Theo Chuẩn mực Kiểm toán Viêt Nam số 200: Mục tiêu của kiểm toán báo cáo tài chính là giúp cho kiểm toán viên và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến xác nhận rằng báo cáo tài chính có được lập trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận), có tuân thủ pháp luật liên quan và có phản ánh trung thực các khía cạnh trọng yếu hay không?
Mục tiêu của cuộc kiểm toán bình thường các báo cáo tài chính của kiểm toán viên độc lập là sự trình bày một nhận xét về mức trung thực mà các báo cáo tài chính phản ánh tình hì i chính, các kết quả hoạt động và sự lưu chuyển của dòng tiền theo các nguyên tắc kế toán đã được thừa nhận.
75 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1077 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng kiểm toán Báo cáo kết quả hoạt dộng sản xuất kinh doanh trong Báo cáo tài chính tại công ty kiểm toán TTL, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chứng chứng minh cho kết luận của kiểm toán.
Ngoài ra kiểm toán viên nhận định lại độ rủi do, tính trọng yếu trong suốt quá trình thực hiện việc kiểm toán.
Từ đó kiểm toán viên đưa ra Báo cáo kiểm toán dưa trên những băng chứng thu thập được và dựa trên sự trao đổi với khách hàng để đưa ra những ý kiến một cách trung thực và hợp lý.
Chương 2 : Thực trạng kiểm toán Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần kiểm toán và tư vấn Thăng Long.
1. Đặc điểm chung về Công ty cổ phần kiểm toán và tư vấn Thăng Long (TTL)
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty cổ phần kiểm toán và tư vấn Thăng Long được sở kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp giấy phép kinh doanh số 0103002379 ngày 18 tháng 6 năm 2003 ( trụ sở giao dịch Phòng 403 nhà 17T2 khu đô thị Trung Hoà Nhân chính), hoạt động trong các lĩnh vực ngành nghề theo đăng ký kinh doanh: Kiểm toán, tư vấn tài chính kế toán, thuế, tư vấn xét thầu, cung cấp dịch vụ tin học, tư vấn nguồn nhân lực, dịch vụ tư vấn và định giá tài sản, dịch vụ sét soát báo cáo tài chính.
Tuy mới hình thành song công ty đã khẳng định vị trí mình trong Hội Kiểm toán viên hành nghề tại Việt Nam (VACPA) Công ty là một trong 64 công ty được Bộ Tài Chính công nhận là doanh nghiệp kiểm toán độc lập được phép hành nghề tại Việt Nam theo công văn số 14700/BCT-CĐKT ngày 18/11/2005 và là một trong 24 công ty được Bộ Tài Chính bổ sung trong danh sách các doanh nghiệp đủ điều kiện cung cấp các dịch vụ định giá doanh nghiệp cổ phần hoá theo công văn số 24499/TC/TCDN về việc thực hiện Thông tư 126/2004/TT-BTC. Và điều quan trọng là công ty đã tạo nên hình ảnh của mình trước khách hàng với một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp giàu kinh nghiệm, là các kiểm toán viên cấp quốc gia được Bộ Tài Chính cấp chứng chỉ Kiểm toán viên (CPA) có từ 5 đến 10 kinh nghiệm được đào tạo trong và ngoài nước và hàng năm luôn được đào tạo lại qua các khoá học nâng cao và thường xuyên cập nhật các chế độ kế toán tài chính, kiểm toán, thuế Một nguyên tắc độc lập, khách quan và bí mật số liệu của khách hàng với phương châm uy tín và chất lượng hàng dịch vụ là hàng đầu. Sự tin tưởng càng được khẳng định qua chất lượng của các cuộc kiểm toán và các khách hàng thương xuyên của công ty trong các lĩnh vực dich vụ kiểm toán do công ty cung cấp.
Với năng lực và kinh nghiêm của mình công ty luôn tin tưởng sẽ đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu chất lượng về dịch vụ kiểm toán cung như tư vấn cho khách hàng trong công tác quản lý, hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, hệ thống chứng từ kế toán, hạch toán kế toán, sổ sách kế toán và báo cáo tài chính kế toán, tối đa háo lợi ích cho doanh nghiệp.
1.2 Cơ cấu và tổ chức của công ty
Sơ đồ tổ chức
Hội đồng quản trị
Tổng giám đốc
Phó Tổng giám đốc
Chi nhánh
Lạng Sơn
Kế toán trưởng
Phòng tư vấn và đào tạo
Phòng Kiểm toán XDCB
Phòng Kiểm toán 2
Phòng Kế toán TC
Phòng chính TH
Phòng Kiểm toán 1
* Chức năng các phòng ban
Hội đồng quản trị:
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi công ty:
Hội đồng quản trị có các quyền và nhiệm vụ sau đây:
Quyết định chiến lược phát triển của công ty
Kiến nghị các loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại
Quyết định chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được quyền chào ban của từng loại; quyết định huy động thêm vốn theo hình thức khác;
Quyết định phương án đầu tư;
Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức tổng giám đốc (giám đốc) và các cán bộ tổ chức quan trọng khác của công ty; quyết định mức lương và lợi ích khác của các cán bộ quản lý đó;
Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty, quyết định thành lập công ty con, chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác;
Trình báo cáo quyết toán hàng năm lên đại hội đồng cổ đông;
Duyệt chương trình, nội dung tài liệu phục vụ họp đại hội đồng cổ đông, triệu tập họp đại hội đồng cổ đông hoặc thực hiện các thủ tục hỏi ý kiến để đại hội đồng cổ đông thông qua quyết định;
Quyết định mua lại không quá 10% số cổ phần đã bán của từng loại;
Kiến nghị việc tổ chức lại hoặc giải thể công ty;
Ban giám đốc:
Ban giám đốc: là nơi điều hành trực tiếp hoạt động kinh tế và kỹ thuật của công ty, chịu trách nhiệm đối nội, đối ngoại, phê duyêt các văn bản các quy chế quan trọng của công ty chiu trách nhiệm trước chủ sở hữu về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao
Ban giám đốc bao gồm:
Tổng Giám đốc công ty: Tổ chức thực hiện các quyết định Hội đồng quản trị, tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư, chịu trách nhiệm về kinh tế, đối nội, đối ngoại quyết định các vấn đề hàng ngày của công ty, Kiến nghị phương án bố chí cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty cũng như thực hiện các biện phát quản lý nhân sự tại công ty, giám đốc công ty có quyền bổ nhiệm các trưởng phó phòng của công ty trừ các chức danh do hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
Phó Tổng giám đốc và giám đốc các chinh nhánh:
Phó tổng giám đốc: chịu trách nhiệm giám sát chỉ đạo chuyên môn của các cuộc kiểm toán
Giám đốc chính nhánh Lạng Sơn: Tổ chức thực hiện các quyết định công ty, chịu trách nhiệm về kinh tế, đối nội, đối ngoại quyết định các vấn đề hàng ngày của chi nhánh Lạng Sơn, kiến nghị kế hoạch, chế độ, phát lệ của chi nhánh cũng như thực hiện các biện phát quản lý nhân sự tại chi nhánh, giám đốc chi nhánh có quyền bổ nhiệm các trưởng phó phòng của chi nhánh.
Phòng tổ chức hành chính
Có trách nhiệm tổ chức kiểm tra hướng dẩn, theo dõi tổ chức lao động – hành chính - bảo vệ của các cuộc để họ thực hiện đúng với điều lệ phân cấp của công ty. Đồng thời phản ánh kịp thời với Tổng giám đốc những sai sót về công tác tổ chức lao động – hành chính - bảo vệ để lãnh đạo có chủ trương giải quyết.
Nghiên cứu về chính sách cán bộ, theo dõi về tổ chức bồi dưỡng, nâng cao trình độ để quy hoạch cán bộ đạt tỷ lệ cao, tiến hành các thủ tục kiểm điểm định kỳ, nhận xét các bộ. Chỉ đạo công tác lưu trữ, bổ xung hồ sơ lý lịch CBCNVC vào sổ BHXH, theo dõi công tác Đảng.
