- Số vòng luân chuyển hàng dự trữ: nhu cầu luân chuyển vốn của doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng bởi độ dài thời gian hàng hoá ở trong kho. Điều này có thể tính được bằng cách tính số vòng luân chuyển hàng dự trữ là số lần mà hàng hoá tồn trong kho trung bình được bán trong kỳ kế toán.
Chỉ số cao thường được đánh giá là tốt. Nếu đứng góc độ vốn luân chuyển doanh nghiệp cao, thường đòi hỏi vốn đầu tư thấp hơn cho hàng tồn kho so với doanh nghiệp khác có cùng mức doanh thu nhưng có chỉ số thấp. Mặt khác số vòng luân chuyển hàng tồn kho rất cao thì việc duy trì mức tồn kho thấp có thể khiến cho mức tồn kho đó không đủ đáp ứng các hợp đồng ngay của kỳ sau và điều này có thể không tốt đến hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp.
67 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1043 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng hoạt động phân tích tài chính của công ty Việt Đôn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tham mưu cho giám đốc đưa ra các kế hoạch tài chính trong năm. Kiểm tra các báo cáo tài chính theo từng thời kỳ hạch toán, kiểm tra số liệu của các kế toán viên.
Các kế toán viên được giao một phần việc kế toán nhất định:
+ Kế toán thanh toán: Chịu trách nhiệm theo dõi và thanh toán các khoản nợ phải trả cho nhà cung cấp, thanh toán lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Cuối tháng lập bảng tổng hợp công nợ phải trả cho nhà cung cấp, lên kế hoạch thanh toán cho tháng tiếp theo.
+ Kế toán vật tư: Chịu trách nhiệm về toàn bộ nghiệp vụ nhập, xuất kho. Hàng ngày kế toán vật tư thu thập phiếu giao hàng kèm phiếu nhập kho làm thủ tục nhập kho, kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ nhập như: Chữ ký người giao, người nhận hàng, chữ ký của thủ kho, tiếp đó kiểm tra số lượng, đơn giá, thành tiền trên từng phiếu giao hàng của nhà cung cấp và lập toàn bộ số liệu này lên phần mềm kế toán. Đồng thời, hàng ngày kế toán vật tư cũng thu nhận và kiểm tra phiếu xuất kho về tính hợp lệ của chứng từ xuất, sau đó nhập số lượng và giá trị vốn xuất kho lên phần mềm kế toán. Cuối tháng, kế toán vật tư chịu trách nhiệm kiểm kê hàng tồn kho, lên bảng tổng hợp nhập xuất tồn, đối chiếu với thủ kho về mặt số lượng nhập, xuất kho trong tháng. Qua kiểm kê phát hiện chênh lệch hàng tồn kho, kế toán vật tư lập bảng đối chiếu giữa số lượng thực tế và số liệu trên sổ sách kế toán cả về mặt số lượng và giá trị. Từ đó đưa ra kết quả chênh lệch giúp kế toán tổng hợp căn chỉnh số liệu hàng tồn kho.
+ Kế toán công nợ phải thu: Chịu trách nhiệm theo dõi và thu hồi các khoản khách hàng còn nợ công ty. Hàng ngày, kế toán công nợ phải thu thập phiếu xuất từ kế toán vật tư, kiểm tra lại chứng từ xuất tiếp đó nhập lên phần mềm kế toán công nợ phải thu của khách hàng. Cuối tháng lập bảng công nợ phải thu của khách hàng.
+ Kế toán tổng hợp và thuế : Chịu trách nhiệm về phần nghĩa vụ với Nhà nước. Đồng thời tổng hợp các số liệu từ các kế toán viên để lập báo cáo.
+ Thủ quỹ: Chịu trách nhiệm quản lý quỹ tiền mặt của công ty, thu và chi tiền mặt hàng ngày. Cuối tháng lập báo cáo quỹ đầy đủ theo quy định của Nhà nước.
5.3. Hình thức sổ kế toán
Hiện nay công ty đang áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ theo phần mềm kế toán trên máy vi tính để thực hiện công tác kế toán của công ty. Phần mềm kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ được mô phỏng theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 3: Trình tự kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ
Chứng từ gốc
Bảng tổng hợp chứng từ gốc
Nhập vào máy
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo tài chính
Sổ quỹ
Sổ chi tiết
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Kiểm tra đối chiếu
5.4. Các chính sách kế toán của công ty TNHH Việt Đôn :
Tất cả các nghiệp vụ đều phải phản ánh kịp thời chính xác và tuân thủ theo các quy đinh của nước sở tại và các nguyên tắc kế toán, chuẩn mực kiểm toán được chấp nhận. Tiêu chuẩn hoá các giao dịch trong công ty, quản lý hiệu quả vận dụng công cụ tài chính nhằm tối đa hoá hoàn vốn và tối thiểu chi phí, tối thiểu rủi ro tài chính , rủi ro thanh toán, rủi ro lãi suất
Kỳ kế toán: Từ 01/01/N đến 31/12/N
Phương pháp kế toán chi tiết hàng tồn kho: Theo phương pháp thẻ song song
Phương pháp tính trị giá vốn hàng xuất kho: Theo phương pháp bình quân gia quyền.
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Phương pháp khấu hao tài sản cố định: Phương pháp khấu hao đường thẳng.
6. Tình hình tổ chức thực hiện công tác kế toán
6.1. Hạch toán ban đầu
a) Khái quát hệ thống chứng từ kế toán áp dụng tại doanh nghiệp
Trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty có rất nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh phải phản ánh đầy đủ trên sổ sách kế toán để phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty. Công ty TNHH Việt Đôn đã sử dụng hệ thống chứng từ kế toán gồm các chứng từ như sau: Hoá đơn GTGT, hoá đơn mua bán hàng hoá, phiếu thu, phiếu chi, giấy thanh toán tạm ứng, hợp đồng mua bán hàng hoá, phiếu xuất kho, nhập kho, biên bản giao nhận, biên bản kiểm kê, biên bản thừa thiếu hàng hoá.
Qui trình chung của doanh nghiệp về lập và luân chuyển chứng từ:.
Thông tin đầu vào của máy: Hàng ngày hoặc định kỳ, căn cứ vào nội dung nghiệp vụ kinh tế được phản ánh, ghi chép trên chứng từ gốc, kế toán nhập dữ liệu vào máy theo đúng quan hệ đối ứng tài khoản. Mỗi đối tượng liên quan được mã hoá khai báo khi cài đặt phần mềm.
Thông tin đầu ra của máy: kế toán có thể in ra bất cứ lúc nào các sổ chi tiết, sổ cái khi kế toán cần sử dụng.
Quy trình luân chuyển một số loại chứng từ cơ bản của công ty :
- Phiếu thu, phiếu chi: Kế toán công nợ căn cứ vào hồ sơ thanh toán nếu thấy hợp lệ thì lập phiếu thu và phiếu chi thành 2 liên, một liên kèm vào hồ sơ thanh toán gửi cho khách hàng, một liên lưu ở hồ sơ gốc.
- Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho: Kế toán lập thành 4 liên, kế toán giữ một liên, 2 liên giao cho người quản lý vật tư ( một liên ghi trước số lượng nhập xuất, còn một liên để khi nào nhập hoặc xuất xong mới ghi theo giá trị thực tế), còn một liên giao cho người giao nhận hàng hoá.
b) Đánh giá ưu và nhược điểm:
Ưu điểm: Hệ thống chứng từ của công ty thể hiện tính pháp lý chặt chẽ và được chi tiết cho từng nghiệp vụ, rõ ràng, dễ kiểm soát và kiểm tra.
Nhược điểm: Lập nhiều chứng từ ghi chép trùng lắp của các đối tượng quản lý.
6.2. Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán tại doanh nghiệp:
Hệ thống tài khoản của công ty được áp dụng thống nhất theo hệ thống tài khoản kế toán do Nhà nước ban hành. Ngoài ra còn có thêm một số tài khoản chi tiết do doanh nghiệp lập.
TK 112: Tiền gửi Ngân hàng
Chi tiết: 112.1 Ngân hàng ACB
112.2 Ngân hàng ANZ
TK156 chi tiết: 156.1 – giá trị hàng mua
156.2 – chi phí mua hàng.
TK 334: Phải trả nhân viên
334.1 Trả lương nhân viên
334.2 Trả lương giám đốc.
TK642: chi phí quản lí doanh nghiệp.
