Đề tài Thực trạng hoạt động thanh toán nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội năm 2009

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 3 Chương I: Khái quát chung về Ngân hàng Ngoại Thương và chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội 4 I- Khái quát chung về Ngân hàng Ngoại Thương 4 1) Thông tin chung về doanh nghiệp 4 2) Lịch sử hình thành và phát triển 4 II- Khái quát chung về chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội 5 1) Giới thiệu chung 5 2) Sơ đồ tổ chức 6 3) Hoạt động của Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội 8 4) Tình hình hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu của Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội giai đoạn 2004 – 2009 8 Chương II: Thực trạng hoạt động thanh toán nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội năm 2009 8 I- Quy trình thanh toán nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội 8 1) Yêu cầu mở L/C 8 3) Hủy L/C 8 4) Thanh toán L/C 8 5) Biểu phí 8 II- Tình hình hoạt động thanh toán nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ năm 2009 8 III- Đánh giá chung về hiệu quả hoạt động thanh toán nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ 8 1) Hiệu quả thể hiện qua quy trình thanh toán nhập 8 2) Hiệu quả thể hiện qua doanh số thanh toán. 8 Chương III: Một số đề xuất để nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ 8 I- Định hướng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại NHNT HN 8 1) Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009 8 2) Mục tiêu kinh doanh năm 2010 8 3) Tầm nhìn đến năm 2015 8 4) Định hướng phát triển 8 II- Một số đề xuất để nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ 8 1) Tăng cường hoạt động Marketing 8 2) Hoàn thiện quy trình thanh toán tín dụng chứng từ hàng nhập khẩu 8 3) Nâng cao năng lực, trình độ cho cán bộ thanh toán xuất nhập khẩu 8 4) Hoàn thiện và đổi mới công nghệ ngân hàng phục vụ công tác thanh toán xuất nhập khẩu 8 5) Phát triển hệ thống các ngân hàng đại lý 8 6) Thực hiện tốt dịch vụ tư vấn cho khách hàng 8 KẾT LUẬN 8 TÀI LIỆU THAM KHẢO 8 NHẬN XÉT CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI 8

doc31 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1622 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng hoạt động thanh toán nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội năm 2009, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Việt Nam đang từng bước hoà nhập với nền kinh tế khu vực và trên thế giới. Khi quan hệ quốc tế mở rộng thì hoạt động thanh toán quốc tế của Việt Nam phải đựơc hoàn thiện và phát triển đáp ứng nhu cầu thanh toán ngày càng đa dạng và mở rộng trên phạm vi quốc tế đặc biệt là hoạt động thanh toán nhập khẩu. Vấn đề đặt ra đới với các doanh nghiệp và Ngân hàng tham gia hoạt động trên là phải theo đuổi tốt mục tiêu “thuận tiện – hiệu quả – an toàn”. Trước tình hình đó, NHNT Việt Nam nói chung và chi nhánh NHNT Hà Nội nói riêng là Ngân hàng hoạt động mạnh nhất và dày dạn kinh nghiệm nhất trong lĩnh vực kinh doanh đối ngoại không thể không theo đuổi mục đích trên. Với suy nghĩ như vậy em đã chọn đề tài “Thực trạng hoạt động thanh toán nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội năm 2009” cho báo cáo thực tập giữa khóa của mình. Báo cáo gồm các nội dung chính là: Chương I: Khái quát chung về Ngân hàng Ngoại Thương và chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội Chương II: Thực trạng hoạt động thanh toán nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội năm 2009 Chương III: Một số gợi ý và đề xuất Do kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn còn nhiều hạn chế, bài báo cáo không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô giáo và các bạn sinh viên cùng quan tâm tới đề tài này. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo TXH cùng các cô chú, anh chị trong phòng thanh toán xuất nhập khẩu Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội đã tạo điền kiện cho em hoàn thành bài báo cáo này. Chương I: Khái quát chung về Ngân hàng Ngoại Thương và chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội I- Khái quát chung về Ngân hàng Ngoại Thương 1) Thông tin chung về doanh nghiệp Tên tiếng Việt: Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam Tên tiếng Anh: Bank for Foreign Trade of Vietnam Tên viết tắt tiếng Anh: Vietcombank Trụ sở chính: 198 Trần Quang Khải, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội Website: www.vietcombank.com.vn Đăng ký kinh doanh: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 105922 do Trọng tài Kinh tế Nhà nước cấp ngày 03 tháng 04 năm 1993, cấp bổ sung lần thứ nhất ngày 25 tháng 11 năm 1997 và cấp bổ sung lần thứ hai ngày 08 tháng 05 năm 2003. 