận tình của giáo viên hướng dẫn và một phần nỗ lực của bản thân, em đã nhận thức được một cách tổng quan về chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà nội, nắm qua về tình hình hoạt động của đơn vị để từ đó tích lũy kinh nghiệm cho bản thân và lựa chọn đề tài nghiên cứu phù hợp.
Chắc rằng bản báo cáo này chưa phải đầy đủ và còn có nhiều thiếu sót, em rất mong sự giúp đỡ , hướng dẫn nhiệt tình từ phía cô , thầy giáo, từ phía đơn vị thực tập và các bạn để bản báo cáo được đầy đủ và hoàn thiện chuyên đề tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN NAM HÀ NỘI
Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh Ngân hàng No&PTNT Nam Hà Nội
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam thành lập ngày 26/3/1988, hoạt động theo Luật các Tổ chức Tín dụng Việt Nam, đến nay Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam(NHNo). Là Ngân hàng Thương mại Quốc doanh không chỉ giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong đầu tư vốn phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy mọi lĩnh vực khác của nền kinh tế Việt Nam.là ngân hàng lớn nhất Việt nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ CBNV, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng. Đến cuối 2001, NHNo có 2.275 tỷ VNĐ vốn tự có (theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, đến 7/02 vốn tự có là 3.775 tỷ VNĐ và đến tháng 1/2004 là 5.865 tỷ VNĐ); trên 70 ngàn tỷ VNĐ tổng tài sản có; 1568 chi nhánh toàn quốc; 24.000 CBNV và có quan hệ với trên 7.500 doanh nghiệp, 8 triệu hộ sản xuất kinh doanh và trên năm mươi triệu khách hàng giao dịch các loại.
Là ngân hàng đầu tư tích cực vào đổi mới và ứng dụng công nghệ ngân hàng phục vụ đắc lực cho công tác quản trị kinh doanh và phát triển mạng lưới dịch vụ ngân hàng tiên tiến. Hiện NHNo đã kết nối trên diện rộng mạng máy tính từ trụ sở chính đến hơn 1.500 chi nhánh; và một hệ thống các dịch vụ ngân hàng gồm dịch vụ thanh toán quốc tế qua mạng SWIFT. Đến nay, NHNo hoàn toàn có đủ năng lực cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, tiên tiến, tiện ích cho mọi đối tượng khách hàng trong và ngoài nước.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nam Hà Nội là chi nhánh cấp 1, là đơn vị phụ thuộc NHNNo&PTNT Việt Nam được thành lập năm 2001 theo quyết định
Có con dấu riêng, thực hiện một phần các hoạt động của NHNNo&PTNT Việt Nam theo ủy quyền của NHNNo&PTNT Việt Nam
Với tên gọi: Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nam Hà Nội
Có trụ sở đặt tại C3 Phương Liệt, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Năm 2001 là năm đầu tiên NHNo triển khai thực hiện đề án tái cơ cấu với các nội dung chính sách là cơ cấu lại nợ, lành mạnh hoá tài chính, nâng cao chất lượng tài sản có, chuyển đổi hệ thống kế toán hiện hành theo chuẩn mực quốc tế đôi mới sắp xếp lại bộ máy tổ chức theo mô hình NHTM hiện đại tăng cường đào tạo và đào tạo lại cán bộ tập trung đổi mới công nghệ ngân hàng, xây dựng hệ thống thông tin quản lý hiện đại.
Từ khi được cấp phép hoạt động đến nay đã trải qua nhiều giai đoạn khác nhau cùng với sự thăng trầm của nền kinh tế đất nước, Ngân hàng cũng chịu nhiều ảnh hưởng của các chính sách kinh tế trong và ngoài nước, tuy nhiên nhờ có đường lối đúng đắn và lĩnh vực hoạt động đặc trưng riêng và những sản phẩm cạnh tranh mà ngân hàng vẫn đứng vững qua nhiêu thay đổi, phát triển mạnh và có những bước đi bền vững khẳng định được thương hiệu tên tuổi của mình trong ngành ngân hàng cũng như có chỗ đứng ổn dịnh trong nền kinh tế.
CHƯƠNG II: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA NGÂN HÀNG No&PTNT NAM HÀ NỘI
1. Về cơ cấu tổ chức bộ máy
Với một Giám Đốc và ba Phó Giám Đốc cùng hơn 100 cán bộ công nhân viên tại chi nhánh được phân bổ vào các phòng ban sau:
Ban Giám Đốc
Phòng tín dụng
Phòng thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ
Phòng hành chính nhân sự
Phòng kế toán
Phòng ngân quỹ
Phòng thẩm định
Phòng nguồn vốn và kế hoạch
Ngân hàng No&PTNT Nam Hà Nội đầ thiết lập được mạng lưới hoạt động bao gồm các chi nhánh cấp 2 và các phòng giao dịch sau:
Chi nhánh ngân hàng No&PTNT Tây Đô
Chi nhánh ngân hàng No&PTNT Nam Đô
Chi nhánh ngân hàng No&PTNT Giảng Võ
Phòng giao dịch số 4
Phòng giao dịch số 5
Phòng giao dịch số 6
Phòng giao dịch số 9
2. Chức năng nhiệm vụ của ngân hàng No&PTNT Nam Hà Nội
2.1. Huy động vốn
- Khai thác và nhận tiền gửi của các tổ chức cá nhân và các tổ chức tín dụng dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác trong nước và nước ngoài bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ theo quy định của giám đốc chi nhánh ngân hàng No&PTNT Hà Nội
- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu và giấy tờ có giá trị khác để huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài theo quy định của ngân hàng No&PTNT Việt Nam
- Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của ngân hàng No&PTNT Việt Nam
2.2. Cho vay
- Cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất,kinh doanh. dịch vụ,đời sống của các tổ chức cá nhân và hộ gia đình thuộc mọi thành phần kinh tế theo phân cấp ủy quyền.
