Trong tiến trình công nghiệp và hoá hiện đại hoá đất nước, Việt Nam cũng như các nước phát triển và đang phát triển khác khôngthể tách mình ra khỏi nền kinh tế thế giới vì không một quốc gia nào cò theer phát triển và phồn vinh được khi mà đóng cửa khôngquan hệ vớo thế giớ bên ngoàI, không tham gia vào sự phân công lao động quốc tế, chuyên môn hoá sản xuất và kinh doanh thương mại quốc tế. Nói tới kinh doanh thương mại quốc tế là noi tới hoạt động mua bán hàng hoá vượt rangoàI biên giớ quốc gia, để thực hiện những hoạt động như vậy thì hợp đồng XNK đóng mộy vai trò rất quan trọng vì nó là căn cứ pháp lý về quyền và nghĩa vụ giữa các bên tham gia hợp đồng XNK, là bộ phận không thể tách rời của cơ chế quản lý mới ở Việt Nam hiện nay, là bàng chứng bảo vệ quyền ợi cho các bên tham gia ký kết và quy trách nhiệm phapớ lý khi vi phạm hợp đồng.
14 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1631 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thực trạng ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu của công ty technoimport, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Ngày nay việc mở rộng các hình thức đa phương hoá và đa dạng hoá các quan hệ quốc tế không chỉ là mục tiêu mà còn là nhiệm vụ sống còn đối với sự phát triển của các quốc gia. Hoạt động thương mại quốc tế không đơn thuần là một hình thức giao lưu quốc tế mà nó còn tác động tích cực tới hoạt động kinh doanh trong nước và sự phát triển kinh tế mỗi quốc gia với thế giới tới hoạt động mua bán hàng hoá vượt ra ngoài biên giới quốc gia.
Sự chuyển đổi từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường là động lực thúc đẩu sự tăng cường mở rộng hoạt đông xuất nhập khẩu với nước ngoài đồng thời cũng có tác động tích cực tới sản xuất trong nước. Hợp đồng xuất nhập khẩu là căn cứ pháp lý về quyền và lợi ích hợp pháp giữa các bên xuất khẩu và nhập khẩu, là bộ phận không thể tách rời của cơ chế quản lý mới ở Việt Nam hiện nay, là bằng chứng bảo vệ các bên tham gia ký kết hợp đồng. Xuất nhập khẩu là một trong các cơ sở cho việc thực hiện đường lối chính sách kinh tế quốc tế của Đảng và nhà nước Việt Nam.
Việc nghiên cứu về nghiệp vụ ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu là một trong những hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp xuất khẩu có lúc cấp bách và mang tính thời sự. Có nghiên cứu các vấn đề pháp lý và nghệ thuật ký kết hợp đồng xuýât nhập khẩu thì các doang nghiệp mới có kiến thức pháp lý vững vàng để tham gia vào kinh doanh thưong mại quốc tế, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân doanh nghiệp nói riêng và quốc gia nói chung. Từ đó rút ra những kinh nghiệm quý báu góp phần tăng hiệu quả xuất nhập khẩu.
Chương I : Những vấn đề cơ bản về nghiệp vụ ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hoá trong kinh doanh thương mại quốc tế
I. Khái niệm và tầm quan trọng của hợp đồng xuất nhập khẩu với hoạt động kinh doanh
1. Khái niệm
Hợp đồng xuất nhập khẩu hay càn gọi là hợp đồng thương mại quốc tế là sự thoả thuận nghĩa vụ cung cấp hàng hoá, chuyển giao các chứng tứ có liên quan đến hàng hoá và giữa bên mua và bên bán ở các nước khác nhau. Trong đó quy định bên bán phải có quyền sở hữu hàng hoá. Còn bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền hàng và tổ chức nhận hàng.