Công ty TNHH Việt Đôn là công ty vừa và nhỏ nên chi phí bán hàng cũng hạch toán vào TK642.
Công ty TNHH Việt Đôn có chức năng chính kinh doanh rượu nên có các nghiệp vụ kế toán cơ bản sau:
6.2.1. Nghiệp vụ mua hàng hoá ( rượu)
Nợ TK 156
Nợ 133
Có 331
Khi mua hàng hoá căn cứ vào hoá đơn bán hàng,hoá đơn GTGT để nhận và lập phiếu nhập kho,kế toán ghi:
Nợ TK 156.1
Nợ TK 133
Có TK 111,112,331
Nếu phát sinh chi phí khi mua hàng:
Nợ TK 156.2
Nợ TK 133
Có TK 111,112,331
- Đối với hàng hàng hoá đã nhập kho nhưng chưa có hoá đơn thì làm thủ tục nhập kho theo giá tạm tính. Khi nhận được hoá đơn kế toán điều chỉnh theo theo giá thực tế
+ Nếu giá tạm tính lớn hơn giá thực tế thì ghi bút toán giảm trừ :
Nợ TK331
Có TK 156
Đối với thuế GTGT, kế toán ghi:
Nợ TK 133
Có TK 111,112,331
+ Nếu giá tạm tính nhỏ hơn giá thực tế kế toán ghi bổ sung:
Nợ TK156
Nợ TK 133
Có TK 111,112,331
6.2.2. Nghiệp vụ bán hàng
TK511 TK111,112,331
Bán hàng
TK333
TK 156 TK 632
Giá vốn hàng bán
TK 111,112 TK 642
Chi phí phát sinh
6.2.3. Kế toán xác định kết quả:
TK632 TK911 TK511
(1) (3)
TK642 TK 515
(2) (4)
TK711
(5)
Kết chuyển giá vốn hàng bán
Kết chuyển chi phí
Kết chuyển doanh thu thuần
Kết chuyển doanh thu tài chính
Kết chuyển thu nhập khác
6.3. Tình hình tổ chức hệ thống sổ kế toán
Công ty TNHH Việt Đôn đang áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ nên có các sổ sau:
- Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
- Sổ cái
- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.
6.4. Tình hình tổ chức hệ thống báo cáo kế toán của công ty
Lập báo cáo tài chính là một công việc quan trọng nó tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, nguồn vốn, công nợ, tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong một kỳ kế toán. Hệ thống báo cáo tài chính của công ty gồm:
Bảng cân đối kế toán: là báo cáo tài chính phản ánh tổng quát giá trị tài sản hiện có nguồn vốn hình thành nên tài sản đó của công ty tại một thời điểm nhất định kỳ lập báo cáo là 31/12 hàng năm do kế toán tổng hợp lập.
Báo cáo kết quả kinh doanh: là báo cáo tài chính phản ánh tổng quát tình hình kết quả các hoạt động kinh doanh và tình hình nộp ngân sách nhà nước. Thời điểm lập là 31/12 hàng năm do kế toán tổng hợp lập.
Thuyết minh báo cáo tài chính: là bộ phận hợp thành báo cáo tài chính. được lập để giải trình và bổ sung thông tin về tình hình hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính của công ty trong kỳ báo cáo mà các báo cáo tài chính khác không thể trình bày rõ và chi tiết mục đích của nó.
Các loại báo cáo trên đều do kế toán trưởng lập kiểm tra và được Giám đốc phê duyệt.
Nhận xét: Công ty đã áp dụng hệ thống tài khoản theo đúng quy định hiện hành và chi tiết cho từng tài khoản để phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty. Do công ty áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ nên các mẫu sổ đơn giản, dễ ghi chép, thuận tiện cho phân công lao động kế toán.
II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TAI CÔNG TY TNHH VIỆT ĐÔN.
1. phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn
Mỗi doanh nghiệp khi tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh đều cần phải có vốn mà vốn là biểu hiện bằng tiền của tài sản. Do đó để có thể đánh giá đợc hiệu quả sử dụng vốn và nguồn vốn của doanh nghiệp là tốt hay không thì chúng ta phải nghiên cứu vốn và nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Việt Đụn nh sau:
Biểu 2: Vốn và nguồn vốn sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Việt Đon giai đoạn 2006 – 2007
Đơn vị tính: VNĐ
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2006
Tài sản
A: Tài sản lu động và đầu t ngắn hạn
10,858,949,309
7.317,295,155
I: Tiền
5,015,697,826
2,583,037,898
1. Tiền mặt tại quỹ
4,919,844,171
2,566,920,237
2. Tiền gửi ngân hàng
95,853,655
16,117,661
II. Các khoản đầu t tài chính ngắn hạn
III. Các khoản phải thu
2,692,135,317
1,674,796,042
1.Phải thu của khách hàng
2,692,135,317
1,550,455,361
2. Trả trớc cho ngời bán
124,340,681
IV. Hàng tồn kho
3,151,116,166
2,983,875,810
1. Hàng tồn kho
3,151,116,166
2,983,875,810
2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
V. Tài sản ngắn hạn khác
75,585,405
1. Chi phí trả trớc ngắn hạn
2. Các khoản thuế phải thu
58,238,405
3. Tài sản ngắn hạn khác
17,347,000
B.Tài sản dài hạn
1,298,348,843
1,300,825,455
I. Các khoản phải thu dài hạn
II. Tài sản cố định
1,298,348,843
1,300,825,455
1. Tscđ hữu hình
757,322,745
1,255,142,376
2.TSCĐ thuê tài chính
3.TSCĐ vô hình
45,683,079
4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
541,026,098
Tổng cộng tài sản
12,157,298,152
8,618,120,610
Nguồn vốn
A.Nợ phải trả
5,293,057,645
1,853,809,075
I. Nợ ngắn hạn
5,293,057,645
1,853,809,075
1. Phải trả cho ngời bán
5,154,233,326
1,497,455,105
2. Ngời mua trả tiền trớc
3,287,596
3.Thuế và các khoản phải nộp Nhà nớc
138,824,319
4. Phải trả công nhân viên
322,607,300
5.Chi phí phải trả
6,375,800
6.Các khoản phải trả phải nộp khác
24,083,274
II. Nợ dài hạn
B. Nguồn vốn chủ sở hữu
I. Vốn chủ sở hữu
6,864,240,498
6,764,311,535
1. Vốn đầu t của chủ sở hữu
6,784,190,124
6,784,190,115
2. Lợi nhuận cha phân phối
80,050,383
(19,878,580)
Tổng cộng nguồn vốn
12,157,298,152
8,618,120,610
Qua bảng cơ cấu vốn và nguồn vốn trên của công ty ta phân tích từng chỉ tiêu cụ thể để biết đợc tình hình thực tế và thực trạng của công ty.
1.1. Tình hình vốn chủ sở hữu của Công ty TNHH Việt Đon
Tổng số vốn kinh doanh của công ty năm 2007 tăng lên so với 2006 là 3,539,177,542đ với tỷ lệ tăng lên là 41.1%. Tài sản lu động và đầu tư ngắn hạn giảm 3,541,654,154đ tương ứng tăng với tỷ lệ 48.4%. Trong đó:
Tiền mặt tại quỹ tăng 2,352,923,934đ tơng ứng tăng với tỷ lệ là 91.2%
Tiền gửi ngân hàng tăng 79,735,994 tơng ứng tăng với tỷ lệ 494.7%
Phải thu của khách hàng năm 2005 so với 2004 tăng 1,141,679,956đ tơng ứng tăng với tỷ lệ 73.6%
Hàng tồn kho tăng 167,240,356đ tương ứng tăng với tỷ lệ 5.6%
Tài sản cố định giảm 2,476,612đ tương ứng với tỷ lệ 0,19%
Qua đó ta thấy doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, số vốn kinh doanh tăng nhiều, Trong đó TSLĐ chiếm tỷ trọng lớn và tăng lên mặc dù doanh nghiệp còn bị chiếm dụng nhiều (phải thu của khách hàng lớn) nhưng công ty mới đi vào hoạt động việc mở rộng thị trờng sẽ không tránh khỏi điều này.