Phòng kiểm toán 1
Thực hiên chức năng kiểm toán: Lĩnh vực kiểm toán, thực hiện các chu trình theo các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, các chuẩn mực kiểm toán được thừa nhận, các quy định hiện hành về kế toán tài chính, thuế và các quy chế kiểm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân ban hành kèm theo các Nghị định số 105/2004/NĐ-CP ngày 30/03/2004 của chính phủ, thông tư 64/2004/TT-BTC ngày 29/06/2004 của Bộ Tài Chính huớng dẩn thực hiện Nghị định số 105/ND-CP nhằm đưa ra ý kiến của mình về báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
Phòng kiểm toán 2
Thực hiện chức năng kiểm toán: Dịch vụ xác định giá trị doanh nghiệp – Tư vấn cổ phần hoá, Các dịch vụ hỗ trợ trong quá trình kiểm toán, Dịch vụ chuyển đổi báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán quốc tế.
Phòng tư vấn và đào tạo
Thực hiện chức năng kiểm toán: Lĩnh vực tư vấn tài chính, Dịch vụ tư vấn thuế, Dịch vụ kế toán, các dịch vụ hỗ trợ trong quá trình kiểm toán.
Phòng kiểm toán XDCB
Thực hịên dịch vụ kiểm toán xác định giá trị quyết toán công trình: thực hiện theo quy chế kiểm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân ban hành kèm theo Nghị định số 105/2004/NĐ-CP ngày 30/03/2004 của chính phủ, thông tư 64/20004 và các quy định hiện hành của chính phủ về quả lý đầu tư và xây dựng.
1.3. Hệ thống kế toán của công ty
1.3.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của doanh nghiệp
Bộ máy kế toán của công ty tổ chức theo mô hình vừa tập chung. Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc, bộ máy kế toán có sự phối hợp chuyên môn trong mối quan hệ với các phòng ban. Nhiệm vụ chủ yếu của bộ máy kế toán là phản ánh sử lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của công ty và cung cấp các thông tin báo cáo tài chính cho các đối tượng có liên quan như ngân hàng. Ngoài ra kế toán công ty còn thực hiện công việc kế toán quản trị nhằm lập dự toán về chi phí để phân tích tình hình biến động, kết quả kinh doanh trong tương lại của công ty, lập các báo cáo quản trị các công trình trong thời kỳ quyết toán nhằm đánh giá chính sác kết quả doanh thu và chi phí bỏ ra của mộtcuộc kiểm toán. Kiểm soát hiệu quả của các hoạt động kinh tế của công ty. Tất cả các thông tin kế toán quản trị chỉ cung cấp cho các nhà quản trị của công ty
Sơ đồ tổ chức kế toán
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp
Kế toán các phần hành
Thủ quỹ
Chức năng và nhiệm vụ cụ thể của từng kế toán phần hành trong công ty:
* Kế toán trưởng: giúp giám đốc chỉ đạo trực tiếp bộ máy kế toán của công ty trong qua trình sử lý các thông tin kinh tế, đồng thời là người kiểm tra kiểm soát các hoạt kinh tế - tài chính của chủ sở hữu.
Nhiệm vụ chính: tổ chức bộ máy một cách hợp lý không ngừng cải tiến bộ hình thức tổ chức bộ máy kế toán sao cho hợp phù hợp với quy phạm phát luật, phản ánh trung thực, chính sác, kịp thời các thông tin kinh tế phát sinh. Tổng hợp lập báo cáo tài chính cũng như các bảng tổng hợp vào cuối kỳ, phân tích đánh giá tình hình hoạt động tài chính của toàn công ty.
Tính toán các khoản phải nộp ngân sách, các khoản phải thu phải trả nhằm thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình.
Đề xuất các phương pháp sử lý tài sản thất thoát, thiếu và thừa trong công ty, cũng như tính chính sác thời kỳ, chế độ kết quả tài sản hàng kỳ.
* Kế toán các phần hành
Bao gồm các phần hành:
- Kế toán ngân hàng tiền mặi
Hàng ngày, phản ánh tình hình thu, chi và tồn quỹ tiền mặt, thường xuyên đối chiếu tiền mặt tồn quỹ thực tế với sổ sách, phát hiện và sử lý kịp thời các sai sót trong việc quản lý và sử dụng tiền mặt.
Phản ánh tình hình tăng giảm và số dư tiền gửi ngân hàng hàng ngày, giám sát việc chấp hành chế độ thanh toán không dùng tiền mặt.
Phản ánh các khoản tiền đang chuyển, kịp thời phát hiện các nguyên nhân làm tiền đang chuyển bị ách tắc để doanh nghiệp có biện phát thích hợp, để giải phóng tiền đang chuyển kịp thời.
- Kế toán tài sản và tiền lương
Nhiệm vụ của kế toán tài sản:
Ghi chép, phản ánh tổng hợp chính sác, kịp thời số lượng, giá trị tài sản hiện có, tình hình tăng giảm và hiện trạng TSCĐ trong phạm vi toàn công ty, cũng như từng bộ phận sử dụng TSCĐ, tạo điều kiện cung cấp thông tin để kiểm tra, giám sát thường xuyên việc giữ gìn, bảo quản, bảo dưỡng TSCĐ và kế hoạch đầu tư TSCĐ trong công ty.
Tính toán và phân bổ chính sác khấu hao TSCĐ vào chi phí sản xuất – kinh doanh theo mức độ hao mòn của TSCĐ và chế độ tài chính quy định.
Tham gia lập kế hoạch sửa chữa và dự toán chi phí sửa chữa TSCĐ, tập hợp và phân bổ chính sác chi phí sửa chữa TSCĐ vào chi phí kinh doanh.
Chức năng và nhiệm vụ của kế toán tiền lương:
Tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp số lượng lao động, thời gian kết quả lao động, tính lương các khoản trích theo lương phân bổ chi phí nhân công theo đúng đối tượng lao động.
Theo dõi tình hình thanh toán tiền lương, tiền thưởng, các khoản phụ cấp phụ trợ cho người lao động.
Lập các báo cáo về lao động, tiền lương phục vụ cho công tác quản lý nhà nước và quản lý doanh nghiệp.
* Kế toán tổng hợp:
Đôn đốc kiểm tra toàn bộ hoạt động bộ máy kế toán thông qua quá trình quản lý và hạch toán trên hệ thống tài khoản, chứng từ được tổng hợp vào cuối tháng.
Lập báo cáo tài chính, báo cáo quản trị theo đúng quy định của nhà nước.
Phân tích các hoạt đông sản xuất kinh doanh trên các chỉ tiêu cơ bản, tham mưu cho kế toán trưởng về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty những ưu điểm, và yếu kém còn tồn tại.
Thực hiện công tác quyết toán với nhà nước.
Báo cáo định kỳ và đột xuất về hoạt động đột xuất kinh doanh và quản lý của công ty
* Thủ quỹ:
Tiếp nhận, kiểm chứng chứng từ gốc, phiếu thu, phiếu chi theo đúng quy định về chứng từ gốc do nhà nước ban hành.
Kiểm két đối chiếu với kế toán tiền mặt hàng ngày về lượng tiền trong két, thực hiện thu từ ngân hàng, từ các chủ đầu tư.
Báo cáo nhanh về tổng, thu tổng chi của ngày hôm trước và số dư đầu ngày báo cáo.
1.3.2. Đặc điểm của tổ chức công tác kế toán
Những thông tin chung.
Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01/200N kết thúc vào ngày 31/12/200N.
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong hoạch toán kế toán: Việt Nam đồng
Khi sử dụng đơn vị tiền tệ khác về nguyên tắc là phải trao đổi ra Việt Nam đồng tính theo tỷ giá lúc thực tế phát sinh, hay theo giá thoả thuận. Điều này được nói khá rõ trong chuẩn mực kiểm toán 10 Về ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá.
Hình thức ghi sổ: Nhật ký chung
Phương pháp hạch toán TSCĐ:
Nguyên tắc tính giá TSCĐ được áp dụng theo chuẩn mực 03- 04 TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình trong chuẩn mực kế toán Việt Nam theo Quyết định số 149/2001/ QĐ – BTC ngày 31/12/2001.
