Đề tài Thực trạng kinh doanh của công ty TNHH Đông Nam Á Phương Bắc

 Cung cấp các sản phẩm, dịch vụ, công trình xây lắp có chất lượng tốt, phù hợp với nhu cầu, đáp ứng đúng và đủ các yêu cầu về chất lượng, vệ sinh và xã hội, môi trường. Từ đó góp phần thúc đẩy việc ứng dụng tiến bộ KHKT trong sản xuất và đời sống, thúc đẩy nhu cầu sản xuất và tiêu dùng xã hội theo hướng văn minh hiện đại.  Phát triển ngày càng cao thương mại dịch vụ theo hướng hiện đại, văn minh, đảm bảo cho hàng hóa được lưu thông thông suốt, đáp ứng tốt nhất nhu cầu trong lĩnh vực cung ứng các sản phẩm điện nhiệt lạnh, điều hòa không khí, hệ thống đo lường điều khiển, công trình dân dụng và công nghiệp  Góp phần dù rất nhỏ, nhưng cũng rất thiết thực trong giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội quan trọng của đất nước như vốn, việc làm, công nghệ  Không ngừng hoàn thiện bộ máy nhân lực từ bộ phận quản lý tới các phòng ban chức năng, bộ phận thừa hành, hoàn thiện và mở rộng mạng lưới kinh doanh

doc37 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 974 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng kinh doanh của công ty TNHH Đông Nam Á Phương Bắc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hác lại tiến hành thúc đẩy đưa sản phẩm vào trong thị trường, thực hiện phân phối đến tận tay người tiêu dùng, đã từng bước thúc đẩy nhanh quá trình thực hiện giá trị của sản phẩm. b) Chức năng thi công lắp đặt: Tổ chức thi công, lắp đặt các thiết bị công trình cơ điện tử, các hệ thống điều hòa không khí, nhiệt lạnh, ứng dụng phần mềm và các mạng LAN. Thực hiện chức năng của một doanh nghiệp kinh doanh trong ngành công nghiệp và xây dựng. Đào tạo và chuyển giao công nghệ trong kỹ thuật công nghệ, góp phần nâng cao trình độ ứng dụng KHCN trong các công trình dân dụng và công nghiệp trong nước. Góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa đất nước. I.2.2. Nhiệm vụ của Công ty. Kinh doanh có lãi, lấy thu bù chi; tích cực giảm chi phí kinh doanh, bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh; tự quản lý, trang trải, bù đắp để tồn tại và có lãi trong môi trường kinh doanh cạnh tranh hiện nay. Từ đó, tiếp tục mở rộng kinh doanh, nâng cao hiệu quả của kinh doanh, nâng cao vị thế và thương hiệu của doanh nghiệp. Cung cấp các sản phẩm, dịch vụ, công trình xây lắp có chất lượng tốt, phù hợp với nhu cầu, đáp ứng đúng và đủ các yêu cầu về chất lượng, vệ sinh và xã hội, môi trường. Từ đó góp phần thúc đẩy việc ứng dụng tiến bộ KHKT trong sản xuất và đời sống, thúc đẩy nhu cầu sản xuất và tiêu dùng xã hội theo hướng văn minh hiện đại. Phát triển ngày càng cao thương mại dịch vụ theo hướng hiện đại, văn minh, đảm bảo cho hàng hóa được lưu thông thông suốt, đáp ứng tốt nhất nhu cầu trong lĩnh vực cung ứng các sản phẩm điện nhiệt lạnh, điều hòa không khí, hệ thống đo lường điều khiển, công trình dân dụng và công nghiệp Góp phần dù rất nhỏ, nhưng cũng rất thiết thực trong giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội quan trọng của đất nước như vốn, việc làm, công nghệ Không ngừng hoàn thiện bộ máy nhân lực từ bộ phận quản lý tới các phòng ban chức năng, bộ phận thừa hành, hoàn thiện và mở rộng mạng lưới kinh doanh Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với nhà nước, xã hội, và người lao động. Chấp hành và tuân thủ pháp luật: thực hiện đầy đủ các quy định của nhà nước về hoạt động và nghiệp vụ kinh doanh, các khoản nộp thuế, nộp ngân sách nhà nước. Đối với xã hội, trong thực hiện hoạt động kinh doanh vẫn đảm bảo trách nhiệm về an ninh, vệ sinh môi trường, an sinh xã hội. Đãi ngộ và có các chế độ hợp lý trong lao động. II.3. Bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Đông Nam Á Phương Bắc: II.3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy. Xuất phát từ đặc điểm kinh doanh của công ty ( thương mại và công nghiệp xây lắp), từ thị trường hoạt động rộng lớn (trong nước và nước ngoài), và hình thức doanh nghiệp là công ty TNHH, nên ta thấy bộ máy tổ chức của công ty được tổ chức theo sơ đồ dưới đây. Sơ đồ 1.1 : Bộ máy tổ chức. Hội đồng quản trị Giám Đốc Phó Giám Đốc Chi nhánh và các văn phòng đại diện Phòng kỹ thuật và thi công công trình Phòng tài chính - kế toán Phòng kinh doanh VP đại diện tại Lào Bộ phận Kỹ thuật Phòng tài chính Bộ phận Marketing Cơ sở tại TP.Hồ Chí Minh Bộ phận Thi công Kế toán trưởng Bộ phận xuất nhập khẩu Bộ phận Hậu cần (Nguồn: Phòng tài chính kế toán) Có thể thấy, hệ thống tổ chức của công ty mang tính khoa học, hợp lý và chuyên môn hóa rất cao. Tính chuyên nghiệp trong công việc được đề cao, góp phần làm tinh giảm hệ thống và tránh chồng chéo. Giao công việc chuyên môn cao cho từng nhân viên chuyên trách giúp việc quản lý rõ ràng và cụ thể, làm tăng tinh thần trách nhiệm, tăng tính hiệu quả của công việc, tăng tính hợp tác trong và giữa các phòng ban. I.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban, các đơn vị trực thuộc. Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty, có nhiệm vụ xây dựng các kế hoạch sản xuất kinh doanh mang tích chất tổng quát, chiến lược mà kế hoạch đó được thực hiện thông qua sự điều hành và giám sát của Giám Đốc công ty Giám đốc công ty là người chịu trách nhiệm toàn bộ về kết quả kinh doanh của công ty trước HĐQT, là người điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Phòng Kỹ thuật và thi công công trình : chịu trách nhiệm trong việc thực hiện, thi công, xây lắp các công trình, hệ thống trong và ngoài nước mà Công ty đã nhận thi công. Mặt khác, phòng cũng chịu trách nhiệm trong việc bảo hành, cung cấp dịch vụ, sửa chữa và lắp đặt. Phòng Kỹ thuật và thi công công trình bao gồm bộ phận kỹ thuật, bộ phận thi công và bộ phận hậu cần. Trong đó, bộ phận kỹ thuật chịu trách nhiệm trong việc hoàn thiện sản phẩm kỹ thuật, sửa chữa vảbảo hành sản phẩm, kết hợp cùng với phòng kinh doanh để xây dựng, thiết kế và hoàn thiện các phương án và hồ sơ dự thầu; đào tạo và chuyển giao công nghệ. Bộ phận Thi công làm nhiệm vụ thi công, xây lắp các công trình, hệ thống mà công ty nhận hơp đồng thi công; lắp đặt các thiết bị, công trình theo thiết kế đã được lập từ bộ phận kỹ thuật. Bộ phận Hậu cần có liên hệ chặt chẽ nhất với phòng kinh doanh để cung ứng chính xác và đủ các phương tiện, chi tiết, máy móc, sản phẩm kỹ thuật cần thiết (cả trong thiết kế và các trường hợp nhu cầu kỹ thuật phát sinh) trong suốt quá trình thi công dự án. Phòng kỹ thuật và thi công công trình là