2. Tầm quan trọng của hợp đồng xuất nhập khẩu trong kinh doanh thương mại quốc tế:
Hợp đồng mua bán ngoại thương có một vai trò hết sức quan trọng trong thương mại quốc tế, thực hiện mua bán hàng hoá. Sau khi các bên mua bán tiến hành giao dịch đàm phán có kết quả thì phải tiến hành ký kết hợp đồng mua bán. Như vậy hợp đồng mua bán ngoại thương thể hiện những kết quả của việc giao dịch, đàm phán giữa các bên mua bán. Nội dung của hợp đồng nêu đầy đủ quyền hạn và nghĩa vụ cụ thể của các bên ký kết.
Về mặt luật pháp Việt Nam hợp đồng xuất nhập khẩu được thể hiện dưới hình thức văn bản và cũng là hình thức bắt buộc đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ở nước ta. Hợp đồng bảo đảm quyền lợi cho bên mua cũng như bên bán. Trong kinh doanh thương mại quốc tế lại có sự khác nhau về ngôn ngữ, chính trị, luật pháp, văn hoá, tôn giáo… Do vậy, hợp đồng dưới hình thức văn bản sẽ giúp cho các bên thống nhất được về mặt ngôn ngữ, luật pháp, tập quán…
Kinh doanh thương mại quốc tế là lĩnh vực phức tạp, chịu nhiều ảnh hưởng của các yếu tố kinh doanh trong và ngoài nước, ảnh hưởng của khả năng thực hiện , thiện chí của các bên tham gia ký kết hợp đồng, có thể xảy ra rủi ro, tranh chấp. Khi đó hợp đồng xuất nhập khẩu sẽ trở thành bằng chứng quan trọng để tiến hành các tranh chấp về mua bán xảy ra giữa các bên, đồng thời hợp đồng cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc theo dõi, kiểm tra, thống kê việc thực hiện hợp đồng theo quy định chung của quản lý nhà nước.
II. Nghiệp vụ ký kết hợp đồnh xuất nhập khẩu
1. Nội dung chủ yếu của hợp đồng mua bán ngoại thương:
Nội dung của hợp đồng mua bán ngoại thương thường bao gồm:
Phần mở đầu: tên và số hiệu của hợp đồng; ngày và nơi ký kết hợp đồng; tên và địa chỉ của các bên ký kết: tên đơn vị, địa chỉ thư, điện tín, số điện thoại, số fax, tên và chức vụ của người ký hợp đồng; cam kết ký hợp đồng.
Các điều khoản của hợp đồng:Có hai loại điều khoản
- Điều khoản chủ yếu: là điều khoản nếu một bên trong hợp đồng không thực hiện thì bên kia có quyền huỷ hợp đồng và bắt phạt bên gây thiệt hại. Theo điều 50 Luật Thương mại Việt Nam. Các điều khoản chủ yếu là: tên hàng, chất lượng, số lượng, giá cả, thời hạn và địa đIúm giao hàng, thanh toán.
- Điều khoản thường: Các bên có thể cam kết ghi trong hợp đồng hoặc không ghi. Nếu không ghi trong hợp đồng, khi tranh chấp xảy ra thì trọng tài căn cứ vào thông lệ trung của thị trường để xét sử (như điều khoản về:bao bì ký mã hiệu, điều kiện bảo hành, bảo dưỡng diều kiện bất khả kháng, điều kiện khiếu nại trọng tài )
Phần ký kết : hợp đồng làm thành mấy bản , mỗi bên giữ mấy bản ,có hiệu lực pháp lý như nhau, hợp đồng có hiệu lực từ lúc nào, chỗ bên bán, bên mua ký
2. Các điều khoản trong hợp đồng mua bán ngoại thương
a. Các điều khoản về tên hàng: tên hàng , dặc tính và chủng loại hàng là đối tượng của hợp đồng
Tên hàng thường gọi ,tên khoa học, nơi sản suất hãng sản suất( ví dụ tủ lạnh Mitshubishi-Nhật),nhãn hiệu (ví dụ :Ti vi JVC –Nhật), công dụng của hàng (ví dụ: bình đun nước tắm 30 lít Aiston-ý). Có thể ghi số hạng mục của hàng in trong danh mục hàng thống nhất hoặc có thể ghi kết hợp một số điểm ở trên.