- Cho vay trung ,dài hạn nhằm thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ đời sống cho các tổ chức cá nhân và hộ sản xuất thuộc mọi thành phần kinh tế theo phân cấp ủy quyền.
- Đồng tiền cho vay: Nội tệ(VNĐ): ngoại tệ(USD và các loại ngoại tệ khác theo quy định của ngân hàng No&PTNT Việt Nam.
2.3. Cung ứng các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ
- Cung ứng các phương tiện thanh toán
- Thực hiện các dịch vụ thanh toán
- Thực hiện các dịch vụ thu hộ chi hộ cho khách hàng
- Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo quy định của ngân hàng
2.4. Kinh doanh ngoại hối
Huy động vốn và cho vay,mua bán ngoại tệ,thanh toán quốc tế,bảo lãnh tái bảo lãnh, chiết khấu tái chiết khấu bộ chứng từ và dịch vụ khác về ngoại hối theo chính sách quản lý ngoại hối của chính phủ, Ngân hàng nhà nước và của NHNNo&PTNT Việt Nam.
2.5. Kinh doanh các dịch vụ ngân hàng khác
Kinh doanh các dịch vụ ngân hàng theo luật các tổ chức tín dụng, bao gồm: thu, phát tiền mặt, máy rút tiền tự động, dịch vụ thẻ, các loại giấy tờ có giá, thẻ thanh toán, dịch vụ ngân hàng khác được ngân hàng Nhà Nước, ngân hàng No&PTNT Việt Nam cho phép:
- Hướng dẫn khách hàng xây dựng dự án, thẩm định các dự án vay vốn
- Cung ứng các dịch vụ bảo lãnh cho các tổ chức, cá nhân trong nước theo quy định của ngân hàng No&PTNT Việt Nam
- Kinh doanh các loại ngoại hối theo quy định của ngân hàng No&PTNT Việt Nam
- Thực hiện các nhiệm vụ khác của giám đốc chi nhánh ngân hàng No & PTNT Hà Nội
Nhiệm vụ của từng phòng ban cụ thể
2.6. Tư vấn tài chính, tín dụng cho khách hàng dưới hình thức trực tiếp tư vấn cho khách
2.7. Cân đối, điều hòa vốn kinh doanh đối với các chi nhánh cấp 2 phụ thuộc trên địa bàn
2.8. Thực hiện hạch toán kinh doanh và phân phối thu nhập theo quy định của NHNNo&PTNT Việt Nam
2.9. Đầu tư dưới các hình thức như góp vốn mua cổ phần của doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác được NHNNo&PTNT Việt Nam cho phép
2.10. Bảo lãnh cho vay, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh hoàn thanh toán, bảo lãnh đối ứng và các hình thức bảo lãnh ngân hàng khác cho các tổ chức, cá nhân theo quy định của NHNNo&PTNT Việt Nam
2.11. Thực hiện kiểm tra, kiểm toán nội bộ việc chấp hành thể lệ, chế độ nghiệp vụ trong phạm vi địa bàn do NHNNo&PTNT VN
2.12. Thực hiện công tác tổ chức, cán bộ, đào tạo, lao động, tiền lương thi đua khen thưởng theo phân cấp ủy của NHNNo&PTNT VN
2.13. Tổ chức phổ biến, hướng dẫn triển khai thực hiện các cơ chế, quy chế nghiệp vụ và văn bản pháp luật của nhà nước, ngân hàng nhà nước và NHNNo&PTNT VN liên quan đến hoạt động các chi nhánh.
Để thực hiện được các chức năng trên các phòng ban và chi nhánh ngân hàng có nhiệm vụ sau:
Ban giám đốc
Chịu trách nhiệm điều hành toàn bộ hoạt động của ngân hàng.
Giám đốc là đại diện pháp nhân cảu ngân hàng trước pháp luật và trong quan hệ với các doanh nghiệp, các tổ chức, các cá nhân khác trong và ngoài nước,điều hành mọi hoạt động kinh doanh hàng ngày, có quyền quyết định những phương án kinh doanh cụ thể, bố trí sắp xếp lao động theo yêu cầu kinh doanh kinh doanh của ngân hàng.
b. Phòng tín dụng
- Có nhiệm vụ nghiên cữu xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng,phân loại khách hàng và đề xuất chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng nhằm mở rộng theo hướng tín dụng khép kín sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu và gắn tín dụng sản xuất lưu thông và tiêu dùng.
- Phân tích kinh tế theo ngành nghề kinh tế, danh mục khách hàng lựa chọn biện pháp cho vay an toàn đạt hiệu quả cao.
- Thẩm định và đề xuất cấp tín dụng (cho vay, bảo lãnh, mở L/C…) đối với các dự án đầu tư.
- Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và tìm hướng khắc phục.
- Tực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế theo yêu cầu, nhu cầu của khách hàng.
- Tổng hợp, báo cáo và kiểm tra chuyên đề theo quy định.