2) Lịch sử hình thành và phát triển Ngày 01 tháng 04 năm 1963, Ngân hàng Ngoại Thương (NHNT) chính thức được thành lập theo Quyết định số 115/CP do Hội đồng Chính phủ ban hành ngày 30 tháng 10 năm 1962 trên cơ sở tách ra từ Cục quản lý Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Trung ương (nay là Ngân hàng Nhà Nước). Theo Quyết định nói trên, NHNT đóng vai trò là ngân hàng chuyên doanh đầu tiên và duy nhất của Việt Nam tại thời điểm đó hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bao gồm cho vay tài trợ xuất nhập khẩu và các dịch vụ kinh tế đối ngoại khác (vận tải, bảo hiểm...), thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, quản lý vốn ngoại tệ gửi tại các ngân hàng nước ngoài, làm đại lý cho Chính phủ trong các quan hệ thanh toán, vay nợ, viện trợ với các nước xã hội chủ nghĩa (cũ)... Ngoài ra, NHNT còn tham mưu cho Ban lãnh đạo Ngân hàng Nhà Nước (NHNN) về các chính sách quản lý ngoại tệ, vàng bạc, quản lý quỹ ngoại tệ của Nhà nước và về quan hệ với Ngân hàng Trung ương các nước, các Tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế. Ngày 21 tháng 09 năm 1996, được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 286/QĐ-NH5 về việc thành lập lại NHNT theo mô hình Tổng công ty 90, 91 được quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 07 tháng 03 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ. Trải qua gần 45 năm xây dựng và trưởng thành, tính đến thời điểm cuối năm 2006, Ngân hàng Ngoại Thương đã phát triển lớn mạnh theo mô hình ngân hàng đa năng với 58 Chi nhánh, 1 Sở Giao dịch, 87 Phòng Giao dịch và 4 Công ty con trực thuộc trên toàn quốc; 2 Văn phòng đại diện và 1 Công ty con tại nước ngoài, với đội ngũ cán bộ gần 6.500 người. Ngoài ra, Ngân hàng Ngoại Thương còn tham gia góp vốn, liên doanh liên kết với các đơn vị trong và ngoài nước trong nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau như kinh doanh bảo hiểm, bất động sản, quỹ đầu tư... Tổng tài sản của Ngân hàng Ngoại Thương tại thời điểm cuối năm 2006 lên tới xấp xỉ 170 nghìn tỷ VND (tương đương 10,4 tỷ USD), tổng dư nợ đạt gần 68 nghìn tỷ VND (4,25 tỷ USD), vốn chủ sở hữu đạt hơn 11.127 tỷ VND, đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 8% theo chuẩn quốc tế. Với bề dày kinh nghiệm hoạt động ngân hàng đối ngoại và sau nhiều bước đi quá độ, NHNT đã từng bước tiếp cận, nhanh chóng thích nghi với nền kinh tế thị trường, giữ vững vai trò chủ lực trong hệ thống NHTM Việt Nam và là NHTM hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực tài trợ thương mại, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối và ứng dụng công nghệ tiên tiến vào hoạt động ngân hàng. Bên cạnh đó, NHNT tiếp tục phát huy vai trò chủ đạo trên thị trường tiền tệ góp phần thực hiện tốt chính sách tiền tệ quốc gia. Thương hiệu Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam được cộng đồng trong nước và quốc tế biết đến như một biểu trưng của hệ thống NHTM Việt Nam. II- Khái quát chung về chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội 1) Giới thiệu chung Chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội thành lập ngày 01/03/1985, là thành viên trong hệ thống Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, được Nhà nước công nhận là doanh nghiệp hạng I. Năm 2004, Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội vinh dự được Chủ tịch nước Cộng hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam trao tặng Huân chương Lao động Hạng Ba. Được thành lập nhằm phục vụ hoạt động kinh doanh đối ngoại, thanh toán quốc tế, các dịch vụ tài chính, ngân hàng quốc tế trên địa bàn Hà Nội. Ngoài trụ sở chính 344 Bà Triệu, Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội hiện có 10 Phòng giao dịch và 01 quầy giao dịch tại Sân bay quốc tế Nội Bài. Là một trong những chi nhánh hàng đầu của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Với hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, cung cấp các dịch vụ tự động hoá cao: VCB ONLINE, thanh toán điện tử liên ngân hàng, hệ thống máy rút tiền tự động ATM Connect 24… hệ thống thanh toán SWIFT toàn cầu và mạng lưới đại lý trên 1400 Ngân hàng tại 85 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, đảm bảo phục vụ tốt các yêu cầu của khách hàng. Đặc biệt trong chính sách phát triển, Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội luôn chú trọng đào tạo một đội ngũ cán bộ năng động, nhiệt tình và tinh thông nghiệp vụ. Hơn 20 năm phát triển và trưởng thành, Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội đã khẳng định vị thế quan trọng trong hoạt động kinh tế đối ngoại của Thủ đô, cung cấp các dịch vụ ngân hàng tài chính đa dạng và hiện đại đến mọi tổ chức kinh tế, cá nhân và các tổ chức tín dụng. 2) Sơ đồ tổ chức 1. Ban giám đốc 2. Phòng Quan hệ khách hàng 3. Phòng Tổng hợp 4. Phòng Tín dụng thể nhân 5. Phòng Quản lý rủi ro tín dụng 6. Phòng Kế toán Tài chính 7. Phòng Quản lý nợ 8. Phòng Tin học 9. Phòng Hành chính Nhân sự 10. Phòng Thanh Toán Thẻ 11. Phòng Ngân Quỹ 12. Phòng Thanh toán Xuất nhập khẩu 13. Phòng Kiểm tra nội bộ 14. Phòng Dịch vụ Ngân hàng 15. Phòng giao dịch số 1 Địa chỉ: 2 Hàng Bài, Hà Nội 16. Phòng giao dịch số 2 Địa chỉ: 14 Trần Bình Trọng, Hà Nội 17. Phòng giao dịch số 3 Địa chỉ: 1 Hàng Đồng, Hoàn Kiếm, Hà Nội 18. Phòng giao dịch số 4 Địa chỉ: 36 Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội 19. Phòng giao dịch số 5 Địa chỉ: Khu CC2 Bắc Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội 20. Phòng giao dịch số 6 Địa chỉ: 277 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội 21. Phòng giao dịch số 7 Địa chỉ: Tầng 1 Tòa nhà 434 Trần Khát Chân, Hai Bà Trưng, Hà Nội 22. Phòng giao dịch Yết Kiêu Địa chỉ: 14 Yết Kiêu, Hoàn Kiếm, Hà Nội 23. Phòng giao dịch Bát Đàn Địa chỉ: 48 Bát Đàn, Hoàn Kiếm, Hà Nội 24. Phòng giao dịch Hoàng Mai Địa chỉ: 89B Hồ Đền Lừ , Hoàng Mai, Hà Nội 25. Quầy giao dịch Nội Bài Địa chỉ: Tầng 1 Nhà Ga T1, Sân bay Quốc tế Nội Bài 3) Hoạt động của Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội 3.1 Dịch vụ ngân hàng Dịch vụ tài khoản (tài khoản cá nhân, tài khoản doanh nghiệp, trả lương tự động …) Tiết kiệm và đầu tư Chuyển và nhận tiền Dịch vụ cho vay cá nhân, hộ gia đình Thu đổi ngoại tệ, séc du lịch Doanh nghiệp phát hành trái phiếu Nhờ thu séc nội địa và quốc tế 3.2 Mua bán ngoại tệ Mua bán ngoại tệ giao ngay Mua bán ngoại tệ kỳ hạn Hoán đổi tiền tệ, lãi suất Hợp đồng quyền chọn Các sản phẩm phái sinh khác 3.3 Huy động vốn Tiết kiệm lĩnh lãi định kỳ Tiền gửi có kỳ hạn của các tổ chức và cá nhân Chứng chỉ tiền gửi ngoại tệ Các loại kỳ phiếu, trái phiếu Tiền gửi thanh toán 3.4 Tín dụng Cho vay vốn lưu động: khách hàng có thể lựa chọn theo từng lần hoặc vay theo hạn mức tín dụng. Cho vay dự án đầu tư để đổi mới công nghệ, đáp ứng nhu cầu tài sản cố định hoặc bất động sản của khách hàng. Cho vay chiết khấu bộ chứng từ. 3.5 Tài trợ thương mại Dịch vụ thông báo và thông báo sửa đổi LC Dịch vụ xác nhận LC Dịch vụ nhận bộ chứng từ gửi đi thanh toán theo LC, nhờ thu Dịch vụ thanh toán tiền hàng xuất khẩu Dịch vụ chiết khấu truy đòi Dịch vụ chiết khấu miễn truy đòi Dịch vụ chuyển nhượng LC Dịch vụ phát hành LC Dịch vụ thanh toán LC Ký hậu vận đơn/Ủy quyền nhận hàng theo LC, nhờ thu Bảo lãnh nhận hàng Thông báo và thanh toán nhờ thu 3.6 Bảo lãnh Bảo lãnh vay vốn Bảo lãnh thanh toán/ LC dự phòng Bảo lãnh dự thầu Bảo lãnh thực hiện Hợp đồng Bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm Bảo lãnh thanh toán tiền ứng trước Bảo lãnh khoản tiền giữ lại Bảo lãnh đối ứng Xác nhận bảo lãnh 3.7 Dịch vụ ngân hàng hiện đại Dịch vụ ngân hàng điện tử VCBMoney giúp khách hàng thực hiện các giao dịch ngân hàng ngay tại trụ sở làm việc của mình thông qua đường truyền điện thoại. Dịch vụ ngân hàng trực tuyến I-b@nking giúp khách hàng truy vấn thông tin tài khoản và tín dụng qua đường truyền internet. Dịch vụ ngân hàng qua điện thoại di động SMS Banking: tra cứu thông tin về tỉ giá, lãi suất, các điểm đặt ATM, thông tin tài khoản … bằng cách nhắn tin đến số 8170. 3.8 Thẻ tín dụng – Thẻ ghi nợ Dịch vụ thẻ và hệ thống máy ATM của Vietcombank mang đến khách hàng các giải pháp tài chính thông minh, các giao dịch tiện lợi và những giá trị không thể tính được bằng tiền … Thẻ tín dụng: VisaCard, MasterCard, American Express, JCB, Diners Club, …. Thẻ ghi nợ trong nước và quốc tế: Vietcombank Connect 24, Vietcombank MTV Mastercard, Vietcombank Visa Debit, Vietcombank SG24, …. 3.9 Dịch vụ ngân quỹ Kiểm đếm ngoại tệ/ VND Thu chi tiền mặt tại địa điểm yêu cầu Nhờ thu séc du lịch, séc thương mại Nhờ thu ngoại tệ/ VND không đủ tiêu chuẩn lưu hành 3.10 Liên kết sản phẩm Cho vay nhu cầu tiêu dùng cá nhân mua nhà, ô tô, du học …. Thanh toán hóa đơn điện nước, điện thoại, bảo hiểm, … qua máy rút tiền tự động ATM. Đại lý cho các công ty bảo hiểm lớn như Bảo Việt, AIA, Prudential …. 4) Tình hình hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu của Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội giai đoạn 2004 – 2009 Bảng 1: Tình hình thanh toán xuất nhập khẩu năm 2004 – 2009 (triệu USD) STT Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 1 Nhập khẩu 1.1 Thanh toán L/C 220.858 253.370 260.200 173.178 192.070 168.267 1.2 Nhờ thu và chuyển tiền 80.297 75.530 77.000 72.652 81.838 91.419 1.3 Tổng 301.155 328.900 337.200 245.830 273.908 259.686 2 Xuất khẩu 2.1 Thanh toán L/C 30.264 46.270 55.200 28.458 37.120 9.607 2.2 Nhờ thu và chuyển tiền 84.887 107.600 121.200 160.733 179.259 163.653 2.3 Tổng 115.151 153.870 176.400 189.191 216.379 173.260 3 Tổng XNK 416.306 482.770 513.600 435.021 490.287 432.946 4 Tăng 16.0% 6.4% -15.3% 12.7% -11.7% (Nguồn: Báo cáo tình hình thanh toán xuất nhập khẩu – phòng thanh toán xuất nhập khẩu – Vietcombank Hà Nội) Nhìn vào bảng trên có thể thấy kim ngạch thanh toán xuất nhập khẩu tăng đều trong các năm 2004 – 2006. Tuy nhiên, sang năm 2007, do đã tách 4 chi nhánh trực thuộc NHNT Hà Nội là Thành Công, Thăng Long, Chương Dương, Ba Đình, kim ngạch thanh toán xuất nhập khẩu chỉ đạt 435,021 nghìn USD, giảm 15,3% so với năm 2006. Và đến năm 2009, kim ngạch thanh toán xuất nhập khẩu lại tiếp tục giảm mạnh. Kết quả đó phản ánh đúng thực trạng suy thoái kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng đến khả năng xuất nhập khẩu của Việt Nam. Như chúng ta đã biết, hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta trong những năm qua chủ yếu là nhập siêu. Hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu của NHNT Hà Nội cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Doanh số thanh toán hàng nhập khẩu tại NHNT Hà Nội trong những năm qua rất cao. Cùng với sự tăng trưởng kinh tế đất nước, doanh số thanh toán hàng nhập khẩu qua ba năm 2004, 2005, 2006 cũng tăng lên. Năm 2004 doanh số thanh toán hàng nhập khẩu đạt 301,155 triệu USD. Năm 2005 doanh số thanh toán hàng nhập khẩu đạt 328,9 triệu USD, tăng 9,2% so với năm 2004 và đến năm 2006 doanh số này tăng lên đến 327,2 triệu USD, tăng 2,5% so với năm 2005. Cũng như tình hình hình chung đối với nền kinh tế và các ngân hàng khác, Doanh số thanh toán hàng xuất khẩu tại NHNT Hà Nội thấp hơn đáng kể so với doanh số thanh toán hàng nhập khẩu. Hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp tham gia hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại NHNT Hà Nội chủ yếu là các mặt hàng xuất khẩu với số lượng lớn nhưng giá trị lại không cao nên doanh số cũng không cao. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tỷ trọng kim ngạch thanh toán hàng xuất khẩu tăng lên rõ rệt. Đây là một thành công của ngân hàng trong việc duy trì ổn định thanh toán hàng xuất khẩu. Bảng 2: Tình hình thanh toán XNK theo các phương thức thanh toán năm 2004 – 2009 (triệu USD) Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Thanh toán L/C 251.122 299.640 315.400 201.636 229.190 177.874 Nhờ thu và chuyển tiền 165.184 183.130 198.200 233.385 261.097 255.072 Tổng kim ngạch 416.306 482.770 513.600 435.021 490.287 432.946 (Nguồn: Báo cáo tình hình thanh toán xuất nhập khẩu – Vietcombank Hà Nội) Thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ, đặc biệt trong những năm 2004 – 2006 chiếm tỷ trọng cao hơn hẳn so với hai phương thức còn lại. Thanh toán xuất nhập khẩu là hoạt động luôn chứa đựng nhiều rủi ro, đặc biệt trong điều kiện ngày nay kinh tế, chính trị thế giới có nhiều biến động thì đảm bảo an toàn trong thanh toán, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu vẫn lựa chọn phương thức tín dụng chứng từ làm phương thức thanh toán cho mình. Nhưng trong những năm gần đây, thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại NHNT Hà Nội lại có xu hướng giảm. Nguyên nhân là do có sự thay đổi trong cơ cấu thanh toán xuất nhập khẩu tại NHNT Hà Nội, thanh toán theo phương thức nhờ thu và chuyển tiền tiếp tục tăng lên, đồng thời NHNT Hà Nội còn phải chịu sự cạnh tranh ngày càng gay gắt với các NHTM khác trong lĩnh vực thanh toán quốc tế. Một nguyên nhân nữa đó là trong những năm gần đây, hoạt động chuyển tiền của NHNT đã được thực hiện một cách nhanh chóng, thuận tiện, an toàn với chi phí thấp nên rất nhiều doanh nghiệp đã chuyển sang lựa chọn phương thức này. Chương II: Thực trạng hoạt động thanh toán nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội năm 2009 Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ cho hàng hoá nhập khẩu tại Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội không những đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đem lại lợi nhuận cho Ngân hàng mà còn góp phần nâng cao uy tín của hệ thống Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam. Hoạt động thanh toán hàng hoá nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội được diễn ra theo một quy trình nhất định theo quy định của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam. I- Quy trình thanh toán nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội 1) Yêu cầu mở L/C 1.1 Nguồn vốn thanh toán: Khi mở L/C, khách hàng phải xác định nguồn vốn thanh toán là vốn tự có hay vốn vay. Đối với vốn vay NHNT Hà Nội, cán bộ tín dụng sẽ nhận và xem xét hồ sơ của khách hàng. Đối với vốn vay các tổ chức tín dụng khác, khách hàng phải xuất trình phiếu duyệt cho vay của tổ chức tín dụng này. Đối với vốn tự có, ký qũy dưới 100%, cán bộ tín dụng sẽ nhận và xem xét để xác định mức ký qũy cho từng bộ hồ sơ. Mức ký qũy này sẽ có thể thay đổi trong từng thời kỳ. Đối với trường hợp ký qũy 100%, cán bộ phòng thanh toán xuất nhập khẩu sẽ nhận và xử lý hồ sơ. 1.2 Hồ sơ mở L/C: - Hồ sơ pháp lý của công ty (Chỉ yêu cầu khi khách hàng lần đầu tiên giao dịch tại Phòng Thanh toán xuất nhập khẩu) · Giấy đăng ký kinh doanh · Mã số thuế · Mã số xuất nhập khẩu (Bộ hồ sơ pháp lý này phải được đóng dấu sao y bản chính và dấu giáp lai của công ty.) - Hồ sơ mở L/C: · Mẫu yêu cầu mở L/C do ngân hàng cung cấp. · Một bản sao hợp đồng mua bán ngoại thương hoặc các giấy tờ có giá trị tương đương như hợp đồng. · Văn bản cho phép nhập khẩu của Bộ thương mại hoặc Bộ quản lý chuyên môn (đối với những mặt hàng nhập khẩu có điều kiện) 1.3 Tiếp nhận và kiểm tra nội dung Sau khi nhận được đầy đủ hồ sơ, NHNT sẽ kiểm tra nội dung yêu cầu mở, nếu phát hiện sai sót hoặc mâu thuẫn với hợp đồng, NHNT sẽ liên lạc yêu cầu khách hàng xem xét sửa đổi lại. Bất kỳ một sự sửa đổi nào trên đơn xin mở L/C phải có chữ ký xác nhận của người có thẩm quyền. Sau khi hoàn tất hồ sơ mở L/C, NHNT sẽ phát hành L/C ra nước ngoài và khách hàng có thể liên hệ với cán bộ NHNT để lấy bản L/C gốc. 2) Sửa đổi L/C Khi muốn sửa L/C, khách hàng sẽ điền vào mẫu yêu cầu sửa L/C của ngân hàng, kèm theo các chứng từ khác như phụ lục hợp đồng (nếu có) hoặc thỏa thuận sửa đổi giữa người bán và người mua. Lưu ý: Bộ phận Tín dụng hay Thanh toán XNK nhận hồ sơ mở L/C của khách hàng, thì cũng sẽ nhận hồ sơ sở đổi của L/C trên. 3) Hủy L/C - Trường hợp hủy L/C trong thời hạn hiệu lực của L/C, khách hàng làm công văn xin hủy, NHNT Hà Nội sẽ điện cho ngân hàng thông báo L/C xin hủy, L/C sẽ được hủy khi NHNT Hà Nội nhận được điện chấp nhận từ ngân hàng nước ngoài. - NHNT Hà Nội sẽ giải tỏa số tiền ký qũy cho khách hàng khi: · L/C đã được hủy. · Sau 60 ngày kể từ ngày L/C hết hạn. Nếu khách hàng muốn số tiền ký qũy được giải tỏa trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày hết hiệu lực của L/C thì phải làm công văn cam kết với NHNT Hà Nội. Lưu ý: NHNT Hà Nội không chấp nhận hủy L/C trong trường hợp: - Khách hàng đã nhận hàng thông qua bảo lãnh nhận hàng của NHNT Hà Nội - Có tranh chấp thương mại mặc dù hai bên bán và mua đã đồng ý hủy nhưng chưa được sự chấp thuận hủy L/C của các Ngân hàng liên quan. 4) Thanh toán L/C 4.1 Tiếp nhận và kiểm tra chứng từ: Sau khi nhận được bộ chứng từ gửi đến từ ngân hàng nước ngoài, NHNT Hà Nội sẽ kiểm tra bộ chứng từ trên và sẽ làm thông báo bằng văn bản về tình trạng của bộ chứng từ. Nếu chứng từ hoàn toàn phù hợp với các điều kiện của L/C, khách hàng phải nhanh chóng làm thủ tục thanh toán và đến ngân hàng lấy chứng từ. Nếu chứng từ có sai sót: NHNT Hà Nội sẽ thông báo sai sót bằng văn bản, Quý khách hàng phải xem xét các sai sót đó và trả lời ngân hàng bằng văn bản trong vòng 02 ngày làm việc để ngân hàng có cơ sở trả lời ngân hàng nước ngoài. 