MỤC LỤC. 1
LỜI NÓI ĐẦU 3
CHƯƠNG I: LÝ THUYẾT VỀ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 4
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CHUNG 4
1. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài 4
2. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài 4
3. Những nhân tố ảnh hưởng tới thu hút vốn FDI 6
II. ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ (CỦA NƯỚC NHẬN ĐẦU TƯ) 8
1. Những ảnh hưởng tích cực của FDI 8
2. Những ảnh hưởng tiêu cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài 11
CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN GẦN ĐÂY 15
1. Những thuận lợi và khó khăn của Việt Nam trong việc thu hút vốn FDI 15
1.1. Những thuận lợi 15
b. Môi trường xã hội và chính trị ổn định. 15
c. Đường lối đối ngoại mở rộng và tích cực. 16
d. Có những lợi thế so sánh. 16
1.2. Khó khăn trong việc thu hút vốn FDI 18
a. Nền kinh tế thị trường còn sơ khai 18
b. Năng lực của đối tác Việt Nam còn nhiều hạn chế. 19
c. Thể chế và luật pháp còn nhiều nhược điểm 20
d. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật chưa cao. 20
II. Thực trạng thu hút FDI ở Việt Nam trong thời gian qua. 21
1. FDI từ năm 1988 – 2011. 21
2. Đánh giá tình hình giải ngân của các dự án đầu tư FDI. 31
II. Đánh giá tác động của nguồn vốn FDI đến nền kinh tế Việt Nam 33
1. Tác động tích cực: 33
2. Tác động tiêu cực: 36
Chương III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 38
1. Nhóm giải pháp về quy hoạch: 38
2. Nhóm giải pháp về luật pháp, chính sách: 38
4. Nhóm giải pháp về cải thiện cơ sở hạ tầng: 39
5. Nhóm giải pháp về lao động, tiền lương: 40
6. Nhóm giải pháp về cải cách hành chính: 41
KẾT LUẬN 42
42 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1471 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng huy động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong thời gian gần đây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
từ Bắc vào Nam và từ Ðông sang Tây phù hợp với nhiều loại cây trồng có giá trị xuất khẩu như lúa, cà phê, cao su, tiêu, điều. Tiềm năng đất có khả năng canh tác nông nghiệp của cả nước khoảng từ 10-11 triệu ha trong đó mới chỉ sử dụng được 6, 9 triệu ha đất nông nghiệp gồm 5, 6 triệu ha là đất trồng cây hàng năm (lúa: 4, 144 triệu ha; màu, cây công nghiệp ngắn ngày: 1, 245 triệu ha) và 1, 3 triệu ha là đất trồng cây ăn quả và cây lâu năm khác (cà phê, cao su, dâu tằm, hồ tiêu, cam, chanh, quít...).
Việt Nam có dân số trẻ trên 60% trong độ tuổi lao đông, nguồn lao động dồi dào trên 60% trong độ tuổi lao động và đặc biệt là sự chăm chỉ, cần cù, lao động giá rẻ.
Nếu so sánh với các nước ở trong khu vực Đông- Nam Á và thế giới, thì thấy rằng: Nước ta tuy có diện tích đất liền không lớn, nhưng có vị trí địa chất, địa lý thuận lợi tạo tiền đề cho sự phát triển của đất nước.
Tóm lại, những lợi thế của Việt Nam sẽ là điều kiện để các nhà đầu tư khai thác, mở rộng thị trường, tìm kiếm lợi nhuận cao. Vấn đề là chúng ta phải biết lựa chọn các nhà đầu tư thực sự có tiềm lực, muốn làm ăn lâu dài. Đồng thời Việt Nam cần có chính sách mềm dẻo và khôn khéo để vừa thu hút các vốn FDI vừa đảm bảo khai thác có hiệu quả nhữg lợi thế của mình theo nguyên tắc giữ vững độc lập chủ quyền và hai bên cùng có lợi.
1.2. Khó khăn trong việc thu hút vốn FDI
Bên cạnh những mặt thuận lợi thu hút vốn FDI còn gặp rất nhiều khó khăn, trong đó một số vấn đề khó khăn đặc biệt phải kể đến nhu sau:
a. Nền kinh tế thị trường còn sơ khai
Hơn 20 năm qua nền kinh tế của Việt Nam đã thành công trong việc chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Tuy nhiên, nền kinh tế thị trường của Việt Nam còn rất sơ khai. Tính chất sơ khai được biểu hiện ở những khía cạnh như:
Thị trường hàng hoá dịch vụ đã hình thành nhưng còn hạn hẹp và còn nhiều hiện tượng tiêu cực (hàng giả, hàng lậu, hàng nhái nhãn hiệu làm rối loạn thị trường).
Thị trường hàng hoá sức lao động mới manh nha. Một số trung tâm giới thiệu việc làm và xuất khẩu lao động mới xuất hiện nhưng đã nảy sinh nhiều hiện tượng khủng hoảng. Nét nổi bật của thị trường này là sức cung về lao động lành nghề nhỏ hơn rất nhiều so với mức cầu.
Thị trường tiền tệ và thị trường vốn đã có nhiều tiến bộ nhưng vẫn còn nhiều trắc trở. Rất nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân rất thiếu vốn nhưng không vay được vì vướng về thủ tục. Trong khi nhiều ngân hàng thương mại lại không thể cho vay nên để dư nợ quá hạn đến mức báo động. Thị trường chứng khoán đã đi vào hoạt động nhưng vẫn còn thiếu “hàng hoá” để mua bán và chưa được kiểm soát chặt chẽ.
Trình độ sơ khai của nền kinh tế thị trường của Việt Nam chưa đủ đảm bảo cho một môi trường đầu tư thuận lợi, chưa thực sự có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với các nhà đầu tư. Sự yếu kém này đang đặt ra thách thức lớn đối với chính sách thu hút vốn FDI của Việt Nam.
b. Năng lực của đối tác Việt Nam còn nhiều hạn chế
Các đối tác Việt Nam hiện nay vẫn còn chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp nhà nước (chiếm 98%). Trên thực tế trình độ năng lực của các doanh nghiệp này còn nhiều hạn chế và yếu kém. Theo kết quả điều tra của viện Nghiên cứu kinh tế trung ương và Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật bản cho thấy Phần lớn các doanh nghiệp nước ta đang sử dụng công nghệ tụt hậu so với mức trung bình của thế giới từ 2 - 3 thế hệ. 80% - 90% công nghệ nước ta đang sử dụng là công nghệ ngoại nhập. Có 76% máy móc, dây chuyền công nghệ nhập thuộc thế hệ 1950 - 1960, 75% số thiết bị đã hết khấu hao, 50% là đồ tân trang. Rất nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh đang sử dụng máy móc, thiết bị do các doanh nghiệp nước ngoài đã thải bỏ. Tính chung cho các doanh nghiệp, mức độ thiết bị hiện đại chỉ có 10%, trung bình 38% lạc hậu và rất lạc hậu 52%. Đặc biệt ở khu vực sản xuất nhỏ, thiết bị ở mức lạc hậu và rất lạc hậu chiếm 75%. Trong khi đó, các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư đổi mới công nghệ ớ mức thấp, chi phí chỉ khoảng 0,2 - 0,3% doanh thu, so với mức 5% ở ấn Độ hay 10% ở Hàn Quốc. Theo đánh giá của Bộ KH&CN thì đổi mới công nghệ thuộc loại năng lực yếu nhất của các doanh nghiệp Việt Nam.
Sự lạc hậu về công nghệ và kỹ thuật sẽ tạo ra chất lượng sản phẩm thấp và không ổn định làm cho doanh nghiệp khó khăn trong việc lựa chọn mặt hàng kinh doanh, hạn chế khả năng cạnh tranh bằng giá (giá thành các sản phẩm trong nước cao hơn các sản phẩm nhập khẩu từ 20% - 40%).
Các hoạt động R&D chưa thực sự được các công ty quan tâm một cách thích đáng. Phần lớn chỉ giành một phần kinh phí rất hạn hẹp (dưới 0.2% doanh thu) cho hoạt động này. Công tác nghiên cứu thị trường còn rât yếu kém. Theo số liệu của Tổng Cục thống kê, trong 1 cuộc điều tra với 175 doanh nghiệp thì có 16% tiến hành nghiên cứu thường xuyên, 84% không thường xuyên. Chưa đầy 10% tiến hành nghiên cứu thị trường nước ngoài.