- Thực hiện các nhiệm khác do ban giám đốc chi nhánh giao.
c. Phòng kế toán
Chịu trách nhiệm quản lý ngân hàng về mặt tài chính,ghi chép, tính toán cập nhật các số liệu phát sinh hàng ngày cung cấp cho ban lãnh đạo để ra quyết định và tuân thủ chế độ về kế toán của Nhà nước cũng như quy định về quản lý.
d. Phòng hành chính nhân sự
Chịu trách nhiệm quản lý ngân hàng về mặt nhân sự, đôn đốc chấp hành điều lệ, kỷ luật lao động, giải quyết những chế độ quy định đối với cán bộ công nhân viên, đào tạo và tuyển mộ nhân viên của ngân hàng
e. Phòng thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ
Chuyên về các giao dịch bằng ngoại tệ,thực hiện các nghiệp vụ hối đoái, mua bán ngoại tệ phục vụ hoạt động cảu ngân hàng, môi giới cũng như ủy thác của khách hàng.
Thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ như: mua bán ngoại tệ với sở quản lý vốn, tổ chức kinh tế khách hàng cá nhân, mua ngoại tệ của tổ chức tín dụng khác,niêm yết tỷ giá các loại ngoai tệ hàng ngày, cân đối và điều tiết nguồn ngoại tệ, hạch toán ngoại tệ.
Thực hiện các giao dịch thanh toán quốc tế theo các phương thức: L/C, nhờ thu, chuyển tiền, bảo lãnh cho toàn bộ chi nhánh.
f. Phòng nguồn vốn và kế hoạch
- Tham mưu cho giám đốc trong việc xây dựng kế hoạch kinh doanh theo định hướng của ngân hàng No&PTNT Việt Nam.
- Xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng năm, quý trình ngân hàng No&PTNT Việt Nam phê duyệt.
- Theo dõi tiến độ thực hiện kế hoạch kinh doanh của các đơn vị trực thuộc trên cơ sở thông báo chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh đã được giám đốc chi nhánh ngân hàng No&PTNT Hà Nội phê duyệt.
- Nắm bắt kịp thời diễn biến lãi suất của các tổ chức tín dụng để đề suất các hình thức giải pháp huy động vốn và xử lý về lãi suất cho phù hợp với mặt bằng chung của các NHTM trên địa bàn.
- Trực tiếp khai thác, theo dõi,quản lý các loại loại nguồn vốn của các đơn vị trực thuộc và trực tiếp chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện triển khai huy động vốn theo chỉ tiêu kế hoạch đã được giao.
g. Phòng thẩm định
- Thu thập, quản lý, cung cấp những thông tin phục vụ cho việc thẩm định và phòng ngừa rủi ro tín dụng.
- Thẩm định các khoản vay do giám đốc chi nhánh quy định chỉ thị.
- Thẩm định các món vay vượt quyền phán của giám đốc chi nhánh .
- Lưu giữ hồ sơ tài liệu cần thiết để quản lý, mở sổ theo dõi phục vụ cho công tác thẩm định.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Giám đốc
Các PGD:
PGD số 4
PGD số 5
PGD số 6
PGD số 9
P. Tổ chức cán bộ
P. K.tra K. toán nội bộ
P.Kế toán ngân quỹ
P. Hành chính quản trị
P. tin học
P. Tín dụng
P. Kế hoạch - Nguồn vốn
P. Thẩm định
P. Thanh toán quốc tế
P. Nghiệp vụ thẻ
P. Marketting
Các Chi nhánh: Tây Đô
Nam Đô
Giảng Võ
Giám đốc
Giám đốc
Giám đốc
CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG No&PTNT NAM HÀ NỘI
1. Tình hình kinh tế xã hội tác động đến hoạt động ngân hàng
Năm 2007 là năm thứ 2 Việt Nam ra nhập WTO mở ra nhiều cơ hội cho sự phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên đây cũng là năm thất thu trong sản xuất trồng trọt khi trong năm liên tiếp thiên tai lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh … xảy ra ở nhiều địa phương, giá dầu thô, vật tư chủ yếu trên thế giới tiếp tục tăng cao gây áp lực lớn đầu vào trong nước. Chỉ số giá tiêu dùng tăng cao so với những năm trước đây ảnh hưởng xấu đến sản xuất và đời sống.
Trong điều kiện đó năm 2007 nền kinh tế VN vẫn đạt tốc độ tăng trưởng 8.44%, cao nhất trong vòng 10 năm qua với GDP bình quân đầu người 833 USD, kim ngạch xuất khẩu 2007 cũng đạt 48.387 tỷ USD vượt 3.4% kế hoạch và tăng 21.5% so với năm trước.
2.Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007
2.1.Công tác huy động vốn
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
31/12/2006
KH 2007
31/12/2007
%So 2006
% So KH
I. Tổng nguồn vốn
7,953
6,686
8,320
105%
124%
1- Nguồn vốn huy động tại địa phương
5,767
4,500
6,134
106%
136%
+ Nguồn nội tệ
5,187
3,749
5,562
107%
148%
+ Ngoại tệ
580
751
572
99%
76%
2. Huy động trái phiếu TW
2,186
2,186
2,186
100%
100%
Năm 2007 nguồn vốn chi nhánh Nam HN hoàn thành vượt mức kế hoạch giao. Tổng nguồn vốn đạt 8320 tỷ,trong đó nguồn vốn huy động tại địa phương là 6134 tỷ, tăng 6% so với năm 2006 và vượt 36% kế hoạch giao. Nguồn nội tệ đạt 5562 tỷ đồng, tăng 7% so với năm 2006 và vượt 48% kế hoạch giao. Nguồn ngoại tệ đạt 582 tỷ đồng, bằng 99% so với năm 2006.