4.2 Yêu cầu phát hành Bảo lãnh nhận hàng/Uỷ quyền nhận hàng Trường hợp hàng đã về đến cảng mà bộ chứng từ chưa về đến ngân hàng: · Quý khách hàng đã có B/L/AWB gốc, NHNT Hà Nội sẽ ký hậu B/L/ Phát hành Thư uỷ quyền nhận hàng trên cơ sở yêu cầu ký hậu vận đơn/yêu cầu phát hành uỷ quyền nhận hàng của Quý khách hàng. · Quý khách hàng không có B/L/AWB gốc, Ngân hàng sẽ phát hành bảo lãnh nhận hàng trên cơ sở yêu cầu phát hành bảo lãnh của Quý khách hàng. Lưu ý: NHNT Hà Nội chỉ ký hậu B/L, phát hành uỷ quyền nhận hàng, phát hành bảo lãnh nhận hàng khi khách hàng đã có đủ nguồn vốn để thanh toán khi bộ chứng từ về đến Ngân hàng. 4.3 Thanh toán L/C NHNT Hà Nội sẽ trích từ tài khoản của đơn vị để thanh toán cho ngân hàng nước ngoài theo quy định của L/C khi nhận được bộ chứng từ hoàn toàn phù hợp với các điều kiện của L/C. 5) Biểu phí STT DỊCH VỤ MỨC PHÍ 1 Phát hành thư tín dụng : 1.1 L/C Ký quỹ 100%, hoặc L/C đối ứng (trong trường hợp L/C qui định chỉ phải trả tiền L/C nhập khẩu sau khi nhận được tiền thanh toán của L/C xuất khẩu) 0,05% trị giá L/C; Tối thiểu 50USD; Tối đa 500 USD 1.2 L/C Miễn ký quĩ hoặc ký quĩ  < 100% hoặc đảm bảo bằng hình thức khác: Tối thiểu 50USD; Tối đa 2.000 USD + Phần trị giá L/C được ký quỹ. 0,05% trên phần trị giá L/C được ký quỹ + Phần trị giá L/C miễn ký quỹ hoặc được đảm bảo bằng hình thức khác:  thời gian tính phí  kể từ ngày phát hành  đến ngày hết hạn hiệu lực của L/C . 0,05% /tháng trên phần trị giá L/C miễn ký quỹ hoặc được đảm bảo bằng hình thức khác  2 Phí phát hành thư tín dụng sơ bộ 50 USD 3 Sửa đổi tăng trị giá và/hoặc gia hạn thời hạn hiệu lực của L/C :      3.1 Sửa đổi tăng trị giá và/hoặc gia hạn thời hạn hiệu lực đối với L/C ký quỹ 100%, L/C đối ứng nêu tại điểm 1.1.1: thu phí trên giá trị tăng thêm như mức phí phát hành L/C. Đối với sửa đổi gia hạn thời hạn hiệu lực, thì thu như  mức phí sửa đổi khác.            Như mức phí phát hành thư tín dụng 3.2 Sửa đổi tăng trị giá và/hoặc gia hạn thời hạn hiệu lực đối với  L/C miễn ký quỹ, ký quỹ < 100% hoặc đảm bảo bằng hình thức khác: Tuỳ từng trường hợp cụ thể thực hiện thu phí trên trị giá tăng thêm kể từ ngày yêu cầu điều chỉnh đến ngày hết hạn hiệu lực (hoặc đến ngày hết hạn hiệu lực mới, nếu có) của L/C, và /hoặc trên số dư L/C (trừ phần ký quỹ, nếu có)  kể từ ngày hết hiệu lực cũ đến ngày hết hạn hiệu lực mới. Như mức phí phát hành thư tín dụng 4 Sửa đổi khác 20 USD/lần 5 Hủy thư tín dụng theo yêu cầu 20 USD + Phí trả ngân hàng nước ngoài, nếu có 6 Thanh toán thư tín dụng (1 bộ chứng từ) 0,2% trị giá bộ chứng từ thanh toán; Tối thiểu 20 USD; Tối đa 500 USD 7 Chấp nhận thanh toán thư tín dụng trả chậm: 7.1 Bộ chứng từ đã  ký quỹ 100% : thu phí theo dõi và quản lý chứng từ 30 USD/1 bộ chứng từ 7.2 Bộ chứng từ chưa ký quỹ  hoặc ký quỹ dưới 100% : + Phần trị giá bộ chứng từ có  ký quỹ  tại VCB 30 USD + Phần trị giá bộ chứng từ chưa ký quỹ  hoặc được bảo đảm bằng hình thức khác :  thời gian tính phí kể từ ngày VCB thông báo chứng từ phù hợp cho khách hàng cho đến ngày đáo hạn   0,12%/tháng ; Tối thiểu 30 USD 8 Phí cầm giữ hồ sơ 15 USD/1bộ/quý  (tính tròn quý) 9 Bảo lãnh nhận hàng : 9.1 Phát hành bảo lãnh nhận hàng theo thư tín dụng 50 USD/1 bảo lãnh 9.2 Phí duy trì bảo lãnh nhận hàng  theo thư  tín dụng : + Hoàn trả bảo lãnh trong thời gian 60 ngày kể từ ngày phát hành bảo lãnh Miễn phí + Hoàn trả bảo lãnh trên 60 ngày kể từ ngày phát hành bảo lãnh Thu thêm 0,15%/tháng trên trị giá bảo lãnh. Tối thiểu  50 USD 9.3 Sửa đổi bảo lãnh nhận hàng 20 USD 10 Ký hậu vận đơn (trước khi chứng từ về qua đường ngân hàng) 15 USD theo thư tín dụng 11 Tư vấn phát hành thư tín dụng đặc biệt phức tạp theo yêu cầu của KH Thu theo thoả thuận; Tối thiểu  20 USD II- Tình hình hoạt động thanh toán nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ năm 2009 Tại NHNT Hà Nội áp dụng chủ yếu ba phương thức thanh toán xuất nhập khẩu là chuyển tiền, nhờ thu và tín dụng chứng từ. Trong đó, phương thức tín dụng chứng từ luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số thanh toán xuất nhập khẩu bởi những ưu điểm của nó trong thanh toán, tính công bằng trong phân chia quyền lợi và nghĩa vụ giữa người mua và người bán. Bảng 3: Tình hình thanh toán xuất nhập khẩu năm 2009 (nghìn USD) Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Nhờ thu 2377 1157 4311 2994 1159 5284 1403 3206 3054 2981 2622 2463 L/C 10551 13714 14969 17219 16793 16066 13842 11976 15966 9338 17369 20071 T/T 33031 10442 12625 26179 15303 16581 17539 20530 15947 17377 17817 18691 Tổng 45958 25313 31906 46391 33255 37930 32785 35711 34967 29696 37809 41226 (Nguồn: Báo cáo tình hình thanh toán xuất nhập khẩu – phòng thanh toán xuất nhập khẩu – Vietcombank Hà Nội) Tháng 1, thanh toán bằng phương thức nhờ thu chỉ đạt 10,551 triệu USD, chiếm 29% tổng kim ngạch thanh toán xuất nhập khẩu. Trong khi thanh toán bằng phương thức chuyển tiền chiếm tới 72% tổng kim