Với quy mô còn nhỏ bé, lại yếu kém về năng lực tổ chức sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp Việt Nam chưa trở thành các đối tác thực sự tin cậy và ngang tầm để các nhà đầu tư tin tưởng đặt quan hệ làm ăn lâu dài. Đây cũng là khó khăn trở ngại rất lớn mà chúng ta cần phấn đấu để nhanh chóng vượt qua.
c. Thể chế và luật pháp còn nhiều nhược điểm
Trong những thập kỷ vừa qua, Nhà nước đã đạt được những kết quả đáng kể trong việc xây dựng hệ thống pháp luật. Tuy vậy, hệ thống luật pháp của Việt Nam vẫn còn tồn tại một số nhược điểm sau:
- Tính minh bạch, nhất quán và ổn định của của luật pháp là nhược điểm lớn nhất, đồng thời cũng là đòi hỏi của nhà đầu tư nước ngoài. Chính sự thiều minh bạch của luật pháp đã tạo ra những kẽ hở cho tệ nạn nhũng nhiễu, lộng quyền và gây phiền hà với các nhà đầu tư. Tình trạng không nhất quán và không ổn định của luật pháp kéo theo những thay đổi khó lường trước đối với doanh nghiệp và làm cho một số nhà đầu tư không thể thực hiện được những dự tính ban đầu của mình.
- Các văn bản quy phạm pháp luật thiếu tính nhất quán về nội dung và thời hiệu thi hành. Nhiều nội dung còn dừng lại ở mức chung chung chưa có thông tư hướng dẫn cụ thể. Sự mâu thuẫn và chồng chéo giữa các luật với nhau, giữa luật và pháp lệnh, nghị định, thông tư đã làm cho các đối tượng thi hành luật gặp nhiều khó khăn, đồng thời cũng chính là kẽ hở để các tổ chức và cá nhân lách luật trong các hoạt động không hợp pháp.
- Tình trạng phép vua thua lệ làng là khá phổ biến trong việc một số cơ quan trung ương và chính quỳên địa phương tự ý ban hành các văn bản trái với luật hoặc không thi hành luật.
Hiện tại thì hệ thống luật của Việt Nam còn nhiều mẫu thuẫn và chưa phù hợp với các cam kết quốc tế đã tham gia. Yêu cầu này đã được đặt ra cách đây nhiều năm song nhiệm vụ sửa đổi này tiến hành rất chậm so với tiến độ đặt ra.
d. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật chưa cao.
Kết cấu hạ tầng của Việt Nam chưa phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế về chi phí và chất lượng. Mặc dù hạ tầng cơ sở đã được cải thiện trong những năm qua nhưng khả năng sẵn có và chất lượng kết cấu của Việt Nam vẫn dưới mức trung bình trong khu vực. Theo kết quả điều tra do Viện Nghiên cứu phát triển Đức (GDI) tiến hành cho thấy hơn 2/3 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải dùng đường bộ để vận tải hàng hoá của mình. Hầu hết các nhà đầu tư nước ngoài được phỏng vấn đều chì trích hệ thống vận tải nghèo nàn là một trở ngại lớn trong kinh doanh. Đồng thời họ còn cho biết, chi phí vận tải của Việt Nam còn cao hơn nhiều so với bình quân chung trong khu vực và hầu hết các nước quanh vùng. Chẳng hạn giá vận chuyển một Container 40feet từ Việt Nam đi Nhật Bản là 1500 USD, gấp 2 lần so với Malaysia, cao hơn 500USD so với Philipin, 600USD so với Ấn Độ, 200USD so với từ Thái Lan. Theo đánh giá của UNDP thì mật độ đường giao thông /km của Việt Nam chỉ bằng 1% mức trung bình của thế giới, tốc độ truyền thông trung bình của Việt Nam chậm hơn thế giới 30 lần.
Hầu hết các dự án kết cấu hạ tầng sử dụng nhiều vốn. Cho đến nay, đầu tư vào kết cấu hạ tầng chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước, bao gồm viện trợ ODA và các khoản vay ưu đãi. Sự tham gia của khối tư nhân vào xây dựng kết cấu hạ tầng vẫn còn nhiều hạn chế và chủ yếu là theo hình thức xây dựng-kinh doanh-chuyển giao trong lĩnh vực cung cấp điện, nước, viễn thông. Quản lý và kinh doanh kết cấu hạ tầng tập trung vào một số ít công ty nhà nước. Điều này dẫn đến thiếu tính cạnh tranh, hoạt động kinh doanh không hiệu qủa.
II. Thực trạng thu hút FDI ở Việt Nam trong thời gian qua
FDI từ năm 1988 – 2011.
Quy mô tăng vốn FDI
Kể từ năm 1988 đến nay, Việt Nam đã thu hút khoảng 98 tỉ USD với 9500 dự án đầu tư nước ngoài. Trong số đó, 2.220 dự án phân bố ở miền Bắc, 818 ở miền Trung và 5.452 dự án ở miền Nam. Hiện nay có 82 nước và vùng lãnh thổ đã đầu tư vào Việt Nam, trong đó các nước châu Á chiếm 69,8%, Châu Âu chiếm 16,7 % và Châu Mỹ chiếm 6% tổng vốn FDI, các khu vực khác chiếm 7,5%. Năm nước và vùng lãnh thổ hàng đầu chiếm 58,3% các dự án được cấp phép với tổng vốn đầu tư chiếm 60,6% tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Năm nước và vùng lãnh thổ đứng kế tiếp là quần đảo Virginia thuộc Anh, Pháp, Hà Lan, Malaysia và Mỹ. Mười nước và vùng lãnh thổ đứng đầu này chiếm đến hơn ¾ tổng số dự án được cấp phép và vốn đầu tư đăng kí tại Việt Nam. Việt Nam đã thu hút dược 20,3 tỉ USD vốn đầu tư nước ngoài trong năm 2007, tăng 70% so với 2006 và tương đương với tổng vốn đầu tư nước ngoài trong năm năm từ 2001 đến 2005.
Hơn 20 năm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), kinh tế nước ta tươi tắn hơn.Sản phẩm của FDI với nhiều mẫu mã và chất lượng cao, phần đưa về chính quốc để hoàn chỉnh, phần xuất khẩu, phần bổ sung vào quỹ hàng hoá xã hội của ta để bớt phần nhập khẩu trực tiếp. Với sự đóng góp khoảng 16-18% GDP trong những năm gần đây, FDI đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta theo đường hướng mới, được kỳ vọng là động lực quan trọng cho công cuộc đổi mới.
Đây cũng là một trụ cột không thể thiếu của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, góp phần làm thay đổi phương thức sản xuất, phân phối, tiêu dùng và lối sống của người Việt Nam theo hướng tiếp cận với văn minh, hiện đại.
Trong 3 năm 1988-1990, mới thực thi Luật Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam nên kết quả thu hút vốn ĐTNN còn ít (214 dự án với tổng vốn đăng ký cấp mới 1,6 tỷ USD), ĐTNN chưa tác động đến tình hình kinh tế-xã hội đất nước.
Trong thời kỳ 1991-1995, vốn ĐTNN đã tăng lên (1.409 dự án với tổng vốn đăng ký cấp mới 18,3 tỷ USD) và có tác động tích cực đến tình hình kinh tế-xã hội đất nước. Thời kỳ 1991-1996 được xem là thời kỳ “bùng nổ” ĐTNN tại Việt Nam với 1.781 dự án được cấp phép có tổng vốn đăng ký (gồm cả vốn cấp mới và tăng vốn) 28,3 tỷ USD. Đây là giai đoạn mà môi trường đầu tư-kinh doanh tại Việt Nam đã bắt đầu hấp dẫn nhà đầu tư do chi phí đầu tư-kinh doanh thấp so với một số nước trong khu vực; sẵn lực lượng lao động với giá nhân công rẻ, thị trường mới, vì vậy, ĐTNN tăng trưởng nhanh chóng, có tác động lan tỏa tới các thành phần kinh tế khác và đóng góp tích cực vào thực hiện các mục tiêu kinh tế-xã hội của đất nước. Năm 1995 thu hút được 6,6 tỷ USD vốn đăng ký, tăng gấp 5,5 lần năm 1991 (1,2 tỷ USD). Năm 1996 thu hút được 8,8 tỷ USD vốn đăng ký, tăng 45% so với năm trước.
