ĐẶT VẤN ĐỀ
Chương trình hành động của Hội nghị Quốc tế về Dân số và phát triển, tổ chức tại CaiRo (Ai Cập) năm 1994 đã nhấn mạnh đến chăm sóc sức khỏe sinh sản cho Vị thành niên và Thanh niên, coi đó là một thành tố quan trọng trong nội dung sức khoẻ sinh sản. Thực hiện Chương trình của Hội nghị CaiRo, Chương trình Dân số Việt Nam đã mở rộng nội dung và hướng trọng tâm vào chăm sóc sức khoẻ sinh sản, đặc biệt là sức khoẻ sinh sản vị thành niên.
Thời kỳ Vị thành niên được đặc trưng bởi sự phát triển rất nhanh cả về trí tuệ và thể lực, thời kỳ này có nhiều biến động về tâm lý và sinh lý. Cơ thể tăng cường sản xuất các hormone sinh dục nên có sự phát triển các cảm súc về sinh lý giới tính, tình bạn khác giới trở nên có ý nghĩa quan trọng và mang một sắc thái riêng biệt.
Vị thành niên thích thử sức mình, thích tự khẳng định mình và muốn thoát ly sự kiểm soát của bố mẹ. Do vậy đôi khi cũng dễ có những hành vi, ứng xử lệch chuẩn hoặc vi phạm pháp luật bởi sự lôi kéo của bạn bè. Đây cũng là lứa tuổi đang phát triển và hình thành nhân cách, nhiều yếu tố tâm lý chưa được hình thành vững chắc.
Mục tiêu của chăm sóc sức khoẻ sinh sản vị thành niên là cung cấp thông tin giúp các em hiểu rõ về giới tính, sinh lý sinh dục nam, nữ, vệ sinh kinh nguyệt, vệ sinh bộ phận sinh dục . Cung cấp thông tin và những hiểu biết về sinh lý thụ thai để giúp Vị thành niên phòng tránh có thai ngoài ý muốn, phòng các bệnh LTQĐTD, nguy cơ dẫn đến vô sinh, tuyên truyền thực hiện tình yêu lành mạnh, tình dục an toàn và có trách nhiệm [3].
Vị thành niên chiếm một tỷ lệ lớn trong dân số Việt Nam, theo tổng điều tra dân số năm 1999, quy mô dân số cả nước là 76.324.000 người, trong đó vị thành niên có 17,3 triệu chiếm 22,7% [38], [42]. Tỷ lệ vị thành niên trên toàn thế giới chiếm 17,5% dân số [28], đặc điểm chung của lứa tuổi này là trình độ hiểu biết, nhận thức về sức khoẻ sinh sản/kế hoạch hoá gia đình và các biện pháp tránh thai còn hạn chế [60]. Hiểu biết của vị thành niên về giới tính còn thấp, khoảng một nửa Vị thành niên chưa nghe nói về bộ phận sinh dục, không biết một dấu hiệu nào về dậy thì và không biết gì về quan hệ tình dục [35]. Kiến thức của Vị thành niên về các bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS cũng rất hạn chế, đặc biệt ở vùng nông thôn, miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tỷ lệ Vị thành niên biết về thời điểm dễ có thai trong chu kỳ kinh nguyệt chỉ dưới 60%, hiểu biết về các biện pháp tránh thai còn thấp. Hầu hết các em không biết biện pháp tính vòng kinh và xuất tinh ngoài âm đạo [34].
Mặc dù là một nội dung quan trọng nhưng chăm sóc sức khoẻ sinh sản vị thành niên mới chỉ được đề cập trong một vài năm gần đây. Nhằm đánh giá thực trạng kiến thức, thái độ và hành vi về sức khoẻ sinh sản của học sinh tuổi vị thành niên ở trường Trung học phổ thông huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài :“ Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, hành vi về sức khoẻ sinh sản của học sinh Trung học phổ thông huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên” với mục tiêu:
1. Đánh giá thực trạng kiến thức, thái độ, hành vi về sức khoẻ sinh sản của học sinh Trung học phổ thông huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên.
2. Mô tả một số yếu tố liên quan tới kiến thức và hành vi về sức khoẻ sinh sản của học sinh Trung học phổ thông huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên.
MỤC LỤC
Trang
Đặt vấn đề 1
Chương 1 Tổng quan 3
1.1 Tuổi vị thành niên và SKSS 3
1.1.1 Vị thành niên 3
1.1.2 Sức khoẻ sinh sản 7
1.1.3 Nội dung của CSSKSS 7
1.2 Thực trạng công tác chăm sóc sức khoẻ sinh sản 12
1.2.1 Thực trạng công tác CSSKSS trên thế giới 12
1.2.2 Thực trạng công tác CSSKSS ở Việt Nam 14
1.2.3 Thực trạng công tác CSSKSS ở Thái Nguyên 16
1.3 Các yếu tố liên quan đến kiến thức và hành vi về
SKSS 20
Chương 2 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 23
2.1 Đối tượng nghiên cứu 23
2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 23
2.3 Phương pháp nghiên cứu. 23
Chương 3 Kết quả nghiên cứu 28
3.1 Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu 28
3.2 Kết quả nghiên cứu kiến thức về SKSS của học
sinh 29
3.3 Kết quả nghiên cứu về thái độ, hành vi của học
sinh về SKSS 37
3.4 Một số yếu tố liên quan đến kiến thức và hành vi
về sức khoẻ sinh sản 42
Chương 4 Bàn luận 44
4.1 Các yếu tố đặc trưng về đối tượng nghiên cứu 44
4.2 Thực trạng kiến thức, thái độ, hành vi về SKSS 45
của VTN
4.3 Một số yếu tố liên quan tới kiến thức, thái độ, 53
hành vi về SKSS của VTN
Kết luận 56
Khuyến nghị 57
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
DANH MỤC CÁC BẢNG Trang
Bảng 3.1 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi và giới 28
Bảng 3.2 Phân bố đối tượng theo giới, dân tộc 28
Bảng 3.3 Tỷ lệ hiểu biết của học sinh về dấu hiệu dậy thì 29
Bảng 3.4 Tỷ lệ hiểu biết của học sinh về nguyên nhân có thai 30
Bảng 3.5 Tỷ lệ hiểu biết của học sinh về thời điểm có thai 30
Bảng 3.6 Tỷ lệ học sinh hiểu biết về biện pháp tránh thai 31
Bảng 3.7 Hiểu biết của học sinh nữ về tác hại của nạo phá thai 32
Bảng 3.8 Hiểu biết của học sinh về các bệnh LTQĐTD 33
Bảng 3.9 Hiểu biết về đường lây truyền của HIV/AIDS theo 34
tuổi
Bảng 3.10 Tỷ lệ học sinh biết nơi cung cấp PTTT 35
Bảng 3.11 Tỷ lệ học sinh được tiếp cận kiến thức SKSS qua 36
các kênh thông tin
Bảng 3.12 Thái độ của học sinh về việc có bạn tình 37
Bảng 3.13 Thái độ của học sinh về QHTD trước hôn nhân 38
Bảng 3.14 Thái độ của học sinh về có thai trước hôn nhân 39
Bảng 3.15 Tỷ lệ học sinh có bạn tình theo giới 40
Bảng 3.16 Hành vi quan hệ tình dục của VTN 40
Bảng 3.17 Tỷ lệ học sinh sử dụng BPPT khi QHTD 41
Bảng 3.18 Mối liên quan giữa giới tính với hiểu biết về dấu hiệu 42
dậy thì
Bảng 3.19 Mối liên quan giữa mức độ tiếp cận thông tin SKSS 42
với hiểu biết các biện pháp tránh thai
Bảng 3.20 Mối liên quan giữa hiểu biết thời điểm thụ thai với 43
hành vi QHTD
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1 Tỷ lệ hiểu biết của học sinh nữ về tác hại của nạo
phá thai
Trang
Biểu đồ 3.2 Tỷ lệ hiểu biết của học sinh về các bệnh LTQĐTD 33
Biểu đồ 3.3 Tỷ lệ học sinh biết nơi cung cấp PTTT 35
Biểu đồ 3.4 Tỷ lệ học sinh được tiếp cận kiến thức về SKSS 36
qua các kênh thông tin
Biểu đồ 3.5 Tỷ lệ thái độ của học sinh về việc có bạn tình 37
Biểu đồ 3.6 Tỷ lệ về thái độ của học sinh về QHTD trước hôn 38
nhân
Biểu đồ 3.7 Tỷ lệ thái độ của học sinh về có thai trước hôn nhân 39
Biểu đồ 3.8 Tỷ lệ học sinh sử dụng BPTT khi QHTD 41
83 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 5585 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng kiến thức thái độ hành vi về sức khỏe sinh sản ở học sinh trung học phổ thông huyện Đại Từ - Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g ta từ bao đời nay rằng trao đổi, cung cấp kiến thức SKSS cho Vị
thành niên là “vẽ đƣờng cho hƣơu chạy.”
