Đề tài Thực trạng kế hoạch cung ứng, sử dụng nhiên liệu ở công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại

Trên thực tế nếu doanh nghiệp chọn hệ thống đặt hàng theo chu kỳ cố định với mức đặt hàng cố định sẽ khó thích ứng với biến động của các nhu cầu.Còn nếu chọn đặt hàng theo chu kỳ không cố định với khối lượng thay đổi thì sẽ rất khó khăn cho công tác kế hoạch hóa, do có quá nhiều biến số mà doanh nghiệp không dự tính trước được điều này làm giảm đáng kể hiệu lực của công tác kế hoạch dự trữ và cung ứng. Thường thì người ta lựa chọn hệ thống đặt hàng để tái tạo dự trữ tới thời gian thay đổi (chu kỳ khác nhau) hoặc là số lượng thay đổi (quy mô đơn hàng ), điều đó có nghĩa là doanh nghiệp có thể lựa chọn phương pháp khác nhau đê lập kế hoạch cung ứng và dữ trữ nguyên vật liệu. Các phương pháp này cần tính đến khả năng đáp ứng yêu cầu của sản xuất và các chi phí cung ứng và dự trữ có liên quan

doc72 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1275 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng kế hoạch cung ứng, sử dụng nhiên liệu ở công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ôn vượt định mức mặc dù máy móc thường xuyên xẩy ra sự cố.Điển hình là năm 2008 mặc dù trong 11 tháng đầu năm tính chung Công ty đã xẩy ra tất cả 79 sự cố với cả 2 dây chuyền nhưng trong 11 tháng đó sản lượng điện của Công ty cũng đã đạt được 6 257,2 triệu kWh đến hết năm Công ty vẫn sản xuất được 6 927 107 412 Kwh điên vẫn vượt định mức công suất của Công ty Khối lượng nhiên liệu sử dụng qua các năm Bảng 2.2 Khối lượng Nhiên liệu sử dụng qua các năm Năm Than tiêu chuẩn DC1 Than tiêu chuẩn DC2 Dầu đốt kèm DC1 Dầu đốt kèm DC2 Khối lượng STH Khối lượng STH Khối lượng STH Khối lượng STH 2002 1,037,874.65 456.42  1,014,338.11  457.08 5,846.60 2.57 2003 1,165,410.63 451.57  1,037,774.65  456.42 5,409.85 2.10 10,585.1 3.28 2004 1,007,399.00 456.23 1,197,232.51 338.91 4,367.81 1.98 3,241.57 0.92 2005 1,112,348.00 451.74 1,447,598.78 336.35 4,850.88 1.98 3.325.94 0.77 2006 1,288,081.00 438.50 1,460,455.61 338.30 6,279.84 2.14 3,807.44 0.88 2007 1,227,809.00 433.82 1,440,193.00 343.10 6,028.15 2.13 4,063.34 0.97 2008 1,125,401.00 433.66 1,462,211.00 337.54 6,247.50 2.41 3,666.60 0.85 Nguồn : Công ty Cồ phần Nhiện điện Phả lại Theo công suất thiết kế thì khối lượng nhiên liệu tiêu thụ cho sản xuất của cả 2 dây chuyền sản xuất là cố định nhưng trên thực tế , khối lượng này luôn thay đổi theo chiều hướng giảm dần qua các năm , điển hình điều đéo thể hiện trong bảng nhiên liệu là suất tiêu hao than (g/kWh) .Thể hiện ở đâu là bao nhiêu gam than để sản xuất ra 1 kwh điện, suất tiêu hao qua các năm có chiều hướng giảm dần điều đó dẫn đến số lượng nhiên liệu ngày càng giảm.vì vậy yêu cầu cần phải có 1 kế hoạch cung cấp nhiên liệu hợp lý tránh để xảy ra tình trạng ứ đọng nhiên liệu trong kho làm giảm chất lượng nhiên liệu dùng cho sản xuất CHI PHÍ DÙNG TRONG SẢN XUẤT Các loại chi phí dùng trong sản xuất của Công ty trong năm 2008 Theo sơ đồ công nghệ sản xuất của Công ty, thì những yếu tố được sử dụng trong quá trình sản xuất cấu thành nên giá trị sản phẩm được sản xuất ra. Bảng 2.3 Các chi phí sản xuất điện trong năm 2008 Chi phí sản xuất Tổng số Giá thành đơn vị sản phẩm (đ/kwh) Tỷ trọng (%) 1.Nhiên liệu 1 445 866 751 309 232,143 50,565 Than 1 369 835 396 401 219,936 47,906 Dầu FO 76 031 354 908 12,207 2,659 2. Vật liệu phụ 17 467 421 646 2,805 0,611 Dầu tua bin 1 001 408 035 0,161 0,035 Dầu máy biến thế 341 382 708 0,055 0,036 0,037 Hóa chất dùng trong sản xuât 6 201 738 418 0,996 0,038 Bi nghiền 9 392 581 314 1,494 0,039 Vật liệu khác 620 311 171 0,1 0,040 3.Chi phí Nhân công trực tiếp 78 755 426 800 12,645 2,754 Lương 73 474 340 000 11,797 2,570 BHXH,BHYT,KPCĐ 5 281 086 800 0,848 0,185 4.Chi phí sản xuất chung 1 255 637 323 694 201,601 43,912 Chi phí nhân viên phân xưởng 4 170 419 975 0,670 0,146 a. Lương 3 320 852 975 0,533 0,116 b.BHXH,BHYT,KPCĐ 849 567 000 0,136 0,030 Chi phí vật liệu 175 830 601 0,028 0,006 Chi phí dụng cụ sản xuất 325 929 508 0,052 0,011 Chi phí khấu hao TSCĐ 910 400 430 252 146,171 31,838 Thuế tài nguyên 6 289 359 000 1,010 0,220 Chi phí sửa chữa TSCĐ 213 276 143 302 48,628 10,592 5. Chi phí quản lý doanh nghiệp 61 718 954 616 9,909 2,158 Chi phí nhân viên quản lý 14 838 796 810 2,382 0,519 a. Lương 13 606 300 000 2,185 0,476 b.BHXH,BHYT,KPCĐ 1 232 496 810 0,198 0,043 Chi phí vật liệu quản lý 2 767 185 265 0,444 0,097 Chi phí đồ dùng văn phòng 543 486 785 0,087 0,019 Chi phí khấu hao TSCĐ 22 316 01 170 3,583 0,780 Chi phí dịch vụ mua ngoài 5 832 083 240 0,936 0,204 a.Điện nước 1 173 685 444 0,188 0,041 b.Điện thoại ,bưu phí 1 332 080 172 0,214 0,047 c.Khác 977 369 017 0,157 0,034 Chi phí khác 8 180 492 469 1,313 0,286 (Nguồn : Công ty cổ phần Nhiệt điện Phả lại) 2.2.2 Phân tích biến động chi phí thực tế so với định mức Chi phí phát sinh thực tế có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với định mức ban đầu, điều này tạo nên sự biến động chi phí so với định mức. Biến động có thể là bất lợi khi chi phí thực tế cao hơn chi phí định mức hoặc có lợi khi chi phí thực tế thấp hơn chi phí định mức. Mục đích phân tích biến động các khoản mục chi phí nhằm đánh giá chung mức chênh lệch giữa thực tế so với định mức để làm rõ mức tiết kiệm hay vượt chi của từng khoản mục chi phí phát sinh. Biến động chi phí có thể chi tiết hóa như sau: Sơ đồ 2.4 : Mô hình tổng quát để phân tích biến phí Biến động chi phí chung Biến động biến phí sản xuất chung Biến động chi phí Biến động định phí sản xuất Biến động biến phí sản xuất Biến động biến phí NVL trực tiếp Biến động chi phí nhân công trực tiếp Lương thực tế Lương thực tế Lương định mức (x)Giá thực tế (x)Giá định mức (x)Giá định mức Biến động giá Biến động lượng Tổng biến động Chi phí nhiên liệu trực tiếp Nhiên liệu than: Do sản lượng than dùng cho sản xuất ngày càng tăng , mà chi phí nhiên liệu về than chiếm 47,906% tỷ trọng trong chi phí sản xuất của Công ty , nên những biến động về giá than cũng làm cho lợi nhuận của Công ty giảm. Thông tin từ Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam có văn bản thông báo từ nay đến quý II/2009 tăng giá than cục từ 972 đồng lên 3.150 đồng/kg, than cám từ 500 đồng lên 850 đồng/kg.Nhiên liệu chủ yếu dùng trong sản xuất của Công ty dùng là than cám , nến chi phí nhiên liệu tăng từ 500 lên 850 đồng thì sẽ tăng 350đồng/kg ( tăng 0,35 đồng/g) ,giá thành nhiêu liệu sẽ tăng lên là 220,286 đồng/kwh và chiếm tỷ trọng 47,982 % trong giá chi phí sản xuất mới và số lợi nhuận của Công ty sẽ giảm so với năm 2008 sẽ là 2. 