phòng ban có quy mô lớn nhất trong công ty, số công nhân viên tại phòng này chiếm tới 1/2 số nhân viên toàn công ty. Phòng kỹ thuật và thi công công trình đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của công ty. Phòng Tài chính kế toán có chức năng phản ánh và giám đốc một cách liên tục và toàn diện các mặt hoạt động kinh tế tài chính ở doanh nghiệp, thống kê các chỉ số, thực hiện hoạch toán thuế, thực hiện nghĩa vụ về kế toán đối với nhà nước. Thực hiện các nghiệp vụ đến thanh toán, chuyển khoản và các hoạt động tài chính liên quan. Phòng kế toán tài chính của công ty còn kiêm nhiệm chức năng của phòng hành chính tổng hợp. Phòng kinh doanh có hai chức năng: kế hoạch và kinh doanh. Chức năng kế hoạch bao gồm việc kết hợp với các phòng ban khác trong việc lập các bản dự thầu, cân đối và dự báo cung cầu, giá cả hàng hóa trong hiện tại và tương lai về các sản phẩm, máy móc thiết bị có liên quan trong dự án hoặc thuộc lĩnh vực kinh doanh của công ty trên thị trường. Cân đối lực lượng hàng hóa, và xây dựng kế hoạch điều hòa hợp lý trong hoạt động kinh doanh của công ty mà chủ yếu là cung ứng hàng hóa cho bộ phận thi công công trình. Chức năng kinh doanh bao gồm việc tổ chức kinh doanh trên thị truờng về việc phân phối sản phẩm, thực hiện chức năng marketing sản phẩm, quan hệ khách hàng; thực hiện tìm kiếm, đàm phán, ký kết, thực hiện các hợp đồng trong nước và các hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hóa. Bộ phận xuất nhập khẩu thực hiện khai thác nguồn hàng và xúc tiến thương mại. Công ty có một văn phòng đại diện tại Lào : Công ty Xây dựng Thong Tha Vi (ESACOL), tại 04715 Nong Chan, Đường Dongpalan, Viên Chăn; đóng vai trò quan trọng khi công ty thực hiện thi công, xây lắp các công trình, hệ thống tại Lào. Văn phòng đại diện tại Lào không chỉ thực hiện chức năng tìm kiếm, phát triển, thi công các dự án tại Lào, mà còn đóng vai trò chính trong hoạt động xuất nhập khẩu gỗ của công ty. Cơ sở tại TP. Hồ Chí minh là Công ty TNHH Đông Nam Á ESACO đóng tại 17 Trần Quốc Thảo, Quận 3. I.4. Các lĩnh vực hoạt động của công ty Đông Nam Á Phương Bắc. Kinh doanh, là đại lý, nhà phân phối, nhà sản xuất, lắp ráp và sửa chữa các sản phẩm các loại thiết bị cơ khí, thiết bị kỹ thuật dùng cho dân dụng và công nghiệp như đồ điện gia dụng, các thiết bị lạnh, vỏ kho lạnh công nghiệp, vỏ tủ điện, tủ chuyển mạch công nghiệp, các thiết bị khử ẩm công nghiệp. Phân phối và lắp đặt các thiết bị thuộc bưu chính viễn thông, các thiết bị an toàn CCTV, camera giám sát, các thiết bị chuyên dụng cao dùng trong phát thanh truyền hình, thiết bị cung cấp năng lượng chất lượng cao dùng trong viễn thông (pin, ắc quy, bộ lưu điện UPS) Là nhà phân phối độc quyền của Hãng Rockwell Automation (USA) về các sản phẩm trong lĩnh vực tự động hóa công nghiệp. Là nhà thầu về lĩnh vực điện và cơ khí, điều khiển tự động, hệ thống điều hòa không khí, các công trình lạnh, kho lạnh, hệ thống cấp thoát nước, phòng cháy chữa cháy, hệ thống bồn chứa, hệ thống bồn cao áp, hệ thống xử lý nước thải sử dụng trong các công trình dân dụng và công nghiệp. Thiết kế và lắp đặt hệ thống điều khiển tự động, robot lắp ráp dùng trong công nghiệp, cung cấp cho các nhà máy đang hoạt động tại Việt Nam như Samsung Vina Electronics Co. HCM, Sony Vietnam Lts HCM, Viettronics Bienhoa HCM, JVC Vietnam Ltd HCM, Matsushita Vietnam Thuduc Thiết lập các trung tâm sửa chữa, các trạm bảo hành cho các sản phẩm kỹ thuật, điện tử trong lĩnh vực kinh doanh như các sản phẩm National/ Panasonic/ Technics, Panasert (Robot, dịch vụ công nghệ cao). Kinh doanh, cung cấp, lắp đặt các loại máy phát điện, thiết bị vật tư ngành điện nước, thiết bị thủy lợi, thiết bị cho nông lâm thủy hải sản. Xây dựng các công trình công nghiệp và dân dụng trong và ngoài nước; trang trí nội và ngoại thất. Kinh doanh buôn bán thiết bị tin học và phần mềm tin học; thực hiện chuyển giao công nghệ trong kỹ thuật công nghiệp, xử lý các chất môi trường, cài đặt và đào tạo ứng dụng các phần mềm ứng dụng và các mạng LAN. Buôn bán gỗ, đồ gỗ (trừ các loại gỗ bị nhà nước cấm); sản xuất, gia công, chế biến đồ gỗ phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH ĐÔNG NAM Á PHƯƠNG BẮC. II.1. Môi trường và thị trường kinh doanh của công ty. II.1.1. Thị trường của doanh nghiệp. Công ty TNHH Đông Nam Á Phương Bắc có thị trường hoạt động không chỉ khắp trong nước mà còn được mở rộng ra thị trường quốc tế. Đây là một lợi thế của công ty. Những năm gần đây, các dự án xây lắp công trình của công ty dần chuyển hướng thừ thị trường trong nước sang thị trường quốc tế. Về hoạt động kinh doanh và phân phối sản phẩm cơ điện lạnh của công ty, thị trường trong nước vẫn tạo doanh thu chủ yếu. Công ty luôn có kế hoạch cụ thể để cung cấp, phân phối đầy đủ, kịp thời và thuận tiện lượng hàng hóa, thiết bị cũng như mặt hàng kinh doanh để có thể duy trì và giữ vững thị trường đã chiếm lĩnh và cố gắng mở rộng sang thị trường tiềm năng. Thị trường trong nước là thị trường tiêu thụ sản phẩm chính của doanh nghiệp, chủ yếu tập trung tại các thành phố lớn có nhu cầu xây dựng, lắp đặt, sử dụng các thiết bị, hệ thống cơ điện lạnh như: Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hạ Long, Vũng Tàu, Nha Trang, Đà Nẵng, Biên Hòa, TP. Hồ Chí Minh Đồng thời, công ty đã mở rộng thị trường ngoài nước để tăng cường xuất nhập khẩu, thị trường chủ yếu là thị trường Đông Dương và ASEAN. Công ty kinh doanh trên nhiều lĩnh vực, trong đó có thể chia theo 3 lĩnh vực chính của công ty hiện nay là: Xây dựng, lắp đặt các công trình công nghiệp và dân dụng; Kinh doanh, phân phối các thiết bị, hệ thống cơ điện lạnh; và kinh doanh XNK gỗ và các sản phẩm đồ gỗ. Trong đó, thị trường trong nước là thị trường trọng điểm trong lĩnh vực phân phối các thiết bị, hệ thống lạnh. Đối với lĩnh vực thi công xây dựng công trình thì thị trường trong nước đã là thị trường lâu năm của công ty. Hiện nay, chiến lược của công ty là ổn định và giữ vững thị trường này, đồng thời vươn ra thị trường quốc tế, mà khu vực Đông Dương là thị trường đang được khai thác mạnh nhất, những năm gần đây đã mang lại cho công ty những công trình lớn. Khác với hai lĩnh vực trên, kinh doanh XNK gỗ và các sản phẩm từ gỗ có thị trường rộng lớn hơn nhiều, bao gồm cả thị trường nội địa mà chủ yếu là hai thành phố lớn, Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh và thị trường quốc tế ASEAN, Châu Âu, Mỹ. II.1.2. Môi trường kinh doanh của Công ty