Trong phạm vi của nghiên cứu này chúng tôi tiến hành đánh giá thực trạng
và mô tả một số yếu tố liên quan tới kiến thức, thái độ, hành vi về SKSS của học
sinh Trung học phổ thông huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên để đƣa ra những nhận
định và những khuyến nghị nhằm trang bị tốt hơn cho VTN những kiến thức,
giúp các em có những suy nghĩ và hành động có lợi cho sức khoẻ, có đủ điều kiện
phát triển cả về thể chất và trí lực, tạo cho xã hội nguồn nhân lực có chất lƣợng
cao cho công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nƣớc.
4.1. Các yếu tố đặc trƣng về đối tƣợng nghiên cứu
Trong tổng số 976 VTN tiến hành nghiên cứu đƣợc phân bố theo 3 độ tuổi:
16 tuổi chiếm tỷ lệ 34,3%; 17 tuổi: 33,6%; 18 tuổi: 32,1% và tỷ lệ giới tính: Nam
51,6% và nữ 48,4%. Số học sinh là ngƣời dân tộc thiểu số có tỷ lệ thấp, chủ yếu là
dân tộc kinh (84%). Cơ cấu thành phần dân tộc nhƣ trên cũng phản ánh thực tế
tình hình dân tộc, của huyện Đại Từ. Tỷ lệ thành phần dân tộc nhƣ trên cho thấy
VTN trong đối tƣợng nghiên cứu không bị ảnh hƣởng về dân tộc đến kiến thức,
thái độ và hành vi của các em mà chủ yếu phụ thuộc vào môi trƣờng: Nhà trƣờng,
gia đình và xã hội.
4.2. Thực trạng kiến thức, thái độ và hành vi về sức khoẻ sinh sản của
học sinh trƣờng THPT Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
56
Kết quả nghiên cứu về hiểu biết các dấu hiệu của tuổi dậy thì cho thấy các
em có hiểu biết tốt về vấn đề này, trong đó hiểu biết tốt nhất về dấu hiệu có kinh
nguyệt (79,5%), học sinh biết thấp nhất là dấu hiệu xuất tinh khi mê ngủ ở nam
(51,0%), phát triển ngực ở nữ (53,3%). Trong số học sinh đƣợc phỏng vấn có
99,2% học sinh đã có một trong các dấu hiệu trên. Kết quả nghiên cứu của chúng
tôi về hiểu biết dấu hiệu dậy thì của học sinh cũng phù hợp với nghiên cứu của Lê
Thị Bẩy và cộng sự nghiên cứu năm 2006 [7] và cao hơn nghiên cứu của Trần
Ngọc Chiến năm 2001, theo tác giả tỷ lệ học sinh có hiểu biết về dấu hiệu dậy thì
chiếm 50,5% [10]. Sự khác biệt này cho thấy sau 5 năm với sự thay đổi về nhận
thức của xã hội về vấn đề cung cấp kiến thức SKSS cho học sinh trên nhiều
nguồn thông tin, các em đã có sự thay đổi rõ rệt về nhận thức và thoải mái trong
trao đổi về vấn đề này. Tuy nhiên hiện nay việc trao đổi, cung cấp thông tin và
kiến thức cho các em tuổi VTN còn nhiều hạn chế và chƣa thực sự có sự chia sẻ
với các em, cần đẩy mạnh thay đổi về nhận thức trong nhân dân, đặc biệt là các
bậc cha mẹ cần quan tâm đến vấn đề này nhiều hơn. Các em thiếu hụt thông tin
về chăm sóc SKSS nhất là các em nữ sẽ thiếu hiểu biết về vệ sinh kinh nguyệt,
sức khoẻ tình dục, phòng tránh thai, phòng tránh các bệnh LTQĐTD. Mặt khác
trang bị cho các em đầy đủ kiến thức về SKSS, các em sẽ tự tin, chủ động hơn
trong cuộc sống, sinh hoạt và học tập.
Kết quả nghiên cứu về sự hiểu biết của học sinh về nguyên nhân và thời
điểm có thai cho thấy có 81,9% học sinh hiểu đúng về nguyên nhân có thai, nhƣng
chỉ có 33,8% hiểu biết đúng về thời điểm có thai, có tới 66,2% học sinh không biết
ở thời điểm nào nếu có QHTD sẽ có thai. Kết quả nghiên cứu về thời điểm dễ thụ
thai của chúng tôi cao hơn kết quả nghiên cứu của Bộ Y tế: có 27,8% trả lời đúng
thời điểm dễ có thai [5] và cũng cao hơn trong báo cáo điều tra ban đầu chƣơng
trình RHIYA VN có 29,3% thanh niên trong vùng can thiệp trả lời đúng đƣợc câu
hỏi: “Giai đoạn nào trong chu kỳ kinh nguyệt ngƣời phụ nữ rất dễ có thai nếu có
quan hệ tình dục” [16]. Qua kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy trong
những năm gần đây công tác tuyên truyền, tƣ vấn về SKSS đã đƣợc quan tâm, sự
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
57
hiểu biết của học sinh về SKSS đã đƣợc nâng lên so với những nghiên cứu trƣớc
đây. Mặt khác có thể do trƣớc đây hiểu rằng thời điểm có thai phải đúng giữa chu
kỳ kinh nguyệt hoặc thời điểm trƣớc và sau khi phóng noãn 1 tuần nên việc đánh
giá học sinh hiểu về vấn đề này chƣa đƣợc chính xác. Bởi về mặt lý thuyết hiểu
nhƣ vậy là đúng nhƣng chỉ đúng với ngƣời có vòng kinh đều hàng tháng, không có
sự thay đổi lớn về sinh lý khi QHTD. Trong thực tế những trƣờng hợp khi cơ thể
có hƣng phấn cao, nhất là lứa tuổi VTN thì tỷ lệ có thai rất cao khi có QHTD. Vấn
đề này cần đƣợc quan tâm tuyên truyền rộng rãi cho lứa tuổi VTN bởi lứa tuổi này
hiện nay chƣa thực sự hiểu rõ về thời điển có thai khi có QHTD. Càng đặc biệt
quan trọng hơn là các em nữ không biết nguyên nhân và thời điểm có thai sẽ vô
cùng khó khăn trong việc phòng tránh thai, do vậy thực tiễn trong xã hội hiện nay
tỷ lệ VTN có thai và phải nạo phá thai chiếm tỷ lệ khá lớn hàng năm [46]. Cần đẩy
mạnh việc trang bị những kiến thức rất cụ thể về SKSS và sức khoẻ tình dục cho
các em, làm cho các em nhận thức rõ khi cơ thể phát triển đến tuổi dậy thì, có kinh
nguyệt ở nữ và có xuất tinh ở nam là các em đã có thể có thai khi có QHTD không
an toàn.
Nghiên cứu thực trạng hiểu biết của các em về các biện pháp tránh thai, kết
quả cho thấy học sinh có hiểu biết tốt về các BPTT, (biết từ 5 biện pháp trở lên).
Các em có hiểu biết tốt về các biện pháp tránh thai nhƣ: Sử dụng BCS: 90,2%,
TUTT: 85,8%, DCTC: 81,3%, tuy nhiên các biện pháp tránh thai hiện đại gần đây
mới đƣợc áp dụng thì các em hiểu biết còn ít: Thuốc tiêm tránh thai: 35,8%; thuốc
cấy: 18,8%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu tại Huế
năm 2006 của Hoàng Thị Tâm [23]. Tuy nhiên kết quả của chúng tôi cao hơn kết
quả nghiên cứu của Trần Ngọc Chiến năm 2001: Theo tác giả hiểu biết của học
sinh về DCTC: 19,86%; BCS: 51,12%; Đình sản: 28,18%; viên uống tránh thai:
51,3% và kết quả của chúng tôi cũng cao hơn kết quả điều tra của Trung tâm
nghiên cứu, thông tin và tƣ liệu dân số trong điều tra Vị thành niên và biến đổi xã
hội ở Việt Nam năm 1999 cho kết quả trung bình các em biết 2-3 biện pháp tránh
thai hiện đại, biết đến nhiều nhất là bao cao su: 64%, viên uống tránh thai 55%,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
58
vòng tránh thai 53%, đình sản: 30% [31]. Sự khác biệt này càng chứng tỏ trong
những năm gần đây việc trang bị kiến thức về SKSS đã đƣợc các cấp, các ngành
quan tâm nhiều hơn, các em đã có kiến thức tốt hơn. Tuy nhiên vẫn còn khá nhiều
học sinh hiểu biết các biện pháp về thuốc tiêm, thuốc cấy còn thấp. Điều này có
thể do nhà trƣờng, gia đình và các phƣơng tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là các
bậc cha mẹ chƣa quan tâm, giành thời gian thích hợp để cung cấp thông tin cho
các em. Mặt khác cũng có thể do bị hạn chế về kiến thức chuyên môn và kỹ năng
truyền đạt những điều khó nói với các em, cũng có thể trong quá trình tuyên
truyền chƣa có các dụng cụ trực quan để các em quan sát và hiểu sâu hơn nên các
em chƣa thể hình dung đƣợc các BPTT mới. Cần tăng cƣờng công tác tuyên
truyền cho học sinh hiểu biết một cách có cơ sở khoa học, tuyên truyền bằng nhiều
hình thức và có các dụng cụ tránh thai cụ thể, trực quan cho học sinh hiểu biết rõ
các BPTT hiện đại để các em sử dụng khi cần thiết. Nghiên cứu hiểu biết, thái độ
và thực hành về SKSS của học sinh của Jaffer YA, Afifi M, Al Ajmi F, Alouhaishi
K cho nhận định: VTN ủng hộ phƣơng pháp tránh thai hiện đại và có ý định sử
dụng các biện pháp này [58].