ngạch. Điều đó chứng tỏ rằng rất nhiều doanh nghiệp đã chuyển sang lựa chọn phương thức này do hoạt động chuyển tiền của NHNT Hà Nội trong thời gian gần đây đã được thực hiện một cách nhanh chóng, thuận tiện, an toàn với chi phí thấp. Các tháng tiếp theo, phương thức thanh toán bằng L/C dần lấy lại vị thế của mình là một phương thức thanh toán phổ biến và được nhiều doanh nghiệp ưa chuộng. Tháng 2, doanh số của hoạt động thanh toán theo phương thức này đã chiếm tới 54% tổng kim ngạch. Và các tháng tiếp theo lần lượt là: 47%, 37%, 50%, 42%, 42%, 34%, 46%, 31%, 46%, 49%. Và đóng góp đáng kể cho sự tăng trưởng của kim ngạch thanh toán xuất nhập khẩu phải kể đến bộ phận doanh số thanh toán L/C nhập khẩu. Đây là bộ phận có tốc độ tăng trưởng ổn định, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch thanh toán xuất nhập khẩu và đang là một hoạt động chủ yếu của phòng thanh toán xuất nhập khẩu Chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội. Bởi lẽ: - Trước hết, phương thức tín dụng chứng từ là phương thức Thanh toán quốc tế phổ biến và an toàn nhất trong điều kiện hiện nay. - Thứ hai, hầu hết khách hàng có giao dịch thanh toán với SGD chỉ chuyên kinh doanh hàng nhập khẩu thường xuyên nhập khẩu nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất kinh doanh. - Thứ ba, do đặc điểm kinh tế – xã hội Việt Nam hiện nay đã có những bước phát triển mới, giao lưu thương mại quốc tế đã tăng lên nhiều lần. Vì vậy, hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại NHNT Hà Nội chủ yếu phục vụ cho việc mở L/C và thanh toán cho L/C nhập khẩu. Bảng 4: Tình hình thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ năm 2009 (nghìn USD) Tháng L/C nhập L/C xuất Tổng Tháng 1 9571.08 90.7% 979.93 9.3% 10551.01 Tháng 2 12767.00 93.1% 946.87 6.9% 13713.87 Tháng 3 13822.05 92.3% 1146.86 7.7% 14968.91 Tháng 4 16151.92 93.8% 1067.08 6.2% 17219.00 Tháng 5 16228.67 96.6% 564.36 3.4% 16793.03 Tháng 6 15548.00 96.8% 517.92 3.2% 16065.92 Tháng 7 13452.77 97.2% 389.57 2.8% 13842.34 Tháng 8 11651.74 97.3% 323.87 2.7% 11975.61 Tháng 9 15035.51 94.2% 930.03 5.8% 15965.54 Tháng 10 8587.43 92.0% 750.48 8.0% 9337.91 Tháng 11 16542.06 95.2% 827.38 4.8% 17369.44 Tháng 12 18908.37 94.2% 1163.01 5.8% 20071.38 (Nguồn: Báo cáo tình hình thanh toán xuất nhập khẩu – phòng thanh toán xuất nhập khẩu – Vietcombank Hà Nội) Thanh toán L/C nhập khẩu trong 12 tháng năm 2009 luôn chiếm trên 90% tổng thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ. Kết quả đó phản ánh đúng thực trạng tình hình xuất nhập khẩu năm 2009 chủ yếu là nhập siêu. Bảng 5: Kim ngạch xuất nhập khẩu và cán cân thương mại năm 2009 (tỷ USD) (Nguồn: Số liệu Thống kê Hải quan Việt Nam) Năm 2009, tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam có nhiều biến động mạnh. Do tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính toàn cầu khiến giá hàng hoá, vật tư, máy móc, thiết bị giảm mạnh, nhiều mặt hàng sản xuất trong nước đã dần thay thế được hàng nhập khẩu, tiêu thụ trong nước chậm nên kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của cả nước trong năm 2009 giảm mạnh so với năm 2008. Tuy nhiên một số loại hàng hóa khác vẫn còn có mức nhập khẩu cao. Do đó, mặc dù giá nhập khẩu giảm nhưng kim ngạch nhập khẩu giảm chậm, dẫn đến mức nhập siêu vẫn còn tương đối cao. III- Đánh giá chung về hiệu quả hoạt động thanh toán nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ 1) Hiệu quả thể hiện qua quy trình thanh toán nhập - Tính chặt chẽ của quy trình được thể hiện ở các điểm sau: + Trong mọi trường hợp khi nhận được thư yêu cầu mở và điều chỉnh L/C của khách hàng, sau khi kiểm tra nội dung theo mẫu quy định của NHNT Hà Nội, ngân hàng sẽ kiểm tra nguồn vốn và khả năng thanh toán của khách hàng đối với L/C để yêu cầu ký quỹ hoặc xem xét điều kiện miễn giảm ký quỹ theo yêu cầu của giám đốc chi nhánh. + Mặc dù bộ chứng từ gửi hàng đã được ngân hàng gửi chứng từ kiểm tra tính phù hợp so với L/C trước khi chuyển tới NHNT Hà Nội song tại NHNT Hà Nội, các kiểm soát viên vẫn phải kiểm tra lại trước khi thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu, nếu kiểm tra thấy sai sót NHNT Hà Nội sẽ thông báo kịp thời cho các bên liên quan và hoãn việc thanh toán. - Sơ hở còn tồn tại trong quy trình thanh toán: Trường hợp nhà nhập khẩu không chịu nhận chứng từ gửi hàng để lãnh hàng mặc dù bộ chứng từ trên hoàn toàn phù hợp với L/C, NHNT Hà Nội sẽ gặp phải một số khó khăn nhất định. - Sự phù hợp của quy trình thanh toán đối với hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp tham gia: + Thuận tiện: Mức ký quỹ của khách hàng từ 0% - 100% giá trị thanh toán các mức ký quỹ phổ biến ở NHNT Hà Nội được quy định như sau: · Các khách hàng không phải ký quỹ mở L/C là những khách hàng tài khoản tiền gửi lớn tại NHNT Hà Nội, Hoạt động kinh doanh ổn định, có tín nhiệm cao trong thanh toán. · Các khách hàng ký quỹ 10% - 30% giá trị L/C là trường hợp phổ biến nhất. · Các khách hàng ký quỹ 100% giá trị L/C là những khách hàng lần đầu đến giao dịch tại NHNT Hà Nội hay tình hình tài chính gần đây không tốt. + Bất tiện: Bộ chứng từ trước khi tới tay nhà nhập khẩu phải được giao cho ngân hàng gửi chứng từ, ngân hàng mở L/C. Tuy nhiên trên thực tế hàng hóa thường tới trước bộ chứng từ gửi hàng và do vậy với quy định trên sẽ dẫn đến khó khăn, thiệt hại cho nhà nhập khẩu do có thể phải chịu chi phí lưu