TNHH Đông Nam Á Phương Bắc. II.1.2.1. Quan hệ với nhà cung cấp. Công ty luôn đảm bảo được nguồn hàng do có các mối quan hệ bạn hàng thân thiết và lâu đời đối với các nhà cung cấp.Nhờ vào vị trí trên thị trường và uy tín của mình, ESACON là nhà phân phối độc quyền của các sản phẩm cơ điện lạnh sử dụng trong các công trình công nghiệp và dân dụng của nhiều hãng nổi tiếng trong nhiều năm qua như National, Panasonic, Rockwell Automation.. Ý thức dược vị trí là nhà phân phối, làm chức năng thương mại, công ty luôn tăng cường quan hệ tin tưởng, hợp tác, liên kết chặt chẽ thông qua ký kết các hợp đồng phân phối độc quyền, hợp đồng đại lý phân phối sản phẩm, hợp đồng liên kết dịch vụ khách hàng với các nhà sản xuất, các nhà cung cấp của mình, không chỉ về các sản phẩm cơ điện tử mà toàn bộ các sản phẩm trong danh mục hàng hóa như gỗ, thiết bị báo động, phòng cháy chữa cháy, hay phầm mềm công nghệ thông tin. II.1.2.2. Đối thủ cạnh tranh. Trong nền kinh tế thị trường, nhất là khi hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, bất kỳ doanh nghiệp nào đều đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt và công ty ESACON không phải là một ngoại lệ, đặc biệt khi lĩnh vực kinh doanh chủ yếu là về các thiết bị cơ điện tử dân dụng và công nghiệp (nhu cầu sử dụng ngày càng tăng lên nhanh chóng trong xu hướng hiện đại hóa của nền công nghiệp và sự tăng lên của mức sống dân cư). Thứ nhất, đối thủ cạnh tranh tranh hiện hữu của công ty trên lĩnh vực xây dựng, lắp đặt các công trình công nghiệp và dân dụng là các công ty lớn, có uy tín lâu năm trên thị trường như Công ty cổ phần cơ điện lạnh REE. Công ty cổ phần cơ điện lạnh REE được thành lập từ năm 1977, Vốn điều lệ: 575.149.920.000 đồng, và đã niêm yết cỏ phiếu trên thị trường chứng khoán. REE là đơn vị hàng đầu về cơ điện công trình cho các công trình thương mại, công nghiệp, dân dụng và cơ sở hạ tầng và đã thực hiện hàng trăm công trình trên khắp mọi miền đất nước trong đó có nhiều công trình nổi tiếng và mang tầm vóc lớn nhất Việt Nam. Hiện nay, công ty không chỉ là nhà thầu lắp đặt và xây dựng công trình mà còn là nhà sản xuất thiết bị điện lạnh nổi tiếng tại Việt Nam với sản phẩm mang thương hiệu REETECH. Tiếp đến là Công ty cổ phần Kỹ thuật công trình Việt Nam, có hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây lắp công trình kho lạnh và công nghiệp. Trước đây, công ty cổ phần Kỹ thuật công trình Việt Nam là công ty nhà nước nhưng đã tiến hành cổ phần hóa năm 1998. Dựa vào uy tín và nguồn lực sẵn có của một công ty nhà nước, đã giúp công ty giành được các gói thầu trị giá lớn. Còn phải kể đến Công ty công nghệ điện tử, cơ khí và môi trường EMECO (công ty nhà nước), công ty cổ phần tư vấn, thiết kế và xây lắp CDS.. Ngoài ra công ty còn có một loạt các đối thủ tiềm ẩn là các công ty xây lắp cơ điện tử mới thành lập hoặc có quy mô nhỏ hơn nhưng có xu hướng không ngừng phát triển. Thứ hai, trong lĩnh vực phân phối sản phẩm cơ điện tử, công ty là nhà phân phối độc quyền và đại lý phân phối của rất nhiều các hãng nổi tiếng nhưng bên cạnh công ty còn tồn tại rất nhiều doanh nghiệp là đại lý độc quyền của một số các hãng điện tử khác, đồng thời cũng là đại lý phân phối, và quy mô mạng lưới phân phối của họ ngày càng được mở rộng, ví dụ như công ty TNHH Thăng Uy, là một đối thủ trực tiếp của ESACON về cung cấp phân phối thiết bị điện lạnh công nghiệp. Bên cạnh đó, sự phát triển ngày càng mạnh của các hệ thống siêu thị, điện tử, điện lạnh quy mô lớn và nhỏ làm cho thị trường phân phối trực tiếp của công ty ngày càng bị thu hẹp. Có thể kể đến các Siêu thị điện máy như Nguyễn Kim, Home Center (HC), Việt Long II.2. Danh mục sản phẩm kinh doanh của công ty. Điện gia dụng : máy điều hòa không khí, tủ lạnh, nồi cơm điện, máy giặt, máy hút bụi, bình nước nóng, máy hút ẩm. Thiết bị cơ khí, điện tử, điện lạnh công nghiệp: thiết bị lạnh, vỏ kho lạnh, thiết bị khử ẩm, vỏ tủ điện, tủ chuyển mạch, máy phát điện, hệ thống thông gió công nghiệp.. Các loại cửa tự động dùng cho gia dụng và các khu công cộng Các thiết bị viễn thông : điện thoại cố định, tổng đài, fax, bộ đàm, điện thoại di động, GMS, các thiết bị cung cấp và dự trữ năng lượng chất lượng cao dùng trong viễn thông: pin, ắc quy, bộ lưu điện UPS.. Các thiết bị an toàn CCTV, Camera giám sát. Các thiết bị chuyên dụng cao dùng trong phát thanh và truyền hình. Các thiết bị phòng cháy, chữa cháy, báo cháy Các thiết bị tự động hóa công nghiệp Gỗ, đồ gỗ xuất khẩu và đồ dùng, nội thất văn phòng. II.3. Năng lực kinh doanh của công ty TNHH Đông Nam Á Phương Bắc: II.3.1. Năng lực về tài chính. Công ty được thành lập ban đầu với số vốn điều lệ là 1.400.000.000 (Một tỷ bốn trăm triệu Đồng), là từ nguồn vốn góp hoàn toàn của các thành viên hội đồng quản trị. Theo quá trình hoạt động, để tạo điều kiện mở rộng kinh doanh và phát triển năng lực tài chính, các thành viên hội đồng quản trị đã góp vốn làm tăng vốn kinh doanh lên hơn năm tỷ đồng. Tổng vốn và tài sản của công ty phát triển qua quá trình kinh doanh được thể hiện thông qua bảng sau: Bảng 2.1. Tóm tắt tình hình vốn và tài sản của công ty phân theo các năm TT Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1 Tổng tài sản 3.951.431.602 3.447.456.190 5.477.753.766 2 Tổng nợ phải trả 1.937.100.817 1.413.134.657 1.793.912.549 3 Vốn CSH 2.014.330.785 2.034.321.533 3.683.841.217 4 Vốn KD 2.010.262.397 2.010.262.397 5.010.262.397 5 VLĐ thường xuyên 1.825.429.384 1.569.427.323 3.577.689.809 6 Doanh thu 7.610.674.402 2.744.278.353 3.473.858.689 (Nguồn : Phòng tài chính kế toán) Ngoài ra, công ty có uy tín và quan hệ lâu dài và tin tưởng với các ngân hàng nên có thể xin cấp tín dụng tại các ngân hàng: Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, Ngân hàng ACB với số tiền tín dụng lên tới 6.500.000.000 (Sáu tỷ năm trăm triệu đồng ). Đây là cơ sở cho doanh nghiệp mạnh dạn mở rộng kinh doanh và phát triển dự án, nâng cao khả năng thích ứng của doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh đầy biến động hiện nay. Như vậy, khả năng tài chính của công ty hiện nay là khá ổn định và có xu hướng phát triển. Nếu so sánh với các doanh nghiệp tư nhân có quy mô vừa và nhỏ trong lĩnh vực thi công công trình cơ điện lạnh, thì khả năng tài chính của công ty là vững chắc. Tuy nhiên để có khả năng nhận được các gói thầu lớn mà hiện nay các công ty xây dựng NN đang nắm ưu thế thì cần tổ chức kinh doanh hiệu quả, tích cực nâng cao nguồn