-Nguồn vốn phân theo huy động vốn
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
31/12/2006
31/12/2007
So 2006
+/-
%
I. Tổng nguồn vốn
7,953
8,320
367
105%
+ TG không kỳ hạn
1,189
1,238
49
104%
+ TG có kỳ hạn< 12 tháng
1,489
1,591
103
107%
+ TG có kỳ hạn>,= 12 tháng
5,275
5,491
215
104%
Tỷ trọng vốn trung và dài hạn
85%
85%
0%
100%
Nhìn chung nguồn vốn của Nam HN thay đổi không đáng kể so với năm 2006, nguồn vốn trung dài hạn vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu chiếm 85% tổng nguồn vốn và không thay đổi so với 2006)
-Nguồn vốn phân theo tính chất nguồn vốn huy động
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
31/12/2006
31/12/2007
So 2006
+/-
%
I. Tổng nguồn vốn
7,953
8,320
367
105%
1. Tiền gửi, tiền vay các TCTD
824
572
-252
69%
Trđó: Nguồn ngoại tệ quy đổi
0
39
39
- Tỷ trọng TG TCTD
10%
7%
-3%
66%
2. Tiền gửi các TCKT
2,903
3,565
662
123%
Trđó: Nguồn ngoại tệ quy đổi
125
77
-47
62%
- Tỷ trọng TG TCKT
37%
43%
6%
117%
3. Tiền gửi dân cư
4,226
4,182
-43
99%
Trđó: Nguồn ngoại tệ quy đổi
448
452
4
101%
- Tỷ trọng TG dân cư
53%
50%
-3%
95%
Thực hiện chủ trương của TSC về việc giảm dần TG, TV TCTD, Chi nhánh Nam Hà Nội đã chấp hành nghiêm chỉnh. Đến 31/12/2007 TG TCTD là 572 tỷ, chiếm tỷ trọng 7% tổng nguồn vốn và giảm 252 tỷ so với năm 2006.
Tiền gửi TCKT có sự tăng trưởng mạnh so với năm 2006 mặc dù trong năm 2007 TSC có chủ trương giảm TG của TCTC, Công ty Chứng khoán và Công ty Bảo hiểm. Đến 31/12/2007, TG TCKT là 3.565 tỷ, tăng 662 tỷ với tốc độ tăng 23% so với năm 2006.
Tiền gửi dân cư có xu hướng giảm so với năm trước. Năm 2007, tiền gửi dân cư là 4.182 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 50% tổng nguồn và bằng 99% năm 2006. Nguyên nhân do sự phát triển của thị trường chứng khoán nên việc thu hút nguồn tiền nhàn rỗi từ dân cư gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, nguồn ngoại tệ huy động từ dân cư có xu hướng tăng so với năm trước, đạt 452 tỷ và tăng 4 tỷ so với năm 2006.
Tình hình tăng trưởng nguồn vốn của các đơn vị
Đơn vị: tỷ đồng
Tên đơn vị
31/12/2006
31/12/2007
+/- so 2006
% so 2006
Hội sở
4,822
4,674
-148
97%
G. Võ
1,029
961
-67
93%
Tây đô
814
835
21
103%
Nam đô
766
1,234
468
161%
PGD số 4
111
59
-52
54%
PGD số 5
151
177
25
117%
PGD số 6
113
186
73
164%
PGD số 9
147
192
45
131%
Tổng
7,953
8,320
367
105%
Trừ PGD số 4, số dư tiền gửi của các đơn vị đều vượt trên 100 tỷ đồng. Hầu hết các đơn vị đều có nguồn vốn tăng trưởng so với năm trước (trừ Hội Sở, Giảng Võ và PGD số 4).
Các biện pháp chỉ đạo đã triển khai có hiệu quả về công tác nguồn vốn:
+ Chủ động và tích cực thực hiện chỉ đạo của NHNo&PTNTVN về công tác huy động vốn. Tổ chức thực hiện tốt các đợt phát hành tiết kiệm dự thưởng, chứng chỉ, do TSC tổ chức: Ngân hàng Nam Hà Nội đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng cáo, kịp thời tặng quà khuyến mãi trực tiếp cho khách hàng có tiền gửi lớn, phát huy tối đa các mối quan hệ trong và ngoài ngành thu hút khách hàng có tiềm năng tiền gửi và thanh toán.
+ Nghiêm chỉnh thực hiện chủ trương “Giảm dần nguồn tiền gửi, tiền vay của TCTD”. Những năm trước đây, TG TCTD chiếm tỷ trọng khá cao, lúc cao nhất chiếm đến 35% tổng nguồn. Đến 31/12/2007 TG TCTD chỉ còn 7% tổng nguồn vốn.
+ Nghiêm chỉnh thực hiện chủ trương giảm tiền gửi của TCTC, công ty Chứng khoán, công ty Bảo hiểm … tích cực tìm kiếm nguồn vốn từ các tổ chức khác để bù đắp.
+ Phát triển mạng lưới, phát triển dịch vụ, tăng cường dao lưu thu hút khách hàng mới, sử dụng các dịch vụ Ngân hàng để tăng thêm tính cạnh tranh, vận dụng lãi suất linh hoạt, đúng đối tượng, đúng thời điểm … không để mất khách hàng đã cớ.
