Giám đốc của doanh nghiệp sẽ ra các quyết định tăng, giảm, hay đánh giá lại TSCĐ.khi doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư đổi mới, thanh lý, nhượng bán hoặc các nghiệp vụ khác. Lúc này doanh nghiệp phải lập Hội đồng giao nhận (trong trường hợp đầu tư, mua sắm TSCĐ), Hội đồng thanh lý, Hội đồng nhượng bán (trong trường hợp thanh lý, nhượng bán TSCĐ) hoặc Hội đồng kiểm nghiệm các công trình sửa chữa lớn.Các hội đồng này có nhiệm vụ nghiệm thu giao nhận (hoặc tiến hành thanh lý, nhượng bán)TSCĐ hoặc lập Biên bản giao nhận (hoặc Biên bản thanh lý, Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành) tuỳ theo trường hợp cụ thể. Với trường hợp mua sắm, đầu tư TSCĐ thì lúc này kế toán tiến hành lập thẻ TSCĐ, ghi sổ chi tiết, ghi sổ tổng hợp, tính và phân bổ khấu hao, lập kế hoạch và theo dõi quá trình sửa chữa TSCĐ. Còn trong trường hợp nhượng bán, thanh lý thì kế toán tiến hành huỷ thẻ, ghị sổ chi tiết, sổ tổng hợp.Khâu cuối cùng là bảo quản, lưu chứng từ đúng theo như quy định.
61 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 854 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng kế toán tài ản cố định ở Công ty TNHH Đầu tư và Thương mại Việt Hoàn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ong đó số đã khấu hao là 3.345.481.238 đồng, giá trị còn lại là 3.861.747.907 đồng.
Để sản xuất xe đạp, xe máy của công ty hội nhập với thị trường thì đầu tư vào TSCĐ là yếu tố quan trọng để đưa công ty đến thành công. Trên thực tế công ty đã có nhiều nỗ lực để không ngừng nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật của mình.
2.2 Các cách phân loại TSCĐ ở công ty.
Để thuận tiện cho công tác quản lý và hạch toán TSCĐ, Công ty đã thực hiện công việc phân loại TSCĐ một cách hợp lý, phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty. Hiện nay TSCĐ của công ty được phân loại theo hai tiêu thức : Theo nguồn hình thành và đặc trưng kỹ thuật.
2.2.1 Phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành.
Theo cách phân loại này, TSCĐ trong công ty được chia thành hai loại là :
TSCĐ được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách : 2.283.397.472 đồng
TSCĐ được hình thành bằng nguồn vốn tự bổ sung: 4.923.831.673 đồng
TSCĐ được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách và nguồn vốn tụ bổ sung là những tài sản mà Công ty bỏ tiền mua và xây dựng. Nguồn vốn đầu tư được trích ra từ nhiều nguồn khác nhau : Nguồn vốn kinh doanh, nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản, từ lợi nhuận thu được trong SXKD và từ các nguồn vốn khác. Những TSCĐ được hình thành từ nguồn vốn này thì công ty có quyền quản lý, sử dụng và có quyền sở hữu. Trên cơ sỏ đó ta có thể xem xét thực lực của công ty. Bởi đây chính là tài sản thực của công ty bằng chính tiền vốn và thành quả lao động của công ty tạo ra. Kế toán căn cú và kế hoạch sử dụng nguồn vốn của Công ty, căn cứ vào Biên bản nghiệm thu, bàn giao TSCĐ để ghi vào sổ chi tiết TSCĐ theo nguồn hình thành.
Qua cách phân loại này giúp cho công ty và các nhà quản lý đánh giá một cách chính xác tình trạng cơ sỏ vật chất hiện có của Công ty trong mối quan hệ với các nguồn vốn của Công ty. Từ đó, Công ty có kế hoạch tổ chức và sử dụng TSCĐ một cách hợp lý, cân nhắc tính toand khấu hao đảm bảo thu hồi vốn cũng như thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước.
2.2.2 Phân loại TSCĐ theo đặc trưng kỹ thuật.
Đây là cách phân loại dựa trên hình thái biểu hiện kế hợp với đặc trưng kỹ thuật của TSCĐ. Hiện nay công ty tiến hành phân loại TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình.
Đây là cách phân loại dựa trên hình thái biểu hiện kết hợp với đặc trưng kỹ thuật của TSCĐ. Hiẹn nay Công ty tiến hành phân loại với TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình.
Biểu 01: Bảng phân loại TSCĐ theo đặc trưng kỹ thuật.
Phân loại
Đơn vị
Tổng số tiền
A
TSCĐ hữu hình
6.194.252.186
1
- Nhà cửa, vật kiến trúc
Đồng
2.785.814.208
2
- Máy móc, thiết bị động lực
Đồng
689.196.519
3
- Máy móc, thiết bị công tác
Đồng
1.142.713.528
4
Thiết bị, phương tiện vận tải truyền dẫn
Đồng
1.039.245.961
5
- Thiết bị, dụng cụ quản lý
Đồng
537.281.970
B
TSCĐ vô hình
1.012.976.959
Theo cách phân loại này, giúp cho các nhà quản lý biết đơn vị mình có những loại TSCĐ nào, tỷ trọng của từng loại TSCĐ chiếm trong tổng tài sản. Điều này giúp cho Công ty quản lý, sử dụng TSCĐ có hiệu quả, hạch toán chi tiết cụ thể theo từng loại, từng nhóm TSCĐ và có phương pháp khấu hao thích hợp với từng loại, từng TSCĐ.
2.3 Đánh giá TSCĐ.
Ở Công ty, TSCĐ vô hình không được đánh giá. Việc đánh giá TSCĐ hữu hình được tiến hành theo nguyên tắc chung của chế độ kế toán hiện hành. Hiện nay, TSCĐ ở công ty được đánh giá theo nguyên giá và giá trị còn lại.
* Đánh giá TSCĐ theo nguyên giá.
Công ty áp dụng Luật thuế GTGT trong hạch toán TSCĐ. Do đó, phần thuế được tính vào nguyên giá TSCĐ hiện nay là thuế nhập khẩu, loại trừ thuế GTGT Phần thuế TGTG này sẽ được coi là thuế TGTG đầu vào được khấu trừ hay hoàn lại tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể.
Căn cứ vào các chứng từ có liên quan đến việc hình thành TSCĐ, Công ty thành lập Ban kiểm nhận TSCĐ và lập Biên bản giao nhận TSCĐ.
Để xác nhận giá trị ghi sổ cho TSCĐ, Công ty tiến hành đánh giá TSCĐ ngay sau khi đưa TSCĐ vào sử dụng. Tuỳ từng loại TSCĐ mà có cách đánh giá khác nhau.
Ví dụ 1: Ngày 10/08/2007, Công ty mua 01 xe ô tô FORD 5 chỗ. Trị giá của chiếc xe quy đổi sang VNĐ là 393.083.428 đồng ( giá chưa có thuế GTGT) Lệ phí trước bạ là 20.635.000 đồng. Vậy căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ và một số chứng từ liên quan, kế toán ghi nhận nguyên giá của TSCĐ trên như sau :
Nguyên giá xe ô tô FORD :
= 393.083.428 + 20.635.000 = 413.718.428 đồng.
* Đánh giá TSCĐ theo giá trị còn lại.
Trong quá trình sử dụng, TSCĐ bị hao mòn và hư hỏng dần tạo ra giá trị hao mòn. Do vậy trong quá trình quản lý và sử dụng TSCĐ ngoài việc đánh giá TSCĐ theo nguyên giá Công ty còn xác định giá trị còn lại của TSCĐ theo đúng quy định của Nhà nước. Cụ thể :
Giá trị còn lại của TSCĐ
=
Nguyên giá TSCĐ
-
Giá trị hao mòn TSCĐ ( Khấu hao lũy kế tính đến thời điểm xác định)
Định kỳ vào mỗi cuối năm Công ty tiến hành kiểm kê tài sản một lần nhưng không đánh giá lại. Điều này chứng tỏ công tác quản lý và hạch toán TSCĐ chỉ thông qua số liệu trên sổ sách, năng lực hoạt động TSCĐ không được đánh giá một cách xác thực sẽ làm ảnh hưởng đến công tác phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ trong toàn công ty.
2.4 Kế toán tàng, giảm TSCĐ ở Công ty.
Tình hình TSCĐ của Công ty trong các năm có nhiều biến động. Trong năm 2007 có thể nói TSCĐ của Công ty tăng khá nhiều so với những năm trước chủ yếu là do hoạt động SXKD của Công ty phát triển mạnh hơn. Chính vì vậy việc đầu tư cho TSCĐ cũng tàng lên đáng kể. TSCĐ của Công ty tăng lên chủ yếu do mua sắm, ngoài ra còn có trường hợp phát hiện thừa khi kiểm kê. Bên cạnh đó,TSCĐ giảm nhưng không đáng kể, chủ yếu là do các TSCĐ đã bị hư hỏng, không sử dụng được nữa hoặc không phù hợp với sản xuất kinh doanh nên không thể đưa vào sử dụng.