Trong 3 năm 1997-1999, có 961 dự án được cấp phép với tổng vốn đăng ký hơn 13 tỷ USD; nhưng vốn đăng ký của năm sau ít hơn năm trước (năm 1998 chỉ bằng 81,8% năm 1997, năm 1999 chỉ bằng 46,8% năm 1998), chủ yếu là các dự án có quy mô vốn vừa và nhỏ. Cũng trong thời gian này nhiều dự án ĐTNN được cấp phép trong những năm trước đã phải tạm dừng triển khai hoạt động do nhà đầu tư gặp khó khăn về tài chính (đa số từ Hàn Quốc, Hồng Kông).
Từ năm 2000 đến 2003, dòng vốn ĐTNN vào Việt Nam bắt đầu có dấu hiệu phục hồi chậm. Vốn đăng ký cấp mới năm 2000 đạt 2,7 triệu USD, tăng 21% so với năm 1999; năm 2001 tăng 18,2% so với năm 2000; năm 2002 vốn đăng ký giảm, chỉ bằng 91,6% so với năm 2001, năm 2003 (đạt 3,1 tỷ USD), tăng 6% so với năm 2002. Và có xu hướng tăng nhanh từ năm 2004 (đạt 4,5 tỷ USD) tăng 45,1% so với năm trước; năm 2005 tăng 50,8%; năm 2006 tăng 75,4% và năm 2007 đạt mức kỷ lục trong 20 năm qua 20,3 tỷ USD, tăng 69% so với năm 2006, và tăng hơn gấp đôi so với năm 1996, năm cao nhất của thời kỳ trước khủng hoảng.
Trong giai đoạn 2001-2005, thu hút vốn cấp mới (kể cả tăng vốn) đạt 20,8 tỷ USD vượt 73% so với mục tiêu tại Nghị quyết 09/2001/NQ-CP ngày 28/8/2001 của Chính phủ ,vốn thực hiện đạt 14,3 tỷ USD tăng 30% so với mục tiêu. Nhìn chung trong 5 năm 2001-2005, vốn ĐTNN cấp mới đều tăng đạt mức năm sau cao hơn năm trước (tỷ trọng tăng trung bình 59,5%), nhưng đa phần là các dự án có quy mô vừa và nhỏ. Đặc biệt trong 2 năm 2006-2007, dòng vốn ĐTNN vào nước ta đã tăng đáng kể (32,3 tỷ USD) với sự xuất hiện của nhiều dự án quy mô lớn đầu tư chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp (sản xuất thép, điện tử, sản phẩm công nghệ cao,...) và dịch vụ (cảng biển, bất động sản, công nghệ thông tin, du lịch-dịch vụ cao cấp .v.v.). Điều này cho thấy dấu hiệu của “làn sóng ĐTNN” thứ hai vào Việt Nam.
Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, trong giai đoạn 2005 – 2010, Việt Nam đã thu hút được 155 tỉ USD vốn đăng kí FDI, với số vốn thực hiện đạt 47 tỉ USD, bằng 30,9% lượng vốn đăng kí. Năm 2010, ước tính các dự án FDI đã giải ngân được 11 tỉ USD, tăng 10% so với năm 2009, trong đó, giải ngân của các nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) ước đạt 8 tỉ USD. Vốn FDI chiếm 25,8% tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2010, cao hơn năm 2009 (chiếm 25,5%).. Trong điều kiện cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu chưa được phục hồi thì kết quả giải ngân nguồn vốn FDI nêu trên là một thành công lớn đối với Việt Nam.
Trong 11 tháng đầu năm 2011, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 10,05 tỷ USD, tăng 1% so với cùng kỳ năm 2010.
Quy mô dự án FDI
Quy mô vốn đầu tư bình quân của một dự án ĐTNN tăng dần qua các giai đoạn, thời kỳ 1988-1990 quy mô vốn đầu tư đăng ký bình quân đạt 7,5 triệu USD/dự án/năm. Từ mức quy mô vốn đăng ký bình quân của một dự án đạt 11,6 triệu USD trong giai đoạn 1991-1995 đã tăng lên 12,3 triệu USD/dự án trong 5 năm 1996-2000. Điều này thể hiện số lượng các dự án quy mô lớn được cấp phép trong giai đoạn 1996-2000 nhiều hơn trong 5 năm trước. Tuy nhiên, quy mô vốn đăng ký trên giảm xuống 3,4 triệu USD/dự án trong thời kỳ 2001-2005. Điều này cho thấy đa phần các dự án cấp mới trong giai đoạn 2001-2005 thuộc dự án có quy mô vừa và nhỏ. Trong 2 năm 2006 và 2007, quy mô vốn đầu tư trung bình của một dự án đều ở mức 14,4 triệu USD, cho thấy số dự án có quy mô lớn đã tăng lên so với thời kỳ trước, thể hiện qua sự quan tâm của một số tập đoàn đa quốc gia đầu tư vào một số dự án lớn (Intel, Panasonic, Honhai, Compal, Piaggio....).
Trong năm 2010, Việt Nam đã thu hút được 18,59 tỉ USD vốn ĐTNN đăng ký (gồm cả cấp mới và tăng vốn). Tuy chỉ bằng 82,2% so với cùng kỳ 2009 và gần đạt mục tiêu cho năm 2010, nhưng vốn FDI vào Việt Nam duy trì được con số đáng khích lệ như trên trong bối cảnh suy giảm kinh tế toàn cầu chứng tỏ rằng môi trường đầu tư của Việt Nam vẫn có sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Ngành công nghiệp và xây dựng vẫn luôn là lĩnh vực thu hút sự quan tâm lớn nhất của nhà đầu tư nước ngoài. Theo số liệu cả năm 2010, ngành này dẫn đầu về số lượt dự án đăng ký cấp mới và dự án tăng vốn đầu tư, với 532 dự án cấp mới, tổng vốn đầu tư đạt trên 8,68 tỉ USD và 209 dự án tăng vốn với số vốn tăng thêm là trên 1 tỉ USD. Tổng vốn đầu tư đăng ký mới và tăng thêm trong ngành này là 9,68 tỉ USD, chiếm 52,5% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Cơ cấu đầu tư của các dự án FDI
Theo phân ngành
Lĩnh vực công nghiệp và xây dựng
Qua các thời kỳ, định hướng thu hút ĐTNN lĩnh vực công nghiệp- xây dựng tuy có thay đổi về lĩnh vực, sản phẩm cụ thể nhưng cơ bản vẫn theo định hướng khuyến khích sản xuất vật liệu mới, sản phẩm công nghệ cao, công nghệ thông tin, cơ khí chế tạo, thiết bị cơ khí chính xác, sản xuất sản phẩm và linh kiện điện tử... Cho đến nay các dự án ĐTNN thuộc các lĩnh vực nêu trên (thăm dò và khai thác dầu khí, sản xuất các sản phẩm công nghệ cao, sản phẩm điện và điện tử, sản xuất sắt thép, sản xuất hàng dệt may...) vẫn giữ vai trò quan trọng đóng góp cho tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu và tạo nhiều việc làm và nguồn thu nhập ổn định cho hàng triệu lao động trực tiếp. Cơ cấu đầu tư có chuyển biến tích cực theo hướng gia tăng tỷ trọng đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, lọc dầu và công nghệ thông tin (IT) với sự có mặt của các tập đoàn đa quốc gia nổi tiếng thế giới: Intel, Panasonic, Canon, Robotech.v.v.
Theo số liệu báo cáo trong tháng 10/2008, cả nước có 68 dự án được cấp Giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký là 2,02 tỷ USD, đưa tổng số dự án cấp mới trong 10 tháng đầu năm 2008 lên 953 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký là 58,3 tỷ USD, bằng 83,3% về số dự án và tăng gần 6 lần về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước.