2.2. Công tác tín dụngkdghggrgeddff
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
31/12/2006
31/12/2007
So 2006
+/-
%
B. Tổng dư nợ
3,747
2,481
-1,266
66%
1- Dư nợ tại đp
1,601
1,945
343
121%
2- Dư nợ hộ TW
2,146
536
-1,609
25%
Năm 2007, công tác tín dụng của Chi nhánh Nam Hà Nội có sự tăng trưởng nhanh, tăng 343 tỷ và vượt 21% so với đầu năm. Tuy nhiên, dư nợ cho vay đối với các đơn vị trực thuộc NHNo&PTNT Nam Hà Nội lại giảm (giảm 1.609 tỷ đồng) do giảm hết dư nợ của Công ty Chứng khoán. Điều này dẫn đến tổng dư nợ toàn chi nhánh năm 2007 là 2.481 tỷ đồng, giảm 1.266 tỷ so với năm trước.
Phân tích dư nợ theo loại tiền
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
31/12/2006
31/12/2007
So 2006
+/-
%
I. Dư nợ tại đp
1,601
1,945
343
121%
1. Nội tệ
763.5
1,021
257
134%
Tỷ trọng dư nợ nội tệ
48%
53%
5%
110%
2. Ngoại tệ
838
924
86
110%
Tỷ trọng dư nợ ngoại tệ
52%
47%
-5%
90%
Cơ cấu dư nợ phân theo loại tiền có sự thay đổi so với năm 2006. Nếu năm 2006 dư nợ ngoại tệ chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng dư nợ (chiếm 52%) thì năm 2007 dư nợ nội tệ chiếm tỷ trọng chủ yếu (53%). Đây cũng là một trong những cố gắng của Chi nhánh trong việc giảm dần dư nợ cho vay bằng ngoại tệ nhằm hạn chế việc sử dụng vốn ngoại tệ của TW và cải thiện chênh lệch lãi suất đầu vào, đầu ra.
Phân tích dư nợ theo thời gian
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
31/12/2006
31/12/2007
So 2006
+/-
%
I. Dư nợ tại đp
1,601
1,945
343
121%
- Ngắn hạn
952
863
-89
91%
- Trung hạn
88
108
20
123%
- Dài hạn
561
973
412
174%
Tỷ trọng vốn trung và dài hạn
41%
56%
15%
137%
Năm 2007 cơ cấu dư nợ phân theo thời hạn cho vay của Nam Hà Nội đã thay đổi đáng kể. Tỷ lệ cho vay trung, dài hạn tăng nhanh gần đạt mức chỉ đạo của Hội đồng quản trị (thực hiện là 56%, kế hoạch là 57%). Việc tăng dư nợ trung và dài hạn dó giải ngân dự án mua tầu chở dầu của công ty Vận tải Biển Đông (tăng 200 tỷ đồng), DA ENZO Việt (77 tỷ), DA Trường đại học Thăng Long (49 tỷ).
Phân tích dư nợ các thành phần kinh tế
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
31/12/2006
31/12/2007
% +/-
TH
Tỷ trọng
TH
Tỷ trọng
Doanh nghiệp Nhà nước
989
62%
1,207
62%
122%
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
551
34%
475
24%
86%
Hợp tác xã
0
0%
0
0%
Hộ gia đình
61
4%
263
14%
431%
Dư nợ tại địa phương
1,601
1,945
121%
Như vậy, dư nợ đối với Doanh nghiệp Nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng dư nợ của Chi nhánh. Sự khó khăn của các Doanh nghiệp này trong giai đoạn vừa qua có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác tín dụng của Chi nhánh.
Tình hình tăng trưởng dư nợ tại các đơn vị trực thuộc
Đơn vị: trđồng
Đơn vị
31/12/2006
31/12/2007
+/- so 2006
% so 2006
Hội sở
860
1,055
195
123%
G. Võ
161
86
-76
53%
Tây đô
164
241
76
146%
Nam đô
272
372
100
137%
PGD số 4
66
48
-18
72%
PGD số 5
40
101
61
250%
PGD số 6
27
34
7
128%
PGD số 9
10
2
-8
18%
Cộng
1,601
1,938
337
121%
Tình hình giải ngân các dự án đã được TSC phê duyệt
Đơn vị: trđồng
STT
Tên dự án
Tổng mức đầu tư
Phần vốn Nam HN
Số tiền đã giải ngân
Dơ nợ đến 31/12/2007
A
Vốn nội tệ
16,599
647
212
212
1
DA Thủy điện Bắc Bình
590
100
31
31
2
DA Thủy điện Cửa Đạt
1,600
197
34
34
3
DA xây dựng NHiệt điện Hải Phòng
9,670
250
55
55
4
DA xi măng Cẩm Phả
4,739
100
92
92
B
Vốn USD quy đổi VNĐ
1,949
568
568
549
1
DA Tầu chở dầu Vận tải BĐ (tr USD)
83.7
32.7
32.7
31.3
2
DA cán nóng thép Cái Lân (tr USD)
38.1
2.8
2.8
2.8
C
Vốn EUR quy đổi VNĐ
0.0
87.4
75.0
77.3
1
DA nhà máy dệt ENZO Việt (tr EUR)
3.8
3.3
3.3
D
Tổng cộng VNĐ + ngoại tệ quy đổi
18,548
1,302
855
839
Nhìn chung, các dự án bằng vốn ngoại tệ đã giải ngân hết và bắt đầu vào thời gian thu nợ. Các dự án bằng vốn nội tệ vẫn đang trong giai đoạn giải ngân.
Tình hình nợ xấu
So với năm 2006 nợ xấu của Nam Hà Nội giảm 25.199 triệu đồng. Tỷ lệ nợ xấu năm 2007 cũng giảm so với năm 2006 và thấp hơn nhiều mức cho phép của TSC (năm 2007 thực hiện là 0,18% còn kế hoạch giao là 2%).