Kế toán tổng hợp tăng giảm TSCĐ ở Công ty sử dụng các tài khoản sau đây để hạch toán :
TK 211 : TSCĐ hữu hình
TK 213 : TSCĐ vô hình
TK 214 : Hao mòn TSCĐ
TK 411 : Nguồn vốn kinh doanh
TK 414 : Quỹ đầu tư phát triển
TK 441 : Nguồn vốn đầu tư XD cơ bản.
Và một số tài khoản có liên quan khác như : TK 111, 112, 142, 1332, 335
Các NKCT liên quan : NKCT số 1, NKCT số 7, NKCT số 9, NKCT số 10.
Thực tế năm 2007 công ty đã mua sắm đầu tư cũng như đã thanh lý một số TSCĐ như sau :
Biểu 02:
BẢNG TỔNG HỢP TĂNG GIẢM TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
NĂM 2007
Đơn vị: đồng
STT
Tên TSCĐ
Nguyên giá
Thời gian (năm)
Ghi chú
Tổng số
Nguồn NS
Nguồn TBS
I
Dư đầu kỳ 01/01/2007
6.395.152.571
2.283.397.472
4.111.755.099
II
Tăng trong kỳ
1.114.276.574
1.114.276.574
A
Tài sản cố định hữu hình
1.099.276.574
1.099.276.574
Xây dựng lắp đặt trạm biến áp
136.105.079
136.105.079
15
Xây dựng xưởng sản xuất
269.994.805
269.994.805
20
Mua máy hàn
181.679.922
181.679.922
8
Ô tô FORD 5 chỗ
413.718.428
413.718.428
10
Máy dập khửu
24.187.000
24.187.000
7
Máy tiện vạn năng
44.240.440
44.240.440
8
Máy photocopy
29.350.900
29.350.900
6
B
Tài sản cố định vô hình
15.000.000
15.000.000
Phần mềm kế toán
15.000.000
15.000.000
6
III
Giảm trong kỳ
317.200.000
317.200.000
Ô to MAZDA 323 - 4 chỗ
317.200.000
317.200.000
IV
Dư cuối kỳ 31/12/2007
7.027.229.145
2.283.397.472
4.923.831.673
2.4.1 Kế toán tăng TSCĐ ở Công ty
TSCĐ là một phần cơ bản nhất của nguồn vốn kinh doanh, kế toán Công ty luôn chú ý đến nguyên tắc thận trọng hach toán, bảo đảm tính chính xác đối tượng ghi TSCĐ. Việc hạch toán luôn dựa trên hệ thống chứng từ gốc chứng minh cho tính hợp pháp của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Đối với trường hợp mua sắm mới : Công ty có nhu cầu dùng TSCĐ nào đó để phục vụ SXKD trước hết bộ phận cần sử dụng TSCĐ đó làm tờ trình lên lãnh đạo Công ty. Nếu được lãnh đạo phê duyệt thì phòng hành chính có nhiệm vụ lấy báo giá, chọn nhà cung cấp.
Sau khi chọn nhà cung cấp, tiến hành ký kết hợp đòng kinh tế.
Bên cung cấp có trách nhiệm giao hàng cho công ty theo thoả thuận trong hợp đồng cùng với các chứng từ có liên quan khác.
Công ty tiến hành lập Biên bản giao nhận TSCĐ khi mua hàng về, thoả mãn những điều kiện đã ký trong hợp đồng.
Trên cơ sở quyết định trang bị TSCĐ : Hợp đồng kinh tế, Biên bản giao nhận TSCĐ và những chứng từ liên quan khác, kế toán ghi tăng nguyên giá TSCĐ trên sổ kế toán.
Đối với trường hợp tăng do XDCB : Khi công trình hoàn thành được nghiệm thu, kế toán căn cứ vào biên bản nghiệm thu công trình, quyết toán công trình được phê duyệtđể hạch toán tăng TSCĐ.
Tăng TSCĐ hữu hình.
Vị dụ : Tháng 8/2007 công ty mua một ô tô FORD 5 chỗ. Quy trình hạch toán tăng TSCĐ được thực hiện như sau :
Ngày 10/08/2007 mua một ô tô FORD 5 chỗ của công ty FORD Thăng Long.
Giá mua trên hoá đơn : 393.083.428 đồng
Thuế GTGT : 19.654.172 đồng
Thuế trước bạ : 20.635.000 đồng
Hình thức thanh toán : Chuyển khoản (Trả bằng TGNH)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - tự do - hạnh phúc
HỢP ĐỒNG KINH TẾ MUA BÁN XE Ô TÔ
- Căn cứ pháp lệnh hợp đồng kinh tế của nước Cộng hoà xã hộ chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 29/9/1989 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Căn cứ nhu càu và khả năng cung cấp của hai bên.
Hôm nay, ngày 10/08/2007 tại trụ sở công ty Cổ phần FORD Thăng Long, chúng tôi gồm :
BÊN BÁN : Công ty cổ phần FORD Thăng BÊN MUA : Công ty TNHH Đầu
Long tư và thương mại Việt Hoàn
Địa chỉ : Số 105 Láng Hạ - Đống Đa Địa chỉ : Số 299 Hoàng Văn Thụ -
Hà Nội Hoàng Mai – Hà Nội
Điện thoại : ( 84-4 ) 5621991 Điện thoại : ( 84-4 ) 5113106
Đại diện : Ông Trần Đăng Hiệp Đại diện : Ông Lê Anh Tuấn
Tài khoản : 0021000004295 tại ngân Tài khoản : 710A00778 tại sở giao
hàng Ngoại Thương HN dịch NH Công thương VN
Sau khi đàm phán, hai bên trên đây ký kết hợp đồng này với các điều khoản và điều kiện sau:
Điều I : Tên hàng - số lượng - chất lượng – giá trị hợp đồng
Tên xe
Số lượng (chiếc)
Đơn giá (USD/chiếc) chưa có VAT
Thuế VAT (USD/chiếc) 5%
Thành tiền (USD
/chiếc)
Thành tiền (VNĐ/
chiếc)
Ford Ranger 4x2 XL
-Mới 100% được lắp ráp tại VN
-Màu thân xe: Đen(PB)
01
25.143
1.257
26.400
412.737.600
( Bằng chữ : Bốn trăm mười hai triệu bảy trăm ba bảy ngàn sáu trăm đồng chẵn)
Điều 2 : Phương thức thanh toán.
Bên mua thanh toán 100% giá trị hợp đồng cho bên bán ngay sau khi nhận đủ xe và hồ sơ xe.
Thanh toán bằng chuyển khoản vào tài khoản bên bán, quy đổi theo tỷ giá bình quân giữa tỷ giá mua và bán đô la Mỹ của Ngân hàng Ngoại thương VN trong ngày thanh toán.
Điều 3 : Thời gian và điạ điểm giao xe ....
Điểu 4 : Trách nhiệm của bên bán ....
Điều 5 : Trách nhiệm của bên mua ...
Điều 6 : Thời gian bảo hành ....
Điều 7 : Cam kết ....
Điều 8 : Hiệu lực của hợp đồng ...
Hợp đồng này được lập thành 04 bản, mỗi bên giữ 02 bản, có giá trị pháp lý như nhau.