Về sự hiểu biết của các em với tác hại của việc nạo phá thai: Kết quả cho
thấy có 93,6% học sinh có hiểu biết tốt về các tác hại của việc nạo phá thai, trong
đó tỷ lệ hiểu biết về hậu quả vô sinh chiếm 60,2%; trong quá trình nạo hút thai có
thể gặp các tai biến nhƣ thủng tử cung là 46%, đau bụng sau nạo là 47,7%, nhiễm
trùng tiểu khung sau nạo là 54%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với
kết quả của Đặng Quỳnh Hoa nghiên cứu tại Hà Tây [14].
Vấn đề hiểu biết các bệnh LTQĐTD và đƣờng lây truyền của HIV là nội
dung đƣợc tìm hiểu trong nghiên cứu của chúng tôi, kết quả nghiên cứu cho thấy
học sinh có hiểu biết tốt về 4 bệnh đó là: Hiểu biết về Bệnh giang mai: 81,6%,
bệnh lậu: 78%, HIV: 97,2%. Tuy nhiên bệnh nhiễm khuẩn các em biết đến còn
hạn chế, chỉ có 24,2% học sinh biết về bệnh này.
Về đƣờng lây truyền của HIV có 100 % học sinh đƣợc phỏng vấn có hiểu
biết đúng từ 3 đƣờng lây truyền trở lên, mặc dù còn tỷ lệ nhỏ cho rằng HIV lây
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
59
truyền qua bắt tay, ôm hôn là 1,4%, do muỗi đốt là 13%. Tỷ lệ hiểu sai này cũng
tƣơng đƣơng với nghiên cứu của Sở y tế Thái Nguyên [21].
Xu hƣớng hiện nay VTN dậy thì sớm hơn, xu hƣớng xây dựng gia đình
muộn hơn, mặt khác nhiều tác động có tính kích dục trên nhiều luồng thông tin
nên vấn đề QHTD trƣớc hôn nhân có chiều hƣớng gia tăng hơn trƣớc đây. Vì vậy
cần giáo dục cho VTN hiểu rõ về tình dục an toàn và lành mạnh: Lành mạnh là
trong giới hạn của tình yêu và hôn nhân, an toàn là không bị mắc bệnh LTQĐTD
và không có thai ngoài ý muốn. Việc hiểu biết về các BPTT và nơi cung cấp
phƣơng tiện tránh thai là một trong những yếu tố tác động đến tình dục an toàn.
Tình dục an toàn và lành mạnh có liên quan đến việc phòng tránh các bệnh
LTQĐTD, đó là việc đặt ra cho hai ngƣời khi QHTD mà không ảnh hƣởng đến
sức khoẻ, không bị lây truyền bệnh và không có thai ngoài ý muốn. Có thai và lây
truyền bệnh trong QHTD không chỉ là mối quan tâm của riêng Việt Nam mà là
mối quan tâm của nhiều nƣớc trên thế giới hiện nay. Cần phối hợp đẩy mạnh việc
thông tin tuyên truyền sử dụng các BPTT hiện đại, đặc biệt là sử dụng BCS vì
BCS vừa có tác dụng tránh thai, vừa có tác dụng phòng chống các bệnh
LTQĐTD. Tuy nhiên cần tăng cƣờng tuyên truyền tốt hơn nữa để mọi ngƣời hiểu
toàn diện hơn về việc sử dung BCS bởi điều tra quốc gia về VTN và thanh niên
Việt Nam đã đánh giá: “Mặc dù thanh thiếu niên biết được hiệu quả của BCS
nhưng thái độ đối với BCS còn khá tiêu cực, đồng nhất BCS với những quan hệ
không đoàng hoàng như mại dâm” [25].
Nơi cung cấp các dịch vụ tránh thai là yếu tố quan trọng bởi có cung cấp kịp
thời, đầy đủ và thuận tiện trong mọi lúc, mọi nơi mới có thể giúp cho VTN có
điều kiện phòng tránh thai và các bệnh LTQĐTD. Kết quả nghiên cứu cho thấy
học sinh đƣợc điều tra có hiểu biết tốt về nơi cung cấp các phƣơng tiện tránh thai.
Các em biết nguồn cung cấp từ cán bộ y tế là 83,1%, từ cán bộ dân số là 65,6%,
các em biết có tại hiệu thuốc là 65,4% và 58,7% các em biết có các phƣơng tiện
tránh thai từ y tế thôn bản. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ học
sinh THPT ở Đại Từ có sự hiểu biết về các kênh cung cấp phƣơng tiện tránh thai
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
60
cao hơn kết quả nghiên cứu của Hoàng Thị Tâm ở Huế: Theo tác giả học sinh biết
nơi cung cấp phƣơng tiện tránh thai từ cán bộ dân số là 52,6%, tại hiệu thuốc là
47,6%, trạm y tế xã là 33,8% [23]. Sở dĩ tỷ lệ học sinh ở Đại Từ có sự hiểu biết
cao hơn học sinh ở Huế bởi 2 lý do: Thứ nhất do tác giả nghiên cứu tại Huế từ
năm 2003, kết quả nghiên cứu của chúng tôi năm 2007. Sau 4 năm với sự phát
triển của các phƣơng tiện thông tin đại chúng cùng với sự phong phú từ các kênh
thông tin truyền thông cũng nhƣ có sự thay đổi trong nhận thức của xã hội về
SKSS đã cởi mở hơn trong các hình thức trao đổi, tƣ vấn cho lứa tuổi VTN. Thứ
hai trong những năm gần đây ngành Giáo dục đã tăng cƣờng đƣa các nội dung
tuyên truyền giáo dục về SKSS tích hợp giảng dạy trong các môn học: Giáo dục
công dân, sinh học, văn học ... đồng thời tăng cƣờng phối hợp với các tổ chức
nhƣ Đoàn thanh niên, Uỷ ban Dân số, Gia đình và trẻ em, Y tế ... tổ chức các buổi
truyền thông, tƣ vấn, ngoại khoá về SKSS cho học sinh các trƣờng phổ thông nên
sự hiểu biết của học sinh về SKSS nói chung và các kênh cung cấp các dịch vụ
tránh thai đƣợc học sinh biết đến nhiều hơn những năm trƣớc đây.
Có thể nhận định rằng vấn đề hiểu biết của các em học sinh tuổi VTN ở
trƣờng THPT Đại Từ khá cao về các vấn đề nhƣ: Dấu hiệu tuổi dậy thì, các
BPTT, tác hại của nạo phá thai, các bệnh LTQĐTD và HIV, nơi cung cấp các
phƣơng tiện tránh thai. Sự hiểu biết của học sinh về thời điểm có thai còn hạn chế
(Bảng 3.6). Vấn đề này đƣợc lý giải bởi các em nhận biết các thông tin chủ yếu
qua sách báo là 91,2%, qua cha mẹ là 54,8%, qua bạn bè là 52,2%, qua ngƣời
thân là 52,3%, phim ảnh là 31,7% và qua nhà trƣờng là 44,2%. Kết quả nghiên
cứu của chúng tôi về mức độ tiếp cận thông tin cũng phù hợp với nghiên cứu của
Hoàng Trí Long [17]. Tuy nhiên hiện nay sách báo ít có chuyên trang nói sâu về
vấn đề này, cha mẹ thƣờng né tránh, không muốn trao đổi sâu vấn đề này với con
cái, thầy cô giáo cũng rất khó nói với các em trƣớc tập thể lớp, bạn bè thƣờng hay
trao đổi với nhau nhƣng sự hiểu biết của các em rất hạn chế và sai lệch, bớt sén.
Do vậy thông tin đến với các em không đầy đủ, thiếu chính sác về mặt cơ sở khoa
học về sinh lý học.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
61
Qua các nguồn số liệu trên cho thấy học sinh tuổi VTN hiện nay chủ yếu
đƣợc tiếp cận thông tin qua sách báo và các phƣơng tiện thông tin đại chúng,
nguồn thông tin từ nhà trƣờng còn hạn chế. Cần đƣợc quan tâm tăng cƣờng cho
học sinh hiện nay là qua kênh nhà trƣờng mà cụ thể là tăng cƣờng trang bị tài liệu
cho nhà trƣờng, lồng ghép các nội dung về CSSKSS vào các môn học chính
khoá, tăng cƣờng giờ ngoại khoá và đƣa kiến thức vào trong các buổi sinh hoạt
đoàn, sinh hoạt câu lạc bộ ...