Tổng nguồn vốn năm 2007 so với năm 2006 tăng 3,539,177,542đ tơng ứng tăng với tỷ lệ 48.4%. Các khoản phải trả tăng 3,439,248,570đ trong đó:
+Phải trả cho người bán tăng 3,656,778,221đ
+Thuế và các khoản phải trả Nhà nước năm 2007 là:138,824,319đ.
Nguồn vốn chủ sở hữu tăng 99,928,963đ.
Tổng tài sản lưu động 10,858,949,309
Hệ số đầu tư TSLĐ= = = 0.893
Tổng tài sản 12,157,298,152
Ta thấy hệ số đầu tư vốn vào TSLĐ gần bằng 1 như vậy cũng rất phù hợp với một công ty thương mại.
Tổng vốn chủ sở hữu 6,864,240,498
Hệ số tự tài trợ = = = 0.565
Tổng nguồn vốn 12,157,298,152
Tổng nợ phải trả 5,293,057,645
Hệ số nợ = = = 0.435
Tổng nguồn vốn 12,157,298,152
Ta thấy công ty có thể tự chủ được vốn kinh doanh, nên có thể nói tình hình vốn và nguồn vốn của công ty tốt.
Qua phân tích tình hình vốn chủ sở hữu của công ty ta thấy công ty kinh doanh có hiệu quả cao, nguồn vốn chủ sở hữu tăng là do lợi nhuận chưa phân phối tăng. Điều đó chứng tỏ công ty kinh doanh tốt và sử dụng vốn chủ yếu của mình, có vòng quay vốn nhanh và hoàn thành tốt nghĩa vụ với ngân sách Nhà nớc
1.2. Tình hình huy động vốn và sử dụng vốn của công ty
Huy động vốn của công ty căn cứ vào nhu cầu vốn đã được xác định thông qua kế hoạch tài chính và căn cứ vào diễn biến thực tế để huy động vốn nhằm đảm bảo đủ vốn kịp thời trong kinh doanh. Công ty đã thực hiện việc huy động vốn chủ yếu từ nguồn vốn chủ sở hữu, lấy từ nguồn vốn kinh doanh và công ty sử dụng lợi nhuận cha phân phối, các khoản nợ phải trả ngời bán nhưng chưa đến hạn.
Sử dụng vốn: Công ty kinh doanh thương mại nên luôn chú trọng đến việc sử dụng vốn đúng mục đích, hợp lý. Công ty sử dụng triệt để nguồn vốn chiếm dụng hợp pháp từ các khoản nợ phải trả người bán nhưng chưa đến hạn trả. Ngoài ra công ty còn chuẩn bị vốn để đáp ứng đầy đủ kịp thời về vốn. Nếu không chuẩn bị chu đáo về vốn sẽ làm ảnh hưởng tới việc kinh doanh của công ty. Vì vậy công ty đề ra nguyên tắc sử dụng vốn đảm bảo có hiệu quả kinh tế cao nhất.
1.3. Cơ cấu vốn kinh doanh
Về cơ cấu tài sản: TSLĐ chiếm tỷ trọng lớn và tăng lên TSCĐ chiếm tỷ trọng nhỏ và giảm.
Về cơ cấu nguồn vốn: Nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng lớn và tăng lên. Nợ phải trả chiếm tỷ trọng không lớn và có thể điều chỉnh được.
2. Các chỉ số tài chính của công ty tnhh Việt Đôn.
2.1. Các chỉ số về khả năng thanh toán.
Căn cứ vào bảng tổng kết năm 2007 ta có thể tính được các chỉ số khả năng thanh toán sau:
1. Tỷ suất thanh toán hiện hành
= 2,05
2. Tỷ suất thanh toán nhanh
= 1,47
3. Tỷ suất thanh lưu động
= 0,46
Ta thấy khả năng thanh toán của công ty là tốt bởi chỉ số 1 >= 2 là chấp nhận được công ty đạt = 2,05 khả năng thanh toán tốt. Với 2 nếu là 1 sẽ được ưa thích công ty đạt 1,47 . Chỉ số 3 > 1 là rất tốt , < 1 là bình thường công ty đạt 0,46.
Công ty cần thu thập thêm các thông tin của ngành và công ty dẫn đầu nghành, so sánh các điều kiện tương đương để nếu có thể điều chỉnh cho hợp lí.
2.2. Các chỉ số về năng lực hoạt động
Căn cứ vào các số liệu ở biểu (các năm 2006 và 2007) ta có các chỉ số về năng lực hoạt động như sau:
A. CÁC CHỈ SỐ VỀ HÀNG DỰ TRỮ
1. Số vòng luân chuyển hàng dự trữ
2. Số ngày của một vòng hàng dự trữ
4,43
82,4
B. CÁC CHỈ SỐ VỀ TSLĐ, TSCĐ VÀ TOÀN BỘ VỐN
1.Sức sản xuất của vốn lưu động năm 1999 và 2000
2. Sức sinh lợi của vốn lưu động năm 1999 và 2000
3. Số vòng quay của vốn lưu động
4. Số ngày của một vòng quay của TSLĐ
5. Sức sản xuất của TSCĐ
6. Sức sinh lợi của TSCĐ
7. Suất hao phí TSCĐ
8. Tỉ suất tài trợ (năm 1999 và năm 2000)
9. Tỷ suất đầu tư (năm 1999 và năm 2000)
10. Hệ số quay vòng của tài sản
2,041
0,55
2,041
178,8
14,27
0,047
0,07
5,3
0,107
C. CÁC CHỈ SỐ VỀ CÁC KHOẢN PHẢI THU
1. Sè vßng quay cña c¸c kho¶n ph¶i thu
2. Kú thu tiÒn
3. TØ lÖ c¸c kho¶n ph¶i thu trªn c¸c kho¶n ph¶i tr¶
8,5
42,9
0,51
Thông qua các chỉ số ta có nhận xét:
* Chỉ số hàng dự trữ: Số vòng luân chuyển hàng dự trữ của công ty trong 1 năm là 4,43 vòng tương đương với 82,4 ngày. Thông thường chỉ số này là cao sẽ là tốt song phải có sự so sánh với lượng đầu tư của các đơn vị trong nghành (sẽ là tốt nếu lượng vốn đầu tư của công ty là thấp)
* Chỉ số về tài sản lưu động , tài sản cố định, và toàn bộ vốn
- Sức sản xuất của VLĐ và sức sinh lợi của VLĐ qua các năm ta thấy chỉ số này bị giảm song tỷ lệ giảm của mức sinh lợi vốn lưu động thấp hơn chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của công ty đã từng bước đi lên.
- Sức sản xuất của vốn CĐ, TSCĐ, sức sinh lợi của vốn cố định: Năm 2007 là 14,27. Công ty cần xem xét lại hướng đầu tư này đã hợp lí chưa.
- Toàn bộ vốn năm 2007 ta có một đồng tài sản đem lại cho công ty 1400 đồng doanh thu. Khi phân tích kết hợp với những thông tin thu được trong nganh và của công ty dẫn đầu ngành để so sánh và rút ra các kết luận cần thiết về hiệu quả sử dụng tài sản của công ty.
* Chỉ số về các khoản phải thu: Năm 2007 số vòng quay của các khoản phải thu là 8,5 lần , kỳ thu tiền của các khoản phải thu là 42,9 ngày. Tỷ lệ các khoản phải thu trên các khoản phải trả là 0,51 lần . Cần có biện pháp đẩy nhanh số vòng quay các khoản phải thu để tăng thêm nguồn vốn cho kinh doanh , giảm tỷ lệ các khoản phải thu trên các khoản phải trả để tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn.
2.3. Các chỉ số về khả năng sinh lời
A. C¸c chØ sè vÒ sè d lîi nhuËn b¸n hµng
1. Lîi nhuËn tÕ biªn gép
0,268
2. Lîi nhuËn tÕ biªn ho¹t ®éng
0,0074
3. Lîi nhuËn tÕ biªn rßng
0,0033
Qua c¸c sè liÖu cho thÊy hiÖu qu¶ kinh doanh cña c«ng ty lµ thÊp . CÇn xem xÐt l¹i c¸c chØ tiªu ®Ì chi phÝ ®Ó t¨ng hiÖu qu¶ kinh doanh.
2.4. Chỉ số về cơ cấu vôn
Biểu: Tỉ lệ cơ cấu vốn
1. Tỷ lệ cổ phần trên tổng tài sản nợ
1,297
2. Tỷ lệ nợ trên vốn cổ phần
0,771
3. Tỷ lệ cổ phần so tổng tài sản
0,565
Qua các chỉ số trên ta nhận thấy công ty sử dụng ít nợ ngắn hạn. Điều này làm hiệu quả tăng lợi nhuận từ tài chính không cao.