Cụ thể, vốn đăng ký mới tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng có 512 dự án với tổng vốn đăng ký 32,5 tỷ USD, chiếm 53,7% về số dự án và 55,7% về vốn đầu tư đăng ký; lĩnh vực dịch vụ có 400 dự án với tổng vốn đăng ký 25,5 tỷ USD, chiếm 42% về số dự án và 43,9% về vốn đầu tư đăng ký. Số còn lại thuộc lĩnh vực nông-lâm-ngư.
Trong cả năm 2010, ngành công nghiệp và xây dựng vẫn luôn là lĩnh vực thu hút sự quan tâm lớn nhất của nhà đầu tư nước ngoài. Theo số liệu cả năm 2010, ngành này dẫn đầu về số lượt dự án đăng ký cấp mới và dự án tăng vốn đầu tư, với 532 dự án cấp mới, tổng vốn đầu tư đạt trên 8,68 tỉ USD và 209 dự án tăng vốn với số vốn tăng thêm là trên 1 tỉ USD. Tổng vốn đầu tư đăng ký mới và tăng thêm trong ngành này là 9,68 tỉ USD, chiếm 52,5% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Lĩnh vực dịch vụ
Cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam đang có sự chuyển dịch thích cực sang lĩnh vực dịch vụ. Đây là nét mới và rõ nhất về tình hình thu hút FDI vào Việt Nam trong những tháng đầu năm nay, khi vẫn chưa xuất hiện những dự án được coi là “đình đàm” về quy mô vốn đầu tư, như trong năm 2006: Tỷ lệ vốn FDI đăng ký đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ từ 22,6% của 6 tháng đầu năm 2006 tăng lên 43,2%.
Năm 2007, vốn FDI đăng ký mới vẫn theo hướng đổ vào lĩnh vực dịch vụ từ 43,2% lên 44,1% (2,81 tỷ USD) của 220 dự án, trong khi đó lĩnh vực công nghiệp từ 56,5% xuống còn 53,8% (3,43 tỷ USD) của 460 dự án.
Trong khu vực dịch vụ ĐTNN tập trung chủ yếu vào kinh doanh bất động sản, bao gồm: xây dựng căn hộ, văn phòng, phát triển khu đô thị mới, kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp (42% tổng vốn ĐTNN trong khu vực dịch vụ), du lịch-khách sạn (24%), giao thông vận tải-bưu điện (18%)
Lĩnh vực Nông-Lâm-Ngư
Trong giai đoạn 1990-2009 tổng số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam được cấp phép là 12.575 dự án với số vốn đăng ký 194.429,5 triệu USD. Trong đó số dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp là 738 dự án, chiếm 5,9% tổng số dự án đăng ký, với số vốn đăng ký là 4.379,1 triệu USD, chiếm 2,3% tổng số vốn đăng ký.(2) Riêng năm 2009 có 1.208 dự án được cấp phép đầu tư với tổng số vốn đăng ký là 23.107,7 triệu USD; trong đó số dự án đăng ký đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp là 29 dự án, chiếm 2,4% tổng số dự án với số vốn là 134,5 triệu USD, chiếm 0,6% tổng vốn đăng ký, không có dự án quy mô lớn.
Cho đến nay, đã có 50 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư trực tiếp vào ngành nông-lâm-ngư nghiệp nước ta, trong đó, các nước châu Á ( Đài Loan, Nhật Bản, Trung Quốc, Hồng Kông,..) chiếm 60% tổng vốn đăng ký vào ngành nông nghiệp (riêng Đài Loan là 28%). Các nước thuộc EU đầu tư vào Việt Nam đáng kể nhất gồm có Pháp (8%), quần đảo British Virgin Islands (11%). Một số nước có ngành nông nghiệp phát triển mạnh (Hoa Kỳ, Canada, Australi)a vẫn chưa thực sự đầu tư vào ngành nông nghiệp nước ta.
Các dự án ĐTNN trong ngành nông-lâm-ngư nghiệp tập trung chủ yếu ở phía Nam. Vùng Đông Nam Bộ chiếm 54% tổng vốn đăng ký của ngành, đồng bằng sông Cửu Long 13%, duyên hải Nam Trung Bộ 15%. Miền Bắc và khu vực miền Trung, lượng vốn đầu tư còn rất thấp, ngay như vùng đồng bằng sông Hồng lượng vốn đăng ký cũng chỉ đạt 5% so với tổng vốn đăng ký của cả nước.
Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép phân theo ngành kinh tế (Luỹ kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 31/12/2010)
Số dự án
Vốn đăng ký (Triệu đô la Mỹ) (*)
Tổng số
12463
194572.2
Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản
478
3095.8
Khai khoáng
68
2943.4
Công nghiệp chế biến, chế tạo
7385
95148.3
Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí
63
4870.4
Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải
24
64.8
Xây dựng
707
11589.1
Bán buôn và bán lẻ; sử chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác
517
1649.1
Vận tải, kho bãi
304
3181.5
Dịch vụ lưu trú và ăn uống
302
11390.9
Thông tin và truyền thông
656
4819.1
Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm
75
1321.5
Hoạt động kinh doanh bất động sản
354
48043.2
Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ
991
707.6
Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ
99
182.8
Giáo dục và đào tạo
136
342.4
Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội
75
1093.2
Nghệ thuật, vui chơi và giải trí
124
3483.1
Hoạt động khác
105
646.0
ĐTNN phân theo vùng, lãnh thổ
Tính đến thời điểm hiện tại, Hải Dương là địa phương thu hút nhiều vốn ĐTNN nhất với 2,56 tỷ USD vốn đăng ký mới và tăng thêm chiếm 20,1% tổng vốn đầu tư. TP Hồ Chí Minh đứng thứ 2 với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 2,15 tỷ USD, chiếm gần 17%. Hà Nội đứng thứ 3 với tổng số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm 1,095 tỷ USD. Tiếp theo là Bà Rịa- Vũng Tàu, Đồng Nai, Hải Phòng với quy mô vốn đăng ký lần lượt là 912,8 triệu USD; 830,8 triệu USD và 806,7 triệu USD. Xét theo vùng thì Đồng bằng sông Hồng là vùng thu hút được nhiều vốn ĐTNN nhất với tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm đạt trên 5,33 tỷ, chiếm 42% tổng vốn đầu tư đăng ký của cả nước. Đứng thứ 2 là vùng Đông Nam Bộ với tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm đạt 5,2 tỷ USD, chiếm 41% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tây Nguyên là vùng thu hút được ít FDI nhất, chỉ chiếm 0,1% tổng vốn đăng ký. Một số dự án lớn được cấp phép trong 11 tháng đầu năm 2011 là: Công ty TNHH Điện lực Jaks Hải Dương (nhà máy nhiệt điện BOT Hải Dương) với tổng vốn đầu tư đăng ký 2,26 tỷ USD; dự án Công ty TNHH sản xuất First Solar Việt nam, thuộc lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo do Singapore đầu tư tại TP Hồ Chí Minh với tổng vốn đầu tư hơn 1 tỷ USD; dự án Công ty TNHH lốp xe Việt Luân với tổng vốn đầu tư 400 triệu USD đầu tư vào lĩnh vực sản xuất lốp xe do Trung Quốc đầu tư, dự án Công ty TNHH Kính chuyên biệt NSG do Pilkington Group Ltd (PGL) – Vương Quốc Anh liên doanh với Việt Nam, tổng vốn đầu tư 323,01 triệu USD với mục tiêu sản xuất và tiêu thụ thuỷ tinh tại Bà Rịa – Vũng Tàu
Xuất khẩu của khu vực ĐTNN (kể cả dầu khí) trong 11 tháng đầu năm 2011 dự kiến đạt 49,35 tỷ USD, tăng 41% so với cùng kỳ năm 2010 và chiếm 56,6% kim ngạch xuất khẩu. Nhập khẩu của khu vực ĐTNN tính đến tháng 11 năm 2011 đạt 43,49 tỷ USD, tăng 31% so với cùng kỳ năm 2010 và chiếm 45,27% kim ngạch nhập khẩu. Tính chung 11 tháng, khu vực ĐTNN xuất siêu 5,8 tỷ USD, trong khi cả nước nhập siêu 8,9 tỷ USD.
Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép phân theo địa phương (Luỹ kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 31/12/2010)
Số dự án
Tổng vốn đăng ký (Triệu đô la Mỹ)(*)
12463
194572.2
3305
39099.4
Hà Nội
1993
20534.6
Vĩnh Phúc
139
2232.3
Bắc Ninh
203
2361.2
Quảng Ninh
107
3784.2
Hải Dương
236
2671.1
Hải Phòng
316
5143.2
Hưng Yên
190
1148.8
Thái Bình
31
231.7
Hà Nam
34
207.6
Nam Định
32
182.5
Ninh Bình
24
602.2
323
2455.6
Hà Giang
7
9.9
Cao Bằng
12
26.1
Bắc Kạn
7
17.9
Tuyên Quang
8
114.7
Lào Cai
34
829.0
Yên Bái
14
30.9
Thái Nguyên
26
113.3
Lạng Sơn
35
206.0
Bắc Giang
81
468.4
Phú Thọ
61
395.1
Điện Biên
1
0.1
Lai Châu
4
4.0
Sơn La
9
113.1
Hoà Bình
24
127.1
717
51620.7
Thanh Hoá
42
7054.6
Nghệ An
27
1494.6
Hà Tĩnh
27
8371.4
Quảng Bình
6
39.8
Quảng Trị
14
62.8
Thừa Thiên Huế
61
1883.9
Đà Nẵng
172
2970.5
Quảng Nam
73
4903.4
Quảng Ngãi
20
3789.9
Bình Định
40
591.4
Phú Yên
48
8133.9
Khánh Hoà
80
808.2
Ninh Thuận
26
10145.1
Bình Thuận
81
1371.2
133
791.5
Kon Tum
2
72.0
Gia Lai
10
83.4
Đắk Lắk
4
101.7
Đắk Nông
5
10.6
Lâm Đồng
112
523.8
7377
88610.9
Bình Phước
76
466.7
Tây Ninh
199
919.2
Bình Dương
2170
14130.4
Đồng Nai
1060
16794.1
Bà Rịa - Vũng Tàu
255
26289.3
TP.Hồ Chí Minh
3617
30011.2
565
9439.9
Long An
336
3499.6
Tiền Giang
33
462.3
Bến Tre
21
148.3
Trà Vinh
26
123.1
Vĩnh Long
19
91.4
Đồng Tháp
15
36.8
An Giang
9
82.5
Kiên Giang
21
2790.8
Cần Thơ
51
709.5
Hậu Giang
8
639.5
Sóc Trăng
9
29.6
Bạc Liêu
11
46.1
Cà Mau
6
780.4
43
2554.2
ĐTNN phân theo đối tác đầu tư
Tính đến ngày 20 tháng 11 năm 2011 cả nước có 919 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký 9,91 tỷ USD, bằng 84% so với cùng kỳ năm 2010. Đến 20 tháng 11 năm 2011, có 324 lượt dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thê gần 2,78 tỷ USD, tăng 50% so với cùng kỳ năm 2010.
Tính chung cả cấp mới và tăng vốn, trong 11 tháng đầu năm 2011, các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 12,69 tỷ USD, bằng 84% so với cùng kỳ 2010.
Đã có 52 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam từ đầu năm đến nay. Hồng Kông dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 3,09 tỷ USD, chiếm 24,3% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; Nhật Bản đứng vị trí thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 2,12 tỷ USD, chiếm 16,7 % tổng vốn đầu tư; Singapore đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1,58 tỷ USD, chiếm 12,5% tổng vốn đầu tư; tiếp theo là Hàn Quốc đứng ở vị trí thứ 4 với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1,16 tỷ USD, chiếm 9,1% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Trung Quốc đứng thứ 5 với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 657 triệu USD, chiếm 5,2% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam.
Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép phân theo đối tác đầu tư chủ yếu (Luỹ kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 31/12/2010)
Số dự án
Tổng vốn đăng ký (Triệu đô la Mỹ) (*)
Tổng số
12463
194572.2
Trong đó:
Đài Loan
2171
22981.2
Hàn Quốc
2699
22389.1
Xin-ga-po
895
21890.2
Nhật Bản
1425
20959.9
Ma-lai-xi-a
376
18417.4
Quần đảo Vigin thuộc Anh
487
14513.8
Hoa Kỳ
568
13103.9
Đặc khu hành chính Hồng Công (TQ)
622
7846.4
Quần đảo Cay men
52
7432.2
Thái Lan
240
5842.6
Hà Lan
145
5481.0
Bru-nây
114
4745.1
Ca-na-đa
102
4617.6
CHND Trung Hoa
770
3680.2
Pháp
321
2954.2
Xa-moa
85
2694.9
Vương quốc Anh
137
2222.0
Síp
9
2212.9
Thuỵ Sỹ
78
1725.3
Ôx-trây-li-a
240
1174.1
Lúc-xăm-bua
19
1097.4
Tây Ấn thuộc Anh
6
987.0
Liên bang Nga
71
895.4
CHLB Đức
162
811.1
Đan Mạch
91
594.4
Phi-li-pin
52
276.1
Ma-ri-ti-us
33
221.5
Ấn Độ
50
214.0
Bơ-mu-đa
5
211.6
In-đô-nê-xi-a
26
204.2
I-ta-li-a
39
187.7
Quần đảo Cúc
3
142.0
Tiểu VQ A-rập Thống nhất
3
128.2
Quần đảo Cha-nen
14
113.7
Ba-ha-ma
3
108.6
Slô-va-ki-a
3
102.4
Ba Lan
9
98.7
Lào
9
91.2
Na Uy
25
84.2
Niu-di-lân
18
76.4
Bỉ
38
76.0
Đánh giá tình hình giải ngân của các dự án đầu tư FDI
Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vẫn đang tiếp tục đạt được những chỉ số khá tốt. Giải ngân vốn FDI nửa đầu năm 2010 tiếp tục tăng 5,9% so với cùng kỳ 2009, đạt 5,4 tỷ USD. So với dự kiến giải ngân từ đầu năm thì tiến độ giải ngân này là phù hợp.
Trong năm 2010 - năm cuối thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010, FDI ở Việt Nam đạt được những kết quả đáng khích lệ. Việc giải ngân các dự án FDI đạt được mục tiêu đề ra:
Năm 2010, ước tính các dự án FDI đã giải ngân được 11 tỉ USD, tăng 10% so với năm 2009, trong đó, giải ngân của các nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) ước đạt 8 tỉ USD. Vốn FDI chiếm 25,8% tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2010, cao hơn năm 2009 (chiếm 25,5%). Đạt được kết quả này, một phần, do sự nỗ lực của Chính phủ và các bộ, ngành ở Trung ương cũng như chính quyền các địa phương trong việc chỉ đạo điều hành quyết liệt và kịp thời, cũng như việc tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ các nhà ĐTNN giải quyết, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc thúc đẩy triển khai thực hiện các dự án ĐTNN. Trong điều kiện cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu chưa được phục hồi thì kết quả giải ngân nguồn vốn FDI nêu trên là một thành công lớn đối với Việt Nam.
Dựa trên báo cáo của các địa phương và số liệu thu thập được tới thời điểm hiện tại, Cục Đầu tư nước ngoài đã có báo cáo sơ bộ tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài tháng 11/2011.
Trong 11 tháng đầu năm 2011, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 10,05 tỷ USD, tăng 1% so với cùng kỳ năm 2010.
Tính đến ngày 20/11/2011 cả nước có 919 dự án mới được cấp GCNĐT với tổng vốn đăng ký 9,91 tỷ USD, bằng 84% so với cùng kỳ năm 2010. Tính đến cùng thời điểm, có 324 lượt dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm gần 2,78 tỷ USD, tăng 50% so với cùng kỳ năm 2010.
Tính chung cả cấp mới và tăng vốn, trong 11 tháng đầu năm 2011, các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 12,69 tỷ USD, bằng 84% so với cùng kỳ 2010.
Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với 382 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 6,24 tỷ USD, chiếm 49,1% tổng vốn đầu tư đăng ký trong 11 tháng.
Hồng Kông dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 3,09 tỷ USD, chiếm 24,3% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; Nhật Bản đứng vị trí thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 2,12 tỷ USD, chiếm 16,7 % tổng vốn đầu tư.