Nghiên cứu về thái độ của VTN chúng tôi đề cập đến 3 lĩnh vực đó là:
Thái độ của VTN về vấn đề có bạn tình, thái độ về quan hệ tình dục trƣớc
hôn nhân và thái độ về có thai trƣớc hôn nhân. Với mỗi vấn đề nêu trên chúng tôi
đƣa ra các tình huống: Không chấp nhận đƣợc, là việc bình thƣờng, không quan
tâm hay không biết. Kết quả cho thấy có 27,6% học sinh đƣợc điều tra có thái độ
không chấp nhận có bạn tình, có 96,7% học sinh không chấp nhận có quan hệ
tình dục trƣớc hôn nhân và 76,3% học sinh không chấp nhận việc có thai trƣớc
hôn nhân. Có 41,5% học sinh cho rằng việc có bạn tình và 1,2% học sinh cho
rằng quan hệ tình dục trƣớc hôn nhân và 5,5% học sinh cho vấn đề có thai trƣớc
hôn nhân là việc bình thƣờng. Có từ 12,7% đến 18,2% tỏ thái độ không quan tâm
và không biết về vấn đề này. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với
nghiên cứu của Công ty tƣ vấn nghiên cứu dân số về vấn đề quan hệ tình dục
trƣớc hôn nhân [8]. Nhƣ vậy, hành vi QHTD trƣớc hôn nhân không đƣợc chấp
nhận nhiều hơn việc có thai trƣớc hôn nhân, mặc dù có thai trƣớc hôn nhân là hậu
quả của việc QHTD trƣớc hôn nhân, điều này đƣợc nhiều ngƣời chia sẻ hơn bởi
các em cho rằng việc nạo phá thai ngoài ý muốn là việc làm trái với đạo đức và
để lại hậu quả rất nặng nề. Nên cho rằng đã nhỡ có thai trƣớc hôn nhân thì cũng
dễ đƣợc thông cảm hơn.
Nhƣ vậy phần đông VTN, thanh niên vẫn mong muốn sống theo những
chuẩn mực văn hoá truyền thống của cha ông, của dân tộc ta. Những giá trị văn
hoá truyền thống có ảnh hƣởng tốt đến quan điểm và thái độ của VTN, thanh niên
trong vấn đề quan hệ tình dục trƣớc hôn nhân.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
62
Thái độ về QHTD trƣớc hôn nhân có nhiều ý kiến khác nhau tuỳ thuộc vào
lứa tuổi, giới tính của VTN đƣợc điều tra và đặt trong từng hoàn cảnh cụ thể. Kết
quả nghiên cứu của Bộ Y tế cho thấy: Trả lời của thanh thiếu niên về vấn đề tình
dục trƣớc hôn nhân nhìn chung họ đều không chấp nhận, tuy nhiên nam TTN có
thái độ chủ động và chấp nhận nhiều hơn nữ [5].
Trong xã hội Việt Nam truyền thống, QHTD trƣớc hôn nhân là điều rất
nghiêm khắc. Những ngƣời có QHTD trƣớc hôn nhân đƣợc coi là những ngƣời có
phẩm chất đạo đức không tốt. Các cuộc điều tra nghiên cứu của nhiều tác giả
trong những thời điểm khác nhau đều cho kết quả thống nhất: Đa số các em ở độ
tuổi 15-18 đều phản đối việc QHTD trƣớc hôn nhân bởi các em cho rằng phải giữ
gìn truyền thống văn hoá của dân tộc. Các em cho rằng khi đã có QHTD trƣớc
hôn nhân mặc dù có cƣới nhau thì hai ngƣời khó có thể giữ đƣợc hạnh phúc sau
này. Mặt khác lý do các em phản đối là: QHTD trƣớc hôn nhân sẽ ảnh hƣởng đến
sức khoẻ, tinh thần, dễ mắc các bệnh LTQĐTD.
Vấn đề đáng quan tâm nữa là các hành vi về SKSS của VTN trong mối
quan hệ của VTN, từ tình bạn khác giới, gắn bó tình cảm thân thiết đến tình yêu
tuổi học trò, phát triển mạnh hơn đến quan hệ tình cảm dẫn tới thái độ và hành vi
QHTD trƣớc hôn nhân và vấn đề sử dụng các BPTT trong QHTD. Trong phạm vi
nghiên cứu, đề tài đề cập đến 3 khía cạnh đó là: Hành vi có bạn tình, hành vi khi
gần bạn tình và hành vi sử dụng BPTT khi có QHTD. Kết quả cho thấy có 174/
976 học sinh đƣợc điều tra đã có bạn tình chiếm 17,8%, trong đó tỷ lệ nam có bạn
tình là 18,3%, cao hơn nữ: 17,4%. Trong số 174 học sinh có bạn tình có 92 học
sinh nam (52,9%) và 82 học sinh nữ (47,1%) có 11 em đã có QHTD chiếm 6,3%
số học sinh đã có bạn tình và chiếm 1,1% tổng số học sinh đƣợc điều tra, trong đó
16 tuổi có 1 em (0,1%), 17 tuổi có 3 em (0,3%), 18 tuổi có 7 em (0,7%). Tỷ lệ
học sinh có QHTD thấp hơn nghiên cứu của Nguyễn Quốc Anh, theo tác giả tỷ lệ
học sinh có QHTD ở tuổi 16 là 0,7%, 17 tuổi là 2,1%, 18 tuổi là 4,3% [39]. Và
thấp hơn nghiên cứu của Nguyễn Công Cừu cho biết tỷ lệ học sinh từ 17 đến 19
tuổi tại trƣờng Trung học Y tế Đồng Tháp có QHTD trƣớc hôn nhân là 11% [9].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
63
Sinh hoạt tình dục trƣớc hôn nhân đang là một vấn đề cần đƣợc quan tâm không
chỉ ở các nƣớc phát triển mà cả ở các nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam hiện
nay bởi QHTD trƣớc hôn nhân ngày càng phát triển, tuổi tham gia hoạt động tình
dục lần đầu tiên ngày càng trẻ. Theo số liệu thống kê của một số nƣớc phát triển
thì khoảng 40-50 % thiếu nữ đã có sinh hoạt tình dục lần đầu tiên ở tuổi 17; cùng
lứa tuổi đó ở Thuỵ Điển là 80%; ở các nƣớc châu Phi nhƣ Nigêria và Liberia 50 -
60%, ở Hàn Quốc, Philippin và Thái Lan là 50%-70% [2], [24], [43].
Trong số 11 em đã có QHTD có 2 em ( chiếm 18,2%) cho biết không sử
dụng BPTT nào khi QHTD, còn 9 em cho biết có sử dụng BCS (81,8%), uống
thuốc tránh thai (9,1%) và dùng biện pháp khác. Tỷ lệ sử dụng BPTT khi QHTD
của học sinh ở Đại Từ cao hơn điều tra của Trung tâm nghiên cứu Dân số và sức
khoẻ nông thôn trong, kết quả nghiên cứu của Trung tâm trong số 65 vị thành
niên đã có quan hệ tình dục thì có tới 60,3% không sử dụng BPTT nào [31]. Từ
kết quả của các nghiên cứu về hành vi có QHTD của học sinh đã có bạn tình,
hành vi sử dụng các BPTT khi có QHTD cho thấy việc tăng cƣờng tuyên truyền,
tƣ vấn kiến thức về SKSS cho học sinh trong những năm gần đây đã giúp cho các
em có một cách nhìn nhận đúng đắn về SKSS đã giúp cho học sinh thay đổi đƣợc
hành vi: Giảm tỷ lệ VTN có QHTD trƣớc hôn nhân và tăng tỷ lệ sử dụng các
BPPT khi QHTD.
4.3. Một số yếu tố liên quan tới kiến thức, thái độ và thực hành về sức
khoẻ sinh sản của vị thành niên
Có nhiều yếu tố: Giới tính, mức độ tiếp cận thông tin và mức độ hiểu biết
về SKSS có liên quan đến kiến thức và hành vi về SKSS của VTN. Có những yếu
tố liên quan chi phối đến cả hiểu biết và hành vi, nhƣng cũng có những yếu tố
liên quan đến từng lĩnh vực riêng về kiến thức hoặc hành vi.