ĐẠI DIỆN BÊN BÁN ĐẠI DIỆN BÊN MUA
HOÁ ĐƠN ( GTGT )
Liên 2 : Giao khách hàng
Ngày : 10 thàng 08 năm 2007
Đơn vị bán hàng : Công ty Cổ phần FORD Thăng Long
Địa chỉ : Số 105 Láng Hạ - Đống Đa – Hà Nội
Số TK : 0021000004295
Điện thoại : ( 84-4 ) 5621991
MST : 010077422-1
Họ tên người mua : Lê Anh Tuấn
Tên đơn vị : Công ty TNHH Đầu tư và Thương mại Việt Hoàn
Địa chỉ : Số 299 Hoàng Văn Thụ - Hoàng Mai – Hà Nội
Số TK : 710A00778
Hình thức thanh toán : Chuyển khoản MS : 0100100720
Stt
Tên hàng hoá,dịch vụ
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
(A)
(B)
(C)
(1)
(2)
(3 = 1*2)
01
Xe ô tô con 5 chỗ
Nhãn hiệu: Ford Ranger
Số khung:
JS7XXXSRNC3M04054
Số máy: FP885495
Cái
01
393.083.428
Cộng tiền hàng
393.083.428
Thuế suất GTGT: 5% Tiền thuế GTGT:
19.654.172
Tổng tiền thanh toán
412.737.600
Số tiền viết bằng chữ: Bốn trăm mười hai triệu, bảy trăm ba bảy ngàn sáu trăm đồng chẵn
Người mua hàng
(Ký, ghi rõ họ tên)
Người bán hàng
(Ký, ghi rõ họ tên)
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
BIÊN BẢN BÀN GIAO XE
BÊN GIAO : Công ty cổ phần FORD Thăng Long
Người giao : Lê Thị Hảo
Giao xe tại địa điểm : 105 Láng Hạ, ĐĐ, HN
Ngày giao xe : 12/08/2007
BÊN NHẬN : Công ty TNHH Đầu tư và Thương mại Việt Hoàn
Người nhận : Lê Anh Tuấn
Địa chỉ : Số 299 Hoàng Văn Thụ, HM, HN
Điện Thoại : (84-4)8517616
Chúng tôi tiến hành kiểm tra tình trạng kỹ thuật chiếc xe trước khi giao cho khách hàng như sau :
Loại xe : Ford Ranger 4x2 XL
Số khung : JS7XXXSRNC3M04054
Màu : Đen (PB)
Số máy : FP 885495
I.Tình trạng tổng quát bên ngoài xe
1.Nước sơn mới,nguyên thuỷ,tổt
2.Không bị móp,nứt,bể
3.Không bị sét,rỉ
4.Các chụp đèn đều mới và tổt
5.Vỏ xe tổt đủ áp lực
6.Kính chiếu hậu
7.Bánh xe dự phòng ( 2bánh )
II.Tình trạng máy
1.Đổ đủ nhớt máy
2.Máy hoạt động tổt
III.Tính trạng hệ thống điện
1.Hệ thống đèn chạy ban đêm
2.Hệ thống đèn xi nhan
3.Còi
4.Hệ thống đèn thắng
5.Công tắc máy
6.Bình ắc quy
IV.Trong thùng carton
1.Chụp bánh xe ( 4 cái )
2.Châm thuốc
V.Hệ thống điều khiển xa
1.Khởi động máy
2.Chân ga
3.Ly hợp
4.Sang số
5.Tay lái
VI.Hệ thống máy lạnh
1.Các núm điều khiển
2.Hướng dẫn điều khiển
3.Tình trạng máy lạnh
4.Radio casstte
VII.Phụ kiện kèm theo
1.Chìa khoá ( 2 cái )
2.Sách hướng dẫn sử dụng
3.Sổ bảo hành
4.Túi đồ nghề kèm theo
- 1 kích,1bulong lắp lốp,1 tay quay kích
5.Các giấy tờ khác
Hoá đơn tài chính
Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng
Bản sao y hoá đơn gốc,bản cà số
Chúng tối đã đóc lại, cùng thống nhất nội dung trên và đồng ý ký tên dưới đây:
BÊN GIAO BÊN NHẬN
Lê thị Hảo Lê Anh Tuấn
Sau khi mua TSCĐ, căn cứ vào Biên bản giao nhận số 21 TSCĐ, kế toán TSCĐ tiến hành lập thể TSCĐ để theo dõi chi tiết TSCĐ đó từ khi mua về đến khi thanh lý hoặc nhượng bán. Sau đó ghi vào sổ TSCĐ ( phần ghi tăng TSCĐ)
Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ số . ngày 12/08/2007 về việc giao xe ô tô FORD cho Công ty, kế toán ghi sổ TSCĐ theo đơn vị sử dụng.
Biểu 03:
THẺ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Số 68
Ngày 15/08/2007 lập thẻ
Kế toán trưởng ( Họ và tên ) :
Căn cứ vào Biên bản giao nhận TSCĐ số 21 ngày 12/08/2007
Tên, ký hiệu, mã hiệu, quy cách (Cấp hạng) : Xe ô tô Ford
Nước sản xuắt : Liên doanh Mỹ - Việt Năm sản xuất 2003
Bộ phận quản lý sử dụng : Văn phòng công ty
Năm đưa vào sử dụng : 2007
Thể tích làm việc của động cơ : 1840 cm3
Đình chỉ sử dụng TSCĐ ngày .tháng .năm
Lý do đình chỉ :..
Đơn vị : đồng
Chứng từ số
Nguyên giá TSCĐ
Giá trị hao mòn TSCĐ
Ngày tháng năm
Diễn giải
Nguyên giá
Năm
Giá trị hao mòn
Cộng dồn
21
15/8/2007
413.718.428
2007
5.171.480
5.171.480
Ghi giảm TSCĐ chứng từ số ngày..tháng..năm..
Lý do giảm.
Căn cứ vào các chứng từ : Hoá đơn bán hàng, biên lai nộp lệ phí trước bạ, giấy báo nợ của ngân hàng, phiếu chi..và căn cứ vào biên bản nghiệm thu và bàn giao xe ô tô, kế toán định khoản.
Ghi tăng TSCĐ :
Nợ TK 211 : 413.718.428
Nợ TK 133(2) : 19.654.172
Có TK 333 : 20.635.000
Có TK 112 : 412.737.600
Đồng thời kết chuyển nguồn vốn, doanh nghiệp sử dụng quỹ đầu tư và phát triển mua TSCĐ, kế toán định khoản :
Nợ TK 414 : 413.718.428
Có TK 411 : 413.718.428
Khi nộp lệ phí trước bạ, kế toán định khoản :
Nợ TK 333 : 20.635.000
Có TK 111 : 20.635.000
Kế toán phản ảnh các bút toán trên vào sổ ké toán như sau :
Biểu 04:
NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 2
Ghi có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng
Tháng 8 – 2007
Đơn vị : đồng
Số TT
Ngày tháng
Diễn giải
Ghi có TK 112,ghi nợ TK
Cộng có
TK 112
TK 211
TK 1332
1
31/8/2007
Mua xe ô tô FORD
393.083.428
19.654.172
412.737.600
Cộng
393.083.428
19.654.172
Người ghi sổ
(Ký,họ và tên)
Kế toán tổng hợp
(Ký, họ và tên)
Kế toán trưởng
(Ký,họ và tên)
Biểu 05:
NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 10
Ghi có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
Tháng 8 – 2007
Đơn vị : đồng
Số TT
Ngày tháng
Diễn giải
Ghi có TK 333,ghi nợ câc TK
Cộng có
TK 333
TK 211
..
1
31/8/2007
Lệ phí trước bạ xe ô tô FORD
20.635.000
20.635.000
Cộng
20.635.000
Người ghi sổ
(Ký,họ và tên)
Kế toán tổng hợp
(Ký,họ và tên)
Kế toán trưởng
(Ký,họ và tên)
Từ NKCT số 2 và NKCT số 10, kế toán ghi vào sổ cái TK 211
Tăng TSCĐ vô hình.
Trong năm nay, TSCĐ vô hình tăng do mua phần mềm kế toán. Cụ thể là tháng 1/2007, phần mềm kế toán đã được doanh nghiệp đưa vào sử dụng.
Căn cứ vào hợp đồng kinh tế, biên bản giao nhận TSCĐ và giấy tờ hợp lệ, kế toán định khoản :
Nợ TK 213 : 15.000.000
Nợ TK 133(2) : 750.000
Có TK 111 : 15.750.000
Đồng thời kết chuyển nguồn vốn, doanh nghiệp sử dụng quỹ đầu tư xây dựng cơ bản mua TSCĐ vô hình, kể toán định khoản :
Nợ TK 441 : 15.000.000
Có TK 411 : 15.000.000
Kế toán phản ánh bút toán trên vào NKCT.
Biểu 06:
NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 1
Ghi có TK 111 - Tiền mặt
Tháng 1 – 2007
Số TT
Ngày tháng
Diễn giải
Ghi có TK 111,ghi nợ TK
Cộng có TK 111
TK 213
TK 1332
1
30/1/2007
Mua phần mềm vi tính
15.000.000
750.000
15.750.000
Cộng
15.000.000
750.000
Người ghi sổ
(Ký,họ và tên)
Kể toán tổng hợp
(Ký,họ và tên)
Kế toán trưởng
(Ký,họ và tên)
2.4.2 Kế toán giảm TSCĐ ở Công ty.
TSCĐ của công ty giảm do nhiều nguyên nhân như thanh lý, nhượng bán. Xuất phát từ yêu cầu của từng bộ phận trực tiếp sử dụng và căn cứ vào thực trạng của TSCĐ để ra quyết định thanh lý, nhượng bán. Mọi trường hợp giảm TSCĐ đều phải có quyết định của Giám đốc Công ty, căn cứ vào quyết định đó đẻ lập các giấy tờ có liên quan tuỳ theo từng trường hợp cụ thể.
Trừ trường hợp giá trị còn lại của TSCĐ quá nhỏ, chủ yếu Công ty tổ chức thanh lý, nhượng bán đấu giá. Thành phần tham gia đáu giá bao gồm mọi cán bộ công nhân viên của Công ty có nhu cầu về tài sản thanh lý. Nếu giá trị tài sản thanh lý lớn hơn hoặc cán bộ nhân viên không có nhu cầu Công ty sẽ nhượng quyền đấu giá cho các đối tượng ngoài Công ty.
Trong trường hợp thanh lý TSCĐ, Công ty đều phải có quyết định thanh lý, thành lập ban thanh lý gồm lãnh đạo Công ty và đại diện các phòng ban, tổ đội có liên quan, ban thanh lý có trách nhiệm tổ chức thực hiện thanh lý và lập biên bản thanh lý.