Hạch toán khấu hao tài sản cố định: theo phương pháp luỹ kế và việc đăng ký thời gian hữu ích được nêu trong Quyết định 206/2003 QĐ – BTC về việc ban hành chế độ quản lý và trích khấu hao tài sản cố định.
Trích lập và hoàn dự phòng: Không có
Hệ thống chứng từ sử dụng tại doanh nghiệp
Căn cứ quy mô và đặc điểm của loại hình cổ phần công ty đã xây dựng nên một hệ thống chứng từ phù hợp cho mình và đúng với chế độ kế toán hiện hành do nhà nước ban hành.
Hệ thống tài khoản sử dụng tại doanh nghiệp
Hệ thống tài khoản sử dụng của Công ty cổ phần kiểm toán và tư vấn Thăng Long được thực hiện theo thông tư hướng dấn số 89/2002/TT – BTC ngày 09/10/2002 và thông tư số 105/2003/TT- BTC ngày 04/11/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
Hệ thống sổ kế toán sử dụng tại doanh nghiệp
Doanh nghiệp tổ chức hạch toán kế toán theo hình thức Nhật ký chung với đặc chưng cơ bản là: Tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung, theo một trình tự thời gian phát sinh và định khoản kế toán của các nghiệp vụ đó, sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh.
* Hình thức kế toán Nhật ký chung bao gồm các loại sổ kế toán chủ yếu sau đây:
Sổ nhật ký chung:
Là sổ kế toán tổng hợp dùng dể ghi chép các nghiệp vụ kinh tế tài chính theo trình tự thời gian. Bên cạnh đó thực hiện việc phản ánh theo quan hệ đối ứng tài khoản (định khoản kế toán ) để phục vụ việc ghi sổ cái.
Số liệu ghi trên sổ Nhật ký chung được dùng làm căn cứ để ghi sổ cái.
Về nguyên tắc, tất cả các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đều phải ghi sổ Nhật ký chung. Tuy nhiên do doanh nghiệp mở thêm Nhật ký đặc biệt cho đối tượng kế toán có số lượng phát sinh lớn nên để tránh sự trùng lặp khi đã ghi sổ nhật ký đặc biệt thì không ghi vào sổ Nhật ký chung.
Sổ Nhật ký đặc biêt mà doanh nghiệp sử dụng là:
+ Sổ Nhật ký thu tiền: Dùng để ghi chép các nghiệp vụ thu tiền của doanh nghiệp. Mẫu sổ này được mở riêng cho thu tiền mặt thu qua ngân hàng, cho từng loại tiền.
+ Sổ Nhật ký chi tiền: Dùng để ghi chép các nghiệp vụ chi tiền của đơn vị. Mẫu sổ này được mở riêng cho chi tiền mặt, chi tiền qua ngân hàng, cho từng loại tiền
Sổ cái: Là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong niên độ kế toán theo tài khoản kế toán được quy định trong hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho doanh nghiệp. Mỗi tài khoản được mở một hay một số trang liên tiếp trên sổ Cái đủ để ghi chép trong một niên độ kế toán.
Các sổ, thẻ kế toán chi tiết:
Dùng để ghi chép chi tiết các đối tượng kế toán cần phải theo dõi chi tiết nhằm phục vụ yêu cầu tính toán một số chỉ tiêu, tổng hợp phân tích và kiểm tra của doanh nghiệp mà các sổ kế toán không thể đáp ứng được. Trong hình thức tổ chức kế toán của doanh nghiệp gồm các sổ và thẻ kế toán chi tiết sau:
Sổ chi tiết tiền gửi, tiền vay
Sổ chi tiết thanh toán với người bán, mua, ngân hàng, nhà nước, thanh toán nội bộ
Sổ chi tiết nguồn vốn kinh doanh
* Trình tự ghi sổ theo hình thức nhật ký chung
Hàng ngày, cắn cứ vào các chứng từ được dùng để làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ Nhật ký chung, hoặc các sổ Nhật ký đặc biệt đồng thời ghi vào các sổ kế toán chi tiết có liên quan. Sau đó căn cứ số liệu trên các sổ trên để ghi vào sổ Cái kế toán theo các tài khoản phù hợp.
Cuối tháng, cuối quý, cuối năm cộng số liệu trên sổ Cái, lập Bảng Cân Đối số phát sinh
Sau khi kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết dược dùng để lập các báo cáo tài chính.
Về nguyên tắc, tổng phát sinh nợ và tổng phát sinh trên bảng cân đối kế toán phải bằng tổng phát sinh phát sinh nợ có và tổn phát sinh có trên sổ Nhật ký chung cùng kỳ.
SƠ ĐỒ TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN
THEO HÌNH THỨC NHẬT KÝ CHUNG
CHỨNG TỪ GỐC
Sổ nhật ký đặc biệt
Sổ Nhật ký chung
Sổ thẻ kế toán
chi tiết
Sổ Cái
Bảng tổng hợp
chi tiết
Bảng cân đối
phát sinh
Báo cáo
tài chính
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ
Quan hệ đối chiếu
Báo cáo kế toán sử dụng tại doanh nghiệp
Các báo cáo của công ty được thực hiện theo QĐ 1864/1984/QĐ – BTC ngày 16/12/1998, QĐ số 167/QĐ – BTC ngày 25/10/2000 và sửa đổi bổ sung theo TT số 89/2002/TT – BTC này 09/10/2002 của BTC bao gồm:
* Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ( Mẫu số B 02 – DNCP ).
Phản ánh tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm kết quả kinh doanh và kết quả khác
Tất cả các chỉ tiêu đều trình bày: Tổng số phát sinh trong kỳ báo cáo; Số liệu của kỳ trước ( để so sánh ); Số luỹ kế từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo.
Nguồn gốc số liệu lập báo cáo là việc căn cứ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của kỳ trước, căn cứ vào sổ kế toán trong kỳ dùng cho các tài khoản từ loại 5 đến loại 9.
* Bảng cân đối kế toán ( Mẫu số B 01 – DNCP ).
Phản ánh tình hình tài sản của doanh nghiệp theo giá trị tổng tài sản và tổng nguồn hình thành tài sản ở một thời điểm nhất định ( Thời điểm đó thường là ngày cuối cùng của kỳ hạch toán).
Với nguồn số liệu để lập bảng cân đối kế toán bao gồm: Bảng cân đối kế toán năm trước, số dư của các tài khoản loại 1, loại 2, loại 3, loại 4 trên các sổ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp của kỳ lập bảng cân đối kế toán, số dư của các tài khoản ngoài bảng loại 0.
* Thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số 09 – DNCP).
Là một báo cáo kế toán tài chính tổng quát nhằm mục đính giải trình bổ sung , thuyết minh những thông tin về tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo mà các báo cáo tài chính khác chưa trình bày đầy đủ chi tiết.
* Báo cáo lưu chuyển tiền tệ ( Mẫu số B03 – DNCP ).
1.4 Nội dung kiểm toán báo cáo tài chính
* Nghiên cứu hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ
* Đánh giá tính hiệu lực của hệ thống kiểm sáot nội bộ
* Đánh giá sự phù hợp của hệ thống kế toán về các mặt:
- Hệ thống chứng từ kế toán
- Hệ thống tài khoản kế toán
- Hệ thống sổ sách kế toán và phương pháp chi chép
- Hệ thống các báo cáo tài chính và báo cáo quản trị
- Tổ chức công tác kế toán
* Tham gia chứng kiến kiểm kê tiền mặt, tài sản cố định, hàng tồn kho của đơn vị tài thời điểm lập báo cáo.
* Thực hiện xác định sự phù hợp của giá trị còn lại của các tài sản và các khoản công nợ
* Thực hiện các thủ tục xác nhận số dư các tài khoản công nợ phải thu, phải trả và các giao dịch có liên quan tới ngân hàng, góp vốn. Phân loại công nợ theo độ tuổi, theo đối tượng công nợ và theo khả năng thu hồi công nợ. Phân loại tài sản sử dụng theo mục đích sử dụng.