3. Qua các báo cáo tài chính
3.1. Qua báo cáo thu nhập
Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2006 - 2007
Đơn vị: VNĐ
STT
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
So sánh
%theo quy mô
Số tiền
Ty lệ %
2006
2007
1
Tổng doanh thu
9,371,174,328
19,132,922,867
9,761,748,539
104.168
100
100
2
Các khoản giảm trừ
581,375,288
581,375,288
3,02
3
Doanh thu thuần
9,371,174,328
18,551,547,579
9,180,373,251
97.964
100
97
4
Giá vốn hàng bán
4,809,400,987
13,578,284,799
8,768,883,812
182.328
51,3
71
5
Lợi nhuận gộp
4,561,773,341
4,973,262,780
411,489,439
9.02
48,7
26
6
Doanh thu hoạt động tài chính
13,227,815
13,227,815
0,07
7
Chi phí hoạt động tài chính
258,734,142
258,734,142
1,35
8
Chi phí bán hàng
9
Chi phí quản lý
4,488,937,779
4,766,041,349
277,103,570
6.173
47,9
24,9
10
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
72,835,562
(38,284,896)
(111,120,458)
(152.563)
0,78
(0,2)
11
Thu nhập khác
3,297,818
123,719,011
120,421,193
3651.542
0,035
0,64
12
Chi phí khác
13
Lợi nhuận khác
3,297,818
123,719,011
120,421,193
3651.542
0,035
0,64
14
Tổng lợi nhuận trước thuế
76,133,380
85,434,115
9,300,735
12.216
0,812
0,47
15
Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp
21,317,346
23,921,552
2,604,206
12.216
0,227
0,125
16
Lợi nhuận sau thuế
54,816,034
61,512,563
6,696,529
12.216
0,585
0,322
Bằng phương pháp phân tích theo chiều dọc và ngang ta có một số nhận xét sau qua biểu
Phân tích theo chiều ngang:
* Tổng doanh thu năm 2007 so năm 2006 tăng 104,17% tương đương 9761748539 đồng. có thể nói đây là một dấu hiệu tốt nếu nhìn khái quát, công ty cần duy trì.
* Doanh thu thuần: năm 2007 so với năm 2006 tăng đồng nhất với tỷ lệ tăng của doanh thu, doanh thu thuần không bị ảnh hưởng bởi các khoản giảm trừ. Đây là một yếu tố tốt làm tăng lợi nhuận, Nhưng nếu vì không có các khoản giảm trừ mà sản phẩm của công ty kém sức thuyết phục trong cạnh tranh thì không nên.
* Giá vốn hàng bán năm 2008 tăng 182,33% tương đương 8768883812 đồng. Nếu yếu tố này tăng sẽ ảnh hưởng không tốt. Nó cũng giải thích vì sao lãi gộp lại giảm, bởi nhìn vào bảng số liệu cho thấy tỷ lệ tăng của giá vốn hàng bán cao hơn doanh thu. Cần tìm nguyên nhân làm tăng giá vốn hàng bán.
* Lãi thuần về kinh doanh: Qua bảng số liệu cho thấy lãi thuần kinh doanh có dấu hiệu tăng hơn so năm 2006 là 12,22% tương đương 6696529 đồng. tỷ lệ này tăng chủ yếu là do công ty đã giảm được chi phí bán hàng.
Phân tích theo chiều dọc: Phân tích theo chiều dọc giúp ta có được mối quan hệ giữa các chỉ tiêu qua bảng báo cáo kết quả kinh doanh - có một cách nhìn khái quát về tình hình tài chính; Nhìn vào các số liệu đã phân tích ta có tỉ trong năm 2006 và năm 2007giữa doanh thu và doanh thu thuần giống nhau đều bằng 100%. Song các chỉ tiêu như giá vốn hàng bán năm 2007 có tỷ trọng cao hơn so năm 2006 tương ứng là 71% và 51,3%, lãi gộp năm 2007 giảm hơn so năm 2006(26% và 48,7%), chi phí quản lý năm 2007 có tỉ trọng giảm hơn so năm 2006 (24,8% và 47,9%), đây là một dấu hiệu tốt, nó làm cho tỷ trong của lãi thuần về kinh doanh năm 2007 tăng hơn so năm 2006 .
Nhận xét
Nhìn tổng quan tình hình sản xuất của công ty trong 2 năm 2006 và 2007 ta thấy: Tổng doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh của năm 2007 tăng so với năm 2006 là: 9,180,373,251đ tương ứng với tỷ lệ tăng là 104.168%. Điều này chứng tỏ số lượng sản phẩm tiêu thụ trong năm 2007 tăng mạnh là do công ty chu trọng vào công tác mở rộng thị trường và mở thêm các chi nhánh khác để giới thiệu sản phẩm.
Giá vốn hàng bán cũng tăng lên 8,768,883,812đ tương ứng với tỷ lệ tăng là 182.328%. Nguyên nhân là do số lượng sản phẩm tiêu thụ tăng nhanh. Tỷ lệ tăng của doanh thu nhỏ hơn tỷ lệ tăng của giá vốn là do giá mua vào tăng lên.
Lợi nhuận gộp năm 2007 so với 2006 tăng lên 411,489,439đ tương ứng với tỷ lệ tăng là 9.02%. Mặt khác, chi phí quản lý và chi phí hoạt động tài chính tăng làm cho lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm 111,120,458đ tương ứng với tỷ lệ là 152.563%. Nhưng thu nhập khác tăng cao làm cho lợi nhuận sau thuế tăng 6,696,529đ tương ứng với tỷ lệ 12.216%. Đây cũng là một kết quả cao so với các doanh nghiệp cùng ngành.
3.2. Qua bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán của công ty tnhh việt đôn năm 2006 – 2007
Đơn vị: VNĐ
TÀI SẢN
2006
2007
Chênh lệch năm
2006 - 2007
% theo quy mô
Mức
%
2006
2007
A. TSLĐ VÀ ĐTNH
7317295155
10858949309
3541654145
48,4
84,9
89,3
I. Vốn bằng tiền
2583037898
5015697826
2432659928
94,2
30
41,3
1. Tiền mặt
2556920237
4919844171
2352923934
91,7
29,7
40,5
2. Tiền gửi ngân hàng
16117661
95853655
79735994
494,7
0,19
0,79
II. Các khoản phải thu
1674796042
2692135317
1017339275
60,74
19,4
22,1
1. Phải thu của khách
1550455361
2692135317
1141679956
73,6
18
22,1
2. Trả trước người bán
124340681
1,44
3. Phải thu khác
4. Phải thu nội bộ
III.Hàng tồn kho
2983875810
3151116166
167240356
5,6
34,6
25,92
IV.Tài sản ngắn hạn khác
75585405
0,88
1. Chi phí trả trước ngắn hạn
2. Các khoản thuế phảI thu
58238405
0,68
3. Tài sản ngắn hạn khác
17347000
0,2
B. TÀI SẢN DÀI HẠN
1300825455
1298348843
(2476612)
(0,19)
15.1
10,7
1. TSCĐ hữu hình
1255142376
757322745
(497819631)
(39,7)
14,6
6,23
2. TSCĐ vô hình
45683079
0,53
3. Chi phí XDCB dở dang
541026098
4,45
TỔNG TÀI SẢN
8618120610
12157298152
3539177510
41,1
100
100
NGUỒN VỐN
A. NỢ PHẢI TRẢ
1853809075
5293057645
3439248570
41,1
21,5
43,5
I. nợ ngắn hạn
1853809075
5293057645
3439248570
41,1
21,5
43,5
1. phải trả người bán
1497455105
5154233326
3656778221
244,2
17,4
42,4
2. Người mua trả trước
3. Thuế & các khoản phải nộp ngân sách
138824319
1,14
4. Phải trả CNV
322607300
3,74
5. Chi phí phảI trả
6375800
0,074
6. Phải trả phải nộp khác
24083274
0,28
B. NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU
i. vốn chủ sơ hữu
6764311535
6864240498
99928963
1,47
78,6
56,5
1. Vốn dầu tư của CSH
6784190115
6784190124
78,7
55,8
2.Lợi nhuận chưa phân phối
(19878580)
80050383
(0,23
0,66
TỔNG NGUỒN VỐN
8618120610
12157298152
3539177540
41,1
100
100
Phân tích theo chiều ngang (so sánh năm 2007 và năm 2006)
a. Tài sản :
* Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn năm 2007 so năm 2006 tăng 48,4% tương đương 3541654145 đồng. Nguyên nhân của TSCĐ & ĐTNH là do vốn bằng tiền và tiền gửi ngân hàng tăng lên.