424 , 487 tỷ đồng /năm Nhiên liệu dầu FO: Dầu FO cũng là 1 phần nhiên liệu chính trong sản xuất của Công ty, Dầu FO tham gia vào quá trình khỏi động tuabin của các máy phát và chi phí dầu cũng chiếm 2,659% trong tỷ trọng chi phí sản xuất của Công ty.Theo đà phát triển của thế giớ ,giá nhiên liệu dầu cũng liên tục biến động theo chiều hướng tăng giảm thất thường .trong năm 2007 – 2008 thì giá dầu mazút N2B (3,5S) tăng từ 5.454,0 đồng/kg lên 7.727,0 đồng/kg. Với tình hình kinh tế thế giớ hiện nay thì sự lên xuống của giá dầu cũng là đề tài quan tâm của các doanh nghiệp lớn vì vậy với những hợp đồng mua với khối lượng lớn tại những thời điểm khác nhau cũng làm nên lợi nhuận của Công ty. Chi phí vật liệu phụ Tỷ trọng chi phí vật liệu phụ chiếm 0,611% trong tỷ trọng chi phí sản xuất của Công ty . Chi phí vật liệu thụ cũng biến động theo 2 hướng là biến động về giá và biến động về năng suất .Nhưng biến động về giá cả là nhân tố chính dẫn đến tăng chi phí vật liệu phụ trong tỷ trọng của chi phí sản xuất. Vật liệu phụ gồm ( Dầu tua bin , Dầu máy biến thế , Dầu mỡ bôi trơn , hóa chất dùng trong sản xuất , Nước công nghiệp , Bi nghiền và các chi phí khác ) những chi phí này cũng tăng giảm liên tục. Đặc biệt là danh mục dầu như đã phân tích ở trên . Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp là một loại biến phi , vì vậy phân tích các biến động của nó cũng dùng mô hình chung để phân tích biến động chi phí.Biến động chi phí lao động trực tiếp có thể chi tiết hóa như sau: Biến động năng suất lao động Biến động thời gian nhàn rỗi ( ngừng sản xuất) Biến động đơn giá tiền lương Biến động lương xẩy ra khi doanh nghiệp phải trả lương thực tế cho công nhân cao hơn hoặc thấp hơn so với dự kiến.Đơn giá tiền lương tăng do nhiều nguyên nhân , có thể tổng hợp thành hai nguyên nhân chính : Do đơn giá tiền lương của các bậc thợ tăng lên Sự thay đổi về cơ cấu lao động.Tiền lương tăng lên khi cơ cấu lao động thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng công nhân bậc cao và giảm tỷ trọng công nhân bậc thấp tính trên tổng số giờ lao động được sử dụng. Ở Công ty PLPC hiện nay biến động chi phí nhân công trực tiếp xẩy ra ở hiện tượng đơn giá tiền lương bậc thơ tăng lên . Chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung là một loại chi phí khá phức tạp , bởi nó là một chi phí gián tiếp với nhiều loại chi phí khác nhau về tính chất và được tính vào giá thành các sản phẩm thông qua sự phân bổ , vì vậy sẽ không có một mô hình duy nhất về phương pháp phân tích chung cho các doanh nghiệp. Đối với Công ty PLPC thì Chi phí sản xuất chung cũng chiếm 1 tỉ trọng rất lớn trong chi phí sản xuất . đặc biệt là chi phí khấu hao tài sản cố định.Trong quá trình sản xuất điện phần lớn thiết bị máy móc bị hao mòn.Đối với các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành điện với khới lượng đầu tư tài sản cố định ban đầu là rất lớn nên lượng khấu hao trong quá trình sản xuất cũng chiếm tỷ trọng chính trong chi phí sản xuất phụ.Nếu giảm được tỷ lệ hao mòn máy móc trong quá trình sản xuất thì Công ty cũng co thể tăng được khối lượng lợi nhuận đáng kể không kém so với tỷ trọng chi phí nhiên liệu trực tiếp. Chi phí quản lý doanh nghiệp Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng phải phân theo chức năng ban ngành từ cao xuống thấp , để hệ thống quản lý đạt hiểu quả cao nhất nhằm tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy chi phí của nhân viên quản lý là không thể thiếu trong các công ty. Nếu so sánh tỷ trọng của chi phí nhân công trực tiếp với chi phí quản lý doanh nghiệp thì cũng cho ta thấy được tầm quan trọng của các nhà quản lý doanh nghiệp . Đối với PLPC thì tỷ trọng này trong năm 2008 là 2.124/3.177 = 0.66% 2.2.2.6 Biện pháp giảm chi phí sản xuất Để năng cao hiệu quả chi tiêu trong doanh nghiệp, nhà quản lý phải đưa ra được các biện pháp làm giảm chi phí. Nhà quản lý chi phí nên theo quy trình sau để đưa ra các biện pháp giảm chi phí: Sơ đồ 2.5 : Quy trình đưa ra các biện pháp giảm chi phí Nhận diện các biến động chi phí Xác định nguyên nhân gây biến động chi phí Đề xuất các phương hướng khắc phục , cải tiến - Bước 1: nhà quản lý phải phát hiện các chi phí cần phải cắt giảm bằng cách nhận diện và tập hợp các chi phí theo từng trung tâm và kết quả tính toán các biến động sẽ giúp phát hiện được các bộ phận yếu kém trong doanh nghiệp trong việc quản lý và sử dụng chi phí. Thông thường, chúng ta chỉ cần quan tâm đến những biến động có tỷ lệ phần trăm lớn (so với định mức) hay có giá trị lớn hoặc các biến động bất lợi kéo dài theo thời gian. - Bước 2: nhà quản lý cần xác định các nguyên nhân chủ yếu gây ra các biến động bất lợi: Thông thường một biến động bất lợi về chi phí có thể có nhiều nguyên nhân, nhà quản lý nên tập trung vào một vài nguyên nhân chủ yếu, và bỏ qua các nguyên nhân còn lại. - Bước 3: nhà quản lý phải đề ra các biện pháp cắt giảm chi phí: Việc đề ra các biện pháp cắt giảm chi phí đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ của các nhân viên, bộ phận liên quan vì thông thường, các biện pháp này thiên về mặt kỹ thuật hơn là quản lý. Tóm lại, bất kỳ doanh nghiệp nào khi hoạt động đều phát sinh chi phí, đối với nhà quản lý thì vấn đề kiểm soát được các chi phí là mối quan tâm hàng đầu, bởi vì lợi nhuận thu được nhiều hay ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của những chi phí đã chi ra. Kiểm soát được chi phí sẽ nâng cao hiệu quả chi tiêu, từ đó sẽ làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Đối với Công Ty, có rất nhiều doanh mục chi phí sản xuất có thể nguyên cứu biến động nhưng hiện nay những chi phí có biến động lớn nhất lien quan lớn đến lợi nhuận chính của Công ty đó là chi phí nhiên liệu trực tiếp và chi phí sản xuất chung.Những biến động dù nhó nhất của chi phí nhiên liệu cũng ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của Công ty bởi chi phí nhiên liệu trực tiếp chiếm hơn 50% tỷ trọng trong sản xuất của Công ty. Vậy Tât cả các vấn đề liên quan đến biến động chi phí nhiên liệu sẽ được đề cập ở Chương tiếp theo.bao gồm kế hoạc cung ứng , sử dụng, và hiểu quả 2.3 KẾ HOẠCH CUNG ỨNG VÀ SỬ DỤNG NHIÊN LIỆU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI Theo báo cáo chi