Chi tiết nợ xấu của các đơn vị
Đơn vị: trđồng
Tên đơn vị
31/12/2006
31/12/2007
Tỷ lệ
(+/-) so 2006
Hội sở
2,825
2,424
0.23%
-401
G. Võ
25,828
23
0.03%
-25,805
Tây đô
0
0
0%
0
Nam đô
38
1,009
0%
971
PGD số 4
0
0
0%
0
PGD số 5
0
0
0%
0
PGD số 6
0
36
0%
36
PGD số 9
0
0
0%
0
Tổng
28,691
3,492
0.18%
-25,199
Các biện pháp chỉ đạo điều hành trong công tác tín dụng
Xác định thị trường khách hàng của một Chi nhánh mới ra đời trên địa bàn cạnh tranh gay gắt, NHNo Nam Hà Nội luôn xây dựng định hướng cho công tác tín dụng là: An toàn và hiệu quả, hết sức thận trọng khi cho vay, luôn nắm chắc tình hình kinh doanh của khách hàng, tư vấn, giúp đỡ các đơn vị tháo gỡ khó khăn, đồng thời cương quyết và cứng rắn đối với những khách hàng có thái độ không đúng trong quan hệ tín dụng.
Mở rộng tín dụng luôn gắn liền với coi trọng chất lượng tín dụng. Kiêm quyết dừng cho vay đối với những đơn vị, cán bộ (kể cả cán bộ lãnh đạo) để xảy ra nhiều nợ quá hạn. Kịp thời xử lý trước và khi phát sinh NQH. Thành lập tổ chuyên thu nợ và dừng cho đơn vị vay them khi có nguy cơ phát sinh nợ xấu. Đặc biệt coi trọng công tác quản lý và kiểm tra sau giải ngân. Thường xuyên cử cán bộ tín dụng biệt phái dài ngày tại đơn vị vay vốn để kịp thời nắm bắt và xử lý thông tin. Đây cũng là cơ hội để cán bộ Tín dụng nâng cao nghiệp vụ và xâm nhập thực tiễn.
Có chính sách khách hàng phù hợp: Phân loại khách hàng, ưu đãi về lãi suất cho vay, về phí dịch vụ … cho các khách hàng truyền thống, khách hàng đem lại nhiều lợi ích cho Ngân hàng. Kiên quyết từ chối cho vay đơn vị khách hàng là doanh nghiệp không duy trì tiền gửi và thanh toán qua hệ thống NHNo VN, tạo điều kiện phối hợp với các Chi nhánh NHNo bạn quản lý luồng tiền của khách hàng.
Tăng cường kiểm soát chất lượng tín dụng, tăng trưởng dư nợ theo khả năng quản lý của cán bộ tín dụng và đơn vị.
2.3. Công tác Kinh doanh ngoại hối và phát triển sản phẩm dịch vụ
- Công tác kinh doanh ngoại hối và TTQT.
Chi nhánh Nam Hà Nội luôn chú trọng công tác phát triển kinh doanh ngoại hối, thu hút khách hàng nhỏ và vừa làm công tác xuất nhập khẩu, luôn đáp ứng mọi nhu cầu ngoại tệ hợp lý cho khách hàng hoạt động, giải quyết kịp thời các vướng mắc trong quan hệ thanh toán Quốc tế, không để xảy ra trường hợp sơ xuất đáng tiếc nào. Doanh số hoạt động tiếp tục tăng trưởng, thu phí dịch vụ tăng 44% so năm 2006. Kết quả thể hiện ở bảng dưới đây:
Đơn vị: 1000USD
STT
Chỉ tiêu
TH 2006
TH 2007
So sánh
SM
Số tiền
SM
Số tiền
SM
Số tiền
1
TT hàng nhập
1,078
103,447
1,437
178,228
359
74,781
2
TT hàng xuất
591
59,099
553
92,967
(38)
33,868
3
Mua ngoại tệ
107,263
4
Bán ngoại tệ
109,404
5
Thu dịch vụ
209
300
144%
Nhìn chung, hoạt động TTQT của Chi nhánh đều tăng trưởng so với năm trước ở cả thanh toán hàng nhập, hàng xuất; mua, bán ngoại tệ và thu dịch vụ.
Công tác phát triển dịch vụ mới.
Nhận rõ vai trò quan trọng của sản phẩm dịch vụ trong Ngân hàng hiện đại và tăng cường tính cạnh tranh lành mạnh, Nam Hà Nội đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện tốt các sản phẩm dịch vụ đã có như: Bảo lãnh, thanh toán Quốc tế, đại lý Western Union, thanh toán điện tử, thẻ ATM, Ngân hàng đầu mối, Ngân hàng phục vụ dự án … Bên cạnh đó còn phát triển 1 số sản phẩm dịch vụ mới như:
+ Duy trì, hoàn thiện dịch vụ cho Trung tâm chuyển tiền Bưu điện.
+ Ngân hàng đầu mối phục vụ các dự án có vốn đầu tư nước ngoài.
+ Duy trì thu tiền mặt tại chỗ của sinh viên, dịch vụ nhận tiền của Tổng công ty Xi Măng, trả lương qua thẻ ATM.
Nhờ có sự nhận thức đúng và tập trung chỉ đạo phát triển mạnh sản phẩm dịch vụ nên năm 2007 thu dịch vụ của Chi nhánh đạt 18.899 trđ, tỷ lệ thu dịch vụ đạt 12,2%.