* Kỉêm tra chi tiết các khoản mục trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp như: tiền mặt, doanh thu
* Tổng hợp kết quả kiểm tra và thực hiện soát xét và lập Báo cáo kiểm toán dự thảo
* Xem xét tính trọng yếu của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau ngày kết thúc nên độ.
* Thảo luận với khách hàng các vấn đề có liên quan tới báo cáo tài chính
Theo thông lệ, các cuộc kiểm toán đều được lập kế hoạch và thực hiên nhằm đưa ra ý kiến độc lập về những thông tin trình bày trong báo cáo tài chính. Báo cáo và đề xuất với doanh nghiệp những giải pháp hoàn thiện những điểm yếu trong hệ thống kế toán và trong hệ thống kiểm soát nội bộ.
2. Thực hiện Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty kiểm toán Thăng Long (TTL) đối với công ty ABC
2.1. Lập kế hoạch kiểm toán
Đối với khách hàng cũ hay mới tại công ty TTL hàng năm công ty điều pháp hành thư gới thiệu. Nhằm giới thiệu với khách hàng về năng lực kinh nghiệm của công ty, dịch vụ kiểm toán mà công ty cung cấp, quyền lợi mà khách hàng được từ các dịch vụ kiểm toán của TTL. Nêu khách hàng chấp nhận kiểm toán thì khách hàng sẽ ký vào thư mời kiểm toán và gửi bản sao tới công ty kiểm toán TTL, khi nhận được bản sao và thư chấp nhận mời kiểm toán của khách hàng công ty sẽ thực hiện các công việc của kiểm toán trong đó giai đoạn đầu là lập kế hoạch kiểm toán. Việc lập kế hoạch kiểm toán của công ty được tiến hành như phần “2.3.1. lâp kế hoạch kiểm toán” đã được trình bày ở chương một. Đối với công ty ABC đây là khách hàng thường xuyên của công ty nên việc lập kế hoạch kiểm toán được tiến hành đơn giản hơn trong việc tìm hiểu và đánh giá khách hàng với hình thức kinh doanh là: công ty xây lắp, hệ thống kiếm soát nội bộ mới thành lập, hệ thống chính sách kiểm soát nội bộ hiệu lực hoạt động còn chưa ổn định.
2.2. Thực hiện kiểm toán
Ta có báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ABC như sau:
Đơn vị: công ty ABC
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Năm..2005...
PHẦN I - LÃI, LỖ
Đơn vị tính:.đồng.....
Chỉ tiêu
Mã số
Quý này
LKế
1
2
4
5
- Tổng doanh thu
01
53.545.380.614
53.545.380.614
Trong đó: doanh thu hàng xuất khẩu
02
0
0
- Các khoản giảm trừ (04 + 05 + 06 + 07)
03
+ Chiết khấu
04
+ Giảm giá
05
+ Giá trị hàng bán bị trả lại
06
+ Thuế doanh thu, thuế xuất khẩu phải nộp
07
1. Doanh thu thuần (01- 03)
10
53.545.380.614
53.545.380.614
2. Giá vốn bán hàng
11
45.447.735.473
45.447.735.473
3. Lợi tức gộp (10 - 11)
20
8.097.645.141
8.097.645.141
4. Chi phí bán hàng
21
5. Chi phí quản lý doanh nghiệp
22
2.244.577.736
2.244.577.736
6. Lợi tức thuần từ hoạt động kinh doanh
30
5.853.067.405
5.853.067.405
- Thu nhập hoạt động tài chính
31
9.937.840
9.937.840
- Chi phí hoạt động tài chính
32
5.234.807.954
5.234.807.954
7. Lợi tức hoạt động tài chính (31- 32)
40
-5.224.150.114
-5.224.150.114
- Các khoản thu nhập bất thường
41
68.729.111
68.729.111
- Chi phí bất thường
42
173.292.734
173.292.734
8. Lợi tức bất thường (41 - 42)
50
-104.563.623
-104.563.623
9. Tổng lợi tức trước thuế (30 + 40 +50)
60
524.353.668
524.353.668
10. Thuế lợi tức phải nộp
70
146.819.027
146.819.027
11. Lợi tức sau thuế (60 - 70)
80
377.534.641
377.534.641
PHẦN II- TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NGHĨA VỤ VỚI NHÀ NƯỚC
Đơn vị tính:.đồng....
Chỉ tiêu
Số còn phải nộp kỳ trước
Số phải nộp kỳ này
Số đã nộp trong kỳ này
Số còn phải nộp đến cuối kỳ này
1. Thuế GTGT phải nộp
865.619.567
1.889.001.935
873.207.385
1.881.414.117
2. Thuế doanh thu
0
3. Thuế tiêu thụ đặc biệt
0
4. Thuế xuất, nhập khẩu
0
5. Thuế thu nhập doanh nghiệp
-85.249.060
146.819.027
61.569.967
6. Thu trên vốn
2.154.249
2.145.249
7. Thuế tài nguyên
0
8. Thuế nhà đất
6.335.781
52.303.680
48.340.680
6.335.781
9. Tiền thuê đất
0
10. Các loại thuế khác
43.760.871
23.257.848
20.503.023
11. Thuế môn bài
3.000.000
3.000.000
0
tồng cộng
832.612.408
2.091.124.642
947.805.913
1.975.931.137
Ngày tháng năm
Người lập biểu kế toán trưởng Giám đốc
2.2.1. Kiểm toán doanh thu.
Trước khi thực hiện kiểm toán doanh thu kiểm toán viên cần tìm hiểu rõ doanh thu phát sinh chủ yếu từ các nghiệp vụ kinh tế nào. Đối với công ty ABC thì doanh thu chủ yếu phát sinh do xây lắp và thực hiện sửa chữa bảo hành các công trình
Lúc này kiểm toán viên tiến hành tổng hợp tài khoản 511 nhằm phân tích chênh lệch doanh thu của công ty ABC tại các năm tài chính.
Bảng phân tích tài chính năm N với năm N-1:
Name
Preliminary
AJE
Adjusted
RJE
Final
PY1
% Diff >
Difference >
doanh thu
(53,545,380,614)
-
(53,545,380,614)
-
(53,545,380,614)
(52,234,436,786)
5.94
(1,310,943,828)
Ta có thể thấy doanh thu giữa năm tài chính 2004 và năm 2005 không có sự chênh lệch đáng kể
Tiếp theo kiểm toán viên tổng hợp đối ứng tài khoản 511 kiểm toán viên thực hiện công việc kiểm tra tổng hợp, bằng cách lập bảng tổng hợp từng tháng sau đó tổng cả năm ( như dưới) bằng cách tổng hợp tài liêu từ sổ chi tiêt theo dõi hàng tháng của đơn vị ABC:
Diễn giải
T 1
T 2
T 3
T 4
T 5
T 6
T 7
T 8
T 9
T10
T 11
T 12
Tổng cộng
Phát sinh Nợ
531
532
911
Cộng PS Nợ
Phát Sinh Có
111
112
131
Cộng PS Có
Kiểm toán công ty thu được:
Tổng PS Nợ: 53.545.389.614
Tổng PS Có: 53.545.389.614
Kiểm toán công ty kết luận đã đối chiếu khớp với số dư trên báo cáo tài chính 31/12/2005. và không có bút toán bất thường về doanh thu xảy ra trong năm.
Ngoài việc kiểm tra tổng hợp tài khoản doanh thu kiểm toán viên kiểm toán viên công ty TTL tiếp tục ước tính doanh thu với số liệu được cung cấp từ phòng kinh doanh việc ước tính này cần dựa theo đặc điểm doanh thu của ngành xây lắp đó là khối lượng hoàn thành công việc trong năm kiểm toán viên lúc này sẽ ước tính doanh thu theo từng công trình và tỷ lệ phần trăm hoàn thành kế hoạch, sau khi ước tính kiểm toán viên công ty thu được doanh thu ước tính là: 53.544.288.614
Ta thấy doanh thu ước tính chênh lệch 1.001.000 nhưng sự chênh lệch này là không đáng kể kiểm toán viên có cho qua vì nó không mang tính trọng yếu so với tổng doanh thu của công ty ABC. Qua tìm hiểu nguyên nhân gây ra sự chênh lệch này là do việc tính doanh thu cho công Trình có thể bị lệch khi kế hoạch hoàn thành lớn hơn so với kế hoạch đề ra.