* Tài sản cố định và đầu tư dài hạn giảm: 0,19% tương đương 2476612 đồng. Nguyên nhân là do tài sản cố định vô hình giảm.
* Tổng tài sản : Năm 2007 so năm 2006 tăng là 41,1% tương đương 3539177540. Do tăng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn.
b. Nguồn vốn;
* Nguồn vốn chủ sở hữu: Tăng 1,47% tương đương 99928963 đồng. Nguyên nhân là do công ty năm 2007 kinh doanh có lãI, lợi nhuận chưa phân phối tăng.
* Nợ phải trả: Năm 2007 so năm 2006 tăng 185,5% tương đương 3439246570 đồng . Nguyên nhân chính là do công ty có uy tín đối với bạn hàng cũng như nhà cung cấp nên có thể mượn được 1 lượng vốn lớn.
Phân tích theo chiều dọc
a. Tài sản:
Qua các số liệu phân tích ta thấy tỷ trọng TSLĐ và ĐTNH năm 2007 so năm 2006 tăng 4,4%. Tỷ trọng năm 2007 của TSLĐ và ĐTNH chiếm 89,3% còn TSCĐ và ĐTDH chỉ chiếm 10,7%. Theo số liệu phân tích cho thấy tác dụng đòn bẩy trong cơ cấu vốn như trên làkhá hiệu quả. Công ty cần xem xét lại cơ cấu vốn của mình để hoật động kinh doanh có hiệu quả hơn.
b. Nguồn vốn
Nợ phải trả năm 2007 so năm 2006 tăng 22% tỷ trong cơ cấu giữa nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu năm 2006 là 21,5% và 78,6% năm 2007 là 43,5% và 56,5% cơ cấu nguồn vốn trên là gần ổn định trong bối cảnh thị trường tài chính nhiều biến động như hiện nay.
Nhận xét:
Tổng số vốn kinh doanh của công ty năm 2007 tăng lên so với 2006 là 3,539,177,542đ với tỷ lệ tăng lên là 41.1%. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn giảm 3,541,654,154đ tương ứng tăng với tỷ lệ 48.4%. Trong đó:
Tiền mặt tại quỹ tăng 2,352,923,934đ tương ứng tăng với tỷ lệ là 91.2%
Tiền gửi ngân hàng tăng 79,735,994 tương ứng tăng với tỷ lệ 494.7%
Phải thu của khách hàng năm 2005 so với 2004 tăng 1,141,679,956đ tương ứng tăng với tỷ lệ 73.6%
Hàng tồn kho tăng 167,240,356đ tương ứng tăng với tỷ lệ 5.6%
Tài sản cố định giảm 2,476,612đ tương ứng với tỷ lệ 0,19%
Qua đó ta thấy doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, số vốn kinh doanh tăng nhiều, Trong đó TSLĐ chiếm tỷ trọng lớn và tăng lên mặc dù doanh nghiệp còn bị chiếm dụng nhiều (phải thu của khách hàng lớn) nhưng công ty mới đi vào hoạt động việc mở rộng thị trường sẽ không tránh khỏi điều này.
Tổng nguồn vốn năm 2007 so với năm 2006 tăng 3,539,177,542đ tương ứng tăng với tỷ lệ 48.4%. Các khoản phải trả tăng 3,439,248,570đ trong đó:
+Phải trả cho người bán tăng 3,656,778,221đ
+Thuế và các khoản phải trả Nhà nước năm 2007 là:138,824,319đ.
Nguồn vốn chủ sở hữu tăng 99,928,963đ.
Tổng tài sản lưu động 10,858,949,309
Hệ số đầu tư TSLĐ= = = 0.893
Tổng tài sản 12,157,298,152
Ta thấy hệ số đầu tư vốn vào TSLĐ gần bằng 1 như vậy cũng rất phù hợp với một công ty thương mại.
Tổng vốn chủ sở hữu 6,864,240,498
Hệ số tự tài trợ = = = 0.565
Tổng nguồn vốn 12,157,298,152
Tổng nợ phải trả 5,293,057,645
Hệ số nợ = = = 0.435
Tổng nguồn vốn 12,157,298,152
Ta thấy công ty có thể tự chủ được vốn kinh doanh, nên có thể nói tình hình vốn và nguồn vốn của công ty tốt.
Qua phân tích tình hình vốn chủ sở hữu của công ty ta thấy công ty kinh doanh có hiệu quả cao, nguồn vốn chủ sở hữu tăng là do lợi nhuận chưa phân phối tăng. Điều đó chứng tỏ công ty kinh doanh tốt và sử dụng vốn chủ yếu của mình, có vòng quay vốn nhanh và hoàn thành tốt nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước
III. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH VIỆT ĐÔN.
Qua thời gian thực tập tại công ty, với mảng chuyên đề nghiên cứu, phân tích thực trạng tài chính ở công ty.Qua quá trình phân tích các số liệu thu thập được tôi có thể tự rút ra một số nhận xét sau.
1. Kết quả đạt được.
Là một doanh nghiệp mới thành lập có nhiều tồn tại cần khắc phục như về mặt tổ chức bộ máy làm việc kồng kềnh kém hiệu quả, khả năng năng động tạo thế chủ động trong kinh doanh còn yếu. Song trong những năm gần đây công ty đã dần khắc phục về nhiều mặt như ổn định lại tổ chức sắp xếp bố trí lại lực lượng lao động cho phù hợp với nhu cầu cũng như năng lực công tác của từng cá nhân, bộ phận. Chú trọng đến công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Từ đó công ty đã tìm được hướng đi cho doanh nghiệp mình cụ thể: Tốc độ tăng trưởng doanh thu năm 2007 so năm 2006 tăng 104,168 %.
* Bộ máy quản lí : Công tác quản lí đã dần từng bước đi vào ổn định giúp cho công ty có được những quyết định kinh doanh đúng hướng (thể hiện ở các số liệu phân tích trong kỳ) .
Cụ thể qua việc quản trị tài chính: là một doanh nghiệp mới thành lập, công ty phải chủ đông tìm kiếm nguồn tiêu thụ hàng hoá, chủ động tạo nguồn vốn kinh doanh(đây là một khó khăn), đội ngũ cán bộ quản lí còn thiếu, kinh nghiệm hoạt động kinh doanh trên cơ chế thị trường, còn thiếu. Nhưng trong những năm qua hiệu quả kinh doanh của công ty đã có xu hướng tăng lên , đời sống cho người lao động dã từng bước cải thiện .
Tuy nhiên ngoài những thành tích đạt được còn những tồn tại cần khắc phục.
2. Hạn chế
* Hoạt động tiêu thụ :
Qua phân tích khái quát tình hình tài chính chỉ ra rằng . Các khoản chi phí cho bán hàng đem lại hiệu quả thấp . Qua đây tôi muốn lưu ý việc phân tích đánh giá thường xuyên công tác tiêu thụ sẽ cho phép công ty có các chính sách hỗ trợ tiêu thụ ... Rà soát được thực trạng chất lượng sản phẩm, phát hiện được những đối thủ cạnh tranh đang xâm hập thị trường và các bạn hàng đang có xu hớng rời bỏ công ty.
* Chất lượng sản phẩm: Thực tế cho thấy chất lượng là mấu chột cho sự thành công . Do vậy công ty cần tiến hành nghiên cứu nhu cầu thị trường , kết hợp với công tác thực hành quản trị chất lượng đối với sản phẩm của mình. Hiện nay đây là vấn đề bức xúc đặt ra cho công ty và các doanh nghiệp khác. Nhưng vấn đề này chưa được công ty quan tâm.
* Chi phí quản lí : Qua phân tích chỉ ra các chi phí cho giá vốn hàng bán còn quá cao trong tỷ trọng doanh thu, chi phí bán hàng và chi phí quản lí cũng gây ảnh hưởng không nhỏ cho thu nhập của công ty. Công ty cần quản lí chặt chẽ hơn nữa nhằm giảm bớt các chi phí này để có thể hạ thấp giá thành , tăng doanh thu cho doanh nghiệp.