Liên quan giữa giới tính với hiểu biết về dấu hiệu dậy thì
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
64
Nghiên cứu về mối liên quan giữa giới tính với sự hiểu biết về dấu hiệu dậy
thì ở học sinh trƣờng THPT Đại Từ chúng tôi thấy có mối liên quan giữa giới tính
với sự hiểu biết của học sinh về các dấu hiệu dậy thì, kết quả nghiên cứu cho thấy
học sinh nam có sự hiểu biết về các dấu hiệu dậy thì cao hơn nữ. Hiểu biết nói
chung về SKSS hay từng lĩnh vực cụ thể thì thông thƣờng qua các nghiên cứu của
nhiều tác giả thì tỷ lệ nữ bao giờ cũng cao hơn nam bởi cùng một lứa tuổi thì nữ
giới thƣờng có dấu hiệu dậy thì sớm hơn nam giới, kết quả nghiên cứu của chúng
tôi cho thấy hiểu biết chung về SKSS VTN: Tỷ lệ biết tốt các dấu hiệu dậy thì ở
nam: 55,5%, cao hơn ở nữ: 45,5%. Sự khác biệt về tỷ lệ hiểu biết này có thể do 2
lý do:
Thứ nhất: Có thể các em có hiểu biết về nhiều dấu hiệu dậy thì nhƣng do
mới đƣợc tiếp súc với cuộc điều tra lần đầu tiên nên các em nữ còn e ngại không
muốn nói ra những điều mà từ trƣớc đến nay phong tục tập quán cho là điều thầm
kín của mỗi con ngƣời.
Thứ hai: có thể do các em nam cùng nhóm tuổi có nhậy cảm hơn trong quan
hệ với bạn khác giới, có sự quan sát, tìm hiểu nhiều hơn các bạn nữ nên có hiểu
biết về vấn đề này cao hơn.
Vấn đề này cần đƣợc tiếp tục nghiên cứu bởi sự hiểu biết của học sinh nữ về
các dấu hiệu dậy thì rất quan trọng, cần tăng cƣờng tuyên truyền và tƣ vấn cho
các em để các em nữ có sự hiểu biết tốt về sự phát triển của cơ thể mình, giúp cho
các em biết cách theo dõi, chăm sóc sức khoẻ, vệ sinh kinh nguyệt và nhất là cẩn
trọng trong mối quan hệ với bạn khác giới, bạn tình, để phòng tránh thai ngoài ý
muốn.
Liên quan giữa mức độ tiếp cận thông tin về SKSS với sự hiểu biết về
các BPTT:
Sự hiểu biết của tuổi VTN về các biện pháp tránh thai có mối liên quan chặt
chẽ đến mức độ tiếp cận thông tin về các BPTT. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi
cho thấy số học sinh đƣợc tiếp cận tốt thông tin về SKSS thì có hiểu biết tốt về các
BPTT hơn số gấp 2,45 lần so với học sinh ít tiếp cận thông tin hoặc không đƣợc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
65
tiếp cận thông tin về SKSS, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Tuy
nhiên trong điều kiện một trƣờng THPT ở miền núi các nguồn thông tin về BPTT
còn hạn chế nhƣ: Có 44,2% học sinh đƣợc tiếp cận thông tin qua chƣơng trình
học, 91,2% học sinh tiếp cận qua sách báo và 49,6% học sinh tiếp cận qua sinh
hoạt đoàn đội. Do vậy tỷ lệ học sinh hiểu biết về các BPTT còn hạn chế nhất là
các BPTT hiện đại nhƣ thuốc tiêm, thuốc cấy tránh thai. Từ kết quả nghiên cứu
trên cho thấy các trƣờng THPT ở miền núi cần tăng cƣờng các nguồn thông tin về
BPTT vào các trƣờng học, đây là một phần kiến thức quan trọng cho học sinh ở
tuổi VTN bởi nếu nhƣ ở lứa này vị thành niên thiếu hụt thông tin, thiếu tự tin và
các kỹ năng cần thiết thì quyết định của các em về vấn đề liên quan đến tình bạn,
tình yêu, QHTD ... có thể để lại những hậu quả không mong muốn nhƣ có thai
ngoài ý muốn hoặc mắc các bệnh LTQĐTD, nạo phá thai không an toàn nguy
hiểm cho sức khoẻ và dẫn tới vô sinh mà trƣớc hết ảnh hƣởng tới sức khoẻ, sinh
hoạt và học tập. Vì vậy cần tăng cƣờng hơn nữa việc đƣa kiến thức về SKSS lồng
ghép vào các môn học trong nhà trƣờng.
Liên quan giữa hiểu biết về thời điểm thụ thai với hành vi QHTD:
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy không có mối liên quan giữa hiểu
biết về thời điểm thụ thai với hành vi QHTD của học sinh. Tuy nhiên tỷ lệ học
sinh không hiểu biết về thời điểm dễ thụ thai có QHTD nhiều hơn so với học sinh
biết về thời điểm thụ thai, trong số 976 học sinh đƣợc điều tra có tới 66,2% học
sinh không biết gì về thông tin này (bảng 3.5). Kiến thức về thời điểm thụ thai rất
quan trọng, giúp cho học sinh tuổi VTN biết khi nào sẽ có thai nếu có QHTD vào
thời điểm đó mà không sử dụng các BPTT. Sự thiếu hiểu biết về thời điểm thụ thai
của học sinh trƣờng THPT nói riêng và của tuổi VTN nói chung là nguyên nhân
chủ yếu làm cho tỷ lệ mang thai ngoài ý muốn và nạo phá thai không an toàn rất
cao trong thời gian gần đây. Hiểu biết đúng về thời điểm có thai là một trong
những kiến thức rất quan trọng cần cung cấp cho học sinh tuổi VTN để giúp cho
các em tự chủ đƣợc bản thân mình trong các mối quan hệ tình cảm, đặc biệt trong
quan hệ với bạn tình trong những trƣờng hợp không tự chủ đƣợc bản thân thì các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
66
em cũng ý thức đƣợc hậu quả gì sẽ xẩy nếu QHTD không an toàn. Việc tăng
cƣờng tuyên truyền cho VTN những kiến thức về SKSS ở các nƣớc cũng nhằm
mục đích vận động họ chậm QHTD lần đầu hoặc QHTD không an toàn [55].
Trang bị cho VTN có nhận thức đầy đủ và nghiêm túc các kiến thức về SKSS là
một quá trình, đòi hỏi có sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội.
Trong đó gia đình giữ vai trò quan trọng [54] bởi truyền thống gia đình là môi
trƣờng đầu tiên quyết định việc hình thành nhân cách của mỗi con ngƣời có ảnh
hƣởng lớn đến quá trình phát triển sau này. VTN đƣợc trang bị đầy đủ kiến thức
về SKSS sẽ có điều kiện phát triển hài hoà cả về thể chất và tinh thần, chủ động
trong các mối quan hệ xã hội, đặc biệt là quan hệ bạn bè khác giới, biết sử lý các
trƣờng hợp khi không làm chủ đƣợc bản thân mình, là yếu tố quan trọng làm giảm
thiểu tỷ lệ mang thai ngoài ý muốn và giảm tỷ lệ nạo phá thai không an toàn, góp
phần giữ gìn sức khoẻ để có điều kiện học tập và phát triển trở thành những công
dân có đủ sức khoẻ và trí lực cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
KẾT LUẬN
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
1. Thực trạng kiến thức, thái độ và hành vi về SKSS của học sinh THPT Đại
từ:
Học sinh có hiểu biết tốt những kiến thức về SKSS. Tuy nhiên học sinh còn
hiểu biết ít về các BPTT nhƣ: Thuốc tiêm tránh thai (64,2%), thuốc cấy tránh thai
(81,2%).
Tỷ lệ học sinh không biết về thời điểm thụ thai còn cao (66,2%)
Còn tỷ lệ học sinh hiểu sai về đƣờng lây nhiễm của HIV/AIDS nhƣ qua bắt
tay, ôm hôn (1,4%); muỗi đốt (13%).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
67
Học sinh có thái độ tốt đối với vấn đề QHTD và có thai trƣớc hôn nhân
nhƣng tỷ lệ học sinh chƣa tỏ rõ thái độ về vấn đề có thai trƣớc hôn nhân còn cao
(23,7%).
- Học sinh đã có bạn tình chiếm tỷ lệ cao (17,8%).
- Tỷ lệ học sinh có QHTD không sử dụng BPTT còn cao (18,2%)
2/ Các yếu tố liên quan:
Có mối liên quan giữa giới tính với sự hiểu biết về dấu hiệu dậy thì của học
sinh.
Có mối liên quan giữa mức độ tiếp cận thông tin về SKSS của học sinh với
sự hiểu biết về các BPTT.
Không có mối liên quan giữa hiểu biết về thời điểm thụ thai với hành vi
QHTD của học sinh.
KHUYẾN NGHỊ
Qua kết quả nghiên cứu chúng tôi đề xuất một số khuyến nghị sau:
1/ Tăng cƣờng công tác tuyên truyền giáo dục, cung cấp các kiến thức về
CSSKSS, đặc biệt là kiến thức về thời điểm thụ thai khi có QHTD không an toàn
cho học sinh và thanh niên trong và ngoài trƣờng học.