phí nhiên liệu trực tiếp của Công ty , có 2 loại là : Nhiên liệu than chiếm tỷ trọng 47,906 % và Dầu FO chiếm 2,659% tỷ trọng trong chi phí sản xuất của Công ty Kế hoạch cung ứng than Khối lượng chủng loại Khối lượng : 3 700 000 tấn 5% Chủng loại : + Than cám 5HG 2 600 000 tấn + Than cám 5MK 1 100 000 tấn Trường hợp có sự thay đổi kế hoạch sản xuất , Bên mua cần bổ sung khối lượng than , thì thông báo cho bên bán trước 60 ngày để Bên bán cân đổi khả năng đáp ứng và nếu thống nhất hai bên sẽ ký Phục lục hợp đồng để thực hiện Giá bán than cho sản xuất điện thực hiện theo lộ trình điểu chỉnh giá điện; cụ thể từ 01/01/2008 thực hiện giá bán than theo Thông bán số 109/TB-BTC ngày 05/02/2007 của Bộ tài chính theo đó giá ban than cho sản xuất điện tại các ga , cảng , bến đầu nguồn của Tập đoàn TKV chưa có thuế giá trị gia tăng: Than cám 5HG , cám 5MK : 319 500, 00 đồng / tấn Phương tiện vận chuyển Phương tiện vận chuyển than theo đường sắt bằng toa xe chuyên dùng. Phương tiện vận chuyển than theo đường thủy bằng sà lan boong nổi có trọng tải từ 200 đến 600 tấn ( không nhận sà lan boong lửng và các loại sà lan khác).Phương tiện phải có sổ chứng nhận thể tích chiếm nước hợp chuẩn theo quy định hiện hành , đủ hồ sơ , giấy tờ hợp pháp theo quy định của Nhà nước và đủ các điều kiện để giao nhận hàng.Không chở quá tải gây vượt mức thể tích chiếm nước theo đăng kiểm. Phương tiện vận chuyển phải có bạt che hàng đảm bảo chất lượng , đủ số lượng , che kín khoang chứa hàng , đảm bảo than không thấm nước mưa khi vận chuyển. Chủ phương tiện có trách nhiệm bảo quản hàng sau khi kiểm đinh tại cảng dỡ cho tới khi dỡ hàng xong; chấp hành nghiêm chỉnh nội quy của Bên Mua tại cảng dỡ trong suốt thời gian kể từ khi phương tiện cập cảng chờ trả hàng đến khi dỡ hàng xong. Trường hợp than cám 5MK nguồn từ Công ty than Mạo khê –TKV và của Xí nghiệp than Hồng thái (Công ty than Uông Bí –TKV) vận chuyển bằng phương tiện vận tải Đường sắt không đảm bảo đủ khối lượng thì Bên Bán sẽ bố trí rót từ Bến Cân và Cảng Điền Công để vận chuyển bằng đường thuy giao cho bên Mua Giá cước vận chuyển Giá cước vận chuyển bằng đường thủy : thực hiện theo mức giá cước tại Biên bản họp ngày 23/08/2005 giữa Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (nay là tập đoàn EVN), Tổng Công ty Đường sông Miền Bắc ( nay là Tổng Công ty vận tải Thủy ) và Đại diện Cục Quản lý giá Bộ tài chính giá cước cụ thể từng tuyến như sau: Giá cước cụ thể như sau : Bảng 2.4: Cước phí các tuyến vận chuyển đường thủy Đơn vị : đồng/ tấn tính cước Tuyến vận chuyển Giá cước chưa có thuế GTGT Cửa Ông – Phả lại 51 753, 00 Cọc 5 - Phả lại 49 171, 00 Hòn Gại -Phả laị 48 083,00 Điền Công – Phả Lại 42 968, 00 Bến Cân - Phả lại 32 395, 00 (Nguồn : Công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại) * Thuế GTGT vận tải đường thủy là 5% Giá cước vận chuyển bằng đường sắt : Cước vận chuyển và phú phí : Thực hiện theo văn bản số 6751 / CV – EVN – TCKT ngày 17/12/2007 của Tập đoàn điện lực Việt Nam về cước vận chuyển , phí áp tải , che bạt và hao hụt than trong vận chuyển như sau : Bảng 2.5 : giá cước vận chuyển bằng đường sắt Đơn vị tính : đồng / tấn Luồng hàng Tiền dồn xe tại đầu xếp Cước vận chuyển Chi phí mua bạt che và áp tải Tiền dồn xe tại PLPC Cộng Ga Mạo khê đi Phả Lại 1 037,00 23 046,00 2 050,00 1 037,00 27 170,00 Ga Tràng bạch đi Phả Lại 2 549,00 23 046,00 2 050,00 1 037,00 28 682,00 ( Nguồn: Công ty cổ phần nhiệt điện phả lại) * Thuế GTGT vận tại đường sắt là 5% 2.3.1.3 Địa điểm và tiến độ giao nhận a/ Địa điểm giao nhận :Bên bán than cho Bên Mua trên phương tiện của Bên Bán tại điểm giao nhận là cảng tiếp nhận than của PLPC đối với giao bằng phương tiện thủy , tại đường nhận trước quang lật toa của PLPC đối với giao bằng đường sắt b/ Tiến độ giao nhận dự kiến : Quý I : 950 000 tấn Quý II : 950 000 tấn Quý III : 850 000 tấn Quý IV : 950 000 tấn Khối lượng than cám các loại giao nhận hàng tháng tương ứng với tỷ lệ quy định tại điều 1,2 của điều 1. Căn cứ nhu cầu của sản xuất điện , trước ngày 15 hàng tháng , Ben Mua thông báo cụ thể khối lượng tiếp nhận than tháng sau để Bên Bán bố trí kế hoạch giao than. c/ Phương thức giao nhận: Đối với đường thủy : giao nhận theo phương thức đo mớn nước sà lan do Cục đăng kiểm Việt Nam ban hành Đối với đường sắt : giao nhận theo phương thức đo thể tích khối than trên toa xe nhân (x) với khối lượng riêng của than.Than xếp lên toa không được vượt quá thể tích và trọng tải kỹ thuật cho phép chuyên chở của toa xe. Khối lượng riêng than cám 5 MK : 1,106 tấn / Trường hợp cân điện tử của Bên Mua được cơ quan chức năng kiểm định cấp giấy phép hoạt động , hai bên sẽ bàn bạc thỏa thuận trước khi đưa vào sử dụng trong giao nhận bằng đường sắt. Khối lượng than thực nhập không cao hơn khối lượng than thực xuất theo hóa đơn của Bên Bán. Dỡ hàng và năng suất dỡ : Bên mua tổ chức tiếp nhận và dỡ hàng 24/24 giỡ hàng ngay đối với cả phương tiện vận chuyển đường thủy và phương tiện vận chuyển đường sắt. Bên Mua dỡ hàng khỏi phương tiện Bên bán với năng suất tối thiểu 8.00 tấn / ngày (24 giờ) đối với đường thủy và 2 500 tấn / ngày đối với đường sắt Than toán kinh phí Giá bán Giá bán Bên bán giao trên phương tiện của Bên Bán tại ga cảng Bên Mua bằng = ( giá bán than tại cảng , bến rót than của Bên Bán cộng (+) ( Cước vận chuyển than từ cảng bến rót than của Bên Bán đến cảng của Bên Mua cộng (+) chi phí tổ chức điều hành giao nhận than cộng (+) phí bảo hiểm cộng Khối lượng thanh toán tiền hàng Vận chuyển bằng đường thủy : Là khối lượng than thực giao nhận tại cảng Bên Mua được quy về độ ẩm trung bình cộng (+) hao hụt theo mức trân quy định, nhưng không vượt quá khối lượng than thực xuất theo hóa đơn Bên Bán Vận chuyển bằng đường sắt : Là khối lượng than thực giao nhận tại Phả Lại cộng (+) hao hụt theo mức trần quy định Khối lượng tính cước vận chuyển Vận chuyển bằng đường thủy : là khối lượng than thực giao nhận tại cảng bên mua được quy về độ ậm tại cảng rót hàng nhưng không lớn hơn 12% ( đối với mùa mưa) và 10% ( đối với mùa khô) (+) hao hụt theo mức trần quy định Vận chuyển bằng đường sắt : Là khối lượng tính theo trọng tải kỹ thuật cho phép chuyên chở theo quy định cước hàng nguyên toa. Chứng từ thang toán: bao gồm Hóa đơn GTGT bán than và Hóa đơn GTGT về chi phí điều hành tiêu thụ than, phí bảo hiểm của TKV TKV ủy quyền cho Công ty Cảng và kinh doanh than-TKV xuất hóa đơn GTGT cho