Kế toán căn cứ vào hoá đơn bán hàng, phiếu thu tiền, biên bản bàn giao TSCĐ để tiến hành ghi sổ kế toán.
Ví dụ : Trong quý III năm 2007, Công ty đã thanh lý ô tô MAZDA323 – 4 chỗ.
Nguyên giá : 317.200.000 đồng
Khấu hao luỹ kế tính đến thời điểm thanh lý là : 317.200.000 đồng
Giá trị thu hồi từ việc thanh lý TSCĐ : 134.600.000 đồng
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - tự do - hạnh phúc
..o0o.
VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ THANH LÝ TSCĐ
Kính gửi : Ông Lê Tuấn Anh – giám đốc Công ty TNHH Đầu tư và Thương mại Việt Hoàn
Hiện nay bộ phận quản lý văn phòng công ty có một TSCĐ, cụ thể là : 01 xe ô tô MAZDA323 – 4 chỗ có tình trạng như sau :
I Số liệu chung
- Tên TSCĐ : Ô tô MAZDA323 – 4 chỗ
- Ký hiệu, sổ kiểm kê : Số khung : 001106; Số máy : 501453
- Màu sơn : Ghi
- Nước sản xuất : Việt Nam
- Biển số đăng ký : 29L – 2370 tại Hà Nội
- Đơn vị sử dụng : Phòng kinh doanh
II Số liệu kinh tế
- Nguyên giá TSCĐ : 317.200.000 đồng
- Hao mòn TSCĐ : 317.200.000 đồng
- Giá trị còn lại : 0 đồng
III Tình trạng kỹ thuật
- Phần máy còn 30% (đã đến kỳ đại tu )
- Phần vỏ còn 25%
- Nội thất còn 30%
IV Đánh giá chung và biện pháp xử lý :
Hiện nay xe ô tô đã hết khấu hao, tình trạng xe hư hỏng nhiều, nếu sử dụng phải đầu tư kinh phí sửa chữa lớn. Do đó nên bán để thu hồi vốn.
Đề nghị thanh lý Ngày 17 tháng 9 năm 2007
Trưởng phòng kinh doanh
Sau khi được sự đồng ý của ban giám đốc, Ban thanh lý được thành lập.
CÔNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - tự do - hạnh phúc
..o0o.
Hà nội, ngày 02 tháng 10 năm 2007
BIÊN BẢN THANH LÝ TSCĐ
Nợ TK : 214,635
Có TK : 211
Căn cứ theo quyết định của ban giám đốc, hội đồng ban thanh lý của công về việc thanh lý TSCĐ.
I . BAN THANH LÝ TSCĐ GỒM :
Giám đốc Công ty Trưởng ban
Kế toán trưởng Phó ban
Trưởng phong kinh doanh Uỷ viên
II . TIẾN HÀNH THANH LÝ
Tên TSCĐ : Ô tô MAZDA323 – 4 chỗ
Số thẻ TSCĐ : 13
Nguyên giá TSCĐ : 317.200.000 đồng
Giá trị hao mòn : 317.200.000 đồng
Giá trị còn lại : 0 đồng
III . KẾT LUẬN CỦA BAN THANH LÝ TSCĐ
Quyêt định bán ô tô MAZDA323 để thu hồi vốn
Phương thức bán : Theo nguyên tắc bán đấu thầu công khai
Giá sàn ( giá thấp nhất ) : 100.000.000 đồng
Người được tham gia dự thầu múa xe : CBCNV trong công ty và tất cả
mọi người ngoài công ty.
Hà nội ngày 02 thàng 10 năm 2007
Trưởng ban thanh lý
IV . KẾT QUẢ THANH LÝ TSCĐ
Chi phí thanh lý : 800.000đ ( Tám trăm ngàn đồng )
Giá trị thu hồi TSCĐ : 134.600.000đ ( Một trăm ba mươi tư triệu sáu
trăm ngàn đồng )
Đã ghi giảm số thẻ TSCĐ ngày 9 tháng 9 năm 2007
Hà nội ngày 9 tháng 10 năm 2007
Kể toán trưởng
(Ký,họ va tên)
Giám đốc
(Ký,họ và tên)
Căn cứ vào biên bản thanh lý TSCĐ ngày 09/10/2007, kế toán tiến hành ghi thẻ TSCĐ. Sau đó ghi vào sổ theo dõi TSCĐ ổ đợn vị sử dụng và sổ TSCĐ ( Phần ghi giảm TSCĐ ).
Biểu 07:
THẺ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Số 10
Ngày 10/04/2000 lập thẻ
Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ
Tên, ký hiệu, mã hiệu, quy cách (cấp hạng) : Xe ô tô MAZDA323
Nước sản xuất : việt Nam
Bộ phận quản lý sử dụng : Văn phòng Công ty
Đình chỉ sử dụngTSCĐ ngày 09 tháng 09 năm 2007
Lý do đình chỉ : Thanh lý.
Chứng từ số
Nguyên giá TSCĐ
Giá trị hao mòn TSCĐ
Ngày,tháng,năm
Diễn giải
Nguyên giá
Năm
Giá trị hao mòn
Cộng dồn
05
10/04/2000
317.200.000
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
32.726.983
45.314.286
45.314.286
45.314.286
45.314.286
45.314.286
45.314.286
12.587.301
32.726.983
78.041.269
123.355.555
168.669.841
213.984.127
259.298.413
304.612.699
317.200.000
Lý do giảm: Thanh lý
Căn cứ biên bản bàn giao TSCĐ, phiếu thu, kế toán định khoản.
Đối với nghiệp vụ giảm
Nợ TK 214 : 317.200.000
Có TK 211 : 317.200.000
Thu nhập từ hoạt động thanh lý
Nợ TK 111 : 134.600.000
Có TK 711 : 134.600.000
Chi phí từ hoạt động thanh lý
Nợ TK 811 : 800.000
Có TK 111 : 800.000
Các bút toán này được phản ảnh vào sổ kế toán như sau :
Giảm nguyên giá và giảm hao mòn TSCĐ trên NKCT số 9
Ghi tăng tiền mặt đã thu được khi thanh lý trên bảng kê số 1
Từ NKCT, kế toán ghi vào sổ cái TK 211
Biểu 08:
NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 9
Ghi có TK 211 – TSCĐ hữu hình
Đơn vị : đồng
Số TT
Ngày tháng
Diễn giải
Ghi có TK 211, ghi nợ cácTK
Cộng có TK 211
TK 214
1
2/10/2007
Thanh lý ô tô MAZDA323 – 4 chỗ
317.200.000
317.200.200
Cộng
317.200.000
Người ghi sổ
Kế toán tổng hợp
Kế toán trưởng
(Ký,họ và tên)
(Ký,họ và tên)
(Ký,họ và tên)
Biểu 09:
SỔ CÁI
Tài khoản 211 – Tài sản cố định hữu hình
Năm 2007
Đơn vị : đồng
Số dư đầu năm
Nợ
Có
5.412.175.612
0
Ghi có các TK đối ứng với TK này
Quý I
Quý II
Quý III
Quý IV
Cộng
Ghi có TK 111
24.187.000
29.350.900
44.240.440
97.778.340
Ghi có TK 112
181.679.922
393.083.428
574.763.350
Ghi có TK 333
20.635.000
20.635.000
Ghi có TK 241
406.099.884
406.099.884
Cộng phát sinh Nợ
24.187.000
435.450.784
225.920.362
413.718.428
1.099.276.574
Cộng phát sinh Có
317.200.000
317.200.000
Số dư cuối tháng: Nợ
5.436.362.612
5.871.813.396
6.097.733.758
6.194.252.186
6.194.252.186
Số dư cuối tháng: Có
2.5 Kế toán khấu hao TSCĐ ở Công ty
Việc tính khấu hao của công ty được thực hiện theo đúng quy định chung là TSCĐ tăng giảm, ngừng tham gia vào hoạt động kinh doanh trong quý thì được trích hoặc thôi trích khấu hao TSCĐ từ ngày đầu của quý tiếp theo. Những TSCĐ đã khấu hao hết thì không trích khấu hao nữa nhưng vẫn tiếp tục huy động vào sản xuất kinh doanh.
Thời gian sử dụng TSCĐ của công ty được xác định căn cứ vào khung thời gian sử dụng các loại TSCĐ ban hành kèm theo quyết định.
Phương pháp khấu hao của TSCĐ của Công ty theo quyết định là phương pháp khấu hao đường thẳng. Cụ thể :
Mức trích KH trung bình ( năm ) của TSCĐ
=
Nguyên giá của TSCĐ
Thời gian sử dụng
Trong đó thời gian sử dụng là thời gian công ty dự kiến dử dụng TSCĐ vào hoạt động kinh doanh trong điều kiện bình thường nhưng phù hợp với các thông số kỹ thuật của TSCĐ và các yếu tố khác có liên quan đến sự hoạt động của TSCĐ.