2/ Bộ Giáo dục - Đào tạo cần tăng cƣờng đƣa nội dung giảng dậy về SKSS
thành nội dung học tập chính khoá, tăng cƣờng chƣơng trình ngoại khoá, sinh hoạt
CLB trong các trƣờng phổ thông. Khi giảng về các BPTT cần có những phƣơng
tiện trực quan để học sinh dễ hiểu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
68
3/ Tăng cƣờng tiếp thị BCS bằng nhiều hình thức thuận tiện cho VTN, tạo
điều kiện cho VTN tiếp cận với các dịch vụ, tƣ vấn về CSSKSS.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
69
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT.
1 Nguyễn Võ Kỳ Anh và CS (2006), Một số nhận xét về sự phát triển
hình thái của học sinh phổ thông Việt Nam trong những năm qua,
NXB Thể dục thể thao, tr 271- 274.
2 Nguyễn Quốc Anh - Nguyễn Mỹ Hƣơng (2005), Sức khoẻ sinh sản
vị thành niên, NXB Lao động xã hội, tr 42- 47, 77-79.
3 Bộ Y tế - Bệnh viện Phụ sản Trung ƣơng (2003), Tư vấn sức khoẻ sinh
sản, Hà Nội , tr 6-10.
4 Bộ Y tế (2001). Chiến lược quốc gia về Chăm sóc sức khoẻ sinh sản
giai đoạn 2001-2010, NXB Quân đội nhân dân, tr 16-17.
5 Bộ Y tế (2005), Điều tra quốc gia về Vị thành niên và Thanh niên Việt
Nam, Hà Nội, tr 45, 52.
6 Bộ Y tế (1998), Sức khoẻ sinh sản, Hà Nội, tr 19-20.
7 Lê Thị Bẩy và CS (2006), Thực trạng kiến thức, thái độ, hành vi về
sức khoẻ sinh sản vị thành niên của học sinh, sinh viên một số trường
học ở thành phố Thái Nguyên.
8 Công ty Tƣ vấn nghiên cứu dân số (1999), Sức khoẻ sinh sản vị thành
niên thực trạng ban đầu và tác động của cuộc thi, Hà Nội, tr 14-24.
9 Nguyễn Công Cừu (2006), Kiến thức, thái độ, thực hành về Sức khoẻ
sinh sản và một số yếu tố ảnh hưởng ở học sinh trường Trung học Y tế
tỉnh Đồng Tháp năm 2005, NXB Thể dục thể thao, tr 341-345.
10 Trần Ngọc Chiến (2001), Nghiên cứu kiến thức thái độ hành vi về sức
khỏe sinh sản ở học sinh lứa tuổi vị thành niên tại Thái Nguyên, Luận
văn Thạc sỹ y học, Đại học Thái Nguyên.
11 Hiệp hội KHHGĐ Quốc tế – Hội KHHGĐ Việt Nam (2000). Sức khoẻ
sinh sản Vị thành niên, Hà Nội, tr 9-10.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
70
12
Học viện thanh thiếu niên Việt Nam (2005), Giáo dục sức khoẻ sinh
sản vị thành niên, thanh niên, NXB Giao thông vận tải, tr 38- 39.
13 Đàm Khải Hoàn, Dƣơng Minh Thu (1997), Nhu cầu tìm kiếm dịch vụ y
tế của phụ nữ một số dân tộc miền núi phía Bắc. Hội thảo khoa học
"Chăm sóc sức khoẻ phụ nữ dân tộc thiểu số", Trƣờng Đại học Y Thái
Nguyên 5/1997.
14 Đặng Thị Quỳnh Hoa (2005), Thực trạng kiến thức, thực hành về chăm
sóc sức khoẻ sinh sản của học sinh trung học phổ thông tỉnh Hà Tây,
Luận văn thạc sỹ Y học, Học viên Quân y.
15 Nguyễn Hoài (2007), Nạo phá thai ở tuổi vị thành niên: “Nói không”
hay “chung sống.”, Giadinh.net.vn ngày 25/10/2007.
16 Liên minh Châu Âu/Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc (2005), Báo cáo điều
tra ban đầu chương trình RHIYA VN, Hà Nội, tr 28,43,72-74.
17 Hoàng Trí Long (2006), Bước đầu nâng cao nhận thức về CSSKSS cho
nữ sinh viên trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.
18 Vũ quý Nhân (2005), Một số vấn đề về sức khoẻ tình dục và sinh sản
qua cuộc điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam,
Tạp chí Dân số & phát triển 07/2005.
19 Khuất Thị Hải Oanh và Khuất Thu Hồng (2005), Vị thành niên và
thanh niên Việt Nam với nguy cơ lây nhiễm HIV qua tình dục.
20 Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2000), Luật hôn
nhân và gia đình, tr 5, 10.
21 Sở Y tế Thái Nguyên (2004), Bước đầu tìm hiểu nhận thức của 900
học sinh tuổi vị thành niên với sức khoẻ sinh sản tại trường PTTH
vùng cao Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên.
22 Đỗ Ngọc Tấn và Phạm Minh Sơn (2004), Chương trình giáo dục dân
số, sức khoẻ sinh sản và kế hoạch hoá gia đình cho học sinh trung học
phổ thông, Tạp chí Dân số & phát triển 11/2004, tr 29-30.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
71
23 Hoàng Thị Tâm (2006), Thực trạng hiểu biết, thái độ và hành vi về sức
khoẻ sinh sản của học sinh Trung học phổ thông ở thành phố Huế, Tạp
chí Dân số & phát triển 01/2006, tr 39 – 41.
24 Tạp chí Dân số & phát triển (4/2003), Sức khoẻ sinh sản và sức khoẻ
tình dục thanh thiếu niên khu vực châu Á- Thái bình dương, tr 37.
25 Tạp chí Dân số & phát triển (9/2005), Điều tra Quốc gia về vị thành
niên và thanh niên Việt Nam, tr 26-27.
26 Mai Thị Việt Thắng (2003), Vị thành niên dưới cái nhìn của tâm lý
học, Tạp chí Dân số & phát triển-3/2003, tr 29-32.
27 Trịnh Văn Thắng và Phạm Quỳnh Lâm (2003), Mức độ và phạm vi
giao tiếp giữa cha mẹ và vị thành niên về các khía cạnh tình dục và
HIV/AIDS, Tạp chí Dân số & phát triển 8/2003, tr 36.
28 Vũ Đức Thu (2006), Định hướng chiến lược tăng cường giáo dục thể
chất, bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ học sinh trong nhà trường phổ thông
các cấp đến năm 2010, NXB Thể dục thể thao, tr 8-11.
29 Trung tâm nghiên cứu dân số và sức khoẻ nông thôn (2003), Kết quả
thí điểm chiến lược tăng cường sức khoẻ vị thành niên, NXB Y học,
tr 33-35.
30 Trung tâm nghiên cứu dân số và sức khoẻ nông thôn (2003), Sức khoẻ
vị thành niên qua thu thập và phân tích các nghiên cứu từ 1995 đến
2002, NXB Y học, tr 62-63.
31 Trung tâm nghiên cứu, thông tin và tƣ liệu dân số (2003), Vị thành
niên và thanh niên Việt Nam, Hà Nội, tr 22-35.
32 Trung tâm giáo dục dân số sức khoẻ môi trƣờng (1998), Chiến dịch
truyền thông Sức khoẻ sinh sản vị thành niên, Hà Nội, tr 32-36.
33 Trƣờng đại học y khoa Thái Nguyên (2007), Bài giảng Dân số/Sức
khoẻ sinh sản, tr 132-134.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
72
34 Trƣờng đại học y Thái Bình (2003), Kết quả thí điểm chiến lược tăng
cường sức khoẻ sinh sản vị thành niên, NXB Y học, tr 32-37.
35 Trƣờng đại học y Thái Bình (2002), Sức khoẻ sinh sản vị thành niên ở
Việt Nam, NXB Y học, tr 3-5, 125-129.
36 Trƣờng đại học y Thái Bình (2002), Sức khỏe vị thành niên ở Việt
Nam, NXB Y học, tr 21-33.
37 Nguyễn Thiện Trƣởng (2004), Dân số và phát triển bền vững ở Việt
Nam, NXB Chính trị quốc gia, tr 142-143.
38 Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em – Bộ Y tế (2002), Chăm sóc sức
khoẻ sinh sản, Hà Nội, tr 4-5.
39 Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em (2003), Dự báo một số chỉ tiêu về
sức khoẻ sinh sản nữ thanh thiếu niên Việt Nam từ 15-24 tuổi giai
đoạn 1999-2010, Hà Nội, tr 16-25.
40 Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em (2004), Giáo dục dân số, sức khoẻ
sinh sản & KHHGĐ cho học sinh Trung học phổ thông và vị thành
niên, NXB Thanh niên, tr 14-17.