* Các khoản thanh toán ngắn hạn : Công ty hiện đang sử dụng ít nợ ngắn hạn mà chưa có hướng đầu tư dài hạn . Cần có sự điều chỉnh cơ cấu này để tăng lợi nhuận hơn nữa.
3. Nguyên nhân
Nhân tố chủ quan.
Công ty chưa quan tâm đánh giá đúng đắn hoạt động phân tích tài chính
Người cán bộ quản lý còn chưa nhìn nhận tầm quan trọng của việc phân tích tài chính
Doanh nghiệp chưa chuẩn bị kịp cho mình bắt kịp với sự thay đổi mạnh mẽ của nền kinh tế trong giai đoạn đổi mới.
Trình độ phân tích của nhân viên trong công ty còn chưa đáp ứng được với các kiến thức hiện đại. chưa có hình thức đào tạo cho các nhân viên trong công ty về phân tích tài chính.
Nguồn nhân lực trong công ty còn hạn chế về kiến thức, công ty chưa có một nhân viên phân tích tài chính theo đúng tiêu chuẩn
Công ty chưa ứng đụng phần mềm phân tích tài chính tiên tiến hiện có, đa phần việc phân tích tài chính là thủ công vì vậy khối lượng công việc nhiều và kết quả phân tích khó đạt được như mong muốn.
Bộ máy trị tại công ty chưa thực sự quan tâm tới hoạt động phân tích tài chính, hiên tại phòng kế toán vẫn là phòng kiêm luôn phân tích tài chính. Vì vậy việc phân tích tài chính sẽ không chính xác
b. Nhân tố khách quan.
Sự biến động của nền kinh tế thế giới trong thời gian qua là rất phức tạp ảnh hưởng rất lớn tới việc dự báo tài chính tại công ty:
Việc thu thập thông tin gặp rất nhiều khó khan.
Biến động của tỷ giá ảnh hưởng rất nhiều tới giá thành sản phẩn.
Những chính sách của nhà nước làm ảnh hưởng rất lớn tới những mục tiêu của doanh nghiệp trong tương lai.
PHẦN III
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH
TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH VIỆT ĐÔN
I. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH VIỆT ĐÔN
1. Công tác phân cấp quản lý tài chính tại công ty
Công ty kinh doanh chủ yếu mặt hàng rượu vang hạch toán độc lập. Kết thúc các niên độ kế toán theo kỳ báo cáo công ty có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ với Nhà nớc về các khoản thuế.
Giám đốc công ty là người trực tiếp chỉ đạo và điều hành các phòng ban chức năng thực hiện đúng các chủ trơng chính sách của Nhà nước. Thực hiện tốt công tác kinh doanh và quản lý đúng mục đích có hiệu quả nguồn vốn của công ty. Tăng cờng việc nghiên cứu thị trường về mặt hàng kinh doanh, tuân thủ các chế độ tài chính của Nhà nước đảm bảo có hiệu quả và nhằm bù đắp chi phí đã bỏ ra và bổ sung thêm nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Công tác kế hoạch hoá tài chính của công ty
Để hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mang lại hiệu qủa cao theo kịp sự biến động của thị trờng thì việc lập kế hoạch phải chính xác đầy đủ là không thể thiếu đối với công ty nó là nội dung trọng tâm của công tác tổ chức tài chính. Công tác này do phòng kế toán lập và được triển khai, hệ thống kế hoạch tài chính của công ty bao gồm:
Kế hoạch vốn và nguồn vốn
Kế hoạch lợi nhuận và phân phối lơi nhuận
Kế hoạch doanh thu
Kế hoạch chi phí
Về việc xây dựng kế hoạch tài chính là định hướng cho hoạt động của công ty trong tương lai gần từ việc lập kế hoạch tài chính công ty sẽ đa ra các biện pháp thực hiện kế hoạch đó. Việc lập và thực hiện kế hoạch tài chính do phòng kế toán triển khai. Giám đốc công ty và phòng kế toán nghiên cứu về các báo cáo tài chính và quá trình thực hiện kế hoạch tài chính năm trước đó. Để từ đó có sự điều chỉnh về mục tiêu, chính sách tài chính cho kế hoạch năm sau.
3. Công tác kiểm tra, kiểm soát tài chính của doanh nghiệp
Việc kiểm tra, kiểm soát tình hình tài chính của công ty được thực hiện theo quý, năm theo quy định của giám đốc. Trong nội bộ công ty Giám đốc thuê chuyên gia phối hợp cùng giám đốc kiểm tra tình hình tài chính của công ty và kiểm tra việc áp dụng các chính sách nguyên tắc kế toán có đúng hay không nhằm đa ra biện pháp xử lý kịp thời phòng kế toán chịu trách nhiệm trước Giám đốc và công ty về tình hình tài chính của công ty. Giám đốc thường xuyên cử cán bộ xuống giám sát tình hình thực hiện việc sử dụng vốn, tài sản của công ty được cấp, việc quản lý các loại doanh thu, chi phí của công ty . Ngoài ra còn tiến hành kiểm tra kiểm soát tình hình tài chính về việc chấp hành luật pháp các nguyên tắc hạch toán dựa trên mục tiêu và nhiệm vụ đợc ghi trên báo cáo tài chính.
II. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HIỆU QUẢ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH Ở TẠI CÔNG TY TNHH VIỆT ĐÔN
Phân tích tài chính là một trong những công cụ nhằm giúp cho công tác quản trị tài chính có hiệu quả. Thông qua phân tích tài chính ta có được những thông tin cần thiết giúp cho các nhà quản trị có thể khái quát được hiệu quả hoạt đọng kinh doanh tại thời điểm hiện tại. Rút ra được những thông tin có ích từ quá khứ, để từ đó có những căn cứ xác thực trong công tác hoạch định các chiến lược kinh doanh có hiệu quả.
Với thời gian thực tập tại Công ty qua phần tìm hiểu mảng tài chính tôi xin đưa ra một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác phân tích tài chính ở Công ty.
1. Quản lý và sử dụng một số nguồn lực của Công ty.
Một cỗ máy muốn hoạt động cần có sự điều khiển của con người. Cũng như vậy một doanh nghiệp muốn hoạt động tốt có hiệu quả thì trước tiên phải có nguồn nhân lực.
1.1. Quản lý và sử dụng nguồn lao động.
Với các thông tin nắm bắt được qua quá trình thực tập tôi thấy Công ty có một nguồn nhân lực tốt. Lãnh đạo Công ty có chú trọng đào tạo nguồn nhân lực. Nhưng sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực thì đòi hỏi rất nhiều công sức của nhà quản trị - Đây là động lực thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển. Con người luôn là nhân tố quyết định, nhưng mỗi con người có một năng lực trình độ và hiểu biết khác nhau. Để sử dụng có hiệu quả nguồn lực này Công ty cần có :
- Thường xuyên rà soát lại lực lượng lao động ( có sự thu thập thông tin hai chiều ) để có sự bố trí hợp lý nguồn lao động.
- Đối với lực lượng lao động trực tiếp cần có sự phân công công việc rõ ràng bố trí kiểm tra, kiểm soát thường xuyên. Có chế độ tiền công, thưởng phạt hợp lý, kịp thời để tạo động lực cho người lao động. Bởi có như vậy người lao động mới cảm thấy gắn bó với Công ty, họ sẽ tạo ra một nguồn lợi lớn.
- Đối với lực lượng lao động gián tiếp : Đây là bộ phận tham gia vào công tác quản lý. Chính vì vậy phải có sự nhìn nhận bố trí đúng năng lực, trình độ. Đồng thời phải có sự khuyến khích quan tâm nhất định, để người lao động luôn coi công việc của Công ty như chính công việc của mình. Thường xuyên có sự trao đổi thông tin giữa bộ phận này và ban giám đốc để có thông tin hữu hiệu cho công tác quản lý.
- Công ty cần chú trọng hơn nữa đến công tác đào tạo lại nguồn nhân lực.
1.2. Thiết bị và công nghệ
Thiết bị và công nghệ luôn đóng vai trò quan trọng để tạo ra thế mạnh trong cạnh tranh, nên Công ty cần chú trọng đầu tư đến lĩnh vực này.