b. Điều khoản về số lượng:
Xác định bằng các đơn vị số lượng, trọng lượng, khối lượng, chiều dài, diện tích…
c. Điều khoản về chất lượng:
Chất lượng hàng ghi trong hợp đồng là tổng các đặc tính, các quy cách, tác dụng, công suất, hiệu suất… nói lên mặt “chất” của hàng, nghĩa là xác định các tính chất hữu ích bên trong và hình thái bên ngoài của hàng hoá, bao gồm các thuộc tính tự nhiên và ngoại hình của hàng đó.
d. Điều khoản về bao bì đóng gói và ký mã hiệu:
Trong điều khoản này các bên giao dịch thường phải đàm phán với nhau về những vấn đề về yêu cầu chất lượng, giá cả của bao bì.
+ Phương pháp xác định số lượng bao bì: thường dùng một trong hai phương pháp sau:
- Quy định chất lượng bao bì phù hợp với phương thức vận tải nàođó.
- Quy định cụ thể về bao bì.
+ Phương pháp xác định giá cả bao bì: bao gồm các phương pháp sau:
- Giá cả bao bì tính vào giá cả hàng hoá
- Giá cả bao bì do bên mua trả tiền riêng
+ Ký mã hiệu: là những ký mã hiệu, hàng chữ hướng dẫn sự giao nhận, vận chuyển, bảo quản hàng hoá.
e. Điều khoản về giao hàng:
Là những điều kiện quy định chất lượng của người bán và người mua trong việc đưa hàng tới địa điểm giao hàng và từ địa điểm giao hàng tới đích đến quy định, chi phí các bên phái chịu và xác định thời đIúm chuyển rủi ro và tổn thất về hàng hoá từ người bán sang người mua. Tức là điều khoản này xác định chi phí về vận tải từ ngưòi bán đến người mua và phân định rủi ro tổn thất giữa các bên.
f. Điều khoản về giá cả:
Đây là điều khoản trung tâm của hợp đồng do vậy các bên mua bán đều tranh thủ đạt giá có lợi cho mình. Trong điều khoản này cần xác định: đơn vị tiền tệ của giá cả, mức giá, phương pháp quy định, giảm giá, điều kiện cơ sở giao hàng tương ứng. Đồng tiền tính giá, Phương pháp định giá, Xác định mức giá, Giảm giá
g. Điều khoản về thanh toán:
Thanh toán là vấn đề quan trọng trong mua bán ngoại thương. Nó liên quan trực tiếp đến quyền lợi cũng như mục đích của các bên tham gia vào hợp đồng. Trong điều khoản này cần quy định những vấn đề: Đồng tiền thanh toán, thời hạn thanh toán, phương thức thanh toán, các chứng từ thanh toán
h. Điều khoản bảo hành:
Trong điều khoản này phải đảm bảo được hai yếu tố:
Thời hạn bảo hành: phải quy định rõ ràng thời gian là bao lâu, kể từ thời điểm nào.
Nội dung bảo hành: là việc người bán cam kết trong thời hạn bảo hành hàng hoá sẽ được bảo đảm về chất lượng
i. Điều khoản phạt và bồi thường thiệt hại:
Trong điều khoản này đôi bên phải thoả thuận vơí nhau những biện pháp sẽ được thực hiện một khi hợp đồng không thực hiện được( toàn bộ hay một phần) do lỗi của một trong hai bên. Trong điều khoản cần nêu:
+Các trường hợp bị phạt
+Mức độ phạt và bồi thường thiệt hại
j. Điều khoản về bảo hiểm:
Trong điều khoản này hai bên mua hàng và bán hàng phải thoả thuận ai là người mua bảo hiểm, theo điều khoản bảo hiêmt nào. Thông thường điều kiện đó được giải thích ở Công ty bảo hiểm hay ở điều khoản cơ sở giao hàng
k. Điều khoản về bất khả kháng:
Là những trường hợp xáy ra với lý do khách quan không lường trước được, không khắc phục được nằm ngoài tầm kiểm soát của cac sbên tham gia hơp đồng. Do đó, bên đương sự được miễn trách nhiệm một phần hay toàn bộ về thực hiên nghĩa vụ của hợp đồn
Chương II: Thực trạng ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu của công ty technoimport.