vốn kinh doanh hơn nữa. II.3.2. Năng lực về nhân sự và quản lý. Bộ máy hoạt động của công ty được nhận định là rất tinh giảm và gọn nhẹ, giảm chồng chéo đến mức tối đa. Về chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ công nhân viên của công ty ở mức chuyên nghiệp hóa cao. Số cán bộ công nhân viên của ESACON : 40 người - Tốt nghiệp đại học và trên đại học: 10 người - Công nhân lành nghề bậc 7/7: 04 người - Công nhân lành nghề bậc 6/7: 08 người - Công nhân lành nghề bậc 5/7: 10 người Đội ngũ cán bộ KHKT có trình độ và năng lực, biết tổ chức, quản lý và điều hành tốt. Các cán bộ kỹ thuật của công ty có kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công, lắp đặt, bảo trì, sửa chữa. Đội ngũ kỹ thuật của công ty có chuyên môn sâu và đã được đào tạo chuyên môn trong và ngoài nước như : Nhật Bản (6 người), Thái Lan (6 người), Singapore (3 người), Italia (4 người), Malaysia, Hàn Quốc,Mỹ, Hồng Kông (04 người) Trình độ ngoại ngữ trung bình của toàn bộ nhân viên công ty chưa cao. Tuy nhiên, những cán bộ có nghiệp vụ liên quan đến kinh doanh, thanh toán, kế toán, hoặc các cán bộ kỹ thuật có chuyên môn sâu và công việc đòi hỏi cần trình độ ngoại ngữ trong cập nhật thông tin về khoa học công nghệ, thiết bị máy móc, thì lại có khả năng ngoại ngữ tốt, có thể sử dụng thành thạo như ngôn ngữ thứ hai. Các ngoại ngữ được sử dụng là Tiếng Anh, Tiếng NgaĐiều này thể hiện tính chuyên nghiệp hóa trong công việc của cán bộ công ty. Đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn sâu, đã được đào tạo và bảo vệ thành công luận văn thạc sỹ và tiến sỹ tại Liên Xô cũ về các lĩnh vực chuyên môn nhiệt lạnh, hạt nhân nguyên tử và công nghệ nhẹ nhiệt đới. Về chuyên môn nghiệp vụ quản lý, đội ngũ thuộc ban lãnh đạo cũng đã học tập, nghiên cứu thêm, kết hợp với quá trình thực tiễn và kinh nghiệm, từ đó tạo nên khả năng quản lý tốt. II.3.3. Năng lực về Kỹ thuật, công nghệ và cơ sở vật chất của công ty. Vì hoạt động trong lĩnh vực kỹ thuật, điện tử nên việc nâng cao năng lực về KHKT và công nghệ luôn là một nhu cầu thiết yếu và đòi hỏi được thực hiện liên tục. Nhận thức được điều đó, công ty tiến hành hoạt động nâng cao trình độ nghiệp vụ cho nhân viên thường xuyên, tích cực ứng dụng máy móc thiết bị có trình độ KHKT ngày càng hiện đại trong kinh doanh và thi công công trình, trang bị các máy móc thiết bị hiện đại hơn cho công nhân viên nhằm làm tăng hiệu quả công việc. Hiểu biết của nhân viên công ty về kỹ thuật, công nghệ rất tốt để đảm bảo hoàn thiện công việc và đạt năng suất cao. Với chức năng là đại lý phân phối, và là trung tâm bảo dưỡng sản phẩm cơ điện lạnh của rất nhiều hãng nổi tiếng, công ty có trang bị cơ sở vật chất đầy đủ đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của công ty. Mỗi nhân viên làm việc tại trụ sở được trang bị một máy tính nối mạng, một máy điện thoại bàn cùng đầy đủ các trang thiết bị văn phòng khác như máy in, máy photo, fax Nhân viên sử dụng internet để thực hiện công tác tìm kiếm bạn hàng, hỏi giá, chào hàng, nhận đơn đặt hàng, thực hiện nghiệp vụ thanh toán, lập LC, mua bảo hiểm II.4. Kết quả kinh doanh của công ty. Kết quả kinh doanh của công ty được phản ánh qua các bảng số liệu sau: Bảng 2.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. (Đơn vị : VNĐ) Chỉ Tiêu MS 2005 2006 2007 2008 1 Tổng doanh thu 01 5,538,465,600 7,610,674,402 2,744,278,353 3,473,858,689 2 Các khoản giảm trừ (04+05+06+07) 03 - - 4,392,240 - a Chiết khấu thương mại 04 - - - - b Giảm giá hàng bán 05 - - 4,392,240 - c Giá trị hàng bán bị trả lại 06 - - - - d Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế GTGT theo PPTT phải nộp 07 - - - - 3 Doanh thu thuần (08 = 01 - 03) 08 5,538,465,600 7,610,674,402 2,739,886,113 3,473,858,689 4 Doanh thu hoạt động tài chính 09 2,310,804 2,714,080 3,141,505 3,793,637 5 Chi phí SXKD hàng hóa dịch vụ (10=11+12+13) 10 5,475,493,364 7,273,743,543 2,537,494,870 3,830,484,251 a Giá vốn hàng bán 11 5,071,635,550 6,746,469,567 2,008,687,301 3,102,887,162 b Chi phí bán hàng 12 30,000,000 34,200,000 c Chi phí quản lý doanh nghiệp 13 403,857,814 527,273,976 498,807,569 693,397,089 6 Chi phí tài chính 14 61,964,970 335,576,551 183,152,000 224,118,574 Trong đó:CP lãi vay dùng cho SXKD 15 61,964,970 335,576,551 183,152,000 224,118,574 7 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (16= 08 + 09 - 10 - 14) 16 3,318,070 4,068,388 22,380,748 -4,054,602,825 8 Thu nhập khác 17 17,272,722 - 10,000,000  0 9 Chi phí khác 18 - - 12,390,000 0 10 Lợi nhuận khác (19 = 17 - 18) 19 17,272,722 - -2,390,000 0 11 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế TNDN (20 = 16 + 19) 20 20,590,792 4,068,388 19,990,748 -580,744,136 12 Chi phí thuế TNDN 21 5,765,422 1,139,149 5,597,409 - 13 Lợi nhuận sau thuế 22 14,825,370 2,929,239 14,393,339 -580,744,136 Bảng 2.3. Tài sản và nguồn vốn của công ty. (Đơn vị : VNĐ) MS 2006 2007 2008 TÀI SẢN A. TSLĐ và đầu tư ngắn hạn 100 3,762,530,201 2,982,561,980 5,371,602,358 1. Tiền 110 174,741,606 574,997,537 1,931,601,469 2. Tiền gửi ngân hàng 14,106,089 1,183,914,486 3. Các khoản phải thu 130 1,479,056,328 124,777,919 137,688,920 4. Hàng tồn kho 140 1,907,545,166 2,096,802,752 1,843,688,409 5. Tài sản lưu động khác 150 187,081,012 185,983,772 274,709,074 B. TSCĐ và đầu tư dài hạn 200 188,901,401 464,894,210 106,151,408 1. TS cố định 210 188,901,401 134,131,678 106,151,408 2. Đầu tư tài chính 220 - - - 3. DPGGĐTTC 229 - - - 4. CPXDCBD 230 - - - 5. Tài sản dài hạn khác 240 - 330,762,532 - ∑ Tài sản 250 3,951,431,602 3,447,456,190 5,477,753,766 NGUỒN VỐN A. Nợ phải trả 300 1,937,100,817 1,413,134,657 1,793,912,549 1. Nợ ngắn hạn 310 1,937,100,817 1,413,134,657 1,793,912,549 2. Nợ dài hạn 320 - - - B. NV chủ sở hữu 400 2,014,330,785 2,034,321,533 3,683,841,217 1. Nguồn vốn kinh doanh 410 2,010,262,397 2,010,262,397 5,010,262,397 2. Lãi chưa phân phối 419 4,068,388 24,059,136 -1,326,421,180 ∑ NV 3,951,431,602 3,447,456,190 5,477,753,766 II.5. Phân tích tài chính thực trạng kinh doanh của công ty TNHH Đông Nam Á Phương Bắc. II.5.1. Phân tích diễn biến sử dụng vốn và tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh. Vốn hoạt động của công ty phân theo cơ cấu vốn chủ sở hữu như sau: Bảng 2.4. Vốn hoạt động của công ty phân theo cơ cấu vốn chủ sở hữu. Diễn giải 2006 2007 2008 Tổng VCSH trong đó 2.014.330.785 2.034.321.533 3.683.841.217 Đầu tư cho TSCĐ 188.901.401 134.131.678 106.151.408 VLĐ thường xuyên 