Mỗi quý kế toán lập một bảng phân bố khấu hao TSCĐ, kế toán căn cứ vào khấu hao đã trích trước và số khấu hao TSCĐ tăng giảm trong quý để tính ra số khấu hao phải trích quý này và phân bổ cho đơn vị trực thuộc theo nhu cầu sử dụng.
Số khấu hao phải trích trong quý này
=
Số khấu hao đã trích trong quý trước
+
Số KH của những TSCĐ tăng thêm trong quý trước
-
Số KH của những TSCĐ giảm đi trong quý này
Cuối mỗi quý các đơn vị cấp dưới nộp khấu hao TSCĐ cho Công ty theo số khấu hao mà công ty giao nộp
Tại phòng kế toán của công ty kế toán TSCĐ tiến hành mở sổ kế toán theo dõi TSCĐ ở từng đơn vị sử dụng cũng như khấu hao TSCĐ của từng đơn vị. Khi khoá sổ khấu hao TSCĐ kế toán tiến hành :
Cộng theo từng nơi sử dụng.
Cộng số khấu hao tăng, giảm trong quý của từng đơn vị.
Sau đó doanh nghiệp lập bảng tính và phân bổ khấu hao
Dựa vào bản tính kế toán ghi vào sổ chi tiết TSCĐ và khấu hao TSCĐ
Biểu 10:
BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO
TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Đơn vị : đồng
TT
CHI TIÊU
TOÀN CÔNG TY
TK 642
P.XNK
P.KD vật tư
P.XM
nội thất
CH KD
dịch vụ
Nguyên giá
Số khấu hao
I
Số KH đã trích quý trước
7.095.710.717
88.501.494
34.151.085
15.415.230
12.782.145
17.291.024
8.862.010
II
Số KH tăng trong quý này
428.718.428
5.421.480
5.421.480
A
TSCĐ hữu hình
Ô tô FORD 5 chỗ
413.718.428
5.171.480
5.171.480
B
TSCĐ vô hình
Phần mềm kế toán
15.000.000
250.000
250.000
III
Số KH giảm trong quý này
317.200.000
-
Ô tô MAZDA323 – 4 chỗ
317.200.000
-
IV
Số KH phải trích quý này
7.207.229.145
93.922.974
39.572.565
15.415.230
12.782.145
17.291.024
8.862.010
Biểu 11:
SỔ CHI TIẾT TSCĐ VÀ KHẤU HAO TSCĐ
NĂM 2007
Đơn vị : đồng
STT
Tên ký hiệu TSCĐ
Thời gian đưa vào sử dụng
Thời gian sử dụng
Nguồn
Nguyên giá
Hao mòn
lũy kế
Giá trị còn lại
Trích khấu hao
A
TSCĐ hữu hình
6.194.252.186
2.742.060.054
3.452.192.132
I
Nhà cửa vật kiến trúc
2.785.814.208
1.199.879.914
1.585.934.294
II
Máy móc thiết bị động lực
BS
689.196.519
286.407.312
402.789.207
III
Máy móc thiết bị công tác
1.142.713.528
591.834.334
550.879.194
IV
Phương tiện vận tải truyền dẫn
1.039.245.961
459.721.788
579.524.173
V
Dụng cụ quản lý
537.281.970
204.216.706
333.065.264
B
TSCĐ vô hình
1.012.976.959
603.421.184
409.555.775
I
II
Phần mềm kế toán
12/03
5
15.000.000
250.000
14.750.000
250.000
Tổng cộng
7.027.229.145
3.345.481.238
3.861.747.907
93.922.974
Hàng quý, kế toán căn cứ vào bảng tính và phân bổ khấu hao để ghi sổ kế toán. Khấu hao TSCĐ của tất cả các đơn vị trong công ty được kế toán tổng hợp lại và tính vào TK 627 ( chi phí sản xuất chung ) mở chi tiết cho từng đơn vị. Còn tại các đơn vị, kế toán của đơn vị cũng tính khấu hao vào các tài khoản chi phí ( TK 627,641,642 ) từ đó tập hợp để tính giá thành. Số khấu hao TSCĐ này, các đơn vị tính trên cơ sở số khấu hao mà công ty giao cho. Khấu hao TSCĐ các đơn vị không được giữ lại mà phải nộp toàn bộ lên công ty quản lý và có kế hoạch tái đầu tư TSCĐ tuỳ theo điều kiện và nhu cầu của từng đơn vị. Nguồn vốn khấu hao trong tháng được ghi vào bên Nợ TK 009 ( nguồn vốn khấu hao cơ bản ).
Khấu hao TSCĐ kế toán công ty tập hợp và ghi vào NKCT số 7.
Căn cứ vào số liệu trên bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, kế toán trích khấu hao vào chi phí sản xuất kinh doanh, đồng thời phản ánh hao mòn.
Nợ TK 627 : 54.350.409
( P. XNK : 15.415.230
P. KDVT : 12.782.145
P. XMNT : 17.291.024
Cửa hàng KDDV : 8.862.010
Nợ TK 642 : 39.572.565
Có TK 214 : 93.922.974
Đồng thời ghi đơn Nợ TK 009 : 93.922.974
Để phản ánh các bút toán trên, kế toán sử dụng : Nhật ký chứng từ số 7 và sổ
cái 214.
Biểu 12:
NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 7
Phần I : Tập hợp chi phí SXKD toàn doanh nghiệp
Năm 2007
Đơn vị : đồng
Số TT
Các TK ghi có
Các TK ghi nợ
TK 142
TK 214
..
Các Tk ở NKCT khác
Tổng chi phí
1
TK 627
54.350.000
..
..
.
2
TK 642
39.572.565
.
.
..
Cộng trong quý
93.922.974
..
..
..
Lũy kế từ đầu năm
..
..
..
Phần II : Chi phí SXKD tính theo yếu tố
Đơn vị : đồng
Số TT
Các TK
Yếu tố chi phí sản xuất kinh doanh
..
Cộng chi phí
.
Khấu hao TSCĐ
..
Cộng
.
..
..
..
..
..
..
..
TK 642
..
39.572.565
..
..
..
..
..
TK 627
..
54.350.409
..
..
..
..
Cộng trong tháng
..
93.672.974
..
..
..
..
Lũy kế từ đầu năm
..
..
..
..
..
...
Người ghi sổ
( Ký, họ và tên )
Kế toán tổng hợp
( Ký,họ và tên )
Kế toán trưởng
( Ký, họ và tên )
- Căn cứ vào NKCT, cưới niên độ lập sổ cái TK 214
Biểu 13:
SỔ CÁI
Tài khoản 214 – Hao mòn tài sản cố định
Năm 2007
Đơn vị : đồng
Số dư đầu năm
Nợ
Có
0
2.919.308.201
Ghi có các TK đối ứng nợ với TK này
Quý I
Quý II
Quý III
Quý IV
Cộng
627
642
Cộng phát sinh nợ
81.153.543
81.441.483
88.501.494
93.922.974
Cộng phát sinh có
Số dư cuối tháng: Nợ
Số dư cuối tháng: Có
3.000.461.744
3.081.615.287
3.163.056.770
3.251.558.264
3.251.558.264
2.6 Kế toán sửa chữa TSCĐ ở Công ty.
TSCĐ là tài liệu lao động có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu dài. Vì vậy để TSCĐ có đầy đủ khả năng hoạt động bình thường, đảm bảo đúng thông số kỹ thuật, đảm bảo năng suất hoặc tăng năng suất trong quá trình sử dụng TSCĐ, ngoài việc bảo quản duy trì tốt, công ty còn tiến hành sửa chữa thường xuyên và sửa chữa lớn TSCĐ.
Ở Công ty sửa chữa TSCĐ hiện nay chủ yếu là theo phường thức thuê ngoài. Tuy nhiên, một số trường hợp sửa chữa đơn giản công ty cũng áp dụng phương thức tự làm.
2.6.1 Sửa chữa thường xuyên TSCĐ.
Đối với các công việc sửa chữa đều đặn diễn ra thường xuyên ( sửa chữa máy móc thiết bị văn phòng, bảo dưỡng thay thế phụ tùng nhỏ. ) có chi phí phát sinh không lớn nên kế toán tập hợp và hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong kỳ hạch toán cho từng bộ phận có TSCĐ sửa chữa.