1.3. Sản phẩm và thị trường.
Vậy điều đầu tiên đối với sản phẩm là phải đảm bảo chất lượng. Hiện tại sản phẩm cảu Công ty phần lớn là do nhập khẩu nên chát lượng sản phẩm là yếu tố cần đặt lên hàng đầu. Để chủ động hơn đối với sản phẩm của mình Công ty cần có những thông tin thường xuyên về nhu cầu sản phẩm của thị trường, cũng như thông tin về chất lượng sản phẩm của các nhà cung ứng để có được những sản phẩm đảm bảo chất lượng tới tay người tiêu dùng.
Công ty mua và bán sản phẩm thường thông qua việc ký kết các hợp đồng. Để đảm bảo sản phẩm đúng tiêu chuẩn, yêu cầu về chất lượng...Công ty cần có những điều khoản cụ thể và có những thông tin xác thực để làm căn cứ đánh giá đúng chất lượng sản phẩm, để từ đó có giá thành phù hợp ( có thể tự tổ chức riêng một bộ phận kỹ thuật có những am hiểu về chất lượng sản phẩm tạo ra sự năng động trong kinh doanh)
Do là doanh nghiệp thương mại nên công ty cần chú trọng đến quan hệ bạn hàng với nhà cung cấp, khách hàng các bên có liên quan. Qua đó có những thông tin hai chiều tạo sự khác biệt của sản phẩm qua chất lượng, uy tín, đúng tiêu chuẩn và yêu cầu của thị trường. Thực hiện được điều trên Công ty cần:
- Giữ vững những bạn hàng truyền thống. Thường xuyên tổ chức hội thảo về sản phẩm, hội nghị về khách hàng . Qua đó có được những mối quan hệ tốt bạn hàng, có được những thông tin về phía bạn hàng hay những yêu cầu đòi hỏi đối với sản phẩm của Công ty, giúp Công ty có những điều chỉnh kịp thời.
- Có mối quan hệ giao dịch như tặng quà, chúc mừng đối với những thành công của bạn hàng....Có những ưu đãi đối với khách hàng lớn
- Có sự giúp đỡ chia sẻ với bạn hàng. Với mối quan hệ bạn hàng truyền thống sẽ tạo thêm được những khách hàng mới tiềm năng cho công ty.
1.4. Vốn và cơ cấu vốn.
Qua các số liệu phân tích tài chính cho thấy hiện tại Công ty có cơ cấu vốn khá tốt ( tỷ lệ nợ phải trả trên tổng vốn chủ sở hữu nhỏ hơn 1)nó giúp công ty có thể tự chủ về mặt tài chính, nhưng bên cạnh đó nó không giúp công ty tăng lợi nhuận từ đòn bẩy tài chính.
Công ty cần đẩy mạnh các biện pháp tiêu thụ, mở rộng thị trường để giảm bớt lượng hàng tồn kho gây ứ đọng vốn.
2. Hoàn thiện bộ máy quản trị
Kết quả sản xuất kinh doanh tốt hay xấu phụ thuộc nhiều vào công tác quản trị . Mọi hoạt động kinh doanh đều được quyết định bởi bộ phận quản lý. Công ty còn có nhiều tồn tại cần khắc phục gây cản trở cho sự phát triển của Công ty. Đó là một áp lực lớn đối với bộ máy quản lý và điều hành của Công ty. Một chính sách có thể thay đổi theo một quyết định. Nhưng một con người, một tổ chức muốn thay đổi cần có một quá trình. Mặt khác Công ty còn phải chịu sức ép cạnh tranh với các đơn vị kinh doanh cùng nghành, và các đơn vị kinh doanh các mặt hàng thay thế. Để đứng trước những khó khăn trên đòi hỏi rất nhiều ở người lãnh đạo.
Qua phân tích tình hình tài chính ở Công ty cho thấy sự phát triển vọng trong kinh doanh và có nhiều chuyển biến tốt, nó chứng tỏ hướng lãnh đạo của ban lãnh đạo và những thành viên điều hành kinh doanh là đúng nhưng hiệu quả kinh tế chưa cao. Để đáp ứng những đòi hỏi bức thiết từ thực tế bộ máy quản lý của Công ty.
Cần có sự hoàn thiện hơn nữa như chủ động trong các chiến lược kinh doanh dài hạn. Thực hành kinh doanh phải kết hợp giữa mục tiêu và thực tế, phải kết hợp giữa chiến lược và sách lược. Đảm bảo những bí mật trong kinh doanh. Chiến lược luôn được xây dựng trên cơ sở các lợi thế so sánh.
Phải phân tích thực lực của Công ty cũng như đối thủ cạnh tranh để thấy được điểm mạnh, điểm yếu, các cơ hội cũng như các nguy cơ trước mắt cũng như lâu dài để có các sách lược hợp lý.
Khi xây dựng các kế hoạch phải chi tiết, cụ thể để dễ trong khi triển khai thực hiện. Có sự kiểm tra thường xuyên thu thập các thông tin phản hồi để có thể điều chỉnh kịp thời các kế hoạch sao cho phù hợp với thực tế phát sinh. Qua đó phát hiện được những nhân tố tích cực tạo động lực.
Có sự thống nhất đồng bộ trong quản lý tạo được lòng tin đối với người lao động. Có những chế độ đãi ngộ, khuyến khích kịp thời để tạo động lực cho sản xuất. Luôn chú trọng tới nguồn nhân lực, phát triển, đón đầu để có khả năng đáp ứng được các chiến lược trong tương lai; Bằng cách tuyển chọn những người có năng lực, trình độ bố trí vào những vị trí quan trọng . Có sự cất nhắc đối với những người có triển vọng và trung thành với Công ty. Có hướng đào tạo thường xuyên cho người lao động.
3. Hoàn thiện công tác phân tích tài chính.
Phân tích tài chính muốn thực hiện tốt đòi hỏi :
3.1. Về phía lãnh đạo :
Người lãnh đạo phải thấy được tầm quan trọng của công tác phân tích tài chính và có sự đầu tư nhất định cho công tác này.
Phải giao công việc cho những người có đủ năng lực, trình độ chuyên môn nhưng phải có sự trung thành tuyệt đối với Công ty.
Khi giao công việc phải có kế hoạch cụ thể, chi tiết. Có sự tạo điều kiện về cơ sở vật chất khoa học kỹ thuật như nhà làm việc các trang thiết bị văn phòng , có công cụ để thu thập thông tin , tài liệu, số liệu .
Có sự đầu tư kinh phí cho hoạt động phân tích. Phải giao một số quyền hạn nhất định cho bộ phận này để giúp họ có khả năng hoàn thành được công việc một cách thuậnlợi.
Phaỉ có chế độ đãi ngộ và khen thưởng kịp thời đối với người có năng lực có những giải pháp tốt cho công tác quản lí ...
Công tác phân tích tài chính dựa trên các báo cáo tài chính và thông tin khác có liên quan. Để thuận tiện cho công tác quản lí nếu được nên có một bộ phận chuyên thực hiện công tác trên.
3.2. Về phía nhà phân tích
Khi được giao công việc phải nắm rõ được mục đích của công tác phân tích, để tránh được tình trạng thu thập các thông tin thừa gây lãng phí về thời gian và tiền của.
Phải có sự nỗ lực trong công việc, nắm rõ từng phần việc cụ thể có kế hoạch và đề xuất kịp thời những giải pháp cần thiết và hữu hiệu cho việc hoạch định các kế hoạch kinh doanh.
Phải cung cấp các thông tin một cách kịp thời và chính xác cho ban lãnh đạo. Tuyệt đối trung thành trong công việc.
Các báo cáo phân tích là kết quả của công tác phân tích nó phải nang tính tông hợp cao , các tài liệu phải mang tính chọn lọc, Báo cáo phải nêu được rõ mục dích dần phân tích, có các biện pháp cụ thể qua phân tích các số liệu tài liệu để công tác phân tích tài chính trở thành công cụ đắc lực cho quản lí và điều hành công ty.
4. Các số liệu, chỉ số cần thiết cho quá trình phân tích
4.1. Thu thập thông tin.
Đây là bước khởi đầu quan trọng , nó giúp cho công tác phân tích trở nên dễ rang và có hiệu quả .
Để có được thông tin phù hợp và chính xác, kịp thời đòi hỏi người làm phải có sự hiểu biết kỹ lưỡng công việc của mình.