các trường hợp nguồn than rót từ cảng chính Cửa Ông và các trạm Khu vực Hòn Gại- Cẩm Phả Than xuất từ nguồn của các Công ty than Vàng Danh – TKV , Uông Bí – TKV, Mạo Khệ - TKV, tập đoàn TKV ủy quyền cho Công ty kho vạn Đá Bạc- TKV xuất hóa đơn GTGT Thời hạn thanh toán: Cứ 10 ngày một lần hai bên đối chiếu số lượng và giá trị thực giao nhận của 10 ngày trước đó; căn cứ biên bản đối chiếu, Bên Mua chuyển trả tiền cho Bên Bán khối lượng thực nhận theo giá thanh toán ghi trên hóa đơn GTGT do Bên Bán lập qui định Đối với tiền cước vận chuyển : căn cứ vào đề nghị của TKV và hóa đơn vận chuyển hợp lệ của các đươn vị vận chuyển, Bên Mua chuyển trả trực tiếp cho đơn vị vận chuyển đường thủy và đường sắt với thời hạn như thanh toán tiền than Nếu quá thời hạn qui định thanh toán trên, Bên Mua phải trả lãi cho Bên Bán và Bên Vận chuyển số tiền chậm trả theo lãi xuất cho vay ngăn hạn của Ngân hàng Công thương Việt Nam thông báo tại thời điểm tính lãi Quy trình thực hiện a, Quy trình thực hiện đường sông - Khi đến thời hạn giao hàng thì bên TKV sẽ vận chuyển bằng đường sông tới đăng ký giao nhận than tại cảng sông, nhân viên tiếp nhận phòng Kế Hoạch Vật Tư trong ca hướng dẫn để phương tiện qua cơ quan cảng vụ làm thủ tục và đồng thời ghi thứ tự chờ tiếp nhận. Khi các đoàn sà lan chở hàng có giấy phép vào cảng của Cảng vụ, Phòng Kế Hoạch- Vật Tư tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra sự đầy đủ, phù hợp với quy định chung với Hộp đồng của Công ty. - Phân xưởng cung cấp nhiên liệu cử người tiến hành đo đếm chất lượng và khối lượng than vận chuyển của các đoàn xà lan. Sau khi đo khối lượng hàng vận chuyển thì phòng cung cấp nhiên liệu tiến hành lập phiếu kiểm kê thông báo cho phòng kế hoạch vật tư và phòng tài chính kế toán , tiến hành thanh toán cho TKV b, Quy trình thực hiện bằng đường sắt - Khi đến thời gian giao hàng thì ben TKV sẽ chở các đoàn tàu than về ga đường sắt Công ty, kíp vận hành phân phưởng cung cấp nhiên liệu kiểm tra an toàn, hướng dẫn phương tiện vào đúng vị trí theo quy định, đảm bảo luôn sẳn sàng cho việc lật toa có hành và trả toa rỗng cho bên giao - Phòng kế hoạch vật tư báo cho phân xưởng cung cấp nhiên liệu tổ chức lấy mẫu, mã hóa mẫu, xử lý, và tiến hành kiểm tra tương tự như với vận chuyển bằng đường sông TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH Tình hình sử dụng và cung cấp trong năm 2008 Báo cáo tình hình cung cấp và sử dụng Do nhiên liệu của Công ty ký kết một lần từ đầu năm với tập đoàn than khoáng sản Việt Nam , với điều khoản là đến 15 hàng tháng thì Công ty sẽ thông báo cho bên bán chuyển hàng cho tháng sau tùy thuộc vào mức độ sử dụng nhiên liệu của tháng sau Bảng 2.6 : Tình hình sử dụng và cung cấp trong năm 2008 (Đơn vị tính : Tấn) Tháng Khối lượng than sử dụng trong năm 2008 Báo cáo than nhập năm 2008 Dây chuyền 1 Dây chuyền 2 Dây chuyền 1 Dây chuyền 2 Cả 2 dây chuyền Than Dầu Than Dầu Tháng 1 101,900 383.9 133,101 281.36 137,005 180,803.65 317,808.69 Tháng 2 104,708 524.3 121,645.40 604.27 113,408.74 116,331.21 235,674.29 Tháng 3 121,063.00 502.9 143,289.30 177.268 180,351.87 268,174.55 365,627.30 Tháng 4 110,532.00 588.5 137,959.80 291.662 176,930.89 215,996.63 392,927.52 Tháng 5 118,749 561.75 131,155.20 214.145 156,276.30 225,201.24 381,477.54 Tháng 6 104,924 749 111,323.90 617.78 141,345.57 127,558.29 268,903.86 Tháng 7 78,654 834.6 142,132.73 187.38 124,526.74 193,580.13 318,106.87 Tháng 8 72,521 861.35 124,007.52 295.47 110,938.66 168,525.81 279,464.47 Tháng 9 52,993 374.5 104,562.41 389.23 678,41.64 160,682.81 228,524.45 Tháng 10 66,561 465.45 70,146 616.69 998,82.29 165,180.90 265,063.19 Tháng 11 81,209 663.4 109,366.46 306.46 113,903.46 146,903.42 260,806.88 Tháng 12 111,587 438.7 133,521.40 64.26 154,538.42 190,951.00 345,489.42 Cộng 1,125,401 6,948.35 1,426,211 4,045.98 1,576,949.60 2,082,924.90 3,659,874.50 (Nguồn : Công ty cổ phần nhiệt điện Phả lại) Theo bảng báo cáo thì khối lượng than nhập của các tháng là không đồng nhất, bởi do nhu cầu sản xuất của Công ty và cũng bởi tình hình máy móc của Công ty trong năm 2008 đã có nhiều hỏng hóc do vận hành quá công suất để đảm bảo lượng điện cung cấp cho nhu cầu sử dụng điện của cả nước . Trong năm 2008 Công ty đã có tất cả 89 sự cố đối với cả 2 dây chuyền sản xuất , làm cho sản lượng phát điện của Công ty giảm sút. Theo số liệu thống kê khối lượng than sử dụng và khối lượng than nhập trong năm 2008 cũng có một lượng chênh lệch lớn . Điều này cũng có lợi và cũng có thể thiệt hại cho công việc sản xuất của Công ty Tình hình nhiên liệu tồn kho Số lượng than nhập thực tế Bảng 2.7 : khối lượng nhiên liệu nhập thực tế Nguồn nhập Dây chuyền 1 Dây chuyền 2 Số lượng ( Tấn) Theo hóa đơn Thực nhận Hao hụt thực tế Theo hóa đơn Thực nhận Hao hụt thực tế 1-Đường sông 1377638.8 1372169.1 3754.56 1840542.12 1831897.74 6194.91 Than cám 5 MK 310642.41 309715.61 620.65 1586204.8 1578855.52 5416.9 Than cám 5 HG 1066996.4 1062453.5 3133.91 254337.32 253042.22 778.01 2 - Đường sắt 205383.23 204780.49 602.74 251771.88 251027.12 744.77 Than cám 5 MK 205383.23 204780.49 602.74 251771.88 251027.12 744.77 3 - Cộng 1583022 1576949.6 4357.3 2092314 2082924.86 6939.68 Than cám 5 1583022 1576949.6 4357.3 (nguồn : Công ty cổ phần nhiệt điện phả lại) Tổng hợp Than – Nhập – Xuất – Tồn kho - Tồn kho 0h ngày 01/01.2008 229059.98 - Nhập trong kỳ 3659874.48 - Nhập chênh lệch thừa 6 tháng đầu năm 61094.31 - Xuất trong kỳ 3702300.33 - Tồn kho 0h ngày 01/01/2009 Theo sổ sách 247728.44 Thực tế kiểm kê 273402.85 Đánh giá theo mô hình của WilSon a. Theo mô hình điểm đặt hàng tối ưu của WilSon thì Chi phí cho một đơn hàng của Công ty bao gồm Chi phí tổ chức điều hành giao nhận. Than cám 5MK và 5HG là 1 118 đồng / 1 tấn Thuế GTGT là 10% è chi phí tổ chức điều hành đã tính thuế GTGT : 1229,8 đồng/ tấn Chi phí bảo hiểm ( mua cho lô hàng vận chuyển bằng đường thủy) Than cám 5HG : 482 đồng / tấn Than cám 5MK : 468 đồng / tấn è chi phí bình quân = 475 đồng / tấn Chi phí vận chuyển Nhưng chi phí vận chuyển bao gồm chi phí vận chuyển đường sông và đường sắt. Nhưng với nhiều tuyến vận chuyển khác nhau , và chi phí vận chuyển từ các tuyến cũng khác nhau .Vậy để đơn giản cho việc tính chi phí đơn hàng ở đây sẽ xét chi phí vận chuyển bình quân. Chi phí vận chuyển bình quân đường sông = = 44 874 đồng/ tấn Chi phí vận chuyển bình quân đường sắt = = 27 926 đồng/tấn Và thêm 5% thếu giá