1.825.429.384 1.569.427.323 3.577.689.809 (Nguồn : Phòng tài chính kế toán) Thông qua bảng trên, ta thấy số vốn của công ty có xu hướng tăng lên theo từng năm. Năm 2008, số vốn CSH đã tăng 1.669.510.432 đồng, tương ứng với 82.88% so với năm 2006. Có sự tăng đột biến trong năm 2008, tăng 81% so với 2007. Ta cũng thấy, công ty có xu hướng giảm đầu tư cho TSCĐ và chuyển hướng sử dụng vốn cho VLĐ thường xuyên. Năm 2008, số VLĐ thường xuyên đã tăng 2.008.262.486 đồng, tương ứng 127.96% so với năm 2007. Như vậy, công ty đã quan tâm đầu tư vào hoạt động kinh doanh thương mại hiện thời hơn là đầu tư tăng cho TSCĐ. Công ty hoạt động chủ yếu là kinh doanh dịch vụ xây lắp, thi công công trình, mà đặc điểm chính của công ty thương mại dịch vụ là có số VLĐ cao. Việc nâng cao số VLĐ tạo điều kiện cho DN có khả năng tham gia vào thi công các công trình có quy mô lớn hơn. Thông qua bảng 2.3 và tài sản và nguồn vốn của công ty, ta nhận thấy với tư cách là công ty TNHH, có quy mô vừa và nhỏ, công ty Đông Nam Á Phương Bắc có tiềm lực tài chính là tương đối tốt, với số vốn tăng đến hơn 5 tỷ đồng trong năm 2008. Tổng nguồn vốn của công ty có xu hướng tăng lên theo các năm, đặc biệt để đáp ứng nhu cầu mở rộng kinh doanh,năm 2008, thành viên trong hội đồng quản trị đã góp thêm 3.000.000.000 (3 tỷ đồng) bằng tiền mặt, từ đó làm tăng nguồn vốn và tài sản bằng tiền cho doanh nghiệp. Mặt khác, công ty cũng huy động nguồn vốn từ các nguồn khác như vay ngân hàng ngắn hạn. Tuy nhiên, công ty không phụ thuộc nhiều vào nguồn vay ngân hàng mà chủ yếu phụ thuộc vào thực lực của chính công ty và chủ yếu. Tỷ trọng của vốn vay ngân hàng, không chiếm tỷ lệ lớn, chỉ dao động ở mức1,4 đến 1,9 tỷ đồng trong các năm. Điều này thể hiện, công ty đã thực hiện việc đa dạng hóa nguồn vốn huy động phục vụ kinh doanh tuy nhiên vẫn duy trì sự vững vàng bằng tính tự chủ từ nguồn vốn góp của mình. Bảng 2.5. Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên. (Đơn vị : VNĐ) Chỉ tiêu 2006 2007 2008 1. Khoản phải thu 1,479,056,328 124,777,919 137,688,920 2. Hàng tồn kho 1,907,545,166 2,096,802,752 1,843,688,409 3.Nợ ngắn hạn 1,937,100,817 1,413,134,657 1,793,912,549 Nhu cầu VLĐ thường xuyên (1+2-3) 1,449,500,677 808,446,014 187,464,780 Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên là lượng vốn ngắn hạn DN cần để tài trợ cho 1 phần TSLĐ (chính là phần TSLĐ không phải là tiền), đó là hàng tồn kho và các các khoản phải thu. Ta thấy, nhu cầu vốn lưu động thường xuyên luôn >0 tức là tồn kho và các khoản phải thu > nợ ngắn hạn. Như vậy, tài sản ngắn hạn của DN lớn hơn các nguồn vốn ngắn hạn mà doanh nghiệp có được từ bên ngoài và doanh nghiệp phải dùng nguồn vốn dài hạn để tài trợ vào phần chênh lệch. Giải pháp đặt ra là DN cần giải phóng lượng hàng tồn kho và phải thu của khách hàng mà đặc biệt trong trường hợp này là hàng tồn kho của DN luôn ở mức cao và cần tích cực làm giảm. Bảng 2.6. Vốn Bằng tiền: (Đơn vị : VNĐ) Chỉ tiêu 2006 2007 2008 1. VLĐ thường xuyên 1.825.429.384 1.569.427.323 3.577.689.809 2. Nhu cầu VLĐ thường xuyên (1+2-3) 1,449,500,677 808,446,014 187,464,780 Vốn bằng tiền (1-2) 375,928,707 760,981,309 3,390,225,029 Vốn bằng tiền của công ty là dương và có xu hướng tăng lên, đặc biệt năm 2008, số vốn bằng tiền có mức tăng đột biến, lên tới 3,390,225,029 đồng. lý do chính là việc ban quản trị của công ty đã tăng cường vốn cho doanh nghiệp bằng cách góp thêm số vốn là 3,000,000,000 đồng. VLĐ thường xuyên của công ty luôn tăng chứng tỏ rằng công ty đảo bảo TSCĐ bằng nguồn vốn dài hạn. Thông qua các phân tích trên ta có thể đưa ra kết luận là toàn bộ TSCĐ của công ty được tài trợ một cách vững chắc bằng nguồn vốn dài hạn. đồng thời công ty có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn; tình hình vốn như vậy là tốt. Tuy nhiên, nếu như DN có khả năng thì nên tiến hành vay dài hạn thay vì vay một lượng lớn ngắn hạn như vậy. Yêu cầu nữa đặt ra là tích cực làm giảm lượng hàng tồn kho. II.5.2. Phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn công ty. Về tài sản, hàng năm, tổng tài sản của công ty đều tăng lên về lựong, từ 3,951,431,602 đồng năm 2006 đến 5,477,753,766 đồng năm 2008. Trong đó, chiếm tỷ lệ lớn trong tổng tài sản là tài sản lưu động, đã đạt 98% trong tổng tài sản doanh nghiệp. Điều này hoàn toàn phù hợp với lĩnh vực kinh doanh thương mại và dịch vụ của công ty. Bảng 2.7. Kết cấu tài sản và nguồn vốn. Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Lượng (đồng) Tỷ trọng (%) Lượng (đồng) Tỷ trọng (%) Lượng (đồng) Tỷ trọng (%) TSLĐ 3,762,530,201 95,2 2,982,561,980 86,5 5,371,602,358 98 TSCĐ 375,928,707 4,8 760,981,309 13,5 106,151,408 2 ∑ TS 3,951,431,602 100 3,447,456,190 100 5,477,753,766 100 Nợ phải trả 1,937,100,817 49 1,413,134,657 41 1,793,912,549 32,75 Vốn CSH 2,014,330,785 51 2,034,321,533 59 3,683,841,217 67,25 ∑ NV 3,951,431,602 100 3,447,456,190 100 5,477,753,766 100 Tỷ lệ nợ phải trả của công ty dao động ở mức 30% đến 50%, tuy nhiên có xu hướng giảm dần qua các năm. Năm 2008, chỉ chiếm 32,75%, tương ứng với 1,793,912,549 đồng. thay vào đó là sô vốn chủ sở hữu của DN tăng lên cả về lượng và chất. Hai điều trên cho thấy công ty có khả năng tài chính khá độc lập, các khoản đầu tư của công ty chủ yếu là ngắn hạn vào hoạt động kinh doanh hiện tại nên tài sản lưu động chiếm tỷ lệ lớn trong tổng tài sản. II.5.3. Phân tích khái quát các chỉ tiêu tài chính trung gian trong báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Dựa vào bảng 2.2 và 2.3 về báo cáo kết quả kinh doanh và tài sản, nguồn vốn của công ty đã có ở trên, ta có thể đưa ra các khái quát như sau: Về doanh thu trong năm của công ty có sự tăng trưởng. Năm 2008, doanh thu của công ty tăng từ2,744,278,353 đồng lên 3,473,858,689 đồng, tương ứng với 26,58 %. Cũng nhận thấy, doanh thu các năm 2005, 2006 ở mức rất cao nhưng đột ngột bị hạ xuống vào năm 2007. Có thể giải thích cho vấn đề này là do nhu cầu xây dựng năm 2005 và 2006 là rất cao, hàng loạt các dự án về nhà chung cư, nhà văn phòng, công trình đều được mùa phát triển. Đến năm 2007, do tình hình biến động của kinh tế thế giới và sự bão hòa của nhu cầu về bất động sản dẫn đến sự sụt giảm nhanh chóng. Bảng 2.8. Tỷ lệ giá vốn hàng bán trong doanh thu thuần. Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Lượng (đồng) Tỷ trọng (%) Lượng (đồng) Tỷ trọng (%) Lượng (đồng) Tỷ trọng (%) Doanh thu thuần 7,610,674,402 100 2,739,886,113 100 3,473,858,689 100 Giá vốn hàng bán 6,746,469,567 88,64 2,008,687,301 73,19 3,102,887,162 89,32 Giá vốn hàng bán của công ty tương đối ổn định, chiếm ở mức 80 - 90% của doanh thu thuần. Tỷ lệ này được đánh giá là ở mức cao, cần tích cực thực hiện các giải pháp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành. Cũng cần nhìn nhận về lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty là thi công các gói thầu, việc giá vốn hàng bán chiếm tỷ lệ lớn chính là việc cân đối để nâng cao khả năng thắng thầu của công ty. Lãi trước và sau thuế của DN bị đánh giá là không cao. Thậm chí năm 2008, công ty còn không có lợi nhuận. Nguyên nhân chính là do chi phí cho bán hàng và quản lý là rất cao và đã tăng lên trong năm 2008 (từ 498,807,569 đồng năm 2007 lên 693,397,089 đồng năm 2008) tương ứng tăng 28,06 %. Doanh nghiệp cần có ngay những giải pháp hữu hiệu để làm giảm chi phí quản lý và chi phí bán hàng. Một nguyên nhân khác là do hàng năm, DN phải chi trả một lượng chi phí tài chính lớn mà chủ yếu là lãi vay ngân hàng. Riêng trong năm 2008, số tiền chi cho lãi vay (chi phí tài chính) lên tới 224,118,574 đồng. Chi phí tài chính tăng cao trong năm 2008 là do lãi suất vay ngân hàng trong năm tăng cao làm chí phí vốn lớn. Đây là một nguyên nhân chủ yếu giải thích cho việc lợi nhuận âm. II.5.4. Phân tích các chỉ tiêu và tỷ lệ tài chính chủ yếu. Bảng 2.9. Chỉ tiêu và tỷ lệ tài chính chủ yếu. Chỉ tiêu 2006 2007 2008 1. Hệ số thanh toán ngắn hạn 1.94 2.11 2.99 2. Hệ số thanh toán nhanh 0.86 0.495 1.813 3. Hệ số thanh toán tức thời 0.097 0.4 1.737 4. Hệ số nợ tổng tài sản 0.49 0.41 0.327 5. Hệ số nợ vốn CSH 0.961 0.694 0.487 6. Hệ số khả năng thanh toán lãi vay 1.012 1.109 -1.59 7. Hệ số cơ cấu tài sản (Tỷ lệ TSLĐ/∑TS) 0.952 0.865 0.98 8. Hệ số cơ cấu nguồn vốn CSH 0.51 0.59 0.6725 9. Vòng quay hàng tồn kho 3.537 0.958 1.683 − Kỳ luân chuyển hàng tồn kho (ngày) 103 381 216 10. Vòng quay VLĐ 2.02 0.919 0.647 −Kỳ chu chuyển VLĐ (ngày) 180 397 567 11. Hiệu suất sử dụng TSCĐ 40.29 5.893 32,72 12. Hiệu suất sử dụng tổng TS 1.926 0.795 0.634 13. Kỳ thu tiền bình quân (ngày) 71 16 14 14. Hệ số sinh lợi doanh thu 0.0004 0.0053 -0.16 15. Hệ số sinh lợi tổng TS 0.0007 0.0042 -0.106 16. Hệ số sinh lợi vốn CSH 0.0015 0.007 -0.157 Thông qua bảng số liệu trên ta có thê đưa ra một số các nhận định sau về kết quả kinh doanh của công ty: Thứ nhất, về khả năng thanh toán của công ty là có thể chấp nhận được. Khả năng thanh toán được cải thiện qua từng năm, cả 3 hệ số thanh toán nhanh, thanh toán ngắn hạn và thanh toán tức thời đều tăng, chứng tỏ doanh nghiệp đã thực hiện các biện pháp làm tăng tính thanh khoản. Hệ số thanh toán nhanh và thanh toán tức thời đã tăng trong năm 2008, tạo ra khả năng ứng phó nhanh với các khoản nợ đến hạn phải trả trong năm. Hệ số thanh toán ngắn hạn của công ty tương đối cao, năm 2008 là 2,99. Nếu nhìn vào bảng 2.3, tài sản và nguồn vốn của công ty, ta thấy tỷ lệ hàng tồn kho chiếm một lượng lớn, đây cũng là một trong các nguyên nhân làm tăng hệ số thanh toán ngắn hạn của công ty. Hệ số thanh toán nhanh của các năm trước là <1, thể hiện tính thanh khoản ngay lập tức thấp cho toàn bộ các khoản nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, đến năm 2008, hệ số này tăng lên mức 1,813 thể hiện khả năng thanh toán tốt. Phân tích sâu hơn ta thấy hệ số thanh toán ngay của công ty cao hơn hệ số thanh toán tức thời, thể hiện tài sản ngắn hạn không phụ thuộc nhiều vào lượng hàng tồn kho. Như vậy, tuy lượng hàng tồn kho là lớn, cần tích cực làn giảm nhưng nhìn một cách toàn diện thì công ty phẫn đảm bảo tốt khả năng thanh toán cho các khoản nợ của mình. Thứ hai, hệ số nợ của công ty có xu hướng giảm dần theo các năm. Hệ số nợ trên tổng tài sản, và trên vốn CSH của công ty ở mức trung bình thấp (hệ số nợ trên tổng TS là 0.327, hệ số nợ trên vốn CSH là 0.487 vào năm 2008) thể hiện khả năng thanh toán các khoản nợ là tốt và doanh nghiệp có tiềm lực tài chính là tương đối độc lập và ít phụ thuộc vào các nguồn tài trợ từ bên ngoài. Mặt khác, Vốn chủ sở hữu của công ty tăng dần qua các năm và chiếm 67,25% trên tổng nguồn vốn năm 2008, thể hiện khả năng tài chính độc lập. Thứ ba, hàng tồn kho chiếm một lượng lớn trong tổng TS tuy nhiên số ngày 1 vòng quay hàng tồn kho là rất dài. Điều này là không tốt cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cần có các biện pháp làm tăng vòng quay hàng tồn kho và có kế hoạch kinh doanh hợp lý để làm giảm lượng tồn kho hàng năm. Số vòng quay vốn lưu động là thấp như vậy hiệu quả do vốn đem lại là chưa cao. Tuy nhiên, nếu xét đến lĩnh vực kinh doanh của công ty là thi công lắp đặt thiết bị tại các công trình lớn thì số vòng quay của vốn lưu động thấp cũng là chấp nhận được vì thông thường một công trình thường kéo dài và đòi hỏi đầu tư lớn. Tuy nhiên doanh nghiệp cần có các biện pháp khắc phục nâng cao khả năng sinh lời của vốn lưu động. Thứ tư, hiệu suất sử dụng tài sản là thấp (năm 2008 : 0,634), như vậy công ty hoạt động chưa hết công suất, khả năng có thể. Nếu đầu tư thêm vốn thì công ty có thể mở rộng kinh doanh thêm. Thứ năm, hệ số sinh lợi rất thấp. Năm 2008, thậm chí doanh nghiệp còn không có lãi. Qua tìm hiểu thực tế dược biết, đây là kết quả của việc biến động giá cả thị trường của các thiết bị mà doanh nghiệp kinh doanh cộng với tỷ lệ lạm phát của Việt Nam ở mức cao, dẫn đến giá vốn hàng bán đột ngột tăng (do nguồn hàng của công ty chủ yếu là nhập khẩu từ nước ngoài), lợi nhuận thu lại từ các gói thầu bị hạ thấp, tuy nhiên vẫn phải chi trả số tiền chi cho quản lý, bán hàng rất cao. Đầu năm 2008, giá vật tư, thiết bị của ngành xây lắp tăng cao do giá thép thế giới tăng cao. Mặt khác, hàng năm, công ty phải chi trả một lượng lớn chi phí tài chính, đây là khoản chi phí cho vay vốn của ngân hàng. Trong năm 2008, việc huy động vốn là cực kỳ khó khăn, lãi suất cho vay ngắn hạn của ngân hàng cao. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình hình kinh doanh không có hiêu quả của công ty trong năm 2008. Doanh nghiệp cần có các biện pháp sớm khắc phục tình trạng này như tinh giảm bộ máy tổ chức, nâng cao hiệu quả kinh doanh của vốn, hay tăng cường thêm vốn tự có và mở rộng khả năng kinh doanh CHƯƠNG III. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KINH DOANHCỦA CÔNG TY TNHH ĐÔNG NAM Á PHƯƠNG BẮC. III.1. Những mặt mạnh của công ty. Qua những phân tích thực trạng kinh doanh và dựa vào đặc điểm kinh doanh của công ty, có thể thấy được điểm mạnh của công ty bao gồm: Nguồn nhân lực của công ty có hàm lượng chất xám cao, mang tính chuyên nghiệp, đặc biệt là các chuyên viên kỹ thuật thi công công trình. Không chỉ giỏi chuyên môn mà những nhân viên này đều có rất nhiều kinh nghiệm thực tế thông qua quá trình công tác và bồi dưỡng chuyên sâu ở nước ngoài. Bộ máy quản lý nhân sự là rất tinh gọn, tích cực giảm chồng chéo trong công việc. Có thể nói nguồn nhân lực của công ty chính là một trong các yếu tố làm tăng cạnh tranh của công ty trên thị trường. Công ty có khả năng tài chính độc lập. Nguồn vốn kinh doanh chủ yếu hình thành từ vốn góp của ban quản trị. Thông qua phân tích tình hình tài chính ở trên cũng nhận thấy, công ty không quá phụ thuộc vào nguồn vốn vay ngân hàng và các nguồn bên ngoài. Mặt khác, khả năng thanh khoản của công ty đối với các khoản nợ là rất tốt (cả về thanh toán ngay, ngắn hạn, và tức thì). Qua quá trình hoạt động kinh doanh, uy tín của công ty trên thị trường ngày càng được khảng định, tạo điều kiện cho công ty tham gia các gói thầu có quy mô ngày càng lớn và đỏi hỏi chất lượng thi công ngày càng cao. Thành công này, phải kể đến khả năng lãnh đạo của ban giám đốc và mối quan hệ tin tưởng, bền vững mà công ty cũng như bộ máy quản lý đã tạo dựng đối với bạn hàng, nhà cung cấp, và đối tác liên quan Chủ động về nguồn hàng cũng là một điểm mạnh của công ty. Không chỉ có quan hệ làm ăn bền vững và chủ động trong việc chuẩn bị nguồn hàng, công ty còn là đại lý độc quyền của các hãng lớn, nổi tiếng trên thế giới trong lĩnh vực cơ điện tử. Tỷ lệ vốn lưu động chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu vốn làm tăng tính linh hoạt trong hoạt động kinh doanh dịch vụ và thương mại ở doanh nghiệp. tuy nhiên, về dài hạn công ty nên có chiến lược thích hợp trong xác lập cơ cấu vốn và sử dụng đa dạng các nguồn hình thành vốn. III.2. Những điểm yếu của công ty. Thứ nhất, nguồn vốn của công ty còn thấp. Vì hình thức doanh nghiệp là công ty TNHH, số vốn chủ yếu là vốn góp của các thành viên hội đồng quản trị, nên không thể tránh khỏi việc quy mô vốn là không lớn. Tuy nhiên, lĩnh vực kinh doanh của công ty là thi công, lắp đặt các công trình, đòi hỏi các trang thiết bị chuyên dụng, mang tính công nghiệp cao, nên với số vốn điều lệ 5 tỷ đồng thì quả thực còn là một hạn chế lớn. Hơn thế nữa, qua phân tích số liệu cho thấy nếu doanh nghiệp đầu tư thêm vốn thì sẽ tăng được hiệu quả kinh doanh do sử dụng được hợp lý nguồn nhân lực chất lượng cao và đồng thời làm tăng hiệu suất sử dụng tài sản. Có vậy mới có nâng cao được khả năng cạnh tranh trên thị trường. Thứ hai, tỷ lệ hàng tồn kho của công ty luôn ở mức cao mà tốc độ luân chuyển hàng tồn kho lại thấp. Điều này là thực trạng không tốt dẫn đến việc phải chi trả nhiều cho chi phí thanh lý, chi phí dự trữ, chi phí cải tiến hàng lỗi thời trong khi doanh nghiệp đã chủ động và đảm bảo được nguồn hàng thì đáng ra chỉ nên xác lập một tỷ lệ dự trữ thích hợp và có chiến lược rõ ràng về hàng dự trữ phòng trường hợp thay đổi của cung cầu thị trường và các yếu tố khách quan khác. Thứ ba, chi phí chi cho nhân công và bộ phận quản lý là tương đối cao. Xét thấy, cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp đã mang tính chuyên nghiệp hóa và làm việc tương đối hiệu quả. Vì thế giải quyết vấn đề này, công ty nên thực hiện mở rộng kinh doanh, nâng cao quy mô hoạt động của mình. Cuối cùng, doanh thu của công ty không ổn định và cũng không cao. Điều này xuất phát cũng một phần vì các gói thầu, công trình mà công ty thi công đem lại lợi nhuận chưa cao và giá vốn hàng bán chiếm tỷ lệ rất lớn trong tổng doanh thu. Vấn đề ở đây là công tác nghiên cứu thông tin thị trường của công ty là chưa tốt. Việc nghiên cứu thị trường và tìm ra các gói thầu phù hợp, mang lại hiệu quả kinh doanh tốt hơn cũng là một yêu cầu cần tích cực thực hiện. III.3. Những cơ hội của công ty. Trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, các công ty có nhiều cơ hội để phát triển, nâng cao năng lực hoạt động kinh doanh và mở rộng thị trường kinh doanh của mình. Xét riêng đối với công ty, với những đặc điểm kinh doanh riêng, ta có thể nhận thấy các cơ hội sau: Thứ nhất, việc Việt Nam gia nhập WTO và các tổ chức kinh tế thế giới đồng thời thực hiện các chính sách thúc đẩy tự do thương mại, thi hành các biện pháp tăng cường hợp tác quốc tế, đã giúp Việt Nam tiếp cận với thị trường thế giới một cách toàn diện nhất. Cùng với việc thị trường được mở rộng là sự tiếp cận tốt hơn đối với KHCN. Đây là một điều kiện tốt cho công ty có thể nâng cao trình độ kỹ thuật trong công việc và tính chuyên nghiệp của nhân viên. Việc công ty có một đội ngũ công nhân viên thường xuyên làm việc với công nghệ mới là một cơ sở tốt cho việc tiếp cận công nghệ nhanh hơn các doanh nghiệp cùng ngành. Đây là điều kiện tốt để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty. Thứ hai, để hội nhập sâu và rộng hơn, Việt Nam đang dần hoàn thiện hệ thống pháp luật, tích cực xây dựng một thị trường cạnh tranh lành mạnh. Việc có một khung pháp chế rõ ràng bên cạnh việc thi hành Luật Cạnh Tranh tạo điều kiện các doanh nghiệp, đặc biệt với quy mô vừa và nhỏ có các cơ hội tiếp xúc với các nguồn thông tin thị trường tốt hơn, doanh nghiệp có những cơ hội bình đẳng trên thị trường từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh của chính mình. Đặc biệt đối với công ty Đông Nam Á Phương Bắc, khi hạt động kinh doanh chủ yếu của công ty là thi công công trình cơ điện lạnh thông qua các gói thầu, thì có một môi trường cạnh tranh lành mạnh và tăng cương kảh năng tiếp cận thông tin là vô cùng quan trọng. Thứ ba, nguồn hàng của công ty chủ yếu là các trang thiết bị có nguồn gốc, xuất xứ từ nước ngoài. Việc có một môi trường kinh doanh ngày càng hội nhập và mở rộng (cụ thể là hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và các dịch vụ liên quan ngày càng phát triển và hoàn thiện theo hướng minh bạch và thuận lợi) giúp hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty, mà ở đây chính là thị trường đầu vào của công ty, ngày càng nâng cao được hiệu quả cả về thời gian và lợi nhuận thu lại. Thứ tư, tình hình kinh tế chính trị của Việt Nam ngày được đánh giá là ổn định trên thế giới. Đây là một điều kiện thuận lợi cho công ty trong tạo lòng tin khi giao dịch với các đối tác nước ngoài, nhất là khi công ty có nguồn hàng chủ yếu là nhập khẩu. Cuối cùng, trong tình hình kinh doanh ngày càng khó khăn, mà