Bước cuối cùng kiểm toán kiểm tra chọn mẫu một số hoá đơn doanh thu: thủ tục chọn mẫu được tiến hành thường được dựa theo kinh nghiệm của kiểm toán viên đối với công ty ABC thì các hoá đơn thường là biểu thanh toán khối lượng; biểu quyết toán khối lượng hoàn thành; hoá dơn VAT, biên bản nghiệm thu xác nhận khối lượng hoàn thành,hợp đồng kinh tế, trong đó ước tính kế hoạch hoàn thành trong năm, kiểm toán viên xem xét độ chính xác của các hoá đơn đó và coi có đầy đủ sự phê chuẩn, cũng như sự luân chuyển và hạch toán chúng có đúng với quy định kế toán hay không. Khi kiểm tra chi tiết đối với công ty ABC kiểm toán viên kết luận: Doanh thu hạch toán dúng kỳ kế toán.
Đối với doanh thu tài chính 515 ( kiểm toán viên của công ty tóm tắt bước tiến hành công việc như sau):
Khách hàng: Công ty ABC
Niên dộ kế toán 2005 Tham chiếu..
Khoản mục.515 Người thực hiện
Bước công việc Kiểm tra tổng hợp và chi tiết Ngày thực hiên.
Đối chiếu số liệu phát sinh:
PS Nợ: 9.937.840
PS Có: 5.234.087.954
Cuôi kỳ: -5.224.150.114
Kết luận: đúng với số liệu trên báo cáo tài chính
Kiểm tra chọn mẫu: số Seri:KK/01-N Số hoá đơn: 105001, 105010. Phát hiện đối với hoá đơn 105025 đơn vị không phản ánh chi phí lãi vay 20.000.000 triệu vào năm 2005 mà hạch toán nó vào tháng 1 năm 2006 kiểm toán viên đưa ra bút toán điều chỉnh:
Nợ TK 635: 20.000.000
Có TK 421: 20.000.000
711 kiểm toán viên công ty tiến hành kiểm tra chi tiết luôn: Các nghiệp vụ sảy ra đối với công ty là thanh lý tài sản cố định và kế toán công ty đã hach toán đúng.
2.2.2 Kiểm toán chi phí hoạt động
a. Kiểm toán chi phí NVL
Đối với kiểm toán chi phí NVL khi thực hiện công việc kiểm toán, kiểm toán viên phải thực hiện việc kiểm toán chi tiết đối với NVL. Khi đó kiểm toán viên tìm hiểu NVL phục vụ cho qua trình sản xuất của công ty Đối với công ty ABC thì NVL được phân thành Những loại sau :
Đối với công ty ABC thì nguyên vật liệu chính chủ yếu là sắt thép, thiết bị vật liệu phục vụ cho việc xây lắp.
NVL phụ là những vật liệu có tác dụng phụ trong quá trình sản xuất kinh doanh sử dụng kết hợp với NVLC để hoàn thiện và nâng cao chất lượng tính năng của sản phẩm sử dụng (với công ty ABC NVLP thường là nhưng chất phụ gia tạo kết cấu, gia cố công trình ).
Ngoài ra còn có nhiên liệu phục vụ cho đội máy thi công, các vật liệu đặc chủng của công ty, các phế liệu thu hồi.
* Giá thành nhập kho NVL
Công ty xác định giá trị thực tế NVL nhập kho theo từng nguồn nhập:
Giá thực tế của NVL mua nhập kho = Giá mua + các khoản thuế không được khấu hao + chi phí thu mua - chiết khấu thương mại, giảm giá hàng mua nếu có.
Giá thực tế của NVL tự chế nhập kho= giá trị sản xuất thực tế ( bao gồm giá thực tế vật liêu xuất kho để chế biến + chi phí chế biến )
Giá thực tế của NVL thuê ngoài gia công chế biến nhập kho= Giá thực NVL suất thuê gia công + tiền thuê gia công + chi phi vận chuyển bốc dở nếu có.
Giá thực tế NVL nhận vốn góp liên doanh= Giá trị vốn góp (được công nhận) = chi phí vận chuyển bốc dở nếu có
Giá thực tế của phế liệu thu hồi được tính theo giá bán trên thị trường.
* Giá thành NVL xuất kho
Công ty ABC áp dụng phương pháp tính giá thành xuất kho theo phương pháp nhập trước xuất trước và không lập dự phòng NVL phục vu cho viêc sản xuất.
Kiểm toán viên thực hiên công việc quan sát kiểm kê kho đối với công ty ABC nhằm đánh giá chất lượng bảo quản, quá trình lưu kho đối với hàng hoá kiểm tra số lượng thực tế tồn kho của khách hàng tại thời điểm tại thời điểm kiểm kê kho.
Trên thực tế kiểm kê kho đối với công ty khách hàng ABC do mỗi một công trình lại có kho NVL riêng nên kiểm toán viên phải tiến hành chọn kho kiểm kê và kiểm toán viên xác nhận quá trình lưu chuyển NVL là tốt, đảm bảo đầy đủ chứng từ xuất, nhập kho, NVL được bảo quản tốt khi phỏng vấn công ty tại sao không lập dự phòng NVL công ty ABC trả lời NVL luôn được phân bổ cho các công trình ít khi lưu kho ở công ty nên công ty không lập dự phòng NVL.
Sau khi quan sát việc kiểm kê kho kiểm toán viên tiến hành tổng hợp tài khoản 152, tổng hợp tài khoản đối ứng 152, tổng hợp xuất, nhập tồn NVL:
Bảng phân tích tài chính năm N với năm N-1:
Name
Preliminary
AJE
Adjusted
RJE
Final
PY1
% Diff >
Difference >
Nguyên vật liệu
30,202,705,636
-
30,202,705,636
-
30,202,705,636
28,012,345,123
7.82
2,190,360,513
Bảng tài khoản đối ứng152:
Diển giải
T1
T2
T3
T4
T5
T6
T7
T8
T9
T10
T11
T12
tổng cộng
SD 31/12/03
phát sinh Nợ
111
112
131
138
141
331
333
Cộng PS Nợ
Phát sinh Có
338
621
632
641
642
Cộng ps có
Kiểm toán viên thu được :
Dư đầu kỳ: 56.345.987
PS nợ: 30.250.788.363
PS có: 30.202.705.636
Dư cuối kỳ: 61.154.264
Kiểm toán viên kết luận: các số liệu thu được phù hợp với số liệu trên sổ sách và trên báo cáo tài chính.
Bảng tổng hợp xuất nhập tồn được lập theo từng loại NVL một:
tồn đầu kỳ
Nhập
Xuất
Tồn
Ước tính của KTV
SL
TT
SL
TT
SL
TT
SL
TT
CL giá
CL tiền
Nhằm xem xét điều chỉnh giá trị xuất nhập tồn NVL, khi thực hiện quá trình này với công ty kiểm toán viên thu được quá trình tính toán và ước lượng phù hợp với số liệu tổng hợp trên sổ sách.
Sau khi kiểm tra tổng hợp đối với tài khoản 152 kiểm toán viên kiểm tra chọn mẫu với một số phiếu nhập NVL về quá trình lưu chuyển cũng như sự chính xác của các khoản mục kinh tế này.
Kiểm toán viên kết luận qua trình hạch toán đảm bảo đúng quy định và thực tế sảy ra.
Để có kết luận một cách chính sác kiểm toán viên công ty thu thập thêm tài liệu theo dõi ở các công trình, kế hoạch công trình và báo cáo tổng hợp nhằm thu được sự hợp lý của chi phí NVL
Kiểm toán chi phí tiền lương.
Kiểm toán viên tiến hành tổng hợp tài khoản 334, và tổng hợp tài khoản đối ứng 334. Qua tổng hợp tài khoản kiểm toán viên thu được chênh lệch giữa quỹ lương giữa các năm là không đáng kể và số liệu phù hợp sổ chi tiết.