trị gia tăng cho cả vận tải đường biển và đường sắt Chi phí vận chuyển đường sông sau khi thêm thuế GTGT = 47 117.7 Chi phí vận chuyển đường sắt sau khi thêm thuế GTGT = 29 322.3 +Tổng chi phí đơn hàng cho vận chuyển bằng đường thủy : 46103,8 đồng/tấn + Tổng chi phí đơn hàng cho vận chuyển bằng đường sắt : 29630,8 đồng/tấn b. Chi phí lưu kho bao gồm Chi phí bảo quản Chi phí tài chính (lãi ngân hàng ) cho phần vốn lưu động bị đọng cùng với giá trị nguyên vật liệu Trong năm 2008 tỷ lệ tiền gửi tiết kiệm tính theo ngày 11/06/2008 tại ngân hàng incombank cao nhất trong năm là 14,6%/ năm.Vậy theo số liệu kiểm kê tồn kho vào ngày 01/01/2009 thì lượng than tồn kho thực tế là 44342,87 tấn . chi phí cho 1 tấn than là 319 500 đồng è lượng vốn bị đọng cùng với nhiên liệu tồn kho = 319 500 x 44342,87 = 14.167,547 triệu đồng Nếu phần vốn bị đọng tại kho mang gửi tiết kiệm tại ngân hàng trong năm 2008 thì phần lãi ngân hàng sẽ được hưởng là = 2.068,462 (triệu đồng) chi phí lưu kho trung bình cho một đơn vị nhiên liệu là 319500 x 0.146 = 46 647 ( đồng/tấn /năm) c. Theo mô hình Wilson thì điểm đặt hàng tối ưu là: Q* = * Với chi phí đường thủy D: Khối lượng sử dụng trong 1 năm S: Chi phí đơn hàng H: Chi phí lưu kho trung bình Theo thông số thiết kế của Công ty thì sản lượng tối thiểu sẽ là D = 3.700.000 tấn/năm S = 46 647 đồng/ tấn / năm ( chi phí đường Sắt ) H = 46 103,8 đồng/ tấn è Q* = = 2704.4 (tấn) Do nhu cầu sử lụng nhiên liệu là liên tục nếu mỗi lần đặt hàng với khối lượng 2704.4 tấn thì trong 1 năm để cung cấp hết 3700000 tấn nhiên liệu thì Công ty sẻ phải đặt = 1368 lần và trong 1 tháng sẽ là 114 lần như vậy sẽ không đảm bảo cho điều độ sản xuất của Công ty . Với 114 lần đặt hàng thì khối lượng đặt hàng trong 1 tháng sẽ là 308301,6 tấn. chi phí đặt hàng tối thiểu cho mối đơn hàng TC = =126,167 (triệu đồng) Vậy tổng chi phí cho nhu cầu dự trữ và cung ứng là 126,167 (triệu đồng) * với chi phí đường sắt D: Khối lượng sử dụng trong 1 năm S: Chi phí đơn hàng H: Chi phí lưu kho trung bình Theo thông số thiết kế của Công ty thì sản lượng tối thiểu sẽ là D = 3.700.000 tấn/năm S = 29603.8 đồng/ tấn / năm H = 46 103,8 đồng/ tấn è Q* = = 2167,1 (tấn) Do nhu cầu sử lụng nhiên liệu là liên tục nếu mỗi lần đặt hàng với khối lượng 2704.4 tấn thì trong 1 năm để cung cấp hết 3700000 tấn nhiên liệu thì Công ty sẻ phải đặt = 1707 lần và trong 1 tháng sẽ là 142 lần như vậy sẽ không đảm bảo cho điều độ sản xuất của Công ty . Với 142 lần đặt hàng thì khối lượng đặt hàng trong 1 tháng sẽ là 307728.2 tấn. TC = =111,72 ( triệu đồng) Tổng chi phí cho nhu cầu dự trữ và cung ứng là 111,72 ( triệu đồng) Vậy với chi phí đường sắt và đường thủy thì tổng chi phí cho một lần cung ứng cũng ko chênh lêch nhau là mấy. vậy để điều độ trong quá trình vận chuyển thì có thể kết hợp cả 2 phương thức vận chuyển nhằm giảm thiểu chi phí đường sắt và tận dụng những điều kiện thuận lợi ở vị trí địa lý của Công ty. Một số chỉ tiêu hiệu quả cung ứng Chỉ tiêu tỷ lệ hoạt động tồn kho : đánh giá hiệu quả quản lý tồn kho Doanh thu Vòng quay hàng tồn kho = ( vòng) Giái trị tồn kho Doanh thu của Công ty trong năm 2008 là : 3.881.915 (triệu đồng) Giá trị tồn kho : 557.198 (triệu đồng) Vòng quay hàng tồn kho = = 7 (vòng) Sơ đồ 2.5: Vòng quay hàng tồn kho 3.82 10.21 8.1 7 0 2 4 6 8 10 12 năm 2005 năm 2006 năm 2007 năm 2008 Vòng quay tồn kho trong năm 2008 của PLPC là 7 trong khi bình quân ngành là 9.Điều này cho thấy Công ty đầu tư không quá nhiều vào lượng nhiên liệu tồn kho.Đảm bảo đủ cho các sự cố về nhiên liệu và cũng không ứ động vốn quá nhiều. So với những năm trước thì tỉ lệ vòng quay tồn kho của Công ty có chiều hướng giảm dần. Năm 2005 là năm Công ty bắt đầu hoạt động cổ phần hóa và hoạch toán phụ thuộc nên chi phí lưu kho và lợi nhuận của Công ty không được đề cập mấy. 2 năm trước thì tỉ lệ vòng quay có chiều hướng giảm so với bình quân ngành, điều này đã phản ánh lượng dự trữ nhiên liệu cửa Công ty ngày càng nhiều lên so với những năm trước. Số ngày tồn kho Số ngày trong năm Số ngày tồn kho = (ngày) Số vòng quay hàng tồn kho = = 53,71 (ngày) Vòng quay hàng tồn kho của Năm 2007 = = 8,1 Số ngày tồn kho = 45 ngày So với năm 2007 thì lượng hàng Tồn kho của Công ty trong năm 2008 cao hơn .Điều này là do ảnh hưởng của các sự cố xảy ra trong năm 2008 đã dẫn đến sản lượng điện phát của Công ty giảm so với năm 2007 nên khối lượng nhiên liệu tồn trong kho là cao hơn.và cũng ảnh hưởng đến doanh thu của Công Ty trong năm 2008 giảm so với năm 2007. Một số chỉ tiêu khác Chỉ tiêu thanh toán cũng phản ánh đến lượng hàng dự trữ, cũng như lượng dự trữ nhiên liệu dùng trong sản xuất. Bảng 2.8 : Tỷ số thanh khoản Loại tỷ số Công thức tính 2005 2006 2007 2008 TB ngành Thanh khoản Hiện thời TSLĐ 0.371 5.778 3.28 4 4.2 Nợ ngắn hạn phải trả Nhanh TSLĐ - Tồn kho 5.2 2.6 3.44 2.1 Nợ ngắn hạn phải trả Công ty bắt đầu cổ phần hóa vào năm 2005 nên mọi khả năng chi trả các khoản nợ của Công ty đều do tập đoàn điện lực Việt Nam ( EVN) chụi trách nhiệm.Nên các chỉ số còn thấp. bắt đầu từ năm 2006-2008 thì khả năng chi trả các khoản nợ của Công ty luôn ở mức cao . Do có khoản mực đề phòng rủi ro tài chính,Nên tỷ lệ thanh khoản hiện thời và nhanh cao hơn trung bình ngành và có chiều hướng giảm tỷ trọng chi trả này xuống đề đầu tư nhằm kiếm thêm lợi nhuận cho công ty. Các chỉ số thanh khoản của Công ty luôn ở mức cao nên nếu có bất kỳ tác động nào về nguồn vốn đầu tư thì lượng tài sản lưu động của Công ty không phải bán nhằm chi trả gấp cho các khoản nợ đến hạn thanh toán ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG VÀ SỬ DỤNG NHIÊN LIỆU CỦA CÔNG TY TRONG NĂM 2008 Các kết quả đạt được Công ty đã tiến hành ký hợp đồng dài hạn với tập đoàn TKV nhằm đáp ứng đủ nhiên liệu cho quá trình sản xuất, để hoạt động sản xuất không bị gián đoạn Công ty đã hoàn thành các kế hoạch đại tu cũng như trung tu nhằm giảm suất tiêu hao nhiên liệu , nhằm giảm chi phí trong quá trình sản xuất Về chi phí vận chuyển Công ty đã ký kết cả năm với tập đoàn TKV nhằm giảm chi phí vận chuyển trong quá trình tăng giá của các chi phí sinh hoạt bình thường Công Ty cũng đã tăng được vòng quay hàng tồn kho so với năm 2007 và gần bằng với bình quân ngành, Điều này cũng làm giảm một phần trong chi phí lưu kho, bảo quản nhiên liệu cho Công ty Các tồn tại, hạn chế Tỷ lệ chi phí lưu kho trung bình của Công ty vẫn còn cao, vì khối lượng nhiên liệu nhập dự