41 Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em (2004), Tổng quan các nội dung
nghiên cứu về sức khoẻ, sức khoẻ sinh sản vị thành niên ở Việt Nam từ
năm 1995 đến 2003, NXB Thanh niên, tr 10, 36, 44, 50.
42 Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em (2007), Tổng quan các kết quả
nghiên cứu về chất lượng dân số Việt Nam đến năm 2006, Hà Nội,
tr 112.
43 Uỷ ban Quốc gia dân số - Kế hoạch hoá gia đình (1999), Sức khoẻ sinh
sản vị thành niên, Hà Nội, tr 8-9, 28-35.
44 Uỷ ban Quốc gia dân số - Kế hoạch hoá gia đình (2000), Chiến lược
dân số Việt Nam 2001-2010, Hà Nội, tr 6-7, 19.
45 Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em tỉnh Thái Nguyên (2005), Chiến
lược dân số Thái Nguyên 2001-2010, tr 10-11, 24-27.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
73
46 Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em tỉnh Thái Nguyên (2006), Đề án
mô hình tăng cường cung cấp thông tin và dịch vụ Sức khoẻ sinh
sản/Kế hoạch hoá gia đình cho vị thành niên và thanh niên Thái
Nguyên giai đoạn 2006-2010.
47 Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em tỉnh Thái Nguyên (2002), Nhận
thức về sức khoẻ sinh sản của giáo viên và học sinh THPT tỉnh Thái
Nguyên.
48 Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em tỉnh thái Nguyên (2006), Báo cáo
tổng kết năm 2006 và phương hướng nhiệm vụ năm 2007.
49 Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2002), Chương trình hành động vì
trẻ em tỉnh Thái nguyên 2001-2010, tr 19.
50 Trịnh Công Vinh (2007), Kiến thức, thái độ, thực hành về Sức khoẻ
sinh sản và một số yếu tố ảnh hưởng ở học sinh trường Trung học phổ
thông Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc năm 2005, NXB Y học, tr 395-399.
TIẾNG ANH
51 Avery L, Lazdane G (2007), What do we know about sexual and
reproductive health of adolescents in Europe? Eur J Contracept
Reprod Health Care pp. 1-13
52 Anonymous (1997), Adolescent reproductive health, Introduction
Network
53 Ba Gueye M, Ndiaye O, Ndong M, Moreau JC (2005), Adolescent
reproductive health in Senegal: situation and care strategies, Dakar
Med. pp. 136-41
54 Ekundayo OJ và CS (2007), The determinants of sexual intercourse
before age 16 years among rural Jamaican adolescents, Scientific
WorldJournal. pp. 493-503
55 Mohammad K và CS (2007), Sexual risk-taking behaviors among boys
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
74
aged 15-18 years in Tehran, J Adolesc Health. pp. 407-414
56 Mushi DL, Mpembeni RM, Jahn A (2007), Knowledge about safe
motherhood and HIV/AIDS among school pupils in a rural area in
Tanzania. BMCPregnancy Childbirth.
57 Rob U, Ghafur T, Bhuiya I, Talukder N (2006), Reproductive and
sexual health education for adolescents in Bangladesh: parents' view
and opinion, Int Q Community Health Educ. pp. 351-365.
58 Jaffer YA, Afifi M, Al Ajmi F, Alouhaishi K (2006), Knowledge,
attitudes and practices of secondary-school pupils in Oman: II.
reproductive health, East Mediterr Health J. pp. 50-60.
59 Woynarowska B, và CS (2006), Sexual behaviour among adolescents
aged 16- and 18-years in Poland in 2005], Ginekol Pol. pp. 667-677
60 World health organization western Pacific region, The sexual and
reproductive health of adolescents and Youths in China, A Survey of
literature and Projects from 1995-2002. pp. 8-9.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
75
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN PHIẾU PHỎNG VẤN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA VỊ THÀNH NIÊN
(Xin chào bạn, đây là một nghiên cứu về kiến thức sức khoẻ sinh sản vị thành niên
thanh niên. Phiếu này đượcgiữ bí mật chỉ phục vụ cho nghiên cứu, nên không ghi
họ tên. Đề nghị bạn hãy vui lòng hợp tác với chúng tôi bằng cách điền câu trả lời
trung thực. Xin chân thành cảm ơn).
I/ Định danh:
1/ Trƣờng ............................................................................................................
2/ Huyện..............................................................................................................
3/ Ngày phỏng vấn...........Tháng............Năm 2006
II/ Đặc điểm nhân khẩu học:
1/ Tuổi:..............
2/ Giới tính: 1. Nam............ 2. Nữ..........
3/ Dân tộc:
1. Kinh........ 2.Tày…...... 3. Dao...... 4. Dân tộc khác.....
4/ Tôn giáo:
1. Thiên chúa giáo...................... 2. Phật giáo......................
3. Tôn giáo khác......................... 4. Không........................
5/ Văn hoá Lớp:..............................
6/ Kết quả học tập năm qua: 1. Xuất sắc ......... 2. Giỏi ........
3. Khá....... 4. Trung bình....... 5. Yếu...........
III/ Đặc điểm gia đình:
1/ Cấu trúc gia đình: Hiện tại gia đình bạn đang chung sống mấy thế hệ?
1. Có 2 thế hệ(Bố mẹ và các con)............................
2. Có 3 thế hệ(Ông bà, bố mẹ và các con)..............
3. Có trên 3 thế hệ..................................................
2/ Tình trạng hôn nhân của bố mẹ bạn?
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
76
1. Hoà thuận......... 2. Hay cãi nhau......... 3. Ly thân............
4. Ly hôn............... 5. Goá bụa................ 6. Không biết.......
3/ Hiện tại bạn đang sống với:
1. Cả bố và mẹ......... 2. Sống với mẹ....... 3. Sống với bố.........
4. Với bố và dì ........ 5. Mẹ và dƣợng...... 6.ông(bà,cô, bác).......
7. Với anh (em)........ 8. Một mình ......... 9. Khác.....................
4/ Thu nhập gia đình:
1. Nghèo (có chứng nhận)......... 2. Không nghèo........ 3. Khá giả........
5/ Điều kiện sống cá nhân:
1. Đầy đủ............ 2. Bình thƣờng........... 3. Thiếu thốn.......
4. Có phòng riêng......... 5. Không có phòng riêng...................
6/ Trình độ học vấn của bố:
1. Mù chữ................... 2. Tiểu học...............
3. THCS..................... 4.THPT....................
7/ Nghề nghiệp của Bố: 1. Viên chức........ 2. Buôn bán....
3. Làm ruộng...... 5. Khác..........
8/ Trình độ học vấn của mẹ:
1. Mù chữ................... 2. Tiểu học...............
3. THCS..................... 4.THPT....................
9/ Nghề nghiệp của mẹ: 1. Viên chức..... 2. Buôn bán......
3. Làm ruộng...... 5. Khác.............
III/ Hiểu biết của VTN về sức khoẻ sinh sản:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
77
1/ Theo bạn tuổi dậy thì có những dấu hiệu nào sau đây?
1.Tăng về chiều cao và cân nặng........... 2. Ngực lớn lên và hơi đau....
3. Xuất hiện mọc lông ở vùng kín ........ 4. Thay đối tính nết...............
5. Quan tâm (để ý) đến bạn khác giới .. 6. Mọc mụn trứng cá............
7. Bắt đầu có kinh nguyệt ..................... 8. Xuất tinh khi mê ngủ..........
2/ Bạn đã có những dấu hiệu trên chƣa?
1. Đã có.............. 2. Chƣa có..................
3/ Bạn đã nghe nói đến tình dục lành mạnh, an toàn chƣa?
1. Có nghe............ 2. Chƣa nghe................ ( chuyển câu 6)
4/ Theo bạn tình dục lành mạnh là gì?
1. Không QHTD trƣớc khi kết hôn.....................................
2. Dùng bao BCS khi quan hệ.............................................
3. Không quan hệ tình dục với nhiều ngƣời...........................
4. Khác (ghi rõ)...................................................................................
5/ Theo bạn tình dục an toàn là gì?
1. Không để lây nhiễm bệnh.......... 2. Không để có thai...........
3. Sử dụng bao cao su.................... 4. Không biết.....................
5. Ý kiến khác(ghi rõ).............................................................................
6/ Theo bạn những trƣờng hợp nào sau đây sẽ gây có thai?
1. Khi 2 ngƣời khác giới ôm, hôn nhau......................
2. Khi 2 ngƣời khác giới quan hệ tình dục.................
3. Không biết...........................................................
7/ Theo bạn trong chu kỳ kinh nguyệt vào thời điểm nào nếu quan hệ tình
dục sẽ có thai?
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
78
1. Giữa chu kỳ kinh.........
2. 1 tuần sau khi hành kinh................
3. 1 tuần trƣớc khi hành kinh...........
4. Khi đang hành kinh.....................
5. Không biết....................................
8/ Bạn biết những biện pháp tránh thai nào?