Tổng quỹ lương là: 14.004.913.712
Sau khi tiến hành tổng hợp kiểm toán viên ước tính quỹ lương của công ty việc ước tính quỹ lương của công ty được tổng hợp trên bảng sau:
Diển Giải
Doanh thu/
Đơn giá Tl
Quỹ lương
Giá trị sản xuất
kế hoạch
A- Theo Kiểm toán
13,958,935,145
- Xây lắp và bảo dưỡng
công trình (Doanh thu)
49,545,370,614
237.70
11,776,934,595
DT đạt đên 110% kế hoạch và DT KH
220,000,550
- Sản xuất kinh doanh khác
4,000,010,000
55.00
20,000,550
+ SCL tự làm
+ Sản xuất gia công ( giá trị)
4,000,010,000
- Tiền cơm công nghiệp
1,962,000,000
- Xét ảnh hưởng tiền lương do thuê ngoài
B- TL theo số kế hoạch của công ty
14,004,913,712
- Lương Xây lắp và bảo dưỡng
(cả tiền cơm công nghiệp)
13,769,618,512
- Lương SCL
235,295,200
C- Chênh lệch (A - B)
(45,978,567)
Qua tìm hiểu kiểm toán viên phát hiện nguyên nhân chênh lệch là: do kế toán đã phân bổ một số chi phí ( chi phí tiếp khách) không hợp lý vào tiền lương của công nhân viên.
Kiểm toán tiến hành định khoản lại: Nợ tk 138: 45.978.567
Có tk 334: 45.978.567
Nợ tk 622, 627: 45.978.567
Có tk 421: 45.978.567
Sau khi tiến hành ước tính quỹ tiền lương kiểm toán tiến hành kiểm tra chi tiết đối với tài khoản 334 bằng cách kiểm tra chọn mẫu, về hợp đồng lao động, phỏng vấn cán bộ nhân viên. Tiếp đó kiểm toán viên tiến hành lập bảng phân bổ tài khoản 334 theo bảng sau:
Diễn giải
Tổng số
Phân bổ tiền lương vào các đối tượng chi phí
TK 622
TK 627
TK 642
Theo ước tính của KTV
13,958,935,145
8,375,361,087
3,210,555,083
2,373,018,975
Tháng 1
1,282,342,645
769,405,587
294,938,808
217,998,250
Tháng 2
1,063,244,892
637,946,935
244,546,325
180,751,632
Tháng 3
1,264,523,434
758,714,060
290,840,390
214,968,984
Tháng 4
1,120,237,439
672,142,463
257,654,611
190,440,365
Tháng 5
1,102,512,353
661,507,412
253,577,841
187,427,100
Tháng 6
1,282,342,645
769,405,587
294,938,808
217,998,250
Tháng 7
1,282,342,545
769,405,527
294,938,785
217,998,233
Tháng 8
1,163,244,595
697,946,757
267,546,257
197,751,581
Tháng 9
1,164,112,256
698,467,354
267,745,819
197,899,084
Tháng 10
1,245,234,572
747,140,743
286,403,952
211,689,877
Tháng 11
1,034,231,344
620,538,806
237,873,209
175,819,328
Tháng 12
954,566,425
572,739,855
219,550,278
162,276,292
Theo H toán của đơn vị 14,004,913,712
8375355687
3,256,539,050
2373017445
chênh lệch
(45,978,567)
5400
-45,983,967
1530
Khi lập bảng phân bổ này kiểm toán viên nhận thấy sự chênh lệch của tài khoản 622 giữa số ước tính và số hạch toán của đơn vị là: 45.978.567
kiểm toán viên định khoản lại:
Nợ tk 622: 45.978.567
Có tk 421: 45.978.567
Kiểm toán chi phí hoạt động
Khi kiểm toán chi phí hoạt động kiểm toán viên tiến hành tìm hiểu nguyên nhân phát sinh ra chi phí, từ đó kiểm tra tổng hợp bằng cách, kiểm tra tài khoản và các tài khoản đối ứng sau đó kiểm toán viên kiểm tra chi tiêt các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đó: bằng cách chọn mẫu để kiểm tra.
Công việc kiểm tra được tóm tắt như sau:
Khách hàng: Công ty ABC
Niên dộ kế toán 2005 Tham chiếu..
Khoản mục.627 Người thực hiện
Bước công việc Kiểm tra tổng hợp và chi tiết Ngày thực hiên.
Đối chiếu số liệu phát sinh:
PS Nợ: 1.435.734.675
PS Có: 25.240.000
Tổng PS Nợ: 1.410.494.675
Kết luận: Phù hợp với số liệu trên báo cáo tài chính của công ty.
Kiểm tra chi tiết tài khoản 627 Kiểm toán kết luận các chứng từ kiểm tra đều có thực và được hạch toán và lưu chuyển đúng với chế độ kế toán hiện hành quy định.
Việc thực hiện này được tiến hành tương tự đối với các tài khoản phát sinh chi phí khác.
Kiểm toán các chi phí hoạt động bất thường:
Kiểm toán viên tiến hành kiểm tra với tất cả các hoạt động bất thường, đối với công ty ABC các chi phí bất thường, thường là chi phí bỏ ra công lại phế liệu để bán. Qua kiểm tra kiểm toán viên kết luận các nghiệp vụ kinh tế bất thường đều mang tính hợp lý và trung thực và đúng với số liệu trên báo cáo tài chính.
2.2.3. Kiểm toán nghiệp thanh toán với nhà nước.
Kiểm toán viên tiến hành kiểm tra tài khoản 333 và tổng hợp tài khoản đối ứng 333
Name
Preliminary
AJE
Adjusted
RJE
Final
PY1
% Diff >
Difference >
Thuế phải nộp cho nhà nước
(1,975,931,137)
(1,975,931,137)
(1,975,931,137)
(832,612,408)
137.32
(1,143,318,729)
Kiểm toán viên nhận thấy số chênh lệch: giữa hai kỳ kế toán khá lớn qua tìm hiểu kiểm toán viên nhận thấy số chênh lệch lớn là do việc nộp thuế VAT kỳ này vẩn chưa hoàn thành.