trữ cho sản xuất vẫn tăng đều so với các nhu cầu sử dụng Các sự cố trong sản xuất của Công ty vẫn còn nhiều, làm tăng chi phí sửa chữa và tiêu hao nhiều nhiên liệu trong quá trình sản xuất Tỷ lệ về lượng hao hụt trong vận chuyển đường sông của Công ty vẫn còn lớn. So sánh chi phí vận chuyển giữa đường sắt và đường sông thì chi phí đường sắt mất ý hơn so với chi phí đường sông, Công ty còn phải tiến hành khai thác lợi thế về vận chuyển đường sắt. Nguyên nhân cơ bản Tỷ lệ lưu kho trung bình của Công ty vẫn còn cao , vì lượng nhiên liệu ngày càng ít dần và việc Công ty sản xuất liên tục, vì vậy việc thiếu nhiên nhiên liệu nhiều khi còn ảnh hưởng nhiều hơn đến việc chi phí lưu kho tăng Để cải thiện việc chi phí lưu kho tăng , thì Công ty nên xây dựng lại định mức cung cấp nhiên liệu theo nhu cầu sản xuất, sẽ giảm bớt được chi phí lưu kho Việc máy móc của Công ty thường xuyên có sự cố xảy ra, vì do lượng lưu thông liên tục nên việc trục trặc là việc không thể tránh khỏi Tay nghề của công nhân cũng là một vấn đề trong quá trình nhằm giảm chi phí sản xuất và giảm sự cố máy móc CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CUNG ỨNG VÀ SỬ DỤNG NHIÊN LIỆU 3.1 DỰ BÁO CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾ HOẠCH CUNG ỨNG NHIÊN LIỆU CỦA CÔNG TY: 3.1.1 Thuận lợi: Công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại đặt tại 1 vị trí thuận tiện cho việc vẩn chuyển nhiên liệu chính là than đá bằng cả đường sông và đường sắt (gần mỏ than Vàng Danh ,Mạo Khê và nằm gần ngã sáu sông,tạo điều khiện nhập nhiên liệu với giá rẻ hơn do tiết kiệm được chi phí vận chuyển. Khối lượng nhiên liệu của Công ty trong năm kế hoạch luôn được đảm bảo, do hàng năm vào đầu năm kế hoạch Công ty luôn kế kết một lượng nhiên liệu đủ cung cấp trong năm với tập đoàn than khoáng sản Việt Nam. Nên lượng nhiên liệu luôn được đáp ứng đầy đủ trong năm kế hoạch đây là điều thuận lợi cho Công ty bởi nguồn nhiên liệu luôn đủ cung cấp cho sản xuất Công ty có sẵn kho bảo quản nhiên liệu nên một phần chi phí lưu kho trung bình được giảm một phần , điều này cũng là một thuận lợi lớn của Công ty trong quá trình lưu trữ và bảo quản nhiên liệu 3.1.2 Khó khăn Do đặc thù của ngành kinh doanh điện, giá mua và bán điện phụ thuộc vào sự điều chỉnh giá của nhà nước .Biến động về giá điện sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.Bộ Công nghiệp cũng đã quy định khung giá mua điện của EVN đối với các nhà máy sản xuất điện ,trong đó quy định rõ mức giá trần và giá sàn cho từng loại hình nhà máy sản xuất điện.Do đó nếu có rủi ro về biến động giá nguyên nhiên liệu đầu vào thi hoạt động cửa Công ty vẫn bảo đảm duy trì mức lợi nhuận tối thiểu.Tuy nhiên , điều đó cũng sẽ là yếu tố làm cho doanh thu và lợi nhuận của Công ty khó có sự tăng trưởng đột phá. Mặt khác , trước tình hình biến động phức tạp của giá cả xăng dầu như hiện nay với nguyên nhiên liệu chủ yếu là than và dầu,Công ty cổ phần Nhiệt điện Phả lại đang phải đối mặt với vấn đề nhiên liệu đầu vào tăng lên làm ảnh hưởng đến giá thành sản xuất , làm giảm hiệu quả kinh doanh Nếu khối lượng tồn kho là quá lớn thì lượng vốn lưu động của Công ty sẽ bị nằm lại trong kho chứa Nhiên liệu . Với số vốn đó thì Công ty có thể có thêm lợi nhuận từ những danh mục đầu tư khác như : gửi tiết kiệm , tích trữ đồng Yên nhật Một bất lợi nữa là , nếu công việc lưu kho không được đảm bảo thì chất lượng than nhập sẽ giảm và trong quá trình sản xuất , sẽ làm tăng suất tiêu hao nhiên liệu và sẽ tăng khối lượng than để sản xuất ra 1kwh Chi phí lưu kho cũng là vấn đề cần lưu tâm , Với Công ty đã có sẳn mặt bằng cho việc lưu kho nhưng chi phí nhân công trông coi và đảm bảo chất lượng của nhiên liệu cũng làm tăng chi phí sản xuất của Công ty. Việc nhập nhiều nhiên liệu có thuận lợi trong việc ổn định định phí sản xuất thì cũng là một thiệt thòi cho Công ty nếu giá nhiên liệu giảm xuống thấp trong tháng nhập.Việc giảm giá nhiên liệu cũng làm giảm chí phí sản xuất và tăng được lợi nhuận của Công ty Hiện nay tập đoàn EVN đang có kế hoạch xây dựng thêm nhiều nhà máy nhiệt điện nhằm đám ứng đủ điện năng tiêu thụ trong nước. Vì thế lượng than nhiên liệu chính cho các nhà máy nhiệt điện sẽ bị giảm sút. Nên khả năng Công ty sẽ bị thiếu nhiên liệu là có thể xảy ra 3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP 3.2.1 Giải pháp nâng cao hiệu quả lập kế hoạch cung ứng nhiên liệu 3.2.1.1 Nâng cao hiệu quả cung ứng nhiên liệu Một hệ thống kế hoạch cung ứng nhiên liệu có hiệu quả là một yếu tố góp phần không nhỏ quyết định đến sự thành công của hoạt động kinh doanh của Công y. Qua nghiên cứu thực trạng ở Công ty cho thấy, hiên nay ơ Công ty việc lập kế hoạch cung ứng nhiên liệu cho sản xuất theo định mức hàng tháng và hàng quí là chưa rõ ràng. Việc cung ứng nhiên liệu cho sản xuất Công ty thực hiện theo hợp đồng mua bán với nhà cung cấp theo năm, và hàng tháng Công ty mới thông báo khối lượng nhiên liệu vận chuyển cho tháng sản xuất. Với khối lượng đặt hàng theo năm về nhu cầu nhiên liệu nên khối lượng nhiên liệu đủ cung cấp cho việc sản xuất của Công ty luôn được đảm bảo, vì vậy nếu muốn giảm chi phí ứ đọng nhiên liệu trong kho, làm cho lượng vốn lưu động có thể được sử dụng vào việc khác.Để làm được việc này thì cần phải tính toán một khối lượng nhiên liệu đủ đảm bảo cho quá trình sản xuất liên tục của Công ty.Để tính toán sản lượng tối ưu cho việc đặt hàng, sẽ áp dụng mô hình đặt hàng theo sản xuất Mô hình lượng đặt hàng theo sản xuất ( POQ) Mô hình lượng đặt hàng theo sản xuất được áp dụng trong trường hợp lượng hàng được đưa đến một cách liên tục , hàng được tích lũy dần cho đến khi lượng đặt hàng được tập kế hết. Mô hình này cũng được áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp vừa sản xuất vừa bán hoặc doanh nghiệp tự sản xuất lấy vật tư để dùng.Trong những trường hợp này cần phải quan tâm đến mức sản xuất hàng ngày của nhà sản xuất hoặc mức cung ứng của nhà cung ứng. Trong mô hình POQ , các tác giả thiết kế về cơ bản giống như mô hình xác định số lượng đặt hàng tối ưu ( mô hình Wilson), điểm khác biệt duy nhất là hàng được đưa đến nhiều chuyến.. bằng phương pháp giống như Wilson có thể tính được lượng đặt hàng tối ưu Q Q : Sản lượng của đơn hàng p : Mức sản xuất ( Mức cung ứng hàng ngày ) d : Nhu cầu sử dụng hàng ngày t : Thời gian sản xuất để có đủ số lượng cho 1 đơn hàng (hoặc thời gian cung ứng) H : Chi phí lưu trữ 