kho nhưng hạn chế rủi ro cho Ngân hàng. Đây là mối quan hệ mà Ngân hàng cần quan tâm xem xét để hoàn thiện quy trình thanh toán hàng nhập và nâng cao hiệu quả của công tác trên. 2) Hiệu quả thể hiện qua doanh số thanh toán. Bảng 6: Tình hình thanh toán hàng nhập khẩu năm 2009 (nghìn USD) Tháng L/C nhập Chuyển tiền và nhờ thu Tổng nhập Tháng 1 9571.08 35.4% 17442.84 64.6% 27013.92 Tháng 2 12767.00 79.5% 3300.74 20.5% 16067.74 Tháng 3 13822.05 69.9% 5952.85 30.1% 19774.90 Tháng 4 16151.92 46.2% 18809.49 53.8% 34961.41 Tháng 5 16228.67 84.7% 2936.72 15.3% 19165.39 Tháng 6 15548.00 69.6% 6805.53 30.4% 22353.53 Tháng 7 13452.77 72.1% 5205.65 27.9% 18658.42 Tháng 8 11651.74 63.5% 6691.39 36.5% 18343.13 Tháng 9 15035.51 73.6% 5384.54 26.4% 20420.05 Tháng 10 8587.43 58.9% 6000.36 41.1% 14587.79 Tháng 11 16542.06 70.8% 6833.52 29.2% 23375.58 Tháng 12 18908.37 75.7% 6055.73 24.3% 24964.10 (Nguồn: Báo cáo tình hình thanh toán xuất nhập khẩu – phòng thanh toán xuất nhập khẩu – Vietcombank Hà Nội) Qua bảng thanh toán ta nhận thấy mặc dù tình hình nhập khẩu của Việt Nam trong các tháng năm 2009 đều có xu hướng tăng nhưng thanh toán nhập khẩu qua NHNT Hà Nội không có dấu hiệu tăng. Không những thế, tỷ trọng thanh toán L/C nhập so với tổng kim ngạch của hoạt động thanh toán nhập nói chung còn thấp. Nguyên nhân là do: + Thị phần thanh toán qua NHNT Hà Nội giảm, một số mặt hàng chủ lực phần lớn thanh toán qua các chi nhánh Ngân hàng nước ngoài và một số Ngân hàng thương mại cổ phần. + Số lượng chứng từ không giảm nhưng kim ngạch thấp. Chứng từ trình qua NHNT Hà Nội vẫn còn có sai sót, do vậy bị giá phía nước ngoài gây khó dễ như chậm thanh toán hoặc đòi giảm giá. +Một số đơn vị đã chuyển một phần hoạt động thanh toán bằng L/C sang thanh toán bằng phương thức chuyển tiền do các bên đã giao dịch lâu dài tin cậy lẫn nhau, họ chuyển tiền vừa nhanh vừa đỡ tốn phí. + Ngoài ra ảnh hưởng của cuộc hủng hoảng kinh tế, tài chính toàn cầu làm cho kim ngạch thanh toán xuất khẩu của Việt Nam giảm. + Năm 1998, Chính phủ ban hành nghị định quản lý ngoại hối buộc các cơ quan, đơn vị có nguồn thu ngoại tệ phải bán lại cho các ngân hàng có chức năng kinh doanh ngoại tệ. Do vậy số dư tài khoản ngoại tệ của các doanh nghiệp nhập khẩu bị giảm không đủ để mở L/C nhập. Muốn mở phải vay hoặc mua ngoại tệ của ngân hàng. Nhưng thủ tục cho vay và bán ngoại tệ dựa trên nhiều tiêu chuẩn, do vậy đôi khi doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc mở L/C nhập do đó phải chuyển sang phương thức thanh toán khác. Chương III: Một số đề xuất để nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ I- Định hướng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại NHNT HN 1) Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009 Tính cho đến cuối năm 2009, Vietcombank Hà Nội huy động nguồn vốn đạt 8.355 tỷ đồng, dư nợ cho vay đạt 3.125 tỷ đồng, kim ngạch thanh toán XNK đạt 433 triệu USD, phát hành trên 110 nghìn thẻ Connect24, trên 5.000 thẻ tín dụng quốc tế; và lợi nhuận đạt 125 tỷ đồng trước khi trích lập DPRR. (Nguồn: 2) Mục tiêu kinh doanh năm 2010 - Tổng nguồn vốn tăng 7% so với năm 2009, đạt 8940 tỷ đồng. - Dư nợ cho vay tăng 26%, đạt 3937,5 tỷ đồng. - Doanh số thanh toán XNK tăng 21%, đạt 524 triệu USD - Lợi nhuận sau thuế đạt 130 tỷ đồng. (Nguồn: Bản công bố thông tin của NHNT Hà Nội) 3) Tầm nhìn đến năm 2015 Đạt các chỉ tiêu theo thông lệ quốc tế về ngân hàng (BIS) và chỉ số an toàn vốn (CAR) theo tiêu chuẩn quốc tế. Nâng cao năng lực quản lý điều hành. Mở rộng mạng lưới hoạt động. Phát triển các dịch vụ ngân hàng mới trên nền tảng công nghệ hiện đại. Giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam, ngân hàng lớn trong khu vực. Ứng dụng mô hình tổ chức hiện đại, kiện toàn quy chế và quy trình hóa nghiệp vụ ngân hàng. Trở thành tập đoàn tài chính đa năng, có quy mô lớn ở Châu Á vào năm 2015 – 2020 với phạm vi hoạt động trên toàn thế giới. (Nguồn: Bản công bố thông tin của NHNT Hà Nội) 4) Định hướng phát triển Cơ cấu lại tổ chức và hệ thống quản lý theo mô hình hướng tới khách hàng và theo chuẩn mực của ngân hàng hiện đại. Lành mạnh hoá hệ thống tài chính và tiến tới đạt các chỉ tiêu theo thông lệ quốc tế về ngân hàng. Đa dạng hoá hoạt động kinh doanh ngân hàng bao gồm cả hoạt động ngân hàng bán buôn và hoạt động ngân hàng bán lẻ. Mở rộng quan hệ khách hàng với mọi thành phần kinh tế, chú trọng hơn tới các khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ. Mở rộng mạng lưới và các kênh hoạt động ngân hàng trên địa bàn Hà Nội. Phát triển nhanh các sản phẩm và dịch vụ của Ngân hàng Ngoại thương dựa trên nền tảng của công nghệ hiện đại. Phát huy vai trò chủ đạo trên thị trường tiền tệ, kinh doanh ngoại tệ và hoạt động xuất nhập khẩu. Tăng cường đào tạo, đào tạo lại và tuyển dụng mới cán bộ, tạo lập nguồn nhân lực chất lượng cao của ngân hàng, đáp ứng nhu cầu phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Xây dựng trụ sở và tạo lập không gian giao dịch ngân hàng hiện đại, khang trang, không ngừng nâng cao và hoàn thiện ứng dụng công nghệ trong quản lý và kinh doanh ngân hàng nhằm đa dạng hoá hoạt động nghiệp vụ và đa dạng hoá khách hàng. (Nguồn: Bản công bố thông tin của NHNT Hà Nội) II- Một số đề xuất để nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ 1) Tăng cường hoạt động Marketing Thông qua hoạt động Marketing, ngân hàng có thể củng cố và