Diển giải
Tài
Doanh thu
Thuế
Thuế VAT
Khoản
Thu nhập
Suất
Đầu ra
%
Theo ước tính của kiểm toán viên
53,623,047,565
5,361,310,973
Doanh thu xây lắp (Chi tiết cho từng loại công trình)
511
53,544,881,614
5,354,488,161
Doanh thu công trình A
7,663,739,787
10
766,373,979
Doanh thu Công trình B
7,109,856,308
10
710,985,631
Doanh thu Công trình C
4,189,726,034
10
418,972,603
Doanh thu Công trình D
4,225,474,480
10
422,547,448
Doanh thu công trình E
3,976,045,320
10
397,604,532
DT Bảo dưỡng CT A1
9,117,039,339
10
911,703,934
DT Bảo dưỡng CT B1
12,059,926,311
10
1,205,992,631
DT Bão dưỡng CT C1
5,203,074,035
10
520,307,404
Thu nhập từ hoạt động tài chính
9,937,840
0
Lãi tiền vai tiền gửi ngân hàng
711
9,937,840
10
997,840
Thu nhập khác
721
68,228,111
Thanh lý TSCĐ
68,228,111
53,624,047,565
5,355,531,845
Doanh thu xây lắp (Chi tiết cho từng loại công trình)
511
53,545,380,614
(a)
10
5,354,538,061
Thu nhập từ hoạt động tài chính
711
9,937,840
(a)
10
993,784
Thu nhập bất thường
721
68,729,111
(a)
Chênh lệch (A-B)
(1,000,000)
(45,874)
Kiểm toán viên tiếp tục ước tính thuế VAT đầu vào dựa vào bảng sau:
Diển giải
tài khoản
doanh số mua, chi phí
Thuế suất
Thuế VAT
%
A
Theo ước tính của KTV
49,040,625,876
3,485,885,236
a-
Hàng mua đang di trên đường
151
4,585,623,786
451,955,513
1
Hàng mua đang đi trên đường (A, B, C thuế suất 5%)
132,137,321
5
6,606,866
2
Hàng mua đang di trên đường (D, E, F Thuế suất 10%)
4,453,486,465
10
445,348,647
b-
Nguyên vật liệu (Chi tiết cho từng loại TS nhau)
152
17,416,669,646
1,740,601,349
1
Nguyên vật liệu (A, B, C thuế suất 5%)
21,312,312
5
1,065,616
2
Nguyên vật liệu (D, E, F thuế suất 10%)
17,395,357,334
10
1,739,535,733
3
Nguyên vật liệu vay mượn không thuế suất
c-
Công cụ dụng cụ
153
982,012,472
98,201,247
1
Công cụ dụng cụ( 5%)
5
0
2
Công cụ dụng cụ (10%)
982,012,472
10
98,201,247
3
Công cụ dụng cụ không thuế xuất
d-
Tài sản cố định
4,257,235,432
425,723,543
1
Tài sản cố định (5%)
5
0
2
Tài sản cố định (10%)
4,257,235,432
10
425,723,543
3
Tài sản cố định điều động, nhập từ 241, không thuế suất
0
e-
Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
5,235,420,474
523,542,047
1
Chi phí xây dựng cơ bản dở dang thuế GTGT đầu vào 5%
5
0
2
Chi phí xây dựng cơ bản dở dang thuế GTGT đầu vào 10%
5,235,420,474
10
523,542,047
3
Chi phí xây dựng cơ bản dở dang không thuế GTGT đầu vào
f-
Chi phí sản xuất chung
15,448,979,112
192,682,841
1
Chi phí sản xuất chung (5%)
72,347,656
5
3,617,383
2
Chi phí sản xuất chung ( 10%)
1,890,654,580
10
189,065,458
3
Chi phí quản lý NVL, tiền lương,... không thuế
13,558,324,532
0
g-
Chi phí quản lý doanh nghiệp
1,043,430,788
48,431,508
1
Chi phí quản lý doanh nghiệp ( 5%)
41,324,732
5
2,066,237
2
Chi phí quản lý doanh nghiệp ( 10%)
463,652,711
10
46,365,271
3
Chi phí quản lý NVL, tiền lương,... không thuế xuất
538,453,345
0
i-
Chi phí bất thường
71,254,166
4,747,188
1
Chi phí bất thường( 5%)
47,564,577
5
2,378,229
2
Chi phí bất thường (10%)
23,689,589
10
2,368,959
3
các khoản chi phí khác không thuế VATđầu vào
0
B
Theo hạch toán của đơn vị
49,037,778,797
3,485,739,312
1
Hàng mua đang đi đường
4,585,625,363
451,885,234
2
Nguyên vật liêu
17,416,664,789
1,740,706,476
3
công cụ dụng cụ
982,012,472
98,201,427
4
tài sản cố định
4,255,420,474
425,542,047
5
chi phí sản xuất chung
15,448,979,956
192,682,841
6
chi phí xây dựng dở dang
5,235,420,789
523,542,565
7
Chi quản lý doanh nghiệp
1,043,400,788
48,431,534
8
chi phí bất thường khác
70,254,166
4,747,188
C
Chênh lệch (A-B)
2,847,079
145,924
Theo đó ta ước tính được chênh lệch thuế VAT đầu ra là: -45.874
Theo đó ta có ước tính được chênh lệch thuế VAT đầu vào là: - 145.924
Do sai sót này nhỏ không mang tính trọng yếu nên kiểm toán viên chấp nhập tính trung thực của số liệu trên báo cáo tài chính
Sau khi kiểm tra một cách tổng hợp đối với tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước kiểm toán viên tiến hành kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và kiểm tra tờ khai thuế VAT qua quá trình chọn mẫu kiểm tra kiểm toán viên kết luận: Việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán với nhà nước của công ty ABC là trung thực và hợp lý.
2.2.4 Tổng hợp sau khi tiến hành kiểm toán các khoản trên báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Việc tổng hợp này được tiến hành nhằm tổng hợp những lỗi sai sót được phát hiện trong quá trình kiểm toán: đố với công ty ABC kiểm toán viên ghi thư quản lý Như sau:
Khi lập bảng phân bổ này kiểm toán viên nhận thấy sự chênh lệch của tài khoản 622 giữa số ước tính và số hạch toán của đơn vị là: 45.978.567
kiểm toán viên định khoản lại:
Nợ tk 622: 45.978.567
Có tk 421: 45.978.567
Kiểm tra chọn mẫu: số Seri:KK/01-N Số hoá đơn: 105001, 105010. Phát hiện đối với hoá đơn 105025 đơn vị không phản ánh chi phí lãi vay 20.000.000 triệu vào năm 2005 mà hạch toán nó vào tháng 1 năm 2006 kiểm toán viên đưa ra bút toán điều chỉnh:
Nợ TK 635: 20.000.000
Có TK 421: 20.000.000
Ngoài những sai sót trên các khoản mục khác trên báo cáo là trung thực và hợp lý sau đo kiểm toán viên tiến hành lập lại báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
2.3. Hoàn thành kiểm toán.
Kiểm toán viên trao đổi với công ty khách hàng về những sai sót mà kiểm toán viên đã phát hiện yêu cầu khách hàng điều chỉnh và từ đó đưa ra kết luận kiểm toán: dựa vào các quy định hiện hành và việc chấp nhận điều chỉnh của công ty. Rồi cùng kế toán công ty lập báo cáo kết quả kinh doanh mới. bản báo cáo kết quả kinh doanh mới của công ty:
PHẦN I - LÃI, LỖ
Đơn vị tính:.đồng.....
Chỉ tiêu
Mã số
Quý này
LKế
1
2
4
5
- Tổng doanh thu
01
53.545.380.614
53.545.380.614
Trong đó: doanh thu hàng xuất khẩu
02
0
0
- Các khoản giảm trừ (04 + 05 + 06 + 07)
03
+ Chiết khấu
04
+ Giảm giá
05
+ Giá trị hàng bán bị trả lại
06
+ Thuế doanh thu, thuế xuất khẩu phải nộp
07
1. Doanh thu thuần (01- 03)
10
53.545.380.614
53.545.380.614
2. Giá vốn bán hàng
11
45.441.747.906
45.441.747.906
3. Lợi tức gộp (10 - 11)
20
8.103.632.708
8.103.632.708
4. Chi phí bán hàng
21
5. Chi phí quản lý doanh nghiệp
22
2.244.577.736
2.244.577.736
6. Lợi tức thuần từ hoạt động kinh doanh
30
5.859.054.972
5.859.054.972
- Thu nhập hoạt động tài chính
31
9.937.840
9.937.840
- Chi phí hoạt động tài chính
32
5.254.807.954
5.254.807.954
7. Lợi tức hoạt động tài chính (31- 32)
40
-5.244.150.114
-5.244.150.114
- Các khoản thu nhập bất thường
41
68.729.111
68.729.111
- Chi phí bất thường
42
173.292.734
173.292.734
8. Lợi tức bất thường (41 - 42)
50
-104.563.623
-104.563.623
9. Tổng lợi tức trước thuế (30 + 40 +50)
60
510.341.235
510.341.235
10. Thuế lợi tức phải nộp
70
137.792.133
137.792.133
11. Lợi tức sau thuế (60 - 70)
80
372.549.102
372.549.102
Kiểm toán viên kết luận báo cáo tài chính sau khi được điểu chỉnh là trung thực và hợp lý.
Chương 3: Bài học kinh nghiệm và kiến nghị hoàn thành quy trình kiểm toán báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh nói riêng và Báo cáo tài chính nói chung tại công ty TTL.
1. Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế tại công ty TTl.
- Xu thế toàn cầu hóa của thế giới hiện nay thúc đẩy sự vận động không ngừng của tất cả các nền kinh tế của nhiều quốc gia và ảnh hưởng đến hoạt động của các thành phần trong nền kinh tế đó. Dịch vụ kiểm toán cũng không phải là ngoại lệ. Do vậy, sức ép về chất lượng cung cấp dịch vụ để đảm bảo tính cạnh tranh trong môi trường toàn cầu là rất khốc liệt. Việc phải hoàn thiện kỹ thuật của mình là điều không tránh khỏi.