I. Thực trạng ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu của công ty Technoimport
Sau khi kết thúc giai đoạn đàm phán, Công ty thực hiện bước tiếp theo là ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu. Hợp đồng mua bán quốc tế có thể được ký kết dưới nhiều hình thức khác nhau: bằng một văn bản, bằng nhiều văn bản, bằng Fax, ở Công ty này chủ yếu sử dụng hình thức hợp đồng gồm một văn bản.
Theo công ty thì phải có sự thoả htuận thống nhất với nhau tất cả mọi đIũu khoản trước khi tiến hành ký kết vì khi ký kết ồi thì việc thay đổi một điều khoản nào đó sẽ rất khó khăn và bất lợi. Do vậy, trước khi ký kết thì phải xem xét lại kỹ lưỡng, cẩn thận đối chiếu với những thoả thuận đã đạt đuợc trong đàm phán, tránh việc đối phương có thể thêm vào hợp đồng một cách khéo léo những đIúm chưa thoả thuận và bỏ qua không ghi vào những điều đã thống nhất. Những điều khoản trong hợp đồng phảI xuất phát từ nhgững đặc đIúm của hàng hoá định mua bán, từ những điều kiện, hoàn cảnh tự nhiên xã hội … của nước người bán, người mua, từ đặc điểm và quan hệ giữa hai bên. Trong hợp đồng không được có những điều khoản trái với luật lệ hiện hành ở nước người bán hoặc nước người mua. Người ký kết hợp đồng phải là người có đúng thẩm quyền ký kết. Ngôn ngữ dùng để xây dựng hợp đồng nên là thứ ngôn ngữ mà cả hai bên cùng thông thạo. Thông thường một hợp đồng mua bán ngoại thương gồm những phần sau: Số hợp đồng, ngày và nơi ký kết, tên và địa chỉ của các bên ký kết cùng các điều khoản của hợp đồng như tên hàng, quy cách phẩm chất, số lượng, bao bì ký mã hiệu, giá cả, thời hạn và địa điểmgiao hàng, đều kiện giao hàng, điều kiện thanh toán, điều kiện khiếu nại, trọng tài, điều kiện bất khả kháng… chữ ký của hai bên. Với những hợp đồng phức tạp nhiều mặt hàng thì có thêm các phụ kiện là bộ phận không tách rời của hợp đồng.
II. Nhận xét đánh giá chung về công tác ký kết hợp đồng của công ty
1. Thuận lợi đối với việc ký kết thực hiện hợp đồng của công ty
Kể từ khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của khối ASEAN và đến năm 2006, Việt Nam sẽ áp dụng hiệp định chung về ưu đãI thuế quan ( CEPT) của khối với biểu thuế xuất nhập khẩu 0-5% và hàng rào phi thuế quan bị cắt bỏ. DO vậy,trong giai đoạn từ nay đến năm 2006 nhu cầu của nền kinh tế về nhập khẩu các loại máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ tiên tiến có khả năng sản suất ra những mặt hàng có sức cạnh tranh rất lớn. Hoạt động thương mại giữa Việt Nam và các nước ASEAN sẽ ngày càng thuận lợi và dễ dàng hơn. Do đó sắp tới các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh xuất nhập khẩu sẽ có lợi rất nhiều.
Qua 40 năm hoạt động Technoimport đã khẳng định được uy tín của mình với khách hàng trong và ngoài nước. Là một Công ty hàng đầu về nhập khẩu thiết bị toàn bộ, có thời gian hoạt động lâu dài, tích luỹ được rất nhiều kinh nghiệm trong kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương. Nắm vững tâm lý của mọi khách nước ngoài mà Công ty có cách giao tiếp và ứng xử phù hợp . Công ty biết mua thiết bị ở thị trường nào có lợi nhất, Công ty có kinh nghiệm trong việc giao dịch và đàm phán đưa ra các điều kiện có lợi.