ảnh hưởng trực tiếp nhất hiện nay là tác động của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu, Chính Phủ Việt nam đã có các biện pháp tích cực chống suy giảm kinh tế, dảm bảo an sinh xã hội thông qua đưa ra gói kích cầu, trong đó chính phủ cho phép giảm 30% thuế TNDN với DN nhỏ và vừa có vốn điều lệ không quá 10 tỉ đồng hoặc có số lao động 300 người, mặt khác việc giãn nộp thuế 9 tháng cũng là cơ hội giúp doanh nghiệp có điều kiện tạm thời trong việc huy động và sử dụng vốn tốt hơn. Việc áp dụng thu thuề TNDN giảm từ 28% xuống 25% cũng là cơ hội giúp doanh nghiệp tăng khả năng kinh doanh trong tình hình thị trường hiện nay. III.4. Các thách thức đối với công ty. Như đã phân tích ở trên, xu thế hôi nhập mang lại nhiều cơ hội cho phát triển kinh doanh tuy nhiên cũng có không ít các thách thức đối với công ty khi thị trường được mở rộng trong khi khả năng cạnh tranh còn chưa cao, bên cạnh đó là cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 góp phần dặt ra rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập và phát triển. Thứ nhất, hội nhập sâu và toàn diện hơn giúp thị trường Việt Nam rộng mở và hòa nhập với thế giới, tuy nhiên bên cạnh đó chính là sự cạnh tranh ngày càng phức tạp hơn và mạnh mẽ hơn không chỉ giữa các doanh nghiệp trong nước mà còn giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài. Trong khi các doanh nghiệp nước ngoài có năng lực cạnh tranh cao do có nguồn vốn dồi dao, năng lực về KHKT cao, trình độ quản lý tốt, thì một bộ phận lớn các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu về các mặt này, đặc biệt đối với các công ty có quy mô vừa và nhỏ. Cạnh tranh là một thách thức không nhỏ và nâng cao năng lực cạnh tranh đặc biệt trở thành nhu cầu thiết yếu nếu không muốn bị loại bỏ khỏi thị trường.Trong lĩnh vực kinh doanh thương mại và dịch vụ, mà cụ thể là phạm vi hoạt động của công ty, áp dụng tiến bộ KHKT và tích cực nâng cao nguồn vốn là một trong các biện pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh. Thứ hai, cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế thế giới diễn ra phức tạp, ảnh hưởng sâu rộng đến nền kinh tế các nước, Việt Nam không phải là ngoại lệ vì đã nằm trong xu thế hội nhập của toàn cầu. Về phía cá nhân công ty, trước hết, khủng hoảng kinh tế tác động làm giảm khả năng huy động vốn và tiếp cận nguồn vốn của công ty. Tiếp theo, việc cắt giảm chi tiêu và đầu tư của các công ty và người tiêu dùng dẫn đến việc thị trường trở nên nguội lạnh trong tất cả các lĩnh vực. Đối với công ty Đông Nam Á Phương Bắc, việc cắt giảm đầu tư của rất nhiêu công ty và doanh nghiệp đã làm giảm số lượng các công trình thi công và làm suy giảm hoạt động kinh doanh. Thứ ba, hệ thống pháp luật của nước ta còn chưa đồng bộ, trong các văn bản pháp luật còn có những quy định chồng chéo, việc sửa đổi các văn bản pháp luật còn diễn ra thường xuyên gây khó khăn cho công ty trong việc tiếp cận và thực thi đúng quy phạm mới đề ra. Thứ tư, trong những năm gần đây, tỷ lệ lạm phát của nước ta luôn ở mức tương đối cao, ảnh hưởng xấu tới hoạt dộng nhập khẩu hàng hóa, nó làm cho đồng nội tệ mất giá và vô hình chung đã làm chohàng hóa nhập khẩu đắt lên tương đối. Do vậy làm cho chi phí nhập khẩu tăng lên nhiều. Cuối cùng, sự phát triển ngày càng nhanh và mạnh của tiến bộ KHKT, mà trong những năm gần đây là công nghệ xanh, đòi hỏi doanh nghiệp cần luôn cập nhật thông tin công nghệ, nâng cao trình độ của công nhân viên, ứng dụng công nghệ mới vào hoạt dộng kinh doanh của mình. Đây cũng là biện pháp làm tăng khả năng cạnh tranh và làm tăng sự thích nghi của công ty đối với thị trường ngày càng lớn. KẾT LUẬN Hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Đông Nam Á Phương Bắc trong các năm qua nhìn chung là tạm ổn. Tuy nhiên đứng trước các cơ hội và thách thức mới thì doanh nghiệp còn phải cố gắng rất nhiều về nguồn vốn, ứng dụng KHKT và phươmng pháp quản lý để nâng cao hiệu quả kinh doanh, phát triển năng lực cạnh tranh và thích ứng tốt hơn với những biến động của thị trường. Trong quá trình hoạt động của mình, công ty đã khảng định được vị thế của mình, nâng cao được uy tín thông qua chất lượng của từng công trình. Công ty được đánh giá là khá vững vàng vào nguồn vốn tự có của mình, ít phụ thuộc vào các nguồn vốn bên ngoài. Nguồn nhân lực chuyên nghiệp là một trong các điểm mạnh làm tăng sức cạnh tranh của công ty. Bên cạnh đó công ty còn nhiều hạn chế như lượng vốn nhỏ, hàng tồn kho cao, chi phí quả lý còn cao Để thích ứng với thị truờng ngày càng mở rộng và hội nhập, môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh gay gắt, công ty cần có nhừng biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và mở rộng thị trường của mình, nâng cao uy tín công ty. Thông qua quá trình thực tập và phân tích tình hình tài chính của công ty, em đã hệ thống hóa các vấn đề cơ bản về toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty. Từ đó tìm ra được các nguyên nhân thành công cũng như những điểm chưa hợp lý cần giải quyết. trong báo cáo thực tập tổng hợp, em có đưa ra những biện pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Như tăng vốn chủ sở hữu, mở rộng thị trường kinh doanh, tăng cường công tác thông tin thị trường, có kế hoạch về hàng tồn kho Tuy nhiên, xét trên toàn diện, các biện pháp này một phần còn thiết tính thực tế và còn những điểm cần nghiên cứu hoàn thiện thêm để đưa vào thực tiễn. TÀI LIỆU THAM KHẢO. 1. Giáo trình Quản Trị Doanh Nghiệp Thương Mại PGS.TS. Hoàng Minh Đường - PGS.TS. Nguyễn Thừa Lộc NXB Lao động - Xã hội - Năm 2006. 2. Giáo trình Tài Chính Doanh Nghiệp PGS.TS Lưu Thị Hương - PGS. TS. Vũ Duy Hào NXB Đại Học Kinh Tế Quốc Dân - Năm 2007. 3. Hạch Toán Kế Toán Trong Các Doanh Nghiệp. PGS.TS. Võ Thị Đông NXB Thống Kê - Năm 2006. 4. Giáo Trình Marketing Thương Mại. PGS.TS. Nguyễn Xuân Quang NXB Đại Học Kinh Tế QuốcDân- Năm 2007. 5. Các Website : - Công ty TNHH Đông Nam Á Phương Bắc: www.esacongroup.com - Công ty cổ phần điện máy REE: www.reetech.com.vn - Công ty công nghệ điện tử cơ khí & môi trường EMECO www.ecls.com.vn - Công ty cổ phần Kỹ thuật công trình Việt Nam: www.2tcorp.com.vn - Bộ Kế Hoạch Đầu Tư: www.mpi.gov.vn - Sở Kế hoạch đầu tư Hà Nội : www.hapi.gov.vn - Website chính phủ : www.chinhphu.vn - Website ngành thuế : www.gdt.gov.vn - Các báo điện tử : www.vnexpress.net ; www.vietnamnet.com ;

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5686.doc
Tài liệu liên quan