Hướng hội nhập và phát triển kinh tế của Việt Nam theo xu thế toàn cầu hóa là một hướng đi đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Trong quá trình hội nhập đó, chúng ta phải đẩy mạnh việc hoàn thiện mình để sao cho phù hợp với thông lệ quốc tế và đồng thời phù hợp với môi trường trong nước. Đồng thời cũng phải thấy rằng dịch vụ kiểm toán tại Việt Nam mới chỉ phát triển mạnh trong vài năm gần đây, nên kinh nghiệm và trình độ còn phải học tập và hoàn thiện nhiều hơn nữa mới theo kịp đòi hỏi mang tầm quốc tế.
Hoạt động kiểm toán với đặc thù là công việc xác minh và bày tỏ ý kiến, không chỉ ảnh hưởng đến một khách hàng mà còn có ảnh hưởng đến nhiều đối tượng trong xã hội. Do đó, để ý kiến có sức thuyết phục và đúng đắn, việc phải ngày càng hoàn thiện hơn nữa phương pháp kỹ thuật thu thập bằng chứng để chứng minh là điều tất yếu.
Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, việc áp dụng công nghệ cao trong công việc hoạt động của các công ty càng nhiều, và cũng từ đó phát sinh việc gian lận ngày càng tinh vi và khó phát hiện. Do đó, kiểm toán viên cũng phải nâng cao trình độ và hoàn thiện kỹ thuật của mình.
2 Một số kiếm nghị và đề xuất
2.1 Những khó khăn chung và hướng giải quyết
Trong thực tế mặc dù đã có ra đời gần 10 năm một thời gian không phải là dài nhưng cũng không phải là ngắn song hoạt động kiểm toán ở Việt nam còn rất nhiều việc phải làm để đáp ứng cho nhu cầu đổi mới của đất nứơc và yêu cầu hội nhập quốc tế. Hoàn thiện công tác kiểm toán nói chung và công tác kiểm toán độc lập nói riêng là một việc hết sức khó khăn nhưng lại rất cấn thiết: Với một khung pháp lý chưa hoàn chỉnh, cần có thời gian để kiểm nghiệm thực tế, chưa có cơ pháp lý chung nhằm đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ, việc đánh giá chỉ mang tính chủ quan của công ty kiểm toán.
Chính điều đó đã đẩy nguy cơ rủi ro kiểm toán, hiện tại hầu hết ở các công ty kiểm toán là cao, khi cung cấp dịch vụ kiểm toán cho khách hàng
* Các biện pháp cần thiết;
- Về phía bộ tài chính;
Cần hoàn thành các chuẩn mực, các quy định dể làm cơ sở cho việc đánh giá hoạt động kiểm toán.
Tăng cường kiểm soát hoạt động nghề nghiệp của các công ty kiểm toán
-Về phía công ty kiểm toán:
Cần có chiến lược kinh doanh và chiến lược hoạt động để đảm bảo chất lượng của cuộc kiểm toán càng nâng cao. Tìm tòi và tích luỹ kinh nghiệm để tạo ra phương pháp kiểm toán hợp lý nhất.
2.2 Một số kiến nghị và đề xuất hoàn thiện công tác kiểm toán Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TTL.
* Kế hoạch tìm hiểu môi trường kiểm soát, hệ thống kiểm soát nội bộ cũng như hoạt động của khách hàng:
Thực tế công ty LLT thực hiện tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ song còn hạn chế, Việc hạn chế này do khối lượng công việc trong mùa kiểm toán qua lớn và công ty cũng muốn tích kiệm chi phí trong quá trình kiểm toán nên khi tìm hiểu hệ thống kiếm soát nội bộ trong bước chuẩn bị kiểm toán là rất sơ sài nhất là với khách hàng cũ.
* Kiến nghị về một số thủ tục trong việc tìm bằng chứng kiểm toán được thực hiện ở công ty TTl
Nên áp dụng thủ tục phân tích nhiều hơn nữa và sử dụng phân tích nhiều chỉ tiêu hơn nữa. Thủ tục phân tích là một phương pháp đánh giá có hiệu quả, ít tốn kém, không mất thời gian kiểm tra chi tiết và đưa lại cái nhìn có tính chất tổng quát cho kiểm toán viên. Việc áp dụng thủ tục phân tích cũng cho kiểm toán viên bằng chứng kiểm toán có tính chất tổng quan hơn và có độ tin cậy cao hơn. Muốn thực hiện thủ tục phân tích thì đòi hỏi kiểm toán viên phải có hiểu biết nhiều hơn về công ty khách hàng cũng như lĩnh vực hoạt động của khách hàng, đòi hỏi kiểm toán viên phải cập nhật thông tin nhiều hơn. Để thu thập được bằng chứng có hiệu lực qua việc áp dụng thủ tục phân tích thì quá trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty phải làm cẩn thận và rõ ràng hơn. Qua đó, rủi ro từ phía khách hàng cũng sẽ giảm đi.
Công việc chọn mẫu để tiến hành kiểm tra thường được làm theo kiểu lấy những số dư lớn hay chọn theo nhận định nghề nghiệp của kiểm toán viên về khoản có rủi ro cao. Do vậy, cần áp dụng phần mềm chọn mẫu và quy trình chọn mẫu chuẩn có tính hệ thống để giúp cho việc chọn mẫu thể hiện đúng được bản chất của nó. Qua đó, bằng chứng thu được mang tính đại diện hơn và có hiệu lực hơn.
Việc kiểm tra vật chất đối với các khoản mục cần được tiến hành có sự chứng kiến của đầy đủ số người của các bên. Do chi phí thực hiện kiểm kê là khá cao, thời gian thực hiện lâu nên phải hoàn thiện việc kiểm kê theo hướng chọn mẫu và kiểm kê có chiều sâu hơn.
Kết luận
Trong xu thế hội nhập quốc tế ngày nay, thương mại dịch vụ đã trở thành một ngành kinh tế quan trọng và chiếm tỉ trọng khá lớn trong giao dịch thương mại toàn cầu. Mở cửa dịch vụ tài chính kế toán và kiểm toán vấn đề được nhiều quốc gia quan tâm nhất. Hoạt động kiểm toán là một yếu tố nảy sinh và song hành của nền kinh tế thị trường. Nó không ngừng được mở rộng và kiện toàn theo sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Kiểm toán đang trở thành một hoạt động mang tính chất toàn cầu.
Kiểm toán là lĩnh vực còn non trẻ ở nước ta, trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập. Lĩnh vực này đang đứng trước những thận lợi và thách thức. Để có thể đứng vững và phát triển trong xu thế hội nhập, bên cạnh việc xây dựng các chuẩn mực cho phù hợp với những chuẩn mực kiểm toán quốc tế chung trong điều kiện cụ thể ở Việt Nam, các công ty kiểm toán và các kiểm toán viên cần nổ lực của bản thân trong việc hoàn thiện trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp. Đó là điều kiện thiết thực cho sự phát triển của kiểm toán Việt Nam nói riêng và kiểm toán thế giới nói chung.
TTL là một tổ chức kiểm toán độc lập hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ tài chính kế toán và kiểm toán, đáp ứng nhu cầu nóng bỏng của nền kinh tế mở hiện nay. Cùng với sự lớn mạnh của nền kinh tế, TTL không ngừng vươn tới, luôn khẳng định vị thế của mình là một trong những tổ chức kiểm toán của Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ chuyên ngành về kế toán, kiểm toán và tư vấn tài chính có uy tín.
Trong thời gian thực vừa qua, nhờ có sự giúp đỡ của các anh chị kiểm toán viên công ty TTL, đặc biệt là các anh chị phòng kiểm toán các ngành sản xuất vật chất và xây dựng đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề của mình. Qua đây em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới ban lãnh đạo công ty và các anh chị kiểm toán viên của Công ty TTL, và đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn tới giáo viên hướng dẫn- Tiến sỹ Chu Thành đã tận tình chỉ bảo giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề của mình.
MỤC LỤC
NhËn xÐt cña c«ng ty
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4996.doc