tạo được hình ảnh tốt đẹp đối với các ngân hàng khác và khách hàng. Trên cơ sở đó giữ vững và thu hút thêm lượng khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán xuất nhập khẩu nói chung và thanh toán nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ nói riêng của NHNT Hà Nội. Bên cạnh đó, thông qua hoạt động Marketing NHNT Hà Nội cũng có thể giới thiệu và kích thích khách hàng sử dụng các sản phẩm mới của ngân hàng, từ đó giúp ngân hàng tăng thị phần và doanh thu từ hoạt động này. 2) Hoàn thiện quy trình thanh toán tín dụng chứng từ hàng nhập khẩu Cần định mức ký quỹ một cách hợp lý. Nếu định mức kí quỹ thấp rất có thể mang tới rủi ro không thanh toán hay rủi ro tỷ giá. Nhưng nếu định mức trên cao sẽ gây khó khăn cho nhà nhập khẩu, nhà nhập khẩu sẽ sẵn sáng từ bỏ ngân hàng chuyển sang quan hệ với ngân hàng khác chấp nhận mức ký quỹ thấp hơn. Chính vì vậy khi xác nhận định mức kí quỹ ngân hàng cần dựa vào những yếu tố sau đây: - Uy tín và khả năng thanh toán của nhà nhập khẩu. - Khả năng tiêu thụ sản phẩm - Hiệu quả kinh tế của lô hàng nhập về. - Biến động về tỷ giá 3) Nâng cao năng lực, trình độ cho cán bộ thanh toán xuất nhập khẩu Chất lượng hoạt động thanh toán phụ thuộc rất nhều vào trình độ cán bộ thanh toán nên NHNT Hà Nội cần chú trọng đến việc nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ thanh toán xuất nhập khẩu. 4) Hoàn thiện và đổi mới công nghệ ngân hàng phục vụ công tác thanh toán xuất nhập khẩu Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như vũ bào, các ngân hàng cần phải chủ động nắm lấy thời cơ và mạnh dạn đầu tư công nghệ vào hoạt động ngân hàng để có thể hội nhập và nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình. Mạnh dạn ứng dụng các công nghệ ngân hàng mới trên thế giới để nâng cao hiệu quả thanh toán. Đồng thời với việc hiện đại hoá công nghệ thì ngân hàng cũng cần phải đảm bảo an toàn về công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng để giữ vững uy tín của ngân hàng trên thị trường. 5) Phát triển hệ thống các ngân hàng đại lý Xây dựng hệ thống phân loại và chính sách quan hệ đại lý phù hợp để nâng cao uy tín quốc tế, tạo điều kiện tốt nhất cho việc thực hiện các giao dịch tại ngân hàng. Đồng thời khai thác hệ thống thanh toán của ngân hàng đại lý để phục vụ cho nhu cầu thanh toán của NHNT Hà Nội. Ngoài ra, SGD I còn học hỏi được kinh nghiệm quản lý của các ngân hàng nước ngoài. 6) Thực hiện tốt dịch vụ tư vấn cho khách hàng Hiệu quả hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu không chỉ phụ thuộc vào ngân hàng mà còn phụ thuộc vào khách hàng, đó là các đơn vị hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu tham gia thanh toán tại ngân hàng. Như ta đã biết, kinh nghiệm về kinh doanh ngoại thương, sự am hiểu về thông lệ và tập quán quốc tế trong kinh doanh quốc tế và thanh toán xuất nhập khẩu của các đơn vị này còn hạn chế. Do đó, để có thể giảm bớt rủi ro và đem lại hiệu quả trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu, các cán bộ làm nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu cần tư vấn cho khách hàng khi ký kết hợp đồng XNK nên chọn điều kiện thương mại nào; Tư vấn cho khách hàng chọn phương thức thanh toán nào có lợi nhất... KẾT LUẬN Việt Nam bước vào nền kinh tế thị trường và hội nhập vào nền kinh tế mậu dịch thế giới từ cuối thập niên 80. Hoạt động thương mại và Ngân hàng đang ngày một sôi động và phát triển, nhất là khi có sự hiện diện của các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các chi nhánh Ngân hàng nước ngoài. Hoạt động thanh toán hàng hoá xuất nhập khẩu không những tăng lên về kim ngạch mà tăng lên cả về quy mô và chất lượng. Cùng với sự phát triển đó, hoạt động của các Ngân hàng thương mại trong nước ngày càng được mở rộng. Tuy nhiên, hoạt động này cũng vấp phải rất nhiều khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt với các Ngân hàng liên doanh, các chi nhánh Ngân hàng nước ngoài. NHNT Hà Nội cũng đang đứng trước thực trạng đó. Để đứng vững duy trì và phát triển uy tín của mình trên thị trường quốc tế thì việc nâng cao chất lượng thanh toán hàng hoá theo phương thức tín dụng chứng từ nói chung và thanh toán nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ nói riêng là yêu cầu bức thiết với Ngân hàng. Trong thời gian thực tập tại phòng thanh toán xuất nhập khẩu, NHNT Hà Nội, em đã tiếp thu được những kiến thức bổ ích về hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu nói chung và hoạt động thanh toán nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ nói riêng tại NHNT Hà Nội. Một lần nữa em xin gửi lời cảm ơn tới cô chú, anh chị phòng thanh toán xuất nhập khẩu tại NHNT Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ để bài báo cáo kiến tập của em được hoàn thành. Xin chân thành cảm ơn thầy giáo TXH đã hướng dẫn em hoàn thành đề tài này! TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình “Thanh toán quốc tế trong ngoại thương” – PGS Đinh Xuân Trình – Năm 2006 2. Bản công bố thông tin của NHNT Việt Nam năm 2007. 3. Bản công bố thông tin của NHNT Hà Nội năm 2008. 4. Báo cáo tình hình thanh toán XNK thường niên của NHNT Hà Nội các năm 2004, 2005, 2006, 2007, 2008, 2009. 5. Tình hình xuất nhập khẩu tháng 12 và năm 2009: 6. Và một số báo, tạp chí điện tử khác. NHẬN XÉT CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbai hoan chinh.doc
Tài liệu liên quan