1 đơn vị hàng dữ trữ trong 1 năm Trong mô hình POQ Mức dự = Tổng số đơn vị hàng Tổng số đơn vị hàng Trữ tối da Cung ứng( sản xuất) - được sử dụng trong Trong thời gian t thời gian t Tức là Qmax = pt – dt Mặt khác Q = pt è t = Thay vào công thức tính định mức tối đa , ta có: = p - d = Q ( 1- ) Chi phí lưu kho được xác định như sau = Và Để tìm được lượng đặt hàng tối ưu Q* thì = Q = Sơ đồ 3.1 : Mô hình POQ Lượng hàng Q Q* O Thời gian t T A B Với mô hình đặt hàng theo nhu cầu sản xuất thì lượng cung ứng của Công ty sẽ diễn ra liên tục, để thực hiện phương án thì Công ty phải : - Phòng kế hoạch vật tư của Công ty, phải tổ chức nhân viên của phòng vật tư thường xuyên theo dõi định mức sản xuất theo ngày và lượng nhiên liệu cung ứng, nhằm tránh tình trạng thiếu nhiên liệu trong quá trình sản xuất Và theo dõi những định mức cung ứng theo ngày và nhu cầu sản xuất nhằm tính toán các chỉ tiêu về sản lượng dự trữ một cách hiệu quả nhất. Tránh tình trạng tính toán nhầm sản lượng tối ưu cho việc cung cấp theo nhu cầu sản xuất - Giảm bớt lượng dự trữ ban đầu : Lượng nguyên vật liệu dự trữ ban đầu thể hiện chức năng liên kết giữa quá trình sản xuất và nguồn cung ứng. Các tiếp cận hữu hiệu để giảm bớt lượng tự trữ ban đầu là tìm cách giảm bớt những sự thay đổi trong nguồn cung ứng về số lượng, chất lượng, thời điểm giao hàng. - Ngoài ra, để đạt được lượng dự trữ đúng thời điểm, Công ty phải tìm cách giảm bớt các sự cố, giảm bớt sự biến đổi ẩn nấp bên trong, đây là một công việc cực kỳ quan trọng trong quán trình quản lý nhiên liệu. Về cơ bản để đạt được yêu cầu đúng thời điểm trong quá trình sản xuất, thì các vân viên phân xưởng cung cấp nhiên liệu phải chủ động trong quá trình quản lý kho và trên toàn bộ hệ thông băng tải, bến bãi và nhiên liệu trong hệ thống chế biến - Một trong những giải pháp để giảm mức thấp nhất lượng dự trữ là chỉ chuyển lượng dữ trữ đến nơi có nhu cầu thực sự, không đưa đến nơi chưa có nhu cầu. - Với sản lượng cung ứng theo nhu cầu sản xuất thì vấn đề khối lượng tối đa cho một lần vận chuyển cũng là việc Công ty cần lưu tâm, bởi nhu cầu cung ứng theo nhu cầu sản xuất sẽ ít hơn rất nhiều so với nhu cầu sẵn cho tháng. Vì vậy định mức khối lượng cho một lần vận chuyển sẽ là vấn đề khó khăn trong khâu cung ứng. Phương án dự phòng Đối với những nhà sản xuất liên tục thì việc thiếu nhiên liệu trong quá trình sản xuất là điều không thể xẩy ra, nó sẽ gây thiệt hại đến hệ thống máy móc cũng như doanh thu của Công ty.Để tránh tình trạng này xẩy ra Công ty có thể áp dụng mô hình dự trữ thiếu (BOQ) nhằm tránh rủi ro. - Mô hình dự trữ thiếu (BOQ) Trong hai mô hình cung ứng, Công ty không thể chấp nhận có dự trữ thiếu hụt trong toàn bộ quá trình dữ trữ. Trong thực tế có nhiều trường hợp, trong đó Công ty có ý định trước về sự thiếu hụt vì nếu duy trì thêm một đơn vị dự trữ thì chi phí thiệt hại còn lớn hơn giá trị thu được. Cách tốt nhất trong trường hợp này là doanh nghiệp không nên dự trữ thêm hàng theo quan điểm hiệu quả. Mô hình BOQ được xây dựng trên cơ sở giả định rằng doanh nghiệp chủ định dự trữ thiếu hụt và xác định được chi phí thiếu hụt do việc để lại một đơn vị dự trữ tại nơi cung ứng hàng năm.Ngoài ra, chúng ta còn giả định rằng doanh thu không bị suy giảm vì sự dự trữ thiếu hụt này. Như vậy, mô hình này giống với các mô hình trước đây, duy chi thêm một yếu tố bổ sung là chi phí cho một đơn vị hàng để lại nơi cung ứng hàng năm. Nếu gọi Q - Sản lượng của 1 đơn hàng B - Chi phí cho một đơn vị hàng để lại nơi cung ứng hàng năm b - Lượng hàng còn lại sau khi đã trừ đi lượng thiếu hụt có chủ định. Sơ đồ 3.2 : Mô hình BOQ Q* b* Q*- b* Lượng dự trữ Thời gian Tổng chi phí dự trữ trong trường hợp này gồm 3 loại là : Chi phí đặt hàng Chi phí lưu kho Chi phí cho lượng hàng để lại Chúng ta có thể áp dụng máy tính để tính ra Q* và b* cũng như ( Q* – b*) như sau Q* = b* = Q* - b* = Q* - Q* = Q* = Q* Phương án trước mắt - Hiện tại Công ty vẫn tăng nhu cầu vận chuyển bằng đường sông lên so với lượng vận chuyển bằng đường sắt : tỷ lệ = 1.23 lần . Công ty nên giảm tỷ lệ vận chuyển xuống 1 lần như thế thì lượng chi phí dùng trong vận việc vận chuyển nhiên liệu sẽ giảm bởi chi phí vận chuyển đường sắt thấp hơn chi phí vận chuyển bằng đường sông. - Nhưng muốn thực hiện việc tăng nhu cầu vận bằng đường sắt thì lượng cung ứng cho một lần vận chuyển sẽ tăng lên bởi khối lượng cho một lần vận chuyển bằng đường sắt cao hơn nhiều cho khối lượng tối đa cho một lần vận chuyển bằng đường sông.Để cại thiện việc này thi Công ty phải đảm bảo nhu cầu sử dụng với năng lực cung cấp theo tuần. - Trước mắt Công ty cần thời gian tìm hiểu các định mức để thử nghiệm mô hình cung ứng theo nhu cầu sản xuất. Công ty vẫn có thể áp dụng sản lượng tối ưu theo mô hình của Wilson là khối lượng cung ứng tối ưu cho một lần với phương tiện vận chuyển bằng đường sắt là 2704 tấn và với đường sông là 2167 tấn. Với khối lượng tối đa cho một sà lan vận chuyển từ 200-600 tấn và khối lương sử dụng trung bình theo tháng là 90 – 10 nghìn tấn thì lượng cung cấp theo tuần sẽ là hợp lý với lượng sử dụng và chi phí lưu kho cho nhiên liệu. Trước mắt Công ty sẽ cung cấp nhiên liệu theo tuần với lượng cung ứng là 20 -25 nghìn tấn / tuần 3.2.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nhiên liệu 3.2.2.1 Đổi mới hệ thống máy móc , nâng cao trình độ công nghệ , nâng cao tay nghề của công nhân Sự cần thiết Con người là yếu tố trung tâm và là điều kiện cần thiết trong quản lý chất lượng và đảm bảo chất lượng. Tại Công ty hiện nay, trình độ và tay nghề của công nhân khá cao nhưng vẫn chưa đồng bộ vì còn nhiều công nhân tay nghề còn yếu kém và không được đào tạo bài bản mặt khác công nhân mới tuyển vào trong những năm gần đây lại có trình độ và tay nghề cao nên công nhân trong Công ty có tay nghề không đồng đều dẫn đến năng suất lao động và chất lượng sản phẩm bị hạn chế. Nhưng chỉ có con người thôi chưa đủ, cùng với đà phát triển của cuôc cách mạng khoa học kỹ thuật, các nhân tố máy móc thiết bị , công nghệ càng trở nên quan trọng, gữi vai trò quyết định trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm dẫn đến hiệu quả kinh doanh của Công ty cũng được nâng cao. Thực trạng máy móc, thiết bị của Công ty hiện nay đã lạc hậu và không đồng bộ.Nhiều bộ phận máy móc trong tình trạng hỏng hóc.Sửa chữa chỉ mang tính tạm thời, dẫn đến tiến độ sản xuất của Công ty bị ngừng chệ. Và làm tăng mức