1. Bao cao su...... 2. Đặt vòng......... 3. Uống thuốc tránh thai............
4. Triệt sản......... 5. Thuốc cấy....... 6. Thuốc tiêm tránh thai............
7. Tính vòng kinh..... 8. Xuất tinh ngoài âm đạo....... 9. Không biết.....
10. Các biện pháp khác(ghi rõ)......................................................................
............................................................................................................................
9/ Bạn biết những nơi nào cấp phƣơng tiện tránh thai?
1. Trạm y tế......... 2. CTV dân số........... 3. Y tế thôn bản.....
4. CB Phụ nữ...... 5. Hiệu thuốc............ 6. P.K tƣ nhân.........
7. Không biết........ 8. Nơi khác(ghi rõ)...............................................
10/ Nạo hút thai có tác hại gì?
1. Mất máu............ 2. Đau bụng...........
3. Thủng tử cung........ 4. Nhiễm trùng....... 5. Vô sinh.............
6. Tác hại khác(ghi rõ).................................
11/ Bạn biết những bệnh nào lây qua đƣờng tình dục?
1. Bệnh lậu............ 2. Giang mai.............. 3. HIV/AIDS........
4. Nhiễm khuẩn..... 5. Không biết..............
6. Bệnh khác(ghi rõ).................................................................................
.......................................................................................................................
12/ Bạn đã bị những dấu hiệu nào sau đây ở bộ phận sinh dục?
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
79
1. Ngứa............... 2. Sƣng đau............ 3. Buốt khi đi tiểu.........
4. Chẩy mủ......... 5. Biểu hiện khác.................................................
13/ Theo bạn tại sao mắc các bệnh trên?
1. Không vệ sinh tốt.................. 2. Do QHTD không dùng BCS........
3. Do nguồn nƣớc ô nhiễm......... 4. Không biết..................................
5. Lý do khác(ghi rõ)................................................................................
.................................................................................................................
14/ Theo bạn, HIV lây qua con đƣờng nào?
1. Bắt tay, hôn nhau........... 2. Dùng chung kim tiêm........................
3. Truyền máu.................... 4. Mẹ truyền sang con..........................
5. Muỗi đốt........................ 6. QHTD không dùng BCS....................
7. Tiếp súc với máu, chất dịch của ngƣời bệnh...........................................
8. Không biết.............................................................................................
9. Nguồn lây khác(ghi rõ)...........................................................................
........... ...........................................................................................................
15/ Bạn biết những thông tin trên từ đâu:
1. Nhà trƣờng ............... 2. Bạn bè........ 3. Cha mẹ ..........
4. Ngƣời thân................. 5. Sách, báo, vô tuyến......................
6. Đoàn thanh niên......... 7.Phim, truyện (sex).........................
8. Nguồn khác (ghi rõ)...............................................................................
IV/ Thái độ của VTN với các nội dung về SKSS:
1/ Theo bạn đang học THPT mà có bạn tình:
1. Không chấp nhận đƣợc............. 2. Là điều bình thƣờng........
3. Không quan tâm....................... 4. Không biết......................
2/ Theo bạn đang học THPT mà có thai:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
80
1. Không chấp nhận đƣợc........... 2. Là điều bình thƣờng...........
3. Không quan tâm..................... 4. Không biết........................
3/ Theo bạn nếu đang đi học mà đã QHTD:
1. Không chấp nhận đƣợc............. 2. Là điều bình thƣờng................
3. Không quan tâm...................... 4. Không biết............................
V/ Hành vi của VTN:
1/ Bạn đã có bạn tình chƣa?
1. Đã có............... 2. Chƣa có...................
2/ Bạn và bạn tình hay đi chơi ở đâu?
1. Nhà của bạn............. 2. Nhà bạn tình......................
2. Công viên................. 4. Nhà nghỉ(Khách sạn).........
3. Quán Karaokê......... 6. Nơi khác(Ghi rõ)...............................
3/ Khi gần bạn tình, bạn có biểu hiện gì:
1. Cầm tay.......... 2. Hôn nhau............. 3. Ôm nhau......
4. Quan hệ tình dục............ 5. Không làm gì...........
4/ Khi quan hệ tình dục bạn sử dụng biện pháp tránh thai nào?
1. Dùng bao cao su............... 2. Uống thuốc tránh thai...............
3. Biện pháp khác................. 4. Không dùng biện pháp gì..........
5/ Khi có thai bạn làm gì:
1. Nạo phá thai........... 2. Để cƣới nhau...... 3. Không biết.........
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
81
VI/ Nhu cầu của đối tƣợng về CSSKSS/KHHGĐ:
1/ Bạn có cần biết kiến thức về SKSS/KHHGĐ không?
1. Rất cần............ 2. Cần............. 3. Không cần..............
2/ Tại sao bạn cần?
1. Để không hiểu sai....................... 2. Để CSSK cho mình......
3. Để biết cách phòng bệnh............. 4. Để biết tránh thai..........
5.ý kiến khác (ghi rõ)................................................................................
.................................................................................................................
3/ Trong các nội dung sau bạn quan tâm đến những nội dung nào?
1. Biểu hiện của dậy thì........ 2. Thời điểm dễ có thai ở phụ nữ.........
3. Các BPTT.......................... 4. Các bệnh lây qua ĐTD.....................
5. HIV/AIDS........................ 6. Tình bạn, tình yêu...........................
7. Tình dục an toàn, lành mạnh................................................................
8. Nội dung khác (ghi rõ)..............................................................................
......................................................................................................................
4/ Theo bạn nên đƣa kiến thức này tới VTN bằng hình thức nào?
1. Chƣơng trình học........ 2. Ngoại khoá...... 3. Sinh hoạt CLB.......
4. Sách báo.................... 5. T vấn riêng..... 6. Đoàn đội...............
7. Hình thức khác(ghi rõ).............................................................................
................................................................................................................
5/ Theo bạn nhận các phƣơng tiện tránh thai ở đâu thuận tiện?
1. Trạm y tế........... 2. Cán bộ dân số........ 3. Ytế thôn bản.........
4. Hiệu thuốc........ 5. Cán bộ t vấn........ 6. CB phụ nữ...........
7. Nơi khác(ghi rõ)....................................................................................
...............................................................................................................
Xin cám ơn sự cộng tác của các bạn
BẢNG CHẤM ĐIỂM KAP
Đánh giá chung Điểm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
82
Tốt 9 - 10
Khá 7 - 8
Chƣa tốt _< 6
I. Cho điểm về hiểu biết kiến thức sức khoẻ sinh sản
1. Hiểu biết về dấu hiệu dậy thì
- Biết 5 dấu hiệu trở lên 7
- Biết 4 dấu hiệu 5
- Biết 1 đến 3 dấu hiệu 4
- Không biết 0
2. Hiểu biết về nguyên nhân có thai
- Hai ngƣời khác giới QHTD 7
-Không biết 0
3. Hiểu biết về thời điểm thụ thai
- Có hiểu biết 7
- Không biết 0
4. Hiểu biết về các biện pháp tránh thai
- Biết 5 biện pháp trở lên 7
- Biết 1 đến 4 biện pháp 5
- Không biết 0
5. Hiểu biết về tác hại của nạo phá thai
- Biết 4 tác hại 7
- Biết 1 đếm 3 tác hại 5
- Không biết 0
6. Hiểu biết về bệnh lây truyền qua đƣờng tình dục
- Biết 3 bệnh 7
- Biết 3 bệnh 5
- Không biết 0
7. Hiểu biết về nguyên nhân mắc bệnh QĐTD
- Do QHTD không dùng BCS 7
- Trả lời các ý khác
0
8. Hiểu biết đƣờng lây nhiễm HIV/AIDS
- Dùng chung bơm tiêm, truyền máu, mẹ truyền sang con, 7
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
83
lây qua đƣờng tình dục: trả lời đúng 3 đến 4 ý nhƣ trên
- Trả lời đúng 1 đến 2 ý 5
- Không biết 0
II. Đánh giá thái độ của VTN với nội dung của SKSS
1. Thái độ với việc QHTD trƣớc hôn nhân
- Không chấp nhận đƣợc 7
- Là việc bình thƣờng 5
- Không quan tâm 0
2. Thái độ với việc có thai trƣớc hôn nhân
- Không chấp nhận đƣợc 7
- Là việc bình thƣờng 5
- Không quan tâm 0
3. Thái độ với việc nạo phá thai
- Gây nhiều tai biến, không nên làm 7
- Là việc bình thƣờng 5
- Không quan tâm 0
III. Cho điểm về hành vi của VTN với SKSS
1. Hành vi có bạn tình
- Chƣa có bạn tình 7
- Đã có bạn tình 0
2. Hành vi khi gần bạn tình
- Không làm gì 7
- Cầm tay, ôm nhau, hôn nhau 5
- Đã quan hệ tình dục 0
3. Hành vi sử dụng BPTT khi quan hệ tình dục
- Có sử dụng 7
- Không sử dụng 0
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LV_07_Y_DP_NVT.pdf