Ví dụ : Ngày 12/3/2007, Công ty đua xe ô tô SUZUKY đi sửa tại trung tâm bảo hảnh, tổng chi phí sửa chữa trả bằng tiền mặt là 1.155.000 đồng ( gồm 10% VAT ). Kế toán hạch toán :
Nợ TK 627 : 1.050.000
Nợ TK 133 : 105.000
Có TK 111 : 1.155.000
Biểu 14:
NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 1
Ghi có TK 111 - Tiền mặt
Tháng 3 – 2007
Đơn vị : đồng
Số TT
Ngày tháng
Diễn giải
Ghi có TK 111,ghi nợ các TK
Cộng các TK 111
TK 627
TK 133
1
12/3/2007
Sửa chữa ô tô SUZUKY
1.050.000
105.000
1.155.000
Cộng
Người ghi sổ
( Ký, họ và tên )
Kế toán tổng hợp
( Ký,họ và tên )
Kế toán trưởng
( Ký,họ và tên )
2.6.2 Sửa chữa lớn TSCĐ.
- Chứng từ sử dụng
Căn cứ vào kế hoạch sửa chữa TSCĐ phòng tổ chức lập tờ trình số ngày 6/4/2007 ( có kèm theo Biên bản giám định kỹ thuật giám định hiện trạng TSCĐ nhất trí đưa công trình vào sửa chữa ) gửi giám đốc Công ty xin sửa chữa cửa hang dịch vụ. Sau khi giám đốc duyệt công việc sửa chữa trên, phòng tổ chức công ty có trách nhiệm lập hồ sơ dự toán, các phòng chức năng có nhiệm vụ thẩm định dự toán rồi trình hội đồng giá – Ngày 12/4/2007, Giám đốc ra quyết định số 134/QĐ-TC KTTC phê duyệt dự toán sửa chữa TSCĐ. Đến ngày 25/5/2007 công trình sửa chữa cửa hang dịch vụ hoàn thành, phòng tổ chức lập hồ sơ quyết toán gồm tờ trinh số 171/TT – TC xin phê duyệt quyết toán sửa chữa TSCĐ gửi lên Giám đốc, kèm theo “ Bảng tổng hợp quyết toán “ do bên B lập và biên bản nghiệm thu bàn giao công trình sửa chữa đã hoàn thành đưa vào sử dụng. Cuối cùng ngày 28/5/2007 Giám đốc ra quyết định số 480/QĐ- TK KTTC phê duyệt quyết toán sửa chữa cửa hang dịch vụ.
Sau đó Công ty và Công ty xây dựng số 4 ( bên B ) lập biên bản thanh lý hợp đồng để thanh lý cho hợp đồng kinh tế về việc thi công sửa chữa cửa hang dịch vụ. Ngày 5/6/2007 bên B gửi cho Công ty hoá đơn GTGT ( lien 2 ) cho việc thi công sửa chữa công trình. Đến ngày 10/6/2007 kế toán lập phiếu thu số 137 trả tiền cho bên B, lúc này kế toán mới ghi sổ nghiệp vụ sửa chữa TSCĐ.
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - tự do - hạnh phúc
Hà Nội, ngày 06 tháng 4 năm 2007
TỜ TRÌNH
Về việc xin phê duyệt dự toán sửa chữa tài sản cố định
Công trình : Sửa chữa cửa hang dịch vụ
Kính gửi : Ông Giám đốc Công ty
Căn cứ nhiệm vụ kế hoạch sửa chữa TSCĐ công ty giao chi cơ quan văn phòng công ty năm 2007
Căn cứ biên bản giám định kỹ thuật, phòng tổ chức trình Giám đốc công ty xem xét và phê duyệt dự toán sửa chữa TSCĐ công trình :
Tên công trình : nhà xưởng sản xuất
Địa điểm : Pháp Vân – Thanh trì HN
Thời gian sửa chữa : 15/4/2007
Thời gian hoàn thành : 20/5/2007
Đơn vị sửa chữa : Công ty xây dựng số 4
Địa điểm : Lê Đại Hành – Hai Bà Trưng – Hà Nội
Giá trị dự toán xin duyệt : 52.554.138 đồng
BẢNG TỔNG HỢP QUYẾT TOÁN
NĂM 2007
Đơn vị : đồng
CHI TIÊU
KH
HỆ SỐ
THÀNH TIÈN
Chi phí theo đơn giá
- Chi phí vật liệu
A
34.089.668
- Chi phí nhân công
B
3.791.639
- Chi phí máy xây dựng
C
64.507
I. Chi phí trực tiếp
1. Chi phí vật liệu
VL
A x 1,02
34.771.461
2. Chi phí nhân công
NC
B x 2,04x1,05
8.121.738
3. Chi phí máy thi công
M
C x 1,13
729.423
Cộng chi phí trực tiếp
T
VL + NC + M
43.622.622
II. Chi phí chung
CPC
NC x 58%
4.710.608
III. Thu nhập chịu thuế tính trước
TL
(T+CPC)x5,5%
2.658.328
Giá trị quyết toán trước thuế
Z
T + CPC + TL
50.991.558
IV. Thuế TGTG đầu ra
VAT
Z x 5%
2.549.578
Giá trị quyết toán sau thuế
GXL
Z x VAT
53.541.136
Người lập Công ty xây dựng số 1
Căn cứ vào chứng từ, hoá đơn như phiếu chi, biên bản sửa chữa hoàn thành TSCĐ, biểu chi tiết số TSCĐ hoàn thành, kế toán định khoản và phản ảnh các bút toán đó vào sổ kế toán có lien quan như NKCT số 7
Căn cứ vào chứng từ tập hợp chi phí thực tế phát sinh, kế toán ghi :
Nợ TK 241 : 53.541.136
Có TK : 53.541.136
Xuất quỹ TM thanh toán số phải trả theo hợp đồng, kế toán ghi :
Nợ TK 331 : 53.541.136
Có TK : 53.541.136
Căn cứ biên bản sửa chữa lớn TSCĐ hoàn thành bàn giao, kế toán ghi :
Nợ TK 335 : 52.554.138
Nợ TK 642 : 986.998
Có TK : 53.541.136
Biểu 15:
NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 1
Ghi có TK 111 - Tiền mặt
Đơn vị : đồng
Số TT
Ngày tháng
Diễn giải
Ghi có TK 111, ghi nợ các TK
Cộng có TK 111
TK 331
..
1
21/5/2007
Sửa chữa cửa hang dịch vụ
53.541.136
53.541.136
Cộng
53.541.136
Người ghi sổ
( Ký,họ và tên )
Kế toán tổng hợp
( Ký, họ và tên)
Kế toán trưởng
( Ký,họ và tên )
Biểu 16:
NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 7
Phần I : Tập hợp chi phí SXKD toàn doanh nghiệp
Đơn vị : đồng
Số TT
Các TK ghi có
Các TK ghi nợ
TK 331
TK 241
Các TK ở NKCT khác
Tổng chi phí
NKCT số 1
1
TK 241
53.541.136
53.541.136
2
TK 335
52.554.138
52.554.138
3
TK 242
986.998
986.998
4
TK 331
53.541.136
53.541.136
Cộng trong quý
53.541.136
53.541.136
53.541.136
Người ghi sổ
Kế toán tổng hợp
Kế toán trưởng
(Ký,họ và tên)
(Ký,họ và tên)
(Ký,họ và tên)
CHƯƠNG III
MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TSCĐ TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI
VIỆT HOÀN
Có thể nói đến nay Công ty đã khẳng định một chỗ đứng có vai trò quan trọng nền kinh tế thị trường. Từ một Công ty sản xuất nhỏ, có cơ sở vật chất hạn chế đến nay công ty đã tạo cho minh một hướng đi đúng đắn, làm ăn có lãi và tạo được uy tín trên thị trường. Sự lớn mạnh của Công ty thể hiện ở công tác quản lý nói chung và công tác kế toán nói riêng đã không ngừng được củng cố và hoàn thiện, thực sự trở thành một công cụ đắc lực trong quản lý kinh tế và hạch toán kinh doanh của Công ty, thể hiện qua cơ sở vật chất kỹ thuật không ngừng được đổi mới và nâng cao.
Trong điều kiện hiện nay, sản phẩm của công ty đang chịu sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp khác ở trong và ngoài nước. Đó cũng là xu thế tất yếu của nền kinh tế thị trường. Vì vậy để tồn tại và phát triển, cạnh tranh có hiệu quả, công ty đã đầu tư đỏi mới công nghệ, đổi mới máy móc thiết bị nâng cao chất lượng sản phẩm phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Công tác đầu tư mua sắm cũng như quản lý và sử dụng tài sản cố định được công ty hết sức quan tâm. Tình hình biến động tăng giảm TSCĐ cũng như công tác tính toán tập hợp và phân bổ khấu hao TSCĐ được phán ánh rất kịp thời, đầy đủ và hợp lý.
Qua quá trình thực tập tại công ty Đầu tư và thương mại Việt Hoàn, bằng những kiến thức được học cũng như thực tế ghi nhận được ở công ty trong thời gian này, cùng với sự giúp đỡ và góp ý của cô giáo hướng dẫn, các cô chú trong phòng kế toán của công ty, em nhận thấy công tác kế toán TSCĐ ở công ty có những ưu nhược điểm như sau :
3.1 Thành tích đạt được.
3.1.1 Về tổ chức bộ máy kế toán :
Phòng kế toán có 4 người, mỗi người đảm nhiệm những nhiệm vụ khác nhau theo sự phân công của kế toán trưởng, phù hợp với khả năng cũng như trình độ chuyên môn của từng người. Biên chế như vậy là đáp ứng được yêu cầu quản lý chuyên môn và quản lý nội bộ của phòng kế toán.