* các thông tin cần thiết cho công tác phân tích tài chính bao gồm : các báo cáo tài chính của công ty qua các kỳ , các số liệu về các chỉ tiêu tài chính của ngành , của các công ty đứng đầu ngành, các thông tin về các chỉ tiêuhoạt đông của các đối thủ cạnh tranh(nếu có thể thu thập được) ...
Do dặc điểm công ty để tránh tình trạng không đồng bộ trong quá trình thuthập các thông tin đòi hỏi phải có những quy định cụ thể và thống nhất giữa các bộ từ dưới lên trên ( đây là một yếu tố mang tính quyết định )
Khi thu thập thông tin phải có sự phối hợp chặt chẽ , nhịp nhàng giưã các bộ phận
4.2. Xử lí các thông tin
Các thông tin thu thập được đòi hỏi phải trải qua quá trình phân tích chọn lọc (Phaỉ tuân thủ đầy đủ các bước của quá trình phân tích ).
Các số liệu qua các báo cáo tài chính của công ty phải được phân tích theo đúng các yêu cầu đòi hỏi của mục đích phân tích.
Có sự chọn lọc tổng hợp các thông tin thu thập, phân tích một cách khoa học và linh hoạt.
III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
1. Kiến nghị đối với nhà nước
Về phía Nhà nước cần hoàn thiện chế độ kế toán, chuẩn mực kế toán, chuẩn mực kiểm toán và chính sách pháp luật. Để phù hợp với sự phát triển nền kinh tế trong quá trình hội nhập, phù hợp với các chuẩn mực quốc tế và giúp các doanh nghiệp hoà nhập với sự thay đổi đó, thì Nhà nước phải không ngừng hoàn thiện kịp thời hệ thống kế toán và các chuẩn mực kế toán, kiểm toán Việt Nam. Chế độ kế toán mới phải đảm bảo giải quyết các hoạt động kinh tế mới đã hoặc sẽ phát sinh trong tương lai, nhằm phản ảnh đầy đủ các thông tin tài chính doanh nghiệp. Cùng với đó là vấn đề thông tin kế toán càng được kiểm toán thì càng đáng tin cậy, do vậy Nhà nước nên có những chính sách về kiểm toán như khuyến khích hoặc bắt buộc đối với từng loại hình doanh nghiệp. Có những quy định về giá trị pháp lý của báo cáo tài chính đã kiểm toán. Và cuối cùng cần nghiên cứu và khuyến khích các doanh nghiệp đăng ký bổ sung các mẫu báo cáo tài chính mở trong khuôn khổ pháp luật và chuẩn mực. Nhà nước nên chap nhận những mẫu báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhưng phải đảm bảo những tiêu chuẩn như: Phù hợp với chuẩn mực kế toán hiện hành; Trình bầy đầy đủ thông tin bắt buộc;Trình bầy những thông tin phù hợp với nhu cầu quản lý của công ty; Những thông tin bắt buộc có thể trình bầy dưới dạng chi tiết phù hợp với yêu cầu quản lý của công ty. Ngoài ra cũng cần tiếp thu những ý kiến phản hồi từ phía doanh nghiệp trong quá trình hoàn thiện chế độ kế toán và các chuẩn mực kế toán mới.
2. Đốí với công ty;
Phân tích tài chính là một trong những nội dung quan trọng của phân tích hoạt động kinh doanh . Có thực hiện tốt công tác này sẽ giúp cho công ty đánh giá được thực lực của bản thân để từ đó có những sách lược đúng đắn trong tương lai.
Qua phân tích khái quát tình hình tài chính ở công ty tôi xin mạnh dạn dưa ra một só khuyến nghị sau: Để kinh doanh trở nên có hiệu quả trước mắt công ty cần
- Nhanh chóng đẩy mạnh công tác tiêu thụ: Cần xác định được nhu cầu thị trường hiện nay loại rượu nào là có khả năng tiêu thụ mạnh, mức giá nào mà thị trường có thể chấp nhận, khả năng tiêu thụ với số lượng là bao nhiêu? Bản thân công ty hiện tại có thể đáp ứng được những gì? Thị trường nào là có triển vọng đối với sản phẩm của công ty ?
Muốn làm tốt công tác trên công ty cần có một bộ phận Marketing riêng, nó sẽ giúp cho công ty có được những thông tin cần thiết giúp cho việc phân loại khách hàng , có những quyết định linh hoạt về các mức giá khác nhau ở mỗi loại thị trường nhằm tạo điều kiện ddẩy nhanh quá trình tiêu thụ và mở rộng thị trường.
- Phân tích chi phí và giá thành sản phẩm : Mục đích giảm bớt các hao phí không cần thiết trong qua trình kinh doanh, phát hiện được những bất hợp lí để có thể điều chỉnh kịp thời. Qua phân tích tài chính ta thây gái vốn hàng bán của công ty chiếm một tỷ trọng lớn : Cần phải tìm hiểu nguyên nhân là do đâu? từ phía công ty hay là do nhà cung cấp?
Phía công ty cần xem xét lại chi phí vận chuyển, mức hao hụt, trong vận chuyển , lưu kho. Nếu có thể công ty cần có sự đầu tư thêm phương tiện vận chuyển nhằm giảm chi phí. Nếu sử dụng hình thức thuê ngoài cần so sánh chi phí sao cho có lợi nhất cho công ty.
- Phân tích tình hình lợi nhuận: Đây là chỉ tiêu chất lượng phản ánh hiệu quả kinh doanh của công ty, nên cần có sự phân tích thường xuyên để tìm ra được những nhân tố tích cực góp phần tăng lợi nhuận, giảm thiểu các nhân tố tiêu cực. Ngoài ra còn phân tích việc sử dụng lợi nhuận đầu tư ngược trở lại cho kinh doanh để sao có hiệu quả cao nhất.
Khi thực hiện tốt các vấn đề trên sẽ là cơ sở tốt để hoàn thiện hơn nữa công tác phân tích tài chính tại công ty( Đó là sử dụng có hiệu quả nguồn tài chính ).
KẾT LUẬN
Qua thời gian thực tập và tìm hiểu thực tế hoạt động tại Công ty TNHH Việt Đăng đã giúp em phần nào hiểu được hoạt động kinh doanh cũng như công tác tài chính ở doanh nghiệp. Vận dụng lý thuyết vào thực tế đã giúp em nhận thức đầy đủ hơn về vai trò của công tác tài chính của công ty. Nó là một trong những công cụ quan trọng để quản lý vốn, nguồn vốn, nguồn lao động. Nó giúp lãnh đạo công ty đa ra những quyết định chỉ đạo đúng đắn, đạt hiệu quả kinh doanh cao. Từ những thông tin tài chính và thông tin phân tích hoạt động kinh tế trong doanh nghiệp sẽ giúp nhà quản trị đa ra những chiến lược kinh doanh thích hợp, kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty.
Qua thời gian thực tập đánh giá thực tiễn tại Công ty TNHH Việt Đôn em thấy công ty có bộ máy quản lý phù hợp. Việc đó đồng nghĩa với việc giảm chi phí quản lý doanh nghiệp làm tăng lợi nhuận cho công ty và công ty có chế độ hạch toán hợp lý, đúng nguyên tắc hạch toán kế toán tài chính theo quy định của chế độ kế toán Việt Nam. Công ty quan tâm đến chất lượng lao động, luôn khuyến khích nhân viên tăng năng suất lao động. Công ty còn quan tâm tới việc bảo toàn vốn và cố gắng làm tăng vốn kinh doanh từ lợi nhuận, điều này giúp công ty chủ động trong sản xuất, kinh doanh.
Em xin chân thành cảm ơn ban giám đốc, cán bộ phòng kế toán tài chính đã rất tận tình giúp đỡ và cho em học hỏi nhiều kinh nghiệm trong công tác kế toán. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo ths. Nguyễn Minh Huệ đã giúp em hoàn thành bản báo cáo này.
Sinh viên thực hiện
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Báo cáo kết quả sản xuất kinh doan năm 2006 công ty TNHH Việt Đôn
Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh năm 2007 công ty TNHH Việt Đôn
Hồ sơ nhân lực của công ty
Các bản báo giá
Giáo trình phân tích tài chính
Giáo trình phân tích và đầu tư chứng khoán
Báo chứng khoán cuối tuần
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7897.doc