Hải Dương là địa phương thu hút nhiều vốn ĐTNN nhất với 2,56 tỷ USD vốn đăng ký mới ,TPHCM đứng thứ 2 với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 2,15 tỷ USD, Hà Nội đứng thứ 3 với 1,095 tỷ USD.
Xét theo vùng thì Đồng bằng sông Hồng là vùng thu hút được nhiều vốn ĐTNN nhất với tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm đạt trên 5,33 tỷ, chiếm 42% tổng vốn đầu tư đăng ký của cả nước. Đứng thứ 2 là vùng Đông Nam Bộ với tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm đạt 5,2 tỷ USD, chiếm 41% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tây Nguyên là vùng thu hút được ít FDI nhất, chỉ chiếm 0,1% tổng vốn đăng ký.
Một số dự án lớn được cấp phép trong 11 tháng đầu năm 2011 là Công ty TNHH Điện lực Jaks Hải Dương (nhà máy nhiệt điện BOT Hải Dương) với tổng vốn đầu tư đăng ký 2,26 tỷ USD; dự án Công ty TNHH sản xuất First Solar Việt nam, thuộc lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo do Singapore đầu tư tại Tp.HCM với tổng vốn đầu tư hơn 1 tỷ USD; dự án Công ty TNHH lốp xe Việt Luân với tổng vốn đầu tư 400 triệu USD đầu tư vào lĩnh vực sản xuất lốp xe do Trung Quốc đầu tư; dự án Công ty TNHH Kính chuyên biệt NSG do Pilkington Group Ltd (PGL) – Vương Quốc Anh liên doanh với Việt Nam, tổng vốn đầu tư 323,01 triệu USD với mục tiêu sản xuất và tiêu thụ thuỷ tinh tại Bà Rịa- Vũng Tàu…
Cũng trong 11 tháng qua, khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt kim ngạch xuất khẩu (kể cả dầu khí) ước khoảng 49,35 tỷ USD, tăng 41% so với cùng kỳ năm 2010 và chiếm 56,6% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước; nếu không kể dầu thô thì đạt 42,63 tỷ USD.
Nhập khẩu của khu vực FDI tính đến tháng 11 năm 2011 đạt khoảng 43,49 tỷ USD, tăng 31% so với cùng kỳ năm 2010 và chiếm 45,27% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước.
Tính chung 11 tháng, khu vực FDI xuất siêu 5,8 tỷ USD nếu tính cả dầu thô, nhưng loại trừ nhân tố này thì nhập siêu 862 triệu USD.
II. Đánh giá tác động của nguồn vốn FDI đến nền kinh tế Việt Nam
Tác động tích cực:
FDI – đòn bẩy cho sự phát triển của các nền kinh tế đang phát triển:
Việt Nam là một nền kinh tế đang phát triển, nhu cầu vốn đầu tư rất lớn. Trong khi đó tiềm lực tài chính của chúng ta không cao (nguồn vốn ngân sách hạn chế, nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong nước quá nhỏ,…). Nếu chỉ dựa vào nội lực, thì chúng ta không đủ vốn để phát triển kinh tế, xã hội. Do đó, nền kinh tế Việt Nam cần những cú hích từ bên ngoài. Đó là các luồng vốn từ nước ngoài chảy vào Việt Nam, như: phát hành trái phiếu trên thị trường quốc tế, nguồn vốn ODA, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI,… Tuy nhiên, trên thị trường quốc tế uy tín của Chính phủ Việt Nam hoặc các doanh nghiệp Việt Nam chưa cao, nên quy mô nguồn vốn huy động từ việc phát hành trái phiếu còn hạn chế. Với nguồn vốn ODA thì có nhược điểm là chúng ta dễ bị lệ thuộc vào các điều kiện chính trị, kinh tế. Do đó, nguồn vốn FDI được đánh giá là nguồn vốn tiềm năng cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Trong một thế giới đang tiến dần đến “phẳng” như hiện nay, nếu có một nguồn vốn nào rất dồi dào, rất hào phóng, rất quan trọng, nhưng nhạy cảm với thời cuộc, nhạy bén với thị trường và là niềm mơ ước của nhiều quốc gia, nhiều doanh nghiệp, thì đó chính là nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Nguồn FDI đến từ các Công ty xuyên quốc gia (TNC) của tư nhân và một số ít là của Nhà nước. Các TNC chủ yếu tập trung ở khu vực tam giác Mỹ, EU, Nhật Bản, ba nước đã chiếm 85 trong số 100 TNC hàng đầu thế giới. Những đại công ty này có vốn, có công nghệ, có thương hiệu và có mạng lưới tiêu thụ rộng khắp thế giới, cho nên thường tìm kiếm những thị trường mới ở ngoài nước để khuếch trương hoạt động đầu tư.
FDI là nguồn vốn quan trọng, kỳ vọng của các nước phát triển, đang phát triển và nhất là các nền kinh tế trong giai đoạn chuyển đổi, như Việt Nam hiện nay.
Thực tế, nguồn vốn FDI đã có tác động tích cực đến nền kinh tế Việt Nam trong suốt những năm qua, giúp Việt Nam duy trì tốc độ tăng trưởng cao và ổn định. Các doanh nghiệp FDI hiện tạo việc làm cho hơn 2 triệu lao động Việt Nam, đóng góp vào ngân sách trong năm 2010 hơn 3,1 tỷ USD, đóng góp khoảng 20% vào GDP.
FDI – thúc đẩy quá trình tích tụ vốn con người, một nhân tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong dài hạn.
Khi các doanh nghiệp mang vốn sang đầu tư tại Việt Nam, kèm theo đó họ sẽ mang sang Việt Nam những máy móc thiết bị, công nghệ sản xuất hiện đại. Mục đích của các doanh nghiệp FDI là tối đa hóa lợi nhuận, tận dụng nguồn nhân công giá rẻ tại Việt Nam. Do đó, họ sẽ thực hiện việc đào tạo, chuyển giao công nghệ cho người lao động Việt Nam. Như vậy, trình độ của người lao động Việt Nam sẽ được nâng cao. Các lao động làm việc trong các doanh nghiệp có vốn FDI được tiếp cận với công nghệ hiện đại, có kỷ luật lao động tốt, học hỏi được các phương thức lao động tiên tiến. Đặc biệt, một số chuyên gia Việt Nam làm việc tại các doanh nghiệp FDI đã có thể thay thế dần các chuyên gia nước ngoài trong việc đảm nhiệm những chức vụ quản lý doanh nghiệp và điều khiển các qui trình công nghệ hiện đại.
Như vậy FDI không chỉ làm tăng cung về vốn đầu tư mà còn có vai trò thúc đẩy chuyển giao công nghệ đặc biệt là thúc đẩy quá trình tích tụ vốn con người, một nhân tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong dài hạn.
Theo quan điểm được đưa ra bởi lý thuyết tăng trưởng nội sinh, đầu tư nước ngoài thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong dài hạn bởi tính tràn công nghệ. Các công ty đa quốc gia được đánh giá là một trong những kênh chuyển giao công nghệ và làm tăng khả năng tích tụ vốn con người tại các nước tiếp nhận nguồn vốn đầu tư thông qua các khóa đào tạo kỹ năng cho đội ngũ lao động địa phương, các hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D), các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật và công nghệ cho các doanh nghiệp địa phương (các doanh nghiệp cung cấp các yếu tố đầu vào)
FDI còn có tác động lan tỏa đến các thành phần kinh tế khác, thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế.
Thông qua sự liên kết, chuyển giao công nghệ giữa các doanh nghiệp FDI và các doanh nghiệp trong nước mà năng lực kinh doanh, năng lực quản lý của các doanh nghiệp trong nước tăng lên, tạo động lực, môi trường cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước, giúp các doanh nghiệp trong nước tham gia hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu, thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Thực tế của việc chuyển giao công nghệ trong FDI cho thấy rằng, đã có những ngành kinh tế nước ta, nhờ biết học hỏi, đào tạo đội ngũ cán bộ, nên đã tiếp thu và chuyển hóa công nghệ thích ứng với tình hình phát triển đất nước, vươn lên trình độ tiên tiến trong khu vực, tiếp cận được trình độ quốc tế. Điển hình là ngành viễn thông. Từ khi còn cấm vận quốc tế, chúng ta đã biết khai thác tốt việc hợp tác với Teltra (Australia), có cơ chế cạnh tranh với sự ra đời của nhiều doanh nghiệp như Viettel và các nhà cung cấp khác nên đã tiến bộ vượt bậc về công nghệ và thị trường.