Công ty có đội ngũ cán bộ chuyên môn đông đảo, có đủ trình độ để thực hiện cá công việc phức tạp trong hoạt động thương mại quốc tế, về giao dịch , đàm phán, thanh toán quốc tế. Các trưởng, phó phòng xuất nhập khẩu đều có thể giao dịch trực tiếp với khách hàng nước ngoài bằng một trong hai thứ tiếng thông thạo là tiếng Anh và tiếng Pháp. Diều này tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty trong việc chủ động làm ăn với khách hàng nước ngoài , tiết kiệm thời gian và chi phí trong giao dịch và đàm phán .
Công ty có một hệ thống các chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong và ngoài nước. Hệ thống chi nhánh và văn phòng này tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyên môn hoá trong hoạt động của Công ty. Các văn phòng đại diện của Công ty ở nước ngoài giúp cho việc thu nhập thông tin khách hàng, giám sáy việc thực hiện hợp đồng cũng như đảm bảo quyền lợi của công ty khi sẩy ra tranh chấp.
Chính sách của đảng và nhà nước, chủ chương đa dạng hoá, đa phương hoá các mối quan hệ kinh tế đối ngoại cũng như chính sách và hệ thông văn bản pháp lý nhầm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, như đơn giản hoá thủ tục hải quan. Sự ủng hộ và ưu đãi của Bộ thương mại đối với Technoimport trong việc tạo đIều kiện thuận lợi cho hoạt động của công ty. Sự lãnh đáo sáng suốt kịp thời của ban lãnh đạo công ty cũng như kết quả dạt được trong nhưng năm vừa qua, đây là nguồn sức mạnh to lớn cho công ty.
2. Khó khăn đối với công ty:
Bên cạnh những lợi ích, thuận lợi xu thế quốc tế hoá nền kinh tế thế giới cũng buộc công ty phải tham gia vào một cuộc cạnh tranh khốc liệt , không chỉ đối với các doanh nghiệp trong nước mà cảc đối với các doanh nghiệp nước ngoài. Trong những năm tới doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với những khó khăn về thị trường trong nước. Doanh nghiệp phải đối mặt với rất nhiều doanh nghiệp trong việc xuất nhập khẩu thiét bị toàn bộ. Do chủng loại hàng hoá kinh doanh của công ty rất đa dạng, vịêc kiểm soát toàn bộ hoạt động cũng như những sự biếm đổi trong mức giá thị trường là rất khó khăn. Trên thị trường xuất hiện rất nhiều hàng hoá nhập, hàng không nộp thuế nhập khẩu. Với thị trường nước ngoài: việc thực hiện chính sách đa phương hoà, đa dạng hoá, cùng với việc mỹ xoá bỏ cấm vận kinh tế đốu với việt nam đã tạo điều kiện cũng như gioàng buộc các doanh nghiệp như Technoimport phảI có những thay đổi sao cho phù hợp với hoà cảnh đổi mới, cơ chế mới để tiếp tục tồn tại và phát triển . bạn hàng nược ngoài của công ty có rất nhiều kinh nghiện, khả năng kinh doanh cao và am hiểu về các tập quán thương mại quốc tế. Do đó, việc kinh doanh của công ty đòi hỏi phải có sự nghiên cứu và thu thập thông tin một cách chính xác và kịp thời. Hoạt động xuất nhập khẩu của công ty gặp rất nhiều khó khăn từ phía nhà nước sét về phương hướng và chính sách nhu chính sách thuế. Việc tăng thuế nhập khẩu làm tăng giá vốn, làm giảm tính cạnh tranh và lợi nhuận của công ty dẫn đến hàng hoá của công ty ứ đọng rất nhiều. Ngoài ra, cơ chế xuất nhập khẩu của nhà nước vẫn còn một số vấn đề lan giải làm nhiều đơn vị kinh doanh quan tâm là yêu cầu giải thích kịp thời các thủ tục hành chính trong kinh doanh xuất nhập khẩu. Hải quan còn thiếu cơ chế phù hợp với năng lực chuyên môn. hơn thế nữa, chính sách thuế của nhà nước còn thường xuyên thay đổi gây rất nhiều khó khăn đối với hoạt động của công ty.