2.4. Công tác Kế toán – Tài chính
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
% so KH
% so cùng kỳ
Tổng thu 946A
556,189
738,093
181,904
133%
Trđó:- Thu tín dụng
529,102
691,702
162,600
131%
- Thu dịch vụ
18,288
18,899
611
103%
Tổng chi 946A
461,630
646,409
184,779
140%
- Chi trả lãi
433,362
555,659
122,297
128%
Trđó: Trả phí
5,181
20,441
15,260
395%
- Chi phí khác
0
3,107
3,107
Quỹ thu nhập 946
94,559
91,684
144%
-2,875
97%
Tổng thu 946A năm 2007 đạt 738.093 triệu đồng, tăng 181.904 triệu đồng so năm trước với tốc độ tăng 33%. Trong đó thu lãi cho vay là 691.702 triệu đồng, chiếm 94% tổng thu; Thu dịch vụ: 18.899 trđ, chiếm 2,6% tổng thu (bằng 12,20% thu nhập ròng).
Tổng chi 946A năm 2006 là 646.409 triệu đồng, tăng 184.779 triệu đồng so năm trước với tốc độ tăng 40%. Trong đó chi trả lãi huy động vốn 555.659 triệu đồng, chiếm 86% tổng chi.
Chênh lệch thu nhập – Chi phí (chưa có lương) đạt 91.684 triệu đồng, giảm 2.875 triệu đồng so năm trước, và vượt 44% kế hoạch giao. Trong năm Chi nhánh đã trích đủ dự phòng rủi ro theo kế hoạch giao của TSC là 57.552 trđ.
Hệ số tiền lương đạt được là 2.07.
2.5. Các lĩnh vực công tác khác
- Công tác thẩm định, kiểm tra kiểm toán nội bộ luôn được duy trì và ngày càng đi sâu vào chất lượng.
- Công tác Tổ chức: thực hiện đúng đủ các quy định về bổ nhiệm, nâng lương, khen thưởng kỉ luật, tuyển dụng.
- Công tác phát triển mạng lưới: năm 2007 thành lập thêm 2 PGD trực thuộc Chi nhánh cấp 2, chuyển trụ sở mới cho 2 Chi nhánh cấp 2. Đến nay, Chi nhánh Nam Hà Nội gồm 1 Hội sở, 7 phòng nghiệp vụ, 3 Chi nhánh cấp 2, 4 PGD trực thuộc Chi nhánh cấp 1 và 8 phòng trực thuộc Chi nhánh cấp 2. Đánh giá chung, các đơn vị đều hoạt động tốt, tự trang trải chi phí và có lãi.
- Công tác đào tạo: Trong năm 2007 Chi nhánh tổ chức nhiều buổi tập huấn do TSC tổ chức, tham gia liên kết đào tạo với các đơn vị trong cơ sở đào tạo khu vực tổ chức.
- Công tác thi đua: Đã triển khai các phong trào thi đua do TW và Chi nhánh phát động. Tổ chức đăng kí thi đua ngay từ đầu năm để tạo không khí thi đua sôi nổi trong đơn vị.
- Công tác đoàn thể: Mọi chế độ chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho CBNV vẫn được duy trì và đi vào nề nếp, tổ chức nhiều cuộc giao lưu thể thao và tham quan.
3. Phương hướng, mục tiêu năm 2008
3.1. Mục tiêu phấn đấu
Phát huy tính dân chủ, đoàn kết, tự chủ để phấn đấu hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu kế hoạch năm 2008 tạo tiền đề để cuối năm đạt hạng doanh nghiệp loại AAA.
3.2. Các mục tiêu cụ thể
3.2.1. Công tác huy động vốn
- Phấn đấu tổng nguồn vốn cuối năm đạt 9,563 tỷ đồng.
- Tỷ lệ tiền gửi dân cư giữ mức 50% tổng nguồn vốn.
- Từng bước cải thiện cơ cấu nguồn vốn theo hướng ổn định và hiệu quả.
- Không để xảy ra bất cứ trường hợp vi phạm quy chế điều hành kế hoạch, quản lý hạn mức dư nợ, quy chế quản lý lãi suất …
3.2.2. Công tác tín dụng
- Phấn đấu đạt mức dư nợ tại địa phương cuối năm là 2,112 tỷ đồng.
- Tỷ lệ cho vay trung và dài hạn là 85% tổng nguồn vốn.
- Tỷ lệ nợ xấu tối đa là 2% dư nợ.