FDI – yếu tố thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa
Mục tiêu của các doanh nghiệp FDI là tối đa hóa lợi nhuận, do đó họ lựa chọn đầu tư vào những ngành kinh tế có tỷ suất sinh lời cao, đó là ngành công nghiệp và dịch vụ. Định hướng dòng vốn đầu tư này có tác dụng thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng của các ngành công nghiệp dịch vụ, giúp nền kinh tế Việt Nam phát triển theo đúng định hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, theo kịp với xu hướng phát triển của nền kinh tế toàn cầu.
FDI – với việc nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp và xuất khẩu:
FDI vào Việt Nam chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp. Nhờ đó Việt Nam đã cải thiện được nhiều ngành kinh tế quan trọng như thăm dò, khai thác dầu khí, bưu chính viễn thông, điện tử, xây dựng hạ tầng v.v. Khu vực có vốn FDI đóng góp tới 35,68% tổng giá trị sản xuất công nghiệp cả nước; đóng góp 100% sản lượng của một số sản phẩm công nghiệp như dầu khí, ô tô, máy giặt, điều hoà, tủ lạnh, thiết bị máy tính; 60% cán thép; 28% xi măng; 33% máy móc thiết bị điện, điện tử; 76% dụng cụ y tế chính xác; 55% sản lượng sợi; 49% sản lượng da giày; 25% thực phẩm đồ uống... Nhìn chung, tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực có vốn FDI luôn duy trì ở mức cao, cao hơn tốc độ tăng trưởng chung toàn ngành.
Về kim ngạch xuất khẩu: khu vực FDI chiếm khoảng 56% tổng giá trị xuất.
Tác động tiêu cực:
FDI – có thể dẫn đến tình trạng nền kinh tế lệ thuộc vào nguồn vốn từ bên ngoài.
Mục tiêu của các doanh nghiệp có vốn FDI là lợi nhuận chứ không nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Các doanh nghiệp có vốn FDI có thể đến và ra khỏi Việt Nam nếu họ không có lợi nhuận. Điều này có thể dẫn đến tình trạng nền kinh tế lệ thuộc vào nguồn vốn từ bên ngoài.
Do đó chúng ta cần có định hướng sử dụng hiệu quả nguồn vốn FDI, tận dụng nguồn vốn này để tạo hiệu ứng lan tỏa giúp nâng cao công nghệ, xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao và cải thiện khả năng cạnh tranh quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam.
FDI – nếu không có định hướng thu hút và sử dụng hiệu quả, sẽ dẫn đến tình trang nền kinh tế phát triển không bền vững.
Trừ FDI vào khai thác dầu khí, phần lớn vốn FDI tập trung vào lĩnh vực bất động sản và công nghiệp nặng (thép). Trong khi đó, đầu tư vào thép gây ảnh hưởng nặng nề cho môi trường, tiêu hao nhiều điện năng, là một trong những nút thắt cổ chai vào Việt Nam. Thực tế có hiện tượng một số nước lớn có ý đồ và đang tiến hành nhiều dự án khai thác tài nguyên, di dời sang nước ta các ngành công nghiệp không thân thiện với môi trường và phát thải nhiều khí các - bon. Nếu không đủ cảnh giác thì “lợi bất cập hại”, gây hậu quả nghiêm trọng trong tương lai.
Còn đầu tư vào bất động sản thì có thể góp phần tạo ra bong bóng - có thể liên tưởng đến diễn biến trước cuộc khủng hoảng châu Á năm 1997 cũng được đặc trưng bởi các dòng vốn đầu tư vào lĩnh vực bất động sản tại các nước sau đó lâm vào khủng khoảng. Đó là chưa kể nhiều dự án bất động sản được các nhà đầu tư nước ngoài tìm cách “bán lúa non” để thu lợi và chiếm dụng vốn của khách hàng trong nước nên lượng vốn thực tế mà họ mang lại không nhiều.
Thực tế, vốn FDI không đầu tư vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng lao động, nâng cao trình độ công nghệ,…chỉ nhằm mục đích khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên giá rẻ, giá nhân công rẻ, giá điện rẻ,,,để tối đa hóa lợi nhuận và khi có ngoại tệ thì lại chuyển về nước công ty mẹ.
Mối quan ngại hàng đầu mà quan tâm đối với FDI vào Việt Nam hiện nay là cần chuyển từ số lượng sang chất lượng, tức là làm sao sàng lọc được các dự án FDI theo đúng định hướng phát triển nền kinh tế bền vững.
Việc gia tăng FDI đang có xu hướng làm trầm trọng hơn cán cân thương mại cụ thể là thâm hụt thương mại.
Thực tế đã cho thấy, việc tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam chủ yếu hướng tới mục tiêu tăng trưởng trong xuất khẩu, như khi Việt Nam có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp FDI xuất khẩu sản phẩm (trên 80%) từ Việt Nam. Thế nhưng thực chất, kết quả xuất, nhập khẩu của khu vực doanh nghiệp FDI trong mấy năm qua là nhập khẩu tăng nhanh và thường cao hơn kim ngạch xuất khẩu, dẫn đến tình trạng thâm hụt cán cân thương mại. Theo Tổng cục Hải quan, kim ngạch nhập khẩu của hội doanh nghiệp FDI trong các năm 2006- 2009 chiếm khoảng 36% so với kim ngạch nhập khẩu cả nước. Riêng năm 2009, thiết bị máy móc chiếm khoảng 6%, nguyên vật liệu chiếm khoảng 26% của cả nước và tương ứng chiếm khoảng 15 và 70%, so với kim ngạch nhập khẩu của khối FDI. Tốc độ tăng nhập khẩu của khối này trung bình khoảng 30%/năm.
Chương III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
Nhóm giải pháp về quy hoạch:
Đẩy nhanh tiến độ xây dựng và phê duyệt các quy hoạch còn thiếu; rà soát để định kỳ bổ sung, điều chỉnh các quy hoạch đã lạc hậu nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư trong việc xác định và xây dựng dự án.
Quán triệt và thực hiện thống nhất các quy định mới của Luật Đầu tư trong công tác quy hoạch, đảm bảo việc xây dựng các quy hoạch ngành, lĩnh vực, sản phẩm phù hợp với các cam kết quốc tế.
Hoàn chỉnh quy hoạch sử dụng đất, công bố rộng rãi quy hoạch, tạo điều kiện để đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng cho các dự án đầu tư.
Nhóm giải pháp về luật pháp, chính sách:
Tiếp tục rà soát pháp luật, chính sách để sửa đổi hoặc loại bỏ các điều kiện áp dụng ưu đãi đầu tư không phù hợp với cam kết của Việt Nam với WTO và có giải pháp đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư liên quan.
Xây dựng văn bản hướng dẫn các địa phương và doanh nghiệp về lộ trình cam kết mở cửa đầu tư nước ngoài làm cơ sở xem xét cấp giấy chứng nhận đầu tư.
Theo dõi, giám sát việc thi hành pháp luật về đầu tư và doanh nghiệp để kịp thời phát hiện và xử lý các vướng mắc phát sinh. Khẩn trương ban hành các văn bản hướng dẫn các luật mới, nhất là các luật mới được Quốc hội thông qua trong năm 2006 có liên quan đến đầu tư, kinh doanh.
Ban hành các ưu đãi khuyến khích đầu tư đối với các dự án xây dựng các công trình phúc lợi (nhà ở, bệnh viện, trường học, văn hoá, thể thao) cho người lao động làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, đảm bảo sự tương thích với các luật pháp hiện hành.
Nghiên cứu, đề xuất chính sách vận động, thu hút đầu tư đối với các tập đoàn đa quốc gia cũng như có chính sách riêng đối với từng tập đoàn và mỗi nước thành viên EU, Hoa Kỳ.