Chương III: một số đề xuất nhằm nâng cao nghiệp vụ ký kết hợp đồng của công ty technoimport
I. Đối với cơ quan quản lý nhà nước:
1. Đối với các cơ quan ban hành pháp luật:
Hiện nay luật thương mại việt nam đã được quốc hội khoá IX, kỳ họ thứ IX thông qua ngày 10/5/1997 và có hiệu lực từ ngày 1/1/1998. đây là cơ sở pháp lý để phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa .
Song song vớoi việc ban hành luật thương mại, nhà nước cần phảI rà soát lại hệ thông văn bản pháp luật về thương mại và đI đến loại bỏ các văn bản dưới luật không cần thiết trước đây (do từ bộ phận , ban ngành ban hành )để tránh cự trồng chéo mâu thuẫn nhau gây rấc rtối cho các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu. Gần đây bộ thương mại đã chú trọng đẩy mạnh và xây dựng, ban hành cá văn bản pháp quy thuộc thẩm quyền của mình và tiến hành hệ thống hoá văn bản về thương mại. Trong năm 1997 bộ thương mại đã soạn thảo và ban hành một số văn bản pháp quy như thông tư số 01/TM – XNK ngày 24/10/1997 và thông tư số 02/TM- XNK ngày 21/2/1997 hướng dẫn thi hành quyết định số 28/TTg ngày 13/1/1997 caủa thủ tướng chính phủ về chính sách mặt hàng và đIũu hành xuât nhập khẩu năm 1997. đây là một sự cố gắng lớn đáng khích lệ.
Hiện nay hoạt động thông tim về pháp luật, thị trường nói về các nước ở việt nam còn quá rời rạc, phân tán và chưa phong phú làm cho cácdoanh nghiệp việt nam chưa năm bắt được những thay đổi của luật pháp cũng như chính sách, cơ chế về hợp đồng mua bán ngoại thương ở các nước cung như các mặt hàng và thị trường XNK. Nhà nước cần phảI lập ra các trung tâm thu thập, phân tích và phổ biến thông tin trên để giúp đỡ các doanh nghiệp XNK việt nam có đủ thông tim tốt hơn trong việc ký kết và thực hiên hợp đồng mua bán ngoại thương
2. Về chính sách quản lý ngoại tệ
Nhà nước cần xem xét phân bổ vốn ngoại tệ nhiều hơn cho công ty vì mặt hàng thiết bị đặc biệt lá thiết bị toàn bộ có giá trị rất lớn . hơn nữa , nhà nước nên nới lỏng quan hệ trao đổi ngoại tệ giữ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu để giúp họ tận dụng được nguồn ngoại tệ nhàn rỗi của nhau.
Nhà nước cần xem xét áp dụng đối với những doanh nghiệp như technoimport đợc mua bán ngoại tệ ngân hàng với tỷ giá ít chênh lệch vì: khi khách hàng thanh toán bắng ngoại tệ cho công ty thì công ty không được chuyển ngoại tệ vào tai khoản ở ngân hàng của mình , mà công ty phảI bán ngoại tệ cho ngân hành theo tỷ giá mua vào , còn khi cần thi công ty phảI mua ngoại tệ với tỷ giá bán ra mà mức chenh lệch giữa tỷ giá bán ra thi không nhỏ cho nên công ty bi thiệt.
II . Đối với công ty
1. Đối với việc ký kết hợp đồng
Khi ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương công ty cần phải tuân thủ những quy định của pháp luật , các nghị định , quy định của các cơ quan có thẩm quyền về mặt phap lý cũng nhu nghiệp vụ .