- Đáp ứng mọi nhu cầu vay vốn theo chỉ tiêu của TSC phê duyệt cho các công ty,đơn vị trực thuộc NHNo&PTNT VN
3.3. Một số giải pháp chủ yếu
3.3.1. Về công tác nguồn vốn
- Từng bước giảm triệt để khách hang TCTD,TCTC.Đa dạng hóa các khách hàng, giảm bớt sự phụ thuộc vào các khách hàng có nguồn vốn lớn
- Tiếp tục duy trì mối quan hệ với các khách hàng lớn, tìm kiếm them khách hàng, các dự án mới bù đắp cho sự giảm sút nguồn của các đơn vị khác
- Mở rộng mạng lưới,đa dạng hóa các hình thức các hình thức huy đông để thu hút nguồn tiền gửi từ dân cư
3.3.2 Về công tác tín dụng
- Đáp ứng đủ nguồn vốn cho các dự án dài hạn đã được TSC phê duyệt, các nhu cầu phục vụ xuất nhập khẩu,nhu cầu phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn
- Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng công tác tín dụng, kiểm tra đi sâu sát đến các đơn vị, quản lý chặt dư nợ, kiên quyết thu hồi nợ có vấn đề
- Mở rộng tín dụng an toàn và hiệu quả. Kế hoạch tyins dụng được giao trên cơ sởddawng ký của các đơn vị, tùy thuộc vào khả năng quản lý nợ của các đơn vị. Dùng cơ chế thi đua khoán lương để khuyến khích tăng trưởng tín dụng,dành một khoản quỹ khen thưởng thích đáng để thưởng kịp thời thích đáng cho các đơn vị cá nhân có thành tích tăng trưởng tín dụng an toàn
- Mở rộng thêm khách hàng,nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, kinh tế hộ gia đình. Tích cực nghiên cứu triển khaitheem các hình thức cho vay,dịch vụ mới an toàn,hạn chế cho vay đầu tư vào bất động sản, đầu tư chứng khoán
- Định kỳ phân loại nợ,tổ chức đánh giá phân tích các khoản nợ, xếp hạng khách hàng tín dụng, nâng cao chất lượng công tác thông tin khách hàng, thong tin phòng ngừa rủi ro
- Tập chung giải quyết các khoản nợ xấu phát sinh
3.3.3. Giải pháp về phát triển dịch vụ
- Tiếp tục củng cố hoàn thiện,nâng cao các sản phẩm dịch vụ hiện có như:Bảo lãnh, thanh toán quốc tế, đại lý western union, thanh toán điện tử, thẻ ATM,ngân hàng đầu mối, ngân hàng phục vụ dự án để tăng thu dịch vụ và bổ sung nguồn vốn rẻ
- Tăng nhanh hát hành thẻ ATM, thẻ ghi nợ, thẻ quốc tế visa và Master…Tăng cương vận dụng thành tưu công nghệ tin học để mở rộng dịch vụ
- Tìm mọi biện pháp tối ưu để tiếp cận với các dự án đầu tư vốn nước ngoài, xin đăng kí làm ngân hàng phục vụ
3.3.4. giải pháp nâng cao năng lực tài chính
- Hoàn thiện công tác khoán tài chính cho các đơn vị
- Tăng thu, tiết kiệm chi, triển khai rộng khắp chương trình thực hiện tiết kiệm chống lãng phí trong chi nhánh
- Kiên quyết chỉ đạo lãi suất theo cơ chế thị trường, từng bước tăng dần chênh lệch đầu ra đầu vào, trích đủ kịp thời các khoản dự phòng rủi ro
- Tăng cường quản lý theo quy trình nghiệp vụ,xây dựng quy chế kiểm tra thường xuyên liên tục, hạn chế tối đa mất mát, thất thoát tài sản
3.3.5. Các giải pháp quản lý điều hành khác
- Phát huy quyền tự chủ sang tạo của mọi cơ sở đi đôi với tăng cường kỷ cương điều hành,quản lý tập trung của chi nhánh
- Đầu tư thích đáng vào công tác tự đào tạo nghiệp vụ kinh doanh phù hợp với chuẩn mực và kinh nghiệp quốc tế
- Tiếp tục phát triển thêm mạng lưới ở những địa điểm có khả năng phất triển kinh doanh, đi đôi với việc nâng cấp các cơ sở hiệm có
- Gắn công tác thi đua với việc thực hiện công tác chuyên môn của chi nhánh, dành một khoản quỹ khen thưởng thích dáng để động viên kịp thời các cá nhân đơn vị có thành tích, làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục ý thức trách nhiệm, ý thức truyền thống, tinh thần tương than tương ái hỗ trợ giúp đỡ nhautrong cơ quan cũng như ngoài xã hội
- Đảm bảo đời sống vật chất tinh thần cho CBNV,tổ chức phong trào văn hóa, thể thao,gắn giao lưu thể thao với việc tưang them uy tín thương hiệu,thu hút them khách hàng
Lời kết
Trong khoảng thời gian ngắn thực tập tổng hợp tại ngân hàng No&PTNT Nam Hà Nội, em đã được hiểu thêm về những công việc ngân hàng trong thực tế mà trước đây chưa được biết.Qua việc quan sát và tìm hiểu tại NHNo&PTNT Nam Hà nội em cũng đã phần nào biết được thực trạng hoạt động của ngân hàng để từ đó hướng cho mình trong việc chọn đề tài.
Từ thực trạng hoạt động kinh doanh ngoại tệ& thanh toán quốc tế của ngân hang mặc dù đã được mở rộng nhiều về quy mô cũng như nâng cao về chất lượng phục vụ so với vài năm gần đây, tuy nhiên mạng lưới hoạt động vẫn chưa rộng rãi, nhất là trong điều kiện nền kinh tế hội đang có rất nhiều cơ hội mới.
Từ thực tế đó em dự chọn một trong 3 đề tài sau để nghiên cứu:
- Phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ& thanh toán quốc tế tại chi nhánh NHNo& PTNT Nam Hà Nội
- Mở rộng mạng lưới khách hàng trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ& thanh toán quốc tế tại NHNo& PTNT Nam Hà Nội
- Nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh ngoại tệ& thanh toán quốc tế tại NHN0&PTNT Nam Hà Nội
Thời gian thực tập tổng hợp tuy chưa dài nhưng đã giúp em học tập đựợc phong cách, tác phong làm việc của các cô, chú và các anh chị tại chi nhánh NHNo&PTNT Hà nội, nhận thức được đạo đức của một cán bộ ngân hàng:trung thực, thật thà và luôn giữ vững lập trường cho chính mình.
Em rất mong được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy, cô hướng dẫn và đơn vị thực tập để hoàn thành tốt chuyên đề cũng như quá trình thực tập.
Em xin chân thành cảm ơn!
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 12564.doc