Chấn chỉnh tình trạng ban hành và áp dụng các ưu đãi, hỗ trợ đầu tư trái với quy định của pháp luật. Tăng cường tập huấn, phổ biến nội dung và lộ trình thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam.
3. Nhóm giải pháp về xúc tiến đầu tư:
- Các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tiếp tục rà soát, cập nhật bổ sung danh mục kêu gọi đầu tư phù hợp với nhu cầu đầu tư phát triển và quy hoạch phát triển ngành, địa phương.
- Triển khai nhanh việc thành lập bộ phận XTĐT tại một số địa bàn trọng điểm. Xây dựng quy chế phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại và xúc tiến du lịch các cấp, bao gồm cả trong nước lẫn đại diện ở nước ngoài nhằm tạo sự đồng bộ và phối hợp nâng cao hiệu quả giữa các hoạt động này. Đồng thời, thực hiện tốt Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia để đảm bảo kinh phí cho vận động thu hút vốn ĐTNN nhằm đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá hình ảnh Việt Nam, kết hợp chặt chẽ các chuyến công tác của lãnh đạo cấp cao Đảng và Nhà nước với các hoạt động xúc tiến đầu tư-thương mại-du lịch.
- Tổ chức hiệu quả các cuộc hội thảo ở trong nước và nước ngoài. Nâng cấp trang thông tin điện tử về ĐTNN cập nhật và chất lượng tài liệu xúc tiến đầu tư bằng một số ngôn ngữ đáp ứng nhu cầu của số đông nhà đầu tư (tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Trung, tiếng Hàn, tiếng Nga)
- Tăng cường các đoàn vận động đầu tư theo phương thức làm việc trực tiếp với các tập đoàn lớn, tại các địa bàn trọng điểm (Nhật Bản, Mỹ và EU) để kêu gọi đầu tư vào các dự án lớn, quan trọng. Chủ động tiếp cận và hỗ trợ các nhà đầu tư tiềm năm.
4. Nhóm giải pháp về cải thiện cơ sở hạ tầng:
- Tiến hành tổng rà soát, điểu chỉnh, phê duyệt và công bố các quy hoạch về kết cấu hạ tầng đến năm 2020 làm cơ sở thu hút đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng. Tăng cường công tác quy hoạch, thực thi các quy hoạch cũng như thu hút đầu tư vào các công trình giao thông, năng lượng.
- Tranh thủ tối đa các nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt là nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước; ưu tiên các lĩnh vực cấp, thoát nước, vệ sinh môi trường (xử lý chất thải rắn, nước thải.v.v.); hệ thống đường bộ cao tốc, trước hết là tuyến Bắc-Nam, hai hành lang kinh tế Việt Nam-Trung Quốc; nâng cao chất lượng dịch vụ đường sắt, trước hết là đường sắt cao tốc Bắc-Nam, đường sắt hai hành lang kinh tế Việt Nam-Trung Quốc, đường sắt nối các cụm cảng biển lớn, các mỏ khoáng sản lớn với hệ thống đường sắt quốc gia, đường sắt nội đô thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh.v.v.
Trước mắt tập trung chỉ đạo, giải quyết tốt việc cung cấp điện, trong mọi trường hợp không để xảy ra tình trạng thiếu điện đối với các cơ sở sản xuất. Tăng cường nghiên cứu xây dựng chính sách và giải pháp khuyến khích sản xuất và sử dụng điện từ và các loại năng lượng mới như sức gió, thủy triều, nhiệt năng từ mặt trời.
- Khẩn trương xây dựng và ban hành cơ chế khuyến khích các thành phần kinh tế ngoài nhà nước tham gia phát triển các công trình kết cấu hạ tầng trong đó có các công trình giao thông, cảng biển, các nhà máy điện độc lập.
- Mở rộng hình thức cho thuê cảng biển, mở rộng đối tượng cho phép đầu tư dịch vụ cảng biển, đặc biệt dịch vụ hậu cần (logistic) để tăng cường năng lực cạnh tranh của hệ thống cảng biển Việt Nam; kêu gọi vốn đầu tư các cảng lớn của các khu vực kinh tế như hệ thống cảng Hiệp Phước-Thị Vải, Lạch Huyện.v.v.
- Tập trung thu hút vốn đầu tư vào một số dự án thuộc lĩnh vực bưu chính-viễn thông và công nghệ thông tin để phát triển các dịch vụ mới và phát triển hạ tầng mạng.
- Đẩy mạnh đầu tư vào các lĩnh vực (văn hóa-y tế-giáo dục, bưu chính-viễn thông, hàng hải, hàng không) đã cam kết khi gia nhập WTO. Xem xét việc ban hành một số giải pháp mở cửa sớm hơn mức độ cam kết đối với một số lĩnh vực dịch vụ mà nước ta có nhu cầu.
5. Nhóm giải pháp về lao động, tiền lương:
- Đẩy nhanh việc triển khai kế hoạch tổng thể về đào tạo nhằm nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 40% vào năm 2015. Theo đó, ngoài việc nâng cấp đầu tư hệ thống các trường đào tạo nghề hiện có lên ngang tầm khu vực và thế giới, sẽ phát triển thêm các trường đào tạo nghề và trung tâm đào tạo từ các nguồn vốn khác nhau.
- Nghiên cứu điều chỉnh chuyển dịch cơ cấu lao động theo tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Thực hiện các giải pháp nhằm đưa Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động vào thực tế cuộc sống để ngăn ngừa tình trạng đình công bất hợp pháp, lành mạnh hóa quan hệ lao động theo tinh thần của Bộ luật Lao động, bao gồm:
- Tiếp tục hoàn thiện luật pháp, chính sách về lao động, tiền lương phù hợp trong tình hình mới; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về lao động đối với người sử dụng lao động nhằm đảm bảo điều kiện làm việc và đời sống cho người lao động.
- Nâng cao hiểu biết pháp luật về lao động thông qua phổ biến, tuyên truyền và giáo dục pháp luật cho người lao động, người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để đảm bảo chính sách, pháp luật về lao động và tiền lương được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc.
6. Nhóm giải pháp về cải cách hành chính:
- Thực hiện tốt việc phân cấp quản lý nhà nước đối với ĐTNN, đặc biệt trong việc phê duyệt, cấp Giấy chứng nhận đầu tư, quản lý tốt các dự án ĐTNN, gắn với việc tăng cường hợp tác, hỗ trợ, phối hợp hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật về đầu tư.
- Nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức nhằm đảm bảo thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Luật Đầu tư và quy định mới về phân cấp quản lý đầu tư nước ngoài.
- Đơn giản hóa và công khai quy trình, thủ tục hành chính đối với đầu tư nước ngoài, thực hiện cơ chế "một cửa" trong việc giải quyết thủ tục đầu tư. Đảm bảo sự thống nhất, các quy trình, thủ tục tại các địa phương, đồng thời, phù hợp với điều kiện cụ thể.
- Xử lý dứt điểm, kịp thời các vấn đề vướng mắc trong quá trình cấp phép, điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư .
- Tăng cường cơ chế phối hợp quản lý đầu tư nước ngoài giữa Trung ương và địa phương và giữa các Bộ, ngành liên quan.
KẾT LUẬN
Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, Nhà nước ta luôn coi trọng thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm đại được những mục tiêu đề ra, đặc biệt là mục tiêu công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp phát triển. Những chính sách và biệt pháp huy động vốn đầu tư nước ngoài, quan trọng là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cần được quan tâm hơn nữa. Bởi nguồn vốn này đem lại cho nước nhận đầu tư (cho Việt Nam) nhiều lợi ích. Mà thực tiễn trong những năm qua Việt Nam đã đạt được đó là: Góp phần quan trọng trong việc khắc phục tình trạng thiếu vốn ở nước ta, khoảng 30% tổng số vốn đầu tư trong nước, tạo công ăn làm việc cho người lao động, tăng nguồn thu nhập từ xuất khẩu dich vụ và đóng góp cho ngân sách Nhà nước.....
Do thời gian và trình độ có hạn, nên bài viết không tránh khỏi những kiếm khuyết. Nhóm 9 mong được sự góp ý của các thầy cô và các bạn để bài viết của chúng tôi được hoàn thiện. Xin chân thành cảm ơn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- FDI Nhom 9.doc