tiêu tốn nhiên liệu trong quá trình sản xuất, ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty. Thực hiện - Nhằm nâng cao tay nghề của công nhân, Công ty nên thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng tay nghề cho cán bộ , công nhân theo định kỳ.Thường xuyên cho cán bộ đị học để nâng cao trình độ và kỹ thuật.Tổ chức thi đua giữa công nhân của hai dây chuyền với nhau để giúp cho công nhân thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ - Đối với máy móc, thiết bị thì các cán bộ kỹ thuật thường xuyên theo dõi tình hình máy móc , đánh giá hiệu quả máy móc thiết bị.Tiến hành thanh lý những thiết bị không còn phù hợp ( thiết bị gây hao tổn nhiều nhiên liệu trong quá trình sản xuất, và thiết bị thường xuyên hỏng hóc).Tổ chức thực hiện đấu thầu máy móc nhằm cung ứng những thiêt bị mới phục vụ cho quá trình sản xuất. Điều kiện thực hiện Điều kiện đầu tiên và quan trọng nhất của biện pháp này là vốn đầu tư. Là vấn đề bất cập bất kỳ doanh nghiệp Việt Nam nào hiện nay. Tổ chức sắp xếp hợp lý thời gian và công việc trong Công ty để cán bộ công nhân viên vẫn có thời gian học tập nâng cao tay nghề mà vẫn đảm bảo công việc được hoàn thành, Đội ngũ cán bộ quản lý năng động, tư duy mới. Công ty cần xây dựng một đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao , hiểu biết về thị trường máy móc và trang thiết bị công nghệ. Một đội ngũ lao động có trình độ tay nghề khả năng thích ứng với trình độ công nghệ mới. Trang trường hợp vốn ít nhập nhưng máy móc thiết bị lạc hậu, giá cao, không tận dụng hết công suất của máy móc thiết bị mới. Lợi ích Đổi mới , hiện đại hóa dây chuyền công nghệ. Nâng cao kiến thức và tay nghề của công nhân, giúp cho Công ty có điều kiện tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạn chế tối thiểu sản phẩm lỗi và phế phẩm, giảm chi phí, đạt hiệu quả cao. 3.2.2.2 Quản lý sản xuất - Tăng cường công tác quản lý về mọi mặt, nâng cao trình độ quản lý lao động, quản lý kỹ thuật, quản lý vận hành, quản lý trong sửa chữa để nâng cao độ sẵn sàng của thiết bị, đáp ứng yêu cầu về phương thức của hệ thống, đảm bảo vận hành các tổ máy an toàn, liên tục và kinh tế. - Tổ chức thực hiện đúng kế hoạch sửa chữa lớn, có kế hoạch chuẩn bị đầy đủ vật tư phục vụ đại tu, trung tu thiết bị ngay từ đầu năm đồng thời đáp ứng nhanh sửa chữa thường xuyên. - Tăng cường công tác kiểm tra trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất, phục vụ sản xuất. Giám sát chặt chẽ việc lấy mẫu và kiểm định chất lượng của các loại than, điều tiết lượng than nhập các loại để tiến hành pha trộn đảm bảo than đua vào đốt đạt hiệu suất cao nhất, áp dụng định mức tiêu hao nhiên liệu hợp lý, khoa học - Thực hiện tốt công tác quản lý thiết bị, thống kê, phân tích, điều tra xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm của từng cá nhân trước các sự cố để có biện pháp khắc phục, nhằm hạn chế, ngăn ngừa sự cố. - Ban hành các quy định, quy chế, định mức trong sản xuất và phục vụ sản xuất. - Áp dụng hệ thống quản lý theo ISO 9001: 2000 3.3 MỘT SỐ KIÊN NGHỊ 3.3.1 Kiến nghị với cơ quan nhà nước Nhà nước cần xác định và bảo đảm đầy đủ quyền tự chủ kinh doanh cho Công ty để Công ty tự huy động, tự hoạch toán kinh doanh, tự chịu trách nhiệm về lợi nhuận. Hiện nay vấn đề nguồn năng lượng sơ cấp là nhiên liệu than cho các trung tâm nhiệt điện.Do nguồn than trong nước chỉ đủ cung cấp cho các trung tâm nhiệt điện từ hà tĩnh trở ra,còn lại EVN phải nhập khẩu mới đủ. Hiện nay, giá than trên thế giới vào khoảng 50USD/tấn, dự kiến sẽ tăng lên gấp đôi vào năm 2010. Trong khi đó, việc ký các hợp đồng dài hạn với nước ngoài để mua than là không dễ bởi hiện nay hai nước lớn là Trung Quốc và Ấn Độ cũng đang đẩy mạnh chiến dịch săn lùng và “tranh mua” các nguồn năng lượng này. Còn Inđônêxia, nước có nhiều mỏ than với giá cả và chất lượng khá hợp lý với Việt Nam lại đang có chính sách giảm xuất khẩu than, tăng tiêu dùng nội địa.Vì vậy cơ quan quản lý nhà nước điều hành hợp lý nhất trong xuất khẩu và nhập khẩu than. Nhà nước cần có những chính sách để đẩy mạnh hoạt động trên thị trường chứng khoán và thị trường tài chính nói chung để Công ty có thể huy động vốn từ các cổ đông và từ nhiều nguồn khác, Thuận lợi cho việc kinh doanh. 3.3.2 Kiến nghi với Bộ Công Thương. Ngành điện cần xây dựng cơ chế hợp tác nghiên cứu và chuyển giao Công nghệ giữa Việt Nam với các nước có ngành Công nghiệp sản xuất điện phát triển để phục vụ cho lộ trình đổi mới công nghệ, nhằm làm giảm tiêu hao nhiên liệu trong quá trình sản xuất Ngành điện cần hợp tác chặt chẽ với tập đoàn than khoáng sản Việt Nam nhằm đảm bảo đủ lượng nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện. Bộ Công thương cần xát cánh bên tập đoàn điện lực Viêt Nam (EVN) trong việc tham gia đàm phán mua than của nước ngoài, nhằm giải quyết vấn đề nhiên liệu sơ cấp cho các nhà máy nhiệt điện nói chung và Công ty nói riêng Các bộ ngành cần xây dựng một thị trường phát điện cạnh tranh thí điểm một cách hợp lý, nhằm tránh tình trạng độc quyền. TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình KẾ HOẠCH KINH DOANH (2005) , Kế hoạch sản xuất (tr . 116-118) , Kế hoạch dự trữ và cung ứng Nhiên liệu ( tr. 149-159), Phân tích các chỉ tiêu tài chính ( tr.220-223) Chương trình Giảng dậy Kinh tế Fulbright (2007-2008) Phân tích tài chính Kế toán chi phí – Bộ môn quản trị và phân tích hoạt động dinh doanh – Khoa kế toán kiểm toán (2002) Kế toán quản trị - Bộ môn quản trị và phân tích hoạt động kinh doanh (2006) Giáo trình QUẢN TRỊ SẢN XUẤT (2006) Website www.bvsc.com.vn Hợp đồng mua bán than của Công ty Cổ phần nhiệt điện Phả lại Quy trình tiếp nhận, bảo quản và sử dụng than đốt lò trong Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại Bài giảng giới thiệu về Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại Báo cáo bạch về Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả lại Thống kê tình hình nhập và tồn kho nhiên liệu trong năm 2008 của Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại LỜI CAM KẾT Tôi xin cam đoan mọi số liệu dùng trong bài viết này hoàn toàn là số liệu thực của Công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại. Đồng thời xin chân thành cảm ơn quý Công ty và Thạc sỹ Vũ Thành Hưởng đã hướng dẫn cũng như tạo mọi điều kiện và cung cấp số liệu cho tôi thực hiện bài viết này

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1991.doc
Tài liệu liên quan