Công ty là một đơn vị có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập. Công tác tổ chức bộ máy kế toán trong nội bộ Công ty được tổ chức theo hình thức tập trung. Các phòng kinh doanh và cửa hàng là các đơn vị phụ thuộc không có tổ chức kế toán riêng mà chỉ tiến hành hạch toán theo hình thức báo sổ. Việc áp dụng hình thức này có ưu điểm là sự lãnh đạo tập trung, thống thất công tác kế toán. dễ phâm công công tác, kiểm tra, xử lý và thông tin được cung cấp kịp thời, biên chế bộ máy kế toán gon nhẹ.
Công ty áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chứng từ là phù hợp với quy mô hoạt động và trình độ nghề nghiệp của cán bộ kế toán Công ty. Ưu điểm của công tác này là rất rõ ràng, mạch lạc, cung cấp thông tin kịp thời và phản ánh chỉ tiêu cụ thể của công tác kế toán.
3.1.2 Về công tác kế toán TSCĐ.
Việc phân loại TSCĐ, Công ty áp dụng 2 cách phân loại là phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành và phân loại theo đặc trưng kỹ thuật, áp dụng cách phân loại này giúp Công ty có thể đầu tư TSCĐ một cách đúng đắn, tăng thêm máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất kinh doanh, giảm tỷ trọng nhà cửa không phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Ngoài ra còn tạo điều kiện thuận lợi cho kế toán trong việc phân bổ chính xác số khấu hao vào đối tượng sử dụng.
Kế toán luôn cập nhật, phản ánh một cách chính xác, kịp thời và đầy đủ tình hình biến động tăng giảm TSCĐ trong năm trên hệ thống sổ sách kế toán của Công ty, sổ chi tiết TSCĐ, sổ cái, nhật ký chứng từ kèm bảng phân bổ khấu hao TSCĐ.
Kế toán nắm chắc TSCĐ hiện có của Công ty cũng như tại các nơi quản lý và sử dụng TSCĐ.
Bộ chứng từ cho mỗi nghiệp vụ phát sinh liên quan đến TSCĐ được lập đày đủ, theo đúng trình tự hợp lệ tuân theo quy định của chế đọ hiện hành.
Kế toán nắm vũng mọi trạng thái kỹ thuật, thời gian sử dụng TSCĐ thông qua việc trích khấu hao TSCĐ, từ đó tham mưu với nhà quản trị về các quyết định đầu tư, mua sắm mới TSCĐ hoặc thanh lý, nhượng bán những TSCĐ không còn sử dụng được nữa hoặc sử dụng kém hiệu quả.
Công tác sửa chữa TSCĐ được tiến hành thường xuyên, có kế hoạch cụ thể đối với những TSCĐ cần sửa chữa lớn. Chi phí sửa chữa lớn, phục hồi và nâng cấp TSCĐ được tiến hành trích trước nhằm tránh tình trạng phát sinh những khoản chi phí quá lớn trong một kỳ kế toán, ảnh hưởng đến công tác xác định giá thành sản phẩm.
3.2 Một số hạn chế.
Bên cạnh những ưu điểm nói trên, trong công tác kế toán TSCĐ của công ty còn một số tồn tại cần khắc phục nhằm không ngừng củng cố và hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ nói riêng và công tác kế toán của công ty nói chung, đáp ứng được yêu cầu thông tin kinh tế của kế toán cũng như của những người cần cập nhật thông tin về công ty, để nó thực sự trở thành công cụ quản lý hữu hiệu.
Cụ thể có những điểm sau :
* Về phân loại TSCĐ :
Theo 2 tiêu thức nguồn hình thành và đặc trưng kỹ thuật có những ưu điểm nhưng nó không giúp cho kế toán cũng như nhà quản lý nhận biết được những TSCĐ nào không còn sử dụng để thanh lý nhượng bán ; TSCĐ nào đã trích hết khấu hao rồi nhưng vẫn tiếp tục được sử dụng. Điều đó sẽ dẫn tới hiện tượng ứ đọng vốn, khó thu hồi vốn đầu tư.
Muốn đánh giá, phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ cũng như tỉ trọng đầu tư TSCĐ vào sản xuất kinh doanh thì kế toán phải xem sổ TSCĐ rồi tiến hành côngh trên từng bộ phận. Tuy nhiên việc làm này sẽ mất nhiều thời gian và có thể không chính xác vì cùng một số TSCĐ có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau.
* Công tác đánh giá lại TSCĐ.
Ở Công ty vào cuối năm lại tiến hành kiểm kê tài sản hiện có trong công ty. Giá trị TSCĐ chỉ được biết thông qua sổ sách, mọi tính toán để xác định giá trị còn lại của TSCĐ trong công ty và như vậy sẽ dẫn đến làm sai lệch thông tin cho công tác kế toán và quản lý.
- Các nghiệp vụ tăng giảm TSCĐ phát sinh trong kỳ chưa định khoản chi tiết theo tài khoản cấp 2. Làm như vậy kế toán sẽ gặp khó khăn khi xem sổ sách vì không biết được TSCĐ đó là máy móc thiết bị, nhà cửa hay phương tiện vận tải.
- Đánh số hiệu TSCĐ : Công tác kế toán ban đầu còn thiếu sót do kế toán chưa đánh số hiệu TSCĐ. Điều này sẽ gặp khó khăn cho công tác quản lý khi muốn xác định nhanh một hoặc một nhóm TSCĐ bất kỳ.
- Do công tác tập hợp và phân bổ chi phí SXKD, tính giá thành sản phẩm của công ty được tiến hành theo từng quý cho nên khấu hao TSCĐ được phân bổ và chi phí SXKD cũng được thực hiện theo quý. Điều này có thể làm cho tính chính xác của chi phí không cao, không phản ảnh đúng đắn kịp thời phần giá trị TSCĐ địch chuyển vào giá trị sản phẩm mới tạo ra.
- Việc đánh gía hiệu quả sử dụng TSCĐ hầu như là chưa có. Từ đó ảnh hưởng đến việc đánh giá tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như tình hình sử dụng TSCĐ tại công ty. Do vậy việc đề ra biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng TSCĐ sẽ thiếu thực tế.
3.3 Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ tại công ty.
Căn cứ vào những quy định trong chế độ kế toán Việt Nam hiện hành, căn cứ vào thực trạng tổ chức công tác kế toán TSCĐ trong các doanh nghiệp công nghiệp nói chung và Công ty nói riêng cho thấy : Việc không ngừng hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ là một vấn đề cần thiết để nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ trong các doanh nghiệp.
Việc hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ đối với bất cứ một doanh nghiệp náo cũng phải thực hiện từ thấp đến cao, từ bộ phận đến tổng thể. Những mặt ưu điểm trong công tác kế toán TSCĐ cần được phát huy đồng thời phải khắc phục những mặt còn hạn chế. Có như thế chúng ta mới làm tốt được công tác kế toán TSCĐ nói riêng và công tác nói chung.
Là một sinh viên thực tập với vốn kiến thức thực tế còn ít ỏi, song qua thời gian thực tập tại công ty, trước một số vấn đền còn tồn tại trong công tác kế toán TSCĐ tại công ty, được sự góp ý hướng dẫn của cô giáo Phạm Bích Chi em xin mạnh dạn đề xuất một số ý kiến góp phần hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ tại công ty.
3.3.1 Về phân loại TSCĐ.
Công ty là một doanh nghiệp sản xuất ra các sản phẩm là các laọi xe đạp xe máy. Bởi vậy khi đầu tư, mua sắm máy móc thiết bị hay rộng hơn là TSCĐ bao giờ cũng phải ưu tiên cho sản xuất, phải cân đối giữa TSCĐ đưa vào phục vụ sản xuất kinh doanh trực tiếp và TSCĐ dùng ngoài sản xuất kinh doanh để từ đó giảm tối đa các chi phí bất hợp lý. Song để có được sự đầu tư có hợp lý, đòi hỏi phải có thông tin thích hợp cho nhà quản lý. Vì vậy nên chăng Công ty tiến hành phân loại TSCĐ theo một số tiêu thức :
Phân loại TSCĐ theo công dụng và tình hình sử dụng : TSCĐ trong công ty được chia thành :
* TSCĐ dùng trong sản xuất kinh doanh
* TSCĐ chưa cần dùng
* TSCĐ chưa cần dùng chờ thanh lý
* TSCĐ đã khấu hao hết
Việc phân loại theo tiêu thức này giúp cho nhà quản lý nắm được cơ cấu
TSCĐ hiện có, tỷ trọng TSCĐ tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh từ đó đánh giá quá trình sử dụng TSCĐ nhằm giải quyết nhứng TSCĐ còn tồn đọng chưa đưa vào sử dụng hoặc chưa thanh lý để có biện pháp thu hồi vốn kịp thời, tái đầu tư TSCĐ.
3.3.2 Về việc tính khấu hao ở Công ty.
Thứ 1 : Kế toán cần tuân thủ các nguyên tắc khi tính và trích khấu hao TSCĐ của Bộ Tài chính về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ, quy định việc trích hay thôi trích khấu hao TSCĐ được thực hiện từ ngày mà TSCĐ tăng giảm hoặc ngưng tham gia vào hoạt động kinh doanh.