Không bao giờ được coi hợp đồng chỉ mang tính hình thức trong quan hệ giữa các bên . vì trong nhưng trường hợp phát sinh tranh chấp thì trong tàI , toà án đều căn cứ vào hợp đồng đee giả quyết . hợp đồng là bằng chứng quy định quyền, nghĩa vụ vá trách nhiệm pháp lý của các bển trong việc thực hiện hợp đồng và hợp đồng vá có giá trị pháp lý . quy định hợp lý và khớp các đìêu khoản của hợp đồng mua bán ngoại thương với các hoạt động liên quan như hợp đồng uỷ thác nhập khẩu, hợp đồng mua bán hàng hoá trong nước (trong trường hợp nhập khẩu để bán cho khách hàng theo đôn đặt hàng ). Cụ thể các hợp đồng phảI khớp với nhau về tên và quy cách hàng hoá, thời gian thanh toán, giao hàng, bảo hành .
Khi soạn thảo hợp đồng cần phảI cân nhắc kỹ và có phương án dự kiến để phòng những tình huống bất ngờ có thể xẩy ra trong trường hợp thực hiện hợp đồng. Hạn chế tối đa trong hợp đồng dùng những từ ngữ , lời văn mập mờ , khó giải thích để ddois phương có thể lợi dụng thoáI thác nghĩ vụ của mình trong hợp đồng. Do đó nên dùng những từ ngữ một cách cụ thể. Khong nên cam kết những gì mà mình không biết hoặc không đủ thẩưm quyền để giảI quyết.
Cần có bảnhợp đồng mẫu phù hợp với công ty hoặn các đIũu kiện chung mua bán hàng hoá giúp công ty ký kết hợp đồng không bỏ sót đIũu khoả này hay diều khoản khác. vì tiến hành phòng ngừa bằng các đIũu kghoản của hợp đồng sẽ bảo vệ công ty khi có bất đồng sẩy ra.
Từng bước áp dụng mua hàng theo những đIũu kiện cơ sở giao hàng như FOB, FCR vào hợp đồng để giảI quyết mua bảo hiểm và thuê tầu vận chuyển của công ty việt nam, tiét kiệm ngoại tệ cho đất nước cũng như xuất khẩu theo đIũu kiện CIS, CFR …
Kết luận
Trong tiến trình công nghiệp và hoá hiện đại hoá đất nước, Việt Nam cũng như các nước phát triển và đang phát triển khác khôngthể tách mình ra khỏi nền kinh tế thế giới vì không một quốc gia nào cò theer phát triển và phồn vinh được khi mà đóng cửa khôngquan hệ vớo thế giớ bên ngoàI, không tham gia vào sự phân công lao động quốc tế, chuyên môn hoá sản xuất và kinh doanh thương mại quốc tế. Nói tới kinh doanh thương mại quốc tế là noi tới hoạt động mua bán hàng hoá vượt rangoàI biên giớ quốc gia, để thực hiện những hoạt động như vậy thì hợp đồng XNK đóng mộy vai trò rất quan trọng vì nó là căn cứ pháp lý về quyền và nghĩa vụ giữa các bên tham gia hợp đồng XNK, là bộ phận không thể tách rời của cơ chế quản lý mới ở Việt Nam hiện nay, là bàng chứng bảo vệ quyền ợi cho các bên tham gia ký kết và quy trách nhiệm phapớ lý khi vi phạm hợp đồng.
Bằng những kiến thức đã được thu thập qua quá trình học tập, và những tàI liệu về công ty Technoimport em đã đI sâu vào phân tích vấn đề này, với thời gian không nhiều và kiến thức có hạnv bàI viết của em không tránh khỏi sai sót, em rất mong có được sự chỉ bảo và góp ý của thầy cô giáo bộ môn để bàI viết của em được hoàn thiện hơn
Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình Thương mại (Ngoại Thương) Biên soản: PGS. TS. Trần Văn Chu
2. Nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu NXB Đại học Quốc gia Hà Nội - Chủ biên PGS. TS. Trần Văn Chu
3. Đàm phán và ký kết hợp đồng kinh doanh quốc tế - PGS. TS Tô Xuân Dân
4. Một số tài liệu về ct Technoinport.
Mục lục
Trang
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35583.doc