Thứ 2 : Trường hợp những TSCĐ đã hết khấu hao mà vẫn tiếp tục được huy động vào việc hoạt động sản xuất kinh dong trong một thời gian dài, để đảm bảo tính chính xác cho việc xác định chi phí sản xuất kinh doanh, tính giá thành sản phẩm hàng hoá, đơn vị nên đánh giá lại TSCĐ và tiếp tục tính khấu hao phần giá trị con lại của TSCĐ đò.( Tuy nhiên việc đánh giá lại này phải được sự đồng ý của các cấp có thẩm quyền ). Phần tính khấu hao này được bổ sung vào vốn tự bổ sung của Công ty, coi như là một phần thu nhập của đơn vị.
Việc tính khấu hao TSCĐ ở Công ty hiện nay được tính theo quý. Làm như vậy sẽ không phản ánh kịp thời, đúng đắn phần giá trị TSCĐ chuyển dịch vào phần giá trị sản phẩm. Do vậy Công ty nên tính khấu hao hàng tháng.
Hiện nay, Công ty đang tính khấu hao theo phương pháp khấu hao đường thẳng. Phương pháp này có ưu điểm là cách tính đơn giản, dễ hiểu, mức khấu hao được tính vào giá thành đều đặn, tạo điều kiện ổn định giá thành. Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là không phản ảnh chính xác mức độ hao mòn thực tế của TSCĐ và giá thành trong các thời kỳ sử dụng khác nhau. Hơn nữa cách tính này cũng làm chậm quá trình tu hồi vốn đầu tư, làm cho TSCĐ chịu ảnh hưởng bất lợi của hao mòn vô hình.
Trước những ưu điểm và han chế của phương pháp tính khấu hao đường thẳng. Công ty nên áp dụng thêm phương pháp tính khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Cụ thể là :
- Nhà cửa, vật kiến trúc : áp dụng phương pháp tính khấu hao đường thẳng.
- Máy móc thiết bị, phương tiện vận tải truyền dẫn : Loại TSCĐ này thường gắn liền với quá trình sản xuất kinh doanh, tính năng công suất sử dụng bị giảm dần trong quá trình sử dụng nên Công ty nên áp dụng phương pháp tính khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh.
- Thiết bị dụng cụ quản lý : Loại TSCĐ này chịu tác động nhiều của hao mòn vô hình, do vậy Công ty nên áp dụng phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh.
3.3.3 Quy định lại thời điểm bắt đầu tính khấu hao hoặc thôi tính khấu hao TSCĐ.
Hiện nay, để tính khấu hao TSCĐ ở công ty và các phòng, cửa hàng phụ thuộc, hàng quý kế toán TSCĐ ở Công ty tiến hành lập bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ của toàn công ty rồi phân bổ cho các đơn vị phụ thuộc tuỳ theo nhu cầu sử dụng TSCĐ của các đơn vị đó. Tại các đơn vị phụ thuộc này nhân viên kế toán cũng căn cứ vào mức khấu hao TSCĐ mà công ty giao để tính và trích vào chi phí sản xuất kinh doanh của đơn vị mình trong kỳ kế toán đó.
Công ty vẫn đang áp dụng cách tính khấu hao đối với nhứng TSCĐ tăng (giảm ) trong quý này thì sang quý sau mới tính ( hoặc thôi tính ) khấu hao. Theo quyết định như hiện nay thì không sai. Song điều này không làm cho giá thành sản phẩm giảm tính chính xác. Để khắc phục nhược điểm này, đơn vị có thể tiến hành trích ( hoặc thôi trích ) khấu hao đối với những TSCĐ tăng (giảm) ngay từ ngày TSCĐ này bắt đầu được đưa vào sử dụng ( hoặc thôi sử dụng ). Việc tính khấu hao của những TSCĐ này có thể áp dụng cách : Tính ( hoặc thôi) trích khấu hao TSCĐ theo số ngày sử dụng.
3.3.4 Về việc sử dụng sổ chi tiết TSCĐ.
Hiện nay Công ty không ghi sổ chi tiết riêng cho từng loại TSCĐ, công ty ghi chung sổ TSCĐ. Vì số lượng TSCĐ tại công ty là khá lớn do vậy kế toán nên mở sổ chi tíêt TSCĐ cho từng loại TSCĐ. Đồng thời những TSCĐ phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh và TSCĐ dùng cho hoạt động phúc lợi nên được ghi rõ trên các sổ sách kế toán. Mẫu sổ chi tiết như sau :
SỔ CHI TIẾT TSCĐ
Loại TSCĐ..
Ghi tăng TSCĐ
Khấu hao TSCĐ
Ghi giảm TSCĐ
Chứng từ
Tên ký hiệu TSCĐ
Nước sản xuất
Thời gian đưa vào sử dụng
Số hiệu TSCĐ
Nguồn hình thành
NG TSCĐ
Chứng từ
SH
NT
Số năm sử dụng
Mức khấu hao
Khấu hao tính đến khi ghi giảm TSCĐ
SH
NT
Lý do giảm TSCĐ
Cộng
3.3.5 Ý kiến thứ sáu : Hạch toán thẳng vào TK 211 với những TSCĐ khi mua về không phải qua thời gian lắp đạt, chạy thử.
Với những TSCĐ khi mua về không phải qua thời gian để lắp đạt thì kế toán nên hạch toán thẳng vào TK 211 khi có đủ chứng từ cần thiết, điều này sẽ giúp công việc hạch toán kế toán đơn gian hơn, nhanh hơn do không phải quan TK 2411 làm tài khoản trung gian.
3.3.6 Ý kiến thứ bảy : Huy động thêm nguồn vốn thông qua hình thức liên doanh liên kết, thuê TSCĐ.
Công ty nên xem xét các cách để huy động thêm nguồn vốn, tích cực tìm thêm nguồn vốn đầu tư thông qua hình thức liên doanh liên kế với các đơn vị khác hay hình thức thuê TSCĐ gồm cả thuê hoạt động và thuê tài chính nhằm mục đích tăng cường đầu tư, đổi mới TSCĐ phục vụ sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả.
KẾT LUẬN
Cùng với sự phát triển của sản xuất và tiến bộ nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, TSCĐ trở thành một bộ phận hết sức quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Điều đó cũng có nghĩa là công tác kế toán TSCĐ phải ngày càng được hoàn thiện hơn.
Qua thời gian thực tập ở công ty, em đã bước đầu làm quen với công việc của người cán bộ kế toán, tìm hiểu được tổ chức bộ máy kế toán cũng như phương thức hạch toán của Công ty. Đặc biệt em đã đi sâu nghiên cứu vấn đề quản lý và phương pháp hạch toán TSCĐ ở Công ty. Qua đó em thấy do đặc điểm hoạt động của công ty vừa là sản xuất vừa là kinh doanh dịch vụ nên TSCĐ chiếm một vị trí quan trọng. Điều đó đòi hỏi công ty phải không ngừng tăng cường công tác nâng cao hiệu quả sử dụng chúng, mà trước hết là công tác tổ chức hạch toán kế toán TSCĐ phải thực hiện tốt. Bởi nó không chỉ góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng mà còn có ý nghĩa thiết thực trong việc định hướng đầu tư.
Do phạm vi có hạn nên trong bài viết này của mình em chỉ trình bày những vấn đề cơ bản về phương pháp hạch toán kế toán TSCĐ theo các trường hợp tăng, giảm, khấu hao, sử chữa, đánh giá TSCĐ tại Công ty. Trên cơ sỏ đó đưa ra mọt vài ví dụ gợi ý nhằm hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ tại công ty.
Mong rằng với sự cố gắng nhiệt tình của ban lãnh đạo và cán bộ công ty, sẽ khắc phục được những vướng mắc trước mắt để đạt được nhứng thành tich cao hơn trong thời gian tới.
Cuối cùng, em xin trân trọng cảm ơn cô giáo Phạm Thị Bích Chi và các cô chú ở phòng kế toán của Công ty đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình thực tập và nghiên cứu để hoàn thành bài viết chuyên đề này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Lý thuyết kế toán tài chính doanh nghiệp công nghiệp tập 1 ( PTS Phan Trọng Phức – ĐH Mở HN )
Lý thuyết kế toán doanh nghiệp ( TS Nguyễn Văn Công – Khoa Kế toán – ĐHKTQD )
Lý thuyết hạch toán kế toán, Tổ chức hạch toán kế toán ( TS Nguyễn Thị Đông – ĐH KTQD )
201 Sơ đồ kế toán doanh nghiệp ( TS Nguyễn Văn Công – Khoa kế toán ĐH KTQD )
Tạp chí kế toán, Kiểm toán
Hệ thống văn bản kế toán hiện hành
Hệ thống chứng từ kế toán trong mọi loại hình doanh nghiệp ( Nguyễn Văn Nhiệm )
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 6322.doc